Này đệ tử đã vào cửa phật sao lại quay lưng

Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi theo đuổi những thứ sai lầm

Là phật tử hãy để thân tâm an lạc

Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình

Phật tử nên bố thí cúng dường chư phật để giải nghiệp đi

Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận của ngày mai

Tâm tốt thì vận sẽ tốt, vận tốt thì mạng sẽ tốt mạng tốt

bạn sẽ có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên

Này phật tử con đừng chấp vào nguyên tắc mà quên đi đường đạo phía trước

Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não

Con hãy phát nguyện yêu thương mọi chúng sanh đi

Người cuồn vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục

Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi

Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Vạn pháp kinh bất đoạn hệ thống tổng thể

Vạn pháp kinh bất đoạn hệ thống tổng thể
Chúng ta đã học Duy ngã vạn pháp kinh biết rằng: Duy ngã vạn pháp kinh là thống nhất chỗ tính thể hợp chiếu, tâm vật hội tụ. Và luôn luôn không tách rời tổng thể hàm hoa để hóa. Nên định nghĩa Duy ngã vạn pháp kinh là kinh quỹ tổng thể của hệ thống vũ trụ là bản chất của hệ thống tổng thể hàm hoa, từ siêu vi đến cực vi, từ siêu đại đến cực đại đều không có thể tách hệ thống tổng thể của vũ trụ. Vì sao nó có được điều đó? Thứ nhất vì bản chất của giá trị bất đoạn nó nằm ở giá trị tổng thể từ tính và thể, tâm và vật và tổng hàm hoa siêu sắc năng hóa sắc năng không bao giờ tách rời ra. Thứ hai: Vì Duy ngã vạn pháp kinh bất đoạn chân tính vạn năng. Như vậy ta thấy rằng duy ngã vạn pháp hoàn toàn đứng trên giá trị bất biến. Nghĩa là lập thể biến đổi là biến đổi về mặt chuyển động và hình thành quỹ đạo. Chứ không biến đổi về giá trị tổng thể tinh hoa và không làm suy giảm giá trị tinh hoa ấy. Chính vì đó mà nói về mặt biện chứng cũng như siêu chứng chúng ta có quyền nói: duy ngã vạn pháp bất đoạn chân tính vạn năng, duy ngã vạn pháp bất ly âm dương vạn tỏa . Chính từ chỗ bất đoạn bất ly ấy mà ta thấy duy ngã vạn pháp hay duy ngã đại thể là có bản chất vạn hóa chân tính quanh minh.
Nghĩa của vạn hóa ở đây là thể hiện về giá trị tiết tấu và minh định của kho tàng vạn năng, cũng như về vạn hạnh. Tức là đối xứng giữa vạn hạnh với vạn năng, hay đối xứng giữa vạn hạnh với vạn pháp. Nên mới nói rằng: Duy ngã vạn hóa chân tính quanh minh, hay duy ngã tịch chiếu hội tụ tâm vật.
Vì một khi duy ngã hóa đạt chỗ tịch chiếu thì nó làm cho tâm vật tụ về một gốc. Khi chúng ta có được cái đó rồi thì duy ngã viên chân pháp thân bất hoại. Đó là sự viên mãn của hệ thống duy ngã.
Nghĩa của viên chân ở đây là mọi giá trị tinh hoa chân chính nhất, tột đỉnh nhất đều được trọn vẹn trong một thể tính của hình tròn. Nghĩa của viên còn là viên giác, viên mãn, là tròn đủ một cách triệt để mang tính tuyệt đối. Chính từ đạt chỗ viên chân mà có pháp thân bất hoại. Ví như viên kim cương nó tròn đủ tổng thể tinh hoa hóa. Tức nó đã hóa từ sữa tinh hoa kim cương chuyển qua thể rắn kim cương rồi thì không còn hoại nữa.
Như vậy, từ đâu mà có được duy ngã viên chân pháp thân bất hoại là từ chỗ duy ngã bất đoạn hệ thống mà có được.
Nghĩa của đoạn, thí dụ như: Thứ nhất, Thiên Chúa giáo người ta áp đặc tổng trình của Thánh kinh lên hệ thống 3 ngôi (Chúa Cha, Chúa con, Chúa Thánh thần) và đối với nhân loại thì không được ở trong 3 ngôi đó. Thì đó là đoạn hệ thống, vì nó tách đoạn ra giữa hệ thống 3 ngôi ấy là không có liên quan đến chúng sinh. Thứ hai, như duy vật biện chứng là họ chỉ đứng trên tinh thần thống nhất về vật chất. Cho rằng vật chất quyết định ý thức, khi vật chất tan biến thì ý thức cũng mất đi, như thế là đoạn. Thứ ba, như duy tâm trừu tượng, mê tín không xác định được hệ thống ngồn gốc trung tâm. Dẫn đến đánh đổ hệ thống khoa học và làm mất đi tính cơ cấu thống nhất của hệ thống vũ trụ thì đó cũng bị đoạn. Còn duy ngã là bất đoạn vì sao? Vì hệ thống tổng thể của Duy ngã vạn pháp kinh là tròn đủ tính và thể, tâm và vật, cùng thống nhất với vũ trụ không hai, nên lấy đó làm đại diện cho độc tôn. Và Như Lai nhân độc tôn đó mà thành Phật.
Như vậy, Như Lai thành Phật là do độc tôn của hệ thống tổng thể duy ngã đại thể và Duy ngã vạn pháp kinh. Độc tôn ấy là một hệ thống liên tịch từ thống thức chân quang, trung tâm vạn năng, âm dương vạn tỏa, vật luật tuần hoàn, duy ngã vạn pháp, tâm vật hội tụ. Tất cả những kho tàng ấy nó trở thành độc tôn của muôn loài.
Thế thì chỉ có vũ trụ Thống hóa là độc tôn, nhưng phải có cơ cấu hệ thống duy ngã vạn pháp, phải có kho tàng cửu kinh minh triết và có đầy đủ tất cả tổng hàm hoa mới có thể độc tôn.
Ta thấy Duy ngã vạn pháp kinh bất đoạn thì duy ngã đại thể là thừa hưởng khi tàng của Duy ngã vạn pháp kinh đó thì bản chất duy ngã đại thể cũng là bất đoạn. Duy ngã đại thể bất đoạn là do chủ tính ánh sáng vô biên và quyền nằng của hệ thống vạn năng không giới hạn và sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa cũng không có biên giới hằng đến với muôn loài, như âm dương phối hợp cả vạn loại. Đó là tính bất đoạn thống nhất của giá trị hệ thống tổng thể hóa vũ trụ. Như vậy giữa tương đối và tuyệt đối được sống trong một quỹ đạo bất đoạn. Giá trị ấy đã trở thành một bảo tàng trong sự nghiệp hóa để giúp cho chúng ta từ tương đối đi đến tuyệt đối. Thế thì Duy ngã vạn pháp kinh là một hệ thống thống nhất, bất đoạn mang tính tất yếu của hệ thống Thống hóa mà giá trị vô cùng của vũ trụ ấy đã hình thành duy ngã đại thể, thì trong định luật ấy là bất đoạn của kho tàng Duy ngã vạn pháp kinh.
Ngài bảo ông Chơn Khải Nhất Linh phát biểu.
Ông Chơn Khải Nhất Linh: Duy ngã vạn pháp kinh bất đoạn hệ thống tổng thể vì trong vạn pháp từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều có âm và dương. Đối với duy ngã chúng ta gồm có lục căn, lục thức, lục trần để hóa và hóa trong vận luật tuần hoàn cũng mang tính bất đoạn và nhân luật tuần hoàn đó m à chúng ta quay về được chân tính.
Ngài dạy: Nói về mặt lập thể của hệ thống thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử là tương tục không bao giờ chấm dứt thì đó cũng là một hệ thống chuyển động bất đoạn. Vật lý bất đoạn thì ánh sáng là chủ thể của vật lý cũng trở thành bất đoạn.
Ngài bảo ông Chơn Hải Vạn Tường nói về diệu lý bất đoạn.
Ông Chơn Hải Vạn Tường: Chưa Cha, như thể hoành tác sinh diệt tương tục vô tận và không tách rời tính ánh sáng tự chiếu vô biên đó là biến đổi. Như hạt tâm duy ngã bất đoạn trung tâm vạn năng để hóa và hóa trong tổng hàm hoa Duy ngã vạn pháp kinh. Nên Duy ngã vạn pháp kinh là bất đoạn chân tính vạn năng.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống phát biểu.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, Duy ngã vạn pháp kinh đương nhiên là bất đoạn, vì tự tính chuyển động của duy ngã vạn pháp được bảo trù bởi tính âm và dương. Cụ thể như sự sống trong cơ thể con người chúng ta là hoàn toàn bất đoạn trong chu trình chuyển động thì mới có sự sống. Và tính bất đoạn ấy được bảo trù bởi tính oai âm dương vạn tỏa. Như vậy sở dĩ có tướng biến đổi là do có chủ tính bất đoạn.
Chúng con thấy rằng vạn pháp luôn luôn bất đoạn trong hệ thống của vũ trụ để mà hóa. Thì bất đoạn là mục đích để kết tinh kim cương chân tâm, để trở về với bản lai diện mục mà vạn pháp từ nơi ấy sinh ra.
Còn đoạn là do ý thức biến đổi của con người chúng ta. Nhưng dù có biến đổi và chia cắt như thế nào thì quy trình cân bằng tuyệt đối của thống thức chân quang cũng sẽ lập lại tính bất đoạn ấy để trở về vị trí cân bằng của nguyên và nhất nguyên. Tóm lại, đoạn là do ý thức lầm lẫn của duy ngã chúng ta. Chứ Duy ngã vạn pháp kinh hoàn toàn là bất đoạn.
Ngài dạy: Bất đoạn vì nguồn gốc của chân tính không biến đổi, mà vạn pháp sinh từ chân tính ấy ra. Nên vạn pháp nhân chỗ không biến đổi đó mà bất đoạn.
Như ta thấy ánh sáng mặt trời là bất đoạn đối với hành tinh và bản chất của hành tinh cũng không bao giờ đoạn quỹ đạo của ánh sáng mặt trời.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân phát biểu.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, tổng tinh hoa của vũ trụ là gốc hình thành hạt và siêu hạt, thì hạt và siêu hạt này không bao giờ mất đi vì khi có lập thể thì tồn tại thân ngũ ấm và khi mất lập thể thì tồn tại thân trung ấm. Về hạt tâm lý tính duy ngã đại thể là bất đoạn vì nó không bao giờ chấm dứt tổng thể hóa của vũ trụ. Nd có thể hóa thành Thánh nhân, Phật nhân và duy ngã có thể hóa thành quỷ dữ thì bản chất này trở thành bất đoạn. Thế thì đoạn không phải là thực tướng. Vì đoạn là do ý thức bân biệt và nhìn nhận về vũ trụ một cách sai biệt nên nó bị đoạn.
Ngài dạy: Đoạn đó là thuộc về ảo tưởng, của ý thức phân biệt trong hệ thống duy ngã chưa trở về, đoạn đó là không thực tướng. Mà thực tướng là duy ngã vạn pháp kinh bất đoạn hệ thống tổng thể vũ trụ.
Hôm nay chúng ta phải giác ngộ về hệ thống bất đoạn này để chân hành hóa trong sự nghiệp kết tinh thì chúng ta sẽ được hết tất cả kho tàng của vũ trụ.
Như sinh tử và niết bàn cùng một thể tính, cùng một tổng thể tinh hoa. Thì cũng thuộc về bản chất bất đoạn. Vì nếu sinh tử và niết bàn là 2 thể tính và2 tổng thể tinh hoa thì sinh tử là đời đời sinh tử và không bao giờ có được niết bàn.
Như trong kinh Hoàng Kim chúng ta đã học: Sinh tử là kim cương thể lỏng, mà thể lỏng là còn nhiều biến đổi. Nhưng khi nó kết cứng rồi thì nó không còn biến đổi nữa. Như vậy kim cương thể lỏng gọi là sinh tử, mà kim cương thể rắn gọi là niết bàn. Nhưng thể lòng và thể rắn thì bản chất nó đều là tổng thể tinh hoa cả. Nhưng kết tinh được từ thể lỏng qua thể rắn không thể đơn giãn, mà phải chịu một lực ly tâm cực mạnh để chuyển tải tất cả những thứ không thuộc về tinh hoa ra khỏi đời sống của kinh tính. Để còn lại hoàn toàn là thuần khiết sữa tinh hoa kim cương. Và đến khi kim cương được kết cứng rồi thì được gọi là niết bàn. Nên thành tựu niết bàn của Như Lai là không thuộc về cảnh giới. Mà thuộc về ánh sáng pháp thân bất diệt. Vì thế mà Như Lai đến với tất cả mọi cảnh giới. Cảnh giới có thay đổi, nhưng trong niết bàn chân tâm kim cương của Ngài là hoàn toàn không có thay đổi.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ phát biểu.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, đây là một đề kinh rất quan trọng đối với duy ngã đại thể. Trong tính tịch chiếu thống nhất. Tức là không thể duy tâm, duy vật, duy linh gì cả. Mà trở về lại với bản thể duy nhất của mình đó là duy ngã. Và đề kinh này đã làm sáng tỏ lời của đức Từ phụ Thích Ca đã tuyên ngôn trước đây là duy ngã độc tôn.
Duy ngã vạn pháp kinh bất đoạn hệ thống trung tâm hoàn toàn đúng. Vì sao? Vì nếu duy ngã vạn pháp mà đoạn hệ thống tổng thể thượng tầng thì làm gì có được duy ngã. Nên duy ngã hoàn toàn là bất đoạn đối với trung tâm, duy ngã bất đoạn đối với vật luật tuần hoàn chu kinh, nên chúng con rất vui mừng vì tất cả những việc gì làm ra thì vật luật tuần hoàn không bao giờ để mất đi giá trị đó. Vì thế muốn có tịch chiếu chân tâm thì chúng con phải giác ngộ và tuyệt đối là làm tất cả những việc tốt, hoàn toàn lánh xa tất cả những việc xấu và đi trong định luật quy luật. Vì tất cả những định luật luôn luôn chuyển động và bất đoạn trung tâm giống như hành tinh bất ly ánh quang mặt trời để được tồn tại.
Vì tính duy ngã bất đoạn con thí dụ: Bất kỳ một hành động nào ta làm ra, thì hành động đó cũng bất đoạn ánh sáng hạt tâm tri thức của chúng ta. Mà hạt tâm tri thức ánh sáng thì lại bất đoạn đối với trung tâm. Nên đây là một hệ thống thống nhất và bất đoạn từ trên xuống dưới.
Như vậy, trên là bất đoạn chiếu xuống và dưới cũng bất đoạn hướng về trên thì đó là tịch chiếu thống nhất.
Ngài dạy: Nd bất đoạn hệ thống tổng thể vũ trụ quan hóa từ siêu vi đến cực vi, từ siêu đại đến cực đại. Như vậy, ta nói tính bất đoạn là để khai minh cho duy ngã vạn pháp và duy ngã đại thể. Vì sao? Vì duy ngã đại thể nó có một tỉ suất vô minh, bởi những lực

hấp dẫn đã làm che chắn tính ánh sáng hạt tâm của nó. Thế thì đoạn hệ thống là do thế giới duy ngã đại thể vô minh. Thí dụ như ông Các Mác đưa ra học thuyết duy vật biện chứng thì chính ông đã bị đoạn rồi và rất nhiều những hàng lớp trí thức trong xã hội cũng bị đoạn vì họ chỉ nhìn nhận vũ trụ ở một chiều nào đó. Không thuộc về tổng thể, mất hệ thống cửu kinh, thì tất cả đều bị đoạn. Vì thế giới duy ngã đại thể là sống trong ý thức phân biệt đối đãi, thừa nhận và không thừa nhận giữa các duy một chiều. Một khi cho duy này là đúng thì lại cho duy khác là sai. Chính tính bảo thủ một chiều đó mà bị đoạn.
Về ngôn ngữ thì duy ngã là ngôn ngữ của hệ thống tổng thể. Còn duy vật, duy tâm, duy linh là ngôn ngữ của hệ thống phân thể. Thế thì từ ngôn ngữ của hệ thống phân thể phải trở về ngôn ngữ tổng thể thì mới thấy được giá trị chung của nó.
Bây giờ nếu ta đem ngôn ngữ thuộc về lĩnh vực quân sự thì sẽ không giải quyết được cửu kinh. Hoặc ta đem ngôn ngữ thuộc về lĩnh vực kinh tế thì cũng chỉ nói về kinh doanh, tiếp thị, buôn bán lời lỗ và tranh chấp thị trường… thì cũng không thể đem nói cho cửu kinh được. Như vậy, tất cả những ngôn ngữ của một chiều đều không giải quyết được hệ thống cửu kinh. Mà phải lấy ngôn ngữ của cửu kinh thì sẽ giải quyết được tất cả mọi thứ khác. Thế thì tất cả ngôn ngữ một chiều đó phải tập hợp về ngôn ngữ tổng thể này thì mới giải quyết được xã hội.
Như vậy, duy ngã vạn pháp kinh là một hệ thống thống nhất của hệ thống hóa đối với tổng thể và giải quyết tất cả mọi chi thể trong đời sống của thế giới nhân loại. Nếu đem chi thể mà giải quyết cho tổng thể là không được. Mà phải theo về với hệ thống duy ngã tổng thể đó để giải quyết cho tất cả mọi giá trị về triết thuyết, thì minh triết sẽ được hiện hữu trong kho tàng hệ thống cửu kinh này.
Như vậy duy ngã vạn pháp tuyệt đối bất đoạn chân tính vạn năng bất đoạn âm dương vạn tỏa. Duy ngã vạn hóa chân tính quang minh nhất định như vậy. Và duy ngã tịch chiếu thì tâm vật sẽ hội tụ nhất định như vậy.
Duy ngã đại thể phải có trách nhiệm thiêng liêng là duy ngã vạn hóa chân tính quanh minh. Tức là trở về chỗ thống nhất tịch chiếu thì mới có được giá trị tính tướng dung thông, tâm vật hội tụ. Đó là con đường trung đạo thống nhất giữa ánh sáng cùng vật chất và quyền biến vô song với sức mạnh chân tính ấy. Và đạt được tính cứu cánh cao nhất của vũ trụ này. Thì duy ngã viên chân pháp thân bất hoại là cái quả thành tựu của hệ thống bất đoạn duy ngã. Thế thì Như Lai là đấng đã thành tựu bất đoạn duy ngã.

Trung tâm nhật quang chiếu hành tinh. Hành tinh bất đoạn hoành tác hóa. Âm dương vạn năng thống nhất chiếu. Tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành

Trung tâm nhật quang chiếu hành tinh. Hành tinh bất đoạn hoành tác hóa. Âm dương vạn năng thống nhất chiếu. Tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành
Trước đây ta đã học về “Trung tâm vạn năng chiếu phật quang, phật quang bất đoạn chân tính trung tâm quyền năng hóa”, thì đây là thuộc về tối thượng tầng. Chỉ dành cho những người đã thành đắc và chứng nghiệp thì mới thấy được, vì nó thuộc về phần lý tính. Còn bài học hôm nay là mang tính biện chứng và có tính thống nhất giữa lý và sự. Đó là: Trung tâm nhật quang chiếu hành tinh, hành tinh bất đoạn hoành tác hóa.
Đứng trên Trung tâm nhật quang thì không thể nói một mặt trời mà nói chung cho hàng triệu mặt trời trên vũ trụ đều là bản chất thống, dù ở các cấp độ cao nhất thì tính tất yếu của định luật này vẫn không thay đổi.
Nếu có hành tinh hũy diệt thì sẽ có hành tinh khác hình thành trong quy luật chuyển hóa của thành trụ hoại không và sinh trụ dị diệt. Nhưng điều tuyệt đối là khi hình thành hành tinh thì hành tinh bất đoạn ánh sáng mặt trời để tồn tại. Điều đó thuộc về định luật.
Định luật ấy từ đâu có? Từ âm dương vạn năng thống nhất chiếu, vạn pháp tinh hoa nhất thiết hành. Như vậy giữa mặt trời và trái đất là nói lên tính đại diện giữa âm và dương. Và hoàn toàn nó là hệ thống của âm và dương. Ta thấy rằng trong hệ quy chiếu của âm và dương là hoàn toàn có tổng thể tinh hoa, mà mặt bằng của nó là tổng thể vạn pháp. Thì đây là một hệ thống thống nhất giữa âm dương và tinh hoa vạn pháp. Là nói lên sự thống nhất giữa âm và dương cùng tính đại diện của mặt trời và trái đất đã thể hiện bản chất của tổng thể năng lượng tinh hoa vạn pháp.
Nên ta thấy tinh hoa vạn pháp không bao giờ tách rời âm và dương, thì ta có thể nói âm và dương là tính kỳ diệu nhất của vũ trụ. Và có được tính kỳ diệu ấy là nhờ vạn năng mà ra.
Qua đề kinh này đã nói lên tính thống nhất giữa lý và sự, hoặc giữa chiếu và hành. Thí dụ: Lửa của hồng cầu là biểu tượng cho âm, lửa của mặt trời là biểu tượng cho dương, thì hai cáy này đã thống nhất chiếu và trở thành trục quĩ. Nên câu đầu tiên đã nói: trung tâm nhật quang chiếu hành tinh, hành tinh bất đoạn hoành tác hóa. Để thể hiện giá trị nguồn gốc và chủ thể của nó nên câu hai nói Âm dương vạn năng thống nhất chiếu, vạn pháp tinh hoa nhất thiết hành. Như vậy sức mạnh âm dương và vạn năng đã thống nhất, đồng thời bản chất ấy đã có trong đời sống của hành tinh, của mặt trời và có trong đời sống của vạn pháp.
Về tính biện chứng của tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành. Như đức Lão tử đã đưa ra luật ngũ hành (Kim mộc thủy hỏa thổ). Vậy ngũ hành nhân đâu mà hành? Nhân ở sức mạnh vạn năng và thống nhất giữa âm và dương mà được hành. THì ta thấy rằng: Cái hành về mặt lập thô, là chứng tích, là biện chứng pháp của mặt siêu hành. Như vậy đất nước gió lửa là hành và tất cả những hệ thống cơ cấu về mặt lập thể đều là hành cả. Thì hành đó là nhân ở âm dương vạn tỏa thống nhất chiếu. Như vậy âm dương vạn năng thống nhất chiếu là thuộc về phần tính, là bất ly đối với hệ thống tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành là thuộc về phần thể, thì tính và thể đã được dung thông chỗ này.
Như vậy âm dương không tách rời vạn năng và vạn năng không tách rời hệ thống tinh hoa vạn pháp, nó đã trở thành hệ thống liên tịch chiếu. Và liên tịch chiếu để đi đến tinh đổm thì tinh đổm là giá trị cao nhất của hệ thống thống nhất đối với liên tịch chiếu.
Đề kinh này mang tính biện chứng pháp là nhằm để khai thác sự thực về sự thống nhất của vạn năng và âm dương trong sự nghiệp hóa. Và sự nghiệp hóa của tổng thể tinh hoa vạn pháp hoàn toàn không tắt đoạn trong giá trị thống nhất của âm và dương.
Tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành. Thì hành là để hóa và hóa là để kết tinh và quy trình kết tinh luôn đi về trục của trung tâm đó là luôn luôn đi về con đường tiến hóa thăng hoa. Như vậy hóa để tiến và hóa để kết tinh, để thành tựu và thống nhất được giá trị tổng thể của tổng năng lượng mà vũ trụ đã có.
Ta thấy câu một là trung tâm nhật quang chiếu hành tinh, hành tinh bất đoạn hoành tác hóa. Thì hoành tác ở đây là đi theo qui trình tròn. Và hoành tác là mang tổng thể tinh hoa trong đời sống của âm dương cùng vạn năng. Đời sống tổng tinh hoa âm dương vạn năng đó là đời sống vĩnh cửu nhất, cao nhất của hệ thống thống nhất đối với hạt tâm lý tính tính ánh sáng và chúng ta sẽ thành tựu chính vị chỗ này.
Như vậy 4 câu kinh khẩu quyết này theo các con nghiệm về hệ thống cửu kinh liên tịch chiếu thì đề kinh này như thế nào? Ngài bào ông Chơn Quốc Chính Thống trả lời.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, qua đề kinh này chúng con đối chiếu lại thực tướng của vạn pháp kinh và của duy ngã đại thể thì hoàn toàn mang tính triệt để đó là chủ tính và chủ thể. Nếu nói về phần vĩ mô, trung tâm nhật quang chiếu hành tinh thì mặt trời đại diện cho trung tâm nhật quang và cũng là đại diện cho trung tâm vạn năng, thì luôn luôn công năng thực tướng của mặt trời là phủ chiếu hành tinh. Và hành tinh luôn luôn là hướng về mặt trời để được sống và kết tụ tinh hoa, đó là sự thống nhất giữa 2 thể âm và dương. nhưng tự tính của nhật quang cũng đã thống nhất âm dương và hành tinh cũng đã thống nhất âm dương. Đó là tính chất đặt thù và viên dung cùng chân tính vạn năng.
Cũng giống như người nam là đại diện cho dương, người nữ là đại diện cho âm nhưng chính người nam và nữ đó đều đã thống nhất được âm và dương.
Ngài dạy: Chân lý cửu kinh không bị phá vỡ là vì sao? Vì tính thống nhất của thượng tầng, trung tầng, hạ tầng và thống nhất từ giới hạn đến vô cùng. Vì âm dương vạn năng thống nhất chiếu thì bất kỳ ở không gian thời gian nào thì giá trị đó vẫn không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên ở thượng tầng khi càng lên cao thì sự kết tinh tinh hoa càng rực rỡ hơn như những ngôi sao kinh điển chẳng hạn. Còn hạ tầng thì sự kết tinh tinh hoa thấp hơn. Như vậy từ cực đại cho đến cự vi thì âm dương vạn năng đều thống nhất chiếu, thì vạn pháp tinh hoa từ cực đại đến cực vi cũng đều nhất thiết hành.
Còn nếu nó không thống nhất như vậy thì tổng tinh hoa vạn pháp sẽ bị biến đổi. Mà biến đổi thì sẽ phá vỡ, không thành lập được một thứ gì cả trên vũ trụ này. Nên ở đây âm dương vạn năng thống nhất chiếu thì vạn pháp tinh hoa nhất thiết hành và không bao giờ thay đổi nó.
Hành ở đây, nếu đứng trên chính vị của tối thượng thì nó là siêu hành, là mật hành hoặc là tổng trục của giá trị hành. Còn đứng trên vị trí thấp thì nó là thô hành, là hiển hành, là chi quan hành. Thì hành đó đều có chung một hệ thống thống nhất chỗ này. Như vậy các hành của giới hạn dám phá vỡ cái hành vô hạn hay không? Chắc là không! Thì giá trị của cửu kinh đã có tính vĩnh hằng ở đây.
Về thống nhất thì cực vi cũng được thống nhất và cực đại cũng được thống nhất. Nếu ta đánh loại một tri trần ra khỏi đời sống của âm dương và bảo rằng no sko thuộc về hạt của tinh hoa thì ta đã bị một sai lầm lớn đối với hệ thống tổng thể vũ trụ. Vì thế mà đức Như Lai nói: Một hạt bụi cũng có thể là đại diện vũ trụ. Tức là từ những nguyên tử nhỏ nhất cho đến vô cùng của tham thiên đại thiên thế giới đã trở thành một hệ thống thống nhất một cách trọn vẹn mà chưa bao giờ tách ra.
Ngài bảo ông Chơn Khải Nhất Linh phát biểu.
Ông Chơn Khải Nhất Linh: Từ cực vi cho đến cực đại đều mang tính chất âm dương và rất thống nhất. Khi mà trung tâm nhật quang chiếu hành tinh. Từ đó mà hành tinh liên tục hóa và hóa trong hệ thống thống nhất ấy. Thí dụ như một cái cây thì cây ấy phải luôn luôn hút ánh sáng mặt trời để phát triển, nếu cây ấy mà đoạn sẽ bị hủy diệt ngay.
Ngài dạy: Hành tinh bất đoạn hoành tác hóa, thì bất đoạn ở đây là hành tinh không có một sát na ngưng trệ của giá trị hoành tác, đối với âm và dương, đối với mặt trời và hành tinh. Và nhỏ nhất là nguyên tử tế toái, thì cực nhỏ đó nó cũng đã thống nhất trong sức mạnh tổng thể của âm và dương. Vì thế mà tổng thể tinh hoa vạn pháp đời đời không bao giờ tách ra khỏi âm dương vạn năng để có được tổng thể hàm hoa ấy.
Nghĩa thống nhất ở đây là dù trăm trriệu hạt hóa trong vũ trụ ở mức độ giới hạn và vô hạn, đều phải mang bản chất thống nhất để có thể trở thành những tác phẩm tốt nhất của giá trị vũ trụ.
Âm dương vạn năng thống nhất chiếu, thì thống nhất chiếu ấy là siêu hành. Và vạn pháp tinh hoa nhất thiết hành. Đó là mọi giá trị tổng thể của tinh hoa về mặt tính và mặt thể. Đó là sự hoạt động của tứ đại (đất nước gió lửa) và ngũ hành (kim mộc thủy hỏa thổ) và hoạt động của tất cả những đơn vị hóa học từ cực vi đến cực đại.
Ngài bảo ông Chơn Hải Vạn Tường phát biểu.
Ông Chơn Hải Vạn Tường: Thưa Cha, âm dương vạn năng thống nhất chiếu – đã mang tính tuyệt đối. Từ thượng tầng đến hạ tầng, từ cực đại đến cực vi. Vì thế mà vạn pháp tinh hoa chuyển động để thành lập và kết tinh thành những sản phẩm quý nhất của vũ trụ. Như con người chúng ta có hạt tâm lý tính một khi đã kết tinh được giá trị ánh sáng cao nhất để trở về hoàn nguyên phật tính, thì giá trị âm dương vạn năng thống nhất chiếu đã hội tụ được ở đây.
Ngài dạy: Vạn pháp tinh hoa nhất thiết hành là không bao giờ tách âm dương vạn năng thống nhất chiếu. Thì đây là 2 câu đối xứng giữa giá trị thống nhất và sức mạnh không biên giới và khắp biên giới. Thì những câu kinh này là chìa khóa để mở vào kho tàng vũ trụ.
Như vậy, 4 câu khẩu quyết của hệ thống thống nhất tinh đổm: Câu đầu tiên là biện chứng pháp về trung tâm nhật quang chiếu hành tinh. Hành tinh bất đoạn hoành tác hóa. Câu tiếp theo: Âm dương vạn năng thống nhất chiếu, thì câu này là cha đẻ, mẹ đẻ của mặt trời và trái đất. Và tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành, là nói cho cả cực đại đến cực vi. Về đại thể là nói cho cả tứ đại ngân hà thiên hà thái dương hệ đều có những giá trị của thất đại hội hóa. Mà thất đại hội hóa của tổng thể tinh hoa âm dương vạn năng.
Như vậy 4 câu kinh quyết này đã làm sáng tỏ cả 2 mặt tính và thể. Và làm sáng tỏ về giá trị cơ cấu và hệ thống thống nhất. Để đưa chúng ta đi vào trong những định luật, qui luật và công luật tất yếu mà không còn bị lầm lạc vào những con đường quyền năng phép lạ khác.
Ngài bảo Chơn Hoàng Quang Quân phát biểu.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, trung tâm nhật quang chiếu hành tinh, hành tinh bất đoạn hoành tác hóa. Thì bất đoạn ở đây là khi hành tinh vận hành theo quỹ đạo của nó thì hoàn toàn phải dựa trên ánh sáng mặt trời mới quay được, đó là chứng minh cho tính bất đoạn. Âm dương vạn năng thống nhất chiếu và tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành. Thì 2 câu này đã trở thành thống nhất vì biện chứng cho ta thấy là tất cả vạn pháp luôn luôn có âm dương vạn năng. Thí dụ như nguyên tử là nhỏ nhất, nhưng cơ cấu của nó chính là nhờ vào những hạt điện năng âm dương. Cho đến những vật chất lớn hơn như mặt trời hoặc trung tâm lỗ đen là đại diện cho siêu hành thì bản chất của nó đều có tính âm dương vạn năng trong đó. Như vậy từ biện chứng đó để chúng ta thấy được tính siêu hành của âm dương vạn năng vũ trụ là cha mẹ nó còn vượt hơn nó gấp triệu lần.
Ngài dạy: Nếu không có âm dương vạn năng thống nhất chiếu thì sẽ không có một lỗ đen nào xảy ra trên ngân hà thiên hà và thái dương hệ này. Như vậy chính tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành đó là nền tảng của hệ thống duy ngã, là cha mẹ thống nhất của hệ thống duy ngã. Nếu không có tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành thì duy ngã cũng sẽ

không bao giờ có mặt trên hành tinh này.
Như vậy 2 câu kinh quyết này là quyết định của hệ thống duy ngã vạn pháp kinh và duy ngã đại thể phải trở về chỗ này để thành Phật.
Ta thấy âm dương sức mạnh của vạn năng và kinh quỹ của tuần hoàn có rồi thì hệ thống duy ngã mới bắt đầu và hoàn chiếu một cách hiển vinh trong sự nghiệp hóa của loài người cùng với tất cả muôn loài.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân nói tiếp: Thưa Cha, con thấy tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành này rất khách quan, là luôn luôn hành để trở về trung tâm. Thí dụ như một vật chất nào đó khi mà bị phá vỡ sự cân bằng thì nó luôn luôn tìm về sự cân bằng.
Ngày dạy: Ở đây là đứng trên cả 2 mặt chủ quan và khách quan để trở về trung tâm. Nhưng nếu chúng ta dùng ý thức của duy ngã mà phân biệt một cách lầm lẫn làm phân tán tinh hoa vạn pháp thì phải chịu luân hồi sinh tử trong 6 đường. Nghĩa của luân hồi là đi ở vòng ngoài và đi mãi mà không bao giờ vào được vòng trong. Còn vãng hồi là đi từ vòng ngoài đi vào vòng trong. Tức là trở về nguồn gốc của mình đã sinh ra. Đó là vãng hồi chính vị, hoặc vãng hồi tứ quả thánh.
Như vậy luân hồi là đi mãi mà không trở về được với nguồn gốc của chính mình đã sinh ra. Vì thế mà người cha muốn cho người con được vãng hồi thì phải đi đến chỗ luân hồi đó tìm nói và chỉ cho nó con đường trở về với vãng hồi. Như vậy người cha đi tìm con trong hệ thống pháp hoa. Của giá trị kết tinh tinh hoa vạn pháp trong sức mạnh của âm dương vạn năng thống nhất chiếu và vạn pháp tinh hoa nhất thiết hành.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ phát biểu.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha. 2 câu kinh quyết đầu là trung tâm nhật quang chiếu hành tinh, hành tinh bất đoạn hoành tác hóa là biện chứng pháp cho giá trị hợp chiếu thống nhất giữa âm và dương, cũng như giữa thượng tầng siêu hữu và hạ tầng vạn hữu, cũng luôn hợp chiếu thống nhất trong hệ thống siêu hành và hành. Vì thế mà 2 câu kinh quyết tiếp theo là: âm dương vạn năng thống nhất chiếu, tinh hoa vạn pháp nhất thiết hành. Đó là nói lên giá trị siêu hành của âm dương vạn năng. Chính vì đó mà tinh hoa vạn pháp luôn luôn chuyển động để hóa và trở về nguồn gốc trung tâm. Như vậy nói về tính khách quan thì hoàn toàn là tính thể hợp chiếu thống nhất và tâm vật hội tụ. Thì chúng con là duy ngã đại thể thì điều quan trọng là phải giác ngộ nhận chân được nguồn gốc ấy để trở về vãng hồi chính vị. Thì mới thống nhất giữa chủ quan và khách quan. Còn ngược lại thì duy ngã lầm lẫn bởi chủ quan bản ngã sẽ phải chịu luân hồi mãi mãi trong sinh tử khổ đau.
Ngài dạy: Chúng ta xác định 4 câu này là thể hiện tính nguồn gốc của vạn hữu. Mà duy ngã đại thể có được một mặt bằng vững chắc, đó là vạn pháp kinh, tổng thể tinh hoa, tính thể hợp chiếu và tâm vật hội tụ. Đã trở thành tất yếu trong vạn pháp từ cực vi đến cực đại thì qui trình này không bao giờ thay đổi. Vì nếu thay đổi thì cục diện của hệ thống vũ trụ trở thành mất tính bình đẳng và đồng thời cũng mất tính định luật và qui luật đi. Vì phàm là Công luật thì rất công bằng, mà phàm mà qui luật là rất tất yếu. Nên vũ trụ đã trở thành kho tàng và đời đời vũ trụ cũng như thế. Nên Như Lai nói rằng: Dù cho nhân loại có mờ mịt vì u uẩn, che khuất và có thể kéo dài hàng tỉ năm ánh sáng thì chúng nó cũng sẽ lần lượt tỉnh ngộ để quay về nguồn gốc chính nó. Nhưng một khi mà nó chưa trở về thì sự thống khổ bao la của luân hồi ấy nó cũng rất đau đớn cho những đấng đã giải thoát. Vì những đấng đã giải thoát luôn luôn có con tim rung động về những sự thống khổ. Bởi Ngài đã chịu những thống khổ ấy từ những lúc chưa ra khỏi luân hồi nhân quả.
Đứng trên mặt bằng là nói vạn pháp bình đẳng, nhưng giá trị giải thoát vẫn được ghi nhận và kết tinh tinh hoa kim sắc cho những giá trị giải thoát ấy trong sự nghiệp của hệ thống Thống hóa. Thì bình đẳng tối thượng nhất là tất cả đều có thể thành tựu chân tính rực rỡ quang minh trên con đường giải thoát của thế giới nhị nguyên, để được hạnh phúc vĩnh viễn trong Công luật, định luật và qui luật này.
Một khi chúng ta đã giác ngộ được tính Công luật, định luật và qui luật thì sẽ không còn phải lo với những cái lo vô lý nữa. Là lo buông lung, lo hưởng thụ, mà ta sẽ quay về công trình công phu tu học của hệ thống cửu kinh để chứng đạt được những giá trị mà vũ trụ đã cho để ngài mai chúng ta trở thành những vĩ nhân, siêu nhân trong vũ trụ này.
Như vậy chúng ta không còn bận tâm lo lắng về những biến cố của còn và mất, của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử nữa. Mà ta chỉ lo kết tinh tinh hoa vạn pháp để thành tựu kim tính. Một khi ta được kết tinh rồi thì thành trụ hoại không – sinh trụ dị diệt 0 sinh lão bệnh tử nó không còn lôi ta vào trong định luật đó nữa. Mà chúng ta lại hẳn nhiên tự tại trong chân tính vô cùng.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang phát biểu.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, trung tâm nhật quang chiếu hành tinh thì nhật quang là đại diện cho phần tính, còn hành tinh là đại diện cho phần thể. Thì giữa tính và thể luôn hợp chiếu. Nếu nó tách rời ra thì sẽ bị hủy diệt. Âm dương vạn năng thống nhất chiếu là đại diện cho Thống hóa, là gốc của tinh hoa vạn pháp. Vì thế mà vạn pháp luôn luôn không bao giờ mất bản chất tinh hoa ánh sáng. Khi con người giác ngộ quay về thì sẽ được kết tinh và vãng hồi.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phát biểu.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, đây là 4 câu kinh khẩn quyết của hệ thống từ thượng tầng cho đến hạ tầng của tổng tinh hoa vạn pháp đều mang tính thống nhất. Và tính thống nhất được biện chứng giữa mặt trời và hành tinh. Âm dương vạn năng thống nhất chiếu là gốc bảo trì cho hành tinh và mặt trời đã làm cho chúng con đều sáng tỏ công trình này. Và mang một hệ thống thống nhất từ trung tâm, tổng tinh hoa vũ trụ và tinh hoa vạn pháp nhất thiêt hành thì rõ ràng các pháp trong tất cả muôn loài, muôn vật cùng tứ đại đất nước gió lửa, cùng tất cả hệ thống vật lý hóa học trong đời sống luôn chuyển động đó là nhờ ở phần siêu hành hóa lập và bảo trì. Như vậy 4 câu kinh này là mang hệ thống tổng tinh hoa thống nhất từ siêu hành cho đến hành. Từ cực vi đến cực đại. Chính nhờ đó mà chúng con, duy ngã đại thể mới thấy được con đường trở về trung tâm.
Ngài dạy: Chư Phật 3 đời và mãi mãi trong A Tăng kỳ kiếp thì chư Phật không thể nói khác quỹ đạo này. Y cứ trên bát nhã và dấu chân của Phật đã điều ngự và thể nhập tinh hoa tính bát nhã, thống nhất tính bát nhã để có những quả vị cao nhất trong vũ trụ này. Nên đức Như Lai có nói rằng: Ngày mai chúng ta có chết không lo hoặc ngày kia chúng ta có chế không lo và mãi mãi đời sau chúng ta có chết không lo vì có kho tàng cửu kinh minh triết. Nhưng một khi chúng ta lìa cửu kinh minh triết thì ngày mai không chết cũng lo, ngày kia không chết cũng lo và mãi mãi trên đời này thì cái lo của sự trôi nỗi bềnh bồng trên biển khổ mênh mông mà chưa bao giờ được vào bờ.
Như Lai là đấng cứu tinh của nhân loại, là người cha yêu quý nhất của 4 loài đã đem kho tàng ánh sáng cửu kinh đến cho nhân loại. Vì vậy mà chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi về ý chí, về tư tưởng và tâm huyết trên con đường thống nhất của sự nghiệp hóa vũ trụ quan và nhân sinh quan.

Ngũ độn sử triệt tâm pháp, bất nhập hóa cửu tinh kinh

Ngũ độn sử triệt tâm pháp, bất nhập hóa cửu tinh kinh
Ngũ độn sử gồm có: Tham, sân, si, mạn, nghi. Là 5 thứ nguy hiểm nhất của thế giới duy ngã. Nhưng tại sao Thống hóa lại cho thế giới duy ngã 5 thứ nguy hiểm đó? Như vậy 5 thứ đó bản chất gì, giá trị gì?
Khi trời sinh ra chúng ta và cho tất cả có cái biết thì phải cho chúng ta cái tham muốn, thích thú và sự đam mê. Và trời cho chúng ta cái biết thì phải cho chúng ta bản chất lửa để công luyện. Thì đó là cái công quyết chính của vũ trụ. Nhưng khi chúng ta mê lầm thì chúng ta lại tham muốn những chuyện không đúng với Công luật, quy luật và định
luật. Và không đúng tính chất tiến hóa của nó.
Nếu Trời cho chúng ta cái biết mà không cho sự tham muốn, thích thú và không cho lửa để công luyện, thì chúng ta sẽ không thành gì cả. Nếu chúng ta không thích thú gì hết thì thậm chí thiên đàng cũng không thích thú, giải thoát cũng không thích thú và nơi cực lạc cũng không thích thú. Nếu không thích thú như thế thì cuộc sống không có giá trị. Hoặc Trời cho tinh hoa mà không cho chúng ta lửa để công luyện thì cũng không thành được gì cả.
Như vậy Trời cho chúng ta cái biết thì chúng ta phải biết trãi nghiệm tri thức để tìm về nguồn cội hoặc xác định về chính nhân chính mạng của mình.
Nếu chúng ta có biết mà lại không giác ngộ thì bị sụp ngay vào ngũ độn sử. Là Tham Sân Si Mạn Nghi của cấp độ thấp kém mà không có thứ gì về tinh hoa trong đó. Đó là tham muốn những điều thấp hèn, si mê những điều thấp hèn và nóng giận những điều thấp hèn.
Nhưng thật ra Trời cho chúng ta cái biết là nhằm đem cái biết làm những điều cao quý. Đó là tham muốn những điều cao quý, si mê những điều cao quý và nóng giận bởi những điều cao quý. Thì đây là bản chất của chính nhân quân tử.
Thí dụ như: Nóng giận vì chính pháp, vì đại nghiệp, vì chúng sinh thì đó là bản lề của lương tâm. Còn nóng giận bởi cá thể, bởi bản ngã thì nóng giận đó là sân uế.
Như vậy ngũ độn sử là thuộc về thấp hèn, nếu đem ngũ độn sử mà hóa ngũ minh, thì đời đời không bao giờ hóa được. Vì ngũ độn sử là sự phân tán lớn nhất. Vì con người một khi mà nghi thì lại hồ đồ không chịu nghiên cứu trải nghiệm, không dùng trí thức để tìm hiểu sự việc mà lại nghi, như: nghi Trời, nghi Phật, nghi ông, nghi bà, nghi cha, nghi mẹ và nghi cả bản thân nó.
Một khi con người tham sân si càng lớn thì sự kiêu căng ngạo mạn của nó cũng càng lớn. Tức là lúc nào nó cũng thấy nó hơn người khác. Nên người trí thì thấy ta nhỏ, còn kẻ ngu thì thấy ta lớn.
Như vậy kinh quyết mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng cho các tăng đoàn cấp cao mà Cha đã nghe là: Ngũ độn sử triệt tâm pháp và bất nhập hóa cửu tinh kinh.
Con người là có hạt tâm lý tính, là có tâm pháp là quý nhất. Mà chúng ta pha trộn ngũ độn sử trong đời sống đó thì tâm pháp sẽ bị triệt tiêu.
Nếu ta nói ngũ độn sử đọa địa ngục, hoặc đọa ngạ quỷ và súc sinh là còn xa. Nhưng cái gần gủi nhất là ngũ độn sử triệt tâm pháp là gần nhất và cụ thể nhất. Như vậy mỗi chúng ta đều có hạt tâm tâm pháp, nhưng nếu ta hình thành ngũ độn sử là nó tức khắc triệt tâm pháp ta ngay lúc bấy giờ chứ không phải đợi chờ xuống địa ngục. Thế thì nguy cơ triệt tâm pháp là làm hao mòn tri thức hiểu biết, làm hao mòn giá trị sống của tính và thể, tâm và vật trong đời sống duy ngã ấy tự nhiên triệt tiêu. Khi tâm pháp triệt tiêu thì sự mơ ước đến cửu kinh minh triết là không bao giờ có. Vì tâm pháp quá nhỏ nên không bao giờ thấy được thống thức chân quang, trung tâm vạn năng, và không bao giờ thấy được pháp tính của duy ngã đại thể, hoặc duy ngã vạn pháp. Thậm chí là không thấy vận luật tuần hoàn, định luật nhân quả cùng tất cả mọi thứ trong đời sống này thì tất cả đối với nó trở thành người mù.
Một khi nó hình thành tham sân si mạn nghi càng lớn thì tâm pháp bị triệt tiêu càng nhỏ, có thể là triệt tiêu đến cái nhỏ nhất là cực vi của đơm đốm hoặc các loài cheo chút đau khổ. Rồi từ đó muốn trở thành người lại thì là quá khó.
Hôm nay muốn thăng hoa tâm pháp và muốn gìn giữ tâm pháp cho vững chắc để thể nhập vào cửu kinh minh triết và hoàn chiếu được ánh sáng thống thức chân quang một cách rõ ràng trong vũ trụ thì chúng ta hãy phát triển lòng tham muốn theo quy trình thượng, si mê theo quy trình thượng, nóng theo quy trình thượng. Và nghi thì ta chuyển thành chiêm nghiệm để hình thành tri thức tốt nhất. Thì mạn của chúng ta trở thành chánh mạng và đã kết tinh được sức mạnh của Bát chánh đạo ở trong chánh mạng đó, thì chúng ta sẽ hình thành được ngũ minh. Và cửu kinh minh tinh dần sẽ được hiện bày trong chân tâm của chúng ta.
Ngũ độn sử là 5 sức mạnh sai xử khiến chúng ta đi làm những chuyện bậy bạ. Nếu có ai đó sai xử mình đi làm chuyện đó thì đó là thuộc về bên ngoài. Không đáng sợ. Nhưng cái bên trong của chính mình, đó là ngũ độn sử của chính mình. Một khi nó đã hình thành rồi thì nó sai khiến mình hơn tất cả ai sai khiến. Chính vì thế mà nó hay xử thế giới duy ngã đi vào cái thế giới đen tối và mất dần hạt tâm lý tính.
Như vậy ngũ độn sử là sức mạnh của nghiệp lực và nó làm triệt tiêu về nguồn ánh sáng tâm pháp của chúng ta. Thí dụ một người uống rượu hôm nay say mèm, nhưng rồi ngày mai tỉnh lại. Nhưng ngũ độn sử khi nó đã hình thành trong ta thì ta không bao giờ tỉnh nổi.
Như nếu có người hỏi đức Từ phụ: Thưa Ngài, nếu trong đời sống này mà con không tham thì lấy gì mà sống để sinh tồn? Ngài trả lời: Tại sao ngươi không tham những điều đúng để ngươi được sống mà ngươi lại đi tham những điều sai để được sống. Điều vô lý là ngươi tham những điếuai để được sống thì không bao giờ có. Mà tham những điều đúng để được sống thì mới có trên đời này. Thì sân si mạn nghi cũng như thế.
Sân không đúng là sân vì một quyền lợi cá nhân nào đó, mà ta lại nổi sân lên rồi đánh đập người khác. Nếu sân đúng thì có lẽ là ta sẽ can thiệp vào những sự áp bức của người khác. Chứ không lại đi ăn hiếp một người khác yếu hơn mình, thì điều đó là không đúng rồi.
Một khi ta chuyển hóa được tham sân si vào quy trình thượng thì ta sẽ dưỡng nuôi được tâm pháp và cửu tinh kinh cũng tức khắc có liền, chứ không phải là mời gọi. Vì bản chất cửu kinh nó đã hằng có trong trái tim và khối óc của tất cả chúng ta, có trong thế giới duy ngã và có trong tổng thể tinh hoa. Nhưng đánh mất nó vì chúng ta làm ngược đi những định luật, quy luật của vũ trụ.
Vũ trụ đã cho ta cái biết để ta tiến hóa và một khi ta tiến hóa đi lên thì ngũ độn sử cũng không hình thành được trong ta. Nên nói rằng: Ngũ độn sử là không có thực tướng. Vì do ý thức lầm lẫn mà hình thành ra tham sân si mạn nghi thấp hèn đó, và tạo ra sử nghiệp. Nếu sử nghiệp ở cấp hạ thì nó có kết quả của cấp hạ. Còn nếu chúng ta chuyển hóa được ngũ độn sử này lên cấp thượng thì nó có kết quả của cấp thượng. Đó là điều công bằng của vũ trụ và đó là công lý, là định luật mà chúng ta không bao giờ thay đổi nó được.
Thế thì chúng ta đừng bao giờ sợ ngũ độn sử, vì ngũ độn sử nó không có thực tướng.
Đức Phật nói: Nếu ngươi ở trong đời sống của ngũ độn sử thì ngươi nghèo cả tâm lẫn vật, nghèo cả tâm pháp vì ngươi không có phúc âm nên tất cả đều bỏ ngươi. Nhưng khi ngươi chuyển qua cấp thượng thì tất cả tâm cùng vật đều tập hợp về ngươi. Thì sự giàu có là do ngươi có đủ những âm đức phúc báu, nên ngươi làm ít lại được nhiều. Thì bây giờ người lại tiếp tục đem những phúc âm đó cho người khác thì phúc âm lại được hồi trả tiếp và cứ như thế mà được nhân lên. Vì một khi ta cho người khác tức là gieo. Mà phép biện chứng trong định luật nhân quả là gieo một hạt lúa được một dé lúa, gieo một hạt bắp được 1 trái bắp… Như vậy nó đã trình bày lên cấp nhân của giá trị hóa một cách rõ ràng thì chúng ta hãy lập thượng để được nhân lên. Thế thì ta giàu có là do những giá trị công năng của chính ta hóa ra chứ không phải do ngũ độn sử hóa ra.
Ta phải biết rằng: Định luật nhân quả luôn chuyển động trong đời sống của chúng ta thì mọi tốt lành và xấu xa nó luôn luôn báo ứng rất mạnh trong đời sống của thế giới duy ngã về con người và con người, xã hội và xã hội. Tất cả những thứ đó nó rất rạch ròi rõ ràng. Thì chúng ta phải thực hiện việc chuyển hóa ngũ độn sử vào cấp thượng.
Như vậy chuyển hóa ngũ độn sử lên cấp thượng thì mọi phúc âm được phát triển, mọi tâm pháp được thăng hoa từ tính chất đến vật chất đều được sung mãn.
Đối với chư Phật rao giảng pháp thực tướng để hóa giải pháp lầm lẫn. Chư Phật rao giảng pháp ánh sáng để xóa tan những tối tăm của ý thức lầm lẫn.
Vì lầm lẫn mà bị luân hồi nhân quả, vì lầm lẫn mà bị sa đọa và trầm luân, thì đây là một điều đáng sợ nhất.
Dẫu có chiết 1000 lần ta cũng không sợ, nhưng ta sợ bị sa đọa vào địa ngục thì khó bề ra được. Vì vậy chúng ta là hiện hữu của một con người, một hạt giống, một sự sống thì chúng ta phải quyết tâm trên con đường tu học để đạt được mục đích cứu cánh giải thoát.
Nếu nói về thànhvà bại thì dẫu có thành ông vua hay ông quan cũng chưa phải là thành. Mà thành ở đây là thành tự chính vị, giải thoát ra khỏi tam giới và cứu độ được chúng sinh từ kiếp này đến kiếp khác.
Như hôm nay sự thành tựu của chúng ta là thành tựu trong hệ thống chính vị, thì mới tồn tại trong công án và có thể hóa thân đến bất cứ một thế giới nào hoặc một quốc gia nào để cứu độ chúng sinh một cách tự tại, vông cự thì đó là sự thành tựu.
Như thế giới này đến thời kỳ đầy đủ phúc âm do cộng đồng cộng nghiệp của chúng sinh được hưởng. Mà hàng trăm vị thánh sẽ ra đời để làm tất cả những tốt lành cho nhân loại. Như vậy phúc âm của nhân loại là nền tảng để chư Phật và các vị Thánh hóa thân để thiết lập cao tầng trong sự nghiệp duy ngã đại thể. Như đất nước chúng ta đã trãi qua mấy nghìn năm đau khổ rồi thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ có một ngày vinh quang. Và sau cuộc phá hoang lập nguyên các Thánh sẽ ra đời nhiều hơn để tiếp tục thực hiện sự nghiệp Công luật đại hóa.
Ta phải thấy tâm pháp thế giới duy ngã là hàm chứa tổng thể tinh hoa cửu kinh minh triết. Từ tâm pháp đó mà mở ra một chân trời lớn nhất. Mà Đức Phật nói là: Tâm pháp hóa vạn năng, hay tâm pháp hóa chân kinh, hay tâm pháp chuyển tải ly tâm kết tinh niết bàn, hoặc tâm pháp có thể hình thành được pháp tính vô biên và hình thành duy ngã vạn pháp. Tâm pháp nó quan trọng như vậy nên khi thế giới duy ngã bị sụp đổ tâm pháp thì bản chất của thế giới duy ngã không còn nữa vì đã đánh mất đi nền tảng cửu kinh.
Như vậy chúng ta phải có một lập trình chuyển hóa tham sân si mạn nghi vào chu trình thượng. Thì lúc bây giờ ngã mạn sẽ trở thành chánh mạng. Nghi ngờ sẽ trở thành nghi thức và trãi nghiệm, chiêm nghiệm thấu đáo về tâm thức. Và đồng thời lấy nghi thức đó để thực hiện những công trình đúng đắn nhất của vũ trụ.
Tham lam sẽ trở thành tham tri, tham chiếu, tham độ, tham hóa và lòng tham ấy luôn luôn tràn đầy trong vũ trụ và không bao giờ mất. Nếu có mất là mất đi mọi sự tham muốn thấp hèn, mọi sự si mê thấp hèn và nóng giận thấp hèn mà thôi.
Nóng giận sẽ trở thành tam muội và nhờ lửa tam muội ấy mà nung đúc, kết tinh trở thành bất diệt và có được một pháp thân quang minh rực rỡ.
Như vậy nếu chúng ta hóa tham sân si qua chu trình thượng thì ta sẽ có ngũ minh, và có cửu tinh kinh. Và
chúng ta sẽ có pháp tạng vô biên, chúng ta sẽ có tâm pháp hội tụ.
Như vậy phần kinh này đã được tinh kết giữa hệ thống tâm pháp và cửu tinh kinh, bằng sức mạnh hóa ngũ độn sử qua chu trình thượng, đó là mục đích cao nhất. Ngũ độn sử là hoàn toàn không có thực tướng. Ngũ độn sử là thuộc về tất cả những hoặc nghiệp và lầm lẫn loại lớn đã cấu thành nó và nó sẽ triệt tiêu tâm pháp chúng ta, nếu chúng ta không chuyển hóa hó. Còn nếu chúng ta chuyển hóa nó qua chu trình thượng thì sẽ có ngũ minh. Như vậy thì nhân quả có rõ ràng trong pháp tính này. Chúng ta hãy đọc tụng và thực hành kinh này thì tâm pháp chúng ta sẽ được an.
Còn nếu chúng ta cầu an nhưng tâm pháp lại không an. Mà lại bắt Đức Phật làm cho mình an, thì đó là vô lý, thì việc cầu an đó trở thành vô tưởng.
Thế thì nếu chúng ta học các pháp này và biết làm an cho chính mình thì hay hơn là cầu an mà tâm không được an.
Như vậy một con người còn cấu kết rất nhiều ngũ độn sử mà lại cầu an, thì an đó trở thành không có. Mà Đức Phật an ủi cho con người ấy nương theo sự cầu an đó may ra có thể tăng trưởng được một chút ít về tâm pháp đó thôi. Chứ thật sự được an là phải chuyển hóa được ngũ độn sử đó một cách thiết thực mạnh mẽ thì mới thực sự được một sự an lành.

Hiện trạng vũ trụ – Thành trụ hoại không – Sinh trụ dị diệt – Sinh lão bệnh tử – Quỹ đạo tuần hoàn – Tinh luyện kim sắc – Vãng hồi trung tâm.

Hiện trạng vũ trụ – Thành trụ hoại không – Sinh trụ dị diệt – Sinh lão bệnh tử – Quỹ đạo tuần hoàn – Tinh luyện kim sắc – Vãng hồi trung tâm.
Bài học hôm nay là nhằm nói lên giá trị cuối cùng của TTHK- SSDD- SLBT. Một khi mà chưa thông suốt được phần diệu nghĩa của những định luật quy luật ấy thì ta sẽ thấy thành trụ hoại không hoặc sinh trụ dị diệt sẽ có sự mâu thuẫn.
Thí dụ như: nếu ta chấp thành trụ hoại không là cuối cùng trở về không, là cái không có gì ở tại đây; hoặc sinh trụ dị diệt thì đến chữ diệt cũng là chấm dứt ở tại đây là hết và sinh lão bệnh tử thì đến chữ tử cũng là hết. Nếu ta chấp như thế thì sau cái không, diệt và chết là hết thì hoàn toàn không có nghĩa lý gì cả. Nhưng không phải như vậy mà nó là một hệ thống liên hoàn kết dính rất tuyệt đối và mạnh mẽ.
Hiện trạng vũ trụ
Hiện trạng vũ trụ là nói về hệ thống lập thể từ cực vi đến cực đại, tức là những gì có hình tướng đều gọi là hiện trạng vũ trụ và hiện trạng vũ trụ là luôn luôn thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử trong hệ thống quỹ đạo tuần hoàn, tinh luyệnkim sắc, vãng hồi trung tâm (hay là vãng hồi chân tâm, hay là vãng hồi pháp tâm).
Vãng hồi trung tâm là dành cho mười hiệu của Như Lai và chư đại Bồ Tát. Vãng hồi chân tâm là dành cho hệ thống thánh hiền, còn vãng hồi pháp tâm là dành cho chúng sinh. Như vậy thì chư đại Bồ Tát và thánh hiền cho đến tất cả những hệ thống trong các loài sống đều chịu định luật này. Tức là phải chấp nhận về hiện trạng vũ trụ của thành trụ hoại không, của sinh trụ dị diệt và phải chấp nhận về sinh lão bệnh tử. Sự chấp nhận này không có nghĩa là vô lý mà là sự chấp nhận trong quỹ đạo tuần hoàn nhằm mục đích để tinh luyện kim sắc và vãng hồi trung tâm.
Thế thì ta thấy thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử hoàn toàn là có gốc. Gốc nó là tuần hoàn, gốc nó là âm dương siêu sắc năng, trung tâm vạn năng, ttcq. Như vậy nó có một hệ thống gốc mang tính tổng thể ấy.
Thành trụ hoại không là hiện trạng chung trong đại thể vũ trụ: còn sinh trụ dị diệt là nói cho từng phần cơ cấu khác biệt của hệ thống vũ trụ. Nghĩa của dị diệt là sự hủy diệt từng phần của những thứ khác biệt. Thí dụ trong vũ trụ có rất nhiều hành tinh nhưng khi hành tinh này vỡ nát thì vẫn còn những hành tinh khác vẫn sống. Hoặc trong một ngôi
nhà thì những thứ nào xấu thì nó diệt trước, những thứ nào tốt thì nó diệt sau. Nhưng tât cả những thứ được cơ cấu trong ngôi nhà ấy nó đều có cái độc lập của sinh – trụ – dị – diệt. Trụ là đỉnh cao nhất của tuổi thọ rồi sau đó diệt. Diệt ở đây là diệt theo hình thức phân chi. Thì chính quy luật này có liên quan đến sinh lão bệnh tử, có nghĩa là sự dị diệt của mỗi con người trong xã hội, nên người nào chết là chết, người nào sống là sống. Người chết chỉ người đó chết chứ không liên quan đên người khác đang sống.
Sinh lão bệnh tử là định luật chung cho tất cả các loài động vật thì thế giới duy ngã là đại diện rõ nét nhất.
Nhưng trong quỹ đạo tuần hoànm chuyên luyện kim tính thì Như Lai dạy rằng: nếu các thể loại quy tích và trọng lượng nhỏ thì nó chuyển động kim tính vãng hồi trung tâm. Vãng hồi trung tâm là nói về giá trị gốc mà tất cả từ thực vật cho đến động vật đều đi theo quy luật tuần hoàn của sự quay về gốc, có nghĩa là trước hay sau gì có thể thời gian bằng A tăng kỳ đi nữa thì cuối cùng cũng phải quay về gốc.
Như vậy hiện trạng vũ trụ thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử. Qũy đạo tuần hoàn, tinh luyện kim sắc, vãng hồi trung tâm (hoặc vãng hồi chân tâm hoặc vãng hồi pháp tâm). Tùy theo mức độ thăng hoa của các loài càng cao thì vãng hồi càng cao. Vì sau khi chết tất cả mọi sự vãng hồi đó đều quy về pháp tâm rồi từ đó pháp tâm thuộc dòng nghiệp gì thì nó chuyển động theo dòng nghiệp đó. Như vậy nhờ sự vãng hồi pháp tâm ấy mà chúng ta được bắt đầu lại từ chữ thành, hoặc từ chữ sinh. Còn nếu vãng hồi trung tâm thì siêu sắc kim sắc hóa pháp thân hoàn toàn có một cách tròn đủ và không còn biến đổi nữa. Thế thì đức Như Lai cũng đã trải qua những công cuộc thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử trùng trùng không biết bao nhiêu hiền kiếp đi trong định luật này. Và định luật này không tách rời quỹ đạo tuần hoàn để được kết tinh những giá trị kim sắc vạn năng. Như vậy thành trụ hoại không thuộc về tuần hoàn, sinh lão bệnh tử thuộc về tuần hoàn, sinh trụ dị diệt thuộc về tuần hoàn.
Ngài bảo Ông Chơn Quốc Chính Thống nghị luận về đề kinh này.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha thực trạng của vũ trụ là thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử định luật tuần hoàn rất rõ ràng. Vì thế mà thế giới nói riêng và vũ trụ nói chung là mỗi ngày nó được kết tinh trong con đường kỳ quan thì đó là sự vãng hồi. Từ đó ta nghiệm chứng được là vũ trụ có quỹ đạo tuần hoàn. Như khoa học người ta cũng tìm ra con người không phải chết là hết. Như vậy tùy theo tầng độ tiến hóa mà có được sự kết tinh kim tính ấy đó cũng là mục đích đến của vạn pháp. Đó là vãng hồi pháp tâm. Thế nên hiện trạng của vũ trụ này nhằm mục đích đưa con người nói riêng cùng muôn loài nói chung được thăng hoa, chứ không phải hiện trạng của vũ trụ là vô cớ vô lý. Như vậy tất cả những định luật ấy nó là nằm trong quỹ đạo của tuần hoàn. Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ phát biểu.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, Cha đã khai thị cho chúng con về hiện trạng vũ trụ luôn luôn chuyển động theo định luật, quy luật của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử. Thì đây là những quy trình chuyển độn cho vạn pháp được tiến hóa, thăng hoa và vãng hồi pháp tâm. Vì vận luật tuần hoàn là luôn luôn giữ lại tất cả những tinh hoa của vạn pháp. Thành trụ hoại không ở đây không có nghĩa là thành cho đến không là hết. Mà trong quá trình của thành trụ hoại không là nó để lại những giá trị ánh sáng và giá trị tinh hoa trong đời sống của thành trụ hoại không đó. Vì bản chất tinh hoa luôn luôn có trong vạn pháp. Thí dụ như xây lên một ngôi nhà gọi là thành rồi ngôi nhà được ưng trụ một thời gian rồi hủy hoại trở về không. Thì trong một chu trình thành trụ hoại không ấy nó đã đem lại cho con người có một cuộc sống tương đối ổn định, để con người nhân đó mà tiền hóa kết tinh những tinh hoa trong cuộc sống ấy. Thì chính ngôi nhà ấy nó đã có phần ánh sáng tinh hoa của nó.
Như vậy hiện trạng vũ trụ là rất khách quan chuyển động để đưa vạn pháp quy về gốc. Mà kết quả cuối cùng là duy ngã đại thể là con người. Như vậy con người có thể là đại diện cho tất cả những định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử.
Cái tuyệt vời thay ở đây là vũ trụ có quỹ đạo tuần hoàn mà bản chất tuần hoàn là tinh luyện kim sắc, đồng thời bảo trì cho tất cả mọi giá trị tinh hoa, vì thế mà muôn loài được tiến hóa và thành tựu duy ngã đại thể.
Như vậy chúng con thấy rằng trong những định luật và quy luật chuyển động mang tính tất yếu đó thì không bao giờ tách rời chân tính ánh sáng. Tức là động hoàn toàn không tách rời định. Mà cụ thể là chân tính ánh sáng hoặc là tri thức chân quang luôn luôn soi sáng trong đời sống của duy ngã đại thể. Mọi hoạt động của duy ngã đại thể ở trong thành trụ hoại không, hoặc trong sinh lão bệnh tử thì chân quang ánh sáng đó nó cũng thường lưu trong giá trị sống đó. Nên trong định có động và trong động có định. Thì đây là một giá trị thống nhất giữa thượng và hạ, hoặc thống nhất giữa trung tâm vạn năng và các định luật quy luật của muôn loài vì thế mà duy ngã đại thể tiến hóa lên thành tựu chân tâm hoặc vãng hồi trở về trung tâm đối với Như Lai và Bồ Tát.
Ngài dạy: hiện trạng vũ trụ là luôn luôn có ánh sáng lý tính tổng thể của thành tựu hoại không, luôn luôn có ánh sáng tinh hoa của sinh trụ dị diệt. luôn luôn có ánh sáng tri thức, hoặc ý thức hoặc cảm thức, hoặc nhỏ nhất là thọ thức thì vẫn có trong sinh lão bệnh tử. Và luôn luôn ở trong hệ thống tuần hoàn để được tinh luyện về mặt tính và tổng thể tinh hoa tính để hóa kim sắc, tinh luyện kim sắc và thành tựu kim sắc. Và kim sắc ấy là đại diện cho thực tướng. Như vậy các hệ thống lập thể tan biến thì phần tính vẫn giữ lại trong định luật tuần hoàn. Và tuần hoàn sẽ đẩy ngược về trung tâm của ánh sáng. Chính vì vậy mà con người cùng muôn vật không tan biến sự hiểu biết đó. Mà vẫn tiếp tục thành trụ hoại không trở lại.
Thế nên thành trụ hoại không là luật chuyển trạng, hóa trạng và đưa đò trong quy trình hóa để chúng ta có những tác phẩm cao nhất của vũ trụ. Như vậy công luyện của tuần hoàn là luyện kết tinh tính kim sắc là đồng nghĩa với giá trị tụ kết tính ánh sáng, để tính ánh sáng không biến đổi và đủ sức mạnh trở về trung tâm.
Khi hiểu ra thì chúng ta rất hân hoan vui mừng cho định luật thành trụ hoại không để có một sự chuyển trạng, hóa trạng và thành trạng của giá trị hóa kim sắc. Tức là các tướng pháp ấy thay đổi nhằm mục đích để thăng hoa đó là sự luân hồi.
Lành thay cho sự sinh tử của thiện nghiệp và lành thay công luyện trong sinh lão bệnh tử của hệ thống thiện nghiệp trí thức và tri thức, thì tuần hoàn vẫn kết tinh chân tâm giá trị chân thần để hóa pháp tính và thành tựu kim sắc thăng hoa chân tâm, thì sinh lão bệnh tử đó là công luyện của duy ngã đại thể và công luyện của tính công luật và quy luật vũ trụ. Như vậy thì tất cả mọi sự thành trụ hoại không trong vũ trụ này đều trở thành định luật công luyện.
Về tính khách quan thì tổng tinh hoa vật chất cuối cùng sẽ trở thành những sản phẩm quý nhất của nó. Nhưng khi hình thành duy ngã đại thể thì trong đó có phần ý thức chủ quan lệch lạc đã làm những việc trái ngược định luật, nên đã bị phân tán pháp tính hóa của giá trị kim sắc bị đào thải hoặc giảm trụt, đó thuộc về nhân bản. Còn đứng trên chủ tính của tổng thể thì mục đích chính vẫn là thăng hoa và thành tựu những giá trị kim sắc cao nhất. Như vậy chuyện thoái hóa phân tán và đào thải vẫn luôn luôn là cái phụ mà thôi. Vì sao? Vì đến một lúc nào đó chính nó sẽ giác ngộ mà quay trở lại.
Vì thế mà Như Lai nói rằng: sự đại loại của thế giới giống như một hồ sen bị con người quậy tan tan tất cả những cây sen trên hồ đó, thì con người bỗng nghĩ rằng sen sẽ không còn mọc được nữa. Nhưng Như Lai nói: Không! Thời gian rồi sen sẽ trở lại bình thường. Thế thì các ngươi cứ phá đi, việc phá đó là hoàn toàn phá cái ngọn, nhưng một khi ngươi giác ngộ và yên định trong giá trị tinh luyện các pháp, thì ngươi sẽ sáng tạo tất cả những công trình trong thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử để kết tinh kim sắc và vãng hồi.
Ngài bảo Ông Chơn Hải Vạn Tường phát biểu.
Ông Chơn Hải Vạn Tường: Thưa Cha, hiện trạng vũ trụ thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử là định luật khách quan của quỹ đạo tuần hoàn và con người nhân đó mà công luyện kết tinh kim sắc thành tựu chân tâm. Qua đề kinh này con liên tưởng lại một đề kinh trước đây Cha dạy: Tính tự chiếu ánh sáng vô biên và thế hoành tác sinh diệt tương trụ vô tận. Thì thấy rằng giữa tính và thể đã được thống nhất trong đề kinh này.
Ngài dạy: như vậy ta đã chứng minh được trung tâm vạn năng và chứng minh được chân tâm bất diệt, vì chính trung tâm bất diệt nên thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử đời đời không chấm dứt. Chính vì đó mà ta xác định trung tâm tuyệt đối của giá trị hóa đối với thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử ở trong quỹ đạo chuyển trạng vô cùng mạnh mẽ của vận luật tuần hoàn kết tinh kim sắc vãng hồi trung tâm. Đó là tính bất biến và không bao giờ thay đổi trong sự nghiệp vũ trụ hóa.
Bài học này đã giải mã được sự thực của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử và giải mã được tất cả những mâu thuẫn trong đời sống của lập thể. Nhưng thật ra muôn hình thể ấy nó chất chứa vô cùng giá trị tinh hoa để tạo ra một sự nghiệp huy hoàng trong sự giải thoát ra khỏi tam giới và hoàn toàn làm chủ cả vũ trụ.
Ngài bảo Ông Chơn Hoàng Quang Quân phát biểu.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, vận luật tuần hoàn là cơ xưởng khổng lồ của trung tâm thống hóa. Để có thể sản sinh và kết tinh kim sắc. Vậy trong thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử thì đây là quy luật của định luật tuần hoàn để tinh luyện kim sắc. Như vậy vật chất thành trụ hoại không là nhằm để kết tinh để trở về bản chất cân bằng. Vì gốc vũ trụ là luôn luôn cân bằng. Như vậy phần lập thể phân hủy là để tìm về bản chất cân bằng của vũ trụ, thì đây là sự vãng hồi.
Còn đối với duy ngã đại thể thì dựa trên nền tảng của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử để có thể kết tinh kim sắc và vãng hồi chân tâm.
Như vậy chúng con xác định đề kinh này rất vững chắc trong sự nghiệp hóa được thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, và sinh lão bệnh tử để trở về trung tâm.
Ngài dạy: giá trị của trung tâm vô cùng, diệu lý của trung tâm vô hạn chứa nhóm vô lượng thân kim sắc cũng không thừa, cũng không thiếu. Vì sao? Vì kim sắc là bản vị của giá trị vô hạn và đồng nghĩa với giá trị vô cùng trung chung nên được đạt đên chỗ vô dư.
Nên Như Lai nói: nếu ngày mai vô lượng A Dăng kỳ kiếp mà thân kim sắc được kết tinh khắp cả vũ trụ cũng không bao giờ chiếm lĩnh hết chân tính vô hạn ấy.
Như vậy trong đời sống hữu vi thì ta thấy không gian chật hẹp, nhưng đến chỗ vô cùng thì không còn giới hạn trong không gian chật hẹp nữa. Thì đây gọi là vô dư là trạng thái đạt được hạnh phúc nhất của vô lượng thân kim sắc trong giá trị chân tính thường trụ.
Thế thì thân kim sắc đã tròn đủ vô cùng ở trung tâm thì niết bàn vô cùng của giá trị trong đời sống tương dung một cách vô cùng ấy. Nên mới có sự cực lạc vô cùng và hạnh phúc vô cùng.
Nên ta nói rằng: nơi nào còn có sự thay đổi thì nơi đó sẽ mất cực lạc và hạnh phúc; nhưng chỗ không thay đổi thì cực lạc và hạnh phúc không bao giờ biến mất.
Nếu ta thấy hạnh phúc và thiên đàng còn trong các tướng pháp thì sẽ mất giới hạn với giá trị kim sắc niết bàn và thành tựu giá trị trung tâm.
Ngài bảo Ông Chơn Phát Đạo Quang phát biểu.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, hiện trạng vũ trụ thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử là định luật tất yếu đưa đò và kết tinh phần kim tính. Thì chính kim tính là phần gốc được vãng hồi trung tâm. Như vậy lập thể là nhằm để công luyện trở về thành tựu chân tâm.
Ngài dạy: nếu vật chất bị triệt tiêu trong tam thiên thế giới về mặt lý, về mặt sự, về mặt tính, về mặt thể, về mặt tổng thể, về mặt chi thể, về mặt cực đại, về mặt cực vi, thì lấy gì chúng ta được thành trụ hoại không, được sinh trụ dị diệt và được sinh lão bệnh tử. Lấy gì chúng ta được quỹ đạo tinh luyện để thành tựu kim sắc. Như vậy mỗi phần thể lập là nền tảng cho kim sắc và nền tảng ấy không bị triệt tiêu để kim sắc được tiến hóa đời đời trong vũ trụ.
Nếu vật chất đứng trên gốc độ của chi thì ta thấy có diệt, đứng trên gốc độ của tổng về hiện trạng ta thấy có diệt. Nhưng đứng trên tổng thể tinh hoa của 2 trạng thái giữa tính và thể thì hoàn toàn không có hủy diệt. Chính vì tính và thể không bị hủy diệt mà lại được tròn đủ một cặp bộ tuần hoàn ấy. Nên chúng ta mới hoan nghênh vũ trụ là vô cùng của chúng ta.
Như vậy ta tạm nói hủy diệt, chứ thật ra không có hủy diệt gì cả. Vì đời sống của những người đã quá cố thì hoàn toàn vẫn còn nguyên. Vì sao? Vì khi họ rời bản ngã thì thân xác này trả lại cho tứ đại và họ vẫn còn trong ánh sáng siêu thể để tiếp tục thiết lập những công trình hóa thân mới, nên vẫn còn nguyên.
Ngài bảo ông Chơn Thức Mật Văn phát biểu.
Ông Chơn Thức Mật Văn: Thưa Cha, đề kinh này cho chúng con thấy tất cả những hình tướng trong vũ trụ đều phải thay đổi trong định luật hành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử. Mà đó là sự chuyển trạng lập thể nhưng phần tính thì không bao giờ mất. Vì thế mà duy ngã đại thể đã được kết tinh kim tính kim sắc. Thì đó là cái đích cuối cùng bất biến mà Thống hóa đã cho.
Ngài dạy: Sự vãng hồi viên mãn nhất, toàn diện nhất, toàn năng nhất là sự vãng hồi trung tâm. Nên Như Lai không bao giờ tách trung tâm vạn năng để có thể thành Phật được. Vì trung tâm vạn năng là chỗ tuyệt đối không biến đổi.
Như vậy, xác định rằng chúng sinh chưa trở về trung tâm thì trở về chỗ tâm pháp của chính dòng nghiệp của họ. Còn các bậc Thánh hiền thì là vãng hồi về chân tâm, còn đối với Như Lai toàn năng toàn giác là vãng hồi trung tâm.
Ta phải thấy luật tuần hoàn rất bình đẳng và đã được khép kín trong hệ thống lập thể và lập tính của mỗi nhân bản duy ngã đại thể. Và chứng kiến giá trị tinh luyện chuyển hóa và thành lập của mỗi nhân bản để hình thành giá trị kim sắc. Như vậy duy ngã đại thể phải có sự công phu và thành lập phương trình tu chính để được thăng hoa thì giá trị sức mạnh của âm dương tuần hoàn nó sẽ luôn luôn đáp ứng cho công trình của chúng ta một cách thiết thực mà không bao giờ thêm bớt.
Khi học bài này thì chúng ta không còn sợ chết nữa, mà chỉ sợ trôi nỗi bền bồng thăng trầm trong biển khổ từ đời này cho đến đời kia không ra khỏi được. Nếu sợ thì sợ nhiều lắm: Đó là sợ giảm trụt về phúc đức, sợ tất cả các căn bị nhiễm lục trần lục thức và hoặc lậu chuyển động mà mình chưa thắng được. Sợ sau khi chết ta có lên được những địa đàn tốt không? Có sinh lại được kiếp người không? Đó là những điều mà chúng ta phải đặt ra để giải quyết về bản thân duy ngã.
Như vậy, ta mong rằng tất cả con cái hãy luôn tỉnh táo cảnh giác đề phòng những ý niệm tư tưởng của chính mình. Phải soi sáng được chính mình để vạch ra một con đường đi vào sự nghiệp tu tiến và thăng hoa, là con đường cứu tinh cho nhân loại để ta có thể làm gì cho thế giới.
Ngài bảo Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phát biểu.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, qua đề kinh này chúng con rất sáng tỏ về mục đích của định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử. Đây là định luật có đến và có đi nhằm để đạt được chỗ tận cùng bất biến của vũ trụ. Trong đó có tất cả mọi loài, mọi giới kể cả các vật thể cũng không mất tính ánh sáng của vũ trụ. Tất cả được tồn tại mãi mãi vĩnh viễn. Khi hiểu được như thế thì chúng con sẽ không còn đi lầng quầng nữa mà đi thẳng vào sự nghiệp công phu công luyện để thành tựu chân tâm.

Mẹ Đại Sư Bà -Giao thừa 2011 Tân Mão

CLDL! Mẹ rất xót xa, rất xót xa! Mẹ rất yêu thương, yêu thương con có tội! Mẹ rất nỗi niềm, như nỗi niềm của người Mẹ trên thế gian này! Sự nghiệp Công Luật là sự nghiệp tinh lọc hóa tổng thể. Sự nghiệp Công Luật là sự nghiệp của các đấng cứu thế. Sự nghiệp Công Luật là sự nghiệp tất yếu của định luật nhân quả. Mẹ rất thống thiết, thống thiết không cùng về nhân loại trên hành tinh nói chung và trong Công Luật Chuyển Luân Pháp Bảo của chúng con một phần này.
Ngọc Đảnh ơi! Cửu kinh con ra đời rồi mà dòng Chơn vẫn tiếp tục phạm tội. Thậm chí sự u khuất không cùng tận của dòng Chơn ấy đã chẳng biết ngày cuối cùng của nó sẽ về đâu, đi đâu, đến đâu và có thể sầu vạn kiếp không chấm dứt trong sự thống khổ ấy, mà chúng chưa bao giờ hay biết điều này.
Đối với thế cuộc phân ly như biển dục, sóng gào và khổ não tràn lan trong thế giới, thì sự xót xa ấy đối với Mẹ vẫn còn nguyên đây. Ngọc Đảnh ơi! Mẹ không mang thân thể hình hài xác thịt. Mẹ mang siêu thể tự tại ở trong hệ thống trung tâm thì càng nghĩ đến mọi sự đau thương của con cái ở trong trần thế. Và có thể nói các hành tinh biến đổi không cùng, hình thành những địa ngục ký tính, mà chúng sinh chưa bao giờ ly thoát và được an trụ ở trong mọi phúc âm của chúng. Nghiệt ngã thay, nghiệp dĩ lại tiếp tục chồng lên, mọi sa đọa càng chồng thêm, dày xéo tâm thức chẳng bao giờ yên nghĩ. Thiên đàng pháp tính cũng chẳng bao giờ có thể đến với chúng, thì các hình sắc thiên đàng kia có bao giờ ngự trị được đâu. Đó là điều tất yếu!
Sự xót xa của mẹ về các nghiệp dĩ phân hóa mà toàn thể dòng Chơn còn phải mắc phải. Ngay cả cuộc sống đời thường cũng không thể bỏ nghiệp mà đi, thì huống chi nói đến đạo luật thành công. Tất cả đều là mơ hồ, là khổ não, là biến đổi dần theo thời gian của sự già chết. Chúng sẽ chấm hết với gia đình và quê hương dân tộc. Và có thể nói bất cứ một hệ thống nào cũng không thể tồn tại trên thế gian này. Đó là điều sự thật mà nỗi niềm của Mẹ chưa bao giờ dừng lại ở sự tận độ, mà Mẹ vừa rồi đã phán lịnh thanh lọc toàn thể dòng Chơn.
Thanh lọc để Mẹ được hạnh phúc, hay toàn thể đại chúng được hạnh phúc? Thanh lọc để chúng con được an vui, hay để chứng minh là tất cả những thứ đào thải ấy, những quặng cấu ấy đã khiến con phải chịu luật này, luật khác và chúng sinh hệ thống phân ly tử biệt tiếp tục tồn tại trên thế giới duy ngã này. Hôm qua các con là anh em, ngày nay các con là xa lạ. Hôm qua là ân sủng, mà ngày nay là oán thức. Thế tất cả những năng lực ấy đã biến động ở trong đời sống của chúng con. Ngay cả cuộc sống các con cũng chẳng an thì làm sao các con có thể làm an cho nhân loại, an cho người khác, an cho thân bằng quyến thuộc và người anh em của các con.
Mùa xuân về có người cười người khóc, có người sướng người khổ. Có người thăng hoa cũng có người trầm đọa. Tất cả bể dâu vẫn còn nguyên trên mặt trạng trần gian. Thế thái nhân tình, cuộc đời lênh đênh là vậy! Ai thấy ai? chỉ thấy được mình trong sự sống để được bình an và sung sướng, mà không thấy được mọi sự khổ đau của người khác đến bởi ba thời kỳ quá khứ, hiện tại, vị lai.
Mười phương thiết lập Âm dương bào tạng là làm rạng rỡ cho Hồng Ân, cho nhân thế loài người, cho pháp giới chúng sinh, nói nhỏ lại là cho quê hương dân tộc, nói xa hơn là ánh sáng viên chân của hệ thống kinh điển rực rỡ nhất mà Từ Phụ đã truyền trao cho Kim Ngưu. Một trong chính giáo bất hủ mà trên đời dương thế đều sủng ân, thì con cái đã biết được và thể nhập được ánh sáng đó một cách trọn vẹn để đi trên con đường cửu kinh chuyên môn hóa hành tinh. Thật sự bất cứ người con nào thể nhập cửu kinh thì chính nó cũng đã có phần chuyên môn hóa tâm pháp nó, thân thể nó và đời sống gần gũi là vợ chồng con cái nó, anh em nó và quyến tộc nó một cách lợi lạc và bình yên trong tức khắc. Mà nếu được truyền nối với nhau thành một dây chuỗi ngọc, để tỏ ra một ánh sáng, thì cuộc đời cũng có thể thay đổi được.
Tất cả những dòng Chơn sau sự phán quyết đã mất hẳn và khai trừ như Chơn Phúc Bảo Cơ, Chơn Thăng Khoa Giáo. Từ những tên thụ ký, lời định ngọc của Ngọc Đảnh ban ra sao lại mất rồi và hỏi lại có còn không?. Nỗi lòng của Mẹ là nỗi lòng thương xót và thương xót không bao giờ hết đối với toàn thể các con, mà không nói riêng cho dòng Chơn nào. Mẹ đến với các con bằng ánh sáng quang minh rực rỡ qua tri thức vô tiền khoáng hậu của Ngọc Đảnh đại hóa. Mẹ nói trước những năm tháng mà những công trình của Ngọc Đảnh thiết kế, thì hôm nay những công trình đã rạng rỡ trên giai đoạn đầu. Giai đoạn chưa kết thúc và tiếp tục của những giai đoạn kỳ diệu hơn nữa và có thể nói là loan ra cả nước. Thật vậy! Được mọi người tôn quí sùng trọng và cho đây là một trong những kỳ tích mà đàn con Công Luật đã làm nên. Đó là một trong những xót xa mà chính Mẹ chưa bao giờ có thể nói và nói bằng lời. Nhưng nói bằng lời thì cũng giới hạn lắm. Không nói thì không làm tỏ rạng được đàn con.
Sự phân biến của con cái ở mức độ, như mức độ mà Mẹ thấy ấy là trên mặt bằng của hệ thống Công Luật. Song sự bất biến đổi của Công Luật mười phương đã thiết lập công án đại hóa, thì vốn dĩ không thể tách ra. Thì ngày mai sức mạnh của hậu duệ đã thể hiện một cách rực rỡ và quang minh như Chơn Duệ Kim Thiền chẳng hạn. Một trong những người phi vượt trên mọi giá trị của người cha và thành đạt như người cha mình vô cùng. Để thể hiện những năng lực đặc biệt và có thể tri kiến cho các hậu duệ tiếp theo. Đó cũng là nỗi niềm và cũng xót xa cho những đứa con đã vượt cả sức mình trên mọi năng lực kỳ tích để thể hiện hơn nữa và tấm lòng đại hiếu ở trong những ngày tháng đi qua và nhiều kiếp trước không tính đếm.
Sự khó nhọc quyết tâm trực diện với mọi hoàn cảnh như Ấn Chuyển cũng không thể rời cha, thể hiện tính bí tích và sức mạnh mà Mẹ đã tri kiến trong các thời pháp trước. Tất cả các con hãy giữ sức mình trong Công Luật và không phát sinh những bản ngã vô lý để đánh đổ chính mệnh trong hệ thống pháp thân Như Lai.

Mẹ rất yêu thương và không đặt một điều kiện nào trên tình yêu thương ấy. Đi ngược lại sự nghiệp Công Luật cũng được yêu thương. Sa đọa vào tận cùng cũng được yêu thương và làm tất cả sự vinh quang cũng được yêu thương. Yêu thương của sự mừng vui và hạnh phúc, yêu thương của sự lo âu và thương khóc con vì con sa đọa. Định luật tất yếu nhân qủa rõ ràng, không thể thay đổi được định luật này, vì thế mà Mẹ Xót xa. Nếu Mẹ thay đổi được định luật thì mọi nỗi niềm và xót xa của Mẹ cũng sẽ chấm dứt với nhân loại và hoàn toàn Mẹ đã làm chủ được đại thể duy ngã trên con đường chính tu đại hóa. Và khi ta đã được thành Phật thì đại thể duy ngã cũng được thành Phật. Điều ấy không bao giờ có và không thể xảy ra trong hệ thống Công Luật vũ trụ. Nên tình thương của Mẹ không có điều kiện với các con.
Ngọc Đảnh là một trong những người phụ nguyên vô tiền khoáng hậu. Sức mạnh của Ngọc Đảnh đã thể hiện những giá trị kỳ tích. Sự đích thực của sự cứu độ đối với Ngọc Đảnh trên con đường đại hóa. Tính theo thời gian và không gian thì Ngọc Đảnh vẫn là huy hoàng trước mọi sự huy hoàng của đại cuộc. Ngày mai Ngọc Đảnh trở về là ngày được huy hoàng hơn. Còn ở trong thế gian nếu có huy hoàng cũng bởi nhân loại, pháp giới chúng sinh mà huy hoàng. Và đàn con được no ấm hạnh phúc, sung túc, là sự huy hoàng cao nhất, sự tham muốn tột cùng của Ngọc Đảnh mà Mẹ đã biết từ lâu. Sự ban cho của Ngọc Đảnh tương quan với chư Phật mười phương. Ba đời chư Phật mười phương đều ban cho, thì bản chất của Ngọc Đảnh là bản chất của chư Phật ba đời. Vì thế khi chưa ban cho thì mọi sự xót xa của Mẹ, của Ngọc Đảnh lại tiếp tục hình thành. Nếu ban cho một cách đầy tròn của sự ban cho, thì chính thực của mùa xuân trong cơ phục lâm mới rõ bày về cơ anh tài và sức mạnh của thánh tích đối với sự nghiệp Kim Ngưu phá điền.
Mẹ đã nói rõ tất cả mùa xuân qua còn trong chu trình hạ. Chờ một mùa xuân của chu trình thượng. Thì một trăm xuân mới có thái xuân hạnh phúc và bền vững thái bình. Còn chưa được mùa xuân thượng thì những mùa xuân ấy vẫn còn nhiều nước mắt hơn là những nụ cười trên môi của nhân loại. Đất nước đã một nghìn năm nở hoa. Thành Thăng Long được rực chiếu ngũ vân, thụy kết Long Thành. Long Thành đã thụy kết, nghìn năm đã đi qua. Tất cả những giá trị hồng bào được thiết lập như một cửa ngục chuyển hóa, chuyển hóa đến một thời kỳ giao kinh và sự đỉnh đạt của giá trị hóa, tập hợp sức mạnh về Bia Sơn như ánh sáng quần tụ, cũng từ ấy mà Bảo Sơn cơ minh xuất được vạn tỏa hào quang. Sự nghiệp khảm phương là sự nghiệp của Trâu Vàng và tất cả đều mở đàn một cách ngoạn mục. Đó là một trong nỗi niềm lớn nhất của Mẹ và sự trắc ẩn tình yêu của Mẹ đối với đại tộc thuộc CLPB và Hồng ân cứu thế của chúng con.
Ngày ấy trên đỉnh quang vinh và hạnh phúc, sự hiển hách của Ngưu Tinh đại xuất là sức mạnh của Hồng bào, là sự chuyển giao của Hùng Vương, của Thánh tổ đã y kết trên sức mạnh của dân tộc.
Dân tộc Đại Nam Kinh Châu hay còn là dân tộc của Âu Lạc- Văn Lang truyền thống. Rồi đây, đất nước sẽ vạn xuân, quỹ tích thái dịch sẽ đến khắp nhân loại sau mùa băng giá và cơ đại loạn.
Không có gì quý bằng sự nghiệp Công Luật đại hóa và không có gì quý bằng vô lượng tâm tập hợp sức mạnh trong sự nghiệp cứu thế. Chính sự nghiệp cứu thế là giải mọi cái nguy trong mọi khổ nguy. Chính sự nghiệp cứu thế đã bày tỏ áng văn thứ nhất của nhân loại, trời người được hoan nghênh và hạnh phúc được nở hoa. Mùa của hoa anh thoại, mùa của quang minh là rực chiếu hào quang mới của các ngôi sao lạ ra đời. Đó là nỗi niềm lớn nhất của Mẹ. Trong nỗi niềm ấy phải có sự xót xa đối với đàn con băng hoại, hoang hóa, biến chất, thối chuyển và coi thường Công Luật sự nghiệp cứu thế của Mẹ, sự nghiệp cứu thế của Ngọc Đảnh, sự nghiệp cứu thế của Mười phương Như Lai. Coi thường sự phán quyết và thụ ký của đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni: Ngưu Quốc Sắc Lữ Thành Đạt. Coi thường sự phán quyết: “Nhất nhơn, nhất mã di như ngã. Hữu đột xung thiên cứu độ dân”. Chúng con luôn tôn vinh sự uy lực sức mạnh không biên giới. Là tỏ sức mạnh không bao giờ thối chuyển, không thể thối lui. Trăm ngàn sự thống khổ vẫn xem như không có khổ. Trong sự kiệt tận của lưu đày, coi như dày công bồi đắp sự nghiệp và xây dựng cho Bia Sơn được lớn hơn. Công trình của nguyên lý và di chỉ của sự nghiệp để lại mai sau, đời sau cho con cháu. Công trình của sự thử thách, trong đó có thách thức, và muôn vàn thử thách ấy trở nên kỳ tích cho giá trị lịch sử tương lai và mãi mãi
không bao giờ thay đổi.
Ngọc Đảnh ơi! Giả như dòng Chơn không thể hiếu nổi, có thể thay đổi lòng người, có thể quay lưng, có thể bất tín, có thể chối minh triết, có thể coi thường sự hóa thân của con trong sự nghiệp phá hoang lập nguyên. Coi thường thiết lập âm dương bào tạng. Coi thường Hán Vương trên lòng bàn tay. Hoặc coi thường tất cả những giá trị uy linh nhất của con, thì việc ấy vẫn là bình thường. Vì sao? Vì chúng là bình thường, hoặc mất đi sự bình thường, thì tất cả sự coi thường ấy là đương nhiên.
Thế gian nguy kiến phúc Hồng ân, sức mạnh đại hóa không thể bị va đập. Các hệ thống quay lưng, hoặc đi ngược lại với giá trị Công Luật mười phương, vì thế mà sinh lòng lo âu. Không đâu con! Không! Mà chỉ là con, con vẫn đương nhiên trong sự nghiệp Công Luật đại hóa. Vẫn đỉnh quyết trong giá trị cứu tinh, vẫn tập hợp được lực lượng hậu duệ to hơn, nhiều hơn ở những thời kỳ tiền khai, bán khai. Không thể đem những thời kỳ ấy so sánh, và cũng không thể chối bỏ những thời kỳ khai hóa, không phủ nhận những công đức và sức mạnh thiết lập của toàn thể đàn con đi trước mà quên tất cả những giá trị công đức của những người con đã hy sinh. Thế thì tất cả ai còn là còn đó, ai mất là mất. Mất- còn là do chính nó. Chớ không bởi nơi con. Nếu bởi nơi con làm cho chúng còn thì chúng được còn. Bởi nơi con làm cho chúng mất nên chúng mất. Điều ấy nó quá chủ quan đối với giá trị Công Luật, mà tính chất giá trị còn- mất là sự giác ngộ của chúng khi nhìn nhận được sự nghiệp Công Luật.
Mẹ phán quyết rằng: tất cả vật chất có thể thay đổi, cuộc đời có thể thay đổi, tất cả có thể thay đổi. Song Công Luật mười phương không bao giờ thay đổi. Ta đã tuyên thệ trong sự nghiệp Công Luật, chính trục trung tâm: sự nghiệp Kim Ngưu là sự nghiệp bất diệt trên con đường đại hóa. Sự nghiệp Kim Ngưu là sự nghiệp thiết lập có tính chất bí sô trong sức mạnh của trung tâm Thống hóa. Sự nghiệp ấy đã thể hiện được những giá trị kỳ tích và giá trị thành tựu theo mọi giai đoạn. Tất cả những giai đoạn thành tựu đã tỏ ra sự thuyết phục của các công trình thành tựu. Và sự thành tựu này cũng là một trong những hệ thống tri kiến cho toàn thể pháp giới. Và ngày mai pháp giới chúng sinh thấy được sự tri kiến này, tỏ bày được thực tướng của Công Luật này, hiểu biết được một cách thông suốt thì điều mà Mẹ nói cách đây 40 năm: “Công Luật rồi đây sẽ trùng trùng điệp điệp, và không đếm kịp số người quay về Công Luật”, Ta hoàn toàn nói không sai. Một ngày kia các con mới thấy lời của Mẹ là lời mang tính định quyết trong sự nghiệp bất biến đổi của hệ thống Công Luật Chuyển luân pháp bảo.
Lại nữa, vì sao? Vì bộ luật của nhân quả đã thể hiện sự ứng báo thưởng phạt một cách trình tự. Thì Ngọc Đảnh có thể muốn, hoặc Mẹ có thể muốn. Nếu ngược lại những định luật ấy để muốn thì định luật nhân quả ở đâu? Và giá trị thưởng phạt mọi ứng báo của chúng đối với đại tộc thuộc, hoặc nói riêng cho các dòng Chơn phạm luật. Nếu phạm luật mà không được trị thì luật ấy là nghĩa gì? Loại nhân quả gì? Và những thứ nhân quả không có thiệt ở trong đời. Cũng như không có cây lúa, không có đóa sen. Cũng không có tất cả những cây lành trái ngọt đã được dựng lên như một định luật tất yếu, và loại nhân nào thì quả nấy. Không thể thay đổi những loại nhân quả tất yếu mà chúng đã làm nên. Chúng tưởng rằng những việc làm của chúng khuất mắt của nhân loại, chỉ có chúng biết thôi thì được yên. Nhưng ngược lại không bao giờ yên, vì những việc làm ấy đã đúc kết trở thành những nghiệp lực và sức mạnh chuyển động để báo ứng và đưa chúng đến chỗ cùng tận của giá trị này. Giá trị này là giá trị báo ứng. Giá trị này là giá trị nghiệt ngã, giá trị này là giá trị sa đọa, giá trị này là giá trị chết chóc và giá trị này là giá trị phân tán điêu linh và chúng không thể tồn tại trên hình thể chúng. Vì mọi hình thể ấy là lưới của định nghiệp, lưới của nhân báo, quả báo đã trùm lên thân thể chúng và trùm lên ý niệm tư tưởng chúng, tâm pháp chúng và chúng không thể thoát ra được. Nhẫn đến tất cả những công đức trang nghiêm nhỏ như hạt bụi, như hạt cát, như sợi lông cọng chỉ, có những thứ công đức mà không nhìn ra được nó. Vì nó quá nhỏ hoặc nó quá siêu tế, thì những công đức ấy vẫn được tụ kết hình thành những giá trị khối lượng nhất định để báo ứng cho chúng. Mà chúng được phúc báo, được yên vui, được sự an trụ. Và ở đâu cũng được người chúc phúc ban cho. Đi đâu cũng được người giúp đỡ. Đi đâu cũng có ngõ mở và không có lối cụt. Đi đâu cũng được bình an trên mọi phúc địa, và mọi phúc địa tự dẫn độ đến, chúng được ngôi nhà đẹp, được tất cả mọi phương tiện. Vì sao? Vì định luật đã nói rõ, trước hay sau gì thì định luật nhân quả cũng đến với ngươi. Dù lâu hoặc mau với thời gian và không gian thêm hoặc bớt thì nhân quả đó không thể lộn được.
Như vậy thì tinh thần xót xa của Mẹ đối với lịnh phán quyết tinh lọc của toàn thể dòng Chơn để kết tinh kim tính và chọn kim tính làm quyền thừa Công Luật là điều hẳn nhiên rồi không có gì phải hỏi nữa. Những thứ không phải vàng thì không thể dùng nó được. Vì bản chất nó thuộc về quặng cấu, thì chính nó sẽ làm khổ đau nó và khổ đau cho nhân loại. Chính nó đã được tinh lọc, được vàng ròng, được kho tàng Phật bảo, pháp thân uy nghiêm, tâm hồn chân chính đỉnh đạt như lưu ly, mã não, san hô và các loại ngọc quý thì chúng được hạnh phúc mà còn chia bang ánh sáng cho người khác. Phước hạnh của chúng đầy mới tràn và chia ban cho người khác, còn không thì chúng không thể cho ai được cả.
Triết lý của ta là triết lý sống và sống để thực hiện triết lý và hành động theo triết lý. Triết lý ta là triết lý thẳng, triết lý của một vạch định con đường hóa đạo và hóa tâm pháp. Hóa cả những đời thường và những đời không được bình thường. Triết lý của ta là như thế đó. Triết lý của ta là hệ thống Cửu Kinh Minh Triết mà đã được ánh sáng bày trên pháp thân của Ngọc Đảnh bằng Cự nhật đại quang đã tỏ trước mắt ngươi, và mắt ngươi đã thấy được Cửu Kinh Minh Triết.
Mẹ hoàn toàn thực và thực trên pháp thân của Ngọc Đảnh. Mẹ hoàn toàn thực, vì ngôn ngữ minh triết thực. Mẹ hoàn toàn thực, vì nghĩa lý của Mẹ thực. Mẹ hoàn toàn thực vì pháp thân Mẹ không bao giờ biến đổi.
Mẹ hoàn toàn có, vì Mẹ có đủ cho con để con xây dựng tất cả những công trình nào mà con có thể làm được. Những chỗ khó khăn, bàn tay của Mẹ nâng đỡ. Nhành dương liễu và bình cam lồ không bao giờ vơi, cũng không bao giờ có thể thay đổi tính quyền năng và sức năng lực của Mẹ đối với các cấp bậc thế giới. Các con không còn phải tiếc một thứ gì, mà chỉ tiếc mình làm không được thì mình phải thua thiệt về mặt thăng hoa kết tinh chân tính. Chỉ có tiếc mình làm không được mà lại bị suy thoái, sa đọa, thua sút về tâm đức trí huệ và tính quang minh đối với các bậc Thánh hiền. Chỉ có mình tiếc đi những thứ mà không đáng tiếc. Vật chất vô nghĩa mà lại tiếc ư, và vật chất vô nghĩa mà lại thèm khát ư? Nếu vật chất có nghĩa thì chúng đã đem phụng sự cho nhân loại lâu rồi. Nếu vật chất có chính nghĩa thì chúng cũng không tiếc thân mạng của chúng, vì thân mạng của chúng sẽ không tồn tại. Thời gian qua như thoi đưa, thân xác đã già rồi, bệnh tật lại cưu mang nặng nề hơn, tất cả các nghiệp dĩ trùng trùng, trói con trong trần thế. Có thứ gì để tiếc, và tiếc để làm chi.
Suốt 40 năm trường kỳ giáo hóa, ngày và đêm không tính thời gian trong mật ký. Đối với thời gian và không gian vẫn là giáo lý. Đến với con bằng diệu lý, bằng vô tận ý. Đến với con bằng trái tim bất diệt của ánh sáng quang minh, pháp thân của Mẹ hằng hữu vô cùng. Đó là những điều Mẹ muốn cho các con những năm tròn đầy hạnh phúc. Và hạnh phúc của sức mạnh Công luật Bia Sơn. Công luật Bia Sơn là Công luật của sức mạnh phi công và kỳ tích lịch sử tri kiến nhân loại. Là một trong cơ kỳ xuất để biểu trưng cho sức mạnh về giao thừa của hai đầu mối Nam và Bắc. Và cơ khảm phương thụ ngọc mở ra. Đó là chính thống quyết về sự nghiệp Công luật hiển vinh mà toàn thể các con đang phụng sự.
Phụng sự cho ai? Phụng sự cho nhân loại là lớn nhất, rồi đến phụng sự cho gia đình, vợ chồng con cái, anh em quyến tộc. Là những phụng sự chân chính và không thể thay đổi sự phụng sự ấy. Và Mẹ chưa bao giờ kêu gọi các con hãy phụng sự cho Ta và Ta không cần một phụng sự nào hết cả, mà chỉ khẩn thiết sự phụng sự cho nhân loại. Là sự phụng sự đích thực của Như Lai đã có. Đó là tiếng sấm cú mạnh mẽ, là sức mạnh của tiếng nói thiêng liêng về sự phụng sự của những người thống khổ và được phụng sự cho thống khổ. Chính pháp đó lừng lẫy trong uy linh của Bạch Y Đại Sĩ và trùng trùng của hàng Bồ Tát Bạch Y Đại Sĩ. Và Bạch Y Đại Sĩ đã ngang nhiên trong sức mạnh của sự nghiệp cứu thế vô điều kiện đối với nhân loại.
Hôm nay ta không còn một lời nào để nói thêm nữa. Mà nói một cách đầy đủ cho toàn thể các con trong mùa xuân mới, một trong mùa xuân ít được an vui.
Mẹ thăng.
23/03/ TÂN MÃO
Tôi, Ngọc Nữ Đát Linh Hoa Sa Thay!
Ông Ngọc Đảnh đại hóa ứng thân Phật, bà Ngọc nữ Hồng Thúy Vinh, Ông Chơn Công Bảo Pháp, Chơn Lân Long Đình. Trên Ngọc thiên Đức Bạch Y Đại Sĩ truyền nhiệm……
Đức Bạch Y Đại Sĩ quảng đại linh cảm chứng minh đại tộc thuộc Chuyển Luân Pháp Bảo đang trụ lập tại thánh địa Bia Sơn, được vững chãi trên con đường đại hóa. Công cuộc tổng tinh lọc được Đức Bạch Y Đại Sĩ phán quyết. Đó là một sự trắc ẩn đến, của một thời kỳ chuyển giao trong cơ đào tầm xuất du.
Ông Chơn Công Bảo Pháp đã được Đức Bạch Y Đại Sĩ phán quyết đấu trí trong cơ cuối cùng. Và các ánh sáng Cửu Kinh Minh Triết có thể lọt thủng đến khắp cùng và đến chỗ cao nhất của Cộng Điền, thì ánh sáng ấy cũng trở thành một sự công quyết kỳ diệu. Hoặc nghiên cứu về trắc ẩn của sự nghiệp Kim Ngưu trên con sông Đà Thủy, gọi “Đà Giang sinh Thánh – Bất chiến tự nhiên thành”.
Sự nghiệp phá điền của Tinh Bản Kim Ngưu không bao giờ thay đổi, thì sự công chứng sẽ có từng giai đoạn và giai đoạn chuyển tiếp ở trong sự tận cùng cho đến ngày vinh hiển.
Chơn Duệ Kim Thiền, sự tham vọng của những thứ không thực tướng, vì không thể nhập được thực tướng, còn kẹt ở giả tướng mà thấy mọi áp lực không có quyền thực và sức mạnh để cứu chữa sự nghiệp đối với từ phu, đem lòng lo âu đối với các lực hiện tài hoặc pháp tài, phát sinh mọi ý niệm đều bị thất bại, không đạt được ý đồ cao nhất của giá trị thành đạt mà Kim Thiền muốn. Những thứ muốn không chính nghĩa đã bộc lộ sự phát dậy các pháp nghịch biến và không có đức của sự cứu chữa. Đó là sức ép tổng thể, để nhìn nhận tính trắc ẩn, cũng thể hiện tính tổng tinh lọc của toàn thể Hồng Ân đối với các bậc quyền thừa ở tại Thạch Bia Sơn.
Tôi mong rằng ông Chơn Công Bảo Pháp hãy thấy sự nghiệp luôn thống nhất, kinh tế được rành rành, cũng là sự đấu trí của hai chiều, hoặc có thể đạt nhiều chiều, theo sự quyết định trong giai đoạn và thời gian cho đến những thời kỳ phong thánh.
Trong sự trắc ẩn của toàn thể Hồng Ân, đó là sự thách thức mà Đức Bạch Y đã chọn lựa. Để thách thức những người con, trong đó để thể hiện thứ lớp, để lập hàng lớp chính vị đối với những bậc đi tiên phong cho sự nghiệp, đi đến các bậc tiền hiền, hoặc các bậc tiền khai cũng là thể hiện của giá trị biểu tượng. Không được khiếp sợ, khủng hoảng mà mất đi tính định hướng của sự nghiệp Công Luật, mà các bậc chân giả đã được ngộ nhập sâu trong đại nghiệp công chính của đức Quan Thế Âm đã duyệt.
Có thể cơ đào tầm sẽ hình thành. Ngọc Đảnh chuyển hướng về Nam cũng không có gì là lạ. Vì từ phu cũng đã về Nam, và về Nam để có những cơ tinh lọc, hoặc về Nam để có những cơ chuyển hóa và hình thành các cơ lợi lớn.
Sự phán quyết của Đức Bạch Y Đại Sĩ đối với toàn thể dòng Chơn: Bất luận một dòng Chơn nào chưa thành tựu chính vị ở trong các quả vị nhất định, thì sự biến động của tổng lực không khác nào như biển gào sóng dậy, có thể đập vào bờ và tạo sự va đập lớn nhất đối với đại chúng.
Tôi mong rằng khi mà Đức Bạch Y Đại Sĩ chuẩn y chính vị, dần sẽ ổn định và thủ nhập những giá trị toán xuất và dựa trên những cơ sở tương tác có thể thực hiện được. Và Đức Thiên Long Bát Bộ Hộ Pháp tổng trì Công Luật chuyển luân, sẽ chịu trách nhiệm bảo trì và cũng có thể có những biện pháp mạnh. Tùy theo mức độ quyền biến mà chư vị phải thực hiện cho đúng trong hệ thống chính thống của Công Luật, nhằm để giữ vững Hồng Ân và đồng thời lấy lại những thế và lực nguy hiểm. Đó là một sự ổn định.
Hôm nay và ngày sau là những thách thức của những ngày cuối cùng, của những năm tháng cuối cùng. Hôm nay và ngày sau là giá trị mà toàn thể dòng Chơn phải quyết định. Có được sự tin qua ánh sáng của đức Tổng Trì và ánh sáng của chư đại Bồ Tát và ánh sáng trung tâm của đức Bạch Y, sẽ khiến theo dòng đạt hồng (hồng quang thống điển), để soi chiếu cho tất cả những dòng Chơn có được những trí huệ lớn, để thực hiện những công trình khai hóa và đại hóa.
Với những thách thức tạm gọi là khủng bố, nhưng sự khủng bố nào cũng sẽ tan biến sau sức mạnh của chính lực thống nhất và kết tập mạnh mẽ nhất của đại chúng. Để có một sức mạnh đối chiếu với ánh sáng trong hệ thống Cửu Kinh Minh Triết, liền được công chứng theo mọi thời gian của sự bí mật, hay là cách giải quyết công trình thì cũng là định luật không thể thay đổi .
Tất cả sự hiểu biết hôm nay không thể là của quá khứ, những năm tháng về lao mộ của Công Luật, chu kỳ và sự khốc liệt của con đường đại nạn mà Ngọc Đảnh đã đi qua. Từ phu phải chịu lấy những thống khổ ấy, thì cũng đủ nên những giá trị kinh sử, khắp thảy của một đại thể trong lịch sử chính vị và sự nghiệp cứu thế.
Tôi cầu chúc cho Ngọc Đảnh và đại tộc Chuyển Luân Pháp Bảo, cầu chúc cho bào tộc được hợp nhất về chính khí để vững chắc trên con đường thánh ý và hợp nhất trên hồng quang thống điển, để đủ lực trình bày và chuyển hóa, tập hợp sức mạnh trong chính pháp và chính khí đó để được phi vượt trên mọi giá trị mà tất cả đại tộc thuộc Chuyển Luân Pháp Bảo đã có và toàn thể Công Luật dòng Chơn đã có, toàn thể bào tộc tứ chúng đã có. Trong đó hàng Chơn và Diệu ni phải kết tụ một sức mạnh không thể phân chia, mà luôn luôn ở trong tâm trạng yên ổn, định tỉnh không thể rối loạn và gây tất cả sự bất ổn cho chính mình.
Cầu chúc đức Từ Phu và mong tất cả các vị tâm huyết!
24/ 4/ Tân mão 2011
Mẹ Đại Sư Bà
CLDL, CLDL, CLDL. Ta Đại Sư Bà Tiên Linh Mẫu Bồ Tát giáng phàm cứu thế. Mẹ mừng tất cả chúng con! Mẹ mừng các bậc quyền thừa dòng Chơn kiền cốt.
Mẹ gởi thông điệp đến cho toàn thể tộc thuộc Chuyển luân pháp bảo. Mẹ gởi thông điệp đến cho toàn thể các bậc thần sĩ, nhân sĩ trí thức. Mẹ gửi thông điệp đến khắp cùng các hệ thống pháp giới trong toàn khắp các châu lục. Thông điệp này là thông điệp quyết định về hệ thống công vận, luật vận của tổng thể, mà 10 phương Như Lai cùng hệ thống Trung tâm phán quyết. Phán quyết về tổng tinh lọc khắp cùng cả thế giới hành tinh. Phán quyết về tổng tinh lọc của các hệ thống cơ giáo trong các thời kỳ, cho đến thời kỳ đại biến cố khắp cả châu lục.
Dấu ấn Âm dương bào tạng là dấu ấn của phá hoang lập nguyên đi đến đại hóa toàn cầu, là dấu ấn vô lệch của sự nghiệp tổng thể, mà 10 phương Như Lai – Thống hóa – Vạn năng mượn hình chữ S làm chỗ vạn đại. Dấu ấn của Âm dương bào tạng là dấu ấn bí tích của đại sự nhân duyên mà đức Từ phụ đã thụ ký: “Ngưu quốc sắc Lữ thành đạt”. Dấu ấn này không thể nói trước hoặc sau để có sự kết thúc của dấu ấn này đối với sức mạnh của một nghìn năm chính pháp. Dấu ấn của 5 đời Thánh. Dấu ấn của đại thể chuyển luân pháp bảo ở các vùng miền trong hệ thống của cửu trù Công luật. Dấu ấn không thể nói giả hoặc thực. Dấu ấn không thể phân biệt về lập trình của hình thể và sắc thể, mà dấu ấn là bí tích của thực tướng đối với Công luật mà 10 phương Như Lai đã thiết lập. Dẫu cho Ngọc Đảnh có thối thác khước từ, thì dấu ấn ấy không thuộc về của Ngọc Đảnh mà thuộc về ấn chứng, lập trình của hệ thống Thống hóa vượt trên toán học, khoa học, hóa học, vật lý học, không gian học, thiên văn học và tất cả mọi sự nghiệp học trong thế gian này. Dấu ấn ấy là bí tích, thực tướng, là sức mạnh của sự biểu thị hiện hữu trong 1.000 năm, giải trình của 500 năm và sức mạnh của dấu ấn ấy vẫn được thông suốt trong các đời Thánh quá khứ, hiện tại và vị lai.
Lập trình của hình hài xác thịt đối với Ngọc Đảnh rất giới hạn; Và thời gian lâm diệt cho đến ngày hóa thân. Đó là những qui trình chuyển động để hình thành các hệ thống lập vận. Còn dấu ấn bí tích mà 10 phương đã thiết lập như một thông điệp không giới hạn đối với sự nghiệp Công luật mà ta đã phán quyết: “Đông Nam Á túc cầu Kim Ngưu tượng, là biểu tượng dấu hiệu của Kim Ngưu, của sự nghiệp phá hoang lập nguyên, của Công luật đại hóa hành tinh”. Không phải trong khuôn vực giới hạn mà các con nghĩ về việc vua chúa bình thường, đối với các giới tham vọng và mong mõi đối với ngai vàng và quyền lực, đối với danh sắc và bá đạo, đối với những thứ vô nghĩa mà các con cho đó là có nghĩa, thì đối với Công luật và sự nghiệp đại hóa của 10 phương sẽ không trở thành thực tướng.
Nếu ta lập trình dấu ấn Kim Ngưu Phá Điền để làm Vua thì không có nghĩa gì đối với các dân tộc trên toàn cầu này. Nếu ta lập giáo trình dấu ấn để thực thi một công cuộc cách mạng ở giới hạn về quốc gia, thì giá trị kho tàng Cửu Kinh minh triết của ta sẽ không khắp cùng cả nhân loại. Dấu ấn ấy không thuộc về thực tướng và giá trị sự nghiệp bí tích của Công luật chuyển luân pháp bảo rất giới hạn và có thể nói là 5 năm, 10 năm, 20 năm , một thế kỷ, đã chấm dứt hết tất cả những giá trị về hệ thống Cửu Kinh minh triết đối với 10 phương lập thành. Không phải như thế! Không phải như thế! Mà mẹ đã thương xót các con về Công luật chuyển luân pháp vương, đối với sự nghiệp hóa thân của Ngọc Đảnh lấy Phật làm chính, lấy Vương làm phụ. Vương không phải là cương lĩnh của sức mạnh đại hóa , là sự cứu tinh nhất thống thiết đối với sự nghiệp 10 phương Như Lai. Nên thụ ký Ngưu Quốc Sắc, không có nghĩa là thành tựu trên ngôi vua, mà thành tựu trong sự nghiệp phá hoang lập nguyên.
Như vậy những ông Chơn quyền thừa có biết được điều này không? Nếu biết điều này thì đêm giao thừa Mẹ đã dạy với con như thế nào. Mẹ đã dạy những bản ngã vô lý, những bất chính ý về sự nghiệp Công luật đối với sự hướng ngoại về bá quyền danh vọng và những thứ bá đạo mà các con còn giữ lấy trong ý thức để được quyền lợi cá nhân, và giành hội đồng, thì đâu còn chính pháp nữa. Buộc phải tinh lọc, tinh lọc để rút hết tất cả những tinh hoa kỳ diệu nhất, vượt trên đời thường mới có thể quyền thừa sự nghiệp Công luật mà không có danh vọng trong Công luật, chỉ còn là chính vị – chính luật thì chúng con mới cứu độ được chúng sinh chớ.
Mẹ có bỏ vào đây nhiều hơn những phi Chơn và thực sự dòng Chơn chúng trở thành phi Chơn thì cũng rất có nghĩa lý đối với Công luật chuyển luân pháp bảo, chứ không phải là vô lý đâu, vì có chúng mới tác khí thành ngọc, vì có chúng mới tạo thành những biến cố ngoạn mục để thực hiện những công trình phi vượt của đại tộc thuộc Chuyển luân pháp bảo trên sứ mạng thiêng liêng đó. Nếu ta bỏ thêm những dòng Chơn phi Chơn nữa, thì vẫn là giá trị bí tích của sức mạnh đối với công cuộc phá hoang lập nguyên mà thôi!
Giả như Ngọc Đảnh có biến tích về giá trị sức mạnh của sự nghiệp Công luật thì sự nghiệp Công luật 10 phương cũng không thể thay đổi, điều này các con phải hiểu một cách cội rễ, nguồn gốc và thực tướng của sự nghiệp Công luật, vượt trên mọi thánh thể để hiểu biết về sự nghiệp Công luật này. Các con không thể nhìn nhận ở một góc độ, một chiều hướng khác biệt mà thấy được Công luật này. Nên sự khước từ của Ngọc Đảnh trở thành vô nghĩa. Những khước từ về con đường lao mộ, những khước từ về con đường xạ tiển, những khước từ về con đường giang hồ, những khước từ về con đường thành lập, thì Ngọc Đảnh không trở thành đích thực của sức mạnh đối với ta và ta là quyền năng tối thượng đối với sức mạnh đó. Ta có thể khiến Ngọc Đảnh về là về. Ta có thể khiến Ngọc Đảnh đi là đi. Và ta có thể khiến Ngọc Đảnh thực hiện những công trình cho ta. Và ta khiến Ngọc Đảnh làm những việc khác biệt để trở nên những bài toán đích thực của giá trị sự nghiệp mà ta đã tinh chọn.
Nếu các con phi vượt cùng Cha ở quá sức, và trọng lực đè nén trên sức nặng ấy, thì sự phi vượt đó là biến động, là trở thành khủng bố, trở thành điên đảo, trở thành những sức bức phá đày ải cho sự thống khổ của chính con và có thể làm lây lang cho bào tộc tứ chúng. Nhưng xét cho cùng thì tất cả mọi giá trị đều có những giá trị nhất định để đổi những giá trị và thành những hệ số qui ước trong sức mạnh của hệ thống chuyển luân trong hệ số qui kết mà toàn thể dòng Chơn chưa làm ra bài toán này.
Việc của Ngọc Đảnh đổi tên Trần Công hoàn toàn Ngọc Đảnh không biết, nếu Ngọc Đảnh biết đổi tên Trần Công là những ý nghĩa ở trong hệ thống của bộ sấm thái ất, thì giá trị của Trần Công trở thành vô lý. Và không có lý trong qui túc của giá trị thiên công – dịch hóa pháp hóa và thống nhất danh sắc trong hệ thống kỳ công của sức mạnh này, đối với Trần Công nãi thị Phúc Tâm, thì Tâm cùng Trần Công cũng có nghĩa đã thống nhất. Như vậy mọi ý đồ của Ngọc Đảnh không có về Trần Công. Mọi ý đồ của tên mà cha mẹ đã đặt ra, thì chính Ngọc Đảnh là không có ý đồ và tư tưởng của giá trị “ Tự Tâm dục thức thánh nhân diện, thủ túc chánh vương tam lưỡng tự. Lưỡng biên bàn ngạt tì nhất khối”.
Sự biến thiên của toàn bộ hệ thống, mà hệ thống biến thiên thì có thể tạo ra những điều hư ảo, giả dối, ngu dốt và tội ác. Tất cả những thứ đó đều có thể biến thành rác, và cuối cùng rác cũng là rác và không có gì thay đổi nó. Chính nó hoàn toàn ở trên qui luật chuyển động và hình thành của sự tổng lọc, thì coi như chúng là hoàn toàn tiêu diệt.
Tinh lọc là lấy tất cả những thứ quặng cấu, những chất độc tố trong cơ thể của con người ra khỏi con người và con người mới có thể mạnh khỏe được, đó là qui luật. Chính sự mạnh khỏe của con người là nhờ tuần hoàn hóa tinh lọc và đào thải tất cả những giá trị quặng cấu ra khỏi đời sống của cơ thể. Cơ thể của Hồng Ân được lành mạnh là nhờ sự tinh lọc và đầy tròn tất cả tổng thể tinh hoa đó, mà vượt trên cả thời gian và không gian để quyết định cho thời gian và không gian trong sự nghiệp cứu tinh. Đó là mục đích chính của Công luật đại hóa.
Ta đã nói rồi, đối với tin hay không tin, đối với 10 phương không có giá trị, đối với Mẹ không có giá trị. Còn nếu đối với Ngọc Đảnh thấy còn dính mắc trong các hình tướng thì các con có thấy giá trị hay không giá trị đó là theo con, còn đối với ta là không có giá trị. Vì sao? Vì ở tột cùng giá trị chân tính ánh sáng không có những thứ đó, vì nếu có những thứ đó rồi hoàn toàn bị biến đổi và chịu những luật sinh diệt tương tục vô tận mà không có ngày chấm dứt đối với pháp thân của Như Lai, vì vậy không có giá trị.
Ở đây sự nghiệp Công luật là cầu chính vị hơn cầu danh vị, cầu sự giải thoát hoàn toàn trong tam giới, hơn là cầu địa vị ở hạ giới. Nếu những thứ địa vị ấy còn ở trong con, chỉ là những sự trù hảm và khốc khổ, đối với việc sinh tử mà chưa bao giờ giải quyết được thì đối với sự nghiệp đại hóa coi đó vẫn còn là hóa, chớ chưa chấm dứt mọi sự hóa. Như vậy các con hãy tự chọn một con đường để quyết định sự nghiệp Công luật cho có tính chất thực tướng và quyền biến thực tướng đó vào đời sống của hiện tại.
Nếu Ngọc Đảnh có đi thì pháp thân của Ngọc Đảnh còn nguyên đó. Nếu Ngọc Đảnh có về thì Cửu kinh minh triết của Ngọc Đảnh cũng hiện thị với ánh sáng không biên giới. Thì sự nghiệp của Chư Phật đã thống nhất chỗ này. Chớ không phải thống nhất là ngày mai con làm vua, ngày mai con hết làm vua. Ngày mai con làm vua và sau đó các con mất ngôi vua, điều đó đối với hội đồng Công luật thượng hoằng không quan trọng.
Việc Ngọc Đảnh có làm vua hoặc không làm vua là sự biến đổi thị hiệu trong giá trị ứng sinh và lập trình trong hóa sinh, để thể hiện cái mượn thật sự trọn vẹn của sự nghiệp hóa thân. Có những lúc mượn cái này mà không mượn cái khác, có những lúc mượn cái kia mà không mượn cái nọ. Đâu phải thứ gì cũng mượn, thứ gì cũng làm được đối với thế giới nhị nguyên vô cùng mâu thuẫn này.
Các con tin Mẹ hay không tin Mẹ điều đó không quan trọng. Vì sao? Vì Mẹ là ánh sáng, Mẹ lâm quang không phải lâm quang cho Ngọc Đảnh, mà lâm quang cho toàn thể con cái có nhân duyên đều được hứng lấy hồng quang ánh sáng tùy theo mức độ nhiệm trình của Công luật hóa thân mà có sự xúc tác ánh sáng ấy lớn hoặc nhỏ. Đâu có thể giả hoặc thực đối với quần thể Hồng quang và Thống điển của 10 phương Như Lai đã cho chúng con khắp cùng như vậy.
Việc Ngọc Đảnh là đặc thù trong giá trị độc di hồn là nhằm để vinh tôn sự nghiệp phát Kinh và hóa Kinh, để nói sự đỉnh chiếu của quang minh đối với sự nghiệp Công luật mà Mẹ đã mượn lấy. Cũng như Ngọc Đảnh mượn lấy thì những thứ mượn ấy đều nhằm vào mục đích cho con đường và mục đích đến cuối cùng của nó là con đường không còn đau khổ nữa, đó là mục đích chính của ta! Nếu biết như vậy thì mọi tham muốn phải chấm dứt, mà tham muốn được chấm dứt thì giá trị thượng quan Công luật đã thành đạt. Mọi sự tham muốn về sắc danh địa vị đã chấm dứt, thì hiện thị ánh sáng của chính vị lố dạng ở trong bí tích Công luật 10 phương đã hóa thân trong nhiều kiếp và không tính hết số kiếp đó.
Các con có hiểu điều này không? Các con hiểu là được Mẹ nâng đỡ thương yêu và dìu dắt từ những lúc các con chối bỏ cho đến các con không còn chối bỏ nữa. Và các con là những người đã đạt được chỗ không chối bỏ, thì những người chưa đạt được cũng có quyền chối bỏ và chối bỏ theo mức độ bình an hoặc là rối loạn. Chối bỏ theo bình an thì chối bỏ theo cầu an. Chối bỏ theo rối loạn là chối bỏ với quỉ quyệt đời sống của ý thức, về tranh chấp quyền lợi của giá trị vật chất và chính những công suất đổi lấy vật chất ấy đã trở thành vô nghĩa đối với tâm linh và ánh sáng. Và chúng không còn tâm linh ánh sáng thì đồng nghĩa chúng là bóng tối. Cái bóng tối ấy không thể khiếp sợ, mà bóng tối ấy là giá trị tri kiến cho giá trị ánh sáng. Như vậy ánh sáng sẽ đến, bóng tối sẽ đi, sẽ chấm dứt. Nhất thiết trí ánh sáng quang minh của cự nhật đại quang khi mọc lên, vận hành của hành tinh không còn che khuất, thì ánh sáng sẽ chiếu rọi vô cùng. Đó là tính định luật mà không thể thay đổi.
Hôm nay Ngọc Đảnh ở hay đi là giá trị cơ lý lập thành của Công luật đối với việc đào tầm, thì hẳn nhiên sẽ đào tầm rồi. Vì Mẹ nói rằng : Hể nơi nào có ngọc, nơi nào có vàng, có châu báu là nơi đó có người đi tìm. Chuyện bình thường là vậy! Nhưng khéo giữ ngọc, bảo ngọc và giấu ngọc là chuyện đương nhiên của các bậc quyền thừa. Đối với bậc trung chính và nhận thực được giá trị Âm dương bào tạng một cách đích thực thì việc giấu ngọc là việc trách nhiệm của các con. Việc ở đây hoặc là đi Nam cũng là trong quỹ đạo chuyển hóa để lánh né các tiến xạ về bất tương ưng, hoặc các tiến xạ về tương ưng. Thì tiến xạ nào cũng có giá trị, nhất là giá trị của mọi thời kỳ. Nếu tiến xạ của bất tương ưng thì các con giấu còn kỷ nhiều hơn; còn tiến xạ của tương ưng, khi Cộng phủ chưa chấm dứt thì tiến xạ này các con phải ngăn lại, để gìn giữ giá trị ngọc một cách triệt để . Khi mà cự nhật đại quang đã lố chân trời, nghĩa là “Kê minh thụ ngọc thiên khuynh bắc, Ngưu xuất lam điền nhật chính đông” thì còn gì để nói nữa và không còn nói nữa. Tất cả mọi nói đúng sai, còn mất, có không, không có giá trị đối với đích thực của sự nghiệp đại hóa, mà Âm dương bào tạng là biểu thị thống chiếu ánh sáng của 10 phương hiện thị trong đó. Vì Cửu Kinh là đích thực của Công luật pháp thân, vì có pháp thân mới có Cửu Kinh. Cửu Kinh và pháp thân là thống nhất một định chiếu, và không thể tách làm hai. Nên Cửu Kinh là thể hiện bí tích pháp thân và pháp thân là giá trị toàn lập Công luật đại hóa, đối với ánh sáng Kim Ngưu không hư dối là chỗ này.
Đứng trên thiên văn học thì hệ thống Kim Ngưu có thiên văn học. Đứng trên hệ thống địa lý học thì hệ thống Kim Ngưu có địa lý học. Đứng trên hệ thống của lý học và ánh chiếu hệ thống lý học Cửu Kinh trong hệ thống toàn Kinh, thì Kim Ngưu có vị trí thống nhất trong hệ thống Cửu Kinh và toàn Kinh. Nếu đứng trên tinh thần của toán học thì Kim Ngưu có giá trị toán học. Nếu đứng trên tinh thần khoa học thì Kim Ngưu có tinh thần khoa học. Nếu đứng trên tinh thần của hóa học thì Kim Ngưu vẫn có tinh thần hóa học. Như vậy các sự nghiệp học trên mặt bằng của thế giới nhị nguyên đối với Tinh bản Kim Ngưu đều có cả. Như vậy thiên văn học và địa lý học, khắp cùng những giá trị học ấy, cho đến Thái ất thần kinh học. Tức là thiên cơ thẩm định giá trị bí tích của sự nghiệp học, thì đã được trình bày một cách rõ ràng, không thể thoát khai ngoài địa linh nhân kiệt; biểu tượng của Kim Ngưu không thể thoát khai con sông Đà Thủy ứng bảo giang, nghĩa là con sông Đà – núi Nhạn là đà thủy ứng bảo giang; và không thoát khai giá trị của Trần Công nãi thị Phúc Tâm trong hệ thống Đà giang phúc địa giáng sinh. Không thể thoát khai trong giá trị tự chiếu ánh sáng quang minh của Tâm Linh và dục thức Thánh nhân diện, thì Tâm Linh cũng đã có trong cả đồ thư quỹ tích và sức mạnh của bí tích đối với hệ thống thái ất thần kinh, mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trình bày trong bộ sấm này.
Mọi bệnh trạng của Ngọc Đảnh là bệnh trạng của tri kiến, các con đừng nhầm lẫn giá trị bệnh trạng của Ngọc Đảnh là bệnh trạng của sự hủy diệt, hoàn toàn điều đó không có lý. Vì Ngọc Đảnh đến thế gian tất nhiên phải có bệnh. Như Từ phụ của toàn thể đại thể có bệnh để tri kiến giá trị bệnh và thể hiện bí tích của Kinh điển giá trị bệnh, hoàn toàn bệnh ấy có đích thực trong giá trị hóa thân.
Sự cao trù của Công luật đã thẩm định toàn thể đại tộc thuộc Chuyển luân pháp bảo trong giai đoạn có thể nói là gần kết thúc. Ta rất khen mừng cho giá trị Đại tộc thuộc Chuyển luân pháp bảo đã có tâm đức và sức mạnh ấy. Nhưng thực sự bài toán này Mẹ đã giải mã đêm giao thừa 2011. Mẹ giải mã một cách thấu suốt về giá trị trắc ẩn đối với sự chối bỏ Tinh bản Kim Ngưu phá điền, hoặc chối bỏ hệ thống Cửu Kinh minh triết, hoặc chối bỏ cái thời gian không gian về ứng hóa pháp thân đối với việc kết tinh về sự nghiệp Công luật đại hóa với thời gian hơn 40 năm. Thì đối với thời gian này là thời gian đứng về đại thọ trì trong Công luật bảo thọ, thì thời gian này còn quá non trẻ đối với hệ thống ngũ Thánh và đối với hệ thống 500 năm trong sự nghiệp trường lưu ánh sáng của Cửu Kinh minh triết, mà Tinh bản Kim Ngưu là dấu ấn phổ trì.
Nếu Bồ Lai Kinh không có ở Kim Ngưu, thì Bồ Lai Kinh ở thời kỳ Long đế, hoặc là các pháp thọ trì Long đế, thì không có nghĩa lý gì. Vì các pháp thọ trì Long đế là không có đế thọ trì của sự nghiệp Kim Ngưu, thì các đế thọ trì ấy thọ trì ở đâu? Nên quả quyết trong sức mạnh Kim Ngưu Phá Điền là tổ phụ, cũng như Bồ Lai Kinh tổ phụ là Tinh bản Kim Ngưu. Đó là sự ấn quyết bất di dịch đối với các bậc quyền thừa trong sức mạnh hóa âm dương bào tạng, và âm dương bào tạng là vượt trên mọi giá trị của phép lạ, để chứng tích một phép lạ kỳ diệu. Và sức mạnh của Tam hợp chiếu trong thân thể Ngọc Đảnh, và thành lập Hán Vương tự trên lòng bàn tay, cũng như tất cả mọi đích thực về Bia Sơn, về Bảo Sơn, về Tu Di La Bảo, về con đường chuyển thuyền, thì sấm nổ hoàn toàn trở thành bí tích và sức mạnh thực tướng của nó.
Hôm nay tất cả những giá trị của các người con: Chơn Thăng Ấn Chuyển, Chơn Quốc Chính Thống, Chơn Ngọc Biện Hộ, Chơn Công Bảo Pháp, Chơn Phát Đạo Quang, tất cả các con có mặt ở đây, và có thể Mẹ gọi khắp cùng trong Dòng Chơn không bao giờ hết kể cả phi Chơn và Chơn. Hoàng Lam, Hạnh Lam, Tâm Lam, Điềm Lam, Tịnh Lam, Nhung Lam, tất cả các con có mặt ở đây đều là một sự mừng vui cho sự nghiệp Công luật. Các con đã thẩm định giá trị Công luật trong mọi biến cố và các biến cố ấy đã thẩm định lòng dân trong hệ thống Công luật đối với Tinh bản Kim Ngưu Phá Điền. Ai sẽ hân hoan vui mừng đối với Kim Ngưu và sự hoan hô đối với Kim Ngưu. Bí tích ấy sẽ được trình bày trong mặt trạng hành tinh và thế gian giải đối với sức mạnh của tâm huyết bào tộc tứ chúng .
Ai đã nghịch báng Kim Ngưu Phá Điền thì sẽ rõ bộ mặt này và chúng sẽ có đại tòng lâm qui tích và sức mạnh của hệ thống Thiên long Bát bộ sẽ dẫn độ chúng theo con đường tội ác và có thể kết thúc chúng tùy theo mức độ, và không thể biết được đời chúng, cũng như Chơn Văn Tiến Dũng vậy.
Nếu tất cả những pháp trắc ẩn xảy ra, thì hệ thống Thống hóa sẽ đưa Sát cứu tinh vào đời sống. Sát cứu tinh vào đời sống bằng mọi phương tiện. Nên việc chối bỏ Kim Ngưu đâu phải hôm nay, mà chối bỏ Kim Ngưu ở thời đế châu, thời kỳ lục tử nhi hài cho đến các thời kỳ v.v… đều có sự chối bỏ Kim Ngưu. Sự chối bỏ Kim Ngưu, nhưng Kim Ngưu vẫn được tồn tại, thì sự chối bỏ Kim Ngưu ấy trở thành vô nghĩa.
Chối bỏ từ khi lục tử nhi hài cho đến bây giờ về Bia Sơn cũng còn chối bỏ. Việc chối bỏ đó là việc rất bình thường trong đời sống của thế gian, vì thế gian đối với việc hiện hữu của sự biến đổi và biến đổi chính là sự chối bỏ. Có – Không chính là sự chối bỏ. Còn – Mất chính là sự chối bỏ. Thiệt – Giả chính là sự chối bỏ. Và đi đến mọi sự chối bỏ là đi đúng qui trình của hệ thống nhị nguyên.
Còn đối với nhất nguyên thì làm gì có chối bỏ. Nên Ngọc Đảnh còn ngày nào ở trên thế giới nhị nguyên thì Ngọc Đảnh tiếp tục còn bị chối bỏ. Như vậy sự chối bỏ ấy là những nguyên tắc tất yếu của định luật nhị nguyên mà không phải thuộc về nhất nguyên, thì Ngọc Đảnh đâu có lo gì sự chối bỏ, mà Ngọc Đảnh xem sự chối bỏ đó là một tuồng kịch của giá trị hóa trong sự nghiệp đại hóa.
Như vậy hôm nay ta muốn cho các con biết rằng : Việc sấm luật, cơ sấm, cơ vận, cơ qui tích, cơ qui chiếu để mà động phủ giá trị Công luật, thì các con đã hiểu được rất nhiều, vì trải qua thời gian lâu dài thì quá trình kinh nghiệm của các con, cũng như là sự thống nhất của các con rồi đây sẽ có một điểm sáng để các con biết được những điều mà lập cơ giả, hoặc là cơ hóa giả. Tất cả những cơ giả, hóa giả đều trở thành cơ, nên cơ lý của Ngọc Đảnh là cơ lý qui nhất, thì mới có thể có một sự chuyển hóa mạnh mẽ và tạo thành một sự kích lệ đối với con cái trong sự biến động này mà phát tâm. Tất cả những phát tâm, đều phát tâm ngay chỗ biến cố. Và chính chỗ biến cố là chỗ kích thích cho sự phát tâm đối với toàn thể bào tộc và tứ chúng.
Mẹ chúc mừng cho tất cả những dòng Chơn và hàng Diệu Ni đứng vững trên sự nghiệp của Bia Sơn, như sự phán truyền của Mẹ Quán Thế Âm đã đến với đức Ngọc Nữ Đát Linh Hoa Sa Thay. Là Bia Sơn là một nền chiếu ánh sáng quang minh, là sức mạnh mẽ của sự vững chãi trên con đường vạn đại dung thân của Ngọc Đảnh. Vì Bia Sơn đã hoàn toàn phát sấm lệnh rồi và không còn một sấm lệnh nào khác hơn, mà các con hãy cố gắng quyết tâm trên con đường đại hóa.
Mẹ mừng tất cả chúng con!