Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 11


HỆ THỐNG THỐNG HÓA LÀ CHÚA CỦA SỰ THẬT

Chúng ta học bài này để xác định một cách triệt để về hệ thống Thống hóa hóa vạn pháp mà không biến đổi chân tính của vạn pháp. Thống hóa là chúa của sự thật, vì giá trị tổng hóa không tách rời hệ thống của 3 kinh trục.
Nếu đứng trên thần học mà không giải mã được hệ thống Thống hóa thì thần học ấy chỉ được một phần tín ngưỡng chứ không làm sáng tỏ được cho nhân loại về tính Công Luật vũ trụ học.
Nếu đứng trên Duy Tâm học mà không nói đúng hệ thống Thống hóa thì tâm học ấy có thể bị trừu tượng hóa, nên Duy Tâm học thường phát sinh những bệnh của ảo và có thể dẫn con người đi đến chỗ mê tín.
Nếu đứng trên Duy Vật học thì có hóa nhưng hóa ấy không làm sáng tỏ về tính vạn năng và chân tính Thống hóa của vũ trụ quan, thì vật chất hóa ấy cũng chẳng qua chỉ là cái đọt mà thôi. Như vậy các hệ thống thuộc về tôn chỉ trong mặt bằng của duy ngã đại thể như Duy vật, Duy tâm, Duy linh… thì tất cả đều từ Thống hóa mà ra. Nên nói rằng: Hệ thống Thống hóa là chúa của sự thật, vì hóa vạn pháp mà không biến đổi chân tính.
Chúng ta là người Công Luật phải nắm vững chỗ này. Tức là nắm trong hệ thống mà không bao giờ lạc hệ thống. Chúng ta có thể giải trình trong tất cả những cơ cấu của hệ thống Cửu kinh minh triết. Như Tam tạng kinh và tất cả những loại kinh thuộc về chất liệu tinh hoa của 3 cấp thượng, trung, hạ cũng đều nằm trong Cửu kinh. Thậm chí chúng ta có thể nói những thứ thuộc về hóa để rồi nó hóa ra tất cả những pháp có thể bất tương ưng. Nếu đi ngược lại định luật của vũ trụ quan thì các quặng cấu ấy cũng không ngoài hệ thống Thống hóa mà có. Như vậy những thứ xấu nhất trên đời này có cũng không ngoài hóa mà có. Chúng ta phải hiểu như vậy! Chứ đừng hiểu cái xấu đó, hoặc cái tốt đó là do ông thần linh đẻ ra. Nếu chúng ta có quan niệm độc thần chung chung mà không có hệ thống Thống hóa thì độc thần ấy không có độ nhung. Như vậy không nên hiểu vũ trụ một chiều cứng ngắt như Thần học, mà phải hiểu vũ trụ là có bản chất hệ thống Thống hóa. Còn Thần học ấy chẳng qua là một đơn vị, hoặc là một ý niệm tư tưởng mặc khải, rồi chúng ta cho đó là Thánh linh thì điều đó không thể làm sáng tỏ được.
Như vậy những gì chưa làm sáng tỏ được thì chưa thể gọi đó là Chúa. Mà Chúa của sự thật là phải làm sáng tỏ sự thật. Tức là sự thật trên mọi sự thật. Và không có sự thật nào để thay đổi sự thật đó và sự thật đó vĩnh viễn trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Hay có thể nói sự thật ấy là một hằng số mà không thể thay đổi, để chúng ta có một hệ thống Thống hóa có tính hằng số mà không bị biến đổi hằng số.
Như nói đại hóa là nhân ở hệ thống Thống hóa mà nói. Đối với sự nghiệp vũ trụ quan là đại hóa về sự dung thông của tính tướng, sự hoàn chỉnh của tâm vật, và sự hoàn chỉnh của sự kết tinh tinh hoa từ mặt siêu thể đến thể và siêu sắc đến sắc.
Chúng ta phải đứng trên tinh thần Công Luật vũ trụ học khách quan để nhìn nhận vũ trụ như một sự giác ngộ có tính ánh sáng; chứ không phải bởi tôn chỉ của ta và tôn chỉ của người; đời sống của ta và đời sống của người; hoặc là sự khác biệt về lĩnh vực nào đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan trong thế giới duy ngã.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, chúng con xác định Thống hóa là Chúa của sự thật vì tất cả mọi sinh hoạt của thế giới tinh cầu này không có gì ngoài Thống hóa mà có và hoàn toàn có trong qui trình của hệ thống. Nếu chẻ nhỏ ra tất cả những chất hóa học đơn giản nhất, như các phân tử, nguyên tử về Hydro, Oxy thì không bao giờ biến đổi. Như vậy về khách quan từ những chất cặn bả của Thống hóa vạn năng đưa ra, thì đó là qui trình hóa để kết tinh tinh hoa chứ không có chất cặn bả, thô thiển. Còn con người chúng ta chủ quan bản ngã thì mới có những cặn bả thô thiển.
Chúng con nghiệm chứng trong hệ thống Thống hóa dù cho có duy linh, duy tâm, duy vật thì cũng không thoát ra khỏi phạm trù của Thống hóa. Và các duy ấy về đại thể cũng chưa chứng minh và chưa rờ mó được về chủ tính của vũ trụ. Nếu có cũng chỉ dành cho những nhân bản cao cấp nhất mà thôi.
Như vậy hoàn toàn Thống hóa là hóa theo quy trình, theo công thức, chứ không có hóa theo phù phép. Vì tinh thần của Thống hóa là vạn năng và vạn năng của siêu năng, linh năng và thường năng.
Ngài dạy: Duy ngã đại thể có được mặt bằng của sự thực trong đời sống hóa về thời gian và không gian ấy thì không thể tách rời hệ thống Thống hóa của vũ trụ quan mà có. Như vậy nếu tất cả những sở hữu học đều tập hợp về Công Luật vũ trụ học và hệ thống Thống hóa học thì con người sẽ gặp nhau ở đây.
Bởi vì các tôn giáo không thể phủ nhận về toán lý hóa. Nếu nó phủ nhận thì chính nó tồn tại ở đâu? Vì nó đang tồn tại ở nền tảng hóa và hoàn toàn nó đang sống trong hóa.
Như vậy nếu đem cái thần để giải quyết cái hóa thì thần ấy không thuộc về thần linh mà thần đó thuộc về chất liệu tinh hoa của sự ánh sáng. Mà sự ánh sáng ấy thuộc về chân tính của Thống hóa thuộc về vạn năng chứ không thuộc về thần linh. Như vậy vạn năng đã vượt trên thần linh hàng tỉ lần, có thể là không thể tính đếm về giá trị hằng số của hệ thống số. Thì các hệ thống thần ở đây là thần của tất cả những đơn vị hóa học và thần của sự kết tinh tính ánh sáng của đơn vị hóa học. Thần ở đây là chúng ta có thể xác định về năng lượng tinh hoa và kết tinh tổng thể tinh hoa phát ra cường độ sức mạnh của lực hấp dẫn về hóa và tạo sự chuyển động về hóa để đi đến một hệ thống Thống hóa. Như vậy chúng ta dựa trên hệ thống Cửu kinh minh triết để làm sáng tỏ về hệ thống Thống hóa. Còn Thánh kinh là làm sáng tỏ về ý thức phân biệt giữa đúng và sai để làm giảm bớt sự vong luật của ý thức trong đời sống phức tạp. Và chuẩn mực cho giá trị nhân sinh đối với cuộc sống đó. Chứ nó không thể làm cho Duy ngã đại thể được thăng hoa trong sức mạnh của Thống hóa để trở về với trung tâm vạn năng.
Như vậy hệ thống Cửu kinh minh triết là Chúa của mọi học thuyết vì hệ thống Thống hóa là Chúa của sự nghiệp vũ trụ. Vì hóa mà không biến đổi chân tính và mãi mãi không thay đổi chân tính ấy nên được quyền làm chúa của vạn pháp. Và chúa của hệ thống sống trong đời sống tam thiên đại thiên thế giới. Như vậy con đường của các tôn chỉ là phải về với hệ thống Thống hóa để gặp một nền khoa học tổng thể.  Và nền khoa học ấy đã trãi rộng khắp cả không gian và thời gian mà không chấm dứt. Vì còn hóa là còn khoa học và còn khoa học là còn hóa. Như vậy khoa học và hóa là một gốc độ có tính chất kết tinh và liên tịch. Thì đối với hóa là một chân nghiệp sử về sự nghiệp hóa không bao giờ mất trục thì giá trị hóa ấy đời đời. Ta bèn nói ra kinh lược về giá trị tổng thể của hóa thì trục vạn năng vẫn không bao giờ thay đổi và trục vạn năng đã vượt ra khỏi thời gian và cho ngược lại thời gian ấy đối với mặt bằng của sự sống và trong đại thể sự sống đã được chỗ vô cùng ấy mà tồn tại.
Như vậy chúng ta phải xác định là nếu tất cả các tôn chỉ trở về hệ thống Thống hóa thì không còn có những cái riêng về duy tâm, duy vật, duy linh… mà làm đảo lộn hệ thống Thống hóa và mất Chúa của sự thực. Tức là ở đây chúng ta nói về sự tôn vinh Chúa của sự thực, mà Như Lai thường nói Chúa của sự thực là chân tính ánh sáng của trung tâm vạn năng. Như Lai đã khuất phục sự thực ấy và trong Ngài đã hoàn toàn có sự thực viên mãn.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, Công Luật vũ trụ học đó là nền khoa học của vũ trụ, và Thống hóa là Chúa của mọi sự thực vì không biến đổi chân tính. Về biện chứng thì hệ thống Thống hóa là bảo kê cho tất cả những định luật, qui luật trong tam thiên đại thiên thế giới. Thí dụ như, ngày hôm nay các nhà khoa học người ta bỏ chất A vào trong chất B thì nó ra chất C. Nhưng qua một ngày khác người ta bỏ chất A vào trong chất B thì nó lại ra chất C’ chứ không còn là chất C nữa. Vậy thì phải luôn luôn có sự bảo kê giữa tất cả những định luật và qui luật, để cho tất cả những định luật, qui luật này là một hằng số luôn luôn tồn tại và không có sự biến đổi lệch lạc nào hết. Như Hydro mà tác hợp với Oxy thì nó phải cho ra nước chứ không thể là gì khác được. Vậy thì hệ thống Thống hóa đã bảo kê cho tất cả những định luật. Định luật là sự thực, thì hệ thống Thống hóa là Chúa của mọi sự thực.
Ngài dạy, hệ thống Thống hóa là của Công Luật, Chúa của định luật, Chúa của qui luật và Chúa của các hệ thống thuộc về tính tất yếu. Như vậy chúng ta không thể thay đổi về minh triết trong đời sống của thế kỷ 21 và rộng mở hệ thống Thống hóa trong hệ thống Công Luật vũ trụ quan đối với học thuyết Duy ngã đại thể hay còn gọi là Duy ngã vạn pháp kinh.
Duy Ngã Vạn Pháp kinh là một hệ thống làm sáng tỏ tất cả mọi kinh điển. Thuộc về trực loại và hệ thống xạ chiếu đối với 3 chiều. Thì con người ở trong điều kiện của 3 chiều mà không tối tăm trong các chiều ấy thì sẽ dễ tìm chiều thứ tư hơn. Một khi mà chúng ta còn đối lập các chiều, không thống nhất được các chiều thì sẽ có nguy cơ biến chất hoặc là thoái hóa trong các chiều hướng khác biệt ấy.
Như vậy người ta đã tìm ra một hệ thống Thống hóa thống nhất. Thì các chiều thoái hóa ấy sẽ được giảm trừ và sự thăng hoa càng thăng hoa vĩ đại hơn.
Nếu chúng ta viết ra thành kinh và đồng thời vẽ những đồ hình quĩ tích của giá trị hóa và mô phỏng những công trình của vũ trụ thì không thể nào tính đếm hết với các hằng số và được kết tinh giá trị hóa trong tổng thể vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Như vậy chúng ta sẽ nương nơi ánh sáng của Thống hóa để thực hiện những công trình kiến trúc của 360 vạn hình và thực hiện những công trình đa hình để kết tập những sức mạnh về sự nghiệp hóa ở trong không gian và thời gian ấy. Cùng ở các cấp độ hạ tầng, trung tầng và thượng tầng để đi đến đỉnh tháp của giá trị hóa. Nhân loại sẽ được hạnh phúc và hân hoan trong sự nghiệp hóa và giá trị kết tinh tinh hoa trong hệ thống Thống hóa.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, hôm nay chúng con xác định hệ thống Thống hóa là Chúa của tất cả mọi sự thực, vì hệ thống Thống hóa có Thống thức chân quang, Trung tâm vạn năng và Oai âm dương vạn tỏa. Như vậy, trong đời sống hóa của tất cả từ ngân hà, thiên hà, thái dương hệ và hành tinh, cho đến tất cả muôn loài cùng nhân bản đại thể là không thể tách rời âm dương vạn tỏa để hóa và được tồn tại sự nghiệp hóa. Đối với Duy ngã đại thể đã biện chứng hóa cho tính đa năng, linh năng, siêu năng và thường năng của trung tâm vạn năng. Nhân đó mà chúng con xác định hệ thống Thống hóa là Chúa của sự thật. Cũng như chúng con thấy trên mặt trần các hệ thống triết học như Duy linh, Duy tâm, Duy vật chưa phải là sự thật toàn diện của tổng thể tinh hoa vũ trụ quan và nhân sinh quan. Vì các duy ấy hóa mà không thể tách rời tính định luật, quy luật và Công Luật vũ trụ trong hệ thống Thống Hóa để hóa. Và các duy ấy hóa nhưng có thể biến đổi theo thời gian, còn đối với hệ thống Thống hóa là hóa mà tuyệt đối là bất biến đổi về chân tính.
Như vậy hệ thống Thống Hóa là dung thông từ tính đa năng, linh năng, siêu  năng, đặc năng để kết tinh được Cửu kinh minh triết. Tức là Cửu kinh minh triết được biện chứng hùng hồn trong đời sống của Duy ngã đại thể. Mà Duy ngã đại thể là biện chứng cho tính đa năng, linh năng, đặc năng và siêu năng mà vạn năng đã cho nó. Như vậy chân lý Thống hóa là hệ thống tròn đủ tổng tinh hoa, là Chúa của sự thật và sinh ra tất cả mọi sự thật và hóa sự thật.
Ngày dạy, hoàn toàn Thống hóa là Chúa của sự thật vì hóa mà không biến đổi chân tính và chân tính bất biến đó là sự thật. Vì hoàn toàn Thống hóa đã hóa được hạt, hóa được ánh sáng tổng thể, hóa được tất cả vật thể, hóa được các chiều hướng khác biệt trong hệ thống hóa mà không tách trục. Hệ thống Thống hóa có thể hóa về năng lượng đơn giản và năng lượng phức tạp. Hệ thống Thống hóa đã kết tập được tinh hoa cốt lõi và hình thành các giá trị ngọc cao nhất trong hệ thống vũ trụ. Hệ thống Thống hóa đã cho được giá trị thăng hoa chân tính bất biến đổi và thành tựu được hệ thống thực tướng. Nên nói đến hệ thống Thống hóa là gần như tất cả sự nghiệp hóa của các chiều hướng khác biệt cũng đều trở về trung tâm để được ổn định và thành lập được giá trị vô cùng.
Chúng ta muốn thấy được hệ thống Thống hóa phải nghiệm ở hệ thống vật lý và hệ thống định luật, qui luật và Công Luật. Vì nghiệm từ các đơn vị hóa học phức tạp và đơn giản trong hóa mà không tách tính duy nhất của hạt giá trị hóa. Về vô cùng của ánh sáng chân tính vũ trụ thì không có biên. Chính từ tính không biên giới ấy là tính thường chiếu và luôn luôn chiếu trong các biên giới độ và trật tự hóa trong các biên giới độ. Các biên giới độ được thống nhất trong giá trị hóa trung tâm và được trở về với giá trị hóa những thành phẩm là chân tướng thực thể của ánh sáng vô dư. Như Lai đã thành tựu vô dư niết bàn đó cũng là cốt lõi của hệ thống hóa. Sự kết tinh tinh hoa kim cương chân tâm và chân tâm đã làm rực rỡ trung tâm, thường chiếu ánh sáng chân tính và ánh sáng trung tâm đối với các hệ thống phật quang thì đó cũng là đỉnh cao của hệ thống Thống hóa.
Chúa của sự thật là các quyền năng của hệ thống Chúa và có thể khởi đầu cho sự nghiệp hóa đối với Duy ngã đại thể và đứng đầu trong hệ thống Duy ngã đại thể để khai thị mặc khải cứu rỗi và làm những công việc vĩ đại nhất về hệ thống siêu năng cũng nằm trong hệ thống Thống hóa.
Nếu không có hệ thống Thống Hóa thì ắt không có quyền năng, siêu năng, đa năng cùng các năng lượng nguyên tử từ phức tạp đến đơn giản trong lượng tử. Và ánh sáng của trung tâm vạn năng cùng hạt và vô lượng hạt hóa trong vũ trụ quan của các phật đồ hạt. Và tính duy nhất không biến đổi của hệ thống hóa đã được trật tự trong định luật ấy, đã được cho chúng sinh cùng muôn loài trong hệ thống đặc năng hóa, đa năng hóa và thành lập được tính năng lượng và luôn luôn có một giá trị tăng trưởng nhất định.
Chúng ta đã thấy hệ thống hóa là sự nghiệp hóa vô cùng và hóa không giới hạn. Dẫu có giới hạn trong sự nghiệp hóa, thì bản chất của Thống hóa vẫn là vô cùng và trãi rộng của 3 chiều hóa, không thu hẹp về sự nghiệp hóa và cũng không bao giờ chấm dứt sự nghiệp hóa.
Nên trong định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử thì sự nghiệp hóa ấy tương tục và không bao giờ chấm dứt các định luật hóa. Đó là sự nghiệp hóa vô cùng và không bao giờ chấm dứt. Chính vì vậy giữa tận cùng và cô cùng của sự nghiệp hóa chung cuộc thành vũ trụ thực tướng của giá trị Chúa của mọi sự thật.
Như vậy nghiệm về Chúa của sự thật ở các góc độ khác nhau, thì chúng ta có thể nghiệm cái gì cũng sự thực, dù có biến đổi thì nó vẫn là sự thực của sự biến đổi, vì sự biến đổi ấy để quay về với sự không biến đổi. Thì sự biến đổi đó cũng là phương tiện. Phương tiện ấy dù có lạc lầm đến đâu đi nữa thì hệ thống Thống Hóa cũng luôn luôn theo ta với con đường hóa. Vậy giữa chúng sinh và hệ thống Thống hóa là một. Là vì góc độ của ánh sáng vạn năng ở trong tính ánh sáng của đa năng, siêu năng và tính ánh sáng của đặc năng và các loài nhỏ nhất trong hệ thống hóa vẫn được hóa mãi mãi và trường tồn trong hệ thống hóa của các loài.
Các loài được thức dậy hoặc yên ngủ. Hạnh phúc hoặc khổ đau để kết tinh tính ánh sáng vô cùng và cuối cùng không bị biến đổi nữa, thì sự hạnh phúc của Công Luật không có gì sánh bằng. Và giá trị sống của sự nghiệp Công Luật thực tướng thì cũng không có thứ gì sánh bằng vì đó là Chúa của sự thực.
Đối với các tôn chỉ đi ngược lại Thống hóa thì chính nó sẽ không bắt gặp được gì cả. Nên Như Lai đã nói sự hưng vong và mạt đi trong hệ thống Thống hóa đối với mặt bằng Duy ngã đại thể. Thì Duy ngã đại thể bị hoang và cuối cùng phải có sự nghiệp phá hoang lập nguyên. Thì sự nghiệp phá hoang lập nguyên cũng là một trong định luật hệ thống Thống hóa. Như vậy phục hóa có nghĩa là cày vỡ và đẩy lùi tất cả những sự hoang vu ra khỏi đời sống của mặt bằng, để tìm lại một con đường hóa công bằng, và bắt đầu tinh hoa hóa tập hợp trở về, đó là tính khách quan của định luật hóa. Còn chủ quan của định luật hóa, tức là hạt tâm lý tính hoàn toàn có tính duy nhất trong hệ thống hóa. Nếu chúng ta không đi đúng mục đích và không thực hiện được định chiếu quang minh, thì sự nghiệp hóa sẽ rơi vào biến đổi.
Như vậy trên thế giới Duy ngã thì con người không thể tách rời hệ thống Thống hóa để đi theo cái riêng của bản ngã tôn giáo, đảng phái hoặc bản ngã của con người. Để rồi đẻ ra sự phân biệt, đối kháng và không thống nhất được hệ thống Thống Hóa, nên chính họ không được ổn định trong hệ thống hóa ấy.
Như vậy, trong chu trình hạ. Để thực hiện những chương trình cân đối về mặt lập thể trong hệ thống hóa đối với hành tinh này. Thì hạnh phúc thay ở trong hiệu ứng nhà kính của tính toàn cầu mà chúng ta có một góc trời non của vi tế mãn sinh, để chúng ta hưởng được nguồn sinh thái trong không gian hẹp đó. Đối với các thành phố về điện khí hóa trên toàn thế giới nói chung nó đã làm cho nhiệt lượng tăng nhanh. Và chỉ thấy rằng rừng người, rừng nhà và rừng điện cùng các rừng siêu thị mọc lên, con người nô nức chen chúc trong ánh quang huyền ảo ấy và họ đã mất hệ thống sinh thái. Lành thay chúng ta đang ở trong một hệ thống sinh thái nhung, hẹp để bảo trì che chở cho chúng ta và chúng ta đã có được một chân trời ấy. Đây là một điểm thị của giá trị ấn tích trong một thế giới nhiều đau khổ. Đó là sự khác biệt đối với con người đang sống trong nền khoa học đỏ, đang ở trong phố đỏ. Phố đỏ là phố của sự nghịch biến về mưa của Cacbonioxit vì không có cây xanh để che chở và thu liễm để cân bằng trong hệ sinh thái đó. Trình độ chúng ta phải là trình độ của bác học, trình độ của chí sĩ, anh minh, là trình độ của người giác ngộ hệ thống Cửu kinh minh triết, và trình độ nhận chân về Công Luật vũ trụ trong thời kỳ mạt pháp này.
Đây là bài học nói về vô lượng nghĩa sâu thẩm và rộng mở của chân lý ánh sáng vô cùng. Đây là bài học gia tăng và khai thác về tính tuyệt đối của hệ thống Thống hóa, là Chúa của sự thật. Vì hệ thống Thống hóa không bao giờ biến đổi chân tính của giá trị hóa.

TIẾNG NỔ KHÔNG BIÊN GIỚI

(Động Bạch Ốc,  19/04/2007)
Tiếng nổ có biên giới là những tiếng nổ như tiếng nổ TNT, tiếng nổ lôi âm trục, tiếng nổ sấm sét, vì khi có hành tinh theo lực từ trường của âm dương và do vận hành của hành tinh mà tạo ra tiếng nổ có biên giới.
Tiếng nổ không biên giới là tiếng nổ gì? Nếu đứng trên 3 kinh quỹ của Thức Thống Thần Đại Ngã, Trung Tâm Vạn Năng và Oai Âm Dương Vạn Tỏa thì không thể gọi là khởi thủy. Từ sức mạnh của Trung Tâm Vạn Năng phát huy cường lực của Âm Dương Vạn Tỏa phát sinh tiếng nổ không biên giới ấy để tạo ra qui trình hình thành hành tinh.
Muốn thành lập một hành tinh thì tất cả vận luật của âm dương được chuyển động, của các hệ thống thiên thạch từ hư không vô tận tập hợp tạo sức hấp dẫn, sức hút của Âm Dương Vạn Tỏa, tạo thành sức va đập khổng lồ mới tạo ra hồng cầu. Đó là khởi đầu cho thế vận chu tuần thứ nhất. Tức là muốn tạo ra hành tinh thì phải có lực hồng cầu hội tụ, là lực chuyển động của tiếng nổ không biên giới, là lực âm dương vận chuyển để tạo ra hồng cầu không biên giới ấy, mà bắt đầu có cầu vận.
Đứng trên khoa học đại ngã, đó là lực siêu năng của ánh sáng, trong đó có vận luật, có tuần hoàn, có nguyên lý và có sức mạnh Âm Dương Vạn Tỏa, vận hành tập hợp tất cả tạo thành những sức va đập của thiên thạch. Như trong vũ trụ thì có hàng triệu tỉ thiên thạch, và những thiên thạch ấy nó không có quỹ đạo, nó bay trên không gian vô tận. Nhưng khi lực âm dương vận động để thiết lập hành tinh thì dùng tất cả những thiên thạch đó để tạo sức va đập dồn nén một lực khổng lồ để tạo thành hồng cầu. Khi có hồng cầu rồi thì bắt đầu hút vô lượng vi trần, vô lượng vân thạch. Tức là bụi khắp không gian nó hút vào hồng cầu và tập hợp tinh hoa thì bắt đầu có nước, có oxy, có cacbon và các chất hóa học khác, tất cả đều tập hợp vào qui luật hóa sinh.
Nguyên tắc khi hình thành hành tinh thì hồng cầu hình thành trước, vì hồng cầu là lực hút, là biểu trưng cho giá trị lửa âm, tức khi hình thành hồng cầu là hình thành được lửa âm. Lửa âm là dung chứa để nạp khởi tất cả những nhân duyên tiếp theo đó, như: đất nước gió lửa để hình thành hành tinh. Khi tập hợp đủ những yếu tố thì mới hình thành chu trình quay, còn nếu chưa hình thành hồng cầu được thì không thể nào hình thành hành tinh và chu trình quay của hành tinh, nên hồng cầu là nguyên khởi của thế vận chu tuần thứ nhất.
Đối với định tinh thì không phải va đập mà định tinh là sức hội tụ chân tính ánh sáng tuyệt đối để tập hợp năng lượng hội tụ và từ đó mới có chu trình quay. Cho nên thế vận chu tuần thứ nhất mới có chu trình quay của hành tinh, thái dương hệ.
Vậy thế đại chu tuần thứ nhất là tập hợp tất cả tổng tinh hoa, để đủ yếu tố hình thành hành tinh và hành tinh bắt đầu chuyển động theo mặt trời.
Thế đại chu tuần thứ hai: Khi hành tinh quay được mới bắt đầu phát sinh hóa các loài, như các loại cây đại huyết và các loại động vật to lớn như khủng long. Tức thế đại chu tuần thứ hai thì đã hình thành được tất cả những thứ trên bề mặt của hành tinh.
Thế đại chu tuần thứ ba: Thì đã hình thành được tất cả các loài động vật khác, nhưng chưa có loài người.
Thế đại chu tuần thứ tư: Thì mới bắt đầu hình thành hệ thống duy ngã đại thể sơ cấp. Vậy, duy ngã sơ cấp có được là từ chỗ liên kết đầy đủ tinh hoa của tổng thể và tiến hóa theo quá trình các cấp. Tính theo tính biện chứng là từ vượn người qua người mà chúng ta gọi là thủy tổ của loài người. Thủy tổ của loài người có là phải qua một quá trình tiến hóa lâu dài như vậy. Nếu ta tính theo thời gian đến hôm nay thì hành tinh chúng ta đã có tuổi là gần 5 tỉ năm, vì hành tinh đã qua 4 thế đại chu tuần rồi. Như cách đây vài trăm triệu năm người ta đã chứng minh có loài người sống trong thời kỳ đồ đá. Tức bắt đầu loài người có là từ vượn người, thì điều đó hoàn toàn đúng. Vì đó là quy luật tiến hóa mà chúng ta không thể bẻ gãy được luật đó.
Vì khi tập hợp được tinh hoa thì cường độ phát huy của tinh hoa mới bắt đầu tăng trưởng của phần tính. Khi phần tính tăng trưởng thì phần thể cũng chuyển biến theo. Càng lên cao thì phần thể càng chuyển đổi và do quá trình lập hành kết tinh mà hình thành quá trình tiến hóa, thì lúc bấy giờ loài người bắt đầu có sự phát minh của sơ cấp duy ngã, còn gọi là nhân bản sơ cấp. Vì hành tinh lúc đó còn trẻ, mặc dù có tổng tinh hoa nhưng các khoáng sản hình
thành già chín thì chưa có nên gọi là sơ cấp duy ngã. Con người đã bắt đầu phát minh ra việc hái, lượm và tìm các công cụ đồ đá và biết tin nhận thần linh…Nên thời kỳ này  người ta còn gọi là cộng sản nguyên thủy. Duy ngã sơ cấp ở thời kỳ đồ đá là biết tin nhận thần linh.. Khi bước qua giai đoạn biết giữ lửa và phát huy được ánh sáng thì lúc đó mới tiến hóa đến thời kỳ đồ đồng, thời kỳ này gọi là duy ngã tiểu cấp.
Chúng ta phải thấy rằng, khi thành lập hành tinh phải có một thời gian rất dài để chuyển động và kết tinh hình thành tổng tinh hoa và từ đó phát sinh ra tất cả những thứ hóa của nó. Thí dụ: như đất lâu ngày sinh ra cỏ, nước lâu ngày sinh ra rong, rong lâu ngày sinh ra cá. Thì đó là nguyên lý thoát thai từ hóa, là biến đổi từ trạng thái này qua trạng thái kia, từ hệ thống này qua hệ thống khác, từ cái zen đơn giản qua phức tạp. Và từ quá trình pháp tính tăng thì tất cả những giá trị tinh hoa cũng được tăng theo, cứ như thế mà loài người phát triển tiến hóa đi lên duy ngã cao cấp.
Như vậy, duy ngã cao cấp có được là phải trãi qua quá trình hàng nhiều trăm triệu năm, cho đến hàng tỉ năm của Vận Luật Tuần Hoàn chuyển động thành nhiều chu kỳ. Hấp thụ luật âm dương và tải trọng li kết của giá trị tổng tinh hoa đó mà phát triển, đưa con người đi đến tăng trưởng từ sơ cấp đi đến tiểu cấp, tiểu cấp đi đến trung cấp, trung cấp đi đến đại cấp và đại cấp đi đến cao cấp. Đó là luật tiến hóa mà chúng ta không thể phủ nhận được theo cách thành lập của các thái dương hệ và hành tinh.
Tóm lại, duy ngã đại thể nhân bản trãi qua các thời kỳ như sau: Thời kỳ duy ngã sơ cấp, đó là giai đoạn của thời kỳ đồ đá. Thời kỳ duy ngã tiểu cấp, đó là giai đoạn của thời kỳ đồ đồng. Thời kỳ duy ngã trung cấp, là con người tiến lên giữa huyền cơ và cơ pháp. Từ đó theo quá trình thời gian và sự phát triển tiến hóa mà mở ra các nền khoa học thực nghiệm, rồi tiến dần lên thời kỳ đại cấp duy ngã  cao cấp duy ngã. Như vậy các nền khoa học đều phát triển theo mỗi thời kỳ của các thế vận.
Tôi nhắc lại, khi thành lập hồng cầu thì hồng cầu thu hút tất cả những tinh hoa tập hợp lại thành hành tinh, phải mất thời gian quay theo mặt trời trãi qua nhiều tỉ năm. Đến hôm nay chúng ta có mặt trên hành tinh này thì hành tinh này đã đi qua hơn nữa đời rồi. Tức là giai đoạn từ trung niên qua lão rồi. Ta xác định điều đó, vì ta chứng minh được trên hành tinh chúng ta tất cả những khoáng sản đã già rồi, như vàng có rồi, kim cương có rồi, ngọc có rồi, dầu khí có rồi, tất cả những hóa học đã già kết và thành tựu được tất cả những khoáng sản quý. Chính vì vậy mà ta biết hành tinh chúng ta đã qua 4 thế đại chu tuần rồi. Chúng ta đi ngược lại thời gian của 2 trăm triệu năm về trước, thì nào là khủng long bị thiên thạch hủy diệt, rồi cây đại huyết trên hành tinh này bị thay đổi, rồi lục địa trôi, biển biến thành ruộng, ruộng biến thành biển, hoặc có những cuộc địa chấn lớn khiến biển biến thành núi. Vậy hành tinh chúng ta đã biến đổi không biết bao nhiêu trăm ngàn lần như vậy rồi. Cho đến nay con người đã đến thời kỳ duy ngã đại cấp và cao cấp. Chúng ta xác định điều đó, vì chúng ta đã đi vào nền khoa học hiện đại. Và chính thức các sự di chuyển của các tầng hành tinh cao đã thiết lập hệ thống và hóa thân vào trong hành tinh chúng ta. Chứng minh, đó là các bác học. Tức là sự chuyển động của các tầng trời mà trong kinh gọi là mặc khải hóa.
Vậy, mặc khải hóa là gì? Là tất cả những nguyện lực của các thánh nhân và vĩ nhân đến với các hành tinh thấp hơn để phát huy, khai thác nền khoa học đó, đưa tất cả những công nghệ khoa học vào đời sống mới, khai thác về nguồn điện tử, nguồn cơ giới, thiết lập tất cả những hệ thống thiết bị hiện đại mà ngày hôm nay chúng ta đang xây dựng đây. Như vậy đến thời kỳ này chúng ta xác định là duy ngã nhân bản đại cấp đã chính thức có trong đời sống chúng ta rồi. Nếu chúng ta đi ngược về sơ cấp duy ngã thì chúng ta thấy rằng con người đã trải qua những thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng, khi con người phát hiện ra lửa, dùng lửa và biết giữ lửa thì con người bắt đầu có sự phát minh và luôn luôn  trong điều kiện phát minh liên tục ở mỗi giai đoạn khác nhau. Vì thế mà ngày hôm nay chúng ta mới có nền khoa học hiện đại.
Như vậy thời kỳ đồ đá gọi là duy ngã đại thể nhân bản sơ cấp. Tại sao vậy? vì nguyên tắc hợp chiếu của tổng tinh hoa tính và thể, nguyên tắc của nó là trung tâm vạn năng và ý thức tương tác, dù ở sơ cấp nhưng nó vẫn là ý thức tương tác. Khi nó nhảy từ cấp độ của các loài thấp mà vượt lên thành loài người thì nó đã có ý thức tương tác rồi nên được gọi là duy ngã đại thể nhân bản sơ cấp.
Như  vậy, loài người có là chuyển đổi theo hệ thống gọi là hóa. Khi hình thành được hệ thống nôi thai của duy ngã sơ cấp thì từ đó tiếp tục sinh hóa. Cho đến hệ thống siêu xuất, chứ không phải là từ con vượn nhảy ra nữa, bởi vì cái cách li về tổng tinh hoa cường độ cao nhất để phát huy sự tiến hóa từ các loài ra loài người, thì đó là cường độ của trục và quyết định hình thành cái giá trị của hạt nhân ở trên hành tinh này, như vậy không phải ước số là số của một nam và một nữ, mà bội số của giá trị hóa đông.
Ngay cả trên châu lục chúng ta biến đổi rất nhiều, do cách ly trung tâm của ánh sáng, trung tâm của âm dương mà chuyển động cái cường độ đó mà hóa sinh được tất cả những giá trị của duy ngã, chứ không phải là từ con vượn nhảy ra, tức là ở đây nó có một đặc chủng và cường độ tổng tinh hoa cao hơn các loài. Ta có thể dùng danh từ vượn người cũng được, nhưng thật ra nó không phải là vượn người vì nó đủ yếu tố hình thành nhân bản sơ cấp, tức là ý thức tương tác chứ không phải là sự hiểu biết cảm thọ như các loài vật khác. Nó vượt trên các loài thì nó mới nhảy ra để làm trung tâm hóa, để từ đó nó làm giống cho toàn thể nhân loại trên hành tinh chúng ta, mới có nhân bản đại cấp. Vậy nếu không có nhân bản sơ cấp thì nhân bản đại cấp không bao giờ có. Vì quá trình tiến hóa của nhiều tuần luật, nhiều chu trình quay trải qua hàng trăm triệu năm, như vậy thì cái lực ly tâm và tiến hóa của nhân loại qua quá trình hành tập mà phát triển, vì chu trình hành tinh càng quay thì kết tinh càng lớn và tinh hoa của trái đất càng già đi.
Vậy thì hành tinh của chúng ta đã trải qua rất nhiều thời kỳ, từ thơ ấu đến thiếu niên hóa hành tinh, thanh niên hóa hành tinh, trung niên hóa hành tinh và lão niên hóa hành tinh. Chứng minh về hành tinh chúng ta ở giai đoạn này tất cả những khoáng sản qúy đã được kết tinh đầy đủ như kim cương, ngọc, vàng và những tài nguyên quý đều có mặt trên hành tinh chúng ta cùng tất cả những phần về hóa học cũng không thiếu thứ gì cả. Chính vì vậy mà chúng ta khẳng định hành tinh chúng ta đã vào giai đoạn trung niên qua lão hóa.
Về rừng đại huyết trên lục địa hành tinh chúng ta bị biến đổi trong thế đại chu tuần thứ ba, nó đã chôn sâu dưới đất nay trở thành than đá cho chúng ta dùng, thì chính than đá đó là rừng đại huyết và chuyển qua rừng hạt trần, tức là rừng bách chủng đa họ còn gọi là rừng nguyên sinh bách chủng, tức là nó chuyển đổi từ cái gen đơn giản qua cái gen phức tạp, từ cái hệ thống cấu trúc của phần tinh hoa đơn giản qua tinh hoa phức tạp.
Hành tinh càng già thì càng phức tạp, càng tăng trưởng thì pháp tính, pháp thể càng tăng, giá trị cường độ của tinh hoa trọng lực li kết, hội tụ càng tăng, cho nên cái giá trị thành quả của nó càng lớn hơn. Như vậy hành tinh chính nó có hoạt động nó mới kết tinh, mới tiến hóa, mới làm cho tất cả những giá trị vật lí được hình thành ở mức độ chín và già đi để chúng ta mới có thể khai thác nó. Vì nếu nó không già thì các nhà bác học có sinh ra đời thì cũng không có mặt bằng để mà khai thác và thực hiện khoa học. Như vậy cái già của hành tinh kết hợp với cái già của nhân loại mang tính cao cấp duy ngã đại thể, đó chính là bác học, là pháp đại diện cao cấp của giá trị đại ngã cao cấp. Như vậy thì đứng trên tinh thần khoa học của công luật không tách rời phật pháp, vì công luật chúng ta vẫn thừa nhận trung tâm vạn năng hóa vạn pháp. Trong đó hành tinh chúng ta vẫn thừa nhận cường độ sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa, tạo lực nổ của không biên giới để hình thành ra vạn pháp tinh hoa và đứng đầu trong vạn pháp tinh hoa là thành lập tác phẩm duy ngã gọi là nhân bản, đó là cấp độ lớn nhất của giá trị khoa học trong các sự sống đó.
Chúng ta không thể nói theo thuyết của Thiên chúa giáo là tự nhiên Thượng đế hà hơi có người đàn bà, hà hơi có người đàn ông rồi hai người lấy nhau từ đó có loài người, nếu nói như vậy thì không có khoa học gì hết. Vì vũ trụ không thể làm tắt ngang con đường của định luật tiến hóa từ hạ qua thượng. Tức là, hóa thượng vào hạ và hóa hạ vào thượng, đó là quy luật tất yếu, là quy tắc đưa đò và vận chuyển của tuần hoàn vận luật trong 4 thế đại chu tuần mà hành tinh đã hình thành.
Một thế đại chu tuần không phải là nhỏ mà làm cho hành tinh được đầy đủ lông lá, đầy đủ tổng chất tinh hoa, đầy đủ xương thịt, đầy đủ tất cả những chất liệu hóa học đã có tên khoa học trong đời sống của hành tinh này như cacbon, ôxy, mêtan v.v… Như vậy gọi là tập hợp sự cách ly cường độ trung tâm hội tụ và đủ tất cả những tổng tinh hoa mới sinh hóa chúng ta được. Ví như đời sống của nhân loại trên hành tinh này nếu rút cacbon ra khỏi hành tinh thì nhân loại không thể tồn tại và hành tinh sẽ bị sụp đổ ngay, còn nếu rút đất ra khỏi hành tinh thì lửa và nước sẽ gặp nhau làm tung nổ. Vì nguyên tắc của hạt tâm nguyên tử, trung hòa tử bảo hòa nguyên tử, là nó can thiệp giữa âm dương điện tử không cho gặp nhau, nó chạy theo vòng tua của chiều thuận nên nó phát tác hóa sinh, còn nếu rút trung hòa tử thì âm dương điện tử gặp nhau và làm nổ tung. Như đất là trung hòa tử, vì nguyên tắc hóa là hồng cầu hóa thổ, tức là hút thổ lập hình và che chắn lập hình của cái hung dữ giữa lửa và nước, vì nước nằm trên đất. Như vậy đất khống chế được nước và không cho nước gặp lửa, đó là nguyên tắc tập hợp và hình thành cái giá trị của tổng thể trong chu trình đó. Nếu rút hết đất ra thì hồng cầu sẽ nổ tung, vì biển và tất cả sông suối sẽ đổ về hồng cầu, nó và hồng cầu gặp nhau tạo thành một cường độ khắc, làm nổ tung của nhân duyên hủy diệt.
Nhân duyên hủy diệt là do sự phá hoại trung hòa tử mà hành tinh nổ tung. Còn nhân duyên sinh tức là sự va đập hình thành hồng cầu, rồi nó mới thu hút tất cả những vi vật hóa vi trần và tập hợp tinh hoa địa đại để nung kết. Như vậy thì hỏa sinh thổ và chỉ có đất mới chịu lực của lửa mà thôi. Và đất sẽ ngăn chặn nước, giữ gìn nước không cho nước gặp lửa, từ đó mới tạo ra ôxy vì không có nước sẽ không bao giờ có ôxy. Đức Như Lai đã nói rằng: khi nước bị hủy diệt là khí quyển thanh quyển và sinh quyển không còn nữa, tức là sức sống hoàn toàn không còn nữa.
Như vậy sơ cấp đại thể nhân bản duy ngã là thời kỳ đồ đá. Tiểu cấp đại thể nhân bản duy ngã là thời kỳ đồ đồng, tức con người biết được phát minh về lửa, giữ lửa và khai thác về các loại kim loại. Trung cấp đại thể nhân bản duy ngã là con người biết hướng về những sự linh thiêng của trời đất, biết phát huy về các tôn giáo, biết nhìn nhận về nguồn gốc sinh mình ra, tức là thần linh hóa và tôn giáo hóa. Đại cấp đại thể nhân bản duy ngã là giữa tôn giáo và khoa học cùng phát triển, hòa quyện với nhau để khai thác nền tri thức lớn trong xã hội và loài người của thế giới đó. Cao cấp đại thể nhân bản duy ngã là chúng ta đã trực diện vào ánh sáng của trung tâm, như phép biện chứng của cửu kinh. Tức là nhìn nhận về tính công luật khách quan, hóa sinh ra chúng ta và nhìn nhận về gốc độ chủ quan chân chính. Giữa khách quan và chủ quan được bảo hòa để gìn giữ giá trị tri thức, vì nó luôn đóng vai trò quan trọng là một trong những hạt nhân phải trở về với đấng Thống hóa. Cao cấp vì loài người hôm nay biết phát minh về vi tính, công nghệ thông tin, internet, biết bắn phi thuyền vào vũ trụ, biết làm nguyên tử, biết làm người máy, biết sử dụng tất cả những cơ học về không gian 3 chiều. như vậy thì những nguyên tắc của duy ngã cao cấp phải bước qua con đường sơ cấp nhân bản duy ngã. Như vậy thủy tổ chúng ta có thể tạm nói là vượn người cũng có thể được, hoặc nó là một đặc chủng riêng của những tinh hoa đặc thù riêng, có thể vượt trội trên tất cả những loại khác mà được hóa sinh, đóng vai trò duy ngã quan trọng để thực hiện chủ thể hành tinh này.
Tóm lại, nếu không có siêu hành hóa của chân tính ánh sáng, của 2 lực từ trường khổng lồ thì sẽ không có một tiếng nổ big bang nào xảy ra trong không gian vô tận này. Vậy tiếng nổ không biên giới đó có, là chính oai âm dương vạn tỏa kinh, cũng là tính vận hành của không biên giới, mới phát sinh ra tiếng nổ không biên giới. Như vậy tiếng nổ ấy có thực trong vũ trụ, là dùng thiên thạch va đập để làm hồng cầu và hình thành ra hành tinh. Nếu hệ thống thiên thạch bị triệt mất ở trong vô cùng hư không ấy, thì không còn sự thiết lập hành tinh nào nữa, vì thiên thạch là chất bồi để hình thành hồng cầu. Bởi khi thiên thạch va đập tạo thành sức nóng khổng lồ đến hàng trăm ngàn độ mới làm nung chảy và thiên thạch  hóa ra chất mềm dẻo của lửa để bắt đầu chuyển động thành hồng cầu. Và lực hút từ đó mới có thể xây dựng hành tinh. Vậy hệ thống thiên thạch rất quan trọng, nó vừa là thành lập mà cũng là hủy diệt, đó là tính công luật.
Về các con đường ánh sáng và các quỹ đạo ánh sáng. Con đường ánh sáng của đom đóm nhỏ hơn con đường ánh sáng của ánh đèn; con đường ánh sáng của năng lượng điện tử nhỏ hơn con đường ánh sáng của mặt trời; Con đường quỹ đạo ánh sáng của mặt trời nhỏ hơn chân tính ánh sáng của các thiên hà, ngân hà; và con đường ánh sáng của vô lượng mặt trời ấy vẫn nhỏ hơn con đường ánh sáng của vô cùng chân tính vũ trụ. Những con đường ánh sáng đó đều có quỹ đạo, nhưng mà phân vụ các ánh sáng đó nhằm hỗ trợ và hóa thân cho sự nghiệp ánh sáng vô cùng, vì nó là ánh sáng được hóa sinh từ ánh sáng vô cùng, cho nên phân vụ của ánh sáng là bổ trợ và giá trị hóa sinh cho nhân loại được các ánh sáng đó. Vì nó không thể thoát thai ngoài ánh sáng vô cùng để tự nó có ánh sáng và được trở về với ánh sáng vô cùng. Như vậy chúng ta không thể chối bỏ quỹ đạo ánh sáng vô cùng để có ánh sáng của chính ta. Cùng tất cả ánh sáng của những loài đom đóm, những ánh sáng ấy có quỹ đạo của nó và nó không thoát thai của quỹ đạo vô cùng để có ánh sáng đó. Đó là giải thoát của những con đường ánh sáng, trở về ánh sáng vô cùng để được ngự trị trong vô cùng của ánh sáng đó, mà ta là một trong ánh sáng vô cùng của đấng Thống hóa.
Chúng ta là những con người đứng trên khoa học như tôi đã nói, đó là nhị minh khoa. Thứ nhất: là khoa học biện chứng và nghiệm chứng, là nền khoa học cụ thể hóa trong đời sống vật lý. Thứ hai: là khoa học đại ngã là vượt trên tầng độ của vật lý, là khoa học siêu chứng ánh sáng vô cùng, là khoa học chân quang ánh sáng tổng thức, khoa học của sự siêu thể hóa vạn thể.
Như vậy phép tiến hóa rất tốt mà đức Phật đã nói trong Hoa Nghiêm, đã nói trong 4 loài của thấp sinh, hóa sinh, noãn sinh và thai sinh. Phép tiến hóa đã nói rõ trong li vi phật tính, vi tế phật tính, tế tế phật tính và nhân tế phật tính. Phép tiến hóa đã nói rõ về sự ly kết của trung tâm vũ trụ ban cho ánh sáng và ánh sáng dần tăng lên của pháp tính để hóa pháp tính và pháp thể. Pháp thể, pháp tính càng cao thì giá trị chúng ta trở về thành tựu vĩ nhân càng cao. Như vậy, phép tiến hóa hết sức công bằng cho những giá trị đủ nghị lực tiến hóa, tiến hóa càng cao thì quả vị chính vị càng cao. Nếu không có phép tiến hóa thì chẳng ai chịu học cả, vì người lười biếng và người siêng năng học cũng bằng nhau sao? người không học lại được cấp bằng sao? và người không học tự nhiên biết khắp cả vũ trụ thì vô lý quá!
Vậy, phép tiến hóa là phép của sự huân tập và rèn luyện, là sự tăng độ của giá trị pháp tính và pháp thể để đi đến sự vinh quang của giá trị thăng hoa trong sự nghiệp học đó. Như vậy phép tiến hóa là phép của trường lớp, đối với vũ trụ  hóa tất cả trường lớp đó. Như vậy, duy ngã đại thể nhân bản sơ cấp đã có trong đời sống của hành tinh thực thể chứ không phải là phép lạ, mà phép lạ đó là trung tâm vạn năng hóa vạn pháp và vạn pháp biết tập hợp sức mạnh tinh hoa để tiến hóa.
Ngày hôm nay chúng ta có cái duy ngã nhân bản đại cấp là nhờ vào những quá trình tiến hóa của sơ cấp, tiểu cấp và trung cấp mà có. Cho dù chúng ta ở một hành tinh nào hóa thân vào đây để gặp thời kỳ đại cấp thì chính chúng ta đã vượt trên đại cấp rồi, ta mới trở về đại cấp để tiếp nhận cái giá trị đó. Cũng như các thánh nhân biết rõ thời kỳ này là thời kỳ duy ngã đại cấp nên mới ban truyền duy ngã vạn pháp ra.
Như vậy thì con người thực nói minh triết thực và sự nghiệp có thực, chúng ta mới đi đúng con đường thực để đến đích thực. Còn không chúng ta sẽ đi vào ảo giác, là đi cái không thực thì không bao giờ chúng ta đến cái đích thực của giá trị giải thoát.
Thượng đế rất khoa học, vì ngài là chủ thể chân tính ánh sáng vô cùng và cực kỳ khách quan. Sự nghiệp tiến hóa của nhân loại không tách rời trung tâm vạn năng, không tách rời âm dương vạn tỏa và tiếng nổ không biên giới ấy, là tiếng nổ của sự thiết lập ngân hà, thiên hà và lập ra thái dương hệ cùng nhiều hành tinh. Vì không có biên giới nên tiếng nổ ấy không sinh diệt, vì không sinh diệt nên mới hóa sinh diệt tất cả, vì không có biên giới nên không có thời gian và không gian trong sự nghiệp hóa vũ trụ.

TÍNH DUY NHẤT TRONG VẠN PHÁP
(12/10/Bính Tuất, 2006 Ngũ Giác Đài)

Vạn pháp có tính duy nhất là vì vạn pháp có tính độc lập của các pháp duy nhất; có tính hỗ trợ và tương ứng các pháp duy nhất mà không biến thiên. Duy nhất có nghĩa là: tính chất và giá trị của các pháp đều có tính bình đẳng.
Vì sao nó bình đẳng?
Vì nó đóng một vai trò hỗ tương, chính vai trò hỗ tương đó là bình đẳng. Ngược lại với tính Công Luật tức là phi hỗ tương, bất tương ưng. Bất tương ưng có nghĩa là đào thải, là hủy diệt, là phân hóa, là biến thiên.
Như vậy trung tâm vạn năng có biến thiên không?
Không! Tính bất biến trung tâm vạn năng không có biến thiên, nếu nó biến thiên thì không sinh thứ gì cả. Còn vấn đề sinh diệt là nhịp cầu nối nhau để chuyển hóa tinh hoa, nên sinh diệt để chuyển hóa tinh hoa chứ không phải sinh diệt là triệt hóa tinh hoa. Đó là nguyên lý vậy! Vì càng hủy diệt thì quá trình chuyển động của sự hình thành trong sinh ấy nó vẫn hóa. Cho nên sự hủy diệt bảo hòa và hủy diệt không bảo hòa là do quá trình của tuần luật trong chu trình thượng, trung và hạ. Nếu như ở chu trình thượng là bảo hòa, mà xuống chu trình hạ là mất tính bảo hòa ở trong chu trình chuyển động đó, đó là vận luật tuần hoàn chu kinh. Như vậy tính bất biến đối với trung tâm vạn năng là tính luôn bảo hòa, nhưng quá trình biến đổi thì phải chịu lực tăng nhanh và giảm đều của một quy trình chuyển động đối với tuần hoàn; Nghĩa là trong đó có luật đào thải và tiến hóa. Vậy các pháp có tính duy nhất, ví dụ như: Tất cả các chất hóa học đều có tính duy nhất của nó; Tức là phạm trù, đặc thù về tính tinh hoa của nó mà không thể biến đổi tính tinh hoa ấy. Vì nếu biến đổi tính tinh hoa thì tất cả hóa học bị sụp đổ. Cho nên tính tinh hoa luôn luôn có tính duy nhất để đóng vai trò hỗ tương, để phụng sự và thiết lập cơ cấu hệ thống có tính tổng trì. Nếu không có tính duy nhất và giá trị bị biến đổi; ví như: C bị biến đổi hoặc Canxi bị biến đổi, Cacbon bị biến đổi… nó chuyển tính trạng qua tính khác thì hoàn toàn bị rối loạn. Đó là tính hệ thống vật lý và giá trị của tính duy nhất trong hệ thống tổng trì. Như vậy, từ hạ tầng có sự thống nhất của tính duy nhất, thì tất cả những cơ cấu của tính lượng trong giá trị vạn pháp cũng có tính duy nhất.

¯ Đa nguyên là gì?

Đa nguyên là các thành phần được cộng sự hợp tác để hình thành những giá trị tổng thể ấy gọi là đa nguyên. Nhưng giá trị về tính duy nhất của các Pháp thì không biến đổi. Nếu tính duy nhất bị biến đổi, nó không còn là đơn vị của tính khoa học nữa thì tự nhiên nó sẽ bị sụp đổ.
Vậy tính duy nhất của vạn pháp từ đâu có?
Từ tính bất biến trung tâm vạn năng hóa sinh tính duy nhất của vạn pháp và vạn pháp đóng vai trò tính duy nhất đó để cấu thành hệ thống tổng trì. Như vậy tính nhất nguyên thể của giá trị biện chứng pháp vẫn có trong đời sống của chúng ta, thì đa nguyên là quá trình hoạt động của vai trò thiết lập, nhưng khi trở về tính, nó có tính duy nhất.
Tính duy nhất của giá trị vật lý nó luôn đóng vai trò nhất thể và không biến đổi. Chính nó không biến đổi cho nên nó được trường tồn và mãi mãi hóa trường tồn trong vũ trụ.
Như vậy, cái gì biến, cái gì không biến?
Cái biến đức Phật nói là phương tiện hóa, vì nó hóa nó biến để đi đến chỗ bất biến chứ không phải là biến để biến thiên; không phải biến hóa cùng tận mà không có điểm trở về tính bất biến đó. Cho nên biến là để trở về bất biến. Như vậy từ biến đổi của giá trị khoa học vẫn đi đến cái giá trị bất biến của tính và thể lập thành tinh hoa hội tụ. Không bao giờ mất tính tinh hoa hội tụ, vì ta lầm nên ta cứ tưởng là nó mất tính tinh hoa hội tụ, tưởng là nó phân tán. Nhưng thật ra ở tầng trung tâm là luôn hội tụ, vì nếu tầng trung tâm mà không hội tụ thì chúng ta không được sinh. Nên ở gốc là luôn luôn hội tụ và tổng tinh hoa luôn luôn khép kín, tinh kết một cách chặt chẽ cho nên chúng ta mới được hóa sinh. Thượng tầng sắc thể và siêu sắc thể được thiết lập có tính chất tất yếu của tính bất biến và giá trị của các pháp đều có tính duy nhất. Chính vì vậy mà chúng ta mới tồn tại còn nếu không là chúng ta bị biến đổi.
Sinh diệt là chuyển tải tinh hoa cũng như vũ trụ phải có cái lập thể của thành trụ hoại không. Mà lập thể của thành trụ hoại không là tính đại thể của vũ trụ, ví dụ như: hành tinh này hủy diệt thì lại sinh hành tinh khác, thái dương hệ này băng hoại thì hình thành thái dương hệ khác tức khắc liền. Sự đàn hồi chuyển động trong hành tinh mang tính dọn dẹp các rác rưởi để đào thải chứ không phải nuốt mất tinh hoa của vũ trụ. Ví dụ như: trời sinh ra con mối là để ăn cây mục, cây chết. Vậy con mối nó chuyển động từ vùng này đến vùng khác cũng nhằm dọn sạch những cây hư mục trong rừng, chứ không thể ăn được cây tươi, cây sống.
Vậy tính duy nhất và giá trị chuyển động của vũ trụ tức là vạn pháp luôn chế ngự, hoán đổi, phù trợ và có một quá trình hỗ tương như vậy. Cho nên trong định luật của trời đất, trời sinh cỏ thì phải sinh con ăn cỏ, mà trời sinh con ăn cỏ thì phải sinh con ăn thịt. Đó là định luật tiêu trưởng và giá trị tiến hóa của vạn hữu luôn hỗ trợ với nhau để đạt được phần lý, tăng trưởng cái phần lý phần tính. Cho nên lập thể là nhằm tăng trưởng cái phần lý và phần tính, đó là hình thức của vũ trụ.
Chữ Lý ở đây là gì?
Là ngôn ngữ thực tướng, là cái tướng thực của giá trị hình thành ra mọi cái nguyên lý ấy. Đó là ngôn ngữ thực tướng. Nếu không có ngôn ngữ thực tướng để giải lý và trình bày các lý thì chúng ta không có kinh mà đọc, không có pháp cũng không có tri thức để mà hiểu biết gì cả. Như vậy phần lý, phần tính là ngôn ngữ của thực tướng. Tất cả những giá trị hình thành ở trong vạn pháp là nhằm để chuyển đổi, để hoán đổi, để làm thăng hoa cái định luật tiến hóa đó. Ví dụ như, một đợt thoái hóa thì bên cạnh đó có một đợt tiến hóa. Vậy thoái hóa và tiến hóa để đối tri, để chuyển động, để làm pháp hóa cho tất cả vạn hữu. Cho nên cái đích cuối cùng rồi cũng vào sự nghiệp dẫn độ của sự tiến hóa là chính. Vậy tiến hóa vẫn là chính mà thoái hóa vẫn là phụ. Nếu Thượng Đế, Thống hóa thực hiện công trình tiến hóa và thoái hóa bằng nhau, điều đó thì tiến hóa vẫn là chính mà thoái hóa vẫn là phụ, vì sao? Vì cái thoái hóa được cứu, được chuyển động trong quá trình tiến hóa trở lại.
Vậy trong đa nguyên vẫn có tính duy nhất của các pháp. Ví dụ như: trong thân thể của chúng ta tính duy nhất của con mắt là tính thấy, tính duy nhất của lỗ tai là tính nghe, tính duy nhất của mũi là tính ngửi, tính duy nhất của miệng là tính nếm… nhưng mà thiết lập đa nguyên là phụng sự vai trò và giá trị cho tổng thức, nhưng tính duy nhất của các pháp là: tai thì phải nghe, mắt thì phải thấy chứ không thể lẫn lộn nhau được. Nếu như tính duy nhất của mũi bị mất đi thì hương liệu và giá trị tính ngửi của vũ trụ sẽ bị biến đổi ra các phân vụ khác thì sẽ bị lộn xộn. Cho nên vũ trụ thiết lập các tính pháp duy nhất, không bao giờ đụng nhau, trùng nhau. Thí dụ như cái chỉ tay của con người nếu nó giống nhau, trùng nhau thì không ai đem nó in vào căn cước để làm gì. Vậy tính duy nhất của vạn pháp trong đa nguyên vẫn thể hiện tính đặc thù và đặc thù ấy từ tính bất biến của trung tâm vạn năng mà có. Thiết lập hệ thống duy nhất và hỗ trợ cho các pháp ở trong tính tổng thể đó, là tính tối siêu xuất của vũ trụ. Như vậy tính duy nhất của vạn pháp đều phụng sự cho tổng thể. Ví dụ như, con mắt phụng sự cho ý thức, lỗ tai phụng sự cho ý thức, lỗ mũi phụng sự cho ý thức, cái miệng phụng sự cho ý thức, thân phụng sự cho ý thức và tất cả các chi pháp dù cho thiên vạn pháp cũng phụng sự cho tổng thức mà thôi. Như vậy cái duy nhất của cực vi để phụng sự cho cái duy nhất của tổng thể cực đại, nó luôn điều hợp một cách trật tự, vai trò của nó luôn tương quan và xứng đáng ở trong giá trị tồn tại và thiết lập đó.
Vậy trên vạn thể điều hợp của tinh hoa tính và tinh hoa thể, nó mang tính đa sắc thể, mà chúng ta không thể nào dùng ý thức để lường hết vạn pháp trong trời đất. Nó rộng lớn mà cũng trật tự vô cùng, khép kín mở ra cũng vô cùng, điều hợp cũng vô cùng và vô cùng tối diệu. Chúng ta thấy được cái chân tính vô cùng đó, và chúng ta có được tính giá trị duy nhất đó, nên chúng ta mới được độc lập trong sự nghiệp vũ trụ một cách hoàn mãn và viên mãn. Viên mãn là nói đến cái chung, như viên mãn của đức Thích Ca Mâu Ni, của đức Đa Bảo, của đức Nhiên Đăng, đức Quan Âm đều có những vai trò viên mãn tất yếu của tính duy nhất trong sự nghiệp vô cùng. Vậy tính bất biến của trung tâm vạn năng là duy nhất của khổng lồ vũ trụ, đối với sự hóa sinh vạn pháp có tính duy nhất mà không sai biệt. Như vậy hoàn toàn vũ trụ không có sai biệt, mà tư tưởng, ý niệm sai biệt. Do chúng ta chưa trở về gốc, chưa trở về tỉnh trạng của giá trị tinh hoa tổng thể, cho nên bị sai biệt, chính từ sai biệt đó mà mất tính duy nhất của đa nguyên vạn pháp. Vậy đa nguyên vạn pháp là phương tiện hóa trở về tính duy nhất và tính duy nhất là cứu cánh duy nhất của trung tâm vạn năng. Mà trung tâm vạn năng thì trong đó có chúng ta, chúng ta với trung tâm vạn năng tuy hai là một, vì trung tâm vạn năng hóa sinh và hình thành chúng ta. Giá trị đó nên chúng ta mới trở về với trung tâm vạn năng để thành tựu chỗ tột cùng của siêu sắc thể và phi phi tưởng thể để đi đến chỗ vượt tầng của ba giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới; không còn ở trong ba giới đó nữa.
Hôm nay chúng ta học bài này để biết thêm về tính duy nhất của vạn pháp trong đa nguyên pháp. Để chứng minh tính duy nhất của nhất nguyên đã có trong bản thể và tính chất giá trị của sự phân lập. Biện chứng của tính duy nhất trong vạn pháp đã có trong nhất nguyên. Và trong nhất nguyên có tính duy nhất của vạn pháp.
Như vậy tính nhất nguyên tuyệt đối có trong đời sống của vũ trụ, là trung tâm vạn năng tính thể bất biến. Đó là cứu cánh cuối cùng của sự tiến hóa, khi con người đạt được tính bất biến, có nghĩa là không còn sinh tử nữa, thì có quyền chuyển hóa ở trong vũ trụ mà không bị biến đổi, lúc đó gọi là thành tựu kim cương chân tâm hoặc làpháp thân thực tướng.
Kim cương chân tâm và pháp thân thực tướng là hai danh từ nhưng mà một ý nghĩa. Vậy kim cương chân tâm và pháp thân thực tướng là một. Như vậy tính duy nhất ở trong tính trạng của vạn pháp đều có những giá trị nhất định thì vạn pháp đa nguyên cũng không thể loại trừ tính duy nhất để tồn tại đa nguyên.
Như vậy tính duy nhất trong vạn pháp là biện chứng pháp cho giá trị nhất nguyên của tổng thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!