Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 14



VÔ THỦY VÔ CHUNG
VÀ CÓ THỦY CÓ CHUNG


Thường trong đại thừa kinh nói vô thủy vô chung và tính biện chứng của vô thủy vô chung là gốc của các pháp, Vậy thế nào là vô thủy vô chung và thế nào là có thủy có chung. Chúng ta là sinh viên công luật phải làm rõ điểm này, nếu không khi tiến lên chương trình đại học thì có người lại chấp cho rằng các pháp không có thủy có chung. Còn ở tầng dưới thì lại chấp các pháp có thủy có chung. Tức là các pháp có khởi đầu và có chấm dứt.
Nếu chúng ta cố chấp là vô thủy vô chung thì chúng ta không hiểu được về tinh thần hóa của vạn pháp. Còn nếu chúng ta chấp là các pháp có thủy có chung thì chúng ta lại bị kẹt trong thềm nhị nguyên.
Chúng ta phải làm rõ để thấy được tính viên dung giữa tính và tướng. Bản chất của tổng tinh hoa chân tính thì gốc vô cùng của nó vẫn là vô thủy vô chung. Nếu chúng ta cố chấp có thủy có chung thì chúng ta mất sự vô cùng và đồng thời chúng ta bị giới hạn trong vô cùng và giới hạn trong tổng thể tinh hoa ấy.
Chúng ta phải biết là sự vô cùng dung chứa tất cả vạn pháp và gốc ấy đã là vô cùng thì không có thủy có chung. Còn có thủy có chung thì không gọi là vô cùng. Vậy, có thủy có chung là sự nghiệp hóa của trung tâm vạn năng.
Ví dụ như, một con người khi sinh ra là có thủy, đến khi tử biệt thì có chung mạng. Vậy, có thủy có chung là ở phạm trù của hệ thống vật lý, tức là lập thể. Khi vượt ra khỏi ranh giới của hệ thống lập thể thì không còn thủy chung nữa mà trở về vô thủy vô chung. Như vậy, vốn gốc chân tính của chúng ta là vô thủy vô chung. Nhưng vì có hóa để kết tinh tinh hoa thì mới có thời gian và không gian. Có thời gian và không gian thì mới có thềm nhị nguyên và chính thềm nhị nguyên ấy mà tạm nói là có thủy và có chung.
Trong thủy chung thì đức Phật đưa ra thành trụ hoại không, tức là sự nghiệp hóa của thành trụ hoại không. Từ định luật nhân duyên khởi mà có hành, thì chính định luật nhân duyên khởi đó nên tạm gọi là thủy. Khi có nhân duyên khởi là có thành lập, nên gọi là nguyên thủy. Rồi quá trình hình thành các hệ thống vật thể đó phải có đỉnh trụ cao nhất của nó. Ví dụ như một con sóng khi lên cao thì nó có cái điểm trụ nhất định của nó rồi nó mới hoại, thì chính cái hoại ấy gọi là chung. Vậy, định luật nhân duyên khởi ta gọi là thủy, còn định luật nhân duyên hoại ta gọi là chung. Thì chung thủy ấy nó nằm trong định luật thành trụ hoại không, nên  nó còn nằm trong phạm trù của thời gian và không gian, của sinh trụ dị diệt.
Như chúng ta tạo ra bất cứ một thứ đồ vật nào trong đời sống, thì nó phải có giá trị hình thành, tức là sinh nó ra. Trụ tức là đồ vật đó có một thời gian trụ nhất định, khi đến đỉnh cao nhất thì nó đi đến hoại diệt.
Tùy theo mức độ kết tinh của các loại tinh thể, của các vật thể lớn hoặc nhỏ, của chất lượng tốt hoặc xấu mà bị hoại diệt theo quá trình của chính nó. Thí dụ như, có hành tinh này diệt thì diệt trong phạm trù của hành tinh đó và không liên quan gì đến hành tinh khác. Như vậy, thủy và chung là hoàn toàn nói trong vế của nhị nguyên, là phạm trù của định luật nhân duyên khởi để hóa thành trụ hoại không. Đứng trên tổng tinh hoa chân tính vũ trụ quan và tổng tinh hoa của tính chất vật lý thì không còn thủy chung, nơi ấy là không có thủy chung. Vì chân tính ấy không có thủy chung nên mới làm chủ thể cho tất cả vạn pháp được chuyển động và hình thành trong quá trình chuyển hóa để đến chỗ kết tinh. Vậy thì thủy chung ở đây theo định luật của nhà Phật thì thủy chung của sự kết tinh để đi đến vô cùng không còn thủy chung nữa. Vậy, thủy chung là phương tiện hóa và hóa đến vô cùng không còn thủy chung nữa, thì cái không thủy chung ấy là chủ thể, là tổng thể, là chân tính của có thủy có chung, thì đó mới là cứu cánh.
Tóm lại, định nghĩa về chân tính là phần siêu thể, là tính siêu chứng của vô thủy vô chung; về vật thể tức là phần hiện thể, là tính biện chứng của có thủy có chung. Chúng ta đã rạch ròi phần tính là biểu thị cho vô thủy vô chung, phần tướng là biểu thị cho có thủy có chung. Thủy và chung là con cái, là phân tử, là phương tiện hóa của vô thủy vô chung. Vậy, có thủy có chung phải theo về với vô thủy vô chung, đó là triết lý chân chính nhất của công luật.
Khi chúng ta trở về siêu hữu hóa của chân ngã pháp thân thì lúc đó chúng ta mới có thủy có chung một cách tuyệt đối. Còn chúng ta chưa trở về với vô thủy vô chung ấy thì chúng ta vẫn còn ở trong giới hạn, còn bị phân hóa và biến đổi nên chúng ta không có thủy chung đời đời. Như vợ chồng trên đầu môi thì nói thủy chung, là yêu thương mãi mãi không bao giờ cách lìa. Nhưng thật ra cái thủy chung mà chúng ta nói trên đầu môi ấy, lại bị biến đổi trong định luật vô thường của thủy chung và không còn thủy chung nữa. Như vậy, chỉ có trở về vô thủy vô chung thì chúng ta mới có cái chung thủy, thủy chung đời đời.
Chư Phật đã từ thềm thủy chung, hóa thủy chung và kết tinh giá trị tinh hoa trong thủy chung ấy, mới trở về với vô thủy vô chung, không còn xa lìa nữa và có thủy chung đời đời.
Vậy, có thủy có chung mang tính biện chứng trong thềm nhị nguyên ấy, nếu chúng ta công luyện thì chúng ta sẽ có được tính biện chứng vô cùng của thủy chung đời đời trong chân tính vô thủy vô chung đó.
Chúng ta trở về trung tâm là giữa cái có thủy có chung và vô thủy vô chung, để chúng ta giải quyết được thực thể về tổng thể tinh hoa để kết tinh tinh hoa trong có thủy có chung và vô thủy vô chung, thì chúng ta mới là bậc nhất của nhân loại.
Chúng ta dù ở trong vị trí nào, nếu là ở tầng thấp nhất thì cũng phải giữ con đường trung đạo mà đi, khi lên tầng trung bình thì cũng phải giữ con đường trung đạo mà đi và khi lên tầng tối thượng thì cũng phải giữ con đường trung đạo mà đi. Thì chúng ta mới có được sự bão hòa thủy chung trong vạn pháp.
Chúng ta trở về trung đạo giữa cái thủy chung và vô thủy vô chung mà hóa sự thực của vô lượng nghĩa trong đời sống của thủy chung và vô thủy vô chung, để kết tinh tinh hoa và sống trong sự nghiệp của Thống hóa mới có thủy chung đời đời.
Như vậy, hôm nay sáng danh của giá trị vô thủy vô chung và biện chứng pháp của vô thủy vô chung ấy, là có thủy có chung. Thì tinh thần của công luật vũ trụ hợp chiếu đã nói rõ về tính trung tâm của hội tụ. Thì có thủy có chung và vô thủy vô chung cũng là hội tụ rồi. Chúng ta không nên tiếp tục phân hóa giữa có thủy có chung và vô thủy vô chung mà mất đi những giá trị tổng tinh hoa và cường độ thống nhất của sự nghiệp hóa trong vũ trụ, là đánh mất bản nguyên vĩ đại nhất, sự nghiệp vô cùng to lớn nhất của đấng Thống hóa. Vậy, một cặp bộ quan trọng giữa có thủy có chung và vô thủy vô chung cũng giống như chúng ta học tâm vật hội tụ kinh vậy; cũng giống như chúng ta học duy ngã vạn pháp kinh vậy. Tính của duy ngã vạn pháp kinh là tính của trung đạo vì nó là tinh hoa hợp chiếu giữa siêu sắc thể và sắc thể. Vì đó là ý thức và vật chất đã chung một gốc thì bản chất đó là trung đạo hóa trong duy ngã vạn pháp kinh và tâm vật hội tụ kinh. Sự hội tụ ấy là trung đạo mới làm cho tâm vật được tụ chiếu ở một gốc. Vậy, con đường trung đạo là trung tâm hóa sự nghiệp vạn pháp mà đức trung tôn giáo chủ Thích Ca Mâu Ni đã tuyên thuyết về tất cả những kinh pháp lớn nhất trong ba cõi này.
Có thủy có chung là tính biện chứng của lập thể có thực trong đời sống của hành tinh và vũ trụ. Vô thủy vô chung là chân tính ánh sáng của siêu tính và chứng tính kiến tính và thực tính của vũ trụ. Là chân tướng bất biến của vũ trụ có thực trong đời sống của vũ trụ và hành tinh.
Hai phần này tuy hai là một và đó là một cặp bộ có tính chất tổng thể công luật hóa. Vì Như Lai đã thành tựu vô cùng nhưng Ngài không bỏ sự cùng tận đau khổ của chúng sinh, mà lại đến sự tận cùng đau khổ của chúng sinh để mà hóa. Như vậy, đấng vô cùng sẽ đến trong tận cùng và hóa của tận cùng, để đem sự tận cùng đến với vô cùng.

25/6 Nhuần, Kỷ Sửu

SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT

Có 2 phần.
Thứ nhất: Về hệ thống lập thể của sự sống và lập thể của sự chết.
Thứ hai: Về hệ thống ánh sáng của tính sống và biến động về tính ánh sáng của sự sống.
Như vậy như thế nào là sự chết, như thế nào là sự sống và chân lý của sự sống nằm ở đâu, và có sự sống thật sự trong đời sống của chúng ta không? Hôm nay chúng ta sẽ làm rạch ròi vấn đề này, vì trong đời sống thường thì con người chúng ta luôn nằm trong kinh hoàng và khủng bố thì đó là hoàn toàn chưa có sự sống. Nên Đức Jêsurit có nói là: “Mọi sự kinh hoàng và khủng bố trong đời sống của nhân loại không có sự sống”. Hoặc Đức Từ phụ Thích Ca nói: “Những kẻ nào chưa được bản lai của sự cứu thế hoàn toàn thì cũng hoàn toàn chưa có sự sống.”
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ xác định và định nghĩa sự sống, như thế nào là sự sống?
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, trong đời sống lập thể của nhân sinh quan thì duy ngã đại thể luôn luôn có 2 phần tính và thể. Phần thứ nhất là nói về tính, thì tính của sự sống là chúng con trở về đích thực trong giá trị chân tính của hạt tâm lý tính. Tức là phải luôn luôn khép mình trong sự nghiệp tu học, thuận theo tất cả những quy luật, định luật mang tính Công luật để kết tinh tinh hoa và thành tựu hạt tâm lý tính bất biến, thì đó là sự sống của tính sống bất diệt. Về phần tính có thể tạm gọi là sự chết vì chúng con có sự sống mà lại chối bỏ giá trị sự sống ấy. Có nghĩa là đã quay lưng với nguồn ánh sáng chân tính. Tức là làm ngược lại những giá trị chân lý, và làm những chuyện phi nhân, phi nghĩa, lạm dụng phương tiện lập thể để thỏa mãn lòng tham dục và chấp trước, thì sự sống đó đã bị biến thể đồng nghĩa với sự chết.
Về hệ thống lập thể cũng có 2 phần: sự sống và sự chết. Hệ thống lập thể là nhằm để cho nhân bản đại thể kết tinh phần tính chất tinh hoa mà tiến hóa. Như vậy phần chất tính của vật thể sau khi được tinh lọc đem ứng dụng vào đời sống tiến hóa của tri thức, thì đó là sự sống. Và sau khi kết tinh thì cặn bả quặng cấu được đào thải ra, thì đó có thể tạm gọi là sự chết. Như vậy, chúng con dùng vật thể phải biết tinh lọc nó mới có được đời sống tri thức lớn hơn và thăng hoa trong giá trị tri thức ấy thì mới có được sự sống vĩnh trường của hạt tâm lý tính bất diệt.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, đối với phạm trù sự sống và sự chết nó đã hiện hữu trong thế giới quan, trong nhân sinh quan. Khi hình thành có vật thể là đã có sự sống và sự chết.
Về quan điểm của nhân sinh ngày nay người ta cho rằng khi phần lập thể này nó không còn chuyển động phát triển nữa và nó chuyển sang một trạng thái khác thì đó là sự chết.
Như vậy, trong vạn vật theo quan điểm của nhân sinh quan bình thường thì sự sống và sự chết luôn luôn được tồn tại. Tuy nhiên đến ngày hôm nay thì khoa học đã chứng minh vật chất nó không mất, có nghĩa là nó cũng không có chết. Đó là phần lập thể đối với lý tính thì định nghĩa của sự sống là sự tròn đủ của sắc và siêu sắc để phát triển tinh hoa. Như vậy về phần lập thể đã không có chết mà chẳng qua là sự chuyển trạng. Còn phần lập tính thì tất nhiên hạt tâm lý tính là hằng hữu và tự có rồi và không bao giờ mất. Thì chỉ có sự sống của thăng hoa và trầm luân khổ não mà thôi. Như vậy nếu có sự chết là chết trong ý niệm hằng ngày của cuộc sống. Nếu chúng ta quay trở lại về nội thể của ý niệm thì sẽ thấy liên tục có sự chết và liên tục có sự sống không ổn định, nên tất nhiên là có sự chết. Nếu chúng ta ổn định và đi thẳng về cửu kinh minh triết thì tất nhiên sẽ loại trừ sự chết trong cuộc sống để sẳn sàng bay thẳng lên không gian và trở về kim tính một cách rất vững chắc và hoàn toàn không có sự chết nữa.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, đối với vũ trụ quan đã cho tất cả muôn loài vạn vật một sự sống bất diệt, đó là tất cả đều có hạt tâm lý tính. Như vậy vũ trụ Công Luật hóa đối với sự sống nhân bản đại thể là một sự tiến hóa đi đến giải thoát, đó là sự sống thường trụ vĩnh viễn.
Còn sự chết là khi đã hình thành lập thể thân tứ đại thì trãi qua một quá trình sinh lão bệnh tử, đó là sự chết mà sự chết này là sự chuyển trạng để phục sinh nhân quả trở lại để tiến hóa, đó tạm gọi là sự chết.
Như vậy, chúng ta xác định về phần lập thể là chuyển trạng phục sinh nhân quả. Và sự sống là tất cả nhân bản đại thể đều có hạt tâm lý tính và vĩnh viễn bất hoại trong định luật hóa của vũ trụ.
Ngài bảo ông Chơn Hiếu Đàn Lâm định nghĩa về sự sống và sự chết.
Ông Chơn Hiếu Đàn Lâm: Thưa Cha, về sự sống mà Thống hóa vũ trụ đã ban cho nhân loại đó là hạt tâm lý tính, đó là sự sống bất hoại. Còn sự chết là thuộc phần lập thể, nhưng thực chất chết ấy không nghĩa là mất mà là sự chuyển trạng phục sinh nhân quả, để được thăng hoa hoặc trầm luân. Còn thực chất trong đời sống vĩnh hằng của vũ trụ đó là chân tính ánh sáng thì hoàn toàn không có sự chết.
Ngài bảo ông Chơn Luân Quân Tích định nghĩa về sự sống và sự chết.
Ông Chơn Luân Quân Tích: Thưa Cha, nói về chân tính ánh sáng thì đó là sự sống trường tồn và hằng hữu trong muôn loài vạn vật không thể tách rời được chân tính ánh sáng đó. Vậy sự chết ở đây thuộc về phần lập thể. Khi con người chưa giác ngộ thì cho đó là sự chết, nhưng thực chất các lập thể tan biến đó là sự chuyển trạng để hình thành các lập thể khác. Như vậy chính sự chuyển trạng và hình thành đó là hoàn toàn không có sự chết.
Như vậy, đối với hạt tâm lý tính thì không có sự chết mà chỉ có sự sống trong sự an vui và sự sống trong khổ đau mà thôi.
Ngài bảo ông Chơn Luân Thương Bang trình bày.
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Cha, đứng trên tinh thần của vũ trụ quan thì sự sống là bất biến,  vì ở vũ trụ quan hằng có sự sống trong chân tính ánh sáng và hóa sinh ra tất cả muôn loài và vạn vật. Thì muôn loài vạn vật không thể tách rời giá trị của chân tính ánh sáng để mà tồn tại. Vậy thì tất cả các vật từ cực vi đến cực đại đều có sự sống của chân tính ánh sáng. Đứng trên tinh thần Công luật vũ trụ thì phần lập thể cũng không mất, không chết mà chuyển trạng từ 1 dạng trạng thái này qua 1 dạng trạng thái khác. Thì đối với khoa học biện chứng đã chứng minh về giá trị của phần lập thể là hoàn toàn chuyển trạng. Và nhân ở sự chuyển trạng đó mà người ta cho rằng mất, nhưng hoàn toàn là không mất. Như vậy được sự chuyển trạng đó là nhân ở chân tính ánh sáng hạt tâm lý tính để mà tồn tại và sống từ 1 dạng trạng thái thấp đi đến 1 dạng trạng thái cao. Nhưng vì con người chưa giác ngộ nên chưa nhìn nhận được giá trị sống đời đời của vũ trụ. Như vậy đối với vũ trụ là sự sống trường tồn vĩnh viễn mà không có sự chết.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang trình bày.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, sự sống là sự vĩnh hằng trường tồn mãi mãi mà không bị biến đổi, thì đó là chân tính ánh sáng của trung tâm. Còn về vật thể khi đã kết tinh kim cương thì trở thành sự sống bất hoại. Đối với đời sống con người khi thấy phần lập thể bị tan biến thì cho rằng sự chết, nhưng đó là chuyển trạng để phục sinh chứ không có chết. Như vậy thì luôn luôn có 2 cái sống, 1 là nếu biết tiến hóa, quay về tột đỉnh với chân tính ánh sáng, thì được sống trường tồn mãi mãi an vui. 2 là nếu không biết quay về thì sự sống ấy mãi mãi trong trầm luân khổ đau.
Ngày dạy: Vậy sự sống có 2 phần. 1 là phần thực tướng của chân tính tuyệt đối của sự nghiệp vũ trụ, là sự sống đời đời vĩnh viễn, không có sự chết. 2 là phần hóa lập thể của các tướng pháp, nên đức Phật nói thân ngũ ấm là thân giả hợp.
Như vậy, thực tướng là không có chết, thì thực tướng tức là hạt tâm lý tính, là chân tâm, là ánh sáng, là tri thức, là sự sống tuyệt đối vĩnh hằng. Như vậy, tuyệt đối ấy thuộc về chân tính mà trong chúng ta có chân tính thì làm sao có cái chết. Như vậy hôm nay các con đã trả bài đúng. Xác định được chân lý của vũ trụ và chân lý của nhân sinh. Nhân sinh và vũ trụ tuy 2 là 1, thì giá trị sự sống đã được thống nhất trong giá trị lý tính ấy. Cho nên lĩnh vực thực tướng tuyệt đối không có cái chết.
Cái gì thuộc về giả tướng? Những gì thuộc về mượn, thuộc về giả hợp thì tạm gọi là sự chết. Nhưng trong sâu sắc của cái chết ấy là cái hoàn lưu. Vì trong định luật tuần hoàn là luôn luôn có cái hoàn lưu, là trả lại phần đã mượn. Như thân xác chúng ta bị vỡ tan đi là trả lại cho phần đại thể tứ đại. Như vậy từ sự sống này qua sự sống khác của một gạch nối mà gọi là chết thì cái chết ấy không thực. Vì khi sống nó đã là giả thì khi chết nó cũng là giả. Như vậy cái chết là thuộc về giả.
Tóm lại, định nghĩa về thực tướng là không có chết, về giả tướng là có chết. Thì cái chết đó thuộc về giả.
Như vậy, cái thực hoàn toàn không có chết, nhưng cái giả thì hoàn toàn có chết. Thì tính chất sâu sắc của sự sống và sự chết là khi chúng ta chưa trở về thực tướng, thì chúng ta hoàn toàn bị chúng sinh tướng, nhân tướng, thọ giả tướng và ngã tướng nó cuốn chúng ta đi theo cái chết của thời gian và không gian trong cái giả đó. Vì chúng ta đang sống trong ảo giác và hoàn toàn không có sự sống thực tướng thì chắc chắn chúng ta sẽ theo cái giả đó mà chết với nó. Như vậy là ở trong cái giả tướng để chết vì giả tướng và bị kẹt trong cái chết của giả tướng ấy, thì cũng là một điều đau khổ của cái chết mà khó có thể ra được.
Như vậy, khi chúng sinh chưa trở về thực tướng để có cái sống thực tướng, thì hoàn toàn chúng sinh bị cái chết trong giả tướng và luôn luôn chịu khổ đau trong giả tướng đó mà hạt tâm lý tính của nó không bị mất đi mà lại cuốn theo cái sinh tử tương tục vô tận ấy thì chúng sinh ấy phải chịu khổ trong sinh diệt tương tục vô tận. Đó gọi là luân hồi và nhân quả. Vậy chuyển hóa phục sinh nhân quả có 2 trạng thái. Trạng thái thượng là an vui, trạng thái hạ là khổ đau. Vậy một là con đường của sự siêu hóa, và cảnh giới an lạc tột vị của giá trị sự nghiệp chân tính. 2 là lầng quầng trong 6 đường: địa ngục, ngạ qủy, súc sinh, Atula, Nhân, Thiên. Như vậy, 6 con đường của sự sống đang kẹt trong giả tướng và đang nhồi cái nghiệp thức của hạt tâm lý tính trong giả tướng ấy thì sự khổ đau ấy dù cho có sống cũng coi như đã chết rồi.
Như vậy sống trong sự khổ đau là sống trong cái chết… Còn sống trong thực tướng của không khổ đau là sống trong sự vĩnh hằng và sống trong cực lạc.
Sự sống khổ đau là sự sống của ý niệm tương tục vô tận mà không chấm dứt của mọi ý niệm sai lầm, tà vạy và bất chính. Những ý niệm này hoàn toàn xé nát về hạt tâm lý tính.
Sự sống an lạc là sự sống của ý niệm mạnh mẻ trong sáng, thánh khiết và cao vượt và đem ý niệm đó để giúp đời. Thì những ý niệm này sẽ làm giàu mạnh về hạt tâm lý tính.
Như vậy sự khổ đau và an lạc đều phát sinh từ ý niệm, từ tư tưởng. Nên Như Lai đem tư tưởng vĩ đại nhất để ổn định về sinh lão bệnh tử và xem sinh lão bệnh tử là một công trình kỳ luyện cho sự nghiệp hóa thân, nên Như Lai không có khổ đau. Còn đối với chúng sinh thì luôn luôn phát sinh lòng tham sống sự chết và phân biệt mọi bệnh trạng, nên khi bệnh đến là hoảng hốt sợ hãi. Còn đối với Như Lai không có hoảng hốt vì Như Lai biết định luật sinh lão bệnh tử chỉ có chính vị hóa của chính mình mới hoán đổi được sinh lão bệnh tử, chứ không thể lấy tiền bạc hoặc của cải vật chất và các loại thuốc quý nhất ở trong thế giới quan để hoán đổi sinh lão bệnh tử. Những thứ vật chất đó chỉ tạm thời giải quyết kỳ hạn của giá trị sinh lão bệnh tử chứ không thể giải quyết được toàn diện của sinh lão bệnh tử. Vì Như Lai cũng không thể lấy chính vị và sự thành đạt vô thượng chính đẳng giác của mình để hoán đổi sinh lão bệnh tử của chúng sinh. Vì sinh lão bệnh tử của chúng sinh là mục đích công án hóa để kết tinh tinh hoa chân tâm. Nếu thay đổi công án ấy thì Như Lai cũng phạm tội bởi giá trị hóa kim cương chân tâm của chúng sinh.
Như vậy, đứng trên tinh thần chung, Như Lai đã thành Phật mà không đem quyền lực tối cao đó để mà thay đổi sự sinh tử của chúng sinh được vì sinh tử của chúng sinh là bản địa công lập giá trị công trình tối thượng ánh sáng của vô thượng chính đẳng giác. Nên Như Lai bèn thuyết pháp để nói về công trình sinh tử là mặt bằng của sự nghiệp hóa để thành tựu tinh hoa kim cương chân tâm có một sự sống đời đời. Như Lai bèn nói hệ thống lập thể là phương tiện hóa, là cái mượn, thì các ngươi chớ tham đắm cái mượn ấy, rồi cho cái mượn ấy là thực thì các ngươi sẽ chết với cái mượn ấy. Vậy hãy trở về với thực tướng của mình. Nghĩa là lìa được, ổn định được và biết rõ được về công thức sinh lão bệnh tử và kỳ luyện trong sinh lão bệnh tử để tự thoát ra khỏi sinh lão bệnh tử mới có một sự sống đời đời, thì đó là sự sống của chân tướng mà trong các ngươi hoàn toàn đã có. Như vậy mọi giá trị đều được thoát ra từ thế giới nhị nguyên của bùn và ngó sen. Nhưng khi ra khỏi thế giới nhị nguyên thì chúng ta sẽ gặp được mặt trời trực tiếp. Như vậy khi còn kẹt ở trong thế giới của sự giả mượn thì chúng ta được hưởng thụ ánh sáng gián tiếp, còn khi ra khỏi hệ thống lập thể rồi thì hưởng được ánh sáng trực tiếp của trung tâm vạn năng. Nên mới có kinh trung tâm vạn năng chiếu phật quang. Và phật quang bất đoạn chân tính trung tâm quyền năng hóa.
Như vậy, khi hạt tâm lý tính hưởng được ánh sáng trung tâm trực tiếp là sự sống đời đời vĩnh cửu với trung tâm vạn năng và chúng ta cùng trung tâm vạn năng là một.
Như vậy chúng ta đã tìm ra bài giải của sự sống và sự chết. Và giá trị tuyệt đối của sự sống và tương đối của sự chết.


29/01/Kỷ Sửu

TÍNH THỰC DỤNG CỦA NƯỚC

Thứ nhất định nghĩa về nước; thứ hai là nói về giá trị tương tác vào trong đời sống của nước; thứ ba là kết thúc giá trị tinh hoa của nước đối với giá trị hóa có chủ thể.
Phần một:
Định nghĩa như thế nào là nước sạch: Nước sạch là nước của một qui trình tương ưng chuyển động trong hệ thống hóa và các đơn vị hóa học được bảo hòa.
Như thế nào là bảo hòa? Là ta dùng giấy BH để đo độ kềm trong nước, thì người ta cho phép 7 độ là bảo hòa; nhưng nếu vượt hơn, hoặc thấp hơn thì nó mất trung tính trở thành độc. Như vậy, nếu trong đời sống của BH không có ở trong hóa thì tính hỗ tương của hệ thống vật lý cũng bị gãy đi đối với giá trị sự sống. Thì chúng ta cũng không có quyền loại BH ra khỏi đời sống hóa, mà chúng ta phải biết tinh chế giá trị của BH ở mức độ cho phép nhất định.
Ví dụ như Man nhe, can xi, sắt, kềm, đồng, chì… mà có trong đời sống của nước với một tỷ lệ cho phép thì các tố chất ấy hoàn toàn không làm hại đối với cơ thể chúng ta. Vì đời sống trong cơ thể chúng ta đều có đủ các chất hóa học ấy. Như vậy, những thứ cơ thể chúng ta có, đều là hóa sự sống; nhưng một khi sự sống ấy bị gãy đổ là vì thặng dư hoặc thiếu đi.
Nên hóa bảo hòa của các đơn vị hóa học trong nước được mang những tên gọi khác nhau, mà ngay trung tâm bảo hòa đó được bảo hòa trong nước đó, thì gọi là nước sạch.
Như chúng ta thấy một dòng nước trong suốt tưởng đó là nước sạch, nhưng đem sử dụng thì không được, vì nó đã mất tính trung tính bảo hòa. Bởi những hàm lượng của các chất hóa học trong nước ấy quá cao, hoặc quá thấp, nên đó lại là nước dơ. Vậy nước dơ là nước tự nó có những đơn vị hóa học không bảo hòa, thì nó có thể biến đổi thành những giá trị độc tố cao nhất trong hóa học ấy.
Như thế nào là nước giàu? Ví dụ như nguồn nước ở Hòn Nhọn là có được 20 đơn vị hóa bảo hòa, còn nguồn nước Đá Bia là có được trên 30 đơn vị hóa bảo hòa; vậy nếu ta đem so sánh hai loại nước này thì nước Đá Bia là nước giàu, nước Hòn Nhọn là nước nghèo hơn. Thì nước giàu là vì tính bổ dưỡng có trong nước ấy cao hơn.
Ví như ta lấy sạch các đơn vị hóa trong đời sống của nước ra khỏi nước, thì nước ấy gọi là nước bất khoáng, cũng gọi là nước sạch, nhưng không thể gọi là nước giàu được.
Tóm lại, nước giàu là nước đầy đủ tất cả các vi lượng hóa học và hoàn toàn ở giá trị bảo hòa; nước nghèo là nước thiếu các đơn vị vi lượng hóa học trong hệ thống hóa của nước.
Như hiện nay có những nguồn nước bản chất nó đã bảo hòa hoàn toàn đã sạch, nhưng môi trường con người đã đem những chất thải hóa học từ các nhà máy đổ vào nó và làm cho nguồn nước đó trở thành dơ. Như vậy, do chính con người tác động vào môi trường và gây những hiệu ứng về hóa học mà giá trị thiên nhiên đã hóa cho nó, thì con người đã làm cho nó bị bất cập và thái hóa trong đời sống của nước và nguồn nước ấy có thể làm nguy hại đến thân mạng con người.
Phần hai:
Nói về giá trị tương tác của ý thức vào trong đời sống của nước. Tức là ta đem tư tưởng và ý niệm của tri thức hiểu biết đó tác động vào vật thể để hóa; nếu bản chất của nước ấy sạch thì ta không can thiệp, còn nếu dơ thì ta lấy tri thức ánh sáng để thực hiện công trình hóa làm cho nó được sạch trở lại
Nghĩa là chúng ta đưa cái biết vào để sử dụng nước, để tinh lọc nước làm cho các đơn vị hóa học của các loại nước được bảo hòa. Đó gọi là tinh chế, thanh lọc, biến hóa, các đơn vị hóa học trở về bảo hòa để thực hiện công trình nước sạch đưa vào sử dụng.
Vậy hóa học là hệ thống bổ trợ cho giá trị sống, vì bản thân chúng ta là hoàn toàn nằm trong hệ thống hóa và các đơn vị hóa học có trong bản thân chúng ta; nên sự cần thiết về những đơn vị hóa học của giá trị hóa được bổ trợ trong giá trị bản thân ấy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!