Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 27


PHƯƠNG TIỆN KINH TAM SAO THẤT BỔN CỨU CÁNH KINH BẢN LAI BẤT BIẾN

Kinh là một hệ thống trong và ngoài, tâm và vật, tính và tướng; phương tiện và cứu cánh đều được gọi là kinh.
Chúng ta phải thấy bất cứ thứ gì có hình tướng của ảnh chiếu trong không gian 3 chiều và 3 chiều bị biến đổi, thì đó có thể gọi là phương tiện kinh. Nhưng khi biến đổi thì để lại ánh sáng. Chúng ta dựa trên ánh sáng ấy gọi là trục, hoặc là chân tính, hoặc nơi nào mà không còn sinh diệt nữa thì đó là chân tối thượng kinh. Vì nó đã vượt trên cả sắc kinh và danh kinh, thì đó là cứu cánh kinh.
Giả như Cửu Kinh Minh Triết từ trong hệ thống bất biến thể mà lập thể; về giá trị hệ thống lập thể có biến đổi, thì đó là phương tiện kinh. Nhưng mà trục chân tính của vô cực trung tâm vạn năng và âm dương ánh sáng thì không bao giờ bị biến đổi, thì đó là cứu cánh kinh.
Bây giờ ta nói về phương tiện kinh tam sao thất bổn. Nhưng thất bổn cũng có thể được cho phép ở một tỉ lệ nào đó. Ví dụ như thời kỳ lịch sử nguyên thủy của Phật giáo. (Nguyên thủy nghĩa là có hình vật, có cơ đồ, có hệ thống thiết lập và khởi lên tất cả các pháp để thiết lập). Ví dụ như Phật giáo nguyên thủy là không có thắp hương, không có gõ mõ v.v…Phật giáo nguyên thủy là Phật giáo nội hành “thiền quang tinh nhật chiếu”. Nhưng khi Phật giáo hóa phương tiện thì mới đưa ra nhiều thứ khác, như chùa thì phải làm cho to, Phật thì phải làm cho lớn và đạo tràng là có nhiều hình thức và nhiều sắc thái khác nhau. Như vậy, nếu đứng trên phương tiện hóa về tính thành lập của hệ thống kinh thì hoàn toàn bị thất bổn lệch lạc. Chính cái thất bổn đó là biến cố, thì tất cả những biến cố trong thế gian của thời gian và không gian ấy bị biến đổi đi, thì đó cũng là định luật đã an bày như vậy. Vì những gì có hình tướng là sẽ bị biến đổi.
Trong thời đức Phật Thích Ca khi ngài thuyết pháp, thì đức A Nan có một bộ nhớ khổng lồ, có một tri thức uyên bác và ngài nhớ lại tất cả những lời Phật thuyết. Nhưng ngài chỉ nhớ và nói lại, thì không thể nào tương đương được với đức Phật khi thuyết ra. Vì vậy hệ thống kết kinh hoàn toàn không có tương đương với giá trị thuyết của Như Lai đương thời, chính vì vậy đã có sự thất bổn ngay từ đó.
Vì thế nên đức Ca Diếp dùng siêu lực để thực hiện công trình 6 pháp vô ngại. Gọi là vô ngại vật là xuyên qua các cửa, các thành của đá và xuyên qua tất cả các hình vật không bị chướng ngại. Thông đạt được tất cả mọi thứ đó để đạt được tận thông, thì mới có thể thực hiện được công trình kết kinh. Từ đó, tổ Ca Diếp truyền mãi đến 33 tổ về sau thì lại càng thất bổn rất lớn.
Học bài hôm nay là: Phương tiện kinh tam sao thất bổn – Cứu cánh kinh bản lai bất biến. Vậy hai phần này để chúng ta thấy được tính tướng dung thông, tâm vật hội tụ, trong ngoài thống nhất và chúng ta hiểu được rằng phương tiện kinh thì nhất định sẽ có tam sao thất bổn, để không còn thắc mắc nữa khi có sự lệch lạc nào đó.
Như vậy, nguyên tắc về phương tiện kinh thì phải có tam sao thất bổn, mà cứu cánh kinh thì bản lai bất biến.
Đây là một cụm từ niêm yết giá trị hóa thực hiện công trình kinh. Tức là nội kinh, ngoại kinh, dung thông kinh, phạm trù kinh, cơ cấu kinh, hệ thống kinh. Như vậy, chúng ta hoàn toàn đã được thông suốt ở phần này.

12/2/kỷ sửu

CÁC PHÁP THUẬT LINH BẤT SINH PHẬT PHÁP

Các pháp thuật linh bất sinh Phật Pháp, các pháp huyễn đáp bất lập Như Lai. Đây là một cụm từ mang tính minh triết để cho chúng ta thấy rằng những pháp diễn biến trong đời sống của thế giới nhị nguyên mà chúng ta không còn cần nó.
Ngài hỏi Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển, các pháp thuật linh có thể tri kiến Phật được không?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, các pháp thuật linh không thể tri kiến Phật được vì nó là mặt trái của con người, và chúng ta đã thấy rằng pháp đó nó thuộc về huyễn không thể tồn tại được. Bởi thế nó hay làm cho con người mê tín đi đến cuồng tín và có thể đưa chúng ta đi vào con đường tội lỗi, đó không phải là chính pháp của Như Lai.
Chính pháp của Như Lai có thể tri kiến Phật được đó phải là cửu kinh minh triết, hoặc các Pháp vô ngại thành tựu chính vị của Như Lai. Các pháp phải thuộc về kinh điển làm cho nhân bản đại thể giác ngộ và sáng tỏ chân lý một cách rõ ràng và đưa nhân bản đại thể đi đến thành tựu các quả vị và được giải thoát thì mới có thể tri kiến Phật.
Như 32 tướng tốt cũng không thể tri kiến Phật được vì các Thiên Ma có thể làm được và nó cũng không thuộc về chính pháp của Như Lai.
Về các pháp thuật linh, ví dụ như đồng bóng ông này bà nọ làm cho chúng sinh mê tín. Hoặc là các nhà ảo thuật tài ba đó là mặt trái để làm mà mắt chúng sinh và không đưa đến sự thành tựu, có thể dẫn con người đi đến những sai lầm.
Như vậy các pháp thuật linh đó không thể đưa nhân bản đại thể đi đến chỗ giác ngộ được vì đó không phải là chân lý.
Ngài hỏi Ông Chơn Ngọc Biện Hộ, muốn thấy được Như Lai thì phải làm sao?
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, trước tiên là chúng ta phải hiểu được như thế nào là Như Lai, hoặc như thế nào là Phật Pháp. Về thực tướng của Như Lai là không có hình tướng, mà nếu chúng ta muốn thấy được cái vô tướng đó thì chúng ta phải trở về với chính tự tánh của chúng ta, gọi là kiến tánh, tức là phải thông được phần lý và ‎‎chứng lý. Nghĩa là thấy được các pháp từ gốc ấy mà ra.
Tất cả những phương tiện trong đời sống của thế giới nhị nguyên là mục đích để đưa chúng ta trở về để thấy được tánh Phật bên trong của chúng ta, thì đó là các pháp thuộc về kinh điển và các pháp chính thống. Còn nếu chúng ta chạy theo các pháp thuật linh, nhìn những màu sắc hoa đốm của những ảo thuật gia, hoặc những con người họ dùng tất cả những kỷ năng của nền khoa học thực nghiệm để biến hóa ra, để làm mờ mắt chúng ta, rồi chúng ta thấy những màu sắc hoa đốm đó lại lầm cho là thật và tưởng đó là Phật pháp, nhưng hoàn toàn đó không phải là Phật pháp. Đó là những sắc màu là những phương tiện để cho chúng ta thấy được những giá trị quyền năng của Phật Pháp, chứ nó không phải là Phật Pháp. Như vậy muốn trở về Phật Pháp là chúng ta phải kết tinh những tinh hoa từ trong đó. Tức là thấy được bề trái của nó để chúng ta trở về với sự thật. Đó là các pháp thuộc về kinh điển và không tách rời hệ thống pháp chính thống, thì chúng ta sẽ có được Phật Pháp trong chúng ta.
Ngài dạy: ở đây chúng ta hoàn toàn không phủ nhận về tính linh năng. Vì Phật Pháp là quyền năng tối thượng. Nhưng cũng vì tính linh năng này mà có thể chúng ta lầm lẫn và bị sa lầy. Vậy nếu chúng ta dùng trí huệ thì phải nhìn như thế nào là linh chân chính và linh không chân chính? Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang phân tích chỗ này.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, những pháp không biến đổi làm cho nhân bản đại thể đi đến chỗ giải thoát thì mới là đúng, còn tất cả những pháp biến đổi và không đem lại sự giải thoát thì thuộc về thuật linh hư dối.
Ngài hỏi, như vậy giữa cái linh biến đổi và cái linh không biến đổi thì phải định nghĩa như thế nào cho đúng tinh thần của Công luật Phật Pháp? Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trả lời
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, nói về các pháp thuật linh bất sinh Phật Pháp thì điều đó rất rõ ràng, bởi vì đề tài Phật Pháp cũng đã tràn ngập đối với thế giới nhị nguyên này rồi, nhưng đa số vẫn chưa có chìa khóa để mở được. Chỉ có các bậc chứng đắc được tâm pháp thì mới thấy rõ được Phật Pháp. Còn đa số thì hiểu Phật Pháp bằng nền tảng các mê tín dị đoan.
Như vậy thể nhập được tính Phật Pháp, cụ thể như thể nhập được tính bát nhã đó là tính Phật Pháp. Hay là trong kinh kim cương có nói rằng: Nếu thấy Phật Pháp bằng âm thanh và sắc tướng thì lạc vào tà đạo và không thể thấy Như Lai. Như hiện nay đa số con người đi trở về với Phật Pháp bằng thuật linh mà thôi. Mà thuật linh là không có biện chứng, không có triết chứng, không có bảo chứng và không có công chứng.
Như vậy chúng ta phải dựa trên kho tàng cửu kinh minh triết để thấy Như Lai một cách rõ ràng và phải đủ 4 yếu tố đó là: biện chứng, triết chứng, bảo chứng, và công chứng. Đối với Như Lai không thể nào dùng thuật linh mà thấy được, thuật linh là những phép mầu của các tà sư ngoại đạo, chẳng qua là để dối gạt những con người hạ căn. Đó là cái bóng mờ ảo không bao giờ có thật. Còn tinh thần của Như Lai thì rất là siêu linh và linh năng. Bởi vì linh năng nó được kết tinh từ ánh sáng tự tính chân tính, là tổng hợp tất cả những tinh hoa nên phát ra được linh năng, thì linh năng ấy không ngoài 4 yếu tố của biện chứng, triết chứng, bảo chứng, và công chứng. Như vậy tinh thần của Như Lai là hoàn toàn của siêu năng nếu trong hệ thống của duy ngã vạn pháp thì nó là đa năng, nên đa năng là biện chứng của giá trị siêu năng.
Đối với thuật linh là các nhà tà sư ngoại đạo cũng lầm lẫn dùng thuật linh để dối gạt thiên hạ, nên thuật linh không bao giờ giải quyết được vấn đề gì hết. Đến ngày hôm nay khoa học cửu kinh ra đời thì thuật kinh nó sẽ trở thành quá khứ mà không thể nào tồn tại được.
Ngài hỏi Ông Chơn Luân Thương Bang. Hãy phân tích như thế nào là thuật linh, như thế nào là linh năng?
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Ngài, đứng trên tinh thần công luật và vũ trụ thì linh là không tách rời linh của trung tâm linh năng. Bởi tất cả vạn pháp phải đi theo và làm theo tính định luật, quy luật và tính công luật tất yếu của vạn pháp. Và không thể tách rời tính quy luật, định luật ấy để có tính linh năng được. Đối với thuật linh là đã làm trái với tính định luật, quy luật nên hoàn toàn không thể đem lại giá trị thực tướng và để cứu cánh cho mặt bằng nhân bản duy ngã đại thể. Đó là sự lầm lẫn của cái ngọn và quay theo cái ảo là chính mà không trở về được cái thực.
Ngài dạy: như trong thế giới sắc màu thì rất là đa dạng, và sắc màu của điện tử thì lại càng dữ dội, nhưng đó cũng chỉ là cái đọt cuối cùng của sức mạnh âm dương vạn tỏa. Như chúng ta học minh triết thì chúng ta thừa nhận tính đa năng là bản chất của trung tâm linh năng đã cho. Như vậy mặt bằng duy ngã đại thể là đa năng mà đa năng là làm được tất cả những thứ gì tốt đẹp nhất, thiện lành nhất; và ngược lại những thứ gì ác nhất thì nó cũng làm được. Vậy đa năng ở đây là có hai chiều thượng năng và hạ năng. Nếu thượng năng thì có thể đem lại sự cứu tinh cho nhân loại, còn nếu hạ năng là đem đa năng ấy vào chu trình hạ. Như chúng ta thấy nguyên tử đã tràn ngập trên thế giới này. Nếu các pháp bất tương ưng tiếp tục dồn nén đến cực mạnh thì điều gì sẽ xảy ra đây? chắc chúng ta cũng đã biết rồi. Nếu chúng ta nghị luận về thuật linh thì thuật linh không có là gì cả; nhưng nếu nghị luận về đa năng thì đa năng nó có thể san bằng hành tinh này được và nó cũng có thể cứu tất cả hành tinh này ra khỏi sự đau khổ, chưa nói đến siêu năng.
Như vậy thì các pháp thuật linh đó chúng ta sẽ không thấy trong cuộc đời chính pháp, thì huống hồ chi các pháp huyễn đáp mà ta lại thừa nhận đó là Như Lai ư?
Trong kinh có nói là Như Lai khí, nghĩa là khí tối thượng thanh, đó là tuyệt siêu thể, là không thể nói, không thể nghỉ bàn, không thể nghị luận. Nơi ấy hoàn toàn không biến đổi, còn những thứ biến đổi và không có tính thường trụ, dù nó linh đến cỡ nào đi nữa thì nó cũng không phải là chính pháp của Như Lai. Thí dụ như ngạ quỷ, thiên ma, và hàng tỉ tỉ thân trung ấm thì nó vẫn có phần linh của nó nhưng nó không thể là Như Lai. Ở đây ta nói về thuật linh bất sinh Phật Pháp. Chứ ta không phủ nhận về thuật linh là bìa trái của linh năng.
Như vậy trong thế giới nhị nguyên có thể là chính pháp và có thể không phải là chính pháp. Nó luôn luôn có tỉ lệ tương ưng và bất tương ưng, vì một khi con người chưa trở về phần nguyên lý, lý tính, theo nhà Phật đó là kiến tánh. Mà muốn đạt được kiến tánh thì phải có quá trình công phu tôi luyện. Thì hôm nay chúng ta học kho tàng cửu kinh minh triết thì chính nó là cơ bản vững chắc nhất cho việc đưa chúng ta đi đến kiến tánh. Vì kinh triết nó không thuộc về thuật linh, mà thuộc về công án, thuộc về bản nhãn, thuộc về đại diện tri thức chính thượng và thuộc về hệ thống cơ cấu thiết lập cho công trình hóa tâm.
Như vậy người Công Luật là dùng cửu kinh minh triết cùng kết hợp với hồng quang thống điển để chăm trị và dọn dẹp những thuật linh đó. Vì hồng quang thống điển là siêu năng lượng. Đó là mặt toàn thực của siêu thể ánh sáng mà không thể làm trái ngược lại. Nên đó không gọi là thuật. nhưng khi chúng ta làm trái ngược lại và trở thành những điều không thực thì gọi là thuật. Thí dụ như bản chất của những thân trung ấm nó vẫn có tâm linh, nhưng khi chưa trở về thiện nghiệp thì nó có thể làm ngược lại, tức là làm những điều không thuộc về chính pháp, là làm gây hại đến người khác. Cho nên thuật linh là thuộc về gây hại. Ví dụ như nhà ảo thuật siêu hạng Coppơphiêu mặc dù làm được những điều phi thường nhưng không sinh được Phật Pháp.
Vậy cái gì sinh được Phật Pháp? Chân tính ánh sáng sinh được Phật Pháp. Như vậy thì minh triết thuộc về chân tính, vì chân tính sinh minh triết hoặc chân tính  sinh kinh điển. Vậy con đường trở về chân tính là căn cứ chân tính sinh Phật Pháp và Phật Pháp trở về chân tính.
Như chúng ta có mặt bằng của Phật và Pháp từ trung tâm chân tính sinh ra, hoặc là sinh ra đã được thành tựu Phật Pháp, thì chính Phật Pháp đó là cái nôi để cho đại thể được hóa chớ không phải thuật linh.
Ví dụ nếu như hôm nay Cha dùng thuật linh để dẫn độ chúng con bằng các phép lạ ảo thuật đó, thì chúng con sẽ được cái gì? Chúng con sẽ không có được gì là tinh hoa cả, vì cái huyễn nó đã đáp xuống con rồi. Như vậy chúng ta là người Công Luật thì hoàn toàn dứt bỏ mọi tư tưởng thuộc về thuật linh. Hôm nay chúng ta chấp nhận về mặt thực của nền khoa học hiện đại trong đời sống của duy ngã đa năng, vì nó đem lại ích lợi và nguồn hạnh phúc vô cùng cho nhân loại. Đó là nền khoa học đa năng hướng thượng sẽ dẫn duy ngã đại thể đi vào quỹ đạo an toàn và có thể đi đến giải thoát.
Như vậy mặt bằng của duy ngã đại thể đã có nền khoa học rất rõ ràng, nếu đứng trên khách quan một là nền khoa học đỏ, hai là nền khoa học xanh. Hoặc một là nền khoa học hạ, hai là nền khoa học thượng. Chữ hạ ở đây tức là sử dụng nền khoa học để làm những điều chết người và giá trị lợi ích cho duy ngã đại thể rất nhỏ mà gây hại thì lại lớn. Thì nền khoa học đó gọi là hạ sách. Nhưng nếu quay ngược nền khoa học lên thượng sách thì đời sống của duy ngã đại thể sẽ nhờ nền khoa học đó mà phát triển chứ không phải nhờ thuật linh.
Đứng trên tinh thần Công Luật là hoàn toàn lấy kho tàng minh triết để thực hiện công trình đại hóa, trong đó có nhị minh khoa; tức thượng minh khoa là khoa học đại ngã, và hạ minh khoa là khoa học thực nghiệm, cùng kết hợp với hệ thống cửu kinh minh triết đưa vào sự nghiệp đại thể duy ngã để đại hóa chứ hoàn toàn không có thuật linh.
Đối với 32 tướng tốt của Phật hoặc các lập thể khác thì thiên ma chúng nó có thể giả được, nhưng về bí tướng “mã âm tàng” tướng, hoặc “âm dương bào tạng” tướng thì nó không giả được, vì đó là tính duy nhất của thống hóa thiết lập thì đối với thiên ma không thể cướp quyền tuyệt đối của đấng Thống hóa thiết lập. Thứ hai là kho tàng cửu kinh minh triết thì hoàn toàn thiên ma không thể thiết lập được.
Như vậy căn cứ trên Như Lai chính thống thì hệ thống cửu kinh minh triết và những bí tướng kỳ xuất nhất đối với đấng Thống hóa thiết lập thì thiên ma hoàn toàn bị khuất phục và đầu hàng.
Như vậy đứng trên tinh thần chính kiến thì thuật linh bất sinh Phật pháp, mà chân tính mới sinh Phật pháp, thì Phật pháp phải có hệ thống cửu kinh minh triết, đó là đại diện cho giá trị Phật pháp. Vậy kinh điển là giá trị Phật pháp chứ không thuộc về thuật linh.
Chúng ta có kho tàng cửu kinh minh triết để đại diện cho giá trị mười phương Như lai thể và đại diện cho Đức Quán Âm. Còn các hệ thống thuật linh dù có các phép lạ đặc biệt nhất cũng không thể đại diện được. Nên Như Lai nói rằng: các pháp thuật linh bất sinh Phật pháp, các pháp huyễn đáp bất lập Như Lai, nghĩa là đừng bỏ Phật của chính ta, chạy ra nhận ma của người ta làm Phật.
Mối chốt của bài học này là tẩy não tất cả những sự mê tín và cuồng tín. Để khi ta bước ra đời, chúng ta mới thật sự trở thành con người khoa học, trở thành bậc sĩ của đỉnh cao thời đại để thực hiện Công Luật đại hóa.





13/6/Kỷ sửu

THỰC TẾ PHẢN THỰC TẾ VÀ THỰC TẾ SIÊU THỰC TẾ

Trong đời sống của duy ngã đại thể trong hệ thống hành tinh và liên trùng hành tinh nó luôn có hai mặt trạng thực tế, phi thực tế và thực tế, siêu thực tế. Đó là tính khách quan của sự nhìn nhận đối với giá trị hiểu biết của hạt tâm. Vì Đức Như Lai nói: sự sống ấy hoàn toàn không phải phi hạt tâm mà thuộc về hạt tâm, nhưng sự sống ấy không thể tách sự hiểu biết để có sự sống. Vì nếu có sự sống mà không cần sự hiểu biết thì sự sống ấy trở thành vô nghĩa. Như vậy chúng ta nói được câu thực tế là chúng ta có hiểu biết rồi, vì có hiểu biết nên mới có phân biệt giữa cái thực tế và không thực tế; có hiểu biết nên có giác ngộ cao hoặc thấp và nhìn nhận một cách tổng thể, hoặc nhìn nhận ở một góc độ. Nhìn nhận một cách trọn vẹn hay là nhìn nhận ở một khía cạnh. Như vậy một khi mà chúng ta chưa có một sự nhìn nhận tổng thể, chưa có một sự nhìn nhận thuộc về tri thức cứu cánh ở trong đời sống lập thể ấy, thì Đức Như Lai bảo rằng: nó thực tế nhưng cuối cùng nó sẽ không bao giờ có thực tế. Vì sao? Vì nó có một cái nhìn nhận ở một chiều, một bên, không có trọn vẹn, không có tổng thể, nên hoàn toàn nó bị kẹt ở phần lập thể ấy, và bị lập thể che chắn làm rào cản không cho nó thấy được nguồn gốc của chính nó, thì đó có nghĩa là thực tế nhưng phi thực tế. Phi thực tế vì nó hoàn toàn không làm chủ được những thứ nó có, kể cả sinh lão bệnh tử, thành trụ hoại không và sinh trục di diệt nó cũng không làm chủ được.
Khi chúng ta chưa làm chủ được sinh mệnh của mình thì hoàn toàn là phi thực tế, vì thường là chúng ta bảo thủ những thứ thuộc về không thường trụ nên chúng ta bị mất đi thực tế.
Những ai giác ngộ được thường trụ, gìn giữ được thường trụ và thấy được thực tướng của thường trụ. Đó là những cảnh giới của những bậc thiện tri thức uyên bác. Như vậy thiện trí thức là con người hoàn toàn không bỏ lập thể, nhưng vận động trên hệ thống lập thể để quay ngược 180 độ về giá trị hạt tâm và không cho hạt tâm tách rời hệ thống lập thể ấy mà làm chủ được hạt tâm để điều ngự lập thể, thì những người ấy là thực tế và đi đến siêu thực tế.
Về tính khách quan của đại đồng nhân loại trên hành tinh thì thường thường về công án hóa thượng là cho các hệ thống hạt nhân nổi bật lên trên, thì chính nó luôn luôn có mặt trong thực tế và đi đến siêu thực tế. Còn khi bị đẩy ngược  xuống ở chu trình hạ thì đối với những người bảo thủ vật chất và luôn luôn chạy đuổi bắt theo vật chất mà quên đi ánh sáng của mình bên trong, thì những người ấy thực tế mà phản thực tế.
Phản thực tế cho những con người hướng ngoại, luôn luôn dong ruổi phân biến, biến động ý thức và không bao giờ ổn định thì những người ấy có thực tế cũng như không.
Thực tế cho những con người ổn định được bên trong và bên ngoài, tức là tâm vật đã trở về một gốc và đã thực hiện công trình tụ, mặc dù vật nó biến đổi vô thường nhưng mà họ biết rằng sự vô thường ấy là để trở về với thường trụ, chứ không phải vô thường để mất đi giá trị thường trụ của chân tính thì những người ấy là thực tế và đi đến siêu thực tế.
Như vậy những ai biết tinh lọc và giác ngộ thực tế của hệ thống lập thể để mượn hệ thống lập thể đi vào quỹ đạo nội thì những người ấy có siêu thực tế. Còn nếu dùng ý thức hiểu biết chạy suốt ra bên ngoài, dù có ba ngàn kiếp để tìm những cứu cánh thuộc về lập thể, khi lập thể ấy tan biến thì nó cũng chết theo lập thể ấy nên nó không có thực tế. Nó luôn luôn bị áp lực phản thực tế của sự biến đổi không cùng tận và quá khứ hiện tại cứ liên tục thay đổi nên chính nó có thực tế mà không có thực tế, và cuối cùng nó bị chết chìm trong phản thực tế của biển lọc và giá trị của sự đau khổ vô cùng của hệ thống lập thể.
Vậy hãy thấy con người là thực tế, hãy thấy vũ trụ là thực tế, và giá trị thực tế ấy là có tính cứu cánh cao trong sự nghiệp hóa. Nếu chúng ta hóa thượng, hóa nội thì thực tế ấy sẽ đi đến siêu thực tế, nếu chúng ta hóa ngoại và hóa hạ thì hoàn toàn thực tế phản thực tế.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!