Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 28


BIỆN CHỨNG PHÁP ĐỒ HÌNH TAM HỢP CHIẾU

Trong giá trị cấu trúc và thành lập các quần thể trong vạn thể. Ở đây là Cha không phải đem cái ngã của mình để nói pháp cho tất cả các con, mà Cha đem sự kiến trúc, cấu trúc đồ hình và tính thành lập của giá trị tính và thể hợp chiếu để nói về tính biện chứng pháp trong hệ thống cấu trúc ấy. Nếu hôm nay Cha không đạt được đến đỉnh cao của biện chứng pháp đồ hình tam hợp chiếu, thì Cha sẽ không có một tấm lòng độ lượng vĩ đại đó. Nên cấu trúc tam hợp chiếu của Cha là thể hiện sự nghiêm minh và lòng độ lượng vô cùng đối với trí huệ Bát nhã.
Như vậy đứng trên giá trị lịch sử về toán học thì người Hy lạp và La mã đã kiến tạo và phát minh ra đồ hình tam hợp chiếu là nhằm mục đích để xác định về tính chất của con người trong giá trị biểu trưng đối với đất nước và sự nghiệp của dân tộc. Thì sự hạnh phúc thay Cha đã có được tam hợp chiếu ấy.
Về Tam hợp chiếu gồm có:
Thứ nhất: là tính chất triệt để của sự cân bằng, đó là hình lập tam giác đều, và hình lập của giá trị hóa trong tính và thể đã được hợp chiếu và tính cấu trúc của đồ hình đã được thống nhất.
Thứ hai: là đứng trên tam tài luận của Thiên địa nhân thì chu trình giáp lưu một cách trọn vẹn giữa trời đất và con người. Và thể tích ấy đã được trọn đủ và không bị hụt hẩn đối với giá trị chung giữa trời đất và con người, và minh lý ấy đã thể hiện được lòng độ lượng vô cùng đối với tất cả nhân loại mà không riêng bất cứ ai. Nên khi đi vào sự ứng dụng thì đối với những việc hết sức là mắc mỏ về mặt luật lý thì chính Cha đã lấy lòng độ lượng vô cùng ấy để giải quyết những vấn đề thuộc về mắc mỏ đó.
Thứ ba: về nguyên tắc đỉnh cao của trí huệ đã được thống nhất trên đồ hình tam hợp chiếu, thì đó là biện chứng pháp của hình học và toán học đã cấu trúc cho Cha một trong những hình đồ đặc biệt nhất để thể hiện được tính chất nghiêm minh và lòng độ lượng đối với trí huệ Bát nhã.
Đây là một trong những biện chứng pháp không thể sai chạy và thêm bớt mà cấu trúc đồ hình của tam hợp chiếu đã trở nên biện chứng pháp về lịch sử của người La mã và Hy lạp. Và người La mã và Hy lạp đã tìm biểu tượng của mình bằng giá trị tam hợp chiếu. Như vậy, tam hợp chiếu là một công năng, là tính đặc thù. Nó là thể hiện được tính chất giá trị nghiêm minh và lòng độ lượng đối với trí huệ Bát nhã. Còn Âm Dương Bào Tạng là thể hiện về tính chất quyết tâm của sự phá vận hoang mạt, là đặc trưng cho cấu trúc của khí cụ mà thôi. Như vậy giữa Tam hợp chiếu và Âm Dương Bào Tạng hoàn toàn có những đặc trưng về giá trị bản chất và tính chất riêng của nó.
Các con phải thấy rằng: Nếu tìm ở nơi Cha mà không có những yếu tố về cấu trúc đồ hình cũng như về tính tạng và pháp tạng trong đời sống của Tam hợp chiếu ấy, thì nhất định trong thời kỳ phá hoang lập nguyên này sẽ không đem lại được hạnh phúc cho nhân loại, là vì thiếu lòng độ lượng và thiếu sự nghiêm minh. Nếu thiếu sự nghiêm minh thì tất cả cấu trúc của hình luật đều bị bẻ gãy. Nếu thiếu lòng độ lượng thì những sự hư biến cũng không có phương pháp giải và không thể cứu chuộc được tất cả những điều mắc phải về luật. Nếu không có trí tuệ Bát nhã để soi chiếu thì sẽ không có tính cứu rỗi sâu sắc ở các thềm nhị nguyên mà nhất là những thềm thấp nhất mà chúng sinh đang què quặt và thống khổ.
Như vậy trong hệ thống cửu kinh của chúng ta không bao giờ tách rời sự nghiêm minh và lòng độ lượng đối với trí tuệ Bát nhã. Sự thống nhất của hệ thống cửu kinh nếu đem ra ứng dụng thì bản chất của nó vẫn là nghiêm minh và lòng độ lượng không giới hạn đối với trí huệ Bát nhã. Vậy các con phải xác định cho được về giá trị đó. Vì thế gian hàng triệu triệu người thì mới có được một người có. Hoặc nếu có là chỉ có được 1 hoặc 2 trong 3 chiều ấy là đã khó lắm rồi. Tức là người được chiều này, thì lại mất chiều khác. Đó là tính chất mà trong toán học đồ hình đã cấu trúc về tính đặc thù của giá trị thiết lập về đồ hình ấy đã có tính biện chứng pháp để thể hiện tính chất giá trị hạt nhân và thể hiện tính chất giá trị ánh sáng, cùng thể hiện tính chất và giá trị đã trãi qua hằng tỉ tỉ kiếp mới có được cấu trúc và thành lập được đồ hình ấy. Chứ không phải đồ hình ấy là xin cho mà có. Mà đó là sự nghiệp hạt hóa đối với giá trị thăng hoa của pháp thân, thăng hoa của pháp tính và thăng hoa của vô lượng công năng. Cũng như tất cả những sự công luyện đã trãi qua hằng tỉ năm thì mới có thể kết được tính kim cương quý nhất và tính đồ hình cấu trúc của các pháp tính quý nhất.
Như vậy, một khi chúng ta đã xác định và được chứng minh trên đồ hình đó rồi thì toàn bộ tất cả những người theo phò đều được an tâm trên đồ hình ấy. Đồng thời cả một dân tộc đã được thông báo về đồ hình này thì xem như dân tộc ấy đã có được biểu tượng này. Và thành lập giá trị chủ thể đối với quốc gia và đất nước. Và đối với những lẽ sống tất yếu trong đời sống chính trị của một dân tộc, hoặc một đất nước mà dân tộc ấy được có.
Nếu một chủ thể quốc gia mà không có cấu trúc đó thì sẽ có khả năng biến đổi từ một minh chủ trở thành hôn chủ, hoặc minh quân trở thành hôn quân. Và biến đổi từ một con người tốt nhất trở thành con người xấu nhất. Còn khi đã có được đồ hình ấy thì tất cả mọi sự biến đổi hoàn toàn không thể xảy ra, vì nó đã được thành lập Tam hợp chiếu và được thống nhất chân hành hóa trên thiết lập đồ hình và tính chất kết tinh của đồ hình ấy thì không bao giờ có thể thay đổi được tính chất ấy.
Pháp thân bên trong tức là ta nhân tướng thân đó để ta biết được bên trong là gì. Mặc dù tướng thân ấy không thuộc về thực tướng nhưng đó là biện chứng pháp giới thiệu giá trị pháp thân của thực tướng.
Như vậy nhân pháp tướng âm dương bào tạng mà ta xác định chính đó là Kim Ngưu. Hoặc nhân ở Tam hợp chiếu mà ta xác định về tính chất và giá trị của vị đó là một đấng cứu tinh vĩ đại nhất của loài người.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Nhật Đàn Sơn trình bày
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa Cha, người ta thường nói Tâm sinh tướng, tướng tự tâm sinh. Như vậy phần tướng này là phần thể dụng tinh hoa đã thoát ra. Thì người ta căn cứ về tướng để đoán được phần nào của tính, vì tính là chủ của thể. Khi tinh hoa tính càng cao thì thể sẽ được biện chứng ở giá trị phần tính. Như vậy trong tam hợp chiếu, nói về hình học thì không có một tam giác nào mà 3 đường kinh trục, hoặc 3 đường kinh  tuyến, hoặc 3 đường cao mà gặp nhau tại một điểm, thì chỉ có tam giác đều mới có. Như vậy, thì trung tâm điểm này là nói lên cái trục. Thì tam hợp chiếu thứ nhất là nói lên đỉnh cao của trí tuệ, thứ hai là đỉnh cao của sự quảng đại, thứ ba là đỉnh cao của sự cân bằng. Thì 3 chiều này là 3 chiều tinh hoa trong sự nghiệp cứu độ nhân sinh. Vì nếu thiếu 1 trong 3 hợp chiếu đó thì không thể nào thực hiện sự nghiệp đại hóa. Như vậy xác định nếu không có tính chất đó thì Tam hợp chiếu không thể thành lập được.
Ngài dạy: Nếu nghiêm minh mà có lòng độ lượng thì trở nên cứu chuộc, còn nghiêm minh mà thiếu lòng độ lượng thì có thể xảy biến những pháp nguy hiểm của pháp nghiêm minh đó. Nghiêm minh có lòng độ lượng, thí dụ như có những con người lầm lỗi nghiêm trọng có thể bỏ đi, nhưng vẫn tìm cách để cứu chữa và làm lại những con người đó. Đối với nghiêm minh mà có lòng độ lượng thì bản chất cứu rỗi cao vô cùng; nhưng khi nghiêm minh mà không có lòng độ lượng thì hóa ra tiểu nhân. Vì nếu căn cứ trên luật mà thực thi làm cho đúng luật và không có tính cứu thì sự nghiêm minh ấy chỉ là sự chết mà thôi.
Đối với nghiêm minh mà có lòng độ lượng, nhất là trong quá trình tiến hóa và thoái hóa của nhân sinh trong nhiều con đường khác nhau. Thì đối với sự nghiệp của con đường ánh sáng vẫn luôn luôn chiếu soi đến tất cả mọi đời sống tận cùng của nó. Như bài học tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều thì giá trị ánh sáng chân tính ấy là cao nhất của các loại ánh sáng mà không có ánh sáng nào hơn. Thì ánh sáng thuộc về chân tính đã có mặt trong đời sống của 3 chiều đó. Chính vì vậy mà sự thẩm sâu được cứu rỗi.
Con người do sự sai biệt mà biến trạng, nhưng tính ánh sáng vẫn soi chiếu và không bao giờ mất. Nhưng chính nó bị che khuất chứ không bị mất tính ánh sáng đó. Chính vì vậy mà khi nó giác ngộ tỉnh ra thì nó được quay lên như thường. Đó là tính khách quan của Công Luật và định luật. Như vậy khi hiểu ra thì thấy sự vô cùng của đấng Thống hóa là vô cùng trong các pháp và vô cùng trong các chiều hướng khác nhau. Và Ngài luôn luôn thể hiện tính cứu độ cao nhất, mà trong đời sống nhân quả của vận luật tuần hoàn, của sự sai biệt thì luôn luôn có tính cứu rỗi trong đó.
Khi chúng ta nghe được học thuyết này thì không nên ỉ lại, vì tính nghiêm trọng về thời gian, về chu tuần , về a tăng kỳ kiếp, về tất cả những quá khứ tăm tối khổ đau mà chúng ta thấy rằng nó đã dai dẳng đeo mang với chúng ta, và chúng ta cứ tồn tại mãi trong sự khổ đau mà chưa bao giờ thoát ra được bỡi những sự sai lầm nghiêm trọng đó.
Người phạt trích ta không bằng chính nhân quả phạt trích ta, và bất cứ một phiên tòa nào xử ta cũng không thể qua phiên tòa lương tâm. Đó là phiên tòa cao nhất của đời sống duy ngã đại thể. Chúng ta hãy xác định rằng: Dù cho có phiên tòa nào hoặc luật sư phản biện nào có thể làm vượt ra tất cả những tội cấu của mình về mặt pháp lý, nhưng không bao giờ thoát khỏi tội cấu về mặt tâm lý. Nên tất cả những phiên tòa xử nhân loại đó chẳng qua là cân nhắc về giá trị phóng luật mà thôi. Chứ không có một phiên tòa nào về mặt bằng phóng luật mà có thể qua được phiên tòa của lương tâm và tri thức hiểu biết của duy ngã đại thể.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống phát biểu
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, về bản chất của Bát nhã và trí huệ nghiêm minh và lòng độ lượng. Thì tính Bát nhã được thể hiện qua biện chứng một cách rất rõ ràng chứ không phải là trừu tượng hay mơ hồ. Như vậy, quy trình độ của Công Luật là đưa chúng ta về Bát nhã. Thì qui trình độ ấy là trí huệ, nghiêm minh và lòng độ lượng. Đó là tính khách quan của quy trình độ Công Luật để đưa muôn loại trở về bản chất cứu cánh tột cùng của Bát nhã. Như vậy trong tất cả những sự nghiệp học thì kết quả cuối cùng là trở về ngộ được tính hội tụ Bát nhã và trong đó biểu trưng cao nhất là toán học. Bởi vì không có một môn học nào chính xác bằng toán học, và cuối cùng của toán học cũng là đưa về với giá trị hội tụ. Cho nên mọi quy chiếu của toán học thì không sai 1 ly và cuối cùng của toán học là trở về nền tảng tối thượng, đó là tính hội tụ. Nên toán học là đại diện cho tất cả các môn học.
Như vậy, nếu chúng ta đi trở về tính hội tụ mà lìa khỏi trí huệ, độ lượng và sự nghiêm minh thì tất nhiên không bao giờ trở về được tính hội tụ. Nên trước đây đức Từ phụ có đưa ra công thức bi trí dũng thì cũng không ngoài quy trình của trí huệ, tính nghiêm minh và lòng độ lượng.

ĐỨC TIN THỰC TƯỚNG


Trong đời sống con người chúng ta có nhiều đức tin như tin về thần linh phép lạ, tin về khoa học là cứu cánh, tin về những người ân nhân như tin ở cha mẹ, tin ở chồng vợ, tin ở bạn bè v.v…Tất cả những đức tin ấy không thuộc về tính nguyên lý của giá trị thực thể về đức tin. Đức tin ấy còn bị biến đổi vì nó không thuộc về pháp tính và không thuộc về chân tướng của đức tin. Như tin rằng có trường sinh bất tử của lập thể, thì đó là điều hư huyễn không có thực tướng.
Ta tin những điều thuộc về bản năng bản ngã, thuộc về tình cảm của chủng nghiệp còn nằm trong tình nghiệp, thì đời sống đức tin ấy không phải là tính cứu cánh. Như chúng ta tin con đường duy vật biện chứng, duy tâm cực đoan. Hoặc tin vào duy linh độc thần phép lạ thì tất cả đều không có thực tướng.
Tóm lại, những đức tin nào mà bị biến đổi thì những đức tin ấy không thuộc về tính chất và giá trị đức tin của thực tướng. Giá trị thực tướng của đức tin là như thế nào? Như chúng ta đi từ chánh niệm và những pháp môn chân chính, có lực đẩy để đưa chúng ta đi vào quỹ đạo giải thoát, thì đó là tính chất và giá trị đầu đời về tính thực tướng của đức tin.
Như vậy các pháp chính thống về giá trị hóa đức tin và thành lập đức tin có tính bất biến ấy, thì chỉ có một nguyên lý duy nhất đó là chân tính.
Những đức tin thuộc về các pháp vô thường biến đổi, không có chủ thể, thì bản chất giá trị đức tin ấy sẽ bị một mai không có tính cứu cánh. Khi chúng ta làm biến đổi chân tính của các loại nhân quả xấu, đã làm cho pháp tính ấy bị biến đổi, thì dù cho chúng ta có thiết lập bất cứ một đức tin nào trong đời sống ấy cũng sẽ không bao giờ có thực tướng.
Đức tin có thực tướng là chúng ta phải đặt tính chất và giá trị đức tin ấy vào mục đích của tính cứu cánh cao nhất trong đời sống của nhị nguyên. Niềm tin chân chính nhất của giá trị nguyên lý thực tướng, là chúng ta phải hóa được cấp thượng nhân quả trong đời sống đó. Như chúng ta thiết lập những bộ nhân quả thuộc về cấp thượng, mang tính lực đẩy đưa tính chất và giá trị đức tin lên giá trị thực tướng, thì chúng ta hoàn toàn là gieo trồng xây dựng và thực lập những giá trị thuộc về công đức và trang nghiêm. Như vậy người công luật là thiết lập giá trị đức tin ở tính chất cứu cánh và mang tính thực tướng.
Chúng ta tin rằng chúng ta luôn luôn thực hiện những công trình, công phu, công quả tốt và rèn luyện tốt trong sự nghiệp học của các bộ kinh điển quan trọng nhất có tính khoa học, có tính minh triết và sáng tạo, đem lại hạnh phúc cho nhân loại, thì đó là đức tin chân chính.
Đức tin của người công luật là thiết lập hệ thống chính hóa sự nghiệp công luật, mang tính các pháp chính thống, thì mới có tính chất bền vững về cấu trúc đức tin mà không bị biến đổi. Như vậy, những pháp thuộc về không có tính chính thống thì loại trừ ra khỏi tính chất và giá trị đức tin của thực tướng. Vì chúng ta biết rõ về trục ánh sáng nguyên lý, về tính bất biến của trung tâm vạn năng có trong chân tính chúng ta. Chúng ta có chân tính ấy để thiết lập và hình thành hệ thống pháp chính thống để gìn giữ đức tin và hóa đức tin, thì đức tin ấy sẽ mãi mãi hằng hữu không bao giờ mất.
Hôm nay chúng ta tin rằng trời đất đã giao cho chúng ta một quả núi quí, tức là Thạch Bia Sơn hóa cửu kinh. Đó là công án hóa các pháp chính thống, đó là đức tin thực tướng. Đức tin thực tướng hoàn toàn hằng có trong đời sống của chúng ta mà chúng ta không cần phải cưỡng ép, vì cưỡng ép có thể phát sinh những đức tin mang tính vô thường, tức hôm nay tin rồi ngày mai không tin. Chính vì chúng ta không có đức tin thực tướng mà chúng ta bị biến đổi đức tin, nên có thể đi về công luật mà không thấy thực tướng của công luật là như vậy.
Về kiến thức và trí huệ cơ bản của đức tin, là chúng ta muốn tìm một chân lý mang tính cứu cánh, thì thứ nhất phải có tính biện chứng, thứ hai phải có triết chứng, thứ ba phải có bảo chứng, thứ tư phải có công chứng. Nếu bốn phép về giá trị mặt bằng của tứ chứng ấy không có, thì đức tin ấy hoàn toàn sẽ bị sụp đổ.

¯ Thần linh có thể hóa chúng ta được không?

Nếu chúng ta không làm sáng tỏ tổng tinh hoa của Duy ngã mà tự thần linh hóa đức tin, thì bỏ mất bản chất giá trị thực của tính tổng tinh hoa đã cho chúng ta và cũng không còn cái thực địa giá trị của sự tiến hóa nữa, mà gần như ký gởi đời ta cho thần linh hóa. Như vậy phép thần linh hóa cũng là phép không có thực thể với đời sống của Duy ngã đại thể. Chỉ có duy ngã đại thể là giá trị thực thể của đời sống mà chúng ta cân bằng trong đời sống tâm vật.
Ngày xưa khi đức Như Lai ra đời thì Duy thần bá đạo quá nhiều. Ngài đưa ra tất cả những học thuyết để làm thay đổi cái ý niệm bá đạo thần linh quá lớn đó. Thậm chí họ thờ heo, thờ bò và thờ nhiều hình tượng khác. Tức là họ tin thứ gì cũng có thần, kể cả đất nước gió lửa cũng có thần. Thì Như Lai nói: ta đồng ý rồi, cái thần của sức uy nhiệm và giá trị hoạt động của vật lý, của hệ thống nhị nguyên, chớ không thể có cái thần linh ảo thuật ở trong giá trị vật lý mà thiết lập hệ thống cơ cấu đó được. Chúng ta phải hiểu nghĩa của thần linh là linh năng hóa thần tụ. Ở trong nước có thần là sự yên định để phản chiếu tánh thấy của nước, ở trong lửa có thần là sự rực rỡ quang minh của tính sáng. Ở trong mặt trời có thần là không phân biến tính tụ của sự định chiếu thống nhất. Ở trong đất có thần là chân hành hóa và kết tinh tất cả những tinh hoa và nuôi dưỡng vạn hữu trên mặt đất. Như vậy cái thần ấy là thần của khoa học, thần của triết học, thần của kinh điển chứ không phải cái thần của thần linh. Như vậy, tổng hàm hóa của giá trị thần là tổng tinh hoa thần chiếu tính ánh sáng vô biên, là sự chiếu ánh sáng vô tận và kết tinh tinh hoa không cùng để hóa và lập từ thượng tầng, trung tầng, hạ tầng và từ hạ tầng đi ngược trở về thượng tầng để thể nhập và làm chủ được tính thống nhất của giá trị hóa.



KHẢ ĐẮC VÀ BẤT KHẢ ĐẮC

Mùng 04 tháng 02, Mậu Tý (2008)
Thế nào là khả đắc và thế nào là bất khả đắc?
Nếu chúng ta cố chấp đạo là bất khả đắc thì chúng ta đi ra vào trong sinh tử trở thành không có gì để đắc, thì giá trị thực tướng của đạo không có trong đời sống của chúng ta. Còn nếu chúng ta cho đạo là khả đắc thì đắc cái gì?
Từ lâu chúng ta nghe Như Lai nói quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, vị lai bất khả đắc. Mà trên thực tế ở kinh A Hàm thì cái gì cũng có thể đắc được hết. Còn cái không thể đắc được là vì đã vượt trên mọi cái đắc và thành tựu giá trị vô thượng đắc thì cái đó đâu còn gì để đắc nữa. Ở đây chúng ta phải nghị luận như thế nào để có được điểm trung tụ và bảo hòa giữa cái đắc và không đắc đó, thì chúng ta mới thấy được chân lý thực thể của nó.
Nếu chúng ta cố chấp bất khả đắc là hoàn toàn không có gì để đắc và xem thường các giá trị nghĩa lý của sự chứng thành thì chúng ta sẽ rơi vào đoạn pháp, có thể rơi vào đoạn kiến. Vậy, nếu ta cố chấp bất khả đắc thì sẽ rơi vào cuồng ngông của các pháp và sẽ bị loạn pháp chớ không phải là trật tự hóa về các hệ thống thiết lập của các pháp có tính ổn định để dẫn ta đi đến thành tựu chân tính một cách viên mãn.
Diệu nghĩa về bất khả đắc mà Như Lai muốn nói là thuộc về chân tính ánh sáng, luôn luôn chuyển động trong quỹ tích của quá khứ, hiện tại, vị lai mãi mãi tròn đủ ánh sáng ấy mà không bị dứt đoạn.
Cái đắc mà chúng ta cố chấp ấy nó thuộc về phần lập thể, thì Như Lai nói rằng: Quá khứ hệ thống lập thể của chúng ta đã chịu định luật thành trụ hoại không và sinh trụ dị diệt. Những thứ quá khứ ấy nó không còn nữa mà nó tập hợp về tâm nghiệp của chúng ta hôm nay rồi. Như vậy, tâm nghiệp của chúng ta hôm nay là biện minh của quá khứ, thì chúng ta đi tìm quá khứ không thể có.
- Như Lai hỏi đức A Nan: Ông đi tìm quá khứ của ông, hay là ông trở về thực tại để tìm chính ông?
- Đức A Nan đáp rằng: Tất cả những quá khứ về thân trước của con đã chịu những định luật sinh trụ dị diệt, thành trụ hoại không, sinh tử bệnh lão nó đã biến đổi một cách hoàn toàn, thì hôm nay quá khứ ấy nó đã thành lập cái hiện tại và quá khứ là hoàn toàn đang ở với hiện tại của con.
- Như Lai nói: Ông nói đúng, ông đã ngộ được rồi đó! Nhưng nếu ông cố chấp hiện tại một cách bảo thủ thì hiện tại đó có bị biến đổi không?
- Đức A Nan đáp: Hiện tại sẽ bị biến đổi.
- Như Lai hỏi tiếp: Nếu hiện tại thay đổi về phần lập thể nhưng tăng trọng ánh sáng về phần tri thức thì tri thức ấy có bị biến đổi không?
- Đức A Nan đáp: Dạ thưa không.
Như vậy, phần bất khả đắc là thuộc về phần lập thể, nhưng phần siêu đắc hóa ánh sáng là phần lập tính, thì chúng ta lìa cái sở chấp hữu của đắc để đắc được phần tính. Đó là cái không thể đắc mà đắc.
Như vậy, Giữa cái không thể đắc trong đó có cái siêu đắc, giữa cái không thể thành, không thể thường trụ thì trong đó có cái thường trụ.
Nếu Như Lai bài kích về tất cả những giá trị là bất khả đắc và không có thứ gì đắc, thì Như Lai lập 4 quả thánh, Bích Chi, Bồ Tát và Như Lai để làm gì. Vậy Như Lai phá các sở đắc của lập thể và không dính mắc các sở đắc lập thể là nhằm để hoàn lưu được kim thể và chứng tính, đắc tính giá trị vô thượng đắc. Đắc đó là vượt trên mọi cái đắc bình thường, đó là không chấp đắc mà đắc.
Như Lai ngài hỏi ông Cấp Cô Độc rằng: Nếu trong hiện tại ông tự hào ông là tỉ phú và đắc được tỉ phú, thì tỉ phú đó có bị biến đổi theo thời gian và không gian không?
Trưởng giả Cấp Cô Độc quì gối thưa rằng: Tất cả mọi phúc âm đã báo rõ cho con về sự giàu có ấy, nay hoàn toàn con không thể giữ lại được nó, vì nó không phải là thực tướng cho nên không thể đắc.
Như Lai bèn khen rằng: Ông Cấp Cô Độc, ông đã hoàn toàn đắc thành giá trị chân tướng, nên ông đã phá được tất cả mọi sở đắc về tỉ phú mà chính ông đã có. Chính ông đã phá được sở đắc của tỉ phú, nên ông đã chuyển qua đắc A Lại Da; tức là ông đã đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đó là cái không thể đắc mà đắc.
Như vậy, chúng ta phải hiểu về tính trung đạo và rạch ròi giữa cái không thể đắc. Chúng ta biết rõ cái có thể đắc thuộc về cái thể đắc mà chúng ta không bị dính các thứ cố chấp về sở đắc ấy, thì chúng ta sẽ có một cái đắc thành tựu như nhiên, mà đắc ấy không cần phải cầu vọng.
Hôm nay nếu các ông hoàn toàn xa lìa mọi cái đắc về hữu vi, về cố chấp lập thể, là các ông đã tự chứng đắc được những giá trị của siêu thể rồi, thì các ông hoàn toàn không mất về vị lai, vậy các ông chẳng nên cầu vọng gì về vị lai.
Đức Như Lai nói: Chớ cầu vị lai sớm, vì vị lai là những thứ chưa đến với chúng ta, nếu ý niệm chúng ta tưởng về vị lai là chúng ta đã đi trước cái thực thể của chính giá trị mà ta đã có về vị lai. Vì vậy chúng ta không nên cầu về vị lai. Đó là vị lai bất khả đắc về mọi ý niệm, vì nếu chúng ta dùng tư tưởng để vọng trước, thì mọi cái đắc ấy không thể là có thực được.
Nếu hiện tại chúng ta đã đạt được quả vị chân tính, thì đối với vị lai chúng ta không cầu, không muốn nó vẫn có. Vị lai không thể đắc, nhưng nếu xác định về giá trị đắc chứng và thành tựu A La Hán ngay trong kiếp này thì vị lai sẽ là A La Hán mà thôi. Tức là ngay trong đời sống hiện tại mà các ông đã là A La Hán thì vị lai cũng là A La Hán chứ có gì đâu mà đắc với không đắc. Còn nếu ngay hiện tại các ông còn nằm trong định luật giữa ác và thiện, còn chịu mọi sự biến cố của ý thức thì vị lai đâu thể biết được mình là thứ gì, ra tác phẩm gì và ở bậc nào thì điều đó hoàn toàn không thể biết.
Chúng ta phải thấy trong cái không đắc ấy thì nó vẫn có cái biệt nghĩa của đắc, nhưng đắc ấy không thuộc về thời gian và không gian, mà đắc ấy nó thuộc về kiến tính, trực tính, nhập tính và thành tựu chứng tính. Đắc ấy là cái đắc trọn vẹn của ba thời kỳ quá khứ hiện tại vị lai, là cái đắc cao qúi nhất của chúng ta.
Chúng ta chẳng nên bảo thủ cố chấp về các pháp sở đắc.Chúng ta cũng không đánh mất về chân tính, kiến tính của sự thành tựu tâm đắc. Vậy, trực chỉ chân tâm để kiến tánh là cái đắc cao quí nhất của những hệ thống kinh triết mà Như Lai muốn nói. Đó là không đắc mà đắc. Đó là đắc thực tướng thì ít ai chiếm được địa vị đó. Mà thường là cố chấp đắc các pháp mượn và các pháp hóa, các pháp giả lập, các pháp tướng ở ngoại biên, thường dẫn đi ngoại biên và ràng buộc ý thức vào các cố chấp của các sở đắc mà bị dính mắc ở trong các sở đắc ấy, chứ thật ra không có đắc chân tâm.
Bản giác nguyên sinh về giá trị hóa chính nó là thực thể, thì không có trụ và không trụ. Bởi biến cố của phân thức mà sinh ra trụ và không trụ, chính sự phân biệt của ý thức mà có sự khác biệt của quá khứ hiện tại vị lai, chứ thật ra quá khứ nó đã được bảo chứng của hiện tại rồi. Tất cả mọi sự qui túc của quá khứ đã trở về với ta. Nên đức Phật mới phán quyết rằng: “ Ông muốn biết được quá khứ thì hãy nhìn cái hiện tại cuộc sống của ông đó.
Còn chúng ta cố chấp về hiện tại, một khi chúng ta có một đời sống vinh hoa, mà chúng ta quên mất chân tính sống và giá trị thường lưu của tính bất biến mà nhảy ra ngoài cái vinh hoa ấy, thì giá trị đó cũng sẽ bị đánh mất. Nếu quá khứ đã về mà hiện tại chúng ta lại không biết giải quyết nó, thì chính hiện tại đó cũng còn là vô thường. Nếu trong hiện tại mà chúng ta tiếp tục làm những công năng, công đức, công hạnh của một sự nghiệp chân chính thì xác định về vị lai mọi giá trị tốt đẹp nhất sẽ đến với chúng ta, mà không cần phải vọng gì đến tương lai.
Vậy, hiện tại là hiện thực hóa của hai đầu mối giữa quá khứ và vị lai. Đức Phật lấy hiện tại là tập trung cho sức mạnh và giá trị tổng hợp của nó. Chỉ có một điều là chúng ta không lầm lẫn các pháp hữu thể để làm biến đổi cái thực thể của chính ta.
Như vậy, Như Lai muốn nói bất khả đắc ấy nó không thuộc về chân tâm. Quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc và vị lai bất khả đắc  không thuộc về chân tâm.Nếu thuộc về chân tâm thì qúa khứ, hiện tại, vị lai đã trở về một mà không còn quá khứ hiện tại vị lai nữa; vì quá khứ, hiện tại, vị lai nó vẫn là ánh sáng chân tính bất diệt, thì chính nó là một chứ không có ba.
Như vậy, các pháp bất khả đắc ấy là không thuộc về chân tâm. Còn nếu là “trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật” thì đâu cần gì quá khứ đắc, hiện tại đắc và vị lai đắc. Thế thì những thứ đắc ấy nó hoàn toàn không có thực tướng. Vậy, các pháp có thể đắc và không thể đắc là nghĩa ấy chứ không phải là không đắc. Vậy thì hai sự cố chấp về bất khả đắc và khả đắc đều bị rơi vào các pháp biến động và thay đổi giá trị chân tính ánh sáng  của quá khứ, hiện tại và vị lai.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!