Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 32


HỆ THỐNG KINH QUỸ BẤT ĐOẠN
Chân tính ánh sáng vạn năng bất đoạn sát na trong hệ thống tam thiên.
Chúng ta khẳng định rằng chân tính ánh sáng là bất đoạn, nhưng khi đi vào hệ thống lập thể thì cũng bất đoạn, vì nếu đoạn thì nó sẽ không sinh lại, hoặc là không hoành tác. Nên bất đoạn ở đây thì cái lõi là bất loạn, nghĩa là không có thay đổi về giá trị định luật ấy và tính chất bất biến của giá trị chân tính ấy.
Bất đoạn là đứng trên lý tất yếu của giá trị chân tính và hệ thống tổng tinh hoa siêu sắc và sắc để hình thành và thiết lập, thì bản chất của nó là bất đoạn. Chính chỗ này mà Như Lai mới quở trách về sự đoạn kiến của chúng sinh.
Như vậy, tổng thể của giá trị chân tính siêu sắc năng tổng tinh hoa bất đoạn và bất đoạn sát na hệ thống tổng thể tam thiên. Có nghĩa khi đã hình thành tam thiên rồi thì chúng ta có quyền nói về tổng thể tam thiên và bất đoạn chân tính hóa tam thiên. Đó là mặt bằng tổng thể đối với thượng tầng.

Về mặt bằng tổng thể đối với hạ tầng. Thì ánh sáng định tinh bất đoạn hành tinh tụ chiếu vạn pháp.
Bây giờ chúng ta đứng trên tinh thần của nghiệm, thì thấy ánh sáng mặt trời đối với hành tinh là bất đoạn trong sát na.
Có thể là chúng ta không cần dùng từ sát na nữa vì nó đã tường tận hóa trong đời sống của tri thức ánh sáng để nhìn nhận về tính khoa học. Còn ở thượng tầng vì xa quá nên dùng từ sát na.
Như vậy không gian vô cùng mà lại dùng từ sát na, mà không gian giới hạn thì không dùng sát na. Như vậy đây là sự phản ánh về sự tuyệt đối của giá trị vô cùng, mà thực nghiệm hóa trong hệ thống lập thể đã cho và bài toán ấy được giải xong.
Bây giờ nói về hệ thống khách quan của tính ánh sáng mặt trời là bất đoạn đối với hành tinh, tụ chiếu hoành tác. Thì đây là một chân lý rực rỡ nhất của hệ thống lập thể.Ta hãy chẻ nhỏ ra hạt nhân về hệ thống thành lập duy ngã đại thể. Thì nói rằng: Tính ánh sáng tri thức bất đoạn thần kinh não bộ quĩ tích thiết lập các pháp.
Như vậy, thì các pháp được thiết lập trên tính trạng tác phẩm và hình thành những công trình; thì tính ánh sáng ấy bất đoạn với hệ thống não bộ thần kinh quĩ tích để thành lập các pháp và thành lập tất cả những tác phẩm, các công trình trên mặt đất ấy.
Chúng ta liên tưởng 3 chân. Chân thứ nhất là chân cụ thể hóa vô lượng quang; chân thứ hai là chân khách quan hóa về cơ cấu hệ thống vật thể phức tạp và đơn giản; chân thứ ba là duy ngã đại thể hợp chiếu ánh sáng chân tính đối với thần kinh và tri thức hình thành ra các pháp.
Như vậy minh triết là hệ thống cơ cấu và không thoát thai ra khỏi định luật cơ cấu của hệ thống hóa để hình thành minh triết và minh triết là ánh sáng chói lọi của sự nghiệp tổng thể đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Nhân sinh quan và vũ trụ quan được khép kín với tính ánh sáng toàn chiếu và chiếu vô cùng trong đó có phân vụ của hệ thống chiếu, chi tiết hệ thống chiếu và tổng thể của hệ thống chiếu.
Ngài hỏi ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Pháp bất đoạn và tính ánh sáng bất đoạn trong hệ thống hóa như lời ta đã giảng. Thì ông hãy nghiệm về giá trị trung tâm thượng tầng cho đến hạ tầng và hệ thống duy ngã. Thì lời ta giảng có đúng hay không?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, Tính bất đoạn và giá trị pháp bất đoạn mà Cha đã thuyết ra, thì nghiệm ở các pháp được hóa trên hành tinh của chúng ta đã chứng minh rằng tất cả các pháp đã có chân tính cho nên bất đoạn. Vì vật chất đã chuyển thể từ hình thái này qua hình thái khác, chớ không bao giờ tan biến và mất đi trong hệ thống lập thể đó, đó là chưa nói đến chân tính ánh sáng là vô cùng.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống hãy nói thêm để xác định về kinh điển của ta như thế nào?
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, tính bất đoạn trong hệ thống từ siêu thể cho đến hữu thể đã rõ ràng cụ thể trong hệ thống thành lập của thái dương hệ, hành tinh.
Như ánh sáng mặt trời không bao giờ dừng nghỉ, đó là tính bất đoạn biểu trưng cho tính siêu thể và hành tinh chuyển động chung quanh mặt trời cũng không bao giờ dừng nghỉ. Đó là những cái tụ chiếu quang minh không thể nào dừng nghỉ ở chiều siêu thể và mặt lập thể.
Như vậy, ở hệ thống của phân thể thì chúng ta cũng liền thấy rằng không bao giờ gián đoạn, cụ thể như một hạt giống nẫy mầm chúng ta không thấy nó lớn, nhưng chỉ thót một chút là chúng ta thấy nó lớn liền, thì đó là sự sống. Thì tri thức nhân bản duy ngã đại thể cũng biểu tượng cho sự sống, cũng không bao giờ dừng nghỉ để tiếp nhận ánh sáng quang minh của thường trụ.
Ngài dạy : Ở đây là quĩ kinh bất đoạn, hằng chiếu vô biên, hằng hữu vô biên mà không tính toán. Thì chúng ta cũng đừng nên tính toán và hỏi tại sao. Câu hỏi tại sao nó trở nên quê mùa và lạc hậu, vì sự hiện hữu của vạn vật đã có trước mắt mà chúng ta không chịu khai thác, tìm kiếm, không chịu thẩm định, xác định về giá trị chân lý mà cứ hỏi tại sao. Mình đi hỏi tại sao với vô cùng là thu hẹp giá trị vô cùng của tổng thể đối với chính ta. Chứ không phải là chúng ta thắc mắc cái vô cùng để chúng ta có được sự vô cùng.
Có nghĩa là ánh sáng chân tính tổng thể siêu sắc hoa là tổng tòa của giá trị hóa vô cùng trong vũ trụ quan, thì chúng ta không thấy có một cái gì cao hơn nữa. Vì ở đây không có chỗ dựa, vì không có chỗ dựa nên chỗ này là chỗ không sinh diệt và tuyệt đối không sinh diệt nên mới sinh được ra chúng ta. Như vậy thì đừng hỏi ai sinh ra vô cùng. Vì vô cùng là chân tính ánh sáng siêu sắc tổng tinh hoa bất đoạn sát na với hệ thống lập thể. Nghĩa là không có một tích tắc dừng nghỉ về giá trị ánh chiếu và giá trị tổng thể của ánh chiếu. Cũng như là sự thiết lập của tổng tinh hoa ánh chiếu.
Như Lai căn cứ trên chỗ này nên mới nói cho tất cả những con người đoạn kiến là vô minh, không thấy được quĩ kinh bất đoạn của giá trị tổng thể, nên sinh ra đoạn kiến.
Vậy hôm nay chúng ta đã trừ được căn bệnh đoạn kiến bằng minh triết hệ thống kinh quĩ bất đoạn.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Hãy nói để xác định pháp ta như thế nào?
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, chúng con đã thấy được chân tính ánh sáng là bất đoạn sát na với hệ thống lập thể điều đó là tuyệt đối. Bởi vì tính tự chiếu ánh sáng vô biên và thể hoành tác tương tục sinh diệt vô tận không chấm dứt, thì chiều vô cùng và vô tận đã là một rồi. Như vậy thì tính dung thông của vạn pháp giữa tính và thể đã được hợp chiếu và thống nhất từ thượng tầng cho đến hạ tầng.
Như chúng ta đã biết con đường trung đạo là con đường trung tâm bão hòa giữa tâm và vật và dung thông giữa tánh và tướng. Như vậy trong nguyên lý của Thống Hóa 3 ngôi đã hoàn chiếu ánh sáng và ánh sáng đó đã hội tụ đủ tinh hoa của sắc thể và siêu sắc thể. Thì trung tâm đã là trung đạo và là tối thượng đạo rồi, thì đối với tất cả các pháp được hóa từ trung tâm thì cũng không thể tách tính trung đạo đó. Như vậy, chúng ta muốn trở về trung tâm thì chúng ta phải đi con đường trung đạo. Mà đi con đường trung đạo thì không bỏ vật và không bỏ tâm, nghĩa là vật thể không thể tách rời chân tính ánh sáng . Thì chân tính ánh sáng đã trở thành bất đoạn trong hệ thống lập thể rồi. Còn nếu có đoạn là vì ý niệm lầm lẫn của con người, nó có sinh thì nó có diệt, còn chân tính là vô sinh diệt.
Như vô lượng hạt tâm sinh ra từ siêu hành hóa của trung tâm vạn năng. Thì vô lượng hạt tâm ấy không bao giờ mất chân tính ánh sáng, tức là cái biết trong hạt nhân đó. Thí dụ như thực vật là đời sống nhỏ nhất nhưng cũng không bao giờ mất đi phần tính của nó. Như cái cây thì nó có qui trình sinh lại, vì cây là có quả và quả là có hạt. thì cái hạt là sự kết tinh của tinh hoa tính và thể đã hội tụ trong cái hạt đó, nên hạt đó mới sinh lại được, đó là không mất. Còn đối với chúng ta thì hạt tâm mang tính vững chắc hơn là vì đã được kết tinh vô lượng kiếp thì làm sao mất được. Như vậy, chúng ta chỉ có một con đường tiến hóa, còn nếu lầm lẫn không chịu tiến hóa thì thoái hóa và thoái hóa đến tận cùng là trở thành li vi phật tính cũng không mất. Rồi có lẽ chúng ta cũng phải đi lên, vì đi lên theo tính vận luật, theo tính định luật, theo tính qui luật và công luật. Đó là điều tất yếu mà chúng ta phải thấy rằng giữa tính và thể luôn luôn hợp chiếu và bất đoạn.
Ngài hỏi ông Chơn Luân Thương Bang: Về tri thức ánh sáng phần thực nghiệm của nhân bản duy ngã thì có đoạn với não bộ thần kinh không?
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Cha, tri thức ánh sáng là bất đoạn hệ thống thần kinh não bộ để xuất nhập hóa tinh hoa các pháp. Chân tính ánh sáng bất đoạn đối với vạn pháp và luôn luôn chuyển hóa vạn pháp. Nhân ở trung tâm ánh sáng thượng tầng của ánh sáng vô cực bất đoạn và không ly khai đối với tất cả vạn pháp. Vì vậy đối với chân tính ánh sáng tri thức là bất đoạn đối với thần kinh não bộ.
Ngài dạy: Não bộ là nơi chứa nhóm tổng tinh hoa siêu sắc thể và sắc thể. Nếu chúng ta bỏ thân ngũ ấm mà chuyển qua thân trung ấm, thì thân trung ấm vẫn còn nguyên vẹn giá trị trung tâm thần kinh não bộ của siêu sắc thể và sắc thể. Vì thân trung ấm không tách rời lực âm dương vạn tỏa tụ chiếu về siêu sắc thể và sắc thể.
Chúng ta phải thấy rằng thân ngũ ấm hay trung ấm cũng đều từ hai cái nguồn vô thượng của âm dương vạn tỏa hình thành ra.Vì vậy nên nó biến đổi về lập thể nhưng nó không mất về tính chất. Nên nói về tính biện chứng cơ cấu hệ thống thì tri thức ánh sáng bất đoạn não bộ thần kinh quĩ tích để hóa lập vạn pháp. Nhưng khi thân ngũ ấm mất đi rồi, thì giá trị tính ánh sáng và giá trị tổng tinh hoa siêu sắc thể đã được kết tinh, thì hoàn toàn giá trị ấy còn nguyên, nên thân trung ấm ấy mới hoạt động được và mức độ hoạt động còn lớn hơn so với mang thân ngũ ấm; nhưng nghiêng về phần âm nhiều hơn, còn thân ngũ ấm thì nghiêng về phần dương nhiều hơn.
Nói tóm lại, về hai nguồn thống nhất của âm dương vạn tỏa mang hệ thống siêu sắc năng hóa sắc năng thì hoàn toàn còn nguyên, nghĩa là bất đoạn. Cho nên từ ngũ ấm qua trung ấm cũng bất đoạn.
Hôm nay chúng ta đưa ra kinh quĩ bất đoạn là nhằm giải quyết vấn đề toàn khai của giá trị tổng thể và không có sự ly khai giá trị chân tính trong đời sống duy ngã cùng vạn vật và vạn vật được sống trong chân tính ấy.
Pháp đại diện chân tính về duy ngã đại thể là tri thức ánh sáng vô biên, pháp đại diện cho cơ cấu hệ thống ánh sáng ở trong thiên hà là trăm triệu ngàn mặt trời và không tính đếm hết số lượng ấy. Và các quần thể ánh sáng chuyển động không cùng tận và khép kín của hệ thống, để hệ thống ấy được tuần chuyển và hoạt động theo định luật và qui luật.
Như chúng ta đã học về ánh sáng đom đóm, ánh sáng của hồng cầu, ánh sáng của mặt trời và ánh sáng của các quần thể hệ thống ngôi sao đang chuyển động. Như vậy thì những ánh sáng tụ chiếu ấy là không thể tính đếm hết được, ở trong các hệ thống ấy thì ở đâu mà có được? Nếu ta nói tự nhiên nó có, thì đó là một cách nói đi vào ngõ cụt và bị khủng hoảng với giá trị tự nhiên. Cách nói chủ thể độc tài và áp đặt quyền độc thần cũng là cách làm cho con người bị mất năng lực và bị áp đặt về năng lực . Như vậy độc thần bị áp đặt về năng lực và năng lực tự hữu của giá trị tổng hóa, thì nền khoa học ấy không có trong đời sống của duy ngã đại thể.
Nếu ta nói pháp tự nhiên thì mãi mãi cũng chưa giải quyết được các nguồn vô tận và giá trị trung tâm nhất định của nó, thì sẽ có một ngày nào đó không có lối thoát của sự vô cùng rồi bị nghẽn ở đây và có thể phát sinh ra đoạn kiến.
Như vậy, ở chúng ta nâng lên một nấc nữa, tức là hệ thống nguyên nhân được lập thể của hệ thống siêu nguyên nhân. Thì siêu nguyên nhân là chúng ta đặt tại tính tự chiếu ánh sáng vô cùng và hằng hữu không biến đổi, thì đó là siêu hữu hóa. Tức là hằng hữu siêu hữu hóa và vượt trên mọi nguyên lý của nguyên lý và vượt trên vô cùng của vô cùng và vượt trên tất cả tổng thể tinh hoa của hệ thống chân tính tinh hoa. Như vậy, đã có lối giải của vô cùng và cuối cùng để được im lặng vào sự vô cùng mà không còn phải hỏi nữa.
Chúng ta thấy có cái biết mới làm chủ cái không biết và hoàn toàn cái không biết không thể làm chủ cái biết. Như vậy tinh thần của tâm vật hội tụ kinh hợp chiếu quang minh, là tròn đủ cho giá trị hóa và hình thành cơ cấu thiết lập phương tiện hóa đối với tri thức ánh sáng và tri thức ánh sáng đối với vật thể.
Hôm nay chúng ta đang thuyết minh và làm sáng tỏ về giá trị hội tụ. Tức là làm sáng tỏ các chiều một cách thông suốt và thống nhất các chiều ấy trở về trung tâm để phát sức mạnh ra sự nghiệp. Mà sự nghiệp này là sự nghiệp của vũ trụ và của mười phương, sự nghiệp của tổng thể và sự nghiệp của duy ngã và đại ngã.
Vậy kinh quỹ đoạn kiến là kinh chúng sinh, quỹ cơ nguy của sự sụp đổ; mà kinh quỹ bất đoạn là ở trong thực tướng của kinh, là kinh quỹ của sự hưng phát vô biên và thành lập được vạn năng.
Đoạn kiến tức là làm rã rời giá trị tổng thể và làm sụp đổ ngay tác phẩm duy ngã mà ta đang có nó. Ý thức đoạn kiến là ý thức duy vật cực đoan, là hèn mọn trong đời sống của duy vật và bị duy vật lôi ta vào trong địa ngục, mà ta không hề biết. Nên duy vật cực đoan cũng là hình thái của sự đóng khung và hình thành giá trị địa ngục tâm thức và không có lối thoát
Biện chứng của duy vật cực đoan là địa ngục. Một khi nó nói chết là mất và mất cả nguồn ánh sáng chủ thể tri thức đó, thì nó sẵn sàng làm bất cứ việc gì ngang tàn nhất, bạo ngược nhất mà không sợ nhân quả, và không sợ luật chí công trừng phạt nó và nó cũng nghĩ rằng thiên đàng và địa ngục bằng nhau, hoặc tội và phước bằng nhau; các loại nhân quả đều giống nhau, niệm tốt và niệm xấu cũng bằng nhau. Chính vì vậy mà nó bị đóng khung địa ngục trong đời sống của cái biết và vật chất, vật chất và cái biết.
Chúng ta đừng nên cố chấp cái chết là đoạn, mà cái chết là chuyển hóa phục sinh nhân quả, chuyển trạng lập thể và hóa trạng lập thể. Là sự chuyển hóa tinh hoa, là hành trình của quá trình ly tâm và thực hiện những công trình tiến hóa của các cấp độ từ duy ngã đại thể đi lên các hệ thống cao hơn. Vậy sinh tử là sự tiến hóa, là chuyển hóa lập thể mới và hình thành các hệ thống mới cao hơn hoặc thấp hơn.
Thí dụ như có kẻ mang hình thể con người mà phần tính, phần tư tưởng của nó đã chuyển qua thú tính, qua súc sinh rồi thì hệ thống lập thể đó phải hủy diệt để nó chuyển qua hình thể của thú tính. Vì một khi nó biến đổi, nó phủ nhận và đi ngược lại với định luật thì nó sẽ bị đào thải, là phải mang một hình thể khác thấp hơn và xấu xa hơn.
Nên có sinh tử tiến hóa và sinh tử thoái hóa, sinh tử tăng trưởng và sinh tử giảm tăng trưởng, hoặc sinh tử kết tinh tinh hoa và sinh tử phân tán tinh hoa. Vậy sinh tử là có hai mục đích. Thứ nhất là nói đến giá trị công lý của thưởng và phạt. Thứ hai là nói lên sự công phu và kết tinh tinh hoa của tổng thể và hóa tinh hoa để kết tinh chân tâm kim cương.
Vậy sinh tử là hệ thống lập thể của trường lớp và hình thành giá trị hóa của trường lớp và xác định về tiến hóa hoặc thoái hóa của chính nó. Như vậy sinh tử có mục đích và sinh tử có công nhiệm. Thì sinh tử là công án hóa vũ tru. Như vậy, thành trụ hoại không là công án tổng thể của vũ trụ quan; sinh trụ dị diệt là biến đổi các hệ thống của chi lập trong quá trình thăng hoa. Sinh lão bệnh tử là chuyển đổi tổng tinh hoa giá trị hóa, đi lên thượng tầng hoặc ngược lại giảm trừ giá trị tinh hoa, khi nó ngược lại đối với giá trị công luật vũ trụ thì nó sẽ bị rớt xuống 3 đường ác khổ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Như vậy, thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử tất cả đều có mục đích, đó là tổng hóa và tính công lý tổng hóa của giá trị công luật vũ trụ, mà đã chia phân công nhiệm cho mỗi giá trị để hình thành và chuyển động vô cùng tận để có tác phẩm mới trong đời sống của vũ trụ quan.
Vậy thì tính công lý, tính công luật, tính quy luật và tính định luật là tuyệt đối có trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Chính vì vậy mà mặt bằng của duy ngã đại thể đưa ra rất nhiều luật. Như luật quốc tế, luật quốc gia, luật gia đình, luật con người và tất cả mọi luật khác đều được niêm yết và thực hiện trong đời sống của duy ngã đại thể. Vậy từ cái luật đó mà con người đã chế hóa và hình thành được giá trị yên ổn và bình an trong xã hội và giải quyết những vấn đề phức tạp trong thế giới quan.
Vì bản nguyên của luật là vũ trụ quan, thì nhân nguyên của luật là nhân sinh quan. Thì luật ấy được thiết lập trong hệ thống cơ cấu của vũ trụ. Và vũ trụ hóa tất cả những hành tinh để làm mặt bằng cho luật tiến hóa chung đối với loài người và vạn vật.
Như vậy, tất cả là hiện năng và giá trị hiện năng ấy là bằng năng lực tổng thể siêu sắc năng hóa sắc năng để thành lập được tất cả mọi hệ thống quyền năng trong đa năng.
Nếu trung tâm không phải là vạn năng thì không hóa được đa năng. Nếu trung tâm không có siêu sắc năng thì chúng ta không có năng lực, và nếu chúng ta không trở về với trung tâm vạn năng thì chúng ta cũng không có được quyền năng. Nếu chúng ta không hợp chiếu ánh sáng tổng thể thì chúng ta cũng không có siêu năng.
Như vậy đã làm rõ về vấn đề tính và thể, tâm và vật và các năng lượng tổng thể của tâm và vật mà không còn thiếu một thứ gì trong đó hết. Thì chúng ta đã thấy rằng: tất cả những tổng thể bất đoạn và hình thành giá trị bất đoạn để chuyển tiếp đời đời trong vũ trụ bao la.
( Những điểm nhấn mạnh:
Chân lý này nói cho các cung trời Đế Thích và Đế Thích nghe.
Chân lý này nói cho các vị Chuyển Luân Vương và Chuyển Luân Vương nghe.
Chân lý này nói cho tất cả Thiên Long Bát Bộ và Thiên Long Bát Bộ nghe.
Và chân lý này trả bài một cách tổng thể cho Như lai, Như lai mừng vui là đã thuộc bài của Ngài.
Chân lý này nói cho tất cả những sở hữu học còn ở tầng dưới, tầng thấp và tầng chuẩn bị đi vào vô sinh được nghe.
Và chân lý này được nói cho tất cả những hệ thống chuyên môn và hệ thống chuyên môn không thể tách rời chân lý này để có chuyên môn.
Cùng các nền khoa học từ cấp thấp đến cấp cao cũng phải thần phục về giá trị Công Luật cửu kinh minh triết này, chứ không phải riêng cho một đất nước nào cả.
Hãy lấy trí tuệ để phán đoán và phán xét cho chính mình.
Hãy lấy trí tuệ và sự khôn ngoan để nhận định chân lý của chính mình và hóa thân trong chính mình.
Không ai cứu sống chính ta bằng ta giác ngộ chính ta và chính sự giác ngộ đó mà cứu sống chính ta.
Như lai là đấng đại giác từ sơ ngộ đến tiểu ngộ, trung ngộ và đại ngộ và ngộ đến vô cùng thành bậc đại giác thì chính đại giác đó cứu sống cả nhân loại và cứu sống được tất cả tam thiên đại thiên thế giới.
Đấng đại giác đã đem ánh sáng tổng thể đến chiếu toàn khai và chỗ nào cũng khai được, trừ định nghiệp mà công lý ấy đã xếp nó vào định nghiệp nên nó phải chịu tiếp tục trả. Ngài nhìn thấy xót xa vô cùng nhưng không thể bẻ gãy cây công lý.
Ta không thể bẻ gãy công lý khi ta thành tựu Như lai, vì chính ta cũng thần phục công lý ấy như chính ta thần phục chân tâm ta vậy.
Sự hạnh phúc vô biên của sự nghiệp cửu kinh minh triết và công luật đại hóa của chúng ta. Khi hiểu được chân lý này thì chúng ta quyết phải công phu rèn luyện, hung đúc, kết tinh để thành một tác phẩm như Đấng Thống Hóa đã thiết lập.
CHÂN TÍNH ÁNH SÁNG BẤT ĐOẠN SÁT NA TRONG HỆ THỐNG TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI
Ánh sáng mặt trời đã là phức tạp rồi, nhưng đối với ánh sáng chân tính siêu cực thì lại càng vô cùng phức tạp. Đối với ánh sáng chân tính siêu cực và hệ thống tam thiên đại thiên thế giới là một. Mặc dù hệ thống lập thể sinh diệt vô tận, nhưng bất đoạn sát na đối với chân tính ánh sáng. Thường thì chúng ta thấy thể hoành tác biến đổi về hệ thống thành lập thì có thời gian không gian, nhưng vượt lên trên là chân tính siêu cực bất đoạn sát na hệ thống tam thiên đại thiên thế giới, chỗ đây không có thời gian không gian; chỗ này gọi là thực tướng về giá trị trục, là thống thượng cho tinh thần tổng thể hội tụ.
Thời gian, không gian không nằm trong chân tính siêu cực mà chân tính trở thành vô cùng và giá trị sống cũng trở thành vô cùng. Thường thì vạn vật thu hẹp hoặc giãn nở trong thời gian, không gian, nhưng khi trở về thường trụ của chân tính thì thời gian, không gian không còn nghĩa lý gì đối với giá trị chân tính mà lại có nghĩa lý đối với giá trị tiến hóa, với sự kết tinh; có nghĩa lý với sự sản xuất hệ thống tác phẩm, hình thành các tác phẩm cao cấp. Như vậy chúng ta có thể trở về nói chỗ bất đoạn sát na hệ thống tam thiên đại thiên và làm chủ hết tam thiên đại thiên thế giới.
Chư Phật làm chủ tam thiên đại thiên thế giới là nhân ở tính ánh sáng bất đoạn sát na trong hệ thống tam thiên đại thiên thế giới. Như vậy tính tuyệt đối của Thống Hóa trong hệ thống siêu cực chân tính, cũng là bản chất tuyệt đối của duy nhất và không thay đổi bản chất ấy mà có tất cả những hệ thống duy nhất về cơ cấu hình thành lập thể muôn vật, muôn loài.
Nếu chân tính ánh sáng mà bị giãn nở, thêm bớt và bị sinh diệt thì chính nó cũng nằm trong phạm trù không gian và thời gian; đồng thời cũng biến đổi theo không gian và thời gian thì nơi ấy không thể là chủ thể của vạn vật. Như vậy, chỗ đây bất khả thuyết mà vẫn phải thuyết; thuyết đây là lột trần tận cùng chân tính siêu cực bất đoạn sát na trong hệ thống tam thiên đại thiên thế giới. Ở đây có thể đặt cách giá trị hóa lên đỉnh cao của Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Kim cương, Hoàng kim,… Mặt bằng của Pháp hoa, Kim cương là tam thiên đại thiên thế giới, là tổng thể của một công trình vận hành đối với vận luật tuần hoàn chu kinh. Nên khi kết tinh rồi thì không còn ma trận nữa; bởi vì thường thì sự ức chế với vận luật tuần hoàn chu kinh là khi ý niệm trái ngược bị đào thải. Nhưng ý niệm thuận chiếu ánh sáng của vận luật tuần hoàn chu kinh thì chúng ta sẽ vào trong nội thể và thoát ra khỏi ma trận của vận luật tuần hoàn. Thường người ta bị ma trận này, bởi ma trận này là sống còn của vận luật tuần hoàn chu kinh, nếu ta trái ngược với vận luật tuần hoàn chu kinh là sẽ bị đào thải ngay trong công lý khách quan.
Chúng ta có một hiểu biết thông thuận, luôn luôn đặt tinh thần hướng thượng rất cao đối với sự nghiệp Công Luật, thì chúng ta dần đi vào hệ thống nội thức và trở về nguồn. Bởi vì nơi sinh ra tất cả nhân loại và thiết lập hệ thống là nhằm mục đích cho tất cả hệ thống ấy và vô lượng hạt nhân trở về gốc nguyên lý hội tụ, không bị biến đổi. Đó là mục đích cao cả nhất của hệ thống vũ trụ quan. Ta phải thấy rằng tính ánh sáng siêu cực thì siêu cực là thực hữu giá trị có vô cùng và không giới hạn sự có vô cùng, không biến đổi của sự vô cùng, là thực tướng của giá trị chân tính vô cùng, cũng là chủ thể của vạn pháp; cho nên siêu hữu ở đây có thể thiết lập được. Chữ vô cùng của siêu hữu là thống thức chân quang, hoặc là ánh sáng vô cùng, phức tạp vô cùng, tinh hoa tổng thể vô cùng và giá trị hóa vô cùng không có giới hạn mà thiết lập các hệ thống cùng tận và tận cùng bằng số.
Bài này chúng ta có thể nghiệm được vì ta có tam thiên đại thiên thế giới để nghiệm, ta có mặt bằng thái dương hệ để nghiệm, ta có hệ thống vô lượng ánh sáng nhật quang, nguyệt quang để nghiệm và ta có vô cùng hệ thống hạt tâm duy ngã để nghiệm, có một hệ thống máy móc khổng lồ của đời sống từ thượng tầng đến hạ tầng để chúng ta nghiệm về sự vô cùng của thống thức chân quang bất đoạn sát na trong hệ thống tam thiên đại thiên thế giới.
Chìa khóa bài này nằm ở chỗ trung tâm hội tụ của tính và thể dung thông. Trong cửu kinh là luôn luôn có dung thông, dung thông để khỏi đánh mất chính ta để khỏi đánh mất nền khoa học đối với Thống hóa. Đối với khoa học vật lý thực nghiệm ngày nay thường thì chỉ nói một chiều biện chứng là đã đánh mất tính dung thông, mà dung thông là bản chất thực tướng. Một khi đánh mất tính dung thông là đồng nghĩa với con người đã đánh mất chân tính.
Đối với hệ thống cửu kinh minh triết ta có quyền khai thác hết tất cả những hệ thống, nhưng cái cuối cùng chúng ta phải trở về chỗ dung thông, cho nên bài bất đoạn sát na trong hệ thống tam thiên đại thiên thế giới cũng mang tính dung thông. Dung thông ở đây là chân tướng thực tướng bảo đảm cho giá trị sự sống tổng thể và đồng thời chuyển tải tất cả tổng tinh hoa trở về trục để phát cường độ khổng lồ ra cho đời sống nhân loại. Nhưng thường thì nhân loại không quay về cái đó, nếu có quay về thì cũng quay về bằng đức tin chứ không phải quay về bằng minh triết. Tức là nhân loại không có kho tàng mà chỉ có chuyên môn thôi. Vì không quay về chân tướng của nghề nghiệp cho nên nghề nghiệp vẫn cứ trôi dạt và trôi dạt mãi trong mênh mông vô tận mà không có điểm dừng lại; cũng bởi vì chưa trở về chỗ vô cùng để dừng lại, còn ở đây chúng ta có điểm dừng lại của sự vô cùng. Đó là chìa khóa.
Người Công Luật là dùng cửu kinh liên tịch chiếu là tổng khóa của hệ thống khai thác nhằm để làm sáng tỏ hệ thống ấy. Như ta đưa ra đồ thị của tính duy nhất về hệ thống hóa học, rồi cuối cùng tập hợp hệ thống duy nhất về trung tâm và không cho hệ thống duy nhất của đa nguyên đi lạc quỹ đạo trung tâm. Vậy xác định mục đích, mục tiêu cuối cùng của hệ thống là trung tâm. Cho nên chúng ta dùng tri thức ánh sáng điều ngự quỹ đạo chuyển động trở về trung tâm, chính trở về trung tâm nên gặp duy nhất tổng thể hóa các hệ thống duy nhất; thì tính duy nhất ấy bây giờ không còn trôi nổi nữa, mà tính duy nhất giá trị nhất thể đã thành tựu tính viên giác của nó.
Khoa học không có cứu cánh là vì nó không trở về trung tâm, mà chỉ đơn thuần trong khoa học chuyên môn, phát minh và xác định được cái gì thì nói cái đó, chứ không thấy được bản nguyên nguồn gốc. Như con người lại thường cho rằng cái gì thấy bằng mắt mới tin, thì khoa học là toàn bộ thấy bằng mắt qua mô võng, qua thần kinh não bộ, qua biện chứng pháp hệ thống vật thể, vật lý. Nhưng khi vượt lên trên vật lý thì gần như không công nhận, nhưng mà lại không biết cái đó từ đâu mà có ra. Cho nên con người bị mâu thuẫn giữa cái không và có đó và đời đời mâu thuẫn mãi nên chính nó chưa có dung thông, nên Đức Phật muốn làm sao cái không và có thống nhất được trong đời sống của vũ trụ và loài người.
Như vậy con đường duy nhất là Như Lai muốn đưa cửu kinh thành hạt ra để thiết kế một hệ thống liên tịch và sự hoằng chiếu chân tính ánh sáng vô biên đối với hệ thống lập thể sịnh diệt tương tục vô tận, để giải quyết những vấn đề thuộc về trung tâm.
Chúng ta thấy trong đời sống nhân loại cái gì cũng có trung tâm, như trung tâm siêu thị, trung tâm thương mại kinh tế, trung tâm giáo dục học đường, trung tâm na sa,…vì đời sống đại thể mà không có trung tâm thì không có sức mạnh để hóa. Như vậy cái gì cũng nói trung tâm thì tại sao vũ trụ lại không nói trung tâm? Mà lại nói vũ trụ là tự nhiên, nếu tự nhiên thì sao lại sắp xếp có thứ tự, trật tự được. Còn nếu nói vũ trụ có chủ thể thì lại cho đó là Thượng Đế nắn ra, làm ra; nói như thế là mất tính minh triết, mất tính khoa học và mất tính kinh điển của hệ thống vũ trụ. Bởi vì vũ trụ là kinh điển, có cơ cấu hệ thống kinh điển, minh triết ánh sáng khoa học chứ không phải thần quyền, phép lạ. Vậy trở về với minh triết là nhằm loại bỏ những cái huyễn của cái thực thể trong đời sống, trong vũ trụ, để nhằm mục đích chúng ta sống với một cường độ thật mạnh trong hệ thống cửu kinh minh triết này.
Kinh nghĩa là sức mạnh thực tướng kinh điển của vũ trụ, kinh điển của Công Luật, kinh điển của Thống Hóa, kinh điển của tổng hàm hoa, của tam thiên đại thiên thế giới và tổng hàm hoa trung tâm thần kinh vạn năng của Thống Hóa.
Chúng ta học bài dung thông, tức là nghĩa lý minh triết dung thông, thiết lập cơ cấu chuyển hóa ngôn ngữ dung thông. Phạm trù kinh điển dung thông, từ điển dung thông, văn lực dung thông và sức mạnh của minh triết dung thông.
Đối với cửu kinh minh triết là hệ thống khai thác của sự nghiệp Công Luật vũ trụ đối với giá trị tính tướng dung thông. Hôm nay chúng ta có một sự nghiệp dung thông thì chúng ta không hề lo sợ gì cả. Nên Đức Phật nói: “kẻ nào đạt chứng được dung thông thì kẻ đó có ứng thí, kẻ đó không khiếp sợ và không còn bị mắt ngại trong đời sống của nhị nguyên nữa. Kẻ đạt chứng được dung thông thì kẻ đó sẽ thấy rõ được chân tính vũ trụ và đồng thời sẽ trở về với trung tâm mà thành tựu được nhất thể. Còn người chưa có được dung thông là người cố chấp, khi làm khoa học thì chấp khoa học, làm tôn giáo thì chấp tôn giáo, làm đảng phái thì chấp đảng phái,…và thấy biết theo tính của bá nghiệp, của ý thức hệ, tức là tương phản ý thức hệ chống chọi với nhau trong thế giới hỗn độn này. Đó là thiết lập ý thức hệ, không thuộc về cửu kinh, không thuộc về tổng thể Công Luật, và thiết lập ý thức hệ không thuộc về trung tâm. Thì những ý thức hệ đó nó manh nha và sáo trộn với nhau bởi những bản ngã của ý thức hệ rồi đưa con người đi đến phân hóa và đau khổ.
Nếu tất cả nhân loại mà giác ngộ được cửu kinh minh triết thì đó là sự sống của kinh điển trong sự nghiệp Công Luật vũ trụ và trở về hội tụ của ánh sáng trung tâm để chia ánh sáng trung tâm cho nhau và thực hiện những công trình của ánh sáng tổng thể. Đó còn gọi là sự sống của Công Luật và Công Luật của sự sống. Thì hoàn toàn đã mang tính đại hóa toàn khai trong giá trị sống của toàn thể tâm pháp loài người.
Như vậy khi tâm pháp con người đã được tương quan trong hệ thống cửu kinh minh triết Công Luật và thể nhập được nền khoa học đại ngã, sống bằng khoa học mà không mất chân tính, thì nền khoa học ấy mới trở thành sức mạnh hóa thân vĩ đại nhất và có thể xóa đi tất cả hiệu ứng nhà kính. Đồng thời dọn dẹp tất cả những thứ hư đốn trên xã hội này và cải tạo hành tinh phục hồi lại tất cả những thứ gì mà loài người đã lỡ lầm phá hoại nó.
Chúng ta có quyền khai thác nó một cách có trật tự và điều hợp khai thác mang tính chất hỗ trợ và bão hòa. Thì chúng ta mãi mãi được hưởng thụ tất cả những gì trên hành tinh đã cho mà không bị một sự phản ứng và không bị một sự đau khổ khủng khiếp nào xảy ra trên hành tinh này nữa. Đó là sự hiểu biết về sự dung thông, hiểu biết về sự nghiệp Công Luật, hiểu biết về trung tâm vạn năng và sức mạnh oai âm dương vạn tỏa, hiểu biết về tất cả duy ngã đại thể đều là trung tâm hội tụ. Và duy ngã đại thể đã trở về với trung tâm hội tụ thì hoàn chiếu được các pháp, thành đạt được các pháp và viên mãn được các pháp để có một cuộc sống hạnh phúc nhất trên mặt đất này.
Chúng ta khi hoàn mãn được sự nghiệp trên hành tinh này thì có nghĩa là chúng ta chuẩn bị cho một hệ thống đầu đạn ánh sáng mới để bắn vào những trung tâm thiên hà khác và đi một cách tự tại trong hệ thống siêu thể và có thể lập vạn hình vạn năng trong hệ thống khác.
Lời tôi nói ra đây là căn cứ trên hệ thống thực tướng của Công Luật vũ trụ, căn cứ trên hệ thống lập thể của vũ trụ, căn cứ trên cơ cấu hệ thống thái dương hệ, thiên hà, ngân hà và căn cứ trên những ngôi sao rực rỡ sáng chói nhất của hệ thống vũ trụ. Như vậy tôi nói từ những ngôi sao sáng nhất của Thống Hóa đã lững lẫy của vô lượng quang Như Lai và ánh sáng của vô lượng quang Như Lai trãi trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!