Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 34


TÍNH ÁNH SÁNG XẠ CHIẾU TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU
Người ta đã đưa không gian 3 chiều vào trong toán hình học đó là: Chiều đứng, chiều ngang và chiều dài; còn minh triết của ta thì 3 chiều đó là: chiều sâu thẳm, chiều dài rộng và chiều cao vời.
Bài học hôm nay nói về tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều. Vậy 3 chiều ấy có thật trong đời sống của muôn vật, muôn sự hay không thì đòi hỏi chúng ta phải nghiệm.
Như chiều sâu thẳm là chiều tận cùng của cực vi và tối đen của sự xúc tác mà các loài chưa ra khỏi, không gian rộng lớn vẫn còn nằm trong vòng tối đen quá hẹp mà tính ánh sáng vẫn xạ chiếu không bỏ rơi và cũng không phân biệt là sâu thẳm, cao vời hay dài rộng.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Hãy nghiệm để xác định về tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều ấy.

Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa cha, Tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều đã trở thành hiện thực trong đời sống của duy ngã đại thể và đời sống của khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Tính ánh sáng ấy chính là chân tính được phát ra từ trung tâm vũ trụ. Như qua hồng quang thống điển thì chúng con cũng đã nghiệm chứng được tính ánh sáng ấy rất bình đẳng vô ngại và hoàn toàn khách quan của tính ánh sáng xạ chiếu. Bởi vì khi chúng con có sức dung chứa bao nhiêu thì ánh sáng đến bấy nhiêu. Đối với đời sống của muôn vật ở các tầng thấp khác nhau trong giá trị hóa thì ánh sáng cũng đến vô ngại như thế. Và khắp cùng trong thế giới quan, nhân sinh quan, trong quy trình hóa của thời gian và không gian thì ánh sáng cũng đến khắp cùng trong đời sống của các hành tinh cung cõi ấy. như 6 đường địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, A-tu-la, nhân, thiên, cho đến các ngôi sao kinh điển là biểu trưng cho giá trị hóa cao nhất, thì tính xạ chiếu của ánh sáng vẫn đến khắp cùng để đem lại sự sống bình đẳng cho tất cả. Đây là nói lên giá trị bất biến và tính bình đẳng tuyệt đối của tính xạ chiếu ánh sáng, vì tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều là mãi mãi trường lưu trong vũ trụ. Vậy đề kinh ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều là hoàn toàn có thực, vì 3 chiều ánh sáng trong hệ thống hóa là có thực, thì chân tính ánh sáng của trung tâm vũ trụ có thực. Vì có thực nên mới có sự sinh hóa vô lượng hạt tâm ánh sáng mà cụ thể là hạt tâm ánh sáng tri thức của chúng ta.
Ngài bảo ông Chơn Nhật Đàn Sơn trình bày thêm.
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa Cha, Thống Hóa vũ trụ hóa vạn loại, hành tinh, thiên hà, ngân hà. Trên tinh thần của đề kinh nhất nguyên tụ âm dương vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương: như vậy các loài thấp nhất từ li vi phật tính đến nhân tế phật tính, tức là từ cực vi đến cực đại đều thừa hưởng ánh sáng xạ chiếu của vũ trụ quan. Như vậy chân thể ánh sáng đều được thừa hưởng từ cực vi đến cực đại một cách rất bình đẳng: Khả năng dung tích, quỹ tích của các loài chứa được bao nhiêu thì thừa hưởng bấy nhiêu. Và trong sự nghiệp tiến hóa này thì tiến hóa là chính mà thoái hóa là phụ, cho nên các tầng thấp tối tăm thì luôn luôn được các bật Bồ Tát, Như Lai hóa thân đến cứu độ, để cho các loài ấy thoát ra chỗ u tối. như vậy sự sống của các loài từ cao nhất đến thấp nhất đều được bình đẳng trong ánh sáng đó. Nhờ đó mà các loài được tiến hóa một cách tuần tự và rất công bằng.
Như vậy tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều là có thật trong cuộc sống và không thể nào sai chạy. Có thể ví dụ ánh sáng xạ chiếu như ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trời soi khắp cùng chỗ tối, như các loài li vi Phật tính cũng được ánh sáng soi tới. Đó là bằng chứng cụ thể cho ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phân tích thêm.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, Tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều về phần biện chứng như anh Đàn đã nói. Nếu ra ngoài lãnh vực thời gian và không gian thì tính ánh sáng ấy bất diệt, trường lưu và không còn hạn chế bởi thời gian không gian, hay bất ly sát na. Như vậy ánh sáng chân tính gấp hàng tỉ lần ánh sáng của mặt trời, vượt qua thời gian không gian, tính ánh sáng ấy đã đến nhân bản đại thể trong 3 cõi, hoặc muôn loại muôn vật trong 3 cõi đều nhân tính ánh sáng đó mà có sự sống đầy đủ trọn vẹn không bị hạn hẹp bởi không gian thời gian. Tính ánh sáng ấy đến với muôn vật, muôn chiều, muôn hình. Như vậy các loài từ cực vi đến cực đại đều có sự sống của tính ánh sáng, chính nhờ tính ánh sáng đó mà muôn loài và nhân bản đại thể có thể tiến hóa và trở về với ánh sáng trung tâm để thành tựu tính vô cùng ấy, mà tận lậu suốt tam thiên đại thiên, như chư Phật đã thành tựu qủa vị. Như vậy sự suốt chiếu này không bị chướng ngại ở bất cứ một hình thể nào để đi đến sự vô cùng của tính ánh sáng. Vậy muôn loài được sống và thành tựu trong tính bất diệt, nếu chúng ta biết chọn con đường tiến hóa cao nhất sẽ thành tựu cao nhất.
Ngài dạy: Tất cả các con hôm nay trả lời bài đã đưa ra nhiều bích dụ chính xác. Các con đã nói được tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều. Ở đây không còn là sự thừa nhận, mà là chân lý thực thể của giá trị hóa. Một khi chúng ta xác định được 3 chiều và xác định được tính ánh sáng thì chúng ta không còn phải hỏi thêm một điều nào nữa cả. Nếu hỏi chiều thứ tư thì đó là quy trình lập số của hệ thống. Vậy chúng ta có thể nói rằng nếu trong 3 chiều kia đã có tính thiết lập như thế thì tính ánh sáng đã đại diện cho toàn chiều và có thể nói là chiều thứ tư. Nếu đặt vấn đề hóa học thì chiều thứ tư đã có ngay trong đời sống là tính ánh sáng.
Vậy tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều, thì chiều vô cùng ấy là chiều thực thể, là chiều sống cho toàn thể nhân loại và nhân loại sống ở chiều này. Còn 3 chiều kia là chiều thể lập phương tiện hóa. Còn chiều cứu cánh thì tất yếu là tính ánh sáng xạ chiếu vô biên, vượt trên 3 chiều và vượt trên cả thời gian và không gian. Vậy chúng ta đã có tính ánh sáng để làm thực tướng cho sự nghiệp sống đời đời và không bị giới hạn trong đời sống ấy.
Vậy ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều là sự tận cùng thẩm sâu, sự cao vời và sự dài rộng bao la, thì đó chính là bức xạ vô ngại đối với vạn pháp và thành đạt các chiều hướng tổng thể để đưa nhân loại đến con số tròn nhất, là sự bất diệt đời đời trong vũ trụ quan này.
Bài này cũng nói về quần thể ánh sáng và quần thể ánh sáng được chia từ tính ánh sáng xạ chiếu vô cùng đối với tính ánh sáng tập hợp thành lực từ trường cực mạnh để thành lập hàng ngàn triệu hành tinh, mặt trời, tạo thành sức mạnh chung trong quỹ đạo vô cùng đã được thiết lập.
Như vậy sự mừng vui trong chiều thẩm sâu, vì đã sống để tiến hóa và nhờ tính ánh sáng ấy mà đến được sự cao vời để thành đạt giá trị vô vùng. Không bị hạn hẹp mà rất rộng bao la không biên giới. Tùy sức phát triển mà được cho, không bao giờ hạn chế ở chiều vô cùng. Như vậy tính ánh sáng là tính vô cùng rất quyền biến ở sự vô cùng cao vợi, sâu thẩm và dài rộng vô biên. Thì không còn chỗ nào nghi hối về phương tiện ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều.
Đây là đề kinh vừa là toán học, vừa là minh định cho cấu trúc hình học: vừa thiết lập cơ cấu hệ thống một cách chặt chẽ. Vậy sinh diệt tương tục vô tận không chấm dứt trên mặt trạng hóa thì giá trị tính ánh sáng trong không gian 3 chiều vẫn tiếp tục hóa, hóa mãi và không bao giờ thêm bớt. Đây là minh triết và bày tỏ tính kinh điển minh triết, là ánh sáng để soi chiếu trong mọi tối tăm. Đây là bày tỏ chỗ vô cùng không giới hạn, dù lập trình của ba chiều nhưng cuối cùng được thống nhất về một gốc để trở về chiều vô cùng và 3 chiều ấy được an ổn trong chiều vô cùng và được tồn tại trong tính ánh sáng, trái tim của tất cả nhân loại được bừng sáng ở đây, ở cửu kinh minh triết, ở giá trị quyết định mạnh mẽ nhất của sự chân thật.
Đây là một trong những bài học sâu sắc, vững chắc. Vì đó là tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều, phải đưa vào trường lớp để tham cứu học tập, mở mang, nhằm khai quật những công trình chuyên muôn như không gian học, hình học, thời gian học, vật lý học, khoa học v..v.. và tất cả đều phải nhờ có ánh sáng: nếu thiếu ánh sáng thì tất cả trường lớp sẽ bị bế tắt và không có thứ gì để học, thì không gian ba chiều cũng không có nghĩa lý gì với đời sống của hoành tác, cao vợi cũng không còn và sâu thẩm cũng chấm dứt. Cho nên tính ánh sáng xạ chiếu là bất biến đổi nên tiếp tục xạ chiếu trong không gian 3 chiều để tiếp tục lập phương tiện hóa và hình thành giá trị vô cùng của tính ánh sáng.
Nếu ánh sáng không cho chúng ta thì chúng ta sẽ không có gì hết, còn khi ánh sáng đã có rồi mà chúng ta không theo thì cũng sẽ chết. Vậy thì tính tất yếu không thể nói lấy hoặc bỏ, cũng không nói ra đi hay về lại, mà hãy tiếp nhận ánh sáng để phát triển, khi phát triển đến đỉnh cao nhất thì chúng ta sẽ về gặp được nguồn gốc mà sinh chúng ta ra.
Ta sẽ không bao giờ mất nguồn gốc vì chúng ta có nguồn gốc. Ta sẽ không bao giờ thay đổi được nguồn gốc vì nguồn gốc chỉ duy nhất. Ta không thể thêm hoặc bớt nguồn gốc vì nguồn gốc ấy đã trọn đủ.
Như vậy tính ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều, thì đây là một đại bích dụ vĩ đại nhất để chúng ta lật ngược lại giá trị của chiều tổng thể và chiều vô cùng. Để chúng ta hoàn toàn ở trong nghiệm thực của chiều vô cùng, vì xác định tính ánh sáng có thực. vì chúng ta nghiệm tính ánh sáng ấy có thực nên tất cả những giá trị vô cùng đều có thực.
Chúng ta đã nghiệm, thấy, nhận và tâm đắc với tính ánh sáng xạ chiếu ấy, nên không còn hoài nghi trong tính ánh sáng xạ chiếu của trung tâm vạn năng.
Hôm nay chúng ta tháo gỡ được những sự mắc mỏ mà lâu nay các con không thấy được. Rồi thì những giá trị của biện chứng pháp về tính ánh sáng xạ chiếu thì các con sẽ thấy được trung tâm và dần dần sẽ đạt được mọi sự khát vọng cao nhất trong đời sống con người, đó là sự giải thoát. Và hoàn toàn giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử, đó là con đường hạnh phúc nhất của duy ngã đại thể.
Chúng ta thấy tính ánh sáng là đại diện cho chiều thứ tư là chiều vô cùng, thì chiều này là chiều của Thống thức chân quang, chiều của vô cực trung tâm, chiều của vạn năng hóa và chiều của siêu sắc năng và sắc năng. Đây là chiều tuyệt đối có nên mới chiếu được ánh sáng cho các chiều cao vời, dài rộng và thẩm đen.
Đối với chiều dài rộng thì khắp cùng tam thiên đại thiên thế giới là không thể đo được, vì không ai đo được thiên hà, ngân hà và cũng không ai đo được quỹ tích vô cực và ánh sáng tổng thể của vũ trụ quan đối với nhân sinh quan.
Như vậy, chúng ta đem biện chứng pháp của 3 chiều này về sự chiếu của tính ánh sáng, thì chúng ta đã trực tiếp quyết định về tính ánh sáng của sự xạ chiếu ấy đối với trung tâm vạn pháp và vạn pháp hóa bởi tính ánh sáng ấy mà ra. Vậy chúng ta hoàn toàn đứng trên toán học và thiết kế hệ thống vũ trụ bằng toán học. Như vậy toán học đã cho chúng ta một tổng hàm số là vô cực của chiều thứ tư. Chiều thứ tư là chiều không vẽ, không viết lên giấy được, nhưng chiều ấy là sự thừa nhận của chiều ánh sáng. Vậy chúng ta không chối bỏ ánh sáng, vì ánh sáng là chủ thể, là nguồn năng lượng vô tận, là nơi mà chúng ta sẽ kết tinh được chân tâm và thành lập được thực tướng của nó.
Ngày mai khi chúng ta bỏ phần lập thể này thì chúng ta có một phần ánh sáng nhất định để hòa nhập vào ánh sáng chung của vũ trụ và trường tồn mãi mãi không bao giờ chấm dứt.
NGUYÊN LÝ PHÁP TÍNH BẤT DIỆT
Đứng trên nguyên lý thì sự cấu thành của hệ thống vật lý là từ chân tính ánh sáng vô cực phát sinh, tức là siêu sắc thể hóa sắc thể là hiệp thông giữa tính siêu sắc thể và sắc thể nên sắc thể là biểu trưng của lý tính. Sự hình thành của vật lý không thoát ra khỏi lý tính để có giá trị vật lý. Như vậy, vật lý là sắc thể, còn chân tính là siêu sắc thể tổng thể tinh hoa.
Các pháp tính bất diệt nghĩa là gì? Nghĩa là hệ thống cơ cấu của các pháp ở bề mặt chúng ta thấy có sinh diệt nhưng đi đến siêu thực tế thì giá trị tính chất của nó là bất diệt. Nên đức Như Lai mới nói là các pháp thường trụ, tức là ở đỉnh cao của chân tính là tính thường trụ, nhưng quá trình biến đổi của vật lý thì bị thay đổi, tức là sự hủy diệt và hình thành có quá trình chuyển động, cho nên sự hủy diệt của vật lý là sự biến trạng thể để hình thành giá trị trạng thể. Tức là biến hình thể này qua một hình thể khác mà không có chấm dứt. Vậy vật lý vẫn nằm trong định luật sinh diệt tương tục vô tận và không có điểm dừng lại. Như vậy chúng ta nghị luận ở điểm không dừng lại này, tức là sinh diệt tương tục vô tận không có điểm chấm dứt thì chiều chuyển động của vật lý vẫn đứng trên nguyên lý của tính thường trụ, tức là tính của vật lý là tính của thường trụ vậy. Nhưng hình thể của vật lý thì có tính chuyển động là vì sao? Chuyển động để thiết lập như một sự cầu nối và hóa thân của vạn pháp. Hóa thân của vạn pháp có rất nhiều tầng, ví dụ như: tầng noãn sinh, thấp sinh, thai sinh và hóa sinh nhẫn đến giá trị của tất cả các loài thấp nhất là thực vật. Như vậy thực vật nó cũng hình thành qua quá trình chuyển đổi sinh diệt có tính chất hóa, chứ không phải là hủy diệt có tính đoạn tuyệt, mà hủy diệt có tính chuyển đổi và biến trạng để hình thành ra những trạng thái mới.
Chúng ta nghiệm về vật lý thì thấy có sinh diệt ở trên hình sắc, nhưng tính chất của vật lý thì vẫn giữ nguyên trạng giá trị không biến đổi, cho nên mới có quá trình sinh lại. Nếu tính vật lý mà bị biến đổi, bị phân ly, bị triệt tiêu thì không có thứ gì sinh lại cả. Ví dụ: người ta khai thác tài nguyên về dầu khí, khi người ta đem xài thì tất cả những quá trình biến đổi của vật lý nó sẽ chuyển động trong tuần vũ như một luật tuần hoàn nhất định. Khi nó đủ những điều kiện nhân duyên thì nó tụ lại ở một vùng nhất định nào đó. Tức là sự chuyển động và hình thành của vật lý là quá trình biến đổi từ trạng thái này qua trạng thái kia. Chứ thực tế thì vật lý không bị triệt tiêu. Đức Phật nói vật chất vô thường là vô thường của sự biến đổi, nhưng mà cái thường trụ là tính chất giá trị không biến đổi của lý tính, thìvật lý vẫn có phần lý tính của vật lý. Phần lý tính của vật lý nhân ở đâu? Nhân ở tính tuyệt đối bất biến của chân tính vạn pháp. Vậy trong vạn pháp hoàn toàn có chân tính của vạn pháp nên nó chịu sự biến đổi mà không bị triệt tiêu. Thì chúng ta thấy rằng vật lý có sinh diệt nhưng mà sinh diệt tương tục vô tận và không có điểm dừng lại. Như vậy ta nghiệm cái chiều sinh diệt vô tận không có điểm dừng lại đó, là đồng nghĩa với giá trị nguyên lý pháp tính vô cùng. Như vậy chiều của vô cùng đối trọng với chiều sinh diệt tương tục vô tận là bằng nhau. Chính vì nó bằng nhau nên nó chung hữu giá trị của vạn pháp và tính của vạn pháp là không có hủy diệt, mà không có hủy diệt là tính của bất biến. Như vậy, thể lập có sự biến đổi nhưng không thể triệt tiêu được tính bất biến của giá trị vật lý. Nếu nó bị biến đổi của tính vật lý thì vật lý sinh ra rồi diệt, không có sinh lại. Tất cả những qui trình chuyển động của vật lý nếu ở thượng tầng hệ thống vật lý càng cao thì sự biến đổi càng chậm lại, mà ở tầng thấp thì biến đổi càng nhanh hơn. Nhưng tất cả đều được sinh lại, như vậy cái giá trị tinh hoa vật lý ở tầng thấp thì nó đơn giản hơn, còn vật lý ở tầng cao thì phức tạp hơn. Ngay cả đời sống nguyên tử ở tầng thấp thì cũng đơn giản hơn nhưng ở tầng cao thì nguyên tử càng phức tạp hơn. Chính cái phức tạp đó nó mới kết tinh được tinh hoa sắc thể một cách quang minh và trọng lực tính chất giá trị cao hơn. Như vậy chúng ta tiến hóa càng cao thì tính và thể lập của các pháp bất biến và lập thể của giá trị chậm biến đổi thì càng cao hơn. Còn ở tầng thấp thì thể lập bị biến đổi nhanh hơn vì tinh hoa của nó đơn giản hơn.
Tại sao lại có sự phức tạp và đơn giản như vậy? Ví như: các ngành ngọn càng trở về gốc thì nó càng gần gũi giá trị tinh hoa trực tiếp của chân địa, của tính tinh hoa tổng thể mang tính phức tạp hơn, tinh tế hơn, siêu xuất hơn, vững chắc hơn và có tính chất hội tụ hơn, còn phần ngọn thì rẽ chia ra nhiều cành nhánh nên đơn giản hơn, tinh hoa của nó thấp hơn nên quá trình phân hủy nhanh hơn. Vì thế mà người ta dùng thân cây để thực hiện những công trình xây dựng, còn ngọn cành thì chỉ dùng để làm củi đốt.
Như vậy từ một cái cây để chúng ta nghiệm ra được cái giá trị tính chất của pháp tính và pháp thể, của sắc giới cao hơn dục giới. Vì sắc giới nó ở gần trung tâm của thiên hà hơn, còn chúng ta ở biên độ thiên hà, vì vậy mà mức độ tinh hoa của chúng ta kém hơn nên tuổi thọ kém hơn. Như vậy nguyên lý các pháp tính bất diệt luôn luôn không bị biến đổi nên đức Phật nói về tính của vạn pháp là tính của thường trụ. Vì tính thường trụ nên nó luôn luôn chuyển động ở phần thể lập mà không tách phần tính thể để tồn tại. vì vậy nên các thể lập ấy dù có sinh diệt, biến đổi đến đâu đi nữa thì phần tính của giá trị vạn pháp vẫn là tính bất diệt.
Ví dụ như: đất nước gió lửa tung vỡ ra nhưng mà tính của đất nước gió lửa thì không mất, như một khối đá kia tung vỡ ra nát thành vụn nhưng tính chất của nó không mất, tức là khi đủ điều kiện nhân duyên thì nó sẽ hội tụ lại. Ví như có hành tinh vỡ ra thì đất nước gió lửa không còn thể lập nữa, nhưng khi có những điều kiện tác động thì nó sẽ thành lập lại hành tinh khác. Nên đứng về gốc độ của vật lý thì vật lý cũng là thường trụ. Nhưng tại sao đức Phật nói là vô thường? là Ngài nói vô thường của phần lập thể nó biến đổi theo định luật sinh già bệnh chết, nó biến đổi theo quá trình tiêu hao năng lực và phân tán tinh hoa nhưng nó chuyển động tinh hoa để tụ lại ở một điểm khác.
Như vậy, đức Như Lai nói về luật luân hồi, mà luân hồi không chủ tính của tri thức ánh sáng, nhưng có phần tính chất của sự luân hồi đó, ví dụ như hôm nay gió từ hướng bắc thổi về nam, thì ngày mai ngày kia gió sẽ thổi ngược lại. Hay chúng ta lấy đất làm ra bình ly tách rồi sau này khi hư vỡ ra thì nó trả lại cho đất, rồi đến một lúc nào đó đủ nhân duyên thì chúng ta lai lấy nó khai thác làm lại. Như vậy trong bốn đại chu tuần đó nó luôn luôn chuyển động mà không bao giờ dừng nghỉ. Nên xét về tính của các pháp là bất diệt và tính của vật lý cũng lại bất diệt, vì nó sinh diệt tương tục vô tận, nó chuyển thể lập trạng và phục sinh không bao giờ chấm dứt. Khi chúng ta hiểu được nguyên lý này thì chúng ta hoàn toàn không sợ chết, mà chết là một sự chuyển trạng phục sinh nhân quả.
Như thế nào là chuyển trạng phục sinh nhân quả? Ví dụ như cây xoài ra trái, trái chín cây rụng xuống đất, thì hạt nó lại mượn đất mọc lại cây khác, chuyển trạng phục sinh nhân quả là như vậy đó, thì tất cả những sự luân lưu chuyển động của chuyển hóa phục sinh nhân quả từ thực vật đến các loài động vật và đông vật cao cấp cũng chịu định luật chuyển hóa phục sinh nhân quả. Trong tuần luật của vận luật tuần hoàn và không bao giờ sai chạy, đây là minh triết mà ngay cả Mác cũng nói rõ điều này rồi, tức là vật chất hủy diệt là một sự chuyển hóa trạng thái này qua trạng thái khác, tức là quá trình chuyển trạng chứ không phải sự hủy diệt mất đi và không còn nữa trên vũ trụ này. Như vậy thì tất cả những giá trị tinh hoa của vũ trụ chuyển động nhằm để cho nhân loại mượn cái tinh hoa đó tiến hóa và tiến hóa không có dừng nghĩ, tức là từ sự tiến hóa của thời gian và không gian đi đến vượt cả thời gian và không gian để đi đến vô cùng.
Nguyên lý của các pháp mang tính bất diệt và ngay cả hệ thống vật lý về phần tính của nó cũng mang tính bất diệt. Như vậy tính của hệ thống vật lý bất diệt là nhân ở pháp tính chân tính vô cực bất diệt mà có.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!