Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 38


MỤC LỤC
STT TRANG
1. TRUNG TÂM VẠN NĂNG KINH 1
2. TRUNG TÂM VẠN NĂNG HÓA DUY NGÃ 6
3. TRUNG TÂM VẠN NĂNG HÓA TÍNH NĂNG ĐẶC THÙ CỦA CÁC LOÀI 13
4. CỬU KHIẾU ĐỒNG ƯNG TRUNG TÂM CỰC ĐẠI HÓA VÀ CỬU KHIẾU ĐỒNG ƯNG TRUNG TÂM CỰC VI HÓA 17
5. CHÂN TÍNH ÁNH SÁNG VẠN NĂNG VÀ TINH HOA SIÊU SẮC NĂNG 22
6. TRUNG TÂM VẠN NĂNG CHIẾU PHẬT QUANG 27
7. NGHIỆM CHỨNG VỀ TÍNH VẠN NĂNG CỦA VŨ TRỤ 32
8. VẠN NĂNG VÔ QUÁI NGẠI HÓA VI MÔ VÀ VĨ MÔ 36
9. VẠN NĂNG HÓA LINH NĂNG, SIÊU NĂNG VÀ THƯỜNG NĂNG 44
TRUNG TÂM VẠN NĂNG KINH
Hôm nay chúng ta dùng ngôn ngữ để giải quyết những nghĩa lý thuộc về kinh điển của Trung Tâm Vạn Năng, nhờ nghĩa lý đó mà chúng ta nhập vào phần tính, để chứng kiến được tính Trung Tâm Vạn Năng. Còn chúng ta không dùng ngôn ngữ, nghĩa lý trong cơ cấu hệ thống đó thì không thể thấy được tính Trung Tâm Vạn Năng. Vì Trung Tâm Vạn Năng không thể thấy bằng đôi mắt đối đãi, phân biệt của sắc giới, của phần hiện hữu. Vì đôi mắt bình thường đó không thể thấy được siêu hữu.
Bây giờ chúng ta định nghĩa về trung tâm. Như câu: “Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng, duy tâm hạ ý thức tương tác”. Vậy, ở phần hạ tầng là ý thức tương tác, mà ý thức tương tác thì thuộc về hệ thống não bộ của con người, nhưng lại có phần tính trong đó. Sử dụng phần não bộ của con người mới có ý thức phân biệt, thì chính cái ý thức phân biệt đó là duy tâm hạ.
Duy tâm hạ từ đâu ra? Con người có não bộ, có hệ thống cơ cấu ngũ tạng và tứ chi, nó là biểu tượng của tính biện chứng thuộc về Trung Tâm Vạn Năng, thì con người từ Trung Tâm Vạn Năng mà ra. Vì nếu không có Trung Tâm Vạn Năng, sẽ không có con người, không có ngân hà, thiên hà và thái dương hệ, đó là tất yếu. Nói về nguyên tắc của trung tâm thì chúng ta chẻ cái nhỏ nhất của cái nhỏ nhất cũng đều có trung tâm. Ví dụ như trung tâm con người về tính biện chứng là não bộ và trái tim, bởi vì đó là những cơ cấu rất quan trọng của con người. Còn về triết chứng thì trung tâm con người là ánh sáng tri thức, là sự hiểu biết. Vì nếu không có sự hiểu biết thì làm sao có sự phân biệt, làm sao biết được mọi chuyện vui buồn, đen trắng, xấu tốt và biết được đây là tế, đây là thô, đây là cao, đây là thấp, đây là rộng, đây là hẹp; biết tiến hóa và biết thoái hóa.
Như vậy, nếu chứng minh con người, về phần tướng thì trung tâm con người là não bộ và trái tim; về phần tính chất thì trung tâm con người là tri thức, là hiểu biết. Vậy, con người đã có trung tâm của nó, thế thì gốc con người từ trung tâm vạn năng mà có.
Như câu: “Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng. Duy tâm hạ ý thức tương tác”. Duy tâm hạ đó là nhân sinh quan. Duy tâm thượng đó là vũ trụ quan. Thì vũ trụ quan và nhân sinh quan không thể tách rời nhau để có giá trị thực trong đời sống của vũ trụ.
¯ Trung tâm thái dương hệ ở đâu?
Trung tâm thái dương hệ là mặt trời, vì thái dương hệ có nhiều hành tinh. Ví dụ: một thái dương hệ có 9 hành tinh, 12 hành tinh hoặc nhiều hơn nữa, nhưng nhiều hành tinh thì nó vẫn quay theo mặt trời. Vậy trung tâm của thái dương hệ là mặt trời, vì nếu mặt trời không phải là trung tâm thì tất cả những hành tinh ấy sẽ không quay theo. Bởi nó là trung tâm, là sức hút, là dẫn quang, là trục của tất cả những hành tinh, nên hành tinh phải quay theo mặt trời để được tồn tại. Nếu thái dương hệ không có trung tâm thì thái dương hệ bị phân hủy, bị triệt tiêu và không có quỹ đạo chuyển động.
¯ Trung tâm hành tinh ở đâu?
Trung tâm của hành tinh là hồng cầu, là trục của bán cầu giữa đông và tây. Nếu nói về tính biện chứng của Trung tâm hành tinh thì ở mỗi thời kỳ đều có một nền văn minh đại diện cho tính của trung tâm hành tinh. Ví dụ: hiện nay nước Mỹ đại diện cho tính trung tâm hành tinh, vì tất cả những giá trị của nền văn minh được tập hợp ở đó. Trước đây thì Ai Cập hay Trung Quốc cũng có một thời kỳ đại diện cho trung tâm của hành tinh.
Về trung tâm của hình tròn thì điểm chính giữa là trục, là trung tâm của hình tròn. Cũng như các loại quả thì tâm của nó là cái hạt.
Chúng ta thấy từ vô thức cho đến siêu thức đều có cái tâm. Ta đã chứng minh tất cả đều có trung tâm, từ cái nhỏ nhất vẫn có cái trung tâm của cái nhỏ nhất, đến cái lớn nhất, vẫn có trung tâm của cái lớn nhất, cho đến vũ trụ thì vẫn có trung tâm của vũ trụ; vì vũ trụ có trung tâm mới tụ mà phát huy cực độ và sức mạnh tổng hợp để sinh hóa muôn loài. Giống như con người, nếu không có trung tâm đầu não thì không điều hành được cơ thể con người; nếu không có trái tim để điều hòa huyết quản về với tim thì thân thể sẽ bị hủy diệt. Như vậy, nói đến trung tâm thì dù là cực vi vẫn có những vai trò trung tâm nhất định của nó. Như một hạt bụi vẫn có cái tâm của hạt bụi. Thì cái tâm là lực ly tâm cực vi, lực ly tâm cực tiểu, lực ly tâm cực trung và lực ly tâm cực đại cho đến lực ly tâm toàn cực. Nên chúng ta mới gọi đó là kinh quỹ trung tâm vũ trụ. Vậy thì tất cả vạn hữu, vạn pháp, vạn tinh hoa đều từ Trung Tâm Vạn Năng mà ra.
Chữ vạn ở đây là vạn tỏa, vạn hồi, tức là chuyển hóa và thu liễm chứ không phải chữ vạn là số lượng. Đây là chữ vạn của hình thái và sức mạnh của trục, vì không có một sức mạnh nào có thể biến đổi được sức mạnh Trung Tâm Vạn Năng. Cũng như mỗi khi chúng ta đã phát niệm ra, thì không ai có thể chặn được cái niệm đó, còn niệm đúng hay niệm sai, thì đó là tính khách quan, nhưng chính đó là sức mạnh, là sự phát huy từ tiềm lực, từ trung tâm của ý niệm phát ra.
Như vậy, tính biện chứng của Trung Tâm Vạn Năng là qua các hình thể của thiên hà, ngân hà, thái dương hệ và loài người trên hành tinh chúng ta, chưa nói đến muôn loại. Vậy thì cực vi trung tâm cho đến tiểu trung tâm, trung trung tâm, đại trung tâm và đến chỗ tổng trì trung tâm vũ trụ, tất cả vạn hữu đều có cái tâm nhất định của giá trị đó.
Như tôi đã nói về cái quả thì cái hạt là tâm, nếu chúng ta triệt tiêu cái hạt thì cái quả đó coi như toàn triệt, hoàn toàn không có sự phục sinh, tái sinh. Như vậy, cái sinh trở lại chính là cái tâm, cái tâm của hiện hữu, của biện chứng hay của siêu chứng, cũng là sức mạnh của sự phục sinh và hóa sinh của nó.
Nếu chúng ta triệt tiêu phần tính, phần lý, phần tư duy thì nó không thể thành lập các hình thể hiện hữu trong đời sống của ba thời kỳ quá khứ, hiện tại và vị lai. Như vậy, trung tâm thể hiện hai thành phần của tuyệt đối và tương đối. Ở phần hạ thì trung tâm hóa tương đối, mà phần thượng thì trung tâm hóa tuyệt đối, vì sao vậy?
Vì phần thượng, phần vũ trụ quan là phần cực chân tính ánh sáng dung chứa giữa chân tâm và vô cực, gọi là Thống Thức Chân Quang. Vì Thống Thức Chân Quang là sự bảo trì tuyêt đối của Trung Tâm Vạn Năng và Trung Tâm Vạn Năng dựa chỗ Thống Thức Chân Quang mà được tồn tại vĩnh cửu. Chính vì Trung Tâm Vạn Năng đã được kết hợp dung chứa của cái chân tính thực hữu toàn siêu mới phát ra cường lực của Oai Âm Dương Vạn Tỏa. Oai Âm Dương Vạn Tỏa là sức dung chứa của âm và dương để nạp hóa và dung hóa, để chi phối và hóa sinh tất cả vạn loại từ trung tâm mà ra, của hai sức hóa sinh mạnh mẽ nhất là Oai Âm Dương Vạn Tỏa và sức chuyển hóa của trục Trung Tâm Vạn Năng. Trung Tâm Vạn Năng luôn gắn liền với Thống Thức Chân Quang chân tính vô cực và phát ra cường lực sức mạnh của Âm Dương Vạn Tỏa, đó là trục của vũ trụ, là sức mạnh tổng thể của tính Thống hóa. Cho nên Thống Thức Chân Quang, Trung Tâm Vạn Năng và Oai Âm Dương Vạn Tỏa là ba kinh siêu xuất nhất, tuy ba nhưng là một. Ba là chúng ta nói về cơ cấu, nhưng về tính lý và giá trị là một. Ví dụ như: đầu, mình và tay chân vậy, ba phần này luôn dính liền với nhau, chứ không thể tách rời ra được. Tay chân là sức mạnh của sự tổng hợp giữa đầu và mình. Nếu tay chân mà tách ra, thì lực âm dương đã tách ra khỏi trung tâm, tức tách ra khỏi cái đầu, thì cái đầu mất điều khiển. Đó là tính biện chứng đã cấu thành ở trong sự nghiệp tiểu ngã mà chúng ta có đây. Như vậy thì ba nhưng là một vì nó không tách rời nhau. Đầu, mình và tay chân là tạm chia chức năng và giá trị hoạt động. Cái đầu có những giá trị nhất định, vì nó là điều hành toàn bộ thân, và thân là điều hành toàn bộ của tay chân. Tạm chia ra như vậy để thấy được hệ thống của Thống Thức Chân Quang Kinh, Trung Tâm Vạn Năng Kinh và Oai Âm Dương Vạn Tỏa Kinh. Thì tay chân là âm dương, mình là tổng tàng vạn năng, đầu là não bộ thống thức.
Vậy, nếu mặt trời là đại diện cho trung tâm thái dương hệ, tức là đại diện cho hệ thống của các hành tinh mà sụp đi thì tất cả những phần thuộc trung tâm liên quan sẽ không tồn tại. Như vậy, mặt trời là tính biện chứng của giá trị Trung Tâm Vạn Năng đối với tất cả những hành tinh. Chúng ta nghiệm từ con người đến hành tinh, đến thái dương hệ. Từ đó chúng ta nghiệm đến chỗ thượng tầng, trung tầng và hạ tầng, thì chúng ta thấy không có hai, chúng ta xác định về giá trị cơ cấu không có hai, chẳng qua thiết lập trung tâm thượng tầng và trung tâm hạ tầng mà thôi.
Trung tâm thượng tầng là nơi sinh ra tất cả muôn loài của ba tầng tức là: vô sắc giới, sắc giới và dục giới. Càng cao thì tinh hoa càng cao, ở chiều càng thấp thì tinh hoa càng thấp. Nếu tỉ lệ càng thấp thì tinh hoa 3 thô 7, lên trung tầng thì tinh hoa 5 thô 5, còn lên thượng tầng thì tinh hoa 7 thô 3. Cái thô ấy không phải là cái xấu, mà cái thô ấy là sự cấu lập như một hệ thống thiết bị và có tính hóa sinh. Mà hóa sinh thì tất cả nó thuộc về tổng thể, chứ không thể tách rời tổng thể ra mà hóa sinh. Vậy thì tất cả những hóa học của các đơn vị hóa học được tập hơp thành tổng thể hóa học mới có thể sinh được. Vậy, từ đơn vị tinh hoa kết tập tổng tinh hoa và các sắc thể, siêu sắc thể tổng tinh hoa ấy mới có thể hóa sinh, còn nếu không đi theo nguyên tắc đó, định luật đó thì không thể hóa sinh thứ gì được.
Nếu chúng ta đặt ra vũ trụ này không có trung tâm mà sinh được nhân loại là điều vô lý. Nếu cho rằng con người không có cái đầu, mà tự nhiên có sự hoạt động điều ngự cả thân thể và những suy nghĩ ứng tác trong đời sống giữa tính và thể, giữa tâm và vật thì lại càng vô lý. Cho nên cái đầu, não bộ là biện chứng của Trung Tâm Vạn Năng, mà Trung Tâm Vạn Năng đã cho hàng nghìn tỉ não bộ ở trong các thế giới đó. Cho nên trong muôn trùng thế giới có những đầu não, não bộ đó là đại diện cho Trung Tâm Vạn Năng, là sức mạnh của sự vạn tỏa, là sự điều hợp của những công suất lớn nhất có tính chất vô tiền khoáng hậu, Có tính vô cùng, cũng là có tính vô tận. Vì sự vô cùng chứa nhóm của chân tính. Chân tính của tổng tinh hoa đã được rực rỡ, không thiếu một chất gì, không thiếu một thể tính nào, thì mới có thể làm được tất cả những sự nghiệp cho vũ trụ, còn nếu nó bị hảm khuyết bất cứ một tinh hoa nào thì sẽ không thực hiện được, không thể dựng lên những công trình uyên tác to lớn đó. Như vậy, Trung Tâm Vạn Năng đã thể hiện trong đời sống của muôn loại qua những hình thể, sắc thể mà chúng ta có thể nghiệm được. Chúng ta có thể thí nghiệm và xét nghiệm được những giá trị của tổng tinh hoa vũ trụ quan qua sự hóa thân của thượng tầng, trung tầng và hạ tầng. Chúng ta lấy từ hạ tầng để nghiệm được thượng tầng. Từ hệ thống vật lý có tính biện chứng đi đến siêu chứng, để làm nhân chứng cho Trung Tâm Vạn Năng, làm nhân chứng cho cái tàng hóa của hình thái, sắc thái vô cùng kiệt xuất của tổng tinh hoa vũ trụ.
Như vậy, có một sự đại diện to lớn của vũ trụ, của Trung Tâm Vạn Năng qua tất cả những giá trị kiệt xuất của nhân loại trong đời sống của mỗi mỗi hành tinh, của các thái dương hệ, của các tầng lớp cao và thấp đã đại diện và thể hiện tính biện chứng của Trung Tâm Vạn Năng, của sức mạnh Oai Âm Dương Vạn Tỏa trong đời sống của vạn hữu, mà thứ gì cũng có âm dương, để thể hiện về tính đại diện triệt để cho Trung Tâm Vạn Năng. Ấy là một tính chất đã thể hiện được tính đại diện cho sự nghiệp tổng thể vũ trụ quan.
Còn nếu cho vũ trụ là vô cơ, là không có Trung Tâm Vạn Năng, tự nhiên vô cơ sinh hữu cơ, nói như vậy sai rồi. Ở trong tính thể tương tác thập nhị nhân duyên Như Lai đã nói rõ ràng: Là vô minh sinh ra hành, hành sinh ra thức, thức sinh ra danh sắc. Thế thì danh sắc là hiện vật là sắc thể có sau thức; Vậy, thức có trước danh sắc, từ đâu mà có? Từ trung tâm chân hành vũ trụ.
Hôm nay chúng ta phải đọc và tụng niệm những ý nghĩa về biện chứng của kinh Trung Tâm Vạn Năng. Đưa tính biện chứng vào trong đời sống của tri thức triết chứng, tức là ngộ nhập chân tính để thấy Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy,Trung Tâm Vạn Năng là sự nghiệp toàn thực của vũ trụ, là sự nghiệp đại hóa toàn thể của tính và thể, và gốc của tính và thể ở trong Trung Tâm Vạn Năng đã có nên mới hình thành ra cái ngọn, mà cái ngọn là chúng ta đây cũng có tính và thể. Vậy thì tính và thể của cái ngọn là minh chứng cho tính và thể của cái gốc là Trung Tâm Vạn Năng. Tính và thể ấy nó rất phức tạp vì nó mang nhiều sắc thái, nhiều chất tính mà không có ngôn ngữ để bàn nghĩ, vì nó vượt trên sự bàn nghĩ của ngôn ngữ rồi. Nó là siêu sắc thể, mà siêu săc thể thì không có thứ gì mà không có. Vậy thì trên thế giới vũ trụ có thứ gì thì trung tâm có thứ đó, nhưng mà có trong cái toàn siêu, toàn tế, toàn linh, toàn diệu và có toàn những ánh sáng tinh hoa quá lớn mà chúng ta không thể đo lường được, không thể lấy toán học hoặc nền khoa học thực nghiệm để đo lường được cái tổng tinh hoa ấy. Vì tổng tinh hoa ấy là toàn tế, vượt trên tất cả khoa học thực nghiệm rồi. Như vậy, toàn thể chúng ta phải kính yêu đấng Thống hóa trong cực chân tính Vô Cực Quang, Trung Tâm Vạn Năng Kinh và Oai Âm Dương Vạn Tỏa Kinh. Đó là trục của Đấng Thống hóa và Đấng Thống hóa đã có một cái trục toàn diệu, toàn siêu, toàn minh, toàn giác, toàn năng, toàn hóa, toàn cực, toàn vô, toàn hữu như vậy, cho nên sự kính yêu của chúng ta mang tính tuyệt đối.
Bài này chúng ta rút lại hai câu là:
DUY TÂM THƯỢNG TRUNG TÂM VẠN NĂNG,
DUY TÂM HẠ Ý THỨC TƯƠNG TÁC.
TRUNG TÂM VẠN NĂNG HÓA DUY NGÃ
(Đêm 14/5 Đinh Hợi, Ngọc Động)
Trung tâm vạn năng hóa duy ngã, duy ngã hóa chân ngã và chân ngã trở về với đại ngã. Đây không phải là duy tâm của một chiều mang tính trừu tượng, mà duy tâm mang tính khách quan. Bởi vì nếu lấy tư tưởng của ý niệm làm duy tâm thì mất cơ cấu hệ thống của tổng thể, cho nên trung tâm vạn năng hóa duy ngã và duy ngã hóa chân ngã, hoặc là duy ngã hóa chân tâm, mà hóa chân tâm tức là tập hợp tinh hoa vạn pháp về một gốc để tạo thành sức mạnh của tổng thể, đó là trở về sức mạnh của trung tâm. Như vậy, duy ngã còn là một mặt bằng để tiếp tục hóa. Nếu nhân loại không chịu hóa chân tâm, chân ngã thì nhân loại sẽ bị thoái hóa, mà thoái hóa đến cực phân là li vi phật tính. Vì khi mà phân tán tinh hoa của tổng thể đến cực vi thì trở thành li vi phật tính, mà li vi thì chúng ta chỉ có một đường sống sơ thọ, chứ không là cảm thọ. vì mức độ tăng bị giảm, thì giá trị tổng tinh hoa ấy bị trừ đi. Như vậy duy ngã là mặt bằng của đại thể, thì trách nhiệm thiêng liêng của duy ngã là phải đi ngược về cái nguồn gốc hóa chúng ta. Tức là tìm về nguồn gốc tổng tụ của giá trị chân thể ánh sáng vô cực. Chân tính ánh sáng vô cực là siêu vật thể, chính cái giá trị siêu thể của tổng thể vũ trụ là siêu vật chất, thì ở đây là trung tâm nên gọi là vật chất phức tạp, còn khi ra biên địa thì gọi là vật chất đơn giản. Địa ở đây là mặt bằng của sự chứa nhóm tổng tinh hoa. Nếu nói về tính biện chứng của địa đại hành tinh, thì mặt bằng địa đại của hành tinh nó chứa nhóm cả đất, nước, cả sông, núi và chứa nhóm không biết bao nhiêu loài động vật và thực vật trên hành tinh đó. Vậy biên địa địa đại đơn giản đó nó là lực chuyển hóa và chứa nhóm khổng lồ, mà khi nó về trung tâm thì nó càng lớn hơn, cao siêu và vô cùng hơn.
Như vậy, nguyên lý của chúng ta là: trung tâm vạn năng tổng thể vũ trụ hóa duy ngã và duy ngã tiếp tục hóa chân ngã, hóa chân tâm. Như vậy nếu duy ngã hóa cấp thượng là hóa chân thiện mỹ, mà hóa cấp hạ là hóa thành quỷ dữ tràn ngập khắp hành tinh, có thể xâm hại đến đời sống của nhân loại và phá sập nền tảng mặt bằng của duy ngã.
Hóa chân ngã tức là khi thành phẩm của giá trị nhân bản là bắt đầu có tiềm lực và biết quay về. Thí dụ, như các loài động vật thấp nó quay về với huân tập thiên nhiên, nó quay về với sự huân tập tác động trong đời sống giữa con người mà nó gần gũi, đó là quay về trong sự cảm thọ, nhưng khi đến nhân bản đại thể thì nó quay về với ý thức và biết phân biệt cái nào cao, cái nào thấp; biết cái nào xấu, cái nào tốt; biết cái nào thiện, cái nào ác để quay về. Như vậy, nhân bản đại thể là biểu trưng cho giá trị suy nghĩ và hiểu biết của tri thức để bắt đầu cho giá trị quay về. Duy ngã đại thể là nền tảng hóa chân ngã và chân tâm. Hóa chân tâm là nhìn nhận cái giá trị thật của trung tâm vạn năng, là thấy được bản nguyên của trung tâm vạn năng đã hóa chúng ta, đã hình thành sinh ra chúng ta. Vậy khi hóa chân ngã thì chúng ta trở về với đại ngã một cách dễ dàng, vì bản chất của đại ngã là chân thức ánh sáng vô cực, là quỹ đạo ánh sáng tổng thể và chuyển hóa quỹ đạo ánh sáng không có biên địa, vì vậy cho nên chúng ta về được. Còn chúng ta chưa hóa được chân ngã thì dù cho muôn dặm nghìn trùng hằng hà sa số kiếp thì cũng khó có thể trở về với đại ngã.
Tôi nhắc lại, trong các pháp do tâm làm chủ vạn pháp màu có đủ một tâm. Tại sao tâm pháp đã tròn đủ mà không thiếu một pháp nào? Bởi cái nguyên tắc và định luật hóa của trung tâm vạn năng là tổng thể của pháp mầu, vì vậy trở về chân tâm là trở về vạn pháp mầu và tròn đủ vạn pháp mầu. Duy tâm hạ là biện chứng pháp của sự hóa sinh mà duy tâm thượng cho chúng ta. Cho nên khi quay trở về thì tính giá trị tròn đủ của trung tâm vạn năng đã có tròn đủ trong chúng ta. Đó là tính nguyên tắc không thể tách rời cái giá trị chuyển động của vũ trụ đối với chúng sinh và chúng sinh đối với vũ trụ, để có giá trị đời sống chân bản duy ngã đó.
Tóm lại, trung tâm vạn năng hóa duy ngã, duy ngã đó là mặt bằng đại thể. Duy ngã không có nghĩa là duy vật, không có nghĩa là duy tâm mà nó là kết tinh của sự hội tụ và đủ tất cả những pháp mầu trong nguyên lý ấy và không bị phân hóa trong nguyên lý ấy, gọi là giá trị hội tụ nhất định của trục Thống hóa.
Như vậy, minh triết công luật là đứng ở trung tâm để điều hợp các chiều, cho nên rộng mở và thu tóm các chiều trở về một gốc. Như vậy, chúng ta không dại gì mà duy vật, duy tâm, duy linh một chiều, mà duy ngã đại thể là tròn đủ tất cả những hệ thống toàn duy để đi đến chổ toàn thắng và thành đạt đại ngã.
Toàn thắng, tức là sự khuất phục các giá trị biến động về phân ly, mà chúng ta không bị các biến động phân ly đó. Tức chúng ta đã trở về tụ, thì cái điểm tụ của chân tâm đó, đồng nghĩa với trung tâm vạn năng. Như vậy, trung tâm vạn năng luôn có trong chúng ta và chúng tuyệt đối không tách rời trung tâm vạn năng. Hay nói về nguồn ánh sáng chân tính vô tận đã có trong chúng ta, vì có trong chúng ta nên chúng ta có tri thức ánh sáng siêu xuất thế này. Nếu chân tính ánh sáng của trung tâm vạn năng không có trong chúng ta, thì chúng ta lấy cái nền nào để phát huy tri thức. Chúng ta phát huy được tri thức là lấy cái nguồn tổng thể chân tính ánh sáng của quỹ đạo và các con đường ánh sáng của sự chuyển động đó mà phát huy được tri thức. Như vậy ánh sáng vô cực là biểu thị cho pháp tính, các lập thể của hóa học, của vật lý, của thân ấm là biểu thị cho pháp thể. Đó là cơ cấu hệ thống mà chúng ta đang có đây.
Ta nói trong các pháp do tâm làm chủ, vạn pháp mầu có đủ một tâm, thì bắt đầu từ cơ cấu hệ thống này. Đó là khai thác được chổ tận cùng và nói một cách trọn đủ về sự thực của chân tính vũ trụ.
Bây giờ tính biện chứng của duy ngã đại thể có thể nó là nghiệm về nhân bản ý thức và dẫn đến giá trị siêu nghiệm của tính đại diện về duy ngã đại thể, thì tính siêu nghiệm của trung tâm vạn năng tức khắc liền có trong tri thức chúng ta rồi. Như vậy các nguồn năng lượng về hồng quang thống điển mà các pháp thân hóa của tính đại ngã về vấn đề lập trình chuyển động ở các quỹ đạo khổng lồ có tính siêu linh năng vô cùng nhạy bén, vượt thời gian và không gian đã đến với các con trong sự chuyển động đó, đó là siêu linh năng. Nếu không có nguồn năng lượng tột cùng về giá trị chân tính ấy thì không thể chuyển động vật lý và không thể chuyển động các con được. Vậy, giải đề về duy tâm thượng và duy tâm hạ đã được khép kín trong hệ thống tổng thể, đồng thời nhắc đến chỗ trong các pháp do tâm làm chủ, vạn pháp mầu có đủ một tâm.
Chúng ta phải nghiệm thấy rằng con người có sự chấm dứt về lập thể, tức là vứt bỏ những thứ mượn đi, là trút hơi thở. Đó là điều chắc chắn phải có trong đời sống của hiện thể. Như vậy, chúng ta phải đắn đo suy nghĩ và lo toan cho việc trút hơi thở, hơn là lo toan việc giàu có và nghèo hèn, hơn lo toan việc ăn cái gì, chơi cái gì và hạnh phúc cái gì. Nên cái giá trị duy ngã hóa chân ngã, là sự tôn vinh chân ngã và đó là đích thực của quá trình tiến hóa, là sự tôn vinh của giá trị công luyện. vậy, ai vô trách nhiệm với chính mình là tự làm sụp đổ hệ thống duy ngã đại thể, đồng thời đánh mất nhân bản duy ngã, tiến hóa chân ngã, mất đi tất cả những quyền lợi tất yếu mà Thống hóa đã cho chúng ta.
Hôm nay chúng ta phải phát huy sự công luyện và hình thành giá trị chân ngã để được cứu cánh. Như vậy đích thực của duy ngã hóa chân ngã là sự tôn vinh của sự cứu cánh, thì đối với đấng Thống hóa, trung tâm vạn năng cho chúng ta, thì càng được tôn vinh hàng tỷ lần hơn nữa và được sùng kính một cách tuyệt đối trong trái tim chúng ta đối với đấng Thống hóa, vì đấng Thống hóa là nguồn ánh sáng vô tận có tính tuyệt đối về chân tính vô cực và không bị biến đổi chân tính. Bởi nơi đó không có sinh diệt nên được tôn vinh trong giá trị tuyệt đối đó.
Mẹ nói rằng chân tính không bị sinh diệt mới đủ mọi quyền năng hóa sinh diệt cho chúng ta, đó là lập thể sinh diệt hóa kết tinh tâm pháp, sinh diệt hóa kết tinh chân ngã. Vậy, sinh diệt ấy như một công trình to lớn nhất của vũ trụ, có tính vô tận. Chiều sinh diệt vô tận đó, là chiều ban bố và không bao giờ chấm dứt, vì nếu sinh diệt có chấm dứt là sự ban bố có giới hạn, mà sinh diệt không chấm dứt là sự ban bố vô hạn.
Như vậy, chúng ta tôn vinh kho tàng chân lý đó chứ không tôn vinh những thứ rác rưởi trong đời thường của hoặc lậu và nghiệpthức. Nếu đem tôn vinh những thứ rác rưỡi trong đời thường của hoặc lậu và nghiệp thức, thì chỉ tôn vinh trong sự sa đọa, khổ đau và không bao giờ chấm dứt sự khổ đau của các hoặc thức biến động, mà không biết trở về với chân ngã.
Con đường đại học công luật tiến nhanh vào cao học và có những học hàm lớn của sự nghiệp đại hóa, để ngày mai tất cả chúng ta có một trí huệ lớn mới làm được chuyện kinh bang. Chúng ta làm kinh bang là hoàn toàn bắt chước ở đấng Thống hóa vì đấng Thống hóa là đấng tổng thể kinh bang.
Chúng ta phải thấy rằng: Tính biện chứng pháp của khoa học đại ngã là khoa học thiên nhiên, khoa học thiên nhiên là hình tượng, là tính chất và giá trị biện chứng pháp của khoa học đại ngã. Hôm nay chúng ta đang làm khoa học thiên nhiên là đồng nghĩa với khoa học đại ngã, có nghĩa là khoa học thiên nhiên đã hoàn chỉnh không cho lệch cân của tính bão hòa, không cho thái quá hoặc bất cập biến động về vật lý. Vì đấng Thống hóa chưa bao giờ làm biến động về vật lý, mà biến động về vật lý, làm mất tính bão hòa là do con người chúng ta làm ra.
Đối với đấng Thống hóa thì vô cùng tuyệt vời! Có nghĩa là thái dương hệ này diệt, là thái dương hệ khác sinh; hành tinh này diệt, là hành tinh khác sinh. Có nghĩa là ngài tính các quy trình chuyển động của ánh sáng để hoàn chỉnh giá trị tàng hóa, không cho tàng hóa ở mức độ quá dư và quá thiếu. Đó là định lý của Thống hóa mang tính công luật! Đó là một sự bảo trù, trù liệu của tính siêu thức ánh sáng vô cùng có tính bảo hộ của nó.
Đối với tinh thần công luật thì chúng ta phải thấy rằng: Giữa định luật sáng tạo, định luật bảo tồn và định luật hủy diệt, ba điều này là một bộ cặp trong trục Thống hóa, luôn luôn có giá trị bão hòa, nên mới có sáng tạo đời đời, bảo tồn đời đời và hủy diệt chuyển động để hình thành giá trị tinh hoa đời đời.
Đại thể chúng ta là giá trị biện chứng pháp, có tính nguyên lý và hình thành tổng hợp để giới thiệu những tác phẩm uyên bác nhất của vũ trụ. Vì vậy cho nên Phật từ chúng sinh mà ra, thánh thần từ chúng sinh mà ra và các nền khoa học cũng từ chúng sinh mà ra. Như vậy tất cả mọi giá trị có ra từ đại thể chúng ta mà ra.
Phật linh là sự thành tựu của đại thể, vì đức Phật đã thành Phật, chưa bao giờ ngài nói là ngài đẻ ra cái đại thể chúng sinh, mà ngài lại nói là: chính ta cũng từ chúng sinh mà ra. Dù là ngôi thứ mấy của sự quyền thừa và thế vì, thì đó cũng là cấp độ của sự tiến hóa thành tựu để được hóa thân và đến với thế gian, vậy là từ đại thể chúng sinh mà ra.
Thuyết duy ngã là một thuyết có cơ cấu trật tự, chính nó là biểu thị của nền khoa học đại ngã, chính nó là bậc lề của nền khoa học thiên nhiên, chính nó là hóa thân của nền khoa học thực nghiệm, chính nó là kho tàng văn mỹ của sự nghiệp tiến hóa. Chúng ta đi từ đại thể duy ngã là sự tôn vinh của đấng đại ngã, vì chúng ta biết trở về với chính ta, thì ta mới tìm lại được cha ta. Khi ta bỏ chính ta, tức là ta đi theo cái bóng, thì cái bóng đó sẽ kéo ta đi càng xa hơn với cha ta và ta không bao giờ nhớ về cha ta nữa. Ngài nói rằng: chính con đã quên con rồi, thì làm sao con nhớ đến cha. Vậy thì con hãy nhớ thật kỹ về con đi, thì con sẽ nhớ ai sinh con ra.
Những ý niệm trong đời sống mất giá trị duy ngã, là những ý niệm không có thực trong đời sống của giá trị tiến hóa. Mọi niềm tin yêu của giá trị công luật là nghĩ đúng, làm đúng thì chúng ta sẽ có tất cả. Phật cho chúng ta cái phao pháp bảo, là ánh sáng soi rọivề trí huệ, chứ Phật không thể cho pháp thân và chia pháp thân của Phật cho chúng ta. Chính vì vậy, mới có tính độc lập về giá trị thành tựu của duy ngã đại thể.
Chúng ta đừng bao giờ lầm lẫn cái duy tâm một cách mơ hồ, cũng không nên chìm đắm trong cái duy vật đoạn kiến mơ hồ mà không có lối thoát. Con đường của duy vật là con đường của ngõ cụt và dẫn đến vực sâu của sự đảo lộn, phá hoại cả một nền tâm đức của vũ trụ. Một khi ta phá hoại tâm đức ta cũng có nghĩa là phá hoại tâm đức của đấng Thống hóa, vì đấng Thống hóa đã giành cho ta bao ngàn kiếp đó, để rồi một ngày ta lại đánh đổ nó sao? Sự sâu sắc ở đó, chúng ta đừng bao giờ ký gởi cho thần linh, dẫu có thần linh thì cũng phải trở về với chính ta và xác định giá trị chân lý. Nếu có vị thần linh nào đó thấy ta đã về được chính ta rồi, thì cũng sẽ hoan hô và vỗ tay khen ngợi. Như vậy chúng ta không ký gởi cho ai, vì sinh mệnh chính trị công luật của chính ta. Trở về với chính ta và tin yêu đấng Thống hóa, đó là sự ký gởi cao nhất và ánh sáng ấy sẽ hằng đến với chúng ta đời đời.
¯ Các tầng lập hóa thân duy ngã
Ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới là các tầng lập của hóa thân duy ngã. Càng lên cao thì càng gần về trung tâm. Đạt được vô sắc giới thì bản thể chân tính không mất, mà đầy đủ tròn đủ hơn, là thể nhập hoàn chiếu được ánh sáng tính thể, siêu sắc thể của trung tâm
Các pháp đại diện trong nhân bản duy ngã đã trở thành biện chứng cho Trung Tâm Vạn Năng. Vậy, Trung Tâm hóa duy ngã là duy ngã đã có tròn đủ những giá trị của Trung Tâm và duy ngã thành lập được Trung Tâm là hệ thống pháp quí nhất
Duy ngã là tác phẩm trọn vẹn của tính sống toàn hữu, của ý thức và vật chất. Là tác phẩm tròn đủ của Thất Đại Hội Hóa có Trung Tâm Vạn Năng làm sức mạnh và kết tinh nó.
Đức Phật nói: “Giữa con người và các loài bò sát thấp nhất, cũng giống như giữa thế giới Hoa Nghiêm và thế giới con người vậy. Loài bò sát có thực trong đời sống gậm nhấm và con người có thật trong đời sống của khoa học văn minh.” Vậy chúng ta càng trở về cái nguyên lý tột cùng của trung tâm duy ngã thì chất liệu tinh hoa của vũ trụ còn vô cùng hơn và sự rực rỡ của pháp thân chúng ta càng to lớn hơn.
Chúng ta phải tiếp tục công luyện và chắt lọc bản thể để chúng ta có bản thể nguyên trạng và sự nghiệp tổng trì, đó là kiến tính thành Phật, đó là bản lai diện mục. Thì thế giới Hoa Nghiêm sẽ đến với chúng ta.
Siêu linh quang nghĩa là vượt trên hệ thống cơ cấu của các năng lượng tầng dưới, nó thuộc về siêu năng lượng ở tầng trung tâm
Vạn pháp từ trung tâm mà hóa cũng như trung tâm não bộ chúng ta điều khiển tất cả cơ cấu hệ thống trong thân thể chúng ta. Nguyên lý ấy, định luật ấy tuyệt đối mãi mãi không bao giờ thay đổi.
Từ chánh lý đó đi đến tối thượng lý và đi đến siêu lý. Siêu lý là lý tột cùng là hội tụ tổng thể tinh hoa không còn thiếu một tinh hoa nào trong lý đó. Đó là lý của tổng thể, là chúa của các lý. Vậy Trung Tâm là đại diện của tổng lý.
Nhiệm ý thức pháp đó là ý thức trách nhiệm thiêng liêng nhất, đó là phải tu học để trở về nguồn sinh chúng ta ra. Duy ngã là mặt bằng để hóa chân ngã. Từ chân ngã trở về với đại ngã rất dễ dàng. Nếu từ mặt bằng của duy ngã không hóa được chân ngã thì duy ngã ấy có thể bị sụp đổ. Bởi do những biến cố của ý thức tạo thành dòng nghiệp lôi ta vào tối tăm. Đó là sụp đổ nền tảng duy ngã.
Có sinh diệt tương tục vô tận là nhằm để kết tinh tinh hoa chân tâm và tập hợp tinh hoa trở về một gốc để trở về vô cùng. Vậy vô tận và vô cùng sẽ gặp nhau ở sự kết tinh tổng thể.
Sinh tử là công án khổng lồ của vũ trụ hằng mãi mãi cho chúng ta để được chuyển hóa từ dục giới, sắc giới và vô sắc giới; từ hành tinh này đến hành tinh khác và tiến đến những thái dương hệ cao hơn. Vậy tất cả những thái dương hệ, hành tinh là trung tâm trạm dịch cho quá trình hóa nhân bản duy ngã đại thể.
Nhân bản đại thể gồm có 3 cấp đó là: Tiểu cấp là dục giới, trung cấp là sắc giới, đại cấp là vô sắc giới. Như Lai thiết lập tam tạng kinh để hóa 3 cấp. Đem tổng thể tinh hoa ánh sáng vô cực để phủ chiếu và hóa 3 cấp làm cho 3 cấp ấy thành Phật.
¯ Điểm triết bổ trợ duy ngã hoá chân ngã, chân tâm
Nguyên lý của trung tâm vạn năng là tổng thể vũ trụ hóa duy ngã. Duy ngã là nền tảng mặt bằng, là hệ thống đại diện cho tổng thể vũ trụ quan hóa. Như vậy thì triết lý của công luật là duy ngã vật thể, tổng thể vũ trụ quan, Thống hóa. Hoặc ngược lại Thống hóa, tổng thể vũ trụ quan, vật thể duy ngã.
Hệ thống duy ngã không tách rời vật thể vì cơ cấu vật thể là nền tảng phát triển của hệ thống duy ngã. Duy ngã là nền tảng có thực trong đời sống của ý thức và vật chất. Ý thức và vật chất không tách rời nhau để trở nên kho tàng cho sự nghiệp vô cùng của đấng Thống hóa.
Chúng ta không tách ý thức duy vật mà chúng ta hoàn chỉnh giá trị ý thức duy vật, là chúng ta hoàn chỉnh tính bát nhã giá trị hội tụ. Nguyên lý của hội tụ là không phải không, cũng không phải có, mà không chấp không và không chấp có là sự toàn mãn của giá trị chân thức, của ánh sáng trung tâm vạn năng, đồng nghĩa với tính bát nhã Như Lai.
Sự thống nhất về kim thể ánh sáng của công luật là hoàn chỉnh về sự nghiệp hóa thân và không bao giờ chấm dứt về sự hóa thân ấy, đó là tính tuyệt đối của quần thể ánh sáng không biên giới, đối với các biên độ hóa thân trong 3 thời kỳ : quá khứ, hiện tại và vị lai.
Sự nghiệp công luật đại học là học tổng thể kho tàng trung tâm vạn năng; là học hệ thống tàng hóa của thiên hà, ngân hà và thái dương hệ; là học cái trục chuyển động vô cùng của vận luật tuần hoàn chu kinh và sự khép mở của tinh hoa chu kinh không tách rời giá trị tính thể hợp chiếu. Nếu không có tính thể hợp chiếu thì tất nhiên không có đại thể Duy ngã. Như vậy, trên trời dưới đất Duy ngã là quý nhất.
Nếu Duy tâm quý nhất là Duy tâm của tính khách quan về trung tâm vạn năng. Nếu Duy tâm quý nhất là ý thức tương tác trật tự và không tách rời tính thể dung thông, ấy là giá trị biện chứng của chân lý tự hữu mà không thể khác hơn. Vì khi chúng ta tách tâm vật ay ra thì sẽ bị đảo lộn. Nếu Duy vật cực đoan thì sẽ sụp đổ nền đạo đức và tâm pháp. Nếu Duy tâm cực đoan thì dẫn đến mê tín và cuồng tín, có thể xảy biến những pháp cuồng loạn trong các pháp tư tưởng mơ hồ. Chính từ Duy tâm cực đoan nên không có tính thuyết phục đối với nền Duy vật biện chứng. Ngược lại nền Duy vật biện chứng không có tính thuyết phục Duy tâm được vì mất tính chân tính siêu thể ánh sáng. Vì vậy mà Duy tâm và Duy vật đa tạo nên một sự đối kháng và khống chế trên con đường quốc tế hóa nên không thể gặp nhau mà lại tách rời nhau và làm cho tính tổng thể đó bị mất đi.
Chúng ta trở về hội tụ là trở về với tính thể hợp chiếu để rèn đúc trong giá trị tính thể hợp chiếu và làm cho tính thể hợp chiếu ấy được viên mãn và được giá trị cao nhất là sự giải thoát của tính thể dung thông và kết tinh siêu sắc thể và sắc thể. Như vậy Duy ngã đại thể là giá trị toàn thực của tính thể hợp chiếu, của tâm vật dung thông.
TRUNG TÂM VẠN NĂNG HÓA TÍNH NĂNG ĐẶC THÙ CỦA CÁC LOÀI
Ngày 23 tháng 08, Đinh Hợi.
Đối với các loài có được tính năng đăc biệt và lực từ trường hấp dẫn riêng, các hệ thống cấu trúc riêng của các loài và các loài có thể là đại diện tất cả những hệ thống máy móc tối tân nhất của vũ trụ ở trong các loài đó.
Không phải chỉ có con người chúng ta có ý thức, có trình độ thì chúng ta mới có một bộ máy siêu xuất hơn các loài. Nhưng thực chất các loài vẫn có một hệ thống máy móc đặc năng đặc thù của nó, để nó hiểu được những quá trình chuyển động của thiên nhiên và nó có những lực từ trường đặc biệt chuyển động trong đời sống nó. Tức là cái bản năng sinh tồn tất yếu ở trong đời sống của các loài. Chính vì vậy chúng ta thấy rằng sự vô cùng của Trung Tâm linh quang đã cho nó những tính năng đặc thù thì các loài mới có những quyền biến sâu sắc như vậy.
Ví dụ như tính năng đặc thù cho loài chó nó có một hệ thống ngửi xúc đặc biệt, nó có thể ngửi và phân tích được ba ngàn mùi khác nhau và không bị lẫn lộn, mà con người không thể làm được điều đó. Vì vậy mà con người dùng chó để đi săn bắt thú hoặc là đánh bắt kẻ gian thương trộm cướp. Con người cũng đã dùng chó và tập luyện cho nó trở thành những người chiến sĩ giỏi, vì chức năng của nó hơn con người là dùng mũi để ngửi và phát hiện ra kẻ địch để tấn công, hoặc phát hiện ra các loại hóa chất và các loại thuốc phiện v..v…
Như con voi thì ở bốn chân nó có được một hợp âm về hệ thống thần kinh và từ trường cực mạnh. Độ rung của nó lên đến hàng chục ngàn lần so với con người. Vì vậy mà nó biết được những tín hiệu chuyển động từ mặt đất phát ra, nếu có con heo rừng ủi đất ở cách nó một ngàn mét nó vẫn biết được, đó gọi là thần kinh âm nhập ở hệ thống bốn chân, là tính năng đặt biệt cao nhất của loài voi, vì vậy những cuộc động đất là con voi biết trước vì nó đo được tầng độ sóng âm cao nhất của địa chấn. Như con dơi ở trong hang bay lượn rất nhanh, nhưng đặc biệt không bao giờ nó bay đụng vách, vì nó có một hệ thống ra đa ở đầu, phóng ra lực từ trường để rà biết những vật ở phía trước, đó là tính năng đặc thù của con dơi. Như loài ong, loài kiến nó cũng có một hệ thống cấu trúc hình thành phần tổ rất đặc biệt và tổ chức trật tự trong đời sống của nó.
Con người ta cũng đã nghiên cứu trong sinh vật học thì cho rằng đó là tính năng đặc thù, là bản năng sinh tồn đặc biệt của các loài. Như vậy trong quá trình tiến hóa từ sắc thọ tưởng hành thức. Tức là từ sắc cảm, thọ cảm, tăng trưởng cảm, rồi lên đến ý thức thì các loài từ thấp đến cao đều có những tính năng đặc thù của nó.
Như vậy, trong bản năng sinh tồn của các loài đều có tính cao cấp của chính nó. Có thể tính cao cấp của nó có thì chính chúng ta không có và những cái chúng ta có thì nó không có, đó gọi là tính năng đặc thù. Vì chúng được phát xuất từ lực lượng thống nhất của âm dương vạn tỏa và cường độ rung lớn của giá trị chuyển động trong quá trình sinh thái hóa của đời sống. Như vậy chức năng của chúng vẫn được ở trong lực từ trường và tính phức tạp của âm dương ấy, để được hoạt động và gắn liền trong đời sống của âm dương vạn tỏa. Nhưng mỗi loài sống được tiêu chuẩn nhất định mà không giống nhau, do môi trường điều kiện phát triển của mỗi loài không giống nhau, nên nó có những đặc năng không giống nhau, nhằm để bảo tồn giá trị đời sống của nó.
Hệ thống vũ trụ vô cùng to lớn mà con người đã và đang mở ra rất nhiều trường đại học, rất nhiều ngành nghề đại học, như công nghệ sinh vật học, công nghệ thực vật học, hải dương học, nông lâm học. Tất cả những trường đại học đó cũng nhằm để khai thác tất cả những phần của vũ trụ, khai thác được những đặc năng, những tính chất và giá trị của các loài. Thì sự nghiệp đại học đó có phải là chúng ta đang học và khai thác những sự phức tạp trong những giá trị đời sống của vũ trụ không?
Đối với các loài thấp nếu theo Phật học là cảm thọ, theo Công luật học là sơ thọ. Nhưng trong tính sơ thọ đó có được một tính năng đặc thù, có được bộ máy rất là kỳ diệu như vậy, thì chúng ta phải thấy rằng đối với vũ trụ thì vô cùng to lớn hơn.
Vậy từ các tầng thấp nhất của các loài đó để chúng ta thấy được giá trị thành tựu của chính chúng ta đang có đây.
Như vậy, giá trị thực trong đời sống vũ trụ, trong các tầng lớp của sáu đường địa ngục, ngã qủy, súc sinh, a tu la, nhân, thiên. Thì đường súc sinh đối với các loài bò sát, các loài bốn chân, các loài sống bằng cánh, bằng hóa nhưng nó vẫn có những tính năng đặc thù và những cơ quan phức tạp trong đời sống của nó, thì huống hồ chi là các tầng lớp cao hơn nữa. Chính vì vậy mà chúng ta có thể lấy minh chứng từ giá trị của các loài để thấy được tính chung của giá trị vũ trụ trong đời sống đó. Và tính Trung Tâm Vạn Năng rất khổng lồ nên mới cho được tính năng và giá trị đặc thù của các loài đó. Còn nếu như ở trung tâm kia đơn giản hóa thì làm sao sinh ra các loài có những tính năng, có những phạm trù, có những bản ngã sinh tồn và sự hấp dẫn khôn ngoan tự cảm như vậy.
Chúng ta là con người có ý thức, có trí tuệ mà không biết trước việc động đất còn con voi lại biết trước việc động đất, hay việc đi dò tìm các mùi vị đặc biệt khó ngửi nhất thì loài chó lại làm được, vậy chúng ta vẫn có những năng lực thua các loài đó. Như vậy các loài thua chúng ta cái gì và chúng ta thua nó cái gì, đó là tính bình đẳng của Trung Tâm Vạn Năng hóa đặc trưng tính năng trong các loài và các loài vẫn được hóa sinh trong đời sống của vũ trụ.
Đối với Như Lai là đấng toàn sinh, có nghĩa là tính thống hiếu vô cùng của Như Lai là không phải chỉ biết thống hiếu đối với vũ trụ, mà còn đến với tất cả các loài nữa. Ngài nói thế này: “Sự sống là sự bình đẳng và tính sống là tính bình đẳng, chính ai muốn sống là có sự sống bình đẳng trong đời sống đó”. Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự sống của các loài mà cố tình dẫm đạp lên sự sống của các loài, thì điều đó chúng ta tự đánh mất đi tính sống của giá trị sự sống.
Con đường minh triết của chúng ta không tách rời những giá trị khoa học trong đời sống, không tách rời giá trị của các loài trong khoa học đời sống đó. Mà chúng ta lại có một nền khoa học lớn để bảo hộ nền khoa học đời sống của chính chúng nó. Như người tây phương họ đã đi trước chúng ta, họ đã biết bảo vệ các loài và các loài được sống trong vòng tay của họ. Chính họ đã âu yếm thương từng con gấu, thương từng con cọp, thương từng con voi và chính họ đã đi cứu sống tất cả những con tật nguyền ở trong đời sống đó. Thì chính người phương tây đã biết cách sống trong khoa học của các tĩnh trạng giá trị đời sống của các loài, biết được những tính năng đặc biệt của các loài mà cùng nhau để bảo hộ, thì lòng nhân ái họ đã có trước chúng ta.
Như vậy, hôm nay nền khoa học của công luật phải ra đời, phải đi trước và làm trước những điều đó. Thì đó cũng là một điểm trí, mà người ta gọi là điểm sáng của dân trí. Như vậy, hôm nay chúng ta phải phát triển được cái điểm sáng của dân trí đó trong đời sống đối với các loài.
Trong đời sống con người thì chân lý đã nói rõ, hãy cứu giúp những người yếu đuối và bệnh tật, thấp hèn và sa sút. Chúng ta không nên áp đặt, nhất là đối với phái yếu, tại sao vậy? Vì người nam là phái mạnh họ đủ sức vượt qua mọi gian nan của chính họ. Còn phái yếu là phụ nữ thì chính họ khó có thể vượt qua mọi sự gian nan đó. Vì vậy chúng ta cần phải giúp cho phái yếu, đó cũng là chân lý, cũng là một lẽ sống tốt trong đời sống này.
Chân lý được vinh quang là đem sức mạnh để giúp cho kẻ yếu, kẻ nghèo, thì sức mạnh ấy là sức mạnh của sự nghiệp công luật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!