Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 4


CÔNG LÝ LÀ NGUYÊN TẮC CAO NHẤT

Chúng ta có thể nói xã hội là hiện thân của công lý, một khi xã hội mất tính công lý rồi thì xã hội đó không còn nữa. Nên công lý rút từ Công Luật mà ra.
Khi giác ngộ về tính công lý thấp và không thực sự thực hiện về tính công lý, thì dù có thiết lập một hệ thống nguyên tắc nào cuối cùng cũng đều bị sụp đổ. Nên nói rằng: Công lý là nguyên tắc cao nhất.
Bài học hôm nay đầu tiên là các học trò thảo luận, sau đó tôi sẽ giảng rõ và đầy đủ hơn.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống phát biểu.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha trước tiên con xin định nghĩa về công lý; công lý là lý chung, lý chung này ràng buộc hết tất cả mọi sự sinh hoạt và sinh hóa trong thế giới quan. Hôm nay chúng ta đứng trên minh triết để nói về công lý thì lại càng vững chắc thêm nữa. Bởi vì từ 3 kinh trục và chuyển hóa đến kinh thứ 4 và thứ 5 thì hình thành lên cái gốc của vạn vật, vạn sự. Nó có những nguyên tắc, định luật một cách vững chắc và không thể thay đổi, thì chính những định luật đó là đã có tính chất công lý.
Khi lý sinh ra vạn vật rất vững chắc rồi, thì cái sự tất nhiên nó phải vững chắc. Như vậy, định nghĩa về công lý là những nguyên lý chung mà không thể nào thay đổi được.Vì như thế mà nhân loại đã đúc kết được phạm trù công lý là một giá trị pháp lý rất cao và vững chắc mang tính tuyệt đối và cũng là đỉnh cao mà mọi người đều mơ ước. Vì chỉ có công lý mới đem lại mặt bằng bình đẳng và phát triển mang tính vững chắc và tuyệt đối mà thôi.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nhân loại, khi đến duy ngã đại thể cái thức bắt đầu có và tính tròn đủ đó mà nó thực hiện theo ý mưu ý đồ riêng tư, nên tính công lý không được đào sâu và phát huy. Vì vậy từng giai đoạn khác nhau mà cộng đồng nhân loại đưa ra những luật lệ để phù hợp với cộng đồng đó, nhưng cũng chưa đạt đến giá trị công lý tuyệt đối của nó.
Do đó trong chu trình hạ thì thức con người bị phân biến vì tính âm trập nó cao hơn, cho nên nó thực hiện theo mưu đồ riêng tư, mà nó không thực hiện trên quyền lợi chung của cộng đồng xã hội, quốc gia hay của thế giới. Và cuối cùng phạm trù công lý là đỉnh cao mà nhân loại đang khát khao và mơ ước.
Nên trong đời sống cái lý chung và mang tính đại thể luôn luôn vững chắc nhất, còn những cái lý riêng của phân thể, chi thể thì nó lại bóp méo về tính công lý đó. Nên cuối cùng chúng ta thấy thực tế trong đời sống của nhân sinh quan thì phải trở về công lý mới giữ vững được bờ cõi và phát triển một cách rất vững chắc.
Cho nên công lý là nền tảng vững chắc để cho thế giới nhị nguyên ổn định và phát triển.
Ngài bảo ông Chơn Nhật Đàn Sơn trình bày.
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa Cha, nếu trong đời sống của nhân loại mà không có công lý làm nền tảng thì con người không thể thăng hoa và tiến hóa được, mà phải bị trụt giảm và phân biến.
Đối với nhân bản đại thể duy ngã thì sự kết tinh giữa tính và thể phát triển về tầng cao của nó là tính hội tụ. Vậy công lý chính là cái trục hội tụ để con người dựa vào đó mà tiến hóa đi lên. Công lý cũng giống như cái nhà mà không có đòn giong thì không thể nào lợp ngói, lợp tranh được. Như vậy, công lý là một nền tảng để cho loài người cùng vạn vật phát triển và tiến hóa trong qui trình kết tinh được tinh hoa.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày.
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha công lý là lý chung cho tất cả nhân bản đại thể . Khi mà con người thực hiện được lý chung công bằng của tạo hóa thì vạn hữu được sinh tồn không bị đão lộn và con người cùng xã hội được bình đẳng ổn định. Vì ác thức của con người trong chu trình hạ đã sinh ra tính mất bình đẳng đó mà không thực hiện được  công lý, làm mất đi tính nguyên tắc công bằng nên xã hội bị đão lộn, làm cho sự sống của con người dẫn đến suy sụp cũng vì mất đi tính công lý ấy.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha,  như các anh đã phân tích rất rõ công lý là lý chung và rất công bằng. Như vậy chúng ta thấy rằng lý chung này là từ trong nguyên lý Thống Hóa. Cho nên trong đời sống của duy ngã đại thể  mà thể hiện được tính công bằng đó thì chúng ta sẽ được kết tinh. Cụ thể như Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh kết tinh tinh hoa là đứng trên nguyên lý công bằng đó mà kết tinh. Nếu trong mặt bằng của duy ngã đại thể mà chúng ta đi lệch tả hoặc lệch hữu thì đồng nghĩa với tự đánh mất tính công lý công bằng trong nhân bản tự tính rồi, thì chúng ta sẽ không bao giờ được kết tinh. Như vậy, công lý là nói lên tính chung của sự công bằng và mỗi khi chúng ta tuân thủ những nguyên tắc công bằng trong tính chung ấy, thì chính bản thân mình sẽ được tiến hóa và được kết tinh trong Vận Luật Tuần Hoàn và Vận Luật Tuần Hoàn sẽ cho chúng ta một sự ổn định và tiến dần đến đỉnh cao nhất của sự nghiệp tiến hóa.
Đối với đời sống của một quốc gia cũng như thế, nếu một vị lãnh tụ mà mất đi sự công bằng, tức là không ứng dụng được tính công lý vào trong đời sống của xã hội đó, thì chính quyền đó, quốc gia đó sẽ không tồn tại được lâu. Vì khi tính công bằng không có thì sự đấu tranh sẽ bùng lên và nguy cơ lật đổ rất cao. Ngay trong đời sống của gia đình cũng vậy, nếu cha mẹ mà sống không công bằng với con cái, như thương đứa này bỏ đứa kia, thì nhất định con cái nó sẽ quậy và gia đình đó sẽ bị xáo trộn và đau khổ.
Về tính biện chứng của công lý rất khách quan của vũ trụ thì chính là luật nhân quả. Bởi khi ta gieo nhân gì thì kết quả là như thế đó. Đối với định luật nhân quả từ ngàn xưa đến bây giờ nhân loại không bao giờ dám phủ nhận. Vì định luật nhân quả đó có, là từ trong nguyên lý, công lý, công bằng của Thống Hóa mà có.
Ngài dạy, Về công lý thì sự hiện thân của cán cân thử ly đó là cơ học hấp dẫn nhất và định luật không thể thay đổi. Vì chiếc cân thử ly là cân không sai một ly. Người ta hình thành chiếc cân là tính biện chứng của công lý, nhưng do con người chúng ta khi cân là cân không công bằng và cân dối. Chính sự dối đó nên mất tính công lý. Nếu chúng ta hoàn toàn không dối gạt với bất cứ ai và không dối gạt với chính mình thì chúng ta đã có công lý.
Bởi vì công lý nó được cấu trúc một cách vững chắc ở phần lập thể, như sự hiện thân của cán cân. Còn về bản chất giá trị công lý là hội tụ, chính hội tụ thì nó mới tròn đủ về tính công bằng, nên công bằng ấy bản chất của nó là trung tâm hội tụ.
Đối với công lý là không tách rời định luật, qui luật, công luật để tỏ bày tính công lý ấy đối với loài người, xã hội, quốc qia và cùng tất cả các loài. Như vậy, công lý đã đến với tất cả hệ thống lập thể của các loài.
Nhưng về tính biện chứng và làm sáng tỏ được tính công lý , tri kiến được công lý là mặt bằng của duy ngã đại thể. Nhưng người ở cùng công lý và thực hiện được công lý phải là người có hệ thống tri thức kinh điển cao nhất,  tức người đó luôn luôn ở trong chiều thượng.
Vì vậy khi đi vào qui trình thượng ở đỉnh cao thì công lý lại gần đến chúng ta, hoặc khi chúng ta rớt vào chu trình hạ, thì tính công lý càng thấp và chúng ta phân biến làm mất đi công lý. Chính vì vậy mà các nguyên tắc bị đập vỡ là do mất tính hội tụ và không  trở về được trong chân tính giá trị của công lý.
Như vậy, công lý là một phạm trù nhưng nghiệt ngã là do chúng ta thoái hóa đã làm cho tính công lý bị thấp đi. Vì vậy mà trong hệ thống duy ngã đại thể luôn luôn bị mâu thuẫn với công lý. Tức có công lý mà mâu thuẫn công lý.
Một khi chúng ta đặt vấn đề nguyên tắc, thì nguyên tắc ấy cũng từ Công Luật công lý mà ra. Cho nên nếu chúng ta chịu trở về gốc để thực hiện công lý và Công Luật thì tất cả những nguyên tắc tốt nhất nó tự đến và theo chúng ta.
Nếu chúng ta càng đặt ra nhiều nguyên tắc, mà không chịu trở về gốc của công lý công luật mà thực hiện  thì những nguyên tắc ấy sẽ tiếp tục tự vỡ nát.
Vậy nguyên tắc là giống như sự phò trợ, là giúp cho tính công lý ấy được bền vững. Nhưng muốn cho sự bền vững thật sự thì phải trở về cái lõi của tính chất công lý đó, thì tất cả những  nguyên tắc thiết lập ra nó sẽ được bảo hộ.
Đối với người Công Luật phải thấy được rằng: Chiếc cân đã sẵn có trong đời sống của nhân loại và tính cơ học của chiếc cân cũng rất là khoa học, sự cấu trúc của chiếc cân là biểu trưng cho giá trị cân bằng. Nhưng con người chúng ta không chịu thực hiện công bằng như chiếc cân, mà lại làm lệch đi chiếc cân đó. Một khi chúng ta thiết lập cả hàng triệu chiếc cân, mà con người cũng không chịu thực hiện đúng theo tinh thần cấu trúc ấy, thì coi như chiếc cân ấy không thuộc về người đó mà thuộc về những người  biết cân bằng và làm cân bằng.
Như vậy, những ai không thực hiện được nghĩa ấy, thì chiếc cân công lý sẽ không đến với người ấy, mà ngược lại sẽ bị đão lộn trong tính công lý.
Như vậy, chiếu theo Cửu Kinh thì công lý nằm ở trung tâm vạn năng, nằm ở âm dương vạn tỏa, thực sự âm dương vạn tỏa nó đã có một cấu trúc về hệ số là 55 thì chính nó là bản thân của giá trị hóa công lý.
Hay là vấn đề cơ học, hóa học cũng luôn luôn mang tính điều hợp thuận với một tỷ lệ triệt để cao và nó luôn luôn lấy hạt duy nhất bảo hòa ấy để bảo vệ giá trị cơ học và hình thành hệ thống vật lý không bị biến đổi một cách ghê gớm. Thì tính công lý ấy cũng có ở trong cơ học và hệ thống vật lý.
Như vậy, chúng ta thấy được tính và thể, lý và sự hoàn toàn có tính chất giá trị công lý cao đối với sự nghiệp vũ trụ và nhân sinh quan. Nhưng một khi con người biến động về tâm thức, thì giá trị mặt bằng của công lý bị sụp đổ. Vì mặt bằng của công lý nó thuộc về tính chất và giá trị nguyên lý của sự hội tụ.
Như vậy, một khi con người dấy lên những vọng tâm, một xã hội hóa vọng tâm và duy ngã đại thể đã đến thời kỳ vọng tâm ở mức độ cao nhất thì tính công lý của bản địa đã bị sụp đổ hoàn toàn ở trong hệ thống ấy. Có nghĩa là lúc bây giờ người ta cũng không còn tin là có ông trời nữa. Mà họ nói rằng ông trời đã vắng bóng trong lòng nhân loại; hoặc là tất cả những giá trị tốt đẹp nhất của ánh sáng chân kinh, của minh triết cũng không còn trên mặt bằng của duy ngã đại thể nữa. Kể từ đó công lý bị che khuất, thì tất cả những nguyên tắc hoàn toàn bị vỡ nát.
Ngài hỏi ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Tại sao chúng ta nói rằng xã hội trong thời kỳ mạt pháp là tính công lý thấp nhất và những nguyên tắc cấu trúc hoàn toàn bị sụp đổ?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, vì nhân loại trong thời kỳ này về gốc chân tâm bị suy yếu rất lớn, ý thức con người rất là thấp, đi theo nhiều chiều hướng, nhiều trạng thái khác nhau. Nhất là sinh ra bản ngã rất lớn của cá nhân, của tập thể, của tập đoàn đã làm phá vỡ tính công lý Công Luật vũ trụ và cán cân công lý ở trong nhân bản, đã tạo thành một sự mất cân bằng to lớn từ nhân bản cho đến đại thể xã hội.
Nhân loại vì ham lợi, vì bản ngã, vì địa vị danh quyền đã phá đi tính nguyên tắc và không hình thành được các hệ thống tinh hoa,  các trường phái tinh hoa; hoặc là các giáo phái tinh hoa, hoặc là các nhân bản tinh hoa mang tính chất công lý duy nhất ra đời để phục sinh cho nhân loại.
Ngài dạy: Đúng như vậy! Vì thời kỳ này là thời kỳ cao vật thấp tâm, thì làm gì có công lý. Tức bản địa của kinh Tâm Vật Hội Tụ trong hệ thống duy ngã đại thể hoàn toàn bị sụp đổ.
Kinh Tâm Vật Hội Tụ là kinh bảo an được bờ cõi của công lý, mà nhân loại thì lại cao vật thấp tâm, có nghĩa là sự sống thật sự về chân thể và hạt tâm của chính nó thì nó lại bỏ mà chạy ra võ, chạy ra bên ngoài, thì tính công lý đã tự mất trong chính nó rồi.
Ngài hỏi ông Chơn Quốc Chính Thống: Nếu hôm nay chúng ta đưa ra một bản văn kiến tạo quốc gia mà không thuộc về cửu kinh thì có kiến tạo được hay không?
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, nói đến công lý thì chúng ta không thể tách rời cửu kinh mà có, bởi vì tự tính công lý đã có rồi và cũng nhân tự tính đó mà sinh hóa ra vạn hữu. Như vậy, thì tính công lý không thể tách rời ra trong đời sống của nhị nguyên, của thế giới quan mà được tồn tại và phát triển . Bởi vì cái sinh cũng từ công lý mà có, thì cái hóa cũng phải từ công lý mà nên.
Ngài dạy: Thế thì nhân loại đem cái duy linh thần quyền để làm công lý thì trở thành mâu thuẫn. Nếu nói Thượng đế là công lý, nhưng hệ thống cấu trúc của công lý thì lại trở thành một đức tin chứ không thuộc về minh triết, nên nó không thể làm sáng tỏ công lý.
Ông Chơn Quốc Chính Thống nói tiếp: Như vậy, tính công lý là thuộc về trục nhưng trong thời kỳ mà cao vật thấp tâm thì rõ ràng không còn công lý nữa. Bây giờ muốn trở về với công lý là chúng ta phải cân bằng tâm vật. Tức là trở về với gốc hội tụ. Như vậy, người thực hiện công lý một cách vững chắc bền bỉ nhất là chúng ta trở về với gốc, ấy là trở về thành tựu chân tâm, thì lúc bấy giờ chúng ta mới thực hiện công lý một cách rất triệt để.
Như hiện nay nhân loại dùng từ nguyên tắc mà thật ra không có nguyên tắc mà đó chỉ là qui tắc mà thôi. Vì khi nói đến nguyên tắc, thì những qui tắc đó nó phải trở về cái nguyên lý thì chúng ta mới dùng được từ nguyên tắc. Như vậy, vì họ mơ ước muốn trở về với công lý mà phải lạm dụng từ nguyên tắc đó, chứ thật ra đối với họ chỉ có qui tắc mà thôi.
Khi nói đến nguyên tắc thì phải nói đến công lý là nguyên lý đích thực của nó. Như hôm nay họ nói đến công lý là chỉ nói ngoài võ thì chưa phải là thực tướng của công lý.
Ngài dạy: Như hôm nay chúng ta thấy trong các hệ thống chủ thuyết của thế giới quan đã bị phân hóa . Tức là tính chất giá trị tròn đủ của minh triết đối với loài người chưa có. Là vì sao? Là vì mọi sự phân hóa của các chủ thuyết và rẽ lối chia đường của các giá trị hệ thống. Cho dù họ có dựng lên nhiều công lý thì cũng bị sụp đổ, vì không có trọng tâm và tính tổng thể cũng đã bị phá vỡ. Vì tổng thể vật chất biện chứng không phải là chân lý tròn đủ của tổng thể vũ trụ quan. Như vậy, mất tính công lý.
Vậy nguyên tắc của cán cân công lý đã có trong đời sống của tính biện chứng duy ngã đại thể, nhưng do ý thức đảo lộn mà chúng ta đã làm chênh lệch và không cân nỗi được cán cân đó.
Hôm nay chúng ta học là phải chuyên sâu nhằm mục đích loại trừ tất cả những sự lầm lẫn ghê gớm trong đời sống của duy ngã đại thể đối với Công Luật vũ trụ quan. Nếu chúng ta đem nghề nghiệp chuyên môn của khoa học để làm công lý thì hoàn toàn không thể được. Trong hệ thống duy ngã đại thể một khi nó đã hình thành những bản ngã riêng, thì nó sẽ phát triển một cách phân hóa và bản chất của tính công lý trong mặt bằng của duy ngã đại thể bị mất trong đời sống đó.
Hôm nay chúng ta học là để không còn lầm lẫn kể cả một vi tế học, chi tế học và cực chi tế học ở trong đời sống của đại tế học và cao học, để đi đến phi vượt mọi tầng cao của sự nghiệp học. Thì chúng ta mới hoàn tất được cửu kinh minh triết và đem cửu kinh minh triết đó cho nhân loại.
3/4/kỷ sửu

NỀN KHOA HỌC CHÍNH THỐNG CỦA CÔNG LUẬT

Nền khoa học chính thống của công luật mang tính chất thiết kế hệ thống, cơ cấu có tính máy móc, nhưng không tách rời ánh sáng chủ thể để hình thành sự nghiệp phạm trù đó. Vì trong phạm trù công luật của hệ thống hóa là có sự hỗ trợ tương phản của đồng dạng và bất đồng dạng, hoặc hỗ tương tương phản của tương ứng và bất tương ứng nó cùng tồn tại và hình thành trong vũ trụ quan. Thì ấy có phải là tính công luật không? Ngài hỏi ông Chơn Quốc Chính Thống
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, tất nhiên đó là tính công luật.
Ngài hỏi ông Chơn Thăng Ấn Chuyển, tại sao tính công luật lại có phạm trù đó?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, vì tính chất đặc thù trong quy trình chuyển hóa để thành lập.
Ngài dạy: Như vậy thì đứng trên giá trị sống của hệ thống cơ cấu vật lý ở những phạm trù, những quy phạm chuyển động và hình thành của thái dương hệ có một đường quay không giống nhau và có những thể chất thiết lập hóa đồng dạng và bất đồng dạng, tương ứng và bất tương ứng đều được tồn tại chung một thái dương hệ, thì đó chính là công luật, tại sao vậy?
Thái dương thì hoàn toàn không có khác biệt, nhưng tính thành lập hỗ trợ của hệ hoằng, hệ hóa và hệ thành lập của mặt bằng trái đất, cùng các hệ thống vệ tinh hỗ trợ trong định luật quay để chuyển động thành lập thái dương hệ có tính tương phản, và cũng có tính chất hóa đời sống của các loại. Thì các loại đời sống ấy nó có tính phức tạp, đa dạng; có tính chiều sâu kết hóa của giá trị nội lý và cũng có sự khác biệt một phần nào đó nên nó không giống nhau. Tuy nó không giống nhau nhưng có vai trò hỗ trợ, tương phản và vai trò thành lập tồn tại.
Như vậy những nền khoa học mà không có chính vị thì thường là hoạt động bất tương phản. Tức là hoạt động trái ngược với quá trình quy phạm và có tính tham vọng với những điều khác biệt đối với hệ thống hóa, nên trở thành khoa học vô tưởng. Nhưng nếu chúng ta đi trong phạm trù này và vai trò ở trong thiết lập thì chúng ta sẽ có một nền khoa học chính vị trong giá trị chân tưởng, để thiết lập giá trị đời sống của chính nó và chính ta được trọn vẹn những gì của nó cho chúng ta.
Ví dụ chúng ta đang sống trên hành tinh này, nhưng ta đang ở cấp độ thấp về hóa học, về mặt trạng sinh thái và các hệ thống cơ chất có sự khác biệt rất lớn đối với những hành tinh khác, thì chúng ta có những tham vọng đến những hành tinh cao hơn, điều đó có được không? Ngài hỏi
Cả lớp cùng đáp: Dạ thưa không!
Ngài dạy: nếu hoàn toàn không thì trở thành vô tưởng.
Nên chúng ta hãy tin nhận ở nền khoa học chính vị, là nền khoa học thực tế hóa trong đời sống hiện hữu. Nếu chúng ta đứng trên tinh thần thiên văn, là ta nhìn những hiện tượng vận hành và các giá trị chuyển động để tìm ra nguyên lý cấu trúc của hệ thống vũ trụ, nhằm mục đích để chúng ta tìm cách ổn định đời sống, đó là đúng. Nhưng nếu chúng ta tham vọng sai lầm. Thí dụ như: suốt cả gần non một thế kỷ 20 con người đã dùng phi thuyền A pho lô bắn lên mặt trăng, tạo ra một sự tốn kém quá khủng khiếp, để rồi cuối cùng họ chỉ lấy được một viên đá đem về, lưu giữ để làm kỷ niệm chứ chẳng đem lại được lợi ích gì cho nhân loại. Thì đó là tham vọng khoa học và hiếu kỳ khoa học. Vậy khoa học bất chính vị thì thường là làm tổn hại đến đời sống của thế giới và làm tổn hại đến đời sống của loài người.
Trong khi hành tinh của chúng ta đang ở trong thời kỳ bệnh hoạn mà chúng ta lại không tìm cách cứu trị nó, để làm lành nó. Mà lại tham vọng đến hành tinh xa xôi kia. Đó chẳng qua là tính hiếu kỳ của nền khoa học không gian chứ thật ra chúng ta không thể chiếm lĩnh được bất cứ một hành tinh nào ngoài hành tinh chúng ta, vì năng lực của con người chúng ta có mức giới hạn. Như lời đức từ phụ đã dạy: “hệ thống lập thể ở đâu thì lo đời sống ở đó và tìm cách bảo an đời sống của hệ thống lập thể ngay trên hành tinh của mình và đừng cho sự biến đổi của giá trị sống trên hành tinh của mình”.
Còn những điều tham vọng mà không thuộc về siêu thể và ánh sáng của pháp thân thì đừng nên va đập và tác tạo những điều không tốt đến tất cả những sự sống khác.
Như vậy Như lai đã xác định về tính phạm trù của giá trị hóa và hình thành công luật lập thể trong giá trị hóa, thì hành tinh chúng ta đã được như vậy và những hành tinh khác đã được như vậy.
Duy ngã đại thể là mặt bằng của trung tâm duy ngã vạn pháp kinh, tức là sự sống hoạt động cấp cao từ con người đến trời và các hệ thống của thánh nhân.
Đối với duy ngã đại thể ở cấp thượng tức là đã hóa ra chân ngã hoặc duy ngã đại thể ở các cõi trời như Đao Lợi, Phúc Hoa Thiên, Quảng Quả Thiên… Thì chúng ta không thể sánh được với duy ngã đại thể đó. Vì trong hệ thống siêu thể của các hệ thống siêu thể ấy Bồ tát đã dùng pháp thân đến đó để thấy đời sống đó cực kỳ cao vô cùng, mà khi Ngài trở về cõi dục giới thì thấy đời sống này còn quá khổ đau và nhỏ nhoi. Đối với các cõi trời ấy nhìn thấy cõi dục giới này chẳng khác nào như chúng ta nhìn thấy những con dòi đang sống trong đống phân.
Còn nếu là nền văn minh thì phải căn cứ trên chủ thể ánh sáng, mà chủ thể ánh sáng càng cao thì nền văn minh ấy càng cao. Căn cứ trên hệ thống hóa của thượng tầng, trung tầng và hạ tầng.
Khi chủ thể ánh sáng càng cao thì hệ thống hóa của hệ thống vật lý càng cao, nó tương xứng với giá trị tri thức ánh sáng cùng vật liệu hóa trong đời sống ấy, thì hành tinh chúng ta không thể sánh được.
Ở đây chúng ta phải hiểu rằng trên một thế giới và chung cùng một thế giới như hành tinh chúng ta đã hình thành ra hơn 200 quốc gia. Thì do lòng tham vọng, quyền lực bành trướng và bá chủ đã làm ra không biết bao nhiêu dân tộc đau khổ và những dân tộc tận cùng sự đau khổ đó, họ vẫn không chịu cuối đầu mà lại tìm đủ mọi cách để đánh trả, ví dụ như Việt Nam đã từng đánh Tàu, đánh Mỹ…
Tất cả những quốc gia ấy có chủ vị và có cái quyền của chủng tộc, dân tộc;  quyền của đất nước và tổ quốc, quyền của tất cả sự xây dựng thành lập nên một quốc gia. Cái quyền này rất cao vì từ trong chuyển thể hóa thành lập của gốc, mà  định hành giá trị quốc gia, thì cái quyền ấy cũng không tách rời 3 chân của thiên địa nhân. Thì rõ ràng việc này có cả trời đất, cùng có cả tinh thần công luật Thống hóa đã sắp xếp cho mỗi dân tộc. Thì dân tộc này không thể được áp bức dân tộc khác được.
Như những hành tinh cao hơn họ cũng không bao giờ xúc phạm, áp bức hoặc làm nguy hại gì đến hành tinh chúng ta cả. Còn vấn đề đặt ra chiến tranh hành tinh thì đó là sự dối trá, chiến tranh hành tinh là do tất cả những cường quốc đang thiết lập những vệ tinh chiến lược ở trên không gian, để nó cùng nhau đối phó và tìm cách bắt chụp lấy những đầu đạn của nhau, rồi cùng đánh nhau trên hành tinh này. Cũng như không bao giờ mà đức phật đi đánh giết và lấy của cải của chúng sinh, thì các hành tinh cao hơn cũng như thế. Nếu họ có đến là đến thăm dò và giúp chúng ta chứ không bao giờ đánh hại chúng ta. Nếu thật sự các hành tinh cao mà muốn đánh giết chúng ta, thì có lẽ chỉ 1 tiếng đồng hồ thôi thì 7 tỉ người trên hành tinh này sẽ chết sạch.
Như vậy một khi chúng ta trở về công luật là chúng ta phải chính vị hóa khoa học công luật, thì chúng ta phải tinh lọc bản thể để có một siêu thể hóa trong vũ trụ; có như thế thì chúng ta mới thấy được tam thiên đại thiên thế giới, còn không tinh lọc được bản thể thì muôn đời không bao giờ thấy.
Chính khí pháp là tôn trọng giá trị triệt để về hạt tâm, là quay về để an ổn và kết tinh hạt tâm thành kim cương chân tâm, để làm chủ vũ trụ. Còn hệ thống lập thể là những thứ mượn, mà mượn chỗ nào thì phải trả chỗ đó. Mượn chỗ nào thì phải ở chỗ đó để làm tròn giá trị tiến hóa trong quá trình thăng hoa ở giai cấp mượn, ở thành lập mượn, ở duy ngã mượn, và ở bất cứ tầng nào thì cũng đều là mượn cả.
Thường thì chúng ta mượn cái này chưa giải quyết xong thì lại lo mượn cái khác; như những thứ mượn trong tính định luật tất yếu thì chúng ta lại không chịu trả, còn những thứ không thuộc về tất yếu thì chúng ta lại tiếp tục đi mượn nữa. Nghĩa là từ vô lý này lại phát sinh ra vô lý khác và chính những sự vô lý ấy đã tạo thành cuồng vọng hư huyễn không thực.
Nên Như lai muốn nói rõ về hệ thống lập thể trong hệ thống duy ngã của các hành tinh. Thì Ngài nói rằng: “Hễ ngươi sinh chỗ nào thì ngươi phải bảo tồn chỗ đó, phải hóa chỗ đó và ngươi thành lập bản địa chỗ đó. Và phải kết tinh được chân tâm và thành tựu được hạt tâm duy nhất thì ngươi mới có lẽ sống trên vũ trụ”.
Đối với các tham vọng lập thể về hình tướng dù có cao xa đến đâu nó cũng tan biến và cũng không thường trụ, thì dù ngươi có đi tìm cũng vậy thôi. Mà phải trở về tìm cái không tan biến, đó là thực tướng chân tâm hạt tâm.
Hôm nay tôi muốn nói về nền khoa học chính thống của công luật, là hoàn toàn phải đi theo phạm trù của tương ưng và gìn giữ giá trị hệ thống tương ưng để phát triển khoa học và đừng bao giờ nghịch lại phạm trù của hệ thống tương ưng đó mà thực hiện khoa học.
Chúng ta hãy tôn vinh khoa học chính vị, tức là vị khoa học hóa trong đời sống của sự nghiệp duy ngã đại thể. Những nền khoa học không thuộc về chính vị thì tính bất tương ưng luôn xuất hiện với tỉ lệ lớn, thường đẻ ra những sự phản ứng và làm nguy hại đến đời sống của nhân loại.
Như vậy, con người đang ở trên mặt bằng của nền khoa học, mà chưa chuyển đổi được nền khoa học đại ngã, thì khoa học công luật cũng chưa thể đến được trong đời sống của nhân loại ấy.
Các tôn giáo không chính đáng chính nó là bá nghiệp, các đảng phái chính nó là bá nghiệp, các nền khoa học mà chưa trở về gốc chính nó là bá nghiệp. Tất cả những hệ thống bá nghiệp ấy không thể chế hóa được bá nghiệp, mà lại càng làm tăng trưởng giá trị bá nghiệp và hoàn toàn đi đến chỗ chết. Đối với cửu kinh minh triết là hóa bá nghiệp, giải phóng bá nghiệp, đồng thời thành lập được chánh nghiệp trong sự nghiệp Thống hóa.
Hệ thống cửu kinh vừa có tính siêu đại, vừa có tính hiện đại. Về siêu đại thì đối với trung tâm, về hiện đại là đối với thế giới nhị nguyên. Nó có thể giải quyết bất cứ một công trình gì trên mặt bằng của thế giới nhị nguyên trong tính vô ngại. Vì nó là thầy của mọi sự kiến trúc trong hệ thống Thống hóa, và hình thành chủ thể kiến trúc bằng cửu kinh minh triết.
Hành tinh như một người Mẹ của muôn loài. Nhưng người Mẹ ấy đã bị những biến cố, những tan thương bởi do nền khoa học đỏ đã tạo ra. Thì tất cả những đứa con đang sống trong lòng Mẹ nó đó, có lẽ cũng không tồn tại.
Chúng ta xác định về nền khoa học bất chính vị là khoa học sẽ bị đào thải vì nó không đem lại hạnh phúc cho đại thể, nó không thể là nền khoa học chính khí được. Như vậy, đến lúc mà nhân loại bị triệt tiêu thì con người mới giác ngộ để quay đầu về nền khoa học chính thống và thực hiện những cái gì thuộc về khoa học chính vị.
Chỉ có trở về với khoa học đại ngã thì mới giải quyết được những vấn đề về mặt bằng của biện chứng pháp nền khoa học đại ngã trong đời sống của thế giới duy ngã, thì chúng ta mới có một đời sống hạnh phúc.
Chúng ta hãy tôn vinh những nền khoa học chính thống và mang tính cứu tinh cao đối với thế giới loài người. Và chúng ta tôn vinh những con người biết cứu trị, biết hỗ trợ và hoàn lưu được tất cả những sự biến đổi của hành tinh, để hành tinh trở lại xanh tươi. Thì chúng ta hãy tôn vinh họ là Phật, Bồ Tát hoặc thánh nhân, vĩ nhân.
Chỉ có sức mạnh chính nghĩa của công luật phật đạo và sức mạnh của sự nghiệp công luật vũ trụ mới toàn thắng và lột sạch đối với tất cả những thứ đen tối ấy.
Thế giới của chúng ta đang ở trong một thời kỳ lâm nguy của nền khoa học đỏ, cùng cộng với sức tham vọng và bành trướng của các đế quốc. Đối với một thế giới chưa giác ngộ được cửu kinh minh triết và chưa thấy được chân tướng của sự nghiệp vũ trụ. Như chính họ làm lãnh tụ mà họ cũng chưa cứu thoát được chính họ, vì họ còn dẫm chân trên bá nghiệp của những sự đau khổ thì nhân loại này phải tiếp tục đau khổ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!