Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 42


MỤC LỤC
STT TRANG
1. VẬN LUẬT TUẦN HOÀN CHU KINH 1
2. QUỸ TÍCH VÀ QUỸ ĐẠO 7
3. NHỮNG HỆ LỤY CỦA NHÂN LOẠI THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐA CỰC 14
4. CÁC PHÁP CHẾ BIẾN TRONG QUY TRÌNH NGHỊCH HÓA 18
5. HẠT TÂM LÝ TÍNH THUẬN VẬN LUẬT TUẦN HOÀN HÓA VẠN PHÁP 23
6. BIẾN ĐỘNG TUẦN HOÀN 26
7. SỰ U KHUẤT VÀ TRẦM UẤT CỦA NHÂN LOẠI TRONG THỜI KỲ ĐA CỰC 31
VẬN LUẬT TUẦN HOÀN CHU KINH
Về quy luật vận hành thì hành tinh phải quay theo mặt trời, vì một khi vũ trụ hình thành thái dương hệ thì tất cả các hành tinh đều quay theo mặt trời, để tìm sống trong giá trị ánh sáng đó; còn nếu tách rời ánh sáng của trục, thì hành tinh sẽ bị băng hoại.
Tuần hoàn chu kinh là nói đến tất cả những tinh hoa được hợp thành rồi chuyển động và chuyển động để hình thành. Quá trình chuyển động đó cũng phải đi theo chu trình chứ không thể tách rời chu trình ra. Ví dụ như: Nói về tuần hoàn của cơ thể mình, khi mình ăn thứ gì vô, nó sẽ chuyển động đưa chất bổ qua máu để nuôi cơ thể, còn cái bả, cái cặn nó loại trừ ra khỏi cơ thể và không giữ lại; vì giữ lại nó sẽ bị độc tố phản ứng làm nguy hiểm. Vậy vận luật tuần hoàn tức là tinh hoa thì quay vào, còn tất cả những thứ không thuộc về tinh hoa thì đào thải đưa ra.
Trong định luật tương khắc và tương ứng cũng nằm trong định luật tuần hoàn. Vạn vật chi sở hữu cũng nằm trong tuần hoàn, vạn pháp chi sở sanh cũng nằm trong tuần hoàn, vạn pháp chi sở tử cũng nằm trong tuần hoàn, tất cả không tách rời luật tuần hoàn đó. Ví dụ: sinh rồi tử là tuần hoàn và tử để sinh cũng là tuần hoàn. Nhà Phật nói 12 nhân duyên, 12 nhân duyên đó cũng là tuần hoàn. Đối với Công Luật vũ trụ thì từ con số nguyên, là nguyên tử rồi hình thành ra vạn vật trở thành phân tử, rồi cuối cùng phân tử cũng trở về nguyên tử. Đó là tuần hoàn của Công Luật.
Như vậy, Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh là một chu trình quay của kinh quỹ và tất cả những tinh hoa được kết thành chuyển động để hóa sinh vạn vật và sinh tử tương tục như vậy, mà không chấm dứt để trở về với số nguyên. Đó là quy luật của tuần hoàn. Nếu mà không trở về số nguyên, thì vận luật tuần hoàn không có giá trị, là mất tính tiến hóa. Vậy, Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh là một chu trình đưa đò, tức là quay xuống chiều hạ để đưa lên chiều thượng và chính chiều tuần hoàn đó là chiều tiến hóa. Nếu không có chiều tuần hoàn đó, thì chúng ta sẽ không có con đường đi. Như vậy thì đối với Thống hóa rất khoa học. Sự sắp xếp cơ cấu hệ thống của vũ trụ, hoàn toàn mang tính khoa học, chứ không phải thần linh, phép lạ.
Thống hóa thì có Trung Tâm Vạn Năng và chính Trung Tâm Vạn Năng là đầu não chứa tất cả những tinh hoa sắc thể và siêu sắc thể. Cùng Oai Âm Dương Vạn Tỏa, hai lực khổng lồ đó đã hóa sinh tất cả vạn hữu nằm trong luật tuần hoàn đó.
Chúng sinh sinh tử trong tuần hoàn. Còn vấn đề nhân quả thì nó liên quan đến giữa hành vi hướng thượng và hướng hạ. Hướng thượng là khi ta trở về con đường nguyên thể, đó là kết tinh tinh hoa. Hướng hạ là chúng ta mất đi tính tinh hoa, tức là phân hóa và đi đến thoái hóa. Như vậy, tuần hoàn quay lên, càng lên cao thì càng vô cùng, còn đi xuống thì sự đào thải đến mức độ cùng kiếp sẽ trở thành li vi Phật tính. Cho nên tuần hoàn là mở ra một cách vô cực mà khép lại một cách vi cực. Ví dụ chúng ta là nhân bản khi chúng ta thoái bộ, thì chúng ta có thể bị đào thải đến cực vi, có thể sinh thành các loài vi tế. Còn tiến hóa, tiến đến mức độ cực đại thì trở về với vô cực chân tính.Vì trong tuần hoàn đó có thể là cực đại, cũng có thể là cực vi. Đó là khái quát về nội dung nguyên lý của tuần hoàn.
Như vậy, vạn vật chi sở sanh, vạn vật chi sở tử đều nằm trong luật tuần hoàn. Thái dương hệ cũng nằm trong tuần hoàn, hành tinh cũng nằm trong tuần hoàn, ngay cả tế bào đời sống của chúng ta cũng nằm trong tuần hoàn và tất cả những sinh thái, giá trị đời sống của hiện hữu từ vô cơ đến hữu cơ đều không thể thoát ra khỏi vận luật tuần hoàn đó.
Khi nào chúng ta mới ra khỏi luật tuần hoàn?
Ở đây, theo tinh thần Công Luật vũ trụ, khi chúng ta trở về với Thống Thức Chân Quang, vô cực chân tính, lúc đó chúng ta không còn bị chi phối của luật tuần hoàn nữa.
Vậy Như Lai không bị tuần hoàn, mà Như Lai tự tại hóa thân trong tuần hoàn, vì Ngài đã trở về với chân tính viên giác, cho nên Ngài không còn bị bất cứ một thứ gì ràng buộc nữa, vì Ngài đã ra khỏi tuần hoàn, còn tất cả chúng ta đều nằm trong luật tuần hoàn. Ngay cả bốn quả Thánh cũng phải chịu cái quả nhập lưu, chịu phép nhập lưu để chuyển hóa pháp tạng và thành tựu vô thượng chánh đẳng giác, thì cũng phải chịu định luật tuần hoàn hóa sinh. Nhập lưu tức là lưu giữ lại những giá trị chưa thăng hoa đến viên giác, thì phải tiếp tục hóa thân trong công trạng, phải chịu những phép tuần hoàn ấy. Nhưng mà tuần hoàn ở đây gọi là tuần hoàn thuận, chứ không phải chiều nghịch. Có nghĩa là không bị trôi dạt bởi luật tuần hoàn đẩy xuống, mà được vươn lên với luật tuần hoàn để kết tinh tinh hoa. Như vậy, một trong những chu kinh quan trọng của tuần hoàn là chuyển động, chính từ sự chuyển động đó mà chúng ta tạo ra lực li tâm và được lực li tâm ở trong sự chuyển động đó để kết tinh tinh hoa tâm pháp, luật tuần hoàn cũng là luật cầu nối chuyển trao từ hạ qua thượng, từ thượng qua hạ; đi trong một chu trình như vậy, để chúng ta tiến hóa một cách trật tự mà rất công bằng. Thế nên trong luật tuần hoàn có tương ứng và tương khắc, nếu chúng ta làm những phép lành thì được tương ứng, làm những phép ác thì bị tương khắc; nếu chúng ta thuận với trời thì tương ứng, nghịch với trời thì tương khắc; nếu chúng ta làm vương đạo thì tương ứng, làm bá đạo là tương khắc; Nếu chúng ta làm những việc thiện lành thì tương ứng, còn làm những việc vọng thức điên đảo và dối ác thì bị tương khắc. Như vậy, sự tương khắc và tương ứng ấy, là rạch ròi giữa sự thưởng và phạt phân minh của tự tính. Vậy, luật tuần hoàn nó có luật thưởng phạt tự tính.
Các Phật và Thánh hiền hóa thân đến thế gian có chịu phép tuần hoàn không?
Các Phật và Thánh nhân phải chịu phép tuần hoàn, mới nhập lưu vào các thế giới hữu hình để tiếp tục lập công trạng và làm những công đức cho tha nhân, đi giúp đời để được kết tinh phần tâm. Vậy những vị Thánh nhân vẫn tiếp tục mượn chúng sinh để hóa thân và trải công đức của chính mình rộng vào trong chúng sinh đó, mà được luật tuần hoàn cho phép kết tinh. Tức là tuần hoàn sẽ luôn luôn kiểm chứng những giá trị của sự hóa thân đối với những vị thánh nhập lưu đó, vì những vị đó cũng phải thở bằng oxy và chịu lực ánh sáng năng lượng của ngày và đêm, của sáng và tối, của tất cả giá trị tinh hoa trong vận luật tuần hoàn đã cung cấp đầy đủ về lập tính và lập thể, thì đó là chịu phép tuần hoàn rồi. Tuần hoàn chu kinh là một hệ thống hoàn toàn lập thể và lập tính rất là chặt chẽ và công bằng.
¯Cơ cấu hệ thống trật tự hóa trong vận luật tuần hoàn:
Tuần hoàn là một trong những định luật nhất thiết của sức mạnh oai âm dương, từ Trung Tâm Vạn Năng tỏa ra cho khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Như vậy, lực tàng hóa là sự chứa nhóm tổng tinh hoa, cũng nằm trong luật tuần hoàn; lực tác hóa là chiều tác động của trung tâm đi đến chiều vô cùng, cũng nằm trong luật tuần hoàn.
Tuần hoàn là phép mà ở trong tam giới (tức là dục giới, sắc giới, vô sắc giới) phải chấp nhận luật tuần hoàn đó. Vậy thì, các giới nào không chịu phép tuần hoàn? Là ngôi thứ nhất, tức là ngôi chủ tính vô cực quang không chịu phép tuần hoàn, còn tất cả các ngôi khác đều chịu phép tuần hoàn hết, ngay cả ngôi thế vì. Vì ngôi thế vì cũng là ngôi hóa sinh, mà ngôi hóa sinh cũng phải chịu luật tuần hoàn thuận, tức là sự hóa sinh để làm những công trình đưa đò, để đưa tất cả các tầng lớp ở dưới đi lên cao. Chẳng hạn như thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên đó là tuần hoàn, đó là chu trình quay của kim đồng hồ vận luật. Và nếu không có kim đồng hồ vận luật thì giá trị của ba thừa không có, tiểu nhân không có, trung nhân không có, đại nhân không có, cực vi vi tế không có, tế tế không có, đi đến nhân tế Phật tính không có. Cho nên tuần hoàn là giá trị trật tự hóa các trường lớp, để làm cho tất cả chúng sinh đi đến lớp tối thượng.
Như vậy, nếu không có tuần hoàn, thì có lẽ chúng ta ăn vào nó sẽ không tiêu hóa, nói theo kiểu khoa học là bộ máy kỳ diệu để chắt lọc mọi chất liệu tinh hoa và các loại bổ dưỡng để đưa vào máu, máu đưa vào tim và nuôi cả một cơ động từ đầu não đến thân thể tay chân cùng các tế bào. Như vậy định luật tuần hoàn ấy đã bảo hộ các giá trị sinh thái một cách tổng hợp và hoàn chỉnh như vậy, nó sẵn sàng lấy đi những cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy tuần hoàn là sự tinh lọc, một sự hoàn chỉnh cho những giá trị tiến hóa tốt nhất đối với con người ở trên toàn thế giới, chớ không riêng cho một thế giới nào.
Ngay cả những tinh hoa vật lý cũng vậy. Ví dụ như sự kết tinh chuyển động trong quá trình hàng tỉ tỉ năm, thì bắt đầu nó kết tinh thành những chất liệu quý như vàng, ngọc, châu báu thì cũng nhờ luật tuần hoàn. Nếu không nhờ luật tuần hoàn kết tinh và giá trị chuyển động để hợp tụ tất cả những tinh hoa ấy thì sẽ không có ngọc, không có vàng, cũng không có tất cả một nguyên chất nào để chúng ta ứng dụng cả. Cho nên tuần hoàn là một sức chuyển động ly tâm, hợp tụ và phân giải được tất cả những giá trị cơ cấu máy móc, ở trong cái tổng thể vũ trụ đó.
Như vậy, Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh là một bộ kinh rất quan trọng, ở đây không phải là thần linh, mà mang tính khoa học vũ trụ của Đại Ngã, của Thống hóa có tính cơ cấu hệ thống, có tính đầu não trung tâm thần kinh và có tất cả những giá trị cơ cấu rất máy móc như vậy. Như cơ thể chúng ta: tim gan tì phế thận, đều nằm trong luật tuần hoàn, bởi vì tim chịu trách nhiệm gì? Gan chịu trách nhiệm gì?…thì tất cả đều làm công tác tuần hoàn hết, nó liên kết với nhau chặt chẽ.
Như vậy, tất cả cơ thể của con người và vạn vật, đều nằm trong định luật tuần hoàn. Ngay cả dịch lý thượng tầng, dịch lý trung tầng, dịch lý hạ tầng cũng nằm trong tuần hoàn. Ngay cả về thái ất, não bộ trung tâm thần kinh, cũng nằm trong tuần hoàn, vì nếu không nằm trong tuần hoàn thì nằm ở đâu? Như vậy chính nơi trung tâm đó đã điều hợp tất cả vạn vật và vạn vật phải chịu về định luật chuyển động một cách trật tự, đó là tuần hoàn vậy.
Hôm nay, chúng ta rút ra được nội dung, nguyên lý, tính chất và giá trị của Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh. Gọi chu kinh hay châu kinh cũng được, vì châu là biến ngọc hóa của chu trình quỹ đạo, trong định luật tất yếu. Còn chu là một quy trình tròn, tức là sự giáp mối giao lưu từ biên địa trong và biên địa ngoài, để đưa tinh hoa vào biên địa trong và loại trừ tinh hoa biên địa ngoài.
¯ Luật tuần hoàn cho ta giá trị thực trong đời sống tiến hóa
Vận luật tuần hoàn là khi có sinh thì phải có tử, có luân thì phải có hồi, đó là luật hồi trả. Chu kinh là kinh quỹ của một chu trình quay, có 2 cách quay, một là quay vào, hai là quay ra. Nếu vạn vật kết tinh tinh hoa ở tính khách quan thì được quay vào để hình thành ra những thứ quý. Còn biến đổi theo định luật của tuần hoàn thì bị đào thải quay ra.
Trong pháp cú, đức Phật có nói: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”. Thì định luật tuần hoàn khách quan như vậy, nó thiết lập hai phần tính và thể. Phần tính là phần tinh hoa của chân tính, luôn được luật tuần hoàn bảo hộ hoàn toàn, đó là phần trong. Phần thể là phần hóa thân, là phần mượn thì chúng ta phải trả đó là phần ngoài.
Nếu chúng ta chuyển động theo qui trình thuận thì chúng ta trả phần ngoài, được phần trong. Khi phần ngoài tiêu thì phần trong trưởng, còn chúng ta đi nghịch lại thì luật tuần hoàn sẽ chuyển động, phần tính chúng ta bị triệt tiêu, tức khi phần ngoài tiêu thì phần trong giảm và giảm dần đến cực vi.
Tính công lý đã tự hữu trong tính vận luật tuần hoàn, những điều chúng ta làm đúng hoặc làm sai thì chúng ta sẽ được vận luật tuần hoàn hồi lưu trả lại đầy đủ theo giá trị chuyển động của chính ta.
Tính khách quan của tuần hoàn là cho chúng ta mượn, như chúng ta mượn đất nước gió lửa để thiết lập nội thân thì chúng ta lại tiếp tục mượn đất nước để làm ruộng, mượn lửa để nấu cơm, mượn oxy để hít thở và mượn âm dương để phát sinh ra nguồn năng lượng mà thiết lập những công trình. Vậy, tất cả những tài nguyên trên thế giới này chúng ta đều mượn hết và cái đích cuối cùng là phải trả để được phần tính. Đó là tính chất của Thiên ý và phạm trù tuần hoàn. Nhưng khi chúng ta mượn lại phát sinh ra tự hữu bản ngã là mượn mà không chịu trả, cố chấp, ù lì và tham lam. Đối với người trí là luôn thuận theo tuần hoàn để được mượn và trả, tức là mượn tất cả tinh hoa để được thăng tiến trong giá trị tinh hoa ấy và luôn luôn quay về phần nội để gặt hái tinh hoa tổng thể của tuần hoàn. Là hóa chân ngã trong tuần hoàn để đời đời bền vững trong tuần hoàn và không bao giờ mất định luật tuần hoàn.
Như vậy ở trong đời sống chúng ta có hai thứ phải chấp nhận là chấp nhận ăn vào và chấp nhận thải ra, tức là trả để được về chân tính và được gặt hái những tinh hoa phần trong. Vì vậy, đức Phật luôn luôn thể hiện tính vô ngã để được về và được gặt hái tinh hoa phần trong, đó là thuận theo tính tuần hoàn.
Đối với mười phương Như Lai đã thuận hoàn toàn với vận luật tuần hoàn cho, nên phép hóa thân của mười phương Như Lai trãi trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới mà không bị mắc kẹt. Tôn vinh kinh vận luật tuần hoàn là kinh quỹ tích của giá trị hóa thân và kết tinh tinh hoa chân tính, đó là một trong những kinh lớn nhất của Như Lai.
Hôm nay sự hiếu học về cửu kinh minh triết của chúng ta cũng có nghĩa là hiếu thuận đối với định luật của trời đất đã an bày. Là chấp nhận mọi sự trong định luật tuần hoàn và phát tâm đại lực theo định luật tuần hoàn để cùng tiến hóa với định luật tuần hoàn.
Vận luật tuần hoàn hóa là bộ máy của pháp tính, là công án đưa đò và thương yêu tiếp dẫn không bao giờ chấm dứt, vận luật tuần hoàn trãi rộng cả vũ trụ bao la không tận cũng không cùng và luôn luôn tạo thành một sức mạnh đưa đò cho cả ba loài bốn giới được qua khỏi những truôn mê đêm để trở về với ánh sáng vô cực. Vận luật tuần hoàn cũng là chiếc thuyền chuyển hóa và đưa muôn loại qua bến bờ giải thoát.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!