Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 47


NGŨ HÀNH THÀNH KẾT SỰ NGHIỆP DUY NGÃ
Muốn thực hiện sự nghiệp đại hóa thì nói chung là vật thể, mà nói từng phần là ngũ hành. Vật thể là danh từ chung như đất, nước, gió, lửa là vật thể, hoặc kim, mộc là vật thể… Nhưng thật ra trong vật thể đó có 5 thành phần quan trọng nhất là ngũ hành: kim mộc thủy hỏa thổ; nên nói ngũ hành thành kết của sự nghiệp chuyên môn hóa duy ngã.
Đối với Đông phương học người ta đã thừa nhận về tính tất yếu trong sự nghiệp hóa là không thể nào thiếu ngũ hành. Về ngũ hành thì có 2 chiều tương sinh và tương khắc. Thì người ta đã tìm ra quy trình tương sinh để thực hiện công trình hóa. Và dần dần tránh quy trình tương khắc. Thì đó cũng là một công trình thuộc về tâm vật hóa. Ở đây thấy rằng: Đứng trên vật hóa thì không tách rời tâm và đứng trên tinh thần tâm hóa thì không tách rời vật. Bởi vì tâm vật là một cội nguồn chung thì đối với ngũ hành là thành kết của hệ thống duy ngã.

Nghĩa của thành kết là sự hình thành và kết tinh, có thể ở chung với nhau trong qui luật tương ưng. Vì nếu ở chung trong qui luật tương khắc thì ngũ hành là không thành kết. Mà ở chung trong qui luật tương ưng thì ngũ hành trở thành thành kết. Thì đây là nằm trong qui luật mà đối với hệ thống minh triết đã thừa nhận về: Thất đại hội hóa thì cũng đồng nghĩa với thừa nhận giá trị thành kết của ngũ hành đối với hệ thống tương sinh và tương khắc, thì đây là thuộc về sự nghiệp duy ngã.
Chúng ta hiểu về ngũ hành không phải theo kiểu của bói toán mà là hiểu mang tính dịch lý khách quan, dịch lý khoa học và dịch lý biện chứng pháp. Nên về phần thượng là khoa học của đại ngã, về phần hạ là khoa học của duy ngã. Nên nói rằng ngũ hành là thành kết của sự nghiệp duy ngã, hay ngũ hành là thành kết của sự nghiệp đại hóa tâm vật.
Vì tất cả những công trình trên mặt bằng duy ngã nằm trong năm hành ấy có những cơ chất rất cực vi và cũng rất cực đại trong đại thể ấy. Thí dụ như trong đất không đơn giản chỉ có đất không mà nó còn mang theo nhiều tố chất khác trong đất đó. Hoặc trong lửa, trong gió, trong nước cũng như thế… Như vậy ngũ hành là thành kết, nhưng thành kết là mang tất cả những tính chất về vật lý hóa và các đơn vị vật lý hóa ở trong thành kết của ngũ hành. Thí dụ như kim thì kim cương và vàng ròng là đại diện. Còn các loại gang, đồng, chì, sắt, thép cũng thuộc về kim thì tất cả là tác động trong quy trình thành kết của sự nghiệp duy ngã, vì tất cả đều có giá trị về tính công dụng của nó. Nhưng tính thể lập công dụng về tổng thể thì kim là thể rắn tất yếu của hành tinh. Nên kim loại là hệ thống chịu lực và là sức bền vững của tính chất hóa đối với hành tinh. Nên đặt ra nếu không có kim, thì không thể thực hiện được sự nghiệp đại hóa và sự nghiệp duy ngã đại hóa.
Như vậy ngũ hành là thành kết của sự nghiệp duy ngã đại hóa và hóa trong quy luật tương sinh. Kể cả tính chủ quan và khách quan đều hóa trong qui luật tương sinh. Như vậy giữa chủ quan và khách quan thống nhất lấy qui luật tương sinh làm chủ hóa và lấy qui luật tương khắc làm phụ hóa của sự biến đổi, để trở lại phần chủ của tương sinh mà tiếp tục hóa vào trung tâm. Như vậy nếu đi con đường tương sinh thì sẽ hóa vào lập nội và hóa vào trung tâm. Thế thì mặt bằng của ngũ hành là thành kết của sự nghiệp hóa đối với duy ngã đại thể. Như vậy năm đại thể của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là năm thành phần quan trọng nhất của đời sống duy ngã hóa và công cuộc duy ngã đại hóa.
Bây giờ chúng ta đưa ngũ hành vào hệ thống chuyển động của tuần hoàn, thì thấy rằng: bản chất của tuần hoàn là ngũ hành và bản chất của ngũ hành là tuần hoàn. Vì sao? Vì tất cả những cơ động biện chứng pháp của đất, nước, gió, lửa cùng kim loại trong hệ thống ngũ hành đã rõ bày về luật tuần hoàn trên mặt thể lập, nhưng hoàn toàn chuyển động trong hệ thống tương sinh.
Về hệ thống tương sinh, thí dụ: như các nhà đạo sư hoặc các nhà học dịch thì người ta luôn luôn đưa lửa làm hệ thống hạt nhân và đầu tiên cho sự nghiệp khởi của sinh hóa. Thì lấy lửa làm nguồn năng lượng bắt đầu rồi từ đó mới sinh ra những thứ khác. Như hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc và mộc sinh hỏa. Chúng ta thấy rằng: một khi mà chính nó sinh ra thì nó thuộc tương ưng. Ví dụ như hỏa sinh thổ, thì bắt buộc hỏa và thổ phải tương ưng. Nếu hỏi tại sao độ nung của hồng cầu kinh khiếp như vậy mà thổ chịu được, thì ta bảo rằng: vì chính nó được sinh ra từ đó cho nên nó cũng sẽ chịu lực nung của lửa từ đó.
Hoặc ví dụ như các loại siêu vi sinh đang sống trong những tảng băng cực kỳ khổng lồ, hoặc ở một độ sâu vài ngàn mét, thì chính nó được sinh ra từ đó nên nó sống được ở nơi đó.
Hoặc thí dụ vùng biển nhiệt đới thì sinh ra con cá nhiệt đới, và vùng biển của hàn đới thì sinh ra con cá hàn đới. Thì đó là một nguyên tắc không bao giờ thay đổi, vì một khi nó sinh ra được thì nó ở và sống được, thì đó thuộc về qui luật tương ưng. Còn qui luật tương khắc là không phải chính nó sinh ra nơi đó mà ta bắt nó đem lại thì nó sẽ không sống được.
Như vậy chính hỏa sinh thổ, thì thổ là bảo trù và gìn giữ giá trị của hỏa, đồng thời che chắn đối với giá trị của nước. Vì thổ khắc thủy, tức là thổ chịu trách nhiệm chế ngự nước, không cho nước và lửa gặp nhau. Đó là qui luật thành kết của giá trị ngũ hành đối với hành tinh và muôn loại. Nên sự nghiệp duy ngã đại hóa là nhờ mặt bằng của đất, nhờ không gian rộng của ánh sáng, nhờ sự chuyển động của hồng cầu và nhờ tất cả những hóa liệu tinh kết của giá trị kim tính để thực hiện những công trình hóa.
Như đời sống của người nông dân, những nông cụ sản xuất như lưỡi cày, lưỡi cuốc cũng phải cần đến kim loại thì mới thực hiện được. Hoặc nền công nghiệp thì kim lại càng quan trọng hơn, vì nó đóng vai trò chính trong hệ thống cơ xưởng máy móc thiết bị. Vậy đời sống từ nông nghiệp cho đến công nghiệp thì hoàn toàn là phải có kim. Thì kim là luôn đóng vai trò nền tảng, nhưng nếu các hệ thống hoạt động ấy không có lửa. Như dầu là đại diện cho tính nhiệt lượng của lửa, thì dầu vẫn là lửa. Như vậy lửa đã gặp kim và trở nên một cơ động máy móc để chuyển động và hình thành từ đơn vị này đến đơn vị kia, từ không gian này đến không gian nọ và từ thời gian này đến thời gian khác, tức là nó đã thành kết rồi.
Đối với lượng tử, như tất cả những hệ thống máy móc của mạng internet đều phải dùng đến lửa cả. Đó là lửa cấp cao về điện tử, về ánh sáng và nhiệt lượng. Tất cả những thứ đó nó là ăn uống, chuyển động và hình thành, đều thuộc về ánh sáng và nhiệt lượng của hỏa. Tức ở đây là hỏa đơn giản và hỏa phức tạp, hỏa của ngũ trược ác thế và hỏa của tam muội. Như vậy lửa vẫn đóng một vai trò cuối cùng cho sự nghiệp hóa thân của Như Lai trong đời sống vô thượng sĩ có lửa tam muội. Và hoàn toàn lửa tam muội không bị dập tắt, còn các lửa khác thì biến động trong thời gian và không gian để thành kết, nhưng mà cũng bị tan biến. Cuối cùng Như Lai trở về với vô thượng chính đẳng giác là lấy lửa tam muội làm đích thực cho sự sống đời đời trong trung tâm vạn năng.
Như mặt trời là lửa và tất cả những nguồn lửa hội tụ ấy đã trở nên một sự thành kết vĩ đại nhất của đại hỏa và hỏa đóng vai trò trung tâm đối với ánh sáng của tất cả các cường độ đối với thái dương hệ.
Nếu chúng ta so sánh giữa lửa của hồng cầu và lửa của mặt trời thì bản địa của mặt trời là lửa dương, còn hồng cầu là lửa âm, nhưng hai bản chất nầy vẫn là lửa cả. Nên chúng ta có quyền nói ngũ hành là thành kết của sự nghiệp duy ngã đại hóa và ngũ hành là nền tảng tổng thể hóa đối với các sự nhóm tụ của tinh hoa ở trong hệ thống ngũ hành ấy. Như vậy hệ thống là ngũ hành và ngũ hành là hệ thống. Tức hệ thống ngũ hành là một trong những phần bộ quan trọng đối với hệ thống của nhân sinh quan và vũ trụ quan. Tuy nhiên ngũ hành là chưa đủ túc số của giá trị trung tâm, nhưng chính ngũ hành là quyền biến hóa của trung tâm và đại diện được tính trung tâm về mặt lập thể.
Như vậy ngũ hành thành kết tương ưng trong qui luật hóa đối với sự nghiệp duy ngã đại thể. Nếu đứng trên tinh thần minh triết thì đưa ngũ hành thành kết là biện chứng pháp cho thời gian, về vật lý hóa của thời gian và chuyển động hình thành trong thời gian. Nếu trong ngũ hành mà mất đi một thành phần thôi thì chúng ta không thể sống được. Ta thấy trong thời gian ngầm chứa của giá trị hành có hai vấn đề: mật hành giá trị hóa và hiển hành giá trị hóa đối với ngũ hành.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trên mặt trạng của vũ trụ quan có thất đại hội hóa, và chẻ nhỏ ra ở mặt trạng của nhân sinh quan thì bắt đầu khởi điểm nền tảng là ngũ hành. Như vậy ngũ hành ở đây không thể thoát ra khỏi hóa. Nên hành là phải hóa và hành là sự chuyển động không thể tách ra khỏi vận luật tuần hoàn chu kinh. Thì trong hệ thống minh triết đã liên hệ chặc chẽ và không tắt đoạn ở một kinh nào. Như vậy ngũ hành thành kết duy ngã hóa là Cha đã giải cho chúng con thấy được tính kỳ diệu của vũ trụ đã có ngay trước mắt trên mặt trạng của nhị nguyên. Vậy ngũ hành luôn luôn chuyển động theo quy trình thuận, đó là tính khách quan và ngũ hành là tính thiết yếu trong cuộc sống để quyết định trong sự nghiệp hóa. Thì trong đề kinh này Cha đã cho chúng con thấy được cụ thể về tính khoa học thực nghiệm trong hệ thống ngũ hành tương ưng. Vì vậy tính tương ưng là tính quyết định, là tính chủ thể của ngũ hành thành kết. Nếu chúng ta đi thuận với định luật tương ưng ấy để tiến hóa từng phần thì chắc chắn rằng hành tinh này và thế giới này sẽ trở thành trang nghiêm.
Ngài dạy, đứng trên thất đại hội hóa thì ta thấy đơn vị kim và mộc là đơn vị tích số của giá trị hóa đối với quĩ đạo chung trong hệ thống cửu trù. Vì 2 phần kim và mộc là nó không thuộc về trong thất đại hội hóa mà nó là thành kết của giá trị thất đại hội hóa đối với kim hóa và mộc hóa. Thế thì con số 7 và 9 là thành kết giá trị hóa. Như trước đây đức Như Lai đưa ra hệ thống thất đại là đóng vai trò chính và từ thất đại mới hóa ra mộc và kim. Nên kim và mộc tuy vẫn đóng vai trò chính về hóa nhưng nó không thuộc về giá trị của thất đại. Vì vậy nếu đặt vấn đề hình thành về lập thể thì kim và mộc là hoàn toàn phụ ở trong đời sống của nhân bản nên Như Lai không đưa kim và mộc vào vai trò chính mà đưa tứ đại đất nước gió lửa làm vai trò chính.
Như vậy phần ngọn là phần thuộc về ngũ hành, trong đó lấy tam hành trong thất đại hội hóa làm trục hóa mới có hành kim và hành mộc. Vậy hành kim và mộc là đóng vai trò sống và thực hiện công trình sự nghiệp đại hóa. Về không gian thì gió là đại diện, vì gió ta không nắm bắt được. Còn về thời gian thì đất, nước, lửa, mộc và kim là địa diện cho thời gian, vì những thứ đó ta nắm bắt được.
Như trong thân thể con người thì lổ mũi là tượng trưng và đại diện cho không gian, vì nó có liên quan đến sự hít thở oxy. Còn cái miệng là tượng trưng và đại diện cho thời gian, vì nó có liên quan đến sự ăn uống.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa cha, về biện chứng cho thấy rằng tất cả những vấn đề thuộc về các phản ứng trong cơ thể con người đều dựa trên quy luật tương sinh và tương khắc của ngũ hành mà có, thì chính chỗ này là một trong những mối chốt để chúng ta thấy được đây là giá trị thành kết của ngũ hành trong duy ngã.
Như vậy tất cả các phản ứng trong các hệ bài tiết, hô hấp, tuần hoàn hoặc trong tất cả các mô cũng đều dựa trên giá trị tương sinh và tương khắc của ngũ hành. Như thổ sinh kim, ví dụ: cơ thể và tế bào con người chúng ta là thổ vậy thì ion của tất cả kim loại có nằm trong tế bào máu từ đâu mà có? Thì chính đây là thổ sinh kim. Hoặc kim sinh ra thủy. Thí dụ như tất cả những ion kim loại như Magie, Canxi, Kẽm (Zn)… có nằm trong máu của thân thể chúng ta thì tất cả những kim loại này có giá trị là tổng hợp được những dung dịch, dung môi để tạo thành những dung dịch máu nuôi thân thể con người. Thì tính biện chứng này cho chúng con thấy rằng: Ngũ hành là giá trị thành kết trong đời sống duy ngã và đời sống hành tinh.
Ngài dạy, ngũ hành thành kết thì lấy tương sinh làm chính và lấy tương khắc làm phụ, thì đây là một cặp bộ để chuyển hóa hình thành và trao chất tinh hoa.
Ta đặt ra nếu có một quy trình tương khắc khách quan hoặc chủ quan nào đó thì cuối cùng nó cũng sẽ tìm trở về tương sinh. Như vậy tương sinh là chính của tính cứu cánh và tương khắc là phụ. Phụ ở đây tức là có một thời gian biến đổi để trở về chính, thì tương khắc đó là giải quyết những vấn đề biến đổi để trở về chính. Có nghĩa là biến cố để thay đổi và sau những biến cố thì nhất định là quang đảng và tốt đẹp, cũng như sau cơn mưa thì trời lại trong sáng.
Như ta thấy quy luật sinh diệt tương tục vô tận và không bao giờ chấm dứt thì đây là thành kết, là quy trình thuận thuộc về thường trụ. Vì sao? Vì hủy diệt để được sinh lại, nghĩa là mãi mãi trường lưu vô tận trong hệ thống ngũ hành tương sinh. Nên nói tương sinh là chính mà tương khắc là phụ. Vì tương sinh giúp cho chúng ta trở về chu trình thượng, chu trình nội và tương sinh giúp cho chúng ta được tinh hoa chân tâm kim cương bất hoại, là trở về đời sống không biến đổi.
Như vậy thì chúng ta là một thể lập ngũ hành nhỏ đối với ngũ hành lớn là chia phân giữa nguyên tử và phân tử, hoặc mẫu số và phân số. Thì chúng ta thấy rõ tất cả mọi sự chuyển động cuối cùng là đi đến sự thành kết.
Và đối với những thế lực vận hành mạnh mẽ nhất của ngũ hành trong đời sống của sự nghiệp duy ngã hóa thì mục đích thành kết là chính và tất cả những tiêu trưởng chuyển động phân ly, hoặc biến đổi thì cũng nhằm mục đích để trở lại thành kết mà thôi.
Như vậy chúng ta đã xác định được tính chính thống trong đời sống của hệ thống vũ trụ, là luôn luôn lấy sự thành kết của sức mạnh trong vận luật tuần hoàn trên mặt trận của năm hành đối với duy ngã đại thể làm con đường tiến thân mạnh mẽ nhất của đời sống ấy.
Bài học này là chúng ta xác định về cơ cấu chi thể của vật thể thì chúng ta đã có nguồn ánh sáng rất lớn đối với ngũ hành. 5 thành phần này là đặc trưng của giá trị đặc năng và năng lượng của 5 thành phần này đã đóng góp vào sự nghiệp thành kết rất vĩ đại đối với sự nghiệp hóa duy ngã.
Như nước và lửa là giống nhau ở thềm âm dương vạn tỏa, tức là trong lửa và trong nước đều có âm và dương, thì giống nhau chỗ này. Như về lập thể giá trị bản chất của công năng thì lửa và nước là đối khắc với nhau. Nên khi lửa và nước gặp nhau thì dẫn đến bùng nổ với nhau. Nếu tỉ lệ lửa lớn hơn nước thì nước bị triệt tiêu và nước lớn hơn lửa thì lửa bị triệt tiêu. Còn nếu cả 2 bằng nhau thì bị tan biến và không thể hội nhập được. Như vậy 2 bản chất ấy không thể nào tương ưng. Nhưng ở đây Thổ có thể đóng vai trò trung hòa, là nhân chứng sống, là sự nghiệp bảo hòa của giá trị ngũ hành đối với lửa và nước. Vì thổ đã can thiệp được giữa lửa và nước. Vậy chính thổ là con một của hỏa để can thiệp vào giá trị tương khắc của nước và lửa, nên hành tinh được tồn tại thì đó gọi là thành kết. Như vậy thổ là hạt nhân thành kết của giá trị ngũ hành tương sinh trong qui luật tương ưng, bảo hòa, chế ngự và được ổn định là nhờ địa đại. Như vậy lấy địa đại là trung tâm trong hệ thống ngũ hành lập thể đối với biện chứng pháp và đời sống của địa đại cũng sẽ đóng một vai trò trung hòa cho tất cả các pháp.
Đối với địa đại vừa đóng vai trò bảo hòa và cũng là bản hạt của giá trị hóa đối với các mặt trạng… Như chúng ta thấy thổ sinh ra kim nhưng trên mặt trạng địa đại thì chính thổ cũng là nuôi mộc. Tuy bản chất của mộc là khắc thổ nhưng thổ sẵn sàng chấp nhận chịu khắc để nuôi tất cả những thứ trên mặt đất. Như vậy thổ là một cơ quan quan trọng, về lòng đất thì sản xuất ra kim, còn trên mặt thì nuôi được mộc và đối với hồng cầu thì chế ngự được lửa, còn trên mặt đất lại có những chỗ trủng để chứa được nguồn nước của sông và biển. Vậy chúng ta có quyền nói địa đại là trung tâm chứa nhóm về các phần hành.
Như hỏa là trung tâm hồng cầu, là chịu lực chuyển động và đẩy tinh cầu quay theo. Còn đối với địa đại là trung tâm chứa nhóm.
{
2/3/Canh Dần
NHÂN SINH QUAN MINH TRIẾT DUY NGÃ
LÀ BẢN CHẤT CỦA VẠN PHÁP KINH
Nhân sinh quan minh triết Duy ngã là bản chất của Vạn pháp kinh. Vì sao? Vì vạn pháp kinh đã có gốc của nó là vạn năng. Khi vạn pháp kinh và vạn năng thống nhất thì có tiểu ngã và đại ngã. Nếu xác định về bản chất thì không thể là bản chất của Duy tâm, bản chất của Duy vật hay bản chất của Duy linh. Vì những bản chất ấy nó không thuộc về tính tổng hợp và thống nhất của tính độc tôn. Có nghĩa là một khi con người đã phân hóa về các tôn chỉ khác biệt trong tính minh triết của Duy ngã, thì đó là sự bẻ gãy của giá trị mặt bằng đối với hệ thống. Chúng ta phải định chiếu và qui chiếu về tính thống nhất đó thì chúng ta mới có cái trình của giá trị sự nghiệp Công Luật vũ trụ quan một cách triệt để đối với sự nghiệp Duy ngã và sự nghiệp Duy ngã có con đường đi triệt để đối với sự nghiệp vũ trụ quan. Như vậy nhân sinh quan và vũ trụ quan hoàn toàn được khép kín trong bản chất duy nhất đó.
Nếu ta nói nhân sinh quan Duy tâm, Duy vật, Duy linh hoặc nhân sinh quan khoa học, thì những nhân sinh quan đó bị bẻ gãy tính minh triết của giá trị tổng hợp và thống nhất của tịch chiếu, thì bản chất ấy nó không có minh triết mà trở thành triết thuyết.
Như vậy đối với Duy ngã vạn pháp kinh là luôn luôn có tính thống nhất đối với Trung tâm vạn năng kinh. Thì đây là đề tài nói về giá trị định chiếu, qui chiếu và xác định giá trị tính chất, bản chất Duy ngã là độc tôn. Nếu ta nói Duy tâm độc tôn thì sẽ bị những ý thức, tư tưởng của Duy linh chống lại. Hay tri thức khoa học thì cũng không xác định được tính thống nhất đối với sự nghiệp vũ trụ, thì cũng bị Duy linh hoặc Duy tâm chống lại. Như vậy minh triết đã bị gãy chỗ này. Nên đức Như Lai nói: Minh triết ra đời là khi nào loài người thống nhất “Trên trời dưới đất Duy ngã là quí nhất” thì mới có minh triết. Thế thì nhân sinh quan minh triết Duy ngã là bản chất của vạn pháp kinh. Vì sao? Vì vạn pháp kinh có gốc là vạn năng. Nếu vạn năng và vạn pháp kinh thống nhất thì hình thành ra tiểu ngã và đại ngã. Như vậy tất cả những lời dẫn về tính minh triết thì coi như đã được giải mã một cơ cấu hệ thống và trở thành những toán học kỳ diệu nhất của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Và tất cả tổng tinh hoa đã được giải phẩu thì cũng không có một năng lực nào mà vượt trội hơn siêu sắc năng và sắc năng của Trung tâm vạn năng. Vì thế mà ta nhân danh ở 3 kinh trục đã hình thành ra giá trị hệ thống Duy ngã. Về nhân bản biện chứng pháp Duy ngã thì chúng ta có quyền nói: Nhân sinh quan Duy ngã là minh triết thống nhất, là minh triết của nền tảng cơ bản mà không thể thay đổi nó. Vì nếu thay đổi hệ thống nhân sinh quan Duy ngã thì nó sẽ bị phân hóa hệ thống thống nhất của hệ thống mặt bằng, thì nó sẽ đẻ ra Duy tâm, Duy vật, Duy linh và nhiều thứ Duy mà không thuộc về chính thống hóa, hoàn toàn kéo con người đi vào chỗ lệch rất dữ dội và khiến cho mọi sự thống khổ có thể tràn ngập khắp cả hành tinh.
Như vậy, nhân sinh quan minh triết Duy ngã là bản chất của vạn pháp kinh. Vì sao? Vì vạn pháp kinh có gốc vạn năng kinh. Có 2 vấn đề để chúng ta xác định nó. Thứ nhất là hoàn toàn chúng ta đứng trên tinh thần khách quan để nhìn nhận vũ trụ một cách triệt để. Thứ hai là chúng ta thấy vạn pháp kinh là sự thống nhất của trung tâm vạn năng kinh. Về vạn pháp thì người ta có thể tính từ cực vi đến cực đại, người ta tính các đơn vị hóa học từ nhỏ nhất đến lớn nhất.
Phần nghị luận:
Ngài bảo Ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, nhân sinh quan minh triết Duy ngã là bản chất của vạn pháp kinh. Vì tự thân của nhân sinh quan nó đã có minh triết rồi, đó là tính nguyên lý mà từ ngàn xưa Thống hóa đã cho, đó thuộc về tự tính. Nhưng nó không thừa nhận. Tuy nhiên sự khao khát của Duy ngã là luôn luôn tìm ra một ẩn số, về một đáp số cuối cùng để giải quyết vấn đề nhân sinh. Từ đó con người mới đẻ ra nhiều học thuyết khác nhau. Là Duy tâm, Duy linh, Duy thần để tìm ra mã số về nhân sinh quan. Và khi đúc kết lại thì cuối cùng tự thân của Duy ngã đã có nhân sinh quan hoàn chỉnh và tròn đủ. Nên đến ngày hôm nay kho tàng Cửu Kinh Minh Triết mới ra đời và con người mới tự soi chiếu lại chính bản thân mình, thì hoàn toàn phải là Duy ngã chứ không thể Duy nào khác mà giải quyết triệt để được vấn đề nhân sinh quan. Và tính Duy ngã vạn pháp ấy nó luôn có tính định chiếu và qui chiếu của tâm và vật một cách rất vững chắc. Như vậy thì giữa vũ trụ quan và nhân sinh quan không thể tách rời. Thì nhân sinh quan là hiện thân của vũ trụ quan. Nếu ta bẻ gãy nhân sinh quan ra nhiều thứ Duy khác nhau thì tất nhiên ta bẻ gãy đi cái thực tế của vũ trụ, thì không có tính minh chiếu. Như vậy nhân sinh quan minh triết Duy ngã là một nền tảng vững chắc nhất, nên đấng Từ phụ Thích Ca đã tuyên ngôn là “Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn”. Như vậy chúng ta muốn trở về với Đại ngã thì phải đi bằng con đường Duy ngã vạn pháp.
Ngài bảo Ông Chơn Nhật Đàn Sơn trình bày.
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa Cha, đứng trên mặt bằng của nhân sinh quan, thì minh triết Duy ngã là bản chất của vạn pháp kinh. Như vậy chúng con xác định Duy ngã là tác phẩm vĩ đại nhất của vũ trụ quan. Vì hệ thống Duy ngã là tổng thể tinh hoa của vạn pháp và tất cả vạn pháp đều qui chiếu, định chiếu tại Duy ngã. Như vậy minh triết cũng từ Duy ngã mà ra. Minh triết đã làm sáng tỏ Duy ngã là một hệ thống tổng tinh hoa nên đã hóa được các công trình khoa học, kiến trúc mang tính đa năng. Như vậy tính đa năng này từ tính vạn năng của Thống hóa đại ngã mà ra. Thế thì hệ thống qui chiếu, định chiếu của Duy ngã đã tròn đủ rồi, thì chúng ta không có quyền chia cắt nó. Tuy nhiên vì do chu trình vận luật đã rẽ chia các hệ thức của Duy tâm, Duy linh, Duy thần, đã làm phân hóa cái tổng thể của Duy ngã. Và từ đó sự đau khổ dãy đầy trên hành tinh này. Như vậy hệ thống Duy ngã là tác phẩm của Đại ngã. Thế nên chúng ta chỉ có một con đường độc nhất là trở về với Đại ngã bằng sự công luyện, tu chính của đôi chân Duy ngã mà thôi.
Ngài dạy: Lời phát biểu xác định về hệ qui chiếu, định chiếu minh triết Duy ngã của ông Chơn Quốc Chính Thống và Chơn Nhật Đàn Sơn. Nếu nhân loại thấy được như vậy là đỉnh cao giác ngộ, nếu nhân loại thấy như vậy thì đức Từ phụ chúng ta Ngài khen táng cho bản chất của tính Duy ngã. Và Duy ngã đã được đứng trên địa vị độc tôn của vạn pháp kinh. Vì sao? Vì Duy ngã đã thống nhất được tất cả vạn pháp và thống nhất được trung tâm vạn năng.
Như vậy về tính nguyên tắc thì hệ qui chiếu và định chiếu này chúng ta không bao giờ thay đổi nó. Nếu thay đổi thì nó sẽ sụp vào các sự phân hóa của các tôn chỉ không có chính thống như Duy vật, Duy tâm và Duy linh mà không giải mã về hệ thống vạn pháp có tính minh triết. Và nếu thực hiện khoa học mà không trở về với chân tính ánh sáng vô biên và chứng tính ánh sáng vô cực bất diệt để thấy mình đời đời trong đó, thì đức Phật cho rằng cũng không có pháp chính thống. Vì vậy tất cả những tôn chỉ đi sai lệch tính minh triết của Duy ngã vạn pháp kinh, là đồng nghĩa với sự biến đổi giá trị thống nhất của Duy ngã vạn pháp kinh và mất định hướng trung tâm.
Ngài hỏi ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Một khi mà mất định hướng của trung tâm rồi, thì sự thống nhất của Duy ngã và Đại ngã, hoặc sự thống nhất giữa nhân sinh quan và vũ trụ quan có còn thống nhất nữa không?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, khi mà Duy ngã mất định hướng của trung tâm thì sẽ mất đi sự thống nhất về tính đặc thù giữa Duy ngã và trung tâm. Bởi vì Đại ngã đã hóa sinh ra vạn loại, thì tiểu ngã nhân bản đại thể là đại diện cấp cao nhất của mọi hành tinh, đã có hệ thống qui chiếu từ trung tâm nên có tính định chiếu thống nhất con đường về trung tâm, đối với tiểu ngã trở về với đại ngã là đỉnh cao nhất của sự giác ngộ.
Như vậy Duy ngã vạn pháp kinh đã đại diện tính toàn cực và vô cùng đối với hệ thống tam thiên. Thì Duy ngã đại thể là biểu hiện cho tính đa năng và tính thống nhất của trung tâm vạn năng. Thì Duy ngã đại thể đã hoàn chiếu thống nhất đối với Duy ngã vạn pháp kinh và ánh sáng quang minh của trung tâm vạn năng.
Ngày dạy: Chúng ta đã xác định nhân sinh quan minh triết Duy ngã là bản chất độc nhất, duy nhất của Vạn pháp kinh. Như vậy chúng ta đã có một lời giải thống nhất: Duy ngã là mặt bằng của minh triết và xác định giá trị minh triết đã có trong hệ thống Duy ngã Vạn pháp kinh, thì đây là hệ qui chiếu không bao giờ thay đổi. Chúng ta thấy minh triết có trong hệ thống Cửu kinh và có trong mặt bằng nhân sinh quan Duy ngã. Nhưng khi chúng ta biến đổi tính thống nhất của Duy ngã thì sẽ bị gãy đổ minh triết.
Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, để làm sáng tỏ về nhân sinh quan minh triết Duy ngã là nền tảng vững chắc nhất của Duy ngã vạn pháp kinh. Vì Duy ngã Vạn pháp kinh là biện chứng cho tính vạn năng. Thì ở đây chúng con đã xác định nhân sinh quan Duy ngã thì mới có minh triết, còn nếu nói nhân sinh quan Duy tâm, hoặc Duy vật và Duy linh thì hoàn toàn không có minh triết. Vì sao? Vì Duy tâm, Duy linh còn trong mơ hồ, trừu tượng chưa làm sáng tỏ về hệ thống thống nhất của Trung tâm vạn năng. Còn Duy vật thì mất chân tính.
Ngài dạy: Đúng rồi! Vì Duy vật hoàn toàn bị sụp đổ ở đàng sau mà không thể giải quyết được sự vô cùng của Trung tâm vạn năng. Con người nói tự nhiên vì không có minh triết để làm sáng tỏ về cơ cấu hệ thống của Thống hóa vạn năng. Có 2 vấn đề được đặt ra là siêu nguyên nhân và nguyên nhân. Siêu nguyên nhân là chúa tể của nguyên nhân vì nó không dựa vào đâu cả, là chỗ tối siêu vượt trên mọi nguyên nhân. Vì vậy từ siêu nguyên nhân mới hóa nguyên nhân.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, như vậy chúng con đã xác định được tính độc tôn của Duy ngã bằng minh triết. Vì minh triết đã làm sáng tỏ tính tròn đủ của tổng tinh hoa siêu sắc năng hóa sắc năng mà Duy ngã là đại diện, cũng là đặc trưng cho tính tròn đủ đó. Như vậy con người phải đi trên hệ qui chiếu minh triết Duy ngã ấy thì mới trở về với Đại ngã được. Vì giữa Đại ngã và tiểu ngã luôn luôn thống nhất và dung thông ở phần tính chất. Nên chỉ có con đường minh triết Duy ngã là con đường trung tụ tổng tinh hoa của sắc và siêu sắc, là con đường duy nhất trở về với Đại ngã mà không có con đường nào khác hơn. Vì nếu đi khác Duy ngã thì sẽ bị phân hóa tinh hoa và lạc lối không thể trở về nguồn gốc vạn năng được.
Ngài dạy: Con đường Duy tâm, Duy vật, Duy linh đều là phân hóa. Vì khi gặp nhau thì chỉ có kình chống với nhau không có tính minh triết. Còn con đường Duy ngã là có định chiếu, qui chiếu của sự tổng hợp và tròn đủ, là không phủ nhận về tâm vật gì cả, mà làm cho tâm vật hội tụ tạo thành sức mạnh cường độ vĩ đại nhất để quyết định tất cả mọi thứ.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa Cha, chúng con thấy rằng hệ thống Cửu kinh minh triết sẽ làm sáng tỏ cho nhân loại về giá trị thực tướng của Duy ngã độc tôn mang tính khách quan hoàn toàn đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan. Có nghĩa là rồi đây nhân loại sẽ thống nhất một con đường minh triết Duy ngã. Và tính độc tôn của Duy ngã sẽ trở thành hiện thực hóa trong đời sống nhân sinh. Vì con đường Duy ngã ấy sẽ làm ổn định trong đời sống cả tâm và vật, và đưa nhân loại trở về nguồn gốc của vạn năng.
Ngài dạy: Duy tâm, Duy vật, Duy linh tất cả đều từ nhân loại nói ra. Nhưng những thứ nói ra ấy đều bị phân hóa. Vậy, khi ta gôm về Duy ngã để hình thành tổng tinh hoa thì tất cả những thứ kia nó trở thành cái bóng, còn Duy ngã hợp chiếu ánh sáng quang minh thì trở thành thực tướng. Nên đức Từ phụ Thích Ca nói rằng: Hóa Duy ngã là mặt bằng của Trung tâm vạn năng, thì Duy ngã phải có trách nhiệm hóa chân ngã, mà không hóa một thứ gì khác. Vì nếu hóa thứ khác thì hoàn toàn mất bản địa của giá trị tổng hợp. Hoan hô đức Từ Phụ. Chúng ta nếu có thể chiêm ngưỡng và lễ bái Ngài khắp cả thiên hà này cũng không đủ. Vì ơn phúc vô cùng của Ngài đã đến với thế gian rất nhiều lần và Ngài đã đi khắp cả tam thiên đại thiên để làm những công việc về hệ thống Duy ngã Vạn pháp kinh và thực hiện những công trình vạn năng kinh.
12/3/Canh Dần
DUY NGÃ VÔ QUÁI NGẠI TRONG HỆ THỐNG TỔNG THỂ CỰC ĐẠI VÀ CỰC VI
Trong cửu trù Hồng phạm thì chúng ta thấy được 3 chân thực thể nhất là thiên trù, nhân trù và địa trù. Thì thiên địa nhân này là nằm trong 3 chân của cửu trù. Như vậy cửu trù này không mang tính một nhân bản đơn điệu mà là một hệ thống liên tịch. Liên tịch có nghĩa là thống nhất trong hệ thống mà không tách rời nhau. Như bản chất của Tam thừa tạng nó cũng là cửu trù. Vì nó không tách rời giá trị trung tâm, cho nên cửu trù Hồng phạm là một hệ thống tổng giáo của sự nghiệp chung đối với nhân loại, đối với mười phương. Chứ nó không riêng cho một giáo đường, hoặc một tôn chỉ nào. Nếu ta tách rời nó riêng cho một tôn chỉ nào thì bị mất cửu trù Hồng phạm. Có nghĩa cửu trù hồng phạm là vua của mọi sư phạm, vì không có hệ thống giáo dục nào mà sánh được với cửu trù Hồng phạm. Như vậy cửu trù Hồng phạm là kho tàng.
Nghĩa của trù là trù liệu, mang tính tổng thể chân tính ánh sáng rất khách quan và rất chủ quan. Ví dụ như cửu trù Hồng phạm mà không có tổng hàm hoa để kết tinh hệ thống cửu trù Hồng phạm, thì cũng không có cửu trù Hồng phạm. Như chúng ta thấy trong hệ thống liên tịch chiếu thì Kinh 5 là kinh Duy ngã vạn pháp. Là hệ thống cửu ngũ trong giá trị hệ thống hóa đối với cửu trù Hồng phạm. Nhưng nếu Duy ngã vạn pháp kinh là mặt bằng của biểu trưng về hệ thống Duy ngã, là nhân bản đại thể Duy ngã. Nên Duy ngã vạn pháp kinh không tách rời Trung tâm vạn năng, không tách rời Thống thức chân quang và Âm dương vạn tỏa. Thì chúng ta có thể nói rằng: Duy ngã Thống thức chân quang, hay Duy ngã Trung tâm vạn năng, hay Duy ngã oai Âm dương vạn tỏa. Hay Duy ngã Vận luật tuần hoàn chu kinh. Hay là Duy ngã vạn pháp kinh. Như chúng ta đã học và biết rằng: Duy ngã vạn pháp kinh là nền tảng mang tính biện chứng pháp của ý thức và vật chất, là sức mạnh chung của hệ thống cửu trù.
Chúng ta cũng có quyền nói Duy ngã Tâm vật hội tụ kinh. Hay Duy ngã Đại thừa tạng kinh, Duy ngã Trung thừa tạng kinh và Duy ngã Tiểu thừa tạng kinh.
Như vậy Duy ngã là trường lớp cơ bản của đầu đời từ hạ thừa tạng kinh. Thí dụ như con người tiến hóa ở mức độ nào thì cấp độ của trường lớp theo mức độ đó. Nhưng lần lần nó sẽ dẫn về trung tâm, thì đây là sự liên thông, liên tịch chiếu. Nên nói Duy ngã vạn pháp kinh thì đó là một tên kinh đặc thù. Nhưng chúng ta nói Duy ngã Trung tâm vạn năng kinh, hay Duy ngã Thống thức chân quang kinh. Nghĩa là gắn Duy ngã này vào tất cả mọi hệ thống có tính đề tài. Vì Duy ngã là tính hợp chiếu của tính và thể dung thông. Hay Duy ngã của sự hiểu biết rộng lớn về tam thiên đại thiên thế giới. Hiểu biết của tính đặc năng, đa năng và siêu năng.
Như vậy cửu trù này mang tính chất vững chắc nhất, nó thuộc về Hồng phạm vũ trụ quan. Tức là thuộc về Công Luật tổng thể vũ trụ quan.
Chúng ta phải hiểu rằng trong vũ trụ quan đã có nhân sinh quan, có nghĩa là nhân sinh quan luôn luôn không bao giờ tách rời vũ trụ quan. Nhân sinh quan và vũ trụ quan là hệ thống cấp độ trong giá trị thượng tầng và hạ tầng, nên bèn tạm phân biệt nói nhân sinh quan và vũ trụ quan. Chớ thật ra nhân sinh quan và vũ trụ quan được thống nhất là một. Như vậy Cửu kinh là một hệ thống liên tịch chiếu và cửu trù Hồng phạm là một hệ thống liên tịch chiếu. Cũng giống như chín lỗ trên một thân người, thì Cửu kinh trong một tổng thể. Đó là tổng thể vũ trụ quan, là Công Luật vũ trụ quan, là định luật vũ trụ quan, là quy luật vũ trụ quan.
Như vậy trong cửu trù Hồng phạm thì chúng ta có Tam tài luận vững chắc đó là thiên trù, địa trù và nhân trù. Vì con người muốn trù liệu bất cứ một thứ gì thì không thể tách rời ra khỏi vũ trụ để mà trù liệu. Như vậy không gian của vũ trụ là không gian đối xứng trong hệ thống thái dương hệ và nó mang tính liên tịch chiếu trong hệ thống thái dương hệ. Kể cả ngân hà và thiên hà. Thế thì ngân hà, thiên hà và thái dương hệ tất cả là của chung. Nhưng chúng ta tạm phân định trong quá trình cấp độ tiến hóa để cấu trúc hình thành cho nhân bản Duy ngã đại thể và tất cả các loài ở trong hệ thống cửu trù ấy được tiến hóa đi lên.
Ta thấy Tam Tạng Kinh là hệ thống trường lớp để thiết kế giá trị hệ thống trung tâm. Và lập trường lớp cũng bắt đầu từ nền tảng Duy ngã. Vì nếu Duy ngã không có thì hoàn toàn trường lớp cũng không có. Như vậy cửu trù Hồng phạm đã trở nên một hệ thống thống nhất mà không thể tách rời ra và Cửu kinh là một hệ thống liên tịch chiếu đã trở nên một hệ thống sự phạm cao nhất, vĩ đại nhất và không có gì sánh bằng nên gọi là Cửu kinh Hồng phạm.
Bài học này để làm sáng tỏ thêm về phần khách quan và chủ quan trong đời sống của Duy ngã đại thể. Đối với hệ thống Cửu kinh liên tịch chiếu và làm sáng tỏ về minh triết vô quái ngại. Tức là tính vô quái ngại của hệ thống Duy ngã được gắn liền trong hệ thống Cửu kinh liên tịch chiếu một cách tự tại vô ngại và công thông đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan. Nên ta nói rằng: Duy ngã Đại thừa tạng kinh, Duy ngã Trung thừa tạng kinh và Duy ngã Hạ thừa tạng kinh. Vì bản chất của Duy ngã là sự tiến hóa của A Tăng Kỳ theo thời gian ánh sáng, thì từ ở cấp độ mẫu giáo nhất cũng phải có. Vì tất cả những học hàm tiến sĩ kia cũng phải bắt đầu từ mẫu giáo đi lên. Như vậy chúng ta có Duy ngã hạ thừa kinh để giải quyết những mặt bằng vĩ đại nhất trong sự nghiệp vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Đức Như Lai đã luận trong Tam Thừa Tạng của hệ thống Bát nhã là Tâm vật hội tụ kinh. Cho nên bản chất của Bát nhã đã hoàn toàn có trong Tâm vật hội tụ kinh. Thì Tâm vật hội tụ kinh là một kinh vĩ đại nhất, là kinh quyết định cho sự trường tồn vĩnh viễn trong đời sống của vũ trụ mà không bị biến đổi. Tức là chúng ta đã giải quyết xong hằng số. Nên Như Lai đã trở về tính vĩnh hằng và không tan biến của giá trị hằng số trong hệ thống tổng số của hàm hoa vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Chúng ta thấy rằng: Tịch là tính chất ấy không bao giờ biến đổi, mà chiếu thì không bao giờ tắt đoạn một sát na. Thế thì tịch chiếu thống nhất của tính vĩnh hằng và đời đời không bao giờ thay đổi của Chân quang vũ trụ quan và Trung tâm vạn năng quan. Thì chúng ta thấy rằng đối với Duy ngã được thừa hưởng kho tàng này. Vì Duy ngã là chúng ta có tổng thể tinh hoa và tinh hoa tổng thể đã có trong chúng ta và chúng ta là biểu trưng cho tổng thể tinh hoa.
Ta nói Duy ngã hợp chiếu. Và ngoài Duy ngã ra ta không thể nói một Duy nào khác mà hợp chiếu được. Như Duy vật không thể hợp chiếu vì Duy vật là phương tiện hóa của chân tính. Còn Duy ngã được hợp chiếu là vì có tính thể dung thông, có tâm vật hội tụ và có siêu sắc năng hóa sắc năng. Chân tính siêu sắc năng hóa sắc năng và thống nhất được sắc năng siêu sắc năng. Như vậy thì Duy ngã là mặt bằng của tổng hàm hoa. Nên Duy ngã gắn được với Trung tâm vũ trụ, gắn được với Thống thức chân quang và gắn được với Âm dương vạn tỏa. Cùng các hệ thống lượng từ từ hình nhi hạ đến hình nhi thượng, hình nhi vi đến hình nhi cực, thì Duy ngã chúng ta đều gắn kết được hết. Như vậy hệ thống Duy ngã là hệ thống tròn đủ của mọi sự gắn kết mà không bị ngược lại định luật và quy luật. Mà hoàn toàn nằm trong định luật, quy luật ấy để được tồn tại đời đời mà không bao giờ chấm dứt hệ thống Duy ngã. Thế là Duy ngã được độc tôn.
Duy ngã được độc tôn thì chúng ta vĩnh phúc thay được ở trong các hệ thống độc tôn của Duy ngã vạn pháp kinh, Trung tâm vạn năng kinh, Thống thức chân quang kinh và vĩnh phúc thay được ở trong sức mạnh của Âm dương vạn tỏa đời đời và có siêu sắc năng hóa sắc năng. Tổng thể siêu sắc năng hóa sắc năng trong cường độ hiện đại của âm dương vạn tỏa, thì âm dương vạn tỏa là đôi cánh tay khổng lồ của vũ trụ quan, đồng thời cũng là biểu trưng của nhân sinh quan. Như vậy cửu trù Hồng phạm được hoàn toàn tịch chiếu, thì thiên trù, địa trù, nhân trù là biện chứng pháp của giá trị chữ trù, là trù liệu. Nhưng trù liệu cao nhất là tổng tính của giá trị ánh sáng đối với Trung tâm vạn năng. Và trù liệu hợp chiếu cao nhất là chân tính bất biến thể đối với giá trị trù liệu siêu sắc năng hóa sắc năng. Là sự trù liệu cặp bộ vĩ đại nhất của hệ thống âm dương vạn tỏa, là sự trù liệu cường độ giá trị hóa trong không gian, thời gian và vượt ra khỏi không gian thời gian không có giới hạn. Như vậy chúng ta thấy có giới hạn và không có giới hạn đồng chung một tổ ấm của sự nghiệp hóa đối với âm dương vạn tỏa. Và âm dương vạn tỏa chưa bao giờ nói ta ở trong giới hạn, hoặc ta ở trong vô hạn. Vì đó là thực tướng, cho nên trong giới hạn và vô hạn đều là thực tướng cả. “Các ngươi phân biệt ở giới hạn và vô hạn, nhưng chính thực thể thực tướng ấy ta không phân biệt và hoàn toàn ta không biết gì về thời gian và không gian. Mà chỉ biết hóa cho sự nghiệp hóa Duy ngã đại thể mà thôi”.
Như vậy cửu trù Hồng phạm là tinh thần sư phạm cao nhất của hệ thống Duy ngã, là vua của hệ thống Duy ngã và sư phạm hóa về tổng thể đối với những phương trình cực kỳ lớn nhất trong đời sống của hệ thống Duy ngã. Có thể nói là trên mọi bác học của giá trị uyên bác và tất cả bác học đều khuất phục trong hệ thống Cửu kinh minh triết của bác học đương câu.
Câu Tuyên ngôn của đức Từ phụ: Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nghĩa của Duy ngã độc tôn không phải là một vị Phật độc tôn, mà độc tôn của hệ thống trung tâm. Duy ngã vạn pháp kinh, Trung tâm vạn năng kinh là độc tôn. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh cùng vạn pháp từ đó mà ra. Như vậy tất cả mọi sự thù tạc về hình thể sắc quang đều từ gốc ấy mà ra. Thế thì Tổ Đạt Ma từ gốc ấy mà ra. Đức Ki Tô từ gốc ấy mà ra. Cùng tất cả các loại thiên ma ba tuần cũng từ gốc ấy mà ra. Như vậy chúng ta có thể dựng ngôi lời ở trung tâm và ngôi trung tâm vĩnh hằng để giữ được lời ấy và không bị tắt đoạn ngôi lời của sự nghiệp Cửu kinh minh triết. Như vậy Cửu kinh minh triết là giá trị độc tôn của nhân bản đại thể. Và giá trị cấp cao của nhân bản đại thể là các quả vị từ Tứ quả Thánh đến Bích Chi, Bồ Tát và Như Lai. Đều tôn vinh giá trị Duy ngã vạn pháp kinh và Trung tâm vạn năng kinh là độc tôn, là chủ thể, là sự sáng tạo đời đời của tất cả những giá trị của sự sống. Vậy ấy là ngôi của sự sống đời đời. Thì dù cho hành tinh có biến đổi đi nữa, thì ngôi ấy vẫn không bao giờ thay đổi.
Hành tinh thay đổi là nhằm để lột xác và hình thành những giá trị tổng thể tinh hoa cao cấp, để đến những cấp độ của ngôi lời cao cấp và thành tựu những giá trị hệ thống Cửu kinh minh triết và cấp độ bất biến thể của hệ thống Cửu kinh minh triết liên tịch chiếu.
Nghĩa của liên tịch chiếu là không tách rời hệ thống của chi quan ánh sáng trong não bộ đối với các căn nguyên và các căn nguyên hiệp thông với não bộ và tri thức ánh sáng. Tức là không tách rời hạt tâm lý tính tính ánh sáng của não bộ thần kinh, có hệ thống quĩ tích và các công trình xây dựng các phân nguyên ở hệ thống quĩ tích và thiết lập các đồ hình phức tạp nhất trong đời sống của Duy ngã đại thể.
Như vậy, Duy ngã đã gắn liền trong hệ thống lập thể của tri thức hạt tâm ánh sáng đối với đất nước gió lửa, là biện chứng pháp của tất cả những hóa học cực kỳ linh loát. Và bản chất duy nhất của các hóa học được thiết lập trong hệ thống lập thể Duy ngã và ý thức tương tác hệ thống Duy ngã trong hệ thống vật lý, thì vật lý và ý thức đã được thống nhất.
Ý thức và vật chất thống nhất là bản vị chung của giá trị tổng thể Duy ngã và không có một cường độ nào có thể tách giá trị Duy ngã trong hệ thống thống nhất để có được tính thể. Như vậy kinh Duy ngã là kinh của hệ thống tổng trù, là tròn đủ tất cả những hệ thống tinh hoa để quyết định đời sống của chúng ta trong vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Tính bình đẳng của Duy ngã là yêu thương cực vi trong sự nghiệp hóa của cực đại và yêu thương của cực đại được chuyển tiếp cho hệ thống cực vi. Thế thì trường lớp của cực vi được bắt đầu từ những căn lớp nhỏ nhất là Đại Hạ thừa. Đại Hạ thừa là những lời nói bập bẹ đầu tiên của sự hiểu biết đối với hệ thống Duy ngã. Sự nâng đở từ những lời nói thấp nhất của hệ thống Duy ngã, thì Duy ngã đã trở nên những giá trị cực kỳ nhỏ nhất. Như tôi đã nói tất cả những tiến sĩ bắt đầu từ mẫu giáo. Thì Hạ thừa kinh là bắt đầu cho hệ thống tiến hóa của sự nghiệp tiến hóa và tiếp nối sự tiến hóa trong định luật ấy, thì hoàn toàn không chối bỏ định luật tiến hóa để có Duy ngã hóa từ cực đại đến cực vi.
Nếu ta chối bỏ những phân thể nhỏ bé nhất của những nôi thai còn ở trong giai đoạn đầu tiên thuộc về trứng, thì nhất định không có hình lập của hệ thống cơ thể tròn đủ của 6 căn, 6 thức và có một thân hình mạnh mẻ như hôm nay.
Sự hân hoan của Cửu kinh liên tịch chiếu đã chuyển lập ánh sáng trong sức mạnh vô biên, đã lập thai thể con như một cơ xưởng máy móc toàn siêu và toàn năng, đã được đặc vụ trong cấp độ cao nhất của hệ thống Duy ngã. Và hệ thống Duy ngã được vững chãi trên con đường tiến hóa ấy, thì các kinh nhỏ nhất cũng được sống dậy trong hệ thống Cửu kinh.
Như vậy, chúng ta đã thấy Duy ngã vô ngại đại thể, tiểu thể; vô ngại cực vi, cực đại và vô ngại trong mọi chiều hướng trong hệ thống Duy ngã ấy. Nếu chúng ta đem ánh sáng của hạt tâm lý tính vào đời sống của không gian 3 chiều, thì Duy ngã quyền biến vô song. Nếu mà chúng ta đạt được trình độ hội tụ trở về chỗ Bát nhã, thì Duy ngã có thể chiếm lĩnh tất cả những không gian hẹp và rộng, cùng sâu nhất và cao nhất, thì Duy ngã hoàn toàn không bị ngại trong các chiều ấy. Nên Duy ngã đã trở thành độc tôn. Độc tôn đây không phải độc tôn bản vị, mà độc tôn của sự nghiệp vũ trụ quan và nhân sinh quan. Tức là độc tôn của Duy ngã đại thể và độc tôn của các hệ thống thống nhất của Đại ngã.
Hôm nay chúng ta đã thấy rõ được tính độc tôn của Duy ngã một cách chân chính, sâu sắc và thực tướng thì Duy ngã là chân lý thực thể của đời sống tổng thể, và đời sống tổng thể là biện chứng pháp của Duy ngã đại thể.
Tóm lại, chúng ta xác định: Duy ngã vô ngại trong hệ thống liên trù của Cửu kinh minh triết và Duy ngã vô ngại đối với hệ thống tổng thể từ đại thể đến chi thể. Và Duy ngã vô ngại đến không gian 3 chiều thì ánh sáng xạ chiếu của hệ thống Duy ngã đều trở thành vô song.
Nếu ta nói Duy linh độc thần thì bị ngại ở hệ thống Duy ngã. Vì sao? Là vì nó cắt hệ thống Duy ngã ra khỏi phần trục ở giá trị hệ thống Tam kinh. Vì họ thừa nhận 3 ngôi là Chúa cha, chúa con và chúa Thánh thần là bản vị độc nhất. Nhưng đối với chúng sinh thì không ở 3 ngôi ấy ra, mà là do một đấng Thượng đế tạo dựng ra muôn loài chớ không thuộc trong 3 ngôi đó. Như vậy, con người hoàn toàn ở ngoài 3 ngôi đó và con người được cứu rỗi là do ân sủng của Thượng đế. Như thế là bị ngại rồi. Họ cho rằng con người như một định mệnh, có nghĩa là khi hình thành ra con người, thì con người chỉ là con người mà thôi và chỉ còn một con đường duy nhất là trở về thiên đàng. Mà nếu không trở về thiên đàng được thì xuống địa ngục đời đời. Như vậy giữa con người và con vật không có liên quan. Còn con vật cũng do Thượng đế tạo ra để nuôi con người và con người có quyền ăn con vật đó để mà sống rồi phụng sự cho Thượng đế. Thế thì thuyết ấy đã bị ngại. Vì nó không thừa nhận thuyết tiến hóa của luân hồi nhân quả. Mà họ chỉ biết thừa nhận có một Thượng đế quyền năng tuyệt đối có thể sinh ra và có thể diệt con người nếu con người làm sai. Như vậy thuyết ấy không có tính khách quan.
Duy tâm thì lại mơ hồ mất chủ thể. Duy vật thì lại đoạn kiến mất hệ thống trung tâm. Tất cả đều bị ngại. Còn Duy ngã nó vừa có giá trị thực tiển và vừa có hệ thống siêu tiến. Thực tiển và siêu tiến đã trở thành một cặp bộ mạnh nhất của giá trị hóa trong đời sống của mặt bằng Duy ngã đại thể. Nếu chúng ta không có thực tiển ấy thì cũng không thể siêu tiến được. Vì ta đã bị nghiêng đổ rồi. Cũng như tất cả những gì với tốc độ vượt cả thời gian và không gian thì cái đó là tuyệt đối của sự công bằng, mà không có độ lệch dù một ly, một dem.
Như vậy Duy vật, Duy tâm và khoa học cũng chưa giải quyết được Công Luật vũ trụ. Còn Thần học thì dù có vinh quang đến đâu đi nữa thì cuối cùng cũng vào trung tâm ánh sáng của toàn cực. Rồi sức phản chiếu không phải là độc thần mang tính đơn điệu, mà nó mang tính chất hệ thống Thống hóa và người ta sẽ giác ngộ được chân tính không sinh diệt mà hóa được tổng hàm hoa. Thì lúc đó người ta mới gục đầu: “Ờ, đúng rồi! đây là hệ thống thực tướng của chúng ta”. Vì họ đã nhận ra rằng: chúng ta hoàn toàn không ở ngoài 3 ngôi ấy, và ta là tổng thể tinh hoa của 3 ngôi ấy, và 3 ngôi ấy rất bình đẳng trong sự nghiệp đại thể đối với giá trị tiến hóa. Như vậy địa ngục chỉ chia cho nhân loại vô minh bởi nó có địa ngục tánh và chính nó đã hình thành ra địa ngục ấy, chứ đấng Thống hóa hoàn toàn không áp đặt địa ngục đối với chúng sinh. Và chúng sinh vào địa ngục là do sự sai lầm đối với định luật.
Như vậy các học thuyết khác hệ thống Duy ngã độc tôn thì đều bị phản ứng giá trị tổng thể ấy và hoàn toàn có những con đường rẽ và không đến mục đích. Nên đức Như Lai nói rằng: “Vì ta đi trên con đường Duy ngã hóa chân ngã nên ta đã trở về với Thống thức chân quang, Trung tâm vạn năng và ta về với tính thống nhất hợp chiếu ánh sáng của tổng hàm hoa, nên ta mới có Hoa nghiêm và Pháp hoa. Còn các ngươi vì đi các con đường chi, đường rẽ, nên các ngươi chỉ có trong lục đạo mà thôi. Ta rất đau thương và xót xa cho các ngươi, vì các ngươi đã làm phân táng tổng hàm hoa vũ trụ và đánh mất cả mặt bằng Duy ngã đại thể để đi theo những tôn chỉ ngoại đạo, tà giáo. Ôi! Ta rất xót xa cho các ngươi trong đời sống của hệ thống Duy ngã ấy”.
Rồi đây Hoa Linh thoại sẽ trổ trong mùa xuân thượng và hái trái Duy ngã cho đại thể chúng ta hưởng trọn hệ thống tinh hoa trong thế kỷ 21. Thế kỷ 21 là thế kỷ của Hoa Linh thoại được nở ra và mùa xuân thượng sẽ hái quả Duy ngã, hái quả Chân ngã để hưởng trọn những giá trị tổng thể ấy. Và sung sướng thay trong hệ thống Cửu kinh minh triết đã làm sáng tỏ cho toàn học thuyết của thế giới trong mặt bằng của nhị nguyên.
Bản chất của Duy ngã là một minh triết vô ngại, vì Duy ngã đã sáng lập tất cả những giá trị hóa kể cả toán lý hóa và các nền khoa học cực tân đều thống nhất trong hệ thống Duy ngã. Và chỉ có Duy ngã mới làm khoa học, chỉ có Duy ngã mới làm máy bay, tàu thủy; chỉ có Duy ngã mới khai thác ra tất cả tổng thể tinh hoa để phát triển trong đời sống của mặt bằng trên hành tinh này. Vậy Duy ngã đẻ ra bác học, Duy ngã đẻ ra khoa học, Duy ngã đẻ ra thần học, Duy ngã đẻ ra tâm học, Duy ngã đẻ ra vật học, Duy ngã đẻ ra linh học và Duy ngã đẻ ra tất cả những thứ học đúng hoặc sai cũng từ Duy ngã mà ra. Như vậy Duy ngã hãy trở về với Cửu kinh minh triết để hoàn bị sự nghiệp hóa trong tổng thể ấy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!