Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 49


LUẬN VỀ CHỮ NGÃ TRONG TÍNH KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, khi chúng ta luận sâu về từ ngã thì thấy rằng từ ngã rất gần gũi với chúng ta, vì chính chúng ta cũng chính là ngã rồi. Tuy nhiên chúng ta sống ở mặt bằng của chủ quan bản ngã, cho nên chúng ta không thấy được chiều sâu vô cùng của ngã. Vậy khi nói đến chữ ngã là nói đến chủ thể rồi, nếu mặt bằng của nhị nguyên thì duy ngã vạn pháp chính là chủ thể. Còn nếu ở phạm trù nhất nguyên thì đại ngã là chủ thể của vũ trụ quan.
Nhưng vì chúng ta không ở trong vị trí của khách quan nên chúng ta bị biến thể, mà chúng ta không trở về ở ngã bất biến thể. Về quy trình hóa khi Thống hóa lập nhị nguyên, thì tất nhiên chủ thể của nhị nguyên là duy ngã vạn pháp, tức duy ngã của đại thể. Như vậy con đường trước mắt của duy ngã vạn pháp thì chúng ta phải trình tự chuyển động và kết tinh để hóa trở về với đại ngã bất biến thể ấy, đó là mục đích tối hậu của Thống hóa chân quang.

Chúng ta nên xác định rằng khi ở thế giới nhị nguyên thì chữ ngã này nó có đồng tính đối với đại ngã nên nhân gian thường nói “con người là tiểu vũ trụ”. Như vậy giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ là đồng tính và có liên quan, nên nhân tiểu ngã này chúng ta mới chuyển động kết tinh và trở về với chân ngã và đại ngã.
Vậy chúng ta nên khách quan trong quy trình sống, trong quy trình hóa, thì tất nhiên trước mắt chúng ta sẽ có một đại lộ rất rõ ràng để chúng ta trở về với đại ngã bất biến thể.
Ngài dạy: Đối với Thiên Chúa giáo thì người ta thừa nhân 3 ngôi là Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần, ngoài ra không còn ngôi nào khác. Đối với ngôi Chúa con tức là con một, còn nhân loại không thuộc về con mà thuộc về những hạt nhân được Thượng đế tạo ra và nếu muốn trở về thiên đàng để ở cùng Ngài thì phải làm những điều thánh thiện, còn nếu làm ngược lại thì sẽ đọa địa ngục đời đời. Chúng ta thấy nói như vậy là không có tính minh triết, hoàn toàn không có hệ thống duy ngã vạn pháp kinh và cũng không định nghĩa được chữ ngã. Vì một khi không thừa nhận duy ngã đại thể là mặt bằng, là biện chứng pháp của đấng Thống hóa, tức là của 3 kinh trục, thì hoàn toàn tất cả bị rơi vào chỗ áp đặt.
Đối với cửu kinh là một hệ thống liên tịch chiếu, không thể tách rời nhau, mang tính chất rất khoa học, nhưng khoa học này là không phủ nhận chủ tính, vì sao? Vì vũ trụ có chủ tính nên nó thừa nhận có cái ta của vũ trụ mới có cái ta của chúng ta.
Vậy chúng ta xác định được về tính chất và giá trị của nghĩa lý thì chữ ngã là có chủ tính, chính vì có chủ tính mà chúng ta mới tôn vinh là duy ngã và đại ngã. Về tính biện chứng của chủ tính là: tri thức, còn thượng tầng là tính ánh sáng bất diệt.
Tính ánh sáng bất diệt hoàn toàn có trong trung tâm duy ngã vạn pháp kinh và duy ngã đại thể. Vậy mặt bằng của duy ngã đại thể là ngôi biện chứng của đấng Thống hóa, thì duy ngã đại thể là giá trị cho tròn đủ kể cả chủ thể và chân tính; chỉ còn có một điều là chúng ta có thực hiện đúng theo tinh thần của công luật vũ trụ hay không. Nếu chúng ta thực hiện đúng hoặc không đúng theo tinh thần công luật vũ trụ, thì kinh vận luật tuần hoàn mang tính khách quan, công bằng và trật tự trong sự chuyển động và hình thành để kết tinh tinh hoa hoặc là đào thải tinh hoa, mà không mất chữ ngã ở trong vận luật tuần hoàn. Vì sao? Vì vận luật tuần hoàn không tách trung tâm vạn năng và sức mạnh oai âm dương vạn tỏa, thì chính vận luật tuần hoàn đã có chủ thể một cách triệt để và hoàn mỹ trên tính công lý.
Như vậy, chúng ta xác định về chữ ngã của thượng tầng là có chủ thể tổng thể, thì hạ tầng có duy ngã vạn pháp hay duy ngã đại thể là chủ thể mặt bằng của giá trị hóa và biện chứng pháp đối với thượng tầng.
Như vậy, nếu đứng trên tinh thần khách quan thì không có sự áp đặt, vì đấng Thống hóa là bản chất của công lý và bản chất của công luật, thì không có sự áp đặt mà là sự hoàn chiếu ánh sáng viên mãn cho giá trị hóa và thành lập tất cả các giá trị hóa, mà không có một giá trị nào có thể thiếu hoặc có thể thêm.
Đứng trên tinh thần chữ ngã thì chúng ta thấy rằng chữ ngã nó không còn là hệ thống vật chất đơn giản nữa, nên duy ngã cũng không phải là duy tâm nghiêng lệch, mà duy ngã là thừa nhận giá trị chủ thể và tròn đủ tổng thể tinh hoa trong vũ trụ, nên chúng ta tôn vinh Kinh Duy Ngã Vạn Pháp là kinh tròn đủ tất cả tổng thể tinh hoa.
Nói về quyền năng thì Thống Hóa là quyền năng tối thượng, đó là quyền sinh ra thiên hà, sinh ra thái dương hệ, sinh ra loài người và sinh ra tất cả những bộ óc lớn của loài người, thì đó thuộc về quyền năng có tính công lý, quyền năng có tính công luật và quyền năng có tính hệ thống hóa. Đối với quyền năng mà các nhà xiếc, ảo thuật, thì đó là bề trái của quyền năng thực tướng trong giá trị hóa đối với tổng thể vũ trụ quan.
Chúng ta hãy tập hợp những niệm lực hùng mạnh nhất và tuyệt đối không sai biệt, thì niệm lực ấy sẽ trở thành vô địch và chính nó sẽ ổn định giá trị hóa trong đời sống của chúng ta và có thể nói là các pháp bất tương ưng không thể xâm nhập được trong đời sống ấy.
Niệm đó là Thống hóa đã cho chúng ta có một sức mạnh vô địch, tức là không ai có thể chặng đứng được cái niệm của chính ta phát ra.
Chúng ta không cần phải mời gọi thánh linh từ bên ngoài mà làm mất thực thể của chính ta. Mà phải trở về học cửu kinh minh triết, là học thuyết của thực thể, tức là chữ ta của sự bình đẳng và hóa giải tất cả mọi sự nghiệt ngã trong đời sống của duy linh học hoặc là duy tâm cực đoan học và duy vật đoạn kiến học.
Khi học bài này thì chúng ta thấy ta và Thống hóa rất gần gũi không thể tính bằng sát na; vì tác phẩm của chúng ta là của Thống hóa. Khi ta thấy được ta, là ta đã thấy được Thống hóa, nó gần như vậy.
Như học thuyết của đông phương người ta đã nghiệm từ thượng dịch, trung dịch, hạ dịch và thấy được tất cả cơ cấu hệ thống đó nên khẳng quyết rằng con người là tiểu vũ trụ.
Như vậy tính bình đẳng của giá trị hóa trong đời sống của đấng Thống Hóa là không bao giờ tước đoạt và áp đặt đối với chúng ta.
Tóm lại, chúng ta xác định về chữ ngã nó là thực tướng của giá trị chân tính, nó minh định được giá trị thượng tầng, minh định được giá trị hạ tầng và có phép biện chứng của chữ ngã; tức là mỗi khi mà con người xưng ta thì hoàn toàn có cái biết để xưng về ta.
Xưng ta tức là có chân tính ánh sáng, có quần thể ánh sáng, có hội tụ ánh sáng và ánh sáng ấy hoàn toàn có hệ thống lập thể và có tính biện chứng về lập thể.
Chữ ta biến đổi và không biến đổi như thế nào? Chữ ta không bị biến đổi về tri thức ánh sáng và làm tăng trưởng một cách hoàn mãn, thì chữ ta ấy sẽ thăng hoa đạt thành giá trị chân ngã và trở về cùng đại ngã.
Nếu đặt ra hệ thống ngôi thì có thể tạm đưa ra Thống Thức Chân Quang ngôi, Trung Tâm Vạn Năng ngôi, Oai Âm Dương Vạn Tỏa ngôi. Đó là 3 ngôi kinh trụ đóng vai trò chủ thể không tách Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh, Duy Ngã Vạn Pháp Kinh và Tâm Vật Hội Tụ Kinh. Cùng các hệ thống kinh điển để giải thông vô lượng nghĩa trong hệ thống hóa, thì không có một kinh nào mà không thuộc mặt bằng của đấng Thống hóa. Như vậy chúng ta thấy cửu kinh trở thành sức mạnh liên trùng và quá khứ, hiện tại, vị lai cũng không bao giờ có thể thay đổi được, thì cửu kinh cũng chính là cửu trù hồng phạm.
Chúng ta học cửu trù hồng phạm, cửu kinh minh triết để không còn sống trong thuật linh và sống trong thần linh nữa. Và chúng ta cũng không còn bị nghiêng lệch và phân biến về tâm vật nữa, mà cửu kinh là sự khép kín của tổng thể về giá trị hóa 4 chiều để hình thành sức mạnh của duy ngã đại thể trong sự nghiệp hóa chân ngã.
Chữ ngã không bị biến đổi về thượng tầng, đó là tính bất diệt ánh sáng vô biên.
Chữ ngã bị biến đổi là vì lầm lẫn theo bản ngã nên làm phân biến tinh hoa của giá trị hóa, giảm trừ tinh hoa của tổng thể nên tạm gọi là biến đổi. Có biến đổi nhưng nó không mất, vì phép biện chứng của giá trị Thống Hóa là không cho mất, khi đến giá trị sự sống cuối cùng vẫn được thăng hoa trở lại.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, trong hệ thống cửu kinh liên tịch chiếu đã cho chúng con thấy được thực tướng của chữ ngã, của duy ngã độc tôn; vì chữ ngã là có chủ thể, là tròn đủ tổng tinh hoa và đó chính là thực thể của vũ trụ. Đối với con người tạm gọi là tiểu ngã vì từ trong đại ngã sinh ra. Nên trong mỗi con người đã có một hạt tâm bất biến thể, được biện chứng đó là tri thức hiểu biết.
Nhưng thường thì chúng ta không thấy được chữ ngã khách quan ấy, mà lại áp đặc cho mình một bản ngã chủ quan, đó là sự lầm lẫn bỏ chủ thể, bỏ chủ tính của mình để chạy theo khách thể là tính khách quan của vạn pháp biến đổi và nhận lầm các pháp biến đổi là thật mà bỏ quên đi chủ thể của chính mình. Vì thế nên chúng ta đã bị các pháp giả tướng bất tương ưng xâm hại vào đời sống của tri thức chúng ta và làm cho chúng ta bị suy thoái về tâm thức và đi theo chiều hướng hạ.
Như vậy, chúng ta muốn trở về thực tướng của ngã, để thành tựu giá trị chân ngã của chính chúng ta, thì ta phải hoàn chỉnh tất cả mọi sự nghiệp tu chính. Tức là chúng ta phải có những tư duy chân chính để thanh lọc bản thể và kết tinh tinh hoa tâm pháp. Đồng thời chúng ta phải phát lên những ý niệm chân chính, những hành vi chân chính và hoàn toàn thuận theo quỹ đạo chuyển động khách quan của vận luật tuần hoàn chu kinh, tức là thuận theo những định luật, những quy luật mang tính công luật tất yếu để chúng ta thăng hoa trong vận luật tuần hoàn ấy và không tách rời tâm và vật, tính và thể thì chúng ta sẽ có được trọn đủ giá trị của chữ ngã, đó là thực thể của vũ trụ và chính ta.
Ngài hỏi ông Chơn Đạt Pháp Trí, những phân biệt nào là phân biệt có lợi?
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa Cha, phân biệt của tư lượng pháp, phân biệt của trí tuệ và phân biệt để quay lên chiều thượng thì phân biệt đó có lợi, còn phân biệt mà làm nát vụn và phân tán tinh hoa thì không có lợi.
Ngài dạy: Nếu chúng ta phân biệt mà ngoài hệ thống của chánh tư duy thì hoàn toàn không có tác dụng. Người ta rất sợ về những ý niệm lóe lên mà không thuộc về chất liệu tinh hoa, vì nó bị xâm thực và phá hoại lại giá trị tinh hoa. Vậy ý niệm cũng là hoặc lậu mà chúng ta phải luôn luôn kiểm soát để xác định nó.
Khi chúng ta đã biết rõ về chủ tính thì chúng ta phải luôn luôn đặt vấn đề là tinh lọc chủ tính lên hàng đầu. Tinh lọc ở đây là không còn phụ thuộc vào thời gian công phu của tí, ngọ, mẹo, dậu, mà chúng ta đặt thời gian của ý thức trong giá trị sự sống.
Bởi vì về hệ thống lập thể thì chúng ta đang sống, về tư duy ý niệm khối óc và suy nghĩ cũng đang sống. Vậy chúng ta đang sống thì sự sống có ý nghĩa và sự sống không ý nghĩa. Sự sống có thăng hoa và sự sống không thăng hoa, thì ở đây Đức phật đã đưa ra vấn đề tinh lọc bản thể, là để tròn đủ giá trị chân ngã. Nếu không tinh lọc bản thể thì không bao giờ đạt được chân ngã. Vậy chúng ta rất cần tinh lọc, tinh lọc hoàn toàn không phải chia thời gian, mà tinh lọc là giá trị đang sống và ý thức sống trong sự chuyển động của ý thức sống. Và sống như thế nào có tinh lọc và sống như thế nào không có tinh lọc. Thì chúng ta phải đem ánh sáng và giá trị minh triết kinh điển vào trong đời sống của giá trị hóa thì chúng ta mới có thể thực hiện công trình tinh lọc được.
Chúng ta phải có ý niệm tinh lọc, ý niệm nhất tâm, ý niệm chính niệm và đi đến định huệ là nhằm nuôi dưỡng thực tướng. Đức phật nói: “Ngươi có niệm nhiều cũng không thêm đâu vì ngươi đã có một tâm rồi. Ngươi có tưởng gì cũng không thêm đâu vì ngươi đã là duy ngã đại thể đã tròn đủ hạt tâm rồi. Bây giờ là ngươi phải tinh lọc bản thể để ngươi có cái thực của chính ngươi”.
Như vậy hôm nay chúng ta đem cửu kinh minh triết để nuôi sống giá trị chân tướng, nuôi sống giá trị tri thức làm cho tri thức được vững chãi trên con đường thượng lập, thượng hóa. Trên con đường từ duy ngã đại thể đi đến chân ngã và trở về tổng thể của trung tâm vạn năng.
Cũng như chúng ta có chất liệu vàng và kim cương nhưng chưa kết tinh được vàng và kim cương. Vậy ngày nào chúng ta kết tinh được kim cương, là ngày đó đã chứng tính được giá trị hóa trong trung tâm vũ trụ và ta đã hoàn toàn chiếm giữ được vũ trụ một cách toàn mãn. Đó là tính bình đẳng khách quan công lý mà Thống hóa đã cho.
1/12 Kỷ Sửu
LUẬN VỀ BẢN NGÃ, NGÃ MẠN THUỘC Ý NIỆM TƯ TƯỞNG.
Chúng ta phân tích giữa bản ngã, ngã mạn thuộc về ý niệm tư tưởng của các loại ngã sở thì loại bản ngã nào nguy hiểm nhất?
Thí dụ như có bản ngã cho rằng nhà của tôi, con của tôi, thân của tôi thì cũng chưa có gì nguy hiểm. Nhưng cũng có loại bản ngã nó vượt xa hơn tất cả của cái tôi ấy và nó trở thành chúa tể của mọi bản ngã và có thể nguy hại đến thế giới loài người và quốc gia.
Thường thì chúng ta hiểu Bát Chánh Đạo chỉ đơn thuần ở đại cương nhưng nếu đi sâu vào từng lập địa cao tầng của Bát Chánh Đạo thì giá trị Bát Chánh Đạo không giới hạn trong hệ thống Tam thiên đại thiên thế giới.
Như ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Pan- Ki- Mun đã xác định rằng: Đối với Phật pháp chỉ cần đem Bát Chánh Đạo ra là có thể giải quyết được khắp toàn cả nhân loại trên thế giới này. Nếu loài người trên hành tinh mà dùng Bát Chánh Đạo thì sẽ không còn phân biệt màu da, sắc tộc; kể cả những người ngu xuẩn nhất nếu biết dùng Bát Chánh Đạo thì họ cũng sẽ được cứu thoát.
Chúng ta không nên hiểu Bát Chánh Đạo một cách cạn cợt mà phải hiểu đây là những phương- than trị liệu ở các cấp độ cao nhất của loài người, về trị liệu Tâm pháp một cách tích cực và đồng thời là có hiệu nghiệm cao nhất. Nên đức Từ Phụ Thích Ca là đại diện cho thầy lang của Thống hóa, đem tất cả những kho tàng linh dược của Thống hóa vào trong đời sống của Duy ngã đại thể và khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới. Thậm chí là bệnh của 36 loài ngạ quỷ, bệnh của súc sinh và địa ngục thì Như Lai đều đến để cứu chữa được.
Như hôm nay chúng ta đi trên con đường Cửu kinh minh triết mà ta bỏ Bát Chánh Đạo thì ta sẽ bị sụp đổ Cửu Kinh ngay. Vì sao? Vì trong các hệ thống kinh điển, dù chỉ là một câu kinh trực tiếp, hay gián tiếp trên đầu môi của những lời huấn thị về Thánh kinh đều là quý báu, vì nó là then chốt của giá trị hóa Cửu Kinh minh triết.
Nếu chúng ta phân biệt kinh, chấp kinh và cho rằng kinh này cao hơn kinh kia, thì vô hình chung chúng ta đã bị sụp đổ về giá trị thống nhất của hệ thống Cửu Kinh minh triết.
Đối với trên bình diện của hệ thống thiết lập thì có nhiều công thức, nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chất liệu ánh sáng trong sự vận hành, ứng dụng, điều ngự và làm lợi cho nhân loại, thì đó là quan trọng và chúng ta tôn vinh. Còn những thứ làm ngược lại sự lợi ích của nhân loại pháp giới như các loại Thiên ma thì chúng ta không tôn vinh.
Như vậy về 2 mặt của giá trị hóa đối với Cửu Kinh minh triết, thì chúng ta thấy rằng tính cứu của nó là 99% chỉ còn lại 1% tỉ lệ biến hóa. Tức điểm chấm đen của bút bi ấy là để thực hiện những công trình hóa. Nó chỉ là dự bị để làm những công suất hóa lớn hơn.
Đối với những người đã làm nhiều trò ảo thuật, hoặc có quyền năng quyền phép mà không cứu giúp được ai cả thì đều liệt vào hàng ngoại đạo.
Định nghĩa ngoại đạo: Là sự hành tung bên ngoài và hoàn toàn nó ở phần ngoài.
Như vậy chúng ta xác định những cành ngọn là không thuộc về gốc, nhưng nó vẫn được sống là vì nó nhờ gốc. Thế thì ngoại đạo nó sống là vì nó nhờ gốc nội đạo của hệ thống vũ trụ quan. Chính vì nó làm những việc ngoại đạo nên đời đời chỉ được những phép ngoại đạo và thành quả của nó là sa đọa, hoặc bị bẻ gãy nhịp cung cầu đối với sự nghiệp cứu thế và sự nghiệp tiến thân vào quỹ đạo nội đạo. Thì chúng nó sẽ đau khổ bên phần ngoài và hoàn toàn không hay biết gì ở phần trong.
Muốn biết được phần trong là phải trở về hạt tâm lý tính để tạo một độ rung và nhịp độ thánh linh trong sự nghiệp trung tâm vạn năng, đối với tính chất giá trị tột cùng của duy linh và ánh sáng thống nhất của thống thần đại ngã.
Nếu biểu trưng về giá trị chính thống hóa thì có đức Thích Ca Mâu Ni và sau đó hơn 500 năm thì có đức Giê- Su đã treo mình trên Thập tự để chịu thống khổ vì nhân loại. Điều đó không ai có thể làm được thì không bao giờ đem cái Ta của ta để so sánh với các đấng ấy. Như vậy chúng ta là những người thừa kế của những đấng đã cứu chuộc nhân loại trên hành tinh này và chúng ta là con cái của Ngài.
Nếu có bất cứ một giáo chủ nào ra đời mà tự hô rằng mình hơn các đấng ấy, thì nó sẽ bị chìm sâu vào địa ngục và không bao giờ nó thấy được ánh sáng tối linh của những đấng ấy.
Người Công Luật là người tôn vinh tất cả những đấng cứu thế và học Công Luật là để trở về tính toàn duy và phủ ánh sáng toàn duy để thống nhất được giá trị chung đối với sự nghiệp Công Luật vũ trụ mà không bị rẽ đường ngăn lối cho sự nghiệp đưa con người đến chỗ tột cùng của chân hạnh phúc. Nếu ta được sai khiến như một công cụ, hoặc khí cụ đó, thì phúc cho khí cụ ấy được thực hiện những công trình bình an cho thế gian. Chứ không phải đem bản ngã của ta để so sánh với các đấng cứu thế và đồng thời cho rằng làm trội phần hơn đấng cứu thế, thì không bao giờ ta được cứu thế trong vũ trụ và nhân sinh. Ta biết ta là khuôn khép của giá trị công suất, thì sự khiêm tốn và lòng sủng kính của ta đối với các đấng cứu thế càng lớn lao hơn; Thì công cuộc phá hoang lập nguyên và sự nghiệp đại hóa chúng ta mới làm được và chấp cánh bay cao. Còn nếu sự xúc phạm đối với các đấng cứu thế thì chính chúng ta sẽ lật đổ sự cứu thế của ta trong đương đại và không bao giờ có thể tồn tại trên thế gian này.
Như trên đã mở rộng về chữ ngã, thì chữ ngã có liên quan đến nhiều thứ kể cả tôn giáo, đảng phái và các sự nghiệp chính thống trong hệ thống hóa; Đồng thời các loại ngã ấy hoàn toàn không có sự nghiệp tương ưng đối với đấng Thống hóa và các đấng cứu thế.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trong đời sống nếu chúng ta không có ngã thì tất nhiên không có sự sống. Đối với Đại ngã Thống thức chân quang đó là cái ngã tuyệt đối, và ngã ấy là vô ngã. Đối với các đấng thế vì thì tự thân của Ngài cũng thể hiện tinh thần vô ngã. Tuy nhiên sống trong mặt trạng của nhị nguyên thì đây là quy trình hóa mà con người luôn luôn khát khao tìm cho ra chính mình. Rồi từ ý niệm sai lầm đã xây dựng nên bản ngã và bản ngã nhỏ nhoi ấy đã tự nhốt chúng ta trong khung trời nhỏ hẹp và luôn luôn có sự biến đổi.
Như trong thế giới đã hình thành nên những cuộc chiến tranh tàn sát khốc liệt thì cũng dựng trên nền tảng của bản ngã ấy. Cho nên đối với nhà Phật là rất sợ chấp ngã, mà chúng con thì đang còn loanh quanh trong cái ngã chấp ấy.
Như vậy chúng con phải đi vào hệ thống pháp trí và tư duy bằng các pháp minh triết, đồng thời hành dụng Bát Chánh Đạo; vì Bát Chánh Đạo là ứng dụng cho cả 5 thừa là: Nhân thừa, thanh văn thừa, duyên giác thừa, Bồ Tát thừa và Như Lai thừa. Nên dù là nhân thừa đi nữa thì Bát Chánh Đạo cũng ứng dụng rất tốt cho đời sống của nhân sinh. Như vậy Bát Chánh Đạo không còn chỗ đối đãi phân biệt ở nhị nguyên. Vì nếu chúng ta trở về tính nhất thừa thì thấy vạn pháp là vô tướng. Tức thấy rằng có tướng là để chuyển động và hóa, thì cuộc sống chúng ta sẽ được an ổn. Một khi mà trở về Bát Chánh Đạo nhất thừa thì hoàn toàn không còn thấy gì cho ta mà chỉ thấy cho tha nhân. Đó là trở về trạng thái của vô ngã để thực hiện sự nghiệp cứu độ chúng sinh. Thì đó mới thực nghĩa của giá trị Bát Chánh Đạo.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, nói về chữ ngã thì nghĩa lý của nó vô cùng rộng lớn. Đối với thượng tầng thì chữ Ngã là một chân lý thực thể tròn đủ tổng tinh hoa của vũ trụ có tính thể hợp chiếu và có tâm vật hội tụ, đó là Đại ngã. Đối với hạ tầng thì Duy ngã khách quan cũng là hợp chiếu tính thể và hội tụ tâm vật, mà biện chứng là con người đã tròn đủ về tác phẩm đó. Nhưng vì lầm lẫn nên đã biến chữ Ngã đó trở thành rất nguy hiểm. Nên đức Phật mới đưa ra Ngũ độn sử là tham, sân, si, mạn, nghi. Tức 5 độc đó đã ăn sâu gốc rễ vào trong tiềm thức chúng ta; thì Ngã mạn là một trong năm phần nguy hiểm đó. Như vậy, Ngã mạn là bắt nguồn từ chấp ngã, như chấp thân của ta, nhà của ta và mọi thứ ta làm ra là của ta. Nhưng thực ra nó không phải của ta mà hoàn toàn ta mượn của trời đất, của Thống hóa, của vũ trụ. Và đến một lúc nào đó, khi con người đã giác ngộ được phần lập thể đó không phải là của ta, thì chúng ta lại tiếp tục dính qua một thứ chấp ngã lớn hơn; Như chấp tri thức ánh sáng là của ta, đó là nguy hiểm nhất, vì sâu thẳm trong tâm hồn lúc nào cũng nghĩ rằng ta hơn tất cả mọi người. Vì thế nó đã trở thành một bức tường chắn nguy hiểm nhất mà không cho ta đến với thực tướng của chính mình. Nên các đức Như Lai đã đến với thế gian trên tinh thần vô ngã và dùng sức mạnh của chân ngã để khai thị và tạo những sức chấn động, nhằm để phá vỡ những rào cản che chắn nguy hiểm nhất mà Duy ngã đại thể khi đạt đến đỉnh cao của hữu học lại thường mắc phải nó. Cụ thể như đức Tổ Đạt Ma Ngài đã khai sáng cho Thần Quang phá vỡ được bức tường che chắn về ngã chấp đó và Thần Quang đã làm được điều đó.
Như vậy, chữ Ngã này là chân lý thực thể, tổng thể vũ trụ quan hằng có và bất diệt. Còn chúng ta đến với thế giới này hoàn toàn chúng ta không có gì hết cả, đó là sự thật. Còn nếu chúng ta chấp có thì nó trở lại thành không vì ta đã đánh mất đi sự thật ấy rồi. Nên tinh thần của đức Phật là vô ngã hóa chân ngã. Vô ngã ở đây không có nghĩa là Ngài phủ nhận tất cả những giá trị sự thực của vật chất, mà vô ngã là đi vào thực thể của sự sống mà không bị dính mắc tất cả những gì trong sự sống đó. Tức biết tất cả là của vũ trụ, của Thống hóa; Và ta có cũng từ nguyên lý ấy sinh ra; Và ta có quyền đi đến với Ngài bằng tinh thần của vô chấp. Có nghĩa là biết rằng cái đó là của Ngài thì chúng ta mới trở về với Ngài. Tức là chúng ta biết tất cả mọi thứ trên đời này nó là phương tiện, là biến đổi, là giả thì nhất định ta ở trong cái thật. Còn nếu chúng ta thấy đó là thật thì chúng ta đã bị chấp Ngã rồi, thì tất nhiên ta đang ở trong cái giả. Nên trong pháp cú Như Lai có nói: “Vui thay chúng ta sống, không gì gọi của ta, ta được hưởng hỉ lạc, như Chư Thiên Quan Âm”. Như vậy, cái tột cùng là phải trở về chỗ đó thì chúng ta mới có Chân ngã và trở về cùng Đại ngã; Tức là hoàn mãn giá trị viên giác của chân tâm.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, chữ Ngã là gốc của Thống hóa thì nhân bản đại thể cũng phải có chữ Ngã. Vậy chữ Ngã là nền tảng và Ngã cũng thể hiện được cái biết và tri thức của tất cả nhân loại. Như có một nhà đạo sư ông không cho rằng chữ Ngã là Ta mà cho rằng chữ ngã là một miền xác định. Như vậy do lầm lẫn mà sinh ra bản ngã và tà ngã. Chứ thật ra bản chất của vũ trụ thì chữ Ngã là cái gốc cho tất cả vạn loại tiến hóa.
Ngài bảo ông Chơn Luân Thương Bang trình bày.
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Cha, đối với Thống hóa chữ Ngã là vô cùng vô biên, nhưng khi đi vào thế giới nhị nguyên biểu trưng cho giá trị Thống hóa ấy là Duy ngã vạn pháp, và Duy ngã đại thể là tròn đủ giá trị của cái biết. Nhưng cái biết được cho từ Thống hóa và con người đem cái biết đó vận dụng vào tất cả các lĩnh vực, nhưng khi chưa đạt được nghĩa lý của chữ Ngã thì trở nên chấp ngã, và chính đó mà bị đóng khung không thấy được giá trị chân tâm. Cho nên trong kinh Ngài có dạy: “Ta hãy tìm lại chính ta trong sự biến đổi vô cùng”. Như vậy trong sự biến đổi vô cùng của các hình tướng thân lập thì đó là phương tiện mà ta tìm lại chính ta. Và nếu đem cái biết mà thực hiện trong các pháp chính thống thì giá trị đó là độ dưỡng cho hạt tâm của chính ta đi về với đấng Thống hóa Đại ngã.
Ngài dạy: Có Đại ngã mới hình thành ra Tiểu ngã thì gốc của Tiểu ngã là từ Đại ngã. Như vậy chúng ta từ Đại ngã mà ra thì mục đích cuối cùng của chúng ta là phải trở về Đại ngã. Đó là giá trị toàn thực về bản chất của Đại ngã là hoàn toàn không có tính toán một thứ gì hơn thua riêng cho mình, mà chỉ duy nhất một điều là làm cho tất cả nhân loại cùng cả Tam thiên đại thiên thế giới này được hạnh phúc. Như vậy Vô ngã tức Đại ngã, thế thì chúng ta phải tự vô ngã hóa thì sẽ có được đại ngã kia. Còn nếu ta dính mắc thuộc về của ta thì ta sẽ mất Đại ngã.
Về bản chất của Duy ngã là hóa tinh hoa và hóa thượng, nhưng nếu còn dính cái bản ngã riêng tư ấy thì không thể hóa thượng được. Như vậy Vô ngã tức Niết bàn, Vô ngã tức Chân ngã. Muốn có chân ngã là hoàn toàn không còn kẹt trong bản ngã, trong kiến chấp và kẹt trong ý thức phân biệt thuộc về sở ngã. Tức là chúng ta tự vô ngã về bản thể thì sẽ có được một chân ngã bền vững đời đời trong vũ trụ này và giống đấng Thống hóa.
Còn ta khác đấng Thống hóa là vì ta bị kẹt trong các hệ thống lập hình và kẹt trong Ngũ ấm. Tức là kẹt trong cái có của sở hữu, nên Như Lai nói rằng: Cái sở hữu của ngươi là không thuộc về hệ thống lập hình mà thuộc về hạt tâm lý tính; Nhưng các ngươi lại chạy theo ý thức chấp của ta, chạy theo hoặc lậu và nghiệp dĩ chuyển động trong ba thời chấp của ta, thì hoàn toàn ngươi không bao giờ trở về với Đại ngã và cũng không bao giờ ngươi có chính ngươi trong vũ trụ quan này, vì ngươi đã làm biến đổi giá trị sự thật của chính ngươi.
Như vậy, trở về với đại ngã là trở về với tính toàn giác, toàn chơn, toàn năng; Còn ngược lại thì ta mất tất cả những toàn ấy. Nên khi chúng ta làm cho tất cả mọi người, thì giá trị xác định về tính chất là chúng ta đang làm cho ta. Còn nếu ta làm cho ta thì hoàn toàn không có ta trong đó. Vì vậy mà đức Phật từ vô lượng kiếp trãi qua đã làm cho tất cả nhân loại, đó là biểu trưng cho Vô ngã, nên Ngài mới trở về Đại ngã và thành được 10 hiệu của Như Lai.
Như vậy, mặt bằng của Duy ngã là có chúng ta, nhưng nếu chúng ta không tiếp tục hóa Chân ngã thì chúng ta sẽ mất chúng ta. Dù cho có bác học hoặc các chức danh thuộc học hàm học vị nào đó mà còn ở trong Bản ngã thì cũng không bao giờ có Chân ngã và trở về với Đại ngã được.
Tóm lại, chúng ta xác định chữ Ngã là một thực thể, thì chúng ta phải chuyển chữ Ngã này đi theo một chu trình thượng. Tức là từ Duy ngã ta hóa Chân ngã; Hóa Chân ngã là không còn kẹt trong các sở chấp, sở hữu thuộc về bản ngã, mà hoàn toàn là Vô ngã. Vì Vô ngã là Chân ngã, Vô ngã là Niết bàn và Vô ngã là Đại ngã.
Đối với Đại hùng, Đại lực của đức Phật là không thuộc về bản ngã mà là khống chế các pháp đi ngược lại. Còn Đại từ bi là Ngài có một tấm lòng thương yêu và ban cho không bao giờ chấm dứt.
Định nghĩa Bản ngã: là thu tóm tất cả những thứ vật chất và tri thức về cho mình mà không cho ai. Nhưng khi ai đụng đến những quyền lợi đó thì sân giận nổi lên.
Định nghĩa Chân ngã: là ban cho tất cả mọi người và sẵn lòng can thiệp vào mọi sự bất công đi ngược lại với chân lý, với chánh pháp. Tức là những gì đi ngược lại lợi ích của nhân loại, của vũ trụ Thống hóa thì cũng được quyết định về luật công lý; thì điều đó không thuộc về bản ngã mà thuộc về chân ngã.
Như vậy, tà ngã dành cho những người bản ngã có nhiều sở chấp về ngã và còn kẹt các ngã tướng. Còn chân ngã là dành cho những người không kẹt về ngã, không chấp về ngã và không còn dính mắc các sở ngã.
Về bản chất toàn thực của đấng Thống hóa là Đại ngã thì đối với Duy ngã đại thể phải có trách nhiệm thiêng liêng trở về với Đại ngã. Mà muốn trở về Đại ngã thì đầu tiên chúng ta phải đánh dẹp tất cả những Ngã sở thì mới có được Chân ngã. Như vậy, Bát Chánh Đạo là con đường để hóa những bản ngã sai lầm, xấu ác, bất chính kiến, bất chánh tư duy và chánh tinh tấn. Là con đường đánh loại những bản ngã nguy hiểm nhất có thể làm đau khổ cho Ta và nhân loại.
Thế nên, bản ngã của ông vua thì làm khổ một nước, bản ngã của ông chồng thì làm khổ vợ con, còn bản ngã của những con người có chức có quyền thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống chung quanh của những người khác và cuối cùng chính nó sẽ nhận lấy những hậu quả khổ đau nhất là bị mọi người khinh khi và bỏ rơi nó.
Như vậy thì toàn thực về chân lý Thống hóa Đại ngã đã cho chúng ta một chân lý Duy ngã cũng là toàn thực. Nhưng chúng ta muốn có được giá trị toàn thực vĩnh cửu đó thì buộc chúng ta phải hóa Chân ngã. Trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta phải sống và sống mãi đời đời trong vũ trụ là buộc phải hóa Chân ngã. Như vậy hóa Chân ngã là lìa xa tất cả những bản ngã, những tật đố, những tham muốn, những ích kỷ và hoàn toàn sống cho tha nhân. Thế thì sống cho tha nhân thì hoàn toàn sẽ có Chân ngã mà sống cho ta thì hoàn toàn sụp đổ Chân ngã của chính ta.
{
24/2/Canh Dần
TÌNH DUY NGÃ
Thực tế trong đời sống thì con người rất có tình. Nên Đức Như Lai đã nói: Nhân loại đã có bản địa về thất tình và lục dục hoặc ngược lại lục dục và thất tình. Như vậy Duy ngã là có gốc rễ của tình, nên mới có lục dục và thất tình cùng nhiều thứ khác. Ta đặt ra nếu Duy ngã không có gốc rễ của tình thì những thứ khác kia cũng lạnh nhạt và không có nghĩa lý gì đối với Duy ngã đại thể, vì thế mà nói rằng: Tình Duy ngã, hay tình của nhân loại.
Về mặt bằng thì chúng ta xác định con người hoàn toàn có tình, đó là bản địa của nhân loại. Và tình ấy có là từ tình yêu vô hạn của chân tính Thống hóa, nên mới có mặt bằng của tình yêu con người.
Hôm nay chúng ta làm rõ về tình duy ngã đối với tình yêu vô hạn là chung một gốc. Nhưng tại sao chung một gốc mà chưa được tốt lành? Ta biết về mặt bằng của Duy ngã là tình nhưng vì nó chưa có hóa nên mặt tình ấy nó còn lỏng lẻo, còn nhiều sóng gió chơi vơi, phân ly tan biến và còn vô thường nhiều thứ trên mặt trạng của tình Duy ngã. Và Duy ngã chơi vơi trong biển khổ của tình yêu.
Chúng ta phải xác định rằng tình Duy ngã là buộc phải hóa, là hóa chân tình chính nghĩa. Như vậy tình Duy ngã hóa chân tình chính nghĩa là nền tất yếu của sự nghiệp hóa, trong hệ thống chuyên môn hóa từ chữ tình đến chân tình chính nghĩa, thì tình ấy sẽ gặp tình vô hạn của đấng Thống hóa.
Như vậy, tình Duy ngã hóa chân tình chính nghĩa là thực tướng của sự nghiệp hóa, thì lục dục và thất tình kia chỉ là phương tiện mà thôi. Hoàn toàn không đánh mất chữ tình trong giá trị chân lý vô hạn, và đồng thời không mất chữ tình trong giới hạn hóa của sự nghiệp bình đẳng và lý trí đối với sức mạnh của chữ tình sẽ là nền tảng của sự nghiệp hóa để đi đến đỉnh vinh quang. Thì tình yêu Duy ngã phải đứng trên chính nghĩa mà hóa chân tình, thì chữ tình ấy là tình của luân lý và tri thức của chữ tình được vững chãi muôn năm.
Bài học này cũng thuộc về chuyên môn hóa, vì nếu chúng ta không hóa được chân tình chính nghĩa ấy thì nghiệp vụ chuyên môn trên trái đất hoàn toàn bị sụp đổ. Bởi con người không có tình thì sẽ đẻ ra sự nghiệp chuyên môn hóa khô cứng và xơ xác trong tri thức, thì tất cả trở thành vật chất vô tri, không còn giá trị trong đời sống của Duy ngã đại thể, và đích thực của Duy ngã đại thể không có đỉnh đến của sự nghiệp chân tình chính nghĩa, để được tồn tại trong tình yêu vô cùng của đấng Thống hóa.
Bèn đấng Thống hóa phán rằng: “Ta cho các ngươi một nguồn tình vô hạn là tình yêu không giới hạn. Tình yêu trong phạm trù từ sức mạnh của vạn năng và vạn tỏa để hóa các ngươi thành những sản phẩm tốt nhất của chân tình và thành lập các ngươi trong chân tình ấy để có chính nghĩa trong Duy ngã con người, thì con người mới đứng vững”.
Như Lai quở trách sự thất tình lục dục, là sự quở trách của mê lầm, chớ Ngài không bao giờ quở trách của chân tình chính nghĩa, mà Ngài lại tán khen chân tình chính nghĩa là nguồn gặt hái của giá trị tu chính đến đỉnh vinh quang của con người và tri thức ánh sáng vô nhiễm, để thể hiện chân tình chính nghĩa trong sự nghiệp đại hóa và đem lại hạnh phúc vô biên của sức mạnh oai âm dương vạn tỏa mà không lây lan những điều vô lý đối với sức mạnh tình yêu của chân lý vô cùng. Để hóa giải tất cả những tập tình mê muội, ngu si và làm phạm đến những luân lý bất tương ưng trong đời sống của chữ tình Duy ngã, để lại mặt trạng của sự thống khổ và đau thương.
Tình có thể là biển khổ, tình có thể là sông mê, tình có thể là những âm trập mù mờ nhất, và tình cũng là ánh sáng của nhật nguyệt, thống nhất giữa âm dương và sáng tỏ về tri thức để tồn tại một chữ tình vĩnh cửu mà không bao giờ biến đổi.
Ngài bảo ông Chơn Luân Quân Tích trình bày.
Ông Chơn Luân Quân Tích: Thưa Ngài, đối với tình Duy ngã là mặt bằng của nhân sinh và nhân sinh thường bị rơi vào mặt trạng của lục dục thất tình nhiều hơn là hóa về chân tình. Như vậy từ mặt bằng này phải hóa chân tình chính nghĩa thì mới trở về được với ánh sáng và có một chữ tình trọn vẹn trong đời sống vũ trụ mà không bị tan biến của chữ tình.
Ngài dạy, minh triết là những tia sáng của hồng quang và thống nhất những giá trị của minh triết đối với đời sống và kết tủa giá trị đời sống trong minh triết ấy. Thì không có một cái gì không phẫu thuật, không giải quyết được về các mã số ẩn số của các hệ thống. Thì đối với minh triết sẽ làm sáng tỏ từ cực vi và các giá trị tình nghiệp của thế gian và tình nghiệp của thế giới Duy ngã.
Bài học này giúp chúng ta thấy được tình Duy ngã có những then chốt cơ bản để đi đến sự nghiệp hóa chuyên môn.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, đối với đấng Thống hóa là luôn luôn có một tình yêu vô cùng vô hạn nên mới hóa sinh tất cả muôn loài vạn vật và tất cả muôn loài vạn vật chúng ta đều có được tình yêu ấy.
Từ những loài hóa sinh, thấp sinh nhỏ nhất cũng đều có tình yêu xuất phát từ trái tim của những hạt tâm, chính từ tình yêu đó mà nó đã được tiến hóa và thăng hoa từ thấp sinh, hóa sinh lên noãn sinh, thai sinh và tiến lên loài người.
Nhưng tại sao loài người chúng ta không thực hiện được những tình yêu cao quý của vô cùng, mà lại còn bị hạn chế trong tình yêu đó? Là bởi khi con người có ý thức thì ý thức đó sinh ra sự phân biệt đối đãi giữa thân và xơ, thương và ghét, nên hận thù cũng từ đó mà có, và nó đã che chắn không cho chúng ta đến với tình yêu của Thống hóa vô cùng. Như vậy chúng ta phải thấy được chỗ này để trở về trong tình yêu chân chính và thực hiện những nghĩa cử của tình yêu chân chính nhất, cao cả nhất. Tức là chúng ta biết yêu thương tất cả mọi người trên tinh thần bình đẳng.
Như tình yêu của đấng Thống hóa là rất bình đẳng và vô cùng, như âm dương phối hợp khắp vạn loại, và như nguyên khí hòa thể khắp thế gian, thì tình yêu Thống hóa cũng như thế. Như vậy chúng ta hãy trở về trong tình yêu ấy để hy sinh tất cả những gì nhỏ nhoi trong đời thường của mình cho nhân loại, dám làm tất cả những nghĩa cử lớn lao. Chẳng hạn như hôm nay chúng ta dám đem cả công sức và tiền của để xây dựng Tổ đình Bia Sơn cho nhân loại ngày mai, thì điều đó cũng thể hiện lên tình yêu vô cùng đó, thì nhất định chúng ta sẽ trở về trong ngôi nhà tình yêu của đấng Thống hóa. Và Ngài sẵn sàng dang đôi tay để che chở và ôm ấp chúng ta trong tình yêu đó.
Ngài dạy, chúng ta định nghĩa theo minh triết thì sức mạnh của chữ tình là phát sinh từ âm dương vạn tỏa. Nếu thực trạng về nguyên lý hóa âm dương vạn tỏa không có thì mặt bằng của chữ tình Duy ngã đại thể cũng không có.
Khi chúng ta xác định được tình của giá trị thiết lập về chữ tình bằng sức mạnh của âm dương vạn tỏa. Và mặt bằng sự hấp dẫn cũng từ oai âm dương vạn tỏa mà ra. Nếu không có âm dương vạn tỏa thì mọi chữ tình của nhiều chiều khác nhau trong hệ lập của Duy ngã đại thể sẽ mất hẳn bán địa của chữ tình.
Vì vậy chúng ta biết rằng âm dương vạn tỏa là sức mạnh của chữ tình thì chúng ta hóa thượng sẽ gặp chân tình chính nghĩa. Còn hóa hạ thì sao? Thì gặp thất tình và lục dục thì lục dục thất tình sẽ trói chúng ta trong tình nghiệp mênh mông bao la và không bao giờ chấm dứt của sự thống khổ. Từ kiếp này đến kiếp khác và không chấm dứt về mọi sự đeo bám của thất tình lục dục, đối với mặt bằng của thế giới Duy ngã một khi chưa hóa được chân tình chính nghĩa trong chân thể, siêu thể chân quang của ánh sáng vô cực.
Nếu ta rút trong tứ chân hành ra thì tình yêu của ánh sáng không biên giới và tình yêu của sức mạnh âm dương phối hóa trong vạn loại là cho đủ theo theo tỉ trọng của sự nghiệp hóa từ cực vi đến cực đại. Như vậy chữ tình luôn luôn chan chứa bao la và rộng mở cũng vô cùng để chúng ta được chuyển động trong tình yêu ấy và thực hiện giá trị hóa, đem cuộc sống của Duy ngã đại thể vào chân tình chính nghĩa, thì chúng ta sẽ gặp chân lý trung tâm.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, về tất cả những nghề nghiệp chuyên môn hóa trên hành tinh thì gốc nó là từ chân tình chính nghĩa, vì nó có chân tình chính nghĩa nên con người mới có niềm đam mê để nghiên cứu và thực hiện tất cả những công trình khoa học để đem lại đời sống tốt hơn cho nhân loại. Vậy trong tất cả những hạt nhân đều có chữ tình gốc từ âm dương vạn tỏa. Như vậy một hạt nhân thì xung quanh đều có electron quay quanh và luôn luôn được gắn kết với nhau và không thể nào mà phá vỡ được nó. Vì nếu phá vỡ được nó là đã làm hủy đi nền tảng của vật chất. Thì đây là thể hiện về tính chân tình ở trong tất cả những hệ hạt đó. Thì đây là biện chứng để thấy được về chân tình chính nghĩa ở trong chuyên môn hóa.
Ngài dạy, đúng rồi! Vì một khi mà ta chưa trở về chỗ chân tình chính nghĩa thì sự nghiệp chuyên môn bị sụp đổ theo thất tình lục dục, vì sự nghiệp chuyên môn đã bị thất tình lục dục nó tiêu hủy mất rồi.
Những người đứng trên đỉnh vinh quang đều thắng phục những thứ tình quỷ mị và đau thương bên người tình phản ứng giá trị hóa trong sự nghiệp biến đổi của chữ tình trung tâm. Đây là bài học minh triết rất hùng hồn mạnh mẽ, rất chân thật và cụ thể hóa trong đời sống của Duy ngã đại thể. Trên trời dưới đất duy ngã là sức mạnh của tình yêu là sự thống nhất của tình yêu đối với vũ trụ
Khi thống nhất với vũ trụ thì con người và con người sẽ gặp nhau không biến đổi của chữ tình chính nghĩa ấy để có thể chuyên môn hóa ở sự nghiệp tầm cao và làm tất cả những tác phẩm đẹp nhất trong giá trị chính nghĩa chân tình chuyên môn hóa.
Hôm nay sự tỏ bày minh triết trong chữ tình chuyên môn hóa, thì mặt bằng của chữ tình mà con người thường nói trên đầu môi mà không làm sáng tỏ được chữ tình, thì chữ tình vẫn là địa ngục mà thôi.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, tình yêu vô hạn là của trung tâm và của oai âm dương vạn tỏa đã ban cho vạn loại. Mà đại diện cho vạn loại cấp cao nhất là nhân bản đại thể, vì chữ tình của nhân bản đại thể là chữ tình trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa vô cùng trong hệ thống Thống hóa.
Nếu nhân bản đại thể mà biết hóa tình yêu chân thật, chính nghĩa đó để làm sức bật và đòn bẩy cho sự tiến hóa, thì chính ngay tình yêu chính nghĩa ấy mà nhân bản đại thể sẽ tiến lên hành tinh cấp cao, hoặc thành tựu quả vị cao nhất. Thì chính ngay tình yêu chính nghĩa này mà tất cả hệ thống chuyên môn sẽ hóa ra an vui và hạnh phúc trong nhân bản đại thể. Còn nếu không biết hóa thì trở thành hóa thất tình và lục dục. Nghĩa là buồn, vui, thương, ghét thái quá sẽ đem đến những nhân quả xấu ác trong hệ thống của thất tình. Và lục dục là những sự ước muốn của 6 căn thái quá mà con người đã gieo biết bao nhiêu nhân quả trong hệ thống hành tinh. Nên đức Như Lai đã đem thất tình lục dục vào trong hệ thống cho nhân bản đại thể biết hiểu rõ mà chuyển hóa nó trở thành tình yêu chính nghĩa. Mà tri kiến là các vị đã thành Thánh nhân, vĩ nhân đã có tình yêu ấy. Như vậy, tình yêu chính nghĩa là biện chứng và bản địa chân thật của nhân bản đại thể trong hệ thống tiến hóa, nếu chúng ta biết chuyển đổi chữ tình ấy trở thành tình yêu chính nghĩa thì chúng ta sẽ thành tựu trong tình yêu và trở về cùng đấng Thống hóa.
Ngài dạy, như vậy cái tuyệt vời của tình yêu về Duy ngã đại thể hóa được chân tình chính nghĩa, thì tình yêu ấy luôn luôn có trách nhiệm giữa vợ và chồng, giữa con và cha mẹ, giữa cha mẹ và ông bà. Tình yêu trách nhiệm giữa con người và con người, giữa họ hàng giòng tộc, nói giống… Như vậy tình yêu chân tình là tình yêu có trách nhiệm, luôn gắn kết với nhau tạo thành một sức mạnh cho nhau giữa vợ chồng, giữa con cái, giữa ông bà, giữa cha mẹ, và truyền nối sự nghiệp của tình yêu ấy theo luân lý, trật tự, ổn định và có tính chất trọn đủ về nguyên tắc của xã hội hóa trong tình yêu ấy. Thì tình yêu ấy trở thành sức mạnh của quốc gia và thế giới.
{
QUYỀN NĂNG TRONG CƠ NĂNG
VÀ QUYỀN NĂNG TRONG SIÊU NĂNG
(8/11/2007, Đinh Hợi)
Chư Phật ba đời cùng tất cả các nhà bác học trên thế giới muốn có được quyền năng trong cơ năng và quyền năng trong siêu năng là phải từ mặt bằng tổng tinh hoa của duy ngã đại thể.
Chúng ta không thể tin theo mê tín là quyền năng ấy là do trên trời phóng xuống, hoặc chỉ do một Đức phật, Đức chúa nào đó có mà người khác không có.
Chư Phật ba đời nếu không có mặt bằng duy ngã đại thể thì không thể nào thành tựu quyền năng vô thượng chính đẳng giác đó.
Hôm nay chúng ta phải thấy rằng quyền năng trong cơ năng và siêu năng có liên quan đến minh triết pháp hoa. Vì không có một loại sen nào mà không cần bùn để hóa thành sen. Cũng như không có một loại kim cương nào mà không cần than chì để hóa thành kim cương. Như vậy thì mặt bằng của tổng thể mang tính minh triết về hệ thống Công Luật, đều hóa trên mặt bằng của duy ngã đại thể. Vì duy ngã đại thể là tổng hàm thể tổng thể tinh hoa, hay còn gọi là tổng cực tinh hoa. Cực ở đây có nghĩa là hai đối trọng của giá trị cao nhất và thấp nhất, là cực vi và cực đại; cực thanh và cực trược; cực âm và cực dương. Cực ấy là từ sự hiệp chiếu của tính và thể để hình thành. Như vậy trong cực đã có thể, thì cực đại cũng có nghĩa là đại thể, cực vi cũng có nghĩa là vi thể. Như vậy cực vi và cực đại có tính của cực đại vi thể. Vậy thì trong cực đại và cực vi của than chì có tính của tinh hoa kim cương. Trong cực đại và cực vi của bùn đã có đầy đủ tổng chất tính của tinh hoa sen.
Vậy, quyền năng trong cơ năng và siêu năng là có liên quan đến pháp hoa, tức là liên quan đến mặt bằng tổng thể tinh hoa. Pháp là vô lượng pháp, là vạn pháp, là phương pháp. Pháp là tất cả những cơ cấu được cấu trúc và hình thành hệ thống của tổng thể và chi thể từ cực vi đến cực đại và các chiều hướng của hóa. Vậy mặt bằng của duy ngã đại thể là tổng thể của hóa, nên mới hình thành ra tổng thể tinh hoa kim cương và tinh hoa liên hoa.
Vậy quyền năng trong cơ năng phải trải qua quá trình tinh luyện cũng như than chì hóa thành kim cương. Quyền năng trong siêu năng đã trải qua quá trình tinh luyện cho nên bùn và ngó sen gặp nhau để hóa thành sen. Đưa ra những ví dụ ấy là nhằm để làm sáng tỏ duy ngã đại thể, và làm cho con người chúng ta giác ngộ về giá trị tổng thể ấy. Vậy quyền năng trong cơ năng và quyền năng trong siêu năng là hoàn toàn có thực trong đời sống của nhân sinh quan và trụ quan.
Làm thế nào để đạt được quyền năng ấy?
Chúng ta phải có ý thức và trách nhiệm tu học, ý thức và trách nhiệm công luyện, ý thức và trách nhiệm tiến hóa, không lùi bước trước sự nghiệp hướng thượng. Như vậy, đấng thống hóa và mười phương Như Lai, nguyên khí ánh sáng vô cùng vô tận ấy đã cho tất cả Vạn hữu và cho tất cả mặt bằng duy ngã đại thể . Có thể nói là cho khắp cùng cả tam thiên thế giới. Tùy theo mức độ tiến hóa mà được cho, càng lên cao thì giá trị cho càng nhiều hơn, tinh hoa lớn hơn, siêu đại hơn, khổng lồ hơn. Và đi đến chỗ viên mãn tốt đẹp nhất có thể làm chủ được vũ trụ. Vậy duy ngã đại thể đã trở thành một kho tàng quí nhất trong đời sống của tam thiên đại thiên thế giới.
Minh triết sẽ giúp cho chúng ta sáng tỏ được tinh thần tinh hoa tri thức, chúng ta không còn hình thành cái ngã ba đường trong đời sống của nhân sinh quan và vũ trụ quan. Mà nó thống nhất được sự hợp chiếu của tinh hoa tổng thể ấy để tạo ra thành sức mạnh hội tụ đưa chúng ta trở về chân ngã. Và từ chân ngã đi đến siêu năng quang và ánh sáng vô cực. Vậy thì trước tiên chúng ta phải thực hiện quyền năng trong cơ năng. Vì đời sống của xã hội rất cần quyền năng trong cơ năng vì nó là lập thể hóa vật thể, là những cung cầu bức thiết cho đời sống của giá trị nhân lượng, vật lượng và cân đối trong đời sống của nhân lượng vật lượng ấy, cho nên quyền năng trong cơ năng là một trong những phép biện chứng của những cái quyền thực thi đúng đắn nhất và đem lại sự hạnh phúc cho nhân loại trên hành tinh. Như vậy ai có quyền năng trong cơ năng là cũng có quyền hưởng hạnh phúc của giá trị hóa và đem lại giá trị vĩ nhân trong đời sống xã hội hóa. Và chính nhờ nhiều vĩ nhân ấy mà đất nước dân tộc loài người trên hành tinh được nhiều công trình hạnh phúc mở ra từ quyền năng trong cơ năng.
Quyền năng trong cơ năng là thực hiện những cái quyền chân chính nhất, đúng đắn nhất để xây dựng những công trình cho con người, cho xã hội; quyền ấy là làm đẹp đời và đem lại hạnh phúc cho người khác, quyền ấy là hóa tất cả những gì đau khổ đem lại sự bình an và hạnh phúc. Đó là cái quyền chân chính nhất mà Thống hóa đã ban cho chúng ta.
Khi chúng ta thực hiện quyền năng trong cơ năng ấy vào trong đời sống của nhân loại thì chúng ta cũng không bao giờ mất thứ gì cả mà lại được to lớn hơn gấp nhiều lần những gì mà chúng ta làm ra. Nên quyền năng trong cơ năng là phép biện chứng của danh giá, của cao sang và trọng đại nhất, của những vĩ nhân đã được nhân loại vỗ tay và hoan hô, được chào đón như một lãnh tụ, như một nguyên thủ, như một con người đứng đầu thủ kinh trong đời sống của xã hội đó.
Về quyền năng trong cơ năng có rất nhiều. Như quyền năng trong cơ năng của các hệ thống chuyên môn. Quyền năng trong cơ năng có tính chất dẫn lối đưa đường của những hệ thống minh triết chính trị và đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Vậy quyền năng trong cơ năng là đang thích nghi nhất trong đời sống của xã hội biện chứng. Từ nền tảng quyền năng trong cơ năng ấy để chuẩn bị thiết lập cho một sức hội tụ mạnh hơn có tính chân tính hơn, có tính linh khí hơn, có tính siêu thể hơn và phi vượt hơn trên thềm nhị nguyên ấy để đạt được quyền năng trong siêu năng.
Vậy nền tảng của quyền năng trong cơ năng là lập trình về giá trị thượng phong cho sự nghiệp hóa để đạt đến đỉnh cao của quyền năng trong siêu năng.
Quyền năng trong siêu năng là chúng ta đã trở về với trung tâm ánh sáng toàn cực và hiệp thông được linh quang hội tụ tột cùng đó. Quyền năng trong siêu năng là đỉnh cao của sự giải thoát, và đỉnh cao của một sức mạnh lớn nhất mà Như Lai đã chiếm địa vị quyền năng tuyệt đối ấy.
Như Đức Jêsuries Ngài nói về quyền năng thì quyền năng ấy là quyền năng trong siêu năng.
Như Đức Thích ca Ngài chứng đạt Lục thông, trong đó có Tha tâm thông và vô lân tận thông, thì đó là có quyền năng trong siêu năng.
Như Đức Đạt Mạ Ngài dùng thần túc thông để cứu đứa bé trên sông thì đó cũng là quyền năng trong siêu năng.
Quyền năng trong cơ năng, như tất cả những nhà bác học đã làm ra những công trình khoa học thực nghiệm, đó là quyền năng trong cơ năng.
Như xây dựng công trình kim tự tháp; như xây dựng đế thiên, đế thích đó cũng là quyền năng trong cơ năng.
Muốn thực hiện được công trình quyền năng trong siêu năng và cơ năng là phải lấy từ mặt bằng duy ngã đại thể, đó là tính biện chứng.
Các Đức Phật đã trải qua hằng hà sa số kiếp thì Ngài cũng dùng mặt bằng của duy ngã đại thể để hóa quyền năng trong siêu năng và quyền năng trong cơ năng.
Vì duy ngã đại thể là nền tảng, là trung tâm tập hợp tổng tinh hoa để hóa quyền năng trong siêu năng và cơ năng.
Vậy chúng ta không nên tin rằng quyền năng ấy là do ai cho, hoặc do trên trời phóng xuống cho.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!