Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 54


MỤC LỤC
STT TRANG
1. TIỂU THỪA TẠNG KINH 1
2. TRIẾT GIẢNG VỀ THIỆN VÀ ÁC 2
3. NGHIỆP VÀ QUẢ 7
4. NGHIỆP CHUYỂN VÀ CHUYỂN NGHIỆP 10
5. XÁC ĐỊNH NGHIỆP DĨ 14
6. NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ ĐAU 16
7. TÍN HẠNH NGUYỆN 25
8. GIẢNG VỀ: 4 TƯỚNG CỦA CHÚNG SINH 27
9. NGŨ ĐỘN SỬ 34
10. LỤC ĐỘ (6 PHÁP) THƯỜNG NHẬT 39
11. KINH TÂM VẬT TƯƠNG TÁC NHÂN QUẢ BÁO ỨNG 42
12. TÍNH BIỆN CHỨNG VỀ GIÁ TRỊ HÌNH THÀNH ĐỊA NGỤC TÁNH VÀ ĐỊA NGỤC TƯỚNG, THIÊN ĐÀNG TÁNH VÀ THIÊN ĐÀNG TƯỚNG TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA 46
13. TÂM BẤT THƯỜNG TRONG HẠNH NGUYỆN HƯỚNG THƯỢNG, Ý BIẾN ĐỘNG TRONG NGHIỆP THỨC CƯU MANG 53
14. Ý THỨC KIẾN CHẤP TRONG HỆ THỐNG PHÁP VÀ PHÁP HÓA TRONG HỆ THỨC KIẾN CHẤP 56
15. CÁC PHÁP BẤT NGHĨA CHÍNH NGHĨA BẤT LƯU NHẬP 58
16. GIẢNG NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG 61
17. CÔNG CUỘC CHUYỂN TRẠNG 64
18. ĐỘNG LỰC VÀ ĐỘNG NGHIỆP 69
19. CÁC HOẶC LẬU CHUYỂN ĐỘNG TRONG Ý THỨC VÀ TIỀM THỨC 73
TIỂU THỪA
TẠNG KINH
š{{{
TRIẾT GIẢNG VỀ THIỆN VÀ ÁC
Bình thường tất cả chúng ta đã qua quá trình tu chính, chúng ta có cái quan niệm chung là cái gì tốt là thiện, cái gì xấu là ác. Nhưng thật ra trong đời sống chúng ta có nhiều khi phải đồng hành thiện và ác, trong quá trình duyên khởi thì cũng có tương tác giữa thiện ác về duyên khởi đó và chúng ta cũng chưa làm sáng tỏ về vấn đề thiện ác đó, vì nó rất phức tạp.
Vì vậy nên tôi chia ra bốn phần: Là trong thiện có ác, trong ác có thiện và trong thiện không có ác, trong ác không có thiện.
Thế nào là trong ác có thiện? Ví dụ thứ nhất: như ông A có một người Mẹ bệnh nặng mà bệnh của bà thì chỉ có bắt được con rắn mun mới có thể cứu được bà Mẹ. Vì cứu Mẹ mà ông A đầu tiên là khởi tâm và hành động giết con rắn, rồi sau đó mới đến việc cứu Mẹ. Vậy cái giết trước cái cứu, đó là trong đồng hành của cái thiện và ác, thì chúng ta phải tính cái tỷ lệ giữa thiện và ác như thế này. Nếu giết con rắn là vi phạm của hai cấp, nhưng mà cứu Mẹ là tăng trưởng của tám cấp. Vậy việc cứu người Mẹ lớn hơn việc giết con rắn đó. Thiện ác đồng hành nhưng mà kết quả về giá trị thiện nó cao hơn cái ác, thì ta sẵn sàng giết con rắn đó. Vì ta đem trừ ra sự chênh lệch giữa cấp độ thì ông A vẫn còn sáu. Nhưng nói về chính lý thì ông A vẫn có hành vi ác, nhưng mà tỷ trọng và giá trị cứu thì cao hơn cái sát. Nếu tính giữa con người và con rắn thì nó chêch lệch ở cấp độ quá lớn, vì từ con rắn mà chuyển qua con người phải trãi qua a tăng kỳ kiếp, nhưng anh cứu sống cái thành quả của nhân bản về a tăng kỳ, mà anh giết một rắn nó không thuộc về a tăng kỳ. Tức là anh cứu một con người nó thuộc về ý thức, mà anh giết một con rắn nó thuộc về cảm thọ. Thì giữa sự cảm thọ và ý thức nó chênh lệch mức độ quá lớn. Chính vì vậy mà chúng ta giết con rắn. Đó là trong ác có thiện.
Ví dụ thứ hai: Như Ngài Đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát lúc Ngài hóa thân đồng thời với Phật, cái hành pháp của Ngài là tri kiến Phật thống hiếu. Nhưng sau khi Ngài hóa thân Bồ Tát để mà hành sử trong xã hội đó, thì chính Ngài là người giết 50 tướng cướp trong một đêm, tại sao Ngài phải làm chuyện đó. Bởi vì 50 tướng cướp đây nó đã từng giết người từ quận này sang tỉnh nọ, gần như nó đến đâu sát phạt đến đó, kể cả một đại thể, làm mất không biết bao nhiêu là của cải, không biết bao nhiêu là mạng người, chồng mất vợ, con lìa Cha, anh mất em và người người mất nhau, bởi 50 tướng cướp đó nó khốc liệt đến nỗi là người phải tru và trời cũng phải tru. Không còn cách nào nên trời phải sai Đại hiếu Mục Kiền Liên hóa thân làm vị đại tướng và chỉ trong một đêm, Ngài giết sạch 50 tướng cướp. Vì Ngài muốn đem lại mọi sự bình an cho nhân loại để nhân loại không còn bị dấy ác. Vì nếu không giết 50 vị tướng cướp đó, thì việc dấy ác nó sẽ rộng khắp trong xã hội đó, và nguy hại về sinh mạng con người, có thể lên hàng trăm ngàn người. Cho nên Ngài phải giết 50 người để cứu hàng trăm ngàn người khác, Thì hành động này là Ngài thừa thiên, tức thay mặt trời để hành quyết. Khi Ngài giết tức nhiên phải có tội, nhưng đối với Ngài được giảm trừ cái phần giết đó, vì tính con số nhân về sự cứu độ của Ngài, thì cứu vẫn cao hơn. Nên quả vị Bồ Tát không bị biến đổi. Đó là đại thừa, là trong ác có thiện. Nếu minh bạch về cái vế này thì đây vẫn là cái giá trị thiện, đây là tỉ lệ thuận.
Thế nào là trong thiện có ác? Ví dụ: Ông B giết sạch cả gia đình gồm có 9 người để ông lấy vàng lấy của về ông nuôi một vợ ba con. Đó là tiền ác nhưng hậu thiện, nhưng tỷ lệ thiện lại nhỏ hơn cái ác. Nếu tính ra thì ác bảy mà thiện có ba, nếu đem trừ ra thì ông B vẫn còn bốn số điểm ác mà không lấy gì bù được, thì đây là tỉ lệ nghịch.
Như vậy, chúng ta phải tính thiện ác ấy bằng toán học và quy trình chuyển động của ý thức qua quá trình hoạt động của giá trị ác thiện, để minh định giá trị thiện ác và định nghĩa thiện ác.
Thuần thiện là gì? Là chúng ta đem cho người, mà chúng ta không cầu lợi người khác đem cho ta. Nghĩa là chúng ta làm thiện mà hoàn toàn không có một chút ác trong đó. Tức là trong thiện không có ác.
Còn trong ác không có thiện là khi con người họ đam mê, họ nghiện ngập, thì bản chất họ không quay lại thiện được, vì họ sống trong cuộc đời nghiện ngập, do nghiện ngập đó nên họ đi giết người, cướp của và họ không giúp cho ai hết. Thì đó là trong ác không có thiện, và ngày ngày họ quen tập làm như vậy, thì việc đi làm một chút thiện cũng không bao giờ có trong cái ác đó.
Như vậy, bốn vế này đã được minh định giá trị thiện ác của loài người trong tính mâu thuẫn và không mâu thuẫn, trong tính nghịch biến và không nghịch biến, trong cái tính thuận và tính nghịch. Giữa tính thuận và tính nghịch mà nó tạo ra trọng lực của giá trị thiện ác khác nhau.
Đây là bốn vế giá trị trong ác có thiện, trong thiện có ác, trong thiện không có ác và trong ác không có thiện. Bài này chúng ta phải học để sau này ra đời, sẽ gặp phải những con người ngông ngô đến mức độ nó nói rằng không có thiện ác gì hết. Đó là cái mâu thuẫn của xã hội nội tại và nó bị cuốn hút theo cái lực đó mà buộc phải làm, thì chúng ta phải giải quyết bằng toán học, để cho rạch ròi giữa thiện và ác từ bốn vế đó và phân định thiện ác cũng được rõ ràng như vậy.
Tóm lại, khi chúng ta minh triết được giá trị thiện ác, định nghĩa được thiện ác. Thì thiện ác vẫn là thiện ác, chứ không thể khác và lẫn lộn được.
Như vậy, chúng ta phải cố gắng quyết tâm thực hiện cho được các loại nhân quả thiện. Nếu chưa đạt được chỗ vô dư, thì chúng ta vẫn ở trong đời sống của hữu dư, của nhân quả thiện nghiệp. Và từ nhân quả thiện nghiệp đó chúng ta sẽ đi dần lên chỗ vô dư, chỗ nhất thể.
Tâm đức phát sinh từ đâu? Chúng ta ở trong lập trình của nhị nguyên thì tâm đức phát sinh từ vô lượng thiện nghiệp, tức là từ cực vi của thiện nghiệp đi đến cực đại của thiện nghiệp và chính cái cực đại thiện nghiệp đó làm nền tảng cho tâm đức. Vì chỉ có thiện nghiệp mới trở về cái lõi của ánh sáng, làm sức sống và đẩy ngược tâm thức vào chu trình thượng.
Xã hội hóa từ thiện là mục đích đi về cái nguồn thực của nó. Vậy thiện nghiệp vẫn là mặt bằng đời sống chân thật nhất của xã hội, chứ không phải ác nghiệp và tội ác.
Tội ác là tri kiến sự báo khổ cho tất cả những giá trị trong đời sống để chúng ta phải cảnh tỉnh trong sự phạt trích đau khổ đó. Chính từ những nhân quả đắng cay đau khổ đó mà cảnh tỉnh. Chính vì những sự khốc liệt đó mà chúng ta cảnh tỉnh, để chừa bỏ tất cả những loại nhân quả đó.
ee.ff
GIẢNG VỀ NGHIỆP
Đứng về nhân sinh quan, nếu không có tính thể lập thành nhân bản thì không có nghiệp, đó là tính biện chứng. Như vậy tính tất yếu của nghiệp đã có rồi, con người là sản phẩm của các loại nghề nghiệp, con người là gốc của sự phát minh ra các nghề nghiệp, nghề nghiệp của con người có nhiều loại: như người thì làm thợ may, người thì làm thợ rèn, người làm thợ mộc, người làm nông, làm biển…v.v Có người cùng lúc lại làm 2 nghề hoặc 3 nghề. Tất cả đều có nghề, mà nghề tức là nghiệp, nên gọi là nhân sinh bá nghiệp. Nghiệp, như một vết lằn sâu lặp đi lặp lại hàng ngày. Như vậy tính biện chứng của nghề nghiệp là do nhân bản mà ra.
Chúng ta phải hiểu như thế nào về cái thực của nghiệp. Thực ra, thực và giả là do chúng ta phân biệt. Vì ở tầng dưới là tầng của hóa sinh, của bá nghiệp để huân tập đi đến tối thượng nghiệp, đi đến chánh nghiệp. Nhưng mà chánh nghiệp hóa bá nghiệp, chánh nghiệp lại từ đại sự nghiệp trung tâm vạn năng mà ra.
Nghiệp của Như Lai và chúng sanh khác ở chỗ nào? Nghiệp Như Lai là trở về nhất thể, mà nghiệp của chúng sanh là chưa trở về nhất thể. Vậy nghiệp không có thực và giả mà chỉ có tương đối và tuyệt đối mà thôi. Nếu có giả là vì nó không thường trụ. Ví dụ, như hôm nay ta làm nghề này, rồi ngày mai ta lại đi làm nghề khác. Cũng như hôm nay ta làm nghề ác, nghiệp ác, rồi ngày mai ta lại đi làm nghề thiện, nghiệp thiện. Đó là sự thay đổi giữa ác và thiện hoặc thay đổi giữa nghề tốt và nghề xấu. Chính vì vậy nên bá nghiệp là không có thường trụ, nên gọi là tương đối. Còn khi trở về cái nghiệp của tối thượng thì không còn biến đổi, đó là sự nghiệp Như Lai. Như vậy chúng sinh ở tầng dưới gọi là bá nghiệp, nhưng khi huân tập trong bá nghiệp để tìm ra một con đường trở về chỗ tột cùng cao quý nhất của nghiệp, thì gọi là chánh nghiệp. Từ chánh nghiệp đi đến tối thượng nghiệp và đi đến sự nghiệp Như Lai, chỗ đó gọi là sự nghiệp thường trụ. Như vậy, chân tính của Như Lai là sự nghiệp thường trụ, còn đối với chúng sinh thì tất cả những nghề nghiệp gọi là bá nghiệp, nó là lập trình của hoặc lậu, của ý thức, của sự chuyển động, nhằm để huân tập từ chỗ chúng ta sai mới giác ngộ được cái đúng, từ cái nghiệp xấu chúng ta mới giác ngộ đi qua cái nghiệp tốt và lần lần chúng ta loại trừ tất cả những nghiệp xấu đó để trở về chánh nghiệp và chánh nghiệp là nền tảng để chúng ta đi về tối thượng nghiệp.
Như vậy, tầng dưới của nhân sinh quan thì nghiệp có thực, nhưng có thực trong tương đối vì nó thay đổi được. Nhưng khi trở về chỗ tột cùng của tính viên giác thì sự nghiệp ấy không bị biến đổi nữa. Thì sự nghiệp Như Lai là bất biến đổi, đó là chỗ thực nhất của sự nghiệp. Cũng như trung tâm linh quang không bị biến đổi, có nghĩa là sinh hóa vô cùng vạn loại, nhưng không bao giờ biến đổi về chân tính và mất tính tinh hoa tột đỉnh đó, nên gọi là tuyệt đối, chỗ đó là đại nghiệp của vũ trụ.
Nghiệp là thực thể của giá trị tiến hóa ở tầng hạ và đi đến tối thượng. Như vậy, sự nghiệp của vũ trụ có thực mới có chúng ta có thực. Nếu sự nghiệp vũ trụ không có thực thì chúng ta không có thực đang ngồi đây. Nếu đặt ra vũ trụ không có sự nghiệp thì vũ trụ không có lý, còn có lý là có sự, mà có sự là có nghiệp. Như vậy chữ lý là phát nguyên tổng tinh hoa của sự nghiệp vũ trụ.
Nếu không có lý tính thì làm gì có vạn sự hóa lập, thế thì lý hóa sự, tính hóa thể, tâm hóa tướng. Như vậy, sự nghiệp khởi đầu của lý và tính là đại sự nghiệp vũ trụ, là bản chất giá trị của sự nghiệp vũ trụ. Thì bá nghiệp là vòng quay của biên địa, chánh nghiệp là trục quay của trung tâm.
Đức Phật dạy: Một giờ im lặng trong thanh tịnh hơn người nói rất nhiều trong một ngày mà không có gì. Khi nói phải phát được cái cường lực của sự dẫn độ thì lời nói đó sẽ tích chứa giá trị ngọc, đưa ta trở về trong chánh nghiệp trung tâm.
Tóm lại, nghiệp là tính tất yếu trong định luật tiến hóa, từ nhị thừa giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác tạo thành vết lằn lập đi lập lại gọi là nghiệp. vì có tâm, có vật; có thân, có ý là có nghiệp.
Nghiệp là bản lề, là cội gốc của nhân quả, giữa nghiệp tất yếu và nhân quả tất yếu là một cặp, đi chung trong quá trình chuyển động của vũ trụ, của muôn loại mà không thể khác.
Có sự tác động của ý thức và vật chất mới sinh ra nghiệp, khi nghiệp đã khắc sâu vào ý thức, chúng ta muốn chuyển hóa từ nghiệp ác qua nghiệp thiện thì phải nổ lực tu chính. Tu chính là không thủ hữu, không ái kiến, không mắc kẹt trong những sở nhân duyên huân tập, không mắc kẹt trong con đường thái quá và bất cập, không mắc kẹt trong các pháp nghiệt ngã của các nghiệp chuyển động. Chúng ta vượt ra các nghiệp chuyển động để thù thắng được các nghiệp, thì chúng ta mới có sự nghiệp Như Lai.
Đỉnh cao của sự nghiệp tu chính công luật phật đạo là trực diện bản nguyên, diện mục chân tính. Mượn thân để hóa pháp, mượn thân để hóa đạo, mượn thân để hóa tinh hoa pháp tâm. Như vậy, mượn thân để bọc chứa giá trị của hạt tâm và hạt tâm tăng trưởng ở mức độ kết tinh vững chắc, thì cái vỏ cơm kia đâu còn giá trị nữa, đâu thể sánh bằng cái hạt bên trong, vì cái hạt tâm đó là quyết định cho tất cả sự sống đời đời.
NGHIỆP VÀ QUẢ
Nghiệp chướng là sóng nghiệp, vì sóng tức là chướng. Không có gì dữ dội bằng sóng nghiệp. Như biển có sóng, nhưng cũng có lúc yên lặng khi không có gió. Còn biển nghiệp của tâm thức thì không yên lặng, chỉ khi nào chúng ta trở về dung thông vạn pháp thì mới có yên lặng. Như vậy, các pháp trở về gốc để an trụ, thì nơi dung thông hội tụ là nơi an trú tốt nhất.
Như đạo tràng Bia Sơn đây là phương tiện an trú, chứ chưa phải là thực tướng an trú. Khi chưa có được thực tướng an trú thì các pháp nhân quả tiếp tục biến động và cũng sẽ lôi chúng ta đi theo dòng nghiệp đó.
Đức Như Lai nói: Đã là nghiệp thì nhất định phải có nhân và quả. Nếu đứng trên tinh thần Công Luật thì chúng ta sẽ chuyển được dòng nghiệp đó. Vì nghiệp có hai dòng thượng và hạ. Đầu tiên chúng ta phải chuyển từ dòng nghiệp hạ qua dòng nghiệp thượng và từ chánh thượng nghiệp ta trở về thực tướng. Vậy là chuyển nghiệp chứ không thể diệt nghiệp. Tức chuyển hóa các nghiệp thuộc về cấp hạ quay về cấp thượng hay là chuyển nghiệp ác qua nghiệp thiện, thì chúng ta mới trở về dung thông được..
Đức Phật nói người có chánh nghiệp nhất định sẽ có chánh mệnh, vì chánh nghiệp gắn liền với chánh mệnh, để thành lập giá trị dung thông và trở về thực tướng. Dung thông là cái mối chốt cuối cùng của con đường tiến hóa và thành tựu chính vị. Đức Phật nói rằng dung thông là cảnh trí an trụ tốt nhất, cảnh trí đó là sự sống chân thật không còn bị biến đổi.
Dung thông là luôn luôn thuận với mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, không còn cố chấp bảo thủ, bởi bản ngã cố vị cố hữu. Thuận với mọi hoàn cảnh nhưng không bao giờ bỏ việc của chính nghĩa.
Muốn đạt được dung thông là phải đánh sập được bản ngã, vì vô ngã là niết bàn.
Chấp ngã là còn kẹt trong 4 tướng pháp của ngoại biên thì chúng ta không thể trở về dung thông để thành tựu thực tướng được.
Chúng ta chuyển hóa nhân tướng, chúng sinh tướng, ngã tướng và thọ giả tướng quay trở về trục chính pháp, thì 4 tướng ấy tự nhiên hóa giải, bên trong chân tâm dần dần kết tinh kim cương và thực tướng hiện ra. Như vậy, chúng ta sẽ có tự tại không còn bị ràng buộc trong 4 tướng đó nữa.
Tính của Oai Âm Dương Vạn Tỏa kinh là tự tại, tính của Trung Tâm Vạn Năng là tự tại. Vì tự tại hóa, tự tại sinh ở trong vô cùng đó. Hay là chân tính ánh sáng của vô cực là vô cùng tự tại. Như vậy Thống Hóa là gốc của chúng ta đã có bản nguyên tự tại, thì chúng ta phải trở về chính bản nguyên tự tại đó để được tự tại giống như trung tâm vũ trụ vậy.
Như vậy tâm vật tương tác theo chu trình thuận thì được dung thông, mà tương tác theo chu trình hạ thì bị phân biến mất tính dung thông.
Ứng tác sở trí là để điều phục các nguyên tố giữa khách quan và chủ quan. Nếu chúng ta không ứng tác sở trí được thì bị các pháp nó hấp dẫn làm cho chúng ta bị phân biến tâm thức. Thì Đức Phật gọi đó là dòng nghiệp. Dòng nghiệp đó do từ những ý niệm bất tương ưng kết thành. Chúng ta có thể xác định là mỗi một ý niệm bất tương ưng là một hạt muối, một hạt nước độc. Mà vô lượng ý niệm bất tương ưng là vô lượng hạt nước độc, thì nước ấy nó sẽ xâm thực, gậm nhấm và làm tiêu mòn a lại da chúng ta. Khi nó đã kết dòng rồi thì nó tạo thành sức mạnh kéo chúng ta đi, mà chúng ta không thể chống nổi nó.
Chúng ta đừng để cho ý niệm phát sinh ra hoặc lậu, mà chúng ta phải đoạn trừ nó khi nó mới phát sinh khởi niệm.
Đức Phật chia ra hai cách niệm: Một, là bất thiện niệm và thiện niệm; hai, là bất tương ưng niệm và tương ưng niệm. Bất tương ưng đồng nghĩa với bất thiện niệm, là những thứ niệm làm phân tán. Tương ưng niệm đồng nghĩa với thiện niệm là niệm ấy giúp cho chúng ta đi vào con đường hội tụ.
Ba thời quá khứ hiện tại vị lai hoàn toàn có thực, vì nó nối nhau trong định luật nhân quả chuyển động đó. Nhưng nhà Phật lấy hiện tại làm trung tâm can thiệp cho giá trị giữa quá khứ và vị lai. Vì quá khứ đã đi qua rồi chúng ta tìm lại những dấu chân quá khứ không có nữa, mà nó đã tập hợp về ở nơi chúng ta rồi. Nếu hiện tại chúng ta có cuộc sống tốt, thì chúng ta phải phát huy về những giá trị đó hơn nữa, để làm vốn liếng cho giá trị vị lai. Vậy chúng ta giải quyết vị lai bằng hiện tại. Nhưng ngược lại hiện tại cuộc sống chúng ta có quá nhiều rủi ro đau khổ, thì chúng ta cũng phải bắt đầu thay đổi ngay trong hiện tại. Chúng ta phải xác định vì quá khứ chúng ta đã gieo trồng nhiều thứ không tốt nên nó tập hợp về hiện tại trong đời sống chúng ta đây. Vậy muốn giải quyết về vị lai thì chúng ta thay đổi ngay trong hiện tại, là phải đẩy lùi tất cả những đức tính xấu ấy ra khỏi lòng ta và tập hợp tất cả những ý niệm tốt và đồng thời làm những điều tốt ngay bây giờ, thì nhất định sẽ hóa giải được quá khứ và đồng thời triệt tiêu được những quá khứ xấu xa đó mà chỉ còn lại điều tốt trong hiện tại để chuẩn bị cho vị lai.
Đức Phật đã nói rõ: Quá khứ bất khả đắc vì nó đã đi qua rồi, ta tìm nó không có nữa. Còn vị lai là chưa tới thì ta cũng không tìm và không cầu gì được.
Vậy chúng ta sống thực tế trong hiện tại là đạo lý sống thực trong đời sống và hoàn chỉnh giá trị thực trong chính mình có, để có được những quả tốt cho vị lai và đồng thời đẩy lùi tất cả mọi sự đau khổ của quá khứ mà nó đã tập hợp về ngay trong cuộc sống chúng ta đây
Chân lý của Công Luật là chân lý của sự sống và sự sống ấy nó không bị giới hạn ở bất cứ một cấp độ nào. Vì giá trị ánh sáng của Công Luật đã có trong sự sống của các loài từ thấp nhất đến cao nhất. Đối với Công Luật không có phân chia về giá trị tôn giáo và tín ngưỡng. Mà Công Luật là giá trị sự sống và sự sống một cách toàn khai, rộng mở đến khắp cả các loài đều có giá trị của sự sống trong sự nghiệp Công Luật đó. Chúng ta là những người biết được điều đó nên phải đem ánh sáng của sự sống cho tất cả mọi loài. Như vậy vũ trụ đã ban cho sự sống mà nhân loại không biết tìm về sự sống thực mà thôi.. Thì ở đây Đức Phật can thiệp giữa sự sống ảo và sự sống thực. Có thể các tôn giáo vẫn còn sống trong sự sống ảo đó. Nhưng đối với giá trị Công Luật thì đã loại trừ được sự sống ảo. Vì cửu kinh là con đường của sự sống tổng thể, thì có thể can thiệp ở bất cứ một chi nào, có thể can thiệp cả sáu đường: địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, Atu la, nhân, thiên. Vậy Công Luật vũ trụ là học thuyết của sự sống, cách làm của sự sống và tìm đến sự sống vĩnh viễn và sự sống trên tất cả mọi sự sống, vì Công Luật là mang tính đại hóa.
NGHIỆP CHUYỂN VÀ CHUYỂN NGHIỆP
1. Nghiệp chuyển
Là sống theo nghiệp thức và nhân nghiệp thức đó lên nhiều lần tạo thành sức mạnh của dòng nghiệp và dòng nghiệp ấy lôi chúng ta đi. Nghiệp thức ấy không giảm mà lại tăng lên, tức là cái tham sân si hạ càng tăng, sự dối trá càng tăng, ma thức càng tăng và hoặc nghiệp càng tăng lên thì đó là chúng ta bị nghiệp chuyển. Làm cho chúng ta mất đi nhân phẩm, mất đi tâm đức và giá trị chính vị. Mất đi tất cả những chất liệu bên trong mà chỉ còn lại cái bã, nên hạng người đó mọi người thấy là ghê sợ và xa lánh, làm cho con người đó bị đơn độc và cô lập, bị mất thế và lực. Khi thế và lực mà mất rồi thì con người đó trở nên yếu ớt và không còn giá trị.
2. Chuyển nghiệp
Như trước đây chúng ta đi theo cái nghiệp sai lầm, nghiệp kiến tri phiền não, thì bây giờ chúng ta giác ngộ, chúng ta chuyển được từ nghiệp xấu sang nghiệp tốt, từ nghiệp ác qua nghiệp thiện. Dụ như, chúng ta thực hiện được công trạng trong công án Bia Sơn là chúng ta đã sắp xếp được nghiệp gia đình và những nghiệp trong đời thường của xã hội, nên chúng ta mới ở được tại Bia Sơn thì đó là chuyển nghiệp.
Muốn chuyển được nghiệp, đòi hỏi chúng ta phải có ý chí, phải có lòng quyết tâm cao. Đó là nhiệm thức pháp đối với sự nghiệp tu học và tiến hóa. Tức là phải có một ý thức trách nhiệm tu học rất cao và ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp chuyển luân rất cao, với lòng độ sinh cao và trách nhiệm đối với bào tộc tứ chúng cao, thì mới chuyển được nghiệp. Phải xác định về chánh mệnh cũng như chánh định, quyết không chấp nhận bị trôi dạt, bị sa đọa thì chúng ta mới chuyển được nghiệp.
Như vậy, ý thức trách nhiệm tu học và tiến hóa cao, đồng thời nhận chân vũ trụ là cha mẹ đẻ của mình, mình phải quyết trở về gặp cha mẹ thì ý thức trách nhiệm đó mới chuyển được nghiệp.
Ý thức trách nhiệm với sự nghiệp chuyển luân cao, thấy rõ được sự nghiệp của tinh bản Trâu Vàng ra đời là có tính cứu cánh cao, thấy đó là những điều lợi ích vô cùng mà chúng ta không bao giờ quên trách nhiệm, thì chúng ta mới chuyển được nghiệp.
Ý thức trách nhiệm với bào tộc tứ chúng, với tinh thần tận độ cao và sự hiến dâng cao, hạnh nguyện cao thì chúng ta mới chuyển được nghiệp.
Chúng ta luôn luôn yêu quý linh hồn mình và xác định linh hồn mình là một kho tàng vô giá nên mình không thể để cho linh hồn mình bị trôi dạt và trầm luân. Quyết không chấp nhận bị sa đọa vào ba đường địa ngục, ngã quỹ súc sinh nên mới chuyển được nghiệp.
Như vậy, do ý chí và nội lực chúng ta đã phát được ánh sáng và nhận chân được như vậy nên chúng ta nguyện không bao giờ vi phạm, là chạy theo những nghiệp mà trước đây chúng ta đã lỗi lầm.
Như vậy, những ai chuyển được nghiệp thì những người ấy mới có thể có sự nghiệp chuyển luân; chúng ta chuyển được nghiệp kiến tri phiền não và hoặc lậu về tham sân si mạn nghi thì chúng ta mới thành tựu chính vị, chúng ta mới làm được xứ giả của thiên sứ thần đức, chúng ta mới có một chức năng, một chính vị nhất định trong sự nghiệp công luật này.
Giữa nghiệp chuyển và chuyển nghiệp, chúng ta phải nhìn nhận và xác định nó một cách rõ ràng. Thí dụ như, chúng ta đang làm việc gì đó, bổng trong tâm chúng ta nảy lên ý niệm làm chuyện phi nghĩa, thì đó là nghiệp chuyển. Vậy khi ý niệm khởi lên điều bất chính, thì chúng ta dùng chí lực, trí lực để chuyển ý thức đó qua một ý niệm tốt đẹp thiện lành, thì đó là chuyển nghiệp. Vậy giữa chuyển nghiệp và nghiệp chuyển, hai cụm từ này rất quan trọng. Nếu chúng ta quay ngược về chuyển nghiệp thì được đi lên, mà để cho nghiệp chuyển chúng ta thì chắc chắn đi xuống.
Về chuyển nghiệp gồm có 3 bậc, ở tiểu thừa thì chuyển nghiệp theo mức bậc tiểu thừa, lên trung thừa thì chuyển nghiệp theo mức bậc trung thừa, lên đại thừa thì chuyển nghiệp đi đến viên giác, tức là thắng phục hết toàn bộ các nghiệp lực và chỉ còn lại một sự nghiệp duy nhất là chính đẳng giác, là không còn một sự nghiệp nào khác hơn để khiến họ đi vào con đường sai lầm và tội lỗi.
Hiện nay chúng ta mang thân này, nếu không chuyển được nghiệp thì nghiệp nhất định sẽ chuyển chúng ta. Và ngay giờ chết đó thì nghiệp nó sẽ dẫn chúng ta đi vào đúng giá trị mà nó tạo ra đó. Vậy hôm nay chúng ta đang ngồi trong trường công luật này, thì phải quyết tâm chuyển nghiệp chứ đừng để nghiệp chuyển chúng ta.
¯ Tại sao người ta cho rằng đàn bà nặng nghiệp hơn đàn ông?
Đứng trên lĩnh vực của vũ trụ quan thì âm và dương đã có tính bình đẳng triệt để. Bởi vì nhiệm luật công dương thì phải chịu ương gieo, còn nhiệm luật công âm là phải ôm hạt giống ương gieo để mà hấp thụ và nảy nở. Vậy giá trị, trọng tính của dương và âm đều trở thành tính công luật bình đẳng.
Về nhân sinh quan thì cái nặng của người phụ nữ là mang nặng đẻ đau, nếu xét về tính chất thì đó là cái nặng của nhân nghĩa, của sự hiến dâng và hy sinh. Vì nếu không có người đàn bà để đóng vai trò đó, thì loài người sẽ không có sinh sản trên hành tinh này. Còn nếu cho rằng người đàn bà là nặng nghiệp, là do sự phân biệt. Vì trong nam có xấu và tốt, đồng thời trong nữ cũng có xấu và tốt, cả 2 đều có một tỷ lệ tương đối. Trong đời sống của nam vẫn có kiệt nam; trong đời sống của nữ vẫn có kiệt nữ, nữ vẫn có thánh nữ, vẫn có Phật bà. Ngay đức Quan Âm đã hóa thân làm phụ nữ và đã thành Phật Bà, thì bản chất công hành ấy là ngài đã nói lên tính bình đẳng của nam và nữ rồi. Về lập âm thì tạm nói là ở phần dưới, còn lập dương thì tạm nói là ở phần trên, đó là quy luật thành lập, nhưng giá trị của âm và dương thì tương quan với nhau. Nếu nói về trọng lực thì âm luôn luôn chịu sự chứa nhóm hơn phần dương. Như vậy, tính công năng về khách quan của phần âm là chịu tất cả mọi sự hiến dâng và hy sinh lớn hơn phần dương, đó là tính biện chứng.
Về tính công năng tổng thể của phần hóa thì phần âm luôn luôn là người mẹ. Như trong các tác phẩm văn học của nhân loại, của tam thiên đều nói về người mẹ là cao quí nhất. Như những bài hát ru, những tác phẩm ca dao cũng đều nói về người mẹ, rồi từ mỗi tiếng khóc của người con dành cho người mẹ cũng nhiều hơn người cha, tỉ lệ có thể là 60%. Ngược lại, người mẹ dành cho người con cũng nhiều hơn người cha, như vậy ta thấy rằng: cái trọng nghiệp của người đàn bà nó nặng hơn đàn ông là sự cưu mang và khổ nhọc, chứ thật ra người đàn bà vẫn thành thánh, vẫn làm vua, vẫn thành Phật và làm được tất cả mọi thứ. Nếu đứng trên thượng tầng thì thái âm và thái dương bằng nhau, nhưng khi hóa thân thì âm chính là phụ nữ, là mẹ. Vậy cái nặng là nặng cưu mang, nặng hiến dâng và hy sinh, đó là sự thâm trầm và sâu sắc của người mẹ đã trở nên những tác phẩm rất đặc biệt, thì có khi họ lại có cái nhẹ hơn người đàn ông nữa kia. Còn người đàn ông vẫn có những tật hư thói xấu, nếu so sánh thì không thua gì người đàn bà. Như vậy, tỉ lệ giữa xấu và tốt của người đàn ông và đàn bà đều có tính tương quan, thì chúng ta không nên nói rằng, người đàn bà nghiệp nặng hơn đàn ông. Nếu nói người đàn bà nặng nghiệp là nặng sự cưu mang, nặng cái tải trọng và giá trị chịu đựng mới sinh được nhân loại này.
Nếu ta so sánh về lực lượng tương quan của âm và dương thì nó có tính bình đẳng nhất định của nó. Hôm nay dân trí đã giác ngộ và họ dám nói là nam nữ bình quyền thì điều này không phải là quá đáng. Nếu đứng trên văn học nghệ thuật, đứng trên triết lý và trình độ dân trí thì đưa ra nam nữ bình quyền là hoàn toàn đúng.
Tại sao chúng ta lại cho người đàn ông là cao hơn, để áp đặt và khống chế người đàn bà, lại cho người đàn bà là thấp và bị thua thiệt? Đó là do sự phân biệt, do tính bất công bằng của người đàn ông phát sinh ra.
Chúng ta phải thấy rằng: Dương tức là mặt trời, âm tức là hành tinh và chúng ta đang sống trong hành tinh, đồng ý là dương soi để mà âm hóa. Nhưng thực thể trong đời sống, toàn bộ những thứ gì của hữu cơ mà chúng ta ăn là do phần âm hết, còn ánh sáng là ta ăn của phần dương. Như vậy tỉ trọng và giá trị của 2 phần âm và dương không thua kém nhau, tức là âm dương bằng nhau vậy.
29/5 nhuần/ Kỷ sửu
XÁC ĐỊNH NGHIỆP DĨ
Nghiệp dĩ là một dấu chân mòn, một vết lằn mòn và thường lặp đi lặp lại hàng ngày mà không thay đổi được ý niệm, thì đức Phật gọi đó là nghiệp dĩ
Chúng ta phải xác định về nghiệp dĩ để biết sự thực của mình là thuộc nghiệp dĩ loại gì, và những nghiệp dĩ ấy chúng ta đã tẩy, nhổ nó ra khỏi giá trị của ý thức nghiệp chưa.
Nếu chúng ta chưa lấy được nó ra khỏi ý thức nghiệp, thì dù có học cửu kinh nhưng nhất định chúng ta sẽ bị trôi nổi ở cái ngọn của tư tưởng ý niệm chứ không thể nhập được cửu kinh, vì ý thức nghiệp ấy nó đã tràn ngập và bao vây, khi ánh sáng minh triết vào thì bị nó đẩy ra nên chúng ta học mà không nhớ gì cả. Nhưng khi nói đến những thứ thuộc về nghiệp dĩ thì lại nhớ rất nhanh, thì xác định loại nghiệp dĩ đó là rất nguy hiểm.
Sở dĩ chúng ta cột ý thức và thân khẩu nghiệp trong quy trình chân hành của một nghề nghiệp thiện là mục đích để lần lần thu phục nó. Chân hành cũng có nghĩa là hành thiền là đưa thân khẩu ý chúng ta vào quy trình thiện nghiệp, thì chính đó là công phu để dần dần đẩy những nghiệp dĩ xấu ác ra khỏi đời sống của ý thức ta. Vì vậy việc hóa trị trong đời thường của duy vật biện chứng và chuyển qua duy tâm siêu chứng cũng giống nhau; nó có những tương quan lý lẽ tất yếu của nó về định luật nhân quả, nên nghiệp dĩ có trong đời thường bất thường và nghiệp dĩ có trong mọi khía cạnh trong đời sống của nhân sinh. Chúng ta phải xác định và nắm bắt được nguồn gốc của sức mạnh ánh sáng để chúng ta hóa giải các nghiệp dĩ, các nghiệp lực, mà có thể trải qua nhiều đời chúng ta đã gây tạo ra nó và nó đã giữ lại trong tiềm thức chúng ta
Trong hệ thống lập thể có rất nhiều tầng lớp, từ lập thể của các loài cho đến lập thể duy ngã đại thể là tầng cao và tròn đủ nhất. Khi phần tính nó thấp thì hệ thống lập thể nó thấp, nó được cấu trúc theo phần tính và hệ thống của bản chất để hình thành các lập thể tốt hoặc xấu, vì vậy nên các nhà chiêm tinh gia người ta nói: tướng hiện tự tâm sinh. Như vậy chúng ta quyết không để ý thức nghiệp của chính mình nó chuyển chúng ta đi xuống chu trình thấp. Nếu nó phát lên cái tâm tham lam của người, thì mình liền phát lên cái tâm ban bố cho người, hoặc chuyển si mê trược qua si mê thanh. Nên các pháp hóa trị phải liên tục hóa trị để kết tinh, giá trị hóa trị của đối xứng giữa hạt và hạt, giữa chủng và chủng, giữa nghiệp và nghiệp. Lấy thượng nghiệp hóa hạ nghiệp, lấy thiện nghiệp hóa ác nghiệp, lấy thanh chủng hóa ác chúng. Nó đều có một quy phạm và tương phản của sự hóa tức là luôn luôn đúng phép hóa trị thì tất cả mọi nghiệp dĩ đó sẽ được sạch hóa trong đời sống của chúng ta. Như vậy tinh lọc bằng hóa trị và hóa trị để tinh lọc, thì đây là công thức để chúng ta thực hiện về giá trị hóa, để vẹn toàn giá trị sự nghiệp duy ngã đại thể và đi đến chân ngã. Còn nếu chúng ta không tự giải quyết được về nghiệp dĩ của mình, thì dù cho có học cửu kinh minh triết cũng trả lại cho thầy mà không giữ lại được thuộc về của ta.
Tất cả những cuộc tiệc vui nào rồi cũng tàn mà chỉ còn tồn tại lại duy nhất là hạt tâm lý tính ánh sáng vô biên và thần định giá trị hóa kim cương chân tâm để thực hiện những công trình có thể là du thuyết khắp cả hành tinh.
Chúng ta phải thấy biết nơi nào có sự sống và sự hiểu biết của nhân bản đại thể thì đều đưa cửu kinh vào hệ thống du thuyết.
Vậy chúng ta phải thắng phục tất cả những nghiệp dĩ để trở thành con người của thánh hiền, con người của thánh đức và con người của những tác phẩm để sau này nhân loại sẽ nương nhờ ở những tác phẩm đó.
Nếu chúng sinh nhờ ta càng nhiều thì quả vị thánh nhân của ta càng trở nên chắc chắn. Như vậy ta phải thấy sự bòn xén công đức là cần thiết, vì công đức là sức mạnh để hóa nghiệp dĩ và đưa chúng ta đi đến thành tựu quả vị thánh hiền.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!