Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 60


KINH DUY THỨC TƯỚNG TÔNG PHÁP
(BÁT THỨC TÂM VƯƠNG)
(Đêm 27/8/Bính Tuất – 2006, Ngọc Điện Đát Đa La)
Tại sao gọi là bát thức? Đây là vấn đề được đặt ra như một hệ thống có tính khoa học, chớ không phải hiểu theo kiểu trừu tượng, mê tín. Bộ kinh này rất quan trọng, nó phân tích được giữa hai vấn đề của lập thân trung ấm và sau khi thân ngũ ấm mất, thì tất cả những căn nguyên cội rễ của các căn nó không mất, tức là trách nhiệm ứng tác của các căn nguyên đó không mất.
Đứng trên tinh thần khách quan của Duy Thức Tướng Tông Pháp, tôn chỉ của Duy Thức và định nghĩa của Duy Thức là gì?
Duy Thức nói một cánh dễ hiểu là ý thức. Ta rất dễ lầm lẫn về ý thức, vì trong ý thức có những vấn đề gọi là tác động giữa các tướng tông về khách quan và chủ quan. Khách quan thuộc về trần cảnh, âm thanh, vị xúc. Chủ quan nó thuộc về căn nguyên ý thức. Phải thấy rõ và nắm bắt chỗ đó. Như vậy về Duy Thức nếu đứng trên khách quan chưa nói vọng, chưa nói chân, chỉ nói về ý thức thôi, thì trong ý thức đó tiềm thức cũng là ý thức, ý thức của sự nhận và giữ, ý thức phân biệt, nó có tính chất là phân biệt trước mắt thôi, nó không có ghi nhận và giữ. Nhưng mà ý thức của tiềm thức, tức mạc na thức thì ý thức đó là giữ, dữ liệu.
 Giống như mình quay camera thì ý thức thu nhận thôi, nhưng mà phần ghi nhớ là một cơ cấu khác nữa. Như vậy, giữa mạc na và ý thức nó liên minh với nhau. Ví dụ như ý thức của mắt, ý thức của tai, ý thức của mũi, ý thức của miệng, ý thức của thân và ý thức của ý, thì nó liên quan với mạc na thức, mạc na thức là cái cuối cùng để giữ lại. Nhưng mà cái lớn nhất của mạc na thức là a lại da thức, a lại da thức gọi là tổng thức, là cái chỗ để chứa nhóm tất cả mọi cái ứng tác. Như vậy, giữa Duy Thức và tướng tông nó cũng giống như tâm vật vậy, nó liên kết với nhau và không tách rời nhau. Cho nên khi chúng ta chuyển động, giữa ý thức bên trong và cảnh vật bên ngoài cùng chuyển động một lượt. Tức là do quá trình duyên khởi mà tác động thành. Thường thường người ta lầm lẫn ý thức cho là tâm. Có hai sự lầm lẫn:
Thứ nhất: Lầm lẫn ý thức nhãn làm tâm, lầm lẫn ý thức nhĩ làm tâm, lầm lẫn ý thức tỉ làm tâm, vị xúc và thân làm tâm, lầm lẫn ý thức phân biệt làm tâm.
Thứ hai: Lầm lẫn tiềm thức dữ liệu của các hoặc lậu làm tâm đều sai cả. Nhưng Đức Phật nói sai mà không sai, vì chính nó là sự chuyển động để hấp thụ và kết tinh cho giá trị tăng trưởng của A lại da thức. Nếu chúng ta chuyển hóa các căn nguyên ấy từ chỗ cấu trược, chuyển qua thanh khí, thì ngược lại nó nuôi thằng tâm pháp, và tiềm thức ta dữ liệu các điều kiện mà thu hút vào đó thì nó trở thành thiện hoặc. Như vậy tiềm thức gọi là tiềm thiện hoặc, gọi là pháp tương ứng. Nhưng tiềm thức ghi nhận những điều ác gọi là bất tương ưng.
Như vậy, trong qui trình ta sử dụng sáu căn thì vẫn coi sáu căn là huân tập, chứ không phải sáu căn là bỏ đi. Một khi ta huân tập sáu căn thuần được thì gọi là bình đẳng căn hóa pháp. Khi bình đẳng căn hóa pháp trở về ở một đỉnh cao, thì sáu căn đó gọi là ứng tác sở trí chớ nó không mất. Như vậy sáu căn đó vẫn là công cụ hóa của tổng thức.
¯ Tổng thức là gì?
Tổng thức là trở về sự chứa nhóm của tinh hoa tổng thể mà vạn pháp bình đẳng và không có sự lầm lẫn, tổng thức đó bây giờ lại là chân tâm. Cho nên khi chân tâm phát hiện được, thì nó điều ngự được sáu căn. Còn khi chân tâm chưa hình thành được, thì các căn nó lại dấy động, một khi nó dấy động thì nó làm xúc tác đến chân tâm. Như vậy chân tâm vẫn là đất, hoặc lậu vẫn là cỏ. Nhưng chúng ta lầm lẫn hoặc lậu làm tâm, như vậy là sai, vì hoặc lậu là hoặc lậu chớ không phải là tâm. Hoặc lậu là sự chuyển động của các ý thức phân biệt ở phần cơ cấu, mà chúng ta nhận chịu cái thân tướng tông đây. Tướng tông thì nó phải có não bộ thần kinh, nó phải có ngũ tạng, nó có thiết kế tất cả những cơ cấu như một bộ máy. Chính từ những cơ cấu đó mà nó lầm, và chính cái lầm đó, từ chân tâm trở thành vọng tâm. Vậy, vọng tâm là do chúng ta, do cơ cấu hóa của thân ấm, của thân tạng, tức là của tướng tông. Tướng tông duyên với các pháp. Chính vì vậy mà chúng ta bị kẹt ở chỗ này. Một khi bị kẹt, chúng ta không điều ngự được, thì sáu căn nó lại kéo ta đi. sáu căn kéo ta đi là do thằng ý thức nó làm chủ mưu kéo ta đi. Một khi thằng ý thức sai biệt rồi, thì tiềm thức cũng ghi nhận sự sai biệt, nó giống như camera, ta quay thứ gì thì nó vô thứ đó, ta quay cái thanh nó tiềm nhận cái thanh, ta quay cái trược nó tiềm nhận cái trược. Chính từ cái khách quan của thằng mạc na thức, là hoàn toàn ghi nhận chứ không biết gì hết. Nếu chúng ta không xóa được cái thằng này, thì ta bị xâm thực A lại da thức, tức là phân triệt tổng thể tinh hoa pháp tâm, làm nguy hại đến A lại da thức, tức là tâm vương. Vậy trong bát thức đó, không phải mãi mãi là bát thức, thực ra bát thức là để chia phân cơ cấu sự hóa thân, chứ còn nguyên lý của nó là tổng thức và chính tổng thức nó ứng tác sở trí. Ứng tác sở trí của năm căn trở về với tổng thức là một mà không có hai. Còn khi chúng ta ứng hóa thì mới có chuyện là bát thức, chứ thật ra không có bát thức. Chẳng hạn như có pháp thân thì pháp thân không dựa vào đâu, nhưng khi đi nhận thân ấm thì nó dựa vào pháp thân, tức là hóa thân và thị hiện hoàn toàn là dựa trên pháp thân. Trong cái thuyết tam thân mà tôi đã nói đó thì pháp thân tổng thể nó là tâm vương. Như vậy, nếu các căn nguyên không bị lầm lẫn nữa, thì coi như chân tâm phát sinh điều ngự được các pháp, điều ngự được tướng tông, điều ngự được 12 nhân duyên, điều ngự được sáu trần, sáu thức, sáu căn và nó tự trở về với chân thức không còn chạy nhảy nữa. Trong Duy Thức Tướng Tông Pháp nói rõ như vậy.
Như vậy, thằng nhận mắt có trách nhiệm về sắc, thằng tai có trách nhiệm về âm thanh, thằng mũi có trách nhiệm về hương, thằng miệng có trách nhiệm về vị, thằng thân có trách nhiệm về xúc và thằng ý có trách nhiệm về phân biệt của các pháp, các pháp tổng thành.
Đức Phật nói rõ ràng rằng: Khi trở về A lại da thức, ý thức phân biệt trở thành diệu quán sát trí; mạc na thức trở thành bình đẳng tánh trí; còn A lại da thức trở thành vô cấu thức – tổng thức, nhóm đủ tinh hoa mà không thiếu một tinh hoa nào. Ngũ căn gọi là ứng tác sở trí. Đó là một hệ thống chia như vậy, nhưng đều do tổng thức điều ngự hết.
Cho nên khi mất thân ngũ ấm, cái chân bản và giá trị tổng thức vẫn còn nguyên, pháp thân vẫn còn nguyên, mà được cái bình đẳng trí của sự ghi nhận pháp thân và ứng tác sở trí của diệu quán sát trí, ứng tác sở trí của năm căn vẫn còn nguyên, không mất một căn nào hết, cả sự thấy nghe biết cũng giống như khi còn sống. Nhưng mà nghe thấy biết lại rõ ràng hơn, xa hơn, thấu đáo hơn, nghe thấy biết một cách vô ngại ở trong sáu pháp mà không bị mắc kẹt. Chúng ta phải hiểu là tiềm thức khác ý thức, tiềm thức là dữ liệu ghi nhận mọi cảnh trí, ghi nhận mọi hoặc chủng nó chuyển động trong quá trình giữa sáu căn và sáu trần đó; thì tiềm thức nó ghi nhận ký vào trong A lại da thức, giống như là ta đem cây cỏ ta ký vào đất vậy. Đối với A lại da thức, có trách nhiệm nuôi tất cả những thứ gieo trồng thôi và hoàn toàn nó vô ký, vì nó là chân địa không tính toán là trồng thứ gì, cây gì, nuôi và không nuôi cây gì? Đối với chân địa không toan tính chuyện đó, khi ta gieo vào thứ gì thì nuôi thứ đó. Chân địa là tổng tinh hoa khách quan, nó là một pháp thể cực chiếu, cực linh và cực diệu, gọi là A lại da thức – tổng thức, là tổng tinh hoa để nuôi dưỡng tất cả những thứ mà mình trồng, mình trồng tốt nó nuôi tốt, mình trồng xấu nó nuôi xấu; Chính vì cái xấu đó khiến cho tổng thức bị triệt tiêu. Do quá trình chúng ta không hàn phục, không chuyển động được sáu căn, thì sáu căn sẽ là nguy hiểm. Khi chúng ta điều ngự được sáu căn, thì sáu căn trở thành khí cụ của tổng thức và không có một mâu thuẫn nào hết. Đức Phật Ngài dùng chỗ này để độ sinh. Thay vì chúng sinh dùng sáu căn để nhiếp thủ, để ái nhiểm, để sinh ra phân biệt, chạy theo dòng nghiệp; còn đức Phật dùng sáu căn ứng tác sở trí để độ sinh, nó khác chỗ đó. Còn dữ liệu của tiềm thức thì đức Phật dữ liệu pháp tạng. Mạc na của Ngài đã chuyển qua pháp tạng bình đẳng trí rồi, chứ không còn cái mạc na dữ liệu các pháp hoặc lậu, rồi khiến chúng ta phải chết khổ trong các hoặc lậu này. Như vậy cơ cấu rất rõ ràng, nói về tướng tông, thì tướng tông đã hình thành một cơ cấu rất đầy đủ, kiện toàn như một bộ máy. Tướng tông này nó hiệp thương với pháp thân A lại da. Như vậy mối chủ của A lại da là quan trọng nhất không có gì bằng. Cho nên cái chuyện chết là hoàn toàn không quan trọng đối với tướng tông, vì tướng tông chẳng qua là phương tiện hóa để thực thi những công trình cho chúng ta tiến hóa thôi. Khi tướng tông mất, toàn bộ pháp thân ánh sáng của tổng thức a lại da còn nguyên vẹn và không có gì mất hết. Có nghĩa là tự tại vô ngại và đi khắp cả những hành tinh, muốn sinh đâu thì sinh, muốn tử đâu thì tử, muốn ở đâu thì ở. Nó tự tại như vậy cho nên cái chân lý của nhà Phật rất rõ ràng.
Trong phần triết lý về tâm lý học người ta cũng đã phân tích về ý thức, tiềm thức và vô thức, thì trong tâm lý học cũng đã tạm phân ra như vậy rồi. Vô thức đồng nghĩa với a lại da thức, tiềm thức đồng nghĩa với mạc na thức, ý thức đồng nghĩa với ý thức phân biệt do từ các căn thủ nhiếp mà sinh ra cái ý phân biệt đó mà nó làm khổ mình. Phân biệt sinh ra chấp, sinh ra kiến thủ, sinh ra thủ hữu, sinh ra ái; chính cái phân biệt đó sinh ra tham sân si; chính cái phân biệt đó sinh ra sự lầm lẫn. Cho nên đức Phật nói: điều ngự làm sao cho được cái ý thức tư duy chân chính, tức là Ngài muốn khép cái phân biệt vào phân biệt chân chính, nên Ngài mới đưa bát chánh đạo vào để chuyển hóa cái ý thức ngu dốt thành cái ý thức chân chính. Tức là suy nghĩ chân chính, và khi suy nghĩ chân chính rồi thì dẫn đến việc chánh niệm, chánh niệm ở đây tức là niệm ra là chánh chớ không còn niệm sai lệch nữa. Cái suy nghĩ thì còn gạn lọc, nhưng mà cái suy nghĩ chân chính đã được thuần tập rồi thì nó vào niệm, tức là thường niệm chân chính, chứ không còn phải suy nghĩ gạn lọc nữa. Chữ niệm đây cũng giống như nó nằm trọn ở trong mọi giá trị thuần chất vậy. Cái suy nghĩ thì còn lật qua lật lại toan tính, nhưng mà cái niệm tức là thuần chất do quá trình suy nghĩ chân chính đó mà nó sẽ đi đến chỗ chính niệm thuần chất. Chính cái đó nó tạo pháp thân chúng ta lớn và chính chánh niệm đó dẫn đến chánh định một cách dễ dàng. Còn như chúng ta không qua tất cả những cái đó, mà đi vào chỗ chánh định là hoàn toàn không bao giờ có!
Duy Thức Tướng Tông Pháp trong đời sống của thân mệnh ngũ ấm đều là nhịp cầu, để cho chúng ta đi đến những địa vị cao nhất nếu chúng ta biết chuyển thức. Trong quá trình chúng ta chuyển thức thì đức Phật đã nói rằng: Hãy đem bát chánh đạo vào bổ sung cho Duy Thức Tướng Tông Pháp, đem lục độ là sáu pháp hưng chính gọi là hành vi của Bồ Tát vào bổ sung cho Duy Thức Tướng Tông Pháp.
Tóm lại: khi chúng ta vọng thì ngũ căn ta nó rối loạn, khi chúng ta chân thường trở về hợp chiếu với tâm linh và thống nhất vạn pháp, thì ngũ căn chúng ta là ứng tác sở trí. Khi chúng ta phân biệt, chưa tinh lọc được tinh hoa pháp trí, phân biệt đó trở thành hạt giống chủng tử nguy hiểm, nhưng mà chúng ta trở về với chân tâm, thì ý thức chúng ta thành diệu quán sát trí. Những sự ghi nhận của các pháp mà chúng ta chưa tinh lọc được, thì nó là hoặc lậu chủng tử. Nhưng khi chúng ta hợp chiếu để thống nhất tinh hoa được và ghi nhận tinh hoa pháp trở về pháp tính và pháp thể thống nhất thì cái Mạc na trở thành bình đẳng trí, cái tổng thức tâm vương nó làm chủ tất cả những căn nguyên ứng tác thì nó không còn tách làm hai giữa năm căn sáu thức gì nữa cả, mà nó thống nhất luôn cả một hệ thống, để nó hóa từ pháp thân hóa ra, thị hiện các thân pháp đều có thể tự tại trong ba cõi, mà không có cõi nào bị dính mắc hết. Như vậy sáu căn chúng ta khi chưa ngộ thì nó rày rà lắm, nhưng mà khi chúng ta điều ngự được nó thì nó trở thành ứng tác sở trí, ứng tác sở trí của mắt, của tai, của mũi, của miệng, của thân, còn ý thức chúng ta điều ngự thống nhất với chân tâm kết tinh được tinh hoa tâm thể, vật thể được rồi thì ý thức đó trở thành diệu quán sát trí. Diệu quán sát trí tức là nhìn tất cả vạn pháp một cách thông suốt mà không bị rối loạn. Còn chỗ Mạc na thức, ghi nhận hoặc lậu đó, mà ta đã kết tinh được tinh hoa rồi thì nó trở thành tối đại bình đẳng trí. A lại da thức tâm vương đó nó trở thành tổng thức vô cấu và pháp thân Như Lai ở tại đó, điều ngự được tam thiên đại thiên thế giới là tổng thức đó. Như vậy, chúng ta phải chuyển thức từ hạ qua thượng, từ tà qua chánh, từ tối qua sáng, từ chỗ phức tạp hỗn loạn giữa tinh hoa và bất tinh hoa trở lại tinh hoa, từ nhị nguyên lầm lẫn trở về nhất nguyên. Như vậy thì tất cả mắt, tai, mũi, miệng, thân là tinh hoa hết có phải không? Thế thì bát thức tâm vương bất luận nam nữ đều tu được, dù cho căn nguyên thấp vẫn tu được, chứ không riêng gì cho đại nhân, trung nhân hay tiểu nhân.
Giữa cái chết và cái sống chúng ta phải rõ chỗ này. Khi chúng ta mất cái thân ngũ ấm này, thì bát thức tâm vương không mất, có nghĩa là khi chúng ta có tướng tông, thì dụng cơ cấu tướng tông đó để mà huân tập, tức là thể dụng huân tập của pháp nhị nguyên, pháp tính và pháp thể. Khi kết tinh được pháp tính và pháp thể rồi, cái thân ngũ ấm có mất đi thì pháp thân hiện ra và hiện ra đầy đủ tất cả các sắc quang, đi tự tại, về tự tại, đến tự tại và sung sướng hạnh phúc mà không mất một thứ gì hết. Lúc đó chuyện mất thân cũng giống như chúng ta cởi một chiếc áo độc vậy thôi, còn ngũ căn ánh sáng của phần tính không mất.
Vậy chúng ta phải thấy hai cái bờ rõ ràng, giữa ngộ và mê, giữa chuyển thức hạ qua thượng, giữa lập thành của năm căn, thắng phục được năm căn và không thắng phục được năm căn, điều này rất quan trọng đối với con người. Một khi chúng ta đã nắm được nguyên lý này rồi, thì chúng ta không biết sợ chết là gì cả, việc chết là việc không quan trọng. Mà việc kết tinh trên con đường tu chính Công Luật, trên con đường pháp thân và thành tựu chính vị mới quan trọng, chứ cái chết không quan trọng, vì chết là bình thường ai cũng phải chết. Đến thế gian không phải sống mãi, mà đến thế gian để kết tinh, để huân tập, để hình thành giá trị tinh hoa lớn hơn, chứ không phải đến đây để mà sống tham lam, để rồi đời đời ở đây, không phải vậy!
Lời tuyên ngôn pháp bảo của Ngài là: Pháp tính bất tử, siêu độ chúng sanh, tam giới thông. Rồng tính của Như Lai là hóa thân khắp cùng đi đâu cũng được, đến đâu cũng được, ở đâu cũng được, vì pháp thông vạn pháp thông. Pháp tính là quí nhất trong muôn pháp, pháp tính hóa pháp thể, pháp thể trở về pháp tính, pháp tính pháp thể dung thông. Như vậy thì không có chết, đến chỗ tột cùng về thường trụ thì Như Lai nói không có pháp nào chết hết. Các pháp chuyển hóa là nhằm để cầu nối cho sự nghiệp chuyển hóa và hình thành vô tận mà không có chấm dứt, như vậy thì không có chết, mượn và trả là để trao đổi chất và kết tinh tinh hoa, chứ không phải mượn trả là mất, mượn trả để hoàn nguyên, mượn trả để phục bổn, mượn trả để trở về bản lai diện mục.
Định luật hoàn nguyên là tất cả tinh hoa từ tổng thể ra và kết tinh tinh hoa trở về tổng thể, đó là hoàn nguyên và hoàn nguyên bất biến. Bất biến là vì sao? Bất biến là chân tính bất thể và hóa thân vạn pháp mà thu về một pháp không bị mất pháp nào cả. Vậy thì đó không phải là pháp của đức tin, không phải tin Ta thì được giải thoát, mà nghe thấy được chính pháp, rèn luyện trong chính pháp, nung đúc trong chính pháp, đào luyện trong chính pháp và tu chính trong chính pháp, để thu hút những tinh hoa giá trị pháp thân, vì pháp thân chúng ta đang mang tất cả những chất liệu tinh hoa đó, mà chúng ta chưa khai quật các tinh hoa đó thôi, chứ không phải là không có. Khi chúng ta khai quật được rồi thì bắt đầu làm cho pháp thân. Pháp thân thì tất cả các pháp nó chuyển động quy túc, tức là nó quy cho đủ cái số lượng mà chúng ta tăng trưởng đó và thành tựu trong sự nghiệp hóa thân của tất cả chúng sinh. Chúng sinh và Phật đều có một thể thống nhất như vậy không có hai. Khi còn lầm lẫn thì còn phân biệt rất nhiều thứ, nhưng khi trở về cái không lầm lẫn rồi, thì tất cả các pháp đều hòa nên gọi là hòa thượng, tức là thượng tầng của vạn pháp hòa, không có hai. Tức giữa trắng đen là một, giữa thơm hôi là một, giữa ác thiện là một. Tất cả đều không có pháp hai, tức là pháp bất nhị, đó là pháp của hòa thượng, đó là pháp tổng hòa, không còn pháp nào hơn nữa. Đó là giải thoát tột cùng và không còn mắc dính. Ý thức chúng ta không còn buông thả, cũng không ràng buộc, tức là như thức. Ánh sáng đã đến mức đó rồi thì vạn pháp đều bình đẳng hết, chỗ này đức Phật gọi là toàn thiện, toàn năng, toàn giác. Toàn giác là biết từ cực vi đến cực đại, biết cái xấu xa nhất và cái tốt đẹp nhất. Vì cái xấu xa cũng là cái nền tảng để nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp nhất. Bùn là chỗ tanh hôi nhất, nhưng mà rất cần thiết để nuôi sen. Sen biết hút những tinh hoa của bùn để trở thành sen tỏa hương ngạt ngào và không còn bị ô nhiễm dưới bùn. Đó là một công thức rất siêu xuất vậy.
¯ Sau khi chúng ta thoát thể thì 5 căn có mất không?
Không mất! Không mất là vì tính chất đã có 5 căn đó mới lập ra được hình thể của 5 căn. Bởi vì 5 căn là hiện trạng hữu hình, nếu tính chất không có tính thấy thì không thể lập căn nhãn, tính chất không có tính nghe thì không thể lập căn nhĩ, tính chất không có tính hương tích thì không thể lập căn tỉ và tính chất không có tính vị, xúc thì không thể lập được căn khẩu, căn thân. Tất cả những phần này về tính trạng của nguyên lý hoàn toàn có một cách tuyệt đối. Từ tính trạng ra hình trạng, mà hình trạng là cái bóng, đó là phần ảo của hình vọng trong giá trị nguyên lý của tính trạng căn. Như vậy, khi chúng ta trở về thánh quả, chúng ta chuyển động 5 căn về gốc thì biến nó thành ứng tác sở trí, vì ứng tác sở trí nó gắn liền với tỉnh trạng của giá trị 5 căn, cho nên quyền biến của 5 căn không mất, mà còn sáng rỡ hơn là lúc chúng ta có thân. Ý thức chúng ta trở thành diệu quán sát trí, Mạc na chúng ta là cái dữ liệu giá trị vô cùng tinh hoa ấy, nó đã trở thành bình đẳng tánh trí rồi. Cho nên khi chúng ta mất phần lập thể thì trở về nguyên trạng của giá trị tính thấy, tính nghe…và tính của diệu quán sát trí. Như vậy, chết là ý niệm không mất, nếu chúng ta chuyển được ý niệm vọng thì ta sẽ có diệu quán sát trí, soi chiếu diệu quán sát trí để thấy tất cả vạn pháp một cách thông suốt. Như vậy, tất cả học trò ngoan của 6 căn đối với a lại da, chân thức thì nó trở thành những trợ thủ đắc lực và thực hiện những công trình của pháp thân, vì chúng nó đã quy thuận pháp thân và pháp thân cùng chúng nó là một.
Thân trạng tính trạng của giá trị pháp thân là hiện đủ thân vàng và thân của kim sắc. Thân kim sắc là vì tính nó long lanh, sức mạnh hội tụ trở về thống nhất âm dương là tính trạng của vàng và vượt trên tính trạng của vàng, vì nó quí hơn vàng ngọc hàng tỉ tỉ lần.
Như vậy, chúng ta tin yêu sức quyền biến của 5 căn còn nguyên vẹn, trở về với chân tính ứng tác sở trí thì có gì chúng ta lại mất đi. Mà ứng tác sở trí lại lanh lẹ mau chóng hơn phần lập thể của chúng ta nhiều gấp hàng triệu lần. Thay vì chúng ta chuyển động cánh tay rất là lâu, còn với sát na thần tốc của pháp tính đưa một cánh tay dài khắp cả tam thiên và dói được trung tâm, đó là cánh tay như thủ ý, cánh tay của pháp tính. Với một thần tốc không thể tính bằng thời gian nữa. Bởi siêu linh quang vượt trên năng lượng ánh sáng hàng tỉ tỉ lần. 360.000km/giây đó là vận tốc của ánh sáng năng lượng hữu cơ, thuộc về cơ năng nó không phải là phần tính. Mà phần tính vượt trên hàng tỉ lần như vậy mới sinh ra hàng triệu mặt trời và triệu mặt trời làm chỗ soi chiếu cho hàng tổng tính của giá trị đơn vị ở trong vô lượng hành tinh đó và vô lượng thái dương hệ đó.
Như vậy, 5 căn sau khi hiệp thông với chân thức pháp thân thì nó trở thành ứng tác sở trí. Dữ liệu trong suốt ánh sáng như pha lê lưu ly và không chất gợn, thì soi chiếu hội tụ của ý thức trở thành diệu quán sát trí. Tức là vô cấu thức chân tạng là trở thành tổng thức. Thì tổng thức và tất cả các căn kia chúng ta tam phân chia chứ khi nó trở về nguyên trạng, tỉnh trạng của giá trị nguyên vẹn thì nó là một, là đầy dủ tất cả những chức năng trong pháp thân đó. Cho nên, pháp thân quyền biến vô cùng mới sinh ra thiên thủ thiên nhãn, mới sinh ra đại bi vô ngại Đà La Ni.
21/12-Bính Tuất, Ngọc Động ĐatĐaLa
KINH THẤT GIÁC ĐẠO CHI
Tại sao đức Phật đưa ra bảy giác thức? Vì nó rất quan trọng trong đời sống, nếu chúng ta biết vận dụng bảy giác thức đó thì chúng ta sẽ luôn luôn có những phương tiện cứu cánh liền nối mà không tách với nhau.
Thứ nhất: Kiến giác chánh minh hạnh túc.
Là nhìn nhận mọi sự việc trong quá trình viên giác đều có hạnh túc và có minh thị, tức là sự nhìn nhận thấy biết thuộc về ánh sáng. Là tinh lọc tất cả các pháp trong cái thấy đó.
Đối với các pháp chung quanh chúng ta nếu ta hiểu được nó, duyên nó mà giác ngộ thì gọi là duyên giác. Còn duyên các pháp mà không hiểu được nó thì gọi là duyên trầm. Nên chữ giác ở đây là đặt một vấn đề rất quan trọng đối với cái biết trong đời sống của cái đúng và sai, giữa cái thực và giả; cái nào còn, cái nào mất; cái nào mượn, cái nào không phải mượn, thì chúng ta phải biết rất rõ ràng và chắc chắn; cái nào thuộc về tâm chân như và cái nào thuộc về ảo giác ta phải biết một cách rõ ràng. Từ những cái thấy để chiêm nghiệm các pháp và làm thông suốt các pháp từ trong ra ngoài, thì gọi là dung thông. Vậy nhờ kiến giác chánh minh ấy mà đưa chúng ta về con đường dung thông. Tức là cái thấy đúng, thấy chính là cái thấy có ánh sáng và chính vì đó mà chúng ta làm được những điều tốt lành, thì đó là hạnh túc. Ví dụ một cái thấy mà giúp chúng ta hiểu biết được về nhân nghĩa, như khi thấy người bác ta liền vòng tay “dạ thưa bác!”, hoặc khi thấy Cha ta biết đây là người cứu tinh chúng ta, liền quỳ xuống “dạ thưa Ngài!”, thì đó là hạnh túc; còn nếu không biết rõ như vậy thì rơi vào chỗ lầm lẫn, có thể dẫn đến vô lễ và mất hạnh túc.
Vậy đời sống của cái thấy là thuộc về hệ thống duyên giác, là duyên với nhau để giác ngộ, để tỏ sáng. Về tính khách quan nếu không có vạn pháp để mà lập hóa nhân duyên thì chúng ta sẽ không có sự kết tinh gì hết, nên duyên giác ở đây là sự giác ngộ bởi cái thấy mà ra.
Đó là một trong những giác thức quan trọng nhất ở lĩnh vực duyên giác và tinh lọc tất cả các pháp để có hạnh túc. Kiến giác hạnh túc hoàn toàn có thực, vì chúng ta có tánh thấy tức là chúng ta có tướng thấy, mà tướng thấy được tinh lọc tinh hoa thì chúng ta sẽ có hạnh túc.
Thứ hai: Âm thanh giác hóa pháp bảo.
Là cái nghe nó có liên quan đến mọi âm thanh, mà âm thanh nó luôn mang theo chất liệu và nghĩa lý của hai chiều, cao hoặc là thấp, thiện hoặc là ác. Vậy âm thanh giác hóa pháp bảo, là âm thanh nghe được kinh pháp và chính pháp để giác ngộ. Là nghe các âm thanh thể nhập các âm thanh và biết tinh lọc âm thanh để hóa thành pháp bảo.
Vậy những âm thanh nào thuộc về pháp bảo? Trong cơ bản của A hàm thì âm thanh giác bảo là những âm thanh chân thiện có tính chất phục vụ, giúp đỡ và làm lợi lạc cho loài người đi đến con đường tiến hóa; làm cho con người giác ngộ thấy được sự mê lầm đau khổ, thấy được nguồn gốc đau khổ. Những âm thanh không có tính quyến rũ mê hoặc, lại có lực đẩy đưa giác thức của chúng ta đi lên, đó là những âm thanh tốt đẹp nhất gọi là: âm thanh giác hóa pháp bảo.
Như vậy, nghe kinh, nghe văn tu là hóa pháp bảo, nghe những lời thuận ngôn thiện lành là hóa pháp bảo; nghe những lời chân mỹ xây dựng làm cho chúng ta vui hỉ là hóa pháp bảo. Nhưng ngược lại nghe những lời thuộc về khẩu ác, ý ác và hành vi của cái ác thì không hóa pháp bảo. Như vậy, âm thanh cũng có hai chiều thì chúng ta phải thanh lọc hóa âm thanh đó. Ví dụ như: tối nay ta nghe một bản nhạc rất hay, nhưng nếu nghĩa lý thuộc về kinh điển thì chúng ta cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Còn nếu nghĩa lý nó thuộc về tình nghiệp và tính kích dục mạnh, thì chúng ta lại phát sinh ra sự trầm uất của dục tình.
Vậy giác bảo âm thanh là phương tiện tốt nhất để giải quyết những âm thanh ô trọc không có tính cứu cánh, nó làm mệt mỏi con người ở trong tình dục, trong chiến tranh, làm mệt mỏi con người ở trong dòng đời nhọc nhằn và đau khổ. Vì vậy người khôn là người xa lìa những âm thanh thuộc về âm trập, để chuyển về nghe những âm thanh cao cả tốt đẹp nhất để được ổn định tâm thức mình.
Chúng ta thấy phần trên là nói về duyên giác, còn dưới là nói về thanh văn. Đó là thấy các pháp mà giác ngộ và nghe được các pháp mà giác ngộ. Như vậy chính cái thấy và nghe đó là hai vấn đề cực kỳ quan trọng trong đời sống hóa thân. Chính vì vậy mà Đức phật đưa hai giác thức thấy và nghe lên trên. Vì thấy và nghe là mối chốt của chính diện và phản diện trong đời sống của con người. Ví dụ như những kịch bản trên sân khấu được con người dựng lên cũng từ thấy và nghe. Trong đời sống con người, cái tốt đẹp nhất và cái xấu xa nhất cũng được phơi bày từ cái thấy và nghe. Thấy và nghe ấy đã tạo thành dòng nghiệp có tính ma sát cực mạnh trong đời sống duy ngã đại thể. Đây là chân lý hoàn toàn có thực mà Như lai đã pha chế những phương pháp và sức mạnh để chữa trị cho tâm pháp của tất cả chúng sinh.
Thứ ba: Giác thức hương đàn hay còn gọi là giác thức hương tích.
Thường là con người ta dùng mũi, tức là tánh của ngữi để ngữi những mùi vị phân biệt của vật thể. Nhưng trong thể tính của Như Lai là có quyền ngữi được những hương đàn, là hương của pháp đàn, hương của tinh hoa nghĩa lý và hương của tất cả những pháp xúc giác thuộc về tinh khiết, đó gọi là giác thức hương đàn.
Về nguyên tắc của hương, “Nếu không có tính của hương thì sẽ không thành lập lỗ mũi”. Như vậy trong chúng ta đã có một loại hương, đó là hương đàn và hương tích. Nhưng chúng ta không quay về để hưởng được loại hương đó mà chỉ theo hưởng cái hương phân biệt của thơm và thúi, rồi lại cố chấp hương thơm và thúi ấy mà chết với nó. Như vậy, thơm và thúi là hóa sinh tử. Hóa sinh tức thơm, hóa tử tức thúi. Nên chúng ta đừng quan tâm đến việc sinh tử của thơm và thúi ấy, mà phải quay về cái tính hương đàn và giá trị hương tích của chính ta, thì chúng ta sẽ hưởng được cái hương đó. Hương ấy được nằm trong tất cả những nghĩa lý thơm tho mà chính ta đã đạt được từ trong tất cả những chất liệu chính pháp. Ví dụ hương của âm thanh được tinh lọc xong và hương của sắc pháp được tinh lọc xong, thì hương ấy gọi là hương thường trực giá trị hóa và hương ấy là hương thực tướng của pháp thân. Vậy thì chúng ta hãy quay về tinh lọc tất cả những âm thanh và sắc pháp thì chúng ta sẽ hưởng được mùi hương ấy.
Thứ tư: Giác vị xúc cam lồ.
Là chúng ta có quyền nếm tất cả những vị cam lồ ở trong tất cả các pháp lành. Có nghĩa là thuận theo chiều pháp hạnh và thọ thực các pháp hạnh, tinh hóa trong các pháp vị hạnh và thường làm những việc chân thật trong pháp vị hạnh thì pháp vị cam lồ chúng ta sẽ có.
Vị là những chất liệu dùng lưỡi phân biệt để biết được vị của đắng, cay, mặn, ngọt… và biết được vị ngon và dở. Chúng ta phải biết rằng nếu chúng ta không có tính của vị thì ta không bao giờ nếm được đắng, cay, bùi, ngọt và cũng không phân biệt được những vị chất ấy. Như vậy trong chúng ta đã có tính của cam lồ vị. Nhưng do chúng ta quay ra để phân biệt cái đắng, cay, ngọt, mặn và sự ngon-dở đó rồi bị nó hấp dẫn và buộc chúng ta đi theo những vị xúc đó. Và cứ liên tục, liên tục ở trong vị xúc đó, rồi lại tiếp tục phân biệt và phân biệt mãi mà không dừng được sự phân biệt trong vị xúc đó. Nên chúng ta phải thấy rằng trong chúng ta có giác vị xúc cam lồ, để chúng ta quay ngược 180 độ trở về vị xúc cam lồ ấy mà nếm được tinh hoa vị xúc cam lồ, thì chúng ta sẽ có một cuộc sống bền vững và mãi mãi.
Cam lồ vị là các vị chất cao nhất trong các vị chất, là vua của các vị chất và cứu tinh của các vị chất. Cam lồ vị đó có thể cứu sống sinh tử.
Như vậy ở cái ngọn cuối cùng chúng ta có vị để nếm, thì cái gốc cuối cùng của chúng ta là có cam lồ vị để ăn, để uống, để nếm và để làm sống dậy cho pháp thân chúng ta.
Thứ năm: Giác thân pháp.
Là chúng ta có giác pháp thân thể. Là thể nhập của giác thân, luôn luôn khiến thân chúng ta vào con đường chân thật. Gọi là thân giác, nghĩa là giác ngộ đưa thân pháp vào con đường chân hành của chính nghiệp và nguyện không để cho thân chúng ta làm những điều phi chính nghiệp trái ngược với chính pháp.
Đức phật đưa ra giác thân pháp là vì cội gốc đã có pháp thân mới hóa ra thể thân và hóa thân. Như vậy quay về thân pháp là quay về pháp thân. Thì giác thân pháp có nghĩa là trọng pháp thân, yêu quý pháp thân và tin cậy nơi sức sống vĩ đại nhất của pháp thân và đời đời trong pháp thân. Còn nhục thân của chúng ta đây chỉ là cái mượn mà thôi. Nên một khi chúng ta sống với thân nhục này mà càng quý yêu nó, đắm nhiễm nó thì không bao giờ có giác thân. Vậy thân nhục này là phương tiện, là thân của cái bóng, thân của sự tan biến, thân của sinh lão bệnh tử.
Như vậy chính chúng ta có pháp thân nên mới có nhục thân, nhưng chúng ta không bao giờ nhớ nghĩ về giác thân pháp đó. Thì chúng ta hãy quay về, tức là không đam mê nhục thân nữa mà biết nó là phương tiện, ngày nào nó còn ở với ta là ta dùng nó để phụng sự cho pháp thân của chúng ta.
Thứ sáu: Ý giác vạn pháp.
Có nghĩa là ý thức luôn luôn tinh hóa tất cả các pháp ở trong đời sống của tinh thần và vật chất, của tâm và vật. Là tinh lọc cái giá trị giữa ý thức và vật chất không để các pháp thô lậu xâm nhập vào đời sống của tâm pháp.
Như vậy, ý giác vạn pháp là cái cửa để mở vạn pháp, thu tóm vạn pháp, tinh luyện và kết tinh vạn pháp. Nếu ý thức chúng ta chưa giác ngộ thì vạn pháp tung hoành, còn ý thức ta đã giác ngộ thì vạn pháp tập hợp và theo một hệ thống quy cũ không lộn xộn. Thí dụ như ý thức là người chỉ huy còn vạn pháp là quân lính. Khi người chỉ huy ra lệnh gì thì quân lính tuân lệnh thi hành nghiêm túc không sai lệch, đó là ý giác vạn pháp. Tức là người chỉ huy hoàn toàn đã điều ngự được quân lính, đó là ý thức đã hoàn toàn có một tinh thần giác ngộ tròn đủ với vạn pháp và vạn pháp thuận theo sự giác ngộ của ý thức, không còn phân biệt một cách điên rồ nữa, mà lại là phân trạch những giá trị tinh hoa của vạn pháp. Đối với ý thức phân trạch đã làm ổn định trong vạn pháp của sự phân trạch đó. Tức là nó đã trút hết tất cả những gánh nặng thuộc về các pháp bất tương ưng và đã được các pháp ổn định và tươi tốt trong quy luật tương ưng ấy. Như vậy, ý giác vạn pháp là tinh lọc vạn pháp và dùng vạn pháp tinh hoa để nuôi dưỡng tâm pháp và thành tựu chân tâm kim cương.
Thứ bảy: Giác thủ lăng nghiêm.
Nếu chúng ta đủ sáu giác thức trên thì chúng ta liền giữ được lăng nghiêm tiềm thức gọi là giác thủ lăng nghiêm. Giác thủ lăng nghiêm lưu giữ lại những kho tàng của tất cả những giác thức, những giá trị về sức mạnh và hội tụ tinh hoa của sáu giác thức đó. Đưa về tiềm thức tức là sự ghi nhận và nhớ giữ tất cả những tinh hoa ấy và không để tinh hoa bị biến đổi. Thì bảy giác thức đó là bảy đạo lộ, bảy phương tiện chi để nuôi dưỡng tâm pháp một cách vững chắc. Như vậy, chân tâm sẽ nhờ bảy giác thức đó trở thành bảy khí cụ trong lành xúc tác mạnh mẽ nhất, bảy khí cụ hiệu quả nhất để bổ dưỡng cho tâm pháp và tâm pháp được tăng trưởng mau chóng là nhờ thất giác đạo chi. Vậy thì thất giác đạo chi rất cần thiết đối với con người, vì chúng ta ở trong đời sống của bát thức tâm vương mà không có bảy giác đạo chi để hỗ trợ cho tâm vương đạo, thì tâm vương đạo sẽ bị suy thoái và không có chiều hướng phát triển. Như vậy thất giác đạo chi đã giúp và nuôi dưỡng cho tâm vương được tăng trưởng và được thành tựu chính vị. Khi thành tựu chính vị thì thất giác đạo chi vẫn là giá trị nhất định và những phương tiện thuận của sự kết tinh cho tâm vương pháp thân. Tâm vương pháp thân nhờ bảy giác đạo chi đã hóa thân được trong đời sống của khắp cùng tam giới.
Như vậy, thất giác đạo chi hoàn toàn không mất, vì nó đã chuyển hóa và kết tinh phần tính, lập trình được phần tính, nên thất giác ấy đã trở thành công cụ và phương tiện hóa của chân tâm.
Như trước đây trong thời Đức phật Nhiên Đăng. Ngài đã mở ra đại hội Liên Trì và Cha là người được dự và nghe Ngài thuyết về “Thất giác đại chi đạo” Và đã phân tỏa tất cả mọi dòng nghiệp trong đại chi đạo ấy. Lúc bấy giờ trên 4.000 đại chúng đứng dậy hoan hô và sùng bái Thất Giác Đạo Chi như một mâm thuốc lớn trong đời sống của tất cả duy ngã đại thể của các tầng lớp khác nhau. Vì sao? Vì nó là mặt bằng của sự mãnh liệt và sức sống của sự mãnh liệt đối với Thất Giác Đạo Chi và ổn định tất cả vạn pháp trong Thất Giác Đạo Chi và thành lập được chân tâm hóa thân Như lai đại thể.
Như vậy, hôm nay chúng ta phải ứng dụng, thể dụng bảy giác đạo chi để giúp cho tâm pháp mình được thăng hoa và dùng bảy giác đó để tinh lọc tất cả những chất thô và thu hút tất cả những chất tinh hoa để nuôi dưỡng tâm pháp. Bảy giác đạo chi rất cần thiết trong đời sống của cái thấy, cái nghe, cái ngữi, cái nếm và thân xúc cho đến ý thức vạn pháp đều cần thiết. Vì các căn nguyên ấy nó thường gặp ở trong đời sống chúng ta và gần như nó luôn luôn tác động ở trong đời sống chúng ta. Nếu chúng ta không dùng bảy giác đạo chi để tinh lọc các tinh hoa ở ngoại căn thì tiềm thức và dữ liệu không bao giờ có thủ lăng nghiêm. Như vậy, muốn có thủ lăng nghiêm của thức thứ bảy là tiềm thức và dữ liệu là nhờ sáu giác kia. Thức thứ bảy là thức để giữ lại tất cả những tinh hoa của thủ lăng nghiêm và nuôi dưỡng được sức mạnh của tâm pháp một cách vững chắc, không cho tâm pháp suy yếu.
Nếu chúng ta ngộ nhập được bảy giác đạo chi thì chúng ta có một cách nhìn khác, có một cách nghe khác và thấy nghe như thế nào để thuận với thức giác, ngữi như thế nào để có giá trị của thức giác, nếm vị cùng thân pháp chúng ta hành xử và thực hiện như thế nào để có giác thân một cách chính đáng. Tất cả những thứ giác ngộ đó nhằm để nuôi dưỡng tiềm thức và tiềm thức trở thành phương tiện thủ lăng nghiêm, để bổ trợ và nuôi dưỡng cho tâm vương chủ tròn đủ các pháp.
Như vậy, muốn có những công hạnh hạnh túc, những kiến tri, những quá trình tinh hoa tốt đẹp nhất thì chúng ta phải có thất giác đạo chi. Nếu không có thất giác đạo chi thì bảy thức đó nó sẽ sống theo sự huân tập của cảm tính, của bản năng và hấp thụ theo quá trình các pháp hữu lậu không được sự tinh lọc. Vì nó bị lực hấp dẫn của các pháp chưa tinh lọc, nên pha trộn thứ gì nghe cũng được, thứ gì thấy cũng được, thứ gì ngữi cũng được, thứ gì ăn cũng được, thứ gì xúc chạm cũng được. Để rồi nó tiềm giữ ở trong ý thức toàn là những thứ thô lậu không tốt đẹp đó. Chính vì thiếu thất giác đạo chi nên chúng ta bị hỗn loạn, bị thô cấu của các pháp thô cấu. Như vậy, thất giác đạo chi là cửa và hệ thống tinh lọc, làm sạch tất cả các pháp lậu để đi đến chỗ tốt đẹp nhất. Vậy muốn có thủ lăng nghiêm thì chúng ta phải có thất giác đạo chi, còn nếu chúng ta có đọc thủ lăng nghiêm mà không có công luyện trong thất giác đạo chi, thì thủ lăng nghiêm của ý thức tiềm giữ cũng khó có thể có, mà không có thủ lăng nghiêm thì không làm vững chắc cho giá trị của tâm chủ.
Tóm lại, thất giác đạo chi là cửa ngõ của sự tinh lọc. Thể dụng của thất giác đạo chi là để nuôi dưỡng tâm pháp và làm cho tâm pháp được sung mãn. Như vậy thì mỗi hành giả phải dùng thất giác đạo chi để tinh lọc hóa tinh hoa pháp thân, để nuôi dưỡng pháp tâm một cách tròn đủ, thì chúng ta mới có con đường giải thoát một cách vững chắc. Nếu chúng ta không lo thì ngày chết nó đến chúng ta sẽ tu không kịp, vì ngày chết chúng ta không thể hứa hẹn được. Vì vậy sự tu học là chuẩn bị tất cả những gì mà trước khi chúng ta ra đi. Vì thân này rất là mong manh không biết chúng ta ra đi lúc nào. Nên đức Phật Ngài ví dụ thân này như giọt sương đeo trên cành lá, như luồng điện chớp thoáng qua là mất rồi. Nên chúng ta phải hiểu thân này rất là hư huyễn. Chính vì vậy mà việc tu học cần phải quyết liệt không thể chờ đợi, không thể hẹn. Nên các tổ ngày xưa có nói: “Đắc nhất nhựt, hoá nhất nhựt”, tức được một ngày tu một ngày, được một giờ tu một giờ, chớ không thể hẹn mai mốt hay năm, mười năm sau tôi mới tu. Hẹn như vậy khi gặp biến cố nó cướp mất thân mạng rồi thì tu đâu còn kịp nữa. Cho nên việc tu học là quan trọng nhất đối với đời sống của chúng ta.
Tu học là chính chúng ta trở về làm giàu thực tướng, người nào làm giàu thực tướng là sống trong cái lõi của chính mình. Còn người làm giàu giả tướng là chỉ sống cái bên ngoài thôi, cái đó nó đến với chúng ta rồi nó sẽ đi, nếu nó không ra đi thì chúng ta cũng bỏ nó mà đi. Như vậy, cái giàu của giả tướng thì có thể đến và đi, có lúc ở bên ta, có lúc lại đi; vì nó không đi thì chúng ta cũng chết ,tức bỏ nó mà đi. Như vậy, chúng ta phải dùng bảy giác mạnh mẽ nhất để làm cái bộ máy lọc, để kết tinh được tinh hoa và giữ lại những tinh hoa ấy để làm của cải có tính chất vĩnh cửu cho đời sống của chúng ta sau này.
TÍNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ THỰC HỮU TRONG THẤT GIÁC ĐẠO CHI
Trong bảy giác đạo chi, nếu một căn nguyên lầm lẫn thì đó không gọi là giác, vì giác không phải là biết, mà giác còn là ngộ nữa. Ngộ là trở về ngộ sự thực và nhìn nhận sự thực của chính nó, mới là ngộ cái chân giác. Còn giác mà chưa trở về sự thực thì đó chỉ là giác vỏ thôi. Như người ta nói: “ giác trầm chưa phải là trầm”. Như vậy, trong bảy giác ấy nó luôn luôn có hệ thống soi chiếu. Cái soi chiếu của mắt, cái soi chiếu của tai, cái soi chiếu của mũi, cái soi chiếu của miệng, cái soi chiếu của thân thể, cái soi chiếu của ý thức và cái soi chiếu sâu thẳm của tiềm thức nữa; vì tiềm thức là cái dữ liệu chứa nhóm của những sự soi chiếu kia thì chúng ta có thủ lăng nghiêm ở giác thứ bảy. Giác thứ bảy là cái móc nối để làm vững chắc cho tính viên giác tức là a lại da. Thì trong bảy giác này nó phù trợ cho bát thức tâm vương. Nếu chúng ta ứng dụng đúng bảy giác này thì nó sẽ giúp cho tâm vương được phồn vinh, được giàu mạnh, được sung mãn, được đầy đủ tổng chất tinh hoa mà quá trình chúng ta được huân tập và tinh lọc đó. Nếu chúng ta không dùng bảy giác đó mà huân tập và tinh lọc thì bảy giác đó nó không còn là bảy giác, mà trong đó gọi là sáu sự hiểu biết sai lầm, hỗn tạp và tiềm thức của sự hiểu biết giữ những sự sai lầm. Nó biết nhưng mà nó chưa thực sự giác ngộ những giá trị tinh hoa, đó không thuộc về cơ cấu thất giác, thì nó vẫn là cái chỗ ra vào của những sự hỗn tập chưa được tinh lọc. Như vậy, đức Phật đưa ra bảy giác là đưa ra bảy phương pháp tinh lọc để chúng ta có được chất liệu tinh hoa nuôi tri thức ánh sáng. Vì ý thức và tướng tông liên quan, pháp tính và pháp thể liên quan, tâm và vật liên quan, đó là một cụm từ nhiều danh từ nhưng cũng chỉ cho hai phần đó thôi.
Như vậy, người đi trở về con đường Công Luật hay là con đường tu chính cấp thượng là người ta đưa hệ thống lọc ra và thực hiện công án lọc, công thức lọc, phương pháp lọc để chất liệu tinh hoa nó được đầy tròn. Đó là quá trình chuyển tập vì thất giác nó luôn luôn bổ sung cho tất cả những công thức khác, như bổ sung cho khổ tập diệt đạo, bổ sung cho thập nhị nhân duyên, v.v… Vì tất cả nó đều liên quan rất mật thiết với chúng ta trong đời sống. Nó bổ sung cả vấn đề tinh hoa tâm và tinh hoa vật. Bởi vì khi chúng ta tinh lọc được tinh hoa vật lý thì chúng ta cũng hưởng được cái tinh hoa vật lý, hoặc chúng ta chuyển hóa được tinh hoa tâm pháp thì cũng hưởng được cái tinh hoa tâm pháp. Nên cuối cùng là đi vào một quy trình li tâm, chuyển lập những tinh hoa để giữ lại và những cái không thuộc tinh hoa thì đào thải. Ví dụ như vàng mà lọc hết quặng thì thành vàng ròng. Cũng như về luật tuần hoàn như tôi đã nói: Khi chúng ta ăn thức ăn vào thì tuần hoàn cơ thể là bộ máy tự lọc, vì nó là cơ cấu để lọc dịch, nó chuyển tải tất cả những tinh hoa để đưa về máu, còn những thứ cặn bã thì nó tự loại trừ ra khỏi cơ thể chúng ta. Ngay cả hơi độc và những thứ cặn bã không giữ trong thân thể mà lại đưa ra ngoài, thì đó là bộ máy rất là tinh ròng. Như vậy, cơ cấu thân thể chúng ta là bộ máy lọc, thì cơ cấu của tri thức chúng ta cũng trở thành một hệ thống tinh lọc, cuối cùng chúng ta hưởng trọn cái tinh hoa đó.
TÂM LÀM CHỦ
Trong các pháp do tâm làm chủ
Vạn pháp mầu tròn đủ một tâm.
¯ Thế nào là trong các pháp do tâm làm chủ?
Vạn pháp chi hữu từ trung tâm hóa sinh, mà đã sinh được thì làm chủ được. Vì Trung Tâm Vạn Năng sinh ra vạn pháp, thì vạn pháp từ Trung Tâm Vạn Năng mà ra. Về nguyên tắc Trung Tâm Vạn Năng có thể thu liễm vạn pháp trở về một mối và có thể dùng pháp chiếu ánh sáng vạn pháp tỏa ra.
Thế nên. Duy tâm thượng: Trung Tâm Vạn Năng, đó là cấp thượng của vũ trụ quan, là kho tàng đại ngã tổng thể vũ trụ quan. Duy tâm hạ ý thức tương tác, thì biện chứng ý thức tương tác nghĩa là gì? Là tư duy, là suy nghĩ thuộc về tư tưởng, có thể tưởng được tất cả các pháp, cũng có thể diệt độ được các pháp và có thể kết tinh được các pháp, có thể qui túc được các pháp và các pháp trở về với sự thống nhất của tâm pháp.
Tâm pháp là gì? Tâm pháp là chân tính bất biến thể. Vì chất liệu của tâm pháp là chất liệu bất biến thể. Chính cái bất biến thể đó mới làm chủ được các hệ thống vật thể. Như vậy trung tâm ánh sáng siêu cực là chân tính bất biến thể và nơi đó là nơi sinh ra vạn pháp và thu góp lại vạn pháp, qui tôn lại vạn pháp và vạn pháp trở về gốc. Đó là quy trình hình thành từ trung tâm sinh ra và chuyển động của sự hồi trả, vậy trung tâm làm chủ vạn pháp, chứ không phải vạn pháp làm chủ được trung tâm.
Duy tâm hạ ý thức tương tác. Nếu chúng ta tưởng những điều tốt lành và lập pháp tốt lành, thì các pháp ấy sẽ y cứ trên tư tưởng tốt lành đó mà thể hiện mọi sự tốt lành, còn tư tưởng chúng ta lệch quỹ đạo thì bị biến thể. Biến thể là do quá trình chúng ta niệm nhớ sai lệch về trung tâm mà các pháp bị phân hóa không trở về nhập gốc. Như vậy cái tâm đây là nói lên tính chất của trung tâm vạn pháp và vạn pháp từ trung tâm mà ra, thì giữa vạn pháp và trung tâm tuy hai là một. Chúng ta phải thấy rằng trung tâm cũng có siêu sắc thể của nó, nên tâm ở đây không phải là không có vật thể, mà tâm là trung tâm chủ thể của vật thể và tâm là nơi điều động tất cả những giá trị vật thể.
Ví như: Ông A lấy tâm để phát minh ra một vấn đề gì đó, rồi sau đó dùng cái biết để tập hợp các pháp mà thực hiện công trình đó. Thì cái tâm đó là chủ. Nếu không có cái tâm chủ đó thì tất cả các pháp không quy tụ được. Vậy các pháp quy tụ từ trung tâm. Nếu trung tâm bị biến thể thì các pháp cũng nhân đó mà biến thể.
Như vậy, tâm chúng ta phải hiểu rằng: Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng; duy tâm hạ ý thức tương tác. Thì giữa đại ngã Trung Tâm Vạn Năng và tiểu ngã ý thức tương tác tuy hai là một. Vì chúng ta từ trung tâm sinh ra thì tất cả những chân tính bất biến thể của trung tâm đã có trong chúng ta. Vì do chúng ta lầm lẫn sai biệt mà biến thể ý thức rồi làm lệch trung tâm đó. Biến thể là do hư vọng và các ảo giác chứ không phải là trung tâm biến thể, mà trung tâm vẫn giữ nguyên trạng chân thể bất biến đó để mà điều hợp vạn pháp, và vạn pháp được yên ổn là do từ trung tâm mà ra.
Bây giờ, tôi nói một ví dụ cho dễ hiểu. Nhân cách hóa về trung tâm vạn pháp thì có thể ví như cái đầu não của chúng ta vậy. Não bộ là biện chứng pháp Trung Tâm Vạn Năng. Vì chính cái đầu não đó nó điều động vạn pháp, nó điều động tất cả mọi sự lý trên đời này. Nếu chúng ta mất đi cái đầu đó tức mất đi hệ thống não bộ thần kinh, mất đi trung tâm điều động vạn pháp thì vạn pháp sẽ bị phân tán. Vậy cái đầu cũng là chủ thể của vạn pháp, điều động được vạn pháp. Chứ vạn pháp không thể điều động được cái đầu. Nên cái đầu là biểu thị cho Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy Trung Tâm Vạn Năng có não bộ Trung Tâm Vạn Năng mới điều động và hình thành ra não bộ của chúng ta. Nếu không có Trung Tâm Vạn Năng thì não bộ của chúng ta cũng không có, và cũng không có mắt tai mũi miệng thân ý, không có ngũ tạng, không có thân lập tinh vi như hôm nay.
¯ Thế nào là vạn pháp mầu tròn đủ một tâm?
Vì vạn pháp mầu do tinh hoa của tổng thể Trung Tâm Vạn Năng sinh ra, cho nên các tinh hoa vạn pháp ấy không tách rời Trung Tâm Vạn Năng và được Trung Tâm Vạn Năng điều động. Như vậy ngay cả cái hạ tầng tương tác của ý thức mà chúng ta có, cũng do cái tâm chủ để điều động vạn pháp. Như vậy thì vạn pháp mầu duy chỉ có cái tâm sinh ra mà thôi. Khi chúng ta ngộ ra, ta chứng tính trở về làm chủ tâm ta thì vạn pháp tự về, tự quy tôn chứ không cần phải mời gọi hoặc tìm kiếm gì hết. Còn một khi chúng ta không làm chủ được tâm pháp, thì vạn pháp mầu bị phân biến là do ý thức phân biến. Nếu ý thức không bị phân biến mà trở về tâm, thì vạn pháp bắt đầu tập hợp và đi theo quy cũ, đi theo nguyên tắc, định luật và trật tự để trở về tâm và điều hợp cùng tâm.
Ví dụ: như cái quả chín thì hạt là cái tâm và chính cái tâm mới có thể hóa sinh, ương trồng gieo lại và lập lại thân sau cũng từ cái tâm mà ra. Như vậy cái tâm của nhà Phật không phải quan niệm là tư tưởng ý niệm được; mà cái tâm của nhà Phật là cái tâm của trung tâm. Vì vạn pháp đều có trung tâm, chứ không thể tách rời trung tâm mà có vạn pháp. Vậy định nghĩa của tâm: là tự tính bất biến thể, là trường viễn, vĩnh cửu và bất đoạn, là mãi mãi và không bao giờ chấm dứt.
Phân biệt giữa cái vọng và cái chơn. Cái vọng là sự sai biệt của ý niệm, của tư tưởng, của sự lầm lẫn làm cho phân hóa cái tổng thể ánh sáng của trung tâm. Chân tâm là tự tính, là sự sống vĩnh cửu đời đời, có nghĩa là chúng ta mất thân thể chứ chân tâm không bao giờ mất, trung tâm ánh sáng chân tính không bao giờ mất. Chính vì sự không biến đổi nên gọi là tính bất tịch, thường chiếu bất diệt. Như vậy, trong vũ trụ có cái không chết đó là Trung Tâm Vạn Năng. Trong thế giới có cái không chết, đó là tính chân thể và ánh sáng của tri thức đạt được đến chỗ viên giác. Cái đó đồng nghĩa với chiều thứ tư của vũ trụ quan, mà chiều ấy không thể viết bằng mực, không thể vẽ bằng hình vì nó là siêu thể, là thực tướng, là chân tướng bất biến thể, nó là trường viễn vô cùng và không bao giờ thay đổi.
Đức Phật khi ngài thành tựu viên giác và trở về chân như vô cấu thì ngài cũng đã trở về với Trung Tâm Vạn Năng rồi, tức là trở về thể nhập cái ánh sáng tổng thể đó và ngài được độc lập hoàn toàn trong ánh sáng vô cùng đó. Thì duy tâm nhà Phật là như vậy, chứ đừng quan niệm duy tâm nhà Phật là ý niệm, là tư tưởng đơn giản kia đâu.
Hôm nay, chúng ta có sự điểm tri về Tâm. Trong các pháp do tâm làm chủ; thế thìTrung Tâm Vạn Năng làm chủ, đó là cấp thượng vũ trụ quan. Còn về cấp hạ thì sự hiểu biết chân chính và thắng phục vạn pháp làm chủ, chớ không phải nhà cửa, xe cộ hay đất nước gió lửa làm chủ chúng ta được. Vì những thứ đó bất tri, vô thức nên không làm chủ ta được. Ví dụ: như ta xây dựng cái nhà thì ta làm chủ cái nhà, nếu ta không ở cái nhà đó thì nhà đó trở thành vô chủ. Vậy thì cái biết làm chủ cái không biết. Trung tâm là ánh sáng siêu tri, là siêu thức, là đại ngã, là chân thức, là tổng quan, là thường chiếu mới làm chủ được vạn pháp và điều động được vạn pháp.
Nói về nhân sinh quan thì con người làm chủ được cái gì? Làm chủ được đất nước gió lửa, làm chủ được quốc gia, làm chủ được núi sông, làm chủ được nhà cửa, làm chủ được tất cả những thứ vật thể ở bên cạnh chúng ta, vì chúng ta điều động nó. Vậy thì cái tâm đó rất lớn. Thế thì quá khứ, hiện tại, vị lai, vật thể có thể biến đổi ba thời kỳ, song chân tâm thường làm chủ ba thời kỳ và không bị biến đổi.
Như vậy, cái đắc mà Như Lai nói là: Đắc bất khả đắc, là đắc cái gì? Tạm nói là đắc về chân tâm chứ không phải đắc về vật thể. Vì vật thể là sinh diệt tương tục vô tận, là cái khách quan tự nhiên của nó mà không cần phải phóng thức ra để giữ nó, mà trở về trụ giữ chân tâm là đồng nghĩa với giữ chúng nó rồi.
Trở về giữ chân tâm là đồng nghĩa với giữ vạn pháp, còn bỏ chân tâm mà đi giữ vạn pháp thì đồng nghĩa với bỏ chủ thể đi theo mọi sự hấp dẫn và lôi cuốn của tất cả các pháp hữu tình và vô tình. Vô hình chung chúng ta bị mất chân tâm, mất chủ thể, mất ánh sáng tự tính.
Tại sao là vạn pháp mầu có đủ một tâm? Vì vạn pháp duy tâm tạo, có nghĩa là vạn pháp từ trung tâm sinh ra, vì trung tâm có đủ tất cả siêu sắc thể và sắc thể; vì trung tâm có đủ tất cả những giá trị tinh hoa tổng thể, nên mới hình thành ra vạn pháp được.
Trung tâm nhân ở đâu mà được tồn tại? nhân ở siêu lực quang chân thể vô cực ánh sáng, nhân ở tự tính pháp thân tối thượng, nhân ở tính tuyệt đối của chân tính vô cực ánh sáng. Chính chỗ tuyệt đối đó nên mới gọi là thực tướng, tức là không còn nhân ở đâu nữa. Còn cái gì mà nhân cái này có cái kia, nhân cái kia có cái nọ, thì chưa phải là thực tướng mà chuyển hóa lập thể để kết tinh tinh hoa trở về với trung tâm vạn pháp duy tâm tạo.
Nếu chúng ta hiểu được hai câu này thì chúng ta không còn lo âu nữa, là vì: trong các pháp do tâm làm chủ, vạn pháp mầu tròn đủ một tâm. Vậy thì dại gì mà chúng ta phóng thức ra ngoài đi tìm kiếm những chuyện không thực, nên đức Phật nói rằng: khỏi cần tìm, các ngươi hãy về làm chủ chân tâm đi thì vạn pháp sẽ trở về với ngươi; ngay cả những âm phúc không có cửa nó cũng mở lối vào, mọi điều tốt lành rồi dần dần sẽ đến với ngươi, mọi sự bình an và hạnh phúc nó sẽ đến với ngươi một cách trọn đủ. Còn không đủ là do chúng ta không biết, làm sai lệch nên bị phân hóa; Chứ thật ra vạn pháp mầu có đủ một tâm. Như vậy thì cái tâm đó đã đủ hết tất cả rồi, nó vượt trên tất cả mọi thứ trong đời sống này, nếu chúng ta thành tựu được chỗ này, thì không lo gì phải tính đến chuyện giàu nghèo, tính đến chuyện có hay không. Nếu chúng ta thực hiện được tâm này, thì cái sinh diệt tự nhiên của Công Luật vũ trụ, của Trung Tâm Vạn Năng là một sự sắp xếp trật tự để chuyển hóa và hình thành tất cả những pháp hữu tinh hoa trong đời sống của chúng sinh trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai; trong ba tầng: hạ, trung, thượng và đến đích cuối cùng thì chúng ta mới vào thế giới hoa nghiêm. Thế giới hoa nghiêm là một thế giới không thể bàn nghĩ, ai có đến đó thì mới thấy được sự hạnh phúc vô cùng không giới hạn, hạnh phúc không bao giờ suy giảm và biến đổi. Còn hạnh phúc chúng ta là hạnh phúc biến đổi sáng hạnh phúc chiều khổ đau; hôm nay chúng ta vui vẻ rồi ngày mai đau buồn; chúng ta không có được cái hạnh phúc vĩnh trường, mãi mãi như hạnh phúc ở thế giới hoa nghiêm.
Tóm lại, Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng, Duy tâm hạ ý thức tương tác. Biện chứng pháp tiểu ngã và siêu chứng pháp đại ngã. Thống nhất thành một chữ Tâm khổng lồ để điều hợp vạn pháp mà không bao giờ mất chữ Tâm ở trong vũ trụ. Chữ Tâm ở đây ta tạm nói bằng từ ngữ, chứ thật ra chữ Tâm ở đây là một chân tướng mà chúng ta cũng không thể có từ ngữ để mà nói được, vì nó quá lớn, quá siêu xuất. Một khi chúng ta thể nhập được chữ Tâm mà tôi đang nói đây, thì chúng ta mới thật sự trở về với chính chúng ta. Thực sự chúng ta mới gặp lại chúng ta và mới sống thật sự của chính chúng ta. còn nếu không thì chúng ta bị mất bản giác, mà mất bản giác cũng có nghĩa là chúng ta bị lệch đi con đường của trung tâm vũ trụ, tức là bị phân biến và lăn trôi theo định luật của sự chuyển hóa sai lệch rất nguy hiểm. Vậy chữ Tâm mà tôi nói hôm nay là chữ tâm của tổng tinh hoa, chứ không phải chữ Tâm theo kiểu phân thức và đau khổ của pháp giới chúng sanh .
Tất cả chữ Tâm chúng ta đi từ biện chứng pháp, vì nó là sự hiện hữu của tướng tông đối với ý thức, vì nó là sự hiện hữu của tướng tông đối với duy thức và duy thức là sự hiện hữu đối với tướng tông chứ không tách rời. Như vậy ý thức và tướng tông là một cặp bộ mà không thể tách rời. Nếu tách rời ra và mất đi thì nó không còn là giá trị sống thực của vũ trụ nữa, có nghĩa là nó không có thực trong đời sống Công Luật, nếu nó thiếu một phần thì nó không có thực trong đời sống đó nữa và đời sống đó cũng không tròn đủ được đời sống.
Không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể trở về chân tâm được. Muốn trở về với trung tâm, trở về với chân tâm, trở về với chân ngã của chính mình, cái giá trị thực của chính mình, thì chúng ta phải nhờ vào pháp môn của ba thừa. Ta phải đi trên con đường Bát Chánh Đạo, con đường lục độ, con đường bảy pháp trạng; đi trên con đường kinh triết, con đường thánh kinh, con đường thánh thiện, con đường chân hành, con đường của sự công luyện; những con đường đó nó sẽ giúp chúng ta trở về với chân tâm. Còn nếu định nghĩa về cái vọng và cái không vọng của Tâm, thì cái vọng là sóng, mà cái không vọng là nước mà không có sóng. Nhưng chúng ta muốn cho sóng trở về với mặt nước bình thường thì cái nhân duyên khởi về mắt, nhân duyên khởi về tai, nhân duyên khởi về mũi, nhân duyên khởi về miệng, nhân duyên khởi về thân ý. Tất cả những nhân duyên khởi đó, chúng ta chưa thắng phục nhân duyên khởi, có nghĩa là chuyển pháp nhân duyên khởi qua thiện, và thuần thiện chân thể ánh sáng lần lần nó dưỡng độ để trở thành thuần căn. Thuần căn cũng có nghĩa là điều phục căn, và các căn ấy sẽ chuyển lần qua ứng tác sở trí. Cái nhìn của sự cứu độ, cái nghe của sự cứu độ, cái ngửi của sự cứu độ, cái ăn của sự cứu độ, cái xúc hành và thọ nhập các pháp đều mang tính cứu độ, thì tất cả những căn nguyên ấy không bao giờ mất, mà lại trở thành công cụ chính pháp của chính ta, của chân tâm ta, nó là những người trung thành nhất của ta. Một khi chúng ta thắng phục nó thì nó rất trung thành, mà khi không thắng phục nó thì chính nó là giặc dữ, nó khiến tâm chúng ta phải đi theo những dòng pháp trái ngược bất tương ưng đó, làm cho chúng ta khổ não, mất đi cái trung tâm của thượng tầng và mất đi cái trung tâm của hiện sinh, cả hai cái đều mất. Tức là trong vòng của tiểu ngã và đại ngã bị phân hóa, thế thì Trung Tâm Vạn Năng sẽ không đến với chúng ta và cái giá trị giảm của chúng ta sẽ lần lần giảm dần cho đến các loài thấp nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!