Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 63


ĐỊNH LUẬT NHÂN DUYÊN KHỞI
Định luật nhân duyên khởi có phải là nguồn gốc của chúng ta không?
Nhân duyên khởi là sự khởi đầu, nếu khởi đầu là gốc thì không có sự bảo trì của gốc. Chúng ta phải biết nhân duyên ấy từ vô cùng sinh ra. Mà vô cùng là không có khởi đầu. Vậy, vô cùng là gốc còn nhân duyên khởi là ngọn.
Như tiếng nổ không biên giới là thuộc về chân tính của trung tâm vạn năng, nếu đứng trên nhân sinh quan thì hoàn toàn không ai có thể nghe được tiếng nổ ấy. Còn Chư Phật nói về tiếng nổ không biên giới, thì sự khởi đầu ấy nếu cho là gốc thì sẽ mất sự vô cùng của gốc. Nên vô cùng là gốc mà khởi đầu vẫn là ngọn nghành.
Như vậy, khởi đầu là biện chứng của nguồn gốc, chứ không phải là nguồn gốc. Nếu ta cho nhân duyên khởi là nguồn gốc thì ta đã lạc vào duy vật biện chứng rồi, vì ta đã thừa nhận vật chất là chủ thể.
Như chúng ta đã học có thuỷ và có chung đó là hệ thống thiết lập nhân duyên khởi về nhị nguyên; còn vô thủy và vô chung thì thuộc về nhất nguyên.
Vì lầm lẫn mà con người đã đặt ra nguyên thủy là như thế này hoặc như thế kia. Vì thế nên nhân loại cứ mãi đi tìm về lịch sử của nguồn gốc, nhưng rồi cũng không thể tìm được nữa, vì sao? Vì trong thế giới có quá trình hủy thể , hủy diệt và hủy tận.

Hủy thể dụ như con người chết đem chôn vài ba năm sau đào lên vẫn còn thấy bộ xương thì đó mới chỉ là hủy thể. Còn hủy diệt là trãi qua vài chục năm sau, nếu đào lên thì không còn thấy hình thể nữa mà chỉ còn lại một nắm tro. Còn hủy tận là hoàn toàn không còn một dấu vết gì nữa, vì nó đã trả lại tính toàn chất cho tứ đại, mà không còn tìm thấy nó được nữa, thì đó gọi là hủy tận.
Như vậy, trong thế giới của định luật duyên khởi, thì nó luôn luôn có cái tận khởi của khởi và khởi để rồi tận khởi, nếu chúng ta lấy đây làm gốc thì rất là nguy hiểm.
Nếu chúng ta cho rằng những gì rờ được nắm được là gốc thì ta bị giới hạn trong gốc khởi đó. Mà không thấy được sự vô cùng đã có giá trị tuyệt đối để hình thành cái khởi đó.
Thí dụ như một cái cây về tính thực nghiệm của gốc thì người ta đào lên, thì cái gốc đó cũng chỉ là giới hạn. Mà cái gì sinh và hình thành ra nó thì đó mới là gốc. Thì người ta lại cho rằng chân địa hoặc địa đại là gốc của nó. Nhưng nếu cho chân địa, địa đại là gốc thì cũng đơn giản quá, vì một mình nó cũng chưa đủ những yếu tố làm gốc. Thì người ta lại tìm thêm có thể tổng hóa là gốc, hoặc các đơn vị hóa học tổng hợp là gốc. Như vậy thì lại càng phức tạp và chính cái phức tạp vô cùng ấy là gốc. Còn mọi nhân duyên khởi đầu thì không thuộc về gốc. Vậy thì nhân duyên khởi là biện chứng pháp của gốc chứ nó không thuộc về gốc.
Như vậy, có thủy có chung là đơn vị hóa để hóa thành phẩm và hóa tác phẩm, hóa cái đẹp từ sự vô cùng đã cho chúng ta, chứ nó không phải là vô cùng.
Như tiếng nổ không biên giới và tiếng nổ có biên giới, cũng đã trình bày được về giá trị của nhân sinh quan và vũ trụ quan rất rõ ràng. Cũng đã trình bày về thượng tầng, trung tầng, hạ tầng một cách rõ ràng. Đức Phật đưa ra tiếng nổ không biên giới thì hoàn toàn tiếng nổ này cũng không ai hay biết; thì rõ ràng nguồn gốc ấy cũng có tính vô cùng rồi.
Đức Phật nhân cách hóa tiếng nổ vô cùng ấy là do sự kiến tính đã nhìn nhận thấy rõ về sự vô cùng của sức mạnh trung tâm vạn năng; chứ thật ra trong thế giới nhị nguyên không có tiếng nổ đó.
Như vậy, định luật nhân duyên khởi là một hệ thống lập trình của vô cùng và đến sự vô cùng kết tinh tinh hoa, lấy nhịp cầu của định luật duyên khởi để làm sự nghiệp hóa và hình thành các tác phẩm đẹp nhất trong nhân sinh quan và vũ trụ quan. Vậy nhờ định luật nhân duyên khởi đó mà chúng ta có được tác phẩm và thành phẩm. Nếu không có định luật đó thì tính biện chứng pháp về sự nghiệp vũ trụ hoàn toàn không có; và nếu không có định luật nhân duyên khởi thì mọi giá trị công luyện khách quan và tính thành tựu giá trị kim cương cuối cùng của duy ngã độc lập cũng không có và hoàn toàn hệ thống duy ngã đại thể và khắp cả tam thiên đại thiên thế giới trong vũ trụ cũng không có.
Có định luật nhân duyên khởi là để lập thể, mà khi lập thể thì hệ thống lập thể che chắn hạt tâm lý tính rất vĩ đại. Nhưng Đức Phật nói rằng: Nhân loại nhờ có định luật nhân duyên khởi đó mà hóa thượng, nhưng cũng chính định luật nhân duyên khởi đó mà hóa diệt, vì không biết bao nhiêu người họ đã ôm cái vô thường biến đổi và hủy diệt ấy làm gốc, nên họ đã nhào trộn khổ đau và chết bởi định luật nhân duyên khởi ấy.
Như vậy, ta ngộ ra định luật nhân duyên khởi là biện chứng pháp của nguồn gốc, chứ nơi ấy không phải là nguồn gốc. Mà nguồn gốc là vô cùng của chân tính bất biến thể, nơi ấy không có sinh diệt mà thường hữu, thường chiếu, thường minh, thường hóa; nơi ấy là nơi tập hợp sức mạnh của tất cả tổng tinh hoa. Đó là siêu sắc thể, cũng là chủ thể của giá trị hóa cho hệ thống sắc thể.
Như vậy, định luật nhân duyên khởi là khởi sinh và khởi diệt. Thì nhân duyên hóa sinh và nhân duyên hóa diệt không bao giờ có tính thường trụ trong sự sinh diệt ấy, là thuộc về hệ thống lập thể thì không thuộc về gốc mà lại là biện chứng pháp của gốc chúng ta.
Như vậy, đưa tri thức ánh sáng vào định luật nhân duyên khởi để làm chủ thị cho giá trị duyên khởi tương ưng. Vì xác định về định luật có tương ưng thì chúng ta đưa cái hiểu biết vào định luật tương ưng để hóa tương ưng và để trở về gốc.
Trở về gốc tức là vượt ra khỏi định luật duyên khởi mà có thể toàn hữu về duyên khởi và thành lập giá trị bất biến duyên khởi. Đó là nơi ổn định tuyệt đối của chúng ta.
Chúng ta có một định luật duyên khởi hoàn toàn đứng trên tinh thần khách quan của vũ trụ, mà chúng ta không đưa chủ tính giá trị duyên khởi tương ưng; mà ngược lại chúng ta lại biến đổi giá trị chủ tính tương ưng và hệ thống khách quan về tương ưng, thì bèn có mọi sự biến cố và hủy diệt trong đời sống ấy. Cho nên trong thế giới nhị nguyên thì chúng ta phải luôn luôn thấy rõ sự sáng tạo, sự bảo tồn và sự hủy diệt; vì thế giới nhị nguyên là luôn luôn có 3 chân ấy xuất hiện trong đời sống nhất định là sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt. Ở đây không thuộc về thần, mà thuộc về giá trị ánh sáng của tổng thể giá trị hóa, đối với định luật duyên khởi trong sự sáng tạo, bảo tồn tương ưng và bất duyên khởi giá trị khắc hóa trong định luật hủy diệt để tạo thành một cặp bộ chuyển động và hình thành trong thế giới nhị nguyên của hệ thống duy ngã đại thể.
Như vậy, chúng ta sẽ thấy được sự cân bằng về tính khách quan của định luật hóa và duyên khởi của sự sáng tạo, bảo tồn theo định luật thuận được hóa, còn nếu ngược lại thì bị hủy diệt cũng là định luật ấy.
Chúng ta rút từ định luật ra để xác định về tính định luật, thì đối với công luật vô cùng vẫn là tuyệt đối. Chúng ta phải xác định về định luật hủy diệt là hủy diệt về hệ thống lập thể và các đơn vị hóa học, nhưng về tính chất giá trị của hạt, của tính hóa học hoàn toàn không bị hủy diệt, thì đó chính là gốc.
Chúng ta đã xác định được gốc là bất diệt, như vậy sức mạnh của trung tâm ở nơi chân tính đã có một cường độ khổng lồ vô biên, vô tận, vô cùng, nhưng không biến đổi về chân tính ấy thì đó là gốc của chúng ta.
Về gốc của biện chứng pháp, nếu đứng trên vũ trụ quan thì nó vẫn là cái ngọn. Nhưng đứng trên nhân sinh quan thì đó là gốc nguyên thủy giới hạn, chứ không phải là gốc nguyên thủy vô hạn.
Như vậy, vế trên là vô cùng, là vô chung vô thủy, còn vế dưới là hóa thì có thủy và có chung. Vậy phần gốc của có thủy và có chung là gốc của hạ tầng, cũng là gốc của biện chứng pháp; thì chúng ta phải vượt cái gốc hạ tầng để tìm về gốc thượng tầng, đó là gốc của siêu chứng pháp.
Hôm nay minh triết đã làm rõ được giá trị thực tướng của gốc. Vậy chúng ta xác định vô cùng là gốc, còn định luật nhân duyên khởi là ngọn ngành.
11/2 Canh Dần
LÝ NHÂN DUYÊN
Hôm nay chúng ta xác định lý nhân duyên là tất yếu trong thế giới nhị nguyên. Cũng như khi chưa thành tựu được hạt tâm của tính ánh sáng kim cương chân tâm thì lý nhân duyên sẽ tiếp tục hình thành. Trong 2 chiều hướng nhân duyên thuận và nhân duyên nghịch luôn xuất hiện trong đời sống cũng như nhân duyên sinh và nhân duyên tử cũng như thế.
Nên Đức Phật nói rằng: Lý nhân duyên thuận thì lý tu duyên hóa. Như vậy lý tu duyên thuận hóa là nhân ở lý nhân duyên thuận. Vì thế trong sự nghiệp tu, chúng ta không thể tách rời lý nhân duyên.
Về nhân duyên thì thuộc về khách quan, còn tu duyên thì nó có tri thức ánh sáng. Như các pháp có thể duyên với chúng ta ở mức độ thuận hay mức độ nghịch thì lý tu duyên về giá trị hạt tâm nó cũng nương theo cái thuận và nghịch đó.
Nên chúng ta phải biết rằng: Lý nhân duyên thuận thì lý tu duyên thuận hóa, thuận hóa tức là khi bắt đầu đi vào con đường tu thì các lý nhân duyên đều thuận theo nên gọi là tăng thuận duyên, là nhờ những nhân duyên thuận mà tăng trưởng giá trị tu học, tăng trưởng hạt tâm. Còn có người bắt đầu đi vào đường tu thì gặp lý nhân duyên nghịch lại. Tức là mọi cái giúp chúng ta thì hoàn toàn không thuận và chính không thuận đó nên vô tăng. Thì trong định luật tất yếu về lý nhân duyên đối với mặt bằng của Duy ngã đại thể thì luôn luôn xuất hiện 2 trạng thái là lý nhân duyên thuận thì lý tu duyên thuận hóa và lý nhân duyên nghịch thì lý tu duyên nghịch hóa. Vì tu là sửa chữa, vậy người ta muốn sửa chữa một thứ gì đó thì tất cả các pháp phải duyên lập để mà sửa chữa. Ví dụ như muốn sửa một chiếc xe thì chiếc xe nó có một hệ thống, cái này duyên cái kia, cái kia duyên cái nọ để thành chiếc xe. Và khi chiếc xe hư chỗ nào thì ta sửa ngay chỗ đó, nhưng nó đều liên quan đến cả chiếc xe. Thì chúng ta cũng ở lý nhân duyên tất yếu đó. Như vậy xác định về tính khách quan thì lý nhân duyên thuận là tốt rồi, nhưng lý nhân duyên nghịch thì là vô cùng khó khăn cho việc chống đở của hạt tâm lý tính. Muốn giải quyết vấn đề nghịch này đòi hỏi chúng ta phải có một hạt tâm ánh sáng mạnh mẽ để sắp xếp lại lý nhân duyên nghịch đó, để chúng ta quay ngược về chiều thuận trên con đường tu học. Ở đây là một trong phần chuyển nghiệp nó nằm trong lý nhân duyên nghịch.
Như vậy lý nhân duyên nghịch thì chúng ta phải dùng sức mạnh của ánh sáng trí huệ điều phóng để chống lại các pháp thuộc về lý nhân duyên nghịch bằng hệ thống pháp trí. Nên trong quá trình nghịch như vậy mà cũng có thể độ được, thoát được và mở rộng được thì gọi là: Nghịch tận độ. Vì vậy pháp nghịch tận độ là pháp mạnh mẽ nhất của giới cấp đại cư sĩ.
Trong giới cấp của giá trị hóa thì chúng ta thấy rằng tính tất yếu của lập thể về nhân duyên thì có 2 loại: nghịch và thuận. Về nghịch thì cơ nghịch thức. Nghịch thức là trái ngược với tất cả những tư tưởng về hướng thượng. Cùng cộng với nhân duyên nghịch thì trở thành một cặp bộ có thể nhận chìm chúng ta trong tam đồ khổ. Nếu Như Lai nói: Nếu các pháp nhân duyên nghịch về khách quan, mà chúng ta quyết tâm dùng ý thức mạnh để chuyển nghiệp quay về con đường hướng thượng thì lý nhân duyên nghịch đó sẽ từ từ được giải hóa. Chứ chúng ta đừng đổ trút cho lý nhân duyên nghịch đó là định mệnh cho bản hạt về giá trị hóa của tri thức ánh sáng đối với chủ tính.
Chúng ta đừng bao giờ tin theo thuyết định mệnh mà hãy tin theo thuyết nhân quả và tin theo định luật duyên khởi của các loại nhân quả tốt hoặc xấu mà chính chúng ta đã gây ra nhiều đời nhiều kiếp của 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Và lý duyên tu của chúng ta kém cỏi nên lý nhân duyên bao vây. Nếu lý duyên tu của chúng ta mạnh mẽ thì lý nhân duyên vãng hồi. Và vãng hồi chính đẳng giác, là không dựa vào lý nhân duyên mà vẫn có chân tính trung tâm vô thượng sĩ, đó là sạch hết tất cả các nhân duyên thuộc trong lý tất yếu của hệ thống lập thể.
Như vậy về khách quan có 2 mặt: Một, nếu ta gặp lý nhân duyên nghịch thì ta dùng hệ thống pháp trí cùng sức mạnh của ý chí để giải hóa nó. Hai, nếu chúng ta gặp lý nhân duyên thuận thì đây là một cơ hội lớn để chúng ta phát dậy ánh sáng của lý duyên tu và sức mạnh của lý duyên tu trong sự nghiệp hóa hạt tâm lý tính để thành tựu chính vị.
Còn nếu ta cho rằng không có lý nhân duyên thì ngũ hành cũng không có thành kết, thì thân thể không có ngũ tạng và não bộ cũng không có, cùng các tế bào nhỏ nhất trong thân thể này cũng không có. Như vậy các pháp nhân duyên khởi là một định luật chuyển hóa có tính chất ghép phức tạp và đơn giản ở từ trục hóa và hình thành giá trị lập thể để thực hiện những công trình hóa trong đời sống của lý nhân duyên.
Chúng ta thừa nhận lý nhân duyên và lý tu duyên là thừa nhận hệ thống Long giáng của phạm trù đối với lý tu duyên. Tức Long giáng là đại diện cho lý tu duyên trong hệ thống ấy và thực hiện những công trình lý tu duyên cho đại thể đối với sự nghiệp của Tế Điên. Tế Điên, Ngài đã hoàn chỉnh được lý tu duyên trên đỉnh cao của sự nghiệp hóa và thành lập được kim tính, nên Ngài đã hoàn toàn chiến thắng các pháp nghịch thuộc về nhân duyên khởi.
Bài này là một trong những chìa khóa để chúng ta mở được chỗ là không còn chấp nhân duyên và không còn né tránh sợ sệt nhân duyên. Vì chúng ta đã có chìa khóa đặc biệt là lý tu duyên và sức mạnh của sự chuyển nghiệp đối với hệ thống pháp trí. Như vậy lý nhân duyên và lý tu duyên là một cặp bộ trong đời sống Duy ngã đại thể. Trong 2 mặt trạng thuận và nghịch nó luôn luôn có trong đời sống lập thể của chúng ta. Trong thế giới nhị nguyên này có cả trong tam giới. Chỉ khi nào chúng ta ra khỏi tam giới thì mới ra khỏi lý nhân duyên.
Vì vậy con đường trở về của chúng ta không phải là bình thường mà luôn luôn gặp nhiều chông gai, nhiều thách thức và đòi hỏi chúng ta phải có một ý chí và sức mạnh vĩ đại thì mới thực hiện được. Còn nếu chúng ta cứ thả trôi theo sự hưởng thụ thì sự hưởng thụ này sẽ có ngày chấm dứt.
Đối với Như Lai nhìn thấy rất xót xa cho những con người giàu sang phú quí mà chỉ biết hưởng thụ. Nên bèn nói với các tông đồ: Hãy xem thấy sự phù hoa và giả hóa của các màu sắc hoa đốm ấy đối với lâu đài và lập thể biến đổi của thân mệnh, vì tức khắc nó mất tất cả mà nó không hề biết. Cũng ví như một đàn cừu đang bình yên vui đùa ăn cỏ trên thảo nguyên mà chẳng hề biết rằng ngày mai đây ông chủ nó sẽ xuất nó đi bán và người ta sẽ làm thịt nó.
Chúng ta hãy xác định cuộc đời này không có gì cao sang và quí bằng sự nghiệp tu học và không có gì quí bằng con đường trở về với ánh sáng trung tâm, đây là con đường cực kỳ hạnh phúc nhất của loài người.
Đối với sự nghiệp Công Luật vũ trụ học là hoàn toàn có thực. Nếu không có thực thì làm gì có Duy ngã đại thể, làm gì có ngân hà thiên hà, làm gì có các bác học, siêu nhân, làm gì có đấng hóa thân vĩ đại như Đức Thích Ca Mâu Ni, làm gì có ngôi vị tột cùng về trí huệ uyên bác soi sáng còn hơn hàng trăm triệu mặt trời kia, ví dụ như Đức Quan Thế Âm thì hoàn toàn có thực. Như vậy Đức Quan Thế Âm nhân ở trung tâm ánh sáng vô cùng không biến đổi mà có thực, nhân ở vô lượng kiếp tu mà Ngài có thực và Ngài là chất liệu kim cương và Ngài đã hoàn thành xứ mạng thiêng liêng nhất là thành một khối kim cương khổng lồ, đó là hoàn toàn có thực. Vậy chúng ta hãy quyết liệt trên con đường có thực đó để chúng ta có những tác phẩm hoàn toàn thực và đời đời được sống tỏng vũ trụ mà không còn bị trầm luân khổ ải trong luân hồi sinh tử.
Như vậy chúng ta đến đây đâu tha thiết gì về danh quyền địa vị, vì những thứ đó hoàn toàn là mượn. Nên các vị Thánh nhân mượn áo quan làm đạo, mượn áo vua làm Phật. Tức là mượn tất cả những quyền lực ấy nhằm mục đích để cứu rỗi, để kinh bang và đem lại hạnh phúc cho con người còn trầm luân và khổ ải. Đó là chính thống hóa của sự nghiệp mặc áo vua và áo quan là phương tiện, là trá hình của sự nghiệp cứu rỗi đối với Như Lai. Đó là những công cuộc phản gián vĩ đại nhất của Đức Quan Thế Âm và Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng dùng tất cả các pháp vô ngại đối với sự nghiệp hóa thân ở trong các Ưu bà tắc, Ưu bà di, Tì khưu cư, Tì khưu tăng cùng tất cả các thành phần thấp nhất kể cả ngạ quỷ thì Đức Quan Thế Âm đều có thể dùng các thân ấy để thực hiện các công trình vĩ đại nhất của vũ trụ.
Hôm nay, Hồng ân được sáng lên cùng từ ngàn tay thiêng liêng nhất và từ ngàn mắt sáng chói nhất của Đức Quan Thế Âm. Nên đối với Đức Quan Thế Âm là chủ thể của sự nghiệp công án và chủ thể của sự nghiệp Công Luật và Ngài là hiện thân của sự siêu thực hóa trong đời sống của Cửu kinh minh triết qua thân thể của ông Cha.
28/11/KỶ SỬU
TÌM LẠI CHÍNH MÌNH
Nếu chúng ta đi tìm về giá trị thực là nguồn cội của chính mình, mà đi tìm trong biến đổi thì sẽ không có được chính ta. Nếu chúng ta tìm về hình hài, tìm về đôi mắt, tìm về não bộ hình lập v.v…thì hoàn toàn rất lỏng lẻo. Bởi vì chúng ta đã có nó rồi mà còn đi tìm chi nữa. Cũng như ta trở thành con người thì không phải đi tìm con người. Như vậy, tìm lại chính mình là vượt lên mọi giá trị hệ thống lập thể ấy.
Hôm nay chúng ta sẽ nghị luận về giá trị của thặng dư và vô dư. Đức Như Lai nói về thặng dư và vô dư là nói về giá trị của kim tính không còn biến đổi trong sự nghiệp hóa cao nhất của duy ngã đại thể.
Thí dụ như một người tỉ phú đó là thặng dư về vật chất thì thặng dự đó không phải của chính ta mà đó chỉ là phước hữu lậu mà thôi. Thế thì thực tướng của thặng dư là thuộc về kim tính. Chúng ta phải xác định rõ điều này. Và phải giác ngộ rằng: thân thể này cùng hệ thống lập thể là không thuộc về của ta. Mà tất cả là cái mượn để làm giàu mạnh và thặng dư kim tính.
Như ngày xưa chính tôi đã được nghe đức Từ phụ Thích Ca hỏi rằng: Đạo tràng ta có được thặng dư chưa? Thì đức Ca Diếp trả lời rằng: Thưa đức Thế Tôn, đạo tràng của đức Thế Tôn khi thặng dư là mức độ kim tính hóa trong thập lực và sức mạnh hóa trong lục đạo đã ròng tính về tứ quả thánh thì mới có thặng dư.
Như vậy chúng ta nghị luận để loại trừ và chấm dứt mọi sự lầm lẫn về tính thặng dư. Khi chúng ta chấm dứt lầm lẫn càng sớm thì chúng ta được trở về trong chân hạnh phúc càng sớm. Hạnh phúc ở đây là thuộc về những thứ không bị biến đổi, đó mới là hạnh phúc mãi mãi bền vững và không bao giờ chấm dứt mà các đức Như Lai, Bồ Tát đã có.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang trình bày.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, ta đi tìm lại chính ta thì dễ mà khó. Khó ở đây là lấy cái biết đi tìm cái biết. Tức là mình đã tự quên chính mình rồi lại đi tìm chính mình thì rất là khó. Mà chỉ khi nào nhân ở các pháp tướng mà ta trực ngộ nhận ra chính mình thì mới có chính mình.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, cái khát vọng lớn lao và muôn đời của con người là muốn nhìn thấy được chính họ. Tuy nhiên muốn trở về với chính ta không phải là dễ. Vì hạt tâm lý tính được bao bọc bởi ngũ uẩn, bởi tất cả những sở nhân duyên mà hình thành, nên đào sâu vào chính ta là phải trãi qua quá trình công phu và sự khai thị. Nên tất cả các bậc thế vì đến với thế gian là nhằm mục đích để khai thị cho con người thấy được chính mình. Nên đức Phật Thích Ca mới có tuyên ngôn: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Thì chính đó là mối chốt để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Tuy nhiên trong cuộc sống mà trở về chính mình thì không phải là dễ.
Đối với bản chất của Duy ngã đại thể là có hạt tâm lý tính nhưng muốn được kết tinh chân tâm ánh sáng thì phải hóa. Vậy tính sen phải nhờ đến bùn. Nghĩa là chúng ta có thân ngũ uẩn thì phải vượt qua rào cản đó để trở về với chính mình đó là quy trình chuyển động và kết tinh hạt tâm lý tính thì chúng ta mới có được chính ta. Đó là sự hiệp thông giữa tâm và pháp.
Ngài dạy: Chúng ta hãy xác định thứ gì thuộc về thực tướng của ta và thứ gì không thuộc về của ta. Đối với những nhà khoa học, thường thì họ bản ngã là họ đã thắng phục được những công trình khoa học mà họ đã làm ra. Nhưng thực ra thì chính họ chưa thắng phục được họ. Vì nền khoa học ấy đã đưa họ đi quá xa với chính họ. Thí dụ, có một người đang làm giàu về phần lập thể thì thường trong con mắt đối đãi con người cho đó là giàu. Nhưng giàu trong sự thoái độ và khuyết hãm về giá trị kim tính. Nên Như Lai liền bảo rằng: “Nhân của tỉ phú là quả của trắng tay”. Tức cái thặng dư đó nó thuộc phần vỏ mà phần hạt thì không có thặng dư nên nó trở thành không. Hoặc thí dụ ông Cấp Cô Độc về mặt lập thể có 3 lẩm vàng, và ông đã đem 3 lẩm vàng ấy ra để thiết lập đạo tràng cùng đức Thế Tôn. Như Lai và hội đoàn của Bồ Tát liền thấy ông Cấp Cô Độc có một sự thặng dư trong 3 lẩm vàng ấy. Như vậy, ông Cấp Cô Độc đã làm được một việc cực kỳ mạnh đối với giá trị phát triển thặng dư ở phần thực tướng mà phần ngoài thì cũng hoàn toàn không mất. Vì sao? Vì 3 lẩm vàng ông bỏ ra hoàn toàn có tính công dụng rất cao cho đại chúng. Vì vậy mà ông đã tìm lại được chính ông.
Như vậy, các vị tôn giả đã theo Như Lai là tri kiến về pháp tính ánh sáng vô biên và sự nghiệp hạt tâm lý tính thặng dư, và đã tìm được thực tướng của chính mình. Nên khi có biến cố thì chính sự thặng dư kim tính ấy sẽ hóa giải được mọi sự khủng bố. Tức là sự giàu có của kim tính ấy hóa giải được mọi sự mất mác về mặt lập thể. Như đối với các Tổ sẵn sàng mất cái đầu mà không hề run sợ, còn đối với chúng sinh thì đó là một điều khủng khiếp và run sợ. Vì thế ta thấy rằng những kẻ tham sống, sợ chết là kẻ ấy mất lý chân tu. Còn người đã thể nhập được lý chân tu thì đối với cái chết là rất nhẹ nhàng, điều đó là sự thực. Vì sao? Vì họ thấy được trong nhà đã có kho ngọc và làm chủ được kho ngọc ấy, thì bên ngoài kia là những thứ của cải vụn vặt. Nếu ai đó đánh cắp những thứ bên ngoài ấy thì không quan trọng vì họ đã có cái bên trong rồi. Vì vậy đối với Như Lai về mặt lập thể là tính công dụng trên con đường hóa thân, nhưng khi hóa thân thành tựu chỗ nhất thừa rồi, thì những thứ mượn đó trở thành rác. Như vậy thân ngũ ấm đến bây giờ thuộc về rác. Cũng giống như người dùng thuyền để đi qua sông, khi đã qua đến bờ bên kia rồi thì thuyền ấy không còn giá trị đối với người ấy nữa. Như vậy thân thể chúng ta ví như con thuyền và thế gian ví như dòng sông. Thân thể chúng ta là phương tiện hóa, giống như chiếc thuyền qua sông và khi chúng ta đã qua bờ rồi thì chiếc thuyền ấy hoàn toàn không có giá trị đối với chúng ta nữa. Như vậy chúng ta đã có được thặng dư về kim tính ánh sáng vượt trên con sông mê ấy. Thì việc khủng bố điên đảo ở trong đời sống của thế gian đã được chấm dứt.
Nên đức Khổng Phu Tử nói rằng: Thành nhân là đã chiếm được địa vị đạo lý cao nhất của trời đất, là đã vững chắc về giá trị đạo lý nhân bản đối với con người, đã có một khuôn vàng thước ngọc trong đời sống ấy thì trời đất đã ôm choàng họ và họ cũng không biến đổi trong giá trị sống của thời gian và không gian.
Đức Lão Tử cũng nói rằng: Tất cả những khí pháp thực tướng của thiên nhiên đã hoàn bị trong dịch lý của giá trị tổng thể. Một khi con người đạt được tính chất ấy thì nó trở thành một khối vàng bất biến trong đời sống của vũ trụ, thì chính họ hoàn toàn không mất vũ trụ và vũ trụ đã được ở mãi trong họ.
Cùng rất nhiều các vị thiền sư đã đạt chứng được giá trị nhất thừa thì đối với đời sống của họ đã được tự tại vô ngại và họ đã được trở về với chính họ. Còn đối với chúng sinh thì trôi lăn theo dòng nghiệp và còn bị ràng buộc nhiều thứ mà không thể bức phá ra được. Rồi thời gian cứ trôi qua, trôi qua và cuối cùng dồn dập lại những sự khủng bố điên đảo cho đến ngày chết mà không chấm dứt được sự điên đảo và khủng bố ấy. Nên chúng sinh là cộng nghiệp của sự khủng bố, chúng sinh là tương tục chịu những sóng gió, biến đổi trong sóng gió và hoàn toàn không có ngày yên nghỉ.
Như vậy, hạnh phúc của chúng sinh là hạnh phúc trong biến đổi rất là mong manh. Chính vì vậy mà có những vĩ nhân, siêu nhân, hoặc có những người đã trắc nghiệm được cuộc sống đi tìm chân lý dùm cho chúng ta. Như đức Thích Ca Mâu Ni là một trong rất nhiều những người đi tìm chân lý. Ngài tri kiến Phật sinh vào trong gia đình quí tộc, vương giả và quyền lực cao nhất. Và Ngài cũng giải quyết vấn đề sinh lão bệnh tử và tri kiến những giá trị vô thường ở trong đời sống của thế giới. Ngài đã thoát ra khỏi sự vô thường ấy để tìm ánh sáng thường trụ và đem ánh sáng ấy cứu rỗi cho chúng sinh trong thế giới biến đổi. Vậy Như Lai đã tri kiến và giải quyết những vấn đề của Duy ngã đại thể, và xác định về Duy ngã đại thể có thực tướng trong đời sống ấy. Vậy Như Lai dám bỏ ngôi vị cao nhất là vua chúa và vương quyền để đi tìm một thứ không có vương quyền và không có hệ thống thống trị, là đi tìm những thứ vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc để có được sự thặng dư kim tính cao nhất cho thế giới loài người. Như vậy, Như Lai đã đem công án hóa vào đời sống của thặng dư kim tính và đưa hệ thống Duy ngã vạn pháp kinh để kết tinh tinh hoa kim tính cho loài người, đó là giá trị cao nhất trong đời sống của thế giới Duy ngã.
Như vậy, chúng ta có thể xây dựng bất cứ một công trình nào vĩ đại nhất mà chúng ta không tìm về chính ta và chúng ta không thấy được chính ta có một cuộc sống làm chủ được vạn pháp thì công trình ấy cũng chỉ là một cái bóng của cuộc sống không có thực tướng, thì không bao giờ mang nó đi theo chính ta và cất giữ nó cho chính ta được.
Như vậy thặng dư kim tính bên ngoài là giải quyết được mọi sự đói nghèo và có tính bền vững cao nhất về đời sống của hệ thống lập nghiệp. Nhưng nếu chúng ta thặng dư về kim tính bên trong thì là vua của mọi thặng dư về hệ thống lập thể và chúa của mọi sự hóa thân trong đời sống thực tướng và hạnh phước thường trụ trong đời sống vũ trụ.
Như vậy, người ta có được sự khôn ngoan trên mọi sự khôn ngoan là phải giải quyết về những sự khủng bố. Vì có hệ thống lập thể là bèn biết có hệ thống khủng bố của những định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử. Là những giá trị biến đổi của những cơn sóng dữ ở đại dương thế gian. Vì vậy nên vượt tuyết của thời gian để tìm về chính ta là thoát khỏi mọi sự biến cố, đồng thời giải quyết những vấn đề khủng bố cuối cùng trong đời sống ấy.
Như vậy thì đây có một phần chói lọi của ánh sáng Bát nhã tâm kinh và hoàn toàn ở trong mật ngữ ánh sáng viên giác của Đại bi Đà La Ni và lòng yêu thương vô tận của đức Quan Thế Âm có nghìn mắt chói sáng và nghìn tay trang nghiêm. Và Ngài là đấng đã vẹt ra tất cả những sự u khuất, trầm uất để đưa ánh sáng Cửu kinh vào trong đời sống để giải quyết những vấn đề thuộc về thặng dư kim tính. Chúng ta nhờ ánh sáng ấy mà tìm về chính ta.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ xác định như thế nào là tìm về chính ta.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, để xác định được chính ta thì cơ bản đầu tiên là phải xác định được thực tướng và giả tướng. Đồng thời phải định nghĩa được giữa tâm và pháp cho rõ ràng. Từ đó, chúng ta mới tìm về chính ta một cách chính xác.
Như vậy, nói về tâm thì trung tâm vạn năng là thực tướng của giá trị thượng tầng. Còn hạ tầng thì hạt tâm lý tính là thực tướng. Còn ý thức của chúng ta nó là phương tiện hóa thực tướng và nó là cái dụng của tâm. Như vậy, chúng ta phải biết rằng những gì biến đổi thì nó không phải là thực tướng và không phải là của ta. Vì của ta là thuộc về chân tính, pháp tính hoàn toàn không có biến đổi. Còn nói về pháp thì có gốc và ngọn, có tính và thể. Pháp tính là thuộc về tính ánh sáng của hạt tâm bất biến; Pháp thể là tất cả các pháp lập thể. Như vậy nếu chúng ta sống mà đi tìm những cái thuộc về của ta mà lại chạy ra ngoài để tìm thì sẽ không có, mà ngược lại chúng ta đã tự đánh mất cái của ta rồi.
Ngài dạy, cái của ta là cái gốc để thành lập về lập thể. Như chúng ta có lập thể đây là phải có cái gốc của nó. Đó là hạt tâm lý tính để lập ra thể. Như vậy gốc của chúng ta là hạt tâm lý tính thì hình thể là thứ yếu, là phương tiện kết tinh và trở về giá trị siêu tinh của hạt tâm lý tính. Nên đức Như Lai đưa ra vô ngã là vô ngã hóa về giá trị lập thể, vô ngã hóa về giá trị nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng và ngã tướng, chứ không phải vô ngã hóa về hạt tâm lý tính.
Người Duy vật là người kẹt trong ta của hệ thống lập thể và kẹt rất sâu, kẹt rất rộng và rất dày. Nên khi hệ thống lập thể bị biến đổi thì người Duy vật bị chới với trong sông mê và biển khổ. Và mọi sự bẻ bàng khốn nạn nhất của đời sống đã đến vì bị mất đi hệ thống lập thể, mà bao nhiêu năm chúng ta nghĩ rằng là của ta.
Như vậy, người tìm về chính ta là phải đi trên con đường thực tướng của trung tụ, là người xác định tính ánh sáng vô biên và không biến đổi trục trung tâm ánh sáng, thì người ấy mới thấy được chính ta.
Về nhân học thì đức Khổng Phu Tử cũng xác định cái ta rất rõ ràng có tính đạo lý trọn vẹn. Còn đức Lão Tử thì lại đưa chân khí thực thể của giá trị chân tướng để làm sức mạnh cho tổng dịch. Và một khi chúng ta hóa được tổng dịch để trở về trục trung tâm thì cũng không mất cái ta. Còn đức Phật Ngài không nói dịch nhưng Ngài thu tóm vạn pháp trong nguồn gốc tổng thể của vạn năng và sức mạnh trung tâm để hóa vạn pháp để làm kết tinh tinh hoa chân tâm và thành tựu hạt tâm lý tính cao nhất để được 10 hiệu Như Lai tối thượng.
Về bản chất tổng thể của đại ngã vũ trụ quan thì ta thấy dù cho một trăm triệu mặt trời nổ tung một lượt, hoặc những biến đổi dữ dội nhất của hệ thống lập thể thì chân tính vô cực ánh sáng hoàn toàn không biến đổi. Như vậy về mặt lập thể chúng ta nêu lên ánh sáng mặt trời là hệ thống hội tụ cao nhất để phát chiếu ánh sáng về quá trình lập thể đời sống của các hành tinh, thì chính những loại ánh sáng đó có biến đổi không cùng, mà chân tính hoàn toàn không thay đổi. Như vậy, một khi chân tính đại ngã của vũ trụ quan hoàn toàn không sụp đổ thì tất cả những sự biến đổi kia là một sự thiết lập của giá trị hóa và có thể thăng hoa trong giá trị hóa đối với hệ thống thái dương hệ, ngân hà và thiên hà. Thì sự biến đổi ấy cũng là một sự phục lâm đối với công cuộc chung của vũ trụ quan và các thái dương hệ trong đời sống của nhân sinh quan.
Nếu chúng ta mở rộng về không gian 3 chiều và đến tột cùng của không gian và vượt ra không gian thì chỉ còn là chân tính ánh sáng vô biên mà thôi. Nếu chúng ta kéo xuống tầng thấp nhất là sự biến đổi của sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử không cùng của sự tan biến cấp tỉ trong hệ số ấy thì giá trị hạt tâm lý tính của các cấp độ vẫn tồn tại. Chỉ khác có một điều là tiến hóa hoặc thoái hóa mà thôi.
Nếu có một tỉ người cùng chết một lượt thì trong một tỉ người ấy sẽ có một tỉ lệ giác ngộ giá trị thực tướng và họ sẽ chuyển động và hình thành giá trị thăng hoa ở cấp cao. Còn những hạt tâm lý tính bị chìm xuống là vì họ thoái hóa bị rơi vào trong các cấp thấp chứ không mất chính họ. Cũng giống như mọi hạt hóa của đời sống cuối cùng đều rụng về đất và tiếp tục mọc lại. Như vậy sinh hóa trường tồn và phát triển trong đời sống hóa của bản hạt và các hệ thống lập thể.
Như vậy, chúng ta giác ngộ chỗ này để mau chóng quay về với chính ta và thành lập được hạt tâm lý tính tính ánh sáng vô biên, đồng nghĩa với chân tính vô cực mà vũ trụ quan đã cho chúng ta.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, con xác định tìm về chính ta tức là tìm về cái không biến đổi. Hoặc là tìm về cái hằng số. Như trong đời sống nhị nguyên thân thể chúng ta và các pháp lập thể biến đổi, nó thuộc về biến số nên nó không thuộc về chính ta. Như vậy, tìm về chính ta tức là phải trở về hằng số để điều ngự tất cả những biến số, nhờ đó mà chúng ta có được một đáp số là hằng số cuối cùng. Thì đó chính là chính ta, cái thực tướng không biến đổi, và cũng là chân tính bất biến trong vũ trụ này.
Ngày dạy, như vậy chân tính bất biến đổi về giá trị ánh sáng vô cùng đã cho chúng ta tỉ tỉ lần trong giá trị bích dụ và phương tiện hóa về bích dụ để giải quyết vấn đề thực tướng. Thế thì tùy theo căn cơ giác ngộ mà đem những nghĩa lý bích dụ để hóa và thành lập thực tướng trong hệ thống kinh điển bích dụ ấy.
Như vậy bài này để giúp chúng ta tìm về chính ta để hóa Cửu kinh minh triết, để thông suốt các chiều mà không bị phản ứng các chiều, để thống nhất một trung tâm mạnh mẻ nhất, để thoát khỏi mọi biến cố khủng bố và điên đảo trong giờ cuối cùng của đời sống chúng ta.
Như vậy đối với người thượng căn là trở về thực tướng để soi chiếu. Đối với người hạ căn đã thầm than ôi! Vì mọi dòng nghiệp đang kềm kẹp họ còn hơn là nhà tù. Họ tưởng rằng đi ở tù mới là tù. Nhưng thực ra chính đời sống của họ đang ở trong tù của ngũ ấm và bốn vách tứ đại đất nước gió lửa và bị khủng bố trong dòng nghiệp điên đảo mà không chấm dứt ấy, thì đời sống họ đang ở trong tù ngục của hệ thống lập thể vô thường. Và hoàn toàn họ là những người ở tù, tức là ở tù trong dòng nghiệp, ở tù trong sự biến đổi và khủng bố, ở tù trong mọi thứ không được tự do. Và chính họ đang bị kẹt trong các nghiệp nên tư tưởng ánh sáng họ hoàn toàn không được tự do. Như vậy, người tự do là người đã thắng phục được vạn pháp, tự tại trong vạn pháp. Đó là nền tự do vĩ đại nhất của đức Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới gốc Bồ đề bên dòng sông A nô ma. Là đấng được tự do hoàn toàn trong vũ trụ quan và nhân sinh quan. Ngài có một ánh sáng biến chiếu trong hệ thống lập thể tự do một cách viên mãn. Đức Thích Ca là đấng thống thái của sự tự do và chúng ta đang thèm khát sự tự do này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!