Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ.

Duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ
Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ.
Trong thế giới nhân sinh, thường thì có người nhận về chủ quan, có người nhận về khách quan và đưa ra rất nhiều tôn chỉ mà tôn chỉ thì có tính công thức, phương pháp hoặc một pháp môn. Cho nên các thời kỳ qua thì thường nặng về công thức, pháp môn tôn chỉ, chớ không nặng về hệ thống mang tính cửu kinh minh triết. Như duy vật, duy tâm, duy linh thì đó là tôn chỉ do con người phát minh ra. Như duy tâm nhà Phật là đi theo con đường khách quan nói về tâm pháp. Còn duy linh thần học là nói về quyền năng bản chất tối thượng của vũ trụ. Còn duy vật là chủ yếu nói về vật chất. Hoặc như có một vị Thiền sư nói nằng: “Khổng Mặc thì đắm đuối cái có, còn Lão Trang thì cố chấp cái không”. Thì đây không thuộc về cửu kinh, vì nó mất tính tịch chiếu.

Như chúng ta đã học biết rằng duy ngã đại thể lầ đại diện cho duy ngã vạn pháp kinh. Thế thì duy ngã đại thể tổng thể tinh hoa là rất khách quan. Vì trong đời sống loài người không ai có thể phủ nhận mình không phải là loài người. Và khi loài người đi khai thác bất cứ gì thì không ai có thể phủ nhận mình là tổng thể tinh hoa. Vì một khi mình tự phủ nhận mình không phải là tổng thể tinh hoa thì hóa ra mình không có sự sống. như vậy giá trị đó hoàn toàn khách quan mà duy ngã đại thể đã có đầy đủ tất cả tỏng giá trị tổng thể ấy. Đó là tính đại thể. Còn nếu như ta tách rời đại thể ấy ra, thì đó thuộc về chất liệu ánh sáng của tri thức hiểu biết, chớ còn cơ cấu hệ thống của đại thể là luôn có chung một hệ thống tương quan. Ví dụ như cửu khiếu đồng ưng, cửu khiếu đồng lập, thì cơ cấu hệ thống này là thuộc về đại thể, kể cả các loài thấp, rất thấp cũng đều có. Dù cho có đơn giản hoặc phức tạp thì cơ cấu đó vẫn có những hệ thống rất thống nhất.
Nên ta nói rằng: Duy ngã đại thể, tổng thể tinh hoa. Nhưng vẫn chưa đủ mà chúng ta phải thấy được là tâm vật hội tụ. Tâm vật hội tụ là cái đề kinh rất khách quan và rất thực tế của Đức Thích Ca Mâu Ni, mà chúng ta không thể phủ nhận được.
Nhưng cái gì là chủ thể của tâm vật hội tụ? Và chủ thể của duy ngã đại thể, chủ thể của tổng thể tinh hoa?
Nên khẩu quyết của kinh nói rằng: Duy ngã đại thể, tổng thể tinh hoa, tâm vật hội tụ, vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ. Thế thì vạn năng Thống hóa thì đây là chủ quan. Nhưng tỏng chủ quan có khách quan và trong khách quan có chủ quan. Thì khách quan và chủ quan không tách rời nhau. Vì một khi ta tách ra làm 2 thì chúng ta bị mất gốc. Thì đề kinh này đã thể hiện sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan.
Nếu ta tách khách quan ra một bên thì hoàn toàn ta ký gởi cho đấng Thống hóa và tự đánh mất đi giá trị hệ thống thượng tầng thì sẽ tạo ra nhiều sự mâu thuẩn và không xác định được nguồn gốc. Nên đề kinh này là đi ngược lên, tức bắt đầu từ duy ngã đại thể – tổng thể tinh hoa – tâm vật hội tụ – vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ. Đó là một hệ thống cơ cấu làm khép kín giữa tính khách quan và chủ quan thống nhất được trong kinh quyết này.
Thì đề kinh này không cho phép chúng ta phân biệt chân lý là khách quan, hoặc chủ quan.
Nếu chân lý là chủ quan thì chúng ta sẽ bị áp đặt bởi một quyền lực của một đấng nào đó, mà mất đi cái bản nguyên của giá trị tâm vật hội tụ. Vì tâm vật hội tụ là rất khách quan của giá trị tiến hóa mà duy ngã được có.
Như vậy nếu tổng thể tinh hoa không được hội tụ thì tâm vật cũng không có hội tụ. Nếu duy ngã mà không hội tụ thì cũng không có lương tri, và từ ý thức cho đến tri thức cũng không có.
Duy ngã đại thể không phải là một vật chất đơn giản, mà duy ngã là một hệ thống rất phức tạp của nguồn năng lượng vô biên ánh sáng đã cho nó. Thì bản chất nó là có lương năng, lương tri, có ý thức, trí thức và tri thức.
Bây giờ ta nâng cấp ý thức phân biệt lên một cấp cao hơn thì nó lại có trí phân biệt. Và nếu chúng ta nâng trí phân biệt lên ở mức độ tri thức, thì bây giờ nó lại vượt lên cái phân biệt bình thường.
Nên 3 thừa kinh nền tảng để nói rõ về tính chất cửu kinh, thì 3 thừa ấy đã nâng cấp duy ngã đại thể lên mức độ hiện đại hoặc siêu đại, chứ không dừng lại ở đó. Nên duy ngã đại thể tổng thể tinh hoa là không bao giờ dừng lại của sự tiến hóa mà luôn luôn có sự phát triển và kết tập tổng thể tinh hoa ấy tùy theo mức độ của vận luật, của mỗi thời kỳ mà thế giới trong những giai đoạn phát triển. Vì bản chất duy ngã đại thể là bản chất của tổng thể tinh hoa. Thì mặt bằng của duy ngã đại thể cũng là tổng thể tinh hoa. Nhưng tổng thể tinh hoa đó đã được hội tụ. Đó là hội tụ giữa tính và thể, giữa tâm và vật, giữa siêu sắc và sắc; hoặc là sự hội tụ của cơ cấu hệ thống thống nhất giữa tính và thể, giữa tâm và vật. Và không bao giờ tách rời hội tụ mà có được những tác phẩm tốt nhất trong hệ thống cửu kinh. Như vậy hội tụ là rất khách quan. Vì đã cho nó những giá trị ấy và hoàn toàn không cướp lấy đi. Dù cho vạn năng, Thống hóa có một hệ thống cực kỳ vô cùng nhưng không bao giờ cướp lấy những định luật khách quan của chúng ta mà luôn luôn ban ánh sáng rất khách quan ấy nhưng không bao giờ mất chủ tính.
Như vậy bản chất của vạn năng Thống hóa đã có và hằng có tỏng duy ngã đại thể và tổng thể tinh hoa. Thế thì muốn có được giá trị chủ thì chúng ta phải trở về chân tâm của Thống hóa, trở về cái trung tâm của vạn năng, trở về cái định chiếu quanh minh của tâm vật hội tụ thì chúng ta mới có chủ, còn ngoài ra thì chúng ta hoàn toàn không có chủ.
Không có chủ vì chúng ta bị phân hóa trong ý thức và không thực hiện những công trình hội tụ cho ta. Không có chủ nghĩa là không dân chủ chính ta, không làm chủ vạn vật, không làm chủ đại thể tổng thể tinh hoa. Không làm chủ ý thức phân biệt và không làm chủ được giá trị tính và thể. Tất cả những không làm chủ đó thì đồng nghĩa với chúng ta không có chủ thể vạn năng và Thống hóa.
Như vậy tính tất yếu của duy ngã đại thể là có tổng thể tinh hoa mà có tâm vật hội tụ. Mà tính tất yếu của tâm vật hội tụ là phải có vạn năng Thống hóa. Đó là những tính tất yếu nó liên kết các kinh điển trong hệ thống tịch chiếu mà không tách rời nhau.
Như vậy ta thấy duy ngã đại thể là vạn pháp kinh. Ta thấy tổng thể tinh hoa là siêu sắc thể và sắc thể. Mà không tách rời tính âm dương vạn tỏa và tính vạn năng. Thì ở đây ta thấy rằng: Giữa khách quan và chủ quan hoàn toàn đã được thống nhất.
Chúng ta không nên phân biệt giữa khách quan và chủ quan vì khi càng phân biệt là bị mất thực tướng của hệ thống thống nhất.
Một khi người ta bảo thủ về khách quan thì lại có lập trường về khách quan, hoặc bảo thủ chủ quan thì lại có lập trường về chủ quan. Thì cái trường phái chủ quan và khách quan không bao giờ gặp nhau ở đây. Thế là không có cửu kinh minh triết. Vì nó bảo thủ và cố chấp cái riêng của sự giác ngộ về chân lý là khách quan hay là chủ quan. Thì những sự giác ngộ ấy không có sự thống nhất trong hệ thống cửu kinh.
Giác ngộ cửu kinh là giác ngộ mang tính thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Là hoàn toàn không cố chấp chủ quan và khách quan. Mà quan trọng là thấy được thực tướng của nó.
Ta phải thấy rằng cấp độ duy ngã đại thể đã được hội tụ. Nhưng muốn đạt được cái lõi của hội tụ để nâng duy ngã đại thể lên cao cấp mà trở về với vạn năng Thống hóa.
Trở về vạn năng Thống hóa là những hạt nhân quý nhất của vũ trụ. Đó là Như Lai, Bồ Tát và Thánh hiền. Như bài kinh ta đã học: Trung tâm vạn năng chiếu Phật quang, Phật quang bất đoạn chân tính trung tâm quyền năng hóa. Đó là những hạt nhân đã thành tựu giá trị tinh hoa kim cương của đấng Thống hóa.
Ngài bảo ông Chơn Khải Nhất Linh trình bày đề kinh này.
Ông Chơn Khải Nhất Linh: Đề kinh hôm nay là duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ – Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ. Đề kinh này ta thấy có 2 mặt tâm và vật thì giữa 2 mặt này ta phải hội tụ nó để kết tụ được chân tính ánh sáng mà trở về với vạn năng Thống hóa, thì lúc đó ta mới làm chủ được tất cả vạn pháp.
Ngài dạy: Về tính biện chứng ánh sáng của tổng tinh hoa là từ vạn năng. Và tổng tinh hoa ánh sáng là biện chứng pháp của các loại vật thể quý nhất như kim cương, vàng, ngọc… Vì khi thành tự kim cương thì tự nó phát ra ánh sáng. Như vậy nếu bản lai của giá trị vật lý không thuộc về ánh sáng thì tại sao nó kết tinh và phát ra ánh sáng? Thế thì biện chứng pháp các hệ thống vật lý cấp cao và đạt được đỉnh kết tinh thể rắn như những loại ngọc quý ấy phát ra ánh sáng. Thì chánh bản chất nguồn gốc của vật lý nó đã thuộc về ánh sáng nên nó kết tinh và phản chiếu ánh sáng để nó thông báo về nguồn ánh sáng của tổng thể mà chính nó đã kết tinh được. Vì chân tính của nguồn gốc là thuộc về ánh sáng nên thế giới duy ngã đã tiếp thu và phát huy được những nguồn ánh sáng tri thức, đã phát minh ra hàng trăm ngàn giá trị của đa năng, đặc năng và siêu năng. Như vậy bản chất con người là thuộc về ánh sáng nên đã làm nhiều công trình thuộc về ánh sáng. Đó là sự chứng minh của duy ngã đại thể. Và chứng minh của tổng thể tinh hoa từ chân tính vạn năng đã có đủ tất cả nên mới phát huy được. Như vậy đã chứng nghiệm được vạn năng ở tại thế giới duy ngã, và chứng nghiệm được vạn năng ở thế giới vật chất. Thế thì cả tam thiên đại thiên thế giới đều là ánh sáng cả mà không có gì khác. Vì thứ khác là thứ ánh sáng của ánh sáng. Nên ánh sáng vẫn là vạn năng, vẫn là trung tâm, và ánh sáng vẫn là chân tính. Như vậy hệ thống này đã trở thành thực tướng rất vững chắc, mà không thể thay đổi nguồn ánh sáng đó để có sự sống trong thế giới duy ngã.
Như vậy tính tất yếu của thế giới duy ngã không bao giờ tắt ánh sáng của nguồn năng lượng tự tính. Nhưng bị trầm luân và che khuất nguồn ánh sáng đó là do những trọng nghiệp làm sai lệch cái quỹ đạo bản chất của vũ trụ. Ví dụ chúng ta sa đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh là bị che khuất nguồn ánh sáng. Che khuất vì ác nghiệp, vì bị các nghiệp dữ bao vây nguồn ánh sáng của thế giới duy ngã và nó làm sụp đổ cái hình thể của con người qua một hình thể khác. Và năng lực theo đó mà giảm đi. Đó là định luật tất yếu mà không bao giờ thay đổi.
Như vậy chúng ta phải tìm về con đường cội nguồn của cửu kinh để phát huy nguồn ánh sáng của Thống hóa đã cho chúng ta. Mà chúng ta không bị đánh mất đi nguồn ánh sáng một cách vô lý từ những ý thức phân biệt, và nghiệp lực đó. Thì cửu kinh chúng ta sẽ có một cách hoàn thiện trong mọi con người, trong hạ tầng của chúng sinh, trong pháp giới, trong vũ trụ. Thế thì cửu kinh là của muôn loài, của vũ trụ, của tất cả những sự sống và bày tỏ ánh sáng cửu kinh trong các sự sống ấy và được sống trong hệ thống cửu kinh. Còn nếu đi ngược lại thì sự dong ruỗi của sự sa đọa trầm luân, thì mọi quyền lợi sống của cấp độ cao chúng ta bị mất. Mà chúng ta chỉ có quyền lợi sống của cấp độ thấp mà thôi. Thì tính công lý là ở chỗ này. Như vậy duy ngã đại thể hãy khôn ngoan mà quyết định của đời của mình trong hệ thống cửu kinh liên tịch chiếu.
Chết không mất vì sao? Vì vũ trụ không mất, Thống hóa không mất, và tất cả sức mạnh hệ thống cửu kinh không mất thì vạn loại hoàn toàn không mất, mà lại đi theo định luật luân hồi sinh tử mà thôi.
Nếu đặt ra chết mà mất hẳn luôn thì đó cũng là niết bàn vô thức. Nghĩa là ta không còn ý thức đau khổ trong đời sống đó. Tức là ta không có ta nữa thì là niết bàn rồi. Nhưng thật ra đâu phải vậy. Chính nó không phải vậy nên ta phải tìm về niết bàn thực tướng của chân tính ánh sáng, để chúng ta được sống đời đời trong thế giới an lạc, mà chúng ta không bị ràng buộc trong tam giới ấy thì chúng ta có một sự sống đồng với đấng Thống hóa. Có nghĩa là hoàn toàn không còn bị biến đổi và hủy diệt.
Ngài bảo Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phát biểu.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Chưa Cha, đây là bài kinh lõi để chúng con thấy rõ được thực tướng. Vì nếu đứng một bên mà chấp khách quan hoặc chủ quan thì sẽ dẫn đến đau khổ. Thì đây là tinh đổm để nói lên giá trị thực tướng không còn là khách quan hoặc chủ quan nữa, mà là một sự thống nhất trong hệ thống Thống hóa của vũ trụ mà chúng con đã nhìn thấy qua đề kinh duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ – Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ.
Ngài dạy: Duy ngã đại thể là có sự sống và có sự hiểu biết. Của 2 mặt: Một là cơ cấu vật chất tổng thể tinh hoa; Hai là tri thức ánh sáng. Cả 2 mặt được hội tụ trong hệ thống đó. Mà không phải ở trên, không phải ở dưới, không phải ở trong, không phải ở ngoài. Mà ở trong giá trị kết tinh, đó là chân tâm.
Nếu ta chấp nó là ở trong thân thì sao lại không thấy được ngũ tạng của ta. Nếu nó ở trong con mắt, thì sao nó lại không thấy con mắt ta, nếu nó ở trong não bộ, thì sao nó không thấy được não bộ của ta… Mà chân tâm ấy nó hợp chiếu quang minh trong hệ thống tổng thể của giá trị duy ngã. Một khi chúng ta kết tinh được nó và không cho nó phân biến thì chân tâm sẽ hiện ra. Đó là tính ánh sáng tròn đủ mà không bị khuyết hảm thì Đức Phật gọi đó là: chân tâm.
Về ý thức phân biệt thì Đức Phật nói: Cho phép ngươi phân biệt để ngươi tìm về nguồn gốc. Chớ ta không cho phép ngươi phân biệt để phân hóa và làm nát vụn cái giá trị tổng thể của ngươi. Vì các ngươi quá cố chấp, nên ta bèn nói cửu kinh để ta ràng buộc các ngươi trong cửu kinh và hệ thống thống nhất, để ngươi không còn vọng nữa. Mà trở về để thừa nhận duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ – Vạn năng Thống hóa là chủ của ngươi. Thì bây giờ các ngươi phải lần tìm trở về nguồn gốc của vạn năng, bằng tri thức ánh sáng thống nhất của tâm vật hội tụ. Mà ngươi có tâm vật hội tụ thì không lo gì việc thành tựu chính vị. Còn nếu không được như vậy thì đời đời ngươi sống trong ảo giác của vọng tưởng mà thôi.
Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày về sự ngộ nhập đề kinh này.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, qua đề kinh Duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ – Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ. Thì chúng con thấy được tính thống nhất tuyệt đối giữa đại ngã vô cùng và duy ngã đại thể. Và tổng thể tinh hoa của vũ trụ ấy đã có tròn đủ trong duy ngã đại thể. Vì sao? Vì con người chúng ta là một hệ thống có ý thức và vật chất. Được biện chứng qua hình thể con người. Cụ thể là có cửu khiếu đồng ứng, cửu khiếu đồng lập và có 18 giới xứ của 6 căn, 6 thức và 6 trần. Thì đây là bản chất hội tụ. Vì hội tụ nên nó đã trở thành tác phẩm duy ngã. Như vậy chúng ta không cần phải tìm kiếm ở đâu nữa mà quay về lại ý thức chính ta để tinh lọc bản thể của mình qua 6 căn, 6 trần và 6 thức để kết tinh chân tâm ánh sáng bằng con đường tâm vật hội tụ kinh. Thì nhất định chúng ta sẽ trở về với Thống hóa vạn năng.
Ngài dạy: Tức là trở về với bản địa của duy ngã đại thể hay là duy ngã nhân bản để khai thác tổng tinh hoa của trời đất đã cho.
Ngài bảo Ông Chơn Hoàng Quang Quân phát biểu.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, đề kinh Duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ – Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ. Thì đây là sự thống nhất. Thứ nhất: Thống nhất vì Thống hóa vạn năng là chủ của muôn loài. Ngài đứng trên định luật của tổng thể để bảo trì tất cả các định luật, Ngài đứng trên một hệ quy chiếu tổng thể để bảo trì tất cả những tinh hoa của tất cả các pháp. Thứ hai: Duy ngã đại thể tổng thể tinh hoa, là được Thống hóa vạn năng cho và luôn luôn được tồn tại mãi mãi. Để duy ngã đại thể nương vào đó mà phát triển trở về với trung tâm Thống hóa. Như vậy tổng tinh hoa này tồn tại được và hội tụ được cũng chính là nhờ định luật tổng quát của Thống hóa vạn năng cho nó. Vì thế mà trong khách quan có chủ quan.
Ngài dạy: Trong cửu kinh nói là: Tính khách quan bất ly chủ quan. Bởi vì tất cả những gì chúng ta có đều có nguồn của Thống hóa ban cho. Thì giữa khách quan và chủ quan đã thống nhất.
Khách quan là giá trị công lý của tính bình đẳng được hưởng thụ cái chủ thể đó. Và chủ thể ấy luôn luôn bảo hòa tính công lý và quyền lợi giá trị thiết thực của hệ thống duy ngã. Như vậy giữa khách quan và chủ quan đã thống nhất trong đề kinh này.
Ngài bảo Ông Chơn Quốc Chính Thống phát biểu xác định
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trong ngôi trường cửu kinh chúng con đã được những thức ăn vô cùng và được sống tỏng thế giới của kinh quỹ chính thống. Đề kinh này đã lột tả hết tất cả sự thật trong vũ trụ này, trong đó then chốt nhất là của duy ngã đại thể. Vì tỏng duy ngã đại thể rất là thống nhất không có một sự chia cắt nào. Vì nếu có một sự chia cắt thì tất nhiên không có duy ngã. Và thực thể của duy ngã vạn pháp là sự thống nhất triệt để, không có phân biệt trong và ngoài và nó có định luật. Nhưng nếu nhìn sâu vào thì phi định luật.
Nên đối với Thống hóa vạn năng là không có khách quan và chủ quan. Mà đây là quyền năng tối siêu, tối diệu mà chúng ta không thể nào phân biệt mà cho rằng khách quan hay chủ quan trong Thống hóa vạn năng.
Ngày dạy: Tính Công luật, tính định luật và quy luật hoàn toàn không có chia cắt. Mà chia cắt là do cái ảo của ý thức phân biệt. Nó phát sinh từ bản ngã và cố hữu. Nên ta nói rằng: Sự thật của vũ trụ bị mất đi là do ý thức phân biệt ảo giác của thế giới duy ngã. Vì phân biệt nên mới có khách quan và chủ quan. Nhưng khi ta học cửu kinh thì thấy nó là hệ thống đã thống nhất.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, như các loài thực vật là duy ngã sơ cấp nhất nhưng cũng rất là thống nhất. Có nghĩa là nó không có phân biệt gốc cành ngọn mà hoàn toàn thống nhất để hình thành ra giá trị cuối cùng là trở về cái hạt. Thì ở đây nếu nói là khách quan cũng đúng mà là chủ quan cũng đúng. Nên ở đây chỗ tận cùng của no slà một định luật hằng nhiên của vạn năng Thống hóa đã thống nhất.
Con thí dụ như trong hệ thống ngũ tạng con người thì trái tim không là khách quan, cũng không là chủ quan. Mà trái tim là có một tính năng tự nhiên là tinh lọc và chuyển hóa.
Ngài dạy: Hệ thống ngũ tạng là nó làm theo định luật tuần hoàn như một bộ máy cơ cấu rất vững bền trong giá trị tuần hoàn ấy. Bộ phần nào làm gì nó đã có đầy đủ những chức năng trong tính đặc năng, đa năng và siêu năng.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Như vậy con nghiệm chứng rằng: cửu khiếu đồng ứng và cửu khiếu đồng lập là xuất nhập hóa để kết tinh phần lập thể và tri thức chân quang.
Nếu tri thức chân quang mà không có phần lập thể này để trình bày thì tri thức chân quang cũng không thể trình bày được tri thức chân quang về trở về thành tựu phật quang chân tính.
Như vậy thế giới này là một hệ thống rất là thống nhất và không thể phân biệt giữa khách quan và chủ quan. Cũng như không thể phân biệt giữa tâm và vật nữa. Mà hoàn toàn có một sự thống nhất triệt để và tuyệt đối.
Ngài dạy: Đúng rồi! Ví như trái tim khi nó bệnh thì chính nó không biết nó bệnh thì chính nó không biết nó bệnh mà ánh sáng tri thức là chủ nó mới biết nó bệnh.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, nếu con người là đại diện cho duy ngã vạn pháp thì tất yếu con người phải trở về thành tự như các bậc Tứ Thánh, Bồ Tát và Như Lai. Đó là một quy trình tròn đủ mà Công luật vũ trụ buộc phải thực hiện.
Tuy nhiên, con người hiện nay đã tự chẻ nhỏ ra và bóp méo sự thật. Như người ta cho toán lý hóa là khoa học tự nhiên. Thì rất buồn cười vì làm sao tự nhiên mà có được tất cả những quy trình trọn đủ như thế. Như vậy cửu kinh ra đời thì sẽ giải quyết được tất cả những hụt hẩn trong thế giới duy ngã này.
Ngài dạy: cửu kinh là một hệ thống liên tịch chiếu, như hệ thống ngũ tạng trong thân thể con người. Nếu có một bộ phận nào đó bị hư thì tất cả đều bế tắt. Nên Như Lai nói: Chỉ cần một lá gan con bị chết đi thì nó sẽ làm tắt hết tất cả những sự sống trong hệ thống ấy. Thì cửu kinh cũng như thế.
Như vậy tỏng hệ thống cửu kinh chỉ làm gãy đi một kinh thì hệ thống ấy sẽ bị sụp đổ. Vì vậy mà Cha luôn luôn nói đủ và nói trong hệ thống tịch chiếu của 2 kinh, 3 kinh, 4 kinh, 5 kinh, 7 kinh và nói hết tất cả hệ thống đó đều có tính thống nhất tịch chiếu liên hoàn mà không đứt quản.
Thế thì chúng ta không có quyền làm suy một kinh. Nếu làm suy tâm vật hội tụ kinh thì ta mất trung tâm. Nếu làm suy duy ngã vạn pháp kinh thì ta mất nền tảng. Nếu làm suy vật luật tuần hoàn chu kinh thì ta không có đường quay trở về. Như vậy chúng ta không có quyền làm suy đi bất cứ một quỹ kinh nào trong hệ thống thống nhất ấy, thì chúng ta mới hoàn toàn nắm vững được hệ thống. Và quay về chân tâm một cách mau chóng.
Cửu kinh là một hệ thống ánh chiếu quang minh, trên một nền khoa học rất hiện đại và siêu đại. Và nếu có một nền khoa học ở các hành tinh xa xôi nào thì cũng đang thực hiện hệ thống cửu kinh ấy. Chớ không thể ngoài cửu kinh mà làm được nền khoa học. Như vậy những công trình kiến trúc về âm nhạc, kiến trúc về kinh tế, kiến trúc về quân sự, kiến trúc về xã hội và tất cả mọi thứ trong đời sống của thế giới này và nhiều thế giới cao hơn đều thực hiện trong hệ thống cửu kinh chuyên môn hóa.
Tất cả mọi linh nghiệm trong đời sống siêu thể vẫn phải cần những hệ thống lập thể để thiết lập những công trình của vũ trụ và hoàn toàn vũ trụ trở thành những kỳ quan của hệ thống cửu kinh.
Bài học hôm nay chúng ta đã thấy Duy ngã đại thể – Tổng thể tinh hoa – Tâm vật hội tụ – Vạn năng Thống hóa là chủ vũ trụ. Đó là một bài học vững chắc mà không bao giờ thay đổi nó.
Ta thấy tinh đổm của nó là bất ly hệ thống tổng thể của hệ thống kinh điển và làm sáng tỏ các phần kinh một cách nhiệm mầu. Tinh đổm là không tách rời của các hệ thống, thống nhất trong liên tịch chiếu. Tinh đổm là cái lõi tịch chiếu ánh sáng quang minh của kinh và bất đoạn ly khai giá trị hệ thống siêu thể và thể.
Hôm nay các con phải cố gắng học tập để gặt hái lấy phần kinh này để có hành trang vững chắc trên con đường tiến hóa. Và sau khi các con nhảy ra đời thì hoàn toàn con lấy cửu kinh này mà hóa được đời. Chớ còn con lấy cái rác của đời mà hóa đời thì không khác nào con đem một núi rác khổng lồ để xây dựng trên một đất nước ấy. Chỉ gây thêm những sự đau khổ cho nhân loại mà thôi. Vì nhân loại rất sợ những núi rác của các hoặc nhiệp và ý thức phân biệt và lầm lẫn để xây dựng những đất nước mà cho là quang vinh của thế giới.
Như vậy cửu kinh là sẽ giải quyết được về thế giới bình an ở mức độ cao thấp tùy theo năng lực và trí huệ của nhân loại giác ngộ mà có được sự quang vinh ấy.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trong thời gian chúng con được học cửu kinh, cũng giống như những thời công phu kinh thiền, thiền kinh.
Ngày dạy: Một khi mà thông suốt được cửu kinh rồi thì tất cả mọi hoặc lậu nó tự trực loại. Tức là khi ánh sáng cửu kinh nó tràn ngập trong lòng con thì không có thứ gì có thể xen vào được.
Người mà phát sinh hoặc lậu là do tri thức cửu kinh còn thấp, hoặc phần lý cửu kinh chưa được thông nên mới có lổ hỏng cho hoặc lậu phát sinh.
Còn thiền định là tổng tinh lọc các quặng cấu để thể nhập cửu kinh. Một khi tinh lọc càng cao thì giá trị định chiếu càng lớn và nội lực thiền định cũng dần được lên cao, thì giá trị thăng hoa của chúng ta cũng lên cao.
Như vậy học cửu kinh là một công trình công phu trực loại. Nên khi thể nhập phần lý cửu kinh là trực loại mọi kết sử mà nhiều đời nó đã hình thành. Nên Đức Phật nói: Nếu ngươi tụng lăng nghiêm mà thống nhất được với lăng nghiêm, ý thức ngươi nhiệm mầu với lăng nghiêm thì tất cả những hoặc lậu trước đây đã ở trong ngươi thì bây giờ lăng nghiêm sẽ đẩy nó ra ngoài.
Như vậy cửu kinh cũng là những loại thuốc tổng hợp mà khi ta uống vào, khi nó ngấm vào được tỏng thân thể thì tất cả các loại bệnh nghiệp nó dần dần sẽ được đẩy ra.
Nhưng muốn được như vậy thì chúng ta phải có một ý chí và phải thật bền bỉ.
Thiền định như một cuộc đấu tranh nội tại giữa cái tốt và cái xấu nó đang lấn át với nhau. Nhưng nếu chúng ta không đưa cửu kinh vào để giải quyết thì việc ngồi thiền đó sẽ là vô nghĩa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!