Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

DUY NGÃ VẠN PHÁP KINH- KẾT TINH TÂM VẬT TỤ TRÒN ĐỦ TỔNG TINH HOA-HOÀN KIM TINH NET BÀN

Chúng ta đã học Thống thức vạn năng âm dương siêu sắc tổng hàm hoa chuyển dịch vạn loại và phần tịch chiếu của âm dương. Âm dương thì phải tuần hoàn chuyển thể tổng tinh hoa hình thành duy ngã vạn pháp kinh. Hai bài này rất quan trọng chúng ta học rồi. Hai phần này tuyệt đối tịch chiếu và kết tinh. Chúng ta thấy về hệ thống mặt bằng của duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa, hoàn kim tính nét bàn. Phần này chúng ta thấy cả thế giới nhị nguyên và nhất nguyên không còn là hai nữa. Duy ngã vạn pháp kinh kết tinh tâm vật tụ tức là tròn đủ tổng tinh hoa và hoàn kim sắt bất biến, hay là hoàn kim sắt nét bàn, hay là hoàn kim sắt chân tính ví dụ như
vậy. Chúng ta có những ngôn ngữ như vậy, vì ngôn ngữ này gọi là ngôi lời cao nhất của hệ thống cửu kinh mà chúng ta không thể thay đổi được ngôi lời ấy. Nếu dịch ra các ngôn ngữ của Trung Quốc Quang thoại của Pháp ngữ, hay Anh ngữ cũng tìm đủ mọi cách để dịch trong phạm trù đó. Chúng ta không thể nói phạm trù khác, ví dụ có những phạm trù chỉ cao nhất về thượng đế, trong phạm trù đó có những phạm trù về khoa học, phạm trù hóa học, phạm trù lý học, phạm trù về toán học. Tất cả những phạm trù đó đều có cơ cấu và hệ thống. Nếu không có phạm trù toán học lôgit, thì kể cả Ngô Bảo Châu cũng không thể làm được. Bởi vì toán học luôn luôn đứng trên tinh thần tính thể dung thông. Nếu bản chất của nó tính thể không dung thông, thì không có toán học nào hình thành trên thế gian giải. Trên mặt trần của thế gian tất cả những hệ thống ấy sẽ không bao giờ có. Cho nên duy ngã vạn pháp kinh là kinh quỹ của hệ thống tổng thể đối với siêu sắc năng và sắc năng hay có thể nói một cách ngắn gọn tức là tâm và pháp. Bởi vì tâm và pháp là giá trị hiệp thông giữa tính và tướng. Chúng ta nói tâm vật hội tụ là nói đến lý tất yếu của bát nhã là không có không và có mà chỉ có hội tụ mà thôi. Nếu chấp không và có thì rơi vào cái biên kiến và có thể phát sinh những phân biệt hình thành các hoặc lậu và chủng nghiệp thì không có bát nhã. Cho nên bát nhã không bao giờ có chuyện không và có. Nếu chấp không và có hoàn toàn không có bát nhã. Vì sao vậy? Vì sắc tức thị không và không tức thị sắc, tức giữa không và có hoàn toàn không có phân biệt, mà phân biệt là do từ thế giới nhị nguyên mà hình thành cái chết và cái sống, sự biến trạng của hệ thống vật lý và thành lập của hệ thống lập thể , nên mới có chuyện có không. Còn đứng trên chân tính siêu sắc năng hóa sắc năng thì đã thống nhất thành một gốc, ví dụ ở gốc siêu sắc năng thì ở ngọn là sắc năng. Như vậy, chữ năng ở đây là năng lượng, hay chữ năng là tổng năng lượng. Tổng năng lượng này đứng trên mặt bằng vật chất là hóa học và các tên gọi của hóa học. Đó là những danh sắc kết tinh từ chân tính của sự thống nhất đối với Thống hóa. Như vậy, phần này là học sau bài “Âm dương tuần hoàn chuyển thể tổng tinh hoa thành lập vạn pháp kinh. Chúng ta nối tiếp học bài Duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa hoàn siêu sắc nét bàn. Nét bàn đây là gì? Chữ nét bàn ở đây là không có biên giới độ và không có cảnh giới độ của hệ thống pháp tướng, ngay cả những ngôi sao kinh điển của thượng tầng là nơi dựng võ của Như Lai hóa thân và thành lập công án hóa thân cũng không thuộc về nét bàn. Như vậy, những ngôi sao kinh điển là đại diện cho thực tướng chứ chưa phải là thực tướng mà chúng ta đã học rồi. Cũng như đức Thích Ca Mâu Ni có hệ thống lập thể là người Ấn Độ, Ngài chon Linh Thứu là nơi dựng võ của Đạo tràng. Đó là một cặp bộ hệ thống lập thể. Tức là có thân thể người Ấn độ, phải chọn hình thướt trên đất nhất Ấn Độ để làm cơ cấu hệ thống đạo tràng.
Nếu chúng ta nghiệm từ chỗ siêu sắc năng hóa sắc năng, thì sắc năng vẫn có cơ cấu hệ thống, thì siên sắc năng cũng có hệ thống. Như vậy, hệ thống ấy là sự thống nhất giữa tổng thể và các chi thể, giữa cực vi và cực đại và giữa cực vô và cực hữu. Ở đây chúng ta thấy cực vô tức là sự vô cùng của cực hữu và cực hữu là vô cùng của cực vô. Như vậy, hữu và vô đã được thống nhất . Nếu chúng ta phân biệt hữu và vô không được thống nhất, thì bản chất bát nhã không bao giờ có trong đời sống của thế giới chúng ta. Thế giới chúng ta có bát nhã chưa? Thế giới chúng ta có bản địa của bát nhã là tâm vật hội tụ kinh, có bản địa của bát nhã là duy ngã vạn pháp kinh. Nhưng tại sao không có bát nhã liền mà phải tiếp tục rèn luyện để kết tinh để hình thành mới có bát nhã. Ở đây duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa, hoàn kim sắt bất diệt.
Như vậy, chúng ta học hai phần đầu, phần thân trãi giá trị hóa của sự nghiệp đối với trục mà không thể tách Vận luật tuần hoàn và không thể tách giá trị thành lập của duy ngã vạn pháp kinh và không thể tách tâm vật hội tụ kinh để hình thành kim sắc nét bàn. Như vậy, kim sắc nét bàn là gì? Kim sắc nét bàn là tổng tinh hoa hóa rắn, tức có nghĩa là tất cả thể lỏng kim cương, từ thể lỏng đã được kết cứng, thì chính kết cứng đó là kim sắt hoàn kim. Như vậy, chúng ta thiết lập về ngôi lờ phạm trù minh triết là duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa, hoàn kim tính nét bàn. Nét bàn ở đây có nghĩa là kim cương, là bản địa của kim cương, là chân tính của kim cương, là giá trị bất hoại tức không biến đổi giá trị chân tính và không còn sinh diệt ở đây nữa. Về phần này là phần thành lập của kim cương để thể hiện tính bất diệt chân tính của vô cùng. Như vậy, kim cương là đại diện cho tính bất diệt của chân tính vô cùng.
Như vậy, chúng ta thấy tâm vật hội tụ là chủ thể của tinh hoa tròn đủ. Nếu tâm vật không hội tụ, thì chúng ta lấy cái gì để nói rằng tổng thể tinh hoa. Tổng thể tinh hoa tròn đủ mà không hội tụ, thì chưa phải là chủ thể của sự tròn đủ. Tròn đủ nhưng mà phân biến, tròn để nhưng mà các nhịp độ chuyển động không quay về gió, bị biến thái bởi ý thức thiền tượng và hư vọng của tâm pháp là biến thái của hư vọng tâm pháp. Như vậy, vọng tâm không bao giò có nét bàn, vọng tâm không bao giờ có bát nhã, vọng tâm không bao giờ có chân lý thực thể và thực tướng của hệ thống Thống Hóa.
Vậy, như thế nào là vọng tâm? Đức Như Lai nói: Vọng tâm là sự phân biệt, thường là sự phân biệt giữa đúng và sai luôn luôn có sự lẫn lộn và sự lẫn lôn phân biệt giữa đúng và sai đó thì khó mà kết tinh được . Như vậy, mặt bằng của duy ngã vạn pháp kinh, đây không phải là tôn chỉ mà là thực trạng của giá trị tổng thể đối với siêu sắc năng hóa sắc năng và thực trạng của tổng thể đối với vạn năng hóa trong hệ thống vạn pháp. Như vậy, nếu không có vạn năng hóa vạn pháp thì các năng lượng ấy có hay không và tổng năng lượng của hệ thống lập thể đối với chúng sinh nhân loại có hay không. Hoàn toàn không! Như vậy, chúng ta học hai phần trên và phần vừa rồi học là Âm dương tuần hoàn, nhưng âm dương không đơn giản là âm dương không, âm dương chuyển thể tổng thể sắc năng, tức là chuyển thể tổng thể tinh hoa sắc năng và âm dương có mang bản chất giá trị siêu sắc năng và sắc năng. Ví dụ như sắc năng là đất, nước, gió, lửa là san, thì các năng lượng ở trong đất, nước, gió, lửa mà không đơn thuần là nước, mà không đơn thuần là lửa, mà không đơn thuần là đất. Mà bản địa của đất còn mang theo các tính khác biệt của giá trị hóa đối với đất. ví dụ trong đất có ca- li, trong đất có man- nhê, trong đất có cac- bon, trong đất có vàng, trong đất có mê- tan, trong đất có nhiều thứ hợp khí giá trị hóa trong đất và đất chứa nhóm tất cả những năng lượng ấy trong đất, ví dụ như vậy. Như vậy, trong đất người ta phân biệt về đất. Nếu đất đại diện cho âm thì bản chất của đất vẫn có năng lượng dương quan trong hệ thống đất. Nếu lửa là bản chất của dương, thì giá trị bản chất của âm vẫn có trong lửa, ví dụ như vậy. Như vậy, tính đại diện của âm và dương đã thể hiện một cách rõ ràng. Ví dụ mặt trời biểu hiện cho dương, thì lửa trong lòng đất biểu hiện cho âm. Nếu gió biểu hiện cho dương thì nước biểu hiện cho âm.Nv, sắc năng hóa âm và dương trong các thể lập của hệ thống sắc năng và tổng thể hệ thống sắc năng đều là âm dương cả. Như vậy, tất cả những vi cực đều có âm dương, thực vật có âm dương, động vật có âm dương và các khoáng chất khác có âm dương. Như vậy, chúng ta tìm một vls nào mà không mang bản chất âm dương không? Ngài hỏi ông Quân! Ông Quân thưa Cha, tất cả các vật thể đều mang bản chất của âm dương. Ngài dạy: Như vậy, minh chứng của sự hùng hồn được kinh 3 và minh chứng hùng hồn đối với trục vạn năng. Vì sao? Vì tất cả vạn vật đều có năng lực đặc biệt, tức là đặc năng, đa năng và siêu năng đã có trong hệ lập của vạn vật, mà duy ngã đại thể là đại diện cho các hệ thống thuộc về năng lượng cao cấp.
Như vậy, ta được quyền nói là duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa của kim tính bất diệt, chữ bất diệt là đồng nghĩa với niết bàn. Chữ niết bàn không phải đến đâu về đâu và ở cảnh giới nào. Ta nói rằng ta đến địa ngục thì địa ngục của chúng sinh còn riêng ta là nét bàn. Ta đến với thế giới loài người thì loài người đau khổ trong ngũ trược ác thế, nhưng riêng ta vẫn là nét bàn. Ta đến A tu la tranh chấp, nóng nảy, ghê gớm trong đời sống, không thoát được mức độ mọi sự nóng nảy ấy, thì đối với tất cả vẫn là nét bàn. Ta đến bất cứ một cõi đất nào thì bản chất của Như Lai vẫn là nét bàn. Vì sao vậy? Vì Ngài đã đưa ra một thông điệp là viên kim cương ấy bỏ vào trong lò acid một nghìn năm thì lò acid ấy cũng không biến đổi được viên kim cương, cho nên viên kim cương ấy vẫn là viên kim cương. Viên kim cương bỏ vào chỗ hôi tanh nhất và chỗ dơ bẩn nhất của các loài thì viên kim cương ấy dù lâu bao nhiêu lấy ra vẫn là viên kim cương và viên kim cương được trân trọng trong các đền lễ và tôn vinh vào các cung điện thì viên kim cương ấy vẫn là viên kim cương . Như vậy, viên kim cương không bị lệ thuộc vào các cảnh giới khác biệt về giá trị hóa vì sao? Vì viên kim cương đã hoàn toàn trở về bản chất của chân tính. Viên kim cương đó đã được hoàn lưu nguyên bản của hệ thống thống nhất và hình thành giá trị bất diệt. Như vậy, nếu trái đất này tung nổ thì sẽ để lại tất cả các hạt kim cương ở trong không gian vô tận và chuyển động theo nhân duyên để kết tinh ở các vùng miền, hoặc các hành tinh hoặc các thế giới mới, mà viên kim cương ấy không bao giờ mất.
Như vậy, nếu không trở về tâm vật tụ và tổng thể tinh hoa thì liệu có kim sắc hoàn kim hay không? Như vậy, đây thật rõ ràng là hệ thống cơ cấu: Duy ngã vạn pháp kinh-kết tinh tâm vật tụ-tròn đủ tổng tinh hoa- hoàn kim tính bất diệt.
Chúng ta đã học Thống thức vạn năng, âm dương siêu sắc năng chuyển dịch vạn pháp. Bài hai là âm dương tuần hoàn chuyển thể tổng tinh hoa thành lập quỹ đạo duy ngã vạn pháp kinh. Bài ba Duy ngã vạn pháp kinh- kết tinh tâm vật tụ- tròn đủ tổng tinh hoa- hoàn kim tính nét bàn.
Chúng ta bắt đầu luận
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển luận
Thưa Cha, đây là 3 bài kinh có tính chất liên tịch chiếu và đây là một hệ thống có gốc dung thông giữa tính và tướng, giữa siêu sắc và sắc. Ba kinh này liên thông và liên tịch chiếu với nhau rất hoàn mỹ, có gốc thân và ngọn.
Ngài dạy, chúng ta không dùng từ 3 kinh, bởi vì chúng ta có 9 kinh, mà dùng 3 kinh nữa thì thành 12 kinh. Chúng ta phải nói ở đây nói về con người, thì bắt đầu nói về đầu tới mình và tay chân. Không thể nói về con người chung chung như vậy, người ta không hiểu về con người, trong con người có thứ gì, con người có đầu và con người có thân, trong thân con người có gì, có tim làm công việc gì, có gan làm công việc gì, bao tử làm công việc gì. Mọi chức năng của giá trị hệ thống đều có một năng lực đặc biệt ở trong hệ thống ấy và bản chất duy nhất của năng lực đặc biệt. Ví dụ: Tim bản chất năng lực đặc biệt là chuyển hóa máu đi khắp châu thân và trở về tim, từ đó chuyển động hình thành trách nhiệm điều hợp máu và dung trãi máu cho toàn thể thân thể, nhưng phổi thì làm điều này không được. Chức năng của phổi là hô hấp hít thở khí nguyên ô-xy đem dưỡng khí đưa vào cơ thể. Ví dụ như gan làm cái gì? Gan thì bài tiết tinh lọc. Như vậy, hệ thống cửu kinh cũng có đặc vụ. Ta gọi là siêu đặc vụ trong hệ thống hóa và thành lập các đặc vụ của hệ thống hóa , để thực hiện những công trình thuộc về hệ thống hóa và không sai chạy về hệ thống hóa. Ở đây nếu lệch một qui trình, thì sự biến đổi ghê gớm không phải đơn giản. Như vậy, cửu kinh là rất hiện đại trên mọi thứ kinh và không có một loại kinh thánh nào để giải quyết nền khoa học đại ngã, mà chỉ có cửu kinh mới giải quyết nền khoa học đại ngã và thực trạng của hệ thống Thống Hóa, để quyết định chuyên môn hóa hành tinh. Vậy chúng ta không có hoài nghi, vì sao? Vì có minh triết, minh triết là mặt trời chói lọi và có thể nói hàng trăm triệu mặt trời tập họp ở chân tính để chói lọi và chói lọi hệ thống kinh mạch và làm sống dậy trong hệ thống kinh mạch mà không lẫn lộn trong hệ thống kinh mạch và Thống hóa trong hệ thống kinh mạch. Để thấy được chân tướng của hệ thống kinh mạch. Như vậy, chúng ta không có quyền nói duy vật tạo ra sự phân hóa của duy tâm và không có quyền nói duy tâm tạo ra sự phân hóa của duy vật, mà ta có thể nói thực trạng của hệ thống hội tụ là tâm vật hội tụ kinh được khép kín trong hệ thống duy ngã và tâm vật hội tụ kinh được tròn đủ trong tổng thể tinh hoa và tổng thể tinh hoa được tròn đủ và kết tinh kim tính bất diệt. Cũng như các hóa học vật lý từ nền than chì là chỗ thấp kém. Nhưng chúng ta thấy than chì là cơ cấu hệ thống của mặt bằng đối với tổng năng lượng hóa kim cương. Nếu không có than chì thì có nền nào để kim cương được hóa không? Chơn Hoàng Quang Quân nói: Dạ thưa Cha, than chì là nền tảng vững chắc nhất để hóa kim cương.
Ngài dạy: Cũng như bùn là nền tảng vững chắc nhất để nuôi sen và không thể trồng sen ở bất cứ đâu ngoài bùn. Thì đó là những nguyên tắc, những định lý mà cơ cấu hệ thống Thống Hóa được thiết lập. Như vậy, ở trong đời sống ta đem ý thức chấp thanh và trược, chấp xấu và tốt, chấp thơm và thúi để xác định được tính bát nhã không? Không, hoàn toàn không. Người ta nói hóa sinh thì thơm, hóa tử thì thúi. Đó là chuyện trọng đại của sự nghiệp hóa của sinh và tử, và giá trị sinh diệt tương tục vô tận. Giữ thơm và thúi cũng là thềm nhị nguyên để có sự nghiệp hóa thì ta phải biết nó là hóa, chúng ta không cần biết thúi thơm gì cả. Thì việc kết tinh thì thơm, phân tán hệ thống tinh hoa thì thúi. Sự biến đổi của giá trị hóa mà ra các mùi ấy, thực ra các mùi ấy không phải là gì ghê gớm, mà chúng ta phải chấp nặng các mùi ấy. Cho nên đức Phật nói không mùi gì bằng mùi chân tâm. Nếu các ngươi chưa đạt được mùi chân tâm, thì các người còn phải chịu lẫn quẫn trong cái ngoại biên, ở trong thềm biến động ghê gớm của sinh diệt mà các ngươi không bao giờ quay về tổng tụ tinh hoa. Vì các ngươi không quay về tổng tụ tinh hoa, thì đồng nghĩa là sự chết của các ngươi liên tục, liên tục, liên tục…và không bao giờ chấm dứt. Thì các ngươi chịu hoàn toàn trong định luật luân hồi sinh tử của 6 đường: địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la, nhân, thiên. Như vậy, nhứt thiết về giá trị tổng tụ của tổng thể tinh hoa hoàn kim sắc mà khi ta có hoàn kim sắc thì 6 đường kia có nghĩa gì đâu. Nghĩa là khi trở về nét bàn, trở về kim tính, trở về chân tính, thì 6 đường ấy được giải thoát hoàn toàn.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày tiếp
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, đối với bài học Duy ngã vạn pháp kinh- kết tinh tâm vật tụ- tròn đủ tổng tinh hoa- hoàn kim tính bất diệt hay hoàn kim tính nét bàn. Bài này rất quan trọng đối với duy ngã đại thể và trong 6 đường địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, a tu la, nhân, thiên vì bản chất của duy ngã đại thể là đại diện cấp cao nhất, đã có ánh sáng chân tính tổng tinh hoa, tâm vật hội tụ đã tròn đủ. Như vậy, duy ngã đại thể có quĩ đạo để trở về, duy ngã đại thể phải hóa chân ngã để trở về với trung tâm. Vì hóa chân ngã mới thành tựu kim tính niết bàn , không làm phân chia tâm vật. Tâm một bên, vật một bên sẽ làm đão lộn tinh hoa, phân biến tinh hoa đến cực vi. Mà phải kết tinh tâm vật chuyển hóa tinh hoa về một gốc, gốc đó là gốc chân tính ánh sáng bất diệt hay gọi là hoàn kim tính bất diệt. Chính nơi đây là không còn sinh diệt mới hóa được sinh diệt trong 6 đường. Cũng như các Đức Phật, Bồ Tát đã hoàn kim tính nét bàn và tự tại vô ngại trong vũ trụ và trở lại trong 6 đường để độ tận chúng sinh, mà không mất đi viên kim cương chân tính bất diệt.
Ngài dạy: Vậy duy ngã đại thể là đại diện cho cái gì? Duy ngã vạn pháp kinh là đại diện gì? Ngài bảo Vạn Tường trình bày.
Chơn Hải Vạn Tường: Thưa Ngài, duy ngã đại diện cho tổng tinh hoa vũ trụ quang.
Ngài hỏi: Duy ngã vạn pháp kinh có kinh quĩ không?
Chơn Hải Vạn Tường: Thưa Ngài duy ngã vạn pháp kinh có kinh quĩ.
Ngài hỏi Duy ngã vạn pháp kinh có kinh quĩ và phân biệt giữa có và không, hay là làm mất đi hệ thống theo kiểu nay duy vật, mai duy tâm, mốt duy thần làm phân hóa vạn pháp kinh có nguy hiểm hay không?
Chơn Hải Vạn Tường: Nếu làm phân hóa duy ngã vạn pháp kinh rất nguy hiểm. Bởi vì Trung Tâm Vạn Năng chân quang đã hóa sinh ra tổng thể tinh hoa, mà duy ngã vạn pháp kinh được hóa tròn đủ tổng thể tinh hoa ấy. Nên rất logit rất chặt chẽ đối với hệ thống Thống Hóa và liên thông liên tịch chiếu với Thống Hóa. Nếu duy ngã vạn pháp kinh hóa đúng quỹ đạo, đúng phương trình hóa, đúng con đường trở về với Thống Hóa chân quang một cách tuyệt đối.
Ngài hỏi Câu: Vậy duy ngã vạn pháp kinh lấy cái gì để đại diện?
Câu đáp: Thưa Cha duy ngã vạn pháp kinh là lấy duy ngã đại thể làm đại diện.
Ngài hỏi: Vì sao lấy duy ngã đại thể làm đại diện cho vạn pháp kinh duy ngã đại thể đã có ý thức và vật thể hội tụ tròn đủ, có ánh sáng chân tính vô cùng. Duy ngã đại thể đã hóa được bác học, kỷ sư, tiến sĩ, hóa được siêu nhân, vĩ nhân và thành tựu quả vị Phật.
Ngài dạy: Vậy duy ngã đại thể có quyền đại diện cho duy ngã vạn pháp kinh. Vậy quyền đại diện hoàn toàn mang tính thực thể của tính đại diện vì sao? Vì duy ngã đại thể đã có từng lập của hệ thống đại thừa, trung thừa, tiểu thừa, đại nhân, trung nhân, tiểu nhân, siêu nhân và đến hệ thống bác học và các hệ thống chuyên môn đều nằm trọn trong duy ngã đại thể. Như vậy, duy ngã đại thể là nôi thai của hệ thống tổng thể đối với sự nghiệp hóa mà thường là Chư Phật, Bồ Tát luôn mượn mặt bằng này ra đời để hóa. Như vậy, duy ngã đại thể dù ở các từng lập, ở mặt trạng chuyển động và hình thành trong giá trị hóa thì các hệ thống từng cao muốn tri kiến cho giá trị vô cùng cũng mượn duy ngã đại thể làm tri kiến. Cũng như Cha ở Trung Tâm Vạn Năng về đây, đến đây hay lại đây, hay là có mặt tại đây thì cũng mượn duy ngã đại thể làm trung tâm. Về Đâu Suất thì cũng mượn duy ngã đại thể cao cấp làm trung tâm, hay về Quảng quả thiên thì cũng mượn duy ngã đại thể cao cấp làm trung tâm, hay đến những hành tinh có sự sống và có hệ thống tổng thể tinh hoa về mặt bằng của tâm vật hội tụ và không biến đổi hệ thống hội tụ ấy thì lấy hội tụ làm then chốt để hóa thân. Như vậy, chúng ta không thể lấy duy vật để hóa thân được không? Lấy ý thức để hóa thân được không? Nếu lấy ý thức không để hóa thân là ngươi hóa trong hư không vô tận, mà không có mặt nền để hóa. Vậy lấy tâm vật hội tụ kinh để hóa được không? Như vậy, biết vật chất là thô thì không có ai hiểu vật chất là siêu tế hóa và bản chất của vật chất vẫn thuộc về ánh sáng, vì không có tính ánh sáng thì không bao giờ có vật chất, cho nên nguồn gốc của vật chất thuộc về ánh sáng, thì bản chất của vật chất nó vẫn có những năng lượng linh hoạt trong hệ thống cơ cấu. Ví dụ: Nước chúng ta không nên nghĩ bản chất của nước là nước, nhưng nước có chỗ rung động vĩ đại trong sự nghiệp âm và dương, Hay là lửa cũng vậy, cũng có độ rung động vĩ đại trong âm và dương. Như vậy, đất nước giá lửa thuộc về nguồn cội của siêu sắc năng hóa sắc năng, của hai lực từ trường vĩ đại nhứt là âm và dương, tức là âm dương thuộc kinh 3. như vậy, chúng ta chia phân kinh 3 để chúng ta rạch ròi về kinh 3 là sức mạnh của vạn tỏa. Vạn tỏa mà không tuần hoàn, không có qui trình chuyển động để giáp lưu trong một qui trình độ và tuần hoàn chuyển hóa tổng thể tinh hoa để khép kín tinh hoa, hình thành giá trị tinh hoa và đào thải những cái không thuộc về tinh hoa. Như vậy, tuần hoàn là một trong những kinh khúc quan trọng đối với giá trị hóa và thành lập tuần hoàn để hóa vạn pháp.
Như vậy, cửu kinh của chúng ta mà người Trung Quốc gặp được sẽ hân hoan vui mừng và có thể nuốt chửng kinh chúng ta để thực hiện những công trình trung tâm, người Mỹ nếu gặp được kinh chúng ta sẽ hân hoan vui mừng, để làm những công việc khoa học cao cấp mà Nasa người ta có thể giải thắc mắc về trung tâm lỗ đen ở ngân hà, thiên hà. Và người ta sẽ xác định vũ trụ đang tồn tại một Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy, Cửu Kinh Minh Triết chúng ta ra đời lâu rồi mà chưa có thể lập bồn kinh. Vậy Cha nói về Trung Tâm Vạn Năng trước khoa học và khoa học đi sau. Cũng như đức Như Lai nói về tam thiên đại thiên thế giới, về vấn đề thiên văn học Như Lai đã nói rằng: trong vũ trụ nhiều triệu triệu ngôi sao. Thiên văn học đi sau nhưng người ta cũng đã xác định rằng lời đức Phật nói hoàn toàn đúng và đức Phật nói trong một bát nước sạch nhưng mà vẫn có siêu vi sống trong đó, mãi đến khi phát minh kính hiển vi mới thấy lời Phật nói hoàn toàn là sự thật. Nếu lấy con mắt thường thì chúng ta sẽ cãi nhau, vì không thấy một con gì trong bát nước ấy nên nói Phật nói dối. như vậy, lời Phật nói được giải phóng và minh oan sau khi tất cả các nhà khoa học ra đời và các nhà khoa học ra đời là vô hình chung minh oan cho đức Phật về nước giá trị mà đức Phật đã nói đúng trong hệ thống Thống Hóa đối với cái thực diện của nhân sinh quan và vũ trụ quan đã được khép kín trong giá trị Phật pháp.
Ngài bảo: Bây giờ ông Chơn Nhật Đàn Sơn hãy nói về duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa, hoàn kim tính bất diệt.
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn trả lời: Thưa Cha, duy ngã vạn pháp kinh là một hệ thống tròn đủ tổng tinh hoa mà Thống Hóa vạn năng, âm dương tuần hoàn đã hóa sinh. Như vậy, trong duy ngã vạn pháp kinh tất cả vạn pháp đều hội tụ, tất cả tổng tinh hoa đều hội tụ, tất cả các đơn chất tinh hoa hóa học đều hội tụ trong duy ngã vạn pháp kinh. Duy ngã đại thể là một kiệt tác vĩ đại mà Thống Hóa đã hóa sinh duy ngã đại thể và nhân bản đại thể được tròn đủ tổng tinh hoa đó. Vậy nhân bản đại thể duy ngã phải tiến hóa theo hệ thống từng thấp, từng cao và từng thấp từng cao đều có nguồn ánh sáng. Nếu không có hệ thống ánh sáng liên thông liên tịch chiếu từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, thì hệ thống duy ngã vạn pháp kinh không có đường về và chúng ta không có điều kiện trở về với Trung Tâm Vạn Năng. Vậy duy ngã đại thể là tròn đủ tất cả tổng thể tinh hoa. Như vậy, trong duy ngã vạn pháp và duy ngã đại thể đã có đầy đủ âm dương, như tất cả hệ thống cơ cấu ngũ tạng đều có âm dương. Vậy, duy ngã đại thể đã tròn đủ mà không cần cầu xin bất cứ một vị thần linh nào, mà Thống Hóa đã cho chúng ta đầy đủ. Chúng ta đi theo định luật âm dương hóa và tuần hoàn thuận, tức là tâm vật hội tụ, tâm vật hội tụ là công thức để chúng ta trở về kim tính bất diệt. Như Vậy, duy ngã đại thể đã nói lên được: Tính bất thể bất hoàng tác – Thể bất tính bất dung tạc.
Vậy, phần này nói lên phần lập thể sinh diệt, nếu lập thể không có sinh diệt thì không thể kết tinh hoàn kim được. Chính chân lý chúng ta có từ Thống Hóa. Chân tính thì bất diệt, thể thì sinh diệt tương tục vô tận, chính hai điều này là bằng nhau và nhờ chỗ vô cùng này mà chúng ta kết tinh được chân tính bất diệt, tức trở về chân tính kim cương. Mà kim cương trong vật lý đã nói lên đại diện là chất rắn đã trãi qua nhiều thời kỳ, hàng tỷ năm mới kết tinh được kim cương. Như vậy, kim cương vật lý đã có tính bất diệt trong suốt, không còn quặng cấu, còn chân tâm kim cương thì giá trị gấp hàng tỷ lần so với kim cương vật lý. Kim cương vật lý cũng có thể di dời khi có sự chuyển động của hành tinh từ chỗ này sang chỗ kim cương, nhưng cũng không mất đi trong vũ trụ. Còn kim cương chân tâm thì bất diệt. Nên chư Phật đến các nơi khổ đau uẩn khúc nhất để hóa giải tất cả những uẩn khúc, khổ đau nhứt và đem ánh sáng cho các từng thấp được hưởng nhờ. Ví dụ như đức Địa Tạng Vương đến cõi A tỳ, chính Ngài đã hoàn kim tính bất diệt, tức là có kim cương chân tâm. Nên các vị Bồ Tát, Thánh nhân dù hóa thân trong địa ngục, hoặc các cõi đau khổ uẩn khúc nhất. Nhưng đối với Bồ Tát, Thánh nhân vẫn là nét bàn. Ví dụ: Người coi nhà tù, ở trong tù nhưng họ vẫn tự tại. Như vậy, chân tâm kim cương là nói đến giá trị nét bàn không phải ở cõi nào, xứ nào, vị trí nào. Mà nét bàn là nói đến tính nét bất sinh, bàn bất diệt. Như vậy, tất cả chúng ta quay về chân tâm để mà kết tinh tâm vật hội tụ thì chúng ta sẽ thành tựu.Còn chúng ta đi trong hoài nghi, đi trong phân tán thì chúng ta không bao giờ có chân tâm kim cương. Vậy, kim cương cũng nói lên tính bản ngã, tính hội tụ. Vì sao bát nhã là hội tụ, vì trong kinh Phật đã dạy: Sắc tức thi không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắt là nói lên sự không dị biệt giữa có và không. Có và không là do ý thức phân biệt của chúng ta. Thực tế bản chất của bát nhã là hội tụ giữa sắc và không. Như vậy, tính bát nhã có gốc từ vũ trụ quang đã cho chúng ta, nhưng chúng ta chưa đạt được tính bát nhã. Vì chúng ta còn phải công luyện, ly tâm và kết tinh rất nhiều. Hội tụ tổng tinh hoa chúng ta mới có bát nhã, mới có kim cương chân tâm và khác chân tâm là nét bàn bất diệt.
Ngài dạy: Như vậy, các con xác định tổng thể tinh hoa đã được kết tinh rồi, thì có thể nói là: Tổng thể tinh hoa ấy là gốc của Hoa Nghiêm, tổng thể tinh hoa ấy là gốc của Pháp Hoa và tổng thể tinh hoa ấy là gốc của kim tính, của kim cương. Như vậy, nếu chúng ta phá sụp tổng thể tinh hoa chúng ta có Hoa Nghiêm không? Ngài hỏi cả lớp: Dạ thưa không! Ngài hỏi: Có hoàn kim không, có kim cương không? Cả lớp đáp: Dạ không!
Ngài dạy: Nét bàn và nhập chân tính nét bàn mà Như Lai thường nói và giới thiệu về kinh nét bàn có nét bàn không? Như vậy, căn cứ trên tổng thể tinh hoa và kết tinh tổng thể tinh hoa, không phân ly tinh hoa là có thể làm mối chốt và cơ cấu hệ thống gốc của các hóa học. như vậy, hoa của Hoa nghiêm được nở trong tổng thể tinh hoa và hoa của Pháp hoa được nở trong tổng thể tinh hoa và các tinh hoa kim sắc kim sắc quang kim cương và kim cương quang và các loại phát sáng của tinh hoa đềddeeuphats sinh từ gốc của tổng thể tinh hoa. Như vậy, chúng ta có thấy các loài thực vật nào có hoa mà không có quả không? Ngài hỏi cả lớp: Dạ thưa đều có! Tức là muốn có quả là phải có hoa, hoa là bản địa của tổng thể giá trị hóa đối với hạt và biểu trưng của hoa từ hạt hóa ra hoa và đã kết tinh được quả và trả lại hạt hoa là giá trị chung cuộc đúc kết của giá trị thành quả đối với hạt và hạt hoa hoa hạt không bao giờ tách rời nhau. Biện chứng pháp của các loài thực vật đã được trổ hoa và kết quả là sự minh chứng cho các loài hoa cao cấp, thì loài người cũng thế, không thể tách rời tổng thể tinh hoa hạt hóa hạt mà có những thành quả cao cấp trong vũ trụ quang và nhân sinh quang. Như vậy, các nhà bác học kia là biểu trưng cho tổng thể tinh hoa của tri thức ánh sáng về hệ thống vật lý cao cấp, Nên hệ thống vòng soắn não bộ của nhà bác học có khác hơn với tất cả nhân loại và các đấng Như Lai có các hệ thống não bộ vòng soắn cũng khác hơn nhân loại. Đó gọi là phức tạp hóa tổng thể tinh hoa não bộ và có độ rung lớn hơn, cường độ lớn hơn và não bộ đã kết tinh giá trị sắc quang và tổng thể tinh hoa lớn hơn. Người ta gọi là chất xám. Chất xám ấy gọi là đặc năng tổng thể tinh hoa cấp cao để gọi biện chứng là chất xám. Nhưng chất xám ấy không phải tự có, mà chất xám là sự chắt lọc giá trị trường lớp và hình thành giá trị trường lớp của chu trình a tăng kỳ theo thời gian ánh sáng và thời gian ánh sáng đã vượt lên thời gian của chu trình quay đối với hành tinh quay theo mặt trời. Như vậy, hành tinh quay theo mặt trời là thời gian của qui trình độ đối với chuyển động hệ thống. Nhưng thời gian của ánh sáng là đi xuyên khắp cùng trong hệ thống của tổng thể, Như vậy, mặt trời là đại diện cho ánh sáng chân tính. Trăm triệu mặt trời trong vũ trụ đại diện cho ánh sáng chân tính và ánh sáng chân tính không thay đổi theo giá trị tăng và giảm của hệ thống ánh sáng, nên mặt trời có thể sụp đổ hàng triệu lần mà chân tính ấy không bị giảm. Nếu sinh ra trăm triệu mặt trời thì chân tính ấy không bị tăng vì sao vậy? Vì vốn dĩ chân tính ấy không sinh diệt cho nên việc tăng giảm thuộc về thể lập của hệ thống vật lý có tăng giảm. Song chân tính của hệ thống vật lý hoàn toàn không có tăng giảm. Nếu chân tính có sinh diệt thì không bao giờ hóa sinh diệt trong hệ thống lập thể cho các vạn loại. Cho nên vạn loại được bản chất của giá trị chân tính mà hoàn lưu kim tính bát nhã.
Ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày: Thưa Cha. Duy ngã vạn pháp kinh, kết tinh tâm vật tụ, tròn đủ tổng tinh hoa , hoàn kim tính bất diệt là duy ngã đại thể đại diện cho tổng thể tinh hoa siêu sắc năng hóa sắc năng, đó là bản chất của Thống Hóa đã tạo ra duy ngã đại thể đều mang tính chất hội tụ . Bởi có hội tụ mới có hoàn kim tính .Vì con người dùng ý thức đối đãi, phân biệt nên phần tổng tinh hoa bị phân tán, mà không bao giờ thấy được bát nhã vốn sẵn có trong chúng ta. Vì vậy theo định luật Thống hóa và bản chất sự nghiệp hóa của Thống hóa, mọi vật đều được hóa trong định luật sinh tồn và hủy diệt, từ đó đã được phát triển và tồn tại. Từ định luật của Thống hóa mà được tiến hóa trong thềm sinh tử là mặt bằng để cho duy ngã đại thể tiến hóa qua nhiều đời kiếp, kết tinh tổng tinh hoa siêu sắc năng hóa sắc năng, tổng tụ một cách trọn vẹn qua sự huân tập và thăng hoa của duy ngã đại thể và duy ngã đại thể trả về với hoàn him tính bất diệt hay hoàn kim tính nét bàn, là trở về gốc tổng tụ không còn phân hóa và duy ngã đại thể chiếm lĩnh được địa vị tối cao đó là thành tựu quả vị Phật, Bồ tát.
Ngài dạy: Như vậy chúng ta xác định một cách tuyệt đối là hệ thống Thống hóa là chủ thể của hóa và chủ thể của hóa chúng ta phải rạch ròi về giá trị hóa. Như vậy, Thống Thức Trung Tâm Vạn Năng, Oai Âm Dương Siêu Sắc Năng là chủ thể của hóa. Như vậy, sức mạnh của chủ thể của hóa là âm dương tuần hoàn, chuyển tổng thể tinh hoa thành lập vạn pháp kinh. Như vậy, đôi cánh tay sức mạnh của chủ thể hóa đối với âm dương tuần hoàn và tổng thể tinh hoa thành lập duy ngã vạn pháp kinh, để nói lên tính chất tất yếu của hóa và định luật của hóa, chính luật của hóa và qui luật của hóa, mà không triều tượng mê tín và cái tưởng tượng vô lý đối với sự hóa, đặc cách Thượng đế không có nguồn gốc, không có hệ thống là phi khoa học. Nếu chúng ta đi trên con đường phi khoa học là chúng ta mù lòa đối với hệ thống Thống hóa và đồng thời không xác định toán-lý-hóa và hệ thống sinh học cực kỳ vĩ đại của hệ thống Thống hóa trong đời sống hóa nhị nguyên và trở về nhất nguyên.
Như vậy, hệ thống Thống hóa là chủ thể của hóa và sức mạnh vô cùng của hóa và không biên giới của hóa đối với tam thiên đại thiên thế giới ngân hà, thiên hà và không tính đếm các số lượng của thái dương hệ trong thượng tầng, trung tầng và hạ tầng. Tổng thể tinh hoa ấy được chia thành gốc, thân, ngọn. Gốc là giá trị tổng thể tinh hoa của giá trị tụ chiếu quang minh không thay đổi ánh sáng của Thống Thức Chân Quang và Trung Tâm Vạn Năng. Như chúng ta có người cha vô cùng là Trung Tâm Vạn Năng, chúng ta có người mẹ vô cùng là Âm Dương Siêu Sắc Năng. Như vậy, chúng ta tạm gọi là người cha, người mẹ. Nhưng thật ra người cha, người mẹ này là cha mẹ bất đối xứng của giá trị phân biệt, ý thức giữa cái và đực. Mà thể lập cái và đực và hành vi cái và đực ở thế giới nhị nguyên mới có, còn thế giới nhất nguyên là tổng thể siêu sắc năng hóa sắc năng có tròn đủ âm dương. Cho nên âm dương là cha mẹ của chúng ta.
Tính thuyết phục của hệ thống cửu kinh đã đỉnh đạt như một kho tàng vĩ đại và tràn ngập trong giá trị ánh sáng của tam thiên đại thiên thế giới. Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni đã lâm quang và phán quyết Cửu Kinh Minh Triết phủ chiếu hành tinh là biện chứng pháp của hành tinh, thực ra ngài nói Cửu Kinh Minh Triết phủ chiếu khắp cùng tam thiên đại thiên thế giới. như vậy, chúng ta đang nói về thực tướng của giá trị tổng thể đối với vũ trụ quang và nhân sinh quang, mà không nói riêng cho bất cứ ai trên thế giới này. Đức Thế Tôn đã nói về giá trị đại thể là mặt bằng của sự nghiệp duy ngã là bản chất duy nhất và không bao giờ thay đổi. Đó là Trung Tâm Vạn Năng hóa duy ngã và duy ngã hãy trở về với cái gốc của sự nghiệp hóa. Ngài nói trở về là chúng ta phải hóa chân ngã. Hóa chân ngã để có được giá trị bản ngã, mà hóa chân ngã bằng phương trình tâm vật hội tụ và phương trình tâm vật hội tụ là phương trình tất yếu không thay đổi để hóa bát nhã và hóa được kim sắc.
Như vậy, hệ thống cơ cấu của Công Luật học,Vũ trụ học, Cửu Kinh Minh Triết học được khép kín bằng những ngôi lời và giá trị biện chứng pháp, siêu chứng pháp đã được thống nhất mà không thể tách rời giá trị biện chứng pháp và siêu chứng pháp. Như vậy, chúng ta lấy biện chứng pháp làm nền, lấy siêu chứng pháp làm chứng minh cho giá trị hóa và dẫn đến sự kiến tính một cách trọn vẹn, dẫn đến sự kiến tính một cách thực tướng, thì lúc bấy giờ các con không còn biết sợ sinh tử là gì nữa và mọi biến động trên thế giới như một trò chơi của thời gian và không gian của sự hóa thân đối với thế giới loài người.
Ngài hỏi Chơn Đạt Pháp Trí có thần phục kinh này không?
Chơn Đạt Pháp Trí đáp: Thưa Cha, con rất thần phục kinh này và không có một loại kinh nào so sánh bằng Cửu Kinh Minh Triết, vì Cha đã dạy những phần kinh vừa qua và Cha đã nói phần thứ nhất đã hình thành siêu nguyên nhân, siêu nguyên nhân hình thành nguyên nhân. Phần hai là phần cơ cấu của nguyên nhân được sự hình thành của siêu nguyên nhân, thì không còn gì ở trong vũ trụ này để nói, nếu đem ý thức phân biệt để nói là sai hoàn toàn. Phần ba duy ngã kết tinh tổng thể tinh hoa đã tròn đủ kết tinh tính bất diệt. Như vậy, phần ba là nhiệm vụ thiêng liêng của duy ngã đại thể phải hoàn thành nhiệm vụ hóa chân ngã và trở về với Thống hóa đại ngã. Nếu chúng ta không hóa chân ngã thì sẽ bị rơi vào ba đường ác khổ. Nhưng sung sướng thay ba đường ác khổ vẫn không mất đi tính vô cùng của vũ trụ đã hình thành quỹ đạo và các pháp luôn luôn chuyển động không chấm dứt. Dù những con người ở tận cùng khổ đau, họ vẫn tiếp nhận ánh sáng chân tính để trở về và không mất đi tính bình đẳng của đấng Thống hóa đã hình thành duy ngã vạn pháp kinh. Vậy ba phần kinh này là phần cơ cấu của kho tàng, của duy ngã và nếu một mai mà nhân loại biết được trong không gian và thời gian mà nghe được kinh này là một điều sung sướng. Xin lạy đấng Thống hóa, cũng đồng nghĩa kính lạy đức Phụ nguyên đã ra đời mới được kho tàng duy ngã vạn pháp kinh mà không một ai có thể phủ nhận được.
Ngài dạy: Chúng ta phải nói rõ về cửu kinh liên tịch chiếu mà chúng ta đã thông giải ra ba phần của một tổng thể. Tức là một con người có ba phần đầu mình và tay chân. Thực ra chúng ta chia ba phần là hoàn toàn sai. Vì sao? Vì chúng ta phải chia cho rạch ròi để thấy được, thật ra không phần nào chia hết, không có một chia cắt nào hết. Cửu kinh liên tịch chiếu không có chia cắt và đây là giải trình những hệ thống về từng phần của hệ thống kinh điển mạch lạc, rạch ròi, cơ cấu và không thể nói sai hệ thống cơ cấu. Khi các con chưa rã một cái máy ra thì bảo đó là một cái máy, khi máy được rã ra rồi thì bắt đầu phân biệt: đây là trục, đây là nhông, đây là dên, đây là pit-tông…Cho nên phải nói đủ các bộ phận của máy đó mới trở thành cái máy. Cho nên phải hiểu một hệ thống máy móc có nhiều chức năng và nhiệm vụ của hệ thống cơ cấu để hình thành một cái máy.
Như vậy, mục đích ta chia ba phần hệ thống tổng thể ấy, là nhằm làm sáng tỏ hệ thống cửu kinh liên tịch chiếu, thật ra không thể gọi là ba phần kinh và cửu kinh liên tịch chiếu được giải mã và hình thành trong ba phần: đầu, mình và tay chân. Như vậy, cửu kinh liên tịch chiếu là sự thống nhất của hệ thống Thống Hóa và không có cái thêm, cái bớt. Cũng như chúng ta có cửu khiếu đồng ưng, cửu khiếu đồng lập, thì coi như hoàn mãn giá trị chuyển hóa tinh hoa trong và ngoài, thì chúng ta không thể thêm một lổ nào cả, còn ruột là có tác dụng trong nôi thai, khi mà hình thành nhau để hút tinh hoa trong nhau chuyển về bao tử để nuôi đứa bé, không thể tính là lổ thứ mười, thì sẽ bẻ gãy Cửu Kinh Minh Triết của ta. Vì Cửu Kinh Minh Triết của ta chỉ có cửu khiếu đồng ưng, cửu khiếu đồng lập và kết thang hóa hệ thống thống nhất đối với duy ngã đại thể và thành sự nghiệp vô cùng đối với vũ trụ quang và nhân sinh quan.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!