Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Thập Bát Giới Xứ

Thập bát giới xứ
Thập bát giới xứ – Nhập khởi pháp tâm – Tương tác hoặc thức – Tạo thành nhiệp dĩ. Thập bát giới xứ – Nhập khởi tâm pháp – Tổng hóa tinh hoa – Thanh lọc bản thể – Thành tựu chính vị.
Đây là bài học nhàm kết tinh được sự thống nhất của Bát thức tâm vương. Hai câu kinh trên là quyết định về giá trị thành lập hệ thống thống nhất về tâm pháp để được thành tựu chính vị, hoặc là ngược lại.
Câu 1: Thập bát giới xứ – Nhập khởi pháp tâm – Tương tác hoặc thức – Tạo thành nhiệp dĩ. 18 giới xứ rất căn bản của sự nghiệp hóa ở giá trị nhập và khởi, là luôn luôn tương tác giữa trong và ngoài. Vì khi chúng ta sống trong cuộc đời thì ý thức và vật chất nó luôn luôn chuyển hóa và quay theo định luật mang tính tất yếu. 18 giới xứ là nền tảng hóa tâm pháp. Nếu hóa thân mà không có 18 giới xứ thì tính cơ bản về mặt bằng tổng thể tinh hoa của tâm và pháp là không có.


Đối với chúng sinh thì chấp thủ 18 giới xứ và cho sự tương tác của hoặc thức là thực tướng. Chính vì vậy mà bị lầm. Chính lầm đó mà khởi nghiệp. Khởi nghiệp từ ý thức và vật chất. Vì nếu không có ý thức và vật chất thì hoàn toàn không có khởi nghiệp. Như vậy ý thức, vật chất là nền tảng của sự khởi nghiệp và chính ý thức vật chất đó mà hình thành bản ngã. Biết rằng bản ngã là gốc của chúng ta, nhưng một khi mà chúng ta không giác ngộ thì chính bản ngã đó nó hình thành nghiệp dĩ. Mà khi nó hình thành nghiệp dĩ là nó bắt buộc chúng ta phải có một qui trình chuyển động tương tác theo một luật tròn. Thì chính luật này mà nhà Phật gọi là luân hồi.
Luân hồi có nghĩa là nó bắt nhịp từ nhân quả này đến nhân quả nọ, do ý thức tương tác mà sinh ra hoặc lậu. Và chính hoặc lậu đó là chủng tử, nó khiến cho chúng ta đi theo nhịp độ chuyển động của hoặc lậu. Nên ý thức lúc bấy giờ là luôn luôn phân biệt và bảo thủ rất lớn, hoặc là lầm lẫn rất lớn. Thế thì câu 1 này là nói cho chúng sinh còn nằm trong vô minh.
Vô minh là không giác ngộ về hạt tâm và không giác ngộ về ánh sáng của chân tâm, mà lại luôn luôn chạy nhảy theo vọng tâm và tạo thành nghiệp dĩ. Khi thành nghiệp dĩ thì nó cứ như thế mà lập đi lập lại mãi mãi mà chưa bao giừo thoát ra được.
Về nghiệp dĩ được chia ra làm 2 loại: Bất thiện nghiệp và thiện nghiệp. Hoặc lậu cũng có 2 loại: Hoặc lậu bất thiện nghiệp và hoặc lậu thiện nghiệp. Thế thì thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp đều phải chịu định luật luân hồi. Nhưng bất thiện nghiệp là luân hồi trong quả báo xấu, còn thiện nghiệp thì luân hồi trong quả báo tốt. Nhưng cả 2 đều chưa ra khỏi sinh tử, vì những nghiệp báo đó nó trở thành định luật nhân quả luôn luôn ràng buộc chúng ta theo sự tương tác của ý thức nghiệp đó. Nó luôn trói buộc tâm pháp chúng ta nằm trong ý thức nghiệp đó mà khó có thể ra khỏi được. Thì lúc bấy giờ chúng ta chỉ sống theo nghiệp dĩ đó mà quên đi ánh sáng chân tâm của mình ẩn bên trong.
Câu 2: Thập bát giới xứ, khởi nghiệp tâm pháp, tổng hóa tinh hoa, thanh lọc bản thể, thành tựu chính vị. Phần này là nói lên sự giác ngộ, giác tri và quay về để nắm được nguyên lý và nguồn gốc của tổng thể tinh hoa để hóa và thanh lọc bản thể thành tựu chân tâm. Tức là không còn lầm lẫn theo ngoại biên nữa.
Thanh lọc bản thể là loại trừ quặng cấu, hoặc lậu, của ý thức phân biệt không chân chính. Là loại trừ những vọng ảo của ý thức không thuộc về thực tướng để quay về thực tướng.
Quay về thực tướng là không phủ nhận thập bát giới xứ, không phủ nhận việc khởi nhập tâm pháp. Mà khởi nhập tâm pháp nhằm giác ngộ tổng thể tinh hoa ấy để thanh lọc. Một khi thanh lọc được thì chúng ta được hưởng trọn tổng thể tinh hoa ấy trong pháp tâm. Và pháp tâm có tổng thể tinh hoa để hóa thì vấn đề thành tựu tri thức tri quang cũng sẽ có kết quả rất lớn để chúng ta thành tựu chính vị.
Khi chúng ta tổng hóa được tinh hoa và thanh lọc được bản thể thì chúng ta sẽ có diệu quán sát trí, tối đại bình đẳng trí và có tổng thức vô cấu viên giác cảnh trí. Như vậy phần 2 là không mất đi những căn nguyên của 6 căn, 6 trần, 6 thức mà lại hội tụ trở về nguyên lý thống nhất của tổng thể tinh hoa và trở về chỗ nguồn gốc bản địa mà Thống hóa thiết lập mà nhà Phật gọi là Bản lai.
Trở về bản lai là hoàn toàn không còn chấp thủ 18 giới xứ. Mà lại tinh lọc trong 18 giới xứ và hoàn toàn giác ngộ trong 18 giới xứ đó.
18 giới xứ gồm có:
Lục căn là nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý.
Lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Lục thức là nhãn thức, nhĩ thức, tĩ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
Ta thấy căn và trần là luôn luôn tác động và khở inhập trong hệ thống chuyển động thống nhất. Nhưng về mặt ý thì có ý thức của nhãn, của nhĩ, của tĩ, của thiệt, của thân và ý thức của pháp. Thì ý đó nó luôn luôn tác động theo lực hấp dẫn mà chúng ta thường là chạy nhãy và lầm lẫn theo ý này và không dừng nghỉ. Nên nhà Phật gọi là ý như con ngựa. Vì ý và tâm là có liên quan. Nhưng một khi ta làm chủ được ý thức thì tâm pháp chúng ta sẽ ổn định. Nên ý thức và tâm pháp tuy 2 là 1, nhưng tuy 1 là 2. Vì sao? Vì ý thức là thuộc về phần chuyển động trên mặt trần, còn tâm pháp ví như địa đại, luôn luôn chứa tổng tinh hoa, nó là thực tướng và chính tất cả những cỏ cây đều mọc trên hệ thống thực tướng đó. Có nghĩa là tất cả muôn loài vạn vật đều hưởng thục tổng thể tinh hoa của đất và chính đất là tâm, là thực tướng. Còn tất cả muôn loài khởi động trên mặt đất đó được ví như ý thức.
Như vậy ý thức phải quay về trên con đường tổng hóa tinh hoa và thanh lọc bản thể, thành tựu chính vị để được giải thoát.
Tóm lại, Câu 1, phần 1 thì ta thấy 18 giới xứ rất căn bản về sự chuyển hóa và thành lập cho sự khởi nhập để thanh lọc bản thể, tăng trưởng tâm pháp. Còn nếu không thì tâm pháp sẽ bị giảm trừ dần là do các hoặc lậu, ý thức chuyển động ấy. Nên đức Như Lai có nói: Càng vọng thì trí huệ càng mất; ý thức phân biệt càng nhiều thì chân tâm ánh sáng bị che khuất. Như vậy, người hành giả phải có trách nhiệm thấy được 18 giới xứ là phương tiện cơ bản, để trở về tổng hóa tinh hoa về mặt tâm pháp. Bằng ý thức giác ngộ tri quang để thanh lọc đẩy các quặng cấu ra khỏi đời sống của ý thức, thì chúng ta còn nguyên vẹn một tổng thể tinh hoa và đồng thời có một bản thể chân như pháp tính.
18 giới xứ là xứ sở mà con người không thể chối bỏ. Vì xứ sở của mắt và sắc, xứ sở của tâm và âm thanh, xứ sở của mũi và hương, xứ sở của miệng và vị, xứ sở của thân và xúc, xứ sở của ý và pháp. Tất cả những thứ đó nó đang ở trong quy trình chuyển động hàng ngày, hàng giờ và kể cả lúc đi ngủ, nó vẫn chuyển động bên trong của ý thức phân biệt. Mà người ta gọi là chiêm bao, thì chính chiêm bao đó là sự phản ảnh của 18 giới xứ, nên khi ta chiêm bao người ta vẫn thấy sắc, vẫn nghe được âm thanh… Có nghĩa ở đây 18 giới xứ nó hằng gắn như một dây xích mà không bao giờ bức pháp nó được. Chúng ta cũng không vần phải bức phá nó mà chúng ta cần phải có một năng lực, một tiêu chí để thanh lọc trong 18 giới xứ đó để hưởng trọn tổng tinh hoa. Thì 18 giới xứ trở thành phương tiện cho pháp chính thống. Và 18 giới xứ sẽ cho đủ trọn vẹn về tâm và pháp, thì A lại da thức (tổng thức) sẽ được nhận trọn tất cả tinh hoa này và hưởng thụ tinh hoa này để thành tựu chính vị tùy theo mức độ công phu tu tập mà thành đạt được cao hoặc thấp.
Như vậy đây là tinh đổm của hệ thống thống nhất đối với giá trị hóa 18 giới xứ mà Như Lai đưa ra ở 2 phần. Phần 1: Là nói cho chúng sinh còn vô minh, chưa giác ngộ, gồm có bất thiện nghiệp và thiện nghiệp. Vì bất thiện nghiệp nên phải chịu luân hồi khổ đau, thậm chí có thể rớt xuống các loại A tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Còn thiện nghiệp thì được làm người hoặc lên được những cõi trời. Như vậy, bất thiện nghiệp và thiện nghiệp là những loại quả báo của sự khổ đau và sự an vui trong thế giới nhị nguyên, chưa phải là giải thoát.
Phần 2: Là nói cho người đã giác ngộ có tri thức, tri quang và thành tựu như minh. Tức đã tập hợp được sức mạnh của tổng tinh hoa lập thể và lập tính thành một hệ thống thống nhất của Bát thức tâm vương. Tức là phát huy được sức mạnh của Diệu quán sát trí, của tối đại bình đẳng trí, của vô cấu thức Bát thức tâm vương và thành tựu viên giác cảnh trí, để trở về chỗ Phật quả toàn năng.
Như vậy, dùng 18 giới xứ để trải nghiệm, để công phu thanh lọc và câu thúc tất cả những giá trị lập thể và lập tính của tổng thể tinh hoa hóa. Đồng thời làm cho tất cả những giá trị sống về mặt tổng thể giá trị thực tướng cũng như về mặt chính vị. Thế thì phần 2 là phần chuyển hóa chúng sinh và thành lập Thánh hiền. Như vậy Thánh hiền trong chúng sinh và chúng sinh giác ngộ trở về Thánh hiền.
Nghĩa chúng sinh là sinh hoặc lậu và hoặc lậu chưa bao giờ đẩy ra khỏi đời sống của ý thức vật chất. Và ý thức vật chất đã cấu kết thành hoặc lậu nghiệp dĩ mà chưa bao giờ chấm dứt. Như vậy chúng sinh đã bị kẹt trong 18 giới xứ và những thức hoặc lậu nghiệp di kia trở thành rào cản làm cho tâm pháp không được quang minh. Nên Như Lai đã nói: Hãy giác ngộ 18 là phương tiện hóa thượng để loại trừ những thứ quặng cấu và thoát ra khỏi vòng xoáy cực mạnh của ý thức vật chất để thành tựu minh tâm kiến tánh trong sức mạnh công phu về nội lực và thanh lọc bản thể. Để bản thể hoàn toàn trở về với tổng thể tinh hoa trong sáng, thánh khiết thì nhất định quả vị sẽ được nắm trong tay mà không phải cầu xin ai cả.
18 giới xứ không phải chỉ có cho duy ngã đại thể, mà còn có cho tất cả các loài động vật. Duy ngã đại thể là 18 giới xứ cao cấp. Còn các loài thấp thì 18 giới xứ sơ cấp. Như vậy từ sơ cấp mà đi đến cao cấp thì thật là quá xa.
Như vậy, bất cứ một con vật nào cũng có 18 giới xứ bởi khi nó có miệng tlaf có vị xúc, nó có mắt là có nhãn quang, nó có tai là nghe được âm thanh… Và tùy theo mức độ thấy nghe đơn giãn hoặc phức tạp mà nó thể nhập và được khởi động để thành lập được tất cả những giá trị chuyển hóa. Nên 18 giới xứ được định nghĩa là: Nền tảng hóa, là thành lập tổng thể của giá trị tính và thể dung thông; Là những công thức được Thống hóa trình bày trên mặt trần để duy ngã có những hạt hóa, tâm hóa, pháp hóa và tinh hoa hóa và thành tựu quả vị Thánh hiền.
Như vậy từ bác học đến vua chúa, cho đến những cung trời đến thích, những ai trong hệ thống lập thể của bát thức tâm vương, hoặc là thập bát giới xứ hóa đều phải chịu một quy luật thống nhất về hệ thống tinh lọc. Nếu ai không tinh lọc thì chắc chắn sẽ không bao giờ hưởng được bản chất kim cương và hoàn kim. Vậy Thống hóa cho 18 giới xứ là nhằm để chúng ta hình thành tổng thể tinh hoa và tinh lọc hóa tinh hoa để có kim cương và vàng ròng. Chứ không phải cho để chúng ta chạy nhảy và làm những việc phu nguyên tắc trong hệ thống hóa. Thì những điều đó Thống hóa không chịu trách nhiệm. Mà chính chúng ta lầm lẫn vô minh thì phải chịu trách nhiệm lấy. Và khi nào chúng ta hết vô minh thì trách nhiệm hệ thống tinh hoa của Thống hóa sẵn sàng làm sáng lóa trong ánh sáng vô cùng của hệ thống Thống hóa.
Bài học này là thể hiện tính thống nhất về tâm pháp, thống nhất của bát thức tâm vương, thống nhất của tối đại bình đẳng pháp, thống nhất của diệu quán sát trí và thể hiện tính thống nhất của viên giác cảnh vô cùng của hệ quy chiếu tổng thể.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ phát biểu.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, hôm nay Cha dạy cho chúng con đề kinh này để chúng con xác định về thực tướng của 18 giới xứ. Đay là một bài học rất cần thiết trog đời sống tu học, kết tinh tâm pháp cho chúng con nói rieeg và cả pháp giới chúng sinh nói chung. Vì chúng con hiểu rằng 18 giới xứ đối với duy ngã đại thể là mang tính đặc thù. Vì duy ngã đại thể đã có tròn đủ ý thức và vật chất. Nên duy ngã đại thể rất mừng vui được 18 giới xứ. Vì chính nó là con đường xuất nhập hóa tổng thể tinh hoa của vũ trụ. Nếu vũ trụ cho tổng thể tinh hoa mà không cho duy ngã đại thể 18 giới xứ thì duy ngã đại thể cũng đành bó tay vì không có sự nghiệp hóa thì không thể nào thu nhập được tổng tinh hoa của vũ trụ.
Ngài dạy: Đúng vậy! Nếu không có 18 giới xứ thì bó tay. Nhưng nếu có mà lại lầm lẫn trong 18 giới xứ thì cũng bó tay. Bó tay, vì nó trói tay chuyển động của sự nghiệp chuyển luân. Bó tay vì nó trói ý thức con trong nghiệp dĩ trùng trùng mà con không bao giờ trở về được với ánh sáng vô cùng. Thậm chí hôm nay làm người nhưng mai kia có thể làm súc sinh, làm ngạ quỷ, hoặc rơi vào trong địa ngục vô giáng. Vì thế mà ở đây chúng ta luôn luôn sống trong định luật, qui luật, Công Luật; sống trong pháp khí ánh sáng vô biên và pháp chính thống để thực hiện sự nghiệp hóa thân rộng khắp các hành tinh.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa Cha, như vậy thì chúng con phải giác ngộ trong 18 giới xứ này. Như pháp cú Như Lai có dạy: “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo”. Thế thì ý là rất quan trọng đối với tâm pháp. Đó là ý thức của nhãn, ý thức của nhĩ, ý thức của tỉ, ý thức của thiệt, ý thức của thân và ý thức của pháp. Như vậy, ý là quyết định cho việc thanh lọc và xuất nhập tinh hoa. Nhưng một khi ý bị ô nhiễm các trần cấu của sắc thanh hương vị xúc pháp thì liền dẫn đến những hành động bất tương ưng và tạo thành nghiệp dĩ. Thì nhất định hoặc thức phải mang theo và nhân quả phải luân hồi. Vì thế mà chúng con phải giác ngộ để thực hiện câu kinh thứ 2 là tổng hóa tinh hoa thanh lọc bản thể thifcc mới kết tinh được tinh hoa trong 18 giới xứ đó, thì mới có được đời sống thực tướn trong chính vị đó.
Như vậy 18 giới xứ là nền tảng, là con đường để trở về hoàn kim kim tính. Đó là con đường kết tinh và thống nhất trong hệ thống bát thức tâm vương. Đây là phương tiện tuyệt vời mà đức Phật, Bồ Tát và THánh hiền đã đi trên con đường này và Ngài đã về đến đích của Như Lai toàn năng. Và hôm nay tuyệt vời thay, là chúng ta có cửu kinh minh triết rất vững chắc để khởi nhập tâm pháp đưa chúng ta trở về nhanh chóng trên con đường thanh lọc và kết tinh tinh hoa trong 18 giới xứ để thành tựu chân tâm.
Ngài dạy: Như vậy thì 18 giới xứ là tính đại diện thống nhất của hệ thống lập thượng, là thập bát A La Hán. Thập bát A La Hán là một sự hiệu triệu thống nhất của thập bát giới xứ. Đó là sự trở về thành tựu chân tâm và không còn bị biến động trong thập bát giới xứ nữa.
Còn nếu nói vũ trụ này có 18 ông A La Hán thì là quá ít và vô lý. Mà có thập bát A La Hán là khi thắng phục hoàn toàn của 18 giới xứ. Thì mỗi một giới xứ trở thành một ông A La Hán. Đó là năng lực và sức mạnh của La Hán đã đạt được chỗ thống nhất đó mà thành.
Như vậy nhân có thập bát xứ mà có thập bát A La Hán. Và có hàng tỉ tỉ ông A La Hán. Nhưng ta lấy hệ qui chiếu của thập bát xứ để làm túc số cho hệ thống thống nhất của thập bát A La Hán khi đã thắng phục được thập bát xứ, cũng có nghĩa là thành tựu được A La Hán.
Ta phải thấy kinh triết của nhà Phât là một hệ thống chân rết, tức khép kín liền nối và không đứt quảng, thì đây thuộc về tính bác học rồi.
Nên đức Như Lai có nói rằng: Bất cứ một hành giả, nhân giả, trí thức, tri thức, hoặc các hệ thống thiền học từ nhất thiền đến tứ thiền. Ai thắng phục được 18 giới xứ, lấy 18 giới xứ làm chỗ nền tẳng tổng hóa, thì nhất định sẽ thành tựu A La Hán.
Như vậy, đối với chúng sinh vô minh thì tưởng rằng 18 giới xứ là trò chơi. Nhưng khi giác ngộ ra thì 18 giới xứ là hạt nhân của A La Hán, là nền tảng để quyết định cho việc thành tựu A La Hán, là thực địa hóa thân của A La Hán.
Tóm lại, phần 1 là: Thập bát giới xứ, nhập khởi pháp tâm, tương tác hoặc thức, tạo thành nghiệp dĩ. Phần 2 là: Thập bát giới xứ, khởi nhập tâm pháp, tổng hóa tinh hoa, thanh lọc tổng thể, thành tựu chính vị. Như vậy, tất cả chúng ta đang hướng về phần 2 để tạo ra sức mạnh tổng hóa tinh hoa và thành tựu chính vị ngay trong kiếp này mà không hẹn chờ một kiếp sau nào nữa.
Đối với chân lý của Như Lai thì cả Tam thiên đại thiên thế giới này chưa ai dám chối bỏ, kể cả địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A Tu La, nhân, thiên. Những kẻ chối bỏ là những kẻ hoàn toàn vô minh, không thấy được lý và sự của Như Lai, của Thống hóa và của Công Luật vũ trụ nên chối bỏ. Nhưng thật ra chính nó cũng đang thèm sự sống này. Và chính nó cũng được từ Thống hóa vạn năng âm dương vũ trụ sinh ra. Từ thất đại hội hóa sinh ra. Thì tất cả những chân lý đó chúng ta đừng bao giờ chối bỏ. Mà không chối bỏ đó là thực trạng của chúng ta đang hiện nguyên hình trong chân lý.
Về chính nghiệp và thượng nghiệp hóa của Như Lai. Ngài nói rằng: Tất cả nhân loại trên trái đất hoặc trong các tăng đoàn đạo tràng của Ta. Nếu trở về chánh nghiệp của Như Lai và thống nhất chánh nghiệp Như Lai và ở trong chân tính của Như Lai, thì dù các ngươi có làm bất cứ nghề nghiệp gì thì cũng đều là Như Lai cả.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang nói về phần 2 của sự kết tinh đối với Bát thức tâm vương.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, phần 1 là sự lầm lẫn thì chúng ta phải đi theo phần 2. Chính phần 2 đó mà tinh lọc để tiến hóa và trở về gốc của chân tâm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!