Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Xác Định Về Trung Tâm Vạn Năng Trong Tính Khách Quan Và Chủ Quan

Nếu đứng trên tính chủ quan thì xác định Trung Tâm Vạn Năng là Thượng đế thì hoàn toàn mang tính Thần học. Mà Thần học là chỉ biết Thượng đế sinh ra muôn loài theo tinh thần tối linh hoặc độc thần. Nếu xác định như vậy thì mất đi tính khoa học. Còn nếu xác định Trung Tâm Vạn Năng theo giáo lý nhà Phật là “vô minh sinh ra hành”. Thì vô minh là đơn vị gì, là hệ thống gì và giá trị nguồn cội thuộc về thứ gì mà sinh được hành?

Nếu đặt vấn đề của Phật học thì vô minh là đen thẳm tối tâm, nếu đứng trên khách quan là không có chủ thể, mà không có chủ thể thì sẽ rơi vào quy trình độ của Phật đạo. Có nghĩa là Phật đạo là chủ thể chứ không phải Trung tâm vạn năng là chủ thể. Chính vì đó Thiên chúa giáo bẻ gãy Phật giáo chỗ này. Và họ cho Phật giáo là mất chủ thể vì không thừa nhận Thượng đế và không thừa nhận chỗ tối linh của vũ trụ, mà chỉ biết có Phật thôi thì rõ ràng đã mất gốc. Vì thế mà các đức giáo hoàng đã từng cho rằng: Phật giáo không thuộc về tôn giáo.
Còn Phật giáo thì đã kích Thiên chúa giáo quan niệm về chủ thể là Thượng đế, thì hoàn toàn không phù hợp về sự nghiệp hóa. Nghiêng về phần khoa học thì Phật giáo nhân ở bản chất khoa học ấy mà đã kích Thiên chúa giáo. Chính vì đó mà hai tôn chỉ này họ có những trường phái nhất định để quan niệm về vũ trụ quan không giống nhau và họ không thể gặp nhau. Thì đó là những mâu thuẫn giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo.
Nếu đưa thêm Duy vật vào nữa thì lại càng đảo lộn về một hệ thống và không chứng minh được hệ thống ấy. Vì Duy vật chỉ biết về cơ cấu vật chất trên hệ thống lý hóa và các năng lượng hoặc các đơn vị hóa học vật chất mà không chứng minh được nguồn gốc của hệ thống vật chất thì trở nên mất gốc.
Như vậy đứng trên Công luật thì xác định ba phần này là ba phần hiểu biết về thế giới quan thuộc về nhân sinh quan, thì nó có những cái đúng nhất định của nó, nhưng cái đúng ấy không hoàn hảo và không trọn vẹn. Mà cái đúng có sự phân hóa ngay trong đầu đời của thế giới nhị nguyên, chứ chưa nói gì đến nhất nguyên. Như vậy về tính khách quan và chủ quan của Trung tâm vạn năng thì xác định như thế nào để người Công luật không rơi vào những biên bìa, hoặc những sự phân biến của ý thức, hoặc nhận lầm vũ trụ một cách sai lầm ghê gớm đó. Chính vì đó mà thế giới nhân loại đã chia ra rất nhiều phân chi và cuối cùng sinh ra một hệ thống lập thể của các nền tôn giáo kỳ thị với nhau. Rồi trở nên những sự xung đột trong tri thức, hoặc xung đột trong ý thức hiểu biết. Nếu ta cho rằng đó không phải là tri thức thì không được. Bởi vì họ đem cái biết để khai thác vũ trụ và khai thác về thế giới loài người và đem cái biết để giải quyết những vấn đề thuộc về sự sống.
Như vậy chúng ta xác định Tôn giáo cũng là sự sống, Duy vật cũng là sự sống, nhưng sự sống ấy nó manh múng, nó phân chia đối đãi và nó làm cho tất cả những sự sống không có sự sống thống nhất. Thì hôm nay chúng ta phải xác định về Trung Tâm Vạn Năng. Như nói về Trung tâm vạn năng hóa Duy ngã, thì Trung tâm vạn năng từ đâu hóa? Chủ thể của Trung tâm vạn năng là ở đâu? Để làm rõ vấn đề này, nên ta đưa ra những bài học có tính chất như một sự khai thác để xác định về Trung tâm một cách triệt để.
Ngôn ngữ là luôn luôn ở thềm tương đối thì lấy ngôn ngữ nào để giải quyết vấn đề sâu xa, rộng lớn, vĩ đại và vô cùng tối linh này. Thì chúng ta vẫn chấp nhận những ngôn ngữ tương đối ở một hệ thống minh triết để giải quyết vấn đề Trung tâm và xác định về Trung tâm.
Câu thứ nhất là: “Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa”. Câu này chưa thể giải quyết được tính trọn vẹn của Trung tâm vạn năng nên có câu thứ hai là: “Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt”. Nhưng bất sinh vô diệt thì chúng ta hiểu ở một mức độ giới hạn hoặc vô cùng về giá trị bản chất của Trung tâm vạn năng thuộc về thứ gì mà có một cái quyền tối thượng như vậy. Nên có câu ba rằng: “Trung tâm vạn năng chân tính vô cùng”. Chúng ta xác định về chân tính vô cùng của sự dung trãi, chứa nhóm và có tính chất như không biến đổi, thì liền có câu bốn để xác định đó là: “Trung tâm vạn năng thường trụ vĩnh hằng”. Ta thấy thường trụ và vĩnh hằng là đề tài của Phật giáo, nhưng giá trị không thay đổi về quyền năng tối thượng và mang tính độc thần mà không dựa vào đâu để hình thành ra vạn pháp. Thì đó là điểm mà các tôn chỉ hướng về chỗ tột cùng ấy.
Về lý giải: Chúng ta xác định Trung tâm là Pháp tính ánh sáng vô biên, là không có dựa vào đâu. Vì không dựa vào đâu nên mới có bản chất tối thượng. Bản chất tối thượng đã thể hiện được tính quyền năng tối thượng và tối thượng của sự nghiệp hóa. Nên câu đầu tiên nói rằng: Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa.
Ta đặt vấn đề tối linh sinh hóa là vì chỗ đó là chỗ tột cùng cao nhất và không có chỗ nào cao hơn. Nếu bản chất ấy bị biến đổi, hoặc có một thứ khác sinh nó ra thì nó không thuộc về tối linh sinh hóa. Nhưng bản chất sinh hóa ấy là bản chất không sinh diệt. Vì Trung tâm vạn năng không bị sinh diệt thì mới có bản chất tối linh sinh hóa. Nếu Trung tâm vạn năng mà chỉ cần có một chút biến đổi về sự sinh diệt thì tối linh sinh hóa sẽ không bao giờ có ở giá trị lập thể. Nên câu thứ nhất là đại diện cho hệ thống lập thể của tối linh năng, cùng đại diện cho giá trị quyền năng của sự nghiệp hóa, là hóa không biên giới từ cực vi đến cực đại và hóa một quy trình chuyển động hình thành trung tâm vô ngại hóa, và có phép vô ngại trong sự nghiệp hóa lập thể để đi đến chỗ thành lập giá trị đặc năng, đa năng và siêu năng.
Như vậy Trung tâm vạn năng là tối linh năng, mà tối linh năng rồi thì không có một năng lực nào có thể sánh bằng với giá trị tối linh năng ấy. Tất cả đơn vị năng lượng tổng hợp cũng chỉ là con cái thứ bậc của hệ thống tối linh năng và không có một năng lượng nào vượt lên tối linh năng. Chính vì vậy mà chúng ta xác định về hệ thống Trung tâm vạn năng là bất sinh vô diệt, vì nơi ấy không có biến đổi để chịu những luật sinh diệt của hệ thống thuộc về hóa. Vì nơi ấy là chủ thể của hóa, là tính chất nguồn gốc của hóa và nơi ấy là bất biến thể của sự nghiệp hóa mà hóa được tất cả vạn loại.
Như vậy thì chúng ta đã được thông suốt về giá trị pháp tính của Trung tâm vạn năng và pháp tính của tổng linh năng, vô cực năng. Nói đến năng lượng không giới hạn ấy là chủ thể của những năng lượng giới hạn. Pháp tính ánh sáng vô biên là chủ thể của các pháp và hình thành các pháp, để các pháp được tồn tại trong chủ thể pháp tính ấy mà không bị loại trừ. Nếu ai kết tinh thì trở về với pháp tính vô biên và thành lập được Trung tâm vạn năng trong giá trị pháp tính ánh sáng ấy.
Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa – Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt – Trung tâm vạn năng chân tính vô cùng – Trung tâm vạn năng thường trụ vĩnh hằng. Nếu ta xác định 4 câu này đều là thực tướng cả thì chúng ta không phát sinh ý thức hoài nghi đối với Trung tâm vạn năng, mà chỉ khuất phục cuối đầu và thể nhập ánh sáng của Trung tâm vạn năng trong sự nghiệp Công luật đại hóa. Như vậy bản chất của Trung tâm vạn năng là mối chốt của Công luật đại hóa, là tổng năng lượng của sự nghiệp đại hóa, là giá trị tính thể hợp chiếu, tâm vật hội tụ, và muôn sự – lý trong đời mà không thoát khỏi ánh sáng Trung tâm vạn năng.
Như ở phần đại cương ta đã học và xác định trên đời này thứ gì cũng có trung tâm. Con người có trung tâm, trái đất có trung tâm, thái dương hệ có trung tâm, thậm chí tất cả mọi sự phát triển trong đời sống thế giới duy ngã cũng đều có trung tâm. Như vậy thì vũ trụ phải có trung tâm, đó là Trung tâm vạn năng.
Ta thấy học thuyết Duy vật biện chứng nói “vô cơ sinh hữu cơ” thì không có trung tâm. Vì họ không nói gì về trung tâm ở đây cả, còn hiểu theo diệu nghĩa trung tâm thì rất là khó, vì không bày tỏ ngôn ngữ minh triết trong hệ thống trung tâm, nên trở thành vũ trụ không có trung tâm. Còn nếu nói theo Thần học, lấy Thượng đế làm trung tâm thì rõ ràng không sáng tỏ về giá trị trung tâm đối với Trung tâm hóa vạn pháp. Còn nói theo Phật giáo “vô minh sinh ra hành” thì cũng không có trung tâm. Như vậy các học thuyết hoàn toàn không thừa nhận trung tâm, mà thừa nhận vũ trụ theo một kiểu khác. Một là Thượng đế, hai là vô minh, ba là vô cơ, thế thì học thuyết trung tâm hoàn toàn không có trong các thế kỷ trước, mà học thuyết trung tâm chỉ có từ thế kỷ 21 trở về sau.
Như vậy, chúng ta có quyền nói: Trung tâm vũ trụ ngân hà, Trung tâm vũ trụ thiên hà, Trung tâm thái dương hệ… Thì tất cả những giá trị khổng lồ nhất ấy đều có trung tâm. Và khoa học mới tìm ra là tất cả những trung tâm hóa sức mạnh phức tạp và kinh khủng nhất, đó là những trung tâm lỗ đen khổng lồ ở trong các hệ thống ngân hà và thái dương hệ, thế thì học thuyết khoa học đã thừa nhận có trung tâm. Cho nên tất cả những nhà khoa học hiện đại nhất họ đã nói: phải chăng vũ trụ đang tồn tại một Trung tâm vạn năng, điều đó hoàn toàn đúng!
Nếu ta đem cái đúng toàn diện về minh triết để có thể làm ra những bài toán vượt lên những giá trị về thời gian và không gian, thì bài toán ấy là bài toán của pháp tính vô biên, là bài toán vượt lên các hệ thống lập thể và không còn là bài toán bình thường nữa. Mà đây là lý tất yếu của hệ thống toán học và vượt trên các hệ thống toán học. Vì vậy nên tất cả những hệ thống toán học đều đưa trung tâm vô cực vào sự nghiệp của toán học, để thể hiện giá trị vô cùng của hệ thống toán học, mà không thể đưa Thượng đế vào để diện mặt trong hệ thống toán học; hoặc là đưa các vô minh không có một cơ cấu hệ thống, không rõ bày được tính vô cực vào hệ thống toán học. Như vậy hệ thống trung tâm được phép đi và đến cùng toán học, vì chính trung tâm sinh ra toán học, sinh ra lý học, sinh ra khoa học và chính trung tâm sinh ra vạn học từ tôn.
Như vậy, chúng ta sẽ khúc chiết được giá trị Trung tâm vạn năng hóa Duy ngã và chúng ta làm sáng tỏ giá trị hóa Duy ngã một cách triệt để toàn diện, sâu xa, rộng lớn và khắp cùng ở hệ thống ấy không có một sự đối đãi phân biệt nào để tính toán về giá trị Trung tâm vạn năng hóa Duy ngã.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống luận về câu Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Kính thưa Cha và thưa toàn thể, Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa, đó là đề tài cụ thể hóa trong hệ thống Cửu kinh minh triết mà trước đây Cha đã khai thị cho chúng con là 3 kinh trục. Và từ 3 kinh trục ấy đã chuyển động hình thành Duy ngã vạn pháp và cuối cùng phải trở về nguồn là Tâm vật hội tụ. Và phải đi bằng nền tảng Tam thừa tạng của đức từ phụ Thích ca. Nên nếu luận về hệ thống Cửu kinh thì không thể nào không luận về Tam thừa tạng, vì đó là bước đi then chốt của chúng con.
Hôm nay Cha mới vừa khai thị về hệ thống trung tâm cụ thể hơn, thì nhân đây con xin trình bày ngắn gọn về những mong muốn và tham vọng của nhân loại để tìm hiểu về chủ thể và chủ tính của vũ trụ đã sinh hóa ra vạn pháp. Như Duy tâm người ta cho rằng: “tâm sinh vạn pháp” mà chưa giải mã được cụ thể tâm đây là trung tâm của vũ trụ, chứ không phải là cái tâm biến đổi vô thường của chúng sinh. Từ chỗ đó mà cả một hệ thống Phật giáo sau này kế thừa kho tàng pháp bảo của đức Từ phụ đã bị lệch lạc quá nhiều mới dẫn đến một hệ quả rất là mơ hồ và chưa có hệ thống. Còn duy linh thì hoàn toàn đề cập đến tính chủ quan của Trung tâm vạn năng mà không thấy được tính tối linh sinh hóa hoàn toàn mang tính khách quan. Nên Duy linh cũng rơi vào tình trạng là cố chấp độc thần và áp đặt chủ tính chủ quan, nên con người mất đi chủ tính khách quan.
Từ chỗ này nên nhân loại khao khát tìm ra mục đích cuối cùng đó là chủ tính để sinh hóa ra vạn loại. Bắt đầu diễn trình tiến hóa ấy mới sinh ra hệ thức của Duy vật biện chứng. Nhưng hệ thức này vẫn cắt đoạn gốc nguồn sinh hóa, cho nên cũng rất là hầm hồ và hoàn toàn không hình dung ra được chủ tính, nên bị lần quần trong thế giới vật chất vô tri mà sinh ra nhiều biến cố khủng khiếp cho nhân loại đến ngày hôm nay.
Tuy nhiên trong hệ thống của trung tâm có đức Khổng và Lão mới hình dung ra được hệ thống trung tâm, nhưng vẫn còn mơ hồ và đơn giãn. Có nghĩa là hệ thống của Khổng dựa trên nền tảng của “nhất âm nhất dương sinh vạn loại”. Hoặc là “vô cực nhi thái cực” nhưng hoàn toàn không hệ thống được cụ thể mang tính khoa học chủ quan và khách quan của hệ thống trung tâm. Nên chỉ đi vào phần nhân thừa mà thôi và không giải quyết được những vấn đề nhu cầu của nhân loại hiện nay.
Như vậy, chỉ còn có một trường phái là khoa học khách quan, thực tế nhất là họ đã lần mò và đụng đến đáy trần của chủ tính vũ trụ bằng các công trình nghiên cứu toán học để tìm ra cấu trúc thực tại cuối cùng của vũ trụ. Và cách đây gần 100 năm thì các nhà khoa học gia chân chính người ta đã tìm ra một phần nào về bản chất của vật chất đó là phát hiện ra nguyên tử. Về khối lượng một nguyên tử, thì họ đã tính ra bằng 1/1000 của 1cm. Thì trong 1 nguyên tử ấy mặc dù đơn vị rất nhỏ nhưng nó đã có 1 khoảng hư không vô tận trong đó; Cũng như trong vũ trụ bao la có những hành tinh như thế. Thì đó là khoa học khách quan đã tìm ra cái thực tại cuối cùng của vũ trụ, là trong khoảng hư không vô tận của 1/1000 của 1cm thì có một lỗ nhân, thì trong lỗ nhân ấy nó còn có những đơn vị vật chất li ti bằng 1 phần ngàn tỉ tỉ của lỗ nhân ấy. Đó là nền khoa học hiện nay đã thực nghiệm ra giá trị thực tại cuối cùng của vật chất. Nhưng một số nhà khoa học sau đó người ta vẫn chưa công nhận và người ta còn tiếp tục đi tìm cái thực tại cuối cùng sâu hơn nữa, là bằng trường pháp Siêu tơ trời và trường phái Siêu tơ trời ấy người ta nhìn thấy vật chất bằng công thức toán học chứ không thể nào bằng hình tượng được nữa.
Sau khi các trường phái đúc kết lại với nhau thì các nhà khoa học chân chính đã nói rằng: Khi mà tìm lại cái thực tế cuối cùng của vật chất thì không còn hình trạng vật chất nữa mà trở thành khoa học siêu khoa học. Nên khoa học thực nghiệm hôm nay nó trở thành thần học và trở thành khoa học siêu đẳng chứ không còn khoa học thực tế nữa. Và thực tại vật chất ấy cuối cùng người ta đã tìm thấy nó bằng những làn sóng, những vi ba và những rung động chứ không còn là hình dạng vật chất nữa. Nên từ lẽ đó mà Albert Einstein và các nhà khoa học chân chính họ phải quỳ trước đền lễ và phải khuất phục trước Trung tâm vạn năng.
Như vậy thì cái cuối cùng của vật chất người ta đã tìm ra, nó trở thành những làn sóng viba, những tần sóng rung động. Tức nó đã trở về Tính, chứ không còn ở mắt thường có thể thấy được. Người ta đã đúc kết được trên thế giới này chỉ có 50 nhà khoa học đã tìm ra được điều đó và chứng minh vật chất bằng những công trình toán học cao cấp. Thì đây là thực trạng cuối cùng của vũ trụ mà con người đã chứng minh. Như vậy chứng tỏ rằng Trung tâm vạn năng này không phải là mơ hồ trừu tượng, cũng không phải là ở chủ quan, mà hoàn toàn là công trình của khoa học khách quan có chủ tính. Nếu nói về Trung tâm vạn năng thì không còn nói khách quan hay chủ quan, mà 2 cái đó nó trở thành một khối thống nhất để hình thành ra vũ trụ.
Như vậy đề kinh Cha vừa khai thị cho chúng con là Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa, điều đó thì nhà khoa học người ta đã chứng minh.
Ngài dạy: Câu thứ nhất là câu đại diện cho giá trị khoa học đại ngã trong hệ thống biện chứng pháp lập thể và hoàn toàn không đoạn giải giá trị công trình tối thượng của hệ thống chân tính ánh sáng và không biến đổi tính trung tâm.
Ngài bảo ông Chơn Nhật Đàn Sơn luận về câu thứ 2: Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt.
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa Cha, câu thứ 2 tiếp nối câu thứ nhất là nói đến hệ thống cơ cấu của chủ thể. Chủ thể là đấng vô cùng, là đấng tối linh sinh hóa vạn loại. Thì chính trung tâm này là biểu hiện cho sự vô cùng, chính vô cùng nên bất sinh vô diệt. Và ở đây có thể biện chứng cho trung tâm vô cùng. Ví dụ trong những hạt nguyên tử thì chính nhà bác Renon đã tìm ra trong lõi của nguyên tử có những hạt điện tử âm và dương quay xung quanh lõi đó. Và tất cả âm điện tử và dương điện tử ấy quay với một tốc độ khác nhau và không bao giờ va chạm nhau. Thì từ đó người ta đã tìm ra thái dương hệ chúng ta là tất cả các hành tinh quay chung quanh mặt trời và được sự dẫn quang của mặt trời mới có sự sống của hành tinh.
Như vậy thì 2 phần cực vi và cực đại đã chứng minh cho giá trị trung tâm sinh hóa. Từ đó chúng ta có thể nghiệm ra Trung tâm vạn năng là bất sinh vô diệt. Như vậy đã nói lên tính vô cùng của Trung tâm vạn năng trong sự nghiệp hóa. Nên thấy rằng về tính khách quan của trung tâm đã có hiện bày trong thế giới quan và nhân sinh quan. Thế thì chính Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt đó đã nói lên giá trị vô cùng của Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa. Như vậy tối linh sinh hóa là chủ thể của vạn loại trong sự nghiệp hóa và Trung tâm vạn năng bất diệt này chính là hệ thống cơ cấu của chủ thể Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa.
Ngài dạy: Chúng ta phải nói rõ về Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt là thể hiện cái bản nguyên siêu hữu tổng thể của vô cực quang, và chân tính ánh sáng ấy là mang tính siêu hữu hóa vô cực và vô cực hóa siêu hữu. Là pháp tính ánh sáng vô biên, là không dựa vào đâu cả. Thì chính trung tâm là đại diện cho cái đó.
Như vậy Trung tâm vạn năng đã có bản chất đại diện về chân tính ánh sáng vô cực và pháp tính ánh sáng vô biên là siêu hữu hóa giá trị hóa không đặt một vấn đề đầu mối của giá trị hóa, mới gọi là Thống hóa. Nếu có bắt đầu từ đầu mối Thống hóa thì làm sao có chủ thể hóa. Vì cái gì có bắt đầu là có sinh diệt. Như vậy nơi mà sinh ra mọi sự sinh diệt thì nơi ấy không có sinh diệt.
Nếu chủ thể bị sinh diệt thì làm sao hóa sinh diệt cho vạn thể; vạn thể sinh diệt để trở về giá trị không sinh diệt. Như vậy sinh diệt kia là giả, mà cái không sinh diệt là thực. Thế thì Trung tâm vạn năng không sinh diệt nên mới có giá trị thực tướng toàn diện của giá trị và hình thành sự nghiệp hóa vô ngại từ cực vi đến cực đại và hóa vô ngại để thể hiện được tính không sinh diệt và bản chất vô ngại của trung tâm.
Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt là thể nghiệm giá trị siêu hữu tổng thể của vô cực quang và chân tính pháp tính vô cùng. Là vì không có chỗ dựa vào đâu. Nếu có chỗ dựa vào đâu thì không gọi là pháp thân. Nên Như Lai có được pháp thân là kết tinh được chân tính ánh sáng trung tâm và hoàn chiếu pháp thân vô biên của giá trị kim cương bất hoại. Thì đó là chủ thể của tính ánh sáng vô biên và chủ thể của ánh sáng vạn năng và được khép kín giá trị tổng thể để có sự nghiệp hóa. Như vậy sự nghiệp hóa là hóa trong vô ngại tự tại và hóa trong giá trị bất biến thể của trung tâm.
Nếu hóa mà bị biến thể thì trung tâm rơi vào đâu? Thứ nhất là rơi vào không có chủ thể. Thứ hai là rơi vào biến đổi về hệ thống lập thể và chính trung tâm cũng không có thực tướng. Vì vậy nên trung tâm đã có thực tướng toàn diện thì mới hóa được giá trị lập thể cho chúng ta và hình thành giá trị kết tinh tinh hoa pháp tính và kim tính. Như vậy không bị mâu thuẩn và hoài nghi ở hệ thống trung tâm và Trung tâm vạn năng là chỗ tột đỉnh của giá trị hóa, thì không có một chút sai biệt nào của trung tâm cả, mà chỉ có sự phân biệt của ý thức chúng ta về mặt lập thể, về mặt não bộ thần kinh, về mặt 5 ấm: sắc thọ tưởng hành thức và chịu các áp lực của sự nghiệp hóa, có thể sinh sự u khuất che chắn về các sự khác biệt đó. Còn đối với Trung tâm vạn năng là hoàn toàn không có chuyện đó. Vì Trung tâm vạn năng là một hệ thống tối thượng, nên hóa có hệ thống cơ cấu và hóa vô ngại, hóa không biến đổi để đem lại các nguồn năng lượng vào sự nghiệp tổng thể đối với sự nghiệp hóa. Thì chỗ này là chỗ cốt lõi của sự nghiệp Công luật vũ trụ.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ luận trình về câu 3: Trung tâm vạn năng chân tính vô cùng.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha cùng toàn thể. Cha đã khai thị cho chúng con những đề kinh mang tính khẩu quyết, kinh quyết để khẳng quyết về sự nghiệp hóa của Trung tâm vạn năng là tuyệt đối và vô cùng. Thì chúng con đã thấy được giá trị đại diện của tính quyền năng tối thượng đối với đại ngã vô cùng của Trung tâm vạn năng tối linh sinh hóa. Cũng như giá trị tổng hàm hoa của siêu hữu hóa hữu đối với Trung tâm vạn năng bất sinh vô diệt, mới hóa được sinh diệt cho tất cả vạn pháp. Và Trung tâm vạn năng chân tính vô cùng là bản chất của vô ngại hóa và bất đoạn hóa trong sự nghiệp hóa hạt tâm lý tính tính ánh sáng. Chân tính ánh sáng của vạn năng đã có mặt trong sự nghiệp hóa từ cực vi đến cực đại, từ 3 cõi, 6 đường cho đến các ngôi sao kinh điển cao nhất. Và dung trãi khắp cùng cả tam thiên đại thiên thế giới mà không bao giờ tắc đoạn 1 sát na.
Chúng con thấy phần lập thể là sinh diệt tương tục vô tận nhưng tính chất ánh sáng của hạt tâm không bao giờ biến đổi cũng như bản chất tinh hoa không bao giờ bị mất. Vậy cái gì để bảo lưu cho giá trị đó? Thì đó chính là Trung tâm vạn năng chân tính vô cùng và bất diệt.
Vì thế mà muôn loài vạn vật được tồn tại trong hạt tâm lý tính và hạt tâm lý tính đã trở thành bất diệt, mặc dù ở trong trầm luân khổ đọa hay ở trong các ngôi sao kinh điển thì hạt tâm lý tính ấy vẫn sáng và vẫn sống mãi không bao giờ tắt mất. Đó là biện chứng hóa cho giá trị chân tính ánh sáng vô cùng của Trung tâm vạn năng.
Trung tâm vạn năng chân tính vô cùng ấy là giá trị thường trụ bất biến đổi, là nói đến cái tột đỉnh vô cùng của vũ trụ quang. Là nói đến pháp thân của Phật quang thường chiếu bất đoạn mà Như Lai đã trở về chỗ đó để điều ngự và làm chủ tất cả vạn pháp. Tính Phật quang ấy đã hóa thân trong khắp cùng vạn loại và đã hiện thực hóa trong đời sống của Duy ngã đại thể mà chúng con đã thấy rõ. Đó là: Tất cả những giá trị tổng hàm hoa đã được kết tinh trong chân tính ánh sáng vô cùng đó. Hạt tâm lý tính đã trở về thành tựu giá trị chân tâm kim cương bất biến. Thì Phật quang đã thường trụ tại đó. Phật quang là nói đến giá trị sự thật, sự thật thực tướng của vũ trụ đã hóa thân trong tất cả muôn vật. Phật quang là nói đến những giá trị bất biến của những định luật, qui luật tất yếu mà không thể thay đổi. Phật quang được biện chứng trong mặt bằng Duy ngã đại thể, đó là sự sống của hạt tâm lý tính đại thể, mà con người đều có ánh sáng chân tính thường trụ bất biến, mà có thể gọi chung là Phật tính. Thì đó cũng biện chứng cho sự nghiệp hóa vô cùng của chân tính Trung tâm vạn năng.
Như vậy, chúng con xác định về Trung tâm vạn năng là nguồn gốc, là nơi sinh hóa ra tất cả muôn loài vạn vật. Thì chỉ có một con đường duy nhất là trở về với Trung tâm vạn năng, bằng con đường của hệ thống Cửu kinh minh triết. Thì chúng con sẽ được sống hạnh phúc trong giá trị thực tướng của nguồn ánh sáng Trung tâm vạn năng.
Ngài dạy: Chúng ta đã xác định được như vậy thì sự nghiệp Công luật và bản chất Công luật có trong muôn loài và hệ thống Trung tâm vạn năng hiện hữu trong muôn loài, cùng tỉnh trạng giá trị hóa trong muôn loài và khép kín quy trình chuyển động hình thành cực vi đến cực đại mà không có sự khác biệt về tỉnh trạng giá trị hóa.
Chúng ta không có quyền phân biệt Trung tâm vạn năng và Ta là 2. Vì tất cả tính sự sống Trung tâm vạn năng đối với muôn loài đã được thống nhất và thành lập giá trị hóa một cách thống nhất. Như vậy tiến hóa để trở về với Trung tâm vạn năng là tính thống nhất cao nhất.
Chối bỏ và quay lưng hoặc phân chia hệ thống Thống hóa, hoặc phân biệt vạn năng khác biệt với muôn loài đều bị sụp đổ hệ thống vạn năng trong muôn loài ấy. Sụp đổ là so sự đối đãi phân biệt, hoặc phân ra ngôi thứ giữa Ta và Trung tâm vạn năng mà làm sụp đổ. Vì thế mà ông Bát Nhã ĐaLa đã nói với ông Đạt Ma rằng: Tôi và ông cùng muôn loài đều ở một gốc mà ra. Vì nghĩa đó nên khi ông Đạt Ma hỏi: “ông là ai?” thì ông Đa La trả lời: “Tôi là ông và ông là tôi”. Như vậy đã đánh sụp bản ngã riêng tư và đối mặt trong giá trị Trung tâm vạn năng đối với vạn pháp hóa bằng một câu kinh: “Tôi là ông và Ông là tôi” để nói lên chung một nguồn cội, một sự nghiệp chung mà Trung tâm vạn năng đã cho chúng ta.
Thế thì nhân loại đều có tính của Trung tâm vạn năng, hay nhân loại đều có tính của Phật tính. Phật tính là đại diện tính chung của vạn năng thì chúng ta có quyền nói: Ta có Phật tính. Bởi vì đức Phật là đại diện cho tính Trung tâm vạn năng và Ngài là giá trị hóa thành lập của Trung tâm vạn năng và thành tựu của Trung tâm vạn năng, thì đức Phật có quyền nói tất cả đều có Phật tính.
Như vậy tất cả đều có Phật tính thì tính ấy đều giống nhau, thế thì Trung tâm vạn năng đã có trọn vẹn chân tính hóa và tối linh năng đều có trong giá trị hóa đối với vạn loại và không có một loại nào không có. Tùy theo thăng bậc của sự nghiệp tiến hóa mà dẫn đến chỗ vô cùng.
Chúng ta thấy tính quyền biến vô song và sức mạnh đặc năng trong các loài, có thể nói có những đặc năng như một thần lực, đặc năng như một quyền biến, đặc năng như một thần thông và đặc năng như những giá trị mà tất cả những nhà sinh học đã nghiên cứu về các loài và thấy các loài có một đặc năng vô cùng kỳ diệu. Các loài có những quá trình chuyển hóa và hình thành theo giá trị đặc năng, đa năng và siêu năng đều trở nên sự kinh ngạc và kỳ diệu của sức mạnh vạn năng đã cho nó.
Người ta có thể chia ra từ một cú đấm của một con tôm, một cái húc của một con cua; vậy mọi sự va đập hùng mạnh trong giá trị hóa của các loài đều trở nên những giá trị sức mạnh và thể hiện tính năng động trong giá trị vạn năng đều có thể xảy ra trong hệ thống của các loài.
Như vậy, muôn loài đã đại diện được tính vạn năng và thể nghiệm được tính vạn năng, đồng thời có quyền khai thác và thể nhập tính vạn năng một cách tuyệt đối để đi đến thành tựu Phật quang.
Phật quang ở đây đã bày tỏ giá trị tối linh năng, tối siêu năng, tối vạn năng và Trung tâm vạn năng đã hiệp thông thường chiếu ánh sáng bất đoạn trong giá trị hóa vô ngại pháp.
Chúng ta được sâu thẩm, được tôn vinh và trọn vẹn trong giá trị hóa vạn pháp. Chúng ta được thành đạt trong giá trị hóa vạn pháp đều từ Trung tâm vạn năng mà ra.
Hôm nay chúng ta làm sáng tỏ về Trung tâm vạn năng hóa Duy ngã một cách triệt để về sức mạnh của sự nghiệp hóa mà đối với hệ thống Thống hóa đã hình thành trong vũ trụ quan và nhân sinh quan.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!