Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

địa ngục du ký 21

DẠO ĐỆ THẬP ĐIỆN THĂM SÁU NẺO LUÂN HỒI Phật Sống Tế Công
Giáng ngày 3 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1978)
Nhất thất nhân thân vạn kiếp nan Đoan hành đạo đức chính y quan Bạt mao đái giác phi vi bối Thủy lục đầu sinh sương nguyệt hàn
Một mất thân mình vạn kiếp nguy Tuân theo đạo đức chỉnh xiêm y Sừng lông xác mọc đời phi nghĩa Đất nước sương trăng lạnh noãn thai.
Tế Phật: Nếu không tu để kiếp người rớt xuống kiếp cầm thú thì sẽ bị khổ sở tới vạn kiếp, bởi vậy phải lo sửa đổi y phục cho trang nghiêm, tuân hành đạo đức sống ngay thẳng. Nếu không bị đầu thai làm kiếp thú mình mọc sừng lông hành động phi nghĩa, làm kiếp sâu bọ chui rúc chốn đất bùn nước đục, gió trăng sương tuyết lạnh lùng. Bữa nay chuẩn bị dạo âm ty, Dương Sinh mau lên đài sen.
Dương Sinh: Xin vâng lệnh, thưa tại sao ân sư không nói thêm nhiều câu nữa?
Tế Phật: Lắm lời ắt sẽ sai lầm, nói nhiều ắt sinh quái gở, do đó nói ít là hay hơn cả, nói nhiều giá trị cũng chẳng bằng tiền.
Dương Sinh: Vâng vâng, con đã lên đài sen, chuẩn bị sẵn sàng   
Tế Phật: Đã tới nơi. bữa nay trở lại Điện Thứ Mười xem rõ thực trạng sáu ngả luân hồi, con phải gắng lên tinh thần.... Minh Vương Điện Thứ Mười đã tới.
Dương Sinh: Vái chào ra mắt Minh Vương.
Minh Vương: Hoan nghênh hai vị tới thăm bản điện, lần trước chỉ mới đến xem quán Bà Mạnh, hôm nay phải tới xem xét cảnh trí đài Chuyển Kiếp Luân Hồi. Mời Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh theo tôi tới phía trước. Dương Sinh: Cảm tạ Minh Vương lại một lần nữa hao tổn tinh thần để hướng dẫn và giảng giải chúng tôi thấu hiểu.
Minh Vương: Không có chi, đấy là nhiệm vụ của tôi. Chúng sinh ở dương gian nếu như không cải tà quy chánh ắt hẳn đài Chuyển Kiếp Luân Hồi sẽ quay miết không ngừng thì chúng sinh quả là bất hạnh.
Dương Sinh: Dòng sông phía trước nước đỏ cuồn cuộn chảy, đó là sông gì vậy?
Minh Vương: Đó là Xích Hà (Sông Đỏ) tức dòng tinh huyết giao hợp của chúng sinh tuôn chảy, nhìn sông đỏ cuồn cuộn chảy tựa tình dục của chúng sinh dào dạt vô chừng.


Dương Sinh: Bên sông còn có vật gì giống như hình chiếc bánh xe chuyển động không ngừng?
Minh Vương: Đó là đài Bánh Xe Chuyển Kiếp (Chuyển Luân Đài) cũng là xe Sông Tía (Tử Hà Xa) đang chìm nổi trong sông Đỏ, quay miết không ngừng.

Dương Sinh: Tại sao bên cạnh còn có thêm cây cầu bắc qua?
Minh Vương: Bản điện là chốn chuyển kiếp luân hồi, biên giới âm phủ tới đây là chấm dứt, cho nên cây cầu là điểm nối các ngả đường khắp chốn. Tiếp theo còn có 6 cây cầu khác cắt bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gỗ, tre.
1/. Cây Cầu Vàng: Phàm tại thế gian có công lớn tu nhân tích đức, sau khi đi thăm các ngục, được âm phủ phê chuẩn cho băng qua cầu này lên thiên đàng. Nếu như công quả tròn đầy, là kẻ sĩ chân tu sau khi chết, có người chỉ mới tới âm dương giới (biên giới âm phủ và dương gian) là lên thiên đường cực lạc ngay, không phải đi qua cầu này.
2/. Cây Cầu Bạc: Phàm tại thế tu nhân tích đức đạt mức trung, sau khi chết tới Sở Tụ Thiện tu luyện, thời kỳ khảo hạch thông thuộc kinh điển, nếu trúng tuyển được tới “Cửu Tuyền Bộc Bố” (Thác Cửu Tuyền) thanh tẩy tính linh, qua cầu này lên dương thế nhậm chức thần, tiếp nhận sự sùng bái của cả hàng vạn người, nhang khói không dứt.
3/. Cây Cầu Ngọc: Phàm tại thế có công tích thiện, sau khi trải qua sự thẩm xét của các điện xong được đầu thai nơi nhà kẻ phú quý chốn phúc địa ở cõi dương gian, sẽ qua cầu này mà vào đài chuyển kiếp luân hồi đầu thai.
4/. Cây Cầu Đá: Phàm tại thế công tội ngang nhau đầu thai làm thường dân, qua cầu này vào đài chuyển kiếp luân hồi.
5/. Cây Cầu Gỗ: Phàm tại thế tội nhiều hơn công sẽ đầu thai làm giới bần tiện hạ cấp, chịu nghèo khổ cô quả, sẽ qua cầu này mà vào đài chuyển kiếp luân hồi.
6/. Cây Cầu Tre: Phàm tại thế phạm tội ác quá lớn, phản bội thiên lý nhân luân, trộm cướp giết người dâm loạn ác nghiệp tràn đầy, sẽ đầu thai làm loài thai (súc vật), noãn (chim muông), thấp (cá tôm cua), hóa (côn trùng), qua cầu này mà vào đài chuyển kiếp luân hồi. Dương Sinh: Đa tạ Minh Vương đã khai mở. Tại sao trên cầu Vàng và Bạc dấu chân người quá ít, còn cầu khác quá đông đúc giống như cố chen chúc đuổi theo cho kịp thời giờ.
Tế Phật: “Ta đi cầu gỗ dành riêng của ta, người đi nẻo đường dương gian của người”. Không dính dấp với nhau, đó là các âm hồn sắp chuyển kiếp luân hồi, húp xong cháo lú mê mê tỉnh tỉnh chen chúc đi trên các ngả đường dành sẵn cho mình, người bận y phục quan tước, kẻ vác dụng cụ người mang nghiên bút, kẻ mặc da thú, kẻ đội đầu thú có sừng, kẻ điên điên khùng khùng, mỗi người mỗi                         vẻ biểu        lộ rõ    bản    năng nao nức        lên           dương
thế.
Minh Vương: Họ đều mất lý trí giống như cầm dao mà chẳng biết phen này đi; người không chết thì ắt ta sẽ chết, lại còn hí hửng ra chiều đắc ý. Cảnh dương gian cũng giống hệt cảnh này, thế mới biết hố sâu bẫy người, lửa thiêu còn bốc cháy, hiện tượng luân hồi chuyển kiếp sinh sôi nẩy nở thấy cũng chẳng khác gì cảnh đó. Dương Sinh: Họ mê mê đắm đắm đi trên cầu Ngọc, Đá, Gỗ, Tre nhắm đài chuyển kiếp luân hồi mà lao vào, có kẻ rớt xuống mất tiêu chẳng thấy bóng tăm, chẳng hiểu những kẻ đó làm cách nào để có thể chuyển kiếp đầu thai?
Minh Vương: Người đời cần phải hiểu thật rõ sự việc này, tôi sẽ giảng giải rành rẽ dưới đây: Vạn vật chuyển sinh hẳn là do hai khí âm dương giao hợp kết cấu mà thành. Đài chuyển kiếp luân hồi cũng giống như cửa ngõ âm dương của người đời, nam nữ lúc động tình dục, tâm thần ắt hôn mê, tinh huyết dâng tràn giống như sông đỏ, dưới đài Chuyển Kiếp Luân Hồi lớp lớp sóng dâng trào, nước cuốn qua đẩy đưa bánh xe chuyển kiếp, giống như cái guồng nước quay theo nước chảy sinh ra sức hút. Những âm hồn mê mê tỉnh tỉnh này sẽ tùy nhân duyên của mỗi kẻ mà bị cuốn hút vào trong bánh xe chuyển kiếp luân hồi. Giống như cơ thể của người mẹ trên đời do tinh huyết giao hợp mà cấu tạo thành bào thai, tính linh đã nhập vào cơ thể thai nhi, mười tháng mang thai, một sớm tới giờ, ắt linh thể này sẽ theo đài chuyển kiếp chào đời, kêu một tiếng từ Tử Hà Xa (Bánh Xe Sông Tía) nhào ra, máu nước cùng tuôn. Khóc một tiếng, hoảng kinh tỉnh thức nhìn lại đã tới trần gian. Ngoài ra còn bốn loại sinh vật là: Thai (trâu bò), noãn (gà vịt), thấp (cá tôm), hóa (côn trùng), tùy thuộc mà sinh sản, tùy theo khoảng thời gian dài ngắn khác nhau mà nuôi dưỡng bào thai nơi đài chuyển kiếp luân hồi. Người đời lúc hoài thai vì hà xa (xe sông) chuyển động cho nên thường ói mửa. Đó là lúc bào thai choáng váng, giống như cảnh ngồi xe chóng mặt, nôn nao.
Dương Sinh: À thì ra là vậy, Minh Vương nếu như không giảng rõ người đời hiện nay chẳng hiểu.
Minh Vương: Đài Chuyển Luân giống hình bát quái trong có một vòng tròn là hình thái cực, vốn gọi là vô cực. Vô cực nhất động sinh thái cực, thái cực sinh âm dương, cho nên đài chuyển luân chuyển động tự nhiên sinh sôi nảy nở không ngừng. Bên trong có sáu lỗ để chui ra nên gọi là sáu nẻo luân hồi. Lỗ thứ nhất: đầu thai làm công, hầu, khanh, tướng. Lỗ thứ hai: đầu thai làm sĩ, nông, công, thương (bao gồm cả loại nghèo khổ,
cô quả). Lỗ thứ ba: đầu thai làm trâu, bò v.v.......... Lỗ thứ
tư: đầu thai làm gà, vịt. Lỗ thứ năm: đầu thai làm cá,
tôm, v.v Lỗ thứ sáu: đầu thai làm sâu, bọ Mỗi loài
chiếu theo công tội riêng mình mà thành hình.
Tế Phật: Giống hệt như công xưởng ở thế gian, vì nguyên liệu hơn kém nên sản phẩm cũng khác nhau. Như gỗ tốt có thể xây cất nhà cửa, gỗ xấu chỉ dùng để nấu nước nấu cơm. Con người chuyển kiếp luân hồi cũng vậy, nếu kiếp trước lương thiện, khi đầu thai cũng gặp được đường ra tốt. Bởi vậy các loại nhu yếu phẩm của chúng sanh cần phải sửa đổi cho tốt hơn mới có thể tránh khỏi đầu thai làm kẻ ác nhân.
Dương Sinh: Có thể nói riêng về sáu ngả luân hồi được chăng?
Tế Phật: Sáu ngả luân hồi gồm: ngả Trời, ngả người, ngả a tu la, ngả địa ngục, ngả quỷ đói, ngả súc sinh. Đó là căn cứ vào mỗi loài mỗi bậc mà phân loại. Ngả Trời tức ngả thiên đường nơi Tiên, Phật, Thánh, Thần, ở thuộc hệ thống ngả Trời. Sau khi các vị đó đã chứng quả thành đạo, chẳng cần húp cháo lú, không phải qua đài chuyển kiếp luân hồi mà bay thẳng lên thiên đường. Điểm này mong chúng sinh tỉnh ngộ để thoát li sáu nẻo luân hồi. Kẻ có nguyên lực hay túc duyên, luôn ôm ấp lòng từ bi, thấy chúng sinh chưa được độ sinh lòng trắc ẩn, nên thường chuyển kiếp đầu thai tu chân học đạo, quyết chí dạy dỗ để khai sáng dẫn đường cho chúng sanh, như các vị giáo chủ, sư tổ của các tôn giáo, hẳn là phải có căn cốt Tiên Phật, do đó nói Tiên Phật không rời chúng sinh. Từ xưa tới nay Tiên Phật phát nguyện giáng thế cứu độ chúng sinh rất nhiều. Cho nên ở tại cảnh giới “bất sinh bất diệt”. Tiên Phật thường giáng trần gian, địa ngục do đó “luân hồi” đổi là “lai hồi” để xem xét, chớ không chỉ đầu thai chuyển kiếp mới được gọi là “luân hồi”. Đúng ra có tới ba ngàn đại thế giới, đường qua lại tại sao chỉ chia làm sáu ngả. Cho nên phải nói “vạn nẻo luân hồi” mới phải. Tính linh thông cùng nhau chứ không ở riêng một cảnh giới nào, như cùng một gốc tỏa ra muôn nẻo khác nhau, muôn nẻo khác


nhau lại thâu về một gốc, chúng sinh nên hiểu rõ điều đó.
Dương Sinh: Những điều mắt thấy bữa nay mới đúng là sáu nẻo luân hồi.
Minh Vương: Đại khái tình hình chuyển kiếp ở Điện Thứ Mười đã tiết lộ trong sách Địa Ngục Du Ký. hy vọng người đời gắng liễu ngộ cùng thể nghiệm. Đầu thai chuyển kiếp tuy do âm phủ phán quyết nhưng kỳ thực là con đường thế nhân tự tìm tới, nếu như không mau tu tâm dưỡng tính, một sớm đánh mất thân mình, hẳn là muôn kiếp khó tìm lại được. Kính cẩn đưa tiễn Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh trở lại Thánh Hiền Đường cùng chúc gặp nhiều may mắn trong việc hoàn thành cuốn sách để sớm cứu độ hết thảy chúng sinh.
Dương Sinh: Cảm kích lời vàng của Minh Vương đã phá nỗi mê chấp ngàn đời, thế nhân quả là được ơn phước. Hẹn gặp lại. Con đã lên đài sen, kính mời ân sư trở lại Thánh Hiền Đường.
Tế Phật: Toàn bộ Điện Thứ Mười địa ngục tới đây kể như đã dạo thăm xong. Trọng trách nặng nề này đã nhẹ bớt được phân nửa, Dương Sinh cũng đã quá cực nhọc, rằm tháng Tám mùa Thu năm nay thiên ký sự này in thành sách, tinh thần Tam Tào (thần, nhân, quỷ) hẳn là đều vui mừng, chắc chắn bút mực không thể nào tả nổi. Bởi vậy chúng sanh trong thiên hạ nên in tặng sách này thật nhiều để phổ biến chân lý, đề cao chính pháp, đó cũng là tâm nguyện của ta. Qua mười điện địa ngục, đã tới lúc bình minh ló dạng, mong chúng sinh có thể ngộ được chân lý trong sách, dứt bỏ được cái tâm lý chật hẹp của riêng mình, mở rộng con tim từ bi hân hoan tràn ngập đất, ngả thiên đường cũng ở ngay trước
mắt.... đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống
đài sen, hồn phách nhập thể xác.


DẠO KHU BÌNH DÂN Ở ÂM PHỦ Phật Sống Tế Công
Giáng ngày 9 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1978)
Nhân gian bách nghiệp cạnh phân tranh Địa phủ bình dân tinh dạ doanh Đại hoại khu thân nan khán phá Ầm hồn đáo thử động u tình
Bách nghiệp người đời mãi cạnh tranh Bình dân âm phủ tối kinh doanh Cái thân đại họa không lo lắng Hồn tới âm ty nặng trĩu tình.
Tế Phật: Thế gian trăm nghề cạnh tranh nhau cách dị thường, âm phủ dưới Trời sao đêm ảm đạm, khắp nơi cũng hành nghề sầm uất. Lão Tử nói: “Ngô sở dĩ hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân; cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?” (Sở dĩ ta có nạn lớn, vì ta có thân, tới khi ta không còn thân, ta đâu có nạn). Cái thân xác giả tạm này dĩ nhiên bỏ thì thương, vương thì tội; do đó người đời tới âm phủ rồi mà vẫn còn động lòng trắc ẩn nghĩ có kỳ lạ không? Bữa nay ta dẫn Dương Sinh đi thăm khu Bình Dân để được tỏ tường, Dương Sinh mau lên đài sen.
Dương Sinh: Xin tuân lệnh, con đã sửa soạn xong, mời ân sư lên đường         
Tế Phật: Đã tới, Dương Sinh xuống đài sen.
Dương Sinh: Thành âm phủ này náo nhiệt lạ thường, người ra kẻ vào nhiều vô kể, kẻ nào kẻ nấy vẻ mặt hớn hở vui tươi, không một âm binh áp giải, nên rất tự do, trên vách thành thấy đề ba chữ “Khu Bình Dân”, chẳng rõ phía trong đó tình hình ra sao?
Tế Phật: Khu Bình Dân tức là khu “Bình Hồn” (hồn yên). Phàm người trần sau khi qua đời, những vong hồn công và tội ngang nhau, kẻ tại thế không kết ân oán với ai ắt khỏi phải đầu thai, vào thẳng khu Bình Dân ở âm phủ. Sở dĩ gọi là khu Bình Dân tức là được hành nghề tự do, tại thế nếu làm nghề nông hay buôn bán, lúc tới đây cũng có thể hành nghề cũ, lấy thương, nông làm chính để tự lực cánh sinh. Khác hẳn xã hội khoa học tiến bộ ngày nay trên dương gian không cần phải làm lụng vất vả mà vẫn sống sung sướng, còn những kẻ tới đây dĩ nhiên phải nhờ vào đôi tay làm việc cực nhọc mới mong duy trì sự sống. Chúng ta hãy vào trong xem xét tình hình.
Tướng Quân Giữ Cửa: Thần Thánh từ phương nào tới khu này đây?
Tế Phật: Ta là Phật Sống Tế Công, phụng chỉ hướng dẫn người phàm tham quan quý khu để viết sách khuyên đời.
Tướng Quân: Tình hình của bản khu làm sao có thể tiết lộ được?
Tế Phật: Ngọc chỉ đây, mau vào trong thông báo.
Tướng Quân: Ngu chức phạm thượng, xin Phật Sống tha tội, tôi phải vào trong thông báo ngay mới được.
Khu Trưởng: Xin Tế Phật tha thứ, Dương Sinh che chở vì Tướng Quân không biết hai vị. Bữa nay hai vị quá bộ tới thăm khu Bình Dân, xin tha tội về việc không nghinh đón.
Tế Phật: Cũng tại không thông báo trước, xin chớ bận tâm.
Khu Trưởng: Kính mời hai vị vào trong tham quan. Dương Sinh: Cảm tạ sự tiếp đãi của Khu Trưởng, Khu Trưởng ở đây có giống Khu Trưởng ở dương gian không?
Tế Phật: Này Dương Sinh con chớ nhiều lời, sở dĩ kêu Trưởng chỉ vì tôn xưng, còn đích thực là Chủ Quản khu Bình Hồn.
Dương Sinh: Các kiểu kiến trúc phòng ốc trong khu này toàn bằng gỗ, không thấy có lầu cao nhà lớn như ở dương gian.
Khu Trưởng: Khu Bình Dân là nơi âm hồn cư ngụ, tính của gỗ và đất lại có liên quan với nhau, cho nên âm hồn ở nhà gỗ rất thích hợp.
Dương Sinh: Có quán ăn, quán tạp hóa, người tụ họp đông đảo chẳng khác gì dương gian, cũng có một số người để tóc dài, bận đồ xưa, chẳng rõ lý do tại sao?
Khu Trưởng: Trong khu này có một số âm hồn thuộc triều đại khác, vì vậy ai nấy giữ cách sinh hoạt riêng của mình như lúc còn sống, cho nên nhìn thấy tự nhiên có chút khác nhau, để tôi đưa hai vị ra đồng xem cách thức canh tác ngoài ruộng.
Tế Phật: Âm dương đôi ngả, nhưng tâm lý giống nhau, lúc sống không lo tu chính đạo cho nên sau khi chết không quên được nghề nghiệp kiếp trước. Do đó nói “chết mang nghề nghiệp theo”, như cách sinh hoạt ở đây, vong hồn không bỏ nghề nghiệp trước, họ chỉ thích làm nghề cũ.
Dương Sinh: Ruộng đất ngoài đồng, khắp nơi đều có người canh tác, tất cả lại chỉ nhờ vào đôi tay làm việc khó nhọc cần cù, không hề có một con trâu hay cái cầy máy giúp sức.
Khu Trưởng: Sau khi chết chẳng thể so sánh với lúc còn sống thì làm sao hưởng phúc, cho nên chỉ nhờ cậy ở năng lực tự nhiên làm việc để sống.
Dương Sinh: Tình hình sinh hoạt của những người này ra sao?
Khu Trưởng: Sinh hoạt giống như người thế gian, ngày ba bữa ăn uống, làm lụng nghỉ ngơi có giờ giấc, vì hồn phách của họ còn mê loạn, thất tình lục dục, do đó cũng có hôn nhân qua lại, bình thường làm lụng vất vả khổ cực sống lâu thành thói quen.
Dương Sinh: Có phải họ sẽ vĩnh viễn làm việc ở đây? Khu Trưởng: Chẳng phải, họ cũng có mệnh thọ quản chế, hết hạn được trở về nghỉ ngơi để chuyển kiếp đầu thai.
Dương Sinh: Chẳng rõ dương gian đốt giấy vàng, giấy tiền, chi phiếu cùng lễ vật cúng bái ở đây họ có được hưởng không?
Khu Trưởng: Vấn đề này là một nghi vấn mà thế gian cứ tranh luận hoài, tôi xin đặc biệt trình bày như sau: tổ tiên người đời sau khi tạ thế, có kẻ đốt giấy vàng, giấy bạc, giấy tiền, chi phiếu v.v... để cho người chết sử dụng, nhưng những người này lại đều là những “thân đợi tội” ở âm phủ, bởi vậy họ không được hưởng tiền bạc đó! Tục ngữ nói: “Vận lai hoàng thổ biến thành kim” (Vận tới đất biến thành vàng) lấy dương gian hiện tại mà luận thì ở đó thì tấc đất tấc vàng, đất có thể biến thành vàng là sự thật. Còn như thể tro than giấy vàng, giấy bạc, giấy tiền v.v... cúng cho người chết cuối cùng đều về đất, cho nên đất có thể sinh ra vàng là gốc ở cái lý ngũ hành tương sinh tương khắc. Giấy qua lửa thành tro nhưng vàng thép thì lại bất diệt, tro hóa thành đất, hơi nước thấm ướt nó, cho nên nói đó là khí của ngũ hành. Âm hồn nhận được giấy vàng của con cháu đời sau là do ngũ tạng nhận được khí đó giống như người hấp     thụ            phần  dinh   dưỡng            mới     có           thể     tiếp     tục        sinh
trưởng.
Dương Sinh: Cớ sao vẫn nghe nói trong lúc nằm mơ con cháu thường thấy ông bà cha mẹ hiện về xin tiền để tiêu?
Khu Trưởng: Thức ăn của các vong linh là khí cho nên đồ cúng chưa từng bị vong hồn nuốt mất là bởi vong hồn chỉ hít khí vị mà thôi. Vong hồn vì phải làm việc để sống hoặc sau khi bị hình phạt, nguyên khí không đủ, cho nên có kẻ trở lại dương gian hướng người thân xin ăn, đòi tiền, đó là cầu yểm trợ nguyên khí. Đốt giấy tiền, vàng bạc chẳng cần nhiều lắm, nhận được chút lòng hiếu thảo của con cái là đủ rồi, tại dương thế chính mình sống giàu sang, tổ tiên cũng không có cách gì nhận được cái phần “phúc khí”, cho nên việc cúng bái là cốt để yên lòng người chết, để đạo lý tồn tại. Như “phúc khí”, “môi khí” (khí mốc) chẳng phải là loại khí sao? Bởi vậy đốt giấy để hỏa khí hóa âm khí của vong hồn, để trợ nguyên khí rất là điều đúng, người đời chớ có khinh thị. Tuy nhiên chẳng cần đốt quá nhiều lỡ vong hồn không có may mắn để nhận sẽ lãng phí. Do đó đốt giấy tiền, vong hồn sẽ chỉ hấp thụ được khí, chớ không dùng để mua bán được. Ở âm phủ có loại tiền riêng lưu hành, tuyệt đối không nhờ cậy dương gian cung cấp.
Tế Phật: Giấy tiền chỉ hữu dụng đối với những vong hồn bình thường, còn nếu là kẻ có công đại thiện ở cõi thế hoặc kẻ tu đạo sau khi chết họ “quy chân”, nguyên linh đạo khí của họ sung thiên, không dùng “tục tiền, tục khí” để bổ sung, điểm này mong người đời hiểu rõ.
Dương Sinh: Ân sư nói rất chí lý, tuy nhiên những xưởng in giấy bạc âm phủ ở dương gian lại bất nhất, nên phẩm chất chế tạo sai biệt quá lớn, mang tới ngân hàng nhà nước ở âm phủ không hiểu làm sao sử dụng. Tế Phật: Ha ha, công xưởng chế tạo tiền âm phủ ở dương gian quá nhiều, nên phần đông chỉ nhằm kiếm lời thành bớt công, giảm vật liệu, nếu như không chế tạo thực thà đó là tự tác nghiệp, ta đã từng thấy âm phủ hoàn trả lại những món đồ không đủ tiêu chuẩn rất nhiều.
Dương Sinh: Âm hồn ở khu Bình Dân với vong hồn phạm tội có chi bất đồng?
Khu Trưởng: Vong hồn ở khu Bình Dân được tự do không quá bị trói buộc, muốn tới dương gian có thể được phê chuẩn, khoảng bảy tháng thay phiên nhau ra ngoài. Nếu là tội hồn thì trái ngược hẳn, lúc thường chịu hình phạt, trừ phi tự mình tế sao hoặc tình trạng đặc biệt còn không khó được ra ngoài, ngoại trừ tháng bảy, kẻ có tội nhẹ có thể ra ngoài đi đây đi đó.
Dương Sinh: À thì ra là vậy.
Tế Phật: Khuyên người đời lo tu thân học đạo giác ngộ chân lý thấy được ảo thân là giả, để sau khi chết không còn ảo tưởng là mình vẫn còn sống ở thế gian, đến khu Bình Dân lại còn muốn làm việc nặng nhọc vất vả, rất khó chữa trị nổi. Không vượt được đường tử sinh ắt sinh như tử, tử như sinh, sinh sinh tử tử, lăn lóc mãi trong vòng luân hồi, vĩnh viễn không có ngày ngóc đầu lên nổi. Bữa nay thời giờ đã hết, chuẩn bị trở lại Thánh Hiền Đường.
Khu Trưởng: Lệnh các quan viên hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Dương Sinh: Cảm tạ sự chỉ dẫn của Khu Trưởng, xin cáo từ.
Tế Phật: Đã tới Thánh Hiền Đường, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.


DẠO SỞ TỤ THIỆN TY THƯỞNG THIỆN VÀ TY PHẠT ÁC
Phật Sống Tế Công
Giáng ngày 16 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1978)
Hồn quy tụ thiện tái tu công Luyện tính ma tâm khổ dụng công Đạo pháp văn thi thâm cứu học Nhân gian cứu thế hiển linh thông
Trường học hồn ơi gắng trả bài Tu tâm sửa tánh chẳng hề sai Thi văn đạo pháp lo tìm hiểu Cứu độ trần gian hiện thánh thai.
Tế Phật: Bữa nay dạo địa ngục đã định tới Sở Tụ Thiện cùng Ty Thưởng Thiện và Ty Phạt Ác. Sách Địa Ngục Du Ký viết tới đây đã gần kết thúc, ta rất vui mừng thấy nhiều kẻ phát thiện tâm ấn tống rất là nhiệt thành, quả lòng từ bi với con người là một, có như vậy mới không phụ công lao khó nhọc suốt hai năm qua bôn ba âm


phủ của thần và người, chỉ mong sao chúng sanh trong thiên hạ nhận ra chân lý quay về nẻo đạo, theo đường lương thiện. Địa Ngục Du Ký là một cuốn sách mà chơn lý phù hợp với mọi tôn giáo, phàm kẻ chịu khó đọc sẽ có lợi ích cho tâm thần vô kể, ta ra công hô hào là mong chúng sinh bỏ ác theo thiện, làm sự lành, tránh sự dữ, được người gọi là kẻ tốt, một phen hết lời kêu gọi tu tâm, mong người có lòng trong thiên hạ cùng lên tiếng gọi đàn. Dương Sinh sửa soạn lên đài sen.
Dương Sinh: Con đã sẵn sàng, mời ân sư lên đường.........
Tế Phật: Đã tới, Dương Sinh xuống đài sen.
Dương Sinh: Sở Tụ Thiện đã ở ngay trước mắt, giống như một ngôi trường, phía ngoài rất sạch sẽ, khuôn viên trồng các loại cây cảnh và hoa, khác hẳn cảnh nhà lao tối tăm ở âm phủ.
Tế Phật: Sở Tụ Thiện cũng là nhà trường ở chốn âm phủ, chuyên môn chỉ dạy các thần chức và nhân viên tới tu luyện.
Dương Sinh: Cửa sổ đã mở, các quan viên đã xếp hàng nghinh đón mình.
Tế Phật: Sở Trưởng cùng các quan viên trong sở đã tới, Dương Sinh mau tới trước làm lễ ra mắt.
Dương Sinh: Xin ra mắt Sở Trưởng cùng chư vị Tiên Quan.
Sở Trưởng: Miễn lễ, hoan nghênh Dương Thiện Sinh cùng Tế Phật tới thăm, đợi đã lâu! Mời hai vị theo tôi vào trong để tiện tham quan.
Tế Phật: Rất cám ơn. Bữa nay tới đây quấy rối, xin Sở Trưởng ban ân chỉ giáo, cùng giới thiệu tình hình của quý sở cho Dương Sinh được rõ.
Sở Trưởng: Lẽ đương nhiên bản sở có tên là Tụ Thiện Sở còn gọi là Sở Hợp Thiện, phàm người đời lúc sống công đức lớn lao nhưng chưa đạt tới tiêu chuẩn “thăng thiên giới chứng quả” đều được dẫn vào Sở Tụ Thiện tu luyện để chuẩn bị “thượng thăng thiên giới” hoặc trở lại trần gian tiếp nhận chức thần cứu đời giúp người. Dương Sinh: Người ở phía trước có phải là Trang Kiến An, một môn sinh cũ của bản đường không?
Tế Phật: Phải rồi, bữa nay được tương hội tại đây phải nói là có chút nhân duyên.
Dương Sinh: Trang tiên sinh nhìn thấy tôi mắt muốn ứa lệ          
Sở Trưởng: Trang Thiện Hồn, người chớ bi thương, bữa nay đặc biệt sắp xếp cho các anh là đồng đạo với nhau được tương hội tại đây, có thể kể lại tình cảnh sau những ngày từ giã cõi trần.
Trang Thiện Hồn: Bữa nay được hội kiến Dương Thiện Sinh tại đây, trong lòng đã cảm động nói không được, nước mắt bi thương lại còn tuôn trào.... Lúc sống nhập môn Thánh Hiền Đường, đã nhận được sự chiếu cố của Quan Ân Chủ cùng chư vị đồng tu do đó mà tôi hăng hái ra sức công quả, hàng ngày tới tòa soạn tạp chí Thánh Hiền trả lời thư tín, lòng những tưởng gắng công quả tương lai có thể tiêu dao cõi thiên đường song vì quá si mê nên còn lưu lại chút tơ duyên tình ái nơi cõi thế cho nên sau khi rời trần gian tuy có Phúc Thần dẫn đường cùng Ân Chủ bảo hộ, song vì gây lỗi quá nhiều, công tội ngang nhau, tư cách không đủ để lên thiên đường. Lúc tại thế, Ân Chủ kỳ vọng ở tôi quá nhiều, luôn dạy dỗ khuyến khích, song vì tôi trí tuệ nông cạn nên chưa thể nghiệm cùng giác ngộ nổi Thánh ý, không làm chủ được thân, tâm nguyện chưa thành nên thân
chết trước.... May mắn nhờ lúc sinh tiền một lòng chân
thành, Ân Chủ mới dẫn tôi đi tham quan tình trạng xử phạt tại các ngục, sau đó trở về Sở Tụ Thiện tu luyện. Lúc cử hành đám táng, tôi được các vị đồng đạo của Thánh Hiền Đường thắp nhang, đi đưa, lòng tôi tràn đầy cảm kích nói không được, xin Dương Sinh cho tôi gởi lời cám ơn tới các bạn đạo. Tôi ở đây hàng ngày học
v                   ăn, học đạo, luôn luôn bị khảo hạch. Chúng tôi phải trao đổi, vun bồi lòng từ bi như thấy của không tham, thấy sắc không mê.... môn nào cũng phải khá vượt mức. Những đề thi đều do Tiên Phật hóa phép, như muốn chúng tôi đi tới nơi nào, hốt nhiên bên đường hiện đầy vàng, có gái đẹp tới dẫn dụ, nếu như tâm thân không định sẽ bị thi rớt, liền coi như không hợp cách phải tu luyện lại. Bình thường có Tiên Phật Thánh tới đây giảng dạy đạo pháp, tuy không bị xử phạt nhưng hương vị của
sự học bài và trả bài cũng chẳng dễ dàng hấp thụ......
Sở Trưởng: Sở Tụ Thiện chuyên môn huấn luyện những người sẽ đảm nhận chức Thần hoặc để thay thế những vị thần linh sức đạo yếu kém. Do đó mà học viên luôn bị khảo nghiệm, tới bao giờ đạt được cốt cách
Thần Thánh mới cho tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, có kẻ vì nhờ gặp duyên cho nên được Thầy Tiên độ về thiên đường tu luyện thêm, có kẻ trở lại dương gian đảm nhiệm chức thần.
Trang Thiện Hồn: Xin nhờ Dương tiên sinh nói lại với các con tôi là phải chăm lo tu thân học đạo. Con tôi văn hiền tính trực, làm không nổi việc lớn thì thật đáng buồn! hy vọng bạn đạo của Thánh Hiền Đường thấy rõ được điều đó mà cố gắng giúp đỡ. Nhớ thuở trước tôi từng nói “ước gì mình được theo Dương Thiện Sinh xuống dạo âm phủ” chẳng ngờ lời nói đó giờ đây thành lời sấm, ước mong đó giờ đây thành sự thực. Nay tôi muốn làm công quả thật nhiều cho Thánh Hiền Đường nhưng nhục thể đã mất nên chẳng thể có sức.
Tế Phật: Sở Tụ Thiện tình hình đại khái như vậy, chúng tôi còn phải tới tham quan hai ty Thưởng Thiện và Phạt Ác. Xin cáo từ.
Dương Sinh: Xin Trang tiên sinh giữ gìn cẩn thận, việc ở Thánh Hiền Đường chớ có bận tâm.
Trang Thiện Hồn: Cảm tạ Dương Thiện Sinh.
Sở Trưởng: Lệnh cho các quan viên hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Tế Phật: Dương Sinh lên đài sen, chúng ta tới nơi khác tham quan.
Dương Sinh: Con đã lên đài sen, mời ân sư khởi hành       
Tế Phật: Đã tới Ty Thưởng Thiện.
Dương sinh: Quả không sai, phía trước có tấm bảng đề ba chữ “Thưởng Thiện Ty”.
Quan Coi Ty: Hoan nghênh Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh tới thăm.
Tế Phật: Hôm nay thầy trò chúng tôi tới quý ty tham quan, xin giới thiệu sơ lược tình hình.
Dương Sinh: Các vong hồn tới đây đều do Phúc Thần dẫn đường, không cần khí giới áp giải hoặc roi đánh đập, coi vẻ họ rất tự do.
Quan Coi Ty: Phàm người đời sau khi tạ thế, kẻ công nhiều hơn tội, một số tới đây trước để chờ xử lý. Những vong hồn tới bản điện đều tự do tự tại, có thể uống trà nhàn đàm suốt ngày, hoặc đánh cờ tiêu khiển. Ty Thưởng Thiện chỉ là nơi các vong hồn lương thiện tạm thời nghỉ ngơi mà thôi. Những người tới đây sau khi đợi một thời gian sẽ được dời sang Sở Tụ Thiện hoặc gởi tới các điện sưu tra quyết định.
Dương Sinh: À ra nguyên lai là như vậy.
Tế Phật: Vì thời giờ có hạn, chúng tôi phải tới Ty Phạt Ác tham quan, xin cáo từ.
Quan Coi Ty: Lệnh cho các quan viên hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Tế Phật: Dương Sinh lên đài sen, dời đây không xa sẽ tới Ty Phạt Ác... đã tới.
Dương Sinh: Đây với Ty Thưởng Thiện hoàn toàn khác nhau, tấm biển trên cửa đề ba chữ “Ty Phạt Ác” vong hồn tới đây đều bị âm binh áp giải, giống hệt như bị bắt bớ.
Quan Coi Ty: Hoan nghênh hai vị Đạo Trưởng. Bữa nay quý vị thân hành tới tham quan, bản ty cảm thấy vô cùng vinh dự, quý vị viết sách khuyên đời, công đức thật là vô lường.
Tế Phật: Quan Ty quá khen, thầy trò chúng tôi tới đây, vì thời giờ eo hẹp, kính mong Quan Ty giới thiệu gấp tình hình của quý ti.
Quan Coi Ty: Được lắm, bản ty gọi là Ty Phạt Ác. Phàm những kẻ trên đời gian manh hại người, phản bội lẽ Trời, Thần ba cõi tuần du ngày đêm theo dõi báo cáo về âm phủ. Nếu tội quá nặng bản ty ắt triệu nguyên thần (thần khí nguyên linh) của y tới âm phủ trừng phạt. Kẻ ở thế gian mà thần khí bị xử trị ở âm phủ thì chỉ cảm thấy mơ mơ hồ hồ, thống khổ vạn phần. Lúc này người phàm mắc bệnh có cảm giác đầu choáng váng đau nhức, toàn thân bần thần khó chịu, chỉ biết là mình có bệnh, thân tâm khó chịu buồn bực, không rõ đó là bệnh ma hãm thân, hồn phách đã tới âm phủ chịu hình phạt. Lúc khỏi bệnh là phút hồn phách được thả về dương gian tinh thần cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái. Những kẻ đang bị áp giải đi ngang qua kia cũng là hồn phách của người trần, đó là loại công tác thứ nhất của bản ti, còn loại công tác thứ hai là trừng phạt những phàm nhân sau khi chết. Cũng có kẻ vì tội ác quá nặng, phải giao cho bản ty sửa trị trước, đợi các điện sưu tra ấn chứng của tội hồn xong mới giải giao tới để họ liệu tiếp, cho nên bản ty chỉ là chỗ tạm thời câu lưu mà thôi.
Dương Sinh: Thì ra nguyên nhân là như vậy, cảm tạ sự chỉ giáo của quý ti.
Tế Phật:       Thời   giờ đã  trễ,   chúng ta   sửa   soạn trở   lại
Thánh Hiền Đường.
Quan Coi Ty: Lệnh cho các quan viên hàng ngũ chỉnh tề đưa tiễn.
Tế Phật: Dương Sinh lên đài sen.
Dương Sinh: Con đã sửa soạn xong, mời ân sư trở lại Thánh Hiền Đường.
Tế Phật: Thánh Hiền Đường đã tới, Dương Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!