Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 10 -1



BẬC A LA HÁN
Bậc A La Hán xuất hiện trong đời  với
gương hạnh giới luật để  chấn chỉnh lại Phật giáo, dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả giúp con  người sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh bằng chương  trình giáo dục đào tạo tám lớp học (Bát Chánh Đạo) và ba cấp (Giới, Định, Tuệ).

Lời nói đầu
Kính gửi:  Quý bạn thanh   niên tăng, ni tuổi trẻ thân mến.

Kính  thưa các bạn! Hôm nay chúng tôi cùng  các bạn   trao   đổi tâm tư và nguyện vọng đối với Phật giáo và tín đồ.
Các  bạn   đã  từng học trong   kinh   sách Nguyên  Thủy Nikaya thuộc tạng kinh Pali và kinh   sách phát triển  Hán tạng do các Tổ   kiến giải  biên soạn dịch ra  và được
kết tập trong Hán tạng. Gần đây quý bạn
có dịp được đọc bộ sách Đường Về Xứ Phật của chúng tôi biên soạn, khiến cho các bạn suy tư hoang mang dao động.
Từ lâu  quý bạn đã tin vào kinh sách phát triển và kinh sách thiền Đông Độ, hôm nay  bộ sách này đã làm  xáo trộn tư tưởng của các bạn. Hiện giờ quý bạn sẽ không biết tin vào ai, không biết ai đúng, ai sai!
Kính thưa các bạn! Các bạn hãy bình tĩnh và suy tư  cho đúng đắn đừng chủ quan mà  hãy  khách  quan  phán  xét:  Như đức Phật đã dạy: “Lấy Giới luật làm  Thầy”. Thầy ở đây, quý bạn đừng hiểu theo nghĩa ông Thầy, ông Tổ, mà phải hiểu theo nghĩa là  người dẫn đường chỉ lối cho  chúng ta đi



không lạc  bước vào nơi nguy  hiểm, có hiểu
được như vậy các bạn mới xác định được chúng tôi sai hay các Tổ sai. Các bạn đừng nghĩ rằng cái gì của Thầy Tổ biên soạn và viết ra là  đúng hết,  đúng sao  đức Phật lại bảo chúng ta đừng tin gì của Thầy Tổ, đừng tin gì của kinh tạng...., đúng sao Thầy Tổ tu hành không giải thoát mà chết trong đau khổ như vậy.
Bởi vì một giới luật của Phật là  một hành động đạo đức làm  Người làm Thánh, hành động đạo đức làm  Người làm Thánh là  hành động thiện. Cho  nên, chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng lên một điều thiện, tăng trưởng thêm một điều thiện  là làm  giảm bớt đi một điều ác, giảm bớt đi một điều ác là



giảm  bớt  một  sự   khổ  đau  của  mình  của
người, giảm bớt sự  khổ đau  của mình  của người là giải thoát phải không hỡi các bạn?
Như vậy giới luật của Phật là  một vị Thầy của chúng ta, là  người dẫn đường cho chúng ta đi trên lộ  trình giải thoát, như vậy giới luật có xứng đáng là  Thầy của chúng ta không hỡi các bạn?
Vì lợi  ích  cho  con  người như  vậy, nên đức  Phật mới di chúc: “Lấy giới luật Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững chắc”. Lời di chúc này chắc các bạn không quên.
Đi tu, cuộc đời xuân trẻ và tương  lai của các bạn bỏ xuống hết để   vào chùa tu học, mong  sao  tìm  cầu được  sự  giải thoát chân thật của cuộc đời mình, vô tình các bạn
đã gặp Thầy, Tổ là những người đang sống
phạm  giới, phá giới, bẻ vụn giới tức là  đã lìa  xa người Thầy  dẫn đường  mình đi  thì làm sao mình đi đúng đường hỡi các bạn?
Khi còn trẻ tuổi mới vào chùa tu học, chúng tôi  cũng chẳng khác gì  như các bạn bây giờ, Thầy Tổ sống như thế nào, chúng tôi sống như thế nấy và dạy sao chúng tôi tu học như vậy, đâu có biết pháp nào sai, pháp nào đúng, luôn luôn đặt Thầy Tổ trên đầu, trên cổ, những lời Thầy Tổ dạy là vàng, là ngọc, là  châu báu. Nếu chúng tôi không đủ may mắn thì cuộc đời tu hành của chúng tôi cũng chỉ hoài công vô ích và trở thành một ông Thầy cúng, một giảng sư, một người lừa đảo có sách vở mà thôi.



Những  người  Thầy  giới  luật  không
nghiêm túc  hướng dẫn các bạn tu hành, các bạn có giữ gìn  giới luật nghiêm túc  được không? Hay lại phải sống theo như  Thầy Tổ của mình, phá giới, phạm  giới, bẻ vụn giới v.v.. Các bạn không thể làm  ngược lại được vì các bạn là  đệ tử của họ, có nghĩa  là các bạn cũng phải sống chạy theo dục lạc: ăn ngủ phi thời, phải ở trong chùa to Phật lớn, sống như  những người giàu sang  quyền quý. Cuộc sống như vậy còn nghĩa  lý gì  của giới luật, của phạm hạnh người tăng sĩ. Thiểu dục tri túc, ba  y một bát, lấy gốc cây làm  giường nằm, còn đâu nữa. Phải không hỡi các bạn?
Thầy Tổ của chúng ta hiện giờ nhiều người có bằng tiến sĩ Phật học được  đào
tạo  tại  các  trường  Đại  Học  Phật  giáo
hữu danh như: Miến Điện, Ấn Độ,Nhật Bản, Đài Loan v.v.. nhưng xét qua giới luật Phật thì Thầy, Tổ của chúng ta đã không lấy giới luật làm Thầy mà lấy sự  học, lấy  bằng cấp làm  Thầy. Có đúng như vậy không các bạn?
Như vậy đối với Phật giáo hiện giờ ai là  người tu đúng? Nếu đem giới luật ra so sánh thì những ai giữ gìn  giới luật nghiêm túc, tâm ly dục ly ác pháp, nhập Tứ Thánh Định, tịnh chỉ được hơi thở làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi và thực hiện được trí tuệ Tam Minh thì những người đó tu đúng, còn những ai – mặc dù là  thầy tổ ở đời nào đi nữa mà chỉ có học để  nói chứ không làm được thì là tu sai! Phải không?
Bây giờ chúng tôi  và các bạn tiếp tục
phán xét lần thứ hai: Thầy Tổ của chúng ta tu  hành bằng cách ngày đêm  tứ thời công phu  tụng  kinh, niệm Phật lần  chuỗi, cúng bái, tế lễ, cầu siêu, cầu an, cầu cho thế giới hòa bình,  nhân sanh  an  lạc v.v..  nhưng  các bạn phán xét sự  tu hành này có lợi  ích thiết thực cho  Thầy Tổ và cho những người trên hành tinh  này có hoà bình,  có an  lạc  hay không? Các bạn cứ nghiệm xét lại xem những lời  chúng tôi  nói có đúng không hỡi các bạn?
Mọi người có an  lạc không? Có tiêu tai thoát nạn không? Thế giới có hòa bình chăng?
Chắc các bạn đã thấy rõ sự  miệt mài ngày đêm tứ thời tụng niệm không biếng trễ,
nhưng nào có lợi ích gì? Có thu được kết quả
gì? Không có! Như vậy ta đã sai vì theo những thầy sai – hướng cho ta tu sai không hướng được cho ta “chỗ nương tựa tu hành” – thầy tu – “Giới luật đức Phật”.
Từ khi được gia nhập vào làng  Phật giáo thì quý bạn thấy những pháp hành này có thực tế không? Hay chỉ là  một trò diễn, nay  chùa này tổ   chức tụng kinh  Dược Sư cầu siêu cho các vong linh,  mai chùa kia tổ chức tụng kinh  Pháp Hoa cầu an  cho  bá tánh, cầu hòa bình  cho thế giới để  phật tử cúng dường tiền và thực  phẩm, nhưng  cuối cùng tiền ấy được bỏ vào túi  của các Thầy Trụ trì tiêu tự do.
Kính gửi:  Quý bạn thanh niên tăng, ni tuổi trẻ thân mến!
Kính    thưa   quý     bạn!   Suốt   10       tập
Đường Về Xứ Phật gần 4000 trang giấy, các bạn đã được đọc và có cảm tưởng những gì về bộ sách này chăng?
Các bạn có tư duy suy nghĩ và hiểu nỗi lòng của tác  giả đã viết lên những trang sách này không?
Các bạn có biết chăng những trang sách này tác giả đã viết lên với tâm huyết và nguyện vọng làm  sáng tỏ lại   chân lý  Phật giáo. Các bạn có biết  chăng? Những trang sách này tác giả đã viết lên với lòng thương yêu chân thành vì tín đồ Phật giáo trên hành tinh này đã, đang và sẽ hướng về Phật  giáo  với  một  lòng  tha  thiết cầu  sự giải thoát nơi pháp mầu của đức  Thế Tôn. Lòng  tha  thiết ấy đã thể hiện tâm  nguyện




của người cư sĩ qua những bức tâm  thư gửi về
tu viện bằng những ước nguyện chân thành tha  thiết khẩn cầu cho chúng tôi  trụ thế lâu dài để  dìu dắt họ thoát khỏi những phong ba bão táp của kiếp sống làm người.
Ôi! Đời người nước mắt nhiều hơn nước biển, ở thế gian này không ai là  không khóc một lần!!! Vì thế mà tiếng kêu tha  thiết tận đáy lòng của những người con Phật, vì thời đại này mà tìm thấy một con người bằng xương  bằng thịt  cũng cha  sanh, mẹ đẻ   như mọi người khác, thế mà người ấy sống trọn vẹn đầy đủ giới luật đức hạnh làm người của Phật giáo, Vả lại người ấy còn có đủ năng lực thiền định  làm chủ sinh, già, bệnh, chết, chấm  dứt   luân  hồi.  Người  làm  được  như
vậy  trên  đời  này  quá  hiếm,  khó  tìm  thấy
được. Phải không các bạn?

Kính thưa các bạn! Phật giáo ra đời dạy người tu tập có đạo đức  nhân bản làm người không làm  khổ mình, khổ người, lấy thiện  pháp làm  cuộc sống, luôn luôn ngăn ngừa và tận diệt các ác pháp để  đem lại cho mình và cho mọi người sự an  lạc,  hạnh phúc, nên lúc nào cũng không còn làm khổ cho nhau nữa. Đấy là Phật giáo các bạn ạ!
Một tôn  giáo như Phật giáo dạy người có lối sống cao thượng và đẹp  đẽ tuyệt vời, cớ sao các bạn lại lạm dụng nó, lại lấy nó làm danh  làm lợi  cho  riêng cá nhân mình!
Một tôn giáo dạy người tu  tập làm chủ sự  sống chết,  chấm dứt  sự  luân hồi tái sanh, hoàn toàn đưa dắt con người đến  đỉnh



cao  của kiếp làm  người không còn bị  nô lệ
nhân quả, cớ sao ta lại nỡ tâm lợi  dụng nó để  lừa đảo tín đồ Phật giáo mạo danh tu hành để  học tập lấy cấp bằng này, bằng nọ bằng tiền của mồ hôi nước mắt của phật tử, thay vì cha mẹ của các bạn phải có bổn phận trách nhiệm lo cho các bạn học tập, các bạn có thấy bất công không? Các bạn có thấy việc làm của các bạn là thiếu  đạo đức không? Các bạn có thấy việc làm  của các bạn là nguy   hại cho Phật giáo biết là dường nào không?
Đạo Phật ra đời vốn để cho   người ta tu  tập làm người có đạo đức  không làm khổ mình, khổ người, chứ không phải ra đời để cho các bạn mượn nó học tập  để làm   danh,
làm lợi,  để  nói lường gạt người. Các bạn có
biết không?

Kính thưa các bạn! Các bạn đã có bằng tiến sĩ Phật học, các bạn thuyết giảng Phật pháp quá hay, nhưng nhìn lại đời sống của các bạn có hay ho chỗ nào đâu? Khi mà các bạn sống phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống không đúng phạm  hạnh của một người tu  sĩ, một bậc Thánh Tăng và Thánh Ni, các bạn có tự hổ thẹn chăng?Hay là  các bạn hiu  hiu  tự đắc cho rằng mình có bằng tiến sĩ, có học thức cao.
Kính thưa các bạn! Bằng tiến sĩ chỉ là một sự trang bị vừa đủ kiến thức chuyên môn cho các bạn hiểu về kinh điển Phật giáo qua những danh  từ tưởng giải của các Tổ, chứ nó chẳng có ích lợi gì cho bản thân của quý



bạn cả, cho  nên  nó chưa  đúng nghĩa  chân
thật của Phật giáo, thì  lấy đâu căn cứ cho rằng các bạn thuyết giảng là  đúng nghĩa Phật dạy.
Bằng tiến sĩ Phật học chỉ là một mảnh giấy chứng nhận cho các bạn nói láo có sách vở mà thôi, chứ các bạn nhìn lại cuộc đời tu hành của các bạn, các bạn đã làm chủ được những gì cho cuộc sống bản thân của các bạn sanh, già, bệnh, chết và luân hồi chưa?.
Bằng tiến sĩ Phật học không giúp cho các bạn sự giải thoát chân thật của đạo Phật mà đưa đẩy các bạn vào hố sâu tội lỗi vì  các bạn nói được mà không làm  được đó là  một tội  rất lớn, tội  lừa đảo. Các bạn có biết không?
Kính thưa các bạn! Tại sao các bạn bỏ
cha, bỏ mẹ,  bỏ cả sản nghiệp cuộc đời của các bạn để  đi tu, đi tu hay là đi tìm cơm ăn, áo mặc, bằng cấp, nếu các bạn tu hành theo Phật giáo mà không tìm được sự  giải thoát làm chủ sanh, tử, luân hồi mà chỉ có cơm ăn áo mặc và bằng cấp chùa to Phật lớn, xe cộ v.v.. thì không xứng đáng cuộc đời người tu  sĩ, các bạn ạ! Đừng lợi dụng Phật giáo mà sống như vậy thì không tốt các bạn! Các bạn đã hại mình và hại Phật giáo rồi. Ngoài đời còn biết bao  nhiêu nghề nghiệp làm   để sống thanh  cao và đẹp  đẽ. Làm   chi cái nghề giảng sư nói láo, cái nghề tụng niệm cúng bái cầu siêu, cầu an  v.v..  mê tín lừa đảo. Cầu cúng như vậy làm sao  có siêu được? Làm sao  có an được? Thuyết giảng chỉ  là   nói  suông,  làm  sao   có  giải  thoát
được? Còn bảo rằng các bạn có tứ thời công
phu, ngồi thiền  hoặc niệm Phật, lần  chuỗi niệm chú, bắt ấn, thì các bạn hãy nhìn lại xem  Thầy Tổ của chúng ta công phu  như vậy và bây giờ đến  các bạn cũng tu tập như vậy có làm chủ sự sống chết được chưa?
Khi luật nhân quả đã chi phối đời sống của các bạn từng thời gian  và từng không gian thì các bạn sẽ tránh đâu cho khỏi những tai ương  họa  khổ, vì sự  cầu an,  cầu siêu... của các bạn là   một sự  lừa đảo. Mà các bạn hành nghề đó là  các bạn đã tự biết  đó là  nghề lừa đảo, nghề như vậy không tốt đâu các bạn ạ!
Các bạn có cấp bằng tiến sĩ Phật học, đó là  giấy chứng nhận hành nghề giảng sư. Các bạn có tin rằng nghề giảng sư  là nghề
cao quý không? Không cao quý đâu các bạn,
nó là  nghề nói láo đó các bạn như chúng tôi đã nói ở trên, các bạn có tin chúng tôi  nói không? Các bạn cứ suy ngẫm lại xem. Dạy người khác phải tu tập như  thế này, như thế kia thì hết tham, sân, si, nhưng giảng sư có hết tham, sân, si chưa? Nếu chưa hết tham, sân,  si  thì  đó  có  phải  là   nói  láo  không? Hay lấy  câu trong kinh sách phát triển để che đậy sự nói láo  của mình “Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y  ngữ”. Chúng tôi  có một người bạn già, ông chuyên làm  nghề thuyết giảng là Ủy  Viên Hoằng Pháp Tỉnh Hội Phật giáo, ông thuyết giảng rất hay, nhưng  bây giờ ổng ra  sao các bạn có biết không? Ổng bị bán thân rồi các bạn ạ! Ăn ỉa  đái có một chỗ, tiếng nói thì ngọng nghịu... thật là  muôn vàn sự  khổ đau để đền



tội   nói  láo  các  bạn,  lấy  những  gương  đó
chúng tôi xin các bạn hãy cảnh giác.

Kính thưa các bạn! Khi vào chùa tu thì phải tu như thế nào để  được giải thoát thân tâm mình, trước là đền ơn  chư  Phật, và ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha, sau cùng ơn đàn na thí chủ. Nếu không tu được như vậy thì các bạn là  trùng trong lông sư tử sẽ giết sư tử chết, nói một cách cho rõ hơn, nếu các bạn sống không đúng giới luật phạm hạnh thì các bạn là  những người đã giết Phật giáo, “Giới luật còn là  đạo Phật còn, giới luật mất là đạo Phật mất”.
Kính thưa các bạn! Theo chúng tôi thiết nghĩ,  đạo Phật thà có ít người tu mà mỗi người tu là  một vị A La Hán, sống đầy đủ những đức  Thánh, làm gương   sang
cho tín  đồ hơn   là số lượng quá đông mà tu
lợi, tu lộc thì tai hại cho cả đời lẫn đạo.

Kính thưa các bạn! Nếu thấy mình tu không nổi thì nên trả chiếc áo lại  cho nhà chùa chứ đừng sống phá giới, phạm giới và bẻ vụn giới như: cất giữ tiền bạc, ăn ngủ phi thời, ở chùa to Phật lớn v.v..   như  vậy là không tốt cho  các bạn, vì đó là  các bạn đã tạo thêm tội lỗi cho  mình  và chính những hành động này các bạn đã giết  chết Phật giáo.
Các bạn hãy lượng sức mình, đừng nên tạo  tội lỗi mà luật nhân quả sẽ không dung tha một ai cả. Các bạn hãy nhìn xem các bậc tôn  túc  Thầy Tổ của chúng ta trước khi chết phải chịu khổ đau muôn vàn, nên lấy đó làm gương,   đừng nghĩ rằng làm  phước làm



thiện  mà chuyển được quả khổ. Làm  phước
làm thiện của quý thầy, quý sư cô là tiền của mồ hôi nước mắt của người khác chứ quý thầy và quý cô không có bỏ ra một xu, một hào nào cả mà vẫn được danh từ thiện. Làm thiện như  quý thầy và quý sư cô chỉ một thời gian ngắn để  cầu danh nổi tiếng là  nhà từ thiện. Các bạn có thấy sư cô Trí Hải không? Đi làm  từ thiện  mà chết trong tai nạn giao thông thật kinh khủng.
Kính thưa các bạn!Nghề duy nhất của người tu sĩ đạo Phật là  nghề đi xin ăn, đi xin ăn chỉ duy nhất ngày có một bữa, không xin tiền, không cất giữ  vàng bạc châu báu, không để  dành thực phẩm qua đêm, xin ngày nào ăn ngày nấy, đó là  một nghề đi xin ăn thanh  cao, không phải vì ăn mà vì sự  giải
thoát ra khỏi sự tham ưu của cuộc đời; không
phải vì ăn mà vì sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết;  không phải vì ăn mà vì gieo duyên độ chúng sanh; không phải đi xin ăn như những kẻ phàm phu  tục tử. Chỉ biết cơm  ăn và tiền bạc v.v.. Người đi xin ăn thì  lấy tiền đâu mà làm  từ thiện.  Vây mà tu sĩ đi làm  từ thiện  có đúng không thưa các bạn? Ngày xưa đức  Phật có làm từ thiện theo  kiểu này không?
Bây giờ các bạn đi tu mà không hành nghề chân chánh của bậc Thánh Tăng và Thánh Ni mà lại hành nghề thế tục:
1/ Các bạn học nghề đông y  để   hành nghề cứu dân độ thế, đó là  nghề làm  Bồ Tát.



2/ Các bạn học nghề Ứng Phú  đạo
tràng để   cúng bái tụng  niệm cầu siêu, cầu an, cúng sao giải hạn xem ngày giờ tốt  xấu, cũng là nghề làm Bồ Tát.
3/ Nghề làm tương   chao, nghề làm nhang, nghề đương đát, nghề trồng trọt cây trái rau cải, nghề nông v.v.. đó cũng là  nghề làm Bồ Tát.
4/ Nghề dạy học, nghề y tá, nghề bác sĩ, nghề bán thực phẩm chay v.v.. đó cũng là nghề làm Bồ Tát.
5/ Nghề giảng sư,  nghề làm  trụ trì v.v.. cũng là nghề làm Bồ Tát.
Kính thưa các bạn! Hôm nay các bạn đi tu theo đạo Phật mà các bạn không học cái nghề giải thoát của Phật mà lại đi học cái nghề làm ra tiền, làm ra của cải tài sản



thì ở ngoài đời người ta không làm  những
nghề này sao?

Vì sự sống theo danh và lợi nên dù nghề có ác, có gian xảo người ta vẫn làm, còn các bạn là  tu sĩ tìm tu để  được giải thoát, chứ đâu phải người đời mà phải đi học những nghề thế tục như vậy sao?
Các  bạn hành những nghề nghiệp này thì con đường tu của các bạn sẽ đi về đâu? Hành nghề để  lo cơm ăn áo mặc thì còn có nghĩa  lý gì  của cuộc đời tu hành của các bạn Với mục đich tìm tu giải thoát và mục đích ấy không còn nữa phải không hỡi các bạn? Như vậy các bạn đã đi  lạc hướng rồi, từ đây các bạn chỉ còn làm  nô lệ cho ăn, ngủ, danh và lợi, cuộc đời của các bạn mượn chiếc áo đạo tạo cuộc sống đời đâu còn gì ý
nghĩa   của  sự   giải  thoát  chân  chánh  đạo
Phật.
Cách hành nghề như vậy các bạn đã phạm giới, các bạn có biết  không? Các bạn hãy đọc lại giới kinh Phạm Võng thì sẽ rõ. Như vậy sẽ là trùng trong lông sư tử đấy.
Kính thưa các bạn! Sự tu hành của các bạn chỉ còn là chiếc áo cà sa và cái đầu cạo trọc chứ đâu còn ý nghĩa gì giải thoát, miệng nói giải thoát mà tâm không giải thoát chút nào, miệng nói thiền định  mà chẳng biết thiền định như  thế nào? Cho nên, Ngài Thường Chiếu bảo: “Một con  chó  sủa thì một bày chó sủa theo”.  Thật là  buồn cười cho  cuộc đời tu hành của các bạn. Tu như các bạn sẽ đi về đâu? Rủ  nhau các bạn đang đi xuống địa ngục, vì tội lừa đảo.
Kính thưa  các bạn! Các bạn tuổi còn
trẻ, là  những mầm non của Phật giáo, tương lai  của các bạn còn dài và sáng chói huy  hoàng, nếu các bạn tu hành theo  đúng pháp môn “Giới, Định, Tuệ” con đường chân chánh của đạo Phật thì mọi người ai ai cũng kính trọng và tôn  quý các bạn. Và chính  bản thân của các bạn, các bạn cũng tìm thấy được cứu cánh giải thoát nơi thân tâm  và cuộc sống của các bạn một cách rõ ràng và cụ thể, các bạn có một cảm giác hạnh phúc vô cùng. Và hơn thế nữa các bạn còn có một năng lực mầu nhiệm làm chủ được sự sống chết rõ ràng bằng pháp như  lý tác ý và còn hơn thế nữa các bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh, âm thanh của thời quá khứ xa xưa còn lưu lại trong không gian.



Một điều quan trọng nhất là  các bạn
làm sáng tỏ lại nền đạo đức của Phật giáo, sống không làm  khổ mình, khổ người, đó là đời sống phạm  hạnh của các bạn, các bạn nên nhớ kỹ phạm hạnh là  hành động sống hằng  ngày của  các  bạn,  hành  động  ấy là gương hạnh đạo đức   để  mọi người soi, hành động ấy là gương    hạnh buông xả, nhờ đó tâm các bạn ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp là  tâm   không phóng dật. Tâm các bạn tự nhiên không phóng dật là các bạn đã thành Chánh giác, đã chứng đạt chân lý. Lúc  sắp vào Niết bàn đức  Phật đã bảo với chúng ta: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm  không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì các bạn phải nghiêm trì giới luật, luôn sợ hãi những lỗi  nhỏ nhặt. Và hằng ngày trên Tứ Niệm Xứ các bạn
tu   tập Tứ  Chánh  Cần,  ngăn  ác  diệt  ác
pháp, sanh   thiện  tăng  trưởng thiện  Pháp. Chúng tôi  bảo đảm với các bạn, các bạn sẽ đủ khả năng làm  chủ sự  sống chết của các bạn ngay trong đời sống này.
Phật pháp không có chi nhiều chỉ có bấy nhiêu đây, nhưng phải với nhiệt tâm, nhiệt huyết,  dũng mãnh, can  đảm, bền chí, siêng năng, kiên cường v.v.. thì đạo giải thoát không còn khó khăn nữa.
Đến đây xin dừng bút, thân ái chào các bạn, chúc các bạn vượt qua những khó khăn
- bóng ma  vương  đang  phủ trùm vạn pháp
trên con đường tu  tập Phật giáo này.

Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc
(Ngày 2 tháng 3 năm 2001)
PHÂI NHÌN ĐỜI BằNG NHÂN QUÂ

Chơn Như ngày 1 tháng 11 năm 2000


Kính gửi: Chị Mai

Muốn không làm khổ mình, khổ người, trước  tiên  chị  phải  tu  tập  những  đức  hạnh: Nhẫn nhục, tùy thuận và  bằng lòng.  Vậy nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng như thế nào?
Khi nào  chị  gặp  ác  pháp,  khiến  tâm  chị bất  an, tức  giận  thì chị  nên  dùng  pháp  hướng tâm như lý tác ý: ‚Cái tâm sao ngu  si lại tự tạo cho mình  khổ, họ làm ác là họ tự chịu cớ sao ta lại  tức  giận  làm  khổ  ta‛  hoặc  ‚Cái  tâm  không được  tức  giận,  tức  giận  là  khổ  đau,  là  ác  pháp‛ Chị  nên  lập  đi  lập  lại  nhiều  lần  như  vậy  thì tâm  chị  sẽ  hết  ngay. Khi tác  ý  câu  trên  xong chị nương vào hơi thở và tác ý: ‚Quán ly sân tôi biết  tôi  hít vô,  quán  ly  sân  tôi  biết  tôi  thở  ra‛. Chị cứ  tu  tập  như  vậy  trong  năm  phút  rồi  xả nghỉ thì tâm chị hết sân liền.
Thường cuộc sống của chúng ta có nhiều ác pháp  xảy đến khiến tâm  chúng ta bất  an, điều duy nhất  muốn  cho tâm  được  an thì chúng  ta phải  tập  nhìn  đời  bằng  tri kiến  nhân  quả,  chị
nên tu tập bằng tri kiến nhân quả, em bảo đảm với chị 100/100 là chị sẽ tìm sự giải thoát ngay
liền.

Khi thọ  Bát  Quan Trai  chị  nên  đem theo hai  bộ  đồ  thường  và  một  chiếc  áo  tràng  theo kiểu cư sĩ.
Tu Viện hết thất chị nên nói với sư cô chỉ đến  ở  tạm  nhà  khách  thưa  hỏi  và  tu  tập  vài hôm rồi về.
Thăm và chúc chị vui, mạnh tu tập xả tâm
tốt.

Kính  thư
Diệu Quang





LÀM LỢI ÍCH CHO MÌNH CHO NGƯỜI

Chơn Như ngày 1 /11 / 2000


Thân gửi: Cháu Mai

1/ Cháu nên đọc: ‚Giới  Đức  Làm  Người  và Đạo  Đức  Không  Làm  Khổ  Mình,  Khổ  Người‛, rồi theo đó áp dụng vào đời sống hằng ngày.
2/ Muốn tu tập xả tâm thì hằng ngày cháu nên  dùng  câu  pháp  hướng  thường  nhắc  tâm:
‚Tâm   như  đất   không   có   tham,  sân,   si   nữa, tham sân si là khổ đau‛.
3/  Ngồi  thiền  không  bắt  buộc  phải  ngồi kiết  già,  thiền  là  ở  chỗ  tâm  không  tham,  sân, si chứ không phải chỗ ngồi.
4/ Sống không làm khổ mình,  khổ người là xuất  gia, chứ  không phải cạo tóc, mặc  áo ca sa mới  là  xuất  gia;  không  làm  khổ  mình,   khổ người là làm lợi ích cho mình,  cho mọi người.
5/ Thầy không biết bói khoa. Vì thoát khổ và lợi ích cho mình  cho người mà mình  tin theo đạo Phật, chứ không phải biết chuyện tiền kiếp của mình  mới vững niềm tin ở đạo. Biết chuyện tiền  kiếp  của  mình  chẳng  ích lợi  gì cho mình cho người, vì đó là việc đã qua.
6/ Chuyện hiến xác cho khoa học là một việc làm tốt, có ích lợi cho đời.
Thăm  và  chúc  cháu  mạnh  khỏe,  vui  tươi, tu tập tốt.

Kính  thư

Thầy của các con





BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH

Chơn Như ngày 3 /11 / 2000


Kính gửi: Tâm Kiên

Mục đích tu hành của đạo Phật là tâm ly dục ly ác pháp, chứ không phải ở chỗ ngồi, ngồi bán  già  hay  kiết  già  đều  tốt  con ạ!  Ngồi  như thế nào mà thân tâm con được an ổn giải thoát là tốt nhất.
Tâm  Kiên,  con không  ngồi  kiết  già  được thì ngồi  bán  già,  ngồi  bán  già  cũng  tốt  như ngồi  kiết  già  vậy, miễn sao thân tâm  con được thoải mái, an lạc, thanh thản và vô sự.
Lúc này các con tập tỉnh thức xả tâm thôi chưa vội tập Định Niệm Hơi Thở.
Pháp của Phật là một pháp bảo, nó giúp chúng ta thoát mọi sự khổ đau, Tâm Kiên trong những ngày trị bệnh và giải phẫu con đã chứng nghiệm  được  pháp  Phật  ‚Tâm  không dao động trước sự sống chết và đau  nhức‛. Vậy các con đừng  quên  lúc  nào  cũng  nhớ  nhắc  tâm  để  tâm có nội lực, nhờ tâm có nội lực các con mới vượt qua  mọi  hoàn  cảnh,  mọi  sự  việc  và  mọi  đối
tượng khiến tâm các con bất toại nguyện, phiền não và khổ đau v.v..
Thầy đã nhận được 200 đô con gửi cúng dường, cô Diệu Quang đã  đem số tiền đó in tập
9 Đường Về Xứ Phật Thầy vừa nhuận xong.

Cháu Từ Tâm Anh giỏi lắm vừa đi làm vừa đi học, Thầy sẽ dạy cháu cách thức “Tu là sống, sống là tu‛.
Con đi làm, làm hết giờ, không ăn cắp giờ trong thời gian làm việc và làm hết bổn phận trong  việc  làm,  đó  là  tu  con ạ!  Nhưng  con nên nhớ, trước khi đi làm con nên nhắc tâm: ‚Tâm phải siêng năng làm hết giờ, hết bổn phận‛.
Đi  học,  con ráng  học  giỏi  để  có  khả  năng làm việc tốt, giúp mình  giúp người đó là tu con ạ!  Nhưng  con cũng  nên  nhớ  trước  khi đi  học con nhắc  tâm:  ‚Đầu  óc  tâm  trí phải  sáng  suốt học giỏi ghi  nhớ đừng quên‛.
Trước  khi đi  chơi  con nên  nhớ  nhắc  tâm:
‚Tâm   phải   biết   tha  thứ   và   thương  yêu   mọi người,  mọi  loài  vật,  dù  ai  có  làm  khổ  mình nhưng mình không được làm khổ ai‛.  Nhờ có hướng  tâm  như  vậy  khi có  ai  đó  làm  con bất toại  nguyện,  con liền  nhớ  tha  thứ  và  thương yêu  thì tâm  con hết  phiền não, con nhớ  tu  tập
nó sẽ giúp con vui tươi hạnh phúc và sống một đời sống đạo đức.
Thăm và chúc các con vui mạnh, tu tập xả tâm tốt.

Kính  thư

Thầy của các con


XÂ TÂM

Chơn Như ngày 20 /10 / 2000
Kính gửi Thầy!

Kính  thưa Thầy, con thật có lỗi với Thầy nhiều  lắm...  Mười  năm  về  trước  Thầy  có  viết trao cho con mấy câu thơ dạy dỗ:
‚Buông xuống đi! Buông xuống đi! Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng lại còn chi nữa

Vạn sự vô thường buông xuống đi!‛

T.L.

Đến bây giờ con mới nhận ra nó là một pháp  bảo  quý  vô  giá  mà  Thầy  đã  ban cho con,



thế  mà  lúc  ấy  con ngu  si  không  nhận  ra cứ chạy  theo  vọng  của  mình,  đi  tìm những  pháp cao siêu.
Tỉnh ngộ lại thiền của Phật chỉ có buông xuống hết các pháp thế gian là nhập định, chứ không  phải  ngồi  thiền  tu  tập  định là  có  định, mà định là do ly dục ly ác pháp.
Nay  con xin  sám  hối  ngưỡng  mong Thầy từ bi hứa khả để tâm con hướng về Chánh Phật Pháp.
Kính  chúc Thầy sống lâu muôn tuổi để dìu dắt chúng con trên đường giải thoát.

Kính  thư
Con của Thầy
Nguyễn thị Minh Hương


CHUYỂN NHÂN QUÂ QUÁ KHỨ TRONG KIẾP HIỆN TẠI

Chơn Như ngày 25 /12 / 2000


Thân gửi: Cháu Hương

Trong kiếp này cháu gặp nhiều điều không may mắn, cuộc sống hiện tại  có  nhiều  điều  bất an, đó là do kiếp trước cháu gieo duyên chẳng lành  mà  tạo  thành  quả  cho đời  nay, do đó  khi sanh ra làm người cháu phải gặp nhiều hoàn cảnh và những đối tượng không như ý, để trả quả khiến cho cháu cuộc đời lỡ dở và nhiều khổ
đau.

Sống trong hoàn cảnh này, nếu cháu biết giải  tỏa  thì cháu  thoát  ra khỏi  cảnh  khổ  đau. Vậy giải tỏa như thế nào?
Giải tỏa có nhiều cách như:

Cháu nên hiểu và chấp nhận mình  là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình  là một  người  thiếu  nợ  thì phải  chấp  nhận trả  nợ, chấp  nhận trả  nợ  thì phải  vui  lòng mà  trả  nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không  vui  mà  trả  nợ  thì làm  sao nợ  dứt  được
phải không cháu? Trả nợ mà không vui tức là vừa trả mà cũng vừa vay, cháu có nhận ra điều này không? Đã tự làm mình khổ mà nợ cũng không  dứt  đó  là  một  bằng  chứng  cụ  thể  cho kiếp làm người nếu ai không hiểu Phật Pháp đều  phải  đi  dẫm  lại  lối  mòn  khổ  đau này  của nhau.
Nợ  nhân  quả  mà  cứ  vay trả,  trả  vay như vậy thì đời này sang đời khác trả nợ cũng chưa xong,  hiện  giờ  cháu  đang  sống  buồn  khổ  là cháu  đang trả  nợ  mà  trả  như  vậy  thì làm  sao cháu trả cho xong, tại sao vậy?
Vì nợ  này  không  phải  nợ  tiền  bạc  của cải tài  sản,  mà  nợ  buồn  khổ,  cho  nên  cháu  còn buồn khổ là còn nợ, chừng nào cháu hết buồn khổ là cháu hết vay nợ.
Tuy cháu  đã  hiểu  được  nhân quả  như vậy, thì lòng  cháu  như  gió  đã   dừng,  nhưng  sóng chưa dừng cháu ạ!
Muốn cho sóng dừng thì cháu nên dẫn tâm cháu  vào  chỗ không có sóng thì cháu  nên nhắc
tâm:
  
ta‛.
a- “Buồn khổ  là  ác  pháp  hãy  rời  khỏi  tâm
b- ‚Lúc  nào  tâm cũng phải  thanh  thản an lạc vui vẻ không được buồn khổ‛.
c- ‚Dù bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải an vui không được buồn khổ, buồn khổ làm cho đời úa tàn khô héo‛.
d-  ‚Tâm  như  đất  không  nên  buồn  khổ, buồn khổ là nợ của nhân quả‛.
e-        ‚Buông  xuống  đi! Hãy  buông  xuống

đi!
Buồn khổ làm chi có ích gì? Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn sự vô thường buông xuống đi‛.

Chúc   cháu   thành   công   trong   việc   rèn

luyện tâm mình  được an vui hạnh phúc.

Kính  thư

Thầy của các cháu


BỒ ĐỒN

Câu hỏi của Trương Kim Tiên
Hỏi: Kính bạch Thầy! Theo ý Thầy ngồi thiền có cần gối không? Và tại sao?
Đáp1: Ngồi thiền không cần gối, vì ngồi thiền cần gối là tạo thành một thói quen, khi thành  thói  quen  lúc  ngồi  không  có  gối  là  sẽ ngồi không được. Tu thiền mục đích để cầu giải thoát chứ không phải  tập  thành một  thói quen khác.  Vốn  con người  dễ  bị  nhiễm  ô  và  thành thói  quen, khi đã  thành  thói  quen thì rất  khó bỏ, thế mà chúng ta lại vướng thêm một cái gối (bồ đoàn), đi đâu cũng phải mang theo thật là phiền phức.
Người ngồi thiền cần gối là một việc làm không giải thoát, đó là chạy theo sự êm ấm của dục lạc thân tâm của mình.  Nó không ích lợi và còn  làm  cho chúng  ta  khó  chịu  khi ngồi  thiền không có Bồ đoàn.
Nếu  chúng  ta  tập  ngồi  không  gối,  thân mới đầu ngồi hơi khó chịu một chút, nhưng lần



1 Ngày 25/12/2000



lần cơ thể được uốn nắn theo tư thế ngồi rất tự nhiên, trông giản dị và thẳng góc với mặt bằng của  đất.  Đi  đâu  cũng  không  vướng  bận  phải mang vác gối theo, đến chỗ nào ngồi thiền cũng rất tiện.
Trông các thiền sư Đông Độ đi đâu cũng phải mang theo tọa cụ bồ đoàn thật là phiền phức.
Xưa đức  Phật,  đời  sống  chỉ  có  ba y  một bát,  đi  đến  đâu  đều  lấy  gốc  cây  làm  giường nằm,  ngồi  thiền  thì không  có  bồ  đoàn  (gối)  kê tay,  kê  mông,  chỉ  có  chiếc  y rách  cũ  dùng  để nằm hoặc ngồi.
Là một du tăng khất sĩ nay đây mai đó, mang  thêm  tọa  cụ  bồ  đoàn  là  một  vật  làm vướng  bận  không  đúng  hạnh  buông  xả  giải thoát của một tu sĩ Phật giáo.
Thiền Tông nói không dính  mắc, tâm như như tự tại vô ngại, nhưng một việc nhỏ như bồ đoàn  tọa  cụ  mà  không  xả  được  thì lời  nói  và việc làm không nhất quán?
Hôm nay con hỏi về gối ngồi thiền thì con nên hiểu ‚thiền là giải thoát mà thêm gối là không  giải  thoát  con  ạ!‛. Đi tìm con đường giải thoát  mà  không  buông  bỏ  sạch  thì không  thể



giải  thoát  được,  dù  là  một  vật  nhỏ  như  một chiếc gối.





CÂY BỒ ĐỀ




Câu hỏi của Kim Tiên



Hỏi: Kính thưa  Thầy! Tại sao đức Phật
chọn  ngồi  thiền  dưới  cội  cây?  Và  tại  sao lại chọn cây bồ đề?
Đáp:  Đời  sống  của  đức  Phật  là  một  du tăng  khất  sĩ,  sống  không  nhà  cửa,  không  gia đình  thì phải lấy gốc cây làm giường nằm, làm chỗ  ngồi  thiền,  còn  cội  cây  thì làm  nhà  ở,  đậy nắng che mưa.
Hiện  giờ  mọi  người  ai  cũng  gọi  cây  đó  là cây   bồ   đề,   nhưng   trước   khi  đức   Phật   chưa thành đạo thì cây đó được gọi là cây đa, cây đa ở Ấn Độ lá có đuôi dài hơn cây đa của chúng ta. Từ  khi đức  Phật  ngồi  dưới  cây  đa đó  tu  hành thành  chánh  giác,  vì thế  nó  mới  có  tên  là  cây bồ đề.



Ví dụ: Như đức Phật ngồi dưới cội một cây xoài  tu  hành  chứng  quả,  người  ta  sẽ  gọi  cây xoài là cây bồ đề có được không?
Đức Phật không phải chọn cây bồ đề mà chọn  cây  có  lá  mát  mẻ,  không  phải  để  ngồi thiền  mà  để  tu  tập  thiền  định,  bởi  vì  thiền định không phải  ngồi  mà  ở  chỗ  tâm  ‚ly  dục  ly ác pháp‛.
Thiền định thời nay người ta đã lầm nên chấp ngồi, vì chấp ngồi nên tạo ra gối, để ngồi cho  êm,  do  đó  người  thời  nay  tu  thiền  ngồi nhiều, ngồi nhiều thành cóc chứ không thể giải thoát.
Các  nhà  học  giả  xưa và  nay  không  hiểu cho đức Phật chọn cây bồ đề để ngồi thiền tu hành đó là sai.
Tu thiền định là do tu tập tâm ly dục ly ác pháp,  chứ  không  phải  do ngồi  dưới  cội  cây  bồ đề mà giải thoát, cho nên sống dưới cội cây nào tu  tập  cũng  thành  đạo  chứ  không  riêng  gì cây bồ đề, vì thế chỗ tu là ở tâm chứ không phải ở cây, cây nào ngồi tu cũng được không riêng bất cứ một cây nào.
Tóm lại, cây bồ đề chỉ là một cây đa như cây đa nước ta (VN). Từ khi đức Phật chứng đạo



nó  mới  có  tên  là  cây  bồ  đề  như  trên  Thầy  đã nói.

Chúng ta đừng hiểu lầm chỉ có ngồi dưới cây  bồ  đề  mới  tu  chứng  đạo,  hiểu  như  vậy  là sai.  Khi tu  chứng  đạo  cây  nào  ngồi  cũng  tu chứng được cả.





SÁNG SỚM NGỒI THIỀN
TRƯỚC HAY ĐI KINH HÀNH TRƯỚC

Câu hỏi của Kim Tiên


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Buổi  sáng  sớm khi  con vừa  thức  dậy,  giữ  chánh  niệm  trong mọi sự sinh hoạt, sau đó con nên đi hành thiền trước hay ngồi thiền trước
Đáp:   Khi  nào   con  thấy   tâm   tỉnh   táo không có buồn ngủ, không có hôn trầm, thùy miên,  không  có  lười  biếng  thì ngồi  thiền  trước tiên  tốt  nhất,  còn  khi nào  thấy  buồn  ngủ,  hôn trầm,  thùy  miên,  lười  biếng  thì đi  hành  thiền trước tiên tốt nhất.



Đức Phật dạy đừng cố chấp vào thời khóa, phải  khéo  léo  linh động  tu  tập  theo  đặc  tướng của thân tâm mình  từng pháp môn, chứ  không phải  nhất  định giờ  nào  tu  pháp  môn nấy. Mục đích  tu  tập  ở  đây  vốn  tu  tập  bất  cứ  các  loại thiền định nào và thiền hành nào cũng đều nhắm vào chỗ tâm ly dục ly ác pháp chứ không phải chỗ ngồi, chỗ đi, chỗ thiền hành hoặc chỗ mọi hành động của thân.
Tóm lại, tu hành theo đạo Phật là chỗ tu tập   như  thế   nào   để   tâm   không  phóng  dật, nhưng tâm không phóng dật không phải là chỗ ức  chế  tâm,  các  con nên  nhớ  kỹ  chỗ  này,  chỗ tâm không phóng dật là cốt tủy thiền định của đạo Phật. Ngồi  trước  hay ngồi  sau không  quan trọng, nhưng dù sao người mới tu cũng nên giữ giờ giấc nghiêm chỉnh là tốt nhất.





ĐI NHIỄU QUANH BA VÒNG

Câu hỏi của Kim Tiên
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Theo  kinh   sách kể  lại  đệ  tử  của  đức  Phật  thường  đi nhiễu
quanh  ba vòng  trước  khi  vào  chỗ  ngồi, có  phải là  đi thiền  hành  ba vòng  không?  Lợi  ích  của việc đó là gì?
Đáp:  Đi  nhiễu  quanh  ba  vòng  là  để  tỏ lòng cung kính,  chứ không phải  đi  hành thiền, đó  là  một  phong tục  đạo đức  tốt  đẹp  của người Ấn Độ. Muốn tỏ lòng cung kính  và tôn trọng ai thì họ phải đi nhiễu quanh ba vòng. Ở  đất nước Việt Nam không có phong tục văn hóa như vậy, ở đây chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khi gặp nhau đều chắp tay lên trước ngực chào  hỏi, chứ không có đi nhiễu quanh ba vòng.





ËN NGÀY MỘT BỮA

Câu hỏi của Kim Tiên


Hỏi: Kính thưa Thầy! Vì có bệnh tiểu đường gần 20 năm, bác  sĩ  khuyên con ăn ngày sáu  bữa  để  lượng  đường  trong máu  không cao, nhưng  20 năm qua vẫn không tiến bộ. Nghe lời Thầy dạy, con ăn ngày một bữa và tiết kiệm năng lực tối đa bằng cách: nói chỉ khi cần, tập chánh   niệm   trong  việc   làm   hằng   ngày,   tập



không phê phán, không diễn tả bằng sự cảm hứng mà cố giữ tâm thanh  thản. Trong mấy tháng vừa qua có kết quả như sau:
1/ Lượng   đường   trong  máu   được   quân bình.
2/ Lưỡi của con trước kia bị đen (20 năm)
nay những vết đen không còn.

3/ Bệnh phù thũng cũng không còn.

Mặc  dù  con tin  tưởng  tuyệt  đối  vào  việc con có  thể  ăn  ngày  một  bữa,  qua  kết  quả  tốt như  kể  trên,  nhưng  người  thân  con vô  cùng  lo âu  và  khuyên  con ăn  trở  lại  như  cũ,  Vậy  con phải làm gì cho họ có được an tâm?
Đáp: Ăn ngày một bữa là một đức hạnh của  bậc  Thánh  Tăng,  là  pháp  môn  vô  lậu  ly tham  đoạn  ác  pháp  của  đạo  Phật,  là  một  sự sống giải thoát cụ thể rõ ràng trên lộ trình hướng về đất Phật.
Ăn ngày một bữa vừa đủ để nuôi sống cho những ai là những người vô sự chuyên về tu tập thiền định xả tâm diệt ác pháp.
Đạo  Phật  là  đạo  giải  thoát  nên  ngày  ăn một bữa là giải thoát, giải thoát có nghĩa là không  bận  rộn  phiền  toái  về  ăn  uống,  nhưng đối  với  người  làm  việc  ít, lao  động  nhẹ,  còn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!