Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 10 -6



đến  Tam  Minh, con  bừng  tỉnh  và  nói:  ‚À  có pháp  hành  đây  rồi‛  như làm  lại  từ  đầu,  xong với con chỉ như nhắc lại cho rõ hơn và phải sắp xếp cái gì cần làm trước mà thôi.
Dẫu sao thì  nó cũng dấy lên trong con biết bao nhiêu là chướng ngại pháp trong tâm.
Chính  vì lẽ đó hôm nay con mạo muội hỏi; xin  HT  từ  bi  hoan hỷ  chỉ  dạy  và  cũng  là  sách tấn cho con ngày một tinh tiến.
Kính  bạch Hòa Thượng!

Kinh  Tứ Thập Nhị Chương do cư sĩ Thiền Chỉu   dịch,   kinh    này   có   phải   Phật   thuyết không?
Đáp: Kinh Tứ Thập Nhị Chương không phải Phật thuyết mà các tổ soạn viết theo kiến giải  của mình  trong kinh sách Nguyên Thủy A Hàm. Cho nên, kinh này có sự thêm bớt rất nhiều  có  những  bài  kinh làm  sai  ý  Phật.  Quý phật  tử  hãy  dè  dặt  cẩn  thận  đừng  vội  quá  tin vào  những loại  kinh sách này, mà  cần phải  đề cao cảnh  giác,  kinh dạy  thì có  lý  nhưng  thực hành không có kết quả mà còn làm mất thì giờ vô ích của quý vị.



bậc phi  hành biến hóa
Câu hỏi của Diệu Minh
Hỏi: Kính bạch Thầy! Chương I từ thân xuất  gia  tu  hành  bốn  chân  đế,  chứng  A  La Hán, là bậc phi  hành biến hóa (biến hóa tự tại) sống lâu vô cùng, ở đâu thì  chuyển động cả đất trời ở đấy, như vậy có đúng không?
Đáp: Đoạn kinh này xác định bậc A La Hán như vậy là rất đúng, vì khả năng tu chứng của bậc A La Hán là  một siêu  nhân không thể lấy trí hữu hạn mà hiểu thấu năng lực siêu việt ấy được.
Vậy mà các Tổ dám dựng lên câu chuyện ông Ca Diếp và Ông Phú Lâu Na tranh chấp về sự  việc  bỏ  những  giới  nhỏ  nhặt  để  hạ  bệ  các bậc A La Hán đại đệ tử của đức Phật.
Đối  với  bậc  A  La  Hán  về  việc  bỏ  những giới  nhỏ  nhặt  mà ông A Nan  quên hỏi  Phật  là bỏ  những giới  luật  nào  thì quá  dễ. Chỉ  cần hai vị  A La Hán  này  nhập  vào  Niết  Bàn  hỏi  Phật thì rõ ràng, có đâu mà lại tranh chấp hơn thiệt để  mang  tiếng  là  bậc  A La  Hán  tư  tưởng  vẫn bất  đồng  nhau.  Theo  chúng  tôi  thiết  nghĩ  về



vấn đề  bỏ  những giới  nhỏ  nhặt, điều  đó  không khó  đối  với  ông  Ca Diếp  và  ông  Phú  Lâu  Na, chỉ có người sau không hiểu mới có câu chuyện vô lý này.
Như chúng ta đã  biết từ giới luật mà sanh ra chư Phật và A La Hán, ngoài giới luật ra thì không có Phật và A La Hán. Vậy mà giới luật nào lại bỏ được. Giới luật là hành động đạo đức của chư Phật và A La Hán dù là giới luật nhỏ nhặt nhất nó cũng là hành động đạo đức làm người làm Thánh. Chỉ có những người không hiểu  giới  luật  mới  xem  thường  giới  luật,  để chạy theo dục vọng thế gian mới bày trò bỏ những  giới  nhỏ  nhặt  không  hợp  thời  để  tự tung, tự tác phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới mà không  ai  dám  chỉ  trích,  chê  trách,  phê  phán
họ.

Người muốn tu chứng quả A La Hán thì phải sống đúng giới luật tức là phạm hạnh của một vị Thánh Tăng, ngoài phạm hạnh của một vị Thánh Tăng ra thì không thể nào chứng quả A La Hán được.
Tóm  lại,  bậc  A La  Hán  là  bậc  siêu  nhân như trong kinh đã  dạy điều đó là đúng sự thật, chứ  không  phải  như  các  Tổ  hiểu  theo  trí hữu



hạn, bậc A La Hán còn tranh chấp, chỉ có Phật mới là hết tranh chấp.
Bậc  A La Hán là  bậc  vô lậu hoàn toàn họ thường sống trong tâm bất động, không có một ác  pháp  nào  làm  động  tâm  họ  được.  Họ  là người ra khỏi tam giới, không còn bị qui luật nhân quả chi phối.






PHậT VÀ A LA HÁN

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi: Kính bạch HT!  Trong sách HT giảng: ‚Phật và A La  Hán chứng quả như nhau (không có cao thấp)‛. Thế sao về danh từ không chung là một lại còn tách bạch ra hai?
Đáp:  Phật  và  A  La  Hán  đều  chứng  quả như nhau, nhưng Phật là người sáng lập ra đạo Phật nên gọi được là Phật, còn A La Hán là những   người   tu   chứng   giải   thoát   như  Phật nhưng phải theo giáo pháp của đức Phật, vì thế nên  không  được  gọi  là  Phật,  chỉ  được  gọi  là  A La Hán mà thôi.



Vì  nếu  gọi  tất  cả  A  La  Hán  là  Phật  thì cũng  không  sao, nhưng  lòng  người  muốn  phân biệt  danh  từ  A La  Hán  và  Phật  như  vậy  là  vì họ  muốn  tỏ  lòng  tôn  kính  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni hơn,  là  vì  đức  Phật  là  người  đã  dày công tu tập mới sáng lập ra đạo Phật và để lại cho loài người một giáo pháp đạo đức tuyệt vời, công ơn ấy rất lớn.
Phật và A La Hán khác nhau là ở những chỗ mà chúng tôi đã  nêu ở trên, vì thế danh từ gọi  Phật  và  A  La  Hán  phải  khác  nhau.  Cho nên  Phật  có  thể  gọi  mình  A La Hán,  nhưng  A La Hán không thể gọi mình  là Phật được.
Đạo  Phật  duy nhất  chỉ  có  đức  Phật  Thích Ca Mâu  Ni là  đấng  giáo  chủ,  ngoài  đức  Phật Thích  Ca  Mâu  Ni ra thì  không  có  một  đấng giáo chủ nào khác cả, nếu có một đấng giáo chủ nào khác là do con người sau bịa đặt ra. Vì thế trước  và  sau Phật  Thích  Ca Mâu  Ni thì không có một vị Phật, giáo chủ nào cả.
Những  vị  Phật  độc  giác  là  phải  tự  mình tìm lấy  pháp  tu  hành  không  theo  một  giáo pháp  nào  cả  nhưng  tu  chứng  giải  thoát  như Phật  Thích  Ca Mâu  Ni có  nghĩa  là  phải  làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi thì mới được gọi là Độc Giác Phật.



NGŨ NHÃN CĐN QUÁ ÍT

Câu hỏi của Diệu Minh

Hỏi:   Vả   lại   tu   Tứ   Thánh   Định  – chứng Tam  Minh là  quả  vị  A La Hán. Sao chỉ nói  có  Thiên  Nhãn  Minh mà  không  nói  ngũ nhãn  như  trong kinh   Kim  Cang  (Nhục  nhãn, tuệ nhãn... Phật nhãn?
Đáp:  Phật  tử  nên  phân  tích  rõ  những danh  từ  dùng  trong  kinh sách  Phật,  nói  thiên nhãn mà không nói minh tức là chỉ có thiên nhãn  mà  thôi,  nhưng  nói  thiên  nhãn  minh  thì có  nghĩa khác. Trong  Thiên nhãn minh là một trí tuệ siêu không gian và thời gian nên nó đầy đủ cả ngũ nhãn và còn nhiều hơn nữa mà kinh Kim  Cang chỉ có nêu lên ngũ nhãn thật là quá ít. Ngũ nhãn gồm có:
1-        Nhục nhãn

2-        Thiên nhãn

3-        Tuệ nhãn

4-        Pháp nhãn

5-        Phật nhãn



Trong   Thiên   Nhãn   Minh   gồm   có:   giới nhãn, định nhãn, tuệ nhãn, nhân quả nhãn, vô lậu  nhãn,  nhục  nhãn,  thiên  nhãn,  Phật  nhãn tức là A La Hán nhãn, túc mạng minh nhãn, Thánh đức nhãn, đại thần lực  nhãn, đại  uy lực nhãn,  đại  minh  lực  nhãn,  lậu  tận  minh  nhãn v.v..





BỐ THÍ
Câu hỏi của Diệu Minh
Hỏi:  Từ  bố  thí  cho một người  hiền bằng
bố  thí  cho 100 người ác, đến thết (cúng dường)
1000 ức vị Tam Thế Chư Phật không bằng thết một vị: Vô  niệm, vô  trụ  và vô  chứng. Như  vậy, như  thế  nào  xin  HT  chỉ  dạy  cho  chúng  con được rõ?
Đáp:  Đúng  là  kinh phát  triển  dạy bố  thí phi  đạo đức  chứ  kinh sách Nguyên thủy không có dạy như vậy.
Quý phật tử hãy suy nghĩ lời dạy này có đúng đạo lý không? Bố thí cho một trăm người ác phước báo bằng bố thí cho một người thiện.



Kinh sách phát triển dám lấy một người thiện mà so với một trăm người ác.  Theo thiển ý của chúng tôi dù lấy một ngàn, một vạn, một triệu, mười triệu hay trăm triệu, vạn triệu cho đến vô  lượng người  ác  cũng không thể  so sánh với một người thiện vì thiện và ác là hai đường song song không thể gặp nhau trên một điểm nào  cả,  thì làm  sao so sánh  được,  hễ  có  cái thiện thì không có cái ác, có cái ác thì không có cái thiện. Thế sao các nhà Phật giáo phát triển lại  dùng  thiện  ác  mà  so sánh  như  vậy,  đây  là các nhà Đại Thừa tưởng giải để lừa đảo người không  biết,  chứ  người  biết  thì kinh sách  phát triển sẽ  bị  lật  tẩy ra khỏi  môi  trường tôn giáo Phật giáo.
Đã bảo rằng Tam Thế Chư Phật, có nghĩa là ba đời chư Phật, Ba đời chư Phật là những người  tu  hành  đã  thành  Phật  trong  quá  khứ, hiện  tại  và  vị  lai,  những  người  này  đã   giải thoát  hoàn  toàn,  thế  mà  một  ngàn  ức  vị  Phật như vậy không bằng một vị vô niệm, vô trụ, vô chứng.
Vậy chúng ta tìm hiểu một vị vô niệm, vô trụ,  vô  chứng  như  thế  nào  mà  các  nhà  Phật giáo phát triển ca ngợi tán thán như vậy.



Vô  niệm  như  thế  nào?  Vô  niệm  là  không có  niệm  thiện  niệm  ác  trong  đầu  (Chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền), công án Thiền Tông.
Vô  trụ  như thế  nào?  Vô  trụ  là  tâm  không trụ  bất  cứ  một  nơi  nào  cả  (Ưng  vô  sở  trụ  nhi sanh kỳ tâm), kinh Kim  Cang.
Vô chứng là gì? Vô chứng là không thấy mình  chứng  đắc,  còn  thấy  mình  chứng  đắc  là chưa chứng đắc (Vô sở đắc), kinh Kim  Cang.
Theo các nghĩa trên đây chúng ta xác định một người tu theo Đại Thừa và Thiền Tông khi thành tựu họ hoàn toàn vô niệm, vô trụ, vô chứng,  một  người  được  cúng  dường  xứng  đáng hơn  1000 ức  vị  Phật  trong  ba đời.  Như  vậy  vị vô niệm, vô trụ, vô chứng là một vị Phật tối thượng phước báo hơn gấp 1000 lần Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống còn niệm, còn trụ, còn tu chứng. Tại sao chúng ta biết như vậy?
Tại  vì  đức  Phật  Thích  Ca  Mâu  Ni dạy: “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng  thiện  pháp”,  như  vậy  chứng  tỏ  đức Phật  Thích  Ca Mâu  Ni còn  niệm  thiện,  không như Thiền Tông chẳng niệm thiện niệm ác.



Đức Phật Thích  Ca Mâu Ni còn dạy chúng ta  tăng  trưởng  thiện  pháp  tức  là  còn  trụ trong thiện pháp để tăng trưởng nó lớn lên, do đó chúng ta  biết  đức  Phật  Thích  Ca còn trụ trong thiện  pháp   vì  lợi  ích  cho  chúng  sanh.  Còn chúng ta trụ trong thiện pháp là để không làm khổ mình,  khổ người.
Đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni tự  xưng mình tu chứng: “Ta thành  chánh  giác  là  nhờ tâm không   phóng   dật”   hay  khi  chứng  đạo  đức Phật đã nói lên bài kệ nầy:
“Thiên thượng thiện hạ

Duy ngã độc tôn, Nhất thiết thế gian, Sanh, lão, bệnh, tử”
Đối với kinh sách Đại Thừa và thiền Đông
Độ thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người chưa vô niệm, vô trụ, vô chứng tức là người chưa chứng đạo. Người chưa chứng đạo mà làm Giáo Chủ  sáng  lập  ra Phật  giáo  còn  người  vô  niệm, vô  trụ,  vô  chứng  lại  không  phải  là  giáo  chủ. Vậy Phật giáo Đại Thừa và Thiền Tông là Phật giáo gì?
Dù không đối tượng ác pháp nhưng thiện pháp  vẫn  còn  mãi  mãi,  vì  thiện  pháp  là  nền



tảng đạo đức làm người, là nền móng giải thoát của đạo Phật, cho nên người tu sĩ đạo Phật nào cũng  đều  phải  trụ  vào  đó  để  không  làm  khổ mình,  khổ người tức là tu giải thoát, tức là làm lợi ích cho chúng sanh.





KINH KIM CANG

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Kinh  Kim  Cang có phải Phật thuyết không?
Câu  do chấp bốn tướng nên sinh  ra nhiều kì   sự:   Ngã   tướng,   nhân   tướng,   chúng   sanh tướng, thọ giả tướng, hay câu: phàm cái gì hữu tướng đều hư hoại.
Đáp: Kinh Kim  Cang không phải Phật Thuyết,  do các  Tổ  sau này  biên  soạn  ra, kinh này xuất xứ trong thời Ngài Long Thọ...
Các nhà tưởng giải biên soạn ra kinh Kim Cang thường lý luận chia chẻ thân ngũ uẩn đưa ra nhiều  danh  từ  như:  ngã  tướng,  nhân  tướng, chúng  sanh  tướng,  thọ  giả  tướng,  nhưng  kỳ



thực bốn tướng này cũng chỉ là một tướng của thân ngũ uẩn, nên cuối cùng kết luận bằng một câu kinh: ‚Phàm cái gì hữu tướng đều hư  hoại‛. Đó  là  một  lối  hý  luận  lòng  vòng  quanh  co mà không có lối thoát, tức là không có pháp hành. Đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni đã  xác  định thân ngũ  uẩn cụ  thể  rõ  ràng và  dễ  hiểu:  ‚Con  người do năm uẩn hợp lại mà thành, nên vô thường không  có  thật  thể,  chết  là  hết,  không  còn  có một vật gì lưu  lại‛.
Trong kinh sách Nguyên Thủy đức Phật xác định rất rõ ràng về các tướng như: nhân tướng, đặc tướng, hành tướng của thân ngũ uẩn, với  sự  chia  ra các  tướng  này  là  để  giúp  cho người  tu  sĩ  áp  dụng  các  pháp  hành  trên  ba tướng  này  để  đi  đến  sự  giải  thoát  hoàn  toàn, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người chứ không  như  lý  luận  suông  như  trong  kinh Kim Cang Bát Nhã bằng cách chơi chữ. Nêu lên bốn tướng  của  thân  ngũ  uẩn  để  chứng  tỏ  mình  là nhà phân tích hay,  nhưng lại là thứ “dỏm”.
Đọc suốt bộ kinh Kim  Cang ta không thấy có một pháp hành nào cả chỉ toàn là hý luận lý thuyết suông. Cho nên, nói được nhưng chưa có ai  làm  được  như  trong  kinh này.  Kinh này  từ xưa đến nay đã  cho chúng ta ăn toàn thứ bánh



vẽ. Chúng tôi nói nhưng quý vị đừng vội tin mà hãy suy ngẫm, chúng tôi nói là tỉnh thức quý vị mà   thôi,   chúng   tôi   nói   là   gióng   lên   tiếng chuông  cảnh  tỉnh,  tin hay  không  tin là  quyền của quý vị.
Kinh sách phát triển bày vẽ lý luận phân tích  chia  chẻ  ra  cho  nhiều  để  làm  rối  loạn đường tu hành của tín đồ Phật giáo.


BÁT NHÃ TÂM KINH

Câu hỏi của Diệu Minh
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Kinh  Bát  Nhã:
‚Quán Tự Tại Bồ Tát hành sâu Bát Nhã Ba La Mật,  Ngài  soi  thấy  năm  uẩn  đều  không,  liền qua hết thảy khổ ách hoặc đối cảnh vô tâm...‛.
Tất  cả  những  câu  pháp  đó  có  đồng  nhất với  câu  pháp  hướng  tâm  như  lý  tác  ý  trong ĐVXP - HT  dạy: ‚Tâm như cục đất‛ không?
Đáp: Không, pháp  hướng tâm  “Tâm  như cục đất” là một phương pháp tự kỷ ám thị để rèn  luyện  nội  tâm  của  mình,  chứ  không  phải



một  lời  suông  như  trong  Tâm  Kinh  Bát  Nhã
‚Quán  Tự  Tại  Bồ  Tát  hành  thâm  Bát  Nhã  Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ  nhất  thiết  khổ  ách‛.  Câu  kinh  này  là  câu kinh  nhật   tụng   hằng   ngày   trong   các   chùa không  có  ngày  nào  mà  tu  sĩ  Phật  giáo  không tụng niệm câu kinh này, thế mà những người tụng niệm câu kinh này có bao giờ hết khổ ách chưa? Từ các  Tổ  xa xưa cho đến các  Thầy hiện giờ  không  ngày  nào  là  không  tụng  niệm,  thế mà ngũ uẩn có không đâu, nó đang hành hạ các Tổ  và  các  Thầy  đủ  thứ  tai  họa,  như  vậy  kinh chỉ nói chứ không có hành được là vì nó không có  pháp  hành.  Còn  pháp  hướng  tâm  tự  kỷ  ám thị  là  một  pháp  môn  thực  hành  nó  đã  mang đến  kết  quả  chúng  ta  thấy  rõ  ràng,  khi chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh.
Vì thế, hai  pháp  môn này không có  giống nhau chút nào cả, một pháp môn nói được mà không hành được, nó là một triết học tánh không  (hý  luận  của  Long  Thọ),  còn  một  pháp nói được làm được, nó là một nền đạo đức nhân bản  - nhân  quả  của  loài  người,  nó  không  phải là triết học, mà là đạo đức học. Nó là một môn học,  đưa ra những  hành  động  sống  hằng  ngày để  con người  áp  dụng  vào  đời  sống  mà  không



trái  với  qui  luật  tự  nhiên  của  bản  chất  con người. Cho nên, càng áp  dụng vào  đời sống thì càng thích thú  hơn nhiều  vì nó mang lại hạnh phúc và sự an vui cho cá nhân và tập thể.
Nói  đến  đạo  đức  là  nói  đến  sự  sống  an lành  của  mỗi  con người,  vì thế  nó  phải  là  một pháp  môn cụ  thể  thực  tế, không lý  luận quanh co, không  tưởng  giải  ra những  điều  trừu  tượng ảo giác không thật.
Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Hành thâm như thế  nào?  Chiếu  kiến  như  thế  nào?  Tụng  niệm hay  là  quán  xét?  Tụng  niệm  thì các  chùa  đã từng tụng niệm hằng ngày, còn quán chiếu thì người ta đã quán chiếu quá nhiều, nhưng ai là người  đã  độ  được  khổ  ách?  Người  ta  đã  thực hiện nằm lòng những câu kinh này, nhưng tìm thấy sự  giải  thoát  trong tâm  thì chưa có ai  cả. Tại sao vậy?
Vì nó là một triết học, một lý luận suông của  những  nhà  học  giả,  không  có  kinh nghiệm tu hành.





vô  khổ, tập, diệt, đạo
Câu hỏi của Diệu Minh
Hỏi: Kính bạch Thầy! không có ngã, không có ta và không có cái của ta, nếu quán chiếu  được  như  thế  thì  mới  có  luận:  vô  khổ, tập, diệt, đạo.
Đáp: Đúng, là cái hýù luận của các nhà học giả của kinh sách phát triển, vì không có cái ngã, không có cái ta và không có cái của ta nên mới  có  chỗ  đập  phá  chân  lý  của  Phật  giáo  là
‚vô khổ, tập, diệt, đạo‛,  nên mới có chỗ cấm tín
đồ  Phật  giáo  nếu  ai  tu  theo  Thanh  Văn  Nhị Thừa  thì sẽ  bị  khinh  cấu  tội.  Bởi  vì  con người không có cái ngã, không có cái ta, không có cái của ta nên chân lý khổ, tập, diệt, đế làm sao có được. Không có cái ngã, không có cái ta, không có cái của ta thì con người là gốc cây là cục đá, cho nên chân lý khổ, tập, diệt, đế của đạo Phật là  chân  lý  của  con người  chứ  không  phải  chân lý của cục đá, gốc cây. Khổ, tập, diệt, đạo đế là chân  lý  của  con người  có  cái  ngã,  có  cái  ta,  có cái của ta. Con người tu hành trở thành cục đá gốc  cây  mới  sản  xuất  ra trí tuệ  Bát  Nhã  Tâm Kinh, để  trong  các  chùa  hằng  ngày  tụng  niệm



‚Vô  khổ,  tập,  diệt, đạo‛  để diệt mất cái chân lý này  đi,  diệt  mất  cái  chân  lý  này  để  làm  gì? Diệt mất cái chân lý này là diệt mất Phật giáo.
Sau khi đức  Phật  tịch  thì Phật  giáo  ngay trên quê hương của Người đã bị quét ra khỏi và cũng không còn dấu vết gì của Phật giáo ở trên đất nước này.
Bây  giờ  chúng  ta  trở  về  thăm  quê  hương xứ  Phật  những  nơi  di  tích  này  mới  được  trùng tu, trùng tu để thu tiền khách tham quan vãng cảnh, chứ đâu có ý nghĩa làm cho Phật giáo sống, sống với  đất  nước  Ấn Độ  nữa. Một cái  gì cao quý  và  đẹp  đẽ  nhất  của  nước  Ấn  độ  đã  bị lòng  ganh  tỵ nhỏ  hẹp  của  các  tôn  giáo  ích kỷ tại quê hương này đã diệt mất rồi, còn đâu nữa. Có  còn  cũng  chỉ  là  hình  thức  kinh doanh  tôn giáo mà thôi.
Đúng   như  con  đã   nói:   ‚Không   có   ngã, không  có  ta,  không  có  cái  của  ta,  nếu  quán chiếu như thế thì  mới có luận vô khổ, tập, diệt, đạo‛,  vậy  không  có  cái  ngã,  cái  ta,  cái  của  ta thì lấy cái gì quán chiếu, nếu có cái  quán chiếu được thì phải có ngã, có ta, có cái của ta, ngoài ra ba cái  này,  thì không  có  cái  quán  chiếu.  Vì thế  cái  quán  chiếu  này  là  cái   ảo   giác  trừu tượng,  không  phải  của  con người.  Không  phải



của con người  thì cái  này không phải  của Phật giáo.  Vì  Phật  giáo  lấy  con  người  làm  nơi  tu hành giải thoát cho con người, ngoài con người ra thì không  có  cái  gì  để  tu  hành  cả,  vì  con người  khổ  nên  đạo  Phật  ra đời  giải  quyết  sự đau khổ  cho con người,  mà  con người  thì phải có cái ngã, cái ta, cái của ta, nhưng cái ngã, cái ta,  cái  của  ta  đều  thiện  thì có  làm  khổ  mình khổ  người  đâu  mà  chúng  ta  lại  dẹp  bỏ  nó, chúng  ta  chỉ  dẹp  cái  ngã,  cái  ta,  cái  của  ta trong  ác  pháp,  vì  cái  ngã,  cái  ta,  cái  của  ta trong các  ác  pháp  là  cái  thường làm  khổ mình khổ  người,  nên  đức  Phật  dạy:  “ngăn  ác  diệt ác   pháp   sanh   thiện   tăng   trưởng   thiện pháp”  thì chân  lý  khổ,  tập,  diệt,  đế  mới  thật là chân lý của loài người.
Bởi  vậy  lý  Bát  Nhã  chỉ  áp  dụng  vào  thế giới tưởng của Long Thọ chứ không thể áp dụng cho loài  người  được. Vì nó  là  một  ảo  giác  chân không diệu hữu.





SỰ MÂU THUẨN TRONG
KINH SÁCH ĐÄI THỪA

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Trên  bình  diện: Hữu  sắc  và  vô  sắc:  Về  hữu  sắc  thực  tế  trong nhân loại hiện nay không còn con đường nào khác  là  phải  xây  dựng  cho mỗi  người  có  một nền đạo đức nhân bản và nhân quả. Trên cơ sở bốn  đế  (khổ, tập,  diệt,  đạo). Vậy  pháp  hành  là Tứ Chánh Cần ly dục ly ác pháp. Thật là tuyệt
vời.

Bởi lẽ thế gian hiện nay, đã hầu hết làm mất đi nền đạo đức nhân bản này.  Thế mới có chuyện  mua bán  chức  quyền,  tranh giành  tổng thống,   làm   từ   thiện,   bớt   xén  cả   của  những người khuyết tật, cả những người hoạn nạn do thiên tai v.v..
Tất cả vì dục vọng mà họ đã làm mất đi bản chất làm người để đi vào thú tính,  xét cho cùng ngay những con thú họ cũng không bằng. Vì bản chất loài thú, nó ăn no rồi thì  thôi, nằm ngủ, nhưng  con người hiện nay no vẫn chưa đủ



mà  còn  phè  phỡn  tìm kiếm  thật  nhiều,  để  rồi vào tù còn giở trò sám hối.
Thật  là  đau  lòng  cho  những  vị  Thánh
Minh muốn cứu đời... Trước thực tại này.

Bốn câu kệ trong kinh  Kim  Cang:

‚Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh  cầu ngã Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai...‛

Liễu nghĩa được bốn câu này thì  làm gì có kinh  Phổ Môn, kinh  Địa Tạng, kinh Di  Đà, chuyện  Bà  Thanh   Đề,  (kinh   Vu  Lan  Bồn)  là một  sự  lừa  dối  phi  đạo  đức  và  phi  nhân  quả, mà  HT  đã  phải  dằn  giọng  kêu  lên.  Một  tiếng sét cho những ai còn mê muội...
Đáp:  Tại  sao kinh Kim  Cang nằm  trong hệ  thống  kinh  sách  phát  triển  mà  lại  mâu thuẫn đập phá lại kinh sách phát triển, bởi vậy chúng  ta  mới  thấy  hệ  thống  kinh sách  phát triển không nhất  quán. Cuốn kinh nào  cũng tự ca ngợi  nó là  đệ  nhất  hơn các  cuốn kinh khác, kinh Kim  Cang ca ngợi kinh Kim Cang là đệ nhất,  kinh Pháp  Hoa cũng  ca ngợi  kinh  Pháp Hoa là đệ nhất, kinh Lăng Già, kinh Viên giác, kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng vậy. Vì thế câu:



‚Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh  cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai‛
Bốn  câu  kệ  này  nó  thể  hiện  qua trí tuệ
Bát Nhã Ba La Mật tánh không cho một hành tinh chết  trong  vũ  trụ  này,  chứ  không  phải  áp dụng  cho hành  tinh sống  của  chúng  ta,  vì  vậy nó  là  chân  lý  của  Long  Thọ  sản  xuất,  nó  đang áp   dụng  trên  cung  trăng,   mặt   trời   và  trên những  hành  tinh chết  khác,  còn  ở  địa  cầu  thì nó là chân lý ảo tưởng, vì địa cầu là môi trường sống nên mọi vật ở đây không thể là cục đá gốc cây được  (không có  ngã, không có  ta, không có cái của ta).
Nếu  bảo  rằng  lấy  bốn  câu  kệ  này  làm pháp  tu quán chiếu thì không đúng, vì bốn câu kệ này không phải là pháp hành, nó chỉ là một lý  luận  suông  của  Bát  Nhã  phát  triển  mâu thuẫn lại chính  bản thân của sự phát triển, tức là mâu thuẫn lại Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Còn nếu lấy câu:
‚Nhất thiết hữu vi pháp Như mộng, huyễn, bào, ảnh Như lộ diệc, như điển



Ưng tác như thị quán‛.

Nếu dùng câu này tác ý tu tập để chúng ta trở  thành  cây  đá  trong  môi  trường  chết  thì có thể  được,  chứ  pháp  môn  này  không  có  mang tánh  chất  ly tham  đoạn  ác  pháp  để  được  giải thoát như kinh sách Nguyên Thủy.
Do  biết  các  pháp  hữu  vi như  giấc  mộng, như  huyễn  ảo,  như  sương mù,  như  điện  chớp, thì nó  trở  thành  là  pháp  môn  tránh  né,  pháp môn tránh né là pháp môn ức chế tâm, pháp môn ức chế  tâm  thì không bao giờ ly dục ly ác pháp  được,  không  ly dục  ly ác  pháp  thì không bao giờ có giải thoát.





VÌ VÔ MINH TA SỐNG VIỄN  LY

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  ‚Vì   vô  minh  ta sống  viễn  ly‛  theo  ý  hiểu  cạn  cợt  của  con. Con suy xét trên bình diện sự và lý.
- Về sự Ta vẫn sống hội nhập cùng mọi người, ăn ở sinh hoạt trong đời thường.



- Về  lý  Ta dũng cảm  bỏ  đi tất cả  ( ly dục ly  ác  pháp),  phải  có  tâm  kiên  cố  và  dứt  khoát, để chiến thắng nó.
Sen nở  trong bùn  mà  không  có  mùi  bùn. Có chúng sanh mới có Phật và ngược lại.
Trong Tập  Đế  HT  dạy:  ‚chúng  sanh vì  si mê nên khổ vì tưởng. Tưởng là không có thật nên  không  chấp.  Ví  dụ  như  bị  mất  trộm,  bị đánh, bị chửi, rủa là đồ trâu chó v.v..
Phải đối cảnh với thực tế này. Lập tức con nghĩ  ngay đến nhân quả. Chẳng phải  kiếp  này mà  còn  từ  kiếp  trước  ta  đã  tạo  nên  những nghiệp này, thì bây giờ có dịp phải trả vay là đúng ‚hoạn nạn là giải thoát‛.
Họ chửi ta là đồ trâu chó...  là họ nhắc lại cho ta,  kiếp  trước  ta  là  những  con vật  ấy  rồi. Hiểu như vậy tức là ta ‚chánh niệm tỉnh giác‛?
Đáp: Đúng vậy, đời sống con người khổ vì lòng  ham muốn  và  các  ác  pháp,  nhưng  lại  khổ vì tưởng, lầm cho những cái không có, cho là có thật,  nên  khổ  cũng  không  phải  ít. Ví  dụ:  Thế giới  siêu  hình  không có, người ta tưởng cho nó có, vì thế người ta phải khổ với nó rất nhiều.
Quán  xét  về  nhân  quả  đây  là  một  góc  độ tu tập của Định Vô lậu. Định Vô Lậu là trí tuệ



tri kiến  giải  thoát,  người  thường  hay quán  xét thì trí tuệ  tri kiến  giải  thoát  phát  triển  khiến cho ba lậu hoặc không tác động vào tâm được.
Định Vô  Lậu  là  một  loại  định triển  khai trí tuệ  tri kiến giải  thoát  vô  lậu  như chúng tôi đã  nói  ở  trên,  nó  có  nhiều  góc  độ  để  quán  xét
như:

1-   Quán  xét  về  nhân  quả  như  cư sĩ  đã quán xét ở trên.
2-        Quán xét về lý duyên khởi.

3-        Quán xét về Tứ Niệm Xứ.

4-        Quán xét về Tứ Vô Lượng Tâm.

5-        Quán xét Tứ Bất Hoại Tịnh.

6-        Quán xét Tứ Chánh Cần.

7-        Quán xét Thất Giác Chi.

8-        Quán xét Tứ Thánh Định.

9-        Quán xét Tứ Như Ý Túc.

10- Quán xét Tam Minh.

Nhờ  tư  duy quán  xét  nhân  quả  chúng  ta mới thấu rõ nhân quả thảo mộc; mới thấu rõ đường  đi  nhân  quả  của  con người;  mới  thấu  rõ thân  vô  thường,  khổ,  không,  vô  ngã;  mới  thấu rõ thân ngũ uẩn; mới thấu rõ ngũ triền cái; mới



thấu  rõ  thập  thất  kiết  sử;  mới  thấu  rõ  Tứ  vô lượng tâm v.v..
Nhờ có thấu rõ nên không có ác pháp nào tác  động  vào  thân  tâm  chúng  ta  được,  vì  thế mà lậu hoặc không còn, tâm hồn lúc nào cũng thanh thản an lạc và vô sự. Một sự giải thoát ngay liền.





SÁT  SANH  MÀ  KHÔNG  CÓ TỘI

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi: Kính bạch Thầy! Giết những con vật phá  hại, hoặc  kẻ  ác...  (chuột bọ  sâu  kiến...) HT  dạy là không tội? Con đặt nghi vấn.
1-        Nếu  nặng,  do  lợi  ích  cho riêng  mình
(lòng ích kỷ, đố kị..).

2-   Nếu  nhẹ,  bản  thân  mình  làm  nhưng mang lại lợi ích cho nhiều người. Thêm vào đó mình  chưa ly dục ly ác pháp. Một nhân quả rất công lý và công bằng, thì  tránh sao khỏi không bị  chi  phối?  Khởi  niệm  giết  là  chịu nhân  một hành động rồi. Nhân quả vậy mà.





Đáp:   Trong   Giới   luật   của   Phật   có   hai nghĩa:
1-            Là đức hạnh

2-            Là pháp luật nghiêm cấm.

Đứng  trên  giới  luật  của  Phật  mà  nói  thì giới  luật  là  pháp  luật  nhân  quả.  Pháp  luật nhân quả luôn luôn áp dụng cho muôn loài vạn vật trên hành tinh này rất bình đẳng không có một pháp luật nào bình đẳng hơn được.
Khi nói đến nhân quả là phải nói đến môi trường  sống,  hễ  nói  môi  trường  sống  thì phải nói đến một đạo luật công bằng và công lý.
Chuột,  bọ,  sâu,  rầy,  kiến...   là  một  loài động  vật  như  bao nhiêu  loài  động  vật  khác, trong đó có con người, chúng cũng có một sự sống như bao nhiêu sự sống khác, chúng cũng biết đau khổ, biết sợ chết...
Vì thế, vô  cớ  mà chúng ta xâm  phạm  đến đời  sống  của  chúng  và  còn  tìm chúng  giết  hại thì dù  là  một  con kiến,  con trùng,  con dế  v.v.. vẫn bị kết tội nặng cũng như giết một mạng người,  đó  là  pháp  luật  nhân  quả  định  tội,  có định  tội  như  vậy  mới  là  một  đạo  luật  công bằng, ngược  lại  chúng xâm  chiếm  vào  đời sống của  chúng  ta,  phá  hại  mùa  màng  do công  lao



của chúng ta làm  ra bằng mồ  hôi  nước  mắt, vì thế chúng ta có quyền bảo vệ sự sống của chúng ta bằng cách phải diệt trừ kẻ ác để tự vệ không những  riêng  cho chúng  ta  mà  còn  bao nhiêu loài  vật  khác  nữa,  luật  nhân  quả  phải  công bằng  trên  vấn  đề  này.  Vì  loài  sâu  bọ  chuột đang phá hoại mùa màng và đang giết người và giết các loài  vật  khác, chúng ta và  các loài  vật khác sẽ bị chết đói.
Đứng trên công lý những loài sâu bọ, côn trùng, chuột v.v.. có tội trộm cướp và cố sát loài người  và  loài  vật  khác,  tội  ấy  là  tội  tử  hình, như vậy chúng ta giết  các  loài  sâu  bọ  chuột  để tự vệ bảo toàn sự sống của mình  và các loài vật khác  thì bất  cứ  một  pháp  luật  nào  chúng  ta cũng đều là người vô tội.
Ví dụ: Một nước đang bị ngoại xâm, toàn dân  nước  ấy  đứng  lên  chống  ngoại  xâm  giết giặc tức là giết người mà không có tội, còn kẻ cướp nước kia mới là kẻ có tội. Tại sao vậy?
Vì  môi  trường  sống  chung  thì phải  được bảo vệ để cho mọi loài động vật trên hành tinh này được sống bình đẳng và an ổn. Vì thế, phải diệt trừ những loài vật phá hoại môi trường sống. Luật nhân quả sẽ công bằng trị tội nếu ai phá  hoại môi trường sống sẽ  tự  chuốc  hậu quả.
Loài côn trùng, sâu, bọ, chuột v.v.. cũng vậy. Do chúng tạo  nhân chẳng lành thì chúng phải  trả quả là chúng ta diệt chúng, đó là luật nhân quả rất công minh.
Đối  với  kẻ  có  tội  trộm  cướp  giết  hại  sự sống của loài người thì pháp luật thế gian cũng đều  kết  án tử  hình  huống là  luật  nhân quả, do đó  ta  giết  côn  trùng  phá  hại  mùa màng  của  ta là không có tội.





NGÃ VÀ VÔ NGÃ

Câu hỏi của Diệu Minh 
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Câu  tác  ý:  (‚Tôi đi kinh  hành  tôi  biết  tôi  đi kinh  hành‛).  Con hỏi: Đã phá bản ngã thì  là gì có tôi và của tôi. Vậy  thay  bằng  chữ  thân  đi kinh  hành  có  khác nhau không?
Đáp:  Dù  có  thay  danh  từ  nào  thì nghĩa của  nó  cũng  chỉ  là  “tôi”.  Người  ta đã  chịu  ảnh hưởng của Thiền Tông và kinh sách phát  triển quá sâu cho là con người tu theo đạo Phật thì phải  không  có  ngã,  không  có  cái  ta,  không  có



cái  của ta thì người  ấy mới  giải  thoát, cho nên thường  tránh  những  danh  từ  xưng  hô  cái  tôi, cái ta mà xưng hô là trò, là con v.v.. là có ý dẹp ngã, đó là một việc làm sai. Theo đạo Phật sự cung kính  trước  mặt  cũng  như  sau lưng  thì đó là  đạo   đức  chân  thật  lợi  ích  cho  mình   cho người, còn trước mặt  xưng hô là trò,  là  con mà sau  lưng  thì khác  thì cái  đó  là  giả  dối  chứ không phải diệt ngã xả tâm.
Chúng tôi hiểu theo đức Phật dạy: “Vô thường,  khổ,  vô  ngã”õ, đây là tam pháp ấn để xác  định  một  sự  thật  về  thế  giới  hiện  tượng này,  do chúng  ta  không  hiểu  ý  này nên lo  đập phá  cái  ngã  của  mình.  Bởi  vì  người  ta  thường lầm  chấp  cho  thế  giới  này  là  thường  hằng, không  khổ, là  hạnh  phúc,  vì sự  lầm  chấp  dính mắc  này  nên  đức  Phật  dạy cho chúng  ta  hiểu để không dính mắc, chứ đức Phật không bảo chúng ta tu hành để trở  thành cây đá  (vô ngã, không ta, không cái của ta).
Đức Phật dạy: “diệt ngã” là xả lòng ham muốn  của  mình,  chứ  không  phải  diệt  cái  ngã, xả lòng ham muốn của mình  là diệt đế, diệt đế là một chân lý trong bốn chân lý của đạo Phật, chứ không phải diệt ngã như người ta hiểu.



Vô  thường,  khổ  thì ai  cũng  rõ,  nhưng  vô ngã  thì người  hiểu  như  thế  này,  kẻ  hiểu  như thế kia. Có người lại hiểu rằng: Vô ngã là Niết bàn, hiểu như vậy có nghĩa là trong Niết bàn không có ngã. Vậy không có ngã thì ai là người biết Niết bàn? Không người biết Niết bàn sao đức Phật lại biết mà dạy cho chúng ta Diệt đế. Trong  Diệt  đế  theo  chúng  tôi  hiểu  thì phải  có ngã, vì Diệt đế là mục đích giải thoát của con người cho nên nó là một chân lý của loài người không ai  chối  cãi  được. Một  sự  giải  thoát chân thật  không  ai  phủ  nhận  được  vì  nó  có  người biết Niết bàn, có người biết tự Niết bàn trong tâm  của  mình   thì không  thể  nào  là  vô  ngã được.
Đức   Phật   dạy:   “Pháp   không   có   thời gian đến để mà thấy”. Vậy khi tu theo đạo Phật chúng ta thấy sự giải thoát rõ ràng, vậy không thể nào vô ngã được.
Ngăn ác diệt ác sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, vậy cái gì ngăn và diệt ác pháp, cái gì sanh thiện tăng trưởng thiện?
Thưa  quý  vị!  Cái  gì không  giải  thoát,  cái gì  giải  thoát?  Ác  pháp  là  không  giải  thoát, thiện  pháp  là  giải  thoát.  Như  vậy  người  tu  có



cần gì diệt ngã, cái ngã chỉ cần biết sống trong thiện pháp là Niết bàn rồi.
Đạo Phật ra đời vốn vì con người khổ chứ không phải vì cái ngã của con người. Đạo Phật biết lấy cái ngã  ác của con người tu  sửa trở lại để  trở  thành  cái  ngã  thiện,  nhờ  thế  con người sống  toàn  thiện,  đó  là  Niết  bàn,  chứ  không phải  vô  ngã  là  Niết  bàn  như  kinh sách  phát triển dạy.
Đại  Thừa  và  Thiền  Đông  Độ  đã  lầm,  nên đã ca ngợi những người vô niệm, vô trụ, vô chứng  là  tối  thượng,  vô  niệm,  vô  trụ, vô  chứng là vô ngã mà vô ngã là gốc cây cục đá  rồi. Nếu còn có cái biết thì không thể nào gọi là vô ngã được.
Con người  tu  để  vô  ngã  thì không bao giờ tu vô ngã được, cũng như con người bảo rằng không   tài   sản   thì  không   thể   nào   có   người không tài sản được.
Vì thế, hữu ngã thiện pháp mới thật sự là vô  ngã. Có của cải  tài sản mà  không dính  mắc của  cải  tài  sản  mới  thật  sự  là  không  tài  sản, nhờ  đó  mà  tâm  được  an  vui,  hạnh  phúc.  Cho nên, hữu ngã thiện mới không làm khổ mình, khổ người, gọi là giải thoát. Tu hành theo đạo Phật  để  hiểu  biết  rõ  thiện  và  ác,  lúc  nào  cũng



ngăn  và  diệt  ác  pháp  thì           mục  đích  của  Phật giáo nơi đó là đã chứng đạo.





LỤC ĐỘ BA LA MẬT

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi:   Kính  bạch   Thầy!   Trong   pháp hành,  nếu  ngồi  kiết  già  thẳng  lưng  thời  gian
30’,  có  thực  hiện  được  sáu  ba  la  mật  không?
(giới, định, tuệ, tinh  tấn, nhẫn nhục, bố thí).

Nếu  đi kinh  hành  nhiều,  vô  tình  dày  đạp lên  những  con vật  nhỏ  xíu,  có  phạm  vào  giới sát không? (nó nhiều lắm rất khó tránh).
Đáp: Ngồi kiết già lưng thẳng giữ tâm không  niệm  thiện  niệm  ác  thì đó  là  tu  sáu  ba la  mật  rồi,  bởi  vì  sáu  ba  la  mật  kể  ra  cho nhiều, nghe cho vui chứ  chính  bản chất của nó là  không  (người  cho mà  không  biết  mình  cho và  người  nhận  không  biết  mình  nhận  thì đó mới  là  bố  thí Ba La  Mật).  Những  điều  này  là những điều hý luận, toàn là thứ bánh vẽ.



Cho nên, từ xưa đến giờ không có ai tu sáu độ  ba  la  mật  được  cả,  chỉ  lừa  đảo  người  mà
thôi.

Đi kinh hành sợ dẫm đạp lên chúng sanh, chính  sự sợ  dẫm  đạp lên chúng sanh mới là  đi kinh hành,  còn  không  sợ  dẫm  đạp  lên  chúng sanh mà đi kinh hành thì không có nghĩa là đi kinh hành nữa.
Vô  tình sát  hại  chúng sanh vẫn có tội, do có  tội  nên đi  kinh hành rất  cẩn thận, như vậy mới thật sự kinh hànhø tỉnh thức, mới có nghĩa là tu tập kinh hành.
Nhờ  sợ  dẫm  đạp  lên  chúng  sanh  mà  đi kinh hành đúng đắn, đi kinh hành đúng đắn là tỉnh thức.


TỨ THIỀN   CÓGIỐNG  VÔ TÂM  KHÔNG?

Câu hỏi của Diệu Minh
Hỏi:   Kính  bạch   Thầy!   Tu   đến   Tứ Thiền: xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh. Có giống vô tâm không?
Đáp: Không, trong trạng thái Tứ Thiền chúng ta có một tâm lực siêu  việt dùng để thực hiện  Tứ  Như  Ý  Túc  và  Tam Minh,  không  phải vô tâm như Thiền Đông Độ.
Tứ Thiền là một loại định của thân, vì thế khi nhập  Tứ  Thiền  thì thân  bất  động,  hơi  thở tịnh  chỉ,  hơi  thở  tịnh  chỉ  thì các  hành  trong thân đều ngưng nghỉ.
Vô  tâm  là  một  loài  thiền  định  của  Đại Thừa và Thiền Đông Độ, vì thế thân nó không định tức là thân còn hoạt động (còn thở ra, vô), Thân  không  định thì không  thể  nào  thực  hiện Tứ  Như  Ý  Túc  và  Tam  Minh  được.  Nếu  không thực hiện được Tứ Như Ý Túc và Tam Minh thì không bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.





ĐỨC PHÊT  ĐÃ THÀNH PHÊT  TỪ VƠ LƯỢNG KIẾP CỊ ĐÚNG KHƠNG?

Câu hỏi của Diệu Minh

Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong nhiều kinh nói: Đức  Phật đã  thành Phật từ  vô  lượng kiếp,



vì thương chúng sanh thị hiện vào làm con vua
Tịnh Phạn ở cõi Sa Bà để hóa độ chúng sanh.

Theo  như  HT   giảng  trong  ĐVXP,  chính niệm  tỉnh  giác  ở  giai   đoạn  bốn  ‚khi bỏ  thân này  (chết)  đi đầu  thai  vào  trong  thai  mẹ,  ở trong thai  mẹ,  ra khỏi  thai  mẹ  và  lớn  lên  đều
biết‛

Đã  như  thế  thì  có  nhớ  biết  được  tiền kiếp không? Như vậy sao lúc đầu Phật còn tu sai?
Hay do Phật phương tiện để hóa độ chúng sanh cho nên lúc quyền lúc thật là như thế?
Đáp:  Nhiều  kinh  nói  về  đức  Phật  Thích Ca Mâu  Ni đã   thành  Phật  từ  vô  lượng  kiếp, nhưng đó là những kinh sách phát triển, do tưởng của người sau bịa đặt ra. Sự thật luôn có sức  mạnh  của  nó,  và  lịch  sử  đã   chứng  minh điều này. Đức Phật sanh ra cũng có cha mẹ lớn lên  có  vợ  con cũng  giống  như  bao nhiêu  người khác trên hành tinh này. Vì ngao ngán đời người sanh ra để thọ khổ, nên Ngài từ giã cung vàng  điện  ngọc,  cha già,  vợ  trẻ,  con thơ  để  đi tìm đường thoát khổ. Sau bao năm tu hành không đúng chánh pháp, tưởng chừng như Ngài sắp chết, bỏ xác giữa rừng già. Phước của chúng sanh  trên  hành  tinh này  còn  nên  cuối  cùng Ngài đã tìm ra một lối đi giải thoát, mà thời ấy



không  có  tôn  giáo  nào  có  được  giáo  pháp  chân lý ấy.
Sau 49 ngày dưới cội cây Bồ Đề, Ngài chứng quả giải thoát, từ đó mới bắt đầu có đạo Phật. Đạo Phật một nền đạo đức nhân bản - nhân quả  không làm khổ mình,  khổ  người, mà con người đã  có sẵn nhưng có mấy ai  biết đến. Bài  pháp  đầu  tiên TỨ  DIỆU  ĐẾ  đã  làm  sáng tỏ những gì con đã  từng có mà không biết, nhưng sau này kinh sách phát triển bịa đặt ra và bóp méo  làm  sai  lệch  lịch  sử  của  một  con người toàn thiện như Ngài, một ân nhân của loài người.
Sau  khi chứng  quả  chánh  giác  Ngài  đã thấu  suốt  đường  đi,  nên  trong  kinh  Ngài  dạy:
‚có bốn giai  đoạn tỉnh thức‛:

1- Tỉnh thức khi chết vào thai mẹ.

2- Tỉnh thức khi ở trong bụng mẹ.

3- Tỉnh thức khi xuất thai.

4- Tỉnh thức trong khi còn bé.

Bốn  sự  tỉnh  thức  này  là  những  pháp  môn tu  tập  để  làm  chủ  bốn  sự  khổ  đau  của  kiếp người.
Kinh sách  viết  sai  sự  thật  là  những  kinh sách  không  đáng  tin cậy,   vì  thế,   đức  Phật



Thích  Ca  Mâu  Ni dạy:  “Có  10  điều  chớ  có
tin...”.

Đức  Phật  đã  nhắc  chúng  ta  như  vậy,  thế mà  những  kinh sách  nói  không  đúng  sự  thật thì chúng ta lại tin được sao?
Chúng   tôi   nghĩ   đức   Phật   thường   dạy thẳng  thực  hành  vào  pháp  môn  của  Ngài  hơn là dùng phương tiện, vì dùng phương tiện người tu hành dễ bị lệch lạc vào ngoại đạo. Đức Phật là người thẳng thắn, không giả dối, nên không dụng quyền, người sau không hiểu nên đã dùng nhiều  phương tiện,  vì thế,  khiến  cho đạo Phật ngày  nay mới  ra nông  nỗi  này,  mới  trở  thành một tôn giáo thần quyền.





BẤT ƯNG TRỤ SẮC  SANH  TÂM  CÓ GIỐNG BẤT ĐỘNG TÅM ĐỊNH KHÔNG?

Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi:  Kính bạch Thầy!  Kinh  Kim  Cương dạy:  ‚Bất  ưng   trụ  sắc  sinh tâm,  bất  ưng   trụ thanh,  hương,  vị, xúc,  pháp  sinh  tâm.  Ưng  vô



sở trụ nhi sanh kỳ tâm‛. Vậy có giống Định Bất Động Tâm hay Định Vô Tướng hay phòng hộ: mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý không cho dính mắc sáu trần không?
Vậy thì  vô tâm, nhưng  liễu liễu thường tri (rõ  ràng  thường  biết)  có  giống  tác  ý  câu:  ‚tâm như cục đất không‛?
Tâm như đất, có sợ rơi vào vô ký không?

Đáp:  Kinh Kim  Cang thuộc  về  hệ  thống Bát Nhã, Bát Nhã là không. Câu kinh trên đây diễn tả vị trí chân không diệu hữu của triết học tánh không, thì không thể nào là bất động tâm định, bất  động  tâm  định do ly dục  ly ác  pháp hay nói  một  cách khác  hơn bất  động tâm định là  tâm  không  phóng  đật,  nên  Đức  Phật  dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.
Bất động tâm định là một quá trình tu tập bằng một cuộc sống đúng giới luật, không hề vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào  cả  trong  khi giữ gìn giới luật, màø còn tu tập các pháp hành như: Tứ  Bất  Hoại  Tịnh,  Tứ  Chánh  Cần,  Tứ  Niệm Xứ...  để  làm  cho thanh  tịnh  giới  luật,  nhờ  giới luật thanh tịnh tâm mới ly dục ly ác pháp hoàn toàn.



Các  nhà  kinh sách  phát  triển  chỉ  biết  lý luận bằng ngôn ngữ hay tuyệt nhưng cuộc sống của  các  Ngài  rất  phàm  phu  (sống  phá  giới, phạm giới, bẻ vụn giới), nhưng lại khéo dùng những danh từ để che mắt tín đồ: ‚Bất  ưng  trụ sắc  sanh  tâm,  bất  ưng  trụ  thanh,   hương,  vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm‛.  Đây là những danh từ suông chứ sự sống của  con người  không  thể  thực  hiện  được  như vậy,  cho  nên  kinh  sách  thuộc  hệ  thống  Bát Nhã  này  từ  xưa cho đến  nay đã  lưu  hành  hơn hai  nghìn  năm  mà  có  mấy  ai  đã   tu  tập  đạt được.
Vô  tâm  nhưng  liễu  liễu  thường  tri nghĩa của  nó  cũng  giống  như  chân  không  diệu  hữu, chỉ  nói được chứ không sống với  cái  đó được là tại vì nó là cái bánh vẽ, còn câu tác ý tâm như cục  đất  là  câu  pháp  huấn  luyện  tâm  để  tâm huân thành thói quen như đất chứ không phải tâm là cục đất thật. Vì thế, tâm làm sao rơi vào vô ký được.
Nghe  hướng  tâm  như  đất  là  người  ta  sợ tâm  thành  đất  thật  sự,  đất  là  đất  tâm  là  tâm có  nghĩa  là  tâm  không  làm  khổ  mình,   khổ người nữa tức là tâm không còn mang bản chất hoang dã  của loài cầm thú nữa, chứ không phải



tâm  như cục  đất  vô  tri vô  giác  (vô  ký) như con
hiểu.

Tâm  như  cục  đất,  có  nghĩa  là  tâm  không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Tâm như mọi  người  đang  sống  nhưng  không  có  tham, sân, si, mạn, nghi.





PHÁP THÂN


Câu hỏi của Diệu Minh


Hỏi: Kính bạch Thầy! Ở  CNTP  HT  giảng về hành Thập Thiện:
-              Thân  hữu  sắc  (thân  do duyên  hợp  giả

có).



-              Tâm  là  vô sắc  (không có  hình).  Vậy gọi

là pháp thân có được không?

Có giống như trong nước biển có muối, không một mà cũng chẳng phải hai hay trong nước có bọt nước. Vậy câu: ‚Sắc tức là không, không tức là sắc‛. Câu này có hợp không?
  
Đáp: Không, pháp thân là một trạng thái vô  dục  của tâm  chứ  không phải  tâm, vì tâm  là một  uẩn  trong  ngũ  uẩn,  khi sắc  uẩn  hoại  diệt thì toàn cả ngũ uẩn đều hoại diệt, ngũ uẩn hoại diệt thì tâm đâu còn.
Trong năm uẩn chỉ có sắc uẩn là hữu sắc còn  bốn  uẩn  kia là  vô  sắc,  cho nên  không  thể lấy  một  uẩn  vô  sắc  mà  gọi  là  pháp  thân được. Vì  lấy  tâm  uẩn  cho là  pháp  thân  thì thọ  uẩn, hành  uẩn  và  tưởng uẩn  cũng  cho là  pháp  thân được sao?
Trong thân nhân quả (thân ngũ uẩn) của chúng ta chỉ thuần có một vị khổ không có vị giải thoát, nếu chúng ta không tu tập đúng chánh pháp thì không bao giờ có vị giải thoát.
Trong luật nhân quả có vị giải thoát và không  giải  thoát,  thiện  và  ác,  thiện  là  giải thoát,  ác  là  khổ  đau. Cho nên,  đem thân  ngũ uẩn  ví  như  nước  biển,  cũng  như  nước  và  bọt nước thì e rằng không đúng vì thân ngũ uẩn là một  hợp  chất của các  duyên chứ  không thật  có thì làm sao nước và bọt nước được.
Vì  thế  câu  kinh: “sắc  tức  là  không,  không tức  là  sắc”  thì không  đúng  ý  nghĩa  của  Phật giáo, cho nên đức  Phật  dạy: “Nếu  còn  có  một



chút xíu gì trong thân ngũ uẩn này thường hằng  thì đạo  Phật  không  ra đời”.  Tại  sao
vậy?
Tại vì không giải thoát khổ cho loài người. Vài lời thăm và chúc con thân tâm an lạc,
kiên cố tu hành đến ngày viên mãn.





LÀM CHỦ CÁI Ý

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi:  Kính thưa  cô  Diệu  Quang!  Chúng con có  những  thắc  mắc  các  vấn  đề  sau, xin  cô mở lòng từ mẫn mà chỉ dạy:
1- Khi  chưa tỏ  ngộ  chánh pháp, quá  trình tu  tập  làm  chủ  cái  ý  như  thế  nào  khi  gặp nghịch cảnh đến?
2- Mỗi ngày Cô làm gì trong suốt 24 tiếng?
Đáp9: Khi chưa tỏ ngộ chánh pháp, câu này có hai nghĩa:



9 Chơn Như ngày 20 tháng 1 năm 2001



1-            Khi mình  chưa hiểu  biết  pháp  tu  của
Phật (Nguyên Thủy).

2-            Khi  mình   chưa  ngộ  được  Phật  tánh
(thấy Tánh của Thiền Tông).

Ở  đây Út sẽ trả lời nghĩa thứ nhất theo Phật giáo Nguyên Thủy, còn theo thiền Tông vì Út không biết.
Khi chưa tỏ  ngộ  chánh  pháp,  thì không thể  gọi  là  quá  trình tu  tập  được  gì, có  biết  cái gì đâu mà tu tập, cho nên, lúc bấây giờ gặp ác pháp  đến thì mình  chỉ  biết  tức  tối,  buồn, giận, khóc, la v.v.. rồi tự mình  hát lên những bài hát nho nhỏ, sau đó lần lần tâm hồn mình  thấy an vui trở lại. Thời gian đó có thể suốt trong 24 tiếng  Út  đều  tự  hát  lên  nho  nhỏ  để  tự  giải khuây lòng mình  khi gặp nghịch cảnh. Khi nào tâm an vui trở lại là Út hết hát.





KHI  TỎ NGỘ CHÁNH PHÁP CÓ LÀM  GÌ TRONG  24 H

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi:   Khi  tỏ   ngộ   chánh   pháp,   năng khiếu trỗi dậy, lúc nghịch cảnh đến Cô làm chủ cái ý có khác lúc chưa tỏ ngộ như thế nào? Mỗi ngày Cô làm gì trong suốt 24 tiếng?
Đáp:  Khi đã   hiểu  được  Phật  pháp,  lúc gặp nghịch cảnh thì có khác hơn nhiều:
1-   Tỉnh thức ngay đối tượng (mới đầu còn chậm lắm), nhưng sau khi có được tỉnh thức thì lại nhanh  hơn.
2-   Khi có sự tỉnh thức muốn làm chủ được ý  thì phải  chủ  động  điều  khiển  tâm,  là  phải  ý thức xem cái ý của mình  nó khởi lên ham muốn cái  gì  ác  hay  là  thiện,  vui  hay  là  buồn,  khi nhận định xong thì dùng câu như lý tác ý để đánh  bạt  nó  xuống.  Ví  dụ:  ý  nôn  nóng  muốn khởi đi tu để không mất thời gian, vì sự vô thường không chờ đợi ai:
“Tấc bóng thời gian một tấc vàng

Tấc vàng tìm được không gì khó



Tấc bóng thời gian khó hỏi han”

Lúc bấy giờ các Chú phải thấy được bổn phận  và  trách  nhiệm  đạo  đức  làm  người  của mình  thì các  chú  phải  khởi  niệm:  ‚Bổn  phận đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người. Trong lúc  con mình  còn nhỏ, vợ  thì  yếu đuối  biết  có  đủ  sức  nuôi  con dạy  con cho đến lớn   khôn   nên   người   hữu   dụng   cho  xã   hội không?  Nếu  Ta  bỏ  đi tu  như  vậy,  ta  là  người thiếu đạo đức không làm tròn bổn phận làm người,  phỏng  chừng  ta  vào  chùa  có  ngồi  được yên  tu  tập  được  không?  Hay  duyên  nhân  quả này phá hạnh độc cư. Hiện giờ đạo đức nhân quả chưa cho phép ta xuất gia thì  ta hãy tu tại gia  đình,  lo  xả  tâm  dục  và  ác  pháp  còn  chưa xong huống hồ vô  chùa làm  gì cho khổ  vợ con, chừng nào con cái lớn khôn ta hãy vào chùa tu hành Tứ  Thánh Định, không muộn màng gì?‛. Đó là khởi niệm quán xét cân nhắc để dừng lại sự  nông  nổi  và  tất  cả  những  nghịch  cảnh  xảy ra đều  phải  khởi  niệm  quán  xét  thì mới  làm chủ được cái ý.
Khi các chú gặp nghịch cảnh thì các chú phải  xem  lại  lỗi  tại  ai,  nếu  biết  mình  lỗi  thì tâm  sẽ  xả  ngay  liền,  còn  người  khác  lỗi  thì mình   phải  mở  lòng  tha  thứ,  còn  nếu  mình



không  tha  thứ  được  thì phải  quán  nhân  quả:
‚Ai  gieo  nhân  ác  thì phải  gặt  lấy  quả  khổ,  ai gieo nhân  thiện  thì  phải  hưởng  phước  báo,  ta dại gì mà gieo nhân ác để phải thọ quả khổ, họ chửi mạ nhục ta là họ gieo nhân ác họ làm sao tránh khỏi quả người khác sẽ chửi và mạ nhục họ lại, ta là người đang trả quả của tiền kiếp, vậy  ta không  nên  buồn  mà  hãy  vui  để  trả  quả cho xong, nếu ta buồn giận là ta trả không hết nghiệp mà ta còn nuôi dưỡng ác pháp trong ta, như vậy ta là người ngu si, ôm khổ vào lòng mà không biết‛.
Họ  chửi  và  mạ  nhục  ta là  họ  nhắc  nhở  ta chỉ  có  một  phần  nhỏ  còn  ta  làm  nhiều  điều khác ác độc hơn nhiều.
Nếu ta dùng trí quán xét  nhân quả  không đẩy lui được chướng ngại pháp trong tâm ta thì ta  nên  khởi  ý  làm  việc  không  để  cho ý  rảnh rang,  nhờ  thế  ý  tránh  được  sự  đau khổ,  phiền
não.

Khi hiểu được Phật pháp suốt trong 24 tiếng, lúc nào cũng tỉnh thức, nên khi tâm khởi lên niệm thiện vui thì Út biết rõ và liền tác ý:
‚Tâm   không   được   vui  lắm  phải  thanh   thản, bình thường‛, còn có  những niệm  xấu ác khiến tâm  buồn  phiền  khổ  đau thì Út  hát  lên  những


câu hát để đẩy lui hay nói cách khác là quên đi sự  ưu phiền  đó,  còn  đẩy  lui  không  được  thì Út dùng  câu  trấn  tĩnh  để  an  thân  phận  mình:
‚Thân  phận  mình là  người  giúp  cho  Thầy  ai khen  chê  nói  xấu  gì  mặc,  mình  là  người  phụ giúp thì  phải lo hết bổn phận thôi chớ có buồn phiền, khổ tâm làm gì cho mệt‛.
Luôn luôn lúc  nào  Út cũng  sẵn sàng tác  ý tất  cả  việc  gì xảy  đến  thì phải  đánh  bạt,  đẩy lui  nó  ra liền  để  tạo  cho mình  một  cảnh  sống an vui thật thụ.





CÓ CHUYỂN  BIẾN GÌ KHI TỎ NG

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi: Khi tỏ ngộ Chánh pháp, Cô có chuyển biến gì trong tâm hồn mình?

Đáp:  Út  tu  theo  pháp  xả  tâm  của  đức Phật “ngăn ác diệt ác pháp” chứ không có tu theo thiền Đông Độ, nên không có sự chuyển biến gì trong tâm, khi xả  tâm  được  tức  đẩy lui các  chướng  ngại  pháp  là  có  sự  an  vui,  thanh thản và vô sự trong tâm của mình  mà thôi.



Do nhận ra được trạng thái tâm thanh thản, an lạc và  vô  sự giải  thoát của tâm mình, nên  Út  nói:  ‚Ai   có   duyên  đi   trước  thì mình cũng   từ   từ   theo  sau,  miễn   là   đi  đúng  con đường‛.





CÁCH THỨC XÂ TÂM

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi: Cô dạy học trò cách thức xả tâm bằng cách nào?
Đáp: Khi thì la hét tạo ra chướng ngại pháp để cho các em và các cô lấy đó làm đối tượng  xả  tâm;  khi thì nhỏ  nhẹ  khuyên  bảo  chỉ vạch từng lỗi nhỏ nhặt để các cô và các em biết lỗi  mà  xả  tâm; khi thì làm  thinh không nói  ai hết  nhưng  đều để  mắt  xem xét  mọi  hành vi cử động  của  các  cô  và  các  em  để  kịp thời  ngăn chặn những điều sai trái không đúng pháp tu hành.
Ví  dụ  1: Đang  nấu  cơm mà  để  cơm khét thì đó là thiếu ý tứ, cẩn thận, tức là thiếu tỉnh giác  thì Út  dạy  phải  tu  tập  tỉnh  thức  ngay



trong hành động đang làm  không có  nghĩa chỉ biết  đang làm  mà  còn  có  nghĩa  là  phải  chú  ý cẩn  thận  sự  việc  đang  làm  không  cho hư  hại thất bại.
Ví dụ 2: Khi bắt gặp quý cô và các em nói chuyện  thì Út  dạy: Người  tu  mà  nói  chuyện  là tâm  mình  không  được  yên  lành  vì  nói  chuyện là  tâm  duyên theo  ngoại  cảnh (phóng dật), khi nói  chuyện  thì làm  sao biết  được  tâm  nghĩ  gì để quán xét, nhờ có quán xét mới xả được tâm.
Sống độc cư yên lặng một mình  thì mới thấy  được  tâm  mình  nói  gì, muốn  gì, nhờ  thế các  cô  và  các  em mới có  đối  tượng để  quán xét xả tâm.
Ví dụ 3: Khi các cô và các em bị la rầy thì tâm  họ  sân  lên  hoặc  mặt  họ  dàu  dàu  buồn  bã thì Út  khuyên  nên  nhẫn  nhục,  nhẫn  nhục  tức là ngăn ác pháp trong tâm mình, nhưng ngăn chặn ác pháp mà  không xả là bị ức  chế tâm  vì thế  ta  nên  quán  xét  sự  việc  bị  la  rầy  là  do mình   có  lỗi  hay  người  khác  có  lỗi,  nếu  biết mình  có  lỗi  là  mình  đã  xả  tâm  ngay liền,  còn nếu lỗi của người khác đó là nhân quả đời trước hoặc cô Út thử thách mình  giúp mình  tu tập xả tâm.  Khi tư  duy như vậy  thì tâm  liền  xả  ngay không còn giận hờn phiền não nữa.



CÁC ĐỐI TƯỢNG

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi:  Hằng  ngày  đối  tượng  thường  xảy đến với chúng con:
Vu oan, nói xấu chê mình.

1. Phải xả tâm gì?

2. Tác  ý  thế  nào  để  xả  không  còn  trong

tâm.
  
Đáp: Phải xả tâm sân.

Muốn  xả  tâm  sân  bình  thường  hằng  ngày

phải dùng câu tác ý: ‚Tham, sân,  si  là  ác pháp, làm  cho ta  khổ  đau,  tâm  phải  xa lìa, phải  từ bỏ, phải đoạn trừ‛.
Khi đang sân  hận thì ta  nên uống một ly nước, ngồi trên ghế trong tư thế nào cũng được và  cố  gắng  phòng  hộ  mắt,  tai  bằng  cách  tập trung tâm  vào  hơi  thở  và  hướng tâm;  ‚tai  phải nghe  hơi  thở  ra, vô  cho rõ  ràng,  không  được nghe bên  ngoài‛,  khi hướng  tâm  xong thì đếm hơi  thở  1,  2,  3,  4,  5  rồi  nhắc  lại  câu  pháp hướng, cứ tập tu như vậy khi nào tâm tập trung vào  được  hơi  thở  thì mới  thôi  hướng vì lúc  bấy giờ tâm đã nhẫn được rồi. 
Sau khi nhẫn được, mọi sự đều được trở lại bình  thường  thì lúc  bấy  giờ  ta  quán  xét  để  sự việc vừa xảy ra thấu suốt, đó là ta đã quét sạch sự sân hận trong ta.





XÂ TÂM TRẠO HỐI

Câu hỏi của Minh Pháp

Hỏi:   Mình   phạm   lỗi   bị   người   chỉ trích, mắng chửi  không tiếc  lời, có  người góp ý nhẹ nhàng để sửa đổi.
1-            Xả tâm gì?

2-            Tác ý thế nào để xả?

Đáp:  Mình   làm  lỗi  bị  người  khác  mắng chửi mạ nhục thì nên xả tâm trạo hối. Muốn xả tâm  trạo  hối  thì phải  quán  xét  tư  duy  sự  lỗi lầm của mình.
1-  Khi quán xét sự lỗi lầm đó ta rút ra những   kinh  nghiệm   không   để   sau  này   còn phạm lỗi nữa.
2-  Ta tư duy sự lỗi lầm này đáng để cho người khác chỉ trích mắng chửi thậm tệ, để lấy



đó răn nhắc mình,  người chỉ trích mắng chửi ta là người ơn giúp ta nhớ mãi không quên để sửa lại những lỗi lầm của mình.
3-   Hằng ngày hướng tâm:  ‚Ta phải  sống, sống đúng đạo đức làm người không làm khổ mình,  khổ người‛.






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!