Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 10 -8



không?   Và   nếu   có   người   giúp   đỡ   có   bị   tội không?
Đáp11:  Người  tự  tử  là  người  có  tội  giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác, tội giết mình  còn nặng hơn tội giết người  khác,  cũng  như  tội  làm  khổ  mình   còn nặng tội hơn tội làm khổ người. Vì chính mình, mình  còn làm khổ cho mình  thì có ai mà mình từ bỏ. Tội tự giết mình  còn mang thêm một cái tội  nữa  là  tội  trốn  tù.  Người  giúp  cho người  tự tử là người có tội tòng phạm giết người.
Người  già  ốm  bệnh hoạn sống dở chết  dở, nên tự mình  hoặc nhờ người khác để chấm dứt cuộc đời. Đối với luật nhân quả thì người đó tránh né trốn tội và như vậy tội còn nặng hơn.
Luật   nhân  quả  rất  công  bằng  khi  một người  làm  ác  thì phải  trả  quả  khổ.  Già,  ốm, bệnh hoạn sống dở chết dở là đang trả những quả  mà  trước  kia mình  đã  gieo  nhân  ác.  Sao bây giờ vội tự sát để tránh quả khổ này ư? Nếu tránh  được  quả  khổ  thì làm  sao còn  có  luật công  lý  và  công  bằng  được?  Đừng  nghĩ  rằng
chết  là  hết  khổ,  chết  là  một  sự  tiếp  nối  trong


11 Chơn Như  ngày 1 tháng 2 năm 2001
đau khổ hơn. Nếu tự sát chết cho hết khổ, điều này  không  bao  giờ  có  được.  Luật  nhân  quả không phải lấy cái chết là hết tội được, đối với luật  pháp  thế  gian  chết  là  hết  tội,  nhưng  với luật pháp của nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả  khổ  kế  tiếp  và  tội  còn  nặng  hơn.  Tại  sao
vậy?

Tại vì khi tự sát, mình  mắc tội giết người và còn thêm một cái tội nữa là tội trốn tù. Cho nên kẻ tự sát là kẻ trốn nghiệp, những người tự sát  như vậy là  những người hèn nhát trước  cái khổ  mà trốn tránh, không dám  nhìn  thẳng cái khổ, không dám lấy cái khổ làm niềm vui cho mình, không dám lấy cái khổ để trả nghiệp, không  biết  chuyển  khổ  làm  vui,  chuyển  họa làm phước, xưa đức Phật dạy:
“Đứng lại thì chìm xuống

Tiến tới thì trôi dạt


Chỉ có vượt qua”.

Kẻ  gặp  khổ  mà  đứng  lại  là  kẻ  hèn  nhát chỉ  biết  kêu  khóc,  rên  la,  than  thân,  trách phận,  oán  trời  trách  người, làm  như vậy có  lợi ích gì?  Hoặc  vào  chùa  cúng  bái,  tế  lễ,  cầu  xin thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được gì? Hoặc trốn  bỏ  đi tu  vào  chùa  thì những  người  này  có



tìm sự  giải  thoát  chỗ  nào  được,  đó  là  hạng người tránh né.
Kẻ  gặp  khổ  cầm  dao  tự  sát,  hay  uống thuốc  độc  hoặc  thắt  cổ,  nhảy  sông  trầm  mình tự  tử,  đó  là  những  người  trôi  dạt,  những người hèn nhát, những người này bị nhân quả xỏ mũi, những người này nô lệ cho nhân quả, những người này vô đạo đức thiếu ý chí làm người.
Người ta cứ nghĩ rằng khi chết là hết khổ, sự thật không phải thế, khổ là do nhân quả, ăn ở chẳng lành khiến cho bao nhiêu người khác khổ, vì thế mà phải thọ quả khổ để đền trả những điều mình đã làm ác và như vậy không phải  là  đạo  lý.  Tại  sao làm  cho kẻ  khác  khổ bây giờ lại trốn tránh? Một đời dám ăn thịt chúng  sanh,  biết  bao nhiêu  xương  máu  và  sự đau khổ của loài vật khác đã đem vào cuộc sống của mình  mà bây giờ không dám nhìn  thẳng sự khổ  ấy?  Không  dám  vui  nhận  sự  khổ  ấy?  Cớ sao lại  phải  tự  tử.  Tự  tử  đâu  có  nghĩa  là  thoát khổ  mà  còn  phải  thọ  khổ  gấp  trăm  ngàn  lần. Tại sao vậy?
Vì tự tử tội ác chồng lên tội ác, các phật tử đừng  nghĩ  rằng  mình  tự  giết  mình  là  vô  tội. Đối với luật nhân quả không có thời gian và không gian, nó chỉ biết có thiện và ác mà thôi,



vì không có không gian nên nó trừng phạt quý vị  chịu  khổ  đau  trong  nhiều  thân  và  nhiều kiếp; vì không có thời gian nên sự thưởng phạt của nó liên tục không gián đoạn, nên quý vị bỏ thân  này  thì lại  tiếp  tục  thân  kia để  chịu  khổ đau và  cái  khổ  đau này  lại  chồng  lên  cái  khổ đau khác nữa.
Người  tự  tử  đối  với  luật  nhân  quả  được xem là  tội  giết  người,  phải  xử  phạt  tội  như  xử phạt kẻ cố sát, còn thêm một tội nữa là tội trốn pháp luật (luật định của nhân quả).
Người  giúp  đỡ  cho người  tự  tử  cũng  là  có tội tòng phạm giết người. Một lời nói khiến cho người  ta  chết  là  tội  giết  người.  Rầy  mắng  con cái khiến con cái tự tử là tội giết người. Vợ chồng  rầy rà  cãi  vã  khiến chồng  hoặc  vợ tự  tử đều là tội giết người.
Tóm  lại,  người  tử  tự  là  người  trốn  luật nhân quả, là con người không thể nào trốn luật nhân quả được, dù trốn bất cứ nơi đâu cũng không thể  thoát  khỏi, trốn  luật nhân quả càng trốn luật nhân quả là bị luật nhân quả chi phối nặng thêm tức là thọ khổ nhiều hơn nữa, chỉ có điều  duy nhất là  tâm  bất động trước  luật nhân quả là đã chuyển được nhân quả.



Hỡi  các  phật tử! Tất  cả  những sự  đau khổ tận   cùng   của  sinh   mạng   con  người,   nếu   ai không dao động tâm, thì thân tâm người ấy sẽ mát lạnh, chính  người ấy đã  chuyển được nhân quả của người ấy, người ấy thoát khổ.
Bởi  vậy  người  tự  tử  là  người  ngu  si  tự mình  làm  khổ  thêm  cho mình,  tạo thêm  tội ác cho mình,  Đức  Phật  dạy: ‚thọ  là  vô  thường‛  có gì mà chúng ta phải sợ, vì thọ có khi có, cóù khi không, có gì mà chúng ta lo sợ, mà tự tử phải không quý vị.


MẤT TRÍ
Câu hỏi của Tâm Thanh
Hỏi:  Kính bạch  HT!   Nếu  như  có  một
người  mất  trí phạm  tội  giết  người  thì  đối  với pháp luật thế gian  họ không có bị tội vì không có chủ ý, nhưng  đối với luật nhân quả họ có bị tội báo gì không bạch HT?
Đáp: Người mất trí là người đã bị luật nhân  quả  xử  phạt  tội  rất  nặng,  nặng  hơn  tội giết  người.  Đối  với  luật  nhân  quả  tử  hình  xem



như tội còn nhẹ. Sống mà chịu khổ đau đủ mọi điều thì đó gọi là địa ngục. Địa ngục là tội nặng nhất của luật nhân quả.
Người  mất  trí chỉ  là  một  sự  hình   phạt nặng của luật  nhân quả để người này thi hành bản án tử hình và làm khổ cho những người khác, để cho những người khác trả quả, chứ riêng  bản  thân  kẻ  mất  trí thì không  còn  khổ đau gì cả.
Lấy  luật  thế  gian  mà  so  sánh  với  luật nhân quả  thì không thể  được, luật thế  gian tội tử hình là nặng nhất, ngược lại luật nhân quả không có tội tử hình mà chỉ có tội địa ngục là nặng nhất.
Đối với luật nhân quả con người chỉ là một chuỗi dài nhân quả khổ vui mà thôi, chứ không có sự sống chết, sự sống chết chỉ là một sự vô thường  thay  đổi  nối  tiếp  sự  khổ  vui  nhiều  hay ít hơn.


TIỀN THÂN
Câu hỏi của Diệu Hiền
Hỏi:  Kính bạch  HT!  Trong sách  có  nói
về Tô Đông Pha tiền kiếp trước là một thiền sư nổi tiếng. Vậy điều đó đúng hay sai? Và tại sao một thiền sư không tiến thân ở kiếp sau là một tu sĩ giải thoát mà phải lui lại làm một cư sĩ có vợ con?
Đáp: Từ một thiền sư tu hành chứng đạo thân  tâm  thanh  tịnh  làm  chủ  sự  sống  chết, chấm  dứt  luân  hồi.  Thế  mà,  lại  có  hậu  kiếp, như vậy  Thiền  Tông  có  đúng  là  con đường  của đạo  Phật  không?  Khi một  người  tâm  đã  hết tham  sân, si, mạn, nghi  thì làm  sao còn tương ưng  với  ai  mà  tái  sinh  luân  hồi  được.  Phải không con?
Hậu kiếp là một cư sĩ có thê thiếp, như Tô Đông  Pha  thì còn  nghĩa  lý  gì  của  đạo  giải thoát? Từ nước đục trở thành nước trong là khó chứ  không  phải  dễ,  từ  nước  trong  trở  thành nước  đục  là  dễ  chứ  đâu  phải  khó.  Cho  nên Thiền  Đông  Độ  tu  hành  không  giải  thoát  nên có  những  câu  chuyện  ngược  đời  mà  người  trí
không  thể  chấp  nhận  được.  Bởi  vậy  người  ta phá  giới luật của Phật, người ta sống không có đạo  đức,  sống  không  có  đạo  đức  thì lấy  cái  gì dạy người khác tu, do đó mới có những cư sĩ có vợ  con tâm  còn  dâm  dục,  ăn  uống  phi  thời  mà dạy đạo giải thoát thì giải thoát chỗ nào?
Chỉ  có  kinh sách  phát  triển  mới  có  cư sĩ Duy Ma  Cật  v.v..  Thiền  Tông  mới  có  cư sĩ  Tô Đông Pha v.v..
Người ta đâu biết rằng giới luật đạo đức của  đạo  Phật  là  pháp  môn  tu  hành  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết  và  chấm  dứt luân hồi. Vì thế người nào sống phạm giới, phá giới mà nói tu  giải  thoát  là  nói  vọng  ngữ, là  lừa  đảo  người khác.
Có  bao giờ  chúng  ta  nghe  Phật  Thích  Ca thành Phật mà còn trở lại làm chúng sanh nữa không?  Trước  khi chết  Ngài  nói:  “Ta chỉ  còn một kiếp làm người này nữa thôi”. Nghĩa là Ngài  tu  thành  Phật  rồi  thì không  bao giờ  tái sanh làm người nữa. Vì từ nước đục Ngài lóng được nước trong, cho nên nước đã trong thì không bao giờ  Ngài  để  nước  đục  trở  lại, vì đạo Phật là đạo trí tuệ.
Câu chuyện tiền thân đức Phật là câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện người sau bịa đặt



để ca ngợi đức Phật dùng Bồ Tát hạnh hành Bồ
Tát đạo theo kiểu kinh sách phát triển.

Chỉ  còn có  một  kiếp  này mà  thôi  cho nên đức  Phật  di chúc:  “các  con tự  thắp  đuốc  lên mà đi” và “hãy lấy Giới luật và giáo pháp của Ta làm Thầy”.
Thiền Đông Độ và kinh sách phát triển dùng danh từ hóa độ chúng sanh để lừa đảo tín đồ,  khi làm  Phật,  khi làm  chúng  sanh,  vì  thế câu chuyện Tô Đông Pha là câu chuyện tưởng của  các  học  giả  bịa  đặt  ra để  chứng  tỏ  Bồ  Tát Hạnh hành Bồ Tát đạo.
Câu chuyện Quan Công - Hạng Võ; câu chuyện  Tần  Cối  - Nhạc  Phi;  Câu  chuyện  Phật Ấn - Tô Đông Pha là những câu chuyện nhân quả  luân  hồi  theo  kiểu  Trung  Hoa  chứ  Phật giáo không có nhân quả tưởng như vậy.
Những  câu  chuyện  này  đã  minh  xác  cho quý  vị  biết  kết  quả  tu  hành  của  Thiền  Tông, xin  mọi  người  lưu  ý  và  cảnh  giác  lưỡi  lừa  của các thiền sư ngoại đạo.






PHỤ   BẢN 1:
NGƯỜI CHIẾN THẮNG (PHẦN II)

Bài viết của Mật Hạnh

Khi ở  Hòn  Sơn  về  Thầy  tôi  tự  giam
mình  trong thất (nhập thất), không kết bè, kết bạn, không chơi thân với ai và ngay cả những người trong gia đình như cô Út và bà Nội, Thầy cũng chẳng nói chuyện phiếm, chuyện tào lao.
Thầy ở trong thất vừa làm việc vừa tu tập, nhưng tôi không biết Thầy đã  tu tập pháp môn gì, tôi chỉ thấy khi thì Thầy đi, lúc thì Thầy ngồi, khi làm việc, lúc ngồi chơi. Thầy làm việc rất  chăm  chỉ, kỹ  lưỡng cẩn thận, Thầy chế  tạo ra một  chiếc  máy tiện cán  dao rất  tiện lợi  cho cô  Út  khỏi  phải  bỏ  tiền  ra mua cán,  Thầy  còn chế  ra một  chiếc  máy ép  dầu  thực  vật  như hạt điều,  đậu  phộng,  mè  để  tiết  kiệm  được  kinh tế sống của gia đình.
Thầy làm  vườn cũng giỏi  mà  cấy lúa cũng hay.  Thầy  làm  bằng  công  sức  của  mình   chứ không  dùng  sức  trâu,  bò,  vì Thầy là  một  tu  sĩ, rất  yêu  thương  các  loài  vật.  Dường  như  Thầy vui  sống  một  mình  hơn là  sống  với  mọi  người,



vì tôi biết Thầy không có bạn bè trai cũng như gái  và  ba tôi  cũng  nói  lại  suốt  10 năm  trong thất  không  có  một  người  bạn  nào  đến  thăm Thầy cả.
Sau  này   Thầy   thuật   lại   cho  tôi   nghe những  sự  tu  hành  của  Thầy,  nhờ  đó  khi nhập thất tôi mới biết cách tu xả tâm. Đến khi tôi xả tâm gần hết dục thì tâm tôi thường quay vô, không  khởi  niệm,  không  phóng  dật  ra ngoài. Tôi  thấy  tâm  tôi  quá  yên  tịnh  gần  như  nó không  còn  muốn  gì  hết,  thậm  chí  ăn  ngủ  nó cũng không tham. Lúc bấy giờ  tôi mới lo sợ  và suy nghĩ: Từ  lúc  bé  cho đến bây giờ tôi  có biết mùi  đời  là  gì, nếu  hết  dục  thì làm  sao biết  đời được. Thế  là  tôi  xin Thầy ra đời  và  tự  hứa sau khi biết đời xong tôi sẽ trở lại tu tập.
Xin trở lại vấn đề, vì tôi đã nói về mình nhiều  quá  mà  tu  hành  thì chưa ra gì  xin  các bạn vui lòng thứ cho.
Thầy tôi nói sau khi tu tập thiền Đông Độ không có  kết  quả  Thầy bỏ pháp  môn ấy và  trở về tu tập theo kinh sách Nguyên Thủy như các bạn  đã   biết  về  Người  Chiến  Thắng  tập  I do Thầy Thông Huyễn viết.



Khi viết  đến đây tôi  bỗng nhớ  lại  là  chưa xin phép viết về hồi ký tu tập của Thầy mà ghi vào đây Thầy không bằng lòng là mình  có tội.
Khi  trình  bày   xin   phép   ghi   lại   Người Chiến Thắng phần hai thì Thầy bảo: ‚Căn cơ chúng  sanh  thấp  kém.  Vả  lại  tâm  tham  còn nhiều   đời   chưa  muốn  bỏ   mà   đạo   lại  muốn thêm. Cho nên, ôm một pháp tu tập là chỉ có ức chế tâm thành bệnh hoặc thành Ma chứ không bao giờ thành A La  Hán được‛.
Người tu tập thời nay không biết cách xả tâm  mà  hễ  đi,  đứng,  ngồi,  nằm  đều  tập  trung ức chế thân tâm cho không vọng tưởng khởi. Cách thức tu tập ấy họ đã luôn luôn chịu ảnh hưởng   của   Thiền   Tông:   ‚Chẳng   niệm   thiện niệm  ác‛  và  Tịnh  Độ  Tông  ‚Thất  nhật  nhứt tâm  bất  loạn  chuyên  trì danh  hiệu  A  Di  Đà Phật‛,  và Đại thừa: ‚Ưng vô  sở  trụ  nhi sanh kỳ tâm‛.
Nếu Người Chiến Thắng phần hai ra đời sớm họ  không biết đặc  tướng của họ là tâm  đã hết  phóng  dật  chưa, vội  bắt  chước  Thầy  tu  tập một pháp thì chỉ phí bỏ cuộc tu hành như sư Hiệp, sư Vinh, sư Bửu Quán, thầy Chơn Thông, thầy Chơn Huệ, thầy Từ Minh, thầy Thiện Thiền, cư sĩ Minh Tông, v.v..



Vả  lại  hình  ảnh  chưa sưu tập  đầy  đủ  mà viết  Người  Chiến Thắng phần hai  thì tập sách thiếu xác minh giá trị chân thật của nó.
Biết ý  Thầy chưa bằng lòng nên tôi  có lời khuyên  các  bạn  nên  theo  bài  kinh Bát  Thành mà chọn lấy cho mình  một pháp độc nhất tu hành xả  tâm. Trước kia Mật Hạnh là  tu  sĩ  còn bây giờ là cư sĩ. Trước  kia tu tập  xả tâm trong thất,  còn  bây  giờ  ngày  nào  cũng  xả  tâm  theo các  pháp  và  các  đối  tượng,  do đó  cuộc  đời  của Mật Hạnh vẫn an ổn, yên vui không bận bịu gì việc trần thế. Chừng nào đủ duyên Mật Hạnh khoác chiếc y phấn tảo sẽ nguyện lấy đời mình làm sáng tỏ chân lý Phật pháp trong gương Thánh hạnh để đền đáp công ơn muôn một của Thầy.





PHỤ BẢN II:

HÃY TRỞ VỀ NƯƠNG TỰA CHÍNH MÌNH

Bài viết của Nguyên Thanh


Thưa các bạn thân mến!

Chúng tôi xin gửi đến các bạn những lời Phật dạy trong quyển kinh Dhammapada  thuộc tập  Khud  daka  Nikaya  (Tiểu  Bộ  Kinh),  Pháp Cú XII: Attavagga: Phẩm Tự Ngã (159):
“Dạy người như thế nào? Hãy dạy mình như  vậy Khéo điều, mới điều người Khó thay tự điều phục”.
Đọc bài kệ trên đây đã nói lên ý nghĩa rất
sâu  sắc  cho chúng  ta  hiểu  rằng:  Đạo  Phật  là một tôn giáo xả tâm diệt ngã. Khi chúng ta đến với Đạo Phật mục đích là để ly dục, ly ác pháp. Cái mục đích của chúng ta khi tìm đến với Đạo Phật, khi tìm về tu viện Chơn Như là như vậy. Cho nên, chúng ta tu tập ăn ngày một bữa, ngủ một  ngày  bốn  tiếng,  không  còn  khó  khăn  chi và  im  lặng  giữ  hạnh  độc  cư là  muốn  xả  tâm diệt  ngã.  Chúng  ta  tìm đến  tu  viện  Chơn Như



là để giải thoát không còn bị vướng mắc và trói buộc  ngay trong kiếp  hiện tại  đầy những niềm đau và nỗi khổ này.
Chúng  ta  được   giải   thoát   trong  cái   ăn uống; trong cái ngủ nghỉ; trong cái nói chuyện. Vì thế mới gọi là Đạo xả tâm diệt ngã. Còn những tôn giáo khác ăn uống ngủ nghỉ nói chuyện  phi  thời  thì không  gọi  là  Đạo  xả  tâm diệt  ngã  được.  Mà  là  một  tôn  giáo  đã  bị  phân hoá hỗn hợp quá nhiều kiến giải, vô minh kiến trong thế giới tưởng tri của các nhà học giả xưa và nay.
Thưa các  bạn!  Những  nhà  học  giả  xưa và nay từ tu sĩ đến cư sĩ đều dạy người tu tập bằng những kiến tưởng giải. Chứ họ không có kinh nghiệm chứng đắc gì của sự tu tập. Họ nói và giảng pháp như những người hát xiếc Sơn Đông nhai  lại  những  ý  tưởng  tượng,  ảo  ảnh,  mơ  hồ nên thiếu giá trị chân thật và chính xác thường đưa dắt con người vào thế giới ảo tưởng theo sự tìm  tòi   suy  tưởng   nghĩ   của   chính   họ   bằng những danh lợi trong Đạo. Cả hai tay đều ưa muốn  nắm  hết,  Đạo  thì muốn  thêm  đời  không muốn  bỏ  nên  chi  mọi  khổ  ách  được  đổ  lên  đầu lên cổ  của  đàn  na thí chủ.  Và  mỗi  người trong chúng ta cũng vậy đều hiểu biết rằng: Sự tu tập



rất khó khăn vô cùng chiến đấu với nội tâm ái dục  lừng  lẫy  của  chính  mình  đâu  phải  chuyện đơn giản  ai  muốn  tu  là  được.  Tu rất  khó!  Nói thì ai  nói  cũng  được  nhưng  để  thực  hành  rất khó  không  phải  chuyện  dễ  đâu,  chúng  ta  chưa xả  ly được  tham,  sân,  si,  mạn,  nghi  thì dạy ai nổi?  Bản  thân  chưa  ly dục  nổi  tự  dạy  mình chưa nổi chưa xong. Ta nói với chính  ta, chúng ta tự tác ý nhắc nhở cái tâm cứng đầu khó trị của ta, cái núi tâm đầy rác bẩn hỗn hợp gai độc mà  cái  thằng  tôi  trong  ta  này,  nó  còn  chưa muốn  chịu  nghe  lời  thì chúng  ta  đâu  có  dám dạy ai được. Phải không hỡi các bạn?
Nếu  chúng  ta  chưa có  kinh  nghiệm  trong sự  tu  tập  hoặc  chưa  chứng  Thánh  quả  A  La Hán thì nên im  lặng như Thánh. Còn ai  đã  tu xong rồi đã có kinh nghiệm trong sự tu tập dạy người khác tu tập là rất tốt. Trưởng Lão dạy người tu không có lỗi lầm gì cả. Vì Trưởng Lão đã   tu  chứng  Thánh  quả  A  La  Hán,  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết nên Trưởng Lão rất xứng đáng làm bậc Đạo Sư của chúng ta.
Còn   mỗi   chúng   ta   hễ   mà   nhúc   nhích, khinh  suất  là  cũng  bị  lỗi  lầm  của  cái  tâm  vô minh kiến tưởng đầy dẫy tham, sân, si, mạn, nghi.  Chúng  ta  vẫn  còn  đầy  ắp  phiền  não  của



cái tâm: tham lam, giận hờn, mê muội. Sơ suất một  chút  thôi,  thiếu  tỉnh  giác  chánh  niệm  là cục  tham,  cục  sân  khởi  lên  rồi.  Hở  chút  là  si mê, là kiêu mạn, là nghi ngờ. Ta vẫn còn tham muốn ăn uống phi  thời, muốn ăn thêm cái này, thêm   cái   khác,   bổ   dưỡng  thêm   cái   này,   bổ dưỡng thêm cái khác, v.v.. Ta vẫn còn tham muốn ngủ nghỉ thêm giờ giấc, ngủ đến 2, 3 giờ chưa muốn ngồi dậy, còn nằm rũ rượi thẳng cẳng trên giường, trườn qua uốn lại biếng nhác, gục  lên  gục  xuống  trông  thật  tội  nghiệp!  Và trong  tham,  sân,  si  thì cái  cục  si  là  đáng  sợ nhất,  khó  đối  trị  nhất  (chúng  tôi  đã  trải  qua kinh nghiệm  này  với  những  ngày  tháng  chiến đấu tận cùng với thùy miên rất khó khăn vô cùng,  phải  bền  chí,  gan  dạ  mới  chiến  thắng được nó).
Những người nào còn ham muốn ưa ngủ nhiều  thì nghiệp  nhân quả  còn vướng mắc  trói buộc  rất  nặng và  tâm  ái  dục  của họ  phát  triển rất mạnh, họ xả tâm còn rất chậm, ý thức lực còn rất yếu. Vì cục si đã làm chướng ngại, tham không  đáng  sợ,  sân  không  đáng  sợ,  chỉ  duy nhất sợ cục si này mà thôi. Nên Đức Phật dạy: “Si  là  đại  ác”.  Chúng  ta  nhập  Tứ  Thiền  mới xả ly được cái tâm si mê ngu muội này. Vì vậy



chúng ta hãy cố gắng bền chí gan dạ tu tập để buông xả lần lần mỗi ngày một ít cái tâm si mê ưa ngủ  nghỉ  lười  biếng  này.  Chúng  ta  hãy  tu tập theo thời khoá đã quy định, phải nghiêm chỉnh giờ giấc và phải đi kinh hành thật nhiều mới đối trị lại nổi cục si này. Xin các bạn lưu ý cho. Nên Đức Phật dạy rằng:
“Người ưa ngủ tham ăn Lăn lóc nằm qua lại Chẳng khác heo no bụng Tục sanh mãi luân hồi”.
(Kinh Nikaya  Pháp Cú:
XXIII, Nagavagga: Phẩm Voi (325)).

Chúng  ta  vẫn  còn  ham  muốn  nói  chuyện tào  lao,  ưa bàn  luận  chuyện  thiên  hạ.  Nhất  là ưa nhòm ngó, xét nét, phê  bình  hoặc chỉ trích, góp  ý  và  ưa nói  những lỗi  lầm  của người khác. Thì  làm  sao dạy  người  như  thế  nào,  hãy  dạy mình  như  vậy  được,  phải  không  hỡi  các  bạn? Nên Đức Phật dạy:

“Thấy lỗi người thì dễ Thấy lỗi mình mới khó Lỗi người ta phanh tìm Như  tìm trấu trong gạo



Còn lỗi mình thì giấu

Như  thợ săn giấu mình”.

(Kinh Nikaya  Pháp Cú XVIII: Malavagga: Phẩm Cấu Uế (252)).
--o0o-- “Chớ nói lời thô ác Nói ác, bị nói lại
Khổ thay  lời thù hận

Hình phạt tất đến thân”.

(Kinh Nikaya  Pháp Cú: X: Dandavagga: Phẩm Đao Trượng (133))
--o0o--

“Không nên nhìn lỗi người Người làm hay không làm Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm”.

(Kinh Nikaya,  Pháp Cú IV: Pupphavagga: Phẩm Hoa (50))
Cho nên, chúng ta hãy cố gắng siêng năng nhiệt  tâm  tinh cần,  rèn  luyện  mỗi  ngày  cho chính  ta trước đã. Hãy  sửa bỏ những thói quen tật xấu, mài giũa cục đá  nghiệp to lớn đồ sộ vĩ đại này mà đã từ bao nhiêu ngàn kiếp chúng ta



đã  huân  tập  tích  trữ  của  tham  dục  và  ác  pháp cho nó hao mòn dần dần, cùng với sự tu tập quyết tâm bền chí gan dạ của mỗi người. Đó là ước nguyện hoài bão và mục đích của chúng ta. Khi tìm đến với chánh pháp Nguyên Thuỷ. Khi tìm về tu viện Chơn Như xin tu tập là như vậy. Xin các bạn lưu ý điều này.
Khi chúng ta đến tu viện Chơn Như tu tập thì mỗi người phải tự điều phục mình;  tự mình nương  tựa  chính  mình;  tự  mình  làm  hải  đảo cho tâm  mình  được  nhiếp  phục  an  trú  để  gội rửa  lọc  sạch  rác  rưởi  bên  trong  nội  tâm  của chính  ta;  chúng  ta  gội  rửa  những  chất  liệu  nỗi đau niềm giận trong ta của cái tâm ái dục lẫy lừng đang phát khởi, đang ngủ ngầm bên trong đầy những tham, sân, si  đang vây quanh đánh vào. Mỗi một ngày chúng ta im lặng không muốn nói chuyện nhiều là để đối diện với chính ta, đối diện với bộ mặt thật gian xảo bên trong của  chính  ta.  Đó  là  những  giờ  phút  chiến  đấu tận  cùng  oanh  liệt  và  gay  cấn  nhất  của  mặt trận nội tâm bên trong của mỗi người.
Và sẽ không có một ai hi sinh làm Bồ Tát cho ai cả. Nếu có một người nào đó tự cho mình hy sinh để được làm Bồ Tát, thì xin thưa đó là những kẻ  điên đảo  tưởng, v.v.. Vì sao vậy?  Bởi



vì nếu chúng ta làm Bồ Tát thì sẽ đi ngược luật nhân  quả.  Đi  ngược  lại  luật  nhân  quả  là  phi đạo đức, làm đảo lộn trật tự sự công bằng công lý của vũ trụ. Chúng ta hiện giờ còn đang trên đường  tu  tập,  còn  đang  sống  trong  nhân  quả. Và  mỗi  giây phút  nếu  chúng ta thiếu  tỉnh giác chánh  niệm  thì sẽ  bị  luật  nhân  quả  chi  phối ngay  trong  giây  phút  đó  liền,  chúng  ta  vẫn chưa làm  chủ  được  nhân  quả  thì chớ  có  phát tâm hạnh nguyện làm Bồ Tát hạnh. Chỉ có những kẻ  vô  minh điên đảo  mới  phát  tâm  làm Bồ  Tát  hạnh.  Vì  thế,  các  vị  Bồ  Tát  bị  dòng nước danh lợi cuốn trôi đạo nghiệp giải thoát, nên đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo, chỉ  có hình  thức tu sĩ và cư sĩ làm ô danh Phật Giáo.
Đối với Phật Giáo chỉ có những bậc Thánh A La Hán mới có đủ năng lực dạy và độ người. Còn tất  cả  chúng ta đều  đang bị  chi  phối sống và chết trong luật nhân quả. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng tu tập chuyển hoá nhân quả của thân,  khẩu,  ý  mà  do chính  ta  đã  tạo  ra. Cho nên,  hễ  mà  nhúc  nhích  thì hãy  coi  chừng  luật nhân quả, nó sẽ xử phạt rất công minh chính trực.  Đó  là  cán  cân  công  lý  rất  tuyệt  vời,  xin các bạn lưu ý điều này.



Văn hóa Phật Giáo Nguyên Thuỷ là một giáo lý thực lực có trí tuệ của nền đạo đức nhân bản  nhân  quả,  sống  không làm  khổ  mình,  khổ người và khổ chúng sanh; là chân lý lẽ phải của nhân  loại;  là  đạo  xả  tâm  diệt  ngã;  là  văn  hoá có  phẩm  chất  đạo  đức  trí tuệ  rất  bình  dị,  gần gũi thân thương, gắn liền với cuộc sống của mỗi con người.  Nên  mỗi  lời  nói  của  chúng  ta  đều phải có Chánh tri kiến của đức từ tâm, của đức bi  tâm,  của  đức  hỷ  tâm  và  của  đức  xả  tâm, nghĩa  là  bốn  đức  này  gồm  trong  các  hạnh: nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng. Nếu chúng ta  có  Chánh  tri kiến,  có  Chánh  tư  duy  mỗi ngày thì khi gặp nghịch cảnh, chướng duyên ta sẽ diệt ngã xả tâm rất nhanh  chóng. Chúng ta thường quay về thủ  hộ  sáu  căn của mình;  quay về nương tựa pháp Thân Hành Niệm của mình; quay về nương tựa pháp hướng tâm như lý tác ý của chính  mình.  Đó là  ý  nghĩa của bài  kệ trên rất thâm thúy vô cùng sâu sắc; đó là những gia bảo  tinh hoa quý  giá  mà  Đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni đã   để  lại  cho  tất  cả  chúng  sanh  - những bài kinh Pháp Cú ngắn gọn thâm sâu vi
diệu.

Những  bài  kệ  này chính  là  những lời  dạy của Đức Phật tự thân thuyết. Cho nên, khi đọc



những bài kệ này chúng ta cảm như thân nghe chính  lời  Phật  dạy từ  hơn 2000 ngàn năm  vẫn còn vang lại với giá trị bất hủ của tập kinh Dhammapada  là  ở  chỗ  này. Nhờ  ở chỗ  này mà ta  cảm  thấy  không  có  sự  trung  gian  của  các  vị Tổ  Sư kết  tập  kinh điển.  Chúng  tôi  hân  hạnh xin gửi gắm đến quý bạn.
Thưa các  bạn thân mến! Trên  bước  đường tu tập của chúng ta chỉ có Đức Phật và các bậc Thánh  A  La  Hán  mới  có  đủ  năng  lực  trí tuệ Tam Minh làm vị Thầy của Trời, Người, mới giảng dạy pháp và luật cho chúng ta. Còn ngoài ra sẽ  không  còn  có  một  người  nào  xứng  đáng dạy pháp và luật này cả. Vì sao vậy?
Bởi vì các bậc Thánh A La Hán tâm các Ngài đã vô lậu hoàn toàn, đã ly dục ly ác pháp, không  còn  đắm  nhiễm  trong  sắc,  danh,  lợi, thực, thuỳ nên các Ngài rất xứng đáng là nguồn năng lượng thương yêu của chúng sanh, nguồn năng lượng tình thương yêu đó rất cao quý biết bao,  rộng  lớn  mênh  mông  hơn  biển  cả   đại dương không thể đem một vật gì vô giá trên cuộc  đời  này  để  mà  so sánh  được.  Nên  mỗi  lời giảng dạy của Bậc  Thánh A La Hán rất  có  giá trị cho chúng ta.



Chúng ta là những người con đã có gieo trồng  thiện  duyên  từ  nhiều  ngàn  kiếp  xa xưa nên ngày hôm nay mới đủ duyên gặp lúc Bát Chánh Đạo Nguyên Thuỷ hồi sinh. Do hội đủ nhân   duyên   mới   được   hội   tựu   về   đây  cùng chung sống  bên  nhau tu  tập  trong  nguồn năng lượng thương yêu  của  Trưởng Lão  Thích  Thông Lạc trên quê hương yêu dấu của miền nhiệt đới xứ  sở  Tây  Ninh  miền  Nam  Việt  Nam  này.  Vì vậy chúng ta hãy đặt trọn vẹn niềm tin yêu son sắt  thủy  chung nơi  những  lời  giảng  dạy nhiệt tình tha  thiết  thương  yêu  của  Ngài.  Nên  cố gắng  tu  tậïp  xả  tâm  diệt  ngã.  Đó  là  cốt  lõi  cơ bản  phạm  hạnh  của  tu  sĩ  và  cư sĩ;  đó  cũng  là mục  đích Sa Môn  quả  của  hàng  tăng,  ni và  cư sĩ  chuyên  tu  khi tìm về  tu  viện  Chơn  Như  tu
tập.

Chúng tôi nhớ lại hồi còn học ở Trường ĐHKHXH - CCPHHĐ,  thường hay lập luận các bản kinh dài  của Hoà  Thượng Minh Châu  dịch trong  Đại  Tạng  Kinh  Việt  Nam,  thuộc  Trường Bộ  Kinh tập  I, phẩm  kinh Lohicca.  Đức  Phật- bậc  đại  A La  Hán  Thích  Ca Mâu  Ni đã  giảng dạy cho Bà La Môn Lohicca về ý nghĩa của các vị Đạo Sư.



Đức Phật dạy rằng: ‚Này Lohicca, ở  đời  có ba vị  Đạo  Sư đáng  bị  chỉ  trích và  ai  chỉ  trích Đạo  Sư như  vậy.  Sự  chỉ  trích của  vị  này  chân chánh,  hợp  pháp,  không  lỗi  lầm.  Thế  nào  là
ba?‛.

‚Này   Lohicca.  Ở    đời   có   một   vị   Đạo   Sư không  chứng  mục  đích  của  Sa  Môn  Quả  mà mọi  người  xuất gia từ  bỏ  gia đình,  sống không gia  đình,   hướng  đến  không  chứng  được  mục đích  Sa Môn  Quả  ấy.  Vị  này  thuyết  pháp  cho các   đệ   tử:   ‚Như  thế   này   là   lợi   ích   cho   các người!   Như   thế   này   là   hạnh   phúc   cho  các người!‛.  Những  đệ  tử  này  không  chịu  nghe lời dạy của các vị ấy, không lóng tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu biết, và sống trái ngược với giáo pháp của vị Bổn Sư. Đạo Sư như vậy cần phải được khiển trách: ‚Đại đức không  chứng  mục  đích  Sa  Môn  Quả  mà  Đại đức  xuất  gia,  từ  bỏ  gia  đình,  sống  không  gia đình  hướng  đến  không  chứng  được  mục  đích Sa Môn Quả ấy (tức là không chứng được quả Thánh A La Hán) mà Đại đức thuyết pháp cho các đệ tử: ‚Như thế này là lợi ích  cho các người, như  thế   này   là   hạnh   phúc  cho   các   người‛. Những người đệ tử này không nghe lời dạy của Đại đức, không để tai ghi nhận, không trú tâm



phát xuất từ hiểu biết và sống trái ngược giáo pháp  của  vị  Bổn  Sư‛. Cũng  giống  như người tán  tỉnh  cô  gái  muốn  xa lánh  mình,  hay  ôm hôn  cô  gái  muốn  né  mặt  mình.  Như  Lai  nói rằng:  ‚Cử  chỉ  ấy  là  ác  pháp,  tham pháp,  vì  có ai làm giúp cho ai được?‛.
‚Này Lohicca, như vậy là hạng Đạo Sư thứ I đáng  bị  chỉ  trích và  ai  chỉ  trích vị  Đạo  Sư như vậy là sự chỉ trích này chân chánh, hợp pháp, không lỗi lầm‛.
Thưa các bạn! Các bạn có biết Sa Môn quả là gì không?
Sa Môn quả là kết quả tu tập của một tu sĩ Phật  Giáo. Các  bậc  ấy đã  thành tựu  viên mãn, đầy đủ oai nghi  chánh hạnh (giới luật), đầy đủ thần lực, chuyển hóa nhân quả (Thiền định), làm chủ sinh tử, chấm dứt luân hồi (Trí tuệ). Khởi  sự  tu  tập  từ  giới  luật,  Thiền  định  đến Tam Minh. Nói cho dễ hiểu là một người đã  tu chứng quả  Thánh A La Hán tâm  hoàn toàn vô
lậu.

Trong đoạn kinh trên đây đã xác định cho chúng ta thấy rằng: Các vị giảng sư của Phật Giáo  hiện  giờ  cũng  giống  như  vị  Đạo  Sư thứ nhất này tu hành chưa tới đâu mà đi thuyết giảng dạy người tu.



Dạy  về  giới  luật  giảng  thì rất  hay  nhưng sống không đúng giới luật, chánh hạnh không có.  Cả  Thầy  lẫn  học  trò  đều  phạm  giới,  phá giới, bẻ vụn giới, chẳng có giới luật nào mà không  vi phạm.  Thưa  các  bạn!  Lời  chúng  tôi nói quý bạn thấy có đúng không?
Dạy về  Thiền định, thuyết  giảng cũng rất hay,  nhưng  chẳng  có  ông  giảng  sư nào  nhập định được và cũng không biết nhập định bằng cách  nào,  chỉ  biết  ngồi  lim dim  ức  chế  thân tâm  không  có  vọng  tưởng  giống  như  ‚cóc‛,  từ một  giờ,  hai  giờ  cho đến  một  ngày,  hai  ngày, v.v…  Rồi  tuyên  bố,  quảng  cáo  khắp  nơi   rằng: mình   đã   nhập  định,  kiến  tánh  thành  Phật,
v.v…

Dạy về trí tuệ Tam Minh thuyết giảng thì rất hay: Nào là Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, nói đủ loại thần thông, nhưng  xét  ra  cái  trước  mắt  của  các  ông  là những bài  kinh mà các ông đang thuyết  giảng. Chính  các  ông  nói  minh  mà  các  ông  chẳng  có minh chút nào cả. Các ông giống như những người  mù  rờ  voi.  Những  bài  kinh  mà  các  ông đang  thuyết  không  phải  của  Phật  thuyết  mà các ông không biết thì các ông có minh chỗ nào đâu. Có đúng như vậy không các bạn?



Lời  dạy  của  Đức   Phật  trên  đây  là  chỉ thẳng cho chúng ta biết rằng những vị giảng sư trong  Phật  giáo  hiện  giờ  chưa  có  người  nào xứng đáng là bậc Đạo Sư của chúng ta. Tại sao
vậy?

Tại vì các ông giảng sư tham danh làm Thầy  thiên  hạ,  tham  lợi  phật  tử  cúng  dường tiền nhiều, giống  như những chàng thanh niên mê   gái   vậy.   Cho  nên  đức   Phật   dạy:   ‚Cũng giống  như  người  tán  tỉnh  cô  gái  muốn xa lánh mình,  hay ôm  hôn  cô  gái  muốn  né  mặt  mình. Như Lai  nói  rằng:  ‚Cử  chỉ ấy là ác pháp, tham pháp,  vì có  ai  làm  giúp  cho  ai  được?‛.  Qua lời dạy này chỉ rõ những hạng Đạo sư thứ nhất là những người tham danh.
Theo  Phật   giáo   chân  chánh  thì  các   vị giảng  sư trong  Phật  giáo  hiện  giờ  đều  đáng  bị chỉ  trích:  Tu chưa tới  nơi  mà  đi  ra làm  Thầy dạy Đạo  để lừa đảo  mọi  người  ‚Ngồi  trong mát ăn  bát  vàng‛.  Thật là đáng chê trách như đoạn kinh này  xác  định:  ‚Này  Lohicca, như  vậy  là hạng  Đạo  Sư thứ  I đáng  bị  chỉ  trích và  ai  chỉ trích vị  Đạo  Sư  như  vậy  là  sự  chỉ  trích  này chân chánh, hợp pháp, không lỗi lầm‛.
Hạng Đạo Sư thứ hai là hạng người ngu si không  lo  quét  tâm  mình  cho sạch  những  rác



bẩn tham, sân, si lại đi hốt quét rác tâm người, như  lời  Phật  dạy  trong  đoạn  kinh  này:  -‚Lại nữa, này Lohicca, ở đời có một vị Đạo Sư không chứng mục đích của Sa Môn Quả mà mọi người xuất gia từ bỏ gia đình,  sống không nhà cửa, hướng đến không chứng được mục đích Sa Môn quả  ấy.  Vị  này  thuyết pháp  cho  các đệ  tử: ‚Như thế này là lợi ích cho các người! Như thế này là hạnh phúc cho  các người!‛ Những đệ tử này không  chịu nghe lời  dạy  của  các  vị  ấy,  không lóng tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu  biết, nhưng  sống trái  ngược với giáo pháp của vị Bổn Sư. Đạo Sư như vậy cần phải được khiển  trách:  ‚Đại  Đức  không  chứng  mục  đích Sa Môn  quả  mà  Đại  Đức  xuất  gia,  từ  bỏ  gia đình, sống không nhà cửa hướng đến không chứng được mục đích sa môn quả ấy, (tức là không chứng được quả Thánh A La Hán) Đại Đức thuyết pháp cho  các đệ tử: ‚Như thế này là lợi  ích  cho  các  người!  Như  thế  này  là  hạnh phúc cho  các  người!‛.  Những  đệ  tử  này  không nghe lời dạy của Đại Đức, không lóng tai ghi nhận,  không  trú  tâm  phát  xuất  từ  hiểu  biết nhưng  sống  trái  ngược  với  giáo  pháp  của  vị Bổn  Sư.  Cũng  giống  như  người  bỏ  ruộng  dưa của  mình  mà  nghĩ  đến  việc  nhổ  cỏ  cho ruộng dưa  của  người  khác.  Như Lai  nói  rằng:  ‚Cử  chỉ



ấy là ác pháp, tham pháp, vì có ai làm giúp cho
ai được?‛.

‚Này Lohicca, như vậy là hạng Đạo Sư thứ II đáng bị chỉ trích và ai chỉ trích Đạo Sư như vậy  là  sự  chỉ  trích này  chân  chánh,  hợp  pháp, không sai  lầm‛.
Một tu sĩ Phật Giáo tu hành chưa chứng Đạo mà đi thuyết giảng cũng giống như các ông giảng  sư của  Phật  Giáo  hiện  giờ  mà  Đức  Phật xem họ  như những  người  nông  dân  ngu si  làm cỏ  ruộng  dưa cho người  khác  còn  ruộng  mình thì để cỏ mọc đầy, vì lý do này mà họ được đặt vào vị trí Đạo Sư thứ II đáng bị chỉ trích vì cái ngu của mình.  Cho nên, những hàng Bồ Tát tu chưa chứng đạo mà  ra độ  người  được  Đức Phật cho là những hạng người ngu si.
Đọc đoạn kinh này, các bậc tôn túc hòa thượng,  thượng  tọa,  đại  đức  tăng,  ni và  các phật tử bốn phương có nhận thấy lời dạy này đúng không?
Thưa các bậc tôn túc! Các vị phải tự xét mình,   có  thấy  mình   thuyết  giảng  kinh sách Phật là giống như những người ngu si đi nhổ cỏ ruộng dưa cho người khác không? Trong khi ruộng dưa của mình  cỏ mọc đầy mà không nhổ. Như vậy các vị có thấy cái dở của mình  không?



Khi tu  xong  Đức  Trưởng  Lão  Thông  Lạc nhìn  lại  Thầy  Tổ,  bạn  bè  của  mình  đang  say mê danh lợi trong tôn giáo trôi lăn theo dòng nước đục khổ đau của nhân quả, đành chịu ngu si một đời đi nhổ cỏ ruộng dưa cho người thì Trưởng  Lão  rất  thương  tâm,  nhưng  không biết làm sao giúp cho họ thức tỉnh trở về con đường chân  chánh  của  Phật  Giáo  Nguyên  Thủy.  Vì thế,  Trưởng  Lão  cho ra đời  bộ  sách  Đường  Về Xứ  Phật  chỉ  thẳng  đánh  mạnh  như  tiếng  sét làm sáng rõ cái đúng, cái sai, khiến cho các bậc tôn túc thức tỉnh giấc mộng Đại Thừa và Thiền Tông.
Đây  là  những  hạng  Đạo  Sư thứ  II, do sự ngu si đáng bị chỉ trích mà đoạn kinh này dạy rất  rõ:  ‚Này  Lohicca, như vậy  là  hạng  Đạo  Sư thứ  II đáng bị  chỉ  trích và  ai  chỉ  trích Đạo  Sư như vậy là sự chỉ trích này chân chánh, hợp pháp, không sai lầm‛.
Thưa các bạn! Những đoạn kinh này đã giúp cho các bạn nhận xét vị Đạo Sư của mình có xứng đáng là Đạo Sư hay không?
Trong  kinh sách Đại Thừa thường kêu gọi mọi người nên tu  tập theo Bồ Tát hạnh vừa độ mình  vừa  độ  người.  Đó  là  những  nguyện  vọng cao quý  của  Bồ  Tát  hạnh.  Kinh sách  dạy làm



Bồ Tát hạnh được gọi là kinh Đại Thừa. Vấn đề này trong Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng: Bồ Tát không biết chữ mà đi dạy người khác học chữ thì việc làm này các bạn cứ xét xem có kết quả hay không? Từ xưa đến nay đã chứng minh rằng: việc làm của Bồ Tát Đại Thừa là việc làm không ích lợi, chỉ là một việc lừa đảo người mà
thôi.

‚Lại  nữa,  này  Lohicca.  Ở    đời  có  một  vị Đạo  Sư  không  chứng  mục  đích  của  Sa  Môn Quả  mà  mọi  người  xuất  gia  từ  bỏ  gia  đình, sống không nhà cửa, hướng đến không chứng được mục đích Sa Môn quả ấy. Vị này thuyết pháp  cho  các  đệ  tử:  ‚Như thế  này  là  lợi  ích  cho các người! Như thế này là hạnh phúc cho các người!‛.  Những  đệ  tử  này  không  chịu nghe lời dạy của các vị ấy, không lóng tai ghi nhận, không trú tâm phát xuất từ hiểu biết, nhưng sống  trái  ngược  với  giáo  pháp  của  vị  Bổn  Sư. Đạo  Sư  như  vậy  cần  phải  được  khiển  trách:
‚Đại  Đức  không  chứng  mục  đích Sa  Môn  quả mà  Đại  Đức  xuất  gia,  từ  bỏ  gia  đình,   sống không nhà cửa hướng đến không chứng được mục  đích  Sa Môn  quả  ấy,  (tức  là  không chứng được  quả  Thánh  A  La  Hán)  Đại  Đức  thuyết pháp  cho  các  đệ  tử:  ‚Như thế  này  là  lợi  ích  cho



các người! Như thế này là hạnh phúc cho các người!‛. Những đệ tử này không nghe lời dạy của  Đại  Đức,  không  lóng  tai  ghi  nhận,  không trú tâm phát xuất từ hiểu biết nhưng  sống trái ngược với giáo pháp của vị Bổn Sư. Cũng giống như  người  cắt  sợi  dây  cũ  trói  buộc,  lại  tự  làm một sợi  dây  mới  khác  buộc  mình.  Như  Lai  nói rằng:  ‚Cử  chỉ  ấy  là  ác  pháp,  tham pháp,  vì  có ai giúp cho ai được?‛.
Vị  Đạo  Sư thứ  ba mà  Đức  Phật  nêu  trong đoạn kinh này thì chúng tôi thấy một số các Thầy Đại Thừa rất giống. Vì vừa cắt bỏ sợi dây ái  kiết  sử  gia  đình  sự  nghiệp  thế  gian,  thì lại trói  mình  vào  một  sợi  dây  mới.  Một  sợi  dây danh  lợi  trong  tôn  giáo,  vì  thế  Đức  Phật  dạy:
‚Như Lai  nói rằng: ‚Cử chỉ ấy là ác pháp, tham pháp, vì có ai giúp cho ai được?‛.
Trên đây là  ba hạng Đạo  Sư mà  quý  phật tử nên lưu ý: ‚Đừng  nên  chọn  những  vị  Đạo  Sư này  họ  chẳng  xứng  là  Thầy  của  quý  vị‛. Cho nên Bà La Môn Lohicca hỏi đức Phật: ‚Thưa Ngài  Tôn Giả  Gotama, ở  đời  có vị  Đạo  Sư nào không đáng bị chỉ trích?‛
‚Đức  Phật  dạy:  Này  Lohicca  ở  đời  có  vị
Đạo Sư không đáng bị chỉ trích‛.



‚Thưa  Ngài  Tôn  Giả  Gotama  ở  đời,  thế
nào là Đạo Sư không đáng bị chỉ trích?‛.

‚Đức  Phật  dạy:  Này  Lohicca!  Ở    đời  Đức Như  Lai  xuất  hiện  là  Bậc  A  La  Hán  Chánh Biến  Tri,  Minh Hạnh  Túc,  Thiện  Thệ,  Thế Gian  Giải,  Vô  Thượng  Sĩ, Điều  Ngự  Trượng Phu, Thiên  Nhân  Sư, Phật,  Thế  Tôn…‛  (Như kinh  sa môn quả số 40- 74, với những thay  đổi cần thiết).
‚Khi quán  tự  thân  đã  xả  ly  năm  triền  cái ấy, hân hoan sanh, do hân hoan nên hoan hỷ sanh, do tâm hoan hỷ nên thân được khinh an, do thân được khinh an nên lạc thọ sanh, do lạc thọ sanh tâm được định tỉnh, do tâm định tỉnh vị tỳ kheo ly dục ly ác pháp chứng và trú Thiền thứ I một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ‛.
‚Này  Lohicca, lại  nữa  tỳ  kheo diệt  tầm  và tứ chứng và trú Thiền thứ II một trạng thái hỷ lạc  do định sanh không tầm  không tứ  nội tĩnh nhất  tâm…  Trú  thiền  thứ  III...  chứng  và  trú Thiền  thứ  IV…‛  ( Như kinh Sa  Môn  quả  số  74-
84 với những thay đổi cần thiết).

‚Với tâm định  tỉnh, thuần  tịnh,  không cấu nhiễm,  không  phiền  não,  nhu  nhuyễn,  dễ  sử dụng vững chắc, bình  thản như vậy. Vị tỳ kheo



dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí Tam Minh, vị  ấy  biết  như thật  ‚đây  là  khổ…‛  và  sẽ  không có  đời  sống  nào  khác  nữa‛  (Như kinh Sa Môn quả số 79- 98).
‚Này Lohicca đệ tử của vị Đạo Sư nào chứng được quả vị thù thắng đặc biệt ấy (tức là chứng  quả  Thánh  A La  Hán).  Này  Lohicca  vị Đạo  Sư như  vậy  không  đáng  bị  chỉ  trích và  ai chỉ trích một Đạo Sư như vậy, là sự chỉ trích ấy sẽ  không  xác  thật,  không  chân  chánh  không hợp  pháp  và  có  lỗi  lầm‛.  (Đại  Tạng  Kinh  Việt Nam  thuộc  Trường  Bộ  Kinh  tập  I: Phẩm  kinh Lohicca trang 383- 393).
Qua những lời  dạy của Đức  Phật  trên đây đã   chứng  minh  một  cách  rõ  nét  cụ  thể  cho chúng ta thấy rằng: Khi tìm đến với  Đạo  Phật thì chúng ta hãy nên chọn cho riêng mình  một vị Thầy Phạm hạnh có đầy đủ oai nghi chánh hạnh, có đức độ và giới luật phải nghiêm chỉnh để cho chúng ta có thể được nương tựa, làm tàn cây bóng mát cội bồ đề vững chắc về tinh thần và có thể thưa hỏi tu học giáo lý qua những lời giảng dạy của vị Đạo Sư ấy. Chính  những lối sống sinh hoạt hằng ngày được thể hiện qua hành  động  và  ngôn  ngữ  của  vị  Thầy  đó  là gương hạnh  phản chiếu  mẫu  mực  cho chúng  ta



soi  sáng nội  tâm  của mình,  mỗi  ngày chúng ta được xoa dịu bao nỗi khổ niềm đau của tâm hồn trong cuộc đời khổ đau này. Khi gặp nghịch cảnh và  chướng ngại  trên con đường tu tập. Vì vậy,  để  chọn  cho riêng  mình  một  vị  Thầy  có phạm  hạnh,  giới  luật  nghiêm  chỉnh,  giữ  gìn hạnh ăn, hạnh ngủ, hạnh độc cư, độc trú rất là khó  khăn vô cùng, rất  quý  hiếm, rất ít có trên cuộc  đời  này  -  đó  là  Đức  Trưởng  lão  Thích Thông  Lạc.  Đôi  khi chúng  ta  còn  bị  lệ  thuộc vào  luật  nhân  quả  của  mỗi  người  gieo  trồng thiện duyên từ nhiều ngàn kiếp xa xưa để lại. Một  vị Thầy đã  thông suốt và  biết rõ  như thật về bốn nỗi khổ đau của kiếp người (Khổ, Tập, Diệt,  Đạo).  Một  vị  Thầy  đã  nhập  Tứ  Thánh Định có  Tam  Minh  thấu  suốt  mọi  ngõ  ngách tâm  tham,  sân,  si,  mạn,  nghi  của  chúng  sanh. Thì  đó  là  một  vị  Đạo  Sư rất  xứng  đáng  cho chúng  ta  tôn  trọng  kính  lễ,  là  chỗ  nương  tựa vững chắc an lành hạnh phúc trong tâm hồn và trái tim của mọi loài.
Thưa  các  bạn!  Chúng  tôi  luôn  muốn  nói đến Bậc Thầy, một bậc Thầy giới luật nghiêm chỉnh, sống biết nhẫn nhục, tùy thuận và vui lòng trong mọi hoàn cảnh dù nghịch hay thuận. Đó  là  Đức  Trưởng  Lão  Thích  Thông  Lạc  người



Việt Nam. Ngài đã trình bày phương pháp dẫn tâm vào Đạo. Với phương pháp như lý tác ý rất chân thực  cụ  thể, dễ  hiểu  qua những bài  giảng trải rộng tất cả nhiệt huyết con tim thương yêu chúng sanh trên những trang sách dạy đạo đức làm người.
Thưa các bạn! Sự thật viết rất khó, nhưng viết lên chân lý còn khó hơn nhiều và những chân  lý  vĩ  đại  thường  là  đơn  giản  nhất.  Với ngòi  bút  thực  chứng  sáng  nghĩa của  Chơn Như đã   giúp  cho  người  hậu  học  am  tường  đâu  là chân lý lẽ phải của nền đạo đức nhân bản nhân quả,  đâu  là  Ma  đạo,  đâu  là  Chánh  đạo.  Thật vinh   hạnh   cho  đất   nước   Việt   Nam   có   Bậc Thánh  Nhân  chứng  đạo  Bồ  Đề.  Nên  Đức  Phật
dạy:

“Vui thay,  Phật ra đời.

Vui thay,  Pháp được giảng. Vui thay,  Tăng hoà hợp.
Vui thay,  Chúng đồng tu!”

Và  được  sinh  ra làm  người  là  một  điều khó, thế mà được sinh làm người mà còn gặp được bậc Thánh nhân thì phước duyên đời trước đã gieo trồng nhiều thiện pháp với chánh pháp. Nên kinh Pháp Cú dạy:



“Khó gặp Bậc Thánh Nhân Không phải đâu cũng có Chỗ nào Bậc Trí sanh.
Gia đình tất an lạc”.

(Kinh Nikaya  Pháp Cú: XIV Buddhavagga: Phẩm Phật Đà (193- 194).
Thưa  các  bạn!  Mỗi  người  trong  chúng  ta rất có thiện duyên khi đã  gặp Trưởng Lão; khi đã  được gần gũi thân thương bên Người; khi đã được  lắng  nghe chân  diệu  pháp  của  Người.  Đó là đại phước duyên của mỗi chúng ta khi tìm vềâ tu viện Chơn Như tu tập. Cho nên, hơn bao giờ hết,  chúng  ta  hãy  cố  gắng  tu  tập  xả  tâm  diệt ngã mỗi ngày và giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không  vi phạm  lỗi  nhỏ  nhặt  nào,  giữ  gìn  ba đức,  ba hạnh  cho được  trọn  vẹn,  để  đền  đáp công ơn sâu  dày hiếu  hạnh với cha mẹ, ân đức cao dày  của  Trưởng  Lão  Thông  Lạc  đã  tận  tuỵ giảng dạy pháp và luật cho chúng ta.
Nói đến công ơn của Trưởng Lão thì chúng ta phải nhớ đến công ơn của cô Út Diệu Quang cũng  đã  tận  tụy  sớm  khuya  khổ  cực  gánh  vác mọi  gian lao  trên đôi  vai  gầy yếu  của mình,  lo lắng  chu toàn  từng  bữa  cơm độ  ngọ  phòng  hộ thất cho chúng ta yên tâm tu tập mỗi ngày. Đó



là  những  ơn đức  ân  tình rất  cao quý,  rất  sâu nặng thắm đậm tình nghĩa tha thiết son sắt thủy  chung của  Cha Mẹ, của  Thầy,  của Út,  mà chỉ có sự tu tập chúng ta mới đền đáp trong muôn một. Phải  không các  bạn?  Nên đức Phật
dạy rằng:

“Vui thay,  hiếu kính Mẹ Vui thay,  hiếu kính Cha Vui thay,  kính Sa Môn
Vui thay, kính Hiền Thánh!”

(Kinh Nikaya  Pháp Cú: XXIII: Nagavagga: Phẩm Voi (332).
Thưa các bạn thân mến! Chúng tôi thiết nghĩ  rằng:  Khi chúng  ta  tu  tập  chưa xong thì nên im lặng như Thánh, đừng có thuyết giảng pháp và luật cho một ai cả. Vì nếu chúng ta có giảng dạy hay tuyệt đến đâu chăng nữa, có hấp dẫn nổi tiếng như những kĩ xảo điện ảnh dựng lên   những   Thiên   đường   lộng   lẫy   nguy  nga tráng  lệ  hay   tuyệt  đẹp…  thì nó  cũng  vẫn  còn nằm  trong danh lợi  của tâm  tham, sân, si, còn lỗi  lầm  rất  vi tế  đang  tiềm  ẩn  bên  trong  nội tâm với bản ngã to lớn đồ sộ vĩ đại của mỗi người. Ngẫm nghĩ trên cuộc đời này, ai ai cũng ưa thích  ham  muốn  làm  thầy  thiên  hạ,  những



hạng người nào mà như vậy khi có được chút ít quyền lực trong tay thì ôi thôi! Lại luôn độc tài, chiếm hữu và hiếp đáp, lấn lướt áp đặt người khác. Đời và Đạo chẳng khác gì mấy.
Khi tu tập mà có được một chút ít kết quả nho nhỏ,  kha  khá  và  có  thêm  quyền  lực  thì ôi thôi,  chao  ơi!  Ta  muốn  thổi  phồng  lên  như những quả bong bóng vậy. Và rồi ta bắt đầu khoác  lác  vọng  ngữ,  cũng  muốn  thuyết  giảng cho  người  khác  được  nghe,  bằng  những  kiến giải,  bằng  những  danh  từ  đội  lốt  mang  râu nghe rất  hợp  lý  bùi  tai:  ‚Bồ  Tát  hạnh,  Bồ  Tát khổ  vì  chúng  sanh khổ‛.  Đó  là  tâm  lý  chung của những hạng người thích muốn làm Thầy thiên hạ là vậy.
Vì  thế,  ta  luôn  ham  thích  và  muốn  nói thật nhiều để nhắc nhở người chị, người em, người anh, v.v.. đừng có nói chuyện nhiều; đừng có  cười  đùa  nhiều;  đừng  có  ham  ngủ  nhiều; đừng  có  ham  ăn  hốt  uống  nhiều.  Hãy  xả  cái tâm  sân  hận  đi!  Hãy  buông  xả  cái  tâm  ganh ghét đi! Hãy xả bỏ cái tâm tham lam đi! Hãy khước từ cái tâm kiêu mạn đi! Hãy xả đi buông xuống cái tâm nghi ngờ đi! Đừng nên hở một chút là nghi  ngờ;  hở  một  chút  là  sân  hận,  v.v… chúng   ta   luôn   ham   thích   khi  nói   điều   đó.



Chúng ta nói hay lắm, tưởng chừng ta đã làm được;  tưởng  chừng  ta  đã   gội  rửa  sạch  tham, sân, si, mạn, nghi của chính  ta; tưởng chừng ta đã  gỡ  hết  giống gai  độc  của ngũ  triền cái đang ở  bên  trong  nội  tâm  của  chính  ta.  Nhưng  sự thật chúng ta vẫn chưa làm được, chưa tu tập nổi,  còn  vướng  mắc  và  bị  trói  buộc  như  những con cá mắc cạn trên bờ phải chết dở, sống dở...
Cho nên, vô minh triết luận suông nửa chừng không tới đích nên ta sẽ phải dậm chân nơi  cổ  mộ  luân  hồi  đắm  luỵ.  Bởi  vì  chủ  nhân của nó không có thừa tự Đạo Chánh, nên phải dùng  gương giới  tuệ  nội  soi  sẽ  giúp  cho chúng ta  nhận  rõ  đâu  là  phải  trái  của  cuộc  đời...  thì tốt nhất nên im lặng như Thánh mà lo tu cho mình  trước  đã,  chứ  thuyết  giảng  có  lợi  ích  gì cho mình  đâu. Phải không hỡi các bạn?
Khi tu chưa xong, nếu chúng ta thuyết giảng là phạm giới luật. Giới thứ tư cấm nói dối (Nói dối, nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói lật lọng). Giới này là đức Thánh chân thật nên đức  Phật  dạy chỉ có người tu chứng Thánh quả A La  Hán  mới  đi  làm  giảng  sư vì lòng  thương tưởng đến chúng sanh, không đắm nhiễm trong danh lợi. Còn người chưa tu chứng mà thuyết giảng ưa làm Thầy thiên hạï sẽ có ngày đọa địa



ngục với cảm thọ hành xác thân đau nhức nhối vì  đã  chết  chìm  trong  danh  lợi,  nên  quả  báo phải lãnh đủ.
Chúng   ta   hãy   xem  các   vị   hoà   thượng, thượng  toạ  trong  các  chùa  thuộc  hệ  phát  triển thì sẽ rõ! Dạy người mà không có kinh nghiệm của sự tu chứng thì chẳng khác nào nói dối, khoác lác, vọng ngữ trong thế giới tưởng tri, để moi  tiền  của  người  khác,  đó  là  mang di  chứng của căn bệnh: ‚Vô minh kiến, lừa đảo bằng miệng lưỡi, đắm nhiễm trong thế giới cuồng tưởng, Marketing tôn giáo của tẩu hoả nhập ma trong danh lợi‛, chứ nào phải là độ chúng sanh, độ kiểu đó là giết chết chúng sanh. Và đạo đức nhân  bản  nhân  quả  sẽ  xử  phạt  rất  công minh, chính  trực, dù cho khôn khéo cao siêu cũng không trốn thoát. Xin các bạn lưu ý cho. Nên Đức Phật dạy:

“Không phải vì nói nhiều

Mới xứng danh  bậc trí An ổn không oán sợ Thật đáng gọi bậc trí”.
--o0o--

“Không phải nói lưu loát



Không phải sắc mặt đẹp

Thành được người lương thiện. Nếu danh  tham,  dối trá”.
(Kinh Nikaya  Pháp Cú: XIX
Dhammatthavagga: Phẩm Pháp trụ(258-262))

Thưa các  bạn!  Chỉ  có  những  bậc  Thầy  đã tu  chứng  đủ  Thánh  quả  A  La  Hán  mới  triển khai nổi vì các Ngài có đầy kinh nghiệm trong sự  tu  tập,  và  vì  vậy  mới  xứng  đáng  làm  giảng sư. Còn những người phá giới, phạm giới mà đi thuyết giảng thì giảng làm sao đúng được vì đã phạm  giới  mà  dù  có  thuyết  giảng  đúng  vẫn được  xem là  vọng  ngữ.  Họ  giảng,  họ  nói  theo kiểu  nhai  lại  bã  mía  của  người  xưa theo  chữ nghĩa  kiến  giải  tưởng  thành  hoá  ra  nói  sai pháp, biến Chánh Pháp của Phật thành ra tà pháp của ngoại đạo.
Hiện  bây  giờ  những  nhà  học  giả  xưa và nay  từ  tu  sĩ  đến  cư sĩ  là  những  giảng  sư có trình độ  tri thức  chuyên  môn  có  bằng  cấp  cao giáo sư, tiến sĩ đều dạy người tu tập đi vào con đường  bế  tắc  ngõ  cụt  của  đạo  Phật,  thành  thử mọi người không biết được đâu là con đường chân lý lẽ phải của nền đạo đức nhân bản nhân quả,   mà   không  còn  biết   đâu   là   pháp  hành



chính tông Nguyên Thuỷ của đạo Phật chỉ cứ đi theo lối mòn - lối cũ dẫm lại những luận điệu kiến  giải  của  các  vị  Tổ  Sư truyền  thừa  lại  mà thôi, làm cho biết bao nhiêu thế hệ trẻ úa tàn, héo  hắt,  xác  xơ, ê  chề,  khốn  đốn  vì  lỡ  đời,  lỡ đạo,  lỡ  hiếu  hạnh  với  song  đường  vì  tu  sai đường lạc lối; làm suy yếu tiêu mòn phá sản nội lực trí tuệ của bao thế hệ tu theo Phật Giáo Đại Thừa  phát  triển;  làm  tiêu  hao tài  sản  của đàn na thí chủ khánh kiệt tận cùng gia sản của mỗi người  dân  Việt.  Vì  tin tưởng  vào  tà  ma ngoại đạo mê tín Thần Thánh đang mỗi ngày phát triển rất mạnh, đang len lỏi vào trong tâm hồn của  mỗi  người  dân.  Từ  giới  bình  dân  cho đến giới  trí thức  cũng  bị  ảnh  hưởng  rất  sâu  đậm. Rốt cuộc vẫn chìm nổi trong bể khổ luân hồi quằn quại đau thương tan nát. Vì đâu? Phải chăng đã  lỡ  tu  sai  đường lạc lối  bế  tắc  ngõ  cụt do không  đủ  phước  duyên  gặp  được  bậc  Thầy chơn chánh.  Đó  là  nỗi  đau lòng  nhất  của Phật Giáo ngày nay.
“Giới  luật  còn  là  Đạo  Phật  còn”.  Đây là  lời  tiên  tri của  Đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni về sự hồi sinh Đạo Phật mà Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc đương đại đang làm sống lại giới luật cuối thế kỷ 20 này.



“Giới  luật  mất  là  Đạo  Phật  mất”.  Là lời  di  chúc  của  Đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni về sự cáo chung tà pháp, mê tín Thần Thánh đang ẩn núp trong ngôi nhà Phật Giáo.
Cho nên,  hơn  bao giờ  hết,  khi mỗi  chúng ta   tìm  đến   với   chánh   pháp   Nguyên   Thuỷ, chúng ta hãy sống có chánh tri kiến suy tư mỗi ngày trên con đường tu tập của mình;  chúng ta hãy sống tự mình  là ngọn đèn cho chính  mình; tự mình  nương tựa mình.  Đó chính  là ôm phao mà ta sẽ vượt thoát qua những giông tố biển cả của  cuộc  đời  đầy  những  niềm  đau và  nỗi  khổ này. Vì thế, đức Phật mới dạy rằng:

“Tự mình nương tựa mình Tựa điểm nào hơn nữa Nhờ khéo điều phục mình Được điểm tựa khó được”.
--o0o--

“Tự mình làm điều ác Tự mình sanh nhiễm ô Tự mình không làm ác
Tự mình thanh tịnh mình. Thanh tịnh không thanh tịnh



Đều do tự chính mình

Ai thanh tịnh  cho ai?”.

(Kinh Nikaya  Pháp Cú XII: Attavagga: Phẩm Tự Ngã (160- 165)).
Thưa   các   bạn   thân   mến!   Khi  lưu   dấu những  dòng  chữ  này,  trái  tim chúng  tôi  xin chia sẻ tất cả nỗi niềm trên trang giấy đến với các quý bạn vì chúng tôi cũng đang trên đường tu  tập  cũng  gặp  rất  nhiều  thử  thách  chướng ngại trên đường tu nên tâm hồn rất thấm đậm cảm thông cho những nỗi khổ và niềm đau của mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng nổ lực  tu  tập  chiến đấu  đến tận cùng với  bọn giặc sanh tử tham, sân, si, mạn, nghi này. Phải không  hỡi  các  bạn?  Nên  đức  Phật  mới  nhắn nhủ đến với chúng ta:

“Dầu tại bãi chiến trường Thắng ngàn ngàn quân địch Không bằng tự thắng mình Thật chiến thắng tối thượng”.
--o0o--

“Tự thắng vẻ vang hơn

Hơn  chiến thắng người khác

Kẻ khéo điều phục mình



Thường sống tự chế ngự”.

(Kinh Nikaya  Pháp Cú: VIII: Sahassavagga: Phẩm Ngàn (103-104))
Chúng tôi cũng rất có thiện duyên là được đi  tu  từ  nhỏ  (12 tuổi),  mười  bốn  năm  trời  lưu lạc  lang thang vô  định trong kiếp luân hồi  nơi đất  khách  quê  người.  Vì  tu  sai  đường  lạc  lối nên bây giờ đây chúng tôi đã được sớm trở về trong vòng tay thương yêu của Thầy, của Út  và đã  được hồi sinh Bát Thánh Đạo Nguyên Thủy; được gần gũi thân thương bên bậc Thầy; một người   Thầy  vĩ   đại;  một   Trưởng  Lão   thương kính  nhất  của  mọi  người  nên  tâm  hồn  và  trái tim con rất đầm thắm an lành và hạnh phúc.
Thưa các bạn! Chúng tôi xin kết luận lời tâm sự này bằng sự thành kính  tri ân:
Namo             Tassa  Bhavagato    Arahato
Sammasambuddhassa.

Trái tim con thành tâm kính lễ Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc Một bậc Thầy cao thượng
Một đấng Giới thanh nghiêm.

Thưa các bạn thân mến! Khi cầm bút viết lên    những    lời    Phật    dạy   trong    tập   kinh



Dhammapada Sutta Khuddaka Nikaya- Sutta Pitaka. Trái tim chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ được soi sáng dẫn đường cho mọi hành động,  tâm  tư,  ngôn  ngữ  của  chúng  ta,  và  ở trong một thế giới đương đại văn minh tiến bộ với nền khoa học kĩ thuật hiện đại mà vẫn còn những   cuộc   chiến   tranh  đầy   máu   lửa,   đau thương nước mắt, đầy những phân hoá hỗn tạp, hận thù, gian xảo. Những lời dạy này của đức Phật   sẽ   xoa  dịu   một   phần   thương   đau  cho những tâm tư đã  quá căng thẳng hay buồn nản của  con người  Việt  Nam.  Làm  người  phật  tử Việt Nam, phải đúng ý nghĩa của người phật tử
là:

“Không làm những điều ác Thành tựu các hạnh lành Tâm ý thường thanh thản Chính lời chư Phật dạy”.
Thân ái chào các bạn, chúc các bạn thành
công trong ước nguyện.






PHỤ   BẢN II1:




NHÂN QUÂ







Câu hỏi của Tuệ Hạnh



Hỏi: Nếu con biết có người phạm lỗi mà
con không  làm  sáng  tỏ  vấn  đề,  để  phạm  nhân cứ ung dung tạo tội, như thế con có mang tội đồng loã không? Và quả báo của con phải  chịu như thế nào?
Nếu  con làm  sáng tỏ  vấn đề  thì  có  bị  oán tằng hội khổ không?
Theo con nghĩ nếu đúng với đạo đức nhân bản  –  nhân  quả  thì  nên  làm  sáng  tỏ  vấn  đề phạm  nhân phải  nhận  lấy  hậu  quả  ngay trong hiện tại, may ra còn chút hồi tâm hướng thiện, khỏi phải bị quả báo khổ nhiều đời nhiều kiếp, như vậy là mình  giúp họ, chứ đâu phải hại họ. Phải không Thầy?
Đây  là  những dòng suy tư của con lúc  rất bình  thản  và  lòng  từ  bi,  chứ  không  phải  với tâm oán hận, Thầy có tin  con không?
Đáp: Để trả lời câu hỏi này là chỉ cho người  hỏi  biết  rõ  mình  đang chánh  tư  duy hay tà tư duy; đang có ác ý hay thiện ý, không khéo



con  dễ  bị  tâm  dối  gạt,  tưởng  minh  làm  tốt, nhưng sự thật đó là đang trả thù kẻ khác.
Cho nên, trên bước đường tu tập cầu giải thoát  như  lời  đức  Phật  khuyên  dạy:  ‚Thấy  lỗi mình đừng thấy lỗi người‛.
Sự suy tư của con coi chừng bị tâm con lừa đảo.  Trong  cuộc  đời  tu  hành,  khi tu  tập  chưa đến nơi đến chốn thì không nên thấy lỗi ai hết. Thấy  lỗi  người  khác  mình  đã  sai.  Ai làm  sai nhân quả họ phải trả không sớm thì muộn không thể nào tránh khỏi. Vậy con đừng nên bận tâm lỗi của người  khác  mà hằng ngày nên tìm xem  lại  lỗi  mình  để  cố  khắc  phục  không còn lỗi nữa.
Tóm lại, những điều con đã nói ở trên là nên tránh, không nên làm những điều đó. Hãy để  tâm  thanh  thản  an lạc  và  vô  sự.  Đừng  để các  ác  pháp  bên  ngoài  tác  động  tâm  mình  con ạ! Đó cũng chỉ là tâm phóng dật mà thôi. Tâm còn  phóng  dật  thì con đường  đạo  còn  xa lắm con ạ!
Tu tập xả tâm là tu tập xả những tâm chướng ngại pháp đó, chứ không phải xả tâm nào. Con nên ghi nhớ lời dạy này.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!