Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-14

Mục đích của Phật giáo là giải thoát mọi
sự đau khổ, vì thế phải dứt bỏ sanh y tức là xả
bỏ sạch, chỉ còn ba y một bát, sống không nhà
cửa, không gia đình. Sống không nhà cửa,
không gia đình là một giới hạnh của người tu
sĩ, thế mà có chùa to Phật lớn thì giới hạnh
của tu sĩ còn gì? Như vậy tu sĩ nào sống trong
chùa to Phật lớn là tu sĩ Phạm giới. Tu sĩ phạm
giới là Ma Ba Tuần trong Phật giáo, là trùng
trong lông sư tử đang diệt Phật giáo. Xin các
bạn lưu ý.
Còn bảo rằng tu sĩ đã tu xong, ở trong
chùa to Phật lớn, đâu sợ gì dính mắc. Vả lại
dùng cơ sở đó làm nơi giảng đạo , mọi người tập
trung về nghe pháp rất tiện lợi.
Thuyết giáo đâu bằng thân giáo, người
sống phạm giới, phá giới thuyết giảng cho mọi
người nghe cũng giống như đào kép hát múa,
diễn tuồng trên sân khấu. Chùa to Phật lớn là
sân khấu cho những giảng sư tu hành chưa tới
đâu, còn người tu chứng đạo, vì ích lợi mọi
người, nên giữ đúng Phạm hạnh “xả phú cầu
bần”, lấy thân giáo dạy người, làm gương sáng
đạo đức cho mọi người soi nên từ giã những nơi
cung vàng điện ngọc, chùa to Phật lớn.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
NHỤC THÂN
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Trong sách
Đường Về Xứ Phật, Thầy có đề cập đến những
vị tu thiền để lại nhục thân. Theo Phật giáo
người tu sĩ để lại nhục thân là không đúng với
chủ trương của đạo Phật. Người tu thiền để lại
nhục thân không từ trường, chỉ khi nào nhập
định mới có từ trường. Vậy con có những giả
thuyết như sau:
- Thứ nhất: ướp xác bằng các hình thức,
nhưng khi chết có thể rất đau đớn, không thể
ngồi trong tư thế kiết già.
- Thứ hai: dùng thuốc tự tử trong tư thế
ngồi kiết già thì phải lấy dây bó thật chặt, nếu
không trước khi chết, giãy giụa, cơ thể ngả
nghiêng không thể ngồi ngay thẳng.
- Thứ ba: Phải có một pháp môn nào đó,
họ tự tại ra đi trong tư thế kiết già. Và như vậy
họ cũng làm chủ được sự chết. Con vô minh cúi

mong Thầy chỉ dạy.
Đáp: Đức Phật nhìn thân người là một
chất bất tịnh, hôi thối do các duyên hợp lại, thường thay đổi tạo nhiều khổ đau, nên thân
người không có gì quý báu.
Người tu hành không hiểu mục đích của
đạo Phật, nên thường nghĩ ra những điều kỳ lạ
để bảo chứng sự tu hành của mình chứng đạo.
Thưa các bạn! Mục đích của đạo Phật là
chỗ bất động tâm trước pháp ác và các cảm thọ,
chứ không phải để lại nhục thân, xá lợi v.v..
hoặc ngồi thiền năm bảy ngày, tịnh chỉ hơi thở
hoặc thị hiện thần thông biến hóa tàng hình,
v.v…
Trong kinh sách Phật không có dạy cách
thức tu tập để lại nhục thân và xá lợi, chỉ có
các vị Tổ bày đặt ra để lừa đảo người khác
khiến cho tín đồ mê tín hiếu kỳ cúng dường
nhiều tiền bạc để thụ hưởng ngồi trong mát ăn
bát vàng và xây cất chùa to Phật lớn làm nơi
du lịch tham quan để thu lợi nhiều hơn nữa.
Nghệ thuật ướp xác để lại nhục thân bằng
mọi hình thức khác nhau hoặc xá lợi, đó không
phải mục đích của đạo Phật như trên đã nói.
Để lại nhục thân và xá lợi là hình thức của
ngoại đạo, là trò lừa đảo bằng con đường thiền
ức chế tâm như: thiềnYoga, thiền ông Tư, ông
Tám, Thiền Tông Trung Hoa, Mật Tông Tây
Tạng, v.v… Thường thấy cái lạ và cái kỳ đặc là cho
người đó tu chứng đạo là sai, người làm trò ảo
thuật có tu chứng đạo không? Người chui qua
Vạn Lý Trường Thành, người chôn trong đất,
dìm trong nước không chết, người đi trên lửa
không cháy, những người ấy có chứng đạo
không? Chứng đạo sao còn háo danh biểu diễn
những trò ảo thuật như vậy?
Chứng đạo là làm chủ sanh, già, bệnh,
chết, sống đúng giới hạnh chuyển hóa nhân
quả ác, biến thế gian thành cõi Cực Lạc Thiên
Đàng.
Phật giáo có mục đích tu chứng rõ ràng, cụ
thể, không có mơ hồ trừu tượng, không có thần
thông ảo thuật, nên không chấp nhận những
trò lừa đảo này. Xin các bạn lưu ý đừng để
ngoại đạo lường gạt.

VĂN THÙ SƯ LỢI
Hỏi:Kính thưa Thầy! Trong sách Hành
Thập Thiện (trang 57) Thầy có ví dụ về Ngài
Văn Thù Sư Lợi tại núi Nga Mi Trung Quốc. Vậy Ngài Văn Thù có hay không? Kinh sách
phát triển thường nói về Văn Thù Sư Lợi,
nhưng kinh sách nguyên Thủy thì không có.
Vậy mong Thầy dạy cho.
Đáp: Ngài Văn Thù Sư Lợi ở núi Nga Mi
là người Trung Quốc tu theo Lão Tử (Tiên Đạo).
Đọc lại đoạn kinh Hành Thập Thiện thì chúng
ta thấy lời nói của Ngài Văn Thù giống như lời
nói của các vị Thiền Sư Trung Hoa.
Kinh sách phát triển chịu ảnh hưởng Tiên
Đạo sinh ra Thiền Tông. Thiền Tông chính là
con của Lão Tử.
Văn Thù Sư Lợi trong kinh phát triển là
một vị thần của Bà La Môn, chứ không phải
Văn Thù Sư Lợi của Trung Hoa ở núi Nga Mi.
Tiểu thuyết gia Trung Quốc tác giả bộ
truyện Phong Thần đã biến hai vị Văn Thù Sư
Lợi thành một vị bằng cách cho Ngài Văn Thù
Sư Lợi trước tu Tiên sau tu theo Phật. Đó là
những nhân vật tiểu thuyết, chứ không có thật,
chỉ có những người thiếu tri kiến nhận xét mới
tin những nhân vật huyền thoại hư cấu của tiểu
thuyết.
Đây là những nhân vật hư cấu không có
lịch sử chân thật. Khi đưa ra nhân vật này trong kinh Hành Thập Thiện, là chúng tôi có
mục đích dung hòa Đại Thừa, Thiền Tông và
Nguyên Thủy, vì thời điểm đó nói thẳng bất
lợi.
Kinh sách phát triển Đại Thừa có từ bên
Ấn Độ nên ngài Văn Thù Sư Lợi phải là người
Ấn Độ, vì vậy có hai vị Văn Thù Sư Lợi một
Trung Hoa, một Ấn Độ. Từ xưa đến nay người
ta đã lầm tưởng là có một vị mà thôi.

AM THẤT
Hỏi:Kínhthưa Thầy, thất làm bằng
tầm vông trúc tre, hằng ngày con phải chú ý
lắm mà vẫn xảy ra những lầm lỗi, vì côn trùng
sâu kiến rất nhiều, nếu không cẩn thận sẽ làm
chết chúng, mắc vào tội sát sanh, thiếu đức
hiếu sinh. Do sự kiện này con suy nghĩ: Tu
Viện nên xây cất thất cấp 4 không hao tốn
nhiều, bền bỉ, lâu dài tránh vô tình sát sanh.
Một số người có điều kiện về tu viện xây
dựng cá nhân, Thầy có cho phép và cô Diệu Quang có đồng ý không? Còn những người có
trụ xứ riêng thì việc xây dựng có được không?
Đáp: Ý kiến này rất hay, để Thầy nghiên
cứu lại mô hình xây cất thất như thế nào để
phù hợp với Phạm hạnh của người tu sĩ Phật
giáo. Thất phải đơn giản, ít hao tốn, mát mẻ,
vệ sinh, tiện nghi cho việc hành thiền, tránh
được những loài côn trùng xâm chiếm vào thất
và bảo trì được lâu dài.
Nếu những người nào có điều kiện về tu
viện xây dựng cá nhân, Thầy sẽ cho phép họ
xây cất theo mô hình đúng tiêu chuẩn Phạm
hạnh của tu viện, để nói lên được tinh thần
bình đẳng và mỹ thuật của tu viện.
Còn những người có trụ xứ riêng muốn xây
dựng thất ở tu hành thì nên theo mô hình của
tu viện mà xây cất đúng kích thước để nói lên
được đời sống Phạm hạnh của người đệ tử tu
viện Chơn Như.
 GIÁO TRÌNH TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO
Hỏi:Kính thưa Thầy! Vì lợi ích chúng
sanh, con xin thỉnh Thầy viết bộ Giáo trình cốt
lõi dành cho những người chuyên tu từ sơ cơ
đến cao cấp (A La Hán). Trong từng cấp học có
những bài học theo thứ tự từ thấp lên cao. Sau
khi học xong mỗi cấp đều được kiểm chứng kết
quả tu học. Nếu kiểm chứng kết quả tu học
không đúng tiêu chuẩn thì được ở lại tu học lớp
cũ.
Hiện giờ giáo trình tu học chưa có, những
người ở xa Thầy gặp nhiều khó khăn. Nếu họ
tu sai không thấy kết quả, mất hết lòng tin, sự
tu hành thối chuyển hoặc rơi vào thiền tưởng
của ngoại đạo rất nguy hiểm. Con lấy ví dụ của
con mà suy đoán. Mong Thầy chỉ cho.
Kính thưa Thầy! Con tập bài đi kinh hành
20 bước và ngồi xuống hít thở 5 hơi, trong bốn
tháng không tập bài nào khác. Con theo dõi
từng tháng một và thấy kết quả từng tháng rất
rõ. Kết quả này đã đạt được là nhờ thưa hỏi,
Thầy đã giảng đúng với khả năng và hiện
tượng trên thân tâm. Như vậy đã được kiểm
chứng từ nơi Thầy. Do thế con suy nghĩ, nếu sau này Thầy về với chư Phật thì chúng con rất
thiệt thòi vì không được Thầy chỉ dạy trực tiếp,
mà chỉ thông qua kinh sách của Thầy để lại.
Thế hệ mai sau muốn kết tập từ nhiều bộ sách
là rất khó khăn. Vậy, cúi xin Thầy kết tập bộ
Giáo trình từ bây giờ để tránh sự sai lạc mai
sau.
Đáp: Một mô hình kết tập kinh sách Phật
lần thứ năm, được Thầy đã vẽ ra một cái khung
sườn rất rõ ràng qua bài “ĐẠO ĐẾ” trong tập
Đặc San Mừng Ngày Sinh Nhật Thầy.
Lần kết tập này là lần biên soạn Giáo
trình tu học cho tám lớp Đạo Đế để đào tạo và
rèn luyện đức hạnh vô lậu Thánh đệ tử Phật.
Nếu hiện giờ có được bốn năm vị A La Hán thì
sự biên soạn chỉ trong năm ba năm là xong
hết. Nhưng hiện giờ chỉ có một mình Thầy thì
phải có thời gian dài. Nhưng dù sao cũng do
phước báu của chúng sanh, nếu phước chúng
sanh không đủ thì chúng ta có muốn gì cũng
khó làm được.
Theo Thầy thiết nghĩ: Giáo trình tu học
tám lớp Đạo Đế, để đào tạo và rèn luyện đạo
đức nhân bản – nhân quả không làm khổ
mình, khổ người rất cần thiết cho mọi người
trên hành tinh này. Do đó , Thầy cũng quyết tâm soạn thảo cho xong chương trình giáo dục
đào tạo đức hạnh, đem lại sự lợi ích, an vui
hạnh phúc cho mọi người, trước khi rời khỏi
thế gian này thì Thầy mới mãn nguyện.

THẦN THƠNG
Câu hỏi của bạn Dũng
Hỏi: Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật
không đề cập đến “thần thông”, “siêu hình”
(xem câu chuyện người bị bắn tên kinh Trung
Bộ tập 2 mục 63 tiểu kinh Malunkya).
Đáp: Kính thưa các bạn! Nguyên Thanh
được Thầy trao cho những câu hỏi của các bạn
và khuyên Nguyên Thanh nên trả lời giúp cho
Thầy, vì Thầy quá bận nhiều công việc đang
soạn thảo bộ sách Văn Hóa Truyền Thống
Thánh Hạnh tập II (Giới Đức Tỳ Kheo Tăng và
Tỳ Kheo Ni).
Trước tiên, Nguyên Thanh xin các bạn xét
qua câu hỏi của bạn Dũng. Theo thiển ý của
Nguyên Thanh thì các bạn hỏi câu này, cách
thức xưng hô hơi vụng về. Phải không các bạn? Trước khi muốn thưa hỏi một điều gì với
người nào. Dù người ấy nhỏ hơn mình, bằng
mình hoặc lớn hơn mình, thì các bạn phải giữ
gìn lễ độ, cung kính, có giáo dục thưa hỏi có
văn hóa đạo đức, của một con người có học
thức, dù câu hỏi đó là câu vấn nạn, tranh chấp
hơn thua cũng phải giữ gìn lịch sự của người có
văn hóa, có học thức, có lễ độ của dân tộc Việt
Nam. Huống là các bạn hỏi để học, để hiểu biết
những điều mình chưa hiểu biết thì cần phải
giữ gìn lễ độ, cho đúng ý nghĩa cầu pháp. Nhờ
có sự cung kính lễ độ đó, mà những bậc thông
hiểu sẽ chỉ giáo cho các bạn.
Ở đây, Nguyên Thanh chỉ nhắc nhở cho
các bạn thôi, chứ Nguyên Thanh sẵn sàng trả
lời những câu hỏi của các bạn theo khả năng
của mình, nếu có điều chi sơ sót không vừa ý,
xin các bạn vui lòng tha thứ cho. Vì Nguyên
Thanh cũng chỉ là người đang tu học.
Nguyên Thanh muốn các bạn phải gia
công tìm đọc lại toàn bộ kinh sách Phật giáo
Nguyên Thủy để khi thưa hỏi là hỏi những điều
chưa hiểu biết, để có sự lợi ích cho các bạn, chứ
không phải như những câu hỏi trên đây, chẳng
có ích lợi gì cho các bạn. Vì ảnh hưởng tư tưởng từ kinh sách phát
triển, nên các bạn hiểu nghĩa những danh từ
trong kinh sách Nguyên Thủy giống như kinh
sách phát triển: “An trú không, không tánh,
chiếc bè, ngón tay, mặt trăng, v.v…”. Tất cả
sự hiểu biết này đều sai nghĩa, không đúng ý
nghĩa trong kinh sách Nguyên Thủy.
Những danh từ này trong kinh sách
Nguyên Thủy đều có dạy, nhưng các bạn không
phải là hành giả đúng chánh pháp của Phật
giáo. Vì thế, các bạn hiểu theo kiểu ảnh hưởng
Đại Thừa và Thiền Tông chứ nghĩa của nó
không phải vậy.
Nguyên Thanh lần lượt sẽ giải thích cho
các bạn hiểu rõ, nếu Thầy Thông Lạc đồng ý.

HÃY CẢNH GIÁC THẦN THƠNG
Hỏi:Trongđoạn 51 kinh Kandaraka
trong kinh Trung Bộ có mô tả một vị tu sĩ đạt
qua các trạng thái chứng Thiền thứ Nhất,
Thiền thứ Hai, Thiền thứ Ba, Thiền thứ Tư.
Trong đó hoàn toàn không có tịnh chỉ hơi thở. Vậy tịnh chỉ hơi thở có phải là ngoại đạo, thần
thông không? Nếu có mô tả về tịnh chỉ hơi thở
thì mô tả ở kinh Nguyên Thủy nào, mục nào?
Nhờ Thầy chỉ dẫn rõ ràng. Nếu không có trong
kinh Nguyên Thủy là ngoại đạo. Như vậy Thầy
Thông Lạc có bị kẹt trong thần thông không?
Hãy cảnh giác với thần thông.
Đáp: Thưa các bạn! Về văn phạm một câu
mà viết hai chữ “trong” thì câu văn “què”,
Nguyên Thanh xin sửa lại câu hỏi của bạn:
“Trong đoạn kinh 51 Kandaraka thuộc
kinh Trung Bộ có mô tả một vị tu sĩ đạt
qua các trạng thái chứng…”.
Các bạn chỉ đọc kinh Trung Bộ mà dám
bảo rằng kinh Nguyên Thủy Phật không đề cập
đến thần thông thì sự hiểu biết của bạn quá
nông cạn. Nếu các bạn không tin Thầy Thông
Lạc nói “tịnh chỉ hơi thở nhập Thiền Thứ
Tư” thì các bạn cứ gửi thư hỏi báo Giác Ngộ
hay trực tiếp đến Vạn Hạnh hỏi Hòa Thượng
Minh Châu người dịch ra kinh sách Nguyên
Thủy thì sẽ rõ.
Thưa các bạn! Kinh sách Nguyên Thủy đức
Phật đã đề cập đến thần thông có ba loại:
1 - Thần thông giáo hóa. 2 - Thần thông ký thuyết.
3 - Thần thông biến hóa.
Nguyên Thanh sẽ trình bày ba loại thần
thông để các bạn hiểu.
Đức Phật đã xác định ba loại thần thông
rất rõ ràng như sau:
- Tâm tôi có tham, tôi biết tâm tôi có
tham. Đó là thần thông giáo hóa.
- Tâm tôi có sân, tôi biết tâm tôi có sân.
Đó là thần thông giáo hóa.
- Tôi ăn uống phi thời, tôi biết tôi ăn uống
phi thời, tôi sẽ cố gắng khắc phục không ăn
uống phi thời. Đó là thần thông giáo hóa.
- Người ta chửi mắng, mạ lị, mạt sát tôi,
tôi biết nhưng tôi không giận họ. Đó là thần
thông giáo hóa.
- Tâm tôi có dục ăn, dục ngủ tôi biết tâm
tôi có dục ăn, dục ngủ, tôi cố gắng khắc phục
không cho dục ăn, dục ngủ phi thời. Đó là thần
thông giáo hóa.
- Khi tôi bị hôn trầm, thùy miên, vô ký tôi
biết tâm tôi có hôn trầm thùy miên và vô ký,
tôi liền tác ý: “Cút” thì hôn trầm, thùy miên,
vô ký biến mất. Đó là thần thông giáo hóa. - Khi thân tôi đau nhức, tôi biết thân tôi
đau nhức, tôi liền tác ý: Thọ là vô thường,
“Cút” đau nhức tự biến đi mất. Đó là thần
thông giáo hóa.
- Tôi biết cơ thể tôi già yếu, chẳng làm ích
lợi gì cho đời, tôi liền tác ý: “Hơi thở tịnh chỉ
bỏ thân tứ đại” thì ngay đó hơi thở ngưng, tôi
bỏ thân tứ đại. Đó là thần thông giáo hóa.
Thưa các bạn, khi tôi có khả năng làm chủ
thân tâm mình như vậy, mà đức Phật gọi là
thần thông giáo hóa hay còn gọi là Tứ Như Ý
Túc. Xem thế, thần thông giáo hóa đem lại lợi
ích cho thân tâm tôi như vậy, thì Thầy Thông
Lạc có kẹt trong thần thông đó không các bạn?
Có cần phải cảnh giác với thần thông này
không các bạn?
Bạn đọc kinh sách chưa thấu suốt, mà kêu
gọi mọi người hãy cảnh giác với thần thông.
Vậy, thần thông nào cảnh giác bạn biết không?
Đọc qua câu hỏi của bạn, người ta biết bạn
chưa hiểu một chút gì về Phật giáo.
Còn những thần thông khác, có dịp
Nguyên Thanh sẽ giải thích cho các bạn hiểu,
nếu các bạn muốn nghe. Nguyên Thanh chỉ ước
mong, các bạn thức thời hiểu biết nên sám hối những sự hiểu lầm nông cạn của mình, để các
bạn còn có duyên may gặp được chánh pháp.
Còn nếu không thì kiếp kiếp đời đời, các bạn sẽ
trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.
Như vậy mà các bạn bảo rằng, đức Phật
không đề cập đến thần thông, bạn hãy nghiên
cứu lại kỹ, đừng có đưa ra ý kiến bừa bãi mà
người hiểu biết Phật pháp sẽ cười bạn là người
dốt. Các bạn có hiểu không?
Đọc chỉ một vài bộ kinh mà dám xác định
cả hệ thống giáo lí của Phật và bảo rằng: Phật
không có đề cập thần thông, tự xác định một
việc làm như vậy, các bạn thấy có đúng không?
Các bạn có bộp chộp không?
Bức thư ngỏ, Thầy Thông Lạc đã cảnh cáo
các bạn, muốn nói một điều gì về kinh sách
Nguyên Thủy thì hãy tu cho được như Thầy
Thông Lạc, phải làm chủ được bốn sự đau khổ:
sanh, già, bệnh, chết phải chấm dứt luân hồi,
phải nhập Bốn Thiền, phải thực hiện Tam
Minh thì mới bàn về kinh sách Nguyên Thủy,
còn chưa làm được như vậy thì các bạn hiểu
biết gì? Mà nói ngoại hay không ngoại đạo.
Nếu muốn biết những điều này thì các bạn
hãy về đảnh lễ Thầy Thông Lạc, xin Người chỉ
dạy cho, chứ đừng dùng tri kiến phàm phu mà hiểu tri kiến Thánh, các bạn làm sao hiểu được.
Các bạn lo cho Thầy Thông Lạc hay các bạn
phỉ báng Thầy Thông Lạc? “Nếu không có
trong kinh Nguyên Thủy là ngoại đạo.
Như vậy Thầy Thông Lạc có bị kẹt trong
thần thông không? Hãy cảnh giác với thần
thông”. Các bạn bảo nhau cảnh giác thần
thông hay cảnh giác Thầy Thông Lạc?
Như các bạn đã nói: “Vào trang web của
Nguyên Thủy Chơn Như thấy hình của
Thầy Thông Lạc. Như vậy Thầy vẫn còn
THAM danh phải không? Chưa bỏ được
THAM phải không?”.
Vì những câu hỏi này, chắc chắn các bạn
cho rằng Thầy Thông Lạc còn tham danh, đắm
lợi nên bảo mọi người hãy cảnh giác Thầy
Thông Lạc. Có đúng như vậy không các bạn?
Ăn ngày một bữa, ngủ trên một tảng đá
và ở trong túp lều tranh, chùa không to vách
liếp, Phật không lớn bằng xi măng thì còn gì là
danh, là lợi nữa. Và danh lợi để làm gì nữa các
bạn?
Nếu mọi người đều có ý như vậy thì chắc
Thầy Thông Lạc xin thân ái chào các bạn và ra
đi vĩnh viễn. Điều này đối với Thầy Thông Lạc là duyên nợ nhân quả đã hết rồi. Vì Thầy biết
mình chỉ có một kiếp này nữa mà thôi. Thầy ra
đi, Nguyên Thanh quyết chắc rằng không còn
ai dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả,
sống không làm khổ mình, khổ người. Thật là
chúng sanh vô phước!
Hơn 2500 năm mới có một người tu chứng
làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt luân
hồi. Thật là hy hữu! Quá hiếm! Quá hiếm!!!
Nếu tâm của chúng sanh có ác ý và nghĩ
xấu như vậy thì các bậc vĩ nhân sẽ không xuất
hiện. Nỗi đau của nhân loại sẽ không có gì hàn
gắn được. Tiếc thay! Tiếc thay!!!

TỊNH CHỈ HƠI THỞ
Kính thưa các bạn! Đọc vào đoạn đầu
của câu hỏi này thì biết ngay, bạn là tân học
giả nghiên cứu mới một vài bộ kinh nên câu
hỏi có vẻ quê mùa, như cô gái nông thôn mới
lên thành phố, trông cái gì cũ ng lạ mắt, hỏi
nhiều câu ngớ ngẩn. Một học giả viết về kinh Phật thường dẫn
chứng lời Phật dạy, xuất xứ từ bài kinh nào?
Trong kinh gì? Trang số mấy? Phải ghi rõ
ràng. Còn hành giả viết là để các bạn hiểu mà
tu tập, chứ không phải viết để các bạn nghiên
cứu nên không cần phải viết rõ xuất xứ của
đoạn kinh hay bài kinh ấy, miễn sao sự tu tập
của các bạn có kết quả lợi ích thiết thực. Cho
nên, hành giả viết là cần chỗ thực hành tu tập
đi đến giải thoát rốt ráo. Còn xuất xứ bài kinh
không cần ghi, các bạn có tin thì các bạn tu tập
lợi ích đến với các bạn, còn không tin thì thôi,
không ai bắt ép các bạn. Có tin, các bạn tu tập
thì các bạn được giải thoát, còn không tin thì
các bạn phải chịu khổ đau.
Ở đây, không phải đùa chơi trên ngôn
ngữ, mà mượn ngôn ngữ để diễn đạt sự tu tập
có lợi ích thiết thực cho đời sống của mình,
mang lại sự thanh thản, an lạc cho thân tâm,
chứ không phải tranh luận hơn thua, câu này
của Phật hay không phải của Phật, Phật nói
hay không nói, vấn đề đó không quan trọng mà
quan trọng ở chỗ thực hành có kết quả hay
không có kết quả. Khi đọc những câ u hỏi của
các bạn, các bạn còn dính mắc rất nhiều mà
những điều đó, đã được Thầy Thông Lạc giảng dạy trong bộ sách “Những Lời Phật Dạy” tập
I, II, III, IV.
Dường như, bạn chưa đọc hết kinh sách
Nguyên Thủy chỉ mới đọc một vài bài kinh
Trung Bộ. Với sự nghiên cứu của bạn còn sơ sót
quá nhiều, chưa trọn vẹn đầy đủ, nhất là bạn
chỉ nghiên cứu suông, không chịu khó tu tập. Vì
thế, sự hiểu biết của bạn rất cạn cợt, nếu đem
ra phân tích sự góp nhặt của bạn, xem như
chưa được hiểu biết gì bao nhiêu về Phật giáo.
Kinh sách Phật, vốn để tu tập giải thoát ,
chứ không phải để hiểu biết suông hay chỉ tụng
đọc thường.
Những câu hỏi thắc mắc của bạn, chứng tỏ
bạn là người không có thực hành tu tập theo
kinh sách Nguyên Thủy. Nhất là đầu óc bạn,
đang chịu ảnh hưởng tư tưởng của kinh sách
phát triển, nên bạn tưởng Thầy Thông Lạc
chưa đọc những tập kinh Trung Bộ sao?
Muốn hiểu giáo lí Nguyên Thủy của Phật
giáo trọn vẹn, thì không phải chỉ đọc một vài
bài kinh mà hiểu hết được.
Bạn phải nghiên cứu toàn bộ giáo lí mà
còn phải thực hành cho miên mật những lời dạy ấy, thì các bạn mới hiểu được toàn bộ ý
nghĩa của Phật dạy.
Như các bạn đã đọc kinh Kandaraka, thấy
kinh dạy nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam
Thiền, Tứ Thiền mà không có dạy tịnh chỉ hơi
thở, bạn chỉ hiểu có bài kinh này, mà cho Phật
không có dạy tịnh chỉ hơi thở, thì bạn giống
như con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn trời.
Trong kinh này dạy tịnh chỉ hơi thở nhập
Tứ Thiền mà bạn có tu đâu mà hiểu nghĩa.
Nguyên Thanh xin lặp lại đoạn kinh
Kandaraka dạy: “Xả lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh nhập Tứ Thiền” tức là xả các
cảm thọ. Vậy, Nguyên Thanh xin hỏi các bạn:
“Nếu không tịnh chỉ hơi thở thì làm sao
các cảm thọ mất?”. Nghĩa quá rõ ràng mà các
bạn không hiểu. Vậy các bạn nghiên cứu kinh
sách Phật để hiểu mà không hiểu. Vậy trí óc
của các bạn ở đâu? Để làm gì? Mà không chịu
hiểu nghĩa lí chân thật trong kinh như vậy, lại
còn bảo rằng Phật không có dạy tịnh chỉ hơi
thở. Thật là điên đảo!
Các bạn hãy đọc bộ kinh Tăng Chi, bộ
kinh Tương Ưng, Trường Bộ kinh thì bạn sẽ
thấy đức Phật dạy tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ
Thiền còn rõ ràng hơn, chứ không phải Thầy Thông Lạc đặt điều, thêm bớt trong kinh sách
Phật. Nếu Thầy Thông Lạc đặt điều ra nói, thì
những vị Hòa Thượng, những Tăng, Ni sinh đã
từng học trên Cao Đẳng Vạn Hạnh, các Tăng,
Ni sinh Cao Cấp Phật Học Viện khác và báo
Giác Ngộ sẽ la rùm lên, khỏi phải các bạn hỏi.
Giả thuyết, đặt lại vấn đề nếu kinh sách
Phật giáo Nguyên Thủy không có dạy tịnh chỉ
hơi thở, nhưng Thầy Thông Lạc tu tập làm chủ
được bốn chỗ: sanh, già, bệnh, chết thì Thầy
tuyên bố nói, tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền,
làm chủ sự sống chết có được không?
Thầy Thông Lạc đã làm chủ được như vậy
thì Thầy nói có sai không? Nói được làm được
là không dối người. Nói được mà không làm
được là dối người, nói được làm được mà kinh
sách Phật cũng dạy như vậy thì có gì thêm bớt
trong kinh sách đâu, có gì mà có tội lỗi. Cho
nên ai nói rằng, kinh sách Nguyên Thủy không
có dạy tịnh chỉ hơi thở là người ấy chưa hiểu
kinh sách Nguyên Thủy.
Tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, kinh
sách Nguyên Thủy đã có dạy hẳn hoi, nhưng
các bạn nghiên cứu, chưa đọc hết những kinh
sách Nguyên Thủy. Vả lại, các bạn chỉ là một

tân học giả, không có một ngày tu tập Tứ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!