Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT-TẬP 2-15

Thánh Định thì làm gì biết được Tứ Thiền tịnh
chỉ hơi thở hay không tịnh chỉ hơi thở, sự hiểu
biết của các bạn đối với Phật giáo quá nông
cạn. Biết thì thưa thốt không biết thì dựa cộ t
mà nghe, như trên đã nói. Nguyên Thanh sẽ
dẫn chứng hai câu kệ trong kinh Niết Bàn
thuộc kinh Trường Bộ tập II:
“Không phải thở ra thở vào
Chính tâm trú chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Tu sĩ hướng diệt độ
Chính tâm tịnh bất động
Nhẫn chịu mọi cảm thọ
Như đèn sáng bị tắt
Tâm giải thoát hoàn toàn”.
Hai câu kệ đầu trong bài kệ này, tán thán
Phật nhập Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở, rồi xả
trạng thái Tứ Thiền, để vào Niết Bàn của tôn
giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha), trang 667
Tạng kinh Việt Nam.
Kinh Tăng Chi Bộ tập 4 trang 417- 418 có
dạy về tịnh chỉ hơi thở: “Với người chứng
Thiền Thứ Tư hơi thở vô, hơi thở ra là cây
gai”. Kinh Tăng Chi Bộ và kinh Tương Ưng còn dạy rõ về cách thức tịnh chỉ hơi thở để
nhập Tứ Thiền. Cho nên, trong kinh dạy rất rõ
ràng, xin các bạn chịu khó nghiên cứu lại và
hiểu cho thật kỹ rồi mới nói.
Thầy Thông Lạc không phải là học giả.
Con đường Thầy đi, trùng lặp con đường Phật
đi, nên Thầy nói ra đúng vào những lời dạy
trong kinh sách Nguyên Thủy của Phật.
Kinh sách Phật đã ghi rõ ràng như vậy,
chứng tỏ bạn chỉ đọc lướt qua chứ chẳng hiểu gì
cả.
Xin thưa cùng các bạn! Nếu Phật giáo tu
tập chỉ tụng kinh, niệm Phật cầu vãng sanh
Cực Lạc, Tây Phương, hoặc ngồi thiền kiến
tánh thành Phật, mà không làm chủ được
sanh, già, bệnh, chết thì các bạn tu theo Phật
giáo đó để làm gì? Nếu tu theo Phật giáo đó,
không lợi ích thiết thực cụ thể mà chỉ sống
trong mơ mộng ảo tưởng thì Nguyên Thanh xin
tu hành theo ngoại đạo còn hơn, vì ngoại đạo tu
tập làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chấm
dứt luân hồi, sống không làm khổ mình, khổ
người. Còn theo Phật giáo mà chuyên cúng bái
cầu siêu, cầu an thì chẳng khác nào là một tôn
giáo mê tín, lừa đảo dối người thì quyết định không theo tôn giáo đó nữa. Phải không hỡi các
bạn?

KHƠNG ĐƯỢC NĨI NGƯỜI KHÁC LÀ SAI
Hỏi:Kính thưa Thầy! Phật dạy không
được nói người khác là sai. Vậy Thầy Thông
Lạc có làm sai lời Phật dạy không?
Đáp: Kính thưa các bạn! Nguyên Thanh
xin trả lời, mong các bạn hãy lắng nghe cho
kỹ:
Nguyên Thanh nghĩ rằng các bạn đều là

những người có học, có kiến thức, có trí tuệ.
Thế mà đọc kinh sách Phật, các bạn lại không
hiểu lời Phật dạy. Thật đáng thương thay!!!
Trong kinh sách Phật đã dạy người tu
chưa chứng thì không được nói cái sai của người
khác. Có đúng như vậy không các bạn?
“Không nên nhìn lỗi người
Người làm hay không làm
Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm” (Kinh Pháp Cú)
Khi tu hành chưa chứng đạo, các bạn có
hiểu biết điều gì đâu, có thông suốt chuyện gì
đâu mà nói đúng, nói sai của người khác. Chính
nơi thân tâm của các bạn, các bạn còn chưa
hiểu, chưa rõ nó hết, thì các bạn biết những gì
mà phê bình, chỉ trích nói sai, nói đúng mọi
người. Ngày xưa, Đức Thánh Khổng Tử đánh xe
đi ngang qua một đoạn đường có các cháu bé
đang hốt cát chơi. Đức Khổng Phu Tử dừng xe
lại bảo các cháu:
- Các cháu hãy tránh cho xe ông đi.
Trong các cháu bé có một cháu bé nhỏ
nhất đứng dậy chấp tay và hỏi:
- Kính thưa Ông! Chúng cháu đang xây
thành. Vậy, thành tránh xe hay xe tránh
thành?
Khổng Phu Tử nghe hỏi ngạc nhiên, há
miệng mà không biết trả lời ra sao, thì cháu bé
ấy lại hỏi tiếp:
- Kính thưa Ông! Ông là ai?
Khổng Phu Tử trả lời:
- Ông là Khổng Phu Tử. - Kính thưa Ông! Ông là một bậc Thánh
đã được mọi người kính trọng. Vậy cháu xin
hỏi Ông một câu nữa, nếu Ông trả lời được thì
chúng cháu sẽ tránh đường cho Ông đi.
Kính thưa Ông! Cháu không hỏi Ông
chuyện xa vời mà hỏi chuyện trước mắt Ông.
- Vậy lông nheo trước mắt Ông, Ông có
biết mấy cọng không?
Khổng Phu Tử nhìn cháu bé nói:
- Hậu sinh khả úy (Người sau đáng sợ).
Đức Thánh Khổng Phu Tử nói xong đành
quay xe rẽ sang lối khác.
Trí thông minh như Đức Thánh Khổng
Phu Tử thế mà còn không trả lời được với
những câu hỏi hóc búa của một vị thần đồng
phàm phu Hạn Thác, còn một vị Thánh A La
Hán trí tuệ vô lậu phi không gian và thời gian
thì đó là một thứ trí tuệ không thể nghĩ bàn.
Cho nên, kinh sách Phật với trí phàm phu tu
hành chưa chứng đạo thì các bạn biết những gì
mà bảo rằng Phật dạy không được nói cái sai
của người khác, của các hệ phái tôn giáo khác,
các bạn giống như người mù rờ voi. Có phải vậy
không các bạn? Kính thưa các bạn! Đức Phật dạy đúng
như trên đã nói, nhưng ở đây các bạn lại hiểu
sai lầm. “Người tu hành không được nói
cái sai của người khác”. Đó là hiểu một cách
tổng quát, hiểu như vậy là hiểu sai; hiểu như
vậy các bạn sẽ vơ đũa cả nắm cho rằng hễ ai tu
hành theo Phật giáo thì không được nói cái sai
của người khác. Có đúng như vậy không các
bạn?
Ý của đức Phật nói ở đây, là dạy người tu
chưa chứng không được nói cái sai của người
khác, chứ không phải dạy người tu đã chứng.
Các bạn có hiểu chưa?
Người tu chứng có quyền nói những cái sai
của mọi người, của kinh sách, của các tôn giáo
khác. Nói cái sai đó là để cảnh giác cho mọi
người khác để tránh xa những sự tai hại,
những sự lừa đảo, lường gạt của kẻ khác.
Cho nên, người tu hành đã chứng đạo thì
đức Phật khuyến khích họ dùng trực hạnh như
thế nào các bạn có biết không? Đây, các bạn
hãy lắng nghe đức Phật dạy:
“Thấy cái dở mà không dám chê là
hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh”. “Thấy cái hay mà không dám khen là
ganh tị, hẹp hòi, cao ngạo”.
Khi đức Phật chứng đạo xong, Ngài bài
bác sạch 62 luận thuyết của ngoại đạo. Ngài
đập phá luôn những giới khổ hạnh sai lầm của
ngoại đạo và thế giới siêu hình, đập luôn tất cả
các vị Thần, Thánh, quỉ, ma, v.v.. của các tôn
giáo đa thần khác.
Thưa các bạn! Khi Thầy Thông Lạc tu
hành chưa chứng, chưa làm chủ sanh, già bệnh,
chết và chưa chấm dứt sanh tử luân hồi thì
Thầy Thông Lạc có bao giờ nói hệ phái Phật
giáo nào sai đâu. Có đúng như vậy không các
bạn?
Khi Thầy Thông Lạc tu chứng đạo, làm
chủ được sự sống chết thì Thầy biết rất rõ cái
sai của kinh sách phát triển, nó đang lừa đảo
lường gạt người. Khiến cho mọi người tu theo
nó phải hao tài tốn của và phí biết bao nhiêu
công sức, nhưng kết quả của nó chẳng được
những lợi ích gì, chỉ uổng phí một đời tu hành,
mà đôi khi còn bị điên khùng mất trí.
Vì lòng thương người, vì lời Phật dạy:
“Thấy cái dở mà không dám chê là hèn
kém, là nhút nhát, là dua nịnh”. Do đó
Thầy Thông Lạc mạnh tay đập thẳng những điều sai trong kinh sách phát triển. Vì những
giáo pháp này đã cố tình diệt Phật giáo.
Nói thẳng, chỉ thẳng là vì lợi ích cho mọi
người, chứ không phải vì lợi ích cho Thầy
Thông Lạc. Xin các bạn cảm thông cho. Như
vậy, Thầy Thông Lạc có làm sai lời Phật dạy
không? Theo Nguyên Thanh nghĩ: Thầy Thông
Lạc nói đúng và làm đúng lời Phật dạy.
Còn riêng sự phê phán đúng sai của các
bạn, thì xin các bạn hãy đứng trên lập trường
công tâm khách quan mà trả lời.
Theo kinh sách Nguyên Thủy thì đức Phật
luôn luôn dẹp bỏ những cái sai của Lục Sư
ngoại đạo, cả thế giới siêu hình đức Phật còn
dẹp luôn và không chấp nhận có thế giới siêu
hình.

THAM DANH
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Vào trang web
của Tu Viện Chơn Như, thấy hình của Thầy
Thông Lạc. Như vậy Thầy vẫn còn THAM danh
phải không? Chưa bỏ được THAM phải không? Nếu nói là do học trò quản lý trang web,
Thầy không biết chuyện này thì như vậy là
Thầy dung túng học trò làm điều sai phải
không? Có nên bỏ hình ảnh của Thầy trên
trang web không? Như vậy mới là VÔ NGÃ theo
lời Phật dạy phải không?
Mới vào trang web đã thấy vẫn còn THAM
nên họ ngán ngẫm như bao vị Thầy khác, như
vậy có đúng không?
Đáp: Kính thưa các bạn! Để trả lời câu
hỏi này Nguyên Thanh xin mời các bạn hãy
đọc “Những Lời Phật Dạy” tập 4, qua phần
phụ bản các bạn sẽ đọc được những bức thư mà
Thầy Thông Lạc đã gửi cho các Phật tử Miền
Bắc và nhà Xuất Bản Văn Hóa - Thông Tin,
khi họ muốn in hình ảnh và tiểu sử của Thầy
Thông Lạc trong những trang đầu của bộ sách
“VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT”
thì các bạn sẽ rõ Thầy Thông Lạc có tham
danh hay không tham danh.
Nói thật, dù các bạn có biết rõ Thầy
Thông Lạc như thế nào, nhưng các bạn không
đủ duyên với Thầy Thông Lạc thì sự ngán
ngẫm của các bạn cũng không bao giờ hết. Phải
không các bạn? Khi đã không có duyên, tức là
không có thiện cảm với người nào đó. Dù người đó có tốt bao nhiêu thì các bạn cũng thấy người
đó xấu, người đó không đúng. Có đúng như vậy
không các bạn?
Trong câu hỏi của các bạn có phần góp ý:
“Có nên bỏ hình ảnh của Thầy trên trang
web không? Như vậy mới là VÔ NGÃ theo
lời Phật dạy phải không?”.
Thưa các bạn! Góp ý như vậy không đúng.
Vì hiện giờ có nhiều người ở khắp các nước trên
hành tinh này cần muốn biết hình ảnh Thầy
Thông Lạc như thế nào, mà dám cả gan bài bác
Đại Thừa và Thiền Tông như vậy. Vả lại, người
đương thời có đầy đủ phương tiện lưu giữ lại
hình ảnh của Thầy Thông Lạc mà không giữ
được hình ảnh thì những thế hệ ngày mai sẽ
trách móc những người đương thời với Thầy
Thông Lạc. Vì cảm thông với mọi người ở xa và
trách nhiệm lịch sử của loài người nên chúng
tôi cho lên trang web chân dung của Thầy
Thích Thông Lạc.
Thưa các bạn! Hiện giờ chúng ta muốn
biết hình ảnh của một bậc vĩ nhân và ân nhân
của nhân loại như đức Phật thì làm sao với con
mắt phàm phu của chúng ta thấy được? Người đồng thời với đức Phật không lưu
giữ lại hình ảnh Phật thì ngày giờ này chúng
ta có hối tiếc hay trách móc người xưa thì có
ích lợi gì. Phải không các bạn?
Cho nên, hiện giờ trách nhiệm của người
Phật tử là phải làm những điều này, còn riêng
Thầy Thông Lạc thì các bạn hãy đọc những bức
tâm thư của Thầy thì sẽ rõ “danh lợi đối với
Thầy như nước chảy qua cầu”.
Thưa các bạn! Không phải vì bỏ hình ảnh
Thầy trên trang web mà Thầy Thông Lạc VÔ
NGÃ, hiểu vô ngã như vậy là các bạn đã hiểu
sai, hiểu không đúng lời dạy của đức Phật. Các
bạn có biết không?
Tâm ly dục ly ác pháp hay là tâm bất
động trước các ác pháp và các cả m thọ là tâm
VÔ NGÃ.

KINH SÁCH LÀ CHIẾC BÈ QUA SƠNG
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Kinh sách là
chiếc bè qua sông, chánh pháp còn phải bỏ
huống còn phi pháp. Đáp: Kính thưa các bạn! Nguyên Thanh
xin giới thiệu cùng các bạn. Các bạn nên đọc
tập sách thứ tư trong Những Lờ i Phật Dạy.
Thầy Thông Lạc có giảng về vấn đề kinh sách
nói về giáo pháp của đức Phật như chiếc bè qua
sông. Lời dạy này có đúng là giáo pháp của
Phật hay giáo pháp của ngoại đạo. Chiếc bè
qua sông và ngón tay chỉ mặt trăng là những
giáo pháp của tôn giáo nào? Tại sao trong kinh
Nguyên Thủy lại có những câu này và nghĩa nó
như thế nào? Có đúng như nghĩa trong kinh
sách phát triển mà các Tổ thường dạy không?
Những điều này trong tậ p bốn đã giải
nghi cho các bạn, nhưng các bạn là những
người chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển
quá sâu đậm, thì dù Thầy Thông Lạc có giảng
giải như thế nào để các bạn hiểu cho rõ ràng,
nhưng các bạn cũng khó bỏ những tư tưởng đã
chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển.

TAM MINH
Hỏi:Kính thưa Thầy! Con Minh Pháp
có một số nghi vấn như sau: 1- Người tu theo đạo Phật Nguyên Thủy
khi chứng đắc Tam Minh hoàn toàn, chấm dứt
sanh tử luân hồi. Duy nhất chỉ có con đường
Tam Minh mà thôi. Vậy các Tổ sư Thiền Tông
có giải thoát sanh tử luân hồi hay không?
2- Mọi người chưa đắc Tam Minh vẫn
còn tái sanh luân hồi mãi mãi.
Đáp: Nguyên Thanh xin trả lời. Đạo Phật
chỉ duy nhất có một con đường Giới, Định, Tuệ
có nghĩa là từ đức hạnh nhân bản - nhân quả
(giới luật), Tứ Thánh Định và Tam Minh ngoài
ra không còn có con đường nào khác nữa.
Chân lý thứ tư của Phật giáo đã xác định
rõ ràng: Từ Chánh kiến đến Chánh định phải
tu tập những pháp môn nào. Sự tu tập này
giống như chương trình giáo dục đào tạo của
Bộ Giáo Dục Quốc Gia. Vì thế, nó chỉ có một
con đường tu học duy nhất mà thôi.
Tổ sư thiền chỉ là một loại thiền vô vi của
Lão Trang, thiền này không bao giờ chấm dứt
sanh tử luân hồi, nó chỉ xây dựng trên ảo tưởng
“Kiến Tánh Thành Phật”, với những lý luận
siêu lý luận để lừa đảo những người nhẹ dạ
chưa đủ trí sáng suốt. Ngay cả các nhà khoa
học vẫn bị lừa đảo bởi cách thức sử dụng những
danh từ nhiều ẩn ý khiến cho những người ở góc độ nào cũng suy luận đúng cả. Có thể nói
ngôn ngữ Thiền Tông ẩn ý lừa đảo cao hơn sấm
Trạng Trình.
Mọi người chưa chứng đắc Tam Minh thì
vẫn còn tái sanh luân hồi mãi mãi. Đúng vậy,
những ai tu đúng theo Phật giáo thì tâm tham,
sân, si giảm lần cho đến năm hạ phần kiết sử
diệt. Người tu được như vậy thì không còn tái
sanh, nhưng khi chết họ vẫn tiếp tục tu tập
bằng tưởng thức của họ. Tu tập như vậy cho
đến khi lậu hoặc thật sạch, khi lậu hoặc sạch
thì tâm bất động, tâm bất động thì có Tứ Như
Ý Túc. Có Tứ Như Ý Túc tức là có Tam Minh
trong Tam Minh có Lậu Tận Minh, khi có Lậu
Tận Minh thì mới làm chủ sanh tử và chấm dứt
tái sanh luân hồi.

TU VIỆN NUƠI NHIỀU NGƯỜI
Hỏi:Kính thưa Thầy! Tại sao Tu viện
nuôi cho nhiều người để làm gì? Đáp: Nguyên Thanh xin hỏi lại, các bạn
vui lòng trả lời nhé! Tại sao trường học cho trẻ
con đến trường để làm gì? Các bạn trả lời đi?!
Tu viện nuôi nhiều người là để cho họ tu
học đạo đức nhân bản - nhân quả sống không
làm khổ mình, không làm khổ người và không
làm khổ tất cả chúng sanh.
Đó là mục đích của Tu viện nuôi nhiều
người để đem lại đạo đứ c cho con người, xây
dựng lại cuộc sống trên thế gian này biến cảnh
thế gian thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.

THIỆN LAI TỲ KHEO
Câu hỏi của Tâm Niệm
Hỏi:Vào thời đức Phật còn tại thế, mỗi
khi các đệ tử nào, chứng Tứ Thiền, đắc Tam
Minh, giới hạnh tròn đầy thì được Phật gọi:
“Thiện Lai Tỳ Kheo” tức thì râu tóc của họ tự
nhiên rụng, thân hình của họ tự nhiên đắp áo
cà sa vàng, đấy có phải là hình thức trao
truyền y bát qua thần thông của Phật không?
Thầy Chơn Như có thể làm như Phật hay bằng cách nào khác để truyền y bát cho đệ tử của
mình.
Mong quý vị giải thích thắc mắc cho tôi
được thông suốt.
Đáp: Sau khi đọc những bức thư trên
mạng, có những câu hỏi liên hệ đến Thầy
Thông Lạc. Nguyên Thanh có đến trình và xin
phép Thầy được trả lời cho bạn Tâm Niệm
(Kim Ngân).
Thầy Thông Lạc dạy: Nguyên Thanh con
hãy trả lời những câu hỏi nào có sự lợi ích
chung cho sự tu tập theo Phật giáo Nguyên
Thủy, còn những câu hỏi nào có tính cách vấn
nạn hơn thua bài bác, chỉ trích lẫn nhau thì
nên im lặng như Thánh.
Thưa chị Tâm Niệm! Đọc qua câu hỏi của
chị thì theo sự hiểu biết của chị “Thiện Lai Tỳ
Kheo” là qua hình thức thần thông (râu tóc tự
nhiên rụng, thân hình tự nhiên đắp áo cà sa
vàng). Đối với đạo Phật chị hiểu như vậy là sai,
không đúng chị ạ!
Chị nên hiểu đúng nghĩa theo bốn chân lý
của Phật giáo là râu tóc tượng trưng cho trần
cấu, lậu hoặc; áo cà sa vàng tượng trưng cho
tâm bất động, vô lậu. Phần đông mọi người theo Phật giáo mà
không hiểu Phật giáo. Không hiểu Phật giáo, vì
họ đã chịu ảnh hưởng thần thông của một số
hệ phái và các tôn giáo khác khắp nơi trên thế
gian này. Hễ khi nói đến tôn giáo là người ta
nghĩ ngay đến thần thông. Nhất là Phật giáo
do tư tưởng giáo pháp phát triển lồng vào.
Theo Nguyên Thanh hiểu Phật giáo chỉ là một
nền đạo đức nhân bản - nhân quả. Vì thế, bốn
chân lý của đạo Phật đã xác định rõ ràng,
không có nói đến thế giới siêu hình và thần
thông chút nào cả.
Thế giới siêu hình và thần thông là một
sự hiểu biết qua tưởng tri, chứ không phải liễu
tri. Và vì thế nên sự hiểu biết ấy theo chữ
nghĩa tưởng tượng ra không cụ thể, nó có vẻ
như mơ hồ, trừu tượng và ảo giác, v.v..
Vì thế, nghe nói đến chứng Tứ Thiền, đắc
Tam Minh, tròn đầy giới luật và Phật gọi
“Thiện Lai Tỳ Kheo” là nghĩ ngay đến thần
thông. Có đúng như vậy không các bạn? Ở đây
không có nghĩa như vậy, đức Phật gọi: “Thiện
Lai Tỳ Kheo” là gọi người đã tu hành xong ba
cấp: “Giới, Định, Tuệ”. Ba cấp: “Giới, Định,
Tuệ” là ba cấp tu học tâm vô lậu, chứ không
phải ba cấp “Giới, Định, Tuệ” là ba pháp môn tu tập để có thần thông (Tam Minh, Lục
Thông). Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng có
Tam Minh, Lục Thông là có thần thông. Hiểu
như vậy là sai không đúng ý nghĩa giải thoát
của Phật giáo.
Tam Minh, Lục Thông là một phương
pháp để rà soát lại tâm của người tu hành có
sạch lậu hoặc hay chưa, chứ không phải có Tam
Minh, Lục Thông để làm thầy bói biết chuyện
quá khứ vị lai hay làm trò ảo thuật lường gạt
người, biến hóa, phóng hào quang, bay trê n
trời, đi trên mặt nước, độn thổ, đi xuyên qua
tường, qua đá, v.v..
Các nhà học giả cứ theo chữ nghĩa nghiên
cứu Phật giáo đến những từ Tam Minh, Lục
Thông chỉ hiểu nghĩa thần thông nên làm lệch
ý nghĩa của kinh sách Phật.
Thưa các bạn! Nếu các bạn muốn nghiên
cứu Phật giáo thì xin các bạn đừng bao giờ lìa
xa bốn chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
- Chân lý thứ nhất, các bạn thấy “Khổ
Đế” dạy sự đau khổ của con người có điều gì mơ
hồ trừu tượng không? - Chân lý thứ hai, các bạn thấy “Tập Đế”
là nguyên nhân sinh ra mọi sự đau khổ dạy
như vậy có điều gì mơ hồ trừu tượng không?
- Chân lý thứ ba, các bạn thấy “Diệt Đế”
là một trạng thái tâm diệt hết mọi sự đau khổ
tức là tâm vô lậu, tâm không phóng dật dạy
như vậy có điều gì mơ hồ trừu tượng không?
Chân lý này là mục đích của Phật giáo,
nhưng nó có nói gì đến Tam Minh Lục Thông
không? Hay chỉ dạy cho các bạn tu tập tâm vô
dục, tâm vô lậu, tâm bất động.
- Chân lý thứ tư, các bạn thấy “Đạo Đế”
là tám lớp và ba cấp tu học của Phật giáo có
dạy điều gì thần thông mơ hồ trừu tượng
không?
Vậy khi nghe nói đến chứng Tứ Thiền, đắc
Tam Minh, giới hạnh tròn đầy và được Phật
gọi “Thiện Lai Tỳ Kheo” là râu tóc tự nhiên
rụng, thân tự nhiên đắp áo cà sa vàng là các
bạn nghĩ ngay thần thông. Sao các bạn không
nghĩ một điều khác, giống như chân lý đức
Phật đã vạch ra “Diệt Đế”. Diệt Đế là một
trạng thái tâm vô lậu hoàn toàn. Vậy chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh và
giới luật tròn đầy là tâm vô lậu. Hiểu như vậy
có đúng không các bạn?
Khi tâm đã vô lậu là hình ảnh một vị
Thánh Tăng tóc râu rụng sạch và thân đắp áo
cà sa vàng, mặc dù người ấy đang là hiện thân
của một người cư sĩ không hơn không kém. Chỗ
này bạn có hiểu không???
Xin thưa cùng các bạn! Phật không bao
giờ truyền y bát bằng thần thông mà đức Phật
đưa ra một hình ảnh tâm vô lậu cụ thể rõ ràng
như râu tóc rụng, đắp áo cà sa vàng, chỉ vì các
bạn không hiểu nghĩa này nên mới có câu hỏi,
nếu không hỏi cho ra lẽ thì các bạn sẽ hiểu
Phật giáo là một tôn giáo thần thông, chứ
không phải là một tôn giáo đạo đức nhân bản –
nhân quả của loài người.
Thầy Thông Lạc cũng có thể làm như
Phật, nhưng các bạn đừng nghĩ Thầy Thông
Lạc thị hiện thần thông thì không đúng các
bạn ạ!
Người nào chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh
và tròn đầy giới luật thì Thầy Thông Lạc trao y
bát thật sự mà không cần làm lễ truyền giới,
chỉ khuyên người ấy nên làm tướng phước điền
cho chúng sanh nương tựa. Thầy Thông Lạc còn truyền y bát một
cách khác nữa. Khi thấy biết tất cả các đệ tử
của mình, người nào giới luật nghiêm túc, tâm
bất động trước các ác pháp và các cảm thọ thì
Thầy Thông Lạc mang y bát đến trao cho người
ấy chứ không gọi như Phật “Thiện Lai Tỳ
Kheo” mà khuyên đệ tử của mình “Hãy vì tất
cả chúng sanh mà làm tướng phước điền”.
Thân mến kính chào chị! Chúc chị tu tập
và xả tâm tốt.
Kính ghi
Nguyên Thanh
Tu Viện Chơn Như
 CÁO LỖI
Xin cáo lỗi cùng quý vị Phật tử. Sau khi
đọc lại tập I, II, III Đường Về Xứ Phật, về vấn
đề “Hỏi đạo”. Lúc bấy giờ chúng tôi trả lời cho
những người đang theo tu học tại tu viện, chứ
không có ý định in thành sác h, chỉ nghe giảng
học để tu, nhưng quý Phật tử rất quý trọng
những lời giảng này nên nghe và ghi lại đánh
máy in thành sách.
Chúng tôi dự định chương trình sau khi
thuyết giảng xong giáo án đường lối tu tập của
đạo Phật là chúng tôi ẩn bóng, vì đức Phật đã
dạy: “Có danh có lợi thì nên ẩn bóng”.
Sau khi giảng xong giáo án thì chúng tôi
nhận được một tài liệu do cháu Trúc , một Phật
tử nghe băng và đánh vi tính. Chúng tôi đọc
thấy còn nhiều thiếu khuyết nên nhuận lại
thành sách nhưng vì muốn thu ngắn thời gian
để đi ẩn bóng, chúng tôi nhuận lại ngắn gọn.
Sau khi sách được lưu hành thì chúng tôi
nhận được rất nhiều thư của Phật tử gởi đến
thưa hỏi về cách thức thực hành 37 phẩm trợ
đạo của đạo Phật. Nếu chúng tôi không trả lời mà đi ẩn bóng thì phụ lòng những người có tâm
tha thiết cầu đạo với một tâm thành.
Vì thế, sau khi nhuận lại tập 1 làm sáng
tỏ đường lối tu tập của Phật giáo, thấy gần
1000 trang giấy, chúng tôi chia làm ba tập.
Nếu có ai đã được đọc tập 2 và tập 3 cũ thấy
tập 2 và tập 3 mới, tức là tập 2 và tập 3 nhuận
lại không giống tập 2, 3 cũ là vì lý do này. Như
vậy chúng tôi xin cáo lỗi cùng quý Phật tử.
--------
HẾT TẬP II MỤC LỤC
Lời nói đầu ........................................................... 5
Bức tâm thư ....................................................... 51
Lòng thương vô bờ bến của một vị Thầy ........... 57
Tứ bất hoại tịnh ................................................. 73
Niệm Phật.......................................................... 75
Niệm Pháp ......................................................... 86
Niệm Tăng ......................................................... 88
Niệm Giới........................................................... 91
Tu định hiện tại an lạc trú ................................ 95
Định sáng suốt ................................................. 108
Khi tu xong còn tham, sân, si nữa không? ...... 113
Phiền não tức bồ đề ......................................... 121
Những pháp con ghi ra đã đủ chưa? ................ 128
I- Định vô lậu câu hữu thân ngũ uẩn ............... 129
II- Định vô lậu câu hữu Tứ niệm xứ................. 137
III- Định vô lậu câu hữu Tứ chánh cần ............ 150
IV- Định vô lậu câu hữu nhân quả ................... 152
V- Định vô lậu câu hữu Tứ diệu đế .................. 155
Chân lý thứ nhất “Khổ Đế” ............................. 156
Chân lý thứ hai “Tập Đế” ................................ 176
Chân lý thứ ba “Diệt Đế”................................. 198 Chân lý thứ tư “Đạo Đế”.................................. 202
Lớp thứ nhất: “Chánh kiến” ............................ 204
Lớp thứ hai: “Chánh tu duy” ........................... 217
Lớp thứ ba: “Chánh ngữ” ................................. 224
Lớp thứ tư: “Chánh nghiệp” ............................ 227
Lớp thứ năm: “Chánh mạng” .......................... 230
Lớp thứ sáu: “Chánh tinh tấn” ........................ 240
Lớp thứ bảy: “Chánh niệm”............................. 243
Lớp thứ tám: “Chánh định” ............................. 248
VI- Định vô lậu câu hữu Tứ vô lượng tâm ....... 252
VII- Định vô lậu câu hữu Tứ bất hoại tịnh ...... 254
VIII- Định vô lậu câu hữu Định niệm hơi thở . 256
IX- Định vô lậu câu hữu pháp bất tịnh ........... 257
X- Định vô lậu câu hữu Thập nhị nhân duyên 258
Tu bao lâu nữa mới diệt được tầm tứ .............. 262
làm việc biết làm việc có xả tâm không? ........ 264
Không chống đối va chạm ............................... 266
Giáo án quá nhiều, không biết tu pháp nào ... 270
Sắc dục ............................................................. 274
Cứu độ cha mẹ khi đã khuất bóng .................. 281
Bậc tu chứng khi nhập diệt có dùng tha lực độ
chúng sanh không ........................................... 285
Thế giới siêu hình không có,... ....................... 288 Nhập tứ thiền có phải là A la hán không?...... 293
Bồ tát quan thế âm .......................................... 298
Chơn tâm ......................................................... 301
Tưởng uẩn ........................................................ 302
Độ người ........................................................... 304
Ái kiết sử.......................................................... 305
Sát sanh mà không tội .................................... 308
Đệ tử vi phạm nói xấu thầy tổ ........................ 313
Chùa to Phật lớn.............................................. 315
Nhục thân ........................................................ 321
Văn thù sư lợi .................................................. 323
Am thất ............................................................ 325
Giáo trình tu tập bát chánh đạo ..................... 327
Thần thông ...................................................... 329
Hãy cảnh giác thần thông ............................... 331
Tịnh chỉ hơi thở ............................................... 337
Không được nói người khác là sai ................... 344
Tham danh....................................................... 349
Khi kinh sách là chiếc bè qua sông................. 352
Tam minh ........................................................ 353
Tu viện nuôi nhiều người ................................. 355
Thiện lai tỳ kheo ............................................. 356

Cáo lỗi .............................................................. 363

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!