Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT- TẬP 3- 1

VĂN HÓA PHẬT GIÁO
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT
TẬP III
GIỚI LUẬT
Giới luật như chiếc chìa khóa để mở
cửa thiền định, người tu sĩ cũng như
người cư sĩ tu tập thiền định mà không
giữ gìn giới luật thì không bao giờ bước
vào cửa thiền định được. Thiền định của
Phật giáo chỉ dành cho những người giới
luật nghiêm chỉnh. Xin các bạn lưu ý!
-4-Lời nói đầu
Đường Về Xứ Phật tập 3 ra đời
sẽ chỉ thẳng cho quý vị biết rất rõ về thế
giới siêu hình mà từ xưa cho đến ngày nay,
con người trên hành tinh này từ Đông sang
Tây, từ Nam chí Bắc và tất cả các tôn
giáo khác có mặt trên hành tinh này, ngoại
trừ Phật giáo ra, đều chấp nhận có thế giới
siêu hình. Thế giới siêu hình có thật haykhông? Xin thưa quý bạn hãy đọc Đường
Về Xứ Phật tập ba thì sẽ rõ.
Về vấn đề giải quyết thế giới siêu hình
là một vấn đề nan giải của loài người, vì từ
xưa cho đến ngày nay, nhất là khoa học hiện
đại đang truy tìm để xác chứng có hay là
không có, nhưng các nhà khoa học hiện giờ
đều điên đầu với những hiện tượng siêu hình
mà không thể lý giải chứng minh bằng khoa
học được.
Chúng tôi là những hành giả của đạo
Phật, lấy giới luật và giáo pháp của đức
Phật làm hành trang và vũ khí để tiến bước
vào tâm linh của mình, nói cách khác cho dễ
hiểu hơn là chúng tôi dùng giới luật và giáo
pháp của đức Phật điều khiển và khai mở
thân ngũ uẩn. Khi khai mở thân ngũ uẩn tứclà khai mở bộ óc của con người, khai mở bộ
óc của con người tức là khám phá thế giới
linh hồn của người chết.
Thưa quý vị, thân ngũ uẩn là một bộ
máy rất tinh vi mà tất cả các nhà khoa học
trên thế giới đều phải chấp nhận. Vì khoa
học chưa có thể sáng tạo ra con người thật
con người được, nhất là về phần tâm linh.
Khoa học hiện đại đã phát minh ra bộ
máy vi tính tuyệt vời làm việc đa năng,
nhưng sánh với bộ máy thân ngũ uẩn của con
người thì nó còn kém quá xa, vì máy vi tính
không có phần tình cảm thương, yêu, ghét,
giận, hờn, phiền não, khổ đau v.v.. Nếu
khoa học chịu khó không ngừng tiến triển thì
chắc chắn bộ máy vi tính sẽ thay thế não bộ
của con người để khám phá bộ não của conngười, thì chừng đó thế giới linh hồ n của
người chết mới lý giải và minh chứng được
sự thật thế giới siêu hình là không có.
Ngày xưa, ông Galilé bảo rằng quả
đất tròn, thì Giáo Hội La Mã cho rằng
ông nói sai, vì Thiên Chúa bảo rằng quả
đất vuông, cho nên ông bị kết tội tử hình.
Ngày nay khoa học đã xác minh đúng là
quả đất tròn thì mọi người ai cũng đều
thương tiếc ông. (Nhưng có thuyết cho rằng
ông Galilé bảo trái đất đi quanh mặt trời
ngược lại kinh thánh Thiên Chúa cho rằng
Mặt trời đi quanh trái đất).

Cách đây 2545 năm, có một người Ấn
Độ tên là Sĩ Đạt Ta (đức Phật) bảo
rằng: “Thế giới siêu hình không có,
nó chỉ là một thế giới tưởng (tưởngtri) mà thôi”. Cho đến ngày nay người ta
cũng vẫn không tin lời nói này.
Khi đức Phật tu tập xong và cảm
nhận bộ máy thân ngũ uẩn thật là vi diệu
và tuyệt vời, Ngài đã điều khiển nó bắt
gặp các tần số âm thanh, sắc tướng và tất
cả những hành động của những sự việc đã
qua của những người chết còn lưu lại trong
không gian. Bất kỳ thời gian quá khứ nào
Ngài cũng bắt gặp lại được dễ dàng,
những danh từ trong thời Ngài được gọi,
đó là “Túc Mạng Minh”.
Những hình ảnh, âm thanh và những
hành động đã qua của con người còn giữ lại
trong không gian này bất kỳ nơi đâu, khi
điều khiển thân ngũ uẩn, nó đều bắt gặp các
tần số hình ảnh và âm thanh một cách dễdàng, danh từ trong thời Đức Phật gọi đó
là “ Thiên Nhãn Minh”.
Khi Đức Phật tu xong, Ngài truy
tìm con người từ đâu sanh ra? Với chiếc
máy thân ngũ uẩn Ngài đã điều khiển và
tìm thấy được nguyên nhân sanh ra con người
đó là “nghiệp lực nhân quả" mà danh từ
trong thời Đức Phật gọi là “Lậu Tận
Minh”.
Sau khi chứng đạt chân lí xong Ngài
dùng bộ máy thân ngũ uẩn truy tìm linh hồn
con người tái sanh nơi đâu? Nhưng Ngài
không bắt gặp linh hồn mà lại bắt gặp
nghiệp lực nhân quả tái sanh luân hồi. Do
đó trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản
Ngài quả quyết xác định thế giới siêu hình
và hữu hình không có thật, chỉ là tưởng tricủa con người dựng lên. Do sự dựng lên và
chấp chặt mà loài người phải chịu khổ đau
từ đời này sang đời khác; do sự dựng lên và
chấp chặt con người đã đánh mất đạo đức
làm người. Vì con người tin và nghĩ rằng:
“Trong cuộc sống hiện hữu của họ còn có
thế giới vô hình ngự trị, gia hộ bảo bọc cho
họ” (Dù cho tạo tội như núi cả. Diệu pháp
Liên Hoa tụng mấy hàng). Vì tư tưởng
dựa lưng vào Thần Thánh biến dần họ trở
thành những ác thú và còn hơn thế nữa , họ
là những ác quỷ. Hiện nay có một số người
dựa lưng vào thế giới siêu hình khủng bố,
giết hại người vô tội thật đáng thương.
Vì thế, Đức Phật nói sáu cõi luân hồi
tức là nói sáu đẳng cấp sống của muôn loài
vạn vật trên hành tinh này, trong đó có conngười, vì con người được xem như một loài
động vật.
Nói đến cõi Trời tức là nói đến hành
động thiện của con người, chứ không phải nói
đến thế giới siêu hình, vì thế Đức Phật nói:
“Ta đến cõi Phạm Thiên như duỗi cánh
tay”. Lời nói này chúng ta phải hiểu đó là
một trạng thái, một từ trường thiện hay ác,
dục hay vô dục.
Bởi vậy, Niết Bàn là một chân lý có
thật, vì thế trong Tứ Thánh Đế, Diệt Đế
là Niết Bàn, Niết Bàn là một trạng
thái tâm diệt dục, chứ không có cõi giới
Niết Bàn như các nhà Đại Thừa tưởng,
vẽ ra và dựng lên nhiều cõi như: Nhị chủng
Niết Bàn, Tứ Chủng Niết Bàn, Ngũ
chủng Niết Bàn, v.v.. - Nhị Chủng Niết Bàn gồm có:
1- Hữu dư Niết Bàn
2- Vô dư Niết Bàn
- Tứ Chủng Niết Bàn gồm có:
1- Bản lai tự tính thanh tịnh Niết
Bàn.
2- Hữu dư y Niết Bàn.
3- Vô dư y Niết Bàn.
4- Vô trụ xứ Niết Bàn.
- Ngũ Chủng Niết Bàn gồm có:
1- Cõi dục giới là nơi chứng quả mà
mến mộ là Niết Bàn phàm phu thứ nhất.
2- Mến mộ tính vô ái của Sơ Thiền
là Niết Bàn phàm phu thứ hai.
3- Mến mộ tâm vô khổ Nhị Thiền là
Niết Bàn phàm phu thứ ba. 4- Mến mộ sự cực duyệt của Tam
Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ tư.
5- Mến mộ sự khổ lạc đều quên của
Tứ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ
năm.
Bởi vậy mùi vị giải thoát chỉ có một,
chứ không hai, nó cũng giống như nước biển
chỉ duy nhất có một mùi vị mặn mà thôi ,
nhưng các Tổ sau này bày vẽ và chia chẻ
Niết Bàn ra nhiều loại để lừa đảo mọi
người rằng mình cũng chứng trong những
trạng thái Niết Bàn.
Làm sao bốn trạng thái Bốn Thiền
là bốn Niết Bàn được, trong khi kinh sách
Phật đã xác định rõ ràng: “Bốn trạng thái
Tứ Thánh Định là bốn trạng thái cõi
Trời” như: 1- Sơ Thiền Thiên
2- Nhị Thiền Thiên
3- Tam Thiền Thiên
4- Tứ Thiền Thiên
Thật sự các nhà học giả phát triển có
nhiều ý thâm độc ác để đánh lừa Phật tử
bằng nhiều cảnh giới Niết Bàn để biến
dần trạng thái Niết Bàn thành cõi giới
siêu hình Niết Bàn.
Trong kinh Duy Ma Cật, khi Thiên
nữ rải hoa tán thán pháp môn bất nhị thì
hàng Bồ Tát như: Ngài Văn Thù, Phổ
Hiền, Thế Chí, Quan Âm thì hoa không
dính, còn ngược lại hàng Thanh Văn như:
Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên,
Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, A Na
Luật đều bị hoa dính đầy áo, đó là mộtviệc làm của các Tổ soạn viết kinh sách
phát triển với thâm ý hạ bệ các vị đại đệ tử
của đức Phật, để làm sống lại thế giới siêu
hình mà đã bị đức Phật bóp chết từ khi
đạo Phật có mặt trên hành tinh này.
Các vị đại đệ tử của Phật là một
chứng cứ trạng thái Niết Bàn hiện tại
trong cuộc sống hằng ngày và đến khi nhập
diệt trạng thái đó vẫn không sai khác.
Vì có một chứng cứ cụ thể như vậy cho
nên thế giới siêu hình bị diệt mất, thế giới
siêu hình bị diệt mất thì các tôn giáo trên
hành tinh này không còn đất đứng, có nghĩa
là không còn lừa đảo ai được nữa.
Hiểu biết rất rõ điều này nên các giáo
sĩ Bà La Môn thừa nước đục thả câu, tức
là thừa lúc Phật giáo không có người tuchứng, nên soạn viết kinh sách lồng vào giáo
pháp của Phật để biến tu sĩ Phật giáo
thành các tu sĩ Bà La Môn mà không hay
biết, các tu sĩ này cứ ngỡ tưởng mình là tu sĩ
Phật giáo. Chúng tôi nói đến đây quý vị cứ
suy ngẫm có đúng vậy không? Nếu đúng
thì quý vị tin, còn không thì quý vị xem như
đây là chúng tôi chưa từng nói những lời
này.
Người ta hạ bệ các vị đại đệ tử của
đức Phật bằng nhiều cách, trên đây là một
cách trong kinh Duy Ma Cật và các kinh
khác còn rất nhiều.
Như quý vị đã biết, giới luật của
Phật là dạy sống trong những hành động
đạo đức làm Người, làm Thánh. Ánh
sáng đạo đức của Phật giáo như ánh hàoquang khiến cho người đời đều tôn kính và
quý trọng.
Vì thế, đức Phật dạy: “Này các Tỳ
kheo, nếu các Thầy giữ gìn giới luật
nghiêm túc thì hàng cư sĩ Phật tử sẽ
trải tóc cho các Thầy đi trên đó”.
Thời nào cũng vậy con người ai cũng quý
trọng và tôn kính đạo đức, chỉ có những tu sĩ
phạm giới, phá giới sống bừa bãi, ăn uống
ngủ nghỉ phi thời, thường có những hành
động vô đạo đức, nên mới lý luận phá giới
luật của Phật, nhất là dựa vào những lời
thêm bớt của các Tổ trong kinh sác h, lấy cớ
là Phật thuyết để mặc tình theo đó sống
phóng dật chạy theo dục, thọ hưởng lạc thế
gian mà các nhà học giả gọi đó là hợp thời. Giới luật của Phật khiến cho hàng
bạch y (cư sĩ) quá kính trọng. Vì thế, các
giáo sĩ Bà La Môn ganh tị, muốn diệt
giới luật của Phật, nên khi đức Phật tịch
thì họ lồng thêm vào những lời di chúc của
đức Phật bằng câu kinh rất phi lý: “Này
Ananda từ nay trở đi cho phép các
Tỳ kheo tùy nghi bỏ các giới nhỏ
nhặt” . Lời dạy này thật là phi lý, giới
luật của Phật là những hành động đạo đức
giải thoát cho mình cho người, thì có giới
luật nhỏ nhặt nào phải bỏ, chỉ có những tu
sĩ phóng dật chạy theo dục lạc thế gian,
tham ăn tham ngủ mới dựa vào những lời di
chúc giả mạo của Bà La Môn mà ngang
nhiên sống phạm giới phá giới luật. Người tu sĩ cũng như cư sĩ đệ tử của
Phật sống mà không giới luật hay nói cách
khác là khi thọ giới luật mà luôn lúc nào
cũng sống phạm giới, phá giới thì làm đệ tử
của Phật làm gì ? Thà là đừng quy y Tam
Bảo, đừng xuất gia, đã quy y Tam Bảo và
xuất gia mà giới luật vi phạm thì thử hỏi
quý vị còn tu pháp môn gì của đạo Phật mà
gọi là đạo Phật?
Như đức Phật đã dạy: “Giới luật
là trí tuệ, trí tuệ là giới luật” , đó
là đức Phật nói đạo đức không làm khổ
mình, khổ người. Ngài dạy tiếp: “Ta nói
giới luật là nói tâm ly dục ly ác
pháp, Ta nói tâm ly dục ly ác
pháp, đó là Ta nói thiền định”. Cho
nên, “Ta nói giới luật là nói tâmkhông phóng dật, Ta nói tâm không
phóng dật đó là Ta nói Niết Bàn”.
Do đó, trước giờ phút lâm chung đức Phật
di chúc: “Ta thành Chánh giác là nhờ
tâm không phóng dật”. Như vậy, đức
Phật thành đạo không phải là do giới luật
hay sao? Vậy mà tu theo đạo Phật , giới
luật không nghiêm túc thì tu theo để làm gì?
Có ích lợi gì? Có giải thoát gì đâu?
Giới luật là một pháp môn sống đúng,
tu tập đúng là con người có đạo đức, có trí
tuệ, có thiền định và có sự giải thoát ngay
liền như những lời trên đức Phật đã xác
định.
Nhìn lại sự tu tập của quý vị, quý vị
có thấy mình tu hành đúng hay không?
Đúng sao quý vị không nếm được mùi giảithoát? Mùi vị giải thoát của đạo Phật
như thế nào?
Sống không làm khổ mình, khổ người
là giải thoát; sống ly dục ly ác pháp là giải
thoát; sống tâm không phóng dật là giải
thoát. Những sự giải thoát trên đây không
phải do giới luật mà có hay sao?
Thế mà thời nay người ta tu hành chỉ
biết Thiền, Mật, Tịnh mà không biết giới
luật thì tu hành như vậy không thể nào đúng
đạo Phật được. Người tu hành có giới luật
là người có đạo đức, người có đạo đức thì
không chấp nhận thế giới siêu hình, vì thế
giới siêu hình là thế giới phi đạo đức. Nếu
tất cả tín đồ của Phật giáo đều sống đúng
đạo đức thì có cần gì phải cầu khẩn, phảicúng tế những ông Thần, ông Thánh tưởng
tượng đó.
Người đệ tử của Phật sống đúng giới
luật thì còn ai lừa đảo họ được, vì giới luật
là trí tuệ “Giới luật ở đâu trí tuệ ở đó”, chỉ
vì tín đồ Phật Giáo sống không đúng giới
luật, do sống không đúng giới luật nên ngu
si không trí tuệ, mê muội bị ngoại đạo lừa
đảo. Đến giờ này họ còn chưa thức tỉnh,
chưa biết đâu là nẻo chánh nẻo tà, luôn luôn
không thấy Thầy Tổ của họ sống không
đúng giới luật, sống không trí tuệ, đang
sống trong cảnh giới mơ hồ ảo tưởng (bùa
chú thần thông, Phật tánh ảo tưởng, Cực
Lạc Thiên Đường mơ hồ).
Tập 3 Đường Về Xứ Phật ,Thầy sẽ
cố gắng làm sáng tỏ để mọi người hiểu biếtrằng thế giới siêu hình không có, tuy rằng
Thầy đã nhiều lần giải thích, nhưng có một
số người quá cố chấp (kiến chấp theo kiểu tà
kiến kinh sách phát triển) theo ngôn ngữ
kinh sách phát triển mà không hiểu ý Phật .
Những gì chúng tôi nói ở đây là một
sự cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề để đem
lại sự lợi ích và giúp cho mọi người thoát
khổ, sống một đời sống đạo đức không làm
khổ mình, khổ người. Đạo Phật đến với
mọi người là như thế, một sự an vui hạnh
phúc thực tế và cụ thể không có mơ hồ, trừu
tượng, ảo giác chút nào cả.
Bước thứ nhất chúng ta đã đạt được,
thì bước thứ hai đâu có khó khăn gì. Đức
Phật đã nói: “Khi tâm định tỉnh, nhu
nhuyễn dễ sử dụng thì nhập định không cókhó khăn, không mệt nhọc, không có phí
sức”.
Ở đây tâm định tỉnh và nhu nhuyễn như
thế nào? Tâm định tỉnh, nhu nhuyễn là tâm
ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là
tâm sống đúng giới luật nghiêm túc, không
hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả. Nhờ
giới luật nghiêm túc không phạm nên nhập
định không có khó khăn, không có mệt nhọc,
không có phí sức, chứ không như các pháp
môn khác, tu tập thiền định mãi mà chẳng
nhập được thiền định gì cả chỉ rơi vào trạng
thái tưởng mà thôi. Cuối cùng thì chẳng có
làm chủ sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt
luân hồi được.
Nếu cuộc đời tu hành mà sống không
đúng giới luật thì đừng đi tu, dù đi tu cũngchẳng ích lợi gì, chỉ phí uổng một đời mà
thôi.
Đi tu mà phá giới, phạm giới, bẻ vụn
giới là những người diệt Phật giáo, phá nền
đạo đức của Phật giáo, những người có tội
lớn với nhân loại. Ngày mai lịch sử sẽ ghi
và kết án những người phá hoại nền đạo đức
này.
Những gì trong tập sách này, chúng
tôi đã nói ra có gì còn sơ sót, không vừa ý
xin quý vị vui lòng suy ngẫm lại và sẵn lòng
bỏ qua cho, chúng tôi rất biết ơn.
Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày 20 tháng 3 năm 2001PHÁP HƯỚNG TÂM
Câu hỏi của Huệ Ân
Hỏi:Kínhthưa Thầy, theo lời cô Út
Diệu Quang đã dạy con, phải dùng pháp hướng
tịnh chỉ thân bệnh, con đã nghe lời và tin ở cô.
Khi đau nhức bất cứ chỗ nào trong thân con
đều hướng tâm ám thị một hai lần làm cơn đau
giảm thấy rõ ràng và hết đau. Con thấy pháp
hướng tâm cô Út Diệu Quang dạy rất hay và
xin Thầy chỉ dạy thêm cho con được rõ?
Đáp: Pháp môn Phật dạy, pháp nào cũng
đều có hiệu quả tốt, nhưng do ở lòng tin và sự
siêng năng tập luyện chuyên cần là thấy kết
quả, cho nên trong kinh thường dạy: “Pháp là
cụ thể thiết thực không có thời gian”. Nếu đặt
trọn lòng tin ở pháp đó mà nỗ lực tu tập thì có
kết quả thấy được ngay liền. Và kết quả đó là
giúp cho các con có lòng tin không lay chuyển,
người tu tập không kết quả lòng tin lần lần
biến mất, mà hễ lòng tin biến mất thì tâm thối
chuyển, tâm thối chuyển thì dễ bị lọt vào tà
pháp, dễ bị người khác lừa đảo. Vì thế, trong kinh sách của đạo Phật, khi
bắt đầu thực hành thì đức Phật thường nhắc
nhở “Tín lực” là trên hết. Tín lực là lòng tin
mạnh mẽ để người tu sẽ đạt được đạo, người
không có lòng tin thì tu chẳng kết quả tốt.
Trong Ngũ Lực, Tín lực là pháp tu hàng đầu,
nếu không đặt trọn lòng tin ở giáo pháp của
Phật thì sự tu hành trở thành vô ích chẳng có
kết quả gì, có lòng tin thì mới cố gắng tu tập,
không có lòng tin thì tu cho có hình thức, chứ
không có kết quả nữa.
Ví dụ: Như hiện giờ quý Thầy nương theo
Thầy tu hành, trong khi đó tâm quý Thầy khởi
nghi về Thầy một điều gì như: “Thầy dạy như
vậy không biết Thầy có tu chứng hay không?
Sao không thấy Thầy thể hiện thần thông? Sao
không thấy Thầy ngồi thiền nhập định một hai
tháng cho mình xem, hoặc tịnh chỉ hơi thở để
mình tin thiền định đó có đúng như kinh đã
dạy không ???”
Khi đã có tâm nghi như vậy, dù quý Thầy
có ở đây nỗ lực tu hành cũng không có kết quả
gì. Tại sao vậy?
Tại vì mục đích tu hành của quý thầy
không phải cầu giải thoát mà cầu thần thông, cầu thiền định, cầu được sanh về Cực Lạc,
Thiên Đàng, Niết Bàn.
Như Đức Phật đã xác định: “Mục đích
của Đạo Ta không phải chỗ giới luật,
không phải chỗ thiền định, không phải
chỗ trí tuệ, không phải chỗ thần thông
v.v.. mà chỗ bất động tâm”.
Khi chúng ta tu hành theo Đạo Phật mà
không xác định đúng vị trí và mục đích của đạo
Phật thì chúng ta tu tập sẽ rơi vào ngoại đạo.
Người ta thường mong muốn một vị Thầy phải
thị hiện thần thông phép lạ thì người ta mới tu
hành theo, bằng ngược lại ngườ i ta bỏ đi. Vì
thế, đức Phật đã trả lời cho một vị Tỳ Kheo:
“Ta có bao giờ bảo ngươi theo Ta tu hành
thì Ta thể hiện thần thông cho ngươi xem
chăng? Các ngươi có tu hành thì các ngươi
được giải thoát, còn không tu hành thì các
người phải chịu khổ đau, chứ có lợi ích gì
cho Ta mà Ta phải dụ dỗ các ngươi bằng
thần thông”. Lấy thần thông dụ dỗ các ngươi
tu hành là dẫn dắt các ngươi đi vào tà đạo; lấy
thần thông dụ dỗ các ngươi tu hành là tạo tâ m
tham đắm của các ngươi càng to lớn và nhiều
hơn, như vậy là đã đi sai đường của Phật giáo
rồi. Người nào đến với Thầy mà tâm không
tha thiết tu tập cầu giải thoát, mà chỉ biết tu
tập cầu thần thông thì người ấy sẽ không sống
chung với Thầy lâu dài. Tại sao vậy?
Tại vì Thầy đến với đạo Phật là đến với
sự cầu tu tập cho được tâm bất động trước các
ác pháp và các cảm thọ.
Tại vì Thầy đến với đạo Phật là cầu tu tập
sống được một đời sống không làm khổ mình,
khổ người, chứ không phải đến với đạo Phật
cầu cơm ăn áo mặc hoặc danh lợi chùa to Phật
lớn.
Tại vì Thầy đến với đạo Phật là cầu tu tập
cho được một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô
sự, chứ không phải cầu thiền định, thần thông
và trí tuệ siêu việt.
Vì thế, lòng tin nơi đạo Phật là tin nơi
đạo đức nhân bản của Phật, chúng Thánh Tăng
và Thánh Ni. Và tin nơi giáo pháp dạy toàn
thiện của đức Phật. Do lòng tin ấy mà sự tu tập
của chúng ta có kết quả ngay liền như con đã
trình bày trên.
Quý Thầy nghi ngờ vị Thầy dạy mình tu
tập, thì lòng tin của quý Thầy đã bị đánh mất
rồi. Lòng tin mất là tu không có kết quả. Chỉ vìmục đích và hướng tu của quý Thầy nhắm vào
thần thông, chứ không phải mục đích và hướng
tu vào sự giải thoát, cũng như các cô bên nữ khi
còn lòng tin và kính trọng nơi cô Diệu Quang,
lúc các cô bị cô Út Diệu Quang đập thì tâm các
con dễ buông xả, dễ thanh thản, an lạc hơn,
thấy tâm mình giải thoát rõ ràng. Còn khi mất
niềm tin và không còn kính trọng cô Út Diệu
Quang nữa thì lúc bị cô đập thì các cô và các
con dễ bị tức giận và đau khổ, rồi sanh ra thù
hận, ghét cay ghét đắng. Vì thế, lấy kinh
nghiệm tu hành nơi bản thân của mình thì
thấu rõ.
“Lòng tin là quan trọng đệ nhất trên
bước đường tu hành”, thiếu lòng tin thì dù
pháp có mầu nhiệm cũng thành dở phải không
hỡi các con?
Tại sao cũng một pháp môn hướng tâm
như lý tác ý, mà có người tu có kết quả tốt, mà
lại có người tu không kết quả, đó là như thế
nào? Có hai nguyên nhân:
1- Người nghe pháp môn như lý tác ý mà
có lòng tin rất sâu, tin không gì lay chuyển
được lòng họ, đó là trường hợp của con, trường
hợp này là vì đời trước con có tu pháp như lý
tác ý rồi nên đã có một thời gian huân nó, bâygiờ tu tập trở lại, và vì vậy mà nó có hiệu quả
ngay tức thời.
2- Người nghe pháp môn như lý tác ý,
cũng tin mà tin chưa sâu, cũng tập tu, nhưng
tập tu lấy lệ, tu tập không có bền chí, không có
cố gắng, không có ráng sức, không có quyết chí,
không có gan dạ liều sống chết với pháp môn
này nên không có hiệu quả. Vả lại kiếp trước
không có huân tu, chỉ có hiện tại trong kiếp
này mà thôi.
Người tu sĩ và người cư sĩ muốn ly dục ly
ác pháp, để tâm mình được an vui, thanh thản
và vô sự, thì phải đặt trọn lòng tin ở người
Thiện hữu tri thức thân cận, nếu không đặt
trọn niềm tin ấy, người tu sĩ và người cư sĩ tu
hành khó có kết quả. Các con cứ thử nghĩ, nếu
không tin người hướng dẫn mình, mà cứ tu
hành theo người đó thì có kết quả gì? Mất công
sức và mất thì giờ vô ích.
Người Thiện hữu tri thức thân cận, họ
luôn để ý đến mình, biết mình tu sai, tu đúng
để chỉ bảo thêm, vì hàng ngày họ tiếp duyên
với mình, họ đều có gợi ý thử thách, để xem
mình tu đến đâu, mà tìm cách chỉ dạy buông xả
cho hết tâm phiền não, đau khổ. Mình không
đặt niềm tin ở họ, thì mình tu không giải thoátvà phải chịu lấy mọi sự đau khổ, chứ đâu phải
mình tu đem lại ích lợi cho họ, mình tu tập
đúng thì có giải thoát mình nhờ, còn tu sai
mình phải gánh chịu hậu quả, chứ người hướng
dẫn có lợi ích chỗ nào đâu?
Con đã đặt trọn lòng tin ở cô Út nên tu
tập có hiệu quả rất cụ thể. Con cũng có nhân
duyên với cô Út, ngay từ khi cô Út dạy đâu con
tu đó, đó là do lòng tin chân thật không còn
nghi ngờ. Cũng như gần đây, cô Út dạy con tu
tập hơi thở, tùy theo mức, con thấy thân con
được an lạc và tâm con buông xả không còn lo
lắng cho mấy đứa con nhiều nữa.
Ở đây, Hải Tâm (Mười) cũng có lòng tin ở
cô Út, nó xả tâm rất tốt, theo cô Út dạy về
Định Niệm Hơi Thở, nghe theo lời dạy của cô
Út, nó không tăng thời gian, vì thế, sức tỉnh
thức cao dễ điều khiển pháp hướng tâm đi sâu
vào định tỉnh xả tâm mà không bị tưởng ma,
có nghĩa tỉnh thức trong niệm thiện ác, nhờ đó
mà tâm có ly dục và ly ác pháp nên không bị
tưởng ma quấy phá.
Tuy ở đây, Hải Tâm chưa xả sạch hoàn
toàn nhưng về xả tâm và hơi thở nó đã tu có
đúng cách, nếu nó tiếp tục cố gắng tu tập và
gìn giữ giới luật nghiêm chỉnh nhất là hạnhăn, hạnh ngủ, hạnh độc cư thì sẽ tốt hơn nhiều.
Tu tập như vậy không mất thời giờ mà kết quả
giải thoát sẽ không còn lâu nữa. Nhưng phải
nhớ kỹ, càng tu cao thì ma chướng càng nhiều,
càng tu cao thì sự đổ vỡ càng dễ dàng, nên phải
đề phòng cẩn thận, nhất là hạnh độc cư phòng
hộ sáu căn.
Qua những câu hỏi đạo của Hải Tâm
chứng tỏ nó đã biết cách tu đúng theo sự hướng
dẫn của cô Út Diệu Quang và rút ra được nhiều
kinh nghiệm bản thân xả tâm của mình, nhưng
phải lưu ý điều này, sự xả tâm phải được xả tận
cùng, xả cho đến khi nào tâm không còn phóng
dật thì mới có an ổn được, nếu tâm còn phóng
dật thì nên đề cao cảnh giác, chứ đừng lơi lỏng
mà hỏng chân, thất bại và có thể bỏ cuộc , cuối
cùng không còn tu tập được gì cả.
Vì chính không xả tâm tham, sân, si được
thì bị ức chế tâm và ức chế tâm thì rất khổ
đau, nên phải tu tập đi đến tận cùng con đường
giải thoát, đừng tu tập bỏ lỡ giữa đường.
Trên bước đường tu tập theo đạo Phật ,
mỗi hành giả đều phải có những kinh nghiệm
riêng tư, rút ra từ bản thân trau dồi rèn luyện
thân tâm của mình, nhờ đó mới có thể đi đếnkết quả giải thoát hoàn toàn làm chủ sanh, già,
bệnh, chết.
Con hãy cố gắng thực hành cho đúng lời
dạy của Thầy và thường trao đổi thưa hỏi pháp
tu thì thời gian còn lại của đời con không quá
trễ. Các con của con cũng đã tự lo lấy đời sống
tu hành của nó. Con đừng bận tâm luôn luôn
tập tu định vô lậu để đoạn trừ tất cả ái kiết sử,
thì con mới đạt được sự làm chủ sanh, già,
bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Con đừng bận tâm lo cho các cháu, hiện
giờ chúng nó đang theo Thầy tu tập , Thầy xem
chúng nó như những đứa con thân thương của
mình, Thầy không bao giờ bỏ chúng nó, con
hãy yên tâm mà lo tu hành cho đến ngày chết
mà vẫn giữ tâm bất động trước các ác pháp và
các cảm thọ. Nhờ đó, luôn luôn con cảm thấy
tâm hồn mình thanh thản, an lạc và vô sự. Đó
là trạng thái mà chư Phật sau khi bỏ thân này
đều ở nơi đó. Nếu con giữ được tâm ấy, khi chết
con sẽ gặp chư Phật và Thầy.
Con hãy nghe lời Thầy dạy mà cố gắng
đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân, thọ,
tâm, pháp của con thì tâm con sẽ thành tựu
tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Chỉ cần hai
mươi bốn tiếng đồng hồ, tâm con đạt đượctrạng thái như vậy là con đã tu xong rồi, đó là
tâm con đã chứng đạt chân lí, tâm con sẽ
không còn phóng dật. Con hãy nghe đức Phật
nhắc nhở chúng ta trong lời dạy cuối cùng trước
khi nhập Niết Bàn: “Ta thành Chánh Giác
là nhờ tâm không phóng dật”, con hãy ghi
khắc và nhớ mãi câu này đừng quên con ạ!
Thầy chúc con thành công trên đường về xứ
Phật.

THÚ CHƠI HOA KIỂNG
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Tánh con ưa
thích chơi hoa kiểng, biết đó là sai nhưng sao
con không dừng được? Thưa Thầy có phải tại
con thiếu nghị lực không?
Đáp: Đúng vậy, biết việc làm đó sai mà
không bỏ được là thiếu nghị lực.
Người nghiện rượu biết rượu là chất độc,
làm hại đến cơ thể, sanh ra bệnh tật nhưng
không bỏ được là người thiếu nghị lực, thiếu sức
kiên trì, bền chí và nhất là vô minh không trítuệ minh mẫn. Nếu nói một cách thẳng thắn
hơn, đó là người ngu si, biết khổ đau mà không
chịu bỏ để chịu khổ đau, đó là người ngu dại số
một.
Một người bỏ hết cuộc đời đi tu theo đạo
Phật mà không bỏ được chuyện nhỏ nhặt như
vậy thì đi tu theo đạo Phật chẳng có ích lợi gì
cả, cũng như chúng ta đi tu theo đạo Phật biết
tham, sân, si là ác pháp là khổ đau mà không
chịu bỏ cứ ôm ấp trong lòng, để mang cái địa
ngục khổ đau đó mãi mãi. Biết độc cư là bí
quyết tu thiền định mà cứ đi nói chuyện với
người này và đến nói chuyện với người khác,
không chịu bỏ đó là người không có nghị lực,
người không có nghị lực làm gì tu thiền định
được, làm gì đi theo con của đường giải thoát
của Phật giáo được. Biết nói chuyện là sanh ra
nhiều chuyện, nhiều chuyện thì sanh ra phiền
toái, phiền toái thì sanh ra nhiều đau khổ. Và
như vậy tu theo đạo Phật mà không bỏ được
những lỗi lầm sai trái thì có ích lợi gì cho mình
thà đừng đi tu còn hơn.
Những người thích nói chuyện là những
người không xứng đáng là đệ tử của Phật, ngoài
đời người ưa đem chuyện người này nói cho

người khác biết hoặc đem chuyện người khác

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!