Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 -15

đuổi đi là đúng, không cần phải dùng câu pháp
hướng dài dòng, chỉ ngắn gọn đủ nghĩa.

TƯỞNG UẨN
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Kính thưa Thầy, khi ngồi tu thì
con thấy các cơ mặt của con tự nhiên bị giựt
nhẹ nhẹ, con dùng câu tác ý : “Tưởng hành lui
đi”, vậy có đúng không thưa Thầy? Bởi vì sự
giựt cơ này không phải do con ý thức làm mà
do tự nhiên nó giựt, nhưng nó cũng không phải
là trạng thái bình thường nên con nghĩ là do
tưởng điều khiển.
Đáp: Khi ngồi tu có những trạng thái gì
xảy ra đều do tưởng cả, con nên tác ý đuổi đi:
“tưởng hành lui đi” là đúng.
 TRONG KHI TU TẬP TỨ NIỆM XỨ
CĨ HỌC TẬP HAY LÀM MỘT VIỆC GÌ KHÁC
ĐƯỢC KHƠNG?
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Hôm qua con có viết thơ hỏi Thầy
về việc nghỉ học tiếng Anh. Con nghĩ hiện nay
con sống trong môi trường xã hội, muốn tu tập
xả bỏ mọi thứ thì con phải sống trong nó và xả
bỏ trong mọi hoàn cảnh, chứ nếu con lý luận
rằng bởi vì khi đi học tiếng Anh làm cho tâm
con lo lắng không an, nên con nghỉ học tiếng
Anh thì đó là hèn nhát chạy trốn, chứ không
phải xả tâm. Có phải như vậy không Thầy?
Đáp: Đúng vậy, nếu con bỏ học tiếng Anh
không có nghĩa là con xả bỏ những ác pháp. Xả
bỏ những ác pháp là xả bỏ những pháp tác
động vào thân tâm con làm con khổ đau, chứ
phải không xả bỏ tiếng Anh là xả bỏ các ác
pháp, vì tiếng Anh đâu phải là ác pháp. Cho
nên, con học tiếng Anh là một điều cần thiết
cho những người Việt ở nước ngoài. Có lợi ích
chứ có hại cho con đâu.
KIÊU MẠN
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Khi tâm ưa lý luận, phân tích việc
làm, lời nói, ý kiến, điệu bộ, oai nghi, tư cách
của người khác là tâm còn chấp ngã phải
không Thầy? Có phải là tâm kiêu mạn, chưa có
sống tùy thuận theo mọi người. Con dùng câu
tác ý: “Bản ngã hãy lui đi”. Sắc, Thọ, Tưởng,
Hành, Thức này đâu phải là ta, là của ta, vậy
thì lý luận, phân tích so sánh làm gì, cho ai,
hãy sống biết tôn trọng tất cả mọi thứ, mọi
hành vi của mọi người (suy nghĩ, việc làm, lời
nói, ý kiến, điệu bộ, oai nghi, tư cách…).
Đáp: Đúng vậy, khi tâm ưa lý luận phân
tích việc làm, lời nói, ý kiến, điệu bộ, oai nghi,
tư cách của người khác là tâm con còn chấp

ngã, còn kiêu mạn v.v..
Vậy con hãy từ bỏ, con hãy nghe Phật
dạy: “Biết chuyện mình đừng biết chuyện
người”. “Đừng thấy lỗi người mà hãy thấy
lỗi mình”. Thấy lỗi người là tâm con bất an,
tự con đã làm khổ cho con, cho nên nói xấu
người khác là mình xấu đấy con ạ! BỊ TRẠO CỬ PHÂI
KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Kính thưa Thầy, xin cho con hỏi:
Khi con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, các cảm thọ
(ngứa, lạnh, đau…), các hành (tay, chân, thân bị
co giật, hoặc đầu bị căng), các niệm (xấu, ác,
quá khứ, tương lai…) xuất hiện liên tục. Con
dùng câu hướng tâm: “Ác lui đi” để đuổi các
pháp trên đi.
Hết giờ này sang giờ khác con cứ đuổi liên
tục như vậy, không có được giây phút nào
ngừng nghỉ, nghĩa là thân tâm của con không
có thanh thản, an lạc và vô sự.
Con tự hỏi mình rằng: Nếu có ý muốn
nhắc câu tác ý để đuổi các ác pháp và các cảm
thọ đi thì không biết có rơi vào Tưởng hay
không? Vì Tưởng biết được là ý con muốn gì, và
nó sẽ dẫn dắt đi sâu vào Tưởng.
Đáp: Khi tu tập Tứ Niệm Xứ con bị trạo
cử như vậy thì nên tác ý nhắc tâm đuổi ác pháp
đó đi. Do ýù thức chủ động điều khiển tâm nên không bị tưởng lôi. Tình trạng trạo cử thân
tâm con là do nghiệp nhân quả cộng thêm
tưởng uẩn tác động vào thân tâm con. Do đó ,
con dùng ý thức tác ý dẹp trạo cử tức là chuyển
nghiệp nhân quả. Chuyển nghiệp nhân quả tức
là dẹp luôn tưởng uẩn, cho nên dù tưởng uẩn có
biết nó cũng phải ra đi theo nghiệp.

TÂM BẤT ĐỘNG KHƠNG
PHÂI LÀ TÂM KHAM NHẪN
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Mục đích của Tứ Niệm Xứ là giữ
gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Nghĩa là
tâm phải bất động trước các pháp ác và các
cảm thọ xuất hiện. Vậy khi các ác pháp và các
cảm thọ xuất hiện con nhắc câu tác ý là để tâm
bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, chứ
không phải là để đuổi các ác pháp và các cảm
thọ đó đi. Vì theo con hiểu Sắc, Thọ, Tưởng,
Hành, Thức là vô thường, khổ và vô ngã. Vậy
thì ta không nên để tâm dính mắc vào các ác
pháp và các cảm thọ đó, nghĩa là không cần phải cố gắng tiêu diệt hết các cảm thọ và các á c
pháp, chỉ cần nhắc tâm không bị dính mắc vào
những ác pháp đó thôi. Và đừng để cho có tâm
ham muốn xuất hiện kể cả ham muốn diệt các
ác pháp và các cảm thọ, hoặc là tu như thế này
thì sẽ có kết quả như thế này, là diệt được cái
này. Nếu con còn lý luận như thế thì con nghĩ
con vẫn còn lẩn quẩn trong ảo tưởng.
Đáp: Những lý luận của con ở trên đây là
con đã chịu ảnh hưởng của các hệ phái phát
triển, những lý luận này trong kinh sách phát
triển rất đầy đủ, đó là những lý luận lẩn quẩn
không lối thoát. Cho nên, diệt dục cả thiện lẫn
ác thì con người là đá, là vật vô tri vô giác, diệt
dục cả thiện lẫn ác là không đúng nghĩa của
Phật giáo. Đạo Phật ai cũng biết: “Ngăn ác
diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện” là
đường lối tu tập của Phật giáo. Do đóù, chúng ta
biết diệt dục ác, chứ dục thiện còn giữ lại. Cho
nên, đạo Phật là đạo diệt ngã xả tâm ly dục ly
ác pháp nhưng diệt ngã ác, xả tâm ác, ly dục
ác, ly ác pháp, chứ không diệt ngã thiện, không
xả tâm thiện, không xả dục thiện, không ly
thiện pháp. Vì thế đạo Phật mới chấp nhận
Bát Chánh Đạo và không chấp nhận Bát Tà
Đạo. Cho nên, đạo Phật có bờ bên này và bờ bên kia; bờ bên này là ác, bờ bên kia là thiện.
Vì thế, đạo Phật có hai lộ trình: một là lộ trình
thiện; hai là lộ trình ác.
Do chỗ tà, chánh, thiện, ác này mà đức
Phật đã chỉ cho chúng ta biết có bốn chân lý
của đời người. Đó là đức Phật gợi ý cho chúng
ta hướng về sự thoát khổ. Hướng về sự thoát
khổ tức là muốn thoát ra mọi sự khổ đau, nếu
diệt hết lòng ham muốn thì lấy cái gì để tu tập
hay biến mình thành cây đá thì có lợi ích gì
cho mình cho người.
Do ý muốn mà con người càng ngày càng
tiến bộ trên hành tinh này về khoa học, kỹ
nghệ, thông tin v.v..; do ý muốn thoát khổ nên
các tôn giáo trong đó có Phật giáo mới có mặt
trên hành tinh này. Vì thế , Pháp của Phật là
pháp môn tu tập để “muốn” làm chủ sanh, già,
bệnh, chết; muốn giải thoát ra khỏi mọi sự khổ
đau của kiếp làm người, nếu không có ý muốn
thoát khổ thì chúng ta đi tu để làm gì? Nghe
đạo Phật nói diệt dục (Diệt Đế) là các con điên
đảo hiểu biết một cách sai lạc, diệt hết tâm dục
là thành tựu đất đá, tu hành để thành đất đá
thì còn có nghĩa gì là con người nữa phải không
con? Nếu hiểu nghĩa như vậy là không đúng
nghĩa của Phật giáo. Vì mục đích của Phật giáo là làm chủ nghiệp nhân quả và các cảm thọ.
Cho nên, trong Tứ Niệm Xứ dạy: “Trên thân
quán thân để khắc phục tham ưu ở đời,
trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu ở
đời, trên tâm quán tâm để khắc phục tham
ưu ở đời, trên pháp quán pháp để khắc
phục tham ưu ở đời”. Khắc phục có nghĩa là
làm cho hết đau chứ không phải chỉ có giữ tâm
bất động không. Mục đích của đạo Phật là chỗ
tâm bất động, nhưng tâm bất động trong sự
làm chủ nghiệp và các ác pháp bằng Tứ Thần
Túc chứ không phải bất động trong sự chịu
đựng của các ác pháp và sự chịu đựng của các
cảm thọ.
Cho nên, sự hiểu biết của con như vậy là
sự hiểu biết theo kinh sách phát triển, là sai
không đúng nghĩa của Phật giáo.
Đức Phật dạy:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh, lão, bệnh, tử”
Tạm dịch:
Trên trời, dưới trời Khắp trong thế gian
Con người là duy nhất
Làm chủ: sanh. già, bệnh, chết

TÂM KHƠNG CHƯỚNG NGẠI PHÁP
THÌ TÁC Ý: TÂM THANH THÂN, AN, LÄC VÀ
VƠ SỰ, CỊN CĨ CHƯỚNG NGẠI PHÁP
THÌ TÁC Ý: ÁC PHÁP LUI!
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Xin Thầy cho con biết khi nào
thì nhắc câu tác ý “Thân tâm phải thanh thản,
an lạc và vô sự.” và câu “Ác pháp lui đi”.
Đáp: Khi nào thân tâm con bình an yên
ổn thì thỉnh thoảng con tác ý một lần: “Thân
tâm thanh thản, an lạc và vô sự”, để duy trì
trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, còn khi
thân tâm con bị chướng ngại pháp tức là bị các
cảm thọ, bị trạo cử, bị các niệm ác xen vào hay
bị hôn trầm, thùy miên, vô ký và ngoan không
thì con nên tác ý: “Ác pháp lui đi” hoặc con tác ý rõ ràng hơn từng đối tượng của nó như:
đầu, cổ, tay, chân, lưng, ngực, bụng: “Thọ là vô
thường, cái đầu đau nhức này phải lui đi
và thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô
sự” hoặc về tâm thì con bảo: “Tâm là vô
thường, ái kiết sử này phải ra khỏi nơi
đây, thân tâm phải thanh thản, an lạc và
vô sự”.

KHI TÁC Ý BỆNH LUI ĐI
CĨ PHÂI LÀ TƯỞNG KHƠNG?
Câu hỏi của Kim Quang
Hỏi:Khi con ngồi tu Tứ Niệm Xứ, các
cảm thọ hay các hành xuất hiện con dùng câu
tác ý “Ác pháp lui đi”. Khi con nhắc như vậy
thì các cảm thọ hay là các hành mất ngay,
nhưng sau đó thì các cảm thọ hoặc hành khác
mới xuất hiện và con lại nhắc tiếp đuổi bọn nó
đi. Con thấy rằng những cảm thọ và các hành
này giảm dần về cường độ mạnh và nhỏ đi. (Con không biết con có bị Tưởng hay khô ng?)
Và cứ như vậy suốt nhiều tiếng đồng hồ.
Xin Thầy chỉ dạy kỹ lại cho con hiểu rõ để
con biết đúng phương hướng tu tập không phải
rơi vào Tưởng. Cám ơn Thầy.
Đáp: Con nên lưu ý kỹ về pháp môn Tứ
Niệm Xứ mà đức Phật đã dạy: “Trên thân
quán thân để khắc phục tham ưu ở đời ”.
Cụm từ này cần phải hiểu rõ nghĩa: “Khắc
phục tham ưu ở đời”. Khắc phục tham ưu ở
đời có nghĩa là làm cho hết đau khổ và hết ưu
phiền. Vậy phải làm bằng cách nào? Căn cứ
vào bài kinh nào mà chúng ta khắc phục được
bệnh khổ nơi thân?
Con hãy đọc lại đoạn kinh Đại Bát Niết
Bàn này: “Trong khi Thế Tôn an cư trong
mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi
lên, rất đau đớn, gần như muốn chết.
Nhưng Thế Tôn giữ chánh niệm tỉnh giác,
chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta
thán... Vậy Ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp
phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn và
tiếp tục sống”. Và Thế Tôn với sức tinh
tấn, nhiếp phục bệnh ấy duy trì mạng căn. Rồi Thế Tôn lành bệnh”. (Kinh Trường Bộ
tập I trang 582 kinh Đại Bát Niết Bàn).
Đọc đoạn kinh này chúng ta nhận xét rất
rõ khi bị bệnh đức Phật giữ tâm chánh niệm
tỉnh giác không một chút rên la đau đớn:
“Nhưng Thế Tôn giữ chánh niệm tỉnh giác,
chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta
thán”. Đây là cách thức giữ tâm bất động
trong cơn đau dữ dội. Có lẽ con đã biết cách giữ
tâm chánh niệm tỉnh giác rồi chứ. Giữ tâm
chánh niệm tỉnh giác tức là nhiếp tâm an trú
trên thân hành nội hoặc thân hành ngoại.
Khi nhiếp tâm an trú được trên thân hành
nội hay ngoại thì bắt đầu nhiếp phục bệnh đau
trên thân. Con hãy lắng nghe Phật dạ y tiếp:
“Và Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục
bệnh ấy, duy trì mạng căn. Rồi Thế Tôn
lành bệnh”. Với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh
ấy. Vậy Với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy
là làm gì?
Với sức tinh tấn tức là siêng năng; nhiếp
phục bệnh ấy tức là tác ý ngay bệnh đau đó ra
khỏi thân tâm, như đức Phật đã dạy: “Tác ý
một tướng khác thì tướng kia bị diệt”. Với cảm nhận của con về sự tác ý đuổi
bệnh ra khỏi thân, cơn đau giảm từ từ, đó
không phải là tưởng.

TU TỨ NIỆM XỨ CĨ CẦN
NGỒI KIẾT GIÀ HAY KHƠNG?
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Con muốn hỏi
Thầy về việc ngồi kiết già có cần thiết hay
không?
Hiện nay con chỉ ngồi trên ghế thường
thôi. Con có cố gắng ngồi kiết già mỗi ngày 10-
15 phút, nhưng sau đó con thấy chân bị đau.
Con nghĩ việc ngồi kiểu gì đâu có quan
trọng, quan trọng là tâm ly dục ly ác pháp phải
không Thầy?
Đáp: Đúng vậy, hiện giờ sự tu tập củ a
con, quan trọng nhất là ở chỗ tâm bất động ly
dục ly ác pháp, chứ không phải ở chỗ ngồi kiết
già, cho nên sự tu tập của con là phải tu tập
trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Đi, đứng, nằm, ngồi cách nào cũng đượ c, miễn: đi,
đứng, nằm, ngồi sao cho thoái mái, dễ chịu, an
ổn v.v..
Tâm bất động ly dục ly ác pháp là tâm
thanh thản an lạc và vô sự. Tâm thanh thản
an lạc và vô sự là tâm Tứ Niệm Xứ. Như
vậy con đang Tứ Niệm Xứ: “Trên thân quán
thân để khắc phục tham ưu ở đời, trên thọ
quán thọ để khắc phục tham ưu ở đời, trên tâm
quán tâm để khắc phục tham ưu ở đời, trên
pháp quán pháp để khắc phục tham ưu ở đời”.
Có các chướng ngại trên thân, thọ, tâm và
các pháp thì phải đuổi ngay liền. Cho nên ,
không cần phải ngồi kiết già, nhưng nếu
ngồi được kiết già cũng tốt vì nó là tướng
phước điền nên nhiếp phục được mọi người
khi họ nhìn thấy con đang tu tập.
Tóm lại, khi tu tập Tứ Niệm Xứ để diệt
ngã xả tâm ly dục ly ác pháp thì không cần
ngồi kiết già, ngồi cách nào tu tập cũng được.
 PHỤ CHÚ III
SỐNG TẺ NHẠT, ĐƠN ĐIỆU,
BUỒN CHÁN, LÃNG PHÍ THỜI GIAN
Câu hỏi của N.C
Hỏi 1:Kính thưa Thầy! Nhìn thấy cuộc
sống của mọi người trong tu viện sao tẻ nhạt,
đơn điệu quá. Thầy chỉ nhận chúng về đây tu
học chứ không bắt chúng làm công quả nặng
nhọc như những chùa khác. Chúng sống như
thế có buồn chán hay lãng phí thời gian không
thưa Thầy?
Đáp: Khi đãõ trực tiếp về đây tu học theo
giáo lý Nguyên Thủy của đức Phật, thì con đã
biết độc cư là bí quyết thành công của sự tu tập
thiền định. Vậy sao con hỏi câu này với ý nghĩa
gì hỡi con? Ở đây tu viện không có mời thỉnh
một ai về đây sống độc cư để cho tâm hồn họ
buồn chán, tẻ nhạt, đơn điệu và lãng phí thời
gian, chẳng có ích lợi gì cho bản thân, cho đời,
cho đạo. Mà chính mọi người về đây đều phải
tự nguyện, tựï giác chấp nhận nếp sống tẻ nhạt,
đơn điệu này. Đó là nếp sống của tu viện như vậy, nếu ai không bằng lòng, không chấp nhận
nếp sống này thì chắc chắn sẽ không tu tập
theo giáo pháp Nguyên Thủy được.
Sự tu tập này là đem lại lợi ích cho bản
thân người tu, chứ không phải làm lợi ích cho
người khác, nếu ai thấy nếp sống này không lợi
ích, tẻ nhạt, đơn điệu, buồn chán, lãng phí thời
gian thì không nên đi con đường này. Phải
không con?
Con có biết không? Vì có sống tẻ nhạt,
đơn điệu mới nhận ra từng tâm niệm làm khổ
mình, làm khổ người và làm khổ cả hai. Đó là
phương pháp chứng đạt đạo đức chân lý của
đạo Phật. Vì thế, tu viện chấp nhận một nếp
sống tẻ nhạt, đơn điệu, li dục, li ác pháp không
giống như nếp sống ồn ào chạy theo dục và ác
pháp như ngoài đời.
Nếu không chấp nhận sống tẻ nhạt, đơn
điệu thì nên sống như người ngoài đời. Có ai
bắt buộc ai phải sống nhàm chán, tẻ nhạt, đơn
điệu lãng phí thời gian chôn vùi một đời người
trong đau khổ đâu?
Như con đã biết: đời phải sống đúng đời,
đạo phải sống đúng đạo; đạo đời không thể lẫn
lộn; đạo đời lẫn lộn không phải đạo. Có phải
vậy không con? Ở trong đạo tập họp nói chuyện là phá
hạnh độc cư, là phi đạo, phi đời. Đời chẳng
giống đời, đạo chẳng giống đạo. Ngày xưa, đức
Phật gọi những người hay tập họp nói chuyện
là ngoại đạo.
Tại sao con lại có tâm niệm cho rằng:
sống hạnh độc cư của những bậc vượt thoát
trần lao là đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, lãng
phí thời gian?
Nếu con đem đời sống thất tình lục dục
của con người bình thường mà lồng ghép trong
hạnh độc cư của những bậc thoát dòng tục lụy
thì làm sao con chẳng cảm thấy tẻ nhạt, đơn
điệu, buồn chán, lãng phí thời gian. Phải không
con?
Thầy nghĩ rằng với kiến thức của con hiện
có, chưa phải thiếu sáng suốt như vậy mà con
hỏi những câu hỏi này quả là trí tuệ con đang
bị đám mây mù che khuất. Bởi vì con đã từng
đọc sách của Thầy thì lý đâu con như người
chưa từng đọc, như người chưa hiểu gì cả. Tâm
con đang bị điên đảo tưởng, điên đảo tâm, điên
đảo tình cảm. Phải không con?
Vì lợi ích Thầy không bắt buộc mọi người
về đây tu tập làm công quả nặng nhọ c như các
chùa khác, chỉ muốn cho họ đừng phí thời giờ tu tập, nên ghép họ vào nếp sống độc cư, nhưng
họ tu tập không đúng cách, còn thừa thời giờ
nhiều nên sinh ra buồn chán, đi tập họp nhau
nói chuyện, phá hạnh độc cư, như vậy họ rất
lãng phí thời gian và rất tội nghiệp. Bỏ đời vào
chùa tu tập xả tâm, thế mà lại phá hạnh độc.
Phá hạnh độc cư có lợi ích gì. Đời chẳng ra đời,
đạo chẳng ra đạo như trên đã nói. Tiếc thay!
Uổng thay! Phí cả một đời người.

VỊ A LA HÁN TỪ TUỆ SINH
ĐỨC HAY TỪ ĐỨC SINH TUỆ
Câu hỏi của N.C
Hỏi 2:Kínhthưa Thầy! Trên bước
đường Thầy đào tạo A La Hán tương lai thì
giữa Đạo đức và Trí tuệ Thầy chú trọng mặt
nào hơn? Vị A La Hán đó từ Tuệ sanh Đức
hay từ Đức sanh Tuệ?
Đáp: Thầy đào tạo bậc A La Hán đúng
theo tiêu chuẩn của đức Phật đã dạy: ‘Trí tuệ ở
đâu thì đức hạnh ở đó, đức hạnh ở đâu thì trí tuệ ở đó; trí tuệ làm thanh tịnh đức
hạnh, đức hạnh làm thanh tịnh trí tuệ?”.
Câu hỏi của con trí tuệ và đức hạnh là
hai pháp. Đó xác định sự hiểu biết của con về
đạo Phật chưa toàn diện. Chưa hiểu rõ đạo
Phật nên con mới hỏi Thầy: “Đào tạo A La
Hán tương lai thì giữa đạo đức và trí tuệ
Thầy chú trọng mặt nào hơn?”. Con đã từng
đọc sách Phật mà lại hỏi Thầy. Như vậy con có
ngớ ngẩn không ?
Trong đạo Phật đức hạnh là giới luật,
ngoài giới luật đi tìm đức hạnh thì không bao
giờ có. Cho nên, đức hạnh của Phật là giới luật.
Vì vậy Phật dạy: “Đức hạnh ở đâu thì trí
tuệ ở đó”. Con có nghe lời dạy này chăng?
Bậc A La Hán đức hạnh và trí tuệ là một.
Còn phàm phu thì trí tuệ là trí tuệ, đức hạnh là
đức hạnh. Cho nên, trí tuệ và đức hạnh là hai
pháp. Do đó, người đời thường hay đau khổ vì
trí tuệ không có đức hạnh, nên tâm tham, sân,
si, mạn, nghi lẫy lừng.
A La Hán không phải từ tuệ sinh đức,
mà cũng không phải từ đức sanh tuệ. A La
Hán là trí trong đức, đức trong trí. Người có trí
tuệ đức hạnh không làm khổ mình, khổ người là A La Hán. Do trí tuệ đức hạnh như vậy tâm
mới vô lậu. Tâm vô lậu là quả A La Hán tại đó,
không cần tìm đâu xa, không tu tập thêm gì cả.

KHẨU KHÍ A LA HÁN
Câu hỏi của N.C
Hỏi 3:Kínhthưa Thầy! Bài Thần
Thông tác giả Nguyên Thanh thay Thầy trả lời
câu hỏi. Ngòi bút của cô quá thẳng như nhát
roi quất mạnh vào lưng người hỏi. Đọc xong
người ta không tỉnh ngộ mà còn phẫn nộ. Có
người bảo Nguyên Thanh bản ngã cao, Thầy
cho đó là khẩu khí của A La Hán, con không
biết nghiêng về phía nào?
Đáp: Nguyên Thanh viết bài Thần Thông
là để trả lời cho những người hiểu sai Phật
giáo, thẳng thắn vạch trần những tư tưởng
xuyên tạc Phật giáo, cố ý dìm Chánh pháp, dìm
đạo đức chân chánh của Phật.
Theo Thầy hiểu: Nguyên Thanh nói như
vậy còn nhẹ, vì những người này là Nhất Xiể n
Đề trong Phật giáo. Có lẽ con quá yếu đuối trước thế lực của tà đạo hay có sự mặc cảm nào,
vội lên án Nguyên Thanh ngã mạn cao, “nói
như roi quất vào lưng họ ”. Người hiểu Phật
pháp sai, nên dạy cho họ biết cái sai, để không
còn hiểu sai nữa là ơn, chứ sao lại thành oán,
dù là lời nói thẳng mạnh, nhưng không mạ lị,
mạt sát người.
Con có nghe đức Phật nói về Nhất Xiển
Đề không? Nhất Xiển Đề là những người không
thể giáo dục, cảm hóa được, những hạng người
này cần phải nói thẳng, đập mạnh như đức
Phật ngày xưa đã từng chỉ thẳng mặt Nhất
Xiển Đề, Ngài bảo: “Ông là người ngu si, là
vô giáo dục”. Nhờ có nói thẳng, đập mạnh
như vậy mới khiến họ dẹp bỏ tính vô minh,
kiến chấp. Thuốc đắng đã tật. Con có biết
không?
Trong đạo Phật thường dạy: “Thấy lỗi
mình, đừng thấy lỗi người”, còn ở đây Thầy
nhờ Nguyên Thanh trả lời dùm, nên Nguyên
Thanh phải trả lời hết ý theo bài luận vấn nạn,
mạt sát, mạ lị người của Đại Thừa. Vì thế ,
Nguyên Thanh phải vạch rõ những cái sai của
người dốt mà hay nói chữ.
Người viết văn còn sai lầm văn phạm và
chính tả thì không nên phê bình văn ai cả, thế mà dốt lại dám phê bình văn của kẻ khác, thì
Nguyên Thanh chỉnh lại để sau này họ viết văn
cẩn thận tốt hơn, đấy là làm ơn, chứ đâu phải
nói nặng người.
Vì Chánh pháp của Phật, khi tu hành
chưa chứng đạt chân lí, mà dám cầm bút phê
bình người chứng đạt chơn lí, thì việc làm ấy
quá nông cạn, không biết mình, không biết
người. Cho nên, Nguyên Thanh khuyên bảo:
“Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột
mà nghe”. Đó là một lời khuyên rất tốt, rất
đúng. Sao lại bảo Nguyên Thanh bản ngã cao?
Nếu không có Nguyên Thanh thẳng thắn
khuyên bảo thì ngựa quen đường cũ, cứ vẫn viết
văn phê bình người khác thì càng lộ tẩy cái
ngu dốt của họ cho mọi người khác biết thì rất
tội nghiệp. Như vậy, Nguyên Thanh đã làm ơn,
chứ đâu có gieo oán với ai đâu. Vậy mà Nguyên
Thanh mang tiếng bản ngã cao.
Người Nhất Xiển Đề không bao giờ tỉnh
ngộ, không bao giờ thấy lỗi lầm, chỉ biết phẫn
nộ, nhưng phẫn nộ là địa ngục, Nhất Xiển Đề
luôn luôn mở cửa địa ngục.
Nguyên Thanh nói thẳng mạnh để các hệ
phái phát triển biết rằng: “Những pháp môn

của các ngài đều sai, không phải chỉ có một

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!