Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 -16

mình Thầy Thông Lạc biết mà còn có nhiều
người biết nữa, như: Minh Điền, Thu Phương,
Hạt Cát, Diệu Quang, Mật Hạnh, Nguyên
Thanh...”.
Ví dụ có một người nói sai về ba mẹ con,
con phải làm sao? Hay phải nhỏ nhẹ năn nỉ
ông ta.
Khi gặp sự bất bình nói sai về cha mẹ
mình, ít ra con phải nói cho ông ta biết rằng:
“Ông nói như vậy là không đúng về cha
mẹ tôi. Biết thì ông nói, còn không biết thì
ông đừng nên nói”. Đó là lời khuyên tốt, chứ
đâu mắng chửi ông ta. Có phải vậy không con?
Khi người ta phân giải đúng sai, phải trái, lại
bảo người ta bản ngã cao. Con nói như vậy có
đúng không?
Phân tích cho người ta biết cái hiểu sai để
người ta sửa, bằng một lời khuyên chân tình.
Khi đọc bài Thần Thông họ đã nhận được cái
sai của mình thì hết sức cám ơn Nguyên
Thanh. Còn con đọc bài Thần Thông, thì cho là
Nguyên Thanh bản ngã cao.
Khuyên người làm sai không nên làm sai
nữa, thì bị các con lên án, sau này có ai làm
sai, chắc không dám nói thẳng và khuyên bảo
nữa. Như vậy cuộc đời này sẽ ra sao? Nguyên Thanh dám dùng lời nói thẳng
thừng khuyên dạy người trong khi mình tu
chưa chứng. Đấy không phải khẩu khí làm
Thầy thiên hạ sao? Con có thấy điều này
không?
Để trả lời câu hỏi này, con không biết
nghiêng về phía nào, Như vậy đợi Nguyên
Thanh chứng quả A La Hán sẽ trả lời câu hỏi
của con.
Một lần nữa, lời Thầy nói chưa đủ lòng
tin. Vậy con hãy đợi đức Phật vị lai ra đời sẽ
trả lời câu hỏi này của con.
Trong thời đức Phật còn tại thế mọi người
đang theo Phật tu hành, khi nghe người ta nói
xấu Phật có thai với một phụ nữ, mọi người
không suy nghĩ kỹ, vội bỏ Phật không theo tu
nữa. Người ta đã hiểu lầm, khi một người tu
chứng đạt chân lí thì dục lậu, hữu lậu và vô
minh lậu đã được làm chủ và đoạn diệâ t thì làm
sao lại có chuyện có thai với người phụ nữ. Họ
nói và hiểu người tu chứng đạt chân lí như kẻ
phàm phu. Họ đâu biết rằng: Khi chứng đạt
chân lí thì thân tâm người tu hành thanh tịnh,
trong sạch, không còn bẩn thỉu, ô trược, uế
nhiễm mùi tục lụy thế gian. Đối với đức Phật ngày xưa, Ngài tu hành
chứng đạt chân lí cho Ngài, giải thoát cho
Ngài, chứ đâu phải tu hành để cầu mọi người
theo mình. Sau khi tu hành chứng đạt chân lí,
Ngài thấy mình được giải thoát hoàn toàn, nên
vì lòng thương chúng sanh mà đem giáo pháp
dạy lại cho con người. Cho nên, ai theo Phật tu
tập thì Phật phải nhọc nhằn, không ai theo
Phật tu tập thì Phật thảnh thơi. Còn Thầy thì
sao? Các con không tin, không theo Thầy tu
hành thì Thầy thảnh thơi. Danh lợi làm chi
cho nhọc nhằn. Phải không con?

Hạt Cát, Thu Phương, Minh Điền, Mật
Hạnh, Diệu Quang, đã vạch trần cái hiểu biết
sai lầm của người khác, nhưng không có lời
khuyên bảo như Nguyên Thanh nên không bị
mọi người lên án ngã mạn cao.
Cuộc đời con luôn học đạo đức với Thầy
mà lại nghĩ xấu về người khác, trong khi Phật
dạy: “Thấy lỗi mình không nên thấy lỗi
người”. Thầy không có dạy con vạch lỗi người
khác, thế mà con vạch lỗi, nói xấu người khác,
trong khi Nguyên Thanh là một bạn gái đồng
tu như các con; trong khi Nguyên Thanh chưa
có một lỗi lầm nào với các con. Vậy mà các con
nỡ lòng nào nói những lời như vậy; trong khi Nguyên Thanh chỉ vâng lệnh, trả lời giúp
Thầy, nhưng đều phải qua sự duyệt lại của
Thầy. Các con chê bài viết của Nguyên Thanh
là ngã mạn cao tức là các con cho Thầy là ngã
mạn cao. Các con có hiểu không? Các con
không kém gì số người ở hệ phái khác đã từng
nói Thầy ngã mạn cống cao chê các Tổ.
Sau thời gian về đây tu tập, Thầy tưởng
các con tu tập xả tâm tốt, nhưng không ngờ...
Mọi người đều nghi ngờ Thầy như các con
thì đạo đức nhân bản - nhân quả sẽ không có
mặt trên thế gian này. Đạo đức nhân bản -
nhân quả sẽ không có mặt trên thế gian này
thì mọi người sẽ tìm hạnh phúc trong sự làm
khổ mình, làm khổ người, và loài người sẽ đi về
đâu!? Các con có biết không?

KHÂ NĂNG LÀM VIỆC PHI THƯỜNG
Câu hỏi của N.C
Hỏi 4:Kính thưa Thầy! Tháng hè con ở
tu viện Chơn Như thấy Thầy và cô Ú t làm việc
vất vả cật lực thậm chí không có thời gian để nghỉ ngơi. Thầy từng nói thân Thầy cũng vô
thường như thân con. Vậy sao Thầy và cô Út có
khả năng làm việc phi thường đến như thế?
Đáp: Thầy và cô Út không có sức khoẻ
phi thường như con nghĩ, Thầy và cô Út làm
việc vì lợi ích cho mọi người sống có đạo đức
không làm khổ mình, khổ người, nên vui vẻ. Vì
thế mà việc làm khỏe hơn.

MANG LẤY NGHIỆP THÂM HẠI
Câu hỏi của N.C
Hỏi 5:Kính thưa Thầy! Những người về
Chơn Như tu học có người thật sự nhiệt tâm tu,
tu rất tốt nhưng lại không chứng quả A La Hán
còn mang lấy nghiệp thảm hại. Thầy có thể nói
rõ nguyên nhân để những người sau biết đường
tu, tránh dẫm lên bước chân lầm lạc.
Đáp: Tại sao con hỏi như vậy? Có ý nghĩa
gì? Những người về tu viện Chơn Như có người
tu thật sự nhiệt tâm, tu rất tốt nhưng lại không
chứng được quả A La Hán, còn mang lấy nghiệp thảm hại. Con hỏi như vậy có nghịch lý
không con?
Tại sao tu thật nhiệt tâm, tu rất tốt nhưng
không chứng quả A La Hán mà còn mang lấy
nghiệp thảm hại?
Một câu hỏi không có lý, một người tu thật
nhiệt tâm, tu rất tốt, ngay trong sự tu tập
nhiệt tâm buông xả, rất tốt buông xả là đã
chứng quả A La Hán ngay đó rồi, vì nhiệt tâm
và rất tốt buông xả thì tham, sân, si đã quét
sạch thì quả A La Hán tại đó con ạ! Tâm còn
tham, sân, si thì còn mang lấy nghiệp thảm
hại; tâm hết tham, sân, si thì còn mang lấy
nghiệp thảm hại chỗ nào được? Cho nên , tâm
tham, sân, si sạch thì quả A La Hán tại chỗ đó
như đã nói trên.
Những người về tu viện Chơn Như tu tập
xả tâm chưa sạch, nhưng vẫn làm muội lượt
tham, sân, si. Tham, sân, si muội lượt thì sự
đau khổ cũng giảm rất nhiều và như vậy còn
mang nghiệp thảm hại ở chỗ nào? Khi người ấy
biết xả tâm.
Ở tu viện đâu có dạy trộm cướp, giết người
mà phải mang lấy nghiệp thảm hại vào thân.
Chỉ có những người về tu viện không tu tập
dụm năm, dụm ba nói xấu người này, nói xấu người kia thì phải mang lấy nghiệp thảm hại
vào thân; chỉ có những người về đây tu tập kết
phe, kết đảng, li gián, gây rối thì những người
này mới mang lấy nghiệp thảm hại vào thân.
Những ngày qua các con tu tập nói chuyện
quá nhiều, nên mang lấy nghiệp thảm hại vào
thân. Các con có biết không?
Nghiệp thảm hại là gì các con có biết
không? Đó là những sự kiện xảy ra làm cho
thân tâm bất an. Thân tâm bất an thì tu hành
rất khó khăn, có khi phải bỏ cuộc trở về thế
tục.
Thầy rất đau xót khi thấy các con tập họp
nhau nói chuyện thì công lao dạy dỗ của Thầy
như nước chảy qua cầu, còn gì nữa đâu. Phải
không con ?

HAI TÂM ĐĨ CĨ KHÁC NHAU KHƠNG?
Câu hỏi của N.C
Hỏi 6:Kính thưa Thầy! Mục đích của
người tu theo Thiền tông, để trở về với tâm
Chân Như, còn tu theo pháp Nguyên Thủy của Thầy thì sống với tâm bất động trước ác pháp,
hai tâm đó có khác nhau không vậy Thầy?
Đáp: Tâm Chân Như là tâm chẳng niệm
thiện, niệm ác. Tâm chẳng niệm, thiện niệm ác
là tâm tưởng không niệm. Tâm tưởng không
niệm là tâm chẳng có ích lợi gì cho đời sống tu
hành giải thoát của mình, tâm Chân Như khi
xả ra, trở lại tâm bình thường thì tham, sân, si
vẫn còn dẫy đầy, không muội lượt chút nào.
Ngược lại, tâm bất động Nguyên Thủy
không có nghĩa là tâm không có niệm thiện,
niệm ác. Tâm bất động Nguyên Thủy là tâm ly
dục ly ác pháp, nên tâm tham, sân, si đều xả
sạch; tâm bất động là tâm không có dục lậu,
hữu lậu và vô minh lậu.

duy trì tuổi thọ lâu dài hay hóa sanh trở lại
tiếp tục dẫn dắt đàn con qua bờ bên kia không
Thầy?
Đáp: Nếu mọi người về đây không lo tu
tập xả tâm, thường phá hạnh độc cư, hội họp
nói chuyện. Đó là phước báo của chúng sanh đã
hết, không còn đủ duyên với đạo đức nhân bản
- nhân quả, thì Thầy đào tạo A La Hán làm chi
nữa cho khổ nhọc. Viết sách đạo đức có lợi ích
gì cho ai nữa. Trường hợp này Thầy sẽ đi ẩn
bóng là vừa, và cũng là sự ra đi vĩnh viễn, để
ngày mai có những vị Phật tương lai ra đời dạy
họ tu tập tốt hơn.

GĨP PHẦN VÀO VIỆC GIỮ
GÌN VÀ XÂY DỰNG CHÁNH PHÁP
Câu hỏi của N.C
Hỏi 8:Kính thưa Thầy! Là đệ tử tại gia
của Phật, chúng con cũng muốn đóng góp mình
cho việc giữ gìn và xây dựng Chánh pháp.
Chúng con có thể làm được những gì, nhất là
trong thời còn Đại Thừa đang phát triển mạnh,DUY TRÌ TUỔI THỌ
Câu hỏi của N.C
Hỏi 7:Kính thưa Thầy! Nếu chưa đào
tạo được A La Hán kế tiếp mà Thầy nhập diệt,
con e rằng Chánh pháp sẽ bị dìm mất lần thứ
2. Thương chúng sanh đau khổ Thầy có thể nào ác pháp đang lan tràn, làm con người sống
trong đảo điên tâm tưởng.
Đáp: Muốn góp phần vào việc giữ gìn và
xây dựng Chánh pháp thì phải tu tập và giữ
gìn giới hạnh đúng pháp như trong những ngày
Thọ Bát Quan Trai, rồi đem sự tu tập này áp
dụng vào đời sống hằng ngày xả tâm để thực
hiện đạo đức làm người sống không làm khổ
mình, khổ người. Đó là góp phần vào việc giữ
gìn và xây dựng Chánh pháp.
Muốn góp phần vào việc giữ gìn và xây
dựng Chánh pháp không phải ở chỗ xây dựng
cơ sở, không phải ở chỗ in kinh sách nhiều mà
ở chỗ mỗi người phải sống có đạo đức: đừng nói
những lời li gián, đừng nói xấu người khác,
đừng tranh chấp hơn thua, đừng vì danh, vì lợi
mà vì sống lợi ích cho mình, cho người.
 BẤT KÌ TƠN GIÁO NÀO ĐỀU CĨ
NHỮNG LÝ LUẬN: “ĐÅY LÀ TRỰC ĐẠO,
ĐÅY LÀ CHÁNH ĐẠO„”
Câu hỏi của N.C
Hỏi 9:Kính thưa Thầy! Bất kì một tôn
giáo nào, một hệ phái nào cũng đều có những lí
luận chứng minh pháp môn mình là đúng, là
chân chánh. Còn đối với pháp môn Nguyên
Thủy của ta phải chăng cần thể hiệân qua sự
thực hành, qua gương hạnh sống hơn là lí luận
phải không Thầy?
Đáp: Đúng vậy, thể hiệân qua sự thực
hành sống đức hạnh là cái gốc, nhưng đối với
Phật giáo Nguyên Thủy thì “Tri hành phải
hợp nhất”. Cho nên, kinh sách Nguyên Thủy
có những lý luận sắc bén dựng lên sự chân thật
rõ ràng và cụ thể toàn diện sự thật của con
người. Còn các tôn giáo khác và các tư tưởng
triết học đều có lý luận chứng minh những điều
họ nói ra nhưng chỉ đúng một phần nào sự
thật, chứ chưa toàn diện. Cho nên những lí
luận của họ thiếu thực tế, không cụ thể, còn có kẽ hở, nên gặp người trí vạch ra thì ai cũng
nhận biết sự lí luận của họ còn ảo tưởng chưa
như thật.
Phật giáo Nguyên Thủy lấy bốn sự thật
của loài người chỉ rõ cho họ thấy, vì thế nên
không bị ảo tưởng, hư tưởng lừa đảo.
Các tôn giáo và các hệ phái và các triết
học không dựa vào sự thật toàn diện mà lí luận
nên thường bị tưởng tri xen vào khiến cho lí
luận của các tôn giáo, các hệ phái và các triết
học thành phiến diện có nhiều kẽ hở sai sự
thật.

CON NGƯỜI KHỔ VÌ THIẾU
NỀN ĐẠ Phải chăng chỉ có người sống đúng theo
Phạm hạnh của Phật mới thoát khổ hoàn toàn.
Đáp: Đúng vậy, Ở trên đời có người khổ
vì vật chất, có người khổ về tinh thần, nhưng
chỉ vì thiếu nền đạo đức nhân bản - nhân quả
mà chịu khổ như vậy. Con nhận xét như vậy
rất đúng.
Muốn thoát khổ hoàn toàn thì chỉ sống
không làm khổ mình, khổ người. Đạo Phật ra
đời dạy người thoát khổ cũng là vì mục đích
này.
Chơn Như 13/7/2005
Kính ghi
Thầy của các con
O ĐỨC NHÂN BÂN - NHÂN QUÂ
Câu hỏi của N.C
Hỏi 10:Kính thưa Thầy! Ở trên đời có
người khổ vì vật chất, có người khổ về tinh
thần. Nhưng con xét thấy người ta khổ chỉ vì
thiếu nền đạo đức nhân bản - nhân quả. Con
nhận thấy như vậy có đúng không thưa Thầy? Phải chăng chỉ có người sống đúng theo
Phạm hạnh của Phật mới thoát khổ hoàn toàn.
Đáp: Đúng vậy, Ở trên đời có người khổ
vì vật chất, có người khổ về tinh thần, nhưng
chỉ vì thiếu nền đạo đức nhân bản - nhân quả
mà chịu khổ như vậy. Con nhận xét như vậy
rất đúng.
Muốn thoát khổ hoàn toàn thì chỉ sống
không làm khổ mình, khổ người. Đạo Phật ra
đời dạy người thoát khổ cũng là vì mục đích
này.
Chơn Như 13/7/2005
Kính ghi
Thầy của các con
 BÀI XIN SÁM HỐI CỦA N.C
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Sau khi đọc xong “Trả lời những câu hỏi
của N.C” thì chúng con đã hiểu và nhận ra cái
sai của mình. Con xin thành tâm sám hối với
Thầy và cả với Nguyên Thanh.
Quả thật cả một cuộc đời con học đạo đức
với Thầy vẫn được nhắc khuyên: “Thấy lỗi
mình đừng thấy lỗi người”. Nay vì một phút
nông cạn, thiếu nghĩ suy mà con đã quên đi lời
dạy đó.
Vì chúng con hội họp nói chuyện phá hạnh
độc cư nên bị cô Út kỷ luật đuổi ra khu ngoại
trú và cũng từ bỏ phóng tâm chuyển sang
phóng dật mà công phu tu tập của các con
trong thời gian qua mất hết “trở về con số 0”.
Chúng con chuốc lấy thảm hại vào thân
chỉ vì không vâng lời Thầy dạy.
Thầy đừng buồn, đừng chán nản các con
mà ẩn bóng ra đi vĩnh viễn nghe Thầy! Chúng con đang cần có Thầy, nói đúng
hơn nhân loại đang cần có Thầy chỉ dạy nền
đạo đức nhân bản - nhân quả để cuộc đời này
vơi bớt những khổ đau.
Nếu không tin vào Thầy thì con đâu phát
nguyện đời này làm đệ tử của Thầy. Chúng con
đã không có phước duyên sanh vào thời đức
Phật, nhưng may thay có Thầy, bậc đoạn tận
lậu hoặc, nếu không nương tựa vào thì chúng
con biết nương tựa vào ai để tu học chứng đạt
giải thoát. Thầy chính là vị Minh Sư của các
con, giới luật là Đạo Sư của các con.
Nếu con không nghe lời chỉ dạy của Minh
Sư, không theo sự chỉ đường của Đạo Sư (giữ
gìn giới luật) thì các con sẽ tìm cầu giải thoát
trong sự khổ đau rồi đây cuộc đời sẽ ra sao???
Từng dòng con viết lên đây là từng nỗi day dứt
và hổ thẹn trong tâm con. Kính mong Thầy
quán xét và từ bi cho chúng con được sám hối
lỗi lầm.
Qua sự việc lần này con đã thấy được tầm
quan trọng thiết yếu của hạnh độc cư khi tu tập
theo pháp môn Nguyên Thủy.
Ngày mai con ra đời làm cô giáo sẽ luôn
luôn khắc ghi lời dạy của Thầy: “Thấy lỗi
mình đừng thấy lỗi người. Đừng nhìn cuộc sống bằng sự đúng sai phải trái, mà hãy
nhìn bằng đôi mắt nhân quả, thiện ác”.
Đó là phương châm xử thế, là cẩm nang
giúp cho con vượt qua trở ngại cuộc đời.
Không bao lâu con sẽ trở về bên Thầy
chính thức làm đệ tử xuất gia của Thầy. Con
hứa từ đây về sau không dám coi thường giới
luật, sai phạm giới luật, các con sẽ là những
đứa con ngoan, không ngỗ nghịch làm buồn
lòng Thầy nữa đâu.
Thầy hoan hỷ tha thứ lỗi lầm cho chúng
con nhe Thầy!
Chơn Như ngày 24/7/2005
Kính N.C
TB: Thầy ơi! Hồi nhỏ tới lớn con phạm lỗi
nhiều lắm. Mỗi lần bị người ta trách mắng, con
chỉ biết “xin lỗi” chứ không biết ghi bài sám
hối.
Những gì con nói ra đây là sự hối hận
thực tâm ngưỡng mong Thầy chấp nhận.
--------
HẾT TẬP III MỤC LỤC
Lời nói đầu .......................................................... 5
Pháp hướng tâm ............................................... 27
Thú chơi hoa kiểng........................................... 36
Chẳng thương, chẳng ghét .............................. 41
Cách thức gom tâm .......................................... 49
Tâm bung ra hoặc rơi vào vô ký ..................... 51
Hôn trầm và lười biếng.................................... 53
Buồn chán ......................................................... 58
Muốn xả những lỗi lầm .................................... 61
Tu định vô lậu trong tất cả hành động... ...... 63
Có sự điều khiển trong hơi thở là chưa nhập
định ................................................................... 66
Trạng thái an ổn không có liên tục ................ 67
Có trạng thái an ổn rồi mới nhập định ......... 69
Ngồi thiền đau lưng, nhức chân, chân tê ....... 72
Lưng thụng........................................................ 75
Ngồi thiền bị kiến bò ....................................... 76
Sự tỉnh thức tự nhiên là định ......................... 78
Hạnh độc cư ...................................................... 79 Hơi thở thiền định ........................................... 81
Làm say mê quên hướng tâm có mất tỉnh thức
không ................................................................. 83
Một người chứng tứ thiền, đắc tam minh có bao
giờ chết bất ngờ không? ................................... 84
Con cái là nhờ đức cha mẹ............................... 86
Lỡ tay làm chúng sanh chết ........................... 89
Bằng cách nào kiếp sau gặp chánh pháp ....... 94
Nhập tam thiền có hết lậu hoặc chưa? ........... 97
Người giảng thiền thâm sâu đã vượt qua ...... 99
Tam minh ........................................................ 101
Tầm tứ ............................................................. 107
Bồ tát quan âm do tưởng sao linh thiêng? ... 117
Có cõi trời không? .......................................... 121
Chánh kiến ..................................................... 124
Sau khi nhập diệt chư Phật còn trở lại thế gian
nữa không? ..................................................... 127
Khi nhập diệt đức Phật đã thành sóng... .... 131
Có phải Phật là trí tuệ của một vị minh sư
không? ............................................................. 133
Ánh sáng trí tuệ ............................................. 135
Diệt ngã ........................................................... 138 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP III
Thiểu dục tri túc ............................................. 141
Tỉnh giác ......................................................... 143
Thế giới siêu hình .......................................... 146
Tu tập có đối tượng ........................................ 152
Xả sạch ............................................................ 156
Tâm như đất ................................................... 160
Độc cư .............................................................. 162
Về kết quả bản thân ...................................... 165
Trai hay là chay ............................................. 169
Ức chế tâm ...................................................... 172
Kinh năm ba ................................................... 174
Phương pháp tu tập cho người già ................ 176
Tu tập giới chưa đủ ........................................ 177
Duyên nhân quả ............................................. 179
Hồn về nhập cô đồng ..................................... 181
Xin quẻ ............................................................ 184
Nhà ngoại cảm ............................................... 188
Sự lừa đảo của đồng cốt ................................. 189
Tưởng lực ......................................................... 191
Thần giao cách cảm ....................................... 195
Tưởng ấm ........................................................ 197 Thấy ma .......................................................... 198
Năng lực của tưởng ......................................... 200
Câu chuyện liêu trai ....................................... 203
Sống là tu ........................................................ 205
Con người từ đâu sanh ra .............................. 207
Tưởng tri và thật tri....................................... 212
Phạm hạnh...................................................... 213
Thế giới siêu hình không có .......................... 216
Gọi hồn .............................................................. 238
Mò tìm trong bí ẩn những thông tin... ...... 267
Khám phá sự bí ẩn ......................................... 277
Thay lời kết luận ............................................. 281
Nơi xuất phát thế giới siêu hình ................... 283
Để trả lời những câu hỏi của GS Trần
Phương về thế giới siêu hình ........................ 283
Linh hồn là do tưởng tri của người sống .... 289
Khám phá sự bí ẩn về anh Nhã ................... 294
Khám phá sự bí ẩn về cháu Bích Hằng ...... 299
Phụ chú I: Tử biệt sanh ly là một sự đau khổ
của kiếp người... ............................................. 313
Phụ chú II: Tu tập tứ niệm xứ ....................... 319
Tưởng uẩn........................................................ 320
Trong khi tu tập tứ niệm xứ có đọc hay... ... 321 Kiêu mạn......................................................... 322
Bị trạo cử thì phải khắc phục như thế nào .. 323
Tâm bất động không phải tâm kham nhẫn . 324
Tâm không có chướng ngại pháp thì tác ý.. 328
Khi tác ý bệnh lui đi có phải do tường? ....... 329
Tu tứ niệm xứ có cần ngồi kiết già? ............. 332
Phụ chú III: Sống tẻ nhạt, đơn điệu, buồn chán,
lãng phí thời gian........................................... 334
Vị A La Hán từ đức sinh tuệ hay tuệ sinh... 337
Khẩu khí A La Hán........................................ 339
Khả năng làm việc phi thường ..................... 345
Mang lấy nghiệp thảm hại ............................ 346
Hai tâm đó có khác nhau không? ................. 348
Duy trì tuổi thọ ............................................... 349
Góp phần vào việc giữ gìn và duy trì chánh
pháp ................................................................. 350
Bất kỳ tôn giáo nào đều có những lý luận.. 352
Con người khổ vì thiếu nền đạo đức... ......... 353
Bài xin sám hối của N.C ................................ 355

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!