Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT -TẬP 3 -2

nói cho người này biết là những người không
tốt, người ác, người nhiều chuyện, chúng ta là
những người tu theo đạo Phật thì hãy tránh xa
những hạng người này, họ là những loại vi
trùng độc sẽ giết chúng ta trên đường đạo.
Chuyện chơi hoa kiểng cũng vậy, đó là
một trò tiêu khiển làm vui cho người già,
nhưng họ là những người ngu si, không muốn
mình là người vô sự, người thanh thản và an
lạc mà biến họ trở thành người nô lệ cho hoa
kiểng. Đối với đạo Phật đó là một người vô
minh ngu si không biết tìm sự giải thoát an lạc
mà chỉ làm khổ mình mà không biết còn lại
làm khổ cây kiểng nữa.
Chơi hoa kiểng là một việc làm rất tội lỗi.
Một cây kia đang sống tự do nơi lòng đất, rễ
chúng đang tự do muốn đi hướng nào cũng
được. Đó là một sự sống hồn nhiên của những
loài thảo mộc. Thế mà người ta đào gốc nó lên,
rồi đem trồng trong một chiếc chậu cũng giống
như ta nhốt một con chim trong lồng, con cá
trong lu. Chúng chỉ còn là một vật làm đẹp mắt
cho chúng ta xem chơi, chứ đời chúng không
còn ý nghĩa gì cả. Chúng ta nhốt chúng trong
chậu để làm đẹp mắt cho ta mà cả một đời đau
khổ của chúng. Người tu hành theo đạo Phật tâm từ bi
của chúng ta há nỡ đành lòng nào nhìn cảnh cá
chậu chim lồng sao? Mọi vật đều phải có quyền
sống bình đẳng như nhau và hồn nhiên trong
môi trường sống thiên nhiên. Không ai có
quyền làm mất sự sống bình đẳng hồn nhiên
của muôn loài vạn vật khác phải không hỡi các
con?
Vì sự sống của ta, ta không thể không ăn
uống, nhưng ăn uống ta phải có lòng yêu
thương muôn loài, trong ăn uống càng cố gắng
tiết kiệm sự khổ đau, sự chết chóc của muôn
loài vạn vật, đó là để thể hiện lòng thương yêu
đúng ý nghĩa của đạo đức nhân bản – nhân quả
làm người.
Vì thế trò chơi cây kiểng là một thú vui
tao nhã của con người từ xưa đến nay, nhưng
xét cho tận cùng thì thú vui ấy là một điều làm
tội lỗi, vì có sự khổ đau nào bằng thân cá chậu
chim lồng, một cây kiểng được trồng trong
chậu, cũng giống như chúng ta thân như bị tù
tội, bị giam cầm trong ngục tù phải không hỡi
các con?

Ví dụ: Hiện giờ con đang sống tự do, muốn
đi Đông, đi Tây, đi Nam, đi Bắc thì mặc tình,
bỗng nhiên có người bắt con giam vào trong bốn vách tường thì con có khổ đau buồn rầu
không? Mặc dù họ cho con ăn đầy đủ.
Nếu con thấy đó là một sự đau khổ chân
thật, thì con không nên chơi cây kiểng nữa con
ạ! Có vui đẹp gì đâu khi mà loài cây bị giam
cầm trong chậu và có sung sướng gì đâu khi mà
con phải mất thì giờ quý báu để chăm sóc bón
phân tưới nước phải không hỡi con? Bởi vậy,
khi nào được rảnh rang Thầy sẽ giải phóng
những cây kiểng mà cô Diệu Quang đã mua
đem về, giải phóng là trả cho nó trở về thiên
nhiên với đất trời, nó sẽ có một sự sống hồn
nhiên trong muôn loài vạn vật khác, nó sẽ có
hạnh phúc vô cùng trong môi trường sống thân
thương.
Một người tu theo đạo Phật lấy cuộc sống
bình đẳng tự do của muôn loài không làm khổ
mình, khổ người và không làm khổ tất cả
chúng sanh làm cuộc sống của mình thì hạnh
phúc biết bao phải không hỡi con ?
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
CHẲNG THƯƠNG CHẲNG GHÉP
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Thật sự tâm con
chẳng ghét bỏ ai, hễ ai làm sai quấy, khôn g
đúng kỷ luật của tu viện cũng như phạm
những lỗi trong giới luật của Phật hoặc có ý
chán nản tu hành, con báo cho cô Diệu Quang
biết, để hướng dẫn họ tu tập tốt, nhưng qua rồi
tâm con bị trạo hối và tự hỏi lại thân tâm,
mình đã tốt trọn vẹn chưa mà lại đi vạch lỗi
người? Bản thân mình có làm đúng như lời
Thầy dạy chưa mà góp ý kiến giúp đỡ người
khác?
Thưa Thầy, những việc này đã làm tâm
con trạo hối, và muốn làm cho tâm không trạo
hối con phải làm sao?
Đáp: Muốn phá tâm trạo hối, con phải
dùng trí tuệ tri kiến giải thoát, muốn có trí tuệ
tri kiến giải thoát thì phải dùng Định Vô Lậu
quán xét, tức là đặt niệm trạo hối trước mặt
quán xét và tư duy cho thấu suốt:
1- Nếu người đó không phạm kỷ luật của
tu viện, không phạm vào giới luật Phật mà vì lòng ganh tị nhỏ mọn một việc gì đó mà con vu
khống cho bạn, đó là con trạo hối về tội lỗi.
2- Nếu bạn của con tu hành đúng cách
theo lời dạy của Thầy hoặc cô Diệu Quang mà
con đặt điều nói xấu bạn để Thầy và cô Út rầy
mắng bạn, thì đó là con trạo hối về tội lỗi mà
con đã gây ra.
3- Người bạn đó tu hành tốt được nhiều
kết quả, Thầy khen. Nếu con đặt điều nói xấu
cho bạn con phạm kỷ luật tu hành như thế này,
thế khác. Khi người này bị rầy oan ức thì tâm
con bị trạo hối. Sự trạo hối này là sự trạo hối
chân chánh, vì thế con phải dùng pháp tự sám
hối hoặc phát lồ sám hối:
1 - Tự sám hối, con quỳ trước tượng Phật
phát lồ những điều làm sai, vu khống bạn, xin
đức Phật chứng minh từ đây về sau con xin từ
bỏ không tái phạm lỗi này nữa.
2- Phát lồ sám hối, con đến trước một vị
Thầy thanh tịnh giới luật tỏ bày những lỗi lầm
của mình, xin Thầy chứng minh cho con sám
hối, từ đây con xin chừa bỏ, quyết tâm không
tái phạm lại nữa. Nếu con có phạm kỷ luật hoặc lầm lỗi
những điều gì, thì đều đến xin phát lồ sám hối
thì con sẽ không còn trạo hối.
Nếu bạn con phạm kỷ luật, tu hành không
đúng cách, không chịu xả tâm, khởi tâm nghĩ
ác pháp, tự tạo mình khổ không giải thoát luôn
luôn phiền não, bất toại nguyện, hoặc lười
biếng, tu chơi, ngủ li bì hoặc làm động người
khác, thích nói chuyện tào lao, hoặc thích làm
Thầy dạy người khác tu hành. Con đem những
việc này trình lại Thầy hoặc cô Diệu Quang để
kịp thời ngăn chặn và hướng dẫn bạn con tu
hành cho tốt lại.
Điều này, con không có lỗi gì cả mà phải
trạo hối. Tất cả tu sĩ và cư sĩ trong tu viện đều
phải giúp đỡ lẫn nhau, bằng cách khiến cho
bạn mình phải tu tốt, tu đúng, mặc dù hiện tại
bạn mình bị cảnh cáo hay bị phạt hoặc bị đuổi,
con cũng vẫn không có lỗi, “một con sâu làm
rầu nồi canh” nếu một người bạn xấu sẽ làm
xấu tất cả. Một người không tu được sẽ làm cho
nhiều người không tu được, một người tu sai sẽ
làm cho nhiều người đều tu sai.
Những điều con đã làm, là điều làm tốt,
giúp cho mọi người trong tu viện bạn con và
con đều tu hành càng ngày càng tốt hơn. Ngược lại, con che giấu những lỗi lầm đó, tu viện mỗ i
ngày một tệ hơn, các bạn con và chính con sẽ
xem thường kỷ luật tu viện. Đó là sự thương
hại không đúng cách mà con đã tự hại mình,
hại người không thấy, không trạo hối.
Còn bây giờ con bị trạo hối là vì con thấy
bạn con bị phạt hoặc bị đuổi, bị cô Út la rầy
mà con không thấy lợi ích về sau đối với bạn
con cũng như cả tu viện.
Con sẽ tư duy và quan sát cái nào thiện,
cái nào ác, một ông Thầy giáo đánh học trò là
muốn cho học trò nên người tốt hơn là ghét nó,
đánh học trò không có nghĩa là ông thầy giáo
ghét học trò, mà thương học trò muốn cho nó
nên người tốt, người giỏi. Cô Út cũng vậy, nhân
quả của cô và các con là để các con xả tâm
“tâm như cục đất”. Còn những người bản ngã
ác to lớn thì làm sao tu theo đạo Phật được.
Đạo Phật là đạo vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện
pháp. Vì thế, họ phải đành ra đi, dù có nuông
chiều họ, nhỏ nhẹ với họ thì họ cũng không tu
hành được gì cả. Người gặp ác pháp mà tâm
phiền não sân hận khởi lên mà không khắc
phục được thì đi tu chẳng ích lợi gì. Đạo Phật
là đạo diệt ngã ác, xả tâm ác thế mà họ không
diệt ngã, xả tâm thì họ tu cái gì? Thiền định gì? Chẳng qua là một lớp áo hình thức tu hành
mà thôi. Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo,
uổng phí một đời người.
Khi quán xét như vậy, con đã thấu rõ được
việc con làm là thương chứ không phải ghét, là
thiện chứ không phải ác thì con đâu còn trạo
hối nữa, mặc dù bây giờ con sẽ bị người khác
nói con xấu bằng cách này hoặc bằng cách
khác. Cũng như Thầy vì muốn độ người khác
được an vui hạnh phúc chân thật, thì mang
tiếng mình là người ác, người dữ. Ai không biết
“ngọt mật chết ruồi” nhưng tu theo đạo Phật
như vậy có thật chân giải thoát không? Hay chỉ
là trốn chạy sự đau khổ của cuộc đời?
Những điều con làm tốt, làm thiện cho
mình cho người mà bạn bè gắn cho mình
những danh từ “bất hảo” thì con nên lấy đó
mà xả tâm mình và vui vẻ chờ thời gian trả lời
ai là người bất hảo.
Đến khi họ đã được giải thoát, xả được
tâm, ly được dục thì họ biết ơn con chừng nào.
Trên đời tốt xấu có gì đâu, chỉ do tâm
mình mà thôi! Mình cứ làm tốt thì mọi việc tốt
sẽ đến với mình, mình làm xấu mà mong việc
tốt thì không thể được. Thánh phàm không thể nhìn tướng bên
ngoài mà xác định được, Thánh phàm là phải
tự người đó thể hiện qua thân hành, khẩu
hành, ý hành thì thấy rõ ràng, chứ người khác
khó mà đánh giá trị được. Thánh phàm không
thể lấy thần thông, bùa chú và ngồi thiền nhập
định mà gọi là Thánh phàm. Chỉ người nào
tâm hết tham, sân, si là Thánh, còn có tâm
tham, sân, si thì không phải Thánh, là phàm
phu, đó là Phật giáo đã xác định như vậy.
Mình biết xả tâm mình, làm tốt cho người
khác tu hành được giải thoá t, đó là sự an vui,
hạnh phúc giải thoát cho chính mình.
Do sự tu tập không đúng pháp độc cư,
không đúng cách phòng hộ sáu căn, không
đúng pháp môn ngăn ác, diệt ác pháp nên dẫn
đến chỗ kết bè, kết bạn, chia phe, chia nhóm.
Cũng từ đó muôn pháp ác sanh ra, khiến cho
cuộc sống của người tu sĩ và người cư sĩ giống
như cuộc sống thế gian, cũng danh lợi, cũng
hơn thua, ganh tị, cũng tham lam, trộm cắp,
v.v.. không khác gì như ở ngoài đời và còn tệ
hơn nữa là mặc chiếc áo cà sa, bôi nhọ Phật
Giáo.
Mỗi một tu sĩ cũng như cư sĩ là mỗi thành
viên trong đại gia đình Phật giáo đều phải có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ Phật giáo, bất
luận kẻ nào dù là H.T, T.T, Đ.Đ Tăng, Ni cho
đến chú Sa Di, Sa Di Ni phạm giới, phá giới
đều được quyền cảnh cáo và đuổi ra khỏi cổng
chùa, nếu những người phạm giới, phá giới mà
không chịu ra khỏi cổng chùa thì mọi người cư
sĩ không cúng dường và không đến chùa đó
nữa.
Có như vậy thì Phật giáo mới hưng thịnh
và nhờ vậy thì Phật giáo mới không còn ai dám
nghi ngờ và khinh chê.
Cũng như con hiện giờ dám nói ra những
lỗi lầm của chị em khác, để kịp thời sửa sai,
khiến cho chị em trở thành những bậc chân tu
chân chánh trong đạo Phật. Mỗi lần có nói ra
khi thấy chị em bị la rầy, bị phạt có khi bị đuổi
thì con lại trạo hối, tâm con bất an mà con
không thấy việc làm của con là đúng, là vì Phật
Pháp, là vì những người tu hành giải thoát. Bởi
vì việc làm của con là việc làm đem lại sự lợi
ích rất lớn cho bạn con, cho con và cho Phật
giáo. Tại sao vậy?
Vì để những con sâu mọt này trong Phật
giáo sẽ khiến cho các con không tu tập được và
mọi người cũng không tu tập được. Những người hay nói chuyện, kết bè, kết
bạn, tụ năm, tụ ba là những người xấu những
người không tốt. Người tu hành theo Phật giáo,
các con cần nên tránh xa những hạng người
này, những hạng người này là ác tri thức.
Những người nhiều chuyện, lắm mồm là
những người không thể tu theo con đường của
đạo Phật được, biết mình là người nhiều
chuyện, lắm mồm thì đừng có vào chùa tu hành
mà làm tội cho những người khác không tu
hành được và làm cho Phật Pháp suy đồi thì
mang tội rất lớn.
Nếu thấy khả năng mình sống độc cư được
thì vào chùa mà tu tập, còn thấy sống độc cư
không được thì đừng vào chùa, vì vào chùa sẽ
sinh ra rối loạn trong chùa thì rất tội nghiệp.
Tóm lại, những việc làm của con là tốt,
đâu có gì con phải trạo hối chỉ trừ con nói xấu
người khác được mà con không giữ gìn được thì
đó mới là sự trạo hối. Mới là sự đáng trách,
mới là đáng khinh chê và đáng phỉ nhổ vào
mặt con.
Nói người mà con giữ gìn đúng, không hề
vi phạm những lỗi lầm, đó chính con mới là
người xứng đáng trong đại gia đình Phật giáo,
con mới là người đệ tử thân cận của Phật, con mới là người đáng tin cậy của Thầy và cô Diệu
Quang.

CÁCH THỨC GOM TÂM
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Lúc này con gom
tâm rất chậm từ 10' đến 15' mới gom được là
tại sao?
Đáp: Gom tâm chậm là pháp hướng tâm
còn yếu, tỉnh thức chưa cao và chưa biết cách
thức gom tâm.
Cách thức gom tâm cũng không khó khăn
gì lắm, nhưng phải thường xuyên tu tập những
cách sau đây:
1- Phải thường xuyên đi kinh hành, phải
biết đi kinh hành đúng pháp môn, đúng cách đi
kinh hành, làm mọi việc phải biết làm mọi
việc, hoặc ngồi tại chỗ biết ngồi tại chỗ, trong
lúc ấy thường hướng tâm nhắc: “Tâm phải
gom về thân hành, thân làm cái gì thì tâm
phải biết làm cái nấy, không được phóng dật ra ngoài, không được đi lang thang,
không được nghe ngóng, phải gom về thân
hành cho thật chặt”. Con nên tu tập tỉnh
thức bằng pháp hướng này thì kết quả con gom
tâm rất nhanh.
2- Con nên theo phương pháp thở hơi thở
chậm này để gom tâm. Trước khi thở hơi thở
chậm con hướng tâm: “Tâm phải tập trung
vào hơi thở tại nhân trung”, hướng tâm
xong con hít vô chậm chậm cho đến khi không
còn hít vô được thì con bắt đầu thở ra và thở ra
cũng chậm chậm cho đến khi hết thở ra được,
thì con thở trở lại hơi thở bình thường, sau khi
mười hơi thở bình thường con đã thở xong thì
con thở trở lại hơi thở chậm chậm và nhẹ,
trước khi thở hơi thở chậm chậm thì con lại
hướng tâm một lần. Cứ như thế mà con tu đến
30' thì xả nghỉ.
Tóm lại, khi dùng hơi thở chậm thì con
gom tâm rất dễ dàng, không còn khó khăn.
Nếu 10 hơi thở con thấy sức gom tâm còn yếu
thì con nên tu năm hơi thở bình thường và một
hơi thở chậm, khi nào tâm con gom được thì
con chỉ thở hơi thở bình thường mà không cần
thở hơi thở chậm và nhẹ nữa. Con nên cố gắng tu tập, rồi báo cáo cho
Thầy biết để chỉnh đốn lại cho đúng, khi tu tập
đúng là có kết quả ngay liền, còn ngược lại có
trạng thái nặng đầu, căng mặt thì con hãy
ngưng sự tu tập và hỏi lại Thầy để tu tập cho
đúng đặc tướng. Chúc con tu tập tốt và thành
công.

TÂM BUNG RA HOẶC RƠI VÀO VƠ KÝ
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Con gom tâm
yên lặng chỉ 15' hoặc 20' thì tâm con lại bung
ra hoặc rơi vào vô ký. Thưa Thầy có cách nào
an trú trong yên lặng và đừng để rơi vào vô ký
không?
Đáp: Định diệt tầm giữ tứ con tu chưa
được thuần thục, phải tu trở lại, luôn luôn phải
giữ tứ trong câu pháp hướng: “Tâm phải gom
trong hơi thở, hơi thở chậm và nhẹ” , trong
khi ngồi tu con luôn nhắc câu trên đây, không
cần đếm. Tu như vậy tâm sẽ không bung ra và
không rơi vào vô ký. Còn một cách khác nữa là tâm con sẽ
không bung ra và không rơi vào vô ký, con hãy
đứng dậy ngay liền đi kinh hành 20 bước và
ngồi xuống đếm năm hơi thở rồi đứng dậ y đi
kinh hành 20 bước, cứ thế tiếp tục tu tập mãi
cho hết giờ xả nghỉ.
Tu như vậy con nên ghi nhớ trong mọi
hành động khi ngồi, khi thở, khi đứng dậy, khi
đi kinh hành và khi hướng tâm con không được
quên, nếu thấy mệt thì tu ít giờ trở lại, không
được tu tập quá sức.
Còn một cách nữa là lúc nào con cũng đẩy
lui các ác pháp trên thân thọ, tâm và pháp của
con thì tâm con tự gom vào hơi thở nên không
có khó khăn, không có mệt nhọc. Đó là tâm
không phóng dật.
Có tu như vậy tâm con sẽ không bị bung
ra và không rơi vào vô ký; tu như vậy sẽ có một
sức tỉnh thức đầy đủ để xả tâm và tâm định
tỉnh luôn ở trong chánh niệm tỉnh giác. Vì thế,
không có dục và các ác pháp tác động vào thân
tâm con được.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
HƠN TRẦM VÀ LƯỜI BIẾNG
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Bị hôn trầm và
lười biếng con phải phá như thế nào?
Đáp: Gặp bệnh này con phải hết sức
chiến đấu với nó, biết có trạng thái muốn nằm
ngủ thì không nên ngồi mà phải đứng dậy đi
kinh hành liền không được chậm trễ, vì chậm
trễ lười biếng sẽ lôi con nằm xuống và tâm con
sẽ có những lý luận rất tinh vi, để lôi con nằm
hoặc ngồi tu, rồi ngủ.
Gặp bệnh này:
1- Con phải hướng tâm nơi bước chân đi
và tác ý to tiếng: “Tâm phải luôn tập trung
vào bước chân đi, không được xao lãng”.
2- Tìm một bài kệ, một câu thơ thường
nhắc đến sự chết và tất cả sự vô thường đau
khổ của thân người để cảnh giác. Từ đó con
quán xét đường tu hành của con hiện giờ tu
hành chưa đến đâu mà lỡ vô thường nhân quả
đến thì lấy gì tiếp tục tu đây. Mất thân rồi biết
còn có được thân sau nữa hay không? Khi tư
duy như vậy rồi con lại đem thân ra suy nghĩ kế tiếp về nghĩa lý vô lậu hoặc về thân vô
thường, bất tịnh, vô ngã và đau khổ.
Hoặc nhớ lại người cha thân yêu của mình
đã mất, mình phải siêng năng tinh tấn tu tập
để tìm thấy cha mình sanh về đâu.
Tốt nhất muốn phá tâm hôn trầm thùy
miên và lười biếng thì con nên đi kinh hành 20
bước rồi lại ngồi tu 5 hơi thở, cứ tu tập như vậy
mãi chừng nào hết hôn trầm thùy miên và lười
biếng thì mới thôi, tu 5 hơi thở rồi đứng dậy đi
kinh hành là phương pháp phá và diệt sạch
hôn trầm tuyệt vời. Các con nên cố gắng tu tập
thì sẽ chiến thắng trong tay. Nếu hôn trầm
thùy miên quá nặng thì mỗi bước đi thì mỗi tác
ý to tiếng kèm theo như truyền lệnh: “Chân
mặt bước! Chân trái bước!!!!”. Cứ mỗi lệnh
là một hành động làm theo đúng lệnh. Lệnh
truyền như tiếng thét. Có tu tập như vậy con
mới phá được hôn trầm, vì hôn trầm rất khó
phá. Đừng để gục rồi mới đi kinh hành là quá
trễ, vừa thấy dạng hôn trầm là đứng dậy ngay
liền, chiến đấu liền, không được xem thường
nó. Ngay từ lúc đầu phải chiến đấu tận lực thì
mới mong thắng được nó. Hôn trầm thùy miên
là trạng thái tâm si của con vì vậy nó rất khó
trị. Tu hành thường bị nó cản trở nên rất khó dẹp, phải bền chí kiên cường, giờ giấc phải
nghiêm chỉnh. Lúc nào cũng đề cao cảnh giác
trạng thái lười biếng, hôn trầm, thùy miên, vô
ký, hôn tịch, ngoan không v.v..

DIỆT TẦM 1
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Làm cách nào để
diệt được tầm hết hẳn, không còn trở tới trở lui
nữa?
Đáp: Muốn diệt được tầm hết hẳn trong
thời gian 30' hoặc 1 giờ thì tu “định diệt tầm
giữ tứ”. Lâu lâu tầm vẫn còn tái diễn là tu định
diệt tầm chưa thuần.
Định diệt tầm chưa thuần mà vội xả tứ2
nó có hai trường hợp xảy ra:
1- Tầm không dứt, thường tái diễn trở lại.
1
- Tầm là sự suy tư nghĩ ngợi một điều gì
2
- Tứ là tác ý, khởi niệm 2- Tầm chưa dứt sạch mà bỏ tứ thường xảy
ra vô ký.
Muốn diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền mà Sơ
Thiền chưa nhập được thì làm sao diệt tầm tứ
nhập Nhị Thiền. Bởi vì Nhị Thiền là bắt đầu
thân định. Trong pháp tu hành về thiền định,
tâm chưa định mà thân định thì không bao giờ
có được, họa may có định cũng chỉ là định
tưởng mà thôi.
Định ly dục ly ác pháp chưa nhập được mà
lo tu tập định diệt tầm tứ thì đó chỉ là mơ
mộng mà thôi.
Một người nhập được chánh định thì người
ấy phải sống đúng giới luật không hề vi phạm
một lỗi nhỏ nhặt nào cả, bởi từ giới luật thanh
tịnh nó mới có đủ Tứ Thần Túc. Có đủ Tứ Thần
Túc thì mới diệt được tầm tứ nhập Nhị Thiền.
Cho nên, giới luật không thanh tịnh thì không
bao giờ nhập Sơ Thiền được huống là Nhị
Thiền.
Tại sao các con không diệt được tầm tứ
nhập Nhị Thiền?
Tại vì tâm các con chưa ly dục ly ác pháp,
nói cách khác cho dễ hiểu hơn, tại vì các con còn phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, tâm chưa
thanh tịnh giới.
Lấy giới luật mà xét thì biết người nào
nhập định và không nhập định rất rõ ràng và
cụ thể, dù cho họ có ngồi thiền một hai ba ngày
hoặc bảy tám ngày thì đó là thiền tưởng, tà
thiền, chứ không phải là chánh định của Đạo
Phật.
Khi tâm thanh tịnh tức là tâm ly dục ly ác
pháp xong thì người này tu định diệt tầm giữ
tứ, tức là khi tâm họ không còn phóng dật thì
họ tìm nơi gốc cây bóng mát nơi vắng vẻ, nơi
không có người lai vãng, họ ngồi kiết già lưng
thẳng và khi tâm họ bắt đầu an lạc thanh thản
và vô sự thì họ dùng pháp hướng tâm: “Tâm
phải diệt tầm” đến khi ta thấy tầm không còn
nữa, nghĩa là ta còn thấy rõ bốn chi thiền của
Sơ Thiền: tứ hỷ, lạc và nhất tâm thì lúc bây giờ
chúng ta mới tu định diệt tầm tứ… như trên
Thầy đã dạy.
Phần đông người tu thiền thời nay, tu
chưa xong lớp thiền này thì vội tu lớp thiền
khác, tu như vậy là tu sai không có lớp lang, tu
lộn xộn, tu theo kiến giải tưởng giải của người
xưa, v.v.. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ: thân,
thọ, tâm, pháp được sung mãn thì Tứ Thần Túc
xuất hiện. Tứ Thần Túc xuất hiện thì dùng
ngay Định Thần Túc nhập các định không còn
khó khăn, mệt nhọc, không còn phí sức tu tập,
nhập định dễ như trở bàn tay, như lấy đồ trong
túi.

BUỒN CHÁN
Câu hỏi của Mỹ Linh
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Làm sao ngăn
chặn được tâm buồn chán?
Đáp: Buồn chán là một trạng thái bi
quan. Buồn chán là một trạng thái ngao ngán
cho một sự việc mình đang làm mà gặp thất
bại. Muốn hết buồn chán con nên tìm hiểu tâm
con đang buồn chán cái gì?
Khi đã rõ sự việc buồn chán con đặt niệm
đó tư duy quán xét theo như cách tu “Định Vô
Lậu”. Nên trao đổi tâm niệm buồn chán với một
Thiện hữu tri thức thân thương, người ấy sẽ
giúp xả tâm niệm đó.
Buồn chán là một trạng thái khổ đau, nó
là ác pháp. Người tu hành theo Đạo Phật nhất
định không để tâm buồn chán và tìm mọi cách
đẩy lui nó ra khỏi tâm, giúp cho tâm thanh
thản, an lạc và vô sự. Vì lời dạy của Đức Phật
luôn luôn phải: “Ngăn ác, diệt ác pháp”.
Buồn chán là một ác pháp, ác pháp này rất độc
nó có thể khiến con đi đến tự tử. Tự tử để
không còn buồn chán, nhưng sự thật nó không
phải vậy. Bởi vì tự tử gây ra một tội lỗi rất lớn,
tội giết người. Người chết trong tự tử là người
chết trong đau khổ, chết trong đau khổ là chết
trong địa ngục có nghĩa là người này bỏ thân
này tiếp nối thân khác ngay liền đều gặp thân
đau khổ và còn đau khổ hơn trong kiếp này
nữa.
Vì vậy, buồn chán là một ác pháp tối độc
hại, người tu theo đạo Phật phải đề cao cảnh
giác đừng để tâm buồn chán, vừa thấy tâm hơi
buồn là chúng ta đã hóa giải nó ngay liền.
Trên đường tu hành theo đạo Phật
“chúng ta nên tu tập để nhàm chán đời
sống thế gian, chứ không nên buồn chán”, vì nhàm chán khác với buồn chán, buồn chán
là vì không thỏa mãn được lòng ham muốn, còn
nhàm chán có nghĩa là đã từng trải đời, thấy
đời là một sự khổ đau chân thật không có gì
vui chỉ là một chuỗi dài thời gian toàn là sự vô
thường và khổ đau.
Cho nên, buồn chán là một ác pháp cần
phải diệt, còn nhàm chán là một diệu pháp
giúp chúng ta thoát ra khỏi cuộc đời đầy sóng
gió, ba đào.
Người tu hành theo Phật giáo mà để tâm
buồn chán là người ngu si ôm ác pháp trong
tâm để rồi tự giết mình trong ác pháp, chết
trong ác pháp ấy, người như vậy không xứng
đáng là đệ tử của Phật. Người đệ tử của Phật
lúc nào tâm cũng thanh thản, an lạc và vô sự.
Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là hạnh phúc
nhất trần gian. MUỐN XÃ NHỮNG LỖI LẦM
Câu hỏi của Mỹ Linh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Người lầm lỗi tại
đây, hoặc ra đi thì phải chịu nhân quả đó.
Nhưng muốn vượt qua, làm chủ được những
nhân quả này, thì phải thường xuyên tu tập
những pháp môn gì?
Đáp: Nhân quả do tâm tạo ra tội lỗi (nhất
thiết do tâm tạo). Muốn chấm dứt nhân quả tội
lỗi thì phải diệt ngã xả tâm, muốn diệt ngã xả
tâm thì phải tu Định Vô Lậu và Định Chánh
Niệm Tỉnh Giác...
Do diệt ngã xả tâm, nên nhân quả không
tác dụng được tâm, vì thế gọi là vượt qua hay
làm chủ nhân quả.
Khi đã làm lỗi ở đây, mà quyết tâm ở đây
để xả tâm bằng cách tự răn nhắc tâm mình
không lầm lỗi nữa hoặc phát lồ sám hối với
một vị Thầy tâm đầy đủ thanh tịnh và hứa khả
cố gắng giữ gìn không cho vi phạm những lỗi
lầm đó nữa, đó là sự diệt ngã xả tâm. Còn đi

nơi khác để tu tập xả tâm thì đó là một sự

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!