Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 -7

THẾ GIỚI SIÊU HÌNH
Câu hỏi của Từ Tuệ
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Thế giới siêu
hình. Dựa theo lời Thầy dạy con hiểu thế giới
siêu hình như cái tivi, đầu vidéo, những cuốn
băng hình do con người tạo ra, để thu giữ
những hình ảnh của thế giới con người hoặc là
thế giới thần tiên cũng do con người diễn xuất.
Nếu đập vỡ phương tiện thì chẳng còn gì. Con
sợ con sa vào tưởng tượng nên con mạnh dạn
trình Thầy để Thầy chỉ dạy.
Đáp: Đúng, con đã hiểu được ý của Thầy
nói về thế giới siêu hình. Còn có sắc thân này
còn có cảnh giới siêu hình, nếu sắc thân này
mất, thì cảnh giới siêu hình cũng mất. Bởi vì con người đang sống trong thế giới
đối đãi, thế giới duyên hợp nên cái này có cái
kia có, cái này mất cái kia mất.
Con ví dụ rất khéo, thế giới siêu hình như
cái tivi đầu máy vidéo và cuốn băng quá cụ thể
và rõ ràng, khiến cho mọi người đều có thể
nhận ra được.
Bởi sắc uẩn nó là cái tivi, tưởng uẩn là
đầu máy vidéo còn cuộn băng là năng lực của
tưởng thức. Nên chiêm bao, mộng mị, hình
bóng ma, quỷ, linh hồn, thần, tiên, lên đồng,
nhập xác cô, cậu đều do sắc uẩn tức là thế giới
hữu hình của chúng ta đang sống và đóng
những vai trò trên sân khấu của tưởng uẩn, tạo
ra những hình ảnh sống động khiến cho mọi
người đều lầm tưởng là có thế giới siêu hình
như thật. Nếu không đập vỡ sắc uẩn, tưởng uẩn
và tưởng thức (tivi, đầu máy vidéo và cuốn
băng) thì ngàn đời người ta đều cho có thế giới
siêu hình như thật.
Ví dụ của con ở phần trên, rất chính xác
khiến cho mọi người dễ nhận ra thế giới siêu
hình do từ đâu mà có. Nếu không có sắc uẩn,
tưởng uẩn và tưởng thức thì thế giới siêu hình
cũng không có. Khi một người chết thì tưởng uẩn và tưởng
thức cũng tan hoại theo năm uẩn của nó, thì
thử hỏi linh hồn của con người làm sao còn
được?
Vậy mà sự vô minh, mê muội của con
người không thấy như thật, nên cho người chết
còn có linh hồn bất tử luôn luôn đi tái sanh
luân hồi thì thật là sống trong mơ mộng.
Do không chân thật nhận ra bằng ý thức,
mà chỉ nhận qua trạng thái tưởng uẩn và tưởng
thức của chính bản thân mình lưu xuất. Vì thế ,
mà thế giới siêu hình không một ai dám xác
nhận thế giới siêu hình không có. Thậm chí,
cho đến các nhà khoa học dù ở phương Đông
cũng như ở phương Tây, không có một nhà
khoa học nào dám khẳng định không có thế
giới siêu hình, vì không thể đem khoa học
chứng minh chính xác được những hiện tượng
xảy ra của tưởng uẩn và tưởng thức.
Những nhà ngoại cảm đã mang đến những
hiện tượng siêu hình, khiến cho các nhà khoa
học không thể giải thích được, nên đành phải
im lặng, nhưng cũng không dám bảo rằng có,
cũng không dám bảo rằng không. Nếu bảo
không có thì không giải thích được những hiện
tượng siêu hình thì ai tin cho, còn bảo rằng có thì không chứng minh được những hiện tượng
như sương, như khói, không gian và thời gian
không bị chia cắt và trải dài là cái gì?
Khi các nhà khoa học không chứng minh
những hiện tượng của tưởng uẩn được là vì trí
tuệ của các nhà khoa học còn trong sự hạn chế
của trí tuệ hữu hạn. Còn những nhà tu hành
đạt được trí tuệ vô hạn nên họ đã thấy biết rất

rõ ràng các pháp trong vũ trụ. Khi họ nói ra
một điều gì, nếu chúng ta chịu khó tư duy, suy
nghĩ thì chúng ta sẽ hiểu một cách cụ thể,
không có mơ hồ và trừu tượng.
Bởi vì trong hiện tại chúng ta nói, làm,
suy nghĩ một việc gì thì những việc ấy còn lưu
lại mãi trong không gian mà không bao giờ
mất. Vì thế, tưởng uẩn của các nhà ngoại cảm
bắt gặp những âm thinh, sắc tướng đó. Nhưng
vì là tưởng uẩn muốn trình bày sự bắt gặp đó,
nó phải dùng hai trường hợp:
1- Phải thể hiện qua giấc mộng (chiêm
bao).
2- Phải thể hiện qua sự nhập xác (đánh
thiếp, lên đồng, nhập cốt...)
Không thể mượn ý thức diễn đạt, vì bấy
giờ ý thức không còn hoạt động, vì thế tưởng thức chỉ còn có cách thể hiện diễn đạt bằng hai
cách nói trên.
Do tưởng uẩn diễn đạt như vậy, nên chúng
ta mới lầm tưởng có linh hồn người về nhập
xác người sống. Và còn nhiều hiện tượng khác
nữa như: sắc tưởng (hình bóng như sương như
khói v.v..), thinh tưởng (tiếng than khóc, tiếng
kêu, tiếng hú giữa ban đêm v.v..), xúc tưởng
(cảm giác ớn lạnh, gió lay bức màn, xúc tưởng
loài bướm bay hoặc đậu nơi người vừa chết,
v.v..).
Tất cả những hiện tượng này xảy ra, nếu
không có một người tu chứng, vượt qua tưởng
uẩn thì không ai dám bảo rằng: không có thế
giới siêu hình, có nghĩa là có đời sống sau khi
chết.
Từ khi chúng tôi được sanh làm người thì
cái thế giới siêu hình luôn luôn được ngự trị
trong chúng tôi, trên hết là cõi Niết Bàn tức là
cõi Phật, kế đó là cõi Trời tức là cõi của chư
Thiên ở, cõi Thần, Thánh, cõi quỷ, cõi ma, v.v..
Tất cả những cõi trên đây đều là những cảnh
giới của thế giới siêu hình hay nói cho dễ hiểu
hơn là cõi của những linh hồn người chết. Đến
khi tu tập, nhập được các định, vượt qua được
tưởng uẩn, chúng tôi mới nhận thấy, thế giới linh hồn của người chết không có, nhưng chúng
tôi không nói ra, nói ra sợ người ta không tin.
Đến khi đọc lại toàn bộ kinh sách từ Đại Thừa
đến Nguyên Thủy thì chúng tôi thấy bài kinh
Pháp Môn Căn Bản trong kinh Trung Bộ, đức
Phật đã xác định thế giới siêu hình không có.
Bài kinh này là một cơ sở vững chắc để triệt
tiêu thế giới siêu hình. Nhờ có triẹât tiêu thế
giới siêu hình thì mới có thể xây dựng nền đạo
đức nhân bản nhân quả cho loài người trên
hành tinh này. Nếu thế giới siêu hình có, thì
luật nhân quả không có, luật nhân quả không
có thì không thể có sự công bằng và công lý và
loài người chỉ là loài ác thú.
Muốn cho cuộc sống của con người có công
bằng và công lý thì đạo đức nhân bản nhân quả
phải được triển khai, biên soạn và viết ra
thành bộ sách đạo đức làm người để giúp cho
con người biết cách thực hiện sự công bằng và
công lý trên hành tinh này.
Muốn cho cuộc sống của con người có công
bằng và công lý thì trước tiên chúng ta phải
triệt tiêu thế giới siêu hình, như chúng tôi đã
nói ở trên. Vì còn có thế giới siêu hình thì
chúng ta không thể áp dụng đạo đức nhân bản
- nhân quả vào cuộc sống của loài người được. Nếu không áp dụng đạo đức nhân bản -
nhân quả vào cuộc sống của loài người thì loài
người không còn có sự công bằng và công lý
nữa và vì vậy cuộc sống của loài người sẽ khổ
đau không cùng tận. Thế gian này là địa ngục
trần gian. Cho nên, mỗi người phải có tầm
nhìn xa hiểu rộng để dẹp bỏ những ảo tưởng
của thế giới siêu hình mới mong có ngày trái
đất này là Cực Lạc, Thiên Đàng v.v..

TU TẬP CĨ ĐỐI TƯỢNG
Câu hỏi của Từ Tuệ
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Con tu tập xả
tâm bằng cách: lấy người khác thường làm khó
khăn, làm đối tượng tu tập buông xả, dẹp bỏ
sân, si, phiền não. Nhờ tu tập như vậy lần lần
thấy hết và những khó khăn được gỡ dần, bản
thân con thấy an ổn hơn. Bây giờ con bắt đầu
tập xả tâm nhớ thương tương tự như vậy. Con
trình Thầy cách tập luyện như vậy có được
không? Đáp: Được, đó là lấy đối tượng tu tập
Định Vô Lậu, rất thực tế và cụ thể, cô Út Diệu
Quang thường tạo đối tượng giúp các cháu gái
tu tập Định Vô Lậu xả tâm diệt ngã, ly dục ly
ác pháp này.
Cách thức tu tập này rất khó, nếu là người
có chí, có nhiệt tâm, có nhiệ t huyết tìm đường
tu hành để giải thoát đau khổ của cuộc đời thì
một thời gian ngắn đã giải thoát hoàn toàn,
đắc định và chứng Tam Minh không có khó
khăn. Bằng ngược lại thì đau khổ nhiều, tâm
thường sanh oán hận. Nếu tâ m thường sanh
oán hận, người này đang sống trong cảnh địa
ngục và cuối cùng cuộc đời tu hành của họ cũng
chẳng có ích gì cho chính bản thân họ, lại càng
làm cho họ khổ đau hơn.
Lấy đối tượng tu tập Định Vô Lậu là phải
thông suốt lý nhân quả, lý duyên hợp, thân ngũ
uẩn, và còn phải dùng pháp hướng tâm “tâm
như cục đất”, phải tập tỉnh thức trong mọi
công việc làm hàng ngày, phải thiểu dục tri túc;
phải giữ gìn sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng,
thân và ý không cho dính mắc sáu trần: sắc,
thanh, hương, vị, xúc, pháp. Có tu tập như vậy
kết quả giải thoát hiện tiền, mới đem lại đời sống an lạc, hạnh phúc chân thật cho chính
bản thân của mình.
Tu tập có đối tượng, tức là tu tập Tứ
Chánh Cần, tu tập Tứ Chánh Cần có bốn phần:
1- Ngăn ngừa các ác pháp, giúp tâm không
phóng dật theo các pháp bên ngoài.
2- Đoạn diệt các ác pháp, quyết tâm tận
diệt các ác pháp, khi các ác pháp đã làm
chướng ngại tâm, làm cho tâm phiền não và
khổ đau.
3- Luôn luôn giữ gìn và bảo vệ tâm trong
thiện pháp, không để tâm bị ác pháp xâm
chiếm.
4- Lúc nào cũng tìm mọi cách để tâm được
thanh thản, an lạc và vô sự.
Tu có đối tượng là người phải có nghị lực,
dũng cảm, gan dạ, kiên nhẫn, bền chí. Luôn
luôn chiến đấu, nhưng quyết định phải giành
được phần thắng về mình, nhất định là không
chịu thất bại trước các ác pháp nào cả.
Người có ý chí có quyết tâm như vậy thì
chắc chắn phải thành tựu viên mãn trong sự tu
tập.
Tu có đối tượng tuy khó, nhưng kết quả dễ
nhận ra và nhận ra rõ ràng, cụ thể. Tu tập có
-154- đối tượng không sợ bị ức chế tâm, không sợ lạc
vào thiền tưởng, nhưng phải tránh sự chịu
đựng.
Tu tập có đối tượng dễ phát triển tri kiến
giải thoát, vì phải thường xuyên quán xét, tư
duy, suy nghĩ, làm việc nhiều về trí óc. Phát
triển tri kiến giải thoát tức là phát triển trí tuệ
đạo đức nhân bản - nhân quả.
Người tu tập phát triển tri kiến giải thoát
là người sống đúng giới luật không hề vi phạm
một lỗi nhỏ nhặt nào cả. Nhờ đó tâm họ ly dục
ly ác pháp một cách dễ dàng.
Tâm ly dục ly ác pháp là tâm không
phóng dật. Người tu hành tâm không phóng
dật là tâm giải thoát. Như Đức Phật đã dạy:
“Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không
phóng dật, muôn pháp lành cũng từ nơi
đó sanh ra”.
 XÂ SẠCH
Câu hỏi của Hải Tâm
Hỏi:Kính thưa Thầy! Biết bao giờ tâm
con mới xả sạch?
Đáp: Nếu thấu rõ đời sống con người là
khổ, khổ như thật. Trong cõi đời này không có
một vật gì là của mình, là mình cả. Và những
vật ấy không bao giờ thường còn mãi mãi, luôn
có sự thay đổi vô thường từng phút giây. Vì thế,
sáng vui, chiều khóc, chiều vui, sáng khóc. Đời
sống con người là vậy vui ít, khổ nhiều, có gì là
hạnh phúc đâu; có gì mà tham đắm.
Nếu một người không biết nhàm chán
những sự cám dỗ của cuộc đời này, để vượt ra
khỏi những khổ đau của kiếp làm người, mà cứ
mãi đắm chìm theo dục lạc của nó thì khó mà
buông xả sạch.
Nếu không chịu khó thường quán xét, tư
duy thì không thể nào thấu suốt lý vô thường,
khổ đau và vô ngã của vạn pháp trong thế gian
này, thì làm sao buông xả sạch vạn pháp cho
được. Nếu tâm còn ham thích, chưa ngao ngán,
chán chường cuộc sống này, thì làm sao xả bỏ
sạch được, nếu xả bỏ sạch không được thì cuộc
đời tu hành chỉ hoài công vô ích mà thôi.
Đạo Phật là đạo buông xả, có nghĩa buông
xuống không dính mắc bất cứ một vật nào cả,
còn dính mắc, dù cho một pháp nhỏ nhất như
đầu mũi kim thì cũng chưa chấm dứt sanh tử,
luân hồi.
Buông xuống, không có nghĩa trốn tránh,
tiêu cực trong cuộc sống, như có một số nhà học
giả hiểu Phật giáo như vậy, hiểu trong tinh
thần tiêu cực, thụ động. Ngược lại, Phật giáo
buông xuống, nhưng có nghĩa là tích cực, năng
nổ làm việc để đem lại cho mình cho người có
một cuộc sống ấm no đầy đủ, nhưng không vì
vật chất mà chà đạp, xâu xé lên nhau để chiếm
đoạt về phần mình nhiều hơn. Do đó, buông
xuống có nghĩa là không dính mắc, chứ không
có nghĩa tiêu cực không làm việc.
Nhàm chán không có nghĩa là chán đời. Ở
đây có nghĩa là thấu suốt được vạn pháp không
có thực thể, nên tâm không còn tham đắm và
dính mắc nó nữa. Nói buông xả có nghĩa là sống một đời
sống ly dục ly các ác pháp, khiến cho tâm mình
thanh thản, an lạc và vô sự.
Nói buông xả, là nói đến một đời sống đạo
đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ
mình, khổ người. Một đời sống đức hạnh tuyệt
vời mà mọi người hằng mơ ước.
Bởi vậy con hãy cố gắng xả cho thật sạch.
Xả cho thật sạch thì tâm con được an lạc,
thanh thản và vô sự. Một trạng thái vô cùng an
ổn và lợi ích cho muôn vạn người và tất cả
chúng sanh, chứ không ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp
hòi như cuộc sống của con người hiện nay. Con
người hiện nay đang sống trên sự đau khổ của
muôn loài chúng sanh, nhưng vô tình họ nào có
hay biết gì đâu.
Con hãy cố gắng xả cho thật sạch thì sự tu
tập của con không phí bỏ vô ích một kiếp làm
người. Vì những điều con muốn biết, muốn hiểu,
con đều sẽ hiểu biết tất cả. Không gian và thời
gian không còn chia cắt và ngăn cách đối với
con nữa. Rồi con sẽ hiểu: “Con người từ đâu
sanh ra và chết đi về đâu?” .
Và con còn sẽ hiểu hơn nữa: “Không có
con người sanh tử mà chỉ có sự thay đổi hợp, tan của môi trường sống theo định
luật của nhân quả”.
Hãy cố gắng tu tập buông xả con ạ! Không
uổng phí công tu tập, không hoài công đâu con
ạ!
Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Ôm vào đau khổ vô cùng tận,
Buông xuống ngay liền vạn khổ đi.
Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi, con
sẽ thấy hạnh phúc vô cùng, vô tận.
Cuộc sống của con người chỉ là một vở
tuồng trên sân khấu nhân quả, có đáng gì cho
chúng ta đắm mê, mà không buông bỏ được
phải không hỡi con? Chỉ toàn là khổ đau, khổ
đau vì tranh ăn; khổ đau vì danh lợi; khổ đau
vì hơn thua, v.v..
Cho nên, đạo Phật ra đời dạy: “Con
người bỏ xuống tất cả các ác pháp và sẽ
được tất cả các thiện pháp”. Đó là một bí
quyết bảo vệ môi trường sống trên hành tinh
này, đem lại cho muôn loài một đời sống công
bằng và công lý.
 TÂM NHƯ ĐẤT
Câu hỏi của Hải Tâm
Hỏi: Kính thưa Thầy! Tâm như cục đất có
xả sạch được chưa?
Đáp: Tâm như cục đất là tâm con đã xả
sạch, chừng đó con chẳng cần tu tập thiền định
nào cả, lúc nào con cần nhập định là nhập được
ngay liền, không có khó khăn, không có mệt
nhọc, không có phí sức.
Tâm như cục đất, đó là sự ước muốn của
con. Muốn cho tâm không còn tham, sân, si,
mạn, nghi nữa, khi tâm không còn tham, sân,
si, mạn, nghi nữa là tâm hết khổ đau. Sự ước
muốn như vậy, nếu con không cố gắng khắc
phục tâm mình ly tham, đoạn ác pháp thì làm
sao tâm thành đất được.
Muốn cho tâm thành đất thì con phải tu
tập Bát Chánh Đạo. Nói tu tập Bát Chánh Đạo
là nói cách thức sống ngăn ác diệt ác pháp,
sanh thiện tăng trưởng thiện pháp hay nói
cách khác là sống toàn thiện.
Muốn sống toàn thiện thì phải có Chánh
kiến, Chánh kiến tức là thấy đúng nhân quả thiện và ác, chứ không phải thấy đúng, sai,
phải, trái, tốt, xấu, v.v..
Trong cuộc sống bất cứ một việc gì xảy
đến, chúng ta đều phải nhìn với lòng thiện,
lòng từ, lòng bi, lòng hỷ, lòng xả. Nếu chúng ta
nhìn thấy bất cứ việc gì với lòng bất thiện,
lòng không từ, không bi, không hỷ, không xả
thì ác pháp sẽ đến với chúng ta. Và vì thế tâm
chúng ta sẽ khổ đau, và như vậy tâm không thể
thành đất được.
Muốn tâm thành đất chúng ta phải có sự
tư duy, suy nghĩ thiện và ác trong bất cứ một
sự việc gì xảy ra, thiện thì chúng ta tăng
trưởng để mà sống, không làm khổ mình, khổ
người, còn ác thì chúng ta tư duy suy nghĩ quét
sạch những pháp ác ấy ra khỏi tâm, để đem lại
cho tâm một sự thanh thản, an lạc và vô sự.
Nhờ có tu tập được như vậy thì cuộc sống mới
có an vui, hạnh phúc.
Muốn tâm thành đất thì chúng ta khéo léo
giữ gìn tâm không phóng dật. Giữ gìn tâm như
thế nào?
Muốn giữ gìn tâm thì luôn lúc nào cũng
phải nhớ nhắc tâm: “Tâm không được phóng
dật, phải định vào thân đi” hay “Tâm định vào hơi thở đi”, hoặc “Tâm như đất lìa
tham, sân, si, mạn, nghi đi”.
Trong tất cả câu pháp hướng này, tùy theo
mọi người mà chọn lấy cho mình một câu phù
hợp với đặc tướng, còn riêng Thầy thì câu:
“Tâm không được phóng dật phải định
vào hơi thở đi”, thì rất phù hợp. Tại sao vậy?
Tại vì câu này có hai tác dụng:
1- Bắt buộc tâm không được phóng dật
theo ra các pháp.
2- Bắt buộc tâm phải định vào hơi thở
(định vào thân).
Nếu tâm không phóng dật là tâm thành
đất, tâm thành đất là tâm bất động, tâm bất
động là con đã viên mãn con đường tu tập theo
Phật giáo của mình.

ĐỘC CƯ
Câu hỏi của Hải Tâm
Hỏi:Kínhthưa Thầy và cô Út, xin
giảng lại cho con hiểu rõ chỗ độc cư? Đáp: Mục đích của độc cư là giữ tâm
chuyên nhất vào pháp hướng để tu tập, không
phóng tâm ra ngoài. Người không giữ hạnh độc
cư, thường để tâm phóng dật chạy theo trần
cảnh bên ngoài, sanh ra trạo cử gọi là tuôn
trào, khi tâm tuôn trào chạy đi nói chuyện đầu
này, đầu kia, sanh ra nhiều ác pháp, khiến cho
mình và người khác không an để tu tập, đó là
đã phá hạnh độc cư, làm hại mình hại người.
Người phá hạnh độc cư, được xem là người đã
tu sai pháp, khiến tâm không bao giờ buông xả
được. Họ chỉ nói buông xả, chứ thật ra tâm
tham, sân, si, mạn, nghi vẫn còn đầy đủ. Vì thế
lòng thương, ghét, thù, oán, tị hiềm, v.v..
không mất một chút nào cả. Và cuối cùng họ
còn hiểm độc, gian xảo, hung ác hơn những
người chưa tu, chỉ vì họ bị ức chế tâm.
Đức Phật gọi tâm này là tâm phóng dật.
Người tu hành còn để tâm phóng dật thì không
thể tu theo đạo Phật được, nên trở về sống đời
sống thế gian, trau dồi đạo đức nhân quả, thì
không mang nợ của đàn na thí chủ.
Người tu hành nhập thất từ 1 thá ng đến 3
tháng, rồi xả thất ra đi ta bà chỗ này đến chỗ
kia... Sau đó rồi trở về tu tập lại. Nếu người nào cứ tu như vậy thì suốt đời tu hành cũng
chẳng tới đâu, vì luôn luôn phá hạnh độc cư.
Người sống độc cư không chịu nổi là người
không thể tu thiền định của đức Phật được.
Người muốn sống độc cư được trọn vẹn thì
phải giữ tâm trong các pháp hành thật miên
mật, không được để có kẽ hở.
Còn có kẽ hở thì tâm theo kẽ hở đó mà
phóng ra, khiến cho chúng ta cảm thấy cô đơn
vô cùng. Từ đấy tâm dễ sanh buồn chán và sự
tu hành bắt đầu chểnh mảng, tâm không còn
thích tu nữa. Do đó, sự tu hành chỉ còn tu lấy
lệ cho qua ngày.
Khi sống không đúng độc cư, con bị phóng
tâm chạy theo ngoại cảnh. Do đó , con tu thiền
dù bất cứ loại thiền nào, con cũng sẽ rơi vào tà
thiền.
Tà Thiền ở đây có nghĩa là loại thiền
không làm chủ được sự sống chết và không
chấm dứt luân hồi tái sanh.
Bởi hạnh độc cư rất quan trọng, nếu một
người tu mà không giữ gìn trọn vẹn hạnh này
thì uổng phí một đời tu, chẳng có kết quả gì.
Những tu sĩ đến đây tu hành nhìn qua
hạnh độc cư là biết người tu được hay không tu được. Ngày xưa, Đức Phật đã đuổi 500 vị Tỳ
kheo không giữ gìn hạnh độc cư, mặc dù đó là
những đệ tử của ông Xá Lợi Phất và ông Mục
Kiền Liên.
Gần 20 năm Thầy đón nhận những người
về đây tu tập chưa tìm thấy một người nào giữ
hạnh độc cư trọn vẹn.

VỀ KẾT QUÂ BÂN THÂN
Câu hỏi của Liễu Thiện
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Nương theo sự
chỉ dạy của Thầy, con đã y cứ vào đó mà thọ
trì tu tập, càng ngày con càng nhận được sự
thanh thản, an lạc rõ ràng hơn. Hiện nay trước
một loạt các khó khăn và bất an xảy ra thường
ngày con đã vững vàng, bình tỉnh hơn, và đã
vượt qua được. Nếu so với trước đây thì khó
khăn lắm con mới làm chủ được. Tất cả những
gì con làm là đều do ánh sáng trí tuệ của Phật,
của Thầy chỉ dạy, con hiểu ra rằng chỉ có sống
đúng đạo đức nhân bản bằng những giới luật
hằng ngày thì ta mới có bản lĩnh và nghị lực để vượt qua được mọi sóng gió của cuộc đời.
Tuy kết quả chưa được to lớn nhưng cũng là
một sự khích lệ, động viên để con vững bước
trên con đường mình đã chọn.
Kính thưa Thầy, trong khi tu tập thực
hành có nhiều lúc con phải kìm nén, những
giọt nước mắt trước sự tấn công của ác pháp, vì
hiện tại con chưa đủ đạo lực để vượt qua.
Nhưng qua những lần như vậy con lại cứng cáp
hơn, mạnh mẽ hơn. Con luôn tự nhủ nếu mình
chùng bước trước mọi ác pháp thì mình sẽ mãi
mãi trôi lăn trong khổ đau vô tận. Những lần
như vậy con lại nghĩ đến Thầy, đến cô Út với
tất cả tấm lòng kính trọng vô biên trước mọi
khó khăn, cực nhọc mà Thầy và cô đã trải qua.
Do vậy, trong lúc học đạo làm người có những
việc con chưa làm được, còn phạm phải những
lỗi lầm không đáng có. Ví dụ, như vẫn còn hay
cãi lại mẹ hay lời nói không được đẹp tai, dịu
dàng lắm, v.v.. Mỗi lần như vậy con thật sự
xấu hổ với bản thân. Hôm nay con viết những
dòng này kính bạch lên Thầy những việc con
chưa làm được mà tự nơi tâm con không thể
nói hết được, kính xin Thầy từ bi hoan hỉ tha
thứ và chỉ dạy. Đáp: Mặc dù con rất cố gắng khắc phục
tâm mình, nhưng gặp những pháp cực ác thì
không sao làm chủ được. Đó là nghiệp lực sân
hận con đã huân tập nhiều đời, nhiều kiếp, nó
đã thành khối. Vì thế, muốn tu tập quét cho
thật sạch khối nghiệp lực này thì phải kiên trì,
bền chí tu tập với một ý chí sắt đá hằng ngày
phải thường nhắc câu pháp hướng “Tâm như
đất, tham, sân, si phải chấm dứt”, mỗi lần
vấp ngã thì con hãy đứng lên tiếp tục tu tập
nữa; mỗi lần vấp ngã là mỗi lần rút ra nhiều
kinh nghiệm xả tâm; mỗi lần vấp ngã là mỗi
lần giúp con tỉnh giác nhận được ác pháp ngay
liền nơi con và thiện pháp nơi người; mỗi lần
vấp ngã là mỗi lần pháp hướng tâm hiện ra
như một người bạn lành tốt bụng nhắc con,
khiến cho tâm con được an ổn ngay liền; mỗi
lần vấp ngã là mỗi lần trí tuệ tri kiến giải
thoát của con phát triển, nếu con biết cách
triển khai. Nhờ đó mà tâm hồn con thanh
thản, an lạc và vô sự.
Một người tu theo đạo Phật mà sợ gặp ác
pháp, thường tránh né, tìm chỗ an ổn để tu
tập, thì khó mà xả tâm, thường bị ức chế tâm.
Mục đích của đạo Phật là tâm bất động
trước các ác pháp. Muốn tâm bất động trước các ác pháp thì con nên nhớ hằng ngày phải trau
dồi những pháp sau đây:
1- Pháp hướng tâm “Dẫn tâm vào đạo
chứ đừng dẫn đạo vào tâm”, nghĩa là tu tập
nhiều chứ đừng học nhiều, học nhiều không tu
thì chẳng ích lợi gì, giống như cái tủ đựng kinh
sách.
2- Triển khai trí tuệ tri kiến nhân quả
“Đừng thấy mọi sự việc đúng, sai, phải,
trái, mà hãy thấy nó thiện và ác”.
3- Đừng thấy lỗi người mà hãy thấy lỗi
mình.
4- Hãy khởi tâm yêu thương những người
đang sống trong ác pháp.
5- Hãy khởi tâm tha thứ những người
đang sống trong ác pháp.
6- Chúng ta lớn hơn, cao thượng hơn mọi
người là nhờ ở chỗ biết nhẫn nhục, tùy thuận
và bằng lòng.
7- Chúng ta có được một tâm hồn thanh
thản, an lạc và vô sự, đó là nhờ biết buông xả
các ác pháp.
8- Chúng ta làm chủ được sanh, già,
bịnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi là
nhờ biết ly dục ly bất thiện pháp, biết diệt ngã, xả tâm, biết buông xả các ác pháp, biết giữ tâm
bất động trước ác pháp và các cảm thọ và luôn
luôn lúc nào cũng biết giữ tâm thanh thản, an
lạc và vô sự.
Một cuộc đời tu tập theo đạo Phật mà biết
buông xả, tâm bất động trước các ác pháp, thì
không có một vật gì quý báu nhất trong đời
này mà đem trao đổi được.
Vì biết tâm thanh thản, an lạc và vô sự là
một vật vô giá, không có vật quý báu nào trên
thế gian này hơn được. Vì thế , chúng ta hãy cố
gắng tu tập, tu tập cho bằng được, vì nó rất lợi
ích cho chúng ta và cho mọi người trên hành
tinh này.

TRAI HAY LÀ CHAY
Câu hỏi của Liễu Thiện
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Trong một bài
giảng về chánh tín và mê tín đăng trên nguyệt
san Giác Ngộ. Hòa Thượng Thích Thanh Từ có
giảng... Trong Miền Nam các nhà sư Nguyên

Thủy chỉ có ăn trai chứ không ăn chay. Vì

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!