Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT -TẬP 3 -8

trong khi hành hạnh khất thực, ai cho gì ăn
nấy kể cả thức ăn mặn. Có phải vậy không
thưa Thầy?
Đáp: Trai là một danh từ chữ Hán.
Chay là một danh từ chữ Việt.
Nghĩa của “trai” và “chay” thì đồng nghĩa,
có nghĩa là không ăn thịt chúng sanh. Vì thế
mới có “nguyệt trai”, “nhật trai”.
Nguyệt trai là một tháng ăn chay (không
ăn thịt chúng sanh), như: tháng giêng, tháng
bảy và tháng mười.
Nhật trai là ngày ăn chay (không ăn thịt
chúng sanh) như:
1- Nhị trai
2- Lục trai
3- Thập Trai
- Nhị trai: Gồm có ngày rằm và ngày 30
Âm lịch.
- Lục trai: Gồm có ngày 8, 14, 15, 23, 29,
30 Âm lịch.
- Thập trai: Gồm có các ngày như: 1, 8,
14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 Âm lịch.
Theo chữ nghĩa thì Bắc Tông Đại Thừa
hiểu chữ trai là “ăn chay”. Nam Tông Tiểu Thừa hiểu chữ trai là “giới cấm”, cho nên mới
có Thọ Bát Quan Trai, ngọ trai.
Nhưng nói đến giới cấm thì không nói đến
chay và mặn, mà chỉ nói đến thiện và ác. Vì
vậy, trong giới luật của Phật mới có “Giới thứ
nhất dạy chẳng sát sanh”, nghĩa là cấm không
cho giết hại chúng sanh, không bảo, không xui
bảo người khác giết hại.
Ở đây, có nghĩa giới luật cấm các vị Tỳ
Kheo không được ăn thịt động vật, vì ăn thịt
độâng vật tức là bảo người khác giết hại chúng
sanh.
Cho nên, chữ trai bên Nam Tông Tiểu
Thừa cũng có nghĩa là ăn chay, nhưng các sư
biến chữ trai thành nghĩa khác như HT Thích
Thanh Từ giảng như vậy là để tùy thuận với
các sư Nam Tông, nuốt trôi những miếng thịt
động vật.

 ỨC CHẾ TÂM
Câu hỏi của Liễu Thiện
Hỏi:Kính thưa Thầy! Theo sự hiểu biết
của con, thì ức chế vọng tưởng là do những
niệm khởi lên mà ta không tỉnh thức quán xét
xem là thiện hay ác pháp, để xả bỏ. Vội vàng
đoạn diệt không cần truy cập nó thuộc về lậu
hoặc nào.
Vả lại, ức chế tâm còn do sự ham muốn
dục lạc, khi dục lạc ham muốn khởi lên ta cũng
không quán xét lợi hay hại để xả bỏ mà chỉ có
nhẫn chịu, vì thế, nếu có dịp nó sẽ bung ra. Có
phải vậy không thưa Thầy?
Đáp: Đúng vậy, sự ức chế tâm có hai cách:
1- Chịu đựng mọi sự giận hờn, căm tức,
phiền não, sợ hãi, lo rầu, v.v.. mà không bao
giờ nói ra cho một ai biết. Sự chịu đựng này gọi
là kham nhẫn.
Ví dụ: Trong gia đình có người chồng độc
tài luôn luôn bắt vợ con phải tuân theo lệnh
của mình, sai bảo đâu làm đó, không được làm
trái. Những người bị bắt buộc như vậy gọi là chịu đựng, những người chịu đựng là nhữn g
người ức chế tâm.
Sức chịu đựng sẽ đến một mức độ nào đó,
thì không còn chịu đựng được nổi. Khi không
còn chịu đựng nổi thì thần kinh hưng phấn,
thần kinh hưng phấn thì người ấy bị rối loạn
thần kinh, bị điên khùng, bị tẩu hỏa nhập ma,
v.v..
Suốt thời gian chịu đựng thì người ấy là
người khổ đau tận cùng của cuộc đời mình.
2- Người dùng một đối tượng, một pháp
môn để ức chế tâm để không khởi niệm vọng
tưởng, đó là loại ức chế có phá p môn, có phương
cách.
Loại ức chế tâm này có đường lối, có
phương pháp để dẫn tâm vào thế giới tưởng
như: Thiền xuất hồn, Thiền Yoga, Thiền Đại
Thừa, Thiền Đông Độ, Thiền Lục Diệu Pháp
Môn, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, v.v..
Cho nên, các pháp môn này đều xây dựng
cho mình một thế giới siêu hình mơ hồ, trừu
tượng, ảo giác, khiến cho con người phải mê
mệt với nó, nhưng không ích lợi thiết thực cho
đời sống. Chỉ riêng có thiền của Phật giáo Nguyên
Thủy thì xả tâm “ly tham đoạn ác pháp”. Do
đó, người tu hành sẽ không bị ức chế tâm và
đạt được kết quả giải thoát làm chủ sanh, già,
bịnh, chết, chấm dứt tái sanh luân hồi.

KINH NĂM BA
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Trong kinh
Trung Bộ, phẩm kinh Năm Ba con không hiểu
rõ lắm, xin Thầy giảng tóm tắt ý nghĩa cho con
được không?
Đáp: Bài kinh Năm Ba là bài kinh đức
Phật dùng để bài bác 62 luận thuyết của tà
giáo ngoại đạo, tức là 62 pháp môn của các tôn
giáo đương thời trong đất nước Ấn Độ. Và cuối
cùng đức Phật đưa ra giáo thuyết của mình, tức
là bốn chân lí: “Khổ, Tập, Diệt, Đạo” để giải
quyết sự khổ đau của con người trên hành tinh
này rất thực tế và cụ thể.
“Ở đây, này các Tỳ Kheo, vô thượng
tịch tịnh tối thắng đạo này được Như Lai
chánh đẳng giác, nghĩa là sau khi như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt
và nguy hiểm của sáu xúc xứ, có sự giải
thoát không chấp thủ”.
Tất cả giáo lý của đạo Phật không ngoài
bốn chân lí: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Nó là một
chân lí của loài người để con người rèn luyện tu
tập thoát ra khỏi bản chất loài cầm thú, để trở
thành con người thật sự là con người và cao
hơn nữa để trở thành những bậc Thánh nhân.
Ngoài bốn chân lí này, nếu còn có giáo
pháp nào khác, thì coi chừng đó là tà giáo
ngoại đạo xen vào trong Phật giáo. Chúng ta là
những hàng đệ tử của Phật phải đề cao, cảnh
giác và loại trừ chúng ra khỏi.
Bốn chân lý của đạo Phật là dựng lại một
nền đạo đức nhân bản nhân quả cho loài người,
khiến cho con người trên hành tinh này sống
không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sanh, biến hành tinh này trở thành Cực
Lạc, Thiên Đàng.
Bài kinh Năm Ba là bài kinh xác định
giáo pháp của đức Phật và giáo pháp của ngoại
đạo không có giống nhau một chút xíu nào cả,
khiến cho người Phật tử tinh ý sẽ không thể
lầm lạc được. Thế mà hiện giờ người ta đã lầm lạc lấy
giáo pháp của ngoại đạo làm giáo pháp của
Phật để tu hành và còn khinh thường giáo
pháp của Phật là Tiểu Thừa, thật là đau lòng.
Phải không con?

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CHO NGƯỜI GIÀ
Câu hỏi của Liễu Thiện
Hỏi:Kính thưa Thầy, ở ngoài này có bác
Hạnh Nghĩa, rất nỗ lực tu học, nhưng chưa biết
cách thức tu học cho phù hợp với bản thân và
gia cảnh. Bác có hỏi con nhưng con không biết
trả lời ra sao, mà chỉ góp ý với bác hãy sống
đúng giới hạnh của người cư sĩ đó là nhẫn
nhục, tùy thuận, bằng lòng. Kính xin Thầy từ
bi chỉ dạy cho Bác (Bác năm nay gần 70 tuổi,
Nhưng vẫn khỏe mạnh và bình thường).
Đáp: Con nên chỉ dạy cho bác cách tu tập
giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Dạy cho bác câu pháp hướng tâm: “Tâm
như đất, lìa tham, sân, si là hết khổ”, để
hằng ngày bác huân tập câu pháp này sẽ có hiệu quả giải thoát trong những ngày cuối cùng
của đời bác.
Lúc bệnh tật khổ đau cũng như lúc gặp
các ác pháp thì con nên dạy bác nhắc tâm:
“Tâm phải bất động trước các ác pháp,
không được sợ hãi, hãy bình tĩnh, hãy gan
dạ, tất cả đều là do nhân quả”.
Cuối cùng, con nên dạy bác mỗi tháng
nên Thọ Bát Quan Trai một ngày. Ngày ấy là
ngày tập làm Phật.

TU TẬP GIỚI CHƯA ĐỦ
Câu hỏi của Liễu Thiện
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Tại sao trong
một câu nói: Tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ
bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các
dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói lưỡi hai chiều, từ
bỏ sân, tâm có chánh kiến, sau khi thân hoại
mạng chung họ đều sanh vào thiện thú, thiện
giới, cõi đời này. Như vậy, Ta không chấp
nhận cho vị ấy . - Còn câu nói: Ta đã thấy ở đây có người
từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... như
trên. Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy.
Đáp: Cùng một câu nói, một ý nghĩa như
nhau, mà được Đức Phật chấp nhận và không
chấp nhận. Chỉ vì, người thực hiện pháp đó lại
khác nhau (người tu sĩ và người cư sĩ).
Người tu sĩ mà thực hiện pháp thiện đó
chưa đủ để giải thoát, chỉ mới được sanh vào
thiện thú, thiện giới ở cõi đời thì Đức Phật
không chấp nhận.
Còn người cư sĩ tại gia thực hiện pháp
thiện đó để được sanh vào thiệ n thú, thiện giới
ở cõi đời này thì Đức Phật chấp nhận.
Tóm lại, câu này Đức Phật xác định tu tập
Giới luật chưa đủ để giải thoát hoàn toàn, mà
phải tiếp tục tu tập Định và Tuệ.
 DUYÊN NHÂN QUÂ
Câu hỏi của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kínhthưa Thầy, vợ chồng lấy
nhau, người ta bảo rằng, đều có số định cả, có
nghĩa là người này phải lấy người mà có số
định với mình, không được lấy người nào khác.
Có phải vậy không thưa Thầy ?
Đáp: Không phải số định mà cũng không
phải số mệnh mà là duyên nhân quả nợ vay
trong thuận cảnh, cũng như trong nghịch cảnh.
Ví dụ: Kiếp trước chúng ta đối xử với
những người làm công cho mình quá khắc
nghiệt, đánh đập, chửi mắng, trả tiền công ít,
v.v..
Kiếp này họ làm vợ hoặc chồng hoặc con
cái trong nhà, họ phá tán của cải tài sản và
còn chửi mắng đánh đập, khiến cho gia đình
đau khổ bất an.
Cho nên, kiếp trước gieo nhân nào thì
kiếp này phải trả quả nấy. Tình nghĩa vợ
chồng con cái đều do nhân quả, chứ không phải
do số mệnh duyên nợ tiền định. Vì không có tiền định. Tiền định là cái vật gì? Ô ng gì? Ông
Ngọc Hoàng Thượng Đế ư ?
Vì không hiểu môi trường sống nên người
ta đặt ra những câu hỏi để có hỏi mà không có
trả lời: “Con người từ đâu sanh ra? Chết đi về
đâu?”.
Do không hiểu, người ta dùng tưởng tri,
tạo ra một Đấng Vạn Năng, một ông Ngọc
Hoàng, một ông Trời, một ông Tạo Hóa sanh ra
vạn vật trên hành tinh này. Lại có thuyết cho
rằng từ trong Đại ngã vạn vật sanh ra và mỗi
vật được sanh ra là tiểu ngã. Những thuyết này
mơ hồ và trừu tượng không thể trả lời hai câ u
hỏi trên. Và vì vậy, hai câu hỏi trên vẫn còn
đóng kín cửa.
Duyên tiền định giữa đôi vợ chồng cũng là
sự tưởng tri của con người đặt ra, chứ không có
số định, số mệnh.
Theo đạo Phật con người từ nhân quả
sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ
đâu đến và chết cũng không đi về đâu.
Còn duyên vợ chồng, con cái đều là do vay
nợ của nhân quả theo định luật của nhân quả
“Vay thì phải trả”. Vậy, chồng vợ có số mệnh là không đúng,
mà có nợ nhân quả ác hay thiện với nhau là
đúng.
Nhìn cuộc sống của họ chúng ta có thể
biết chắc chồng nợ vợ hay vợ nợ chồng một
cách cụ thể và rõ ràng.
Vì thế, trong cuộc đời này vợ chồng
thường làm khổ cho nhau nhiều hơn là đem lại
hạnh phúc an vui cho nhau. Họ sống với nhau
phần đông là chịu đựng.

HỒN VỀ NHẬP CƠ ĐỒNG
Câu hỏi của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính thưa Thầy, con đi gọi hồn, cô
đồng nói đúng được tên tuổi người trong gia
đình con, thưa Thầy như vậy là thế nào?
Đáp: Cô đồng dùng tưởng thức của mình
giao cảm với tưởng thức của con, nên nói đúng
tên họ tuổi người trong gia đình con, chứ không
phải có linh hồn người chết trong gia đình con
về nhập cô đồng. Người chết, đó là danh từ chỉ cho các
duyên nhân quả đã tan hoại hết, tức là thân
ngũ uẩn đã tan rã không còn sót một duyên
nào, thì còn đâu có linh hồn người chết.
Trong thân người đâu có linh hồn, linh
hồn là một danh từ chỉ cho một hình ảnh ảo
tưởng do năng lực tưởng tạo ra. Trong thân
người chỉ có năm duyên như: sắc, thọ, tưởng,
hành, thức, mà trong kinh Phật gọi là thân
ngũ uẩn. Khi người chết các duyên tan rã, đâu
còn một duyên nào thì làm sao gọi là người
chết còn có linh hồn, như trên chúng tôi đã nói.
Cái mà người chết còn lại là hành động
thiện ác, hành động thiện ác, tức là nhân quả.
Khi người chết là nhân quả trở về với nhâ n
quả. Vì thế Đức Phật dạy: “Chết trở về nhân
quả”. Như vậy là đã trả lời câu hỏi thứ hai của
các con.
Hành động nhân quả không thể gọi là
linh hồn được. Thế sao có linh hồn nhập đồng
nhập cốt?
Không có linh hồn nhập đồng, nhập cốt,
mà chỉ có tưởng thức của đồng, cốt giao cảm rồi
tự xưng mình là ông này, bà kia chết oan, chết
ức, chết tức, chết tối, v.v.. nhập vào. Người
không có trí tuệ vô hạn, không hiểu biết được, nên vội tin theo lời của đồng, cốt cho là có linh
hồn người chết về nhập, báo cho gia đình biết
mọi sự xảy ra đúng như thật.
Nhờ báo lại những sự việc xảy ra cách 5
năm hay 10 năm đều đúng như thật, mà các
nhà khoa học không sao chứng minh được, nên
cũng phải đành tin theo và cho rằng có thế giới
siêu hình, có sự sống sau khi chết.
Như chúng tôi cũng thường nói: Chỉ duy
nhất trên thế gian này có một người không
chấp nhận thế giới siêu hình, đó là đức Phật.
Ngài cho rằng: “Có thế giới siêu hình thì
con người không bao giờ tu hành giải
thoát khổ đau được và Phật giáo cũng
không có mặt ở trên đời này”.
Bởi vì, thế giới của chúng ta đang sống là
do các duyên hợp, cho nên các pháp không có
bản thể thường hằng. Các pháp chỉ là vô
thường thay đổi liên tục, tan hợp không dừng
nghỉ.
Cho nên, các con đừng tin có linh hồn, tin
có linh hồn là mê tín. Linh hồn chỉ là một sản
phẩm của tưởng thức tạo ra. Đối với trí tuệ hữu
hạn của loài người không thể hiểu được năng
lực của tưởng, nếu lý giải như khoa học thì không thể lý giải được, nhưng có thể lý giải ở
góc độ khác mà khoa học thì chưa đến, nên
chưa chứng minh được.

XIN QUẺ
Câu hỏi của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính bạch Thầy, mấy năm con bị
ốm đau. Đầu năm con đến chùa xin quẻ thẻ.
Quẻ thẻ cho biết suốt cả năm, nó nói đúng 60%.
Thưa Thầy trong đó có câu ghi như sau:
“Đất ở nhà ngươi có người Thần
Ta về mau đi mới được yên”.
Con xin thêm vài quẻ thẻ đầu năm đều
nói lên như vậy. Con làm cơm canh cúng cũng
không thấy khỏi. Sau đó con phải đến nhờ cô
đồng gọi hồn xem con ốm vì sao?
Kính bạch Thầy, sau đó hồn lên nói con bị
ốm bệnh về âm, vì có ông Thần đất ngay nhà
con ở, ông ấy làm cho con ốm. Sau đó cô đồng
bảo con về làm lễ tại nhà và rước vong xuống
thờ điện nhà cô đồng, rồi cô rước vong đi chùa Hương. Cho họ ăn lộc chùa Hương, vì ông Thần
này là người Tàu chết cách đây 387 năm thành
ông Thần Hoàng .
Kính bạch Thầy, sau con cũng về làm
đúng như vậy thì thấy bệnh có đỡ và các năm
sau đó con cũng xin quẻ thẻ mà không thấy quẻ
thẻ nói gì về ông Thần đó nữa. Con kính bạch
Thầy, xin Thầy giải thích cho con biết.
Đáp: Tất cả những quẻ thẻ đều ghi những
sự việc xảy ra chung chung trong đời người,
không xác định cụ thể, giống như lời sấm. Chỉ
có thể đúng 50 đến 60 phần trăm.
Khi người đến chùa hay đến điện thờ của
ông đồng, bà cốt xin thẻ đều là những người có
tâm trạng bất an, ý thức không còn chủ động,
thường sống trong tưởng. Khi đó, người lắc
hoặc rút thẻ do tưởng giao cảm khiến cho quẻ
thẻ rút ra hoặc lắc được giống như tâm trạng
của mình đang bị ảnh hưởng truyền thống mê
tín ông Thần này, bà Chúa kia, linh hồn nọ,
v.v..
Căn bệnh của con thuộc về loại bệnh tinh
thần (tinh thần bệnh thì thân bệnh), vì thế con
tự cúng lễ thì không hết bệnh mà nhờ có cô
đồng rước vong vị thần đó về chùa Hương để hưởng lộc chùa. Cô đồng đã giải tỏa được tâm
bệnh của con, cho nên bệnh con hết.
Tóm lại, vì ảnh hưởng mê tín thế giới siêu
hình có ông Thần này, bà Chúa nọ, oan hồn
kia, v.v.. đã mang đến cho con người biết bao
nhiêu là sự khổ đau về thế giới này “THẾ GIỚI
TƯỞNG”, thế giới không có thật, chỉ vì tưởng
của mình và tưởng của người khác giao cảm mà
biết đúng những sự việc xảy ra của mình, do đó
nên dễ bị kẻ khác lừa đảo, khiến cho mình khổ
lại càng khổ hơn. Mình dại khờ tự mình làm
khổ cho mình mà không biết, chứ quỷ Thần
làm sao làm khổ mình được.
Người ta đâu biết rằng sự khổ đau hay
hạnh phúc đều do hành động nhân quả thiện
ác của chính bản thân mình tạo ra.
Cho nên đức Phật dạy: “ngăn ác diệt ác
pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”
là để chúng ta dừng những hành động nhân
quả ác. Dừng những hành động nhân quả ác có
nghĩa là dừng những điều đau khổ cho chính
mình và mọi người, chứ không có Thần, Thánh,
quỷ, ma bắt con người đau bệnh và làm ra tai
nạn khổ ách.
Về sau con xin quẻ thẻ không có nói đến
vị Thần đó nữa, là vì bệnh tinh thần tưởng của con đã khỏi hẳn, nên tưởng của con không còn
giao cảm với những quẻ thẻ nói đến Thần, chứ
không phải vị Thần ấy đã đi khỏi nhà con.
Hiện giờ, những người mê tín là những
người sống trong tưởng ấm, sống trong ảo giác,
sống trong trừu tượng, mơ hồ, hư hư, thực thực.
Những hạng người này dễ bị kẻ khác lừa đảo
trong thế giới siêu hình.
Trong một cuộc cách mạng mê tín, nếu
không giải thích được những hiện tượng siêu
hình khiến cho con người càng mê tín lại càng
mê tín hơn.
Muốn quét sạch những truyền thống mê
tín, dị đoan, lạc hậu thì phải có cơ sở giải thích
những hiện tượng siêu hình kỳ lạ thì mới có
thể phá và quét sạch chúng. Còn nếu chưa có cơ
sở vững chắc thì không nên động đến chúng.
Động đến chúng mà không giải thích được thì
sự mê tín càng phát triển mạnh.
Cuối tập 3 Đường Về Xứ Phậ t, quý bạn sẽ
được đọc một bài viết về thế giới siêu hình của
một nhà trí thức học giả miền Bắc. Với mục
đích viết bài này là một sự nghi ngờ quá lớn,
tác giả thuật lại những hiện tượng siêu hình
xảy ra qua trung gian của những nhà ngoại
cảm, là để dựng lại hay nói cách khác là yêu cầu các nhà khoa học chứng minh, làm sáng tỏ:
“có sự sống sau khi chết”, trong cuộc đi tìm hài
cốt liệt sĩ của em mình.
Nếu không được giải thích rõ ràng thì sự
mê tín càng lúc càng phát triển mạnh thì
những người hiền lành dễ bị những thầy phù
thủy, đồng, cốt và các nhà tôn giáo lừa đảo
bằng những hiện tượng siêu hình kỳ lạ “Tiền
mất tật mang”.

NHÀ NGOẠI CÂM
Câu hỏi của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính thưa Thầy, ở Hà Nội bây giờ
có một ông ở khu Kim Liên, người ta gọi là cậu
Liên (được bộ công an quận chấp nhận). Ông có
khả năng đi tìm mồ mả thất lạc và hài cốt của
liệt sĩ. Kể cả những người con đang sống thất
lạc. Đây là hiện tượng có thật. Cậu còn chữa
được cả bệnh.
Vậy con kính mong Thầy giải đáp cho
chúng con được hiểu rõ hơn. Đáp: Con hãy đọc Đường Về Xứ Phật tập
3 đoạn cuối: “Những hiện tượng các nhà ngoại
cảm đi tìm hài cốt liệt sĩ” thì con sẽ rõ và cũng
trả lời câu hỏi này của con.

SỰ LỪA ĐÂO CỦA ĐỒNG CỐT
Câu hỏi của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính thưa Thầy, ở chùa làng con
thôn Cư Đình, xã Việt Hưng. Vào ngày 3 tháng
3 Âm lịch, hay đội bát nhang và hầu đồng.
Hôm ấy con có đi dự, đến lúc có một bà đang
đội bát nhang, tự nhiên hai tay cứ vả vào mặt
mình, các đệ tử của bà cứ khẩn vái kêu van
mãi mới thôi. Hỏi ra mới biết là bà ấy trước
đây có đội bát nhang, sau bỏ mấy năm không
đội nữa, đến nay đội lại nên bị Ngài phạt.
Đáp: Đó là trò bịp, lừa gạt người khác của
các thầy phù thủy, thầy bùa, đồng, cốt v.v.. Nếu
chúng ta đi vào bề trái thế giới của những hạng
người này thì chúng ta sẽ thấy được những sự
lừa đảo, gian xảo, có nhiều thủ thuật và những
thủ đoạn tinh vi để tạo ra sự mê tín. Nhờ có những người vô minh không rõ mánh khóe gian
xảo, nên những đồng cốt giả hiệu dễ bề lừa đảo,
cướp giựt tiền của những người đang gặp tai
nạn hay bệnh tật v.v.. Nhất là kiến thức còn
cạn cợt.
Có dịp Thầy sẽ kể cho các con nghe,
những tội ác gian xảo của bọn người lợi dụng sự
giao cảm của tưởng thức làm tiền bất chánh mà
pháp luật không bắt tội họ được.
Vả vào mặt mình để tạo uy thế cho ông
Thần hay Cô, Cậu rất hiển linh, khiến cho mọi
người phải tin và cúng bái tiền bạc.
Con cũng là một người bị lừa đảo trong số
người đến dự ngày hôm đó.
Đối với đạo Phật thì các con không nên
tin một cách mù quáng về thế giới siêu hình
mà hãy tin những gì có lợi ích cho mình cho
người; mà hãy tin những gì mà ý thức con phán
xét thấy như thật, biết như thật thì mới tin.
Đối với đạo Phật thì các con nên tránh xa
những hạng người bói khoa, đồng cốt, thầy phù
thủy, thầy bùa, thầy ngải, thầy cúng bái, tụng
niệm v.v.. Những hạng người này là những
hạng người không tốt, họ có nhiều mánh khóe,
gian xảo, lừa đảo, họ là những hạng người ác. Đức Phật thường dạy: “Làm bạn với
thiện xa lánh với ác”. Những lời dạy này con
nên ghi nhớ: “Chọn bạn mà chơi, những người
hay nói xấu kẻ khác là người ác, không nên
thân cận với họ”.

TƯỞNG LỰC
Câu hỏi của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính thưa Thầy, con có một cô em
gái cũng bị Ngài phạt, Ngài trói ghì cánh
khuỷu tay, nhưng không có dây. Và trói đầu
chặt lắm không gỡ ra được. Chính miệng cô em
con nói ra như vậy. Chúng con là người vô
minh không hiểu. Vậy chúng con tha thiết kính
xin Thầy giảng giải cho chúng con hiểu rõ.
Đáp: Cô em gái của con là người chịu ảnh
hưởng mê tín nặng, nghe đâu thì dễ tin theo
đó, có nghĩa là cô em của con rất tin có linh
hồn người chết, do lòng tin ấy mà tưởng uẩn
của cô rất bén nhạy, thường hoạt động thay cho
ý thức. Vì thế, ý thức thường nhường lại cho
tưởng thức làm việc, cho nên tâm tính cô em thường sống trong niềm tin hơn là sống với lý
trí phân biệt phán xét. Do đó , cô bị tưởng lực
của chính cô tạo ra trạng thái như bị trói chặt
hai khuỷu tay của cô.
Sự bị trói hai khuỷu tay của cô em là một
trạng thái tưởng của cô em và chính cô không
những cảm giác và còn thấy mình đang bị trói
rất chặt.
Mọi người bên ngoài không hiểu tưởng là
có (Thần Tàu) bắt phạt cô em của con đã có sự
lầm lỗi với Ngài.
Với trường hợp này xảy ra khiến cho mọi
người ai nấy đều tin có Thần, Thánh, ma, quỷ
và linh hồn người chết thật sự. Nói chung là
nhờ có những trạng thái của tưởng uẩn hoạt
động một cách mầu nhiệm mà trí hữu hạn của
con người không thấu rõ được. Do đó , thế giới
siêu hình mới thành hình.
Thế giới siêu hình không thể lấy ý thức
mà hiểu nó được, không thể phân tích bằng
phương pháp khoa học như khám phá phân
tích vạn vật bằng phương pháp vật lý hoá học
của thế giới hữu hình được. Cho nên, khoa học và trí hữu hạn của con
người phải đành bó tay trước những hiện tượng
kỳ lạ của tưởng uẩn (tưởng thức).
Cái kỳ lạ của thế giới siêu hình, chứ sự
thật thì không có kỳ lạ gì hết. Vì ý thức của
con người bị hạn cuộc bởi thời gian và không
gian. Còn tưởng thức thì không bị hạn cuộc bởi
không gian và thời gian, nên nó mầu nhiệm với
ý thức, mà không mầu nhiệm với tưởng thức,
với tâm thức.
Sự linh thiêng của thế giới siêu hình đối
với hạng người tin nó, có những người không
tin thì không có thiêng. Người sống trong trí
tuệ ý thức thì không bao giờ tin có thế giới siêu
hình, là những người sống không mê tín. Người
thường sống trong trí tuệ tưởng thức là người
tin có thế giới siêu hình, là những người mê
tín.
Vì thế một người còn đang sống thì luôn
luôn có hai thế giới hữu hình và vô hình, còn
khi chết thì hai thế giới này cũng không còn.
Một người chết là tất cả đều hết. Hành
động nhân quả hằng ngày đều trả về nhân quả.
Và tất cả những hành động nhân quả ấy tiếp
tục lại luân hồi tái sanh làm chúng sanh khác,

thứ hai, thứ ba và thứ vô lượng kiếp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!