Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 4 -3



hãy  suy nghiệm  lời  ta  nói  có  lợi  ích  thiết
thực cụ thể hay không, rồi hãy tin”.

Thật  ra từ  ngàn  xưa đến  giờ,  Tổ  tiên  của chúng  ta  đã   để  lại  cho chúng  ta  một  gia  tài trong đó  sự  mê  tín chiếm  một  nửa, cũng chỉ  vì cuôïc sống ngoài sự hiểu biết của con người, nên dùng  tưởng  mà  tạo  ra,  bây  giờ  đã   biến  nó thành một truyền thống thế giới siêu hình  thật sự, muốn bỏ nó hiện giờ đây đâu phải dễ. Lợi dụng  lòng  mê  tín này,  con người  sản  xuất  ra tôn  giáo, để  dựng  lên một  thế  giới  mê  tín siêu việt hơn, độc đáo  hơn, tối thượng hơn, cao hơn các  thế  giới  siêu  hình   khác,  khiến  cho  con người  với  trí hữu  hạn  không  thể  hiểu  rõ  được nên đắm mê tập trung theo tôn giáo đó, trở thành một giáo phái có uy quyền có thế lực. Từ đó  lớp  mê  tín cũ  chưa bỏ  lại  chồng  thêm  một lớp  mê  tín mới,  trên  đầu  và  đôi  vai  phải  đội, mang,  cõng  biết  bao nhiêu  thần  linh, ma, quỷ rồi bây giờ phải đội thêm một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Tiên, Thánh, Chúa, Phật v.v..
Bây giờ là thời đại khoa học hiện đại, dân trí con người đã  nâng lên khá cao, thế mà giới trí thức hiện nay có kiến thức sâu rộng về khoa học  vẫn bị  thế  giới  siêu  hình  lừa đảo  một cách đáng thương và đáng trách.
 Đạo  Phật  ra đời  quyết  đập  tan  phá  sạch thế  giới  siêu  hình,  để  đưa con người  thoát  ra khỏi  vòng  mê  tín lẩn  quẩn.  Trong  thời  điểm của đức Phật, con người còn đang sống trong những  bọâ  lạc,  dân  trí trình độ  còn  thấp  kém, khó  nâng  cao sự  hiểu  biết,  mặc  dù  giáo  pháp của  Ngài  dạy rất  rõ  và  xác  định cụ  thể  về  thế giới  siêu  hình,  nhưng  người  ta  vẫn  không  tin, nên sau khi Ngài  tịch các  đệ  tử  của Ngài  nhất là  những ngườøi tu  chưa chứng đắc, họ  đã  thêm bớt  vào  giáo  pháp  của  Ngài  biến  thành  một giáo pháp mê tín và sản xuất ra có vô lượng cõi siêu hình.
Bốn mươi chín năm thuyết pháp, thời gian quá  ngắn,  Ngài  chưa kịp  đập  tan  và  phá  sạch thế  giới  siêu  hình  thì Ngài  lại  thị  tịch,  để  lại một sự nghiệp rất khoa học, một đạo đức tuyệt vời,  mà  không  có  vị  đệ  tử  nào  thừa  kế.  Ngài phải  đành di chúc lại  cho người  sau: “Hãy  lấy giáo  pháp  và  giới  luật  của  ta làm  Thầy”. Nhưng  giáo pháp và giới luật của người còn đó, người  tu  theo  đạo  Ngài  thì chẳng  tu  theo,  mà lại tu theo giáo pháp và giới luật của ngoại đạo. Bây giờ giáo pháp của Ngài đã trở thành giáo pháp  mê  tín, còn  Ngài  thì trở  thành  ông  thần phò  trợ  ban phước  lành  cho chúng  sanh. Chùa

là nơi cúng bái, tụng niệm, cầu an, cầu siêu, cầu phước, cầu tự v.v..; chùa cũng là nơi tập ngồi thiền trị bệnh, biến thiền định của Phật thành một  thứ  thiền  dưỡng  sinh  trị  và  ngừa  bệnh, thật là đau lòng.
Mục đích của Ngài là muốn con người hiểu thật sự, thật rõ cái thế  giới mà con người đang sống, có đúng với sự hiểu biết của mình hay không?  Hay  là  sự  hiểu  biết  mơ hồ  trừu  tượng rồi tưởng ra, do sự hiểu biết không đúng đắn, nên  con người  lầm  chấp  sai  lạc  mà  phải  chịu khổ  đau muôn vàn,  cũng chính  do sự  lầm chấp thế  giới  hữu  hình  và  thế  giới  siêu  hình  là thật có, do đó  con người  tạo  biết  bao nhiêu nhân ác để rồi gặt lấy quả khổ và tiếp tục mãi mãi luân hồi sanh tử.
Bây  giờ  tất  cả  mọi  người  không  riêng  tín đồ Phật giáo, ai ai cũng cho những sự mê tín là của Phật Giáo, thật là đau lòng xót dạ, biết nói làm sao bây giờ, vì các bậc tôn túc Thầy Tổ của chúng  ta  đã  làm  như  vậy.  Đọc  lại  những  bài kinh Nguyên Thủy, lời Phật năm xưa, khi hiểu ra  chúng  ta  phải  rơi  nước  mắt.  Tâm  nguyện Ngài  muốn  đem lại  cho loài  người  một  sự  hiểu biết  chân  thật,  chỉ  có  sự  hiểu  biết  chân  thật, thì con người  không  còn  khổ  đau nữa  và  cũng
chấm dứt luân hồi. Sự hiểu biết chân thật đó sẽ không  còn  bị  ai  lừa  đảo  lường  gạt  được  về  thế giới hữu hình  và siêu hình  nữa.
Hồi  tưởng  lại  cách  đây  2548 năm  có  một con người vĩ đại, xuất hiện ra đời, chỉ vạch cho con người  biết  rõ  rằng  không  có  thế  giới  siêu hình  thật  sự, mà  thế  giới  siêu  hình  chỉ  là một thế  giới  tưởng  của  loài  người  mà  thôi.  Một  số bài  kinh  trong  tạng  kinh  Nguyên  Thủy  của Phật Giáo đã xác định rõ ràng như: Kinh Tứ Diệu  Đế,  kinh  Thập  Nhị  Nhân  Duyên,  kinh Ngũ Uẩn, kinh Pháp Môn Căn Bản, v.v.. Trong những bài kinh này, lời nói của Đức Phật rất hùng hồn và cả quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ có thế giới tưởng mà thôi”.
Tại  sao trong  tạng  kinh  Nguyên  Thủy  lại có  những  bài  kinh nói  về  thế  giới  siêu  hình? Đức Phật nói về thế giới siêu hình,  33 cõi trời, cõi địa ngục, chư Thiên và ngạ quỷ là nói đến cảnh giới tưởng của con người, chứ Ngài đâu có nói đó là cảnh thật. Vì thế Ngài xác định: “Tưởng tri chứ không phải là liễu tri”.
Bây giờ, quý vị đã rõ rồi phải không? Vậy, từ  đây  quý  vị  còn  mê  tín nữa  không?  Còn  tin theo kinh sách phát triển nữa không?



Nói  thế,  chứ  đó  là  quyền  của  quý  vị,  tin hay  không  tin là  ở  quý  vị,  chứ  không  phải  ở chúng  tôi,  chúng  tôi  chẳng  có  quyền  và  chẳng có  trách  nhiệm  gì cả,  trong  vấn  đề  mê  tín của quý vị.
Mất  tiền,  mất  của  là  mất  tiền của  quý  vị, chứ chúng tôi chẳng có hao tốn gì cả, nói để cùng nhau suy ngẫm cuộc sống con người, đâu đúng, đâu sai, đâu tà, đâu chánh, đâu thật, đâu giả v.v..


BIẾN ĐỔI LUẬT NHÂN QUÂ
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:  Kính thưa   Thầy!  Con  người  lúc mới  sanh ra, cũng  xem giờ  tốt xấu,  nếu  giờ  tốt thì vui vẻ, còn giờ xấu thì buồn phiền, phải nhờ Thầy  ở  Tháp  Tràm  làm  lễ  đổi  giờ  xấu  ấy,  để cho  đứa  trẻ  lớn  lên  được  mạnh  khoẻ  và  học hành  giỏi  giang  làm  nên  người  hữu  ích  trong xã  hội.  Thưa  Thầy,  họ  không  hiểu  nhân  quả, nên  đi làm  những  việc  đổi  giờ  xấu  thành  giờ
 tốt.  Đó  là  một  điều  mê  tín  lạc  hậu  phải  không thưa Thầy?
Đáp: Đúng vậy, người đó không hiểu luật nhân quả và đang bị người khác lừa đảo bằng cách thay giờ xấu đổi giờ tốt, như thế có nghĩa là thay đổi luật nhân quả, thay đổi luật nhân quả  tức  là  thay  đổi  mạng số  của con người.  Kẻ làm  điều  này  phải  là  đấng  tạo  hóa,  nhưng  ở đây không có đấng tạo hóa, chỉ có luật nhân quả, mà luật nhân quả rất công bằng và công lý thì làm sao đổi giờ xấu thành giờ tốt được?
Vậy  từ  đây  về  sau các  con là  đệ  tử  của Phật  không  nên  nghe  và  chạy  theo  những  lời dạy về sự mê tín, lạc hậu như vậy, mà hãy thấy mọi sự việc trên đời đều do hành động thiện ác của mình  mà có tốt xấu, do đó không có ai thay ngôi  đổi  vị  được.  Đừng  để  kẻ  gian  manh  xảo trá, dùng mọi thủ đoạn, tà thuật lừa dảo, gạt gẫm   mình   cũng  như  người   khác,   khiến  cho mình   mê  mờ  ngu  si,  tiền  mất  tật  mang  mà chẳng  có  ích  lợi  gì.  Còn  làm  “cò   mồi”   cho những người làm ăn không lương thiện.
Tóm  lại,  nếu  trên  đời  này  có  những  vị Thầy  thay  đổi  được  nghiệp  nhân  quả  thì tốn bao nhiêu tiền thì ai ai cũng không tiếc.



Ví dụ: Có một người sắp chết đến nơi, đến nhờ  một  vị  Thầy  cao tay  ấn  đến  tụng  niệm hoặc đọc niệm thần chú hoặc làm bùa phép, người  kia  sống  lại  được  không  còn  chết.  Đó  là sự lường gạt của một số thầy như: Thầy xem ngày  giờ  tốt  xấu,  thầy  bói,  thầy  địa  lý,  thầy bùa,  thầy  tụng,  thầy  ngải,  đồng,  cốt  v.v..  Xin các  bạn  đừng  nên  tin những  vị  thầy  lường  gạt lừa đảo này, nếu thay đổi được nghiệp lực nhân quả  thì các  thầy  này  đã  tự  đổi  nghiệp  cho mình,  chứ  đâu  để  cho mình  là  một  vị  thầy  vô minh  ngu  muội  lừa  đảo  lường  gạt  người  khác như thế này, trong khi mình  cũng nghèo xơ, nghèo xác, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải  đi làm  cái  nghề  không  có  giá  trị  gì trong xã  hội.  Có  ai  lại  muốn  cho mình  nghèo,  các  vị thầy ấy cũng vậy. Phải không các bạn?



SÁT  SANH  CỈU HÄNH  PHÚC
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Nuôi con đến khi khôn lớn, dựng vợ gả chồng, làm lễ cưới thật to
 linh  đình,   cũng  phải  giết  thật  nhiều  chúng sanh, liệu làm ác như vậy, hạnh phúc của đôi uyên ương có được phúc báo không thưa Thầy?
Đáp: Theo luật nhân quả, giết hại chúng sanh làm cỗ linh đình để đãi tiệc mọi người, khiến  cho mọi  người  ăn  uống,  vui  cười,  thỏa thích, trong lúc bao nhiêu con vật phải chịu đau khổ và chết một cách thảm thương. Trước cảnh đau khổ  và  chết  thảm  khốc  của  loài  vật  như vậy,  nếu  một  người  có  lòng  thương  yêu  mọi người  và  mọi  vật,  thì ta  thử  hỏi  họ  nhìn  trước cảnh đó, họ có hạnh phúc an vui không? Họ có nỡ ăn thịt chúng sanh và vui cười được không?
Một  ông  vua lấy  đức  trị  dân,  thương  dân như con của mình  thì ngai vàng rất vững chắc, chẳng  có  ai  chống  đối  và  họ  còn  dám  chết  hy sinh  vì  nhà  vua, nhà  vua sống  rất  an  lạc  và hạnh phúc; ngược lại, một ông vua lấy uy quyền trị dân, thường nghi ngờ bắt dân ra giết hại hoặc tù tội giam cầm về tội trộm cướp, nhưng không  chịu  tìm nguyên  nhân  trộm  cướp  đó  do từ  đâu  sanh  ra. Nhất  là  do  sự  bất  công  của quan liêu  bóc  lột  và  hà  khắc  dân chúng. Từ  đó dân  chúng  thường  nổi  lên  chống  đối  lại  nhà vua,  nay  chỗ  này,  mai  chỗ  khác,  thì thử  hỏi ngai vàng của nhà vua có vững chắc không? Và
 nhà vua ngồi trên ngai vàng có giống  như ngồi trên đốùng lửa không?
Làm   ác,   làm   đau  khổ   chúng   sanh,  thì không có  ai mà hưởng hạnh phúc, an vui được, dù là vua chúa có đầy đủ uy quyền, vẫn phải sống thọ khổ, huống là những người dân tầm thường như chúng ta làm sao thoát khỏi được.
Từ xưa đến giờ, xét lại trong đời sống con người có cặp vợ chồng nào sống an vui, hạnh phúc trọn vẹn đâu? Họ đều có sự vui, sự buồn, nghịch ý, trái lòng, bất toại nguyện, họ cũng chẳng biết nguyên nhân nào mang đến sự vui buồn này, họ không có lối nào thoát ra, vì cuộc sống  là  như  vậy,  nên  đành  phải  tùy  thuận, nhẫn nhục  để  sống với  nhau cho đến ngày đầu bạc răng long, nằm xuống lòng đất mà chưa có phút nào gọi là được thanh thản, an lạc nhất.
Chỉ  vì mọi  người  chưa thông suốt  lý  nhân quả, chưa biết đạo đức nhân quả, nên mọi hành động làm theo lòng ham muốn của mình,  tạo ra biết  bao nhiêu  điều  làm  ác,  để  rồi  phải  gánh chịu  quả  khổ  do chính  mình  tạo  ra, suốt  đời này  đến  đời  khác,  mãi  mãi  cứ  loanh  quanh trong vòng nhân quả luân hồi, mà chẳng biết đường  nào  ra, mù  mịt  như người  đi  trong  đêm tối, như người đi lạc trong rừng sâu.



Chỉ  vì  không  thấu  rõ  luật  nhân  quả,  nên thế  giới  của loài  người  là  thế  giới  đau khổ, vui đó rồi buồn đó, cười đó rồi khóc đó v.v..
Cha mẹ  làm  đám  cưới  linh đình  cho con, giết  hại  chúng  sanh  rất  nhiều  tưởng  làm  như vậy  là  tạo  hạnh  phúc,  vinh  hạnh  cho mình  và cho con cái, nhưng nào ngờ những việc làm này đã  mang  lại  cho con cái  những  nỗi  bất  hạnh mà chúng phải chịu lấy sau này, không thể nào tránh khỏi, vì luật nhân quả có vay phải có trả. Vì thế, không có cặp vợ chồng nào gọi là hạnh phúc như trên đã  nói. Đám cưới giết hại chúng sanh mà gọi là hạnh phúc thì làm sao có được. Phải không các bạn?


MƯỜI HAI BÀ MỤ
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Miền  Bắc  chúng con nặng về  thủ  tục ma chay, cưới xin  và sanh con ra, phải cúng các bà mụ, lấy bộ kinh  Khoa Bà  ra tụng. Một bà  chúa mụ  và  12 bà  mụ phụ
 để các bà dạy cháu bé ăn, ngủ, cười và làm các động tác, như thế có  đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Không  đúng,  một  đứa  bé  khi  đã sinh ra, nó  đã  mang theo  những thói  quen của kiếp  trước:  ngủ,  vui,  buồn,  cười,  khóc,  đưa tay, đưa chân, đều do nhân quả đã thành nghiệp lực trong đời sống quá khứ trước kia, nên khi cháu bé  ngủ, mới  có  những hiện tượng như vậy, chứ không phải có bà mụ nào dạy cả, chỉ có nghiệp nhân quả đời trước mà thôi.
Nghiệp  lực  theo  nhân  quả  do  duyên  vô minh  biến  ra hành  động  tạo  ra thức,  từ  thức mới  có  danh  sắc  (thân  tứ  đại  và  tưởng),  có  tứ đại mới có hành động nghiệp lực, do hành động nghiệp lực, cháu bé đang ngủ mới có cười, mếu, khóc, giận dữ, giẫy nẩy, đưa tay, đưa chân v.v..
Một bà mụ chúa và 12 bà mụ là sự mê tín trong dân gian, không thấy có kinh nào dạy, nếu có thì chỉ có kinh sách  phát triển mà thôi. Khi thấy cháu bé đang ngủ, cười, khóc, đưa tay, đưa chân v.v.. cho là 12 bà mụ dạy cháu bé, chứ các con đâu biết rằng đó là nghiệp báo thể hiện sự  đau khổ, buồn vui  của kiếp  người  kế  tiếp  và kế tiếp mãi mãi.


 CẦN XÃ BỈ MÊ TÍN
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Đời  thường  của cư sĩ tại gia, chúng con thường xuyên phải va chạm  nhiều  vấn  đề,  nếu  không  cẩn  thận  thì phạm giới.
Hiện  giờ,  chúng  con  cứ  lo  tu  tập  sống đúng  đạo  đức  nhân  quả,  những  việc  ma chay và cưới xin, nói chung là tất cả phong tục, tập quán đều có thể ảnh hưởng đến việc tu tập của chúng con không ít, mà trong giáo án của Thầy không có  dạy. Vậy  cúi  xin  Thầy  từ  bi  lân mẫn chỉ dạy cho chúng con.
Đáp: Là đệ tử của Phật, dù cư sĩ hay tu sĩ đều phải theo lời dạy của đức Phật, lần lượt xả bỏ không những thế giới siêu hình mà còn xả luôn cả thế giới hữu hình.
Bởi vậy, nếu đúng theo tinh thần của Phật giáo,  thì trong  gia  đình  người  cư sĩ  đệ  tử  của đức  Phật,  việc  ma chay và  cưới  xin  phải  giản đơn và không sát sanh, không nên tổ chức linh đình,  vì  chung  quanh  chúng  ta  còn  biết  bao nhiêu người bất hạnh thiếu cơm ăn, áo mặc. Tổ
 chức   đám   tiệc   thực   phẩm   trai   tịnh,   thanh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh, không được làm  ồn  náo,  ầm  ĩ,  ca  nhạc  phải  khéo  chọn những bài hát có ý nghĩa sâu kín của người Á Đông,  nói  lên  được  sự  hạnh  phúc  của  đôi  tân hôn với truyền thống Việt Nam, phải trang hoàng, thanh nhã, lịch sự, không quá cầu kỳ.
Tiệc ma chay không được trống kèn, ầm ĩ, ca, xướng,  hát,  táng  tụng,  hò  hét,  đàn  địch, phải  giữ  gìn  im  lặng,  trang  nghiêm,  cúng  bái, tế  lễ  phải  có  ngăn  nắp  hết  sức,  phải  có  tôn  ti trật  tự  hẳn  hòi,  cấm  rượu  chè  bê  bối  say sưa trong đám tang cũng như trong đám cưới.
Tổ  chức  đám  cưới,  tuy  có  ca hát  như  trên đã  nói, nhưng không được ca hát quá trớn, biết rằng  đám  cưới  là  đám  vui,  vui  trong  đạo  đức lành mạnh của người dân Á Châu, cho nên phải chọn  những  bài  ca chúc  tụng,  những  bài  ca có tình, có  nghĩa, ca ngợi những lòng chung thủy, không   được   dùng   những   bài   ca  nhảm   nhí, thương  vay, khóc  mướn,  tình tứ  bi  thảm.  Điều cấm  kỵ nhất  trong  đám  cưới  cũng  như  đám tang, không được  chè  chén, say sưa, tiếng qua, tiếng lại, tranh luận hơn thua, hoặc la hét chửi mắng   hoặc đấm  đá  nhau v.v.. Phải  giữ  gìn im lặng,  trang  nghiêm  để  bầu  không  khí  thiêng
 liêng  trong  những  giờ  phút  chia  vui  đám  cưới, chia buồn đám tang.
Nếu  tất  cả  mọi việc  đều  giữ  được  sự trang nghiêm,  thanh  tịnh  và  không  làm  theo  sự  mê tín, dị đoan của kinh sách phát triển dạy và phong tục tập quán dân gian, thì sự tu tập theo đạo Phật rất dễ dàng.
Nếu  việc  ma chay và  cưới  xin,  đừng  giết hại chúng sanh làm cỗ bàn, thì sự tu tập rất là an tịnh, tinh thần thoái mái, thanh thản và an
lạc.
Do sự tổ chức ma chay và cưới xin đúng cách  theo  đạo  Phật,  thì mọi  người  trong  gia đình đều được an vui, hạnh phúc. Vì tạo nhân làm  điều  thiện  và  đơn  giản  nên  sau khi đám tiệc xong rồi, người trong nhà không có ai nợ nần và  không có thấy máu chúng sanh đổ, nên tâm  hồn  thảnh  thơi.  Vì  tổ  chức  làm  đám  giản đơn nên mọi người không mệt nhọc, không bề bộn cả nhà đều được khỏe khoắn, an vui.
Ở  đời, người ta chạy theo những lời khen, chê  ngoài  miệng  “Nhà  đó  tổ  chức  đám  tiệc linh đình ầm  ĩ  không có gia đình nào hơn được”,  chỉ  những  lời  khen  rỗng  tuếch  đó,  mà cả  mọi  người  trong  gia  đình  đều  mệt  nhọc  và khổ  sở,  lại  còn  mang  nợ  nần  khác  nữa.  Đám
tiệc  xong có  khi mọi người trong gia đình  phải đau bệnh. Thật là vô minh, u tối chỉ có một lời khen hão mà con người từ xưa cho đến nay đều ngu si chạy theo  danh hão  đó, nên bảo sao đời người khổ là vậy.
Theo đạo  Phật  chỉ  cầu  sự  giải  thoát,  còn tất  cả  phong tục  tập  quán,  dù  có  truyền  thống lâu  đời  thì cũng  vẫn  tổ  chức  rất  đơn  giản, không chạy theo xu hướng của người khác, cứ làm  y  theo  sự  đơn  giản  mà  đức  Phật  đã  chỉ dạy, còn tất cả những phong tục nào mê tín, lạc hậu   thì  mạnh  mẽ,  cương  quyết   không  chấp nhận,  đình  chỉ,  phá  bỏ,  nhất  định  không  tổ chức những   điều mê tín đó. Mục đích đập, phá như vậy là để giúp cho con cháu đời sau đỡ hao tài, tốn của một cách vô ích và phi lý.
Người cư sĩ, đệ tử của Phật, phải sáng suốt nhận  định  cái  nào  đúng  có  lợi  ích  cho mình, cho người  và  những  việc  làm  nào  không  làm khổ mình,  khổ người thì hãy duy trì và giữ gìn bảo  vệ những phong tục  đó để  mang lại cho cá nhân,  gia  đình,  xã  hội  và  đất  nước  một  sự  an vui,  thanh  bình,  trật  tự,  hạnh  phúc  và  phồn vinh.  Ngược  lại,  những  phong  tục  mê  tín, lạc hậu   nào làm hao tiền, tốn của, chẳng ích lợi gì mà  còn  gây  tai  hại  tạo  nhân  ác  làm  đau khổ
 mọi người và chúng sanh thì ta phải phá bỏ và dẹp sạch để làm lợi ích cho con cháu về sau, không  bị  ảnh  hưởng  cha truyền,  con nối  hoặc theo kiểu “Tổ tổ truyền nhau”.

CÁCH THỨC TU TẬP
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa Thầy! Theo trong thời khoá  con đã  ghi  sự  tu  tập  của  con, như  vậy  có đúng chưa, xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ?
Đáp: Về phần tu tập con nên đọc kỹ lại những  bài  vấn  đạo, thì sẽ  biết  rõ  cách  thức  tu hành, Thầy xin tóm lược lại:
1-  Ngồi  nhiếp  tâm  trong  hơi  thở,  phải ngồi kiết già, lưng thẳng, mắt nhìn  xuống chóp mũi, mở một phần ba mắt.
2- Khi sức  gom tâm,  tập  trung  chưa cao, con nên  kèm  theo  pháp  hướng  tâm,  để  nhắc nhở và dắt tâm: “Tôi thở, tôi biết tôi đang thở”,  lượng  với  sức  của  mình  tu  tập  từ  1 phút đến  5 phút,  rồi  xả  nghỉ  đi  kinh  hành;  khi đi
 kinh hành  cũng  tu  từ  1 phút  đến  5 phút  tỉnh thức trong bước đi.
3- Đợt  thứ  hai,  con cũng  tiếp  tục  tu  tập như trên. Nên nhớ kỹ, Định niệm hơi thở mới đầu  chỉ  tu  từ  10 hơi  thở,  rồi  tăng  dần  lên  1 phút,  từ  một  phút  tăng  lên  5  phút,  từ  5’  tăng lên 15’,  tăng  dần  lên đến  30’  rồi 1 giờ.  Khi  đến
1 giờ không nên tăng lên nữa, chỉ ở trạng thái
trong 1 giờ  đó, tập luyện pháp hướng tâm điều khiển sự sốùng, chết.
Đi  kinh hành  cũng  vậy,  khi đi  50  bước tỉnh thức, trong đó 10 bước có hướng tâm một lần: “Tôi  đi kinh hành,  tôi  biết  tôi đang  đi kinh  hành”,  khi mới  tu  tập  đi  kinh hành, cũng  nên  đi  với  sức  tu  tập  của  mình,  đừng  đi quá sức, đi khoảng độ 1’, rồi dần quen  mới tăng lên  đến  30’,  đến  1  giờ.  Xả  nghỉ  2’  hoặc  5’  rồi ngồi  thiền trở lại, nương hơi thở tu tập, khi tu tập  hơi  thở  xong, rồi  lại  tiếp  tục  đi  kinh hành
50 bước  nữa,  cứ  như  vậy  tu  tập  cho đến  đúng
30’ mới xả nghỉ luôn.

 LẠC HẬU MÊ TÍN TIỀN MẤT TẬT MANG
Câu hỏi của Liễu Tâm
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Con có  một  việc xin  trình lại  Thầy,  mong  Thầy  từ  bi  chỉ  giáo cho con được rõ.
Thưa  Thầy, một việc vừa xảy  ra trong gia đình  của người anh ruột người bạn đời của con.
Tháng  chín  năm  ngoái  anh  này  có  làm một  gian  nhà  cho con trai  anh,  móng  nhà  có sẵn, chỉ cấy thêm và bổ túc xây lên hai tầng và một  tum  nhỏ  ra sân  thượng.  Năm  ngoái  anh này  71 tuổi  và  con trai  là  40 tuổi.  Cháu  này đến  gặp  con và  có  trình bày  hai  tuổi  này,  con theo sách nhà Phật dạy con bảo: Theo cô thì ngày nào cũng tốt, năm nào cũng tốt, giờ nào cũng  tốt,  cô  thấy  như  vậy,  mà  có  sao thì do nhân  quả  thôi.  Bố  cháu  già  rồi  lo gì Kim  lâu? Thế  là  cháu  nó  nghe lời  con bảo  thì  cũng  cho qua Kim  lâu  và  bắt tay vào  làm, đến tháng  12 là  vừa  xong  nhà.  Cháu  có  bảo  mời  cô  lại  lễ Phật  cho, vì  nhà  cháu  có  thờ  Phật,  chính  do con chỉ dẫn thờ Phật.



Tất  cả  từ  nhỏ  đến  lớn  và  cháu  trai  này đều  tin   tưởng  nơi  con  và  thành  tâm  lễ  bái, nhưng  trong thành  tâm  cháu  còn  mê  tín xen vào  như:  phù  hộ,  cầu  khẩn,  v.v..  đã  có  nhiều lần  con giải  thích  với  cháu  là  không  nên  mê tín, nhưng kết quả cũng chưa giác ngộ là bao nhiêu.
Sự  việc  xảy  ra trong khi  con đi Sài  Gòn (về  tu  viện)  lúc  trở  về  Hà  Nội  thì  bố  của  cháu đã  đi  nằm  viện  được  10  ngày…  Bệnh  tình càng ngày càng nặng, thấy thế con góp ý là nên lo thuốc  thang  và  thầy  giỏi,  nếu  còn  duyên  thì khỏi mà chẳng may bố cháu hết duyên, chẳng làm thế nào được cả? Nhưng các cháu cuống cuồng đi xem bói, chia ra ba ngả:
1-      Ngả đi hỏi cô đồng.

2-   Ngả  đi hỏi  ông  thầy  ở  Huế  gọi  điện thoại vào.
3-      Ngả đi gọi ông thầy địa lý về xem đất
cát xây nhà…
Thưa  Thầy, trong vòng một tuần con thật sự  mất  bình  tĩnh  vì  nghe  các  cháu  kể  là  bố cháu tự nhiên sốt xong, chân phù nề, bụng to lên, da vàng, đi làm  xét nghiệm  thì  bác  sĩ  đều nói  là  chưa tìm  ra bệnh  gì cả.  Sốt  do đâu  thì không rõ? Càng ngày bệnh càng tăng lên, cháu phải đi xem lễ may ra khỏi.
Lúc  này  con  khuyên  các  cháu  nên  bình tĩnh, việc gì nó đến phải bình tĩnh giải quyết. Cuối  cùng  các  cháu  và  các  chị  gái  và  em dâu của  ông  này  đồng  tình  đi xem và  làm  lễ.  Họ đều  nói  giống  nhau  là  nếu  ông  sống  qua ngày
30 đến  sang ngày  mùng  1 tháng  tư  này  thì sẽ
qua  khỏi.  Và  ông  thầy  địa  lý  bảo  động  long mạch vì làm  nhà  và  họ  đều  nói  với  lý  do là  ai làm  nhà  vào  hai  tuổi  Kim  lâu  cơ chứ  cả  bố  và
con
Thưa  Thầy,  kết  quả  là  tiền  mất  và  ông anh  con vẫn  ra đi trong đau  đớn  trên  giường bệnh, kéo dài thêm một tuần nữa sau khi các vị làm  ba cái  lễ,  bác  sĩ  họ  tạm  kết  luận  là  bệnh
gan.
Lúc mất rồi lại đi xem ngày mất có phạm vào đâu không? Hai nơi họ nói giống nhau là ông này chết có 3 nhập mộ (có nghĩa là có ba người chết theo).
Nhưng họ không quên bảo cháu của con phải  mua bùa  về  yểm.  Ở   Hà  Nội  có  chùa Liên Phái, ở phố Bạch Mai chuyên bán bùa yểm, đến đây  mua  về  yểm  vào  quan  tài  và  mộ,  vì  năm


nay vợ ông này hạn nặng lắm, con trai cả cũng thế.
Đến khi chết được ba ngày, lại mời ông sư về  nhà  tụng kinh  cầu  siêu  cho vong và  cứ  như thế  bảy  ngày  một  lần  cúng,  cho đến  7 tuần  là
49 ngày thì mới xong.
Thưa  Thầy,  con chỉ  còn  biết  im  lặng  và tùy thuận để các cháu làm. Việc làm của con từ đầu  (xây  nhà)  cho tới  cuối  cùng  im  lặng  như thế con có lỗi gì với đạo Phật hoặc với gia đình không thưa Thầy? Con mong Thầy từ bi thương xót  chỉ  bảo  cho con để  thân  tâm  con được  an ổn,  đây  là  bài  học  bổ  ích  cho con về  sau này thưa Thầy, con phải làm như thế nào cho đúng pháp của Phật?
Đáp: Hoàn cảnh xảy đến của gia đình  anh con, con không có lỗi gì cả với Phật giáo và gia đình mà khả năng con không đủ lôi kéo mọi người ra khỏi bàn tay ác độc của tà giáo.
Nó đã  truyền thừa những điều mê tín, phi đạo đức đã ăn sâu vào cốt tủy của con người, trường  hợp  như  gia  đình  ông  anh  của  con và còn  biết  bao nhiêu  gia  đình  khác  nữa.  Nó  đã mang đến cho xã  hội  một  ít tốt  đẹp  để  làm  bề mặt  đạo  đức  giả,  ngõ  hầu  để  không  ai  thấu  rõ sự  lừa  đảo  của  nó  mang  lại  cho xã  hội  trùng
 trùng  đau khổ,  như  gia  đình  ông  anh  của  con chẳng hạn.
Các nhà học giả kinh sách phát triển lợi dụng gia cảnh người khác đang gặp nhân quả khó  khăn,  làm  tiền  bất  chánh.  Tuổi  71 và  40 cất nhà làm sao bị Kim lâu, những kẻ này xem sách nào gạt người như thế?
Dương Trạch, Bát Trạch, Thông Thư, Ngọc Hạp, Trần Tử, v.v.. Tất cả sách xem ngày, giờ, tốt,  xấu;  dựng  vợ,  gả  chồng,  cất  nhà,  xây  mồ mả v.v.. Sách nào dạy điều này?
Theo  kinh  sách  coi  ngày  giờ  tốt  xấu  thì tuổi  40  cất  nhà  được  “tứ  tấn  tài”,  tuổi  71  cất nhà  được  “đại kiết  lợi”,  sao  quý  thầy  này  lại bảo là “Kim lâu” sách vở nào? Ở đâu?
Khi nào cất  nhà  bị  Kim  lâu là  nhà cất đủ bốn dài, còn hai dài, ba dài, năm dài thì không bị  Kim  lâu.  Vả  lại,  cất  nhà  theo  kiểu  thời  đại hiện  giờ,  vila,  biệt  thự,  phố  v.v..  thì không  bị Kim  lâu, vì không đủ bốn dài.
Còn   ông   thầy   nào   dám   bảo   động   long mạch, khi mà nền móng đã  có sẵn làm sao mà động long mạch được. Phải chi  nền móng chưa có, động thổ làm nền móng thì động long mạch
 có lý. Toàn bộ các cháu đều  bị bọn thầy tà giáo
lừa đảo “tiền mất tật mang”.
Nhân quả ác đã đến thì không có Thần, Thánh nào cứu mạng được, nhân quả ác chưa đến còn chút phước thừa thì uống nước lạnh cũng hết bệnh. Đông y có câu:

“Vận bĩ hoài sơn năng sát chúng
Thời lai bạch thủy cứu nhân gian”.
Cho nên,  vận  bĩ  tức  là  nhân  quả  xấu  ác, thời lai tức là nhân quả tốt thiện. Vị thầy thuốc và bệnh nhân đều có sự tương quan nhân quả thiện,  ác  nên  bệnh  hết  hay  chết  đều  do nhân quả.
Tất  cả  sự  việc  xảy  ra trong  gia  đình  anh con là  vì  tinh thần  các  cháu  quá  yếu  và  chưa được  trang  bị  đạo  đức  nhân  quả  đầy  đủ,  lòng tin đối  với  luật  nhân  quả  chưa sâu  và  còn  bị ảnh hưởng truyền thống mê tín lâu đời chưa cởi bỏ.
Bởi vì, Đại Thừa Giáo đã  truyền thừa giáo pháp của họ vào đất nước Việt Nam cuối thế kỷ thứ  hai  đầu  thế  kỷ  thứ  ba, tính ra có  hơn  hai ngàn năm. Vì thế, dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng  mê  tín sâu  dày  và  đối  với  thế  giới  siêu hình  tinh thần càng lúc càng yếu kém,  chỉ  còn
 biết tựa nương vào tha lực của Thần Thánh, nhưng  cuối  cùng  chưa có  ai  tránh  khỏi  nhân quả khổ đau.
Cho  nên,  chúng  ta  mạnh  dạn  chỉ  mặt, vạch  tên  để  cho mọi  người  hiểu  biết  rõ,  không bị  quý  thầy  tà  giáo  lừa  đảo  lường  gạt,  nhờ  đó đời sống mọi người bớt khổ đau.
Lại nghe lời các thầy tà giáo đem bùa yểm cha thì còn nghĩa lý gì đạo đức làm người. Rước thầy  tụng  kinh  cầu  siêu  cho cha mà  cha đã  bị bùa yểm thì còn siêu cái gì?
Bảy  mươi  mốt  chết  là  cung khảm,  đó  là cung tốt để lại cho con cháu làm giàu có, có đâu tam liên tử, có nghĩa là ba người chết theo nữa (3 nhập mộ). Ba người chết theo nữa là chết nhằm  cung càn,  còn  nếu  72 chết  thì cung cấn theo sách vở thì chết theo một người nữa. Đó là xem đúng  sách vở  của  Đại  Thừa.  Còn  các  thầy này không theo sách vở, bịa đặt xảo ngôn hại người  vừa  vừa,  có  đâu  lại  khiến  cho người  ta bất  nghĩa  bất  hiếu  đem bùa  yểm  cha, lại  còn bày trò cầu siêu hiếu hạnh.
Nếu quả có ba người chết theo nữa, thì đâu phải cha mình  chết tạo ra cái chết đó, mà do số phận  nhân  quả  của  những  người  này  đã   tạo ngắn số ở tiền kiếp.
 Tại  sao các  cháu  không  thấy  chánh  kiến, mà  lại  thấy  và  theo  tà  kiến  như  vậy,  để  làm một lỗi lầm rất lớn, một tội bất hiếu không tha thứ được.
Các  thầy  tà  giáo dạy người  bất nghĩa, bất nhân,  bất  hiếu,  phi  đạo  đức.  Bây  giờ  các  cháu đem  bùa  yểm  cha,  sau này  con của  các  cháu cũng đem bùa yểm các cháu, hành động của các cháu làm là hành động phi đạo đức, nhân quả này đời đời vay trả biết bao giờ dứt.
Các  cháu  phải  bình   tĩnh  và  sáng  suốt, đừng nghe theo những thầy tà giáo ngoại đạo làm  điều  không  tốt  về  sau phải  gánh  chịu  luật nhân quả.

DI CHÚC CỦA LIỄU KIM
GỬI LẠI CHO CHỒNG VÀ CÁC CON
Tâm nguyện của Liễu Kim
Con  là  Liễu  Kim  viết  những  dòng  chữ này bên hành lang phòng xét nghiệm bệnh viện K – Hà Nội.


Trong lúc chờ  đợt xếp hàng lần lượt, Liễu Kim  con sợ  phí  uổng  thời  gian  quí báu  còn  lại của cuộc đời, với thân bệnh nan y hiểm nghèo nên  lúc  này  là  lúc  giành  giật  thời  gian  quí hiếm ở cõi đời còn lại.
Liễu  Kim  con vội  chợt  nghĩ  đến  công  việc của người ra đi phải nói gì cho người còn ở lại?
Thân mến gửi anh và các con ! Hạnh phúc là cái gì ?
Tìm  được  nó  chúng  ta phải  tốn  bao công
 lao?
 Bảo  tồn  được  nó  chúng  ta  phải  tốn  bao
 công nhẫn nại?
Rồi  đến khi  mất nó! Chúng ta sẽ đau khổ biết chừng nào?
Vậy anh ơi! Biết được chân giá trị của nó, mỗi chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn nó từng phút, từng giây?
Có  phải  vậy  không  hỡi  anh  và  các  con? Năm  mươi  năm  qua  rồi,  hạnh  phúc  vỏn  vẹn được hơn 30 năm, với thời gian này quá ngắn ngủi  đối  với em và sắp  sửa chúng ta phải  chia tay vĩnh viễn rồi.
 Vì thế,  đức  Phật  mới  dạy  cho chúng  sanh biết rõ hạnh phúc này là hạnh phúc giả không có thật, nó là vô thường, là vô ngã.
Bởi vậy, chính  vì thế mà em khát khao đi tìm  đến chân hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh viễn, không  còn  bị  chi  phối  vào  không  gian  và  thời gian.  Đó là con đường đưa em đến cửa của đạo Phật.
Theo cách nhìn  của  thế  gian  thì  chúng  ta đã  có  một  gia  đình   hạnh  phúc  lắm  rồi  phải không hỡi anh? Nhưng  anh a! Chúng ta có yêu thương  nhau  bao nhiêu  đi nữa, thì  tình  yêu  ấy vẫn   không   thể   che  chở   cho  chúng   ta  khỏi những  đau  khổ  của  cuộc  đời.  Thực  tế  là  như vậy,  lúc  này  chúng  ta  đang  phải  chứng  kiến cảnh sắp chia ly đau khổ.
Ngay  bây  giờ  tuy  có  hơi  muộn  xong vẫn còn thời gian để chúng ta biến tình  yêu thương này  trở  thành  tình  yêu  thương  cao thượng  và thanh  tịnh, đó  là  tình  anh  em, tình  huynh  đệ, tình  đồng  đạo  để  sách  tấn  nhau,  để  động viên tạo duyên lành cùng nhau tu hành theo pháp “Đường  Về  Xứ  Phật”  mà  Thầy  Thông  Lạc  đã dày  công tìm  thấy. Nay để  lại cho tất cả muôn người có pháp tu, để cuộc đời hết khổ. Trong đó có gia đình  nhà mình  phải không anh?
 Em đã có đủ duyên phước gặp Thầy Chân Sư, Thầy  đã  quy y cho cả  gia đình  mình.  Nay gia đình  ta bảo nhau mà tu tập Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, không  làm  khổ  mình,   không  làm  khổ  người, sống  theo mười  điều  thiện,  luôn  giữ  gìn  năm
giới.
Em mong anh  và  các  con lúc  em ra đi về cõi  vĩnh hằng  rồi,  thì  hãy  luôn  nhớ  đến  lời  di chúc này nhé!
Tủ sách quí “Đường Về Xứ Phật”, là kho báu vô giá anh và các con giữ gìn và bảo vệ hết đời này qua đời khác, lưu truyền đạo đức làm người, đạo đức nhân bản cho muôn đời sau không bao giờ  mất.  Đó  là  điều  ước  nguyện của em trước giờ phút ra đi mãi mãi không có ngày trở  lại,  mà  có  trở  lại  nữa  thì  điểm  hẹn  của chúng  ta  đó  là  quê  hương  của  Đức  Phật  cùng các vị chư Hiền Thánh Tăng. Ở  điểm hẹn là mùa xuân vĩnh cửu. Cả gia đình  ta nhé!
Vắng  em,  anh  và  các  con  khéo  thu  xếp công việc gia đình,  làm việc và học tập cho thật tốt.
Trong ngôi  nhà  nhỏ  bé  của  chúng  ta  lúc nào  cũng  toát  ra hương  sắc  của  một  mùi  hoa
 thơm.  Đó  là  hoa vô  sắc  của  mùa  xuân  vô  lậu vĩnh cửu thường hằng mãi mãi anh nhé!
Chào vĩnh biệt anh và các con, hẹn ngày gặp  lại  tại  đất  Thánh  Trảng  Bàng,  tỉnh  Tây Ninh. Đó  là  trụ  xứ  của  vị  Thầy  của  chúng  ta. Nơi  đó  có  Phật,  có  Thầy  và  có  cô  út  Diệu Quang là biểu tượng của mùa xuân vĩnh cửu đó anh  ạ!  Nếu  muốn  tìm  em thì  đến  đó  là  thấy liền.
Chào anh và các con.
Liễu Kim
TB: Trong lúc đứng ở hành lang chờ xét nghiệm con chợt nghĩ về Thầy và con viết:
Kính  thưa Thầy!
Trải  qua  thời  gian  thân  bệnh  khổ.  Thầy đã  cứu  con vượt  qua từng  cơn đau  như  ai  cắt ruột gan.
Thầy không phải là giáo sư hay tiến sĩ y khoa, nhưng  con thấy Thầy còn hơn thế nữa, là vì  Thầy  là  y đức  tuyệt  vời  nhất  trên  thế  gian này, vì Thầy đã loại bỏ những ung nhọt trong tâm mà không cần phải phẫu thuật, không cần phải dùng thuốc (đó là các câu pháp hướng tâm để xả thọ khổ, xả đau, xả nhức...) mà con đã dùng  hằng  ngày,  hằng  giờ,  hằng  phút,  hằng
 giây, là phao cho con đi biển trong cả thời gian con bị trả nghiệp thân đau đớn.
Con cúi  xin  cảm  tạ  ơn Thầy,  ơn này  đời sau con xin  cố gắng tu hành để mau chóng đến ngày  làm  chủ  bốn nỗi  khổ  của kiếp  làm  người. Con xin tri ân công đức Thầy.
Con của Thầy
Thích  Nữ Liễu Kim

TÂM THANH TỊNH LÀ NHỜ
LY DỤC LY ÁC PHÁP,  CHỨ KHÔNG PHẢI CHẲNG NIỆM THIỆN NIỆM ÁC
Pháp thoại Chơn Như
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Các  nhà  học  giả cho  bài   kinh   Pháp   Cú   “Chư   ác   mạc   tác, chúng thiện  phụng hành,  tự  tịnh kỳ  ý,  thị chư Phật Giáo” có hai phần:
1/ Tu thiền quán
2/ Tu thiền định
 Như  vậy  có  đúng  không?  Xin  Thầy  dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Dục  và  các  ác  pháp  làm  cho  tâm mình  động, chứ đâu phải không động. Khi tâm bị  động  thì mình  phải  quán  xét.  Quán  xét  thì phải  dựa  theo  lời  đức  Phật  dạy:  phải  ở  trên Định Vô Lậu quán xét để đẩy lui những chướng ngại  pháp  ấy ra khỏi thân, thọ, tâm, pháp  của mình,  thì gọi là ly dục, diệt ác pháp. Vừa ngăn dục,  vừa  diệt  dục;  vừa  ngăn  ác,  vừa  diệt  ác xong, thì mới  nhìn  thấy  được  tâm  mình  thanh thản,  an  lạc  và  thanh  tịnh.  Tâm  thanh  thản, an  lạc  và  thanh  tịnh  là  thiền  định,  chứ  đâu phải mình  ngồi thiền, ức chế tâm cho hết vọng tưởng  là  thiền  định  là  tâm  thanh  tịnh  đâu? Cho nên, bài kệ trong kinh Pháp Cú, Đức Phật
dạy:
“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”
Bài  kệ  này  các  nhà  học  giả  phát  triển  tự phân ra làm hai vế:
- Vế thứ nhất họ cho rằng: “Chư  ác  mạc tác,  chúng  thiện  phụng  hành”  là  mình  tu
 theo pháp thiện, nhờ pháp thiện mà mình  diệt được  ác  pháp,  giữ  gìn  được  thiện  pháp,  do giữ gìn  được  thiện  pháp  mà  chính  mình  bị  dính mắc vào thiện pháp đó. Vì thế, tâm ý của mình chưa thanh tịnh vì còn pháp thiện. Hai câu này họ cho đó là tu “thiền quán”.
Vế thứ hai họ cho rằng: “Tự tịnh  kỳ ý” là pháp  môn  “thiền  định”. Muốn  tu  thiền  định thì mình  phải tu một pháp khác hơn là pháp “ngăn  ác  diệt  ác  pháp”  thì tâm  mới  được thanh  tịnh,  mới  được  định.  Vì  hiểu  như  vậy nên các nhà  học giả mới chế ra một pháp môn khác  để  tu  tập  thiền  định  như:  đếm  hơi  thở, theo hơi thở, phình  xẹp nơi bụng, niệm Phật, niệm  chú,  chăn  trâu  tri vọng,  công  án  tham thoại đầu v.v.. Tất cả các pháp khác đó là pháp giữ  tâm,  để  tâm  mình   không  có  niệm  thiện niệm ác, không có niệm thiện niệm ác thì tâm mới thanh tịnh. Đó là những sự nghĩ tưởng của các nhà học giả. Vì vậy, câu kinh Pháp Cú này họ đã  hiểu sai. Họ hiểu sai đã  khiến cho nhiều người hiểu sai. Do đó, Phật pháp đã biến thành tà pháp.
Qua kinh nghiệm  tu  hành  của  chúng  tôi thì bài kệ chỉ có một ý, chứ không thể chia làm hai ý được.
 Lưu ý: “Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng  hành”   nghĩa  là:  Các  pháp  ác  không nên làm, nên làm các pháp thiện.
Hai  câu  trên là  chỉ  cho pháp  hành, tức  là gieo   nhân   thiện,   diệt   nhân   ác.   Gieo  nhân thiện, diệt nhân ác tức là hằng ngày phải sống bằng   những   hành   động   thiện.   Sống   bằng những hành động thiện như thế nào? Luôn suy nghĩ những điều thiện và ngăn chặn những ý niệm  điều  ác; luôn nói  những lời  lành và ngăn chặn  những  lời  nói  ác;  luôn  làm  những  việc lành   và   ngăn   chặn  làm   những   việc   ác.   Có thường  xuyên  huân  tập  như vậy  mới  có  lợi  ích rất lớn cho đời sống.
Câu  dưới  “Tự  tịnh   kỳ ý”  là  chỉ  cho kết quả của hai  câu pháp hành ở trên. Có nghĩa là khi  không  làm  và  không  sống  trong  các  ác pháp  và  thường  làm  thường  sống  trong  các pháp  thiện  thì tâm  ý  của  mình  tự  nó  thanh tịnh.  Do mình  sống  trong  các  pháp  thiện  này thì cái  ý  của  mình  nó  thanh  tịnh,  chứ  không cần phải tu một pháp khác nào cả.
Bây  giờ  Thầy  đặt  lại  vấn  đề  cho  nó  rõ ràng  và  dễ  hiểu  hơn,  để  thấu  lý  của  bài  kệ pháp hành này trong kinh Pháp Cú.
 Đức Phật dạy Thập Thiện, tức là dạy 10 điều lành. Chúng ta không nói đến thiện nhiều mà chỉ cô đọng gom lại mang đầy đủ tính chất của gốc thiện, theo như đức Phật đã dạy mười điều  lành  trên.  Mười  điều  lành  là  mười  điều thiện  gốc,  từ  mười  điều  lành  gốc  đó  mà  phát sanh ra muôn vạn điều lành khác. Cho nên, chúng ta giữ gìn được mười điều lành này là giữ gìn được muôn vạn điều lành khác.
Ví dụ: Mười điều thiện trên đây mà Thầy chỉ mới có tu được năm điều thiện, còn 5 điều thiện  nữa  chưa tu  xong,  5 điều  thiện  chưa tu xong tức là còn 5 điều ác. 5 điều ác là đối tượng của 5 điều thiện này. Nếu Thầy chấp giữ năm điều  thiện  này  để  tu  tức  là  để  diệt  các  đối tượng của nó là 5 điều ác. Và  như vậy thì Thầy còn bị kẹt trong năm điều thiện này. Cho nên, Thầy phải cố gắng tu năm điều này cho nó toàn thiện,  cho nó  không  còn  ác  pháp  nữa,  nếu  nó còn ác pháp thì nó chưa phải là toàn thiện. Khi Thầy  tu  thiện  rồi  thì nó  hết  sạch  các  ác  pháp, tức là tâm Thầy không còn có đối tượng, đối đãi của tâm thiện nữa, thì lúc bây giờ tâm thiện đó nó còn thiện nữa hay không hỡi quý vị? Còn có ác  thì còn  có  thiện,  lúc  ác  hết  sạch  thì thiện vẫn  là  thiện,  nhưng  vì không  có  ác  nên  chúng
 ta vẫn thấy không có thiện. Có phải vậy không quý  vị?  Cho nên,  nó  không  còn  cái  đối  tượng đối  đãi  thì thiện  ấy  mới  thật  sự  là  thiện  toàn diện. Thiện toàn diện thì tâm ý nó thanh tịnh. Nên  kinh dạy: “Tự  tịnh  kỳ  ý”,  phải  không  quý vị? Cái ý của mình  nó thanh tịnh là do mình sống trong thiện pháp, toàn thiện, không còn một  chút  xíu  các  ác  pháp.  Còn  bây  giờ  mình mới sống được phân nửa thiện còn phân nửa là ác. Còn có ác pháp là còn đối tượng của thiện nên thiện chưa toàn thiện, chưa trọn vẹn thiện thì còn  kẹt  trong  pháp  thiện.  Nếu  chúng  ta kiến  giải,  tưởng  giải  ra bài  kinh Pháp  Cú  này phân  làm  hai  vế.  Và  như vậy  chúng  ta đã  làm lệch  ý  của  Phật,  do đó  dẫn  đến  chúng  ta  tu hành sai lạc. Do hiểu sai lệch này chúng ta rơi vào thiền tưởng mà không biết, thấy tướng tưởng  mà  cho là  định tướng,  cũng  như gặp  ma mà cho là Phật.
Còn bây giờ chúng ta đang giữ thiện, ly ác pháp, nên tâm  chưa toàn thiện, tâm  chưa toàn thiện thì tâm còn đang kẹt  ở  giữa cái thiện và ác,  vì  thế  tâm  chúng  ta  chưa thanh  tịnh  như trên  chúng  tôi  đã   dạy.  Thiền  định  của  Đạo Phật  chính  là  tâm  toàn thiện.  Tâm  toàn thiện là tâm định chứ không phải thân định xin quý
 vị lưu ý đừng hiểu tâm định và thân định giống nhau. Vì thế, đức Phật xác định cho chúng ta hiểu rõ: “Tâm định trên thân, Thân định trên tâm” là hai loại thiền định rõ ràng:
1/ Tâm định (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý), kinh Pháp Cú.
2/ Thân  định (Không  thở  ra thở  vào,  tâm trú vào thiền định), kinh Tương Ưng.
Người kiến giải sai lệch câu kinh này, nên dùng pháp khác để tu tập cho nó thanh tịnh, bằng  cách  ức  chế  tâm  của mình,  không  cho nó khởi  niệm  thiện,  niệm  ác.  Và  khi niệm  thiện, niệm ác không khởi thì chắc chắn nó sẽ thanh tịnh chứ gì? Tu như vậy, sự thật nó không đúng nghĩa ở trong bài kệ của kinh Pháp Cú. Tu theo đạo Phật chúng ta phải hiểu rằng: tu là phải xả tâm, có nghĩa là ly dục ly ác pháp.
Đức  Phật  đã  nói:  “Ta  nói  giới  luật,  tức  là nói ly dục, ly ác  pháp”. Chỉ có người sống đúng giới luật thì mới ly dục, ly ác pháp được.
Bây  giờ  Thầy  lấy  một  ví  dụ  khác:  như ngày ăn ba bữa cơm: sáng, trưa, chiều. Thì  thử hỏi Thầy có ly tham chưa? Nếu một người sống phá  giới  thì luận  rằng:  “Tôi  ăn  tôi  biết  tôi  ăn vậy  chứ  tôi  đâu  có  cần  nghĩ  đến  tham   hay
 không tham?”. Đó là lý luận suông của những nhà học giả. Nhưng thật sự ra sáng và chiều không ăn thì người ta cảm thấy muốn ăn, thèm ăn,  cảm  thấy  đói.  Và  như  vậy  là  không  tập sống ly tham dục. Không tập sống ly tham dục thì làm  sao gọi  là  ly dục.  Còn  muốn  ăn,  thèm ăn, còn đói bụng tức là còn tham dục.
Một người ngày ăn 1 bữa, thì buổi sáng người  ta  ly  tham   được   buổi   sáng.   Người  ta không  ăn  buổi  chiều  thì người  ta ly tham  được buổi  chiều. Vì thế, người  ta chỉ còn ăn để sống trong  một  ngày,  chỉ  có  ăn  vào  buổi  trưa  mà thôi. Nhiều khi buổi trưa đôi lúc chúng ta thấy đồ  ăn ngon mà chúng ta ráng ăn nhiều cho no căng, thì đó chúng ta vẫn chưa ly dục. Chưa ly dục  ly ác  pháp,  tức  là  chưa  giải  quyết  tâm tham,  sân,  si.  Cho nên,  ngon hay dở  chúng  ta chỉ  ăn để  sống mà  thôi. Khi tâm  mà  đang còn tham  ăn,  mặc  dù  ăn  ngày  1  bữa  nhưng  còn tham,  chứ  đâu  phải  hết  tham.  Cho  nên,  đức Phật  dạy:  phải  quán  thực  phẩm  bất  tịnh,  để sanh ra tâm nhàm chán.
Nếu chúng ta quán thấy thực phẩm hoàn toàn  bất  tịnh,  thì chúng  ta  ngán  ngẩm  và  sợ hãi, chúng ta ít muốn tham ăn. Còn nếu chúng ta  dùng  tưởng  quán  thực  phẩm  bất  tịnh,  khi
 quán  sâu  quá  thì chúng  ta  không  muốn  ăn  do đó cơ thể chúng ta sẽ bị bệnh.
Bởi  vì không ăn thì cơ thể  phải  bệnh chứ gì?  Nên khi quán thực  phẩm  bất tịnh đến mức độ  vừa  đủ  để  nhàm  chán  thì dừng  lại,  chứ không được quán đến ghê gớm đến không muốn ăn thì sai. Cho nên, Phật pháp mà không có người dạy kinh nghiệm tu hành thì chúng ta tu quán cũng vẫn sai.
Quán  đến  mức  độ  chúng  ta  tưởng  ra thực phẩm quá ghê gớm, là tự giết mình trước lúc thành  đạo.  Cũng  như  quán  thân  vô  thường, quán đến mức độ thấy cái thân này vô thường hoàn  toàn  thật  sự  thì chừng  đó  mình  cầm  dao đâm  mình  mà  không  có  chút  sợ  hãi.  Thì  đó  là mình  đã  tu  sai  pháp  Phật.  Cũng  như  bây  giờ Thầy cho ví dụ: Một đống rác đang ở trước mặt các Phật tử, các Phật tử khởi ý muốn hốt đống rác cho sạch, nhưng vì Thọ Bát Quan Trai nên không hốt rác. Không hốt đống rác, tức là quý Phật  tử  đang  bị  ức  chế  tâm.  Chỉ  một  hành động nhỏ như vậy là chúng ta đã tu sai. Pháp của Phật là pháp xả, chứ không phải pháp ức chế,  thấy  đống  rác  muốn  hốt  mà  nghĩ  rằng mình là người tu thiền, chỉ biết có thiền chứ không khởi niệm đống rác, đó là bị ức chế tâm,
 không  có  xả.  Trái  lại,  một  người  muốn  xả  tâm thì ngay đó người ta đi hốt đống rác là xả tâm. Bởi  vì, tâm  mình  đã  phóng  ra đống  rác, muốn xả  niệm  đó  thì phải  xả  đống  rác  cho sạch.  Xả xong  bây  giờ  tâm  sẽ  nhẹ  nhàng,  thoải  mái. Cũng  như  khi mình  ngồi  thiền  hai  chân bị  tê, thì  đó  là  bị  chướng   ngại  pháp  rồi,  bây  giờ chúng ta nói còn tu 30 phút nữa mới hết giờ thiền, ta hãy ráng ngồi cho đúng giờ. Và như vậy,  rõ  ràng  mình  đã  ức  chế  thân  của  mình. Pháp  tu  như  vậy  đối  với  đạo  Phật  là  sai,  cho nên ta hãy xả hai chân bị tê đi, xả hai chân bị tê  thì nó  đem  lại  sự  an  lạc  giải  thoát  bình thường cho ta chứ gì? Muốn chân hết tê, chúng ta  tháo  chân  tréo  ra và  xoa bóp,  rồi  đứng  dậy đi thì thấy hết tê liền, đó là hoàn toàn cách tu xả.  Cái  gì  làm  khổ  chúng  ta  là  chướng  ngại pháp,  là  ác  pháp.  Đạo  Phật  là  đạo  giải  thoát ngay liền,  khi chúng  ta  tu  theo  pháp  Tứ  Niệm Xứù. Còn bây giờ chúng ta cứ ngồi ức chế thân tâm  làm  cho thân  tâm  của  chúng  ta  khổ  đau thế này hay bằng thế khác mà gọi là tu theo Phật giáo thì quý vị đã lầm.
Bây  giờ  quý  vị  ăn  ngày  ba bữa  đã  thành thói quen mà bắt buộc quý vị ăn ngày một bữa,
 tức là quý vị đã  bị ức chế thân tâm rồi đó, quý vị sẽ bị bệnh và khổ đau.
Đức  Phật  dạy: Các  cư sĩ  muốn  tu  thì nên tu  tập  Thọ  Bát  Quan  Trai.  Một  tháng  chỉ  1 ngày,  1 ngày  đó  thật  sự  mình  có  ức  chế  thân tâm, nhưng chỉ ức chế thân tâm cho nó quen dần.  Tập  dần  cho nó  quen, chứ  chưa tu  tập  gì hết mà vội xuất gia, thì mình  sẽ bị ức chế thân tâm  trong  giới  luật.  Và  như  vậy  mình  sẽ  bị bệnh, không bao giờ mình  tránh khỏi. Xuất gia tu  hành  để  cầu  giải  thoát,  cớ  sao mình  lại  tạo cho mình  thêm  khổ,  chứ  có  giải  thoát  gì đâu. Chỉ có một ngày Thọ Bát Quan Trai, mà chúng ta còn cảm thấy khổ thật. Ngày ăn có một bữa, ngồi dưới đất ăn không được nghe hát, trang điểm, cái  ham muốn của mình  bây giờ  bị dừng lại hết, nó không còn ham muốn được cái gì cả, cho nên  nó  rất  khổ.  Chỉ  mới  có  một  ngày Thọ Bát  Quan Trai.  Rồi  ta  so sánh  như  cuộc  sống thế gian và cuộc sống trong ngày Thọ Bát Quan Trai  thì thấy  khổ,  quá  khổ.  Nhưng  sau ngày Thọ  Bát  Quan  Trai,  mình   tư  duy,  suy  nghĩ: sáng mình  khỏi ăn, trưa mình  mới ăn, rồi chiều tối  mình   cũng  không  ăn,  mình   thấy  thực  sự rảnh  rang,  vô  sự,  sung sướng  thật,  chứ  không có  khổ  cực  gì cả.  Từ  sự  suy nghĩ  đó  mình  mới



thấy  được  sự  giải  thoát  trong  ngày  Thọ  Bát Quan Trai  của  đạo  Phật.  Cuộc  sống  ngoài  thế gian hằng ngày bận rộn suy tư chuyện này, chuyện  nọ,  tính toán  buôn  bán  ngày  kia,  ngày nọ, quá cực khổ, lao tâm, tổn trí. Ngày Thọ Bát Quan Trai  mình  bỏ  xuống  sạch,  chỉ  ôm  bát  đi xin ăn như Phật, thật  là  hạnh  phúc. Trong  lúc Thọ  Bát  Quan Trai,  mỗi  tâm  niệm  gì khởi  lên thì mình  quán  xét,  đẩy  lui  nó  hết,  khiến  cho tâm  mình   thanh  thản,  an  lạc  và  giải  thoát. Như  vậy  là  giải  thoát  thật  sự  phải  không?  Tại sao có  sự  tham  dục?  Tham  ái  cái  này  cái  kia, tham nói chuyện này, chuyện kia. Đó là tâm phóng  dật,  do phóng  dật  tâm  mới  lăng  xăng, tâm lăng xăng chúng ta mới có cảm thấy khổ.
Như  vậy,  từ  chỗ  tư  duy mình  mới  thấy  rõ và  hiểu  biết.  Đây  thật  sự  là  con  đường  giải thoát.  Có  Thọ  Bát  Quan Trai  tu  tập  một  ngày thì mới  thấy  được  sự  giải  thoát  của  ngày  đó, thân  và  tâm  của  mình  mới  thanh  thản,  an lạc và  vô  sự.  Cho nên  mình  thích  thú  và  ham  tu. Mình  nghĩ  rằng  sau ngày  Thọ  Bát  Quan Trai mình  xin tu  thêm  một  ngày  nữa. Mình  thọ  rồi mình  ước nguyện giải  thoát  và có sự giải thoát thật sự.
 Nhờ tu tập như vậy, tâm không có động, không có ai làm động tâm mình  được và không thấy mình có khởi niệm tham, sân, si, phiền não, bất toại nguyện gì trong ngày này hết. Ngày đó mình sống như Phật, mình làm như Phật,  mình  thấy  tâm  mình  rất  an  ổn,  từ  đó mình  suy tư  và  nói:  “À!  đúng  rồi,  sau này mình sẽ  tập  hai ngày,  ba  ngày  liên  tục”. Bởi vì có thích tập tu, cảm thấy có thoải mái dễ chịu. Nếu mình  không thích tu tập, sẽ thấy khổ sở.  Còn  ép  buộc  tu  tập  thì nó  không  thích,  nó không  thích  thì tâm  bị  ức  chế,  tâm  bị  ức  chế thì sự  tu  tập  sẽ  dễ  đổ  vỡ.  Cho nên  mình  càng tu  mình  càng  thích,  càng  hăng  hái  tu  thì tu đúng.  Bởi  vì tu  hành  là  phải  tìm thấy  kết  quả của sự giải thoát. Cho nên càng ngày càng sống đúng  giới  luật,  sống  đúng  giới  luật  tâm  càng ham thích, do đó không bao giờ phạm giới. Trái lại không có tu tập, không có rèn luyện đúng cách, mà cứ ôm  giới  giữ gìn, thì bị ức chế tâm. Đến  khi không  còn  giữ  gìn  được  nữa,  thì bắt đầu lén lút làm những chuyện không đúng giới
luật.
Ví  dụ:  Ăn  ngày  một  bữa  mà  không  tập Thọ Bát Quan Trai cho quen, ép mình  vô tu, ăn ngày một bữa như những người tu lâu, đã thuần
 quen,  thì mình   chịu  không  nổi  nên  bắt  đầu mình  lén lút để lại bánh trái, ăn uống phi thời. Ăn uống phi  thời là một tội lỗi rất lớn, tội đọa, rồi  bây  giờ  lại  thêm  một  cái  tội  nữa  là  ăn  lén lút, đó là tội gian xảo dối trá không thật. Cho nên ở đây, thật sự ra có một số người nói tôi cũng ăn cơm ngọ, chứ sự thật lại ăn phi thời. Trước  mặt  khác,  sau lưng  khác.  Trước  mặt  với Phật  tử  thì nói  tôi  là  ăn  ngọ  nhưng  mà  sau lưng  không  phải  ăn  ngọ.  Đó  là  điều  tệ  hại trong Phật giáo hiện nay.
Có một số tu sĩ sáng còn ăn bánh mì uống sữa, hoặc không ăn chỉ uống sữa, nước ngọt, nước trái cây, v.v.. cũng bảo rằng mình  ăn ngọ. Đó  cũng là  một  điều  sự  dối  trá  trong đạo Phật mà chúng ta cũng đã từng thấy và nghe trong các chùa.
Chúng ta ăn ngọ thì biết đó là lối sống của các bậc Thánh, lối sống như vậy gọi là Thánh hạnh. Hạnh của một bậc Thánh Tăng. Hạnh đó là  hạnh ly tham, thế mà  người  tu  sĩ  theo Phật giáo  lại  không  muốn  ly tham  thì còn  tu  hành cái gì?
Cho nên, chúng ta sống đúng hạnh đó, trước mặt cũng như sau lưng không bao giờ làm sai,  có  nghĩa  là  ngày  một  bữa  không  ăn  uống
 lặt vặt phi thời. Những giới luật của Phật dạy chúng ta cách sống Phạm hạnh làm một bậc Thánh  và  cách sống làm  một  con người  có  đạo đức. Nhờ sống có ly tham thì chúng ta mới vào được thiền định.

GIỚI LUẬT
Đọc   trong   kinh  giới,   Thầy   thấy   cách sống  làm  một  con người  mà  đức  Phật  đã  dạy cho người  cư sĩ  rất  nhiều  giới  luật,  chứ  không phải có 5 giới của bậc Thánh. Năm giới này người  tu  sĩ  giữ  gìn còn chưa trọn vẹn huống là cư sĩ. Thầy, Tổ dạy 5 giới cho người cư sĩ là quá cao. Nó  là  giới  đức  Thánh. Năm  giới  của người cư sĩ là năm giới đức Thánh, năm giới đức này đâu  phải  đức  hạnh  tầm  thường.  Cho nên  hầu hết  quý  cư sĩ  đều  thọ  năm  giới,  nhưng  chưa chắc  ai  đã   giữ  trọn  5  giới  này.  Nên  bây  giờ Thầy  dạy những  giới  đức  làm  người  cho người cư sĩ  là  phải  giữ  gìn  100  giới  chúng  học  của Phật.  Những  giới  đức  cho người  cư sĩ  gồm  có như: phải giữ gìn vệ sinh, một nắm rác không được  ném  ngoài  đường  hoặc  ném  vào  chỗ  bụi
 cây  hoặc  ném  trên  bãi  cỏ,  thì làm  cho sự  sống trên  đám  cỏ  khi bị  rác  đè,  lá  bị  úa  vàng  chết đi.  Đi  đại  tiểu  tiện,  khạc  nhổ  phải  có  nơi  có chốn. Khi đi đại tiểu tiện có nơi có chốn, đó là đạo  đức  vệ  sinh  mà  cũng  là  đạo  đức  lòng  hiếu sinh,  không  có  thương  sự  sống  của  loài  vật khác, không có giữ vệ sinh chung là người thiếu đạo  đức.  Bởi  vì  trong  sự  sống  của  chúng  ta  là môi  trường sống chung, mọi  vật  đều  sống. Nếu không có đạo đức hiếu sinh và đạo đức vệ sinh thì chúng  ta  sẽ  hủy  diệt  sự  sống  chung nhau trên hành tinh này.
Tại  sao chúng  ta  vì sự  sống  của  mình  mà hại  đến sự  sống của các  loài  vật  khác. Lòng từ bi của chúng ta đâu? Chúng ta phải thương yêu sự  sống,  chúng  ta  phải  bảo  vệ  sự  sống.  Một nắm rác chúng ta ném ra không biết giữ gìn vệ sinh,  khi nắm  rác  mục  nát  nó  trở  thành  một lớp bụi, lớp bụi đó nó sẽ hại chúng ta, tức là nó làm  khổ  mình,  khổ  người.  Do đạo  đức  vệ  sinh, giữ  gìn  môi  trường  sống  trong  sạch  và  thanh tịnh  nên  đức  Phật  cấm  chúng  ta  không  được tiêu, tiểu, khạc nhổ, xả rác trong nước, trên cỏ, nơi  đông người  v.v.. Bởi  vì nước sẽ lôi các chất dơ ấy và làm cho môi trường sống ô nhiễm. Có nhiều  người  không  biết  nước  đang bất  tịnh  uế
 trược  bẩn  thỉu  mà  ăn  uống  vào  rất  làø  nguy hiểm. Tiêu  tiểu, khạc nhổ, những rác  bẩn  phải đem bỏ  có  chỗ  nơi  kín  đáo  hẳn  hoi.  Bởi  vì khi mình  đại  tiểu  tiện  khạc  nhổ  ném  rác  bừa  bãi, thì mùi  hơi  hôi  hám  sẽ  bay lên,  làm  ô  nhiễm bầu  không  khí  của  chúng  ta  không  còn  trong sạch nữa. Một ly nước lớn chúng ta bỏ một hạt muối vào thì không thấy mặn nhưng nó vẫn có muối trong đó chứ không phải không. Phải không hỡi quý vị? Chúng ta thường hay sợ mất công cho nên đi tiểu tiện thì cứ đi ra ngoài, chỗ nào  vắng vẻ  thì tiểu  tiện đại, nhưng  phải  hiểu đó là không giữ gìn vệ sinh chung. Đối với đạo Phật không chấp nhận những hành động thiếu vệ sinh này. Đức Phật nói giữ gìn vệ sinh, thì trước mặt cũng như sau lưng, luôn luôn giữ  gìn vệ sinh nghiêm túc, chứ không như chúng ta trước mặt khác sau lưng khác.
Có  bao giờ  chúng  ta  thấy  trong  các  chùa dạy chúng ta đạo đức vệ sinh không? Một trăm giới chúng học này đức Phật đã dạy để làm gì đây? Một trăm giới chúng học là những hành động đạo đức làm người đấy các bạn ạ! Trong một trăm giới chúng học có dạy chúng ta đạo đức vệ sinh, đạo đức hiếu sinh.
 Kinh sách phát triển cho những đạo đức này là những giới nhỏ nhặt nên các vị Tỳ Kheo xem thường không cần giữ gìn. Những giới nhỏ mà  không  giữ  gìn  được  thì những  giới  trọng như thế nào? Cho nên, các Tổ khéo đặt ra một câu chuyện để hủy bỏ những giới nhỏ nhặt này, nói   rằng:   “Khi   Đức   Phật   sắp   nhập   Niết Bàn, Ngài dặn ông Anan  những giới nhỏ nhặt  sau này  được  quyền  bỏ”.  Cho nên, bây giờ các Tỳ kheo đều bỏ những giới nhỏ nhặt.
Những giới nhỏ nhặt này có lợi ích gì không?  Chẳng  hạn  chúng  ta  giữ  gìn  vệ  sinh như vậy có lợi ích không? Giữ gìn môi trường sống trong sạch thanh tịnh có lợi ích không?
Những giới nhỏ nhặt rất có lợi ích cho đời sống  con người.  Thế  mà  người  ta  dám  bỏ  và xem  thường.  Những  giới  nhỏ  nhặt  là  những thiện pháp,  mà  thiện  pháp  thì không  làm  khổ mình,  khổ người.

 ĐỨC HÄNH LÀM NGƯỜI
Nói về luật lệ giao thông tức là nói đạo đức  giao  thông.  Xưa,  đức  Phật  đã  có  dạy  đạo đức  này,  tức  là  giới  cấm  không  cho hai  vị  Tỳ kheo đi song song trên đường. Tại sao vậy?
Ngày xưa đi trên đường mòn, chứ đâu có đường rộng lớn tráng đá trải nhựa như bây giờ, còn  bây  giờ  chúng  ta  thấy  tốc  độ  xe cộ  chạy nhanh  như  gió.  Hằng  ngày  chúng  ta  đọc  báo chí,  những  tin tức  về  tai  nạn  giao  thông  đã đem đến  sự  đau khổ  cho biết  bao nhiêu  người, có những người chết, có những người bị tàn tật, cụt  tay,  cụt  chân.  Một  hậu  quả  thương  đau của xã  hội  do tai  nạn  giao  thông.  Đó  là  do thiếu đạo đức  giao  thông mà  đã  để  xảy ra những tai họa  khủng  khiếp  cho con người,  đem đến  cho mọi  người  khổ  đau,  khổ  mình   và  khổ  người. Cho nên, khi học đạo đức của đạo Phật, thì khi lái   xe  ra  đường,   người   ta   phải   thấy   trách nhiệm,  bổn  phận  đạo  đức  của  mình,  cẩn  thận khi cầm  tay  lái.  Khi uống  rượu  say thì nhất định không  được  lái  xe, lái  xe không  chạy  quá tốc độ làm chủ của mình. Nếu ai ai cũng thấy trách  nhiệm,  bổn  phận  của  mình  như  vậy,  thì ít có khi xảy ra tai nạn. Luật lệ giao thông có, theo những biển cấm các tài xế lái xe phải tuân theo luật lệ giao thông, không được chạy vào những chỗ cấm. Nơi  ngã tư  đường có  đèn xanh đèn đỏ. Đèn đỏ chúng ta dừng lại, đèn xanh thì chúng  ta  chạy.  Chúng  ta  đi  đúng  theo  luật  lệ giao  thông,  thì làm  sao xảy  ra tai  nạn.  Những luật  lệ  giao  thông  trên  đây  là  đạo  đức  mà  xưa kia đức  Phật  đã   dạy.  Thế  mà  người  sau nói rằng đó là những giới nhỏ nhặt cần phải bỏ cho hợp thời thì thật là vô minh điên đảo.
Đây, đức Phật còn dạy chúng ta một đức hạnh  nữa,  một  giới  luật  nhỏ  nhặt  nữa.  Đức Phật đã  cấm không cho đệ tử của Ngài leo cây, thế  mà  các  Tổ  cho giới  này  là  giới  nhỏ  nhặt cần phải  bỏ. Một  người  đệ  tử  của đức  Phật  mà leo cây thì còn thể thống gì, có khác nào là một con  vượn,  một  con  khỉ,  nhưng  khi lỡ  tay  té xuống chết hay bị gẫy tay, gẫy chân thì ai chịu khổ đau này?
Theo đức Phật nói: “Con người leo cây không có  cây thang để  trèo đó  là  một loài chúng sanh, một loài khỉ, vượn, chứ không phải  con người”. Muốn sống đúng tư cách của con người thì phải sống đúng đạo đức. Muốn sống đúng đạo đức, trèo lên cây thì phải có cây
 thang,  bắc  thang  trèo  cây  chúng  ta  thấy  nó  ít nguy hiểm hơn.
Lỡ  chúng  ta  trèo  cây,  té  xuống  thì ai  khổ và  làm  cho ai  khổ,  chắc  chắn  là  chúng  ta  sẽ khổ, rồi  gia đình,  những người  thân của chúng ta khổ. Nếu chúng ta trở thành người tàn phế nằm một chỗ, thì đó là chúng ta đã  tự làm khổ mình,  khổ  người  và   toàn  là  làm  những  người thân thương của chúng ta khổ. Đó là chúng ta “báo đời” cho những người khác, nếu lúc bây giờ chúng  ta  chết  đi  thì tốt  nhất,  nhưng  nó  không chịu chết thì mới thật là khổ.
Các con cũng nghe những người trèo cây mà  có  thể  xảy  ra tai  nạn,  đưa đến  những  sự đau khổ này không?
Ngày   xưa,  đức   Phật   đã    cấm   chúng   ta những điều này, là vì sự lợi ích cho chúng ta không làm khổ mình,  khổ người. Đó là đạo đức. Đạo  đức để biến chúng ta từ một loài  động vật để trở thành một con người thật sự. Cho nên, muốn  trèo  cây  chúng  ta  phải  bắc  cây  thang, trèo  cây  có  cây  thang  ít nguy  hiểm  hơn  là chúng  ta  ôm  cây  mà  trèo  như  trên  Thầy  đã dạy.  Một  hành  động  nhỏ  nhặt  như  vậy  chúng ta không nên xem thường. Đó là đạo đức làm người,  đó  là  thiện  pháp  mà  đức  Phật  đã  dạy



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!