Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 5- 5

 THÂN HÀNH NIM
Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:   Kính  bạch   Thầy!   Con  kính   xin được thưa hỏi:
Tối và khuya 2 giờ sáng, con thực hành “Thân Hành Niệm”. Con ngồi kiết già rất vững chắc, vậy mà có một lực đẩy cái thân của con nằm sát chiếu, và khi đó con tác ý rằng: “Cái thân  phải  ngồi  dậy,  thẳng  cái  lưng  lên”,  thì cái lực  đó,  nó  đẩy  tiếp,  rất  nhanh   đến  nỗi  con không  cự  lại  được,  giống  như  là  một  bài  thể dục  và  con thấy  vui  quá!  Và  con cứ  để  cho cái lực  đẩy  đó,  nó  đẩy  cái  thân  con, con theo dõi nó, càng mỗi lúc càng mạnh, sau rồi con tác ý: “Cái   thân   phải   đứng   yên   không   được   nhúc nhích”  thì  nó dừng lại, khi nó dừng lại, thì  bắt đầu,  cái  đầu  trọc  của  con xoay liên  tục, huyệt bách hội hoạt động rất mạnh (Luân xa số 7) và con  tác  ý:  “Cái  đầu  phải  đứng  lại  không  xoay nữa”  thì nó  hết xoay, khi  con đứng lên đi kinh hành  thì  ôi  thôi!  Không  thể  đứng  vững  có  một cái lực đẩy cái thân của con nhào té, hai cái chân của con nhẹ hẫng. Con phải cố gắng bám


chặt  hai  bàn  chân  xuống  nền  thì   mới  đứng vững,  và  khi con  tác  ý:  “bước”  thì ôi  thôi!  Một tiếng bước là cái thân của con giống như là bay luôn, con không ám thị tác ý nữa, và đứng một chỗ tay vịn vào cửa sổ để làm điểm tựa, không thôi con sẽ bay ra khỏi thất, một cái lực khủng khiếp  chưa bao giờ  con cảm  nhận  như  thế.  Và khi  con ngồi  xuống  ghế  nó  đẩy  cái  thân  của con, con tác  ý:  “Thôi  đừng  có  đẩy  nữa”  tác  ý xong nó  hết,  khoảng  một  phút  sau nó  đẩy  tiếp và  giờ  đây  khi  viết  như  thế  này  nó  cũng  đẩy con  luôn.  Thật  kỳ  lạ!  Con  để  ý,  lúc  ăn  cơm cũng  thế,  lúc  con ngồi  rửa  chén,  và  đi toilet cũng  thế!  Con  giữ  cái  tâm  của  mình   thanh thản, chánh niệm thì nó hoạt động rất mạnh.
Con  kính  xin  Thầy  từ  bi  hoan  hỷ  giảng trạch  cho  con  được  hiểu  cái  lực  đó,  nó  xuất phát  từ  nơi  đâu  và  nó  có  lợi  hay  có  hại  cho con???
Khuya nay  con  dậy  2 giờ  30’  con  tu  chỉ  có một  tiếng  thôi,  không  hề  có  một  niệm  xen vào và  cái  lực  đẩy  nó  đến  hỏi  thăm  con như  thế đấy.  Vì  hồi  hôm  con  thức  đến  gần  một  giờ sáng, con ngồi  kiết già  với hai  câu  tác ý:  “Tâm như cục  đất  từ  bỏ  tham, sân,  si”, “biết  rõ  toàn



thân”  rất  là  tuyệt  vời!  Tâm  của  con  nó  im  lặng
không cự nự!

Con không  có  buồn  ngủ,  không  mệt  nhọc, cơ thể của con nhẹ nhàng lắm. Mặc dù con ngủ chỉ có hai tiếng trong một ngày. Con thấy trong con có một cái gì vui lắm…
Con  cảm  nhận  trái  tim  con thương  yêu cuộc  đời  này  quá…!  Sự  tu  hành  rất  khó,  gian nan  vô  cùng.  Nên  con rất  thương  kính  Thầy, bởi  vì  con  đường  tu  hành  rất  khó…  mà  Thầy  đi qua được.  Thầy  thật  vĩ  đại  và  cao thượng  biết bao…!  Vì  thế,  con cũng  sẽ  nối  gót  của  Thầy, quyết chí cũng sẽ đi qua được. Và cuộc đời của con  cũng  sẽ  nói  lên  những  gì  Phật  đã  nói, những gì Thầy đã nói và sẽ làm những gì Phật đã làm và những gì Thầy đã làm. Con sẽ sống như Phật đã sống, như Thầy đã sống v.v..
Đôi dòng con kính  dâng lên Thầy.
Con  kính   chúc   Thầy   luôn   được   mạnh khỏe.
Kính  ghi
Con của Thầy
Nguyên Thanh.
 GIÂI TRÌNH  NHỮNG TRẠNG THÁI
Đáp: 1/ Trong thân ngũ ấm có “sắc ấm, tưởng ấm và thức ấm”.
Lực của sắc ấm là lực ám thị của ý thức (Ý thức lực).
Lực  của  tưởng  ấm  là  lực  của  ma ngũ  ấm (Tưởng thức lực).
Lực của thức ấm là lực của 7 giác chi (Tâm thức lực).

Lực  của  tưởng  và  lực  của  tâm  không  có liên quan nhau.
Khi tu  tập  tâm  chưa  ly dục  ly ác  pháp hoàn toàn thì lực của tưởng thường xuất hiện phá  lực của ý  thức  làm  cho chúng ta khó  phân
biệt.
Cho nên, các huyệt trên thân khai mở tức là dao động thì lực tưởng xuất hiện mà hầu hết ngoại  đạo  thường  tu  tập  để  khai  mở  những huyệt   đạo   này  khiến  cho  năng  lực   này  trở thành thần thông.
2/  Có  chánh  niệm,  tức  là  ý  thức  thanh tịnh, chứ không phải tâm thanh tịnh.
Có  đủ  7  năng  lực  giác  chi  thì thân  tâm mới  thanh  tịnh  hoàn  toàn,  nhưng  phải  biết  do ý  thức  thanh  tịnh  thì mới  có  7 năng  lực  giác chi xuất hiện. Có chánh niệm thì ý thức mới thanh  tịnh,  chưa có  chánh  niệm  thì coi  chừng có  tưởng  lực  xuất  hiện.  Có  tưởng  lực  xuất  hiện thì cần phải dẹp. Một người tu khi chưa có Bảy Năng  lực  Giác  Chi  thì không  làm  sao nhập được Sơ Thiền. Chưa nhập được Sơ Thiền thì làm   sao  làm   chủ   thân   tâm   cho  được.   Phải không con?
Cho nên,  hiện giờ con đang tu  tập  thì chỉ có ý thức thanh tịnh, chứ không có tâm thanh tịnh.  Ý  thức  thanh  tịnh lúc  ban đầu  là  nhờ  xả tâm  ly dục  ly ác  pháp  thô  kế  sau đó  mới dùng pháp  Thân Hành Niệm  tu  tập để  thực  hiện Tứ Thần Túc, Có Tứ Thần Túc mới nhập các định. Đó  là  đường  đi  của  Phật  giáo  từ  thấp  đến cao, con nên lưu ý.
a/ Cái đầu con quay, tức là huyệt bách hội khai  mở, lúc  bây  giờ  ý  thức  con bất  động vì bị ức chế bằng pháp Thân Hành Niệm. Ở  đây con đã   tu  sai  pháp  Thân  Hành  Niệm,  biến  pháp môn Thân Hành Niệm trở thành pháp ức chế tâm. Con nên hiểu Pháp môn Thân Hành Niệm là pháp tu lệnh tác ý để sau này truyền lệnh thân  tâm  con làm  theo.  Đó  là  Pháp  môn  Tứ Như Ý Túc.



Ngoại đạo tu tập muốn cho ý thức thanh tịnh  bằng  cách  dùng  pháp  ức  chế,  nên  tạo  cơ hội khai mở các huyệt đạo. Ngoại đạo không có ý thức thanh tịnh do ly dục ly ác pháp hoàn toàn, vì thế mà không có tâm thanh tịnh.
b/ Huyệt bách hội không có liên quan đến
Bốn thiền và Tam Minh.
Huyệt bách hội có liên quan với ngũ thông của ngoại đạo.
Con đang  nhận  lầm  ý  thức  và  tâm  thức. Khi nào  con nhập  Bốn  thiền  thì tâm  thức  con mới trỗi dậy, còn bây giờ con đang tu tập, toàn là dùng ý thức.
Cho nên, hiện giờ tu tập là tu tập ý thức thanh  tịnh,  ý  thức  chánh  niệm,  ý  thức  tỉnh giác, ý thức định tỉnh, chứ không phải ức chế ý thức. Chỗ này các con nên lưu ý: Pháp của Phật tu tập xả tâm, chứ không có ức chế tâm. Vì vậy, trong khi tu tập các con hãy coi chừng, tu sai là ức chế tâm đó, ức chế tâm thì tưởng lực xuất hiện. Cho nên, tu tập theo pháp của Phật thì tu tập  một  cách rất  tự  nhiên theo  từng đặc  tướng riêng  của  mình,   không  được  chịu  đựng,  gồng mình,  gò  bó  thân  tâm  bất  cứ  một  sự  việc  gì đang  xảy  ra trên  thân,  thọ,  tâm  và  pháp  mà đức  Phật  gọi  là  đẩy  lui  các  chướng  ngại  pháp.
 Chỉ trừ khi chúng ta tu hạnh nhẫn nhục, lúc ác pháp quá cực mạnh rất khó nhẫn thì Phật mới dạy: đưa lưỡi lên nóc họng và cắn chặt hai hàm răng  để  kham  nhẫn  cho bằng  được  lúc  ấy  ác pháp đang diễn biến tới tấp.
Những  lực  xuất  hiện  nơi  thân  tâm  con hiện giờ chưa đủ 7 lực, thì nên coi chừng là lực của  tưởng,  mà  lực  của  tưởng  là  lực  của ma ngũ
ấm.
Ta biết sử dụng lực ma chứ đừng để lực ma sử dụng ta.
Biết sử  dụng lực ma để tạo thành lực Bảy Giác Chi. Vì lực Xả Giác Chi sẽ giúp cho ý thức ly dục  ly ác  pháp  hoàn  toàn.  Nhờ  đó  tâm  ta mới   không   phóng   niệm   và   phóng   dật,   nhờ không  phóng  niệm,  phóng  dật  nên  tâm  mới được  định tỉnh.  Tâm  được  định tỉnh  thì Trạch Pháp Giác Chi mới xuất hiện. Trạch Pháp Giác Chi  xuất  hiện,  nhờ  nó  mà  ta  nhập  được  Sơ thiền,   Nhị   thiền,   Tam   thiền   và   Tứ   thiền, không có khó khăn, không có mệt nhọc. Nhờ nhập Tứ thiền ta mới đánh thức tâm thức, nhờ tâm thức hoạt động ta mới hướng tâm đến Tam Minh chứng quả A La Hán.





PHÁP THÂN HÀNH NIỆM
Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:  Kính bạch Thầy!  Tại  sao con phải thực   hành,   Thân   Hành   Niệm   bằng   phương pháp  là  đi nửa  tiếng  mà  chỉ  có  4 vòng  hoặc  3 vòng thôi!
Bởi  vì thở  5 hơi  đi kinh  hành  20 bước  để có được sự định tỉnh trong mỗi thân hành rất khó. Bởi vì từ cảnh tịnh (thở 5 hơi) bước sang cảnh  động  (kinh  hành  20 bước)  để  có  sự  định tỉnh  rất  khó,  nó  đòi  hỏi  hành  giả  phải  tập trung ức  chế  một cách cao độ  trong khi  tu tập, vì thế  con suy nghĩ  phải  tìm  ra 1 phương cách để trị lại vọng tưởng mà không bị ức chế, là khi thực hành mỗi vòng không được có niệm khởi. Và con thực hành mỗi vòng trong 7 phút và con theo dõi rất kỹ lưỡng miên mật trong mỗi vòng thì có kết quả niệm không khởi, nhưng nếu sơ suất, lơ đễnh một chút xíu  là có  niệm liền như khi  nó  được  thuần  rồi  (Định  Giác  Chi  xuất hiện).  Ôi  thôi!  Thật  là  hay!…  Đi  rất  thoải  mái, con không phải  tác  ý, mà  là  cái  tâm  của nó  tự
 điều khiển, nó tự tác ý hay lắm! Vui lắm Thầy ơi!
Nhưng   bây  giờ  con  chưa  đủ  nội  lực  để Trạch  Pháp  Giác  Chi  xuất  hiện  trọn  vẹn,  còn rất yếu, vì chưa đủ lực. Con tư duy rằng: tu rất khó, để  có  được  sự  định tỉnh trong thân  hành, nhất là khi xả thiền con nghĩ rằng: nếu con thiếu sự kỹ lưỡng, kín đáo, dè dặt, cẩn thận thì con sẽ  không  tu  nổi,  và  phương  châm  của  con mỗi ngày là phải: cẩn thận, dè dặt, kín  đáo, kỹ lưỡng  trong khi  tu  tập  hoặc  đối  cảnh  tiếp  xúc với  mọi  người  để  khỏi  phải  làm  khổ  mình  và khổ người.
Đôi   dòng   con  thành   kính   gửi   đến   bậc Thầy tôn kính  nhất, con kính  chúc Thầy luôn khỏe  mạnh  và  mau  bình  phục để  chúng  con được thưa hỏi trong pháp tu của mình.
Kính  ghi
Con của Thầy: Nguyên Thanh
10-7-2002.
TB: KÍNH BẠCH THẦY!
Con kính  xin Thầy đọc kỹ lại bài viết thực hành của con và chỉ dạy cho con, những sai sót trong bài thực hành.
 ĐỂ XÁC ĐÐNH SỰ TU TẬP CỦA CON
Đáp:  Sự  tu  tập  của  con  đã   trình bày  ở trên là tu tập rất đúng pháp Thân Hành Niệm. Nhưng  các con cần lưu ý khi tu tập pháp Thân Hành Niệm thường hay có những trạng thái tưởng xuất hiện, nếu thấy nó xuất hiện thì phải dùng ý thức ngăn và diệt nó.
Và đây là Thầy khuyên chung các con cần phải tu tập pháp Thân Hành Niệm đúng như vậy,  vì  có  tu  tập  đúng  như  vậy  thì mới  thấy được  tâm  định  tỉnh  trên  thân  hành.  Tâm  có định tỉnh  trên  “Thân  Hành”  thì Bảy  Giác  Chi mới  xuất  hiện  trọn  vẹn.  Khi có  đủ  Bảy  Giác Chi thì lo gì mà chẳng nhập được Bốn Thiền và Tam  Minh;  thì có  lo  gì  không  làm  chủ  được sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Nhưng các con nên nhớ! Còn phải chịu nhiều  gian  nan  cực  khổ  và  còn  biết  bao nhiêu sự thử thách đang chờ đón các con, nếu các con chỉ  cần có một  niệm  thối  chuyển thì bao nhiêu công  phu  tu  tập  của  các  con như  dã  tràng  xe cát.
Hỡi  các  con!  Sanh  tử  là  một  chiến  trận cam go nhất  của đời  người, nếu  không đủ nghị lực,  kiên  cường,  gan  dạ,  bền  chí  dũng  mãnh,
 cảm  tử...  Một  là  chết,  hai  là  sống,  nhưng  sống phải  chứng  quả  A La Hán.  Đó  là  một  sự  quyết
tử:



buốt


“Chẳng   phải   một   phen  xương  lạnh
Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”
Như  vậy các  con mới  biết giá  trị  quả vị  A
 La Hán không có vật gì mà đem sánh được. Nó rất tuyệt vời các con ạ!
Hỡi  các  con! Hãy  tu  tập  dũng  mãnh,  gan dạ, bền chí, kiên cường và  bất  khuất  trước  bất cứ  một  cảm  thọ  nào;  trước  bất  cứ  một  chướng ngại pháp nào, các con đều phải vượt qua, vượt qua một  cách  anh  dũng,  đều  phải  giành  cho được chiến thắng về mình.  Chúc các con thành công tốt đẹp.
Kính  ghi
Thầy của các con


 DỪNG CÁI Ý
Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Tập  dừng  cái  ý có phải: đó là chánh niệm tỉnh giác không?
Con  tư  duy  rằng:  Nếu  chánh  niệm  tỉnh giác không đủ lực thì rất khó có được sự tỉnh giác, đó là cơ bản để bước vào chánh định, như thế có đúng không thưa Thầy?
Kính   bạch  Thầy:  Những  điều  con  thưa hỏi, con kính  xin Thầy viết cho con đôi dòng để sự thực hành của con được sung mãn.
Con đã  có  được  sự  định tỉnh  trong khi  tu tập pháp Thân Hành Niệm, dường như Trạch Pháp Giác Chi có xuất hiện nhưng còn rất yếu.
Ví dụ: Cánh tay của con nó đưa lên, là con phải  tác  ý  đến 3 lần, mới  thấy  nó  tự động đưa cánh tay lên, như vậy con mới biết con chưa đủ nội lực hay nội lực con còn yếu.
Kính  bạch  Thầy!  Tập  dừng  cái  ý  có  phải:
đó là chánh niệm tỉnh giác không?
ĐỂ TRÂ LỜI NHỮNG CÂU HỎI CỦA CON
 CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
Đáp:  Pháp  môn  Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác Định  là  pháp  môn  tu tập  “dừng  cái  ý”  đúng như con đã tư duy. Muốn dừng ý mà không tỉnh giác  trên  thân  hành  thì không  bao giờ  dừng  ý được. Thân hành thì có: thân hành nội và thân hành  ngoại.  Nếu  hành  giả  tu  tập  mà  cứ  trên thân hành tập  trung tâm  thì sẽ  bị  ức  chế, tâm bị  ức  chế  thì sẽ  rơi  vào  thiền  tưởng  và  tu  tập như vậy chẳng bao giờ  có ly dục  ly ác  pháp, có nghĩa  là  chẳng  bao giờ  lìa  hết  tâm  tham,  sân, si. Vì thế, muốn tỉnh thức trên thân hành thì phải dùng ý thức điều khiển tâm (Như lý tác ý) cho tâm ly dục ly ác pháp lìa hết tham, sân, si. Tâm  lìa  hết  tham,  sân,  si  thì ý  thức  dừng,  tu tập như vậy thì không bị ức chế tâm.
Vấn đề này cần phải lưu ý: Dừng ý thức không  có  nghĩa  là  dừng  vọng  tưởng.  Dừng  ý thức là phòng hộ sáu căn, do đó ý thức không phóng dật.

 ĐỊNH TỈNH
Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:  2/  Con  tư  duy  rằng:  Nếu  chánh niệm tỉnh giác không đủ lực thì rất khó có được sự  tỉnh  giác,  đó  là  cơ bản  để  bước  vào  chánh định, như thế có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Tâm chánh niệm tỉnh giác là cơ bản để bước vào “định  tỉnh” của tâm, chứ không phải  là  “chánh   định”   vì  “chánh   định”   là Bốn Thiền, như đức Phật đã  xác định: “Chánh Định  là Bốn Thiền”. Muốn vào Bốn Thiền thì phải  có  Bảy  Năng  Lực  Giác  Chi.  Có  Bảy  Giác Chi mới nhập được Bốn Thiền. Hành giả tu tập không  có  Bảy  Năng  Lực  Giác  Chi  thì đừng  mơ nhập Bốn Thiền và Tam Minh.
Con nên lưu ý những điều sau đây:
1- Có  Chánh  niệm  tỉnh  giác  thì tâm  mới ly dục ly ác pháp.
2-  Có  tâm  ly dục  ly ác  pháp  thì mới  có định tỉnh.
3- Có định tỉnh thì tâm mới không phóng niệm, phóng dật.
 4- Tâm  không  phóng  niệm, phóng  dật  thì mới có Bảy Năng Lực Giác Chi.
5-  Có  Bảy  Năng  Lực  Giác  Chi  thì mới nhập được Bốn Thiền.
6- Có Bốn Thiền thì mới có Tam Minh.
7- Có  Tam Minh  thì mới  có  chấm  dứt  tái sanh luân hồi.

Kính  ghi
Thầy của con



NGŨ ẤM MA
Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:   Kính   Bạch   Thầy   Tôn   Kính!    Con chiến  đấu  với  “ngũ  ấm  ma”  bằng  pháp  môn Thân Hành Niệm  kết hợp  rất thiện xảo với  Tứ Niệm  Xứ  sáng, chiều, tối, khuya.  Hôm  nay con đã chiến thắng được nó với pháp hành Thân Hành Niệm, nó đánh con, bây giờ con đánh lại nó  bằng  phương pháp  “như  lý  tác  ý”  khắc  phục cho bằng được.
Khi con bắt chân lên ngồi kiết già, con tác
ý:  “cái  đầu  không  được  xoay”  3 lần,  nó  nằm  im



lặng, có nhúc nhích,  lực rất yếu, con tác ý bằng lời nói luôn, không tác ý bằng tâm, hai con mắt của con mở to ra và cương quyết, quyết chí điều khiển nó cho bằng được.
Con tư  duy  rằng:  con sẽ  khắc  phục được nó bằng pháp hành, Thân Hành Niệm, con ôm chặt pháp và điều khiển nó. Mới đầu khó khăn lắm, nhưng  với sự quyết chí của con, cái lực đó nó  giảm  dần  dần…  Trước  khi  vào  thực  hành, con quỳ  trước  tấm  ảnh  của  Đức  Phật  và  của Thầy  (trong   thất  của  con,  có  treo  hình   Đức Phật và Thầy), con nguyện rằng, con sẽ khắc phục nó cho bằng được, bằng pháp hành: Thân Hành Niệm, phải điều khiển cái thân này cho được, phải làm chủ nó, từ thân cho đến tâm. Những tư tưởng và ý tưởng của mình,  con ước nguyện  như  thế,  và  lúc  đó  nước  mắt  của  con tuôn  rơi  ra...  Bởi  Đức  Phật  và  Thầy  làm  được, tu được, làm chủ sanh tử được, thật là vĩ đại và cao thượng  quá!  Nguyên  Thanh  con quyết  chí chiến  đấu  đến  tận  cùng,  dù  con có  chết  con cũng  sẽ  ôm  pháp  Thân  Hành  Niệm.  Và  thế  là con vào tu với trái tim  đầy nhiệt huyết nóng bỏng,  cố  gắng  nỗ  lực  khắc  phục “ma  lực”  đó bằng pháp hành “Thân Hành Niệm”.



Hồi  con còn đi học, con tâm  đắc  nhất câu nói của Bác Hồ: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng  không  bền,  đào  núi  và  lấp  biển  quyết  chí sẽ thành công”.
Và  thế  là  con ôm  pháp  Thân  Hành  Niệm với  vũ  khí sắc  bén  nhất  là  “như  lý  tác  ý”  để khắc  phục nó  bằng những câu  tác  ý  sống động và sáng tạo của con. Cái thân của con nằm im, lực yếu dần, cái đầu trọc của con nó bớt xoay. Mỗi  lần  nó  nhè  nhẹ  xoay hoặc  lắc,  con nhắc một  câu:  “thôi  đừng  có  xoay  hoặc  lắc  nữa,  nằm im  đi!” nó dễ thương lắm, nó nằm yên liền, con mừng và vui quá!
Khi   con  đi   kinh hành,  con  tác  ý  “bước” trước  khi tác  ý  “bước”  con  nhắc  liền,  “không được đẩy cái thân, đôi chân phải bám chặt nền nhà  vững  chắc  lên”  và  thế  là  con  bước.  Ma  lực đó có đẩy nhưng rất yếu, nhè nhẹ thôi.
Con đi Thân Hành Niệm rất thoải mái, và con cảm nhận vui ơi là vui! Vì con đã chiến thắng được nó bằng pháp hành Thân Hành Niệm.  Với  vũ  khí sắc  bén  “như  lý  tác  ý”  và bây giờ  đây  con  không  sợ  gì  hết,  tâm  con  vững mạnh, sau khi  vượt qua được  chướng ngại, con nhìn  thấy trong con trưởng  thành lên một chút xíu. Con không sợ một chướng ngại nào hết, bởi
 vì  con  có  Thầy,  có  pháp  hành  của  Phật,  có những  vũ  khí sắc  bén  nhất  đó  là  “như  lý  tác  ý” của Phật của Thầy để lại…, cho nên Nguyên Thanh  con, vững tin  để tiến lên.
Nếu con khắc phục “ma lực ngũ ấm” bằng pháp môn Tứ Niệm Xứ đẩy lui chướng ngại pháp  ra khỏi  thân  tâm.  Con tư  duy  rằng  khắc phục bằng pháp môn Tứ Niệm Xứ nó dễ… cho nên con khắc phục nó bằng pháp môn: Thân Hành  Niệm,  vì  con  tu Thân  Hành  Niệm  nó xuất  hiện  “ngũ  ấm  ma”  thì bây  giờ  đây  con  sẽ sử  dụng  Thân  Hành  Niệm  để  khắc  phục cho bằng được, bằng nghị lực, gan dạ,ï quyết chí của con để  đẩy  lui chướng  ngại  pháp  ra khỏi  than tâm.
Và  con thắc  mắc  rằng:  tại  sao lại  do ngũ ấm  ma tạo  ra (sắc,  thọ,  tưởng,  hành,  thức)  cái lực đó do ngũ ấm tạo thành nó có liên quan gì đến Thất Giác Chi không?
Và tại sao khi tâm thanh  tịnh có chánh niệm thì nó mới xuất hiện, còn nếu cái tâm không thanh  tịnh nó không xuất hiện???
Còn cái đầu trọc của con nó xoay, tức là huyệt bạch hội hoạt động khai mở, tâm thanh tịnh thì huyệt bách hội nó mới hoạt động.



Con kính  xin Thầy cho con thưa hỏi là: Huyệt bách hội nó có liên quan gì đến Bốn Thiền, Tam Minh không?
Và  con  thắc  mắc  rằng:  tại  sao với  tâm thanh  tịnh thì  cái  “lực  đẩy”  đó  mới  có? Còn với cái  tâm  không  định tỉnh  thì  ôi  thôi,  nó  không bao giờ xuất hiện???
Có  nghĩa  là  khi  tâm  con,  không  phóng tâm, không phóng dật “cái lực đẩy” nó mới xuất hiện, và huyệt bách hội hoạt động (cái thân thì nhẹ nhàng, cái đầu thì  rỗng suốt) nhưng  vì cái lực đẩy đó, nó mạnh quá cho nên làm chướng ngại  trên  thân  và  tâm,  vì  thế  con mới  dùng pháp  hành  “Thân  Hành  Niệm”  để  khắc  phục nó, khắc phục nó cũng không phải dễ dàng. Với sự  quyết  chí con cũng  làm  được,  nhắc  nó  bằng những câu tác ý sáng tạo của mình.  Thì  nó yếu dần thôi và giờ đây thân và tâm của con yên ổn rồi,  không  còn  bị  lực  đẩy  đó  làm  chướng ngại, lực đẩy yếu dần.
Con kính  gửi lên Thầy bài viết nhỏ bé của mình  khi con vượt qua được những chướng ngại trên pháp hành của mình. Bằng trái tim đầy nhiệt  huyết,  cố  gắng  nhiệt  tâm  tinh  cần, quyết chí và dũng mãnh.
 Con thành  kính  dâng  lên  Thầy,  người  đã trao  truyền  cho con sự  dũng  mãnh  tràn  đầy nghị  lực,  kiên  cường,  gan  dạ,  bền  lòng  vững chí,  khi  gặp  khó  khăn  lòng  không  lo  sợ,  tâm phải luôn định  tỉnh, kham nhẫn…
Con thành kính  tri ân.
Kính  ghi
Con của Thầy: Nguyên Thanh
Ngày 12 tháng 7 năm 2002.
NÊN PHÂN BIT BA LỰC
Đáp: Nên phân biệt ba lực trong thân ngũ ấm. Ba lực đó là:
1/ Ý thức lực (sắc ấm).
2/ Tưởng thức lực (tưởng ấm).
3/ Tâm thức lực (thức ấm).
Trong ba lực đối với đạo Phật chỉ được quyền  sử  dụng  ý  thức  lực,  tâm  thức  lực  còn tưởng  thức  lực  thì luôn  luôn  phải  đề  cao cảnh giác, để ngăn và diệt trừ nó, không cho nó phát triển, nếu nó phát triển sẽ đưa hành giả vào tà định. Vì  lực  của  tưởng  ấm  là  lực  của  ma  ngũ ấm. Lực của ma ngũ ấm thì lấy dục mà tăng trưởng, tức là lấy lòng ham muốn của con người



làm gốc mà phát triển. Vì thế, khi lực này phát triển  thì tâm  tham,  sân,  si  càng  gia  tăng,  ngã càng to lớn nhưng rất thiện xảo tinh vi lừa đảo trong  lối  lý  luận  bưng  bít khiến  ngay  chính hành giả  cũng lầm  lạc. Lực  này rất  nguy hiểm trên đường tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp. Vì nó  không  xả  tâm  dục  và  ác  pháp  mà  lại  nuôi lớn ngã và lòng tham dục danh lợi to lớn.
Lực  của  thức  ấm  là  lực  của  Bảy  Giác  Chi
(lực của tâm).
Lực  của  tưởng  và  lực  của  tâm  không  có liên quan nhau.
Khi tu  tập  tâm  chưa  ly dục  ly ác  pháp hoàn toàn thì lực của tưởng thường xuất hiện phá  lực  của  tâm  làm  cho chúng  ta  khó  phân
biệt.
Cho nên, các huyệt trên thân khai mở tức là  các  huyệt  dao  động  khi dao  động  thì lực tưởng xuất  hiện. Ngoại  đạo thường tu  tập khai mở  những huyệt  đạo  này để  có  thần thông. Có thần  thông  để  lường  gạt  người  làm  danh,  làm lợi trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Những người tu tập có thần thông tưởng không bao giờ giải thoát.
 Có chánh niệm, tức là ý thức thanh tịnh chứ không phải tâm thanh tịnh.
Có đủ Bảy Năng Lực Giác Chi thì tâm mới thanh tịnh, nói cách khác tâm thanh tịnh thì mới có Bảy Năng Lực Giác Chi.
Ý  thức  thanh  tịnh  thì có  chánh  niệm,  có chánh  niệm  thì coi  chừng  có  tưởng  lực  xuất hiện, có tưởng lực xuất hiện là do tâm ly dục ly ác pháp chưa thật sạch.
Khi chưa có Bảy Năng Lực Giác Chi thì không làm gì con nhập được Sơ Thiền. Chưa nhập được Sơ Thiền không làm gì có thân, tâm được thanh tịnh; thân tâm chưa thanh tịnh thì làm sao nhập lưu được quả Tu Đà Hoàn.
Cho nên, hiện giờ đang tu tập thì chỉ có ý thức thanh tịnh chứ không có tâm thanh tịnh.
Cái đầu con quay là huyệt bách hội khai mở, tức là ý thức bị ức chế không vọng tưởng, chứ không phải ý thức thanh tịnh. Vì thế, con nên  ngăn  và  diệt  tưởng  lực  đó  để  con tu  tập Thân  Hành  Niệm  cho tâm  thật  định tỉnh trên thân  hành  thì Xả  Giác  Chi  sẽ  xuất  hiện,  Xả Giác  Chi  xuất  hiện  thì mới  giúp  con xả  sạch tâm  tham,  sân,  si...  tức  là  trên  pháp  Thân Hành Niệm ly dục ly ác pháp để vào Bất Động
 Tâm Định. Bất động Tâm Định là một trạng thái tâm không phóng niệm và không phóng dật, như Đức Phật đã dạy: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”.
Ngoại  đạo  tu  tập  dùng  mọi  pháp  môn  để ức  chế  ý  thức, khiến cho ý  thức  không có vọng niệm. Không có  vọng niệm  ngỡ rằng cách thức tu  tập  như vậy  làm  cho ý  thức  thanh  tịnh,  nói cách khác là làm cho tâm thanh tịnh, nhưng nào  ngờ  khi ý thức  bị ức chế, không hoạt động được, nhờ ý thức không hoạt động được, do đó tưởng  thức  hoạt  động  nên  mới  khai  mở  các huyệt đạo. Tu theo kinh sách phát triển thì không có tâm thanh tịnh, mà chỉ có tâm chạy theo  dục lạc  vật chất  thế  gian. Con cứ  nên suy ngẫm lại xem (lời các học giả kinh sách phát triển) thì lời Thầy nói không sai. Chỉ khi nào ý thức  ly dục  ly ác  pháp  thì ý  thức  mới  thanh
tịnh.

Cho  nên,   tất   cả   các   pháp   môn   Thiền: Thiền Đông Độ, Đại  Thừa, Tịnh Độ  Tông, Mật Tông, Minh Sát Tuệ, v.v.. đều là pháp môn ức chế  tâm, do đó  các  vị thiền sư này tu sai pháp Phật  nên  đều  nhập  định  tưởng,  do nhập  vào định tưởng nên không bao giờ  có  ý  thức  thanh tịnh, ý thức còn chưa thanh tịnh thì còn nói gì
 đến tâm thanh tịnh được. Do đó, các vị tu lâu năm  thì danh lợi  càng nhiều, nên đời sống các vị giống như những nhà giàu tỷ phú.
Huyệt bách hội không có liên quan đến Bốn  Thiền  và  Tam  Minh.  Huyệt  bách  hội  có liên quan với ngũ thông của ngoại đạo, vì nó thuộc về thiền tưởng.
Con đang nhận lầm ý thức thanh tịnh và tâm thức thanh tịnh. Ý thức thanh tịnh chỉ là một  sự  khởi  đầu  cho 7 năng  lực  giải  thoát  của Phật  giáo  (Thất  Giác  Chi)  xuất  hiện  để  thực hiện tâm thanh tịnh.
Khi nào  con nhập  Thiền  Thứ  Tư thì tâm thức con mới trỗi dậy, còn bây giờ con đang dùng  dụng  cụ  rốt  ráo  Thân  Hành  Niệm  để  tu tập ly dục ly ác pháp, đó là ý thức thanh tịnh.
Hiện giờ con tu tập là để cho ý thức chánh niệm, ý thức tỉnh giác, ý thức định tỉnh, ý thức thanh tịnh, chứ làm gì có tâm thanh tịnh ở chỗ này được.
Hiện  giờ  con  đang  dùng  ý  thức  tu  tập pháp Thân Hành Niệm để ý thức thanh tịnh, nhưng  ý  thức  của con có  xả  ly rất  nhiều  vì thế mà  nó  có  được  một  ít thanh  tịnh,  nhờ  vậy  mà con đã  nhận thấy những lực xuất hiện của Bảy
 Giác  Chi  nhưng  chưa đủ  trọn  vẹn,  thì lúc  này con nên coi chừng sẽ có lực tưởng và lực này nó thoát ra khỏi sự điều khiển của ý thức con, nếu con không cảnh giác nó sẽ dẫn con vào thế giới Ma.  Khi tu  tập  thấy  có  xuất  hiện  một  trạng thái vượt ra ngoài pháp ý thức dẫn tâm của con thì nên cảnh giác và tìm mọi cách ngăn và diệt nó  thì sự  tu  tập  của con mới  có  đi đúng  hướng và đúng đường thì sự tiến bộ nhanh  chóng, mà Thầy  bảo  rằng  sử  dụng  lực  Ma  chuyển  thành Bảy Giác  Chi  là  vậy. Nếu  theo  lực  đẩy này thì con bị Ma xỏ mũi. Thầy thường gọi nó là Ngũ Ấm Ma có nghĩa Ma lưu xuất từ thân ngũ uẩn của con.
Lưu ý: Nên Cảnh giác những loại Ma chướng này. Đối  với những Ma chướng này. Ta phải  biết  sử  dụng  lực  Ma, chứ  đừng  để  lực  Ma sử dụng ta. Vì ta có pháp “Như Lý Tác Ý”ù, tức là ta có phương pháp sử dụng lực của ý thức để đối  trị lực của tưởng thức  và  nương vào lực  của tưởng  thức  để  dùng  nó  chiến  đấu  với  ngoại pháp.
Biết sử dụng lực Ma để tạo thành lực Bảy Giác Chi. Vì trong Bảy Giác Chi có lực Xả Giác Chi, Xả Giác Chi sẽ giúp cho ý thức ly dục ly ác pháp  hoàn  toàn.  Nhờ  ý  thức  ly dục  ly ác  pháp
 hoàn  toàn  thì ý  thức  thanh  tịnh,  ý  thức  thanh tịnh thì Trạch Pháp Giác Chi mới xuất hiện. Nhờ  Trạch  Pháp  Giác  Chi  thì mới  tâm  định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng hoàn toàn, do đó ta mới nhập được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Nhờ nhập được Tứ Thiền ta mới đánh thức tâm thức (thức uẩn). Nhờ tâm thức hoạt động ta mới hướng tâm để thực hiện Tam Minh, chứng quả A La Hán vô lậu.

NHỮNG KINH  NGHIM  THƯ
Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi: Kính bạch Thầy! Con có cảm nhận rằng:  những  lá  thư  Thầy  viết cho con, là  bằng những  kinh   nghiệm,  tu  tập  của  chính  Thầy, bằng những tháng năm khó nhọc nước mắt và máu đã rơi…
Vì  thế,  khi  nhận  được  những  lá  thư  này, trái tim con, trân quý và sung sướng, hạnh phúc…   vì   đã   được   Thầy   tin    tưởng   và   trao truyền.



Con xin  ước nguyện sẽ nỗ lực nhiệt tâm tu tập  theo như  Thầy  đã  chỉ  dạy  cho con, để  đền đáp  công  lao khó  nhọc  của  Thầy,  trái  tim  của con luôn tri ân trong muôn một.
Tâm  hồn và  trái  tim  của con thương  kính Thầy  nhiều  lắm…  bởi  vì  con  đường  tu  hành  rất gian  nan  khó  khăn  vô  cùng,  gặp  chướng  ngại rất  nhiều…  Vậy  mà  Thầy,  đi  qua   được,  Thầy làm  chủ  được  sanh tử.  Ôi!  Thầy  thật  là  vĩ  đại và  cao thượng  quá!  Và  con cũng  sẽ  noi  gương theo hạnh  của  Thầy,  con cũng  sẽ  quyết  chí  đi qua cho bằng được, làm chủ bốn nỗi thống khổ này: sanh, lão, bệnh, tử  và  cuộc  đời  của con sẽ sống như  Phật đã  sống, như  Thầy  đã  sống. Và con sẽ nói lên những gì Thầy đã nói, và con sẽ làm những gì Phật đã làm, những gì Thầy đã làm.  Con  thành  kính   gửi  đến  bậc  Thầy  tôn kính  nhất của cuộc đời con.
Con kính  chúc Thầy luôn khỏe mạnh.

Kính  thư Con của Thầy, Nguyên Thanh.


 PHẬT  PHÁP  KHÔNG  CÓ GÌ  BÍ ẨN KÍNH GỬI: NGUYÊN THANH
Đáp:  Pháp  của  Phật  không  có  gì  là  bí mật,  bí  truyền  cả,  mà  là  những  phương  pháp chỉ  dạy cụ  thể  rõ  ràng  sờ  sờ  trước  mắt,  nhưng vì bản  chất  con người  cẩu  thả,  thiếu  cẩn  thận, thiếu kỹ lưỡng, lười biếng v.v.. rồi tự mình  kiến giải,  tưởng  giải  chế  ra pháp  tu  tập  mới,  theo kiểu tự hiểu biết trong danh từ chữ nghĩa hoặc được thừa truyền những nghĩa lý sai mà không qua kinh nghiệm tu hành thực tu, thực chứng của những bậc đã đạt đạo.
Đạo  Phật  lấy  “THÂN  HÀNH”  mà  tu  tập, tu tập  cho tâm  được  tỉnh thức, nhờ  tâm tỉnh thức mà thấu suốt được lý nhân quả vô thường, do thấu suốt được lý nhân quả vô thường nên các pháp ác không tác động vào thân tâm được. Do các pháp ác không tác động vào thân tâm được nên tâm định tỉnh, tâm định tỉnh tức là tâm không phóng dật. Khi tâm không phóng dật là tâm giải thoát, tâm giải thoát là tâm có đủ Bảy Giác Chi. Bảy Giác Chi là bảy năng lực giúp chúng ta làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi.
Cho nên,  pháp  Phật  đâu  có  gì là  bí  mật mà  gọi  là:  “Giáo  ngoại  biệt  truyền  bất  lập



văn  tự”.  Pháp  của  Phật  là  pháp  dạy trực  tiếp lìa  tâm  tham,  sân,  si,  mạn,  nghi,  cho nên  gọi là: “Ngăn ác diệt ác pháp”, chứ có đâu đi tìm những pháp  mơ hồ  “Chân  Không  diệu  hữu”, cảnh giới ảo tưởng “Tây Phương Cực Lạc”.
Thế mà chúng ta lại tu lòng vòng loanh quanh ức chế tâm, cuối cùng nhìn  lại thì chẳng có ai giải thoát chỉ toàn là lý thuyết suông.
Chúng ta nên nhớ  pháp  của Phật  là  pháp xả tâm, ly dục, ly ác pháp chứ không phải pháp tập trung tâm để nhập định. Chánh định của Phật muốn nhập được là phải có Bảy Giác Chi. Bảy Giác Chi có được là nhờ ý thức ly dục ly ác pháp, tức là ý thức thanh tịnh.
Có  hiểu rõ  được như vậy thì sự  tu  tập của chúng ta không có hoài công, vô ích.

Kính  ghi
Thầy của con.




BÐ NGỘI ĐÄO KHIÊU  KHÍCH

Câu hỏi của Chơn Đức


Hỏi: Kính bạch Thầy! Con là Chơn Đức xin  Thầy  hoan hỷ  chỉ  dẫn cho con hiểu  những điều dưới đây:
1/ Khi bị ngoại đạo khiêu khích bằng lời nói nhạo báng nói xấu xa hoặc bằng vũ lực, thì chúng con phải giải quyết xử trí như thế nào?
Đáp: Chúng ta nên noi theo gương hạnh của đức Phật ngày xưa, khi đứng trước ác pháp thì phải “Im  lặng như Thánh”.
Trước những lời khiêu khích, cũng như những lời  nhạo  báng  nói  xấu, cho đến họ dùng vũ  lực  để  đánh chúng ta, thì chúng ta cứ nhẫn nhịn và chạy tránh là hay nhất.
Đức Phật thường răn nhắc chúng ta:

“Nó mắng tôi, đánh tôi Nó hại tôi, cướp tôi Không ôm ấp niệm ấy Hận thù sẽ tự nguôi”.
 Lời dạy này trong kinh Pháp Cú, chúng ta nên  áp  dụng  vào  đời  sống  hằng  ngày,  thì lời khen   cũng  như  lời  chê,  lời  khiêu  khích,   lời nhạo  báng,  nói  xấu  xa cho đến  dùng  vũ  lực  để đánh, chúng ta đều hóa giải được.
Một hôm, có một vị Bà La Môn đến chửi mắng Phật, Phật vẫn im lặng, người ấy chửi mắng đã, rồi bỏ ra về. Thấy thế ông A Nan hỏi Phật: “Sao Đức Thế Tôn không có lời nào?”
Đức Phật bảo:
“- Như người mang bánh đến cho ta, nhưng   ta  không  nhận  thì người  ấy  làm sao? Họ đem bỏ hay mang  về?”
Ông A Nan nói:

“- Bạch Thế Tôn, họ mang  về”.

Phật đáp:

“- Cũng vậy họ chửi ta mà ta không chửi lại và không hờn giận họ thì cũng giống  như  một  người  mang   bánh  cho  ta mà ta không nhận thì họ phải mang  về nhà”.
Cách thức im lặng như Thánh là chúng ta không nhận những lời mắng chửi nhạo báng trên, còn chúng ta mở lời nói trái, phân phải là



chúng ta đã nhận những lời mắng chửi nhạo báng  đó.  Cũng  giống  như  người  ta  mang bánh cho mình  vậy, không nhận thì họ mang về. Lối nhẫn  nhục  trên  đây  thật  là  tuyệt  vời,  nhưng nếu chúng ta không rèn luyện tu tập đầy đủ sức định tỉnh thì cũng khó im lặng như Thánh.
Xưa, ông Phú Lâu Na xin Phật đi vào một xứ xa để độ họ tu tập thiện pháp, nhưng người dân ở đó rất là hung dữ. Phật hỏi ông:
-           Khi người ta chửi ông.

Ông đáp:

-           Người ta còn thương  con.

Ví  dụ:  Khi người  ta  chửi  con nói  con là ngoại đạo thì con nên thương họ, vì họ nói như vậy  chính  họ  là  ngoại  đạo.  Chỉ  có  ngoại  đạo mới tâm hung dữ chửi mắng người như vậy.
Phật hỏi:

-           Khi người ta đánh ông.

Ông Phú Lâu Na đáp:

-           Người ta còn thương  con.

Phật hỏi:

-           Khi người ta giết ông.

Ông đáp:



-           Người ta thương  con.

Pháp  sai  chứ  người  đâu  có  sai,  pháp  có pháp ngoại đạo, chứ người đâu có người ngoại đạo, chỉ  vì người theo  pháp sai mà  không biết, cho nên chửi mắng người khác là ngoại đạo làm sai. Vì biết đâu vui kia mất nọ, vui nọ mất kia, người  bỏ  pháp  tà  tu  lại  đúng  chánh  pháp  thì sao gọi họ là ngoại đạo được.
Cho nên, khi người ta mắng chửi mình  thì mình   chỉ   nên   im   lặng   như   Thánh   và   nên thương họ vì họ là người đáng thương.





THANH MINH

Câu hỏi của Chơn Đức


Hỏi: Kính thưa Thầy! Có những điều vu khống sai sự thật, có cần phải thanh  minh  làm sáng tỏ không?

Đáp:  Có  lúc  cần  thanh  minh  nhưng  cũng có lúc không cần thanh minh.
Nếu chung quanh chúng ta toàn là những người ác thì chúng ta không nên thanh minh vì



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!