Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 6 -5



sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Đông  Độ  không  bao giờ có pháp môn này.

TRÝNG TRONG L×NG SƯ TỬ
Câu hỏi của phật tử Luân
Hỏi:  Kính thưa   Thầy!  Đạo  Phật  duy nhất có một pháp môn đưa đến quả giải thoát khổ đau sanh tử luân hồi, đó là pháp môn Giới, Định, Tuệ. Song hiện nay chúng con thấy phần lớn tu sĩ không tu về giới luật nên oai nghi tế hạnh  không  có, sống  phạm  giới  quá  nhiều,  tức là họ không tu đúng pháp môn của đức Phật. Vậy chúng con xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ, những tu sĩ này tu hành như vậy có lợi ích  gì  cho Phật  giáo,  cho xã  hội  và  cho bản thân họ, còn ngược lại thì tai hại như thế nào?
Đáp: Những giới luật của Phật là những hành động đạo đức làm Người, làm Thánh, chứ không phải  giới luật  của Phật là  pháp  luật  thế gian. Ở đời người ta nghe nói đến giới luật là người ta liên tưởng đến pháp luật của một quốc gia.  Không  phải  như  vậy  đâu,  nếu  chúng  ta
 hiểu giới luật Phật như một pháp luật là chúng ta  đã  tự  trói  buộc  mình,  tức  là  ức  chế  tâm  thì còn  có  nghĩa  lý  gì là  đạo  đức  không  làm  khổ mình,  khổ  người.  Vì  tự  lấy  giới  luật  mà  trói buộc  mình  là  đã  tự  làm  khổ  mình  thì không còn  gọi  là  pháp  tu  giải  thoát.  Và  như  vậy  thì giới luật làm sao gọi là pháp môn vô lậu được.
Phật dạy có ba pháp môn vô lậu, nếu ai tu tập thì sẽ được giải thoát ngay liền, ba pháp môn tu tập giải thoát đó là:
Giới giải thoát Định giải thoát Tuệ giải thoát
Giới luật được tu tập thì tâm được giải thoát,  tâm  được  giải  thoát  thì không  còn  khổ đau, phiền não, sợ hãi, lo toan...
Định được tu tập thì thân được giải thoát, thân được giải thoát là làm chủ được thân bệnh
tật.

Tuệ  được  tu  tập  thì không  gian  và  thời gian  không  còn chia cắt  và  trải  dài, vì thế  mà chấm dứt được sự tái sanh luân hồi.
Ba pháp  môn  này  có  lợi  ích như  vậy  thế mà  tu  sĩ  thời  nay  lại  phạm  giới,  phá  giới  thì làm sao tâm được giải thoát.



Như  lời  đức  Phật  đã   dạy:  “Những  tu   sĩ phạm  giới,  phá  giới  là  những  tu  sĩ  không  làm ích  lợi  cho Phật  giáo  mà  còn  diệt  Phật  giáo giống  như  trùng  trong lông  sư tử  sẽ  giết  sư tử chết”.
Những tu  sĩ  phạm  giới, phá  giới  là  những loại  ký  sinh  trùng  trong  xã  hội,  không  ích lợi cho xã  hội  mà  còn  để  cho xã  hội  mang  một gánh nặng vì họ.
Hỡi  các  bạn  tu  sĩ  và  cư sĩ  thân  mến!  Các bạn là những người tu sĩ và cư sĩ của Phật giáo, các  bạn  phải  tu  như thế  nào  cho xứng  đáng  là đệ  tử  của  đức  Phật.  Đừng  vì  danh,  vì  lợi  mà quên đi bổn phận trách nhiệm của mình.  Trách nhiệm của mình là phải thắp sáng ngọn đèn chánh pháp của Phật.
Hai  mươi lăm thế kỷ nay tà giáo ngoại đã xen  vào  làm  cho Phật  giáo  ô  uế,  đã  làm  cho Phật giáo mang đầy những tiếng tai không tốt. Hiện giờ chúng ta là những tu sĩ và cư sĩ Phật giáo, không lẽ chúng ta tiếp tục nối giáo cho ngoại  đạo  diệt  Phật  giáo  hay  sao?  Chúng  ta phải làm cái gì?
Trước tiên, chúng ta phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống đúng phạm hạnh. Đời sống thiểu  dục  tri túc,  ba  y  một  bát;  sống  không
 chùa to  Phật lớn, lấy gốc  cây làm  giường nằm. Đó là giai đoạn thứ nhất chấn chỉnh lại Phật giáo  mà  trách  nhiệm  và  bổn  phận  là  Tăng  Ni và cư sĩ. Nếu Tăng Ni và cư sĩ không thực hiện những  điều  này  thì chắc  chắn  Phật  giáo  sẽ  đi vào trong bóng đêm đen tối.
Kế  tiếp,  chúng  ta  phải  thực  hiện  thiền định, thực hiện thiền định như thế nào? Thực hiện thiền định là phải ly dục, ly ác pháp; phải diệt  tầm  tứ;  phải  ly hỷ  tưởng;  phải  tịnh  chỉ thân hành. Để chứng tỏ cho mọi người biết sức lực của thiền định làm chủ sự sống chết một cách cụ thể rõ ràng. Đó là giai đoạn thứ hai để chứng  minh  thiền  định  của  đạo  Phật  siêu  việt như  vậy,  không  có  một  pháp  thiền  nào  hơn được.
Cuối  cùng,  chúng  ta  thực  hiện  trí tuệ  vô lậu  để  chấm  dứt  tái  sanh luân hồi, không gian và thời gian không còn tác dụng lên chúng ta được  nữa.  Đó  là  giai  đoạn  thứ  ba  để  minh chứng  đạo  Phật  cụ  thể,  thiết  thực  lợi  ích  rất lớn cho loài người như vậy.





LÀM  SAO PHÂN BIT  ĐƯỢC TU SĨ
GIÂ HAY THẬT TRONG PHẬT GIÁO
Câu hỏi của phật tử Luân
Hỏi:  Kính thưa  Thầy,  đời  sống  phạm hạnh  của  một  tu  sĩ  Phật  giáo  như  thế  nào? Làm  sao để  biết  được  người  nào  là  tu  sĩ  Phật giáo thật và người nào là tu sĩ Phật giáo giả để cho chúng con khỏi bị lừa bịp.
Đáp: Đời sống Phạm hạnh của một tu sĩ Phật giáo là đời sống đức hạnh của một bậc Thánh Tăng, vì thế chúng ta dễ nhận xét.
Một vị Thánh Tăng không phải ở chỗ y áo cà  sa mà  ở  chỗ  không  phạm  giới  luật.  Trong giới  luật  của  một  vị  tu  sĩ  giải  thoát  thì sự  ăn mặc không cần sang đẹp, nhưng phải ăn mặc đàng  hoàng,  sạch  sẽ  dù  là  chiếc  y  phấn  tảo cũng  phải  được  giặt  sạch  sẽ.  Khi bước  ra khỏi thất thì y áo phải được tề chỉnh nghiêm trang, mặc y không được để bày da hở thịt. Ngược lại, ăn  mặc  y áo  sang đẹp  cũng  như  ăn  mặc  rách rưới   lang   thang   và   không   nghiêm   trang   tề chỉnh đều là tu sĩ giả, không phải là những bậc chân tu của Phật giáo.
 Không  được  trang  điểm  dầu  thơm  chuỗi hạt,  lấy  gốc  cây  làm  giường  nằm,  thường  thọ trai  ngồi  xếp  bằng  dưới  đất.  Còn  trang  điểm làm  đẹp  bằng  chuỗi  hạt  dầu  thơm,  còn  nằm trên giường cao rộng lớn, mền êm nệm ấm, còn thích thọ thực trên mâm cao cỗ đầy, thì đây là tu sĩ giả, không phải Thánh hạnh như vậy.
Không được cất giữ tiền bạc châu báu, không được ở trong chùa to tháp lớn như cung đình  điện  ngọc.  Còn  cất  giữ  tiền  bạc  châu  báu là tu sĩ giả, không phải Thánh hạnh.
Không  được  ăn  uống  phi  thời,  ngày  một bữa đủ nuôi thân sống, ăn uống nhiều bữa là gánh nặng cho Phật tử, ăn uống nhiều bữa là tu sĩ giả, không phải là bậc Thánh Tăng.

H TRÌ  CÁC CĂN
Câu hỏi của Nhật Lý
Hỏi: Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con để hộ  trì các căn như đức Phật dạy: “Chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng  riêng”.  Làm  thế  nào  để  khi sáu  căn  tiếp
 xúc   sáu   trần   không   nắm   giữ   tướng   chung, tướng riêng của nó?
Đáp: Sáu căn tức là: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình;  sáu trần là: sắc (hình  dáng), thanh,  (âm  thanh),  hương (mùi  thơm),  vị  (mùi vị),  xúc  (cảm  giác),  pháp  (mọi  sự  việc  chung quanh ta).
Bây giờ chúng ta phải hiểu rõ tướng chung như thế nào? Và tướng riêng như thế nào?
Đối với sắc khi mắt vừa thấy một hình dáng toàn diện, đó là tướng chung, còn thấy rõ ràng từng đường nét của hình dáng là tướng riêng.
Ví dụ:  Khi chúng  ta  vừa  thoáng  thấy  một hình  bóng  cô  gái,  hình  bóng  vừa  thoáng  thấy đó  là  mắt  thấy  sắc  tướng  chung  của  cô  gái. Nhưng đến khi lại gần thấy rõ gương mặt, mũi, miệng, tay chân, thân hình và cách trang sức của cô, đó là mắt thấy sắc tướng riêng.
Chúng   ta   hãy   nghe  đức   Phật   dạy  ông Anan   phòng   hộ   sáu   căn   khi  mắt   thấy   sắc không nắm giữ tướng chung và tướng riêng của nó.
 Ông Anan hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Chúng con là những tu sĩ trẻ tuổi, khi gặp người nữ thì chúng con phải làm sao?”
Đức Phật đáp: “Không nên gặp”.
Câu hỏi của ông Anan trên đây có nghĩa là khi mắt  thấy  tướng  chung của  sắc  thì làm  sao cho mắt đừng dính sắc?
Đức   Phật   đáp:   “Không   nên   gặp”.   Có nghĩa   là   giữ   gìn  mắt   đừng   cho  thấy   tướng chung của  nó,  vì  khi đã  thấy  thì xả  bỏ  ra rất khó khăn. Đó là cách phòng hộ thứ nhất của người  tu  sĩ  đạo  Phật,  có  nghĩa  là  ngừa  bệnh hơn trị bệnh.
Vì  vậy,  người  tu  sĩ  đạo  Phật  muốn  phòng hộ sáu căn để khỏi tiếp xúc sáu trần thì khi đi, đứng,  nằm,  ngồi  mắt  phải  nhìn  xuống,  không ngó qua, ngó lại, không liếc ngược liếc xuôi. Tai cũng vậy, cố lắng nghe mọi sự hoạt động trong thân, không được lắng nghe âm thanh bên ngoài.
Vì Thế, đức Phật dạy chúng ta tu tập thân hành niệm  nội  hay ngoại  cũng nhằm  mục đích phòng  hộ  mắt,  tai,  mũi,  miệng,  thân,  ý  của mình  không cho dính mắc sáu trần.
 Đi  tôi  biết  tôi  đang  đi,  thở  tôi  biết  tôi đang thở  hoặc  làm  việc  gì thì tôi  biết  tôi đang làm việc đó. Đó là pháp phòng hộ sáu căn đệ nhất  của  đạo   Phật  mà  các  nhà  học  giả  họ không hiểu nên thường dạy mọi người tu trong việc làm. Pháp phòng hộ mà thành pháp ức chế tâm  thật là  buồn cười  cho những người  mù  dắt một đám người mù đi.
Ông  Anan hỏi tiếp:  “Bạch  Thế Tôn! Lỡ chúng  con  gặp  thì sự  giữ  gìn không  cho mắt  dính sắc  thì chúng  con phải  làm  như thế nào?”
Đức Phật đáp: “Đừng nói chuyện”.

Đây là cách phòng hộ thứ hai. Có nghĩa là thấy  được  tướng  chung của  đối  tượng  thì phải mau mau tránh  xa. Đừng  nói  chuyện,  có  nghĩa là  đừng  sáp  lại  gần,  sáp  lại  gần  tức  là  thấy tướng riêng vì tướng riêng khó bỏ hơn tướng chung.
Trên đây là hai pháp ngăn ngừa. Người tu sĩ  biết  dùng  pháp  ngăn  ngừa là  tốt  nhất trong sự  tu  tập  phòng  hộ  sáu  căn.  Pháp  ngăn  ngừa thứ nhất như ông Anan  đã  hỏi đức Phật ở trên là không cho thấy tướng chung, không thấy tướng chung thì làm sao có dính mắc được.

 Pháp  thứ  hai  là  pháp  ngăn  ngừa  không cho thấy tướng riêng, mà đã  không thấy tướng riêng thì làm sao dính mắc được.
Bây  giờ  chúng  ta  đọc  lại  câu  hỏi:  “Để  hộ trì các  căn”, đức Phật dạy: “chớ  có  nắm  giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng”.
Chúng tôi lấy câu chuyện ông Anan hỏi Phật để trả lời và giảng rộng cách thức hộ trì các  căn  mà  đức  Phật  đã  cô  đọng  qua lời  nói ngắn  gọn  khiến  cho chúng  ta  không  biết  đâu mà thực hành.
Tóm lại, sự  phòng hộ, hộ trì các  căn là tu chánh niệm  tĩnh giác  thân hành niệm  thì tâm không  dính   mắc  sáu  trần.  Đó  là  pháp  môn ngăn ác pháp, ly dục tuyệt vời của đạo Phật, chúng ta nên nhớ lấy mà tu tập. Phần nhiều tu sĩ  thời  nay  không  tu  tập  phòng  hộ,  hộ  trì các căn,  vì  thế  tâm  thường  phóng  dật  chạy  theo sáu trần, do đó mà tu mãi không thành tựu.
Về   cách   thức   hộ   trì  sáu   căn   như   câu chuyện  ông  Anan  hỏi  Phật  thì quý  Thầy  cũng đã  hiểu rồi. Nhưng câu hỏi của con ở đây nhắm vào  chỗ  tu  tập  khi sáu  căn  tiếp  xúc  sáu  trần chứ không còn là phòng hộ, hộ trì nữa mà là đi sâu  vào  phương pháp  hóa  giải  cho căn  và  trần không  dính  mắc.  Muốn  biết  pháp  hóa  giải  căn
 và trần không dính mắc thì chúng ta lắng nghe ông Anan hỏi Phật.
Ông   Anan  hỏi   Phật:   “Lỡ   chúng   con nói chuyện thì làm sao?”.
Đức   Phật   đáp:   “Quán   như  em,  như chị, như mẹ”.
Trong  hội  chúng  này  có  vua  Ba  Tư Nặc tham  dự nên nhà vua quỳ xuống hỏi Phật:  “Bạch  Thế  Tôn!  Chúng  con là  hàng cư sĩ không thể quán như vậy được”.
Đức Phật đáp: “quán bất tịnh”.

Qua hai câu trả lời trên đây chúng ta hiểu đức  Phật  đã   dạy  chúng  ta  tu  tập  pháp  môn Định Vô  Lậu. Đối  với  sắc  tướng của nữ  giới  để không  dính  mắc  tâm  mình  thì phải  quán  như em, như chị, như mẹ, và  nếu  còn dính  mắc  thì phải  quán  bất  tịnh.  Đối  với  các  sắc  pháp  của vạn  hữu  thì ta  phải  quán  vô  thường,  khổ,  vô ngã; phải thấy sự nguy hiểm, sự tai hại, sự khổ đau của  các  sắc  pháp;  phải  tưởng  nhàm  chán các  sắc  pháp.  Có  tưởng  có  quán  như  vậy  thì tướng chung tướng riêng không dính mắc.
Tóm lại, khi sáu căn tiếp xúc sáu trần không nắm giữ tướng chung tướng riêng của nó
 thì chúng  ta  nên  tu  Định Vô  Lậu,  tức  là  diệt các ác pháp và ly dục trong ta.
Cách thức tu tập như vậy gọi là phòng hộ, hộ  trì các  căn  không  nắm  giữ  tướng  chung và tướng riêng của nó.

THẾ GIỚI SIÊU HÌNH
Câu hỏi của Mỹ Linh (Tú)
Hỏi:  Kính thưa Thầy,  trong “Giáo  Án... tập  3”  Thầy  nói:  khi  còn  sống  mọi  hoạt  động của con người đều “lưu lại” ở từ trường trong không  gian,  và  chỉ  người  nào  có  tưởng  thức mạnh  mới  giao  cảm  được  với  tần  số  của  từ trường  ấy  mà  “thấy  và  nghe  được”  những  sự việc  đã  diễn  ra của  người  chết.  Như  cô  Khang bị rứt móng tay... Tóm  lại,  vậy  là  “có”  linh hồn người chết, nhưng  người thấy người không, chứ nói “không có” linh hồn, thì mọi người không ai chịu tin  hết  Thầy  ạ!  Rồi  họ  đưa  ra việc  cầu hồn, thấy ma...
Thưa Thầy: Hay là Phật nói không có linh hồn,  vì  nó  có  nhưng  không  thật;  hay  để  con  người  không  nhớ  thương,  không  ỷ    lại  nương tựa tha lực?
Đáp: Không phải vậy, không phải vì lý do nhớ  thương  hay ỷ  lại  mà  đức  Phật  nói  không có thế giới siêu hình,  mà thật sự hoàn toàn thế giới siêu hình  không có. Trong vấn đề linh hồn người  chết  có  hay  không,  điều  này  đã   mang nặng  một  dấu  ấn  trong  tâm  của  mọi người  là có  linh hồn  người  chết.  Muốn  xác  định cho rõ ràng  điều này,  thì không  có  cách  nào  hay hơn bằng chính người ấy phải tự nhập Tứ Thánh Định, an  trú  trong  ấy,  rồi  dùng  Trạch  Pháp Giác  Chi  hướng  tâm  đến Thiên  Nhãn  Minh quan sát  thế  giới  siêu  hình,  thì chừng  đó  mới xác  quyết  chắc  chắn  rằng:  người  chết  không còn   có  linh hồn  tồn  tại  hay  là  không  có  sự sống sau khi chết.
Ở   đây,  Thầy  đã  giải  thích  rất  nhiều  về vấn  đề  thế  giới  siêu  hình,  nhưng  ai  là  người hiểu  vấn  đề  này.  Người  tri âm  khó  gặp,  tri kỉ khó  tìm. Người  nghe  được tiếng  đàn  của  Bá Nha, chỉ có Tử Kỳ mà thôi. Nhưng Tử Kỳ chết, Bá Nha đập nát chiếc đàn. Vì trên đời này còn có ai nghe được tiếng đàn của mình.  Thầy cũng vậy,  chỉ  có  người  nào  tu  chứng  quả  A La  Hán mới hiểu được tiếng nói của Thầy.
 Thầy  sẽ  không  phụ  lòng  những  câu  hỏi của  các  con, Thầy  cố  gắng  trả  lời  cho các  con hiểu.
Các con nên hiểu thế giới mà loài người đang  sống  là  một  thế  giới  sắc  tướng,  có  sự sống, có vạn vật hiện hữu, thế mà đức Phật gọi nó là thế giới tưởng thì chúng ta có tin không?
Thế  giới  của  chúng  ta  đang  sống  không phải do “tưởng uẩn làm ra”  như thế giới siêu hình  mà do các duyên hợp lập thành. Vì thế, không có một vật gì thường hằng, luôn tan hoại theo  thời  gian  năm  tháng.  Thế  mà  chúng  ta điên  đảo  tâm,  điên  đảo  tưởng,  điên  đảo  tình, điên  đảo  kiến  chấp  thủ  mọi  vật  là  có  thật,  là ta, là của ta v.v.. Thế giới hiện hữu là không có thật, vì thế mọi vật thường vô thường. Trên thế gian không có một vật gì là trường cửu vậy mà mọi  người  cho nó  là  có  thật  thì không  phải  đó là điên đảo sao?  Do cho nó có thật, nên mọi người cố làm ra cho nhiều, cố làm ra cho nhiều nên làm ra nhiều điều ác. Do làm nhiều điều ác nên phải thọ chịu những quả khổ đau.
Với  đôi  mắt  của  Phật  nhìn  mọi  vật  trên thế gian này, như bong bóng nước, như hoa phù du sớm  nở  tối  tàn,  đó  là  một  bằng  chứng  thật sự.  Vì  thế,  đức  Phật  cho  rằng  thế  giới  mà
 chúng  ta  đang  sống  là  thế  giới  của  tưởng  tri. Vậy mà có ai tin đâu.
Chúng  ta  lại  một  lần  điên  đảo  nữa,  cái hình bóng của thế giới hiện tượng hữu hình tưởng tri này lại cho là thế giới siêu hình.
Ví  dụ:  Một  cuộn  băng  video  thu  những hình ảnh núi, sông, nhà cửa, người và vạn vật đang sinh hoạt nhảy múa. Với những hình  ảnh này chúng ta cho đó thế giới siêu hình  sao?
Những hình  ảnh núi, sông, đất đá, cây cỏ, người và thú vật trong băng video hiện ra và hoạt động được là nhờ dòng điện, đầu máy và màn hình.
Còn thế giới siêu hình cũng vậy, nó được hiện  ra  và  hoạt  động  là  nhờ  tưởng  uẩn  của chúng ta bắt gặp và lập thành, chứ nó không có
thật.

Các  con cũng nên biết  và  phân biệt  tưởng cho rõ ràng. Tưởng có hai phần cụ thể:
1-   Ý  thức  tưởng  là  chúng  ta  dùng  ý  thức mà tưởng tượng ra một vật mà vật đó không có ở trước mắt.
2-  Tưởng thức tưởng là do năng lực hoạt động của tưởng uẩn khiến cho những hình  ảnh của  thế  giới  sắc  tướng  hiện  hữu  của  loài  người
 đang sống đã  được lưu lại trong không gian trở thành  linh động,  khiến  cho mọi  người  chưa đủ trí tuệ  sáng  suốt,  đang  sống  trong  điên  đảo tâm,  điên  đảo  kiến,  điên  đảo  tưởng,  điên  đảo tình mới cho những hình  ảnh ấy là có thật thế giới  siêu  hình  thật.  Vì  thế  mới  có  việc  cầu  cơ, cầu hồn, thấy ma, thấy quỉ v.v..

PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Phật   giáo   Đại
Thừa có phải là Phật giáo chánh thống không?

Đáp: Phật giáo Đại Thừa không phải là Phật giáo chánh thống, mà là Phật giáo theo kiểu  kiến  giải  giáo  pháp  của  Bà  La  Môn.  Hay nói cách khác Phật giáo Đại Thừa là đạo Bà La Môn  lấy  tên là  Phật  giáo  Đại  Thừa  để  lừa  đảo tín đồ  Phật  giáo.  Cho  nên,  nghĩa  lý  toàn  bộ kinh sách  Đại  Thừa  là  Giáo  pháp  của  Bà  La Môn chính gốc.


 THIỀN ĐÔNG Đ
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Thiền  Đông  Độ có phải là của Phật giáo hay không?
Đáp: Thiền Đông Độ không phải là của Phật  giáo  mà là của Lão giáo  Trung Hoa (Tiên Đạo).   Tư  tưởng  Lão   Trang   Trung   Hoa  phát triển,  có  những  điểm  tương  đồng  với  tư  tưởng kinh sách  phát  triển  Đại  Thừa  giáo,  Ấn  Độ giáo. Vì thế, sau này Phật  giáo Đại  Thừa đồng hóa  tư tưởng  Lão  giáo  lấy  tên  là  “Phật  giáo Tối Thượng Thừa” hay còn gọi là “Thiền Tông”.  Chủ  trương  của  Thiền Tông  là  kết  hợp Lão   Giáo   và   Đại   Thừa,   nên   thường   gọi   là “Thiền Giáo đồng hành”.
Phật   giáo   Đại   Thừa   là   Phật   giáo   Bắc truyền  thuộc  Bà  La  Môn  Giáo  và  Ấn  Độ  Giáo kết  hợp  và  phát  triển  theo  tưởng  giải  tạo  ra. Cho nên,  những  tư  tưởng  trong  kinh sách  Đại Thừa  là  tư  tưởng  của  hai  giáo  phái  này.  Tư tưởng  của  hai  giáo  phái  này  mang  tính chất trừu tượng, mơ hồ, ảo giác và đầy dẫy sự mê tín



v.v.. Lấy thế giới siêu hình  làm nơi an trú cuối cùng.

NIÊN LỊCH PHẬT GIÁO
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi: Kính thưa Thầy! Phật lịch 2.546 năm  và  2.626 năm. Vậy  niên lịch nào  đúng và niên  lịch nào  sai, xin  Thầy  dạy  cho chúng  con
biết.
Đáp: Hiện giờ, tín đồ Phật giáo trong nước, cũng như ở khắp  thế  giới  đều  không biết rõ  ngày  tháng  năm  sanh của  đức  Phật,  vì  lịch sử của đức Phật không có ghi chép cụ thể. Hiện giờ  tín đồ  Phật  giáo  đều  dùng  Phật  lịch  2.546 năm  theo  hệ  Nam  Tông,  chứ  ít ai  dùng  2.626 năm theo hệ Bắc Tông.
Niên lịch Phật giáo Bắc Tông không đáng cho  tín  đồ   Phật   giáo   tin tưởng,   vì  thế   mà không dùng niên lịch Bắc truyền.
Mặc   dù  lịch  sử   chưa  chứng  minh  được Phật  lịch  năm  nào  đúng,  sai  là  vì không có  sử liệu   ghi  chép   lại   chính   xác.   Cho  nên,  năm
 2.546  và  năm  2.626  đều  không  đúng.  Nhưng hiện giờ chúng ta dựa vào những cuộc họp Phật giáo  thế  giới,  chấp  nhận  lấy  năm  2.546  làm niên  lịch  Phật  giáo.  Bây  giờ  phần  đông  tín đồ Phật  giáo  quen dùng  niên  lịch  Phật  giáo  năm
2.546 năm là đúng hơn 2.626 năm.


THUYẾT PHÁP 45 NĂM VÀ
49 NĂM, NĂM NÀO ĐÚNG?
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi:  Sai  biệt  giữa  Nam  Tông  và  Bắc Tông  về  thời  gian  trụ  thế  và  thuyết  Pháp  của đức  Phật 45 năm  theo Nam  Tông 49 năm  theo Bắc Tông. Thưa Thầy bên nào đúng?
Đáp: Căn cứ theo kinh sách Nguyên Thủy là loại kinh sách gốc của Phật thuyết nên 45 năm thuyết Pháp đúng hơn. Còn 49 năm theo Bắc Tông là sai. Vì kinh sách theo Bắc Tông do kiến giải của các Tổ viết ra, nên có sự  bóp méo sự  thật,  vì  thế  49  năm  thuyết  pháp  không đúng. Bởi  vì Bắc  Tông cho bộ  kinh Bát  Nhã  là
 quan trọng  là  đệ  nhất  trong  các  kinh nên  nói rằng:  Đức  Phật  thuyết  pháp  cho hàng  Bồ  Tát
20 năm mới xong bộ kinh này.

Vì thế 49 năm thuyết Pháp là không đúng theo lịch sử chân thật của Phật giáo.
Nếu  chúng  ta  tính thời  gian  tu  chứng  và bắt  đầu  giảng  đạo  cho đến  chết  thì sẽ  rõ  thời gian.


KINH SÁCH NGUYÊN THßY VÀ
ĐẠI THỪA,  KINH  NÀO ĐÁNG TIN CẬY
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Những kinh  sách nào đáng được tin  cậy để tu được giải thoát xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:   Kinh  sách   Nguyên   Thủy   là   kinh sách  đáng  được  tin cậy  nhất.  Vì  đó  là  lời  dạy của   đức   Phật,   tuy   rằng   trong   các   Tổ   bên Nguyên   Thủy   cũng   có   thêm   bớt   rất   nhiều, nhưng những lời dạy của Phật còn rõ ràng nguyên gốc hơn nhiều. Còn kinh sách Đại Thừa
 không  đáng  tin tưởng,  vì  các  Tổ  tự  viết  kiến giải  theo  tư  tưởng  của  giáo  lý  Bà  La  Môn  mà viết  ra kinh Đại  Thừa.  Nên  đường  lối  và  cách thức tu tập đều quá sai, từ cúng bái, tụng niệm, chú  thuật  đều  chịu  ảnh  hưởng của Bà  La Môn. Cho đến pháp  tu  về  thiền định cũng đều thuộc về  thiền  tưởng  của  ngoại  đạo.  Cho nên,  Thầy Tổ  sau  này  tu  hành  chẳng  có  kết  quả  giải thoát.
Vì thế, kinh sách Đại Thừa là những loại kinh sách không đáng tin cậy, nó là những loại kinh tưởng, kinh nói không đúng sự thật, kinh nói những điều mơ hồ trừu tượng, kinh dùng để tranh cãi  hơn thua,  chứ  không  phải  kinh dùng để tu tập giải thoát làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người.
Cho nên, kinh sách Đại Thừa các bạn phải đề cao cảnh giác, nếu các bạn không cảnh giác thì cuộc sống tu hành của các bạn chẳng đi đến đâu, đời chẳng ra đời mà đạo chẳng ra đạo, rất uổng phí cho một kiếp làm người.





KINH SÁCH ĐẠI THỪA CĨ PHÂI LÀ CHÁNH PHÁP KHƠNG?

Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Kinh   Di  Đà,  Di Lạc, Địa Tạng, Pháp Hoa, Kim  Cang, Lăng Nghiêm và mật chú, v.v.. có phải chánh pháp của Phật nói hay không?
Đáp:  Tất  cả  mọi  kinh  sách  đã  kể  ra và nêu tên ở trên, toàn là kinh sách chịu ảnh hưởng của giáo lý Bà La Môn. Từ pháp hành, cúng bái, tụng niệm cho đến pháp thiền đều có vẻ  mơ  hồ  trừu  tượng,  mê  tín. Trong  các  kinh này  luôn  luôn  tạo  cách  dụ  dỗ  và  hù  dọa  như: “Dù   cho  tạo   tội   như  núi   cả.   Diệu   Pháp Liên  Hoa tụng  mấy  hàng”  hoặc  “Ai  không tin kinh này  đầu  sẽ  bị  bể  bảy  miếng”.  Và cuối cùng kinh nào cũng tự cho mình  là đệ nhất pháp.
Đọc  qua kinh  sách  này  nếu  người  nào  có trí thì nhận ngay ra liền kinh này không phải Phật  thuyết, vì thế  kinh này nó  không phải  là chánh pháp của Phật.



LUẬT TỨ PHẦN

Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ


Hỏi: Kính thưa Thầy! Những điều trong luật Tứ Phần có đầy đủ và đúng lời Phật dạy không?
Đáp:  Luật  Tứ  Phần  là  do  các  Tổ  biên soạn, dựa theo giới kinh có thêm bớt rất nhiều cho phù  hợp  với  hoàn cảnh, phong tục của mỗi người, mỗi dân tộc trên bước đường hành hóa truyền đạo. Do sự tùy thuận vào mỗi nước, mỗi phong tục của dân tộc nên các Tổ đã làm lệch ý Phật qua bộ giới luật Tứ Phần.
Muốn rõ được điều này xin quý vị đọc giới đức  Thánh  Tỳ  Kheo  Tăng,  Tỳ  Kheo  Ni thì sẽ
rõ.

Bộ giới luật này chưa được xem là đầy đủ, vì  trong  kinh Nikaya  Đức  Phật  dạy nhiều  bài kinh nói về thiện pháp, tức là giới mà trong Tứ Phần Luật không có. Sau này có điều kiện phải được chấn chỉnh để chỉ rõ cho mọi người biết Thánh hạnh của Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni.





KINH PHẠM VÕNG BØ TÁT GIỚI

Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ


Hỏi: Kính thưa  Thầy! Kinh  Phạm Võng Bồ Tát Giới có phải chánh pháp của Phật chăng? Xin  Thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ.
Đáp: Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới không phải  là  chánh pháp  của Phật  màø  là  của Bà  La Môn có thâm ý muốn diệt Phật Giáo nên mới chế ra Bồ Tát Giới.
Mục  đích  của  Bồ  Tát  Giới  là  bộ  sách  có hình  thức tổ chức người cư sĩ thành một tổ chức để phục vụ cho Phật Giáo Đại Thừa.
Phần  thứ  nhất  là  khuyến  dụ  người  cư sĩ thọ Bồ Tát Giới để góp công, góp của xây dựng đạo  pháp  của  Bà  La  Môn,  nhưng  sự  thật  là phục vụ cho quý thầy Đại Thừa:
1/   Cúng  bái  tế  lễ  để  cho Phật  tử  bỏ  tiền ra đóng góp.
2/        Làm  từ  thiện  cũng  do  Phật  tử  đóng

góp.



3/        Xây cất chùa to Phật lớn cũng do Phật

tử đóng góp.



4/   Cấm  Phật  tử  không được  tu  theo  Phật giáo Nguyên Thuỷ (Tiểu Thừa).
5/  Làm tất cả mọi công việc trong chùa chuyện lớn, chuyện nhỏ hoặc chuyện nặng nề khó khăn đều do Phật tử đóng góp công sức gọi là công quả.
Bồ  Tát  Giới  là  một  bộ  sách  khuyến  dụ Phật tử để lừa công sức và lừa của cải, tiền bạc của họ.
Bồ  Tát  Giới  là  một  loại   kinh  sách  với thâm ý diệt Phật giáo. Quý vị đọc cho kỹ lại bộ sách  thì mới  thấy  rõ  âm  mưu  thâm  độc  của Phật giáo phát triển Đại Thừa.

SỰ SAI BIỆT  GIỮA PHẬT GIÁO VÀ BÀ LA MÔN
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi: Kính  thưa  Thầy! Sự sai biệt giữa Bà
La Môn Giáo và Phật Giáo như thế nào?

Đáp: sự khác biệt giữa Bà La Môn giáo và Phật  giáo  có rất nhiều sự  sai  khác mà ít người để ý đến như:
 1- Phật  giáo  bình  đẳng  không  chấp  nhận giai  cấp,  nên  giai  cấp  nào  đến  với  Phật  giáo đều  được  hướng  dẫn  tu  tập  như  nhau  và  đều được chứng quả A La Hán không khác nhau. Trong  xã  hội  Phật  giáo  không  có  giai  cấp  nào cả, chỉ toàn là những người giới luật nghiêm chỉnh gọi là Hiền Giả, đó là những bậc chưa chứng quả A La Hán; còn những bậc vô lậu chứng quả A La Hán gọi là Thánh Giả, còn gọi là Trưởng Lão.
Ông Ca Chiên Diên là người sanh ra trong giai cấp cùng đinh,  được Phật tiếp độ tu tập chứng  quả  A  La  Hán.  Đó  là  đã  phá  giai  cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Cho giới nữ xuất gia chứng  quả  Thánh  A  La  Hán,  đó  cũng  là  đập phá  tư  tưởng  trọng  nam  khinh  nữ  của  xã  hội Phật giáo lúc bấây giờ.
Bà  La  Môn  chấp  chặt  bốn  giai  cấp  trong xã  hội,  cho giai  cấp  mình  là  trên  hết.  Chấp nhận với tinh thần trọng nam khinh nữ của xã hội. Đó là sự khác biệt giữa Phật giáo và Bà La Môn Giáo.
2- Phật  giáo  không chấp  nhận có  thế  giới siêu  hình,  thế  giới  siêu  hình  chẳng  qua chỉ  là hình  bóng  của thế  giới  hữu  hình  con người  mà thôi.
 Cái  nhìn  của  Phật  giáo  thiết  thực,  cụ  thể hơn,  nên  thế  giới  siêu  hình   là  thế  giới  của tưởng  tri,  chứ  không  phải  là  thế  giới  của  liễu
tri.
Bà  La  Môn  chấp  nhận  có  thế  giới  siêu hình  nên không giống đạo Phật ở chỗ này có vẻ mơ hồ. Đạo Phật phi thế giới siêu hình  nên đạo Phật thực tế hơn.
3- Đạo  Phật  không chấp  nhận tụng niệm, Bà  La  Môn  chấp  nhận  tụng  niệm.  Đức  Phật dạy: “Này Bà La Môn, một người tụng niệm chú  thuật  giỏi  mà  phạm  giới  còn  tham lam, trộm cắp, còn vọng ngữ, tà dâm thì người ấy có xứng đáng là Bà La Môn không?”. Xin các bạn trả lời.
Một   người   không   tụng   niệm,   không   vi phạm  giới  luật  không  giết  hại,  trộm  cắp,  tà dâm, vọng ngữ thì người ấy là người có xứng đáng là  Bà  La Môn không?  Do sự  so sánh này giữa  tụng  niệm  và  không  tụng  niệm,  giữa  trì giới  và  không  trì giới, mà  chúng  ta  biết  rất  rõ đức Phật không chấp nhận tụng niệm. Thế mà đạo  Phật  bây  giờ  đi  ngược  lại  đạo  Phật  ngày xưa.  Đạo  Phật  ngày  xưa  có  tiến  bộ  hơn  đạo Phật bây giờ. Đạo Phật bây giờ lùi lại ở thế kỷ lạc hậu ngày xưa.
 Như  vậy, đạo  Phật  có  sự  sai  khác  với  đạo Bà  La  Môn.  Nhưng  hiện  nay  các  chùa  mang danh là Phật giáo, mà thật sự là chùa Bà La Môn. Vì tứ thời tụng niệm ê a, tiếng chuông, tiếng mõ  vang rền. Còn chùa  Phật Giáo  không tụng  niệm,  chỉ  ngày  đêm  chuyên  cần  tu  tập ngăn ác  diệt  ác  pháp, đó  mới  chính  là  sự công phu  tu  tập  của  Phật  giáo.  Đó  là  sự  sai  khác giữa Bà La Môn và Phật giáo.
4- Bà La Môn chấp nhận có tướng tốt mới thành một tu sĩ Bà La Môn, còn Phật Giáo thì không chấp  nhận tướng tốt, nên đức  Phật dạy: “Người  có  tướng  tốt  mà  còn  tham  lam, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, còn ăn uống phi thời, còn cất giữ  tiền bạc  thì  chưa thành một Bà  La Môn”. Kinh sách Đại Thừa thường ca ngợi 32 tướng tốt  80 vẻ  đẹp của đức  Phật, nhưng trong kinh Nguyên Thủy thì đức Phật không chấp nhận,  bài  bác  tướng  tốt  của  Bà  La  Môn.  Như vậy các bạn nghĩ sao? Ba mươi hai tướng tốt 80 vẻ  đẹp  có  phải  là  của  Phật  giáo  không?  Đó  là sự khác biệt giữa Bà La  Môn và Phật giáo…
5-  Phật  giáo  không  mê  tín, Bà  La  Môn giáo  mê  tín. Kinh sách  dạy mê  tín như:  Kinh Địa Tạng  Vương,  kinh Vu  Lan  Bồn,  Kinh Di Đà. Kinh Bát Dương, kinh Viên Giác…



6- Phật  giáo  nương  vào  tự  lực của  mình, Bà  La  Môn giáo  nương  vào  tha  lực của  thần quyền  như:  Kinh Pháp  Hoa  Phẩm  Phổ  Môn, kinh Quy Ngươn,  kinh Vô  Lượng Quang, kinh Di Đà…
7- Phật  Giáo  không  khổ  hạnh  chỉ  tu  tập xả tâm, Bà La Môn khổ hạnh như: đứng một chân,  ngồi  kiết già  nhiều  giờ  khiến  cho thân mỏi  mệt  và  đau  nhức;  ăn  quá  ít, mùa  Đông nằm trong nước lạnh, làm cho thân chịu nhiều khổ  đau... Phật  giáo  không làm khổ  mình  như vậy, những pháp môn của Phật giáo thường tu tập xả tâm, đẩy lui các chướng ngại pháp trong thân, thọ, tâm, pháp. Sống một đời sống thanh thản  an lạc  và  vô  sự.  Đó là  sự  sai  khác  giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo.
8- Thiền Phật giáo tu tập chế ngự và xả tâm,  nên  có  bảy  năng  lực Giác  Chi  xuất  hiện giúp cho hành  giả  nhập  các định và  thực hiện Tam Minh. Ngược lại, thiền Bà La Môn tu tập ức chế, không xả tâm, không ly dục ly ác pháp, nên  rơi vào  thiền  định tưởng.  Đó   là  sự  sai khác giữa đạo Phật và Bà La Môn.
9-  Bà  La  Môn Giáo  chấp  có  đấng  Giáo Chủ, Phật  giáo  chấp không có đấng Giáo  Chủ. Người ta tôn xưng đức Phật lên làm đấng Giáo
 Chủ, nhưng  Đức  Phật chỉ xem mình  là một  Bà La Môn sống đúng phạm hạnh, chứ không phải như những Bà  La Môn phạm  giới, phá  giới, bẻ vụn giới, chuyên cúng tế, cầu siêu, cầu an v.v..
Xin quý vị nên đọc lại kinh Pháp Cú sẽ thấy đức Phật xác định Bà La Môn đúng và Bà La Môn sai, rồi suy ngẫm ra mới thấy đạo Phật được mọi người suy tôn thành đạo Phật, chứ không phải tự  đức Phật  thành lập ra đạo Phật như các tôn giáo khác.
Đức Phật khi tu xong, Ngài chỉ mong đem giáo pháp chân thiện mỹ của mình,  làm lợi ích cho mọi người, khiến cho mọi người sống biết thương nhau, đem lại hạnh phúc cho nhau, không  còn  làm  khổ  mình,  khổ  người  nữa,  đấy là ước nguyện của Phật cũng đủ lắm rồi, chứ Ngài đâu có nghĩ rằng: Ngày nay Phật giáo là một  tôn  giáo  thật  sự  như  vậy.  Một  tôn  giáo ngoài sự ước muốn của đức Phật.
Những điều chúng tôi  nói  trên đây là  một sự thật. Các bạn hãy nghe lời dạy cuối cùng của đức Phật trước khi chết: “Sau khi Ta nhập diệt  các thầy Tỳ  Kheo hãy lấy giới  luật  và giáo pháp  của Ta làm  thầy”.  Lời dạy này rõ ràng  đạo  Phật  không  phải  là  một  tôn  giáo  mà là  một  môn  học  về  đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  có  phương pháp  học  tập  và  rèn  luyện  hẳn hoi.  Như  vậy,  đạo  Phật  và  đạo  Bà  La  Môn không giống nhau, khác xa mọi mặt.
10- Bà La Môn với Phật giáo khác nhau một trời  một  vực. Bà  La Môn xây dựng có  tiểu ngã và đại ngã. Đại ngã là bản thể của vạn hữu ví như nước biển; tiểu  ngã là thể tánh của mỗi sinh vật ví như giọt nước. Khi một chúng sanh chết  thì thể  tánh  ấy  giống  như  giọt  nước  rơi vào biển cả thì chỉ còn là một khối nước. Ngược lại,  Phật  giáo  cho thế  giới  hữu  sắc  và  vô  sắc đều  là  thế  giới  tưởng,  không  có  một  vật  gì thường  hằng,  vĩnh  viễn,  luôn  luôn  vô  thường thay đổi từng sát na. Vạn vật sinh ra trong vũ trụ  do các  duyên  hợp  thành,  nên  khi tan  hoại thì không còn một vật gì tồn tại. Thân tâm con người  đã  là  không  thật  thì không  còn  có  một vật gì, một thế giới vô hình  ảo ảnh nào là chân thật cả. Vì thế, đạo Phật là Đạo vô ngã, chứ không  hữu  ngã.  Mà  cũng  không  phải  vô  ngã theo kiểu Đại Thừa và Thiền Tông. Vô ngã mà còn có Phật tánh, còn có cõi Niết Bàn, Cực Lạc Tây Phương, vô ngã mà còn có Ngọc Hoàng Thượng  Đế,  vô  ngã  thì không  có  Đại  ngã  và Tiểu  ngã  v.v..  Đó  là  những  sự  khác  biệt  giữa Phật giáo và Bà La môn.
 THÂM Ý CỦA BÀ LA MÔN VỚI PHẬT GIÁO
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Thâm  ý  của  Bà La  Môn  với  Phật  giáo  như  thế  nào?  Xin  Thầy dạy rõ cho chúng con biết.
Đáp: Thâm ý của Bà La Môn đối với Phật giáo  là  muốn  diệt  Phật  giáo  bằng  nhiều  thủ đoạn:
1/   Chế Bồ Tát giới cấm cư sĩ và tu sĩ học, không được tu tập theo kinh sách Nguyên Thủy (Tiểu Thừa).
2/   Dùng lý luận trí tuệ  Bát Nhã  đập  phá chân  lý  của  Phật  giáo.  “Vô   khổ,   tập,  diệt, đạo”.
3/   Luồn lách đưa giáo lý của mình  vào để thay thế giáo lý của Phật giáo.
4/   Đưa đức  Phật  Di  Lặc  ra để  thay  thế đức  Phật  Thích   Ca  làm  giáo  chủ  Phật  giáo trong thời vị lai.


 BÀ LA MÔN
Câu hỏi của Thượng Toạ Sắc Tứ
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Bà La Môn trong kinh  Pháp  Cú  mà  đức  Phật  ca ngợi  và  Bà  La Môn  nào  mà  đức  Phật  chê,  bài  bác.  Xin  Thầy dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Bà La Môn được đức Phật khen ngợi là   một  Bà   La  Môn  sống  đúng  giới  luật   và chánh  pháp  của  Phật,  còn  sống  không  đúng giới  luật  và  chánh pháp  của Phật  thì đức Phật chê,  không  chấp  nhận.  Vậy  chúng  ta  hãy  đọc lại những bài kinh Pháp Cú thì sẽ biết rõ ràng
hơn:

“Với người thân, miệng, ý Không làm các ác hạnh Ba nghiệp được phòng hộ Ta gọi Bà La Môn”
Thân, miệng, ý không làm các ác hạnh tức
là   sống   đời   sống   giới   luật   nghiêm   chỉnh, thường  tu  tập  các  pháp  ly dục  ly ác  pháp  diệt ngã xả tâm, tức là phòng hộ ba nghiệp.

“Đoạn hết các kiết sử
 Không còn gì lo sợ
Không đắm trước buộc ràng
Ta gọi Bà La Môn”
Đoạn  hết  các  kiết  sử,  tức  là  dùng  pháp ngăn ác diệt ác (Tứ Chánh Cần) đó là Bà La Môn tu đúng pháp được đức Phật chấp nhận. Không  đắm  trước  buộc  ràng,  tức  là  hộ  trì các căn:  mắt,  tai,  mũi,  miệng,  thân,  ý  không  cho dính  mắc  sáu  trần:  Sắc,  thinh,  hương, vị,  xúc,
pháp.

“Bỏ điều ưa, điều ghét

Thanh lương, không nhiễm ô

Hùng dũng thắng mọi cõi

Ta gọi Bà La Môn”

Thân  tâm  được  trong  sạch  không  cấu  uế như   vầng   trăng   sáng,   tịnh   lặng   giữa   đêm trường  sâu  thẳm  và  tất  cả  những  hữu  ái  đều được  đoạn  trừ.  Nếu  người  nào  giữ  thân  tâm được như vậy là tu tập Tứ Niệm Xứ được viên mãn. Người ấy được đức Phật chấp nhận là một Bà La Môn.
“Như trăng sạch không uế Sáng trong và tịnh lặng Hữu ái được đoạn tận
 Ta gọi Bà La Môn”
Tóm lại, người được đức Phật gọi là Bà La Môn  là  phải  sống  đúng  giới  luật  thường  ngăn ác  diệt  ác  pháp  “Chư   ác   mạc   tác,   chúng thiện  phụng  hành”.  Một  Bà  La  Môn  tu  tập và sống như vậy chính là tu sĩ Phật giáo, còn ngược  lại  là  một  Bà  La  Môn  của  đạo  Bà  La Môn  hay  nói  cách  khác  một  tu  sĩ  Phật  giáo sống  phạm  giới,  bẻ  vụn  giới,  sống  chạy  theo danh lợi làm những điều mê tín lừa đảo tín đồ là Bà La Môn của Đạo Bà La Môn.

 LỜI GIỚI THIỆU
Bước  vào  rừng  kinh   Pháp  Cú  chúng  ta ngơ ngác như người lạc lối vào rừng sâu, không biết  lối  ra. Kinh  Pháp  Cú  cũng  vậy,  khi  bước vào  rừng  kinh   Pháp  Cú,  chúng  ta  không  biết kinh  nào  đúng,  kinh  nào  sai. Đây  các  bạn  hãy đọc  một số  kinh  pháp  Cú  mà  hiện giờ  đã  được dịch ra Việt ngữ: Kinh  Lời  Vàng, Tìm  Hiểu  và Học Tập Kinh  Pháp Cú, Kinh  Pháp Cú Thí  Dụ, Tích Truyện Pháp Cú kinh  v.v..
Trong số kinh  Pháp Cú nhiều như vậy, có những  bài  kinh   giống  nhau,  nhưng   cũng  có những  bài  kinh   không  giống.  Vả  lại  các  nhà chú giải các kinh  Pháp Cú trên, chỉ ở trên ngôn ngữ giảng thuyết và soạn viết ra. Vì thế mà khó cho chúng  ta tìm  thấy  cho mình  một  lối  đi để có  thể  giải  quyết  được  đời  sống  đau  khổ  cho mình.
Đọc  kinh   Pháp  Cú  hay  thì  thật  là  hay, nhưng  hay trong ngôn từ, chứ không hay trong pháp  hành,  vì không có  pháp  hành  cụ  thể,  chỉ vì kinh  sách được  biên dịch và  chú  giải  do các học   giả,   chứ   không   phải   hành   giả.   Vì  thế, chúng tôi không biết phải hành như thế nào để

có  kết  quả  giải  thoát  những  đau  khổ  về  nội tâm của mình.
Lúc bấy giờ chúng tôi nghĩ rằng: Không lẽ kinh  là lời  Phật  dạy mà  chỉ  có  nói  suông  như ca dao, tục ngữ sao? Nếu lời Phật dạy chỉ là lời nói  suông  thì  còn  có  nghĩa  lý  gì.  Phải  không hỡi các bạn?
Bao nhiêu  dịch  giả,  giảng  sư giảng  dạy, chú thích  và cả những mẩu chuyện pháp cú để xác chứng nghĩa lý  của những câu kinh  này. Ý muốn của những học giả là làm  cho kinh  Pháp Cú  rõ  ràng  ý   nghĩa  hơn.  Chính  vì  lẽ   đó  mà kinh  Pháp Cú càng trở nên sai lệch ý  Phật, tối nghĩa, mất pháp hành.
Khiến  cho đọc  giả  đọc  kinh  Pháp  Cú  chỉ
thấy lời nói như tục ngữ, ca dao,  cách ngôn…

Sau  khi  tu  hành  xong chúng  tôi  đọc  trở lại bộ kinh  này do Phật tử ở  Tu Viện Như  Lai bên Mỹ gửi về, có nhã ý muốn chúng tôi làm sáng  tỏ nghĩa của những lời dạy này.
Hơn một năm nay chúng tôi rất bận nhiều việc, nên không làm  sáng  tỏ kinh  này được.
Nay  đã  đủ  duyên,  chúng  tôi  quyết  định làm  sống  lại  phương  pháp  tu  tập  Tứ  Thánh Định trong kinh  Pháp Cú.
 423  câu   kinh   Pháp   Cú   này   được   Hoà Thượng Minh Châu dịch. Vì chúng tôi chọn lấy những  câu  kinh  của  Hòa  Thượng  Minh Châu, vì Hòa Thượng là người dịch giả không thêm, bớt,  không  sửa  sai  từ  ngữ  mà  chỉ  trung thực theo chữ nghĩa dịch lại rất sát với nguyên bản. Còn  những  bản  kinh  Pháp  Cú  khác  thì  chúng tôi  xem  đó  là  kinh   phát  triển  thêm  bớt  rất nhiều.
Như Hoà  Thượng  Minh Châu  đã  nói:  “423 bài  kệ  trong kinh  này,  tóm  thâu  tinh  hoa giáo lý  đức  Phật”.  Như  vậy  423 bài  kệ  này  có  phải là  những  pháp  hành  và  những  kinh   nghiệm của  đức  Phật  trong giáo  trình tu  tập  để  đạt được đạo giải thoát.
Vì  thế,  chúng  tôi  sẽ  cố  gắng  diễn  đạt  để quý  bạn  có  một  pháp  hành  cụ  thể  từ  khi  bắt đầu cho đến viên mãn.
Muốn được vậy thì chúng tôi xin quý bạn hãy buông xuống tất cả những kiến giải và kiến chấp của quý bạn, để quý bạn hoàn toàn có một tâm   khách   quan.   Và   vì   thế,   khi   đọc   xong “Những  lời  Phật  dạy”  thì quí  bạn  mới  rõ  thấu đường đi của đạo Phật từ A đến Z hay nói cách khác, từ căn bản đến Tam Minh.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Trong 423 bài kệ này chính  là lời dạy của đức  Phật  như  Hoà  Thượng  Minh Châu  đã  xác định: “Giá  trị  bất  hủ  của kinh Pháp Cú  là ở  chỗ này, và ta cảm thấy không còn có sự trung gian của các vị Tổ sư kết tập kinh điển”, nhưng  theo chúng tôi nghĩ: Sự thêm bớt của người sau không thể nào tránh khỏi.
Riêng  chúng  tôi  đọc  kinh   Pháp  Cú  thấy ngay  được  pháp  hành  và  nền  đạo  đức  nhân bản- nhân quả của đạo Phật.
Để làm sáng tỏ đạo đức của đạo Phật qua
423 bài kệ, và xác chứng cho mọi người biết rằng: Đạo Phật có một nền đạo đức nhân bản thật  sự  mà  trong kinh  Pháp  Cú  đã  nói  lên  tất cả rõ ràng, cụ thể.
Cuối cùng, chúng tôi chỉ ước mong quí bạn hãy lắng nghe những lời chúng tôi diễn đạt với một tâm hồn vô tư trong sáng, thì  sẽ có lợi ích rất lớn cho các bạn, còn nếu các bạn cố chấp, tự ái,  mặc  cảm…  thì  chẳng  lợi  ích gì cho các  bạn mà khiến cho các bạn thêm căm tức.
Kính   thưa  các  bạn!  Chúng  tôi  chú  giải kinh  Pháp  Cú  là  vì muốn  đem lợi  ích cho các bạn, chứ riêng chúng tôi thì phải hao tâm tổn sức.  Chúng  tôi  mong  ước  mọi  người,  khi  đọc
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
những lời chú giải này, hiểu rõ cách thức tu tập và thực hành có kết quả ngay liền.
Kết  quả  giải  thoát  của  mọi  người  ra khỏi ác  pháp  và  tâm  tham,  sân,  si,  thì  đó  là  một niềm vui chân thật của chúng tôi.
Kết  quả  giải  thoát  của  mọi  người  là  nói lên được giá trị của kinh  Pháp Cú này. Và cũng nói  lên được  nền đạo  đức  nhân bản-  nhân quả của kinh  này.
Sau khi nghe lời dạy chân thật này của Phật,  không  gì hơn  là  mọi  người  phải  nghiêm túc  thực  hành mang lại  kết quả  thực  sự. Đó  là đền đáp ơn Phật.
Lời dạy của đức Phật không phải là thứ bánh vẽ, chỉ có lời dạy của ngoại đạo mới mang đến  cho chúng  ta  một  hy  vọng  mà  không  bao giờ đạt được.

Kính  ghi
Tu Viện Chơn Như
Tháng 5 năm 2002

 LỜI TỰA GIỚI THIU KINH PHÁP CÚ CỦA HÒA THƯỢNG MINH CHÂU

Tôi  dịch  tập  Dhammapada  ra tiếng  Việt để  cúng  dường  Phật  đản  2513  (1969).  Quyển kinh    Dhammapada    thuộc    tập    Khud    daka Nikaya   (Tiểu  bộ  kinh)   được  xem  như  quyển Thánh kinh trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trong kinh  sách Phật giáo. Không những 423 bài kệ trong kinh  này tóm thâu tinh hoa giáo  lý  đức  Phật,  nhưng  nhiều  bài  kệ  đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết. Và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thấy  như  thân nghe chính  lời  Phật  dạy  từ  hơn
2000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada   là  ở  chỗ  này,  và  ta  cảm  thấy không  còn  sợ  trung gian  của  các  vị  Tổ  sư kết tập kinh  điển.
Chúng tôi cho dịch theo thể kệ năm chữ một,  để  thật  trung thành  với  nguyên  văn,  và quí vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, đã dịch  hết  sức  sát  với  nguyên  văn,  và  nhiều  bài kệ  có  thể xem không thêm, không bớt, một chữ Pali chúng tôi cũng cố gắng tôn trọng đến mức
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
tối  đa. Vì đây  là  thể  kệ  chứ  không  phải  là  thể thơ  nên  không  có  thi hóa  trong bản  dịch  của
tôi.
Dịch tập Dhammapada  này ra thể kệ, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện mong sao những  lời  dạy  này  của  đức  Phật  sẽ  soi  sáng dẫn  đường  cho mọi  hành  động,  tâm  tư,  ngôn ngữ  của chúng ta. Và ở  trong một thời đại  đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù, láo khoét, những lời dạy này  của  đức  Phật  xoa dịu một  phần  nào  cho tâm  tư  đã  quá  căng  thẳng  hay  buồn  nản  của con người Việt Nam, làm con người Phật tử trở lại con người Phật tử.
Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513(1969)

Tỳ Kheo Thích  Minh Châu Viện Trưởng Viện
Đại Học Vạn Hạnh.


XÁC ĐỊNH CßA ĐỨC PHẬT VỀ
“Ý THỨC” CßA CON NGƯỜI CĨ TẦM  QUAN TRƯNG NHẤT  TRONG  ĐẠO PHẬT
LỜ I PHẬT DẠY
“Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta

Như xe  theo vật kéo”.

(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu).
CHÚ GIẢ I:

Đức Phật nói đến tâm, tức là nói đến cái biết của con người, nhưng cái biết của con người có ba cái:
1/   Cái  biết  của  ý  thức  (cái  biết  do  sự phân biệt của sáu thức hằng ngày).
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI

2/   Cái  biết của tưởng thức (cái  biết trong giấc mộng).
3/   Cái  biết  của  tâm  thức  (cái  biết  của thức uẩn, cái biết siêu không gian và thời gian, cái biết để thực hiện Tam Minh vô lậu của bậc A La Hán).
Vậy chữ tâm trong kinh Pháp Cú ở đây là cái biết nào cho đúng với nghĩa của nó này?
Xin  thưa  các  quý  bạn,  chữ  tâm  ở  đoạn kinh này  đã  làm  cho nhiều  người  đọc  dễ  hiểu sai ý Phật.
Theo kinh nghiệm  tu  hành  của  chúng  tôi thì chữ  tâm  mà  nhà  học  giả  dịch  dùng  ở  đây, chúng ta phải hiểu nó là “ý thức phân biệt hằng  ngày  trong cuộc  sống  của  chúng  ta”. Nó  chính  là  tri kiến  của  mỗi  người  đang  sử dụng hằng ngày.
Con đường tu tập của đạo Phật  lấy ý  thức phân biệt làm vũ khí tiến quân tấn công giặc tham, sân, si; giặc sinh tử luân hồi. Đó là ý của bài kinh này vậy.
Câu  kinh thứ  nhất  trong  kinh Pháp  Cú đức  Phật  đã   xác  định  cho  chúng  ta  biết  “Ý thức”  của  con người  rất  quan trọng  trong  vấn đề tu tập theo đường hướng của đạo Phật. Vì ý

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thức chủ động tạo tác mọi vấn đề trong cuộc sống  tốt  hoặc  xấu  đều  do nó.  Ngoài  ý  thức  ra thì con người không có một  vật  gì để chủ động điều khiển thiện hay ác pháp được.
Do thấu suốt được lý này, nên bốn chân lý của  đạo  Phật  mới  ra đời  để  giải  quyết  mọi  sự khổ đau của kiếp con người.
Cho  nên,  Chánh  kiến  và  Chánh  tư  duy trong  Đạo  Đế  là  gì các  bạn  có  biết  không?  Đó là  ý thức các  bạn ạ. Ý  thức dẫn đầu  trong giáo pháp của đức Phật một cách rõ ràng và cụ thể.

“Tâm dẫn đầu mọi pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác”

Hai  câu này là một pháp hành rất cụ thể. Đó  là  pháp  hướng tâm  “Như  lý  tác  ý”.  Tức  là “pháp dẫn tâm vào đạo”, nghĩa là khi biết tâm là ý thức dẫn đầu mọi pháp thì có đường đi để đạt được mục đích bất động tâm không còn khó khăn.
Hai  câu  kệ  này  đã  xác  định cho chúng  ta biết  chỉ  có  loài  người  mới  có  một  phương tiện tối  ưu như vậy.  Nếu  chúng  ta  biết  sử  dụng  nó, thì nó sẽ giúp chúng ta thoát khổ của kiếp làm người, còn nếu chúng ta không biết sử dụng, để tự  nó  dẫn  dắt  chúng  ta  đi,  thì chắc  chắn  cuộc
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
đời  sẽ  đen  tối  và  sự  đau khổ  triền  miên  bất
tận.
Nếu biết được “tâm dẫn  đầu  mọi  pháp” thì giờ  này  chúng  ta  đâu   có  đau  khổ.  Phải không hỡi các bạn?
Vì  nó  dẫn  đầu,  tức  là  nó  làm  chủ  mọi pháp. Làm chủ mọi pháp, trong mọi pháp đó, phải  có  pháp  sanh,  già,  bệnh,  chết.  Nhưng  cớ sao con người  lại  không  làm  chủ  những  điều
này?

Con  người   không   làm   chủ   được những điều này, là  vì con người không biết cách  điều khiển “ý”, để nó làm chủ mọi pháp.
Cho nên, hiện giờ “các pháp dẫn đầu tâm”, chứ không phải “tâm dẫn đầu mọi pháp”. Phải không hỡi các bạn?
Các pháp dẫn đầu tâm, vì thế tâm thường phải chịu đau khổ.
Hôm nay đức Phật xác định: “Tâm dẫn đầu  các  pháp”  chúng  ta  đã  sáng  mắt  ra và đã  hiểu  rõ  lời  dạy này  như  ánh  đuốc  soi vào đêm  tối.  Lời  dạy này  như  chúng  tôi  đã  nói  ở trên là một pháp hành cụ thể “dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn đạo vào tâm”.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Nhờ hiểu biết câu này, nên hằng ngày chúng ta dẫn tâm vào đạo: “tâm  như đất,  lìa tham,   sân,  si  cho  sạch;  tham,   sân,  si  là pháp  khổ đau phải  xa  lìa, viễn  ly”. Đó  là câu trạch pháp đầu tiên để  thực hiện dẫn tâm vào  thiện  pháp  và  dẫn  tâm  diệt trừ  ác  pháp “Tâm dẫn đầu mọi pháp”.
Lời chú giải này là một trong những kinh nghiệm  tu  hành  của  chúng  tôi  đã  mang  đến kết quả giải thoát một cách cụ thể rõ ràng. Chúng tôi chú giải câu kệ này, để các bạn hiểu những  lời  dạy của  đức  Phật  không  còn  là  thứ ngôn ngữ suông, mà từ lâu các bạn chỉ biết nó là một lời nói đúng và rất hay, chứ không ngờ nó là một phương pháp tu hành căn bản nhất của  đạo Phật.  Nếu  lời  chú  giải  này  có  lợi  ích thật sự cho các bạn thì các bạn hãy thực hành, còn  nếu  không  lợi ích thì xin  các  bạn  ném  bỏ nó, như ném bỏ một chiếc giày rách.
“Tâm dẫn  đầu  các  pháp”,  khi biết  nó là  pháp  ác  thì các  bạn có  nên  để  tâm  của  các bạn dẫn pháp ác đó  vào thân tâm bạn không?
Nếu  bạn  là  một  người  mất  trí thì mới dùng tâm mình  dẫn pháp ác vào tâm để  mình chịu khổ đau. Phải không các bạn?
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
Muốn làm sáng tỏ pháp dẫn tâm, nên đức Phật  đã  răn nhắc chúng ta bằng những câu  kệ kế tiếp sau:

“Nếu nói hay hành động

Với tâm tư ô nhiễm”

Câu kệ đầu có nghĩa là “nói hay hành động”  tức là dẫn tâm, còn câu  kế “với  tâm  tư ô nhiễm” tức là ác pháp.
Hai  câu kệ này có nghĩa là “dẫn tâm vào ác pháp”.
Dẫn  tâm  vào  ác  pháp  thì sẽ  như  thế  nào các bạn? Đức Phật xác định:

“khổ não sẽ theo ta

Như xe  theo vật kéo”

Bốn câu kệâ này có nghĩa là: Nếu người nào dẫn  tâm  vào  ác  pháp  thì sự  đau khổ  sẽ  không bao giờ mất, nó luôn luôn như chiếc xe theo vật kéo,  phước  còn  thì chưa thấy  tai  họa,  đến  khi phước hết thì họa khổ sẽ đến liền.
Tâm  tư  ô  nhiễm,  tức  là  tâm  ác,  tâm  làm khổ mình,  khổ người và khổ chúng sanh.

“Tâm dẫn đầu các pháp” là một pháp môn rất cụ thể, giúp cho mọi người thoát khổ ngay liền.  Nó  là  pháp  môn  vừa  ngăn  ác  pháp
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
mà cũng vừa diệt ác pháp rất tuyệt vời. Nếu ai biết  áp  dụng  thực  hành  thì tâm  hồn  sẽ  thanh thản, an lạc  và  vô  sự, bất  động trước  các pháp ác và cảm thọ.
Chúng tôi xin nhắc lại toàn bộ bài kệ:

“Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe  theo vật kéo”.

Bài kệ này rút ra được bài pháp thực hành cụ thể như:

1- Pháp dẫn tâm “Như lý tác ý”.

2- Không nên dẫn tâm vào ác pháp.

3- Phải  tĩnh thức trên mọi hành  động của thân,  tâm  để  tránh  và  dẫn  tâm  xa lìa các ác pháp.
Chỉ một bài kệ này đã giúp cho người theo đạo Phật thấy được tâm giải thoát bằng những hành động cụ thể dẫn tâm vào đạo.
Trong bài kệ này có một tích chuyện mà chúng  tôi  không  chấp  nhận,  đó  là  câu  chuyện

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI


của Trưỡng Lão Cakkhapãla, vì không thấy đường nên đi kinh hành làm chết côn trùng rất nhiều  trong  một  đêm  mưa  gió  loài  côn  trùng xuất hiện.
Thưa các  bạn!  Câu  chuyện  này  thật  là  vô lý. Trưởng Lão Cakkhapãla là người đã chứng quả  A La  Hán,  thế  mà  không  sáng  suốt  nhận định  được  côn  trùng  xuất  hiện  được  sau cơn mưa. Đó là cái sai thứ nhất.
Người chứng đạo vô lậu, lòng từ, ban rải khắp  cùng,  có  đâu  lại  nỡ  tâm  đi  kinh  hành  để vô  tình giết  hại  chúng  sanh. Đó  là  cái  sai  thứ
hai.

“Tâm dẫn đầu các pháp” là một vị tu sĩ như  Cakkhapãla  không  biết  sao?  Không  dẫn tâm được sao?
Nếu  dẫn  tâm  thì làm  sao có  vô  tâm  giết hại chúng sanh. Đó là cái sai thứ ba.
Nếu bảo rằng bài kinh ví dụ này là để đức Phật  xác  định câu  kinh  Pháp  Cú  này,  khi vô tâm không tội. Theo chúng tôi nghĩ đạo Phật là đạo  trí tuệ,  đạo  sáng  suốt,  đạo  tĩnh  thức, định tĩnh  thì làm  sao có  vô  tâm  được.  Phải  không các bạn? Đó chỉ là Đại Thừa kiến giải theo kiểu





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!