Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 6 -8



sanh  không  có  một  chút  lòng  yêu  thương  thì thế gian này còn nhiều khổ đau nữa...
Với tấm lòng yêu thương sự sống của con người, trước cảnh đại dịch cúm gia cầm Minh Hoàng có ý muốn nhờ trí tuệ Tam minh của Thầy để soi  sáng giúp các  nhà  khoa học chứng minh nhân quả bằng khoa học để mọi người không còn làm điều ác nữa; để mọi người thoát khỏi cảnh chết thương đau; để mọi người sống được bình an, hạnh phúc.
Với   lòng   yêu   thương   sự   sống   của   con người, trước cái chết dịch cúm gia cầm Minh Hoàng không biết  làm  sao hơn, đành phải  kêu gọi  Thầy  thị  hiện  thần  thông  giáo  hóa,  chỉ  rõ cho loài người những tai hại của những hành động  ác  của  mình.  Minh  Hoàng  một  con người với  lòng  hiếu  sinh  ấy  thật  đáng  cho mọi người kính  mến và yêu thương.
Thầy cảm thông được lòng yêu thương mọi người  của  Minh  Hoàng.  Thầy  không  dùng  trí tuệ Tam Minh và thần thông giáo hoá, vì đó là ngoài vấn đề chủ trương đạo đức của Phật giáo, nên  Thầy  dùng  tri kiến  của một  người  đã  vượt qua nhân quả. Thầy viết thư này gửi đến mọi người để những ai có đủ duyên được đọc, nhờ đó mới có đủ lòng tin nhân quả thì mới sống đúng



đạo  đức  không  làm  khổ  mình,  không  làm  khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.
Trước thảm cảnh cái chết la liệt của con người  đã  xảy  ra trên  hành  tinh này  theo  qui luật của nhân quả thiện ác. Thầy tha thiết kêu gọi mọi người hãy hướng về đức Phật, một ân nhân của loài người, Ngài đã để lại cho loài người  một  chương trình giáo  dục  đào  tạo  đạo đức  nhân  bản  –  nhân  quả,  để  giúp  cho  con người vượt lên nhân quả sống toàn thiện.
Đức  Phật  ra đời,  sau khi tu  hành  chứng đạt  chân  lí, Ngài  thấy  qui  luật  nhân  quả  đang điều  hành  vũ  trụ  một  cách  trật  tự,  công  bằng. Đó  là  một  sự  thật  nhưng  con  người  quá  vô minh không thấy, không hiểu biết, nên lầm lạc đi trong vòng qui luật khổ đau này. Muốn con người  thoát  khổ,  ra khỏi  qui  luật  này,  nên  lời nói pháp đầu tiên của đức Phật, đã xác định chân lí Tứ Diệu Đế. Chân lí Tứ Diệu Đế là một sự thật chỉ thẳng kiếp làm người là khổ, là nguyên  nhân  sinh  khổ,  là  trạng  thái  hết  khổ, là  chương trình giáo  dục  đào  tạo  đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, không làm  khổ  người  và  không làm  khổ  tất  cả chúng  sanh. Đó  là  một  bài  pháp  giúp  cho mọi người  hiểu  biết  về  nhân  quả.  Có  hiểu  biết  về nhân quả thì mới biết hành động nào thiện, hành động nào ác. Biết hành động nào thiện, hành  động  nào  ác  thì mới  chuyển  hóa  được nhân  quả.  Chuyển  hóa  được  nhân  quả  là  vượt ra khỏi qui luật  nhân quả  tức là làm chủ nhân quả  nghiệp  báo.  Tất  cả  những  hành  động  này là một sự thật không có gì mơ hồ, ảo tưởng.
Kính  thưa các bạn! Con người vì vô minh không thấy, không biết nguyên nhân sinh ra muôn vàn sự  khổ  đau chính  là  lòng ham muốn của  các  bạn.  Do lòng  ham muốn  mà  con người mới có những hành động thiện ác. Có những hành động thiện ác thì phải nhận lấy những quả khổ vui của những hành động đó. Đấy là vô minh  không  hiểu,  không  biết  mà  các  bạn  đi theo qui luật của nhân quả. Các bạn có biết không?
Biết  rõ  như  vậy  nên  đức  Phật  dạy chúng ta: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”  hoặc  “Ngăn   ác  diệt  ác  pháp,  sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Nhưng muốn không làm điều ác, luôn luôn làm điều thiện hoặc luôn luôn ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp thì phải tham dự tu học tám  lớp  “ĐẠO  ĐẾ”  tức  là  “BÁT  CHÁNH  ĐẠO” theo đúng chương trình giáo dục đào tạo ba cấp
 “GIỚI,   ĐỊNH,   TUỆ”   của   Phật   giáo.   Khi  tốt nghiệp xong ba cấp tu học ấy, các bạn sẽ trở thành một con người có đạo đức đầy đủ sống không làm  khổ  mình,  không làm  khổ  người  và không làm  khổ  tất  cả  chúng sanh. Và  như vậy thế gian này trở thành Thiên đàng, Cực lạc, thì dịch  cúm  gia  cầm  và  thiên  tai,  lũ  lụt,  sóng thần, động đất, hỏa hoạn, thủy tai làm sao còn nữa. Phải không các bạn?
Trong  thư  con hỏi:  “Với  đôi  mắt  nhân quả của Thầy, xin  Thầy chỉ rõ làm thế nào có thể ngăn chặn đại dịch này, cứu giúp hằng  triệu  người  trên  thế  giới.  Con  tin rằng nếu loài người nhận thức về qui luật nhân  quả  ấy  một  cách  khoa   học,  họ  sẽ giảm   rất   nhiều   các   hành   động   ác   của mình”.
Muốn cứu giúp mọi người thoát khỏi làn sóng đại  dịch cúm gia cầm  và  những thiên tai, lũ  lụt, động đất, sóng thần, bão  tố  v.v.. thì chỉ có mọi người phải thông hiểu nhân quả. Chính thông  hiểu  nhân  quả,  nên  mọi  người  phải  tự cứu  mình  bằng cách ngưng bàn tay ác  độc  giết hại  chúng  sanh,  ngưng  sự  sống  ác  độc  nhẫn tâm  đối  với  sự  sống  của  các  loài  vật  khác  và ngưng ăn thịt chúng sanh tức là phải sống theo
 sự   hướng   dẫn   của   ĐẠO   ĐỨC   NHÂN   BẢN   –
NHÂN QUẢ.
Thứ nhất là họ phải sống “Chánh tri kiến”.  Vậy  sống  Chánh  tri kiến  như  thế  nào? Sống Chánh tri kiến là phải thấy đúng mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, mọi đối tượng thường xảy ra đều thấy đúng là nhân quả thiện ác.
Thứ  hai   là  phải  sống  “Chánh  tư duy”. Vậy sống Chánh tư duy như thế nào? Sống Chánh tư duy tức là sống suy tư mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, mọi đối tượng đều phải tư duy, suy nghĩ nó là nhân quả thiện ác.

Thứ   ba   là   họ   phải   sống  “Chánh   ngữ”. Vậy sống Chánh ngữ như thế nào? Sống Chánh ngữ  tức  là  sống  dùng  lời  nói  thiện  không được nói lời nói ác, nói lời nói không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai.
Thứ  tư là  họ  phải  sống  “Chánh  nghiệp”. Vậy sống Chánh nghiệp như thế nào? Sống Chánh nghiệp  tức là  sống không làm sáu nghề nghiệp   ác,   thường   dùng   những   hành   động không làm  khổ  mình,  không làm  khổ  người  và không làm khổ cả hai.
Thứ năm là họ phải sống “Chánh mạng”.
Vậy   sống   Chánh   mạng   như   thế   nào?   Sống

 Chánh mạng tức là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai. Sống  không  nuôi  dưỡng  thân  mạng  bằng  máu thịt chúng sanh, bằng sự đau khổ của loài vật khác, của người khác.
Thứ   sáu   là   họ   phải   sống   “Chánh  tinh tấn”.  Vậy  sống  Chánh  tinh tấn  như  thế  nào? Sống  Chánh  tinh tấn  tức  là  sống  siêng  năng tinh cần hằng ngày từng phút từng giây không làm  khổ  mình,  không làm  khổ  người  và  không làm  khổ  cả  hai  tức  là  ngăn  ác  diệt  ác  pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.
Thứ bảy là họ phải sống “Chánh niệm”. Vậy   sống   Chánh   niệm   như   thế   nào?   Sống Chánh  niệm  tức  là  sống  giữ  gìn  tâm  thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự.  Tất  cả  những  chướng ngại pháp tác động vào thân tâm họ đều được đẩy  lui  bằng  pháp  Như  lý  tác  ý  trên  Tứ  Niệm Xứ
Thứ tám là họ phải sống “Chánh định”. Vậy   sống   Chánh   định   như   thế   nào?   Sống Chánh định tức là sống bất động tâm trước các pháp ác và các cảm thọ.
Kính  thưa các  bạn! Với  đôi mắt  của người chứng  đạt  chân  lí thì nhìn  thấy  nhân  quả  là thật, nó giống như xem chỉ trong lòng bàn tay của mình  vậy. Còn các bạn với đôi mắt bị hạn chế  không  gian  và  thời  gian  nên  không  thể thấy rõ như vậy. Vì thế, Thầy phải dùng nhân quả thảo mộc để  chỉ cho các bạn nhận thấy cụ thể   rõ   ràng   nhân   quả   là   một   sự   thật   chứ không phải tưởng tượng. Tin  hay không tin đó là  quyền  của  các  bạn,  nhưng  Thầy  biết  rằng các bạn đang bị  luật  nhân quả  điều khiển, nói cách  khác  các  bạn  là  những  người  nô  lệ  của nhân  quả.  Nếu  các  bạn không  chịu  cởi  bỏ  ách nô lệ thì muôn đời ngàn kiếp phải làm thân nô lệ cho nhân quả mãi mãi.
Cuối   cùng   Thầy   có   lời   thăm   con  được mạnh khỏe an khương.
Kính  thư
Thầy của con

 KINH  DUY MA CẬT
Câu hỏi của Tuệ Hạnh, một Phật tử TPHCM
Hỏi: Kính thưa Thầy! Kinh  Duy Ma Cật ca  ngợi  pháp  môn  Bất  Tư   Nghì   giải  thoát. Chẳng hay pháp môn đó cao thâm như thế nào mà  người  trí nghe thì  phát  tâm  vô  thượng  Bồ Đề, Bồ Tát nghe thì hân hoan tiếp nhận, còn hàng Thanh  Văn nghe thì không hiểu rõ khóc rống  lên  “khóc  cho  vang   động  cả  3000  cõi  đại thiên  thế  giới”?  (trích ý  mục  4  kinh   Duy  Ma Cật trang 153).
Đáp:   Pháp   môn   Bất   Tư   Nghì  là   một pháp môn tưởng của Đại Thừa, do các Tổ tu tập thiền sai pháp, lạc vào thiền tưởng, nên tuệ tưởng phát triển, từ đó các Tổ triển khai tưởng tuệ.  Vì  thế,  các  pháp  tưởng  được  thành  lập trong  kinh sách  Đại  Thừa.  Trong  những  pháp tưởng đó có pháp môn Bất Tư Nghì.
Khi đạt  được  tưởng  giải  này  các  Tổ  thấy sự  hiểu  biết  của  mình  hơn  cả  Phật,  nên  dùng các  pháp  tưởng ấy bài  bác  chánh pháp  của đức Phật bằng cách lý luận siêu tưởng để diệt Phật giáo.  Cho  nên,  Kinh Duy  Ma  Cật  là  một  tác
 phẩm trong những tác phẩm của Đại Thừa, ra đời là nhằm mục đích thực hiện ý đồ thâm độc để  diệt  giáo  lý  của của Phật  giáo. Đây các  bạn lắng nghe ông Duy Ma Cật giới thiệu pháp môn Bất Tư Nghì:
1- Kinh Duy Ma Cật dạy: “Thiền giả không  dính  mắc  Tam   Giới  và  thân  tâm vẫn sinh hoạt mới là ngồi thiền”.
Lời  dạy  này  đúng  là  lời  dạy  không  nghĩ bàn được, vì đó là tưởng giải ra bất tư nghì nên vô nghĩa khiến cho ý thức không suy nghĩ được (vô  phân  biệt).  Có  thể  nói  lời  dạy  này  vô  lý. Vậy Tam giới các bạn có hiểu biết nghĩa của nó là gì không?
Theo các  nhà  Đại  Thừa hiểu  Tam  giới  là ba cõi giới (cảnh giới). Sự hiểu  như vậy là hiểu theo  tưởng giải. Hiểu  ba cõi  giới  là  hiểu  ba cõi ảo tưởng các bạn ạ!
Cho  nên,  kinh sách  Nguyên  Thủy  Phật dạy Tam  giới  nghĩa lý  như thật  không  mơ hồ ảo  tưởng:  “Tam  giới  tức  là  ba trạng  thái trong thân  tâm  của  con  người”.  Ba  trạng thái trong thân tâm của con người gồm có:
1-        Dục giới
2-        Sắc giới
 3-       Vô sắc giới

-   Dục  giới  chỉ  cho trạng  thái  ham  muốn của con người.
-  Sắc giới chỉ trạng thái của cơ thể con người.
-   Vô sắc giới chỉ cho trạng thái tưởng của con người.
-   Ba cõi  tức là  ba trạng thái  của một  con người.  Ba trạng  thái  trong  một  con người, nên con người thường luân chuyển sống trong ba trạng  thái  này,  không  lìa  rời  nhau,  không  xa nhau nửa bước, lúc thì ở trạng thái này, lúc thì ở trạng thái kia, cho nên kinh dạy: “Luân  hồi trong ba cõi”.
Bởi kinh Duy Ma Cật dạy câu trên đây không bao giờ thực hành được. Không bao giờ thực hành được là vì một con người mà không ở trong  Tam  Giới  thì ở  đâu?  Sinh  ra làm  người thì lúc  nào  cũng  ở  trong  Tam  Giới.  Ở   trong Tam Giới thường sinh hoạt mà nói rằng không dính  mắc  là  không  đúng.  Chữ  dính  mắc  của Duy Ma Cật dùng ở đây không đúng nghĩa. Tại sao vậy?
Chữ  dính  mắc  phải  được  thay  thế  bằng chữ:  “Ác  pháp  không  tác  động”.  Vì  thế,  câu
 này phải được viết lại: “Thiền  giả  sống  trong Tam Giới thân tâm vẫn sinh hoạt bình thường   mà   dục   và   ác   pháp   không   tác động”.  Cho  nên,  ba trạng  thái  này  bảo  rằng con  người   không   dính   mắc   là   không   đúng nghĩa.  Vì  ba trạng  thái  này  là  ba trạng  thái của  một  con người,  chứ  không  phải  ba trạng thái  là  ba cõi  như các  nhà  Đại  Thừa hiểu. Đức Phật  đã   xác  định:  “Không  có  cõi  giới  siêu hình thật  mà  các cõi  giới  siêu  hình chỉ  là cõi  tưởng  (tưởng  tri chứ  không  phải  liễu
tri)”.

Lời dạy trong kinh Duy Ma Cật nghĩa lý không rõ ràng, chứng tỏ ông Duy Ma Cật tưởng giải theo nghĩa lý của kinh sách Đại Thừa, chứ chẳng có gì mới mẻ cả. Đó là một loại thiền tưởng của ngoại đạo. Phật giáo Nguyên Thủy không  có  những  loại  thiền  này.  Cho  nên,  lời nói  của  ông  Duy  Ma  Cật  không  có  giá  trị  tu hành  làm  chủ  sanh, già,  bệnh,  chết,  chỉ  là  lời nói  suông  mà   thôi,  dạy  mà  không  có  pháp hành:   “Thiền   giả   không   dính  mắc   Tam Giới  và  thân  tâm  vẫn  sinh  hoạt  mới  là ngồi thiền”.
 2-  Duy  Ma  Cật  dạy:  “Sinh  hoạt  trong bốn  oai  nghi  như  bình  nhật mà  không rời Diệt Tận Định”.
Kính  thưa các bạn! Duy Ma Cật  hiểu Diệt Tận  Định  như  thế  nào  mà  dám  bảo:  “Sinh hoạt trong bốn oai nghi như  bình nhật mà không rời Diệt Tận Định”.
Cư sĩ  Duy Ma Cật  dám  nói  câu  này chính là  cư sĩ  đã  lộ  sự  vô  minh  của  mình  cho người khác  biết,  giống  như  người  vạch  lưng  cho xem thẹo. Vậy Diệt Tận Định nghĩa là gì?
Diệt Tận Định là một loại thiền định bất động  cả  thân  lẫn  tâm.  Vì  thiền  này  diệt  các cảm thọ và các tưởng như vậy thân ngồi bất động.  Thân  ngồi  bất  động  thì làm  sao sinh hoạt trong bốn oai nghi được. Phải không các bạn? Có lẽ ông Duy Ma Cật không hiểu thiền Diệt  Thọ  Tưởng  Tận  Định là  gì?  Nên  đã  nói theo  kiểu  tưởng  giải  của  mình  để  gọi  là  pháp môn  Bất  Tư Nghì.  Như  vậy  pháp  môn  Bất  Tư Nghì chỉ  là lời  nói  “xạo”, nói dối, nói như mình hay nhưng  kỳ  thực  là lời  nói  xảo ngôn, nói lừa đảo lường gạt người.
Như vậy ở đời ai nói một việc gì vô lý là pháp môn Bất Tư Nghì  hết sao!? Chỉ có những người vô minh mới ca ngợi những lý luận ảo tưởng  đó.  Người  có  minh  thì không  bao  giờ chấp nhận. Cho nên, 62 luận thuyết của ngoại đạo Bà La Môn thời bấy giờ đức Phật không chấp nhận và đã bác sạch những lý luận đó. Những lý luận của Bà La Môn là những lý luận tưởng.
Những  gì  ông  Duy  Ma  Cật  đã  dạy  trong kinh Duy Ma chỉ là nhai lại bã mía của kinh sách Đại  Thừa và  Thiền Tông chẳng có  gì mới mẻ cả.

3- Duy Ma Cật  dạy: “Làm  mọi  việc  như kẻ   phàm   phu   mà   không   sao  lãng   đạo pháp”.  Lời  dạy  như  vậy  có  đúng  không  thưa các bạn?
Lời dạy như vậy chỉ là những lời dạy cho những người bị bệnh tưởng, những kẻ đồng bóng,  chứ  những  người  bình  thường  thì không ai tin lời dạy này, vì làm mọi việc như kẻ phàm phu mà  không sao lãng  đạo  pháp  thì chẳng  có ai làm được. Lời dạy này không thể sống và tu tập được. Lời dạy này không thể sống và tu tập được là pháp môn Bất Tư Nghì  ư! Vậy thì pháp môn Bất  Tư Nghì  của ông Duy Ma Cật  để làm gì? Có ích lợi gì cho đời? Nói để tranh hơn thua cao thấp  với  những  người  khác  ư!?:  “Đây  là


pháp môn không thể nghì bàn không có pháp nào cao hơn được”.  Pháp môn như vậy chỉ là lời nói lừa đảo người khác mà thôi. Ai cũng  ca ngợi  kinh Duy Ma  Cật  nhưng  có  ai  tu tập được như kinh Duy Ma Cật dạy chưa? Kinh Duy Ma Cật  là  kinh vọng ngữ, kinh nói  không đúng  sư thật.  Trong  khi kinh sách  Phật  giáo dạy những gì đều đúng như thật nên giáo pháp của  Phật  được  gọi  là  Chân  lý.  Cho  nên,  bài pháp đầu tiên của Đức Phật gọi là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế tức là bốn sự thật của loài người. Phật  không  lừa  đảo  con người,  từ  bỏ  sự  giàu sang  danh  lợi,  còn  Tổ  chuyên  lừa  đảo  người khác để cất chùa to Phật lớn làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người Phật tử.
Như các bạn đã  biết Phật pháp là phải lìa tâm  dâm  dục, thế  mà  sống trong tâm  dâm  dục lại  không  lìa  Phật  pháp.  Lời  dạy như  vậy  các bạn cứ suy ngẫm có đúng không? Hay ông Duy Ma Cật là một người trí óc bất ổn. Phải không các bạn?
4- Duy Ma Cật dạy: “Tâm không cột vào trong cũng không tản mạn ra ngoài mới là ngồi   thiền”.   Câu  này  ông  Duy  Ma  cật  dạy đúng nghĩa theo Phật giáo Nguyên Thủy. Khi tâm  không  phóng  dật  thì tâm  không  cột  vào
 trong và cũng không tản mạn ra ngoài như vậy câu này đâu phải là pháp môn Bất Tư Nghì.  Vì lời  dạy này còn nghĩ  bàn được,  phải  không các bạn?  Còn  nghĩ  bàn  được  thì đâu  được  gọi  là pháp  môn  Bất  Tư  Nghì.  Như  vậy  rõ  ràng  lời dạy của  ông  Duy Ma  Cật  không  nhất  quán,  tự nó  mâu  thuẩn  với  nhau.  Có  đúng  không  các
bạn?

Như  vậy,  bộ  kinh Duy Ma Cật  chỉ  là  một bộ kinh góp nhặt cát sạn của Đại Thừa mà bài bác vàng bạc châu báu của Phật giáo Nguyên Thủy thì làm sao bài bác được, chỉ có những người lọt vào tưởng tuệ nên mới chấp nhận những  pháp  môn  ảo  tưởng  đó,  chứ  người có  trí hiểu  biết  một  chút  thì  không  bao  giờ  chấp nhận.  Xem  bộ  kinh Duy  Ma  Cật  như  một  bộ môn tiểu luận lừa đảo.
Các bạn nên đọc lại lời dạy này: “Tâm không  cột  vào  trong cũng  không  tản  mạn ra ngoài  mới  là  ngồi  thiền”.  Câu  này  mang đầy  đủ  ý  nghĩa  giải  thoát  của  đức  Phật,  khi Ngài  thành  Chánh  giác  đã  tuyên  bố  như  sau: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”.
5- Duy Ma Cật dạy: “Trước bao nhiêu tà
kiến,   bao     nhiêu dị         thuyết,          bao     nhiêu



chuyện mê tín hoang  đường mà tâm không lay động, không bị mê hoặc cám dỗ xiêu lòng vững tâm trong 37 phẩm trợ đạo…”
Câu  này  dạy  đúng  có  ý  nghĩa  suy tư  đầy đủ  của  tâm  bất  động  thiền  định như  vậy  câu này đâu phải là pháp môn bất tư nghì. Phải không  các  bạn.  Câu  này  có  ý  nghĩa  tâm  bất động trước các pháp ác và các cảm thọ.

6-  Duy  Ma  Cật  dạy:  “Không  khởi  tâm đoạn  trừ  phiền  não  mà  vẫn  có  Niết  Bàn mới là ngồi thiền”. Bản chất con người là phiền não, đó là chân lý thứ nhất (Khổ đế) mà đức Phật đã xác định. Đoạn trừ phiền não là chân lý thứ tư (Đạo đế), nếu không đoạn trừ phiền  não  thì làm  sao có  Niết  Bàn.  Còn  Niết Bàn là chân lý thứ ba (Diệt đế). Cho nên câu: “Không khởi tâm đoạn trừ phiền não mà vẫn có Niết Bàn mới là ngồi thiền”. Nếu ai đã học về bốn chân lý của Phật giáo thì đọc câu này  các  bạn  sẽ  có  cảm  nhận  về  ông  Duy  Ma Cật là người kiến giải chứ chưa có thực hành tu tập. Vì thế, ông chưa hiểu Niết Bàn của Phật giáo, ông chỉ hiểu Niết Bàn của ngoại đạo. Niết Bàn của ngoại đạo là một cảnh giới siêu hình.
 Niết Bàn có nghĩa là không có phiền não không phiền não tức là Niết Bàn. Cho nên, câu nói  của  ông  Duy Ma  Cật  dường  như  Niết  Bàn và phiền não là hai. Ý của Ông nói cứ để phiền não bình thường, không cần đoạn trừ phiền não mà  vẫn  có  Niết  Bàn.  Xin  lập  lại  câu  nói  của Ông: “Không khởi tâm đoạn trừ phiền não mà  vẫn  có  Niết  Bàn”.  Vì  thế,  ông  Duy  Ma Cật  cho Niết  Bàn là một  cảnh giới siêu  hình  ở đâu chứ không phải chỗ tâm không phiền não.
Hiểu như ông Niết Bàn là một cảnh giới của chư Phật, chứ không phải là một trạng thái của tâm con người.
Các bạn lắng nghe chân lí thứ ba của Phật giáo  là  một  trạng  thái  tâm  con người  không còn tham, sân, si. Không còn tham, sân, si mới gọi là diệt đế. Diệt tức là diệt hết sự đau khổ phiền não.
Hiểu  Phật  giáo  như  ông  Duy  Ma  Cật  là hiểu Phật giáo theo nghĩa của Bà La Môn, hiểu theo nghĩa của thế giới siêu hình.


  
VƠ SỞ ĐẮC
 Câu hỏi của Tuệ  Hạnh
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy! Trưởng  giả  Duy
Ma Cật dạy Mục Kiền Liên: “Luận đến chỗ cứu kính   của  vấn  đề  thuyết  pháp thì   người  nói không nói  gì hết, không phô bày  gì hết.  Người nghe không nghe gì hết và  không  được có  một sở  đắc  nào.  Ví  như  ảo  thuật  sư làm  ra người ảo,  người  ảo  lại nói  chuyện ảo. Phải  xác lập  ý thức kiên định như thế rồi mới thuyết pháp…; phải biết  căn tánh  chúng  sanh  lợi hay  độn...; phải lấy  tâm  đại bi  mà  khen  ngợi Đại thừa”. Con thấy Duy Ma Cật lý luận lòng vòng cuối cùng  cũng  trở  về  lối  thuyết  pháp   vô ngôn  của Đại  thừa   cũng  giống  như   chuyện  đức  Phật niêm  hoa  ngài  Đại Ca  Diếp  vi  tiếu  trên  đại linh sơn, nối  tiếp  chánh  pháp của  Phật.  Thầy có  thể  giảng  giải  cho hàng  sơ học  như  chúng con hiểu  phần  nào  về  lối  thuyết  pháp  không nói không nghe này được không Thầy?
Đáp:  Lối thuyết pháp không lời có ai còn lạ gì Thiền Tông Trung Hoa:
“Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền.
 Chỉ thẳng tâm người.
Kiến tánh thành Phật”
Có ai còn lạ gì Lão Trang:
“Đạo khả đạo phi thường đạo.
Danh  giả   danh  phi  thường   danh”.
Phải không các bạn?

Duy  Ma  Cật  là  một  nhà  nghiên  cứu  tập họp  những  tư  tưởng  của  Phật,  Lão,  Nho  và  Bà La  Môn  thành  lập  một  giáo  lý  Tối   Thượng thừa.  Cho nên,  câu  chuyện  niêm  hoa trên  núi Linh Thú,  Tổ  Ca Diếp  mỉm  cười…  là  khởi  đầu cho những  trang  giả  sử  33 vị  Tổ  Sư thiền  Ấn Độ  và  Trung  Hoa,  với  mục  đích  là  quét  sạch Phật giáo Nguyên thủy ra khỏi tư tưởng tín đồ. Vì thế, Bồ Đề Đạt Ma dạy: “giáo ngoại biệt truyền,   bất   lập   văn   tự,   chỉ   thẳng   tâm người,  kiến  tánh  thành  Phật”.  Đó  là  ý  đồ diệt Phật giáo đã hiện nguyên hình  trong kinh Bất Tư Nghì  mà nhân vật chính là ông Duy Ma Cật. Kinh sách Thiền Tông đều  mang tư  tưởng Lão  Trang.   Tư  tưởng  này  xuất  phát  nơi  đất nước  Trung  Hoa. Vì  thế  mới  tưởng  tri sinh  ra
1700 công án trên giáo pháp thiền để thay thế
kinh  sách  Nam  Tông,  chứ  không  phải  kinh sách Bắc Tông, để chỉ thẳng tâm người, kiến tánh  thành  Phật.  Đó  là  lối  dạy  để  diệt  ý  thức

“vô  phân  biệt”  làm cho ý thức tê liệt “Chẳng niệm  thiện  niệm  ác”. Các thiền sư tưởng giải “Chẳng  niệm  thiện  niệm  ác”  là  thành Phật, là giải thoát nơi đó, là hết tham, sân, si, nhưng sự  thật  đó  chỉ  là  một  ảo  tưởng Phật  tánh. Đức Phật  đâu  có  dạy kỳ  lạ  như  vậy,  đâu  có  dạy  tu để làm Phật, đâu có dạy tu để nhập thiền định; đâu  có  dạy tu  để  có  Tam Minh,  lục  thông;  đâu có dạy tu ngồi thiền ba bốn tiếng đồng hồ; đâu có   dạy   tu   để   cầu   vãng   sanh  Cực   Lạc   Tây Phương;  đâu  có  dạy  tu  tập  để  nhập  vào  cảnh giới  Niết  Bàn;  đâu  có  dạy tu  để  lại  nhục  thân, xá lợi; đâu có dạy cúng bái tụng niệm cầu siêu, cầu  an, cầu  tài, cầu  lợi, cầu  cho biết  ngày, biết giờ  chết; đâu  có  dạy lạy lễ  hồng danh sám  hối để tiêu tai, giải nạn, để được phước báu nhân thiên và để ngồi thiền hết vọng tưởng. Chính giáo  pháp  của  đức  Phật  chỉ  dạy tu  tập  để  làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Đó là mục đích chân chánh của đạo Phật giúp cho loài người thoát khổ, chứ  không phải  đạo Phật ra đời  để  hướng dẫn cho mọi người tu tập để thành Phật, để thành Thánh.
Thiền Tông và Đại Thừa đã hiểu sai mục đích của đạo Phật  nên mới  lừa đảo  người khác bằng những lời nói “Vô  sở  đắc”, nếu có ai nói tu  có  chứng,  có  đắc  là  gạt  ngang  “chẳng  có
 chứng  đắc  gì cả”.  Cho nên,  ông  Duy Ma Cật chỉ lập lại những ý nghĩ tư tưởng vô phân biệt: “Luận đến chỗ cứu cánh của vấn đề thuyết pháp   thì  người   nói   không   nói   gì  hết, không phô bày gì hết, người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào”.
Thiền  tông  đã   truyền  thừa  bắt  đầu  tại nước  Trung  Hoa khởi  xướng  từ  Bồ  Đề  Đạt  Ma và   phát   triển  rộ   nở   từ   Lục   Tổ   Huệ   Năng. Nhưng  loại thiền này là thiền miệng, thiền la, thiền hét, thiền đánh, thiền thoi và luôn luôn vấn  đáp  công  án  nghe  thật  kêu,  nhưng  thực chất tu hành không có giải thoát, chỉ rơi vào thiền  tưởng  ngôi  lim dim  như  thi ma  người chết, họ cứ tưởng đó là “Phật tánh”.
Biết bao nhiêu người bỏ công sức tu hành, cuối cùng cũng chẳng ra gì chỉ an trú trong một trạng thái tưởng không niệm. Cho nên thiền sư Thường Chiếu bảo: “Đó là bọn đại bịp”.
Trước khi tịch tổ Pháp Loa bệnh đau rên:

-           Hừ! Hừ!!!

Thấy thế Huyền Quang hỏi:

-           Sao Hòa Thượng rên?

-           Gió thổi qua khe trúc



Tu  hành  không  làm  chủ  bệnh  nên  khéo trả  lời  che đậy  “Gió  thổi  qua khe trúc”,  câu trả lời thật là tuyệt vời bưng bít.
Thiền tông đã truyền thừa được sáu đời tại Trung Hoa từ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng  và  từ  đây  Thiền  Tông  phát  triển  theo kiểu  biến  dạng  thành  Tịnh  Độ  Tông,  vì  tu thiền  không  kết  quả.  Do  đó,  Tổ  Thiền  Tông Tuệ  Viễn  thành  lập  Liên  Trì  Thư  Xã  sớ  giải kinh Tịnh Độ.  Đó  là  một  hiện  tượng  báo  động cho biết  Thiền  Tông  tu  hành  chẳng  đến  đâu nên  mới  sinh  ra  pháp  môn  Tịnh  Độ.  Thiền tông  phát  triển  đến  thiền  công  án  và  tham thoại  đầu  là  con đường  thiền  chấm  dứt,  không còn phương thế nào phát triển hơn nữa được.
Khi  phát   triển  đến  mức  độ   không  còn phát triển được nữa thì lại sinh ra một hệ phái khác:   Tịnh  Độ   Tông,   Mật   Tông,   Pháp   Hoa Tông. Tất cả các hệ phái này đều là con đẻ của Thiền  Tông.  Cho nên,  kinh  sách  Đại  Thừa  là kinh sách phát  triển theo  kiến giải, tưởng giải của  giáo  pháp  Bà  La  Môn  Ấn  Độ,  của  Thiền Tông Trung  Hoa. Các Tổ Sư Thiền Tông Trung Hoa rất  khôn  khéo,  vì  biết  chắc  tín đồ  không tin ở  họ  nên  soạn  kinh, viết  sách  đều  gán  cho Phật thuyết. Đó là có ý đồ lừa đảo Phật tử bằng cách   dùng   thuật   ngữ   “Thiền    giáo    đồng
 hành”, có nghĩa là lấy giáo tức là lời dạy của Phật  làm  niềm  tin cho thiền.  Khi Bồ  Đề  Đạt Ma sang Trung  Hoa đã  tuyên bố:  “Giáo  ngoại biệt truyền. Bất lập văn tự. Chỉ thẳng tên người. Kiến tánh thành Phật”.
Vì   thế,   Bồ   Đề   Đạt   Ma   diện   kiến   vua Lương  Võ  Đế.  Nhà  vua hỏi:  “- Ai  đang  ở  trước mặt Ta”.
Bồ Đề Đạt Ma trả lời: “Không  biết”  nên bị vua Lương  Võ  Đế  sai  lính  hầu  đánh  gãy  răng, và  thả  Ông  ra, cấm  không  cho truyền  tà  đạo (đạo không  đúng  đạo  Phật),  từ  đó   Bồ  Đề  Đạt Ma lên núi nhập thất, mai danh ẩn tích 9 năm. Người ta gọi ông là ông Bà La Môn ngồi nhìn vách đá chín năm.
“Diện bích cửu niệm

Đấng ngộ Bồ Đề. Dữ Chân Bồ Tát
Tề thành chánh giác”.

Cho nên, kinh Duy Ma Cật chỉ là một lập luận  Phật  tánh  của   Thiền  Tông  Trung  Hoa, chứ không có gì mới mẻ cả.


 PHỤ  LỤC
 KHI NÓI, VIẾT PHÂI BÌNH TÂM SUY NGHĨ CHO KỸ

Bài viết của Diệu Quang
 Hằng ngày, tôi  thường mở  hộp  thư  trên
mạng để đọc thư các bạn bốn phương gửi về tu viện Chơn Như.
Hôm  nay,  tôi  nhận  được  nhiều  lá  thư  gửi vào  hộp  thư  của  chúng  tôi  nói  về  Thầy  Thông
Lạc.

Sau khi đọc những bài viết về Thầy Thông Lạc  của  bạn  Ng.  H.4   trên  trang  thư  viện  Hoa Sen, tôi  có  đến  trình và  thưa  hỏi  Thầy  Thông Lạc, có nên trả lời những bài viết này không?
Thầy Thông Lạc bảo: “Phải im lặng như Thánh,  chúng  ta  tu  tập  theo  Phật  giáo  là  để cầu  giải  thoát,  chứ  không  phải  để  tranh luận
hơn thua, phải trái, đúng sai với ai cả. Nơi đâu


4  Xin  phép  cư sĩ  Nguyễn  Hòa  cho tôi  được  xem cư sĩ  là một người bạn, để cùng nhau trao đổi những sự hiểu biết về  Thầy  Thông  Lạc,  những  gì  bạn  chưa hiểu  biết,  tôi giúp bạn hiểu biết. Mong bạn vui lòng nhé!
 có  dựng  lại  chánh  pháp  của  Phật,  tu  hành  có giải thoát thì  nơi đó chúng ta nên theo mà học hỏi  và  tu tập, còn nơi  đâu  có  lý  luận hơn thua thì nên tránh xa”.
Lời   Thầy   Thông   Lạc   khuyên   như   vậy, nhưng tâm chúng tôi tu hành chưa tới đâu nên nghĩ  đến  nhiều  người  khác,  nghĩ  đến  bạn  Ng. H. Khi họ đọc những bài viết của bạn Ng. H thì họ  hiểu  Phật  giáo  một cách lệch lạc (hiểu theo kiểu xưa nay của kinh sách phát triển). Nếu những bài viết của bạn Ng. H đưa lên trang thư viện Hoa Sen mà không được chỉnh đốn, làm sáng tỏ lại thì rất tội nghiệp cho bạn Ng. H, vì bạn ấy không thấy được cái sai; cái cố chấp của bạn,  mà  còn có  một  số  bạn bè  hùa theo, a dua với những lập luận nhai lại bã mía của bạn.
Những lập luận a dua nhai lại bã mía của bạn  đã  làm  cho bạn  không  còn  sáng  suốt  thấy sự  vô  minh  của  bạn  nữa,  do đó  bạn  sinh  ngã mạn cho mình  là am tường, thông suốt Phật pháp.  Bằng  chứng  bạn  ấy  đã  bỏ  nhiều  thì giờ để  bình  luận  những  lời  tựa  của  bộ  sách  Đường Về  Xứ  Phật  theo  những  kiến  giải,  tưởng  giải của  các  vị  Tổ  sư. Trong  khi đó,  tâm  bạn  ấy sống chưa ly dục ly ác pháp ở giai đoạn của người  cư sĩ  giữ  gìn  5 giới,  thì còn  nói  chi  đến tâm bạn ấy bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; thì còn nói chi đến bạn ấy nhập được Tứ  Thánh  Định.  Cho  nên,  bạn  ấy  chưa thực hiện  được  Tam  Minh;  chưa  làm  chủ  được  sự sống chết; chưa chấm dứt được sự tái sanh luân hồi;  chưa biết  khi chết  bạn  ấy  sẽ  đi  về  đâu. Nhất là một điều dễ làm mà bạn ấy còn chưa biết, chưa làm  được, đó là  một  ngày sống đúng Phạm hạnh như Phật, như chúng Thánh Tăng như ngày Thọ Bát Quan Trai đúng chánh pháp. Thế  mà,  những  bài  viết  của  bạn  ấy  đưa  lên trang Thư Viện Hoa Sen để chứng tỏ cho mọi người trên thế giới biết bạn là người am tường, thông  hiểu  Phật  Pháp,  nhưng  cái  thông  hiểu của bạn giống như con chim nói tiếng người, có nghĩa  là  bạn  chưa làm  được  những  gì  bạn  đã nói. Vậy mà bạn luận cái sai, cái đúng về sách Thầy Thông Lạc thì tôi e rằng bạn là người háo danh  và  nông  nổi,  bạn  không  biết  lượng  sức mình   chẳng  khác  gì  người  mù  rờ  voi,  người đứng  dưới  chân  núi  mà  nói  chuyện  trên  đỉnh núi.

Nếu bạn muốn luận về sách Thầy Thông Lạc thì bạn phải sống đúng Phạm hạnh của Phật,  tâm  phải  ly dục  ly bất  thiện  pháp,  lúc nào  cũng  ở  trong  trạng  thái  bất  động  tâm  và
 phải  nhập  cho được  Tứ  Thánh  Định và  thực hiện  Tam  Minh  thì chừng  đó  bạn  mới  đủ  khả năng luận về bộ sách Đường Về Xứ Phật của Thầy Thông Lạc.
Bạn đâu biết rằng rất nhiều tín đồ Phật giáo hiện giờ đang chịu ảnh hưởng tinh thần bệnh  hoạn  mê  tín, kiến  chấp  lý  luận  ảo  tưởng và bệnh rối loạn thần kinh của Phật giáo phát triển; những người bệnh này nhiều lắm bạn ạ! Cho nên, những bậc tu hành chân chánh như Thầy Thông Lạc gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, để  mọi  người  tự  cứu  lấy mình,  chứ  không còn  có  cách  nào,  hay  người  nào  khác  tháo  gỡ cho họ thoát khỏi những bệnh hoạn này. Trong khi đó  những  bài  viết  của  bạn  đưa  lên  trên trang Thư Viện Hoa Sen luận về sách Thầy Thông  Lạc  thì cũng  giống  như những  người  đã bị nọc của loài rắn độc mà lại được tiếp thêm chất nọc độc nữa. Và từ đó về sau bệnh nọc độc kiến chấp  ảo  tưởng  mê  tín của  kinh  sách phát triển  càng  trầm  trọng  hơn  và  không  thể  nào còn   có   thuốc   nào   cứu   trị   được.   Thật   đáng thương vậy!
Những  lối  lý  luận của bạn  Ng. H  là  lối  lý luận  vay  mượn  của  những  nhà  học  giả  Phật giáo  xưa và  nay,  cứ  dựa  theo  lối  mòn  đó,  dò
 dẫm  lại,  chứ  bạn  Ng.  H.  không  có  sự  nghiên cứu  kỹ  về  kinh  sách  Phật  giáo  Nguyên  Thủy. Do đo,ù  bạn  ấy  không  có  sự  hiểu  biết  của riêng bạn, vì thế cái hiểu biết này của bạn về Phật giáo mà tôi bảo thụ động bước theo lối mòn của người khác. Những bài viết của bạn dễ đưa dắt những  người  chưa hiểu  biết  về  Phật  giáo  vào thế giới mê tín ảo tưởng của kinh sách phát triển, trừu tượng của Thiền Đông Độ, nhất là những  người  không  có  thì giờ  nghiên  cứu  kinh sách  Phật  giáo  Nguyên  Thủy,  vì  thế  họ  dễ  bị ảnh  hưởng  tà  kiến  của  những  loại  kinh  sách phát triển này.
Thưa các bạn! Nếu trong  tất cả những bài viết của bạn Ng. H nói về bộ sách của Thầy Thông Lạc, các bạn hãy chọn một bài nào, một đoạn nào, dù bất cứ ở chỗ nào   trong những bài viết ấy đưa ra, thì tôi sẽ chỉ cái sai của bạn Ng. H cho các bạn xem, chỉ vì “mọi điểm của những bài  viết”  của  bạn  Ng.  H  không  có  điểm  nào luận đúng, nói đúng về Phật giáo, về Thầy Thông  Lạc  cả,  toàn  là  luận  sai,  vì  bạn  ấy  quá xem thường kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy. Ở  đây tôi không chọn bài nào, đoạn nào cả mà chỉ ngay bài đầu, đoạn đầu rất ngắn của bạn ấy để vạch ra cho các bạn xem bài viết của bạn ấy đã  có  rất  nhiều  cái  sai  với  Phật  giáo, vừa theo lịch sử,  vừa theo  giáo  pháp,  vừa theo  giới  luật. Không  có  bộ  môn  nào  của  Phật  giáo  mà  bạn Ng.  H  luận  đúng  cả.  Nếu  chịu  khó  luận  hết những  bài  viết  của  bạn  Ng. H,  thì sẽ  cho thấy cái sai của bạn ấy vô số kể bên cạnh còn có tội phỉ báng kẻ chân tu.
1- Theo lập  luận của bạn Ng. H  cho Thầy Thông  lạc  viết  không  đúng  lịch  sử  Phật  giáo mà chỉ do suy đoán của riêng Thầy:  “Điều  trên ghi không đúng theo lịch sử Phật Giáo, hoặc là chỉ  do  suy đoán  riêng  của  Thầy  Thông  Lạc”. Theo  sự  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  và  qua lời dạy  của  Thầy  Thông  Lạc,  thì nên  căn  cứ  vào tuổi thọ của ông A Nan để tìm ra Phật giáo Nguyên   Thủy   nguyên   gốc   tồn   tại   được   bao nhiêu năm trên thế gian này.
Ai  cũng biết  ông A Nan  đến với  đạo Phật vào  khoảng 20 tuổi  5(tuổi  tỳ  kheo) cho đến khi thị tịch là 120 tuổi. Ông là người đệ tử thị tịch
cuối cùng của đức Phật. Ông A Nan còn sống là
5   Có  thuyết  cho rằng  tuổi  ông  A  Nan  bằng  tuổi  Phật, thuyết này không đúng, vì một ông già 80 tuổi phục vụ hầu  hạ  cho một  ông  già  80  (Phật)  (Lúc  sắp  Niết  bàn Phật đau lưng, ông A nan trải tăng già lê cho Phật nằm hoặc đi xuống suối lấy nước cho Phật uống).



người đại diện cho Phật giáo Nguyên Thủy và cũng là người giữ gìn mạng mạch của Phật giáo chánh tông. Ông A Nan mất là Phật giáo chân chánh mất. Tại sao vậy?
Vì hiện tượng báo cho biết Phật giáo mất, mất trước khi ông A Nan tịch, là do tu sĩ Phật giáo  bấy giờ  hiểu  sai  lời  Phật  dạy,  tu  học  theo kiến giải tà kiến của một số Thầy Tổ của họ.
Trong  những  năm  cuối  đời,  chính  ông  A Nan đích thân chỉnh đốn lại những điều sai đó, mà  các  tu sĩ bấy giờ  đều không nghe. Nên ông tự  than  phiền  và  cho rằng:  “Chúng  sanh  đời sau không còn đủ duyên với chánh pháp của Phật”.  Để  chứng minh điều  này, tôi  xin ghi  lại một  đoạn  sử  về  ông  A Nan  trong  bộ  Thập  Đại Đệ Tử Sử Chuyện:
“Đến  năm  tôi  già  tròn  đủ  120  tuổi,  một hôm  nọ  trên  đường  đi nghe một  thầy  Tỳ  Kheo tụng một bài kệ
“Nếu người sống trăm tuổi, Không thấy thủy lão hạc Chẳng bằng sống một ngày Mà thấy được hạc ấy”
Ông  A  Nan  nghe qua  bài  kệ  tụng bị  sai lầm  một  cách  tệ  hại,  thật  là  râu  ông  nọ  cắm cằm bà kia,  Tôn giả bèn lập tức cải chính.  Bài kệ phải tụng như thế này:
“Nếu người sống trăm tuổi Không hiểu pháp sanh diệt Chẳng  bằng sống một ngày Mà được hiểu rõ ràng”
Tỳ  kheo kia  nghe ông  Anan  dạy  xong, trở về  thưa  lại  với  sư phụ, chẳng  dè  sư phụ  nổi sùng nói rằng:
- Ông đừng nghe ông A Nan nói bậy, năm nay  ông  A Nan  đã  già  cả,  lú  lẩn  rồi,  Ta  dạy ông không sai đâu.
Thầy tỳ kheo trở lại đem lời sư phụ nói lại với ông A Nan.
Tôn giả A Nan định đi tìm ông ta để hỏi:

- Tại sao lại nói những lời ngu si như vậy? Nhưng  suy đi nghĩ lại, con người đã thốt ra lời ấy có nói chưa chắc đã chịu nghe, nên thôi.
Một vị Trưởng lão ôn hoà như ông A Nan thống  lãnh  giáo  đoàn  đương  thời,  nắm  trong tay giáo  quyền  tối  thượng,  nhưng  vẫn  áp  dụng lối xử sự nhún nhường”.
Qua câu  chuyện  trên  chúng  ta  xác  định
Phật giáo tồn tại tính Nguyên Thủy chỉ có một
 trăm năm. Một trăm năm ấy tính theo tuổi thọ của  Ông  A  Nan.  Ông  A  Nan  vào  đạo  lúc  20 tuổi,  đến  khi thị  tịch  120 tuổi.  Như  vậy ông  A Nan có 100 tuổi đạo và 20 tuổi đời lúc trẻ. Còn tính theo  năm  đức  Phật  tu  chứng  quả  đến  khi về  nước  là  10 năm  nhưng  mất  hết  7 năm  mới tu chứng. Khi tu chứng xong ba năm sau mới về nước. Như vậy tính theo năm tu chứng đạo của Đức Phật và ông A Nan thị tịch là 103 năm. Nhưng  ít nhất  ba năm  sau cuối  đời  của  ông  A Nan thì tu sĩ đã tu sai lệch theo kiến giải Thầy Tổ  của họ. Như  vậy Thầy Thông Lạc  nói: Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ có tồn tại 100 năm là đúng, vì Thầy có nghiên cứu và căn cứ vào sử sách  hẳn  hoi,  chứ  không  phải  Thầy  suy đoán như bạn Ng. H nói. Các bạn có chấp nhận điều này không?
Đó là cái sai thứ nhất của bạn Ng. H luận về Thầy Thông Lạc.
2- Lại nữa, theo bạn Ng. H nói: “Phật giáo Nguyên Thủy giữ đúng theo hình  thức tu hành thời  Phật,  vẫn  tồn  tại  vài  trăm  năm  sau khi đức  Phật Thích  Ca nhập  diệt, sau đó  mới chia thành nhiều bộ phái mà Thượng Tọa Bộ, Đại Chúng Bộ sau này tập hợp thành Nam Tông và Bắc Tông”.
 Theo sự hiểu biết chung của mọi người, cũng như bạn Ng. H, Phật giáo vẫn tồn tại vài trăm  năm  sau  khi đức  Phật  Thích  Ca  nhập diệt,  sau đó  mới  chia  thành  nhiều  bộ  phái  mà Thượng Tọa Bộ, Đại Chúng Bộ sau này tập hợp thành Nam Tông và Bắc Tông.
Thưa các bạn! Sự phân chia bộ phái không phải đợi đến vài trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt, mà ngay khi đức Phật còn tại thế đã có sự phân chia thành hình  hai bộ phái rõ rệt. Đó là:
1-        Một bộ phái do Đức Phật lãnh đạo.

2-        Một  bộ  phái  do Đề  Bà  Đạt  Đa  lãnh
 đạo.
 Nhờ  sự  lãnh  đạo  khéo  léo  của  Đức  Phật
 nên bộ phái Đề Bà Đạt Đa bị chìm, chứ không bị  diệt  mất,  chỉ  chờ  có  cơ hội  thuận  tiện  là phát triển ngay liền.
Như  vậy,  bạn  Ng.  H  hiểu  biết  sự  phân chia Phật giáo thành bộ phái là theo lối mòn của các Tổ như trên đã nói, chứ không phải bạn ấy hiểu biết qua trí tuệ tu chứng.   Do đó, đây là điểm sai thứ hai của bạn Ng. H luận về Thầy Thông Lạc.



3- Lại nữa, theo bạn Ng. H nói: “Theo lịch sư,û Phật chỉ giảng pháp trong 49 năm, không phải 100  năm (tại thế) như TL viết”.
Đoạn  luận  trên  của  bạn  Ng.  H.  cho thấy cái hiểu của bạn ấy lờ mờ không biết Thầy Thông Lạc nói 100 năm Phật giáo trụ thế, hay
100 năm  thuyết  pháp,  do đó Ng. H. đưa ra hai
giả thuyết:

a.   Giả  thuyết  thứ  nhất:  Vẫn  tồn  tại  vài trăm  năm  sau  khi  đức  Phật  Thích   Ca  nhập diệt, chứ không phải 100 năm.
b.   Giả thuyết thứ hai: Theo lịch sử, Phật chỉ giảng pháp trong 49 năm, không phải 100 năm (tại thế) như TL  viết.
Qua lời luận trên các bạn thấy rõ bạn Ng. H rất vội vàng, đọc sách Đường Về Xứ Phật mà không hiểu gì về văn của Thầy Thông Lạc viết. Ở  đây, Thầy Thông Lạc viết rất rõ ràng: “Đạo Phật  chỉ  có  tồn  tại  được  100  năm”  mà  bạn  ấy lại lý luận bảo: “Phật chỉ giảng pháp 49 năm, không  phải  100   năm  như TL viết”.  Như  vậy bạn Ng. H đã  đồng hoá nghĩa của chữ  “tồn  tại” và chữ “giảng  pháp”. Có lẽ bạn Ng. H. là người tu  học  theo  kinh sách  sách  phát  triển  và  bạn đã đạt được trí vô phân biệt!
 Đến đây các bạn đều biết lời luận của bạn Ng.  H  là  dựa  theo  lối  mòn  của  các  Tổ  thuộc kinh sách  phát  triển,  chứ  bạn  Ng. H  không  tự nghiên  cứu  Phật  giáo  như  tôi  đã  nói,  nên  sự hiểu biết của bạn ấy không có gì mới mẻ, riêng biệt. Vậy mà cầm bút phê bình kết luận Thầy Thông Lạc viết sai, không đúng.
Thầy Thông Lạc viết một điều gì, điều   ấy có căn cứ rõ ràng, chứ không phải tự dự đoán riêng đặt ra, mà cũng không theo lối mòn của các Thầy Tổ học giả xưa và nay. Thầy viết theo trí tuệ  do tu  tập,  chứ  không  phải  viết  theo  trí tuệ kiến thức học giả phàm phu.
Ông A Nan là hiện thân giáo pháp của đức Phật,  ông  A Nan  mất  là  giáo  pháp  Phật  mất, ông A Nan còn là giáo pháp Phật còn.
Ai  cũng  biết  khi ông  A Nan  còn  sống  mà không  chỉnh  được  những  cái  sai  trong  Phật giáo  bấy  giờ,  thì thử  hỏi  khi ông  A  Nan  chết thì còn  ai  chỉnh  những  cái  sai  này  được.  Với khả  năng  ghi  nhớ  của  ông  A  Nan  được  đức Phật  cho là  đệ  tử  đa văn  đệ  nhất,  thế  mà  còn không thể cứu nguy Phật giáo được, nên ông đành  thị  tịch.  Giờ  đây  chúng  ta  hãy  đọc  lại đoạn sử Phật giáo rất não lòng này:



“Tuy vậy một bậc Trưởng lão Thánh Tăng đã  sống  120  tuổi  đối  với  việc  đời  không  còn chút lưu  luyến, sau khi gặp chuyện trên lại còn chán  ngán  thế  gian  hơn.  Tôn  giả  nghĩ:  “cái  cõi đời này thật hết ý kiến, đức Thế Tôn nhập diệt chưa bao lâu  mà  có  người  hiểu  sai  Phật  pháp như vậy, sau này trong giáo đoàn lại có những điều tà kiến kể sao cho xiết. Ta vì Phật tụng lại giáo  pháp  mà  mọi  người  chấp  chặt  vào  kiến chấp tà kiến của họ không chịu theo đúng pháp mà tu hành. Ta còn ở lại đây làm gì? (Thập Đại Đệ Tử Sử Chuyện)
4- Thưa các bạn! Tôi chỉ dẫn vài đoạn luận ngắn  trên  đây  để  các  bạn  thấy  rõ  khả  năng hiểu biết về Phật pháp của bạn Ng. H còn tùy thuộc, cần phải tu học nhiều hơn nữa để thực chứng  tự  trí tuệ  thấy  hiểu  biết  như  thật,  chứ không  phải  nhai  lại  bã  mía của  người  xưa như vậy, chẳng có lợi ích gì cho bản thân, mà còn làm cho mọi người hiểu biết lệch lạc về Phật giáo,   làm   mất   chánh   pháp   của   Phật   khiến người sau chẳng biết đường lối nào tu hành đến nơi đến chốn. Thật tội ấy không thể tha thứ được. Như các bạn đã thấy kinh sách phát triển không  thiếu,  nhiều  như  rừng,  như  biển,  nhưng tìm một  vị  tu  sĩ  Phật  giáo  sống  đúng  Phạm
 hạnh  giới  luật  thì không  tìm thấy,  huống  là tìm một tu sĩ Phật giáo tâm ly dục ly bất thiện pháp và bất động trước các ác pháp và các cảm thọ thì làm sao tìm có. Phải không các bạn?
Một  rừng  kinh sách  phát  triển  như  vậy mà  không  tìm ra một  bậc  tu  hành  sống  đúng Phạm  hạnh  giới  luật  thì làm  gì tìm được  một bậc nhập Tứ Thánh Định, thể hiện  Tam Minh, làm  chủ  sự  sống  chết,  chấm  dứt  luân  hồi  tái sanh được
Thưa các  bạn!  Rừng  kinh sách  phát  triển vĩ  đại  như thế  mà  chỉ  thấy  những  bộ  giới  cấm ít ỏi, lơ  thơ, còn giới  đức, giới  hạnh, giới hành thì không  có  một  bộ  nào  cả.  Vậy  lấy  giới  luật gì? Ở  đâu? Mà bạn Ng. H dám đem giới luật ra đây nói: “Có hay  không có, phạm hay  không phạm”. Dựa vào mấy bộ giới cấm của các Tổ mà luận  về  giới  luật  thì tôi  e bạn  ấy  không  biết lượng sức mình.  Khi bạn viết ra câu này chứng tỏ bạn là người không có nghiên cứu và học hỏi về giới luật: “Vì làm sao gọi là phạm giới khi không hay  chưa  có giới”.
Thưa  các  bạn!  Các  bạn  có  biết  giới  luật của Phật bắt nguồn từ đâu mà có?
Từ Phạm Thiên đấy các bạn ạ!
 Thưa các  bạn!  Phật  có  trước  Phạm  Thiên hay Phạm Thiên có trước Phật?
Trong kinh sách Nguyên Thủy, Phật thường nhắc nhở các tỳ kheo nên sống một đời sống Phạm hạnh. Vậy Phạm hạnh là gì? Phạm hạnh là đức hạnh của Phạm Thiên. Đức hạnh của Phạm  Thiên là  giới  đức, giới  hạnh các  bạn
ạ!
Phạm Thiên có trước Phật, như vậy giới luật  có  trước  Phật  thì làm  sao bạn  Ng.  H  bảo rằng:  “Vì  làm  sao  gọi  là  phạm  giới  khi  không hay  chưa  có giới!”.
Như vậy, bạn Nguyễn Hòa thật là đáng thương.  Phải  không  các  bạn?  Khi nói,  khi viết phải  suy nghĩ  kỹ.  Đối  với  Phật  giáo  hiểu  biết thì phải hiểu biết cho thật rành rẽ (chứng đạo), thì có lợi ích cho mình  cho người, còn biết theo kiểu như những nhà học giả (chưa chứng), sự hiểu biết ấy như con dao hai lưỡi, biết mà im lặng  như  Thánh  thì  tốt;  đã   không  biết  mà tưởng  là  biết  lại  nói  ra  là  một  tai  họa  cho mình,   cho  người,  cho  Phật  giáo.  Các  bạn  có thấy điều này không?
Kinh pháp Cú dạy:
“Người ngu  nghĩ mình ngu
 Nhờ vậy thành có trí Người ngu tưởng có trí Thật xứng gọi chí  ngu”
Trường  hợp  bạn  H.  Tr và  bạn  Ng.  H,  và một số vị nữa đều là những người viết bài cho trang Thư Viện Hoa Sen. Trang  Thư Viện Hoa Sen tiêu biểu tiếng nói chân chánh, đúng đắn của  Phật  giáo,  vì  thế  các  bạn  không  nên  viết sai phạm như thế này. Viết sai phạm thì trang Thư Viện Hoa Sen sẽ mất uy tín đối với các độc giả  khắp  nơi  trên thế  giới. Tiếng nói  của Phật giáo  mà  không  chân  thật,  không  đúng  đắn, lệch lạc, nghiên cứu không thấu đáo là khinh thường độc giả, xem độc giả thiếu hiểu biết về Phật giáo, vì thế mới muốn nói xuôi, nói ngược như  thế  nào  cũng  được.  Tôi  nghĩ  các  bạn  đã lầm,  muốn  nói  một  điều  gì  về  Phật  giáo,  về Thầy  Thông  Lạc  thì các  bạn  hãy tu  chứng  đầy đủ  trí tuệ  Tam  Minh,  chứ  đừng  đem chút  học thức ra khoe khoang. Các bạn đừng tưởng rằng độc  giả  toàn  là  những  người  dễ  tin; rồi  đây  sẽ có  những  độc  giả  sẽ  vạch  trần  những  cái  sai trong những bài viết của các bạn, khi Thầy Thông Lạc ẩn bóng.
Như  vậy,  đây  là  cái  sai  của  bạn  Ng.  H
luận  về  Thầy  Thông  Lạc  gây  ảnh  hưởng  làm
 mất  uy tín cho trang  Thư  Viện  Hoa Sen nữa. Theo tôi  nghĩ  trang  Thư Viện  Hoa Sen là  một thư viện Phật giáo chuyển tải những kinh sách Phật, những tiếng nói chân chánh của Phật giáo, chứ không phải là một tiệm sách hỗn tạp chưng bày nhiều thứ ô hợp.
4- Bạn Ng. H còn một lỗi về phẩm hạnh nữa. Thầy Thông Lạc là một người lớn tuổi (dù bài viết của bạn Ng. H vào năm 2002 hay 2003 thì Thầy Thông Lạc năm đó cũng đã  75 hay 76 tuổi),  vậy  mà  bạn  Ng.  H  viết  trống  không  và viết  tắt  như  vầy  “TL”:   “Theo  lịch sử,  Phật chỉ giảng pháp trong 49 năm, không phải 100 năm (tại   thế)    như   TL   v ie á                                                   t”   (còn  nhiều   nơi  khác nữa!). Cách thể hiện của bạn như vậy tôi cho là thiếu  văn  hóa  lịch  sự,  kém  đạo  đức,  không  lễ độ. Có đúng như vậy không các bạn?
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có một truyền thống văn hoá kính  trên, nhường dưới, sống có đạo đức lịch sự, lễ độ, cung kính,  tôn ti, trật  tự  rất  tuyệt  vời.  Vì thế,  ngôn  ngữ  nước  ta có đầy đủ những danh từ xưng hô phân biệt tôn ti trật tự mà trên thế giới không dân tộc nào có những danh từ xưng hô nhiều như vậy. Thế mà bạn  Ng.  H  quên  mình  là  dân  tộc  Việt  Nam, quên nguồn gốc đạo đức của Tổ Tiên ông bà, vì
 thế không chút e dè coi Thầy TL như bạn bè đồng trang lứa, hay bậc trưởng thượng đối với hàng  ti thuộc  vậy  (cho dù  bạn  Ng.  H  trên  70 tuổi  đi  nữa  thì lại  càng  thủ  lễ  hơn  để  làm gương cho con cháu) trong khi Thầy Thông Lạc là một cụ già, còn ba năm nữa bằng tuổi Đức Phật nhập diệt. Đó là nói về tuổi tác của Thầy Thông Lạc đáng là cha, là ông của không ít người.  Còn  giả  dụ  cho bạn  Ng. H  hấp  thụ  văn hoá  Âu  Tây nên có  lối  xưng hô  như thế  thì tôi cũng cho bạn ấy sai nốt, vì chỉ khi nào bạn Ng. H thường giao dịch và thân thiết mới gọi người đó bằng tên trống không và hấp thụ như vậy là mất gốc.
Chắc nhiều bạn không biết rằng về phần đức độ và tu hành của Thầy Thông Lạc khó mà tìm thấy trong thế gian này: Đời sống giới luật rất nghiêm chỉnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ  nhặt,  thiền  định  nhập  Tứ  Thánh  Định, làm chủ sự sống chết, chấm dứt tái sanh luân hồi, thể  hiện  Tam Minh,  tâm  thường  bất động trước  các  ác  pháp  và  các  cảm  thọ,  thường  trú trong trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự. Người như vậy trên đời này dễ gì thấy, phải không các bạn?
 Thưa  các   bạn!   Có   sống   gần   bên   Thầy Thông Lạc mới nhận thấy được điều này. Thấy được  điều  này  thực  đáng  cho  chúng  ta  cung kính,   tôn  trọng!  Có  đáng  cho  chúng  ta  quỳ xuống đảnh lễ dưới chân Người không các bạn? Như  vậy,  cách  ứng  xử  của  bạn  Ng.  H  là  rất đáng trách. Phải không các bạn?
Chỉ mới vào đầu một đoạn ngắn bài tiểu luận  của  bạn  Ng.  H  mà  đã  có  nhiều  cái  sai không đúng với Phật giáo. Nếu đem hết các bài của  bạn  Ng.  H  ra luận  thì cái  sai  của  bạn  ấy còn biết bao nhiêu mà kể! Nhưng  thôi, luận kể ít nhiều  mà  đi  đến  đâu!  Chỉ  mong  chúng  ta giúp cho nhau có được nhận thức đúng để tránh được  cái  đã  sai. Và  như vậy, xin  hãy bình  tâm mà  học, bởi  vì chỉ  khi tu  chứng quả  A La Hán thì mới đủ sức bình luận được sách của Thầy Thông Lạc.
Thưa các bạn! Diệu Quang quá tất bật vì nhiều  công  việc,  chỉ  xin  góp  ý  với  bạn  Ng.  H trong  một  đoạn  tiểu  luận  nhỏ  để  làm  một  hạt cát xây dựng lại mái nhà Phật giáo mà Thầy Thông Lạc  ngày đêm  miệt  mài  dựng lại  những gì của đức Phật đã bị các Tổ ném bỏ. Mong bạn Ng.  H  thông  hiểu  cho. Nếu  tôi  có  nói  điều  gì làm  bạn  không  bằng  lòng,  xin  bạn  tha  thứ  và từ  đây  về  sau xin  được  xem  bạn  và  các  bạn khác như là những người bạn thân. Bạn Ng. H đồng ý nhé!
Diệu  Quang có  lời  thăm  và  chúc  bạn  dồi dào sức khoẻ.

Kính  ghi Diệu Quang Tháng 5-2004

--------
HẾT TẬP VI
 MỤC LỤC

Lời nĩi đầu ................................................................ 5
Thư gửi quý bạn ...................................................... 19
Tu tập định vơ lậu cĩ ba việc cần phải lưu ý........... 21
Trì giới là ly dục ...................................................... 24
Các nhà học giả dạy nhập Sơ thiền ......................... 31
Tiếng ồn................................................................... 35
Tầm tứ ..................................................................... 39
Ly hỷ........................................................................ 41
Sổ tức....................................................................... 43
Dứt tiếng ồn lên Nhị thiền ....................................... 46
Chấm dứt tầm tứ lên Tam thiền............................... 47
Chấm dứt hỷ lên Tứ thiền........................................ 49
Trong Tứ thiền ngưng sổ tức đạt khơng định .......... 50
Mười hơi thở đếm khơng lộn là ý cĩ định............... 52
Nhờ theo dõi hơi thở mà đạt được định................... 55
Gom ý thức nhập thiền thứ mấy .............................. 58
Sáu thức gom lại sẽ nhập định gì?........................... 59
Gom ý thức bằng cách nào? .................................... 61
Gom ý thức diệt tầm tứ............................................ 62
Tưởng thức .............................................................. 63
Năm thức ................................................................. 64


Nhân quả.................................................................. 65
Nhân quả là gì? ........................................................ 67
Nhân quả do đâu mà cĩ ........................................... 70
Con người do ba hành động thân, miệng, ý sinh ra. 73
Vơ minh và minh ..................................................... 74
Trí học giả................................................................ 80
Hỷ lạc cĩ xả bỏ hay khơng? .................................... 85
Trưởng dưỡng hỷ lạc ............................................... 88
Tứ chánh cần ........................................................... 91
Một người mù dẫn một đám người mù.................... 98
Chứng đắc một ít cĩ dạy người được khơng? ....... 101
Sống khơng phạm hạnh ......................................... 104
Chỉ cần tâm cĩ tàm quý là tu chứng đạo ............... 134
Mọi người đều là tu sĩ đi xin ăn thì thế gian này sẽ ra sao? ........................................................................ 136
Lục căn hư hoại ..................................................... 139
Sáu căn quay vào trong.......................................... 142
Nằm theo kiểu kiết tường ...................................... 144
Nhân tướng nội và ngoại của thọ........................... 146
Nhiếp phục và phá thọ ........................................... 149
Nhân tướng của nội tâm ........................................ 152
Ngăn ác diệt ác ...................................................... 155
Nhân tướng ............................................................ 158
Đặc tướng .............................................................. 160


Thọ hành ................................................................ 163
Mục liên thanh đề .................................................. 165
Tệ nạn mê tín ......................................................... 180
Làm lễ quy y cho người chết ................................. 185
Những kinh sách mê tín......................................... 190
Tu như thế nào là đúng pháp ................................. 192
Như lý tác ý ........................................................... 198
Trùng trong lơng sư tử........................................... 201
Làm sao phân biệt được tu sĩ giả hay thật trong Phật
giáo ........................................................................ 205
Hộ trì các căn......................................................... 206
Thế giới siêu hình .................................................. 212
Phật giáo Đại thừa ................................................. 216
Thiền Đơng độ ....................................................... 217
Niên lịch Phật giáo ................................................ 218
Thuyết pháp 45 năm và 49 năm, năm nào đúng? .. 219
Kinh sách Nguyên thủy và Đại thừa, kinh sách nào đáng tin cậy ........................................................... 220
Kinh sách Đại thừa cĩ phải là chánh pháp khơng? 222
Luật tứ phần........................................................... 223
Kinh Phạm Võng Bồ tát giới ................................. 224
Sự sai biệt giữa Phật giáo và Bà la mơn ................ 225
Thâm ý của Bà la mơn đối với Phật giáo .............. 232
Bà la mơn............................................................... 233


Lời giới thiệu ......................................................... 236
Lời tựa giới thiệu kinh pháp cú của Hịa thượng Thích
Minh Châu ............................................................. 241
Xác định của đức Phật về “Ý thức” của con người cĩ
tầm quan trọng nhất trong đạo Phật....................... 243
Lời xác định thứ hai của đức Phật ......................... 254
Tầm ác và tầm thiện .............................................. 261
Lấy ân báo ốn....................................................... 266
Phịng hộ sáu căn ................................................... 273
Chỉ định một thánh tăng ........................................ 280
Song tầm ................................................................ 284
Thiện xảo trong tu tập............................................ 288
Nhân quả 1............................................................. 291
Nhân quả 2............................................................. 298
Người học nhiều khơng bằng người tu tập ............ 301
Khơng phĩng dật ................................................... 307
Thiền định.............................................................. 314
Nỗ lực tu tập Tứ niệm xứ ...................................... 318
Thiện xảo tu tập ..................................................... 332
Khen ngời điều phục tâm....................................... 335
Người chiến thắng ................................................. 337
Thư hỏi đạo............................................................ 340
Hộ trì các căn ......................................................... 341
Kinh Duy Ma Cật .................................................. 358


Vơ sở đắc ............................................................... 368
Phụ lục: Khi nĩi, viết phải bình tâm suy nghĩ cho kỹ
............................................................................... 374



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!