Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 7 -2



thiện;  nếu  huân  tập  điều  ác  thì thói  quen làm việc  ác  sẽ  thể  hiện  trước  giờ  phút  lâm  chung cận tử nghiệp ác. Đó là một lẽ công bằng, công lý và rất hợp lý của đạo Thánh Hiền.
Kinh sách  phát  triển  dạy  không  hợp  lý, phi  đạo  đức  Thánh  Hiền,  có  ngụ  ý  gian  xảo lường gạt mọi người.
Suốt  đời  sống  làm  điều  ác  gây  biết  bao tang  tóc  đau khổ  cho người  và  muôn  vật,  đến khi sắp chết thì mới thỉnh các sư thầy và cư sĩ đến hộ niệm để cho người tỉnh táo niệm Phật theo  mà  quên đi những hành động ác, do quên đi  những  hành  động  ác  mới  tạo  ra cảnh  giới cận tử nghiệp thiện, từ đó thoát cảnh đọa sáu nẻo luân hồi để về Cực Lạc Tây Phương.
Kinh sách  phát  triển  rất  xảo  trá  dạy cho chúng ta tạo cảnh cận tử nghiệp một cách lừa đảo,  gian  xảo  lường  gạt  người  trần  tục  của chúng ta. Nếu  có  cõi  Cực  Lạc  Tây Phương thật sự thì chắc gì kinh sách phát triển lừa đảo được đức Phật Di Đà.
Nếu theo giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu  Ni mà  tu  tập  ‚Tứ  Chánh  Cần‛  ngăn  ác, diệt  ác,  sanh  khởi  thiện,  tăng  trưởng  thiện pháp, thì suốt đời chẳng làm khổ mình, khổ người,  khổ  chúng  sanh, thì cận tử  nghiệp  phải
 là thiện, cần gì phải nhờ người khác hộ niệm. Còn  làm  ác,  chuyên làm  khổ  mình,  khổ  người, khổ  chúng  sanh thì dù  có  rước  hàng  trăm  vạn tỳ   kheo  cho  đến  các   vị   Phật   ở   khắp   mười phương đến để hộ niệm cho người sắp chết, thì người  ấy vẫn đọa địa ngục  như thường. Vì luật nhân quả rất công bằng và công lý.
Những kinh sách phát triển dạy phi  chân lý, phi  đạo  đức  như vậy, thế  mà  người  ta nghe danh từ  “xe  lớn’’,  thì ai  cũng  tưởng  mình tu theo pháp xe lớn là ‚ngon‛ là ‚vĩ đại‛ là ‚cao thượng‛, nào ngờ bị lừa đảo mà không biết.
Kinh  sách  phát  triển  là  một  loại  kinh sách tưởng, kinh sách không đáng tin cậy, kinh sách nói mơ hồ trườn uốn như con lươn, nói hai mặt  để  khiến  cho người  ta  không  bắt  bẻ  được.
‚Kinh sách nói như vậy, chứ không phải nghĩa như vậy‛.
Tin  hay  không  tin là  quyền  của  quý  vị, nhưng  ít  ra quý  vị  đừng  để  kẻ  khác  lừa  đảo mình,  quý  vị  hãy  suy nghĩ  đi.  Đạo  Phật  dạy người không nên lừa đảo, chân thật, tự lực  cứu mình  chẳng cần ai hộ niệm cho mình  cả, chỉ có mình   mới  giải  quyết  sự  đau  khổ  cho  chính mình.  Nên  những bài  pháp trong kinh Nguyên Thủy dạy tự mình  sửa sai  và  khắc  phục  những

điều  ác  để  đem  lại  sự  an  vui  cho mình,  cho người  trong hiện tại  thì có  lo  gì ai  hộ  niệm  để tạo cận tử nghiệp tốt cho mình.  Quý vị còn nhớ lời  Phật dạy hay không?  ‚Hãy  thắp  đuốc  lên mà đi, Ta chỉ là người hướng đạo chứ Ta không  thể  đi thay thế  cho ai cả‛.  Vậy  mà mọi  người  hộ  niệm  cho người  khác  thì có  sai với lời dạy của Phật chăng? Câu trả lời này xin nhường lại quý vị trả lời!!!

TIẾP  DẪN VỀ CỰC LÄC

Câu hỏi của Liễu Đức


Hỏi: Kính thưa Thầy! Trước lúc hấp hối và sau khi tắt thở, phải nhờ bạn đồng đạo (hay mời sư thầy) về tụng kinh  niệm Phật để trợ duyên  cho người  bệnh  đang  hôn  mê.  Nhờ  có tụng  niệm  âm  thanh   niệm  Phật,  tụng  kinh khiến cho người bệnh tịnh tâm nhớ Phật, niệm Phật,  nhờ  đó  sẽ  dứt  được  nghiệp,  được  Phật đón về  Tây  Phương Cực  Lạc  (mặc  dù  người  đó là đại ác).
 Đáp: Kinh sách phát triển nhất là dạy về phần  Tịnh Độ,  có  nhiều  phần  rất  là  vô  lý  và phi đạo đức hết sức:
1/  Lúc  hấp  hối  (sắp  chết)  rước  Sư, Thầy hay  các  đồng  đạo  về  tụng,  niệm  để  trợ  duyên nhớ Phật, niệm Phật để sẽ được Phật rước hồn về cõi Cực Lạc Tây Phương, thật là phi lý vô cùng. Khi còn sống mạnh khỏe đến chùa lạy Phật, tụng kinh niệm chú mà nghiệp vẫn chưa tiêu  được,  huống  là  lúc  bệnh  tật  sức  yếu  và nhất là lúc hấp hối thì còn sức đâu mà chiến thắng  lại  nghiệp  ác.  Nếu  có  cố  gắng  tỉnh  thức để  niệm  Phật  cũng  không  nổi,  vì  thân  tứ  đại sắp  tan rã  thì đau nhức  tận cùng, còn sức chịu đựng sự  đau khổ  của thân và  tâm. Lúc  bây giờ còn  sức  đâu  chịu  nổi  những  cơn đau tận  cùng của thân mệnh, tinh thần thì rối ren, phần đau đớn, phần sợ chết, phần thương con cháu thì làm sao còn bình tĩnh đâu mà niệm Phật.
2/ Nhân quả do mình  tạo ra thành nghiệp, thì phải chính  mình  tu tập sửa đổi tâm tánh đi vào  thiện  pháp,  thì nghiệp  kia mới  tiêu  trừ. Chứ đâu có niệm Phật sám hối mà tiêu tội, tiêu nghiệp  được.  Nếu  niệm  Phật,  sám  hối,  ngồi thiền  mà  tiêu  tội  tiêu  nghiệp,  thì đó  là  lối  lừa đảo, lường gạt người của kinh phát triển Bà La



Môn giáo, của những ông thầy kiến giải học giả lừa đảo người để ngồi mát ăn bát vàng.
3/ Người  đại  ác  nhờ  hộ  niệm  mà  tiêu  tội tiêu  nghiệp  được  và  được  đức  Phật  Di  Đà  đón về  Cực  Lạc  Tây  Phương,  thì ông  Phật  Di  Đà chắc ông là người điên, sao dám rước người đại ác  về  nước  mình  để  biến  hoa sen làm  tù  ngục để nhốt họ trong đó rồi còn phải cho lính canh gác.  Một  đất  nước  thanh  bình,  có  trật  tự  an ninh  thì bây  giờ  biến  đất  nước  có  nhà  tù  có lính gác, làm cho cực  khổ  biết  bao nhiêu người như vậy mà  biết có  cảm  hóa giáo huấn được  ai chăng  hay  chỉ  là  một  ảo  tưởng  do con người dựng  lên  để  an  ủi  tinh thần  người  còn  sống trong khi quá đau khổ trước cảnh chia ly người sống kẻ chết
Đất nước nào không có trại giam, nhà tù  là  đất  nước  đó  hạnh  phúc  nhất  của toàn  dân.  Đất  nước  Phật  Di Đà  nghe  nói hai chữ  ‚Cực  Lạc‛  có  nghĩa là  rất  vui thế mà còn có kẻ bị nhốt trong hoa sen thì có vui gì, đó  là  hình thức  một  cái  nhà  tù  ở cõi ấy.
Bên cõi Tây Phương Cực Lạc còn có nhà tù thì có  gì là  Cực  Lạc  nữa  đâu?  Phải  không  quý vị?  Cuối  cùng  cảnh  giới  Cực  Lạc  đều  do  sự
 tưởng tượng của con người tạo ra nên giống như sự ước muốn chạy theo dục lạc thế gian. Phỏng chừng đức Phật Di  Đà có tâm đại từ đại bi cứu độ  tất  cả  chúng  sanh mà  rước  những  linh hồn người  ác  đức  về cõi  nước  mình  thì đức  Phật  Di Đà trở thành một tòa án thượng thẩm, hàng ngày chỉ chuyên lo xử án thì có đâu mà lo niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Còn  nếu  rước  về  Cực  Lạc  nhốt  trong  hoa sen dù  hàng  triệu  vạn  năm  mà  không có  pháp tu xả tâm, chỉ có niệm Phật thì cũng chẳng hết tham,  sân,  si,  nếu  thả  ra thì tánh  nào  tật  nấy vẫn còn, thì đất nước Cực Lạc lại trở thành địa ngục chứ không còn được gọi là Cực Lạc nữa, nó chẳng khác nào như ở cõi thế gian của chúng ta vậy. Vì những tay đại gian ác ở thế gian có địa vị, có tiền của nhiều, lúc sắp chết rước nhiều thầy  tỳ  kheo và  Phật  tử  đến  hộ  niệm  thì chắc chắn  phải  được  rước  về  Tây  Phương.  Và  như vậy, cõi Tây Phương Cực Lạc là nơi dung chứa bọn  nhà  giàu  ác  đức,  bọn  tham  quan vô  lại  và bọn đầu trộm đuôi cướp...
Từ  cõi  tưởng  tri ‚Cực  Lạc  Tây  Phương‛ của con người, để sau khi chết có một đời sống đầy  đủ  hơn  ở  thế  gian,  nhưng  lại  xài  tiền  giả và mặc quần áo giấy, hưởng đồ ăn thực phẩm ở
 thế gian, thì quý vị nghĩ như thế nào? Có phải là thế giới tưởng không?
Toàn bộ  những loại  tưởng mê  tín này đều do kinh sách phát triển sản xuất để lừa đảo lường gạt người một cách đại gian ác, tín đồ Phật giáo hãy sáng suốt cảnh giác đừng để bị lừa đảo. Đây không phải là  đức Phật  Thích  Ca Mâu  Ni dạy,  vì  kinh  sách 
Nguyên  Thủy  đã chứng minh rõ ràng không có đời sống sau khi chết.  Khi chết  thì toàn  thân  ngũ  uẩn  đều  tan rã, mất hết. Mười hai duyên không còn duyên nào cả, chỉ còn lại hành động thiện ác được gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực ấy tiếp tục tái sanh luân hồi.
Với trí hữu hạn của chúng ta hiện giờ, chỉ có  thể  biết  được  đó  là  một  cuộc  sống  hiện  tại trên hành tinh này, còn có sự sống ngoài hành tinh này  thì chúng  ta  chưa khám  phá  ra được, nếu  có  khám  phá  ra được  thì nó  cũng  chẳng phải  là  Cực  Lạc  hay  Thiên  Đàng.  Còn  trong kinh sách Phật dạy: Cực Lạc, Thiên Đàng, Địa Ngục,  Niết  Bàn  cũng  ở  nơi  đây,  tại  thế  gian này  không  cần  phải  đi  tìm nơi  đâu  cả.  Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy:
‚Đứng lại thì chìm xuống,

Bước tới thì trôi dạt
 Chỉ có vượt qua‛

Cho nên đức Phật nhấn mạnh: ‚Không đứng  lại,  không  bước  tới,  chỉ có  vượt qua‛. Chừng nào chúng ta tu hành có được trí tuệ vô hạn thì thế giới nào chúng ta cũng thấy biết cả, thì đó  là  thế  giới  chân  thật  không  bị  tưởng thức lừa gạt.
Bây  giờ  chúng  ta  nghe  theo  kinh  sách phát triển và tà giáo ngoại đạo thì đó là chúng ta  đã  bị  lường  gạt  vào  một  thế  giới  tưởng  tri như Phật đã dạy trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản.


KHI  TẮT THỞ  MÀ  CỊN SÂN HẬN
Câu hỏi của Liễu Đức
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Mẹ con mất ngày
19-04-1998 tại  bệnh viện, con đã mang mẹ  con về sau khi  tắt thở, con ân hận nếu  mẹ con sân lên  mà  bị  rơi  vào  sáu  nẻo  luân  hồi,  con phải làm  gì  để  mẹ  con thoát  khổ,  xin  Thầy  từ  bi giảng dạy cho con hiểu sai đúng chỗ nào?
 Đáp: Như trong kinh ‚Nhập Tức Xuất Tức‛  Phật  dạy: ‚Hơi thở  là  thân,  là  thọ,  là tâm,  là  pháp‛.  Vậy  khi hơi  ‚tắt‛  tức  là  hơi thở ‚dừng‛, dừng tức là hơi thở diệt, hơi thở diệt, tức thân diệt, thân diệt tức ‚chết‛.
Hơi thở ‚tắt‛ tức hơi thở ‚diệt‛, hơi thở diệt  thì thân  diệt,  thân  diệt  thì tâm  diệt, tâm diệt thì pháp diệt, pháp diệt thì thọ diệt.
Ở   đây  con lưu  ý:  Mẹ  con đã  tắt  thở  trong bệnh  viện,  con mang  về  nhà.  Lúc  bấy  giờ  mẹ con chết toàn bộ thân, thọ, tâm, pháp đều diệt, tâm đã diệt lấy cái gì mẹ con biết đau mà sanh tâm  sân  hận  để  đọa  vào  sáu  nẻo  luân  hồi.  Vả lại thọ cũng diệt thì lấy cái gì gọi là đau.
Như vậy, trong kinh phát triển dạy không đúng  và  còn  vô  lý  không  hợp  khoa  học,  thiếu logic.  Khiến  người  không  rõ  Phật  pháp  sanh tâm   dao  động  và   hối   hận  đau  khổ   đối   với những người thân.
Con ước muốn mẹ con thoát khổ khi bà đã chết  và  đã   tái  sanh  nơi  khác  rồi,  hoặc  làm chúng  sanh  hoặc  làm  người.  Duy  chỉ  có  điều thiết thực mà không bị kẻ khác lường gạt gây mê  tín, lạc  hậu,  thì con nên  xin  ấn  tống  kinh
‚Thập  Thiện,  Đạo  đức  nhân  quả,  Đạo  đức
 giải thoát, Đạo đức không làm khổ mình khổ người, Bài học ngàn vàng, Hành Thập Thiện Tứ Vô Lượng Tâm‛.
Khi thỉnh những loại kinh trên 80 cuốn hoặc  100 cuốn thì con gửi  cho bà  con, anh em, chị em, bạn bè, thân hữu trong ngày làm tuần, ngày  giỗ  cha mẹ,  và  thành  tâm  hồi  hướng  cho cha mẹ hay những người thân yêu của mình  đã quá  cố.  Trong  kiếp  tái  sinh  họ  sẽ  được  đọc những  loại  kinh sách  này  thì tâm  họ  sẽ  được khai ngộ thiện ác, sống một đời sống đạo đức nhân bản -nhân quả không làm khổ mình,  khổ người  và  khổ  tất  cả  chúng  sanh  thì cuộc  sống ấy tức là Niết Bàn tại thế.
Hành  động  ấn  tống  kinh như  vậy  là  lòng hiếu thảo, không có sự hiếu thảo nào hơn được. Vừa  giúp  xã  hội  có  đạo  đức  vừa  tỏ  được  lòng hiếu  thảo  của một  người con hiếu vừa chứng tỏ là  một  người  đệ  tử  cư sĩ  của  Phật  chân chánh, không gây hoang mang dao động mê tín cho kẻ khác.
Trong  thế  gian  hiện  giờ  có  biết  bao pháp môn  mê  tín, dị  đoan,  phi  đạo  đức  gây  hoang mang dao động,  sợ  hãi  cho mọi  người.  Vậy  các con  là  đệ  tử  của  Phật,  phải  sáng  suốt  đừng
 nghe theo  tà  giáo  ngoại  đạo  tự  làm  khổ  mình, khổ người.

Ý THỨC

Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)


Hỏi: Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ, nhà khoa học cho rằng thân con người nhờ bộ não điều khiển hoạt động.
Một  em bé  lấy  đồ  chơi  ra chơi  rồi  xếp  trở lại,  khoa học  cho đó  là  bộ  não  điều  khiển  chứ em bé không biết gì?
Đáp: Não bộ của con người là ý căn, ý căn hoạt động sinh ý thức. Khoa học bảo rằng, bộ não điều khiển chứ em bé không biết là sai.
Bộ  não  (ý  căn)  hoạt  động  sinh  ra ý  thức, tức là em bé biết việc làm của em bé.
Ý thức, tức là sự hiểu biết của con người. Nhưng   ý  thức  chỉ  là  cái  biết  của  thân  chứ không  phải  cái  biết  của  tưởng,  của  tâm.  Cái biết  của  tưởng là  khi chúng  ta  nằm  ngủ  chiêm
 bao. Cái  biết  của  tâm  là  khi chúng  ta  nhập định Tứ Thiền và thực hiện Tam Minh.

Ba  cái  ‚biết‛   này  đều  do  bộ  não  hoạt động, khi thân hoạt động bình  thường như mọi người thì một số tế bào não bộ làm việc còn các tế bào não bộ khác đều ngưng nghỉ. Khi chúng ta ngủ các tế bào não ý thức làm việc bình thường,  nó  ngưng  nghỉ  nhường  lại  cho các  tế bào  não tưởng hoạt động tạo thành giấc mộng. Trong  giấc mộng chúng ta cũng nghe thấy biết, đó gọi là ‚tưởng thức‛.
Khi chúng  ta  nhập  định Tứ  Thiền  thì số tế bào não bộ tâm thức làm việc, thì lúc bây giờ các  tế  bào  não  ý thức  và  tưởng thức  đều ngưng nghỉ,  do đó  chúng  ta  nhập  định  tịnh  chỉ  hơi thở mà không chết và thực hiện Tam Minh.
Ý  căn,  tức  là  não  bộ,  não  bộ  rất  quan trọng cho cuộc sống con người, vì nó là bộ máy chỉ huy và điều khiển toàn thân tâm theo dục vọng.  Ngược  lại,  người  biết  tu  hành,  biết  sử dụng nó  không theo  dục  vọng lại càng được lợi ích  và  quan  trọng  hơn  nhiều,  tức  là  làm  chủ được sự sống chết và chấm dứt sự tái sanh luân hồi; giải phóng được sự khổ đau, chấm dứt mọi phiền  toái  và  lợi  ích nhất  là  có  một  cuộc  sống đạo đức không làm khổ mình,  khổ người.
 Tóm lại, người tu sĩ theo đạo Phật mà biết sử dụng bộ óc của mình, chủ động điều khiển hành  động  thân,  miệng,  ý,  lúc  nào  cũng  thể hiện  trong  thiện  pháp  thì tâm  sẽ  được  thanh tịnh  hoàn  toàn  ly dục,  ly ác  pháp.  Nhờ  đó  mà nhập các loại định để đi đến chỗ làm chủ sanh, già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt  luân  hồi.  Ngược lại, không biết sử dụng bộ óc, để bộ óc tự động điều khiển theo tâm dục thì muôn vàn ác pháp và khổ đau đưa đến cho mình  và cho mọi người.


TÂM LINH
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Khoa  học  chưa tìm ra  “tâm  linh vi  diệu”  của  con  người,  chỉ biết con người do bộ não điều khiển và còn biết một số tế bào não chưa làm việc. Có phải vậy không thưa Thầy?
Đáp:  Đúng  vậy,  nếu  khoa học  nghiên  cứu tìm cách đánh thức số tế bào não chưa hoạt động,  để  được  hoạt  động  thì sẽ  thấy  được  tâm
 linh vi diệu của con người hoạt động rất là siêu việt.

Nói  tâm  linh nhưng  sự  thật  ra nó  chẳng linh hiển gì cả, chỉ vì nó hoạt động ở trí vô hạn nên  không  còn  không  gian  và  thời  gian  chi phối, đó  cũng là  do tế  bào  não  hoạt  động, điều khiển tạo ra những năng lực siêu việt kỳ lạ.
Hiện  giờ  tế  bào  não  hoạt  động  trong  trí hữu hạn mà chúng ta gọi là ý thức. Ý thức là sự hiểu biết bị hạn chế trong không gian và thời gian, nên con người sống không nhìn  hiểu biết rõ  sự  vật  và  các  pháp  thường  lầm  chấp,  sống với  tưởng  tri,  nên  cho thế  giới  hữu  hình  và  vô hình  là thật có. Vì thế, mới đắm đuối dính mắc chạy theo cái bóng giả tạo này, cho mọi vật và mọi  sự  việc  là  đúng sai, phải  trái, tốt  xấu v.v.. rồi  sanh  ra  ham  thích  dính   mắc,  giận  hờn, thương ghét, đau khổ, phiền não... Cũng chỉ  vì tưởng  tri cái  thế  giới  này  có  thật,  trong  con người có  cái  vĩnh hằng. Cái  vĩnh hằng đó được gọi  nhiều  tên  khác  nhau: linh hồn,  Phật  tánh, Thể   tánh,   Bản   thể   vạn   hữu,   Nhất   nguyên, Tánh không, Bát Nhã Ba La Mật, Chân không, Chân  như,  thần  thức,  thần  hồn  v.v..  Từ  chỗ hiểu  sai lầm đó  mới sanh ra chấp  ngã  do chấp ngã  nên  làm  việc  gì  cũng  tích  lũy  cho  ngã,
 thậm  chí tu  hành cũng tu  cho ngã  tức  là  tu  để kiến tánh thành Phật, tu để trở về Nhất nguyên... Đó là một tư tưởng điên đảo mà đã truyền thừa từ khi con người có mặt trên hành tinh này và  sự  điên đảo  tưởng tri này vẫn còn kế tiếp nhau mãi mãi.


MẠC NA THỨC VÀ A LẠI DA THỨC

Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Mạc na thức  như người  giữ  kho.  A  lại  da  thức  ví  như  cái  kho chứa nhóm tất cả chủng tử thiện ác.
Khi người chết, thân, thọ, tâm, pháp đều hoại diệt chỉ còn Mạc na thức và A lại da thức đi đầu thai.  Có phải vậy không thưa Thầy?
Đáp: Đó là những danh từ trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân  tập  thành  khối  nghiệp  lực  (A lại  da thức và Mạc na thức), được xem là người giữ kho và cái kho tích trữ tạo thành nghiệp lực.
 Theo kinh Nguyên Thủy, nghiệp lực không có thức, tức là không có cái biết. Do sự vô minh tương ưng nghiệp tái sanh luân hồi, chứ không có cái thức đi tái sanh.
Các  nhà  duy  thức  học,  chỉ  tưởng  ra mà thôi, nên tưởng  ra người  giữ  kho và  cái  kho  đi tái  sanh  (Mạc  na thức  và  A lại  da thức  đi  tái sanh).
Sự   thật   trong   kinh  Nguyên   Thủy   dạy không có thức nào đi tái sanh luân hồi, chỉ có nghiệp thiện, ác đi tái sanh mà thôi. Nghiệp thiện  ác,  tức  là  do hành  động  nhân  quả  thiện ác tạo thành nghiệp.
Kinh sách Phát  triển đã lầm lạc  vì bị thế tục  hóa,  nên  biến  linh hồn  mê  tín trong  dân gian  thành  thần  thức  và  khéo  lý  luận  đặt  tên là  Mạc  na  thức  và  A  lại  da thức  đi  tái  sanh luân  hồi  để  xây  dựng  thế  giới  linh hồn  người chết,   để   sanh  ra  cái   nghề   tụng   niệm,   nếu không   có   linh  hồn   thì  các   Thầy   đều   thất nghiệp.
Phật   giáo   nguyên   thủy   đã   dạy:   “Trong thân người gồm có 5 uẩn: 1 - sắc uẩn; 2 – thọ uẩn; 3 – tuởng uẩn; 4 – hành uẩn; 5- thức uẩn”.
 SẮC UẨN còn gọi là sắc ấm họat động gồm có sáu thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức,   thân   thức,   ý   thức.   Gọi   chung  là   SẮC THỨC.   Khi một  người  sống  bình  thường  suy nghĩ,  nói  nín  hay  họat  động  làm  bất  cứ  một việc  gì, nói  bất  cứ  một  điều  nào  hay  suy nghĩ bất cứ một điều gì thì sắc thức họat động tức là nhóm sáu thức trong đó có ý thức họat động. Ý thức còn gọi là TRI THỨC là TRI KIẾN.
TƯỞNG UẨN họat động khi nào lục thức ngưng hoạt  động. Lục  thức  ngưng hoạt  động là lúc chúng ta đang nằm ngủ chiêm bao. Trong giấc  chiêm  bao chúng ta cũng nghe, thấy, biết, ngửi,  cảm  giác  rõ  ràng.  Cái  biết  trong  chiêm bao gọi  là  TƯỞNG  THỨC.  Như  vậy,  tuởng  thức và ý thức là hai thức chỉ giống nhau là cái biết, nhưng  cái biết  này có  thì cái biết  kia dừng lại. Có đúng như vậy không quý vị?
THỨC UẨN  họat động chỉ khi nào sắc uẩn và  tưởng  uẩn  ngưng họat  động.  Muốn  sắc  uẩn và  tuởng  uẩn  ngưng  họat  động  thì phải  nhập định thứ tư. Nhập  định thứ tư là  phải  tịnh chỉ hơi thở. Khi tịnh chỉ hơi thở thì thức uẩn hoạt động.  Thức  uẩn  họat  động  tức  là  Tam  Minh. Tam  Minh  gồm   có:   Túc   mạng  minh,   Thiên nhãn  minh,  Lậu  tận  Minh.  Tam  Minh  còn  gọi
 là “TUỆ”.  Tuệ Tam Minh là một cấp học thứ ba, cấp học cao nhất của Phật giáo. Phật giáo có ba cấp học gồm có: “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ”. Như vậy, Phật  giáo  không  có  Mạc  na  thức  và  A  lại  da thức. Có đúng như vậy không quí vị?
THỌ UẨN là sự cảm thọ của ba thức, khi các thức họat động thì thọ uẩn có mặt.
HÀNH  UẨN  là  sựï  họat  động  của  ba thức, khi ba thức họat động thì hành uẩn có mặt.
Cho nên,  Mạc  na thức và  A lại da thức  là tưởng  tri của  kinh  sách  phát  triển  tưởng  ra, vốn để chia chẻ tâm thức con người ra nhiều mảnh. Đó là ý đồ làm lệch hướng của Phật giáo chân chánh, để biến tôn giáo Phật giáo thành một  tôn  giáo  mê  tín, đầy  lý  luận,  đầy  ảo  giác tưởng tri.

TU SAI HAY ĐÚNG
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Cứ  theo lời  Thầy dạy  con tu  như  vậy,  thời  gian  sau  Thầy  bảo rằng con tu sai, thì con cũng hơi buồn.
 Đáp: Đúng lời Thầy dạy thì các con chỉ tu đúng  được  phân  nửa,  còn  một  phân  nửa  thì tu chưa đúng.
Thầy bảo các con ăn ngủ và độc cư cho nghiêm chỉnh thì các con lại không sống đúng. Ăn  ngủ  thì còn  tạm  được,  độc  cư thì không trọn, cứ phóng tâm hết chuyện này đến chuyện khác. Từ  khi về  tu  viện đến giờ  các  con không sống độc cư, tự để tâm phóng dật hội họp nhau nói  chuyện  mà  bảo  rằng  tu  đúng,  thì đúng  chỗ
nào?

Người mà không phòng hộ sáu căn, không chấp  nhận  sống  độc  cư thì dù  có  tu  ngàn  kiếp cũng  chẳng  đi  đến  đâu  được,  chỉ  hoài  công  vô ích mà thôi.
Dạy xả tâm ly dục, ly ác pháp, thì các con lại ngồi thiền nhiều để ức chế tâm. Như vậy có tu theo đúng lời Thầy dạy không?
Thiện  hữu  tri thức  nhắc  nhở  cho mình  tu tập, thì lại hờn giận, oán trách, nói xấu, khiến cho Thầy không muốn dạy ai cả.
Vậy có thể buồn Thầy hay buồn chính  bản thân con, không hành đúng theo lời dạy của Thầy?  Đáng  trách  nơi  con hay  là  Thầy?  Các con  tu  tập  không  thấy  trách  nhiệm  và   bổn
 phận của mình,  khi về đây tu tập chính  là mục đích phải đạt được là tâm bất động trước các pháp  và  các  cảm  thọ;  là  làm  chủ  sinh,  già, bệnh, chết và chấm dứt tái sinh luân hồi.

Ý THỨC PHÂN BIỆT  VÀ TỈNH GIÁC
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Ý  căn  tức  là  não bộ   cộng  với   thức  điều  khiển  mắt,  tai,   mũi, miệng,  thân,  ý  sanh  ra phân  biệt  mới  có  dục, do dục mới có tham, sân, si, phiền não.
Tỉnh giác là đang sống với thức hay là trí. Tỉnh giác trong mọi hành động, việc làm, có phải đó là ý thức hay tri thức.
Con chưa rõ cái nào là thức, cái nào là trí, kính  mong Thầy chỉ dạy cho con hiểu?
Đáp:  ‚Ý  căn‛  tức  là  não  bộ. Não  bộ  hoạt động tức là ‚ý thức‛. Ý thức là một trong sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thân tứ đại hoạt động nhờ sáu thức này nên gọi là ‚sắc thức‛.
 ‚Sáu  căn‛  tiếp  xúc  ‚sáu  trần‛  sanh  ra
‚sáu  thức‛,  sáu  thức  dính  mắc  sáu  trần  sanh ra dục, từ  dục  sanh ra các  ác  pháp  (tham, sân, si), do nguyên nhân này tạo (tập họp) ra muôn thứ khổ.
Tỉnh giác tức là ý thức không bị tưởng xen vào, chứ không phải tỉnh giác sống với thức mà tỉnh  giác  là  tỉnh  táo  trong  các  niệm,  biết  rõ ràng các niệm không bị ảnh hưởng những sự hiểu  biết  sai  lầm  ảo  tưởng, hư tưởng của người khác; không bị  những hiểu  biết  do ngũ  dục  lạc sai bảo, cám dỗ và lôi cuốn vào ác pháp.
Tỉnh  giác  trong  mọi  hành  động  và  việc làm là  ý  thức  đang sống trong hiện tại  với  các đối tượng và việc làm.
Tỉnh giác là ý thức không bị mê mờ trước các  pháp  và  bị  lung  lạc  trước  các  cảm  thọ  do dục.  Tỉnh  giác  là  trí thức  tỉnh  táo  sáng  suốt. Trí   thức  tỉnh  táo  sáng  suốt  chính   là  chánh niệm.
Chánh niệm tức là sự hiểu biết rõ niệm thiện  niệm  ác  đó,  biết  rõ  niệm  thiện  niệm  ác đó là do trí thức.
Tỉnh  có  nghĩa  là  bình  tỉnh,  giác  có  nghĩa là  đang quan sát,  nó  chỉ  biết  trong  hành động



đang làm và đang quán xét để  phân loại hành động thiện hay ác. Cho nên, trí thức là sự hiểu biết  đã thấu suốt niệm thiện ác, nên thường ở trong chánh niệm.
Tóm   lại,   trí không   phải   là   thức,   thức không phải là trí. Thức là sự hiểu biết, nhưng chưa có sự phân biệt, còn  trí là sự hiểu biết có phân biệt thiện ác rõ ràng. Trí tức là chánh niệm,  còn  thức  chỉ  là  tỉnh  thức,  tỉnh  táo  chứ chưa có  trí tuệ  Tam  Minh. Nếu  trí hiểu  về  Tứ thiền  sinh  là  trí tuệ  thuộc  về  Tam  Minh, còn trí hiểu  về  giới luật  là  tri thức trí tuệ tri kiến giải thoát. Trí  tuệ tri kiến giải thoát tức là tri kiến tỉnh  thức  thuộc  về  tri thức  mà  đức  Phật đã xác định trí tuệ tri kiến như sau: ‚Trí tuệ ở đâu  thì  giới  luật  ở  đó,    giới  luật  ở   đâu  là trí tuệ  ở  đó;    trí tuệ  làm  thanh tịnh  giới luật,  giới  luật  làm  thanh tịnh  trí tuệ.  Ở đâu  có  trí tuệ  thì ở  đó   có  giới  luật‛.  Như vậy  trí tuệ  của  giới luật  là  tri kiến giải  thoát. Phải không các con?
Ở đây   nếu các con hiểu rõ tri thức là  TRÍ TUỆ  TRI  KIẾN  GIẢI  THOÁT  do  từ  giới  luật sinh  ra thì không  còn  hiểu  lầm  trí tuệ  Tam Minh do định sinh  ra như  đức  Phật  đã  dạy: ĐỊNH SINH TUỆ.
 ĐÐNH NIỆM HƠI THỞ
CÂU HỮU VỚI PHÁP HƯỚNG TÂM
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Con ngồi kiết già
30' tu Định Niệm Hơi Thở câu hữu pháp hướng tâm:  Ly  tham,  sân,  si,  vô  ngã,  vô  thường,  bất tịnh. Tu  như  vậy  thời  gian  bao lâu  hết  tham, sân, si?
Thân bị bệnh đau kinh  niên hướng tâm xả thọ có hết đau không?
Đáp:  Tu Định Niệm  Hơi  Thở  câu  hữu  với pháp  hướng  xả  tâm  ly dục  ly ác  pháp,  mà  hỏi Thầy  thời  gian  lâu  mau thì các  con nên  tự  hỏi mình  tu hành con có quyết tâm xả, ly dục và ly ác  pháp  hay  không.  Còn  thời  gian  tu  tập  lâu mau  là  do  người  tu  tập  có  giữ  gìn  giới  luật nghiêm  túc  hay  không,  chứ  hỏi  Thầy  thì làm sao xác định đúng được. Các con mãi phạm giới ăn  uống  phi  thời  và  phá  giới  hạnh  độc  cư thì làm sao xác định được thời gian.
Muốn  tâm  ly dục  ly ác  pháp  nhanh  chậm là còn tùy ở mức độ giữ gìn giới luật có nghiêm chỉnh  hay  không?  Nếu  có  quyết  tâm  xả  ly,  từ

bỏ  dục  và ác pháp  thì giới luật là thước đo cho tu  tập  nhanh  hay chậm  và  thời  gian ngắn hay dài. Ngược lại, không có quyết tâm xả ly chỉ hướng  tâm  cũng  giống  như  người  niệm  Phật tụng  kinh  cho hết  thời  công  phu  thì tu  chẳng bao giờ  xả  ly được.  Tu như vậy  mất  thì giờ  vô ích,  chẳng  có  kết  quả  gì,  tâm  nào  tật  nấy, không bao giờ thay đổi.
Khi có ý muốn tu tập xả tâm ly dục, ly ác pháp  thì phải  có  quyết  tâm  xả  bỏ.  Ví  dụ:  Khi tâm  khởi  muốn  ăn,  thấy  bụng  đói  mà  chưa tới giờ ăn thì nhất định không ăn; đó là ly dục, đó là  giữ  giới,  còn  ăn  là  không  ly dục,  không  giữ giới.  Tâm  khởi  muốn  nghe băng  hoặc  lấy kinh sách ra đọc thì nhất định không nghe băng, không đọc kinh; đó là ly dục, đó là giữ giới, còn nghe băng và  đọc  kinh là  không ly dục, không giữ  giới  v.v.. Khi bị  người  khác  chửi  mắng  mạ nhục mình,  mà mình  tức giận là không ly ác pháp, là không giữ giới; còn không tức giận mà biết thương người chửi mắng mình  là ly dục, ly ác pháp, là giữõ giới.
Dùng pháp hướng tâm là để pháp hướng tâm  nhắc  nhở  tâm  mình  ly thì mình  phải  ly, nếu  mình  không ly mà  nhắc  nhở  thì cũng  như
 nước  đổ  trên  lá  sen, tu  như vậy  uổng  công  mà thôi.

Pháp  hướng  tâm  chỉ  giúp  ta  thấm  nhuần lý giải thoát để không chấp nhận dục và ác pháp.  Đã  không  chấp  nhận  thì quyết  định xa lìa. Do quyết  định xa lìa thì tu  rất  nhanh,  còn tu lừng khừng, không quả quyết xa lìa thì tu chẳng có kết quả gì.
Thân  bệnh  đau, muốn  hướng  tâm  xả  thọ cho hết đau thì người ấy thấu suốt lý nhân quả, không sợ chết, không sợ đau bệnh thì pháp hướng  tâm  hỗ  trợ,  tâm  người  ấy  không  dao động  và  cảm  thọ  sẽ  chấm  dứt  không  còn  đau khổ.

Còn người ấy sợ chết, sợ đau, hở ra một chút là cảm thấy đau khổ vô cùng, thì pháp hướng  tâm  không  có  hiệu  quả,  thọ  không  đẩy lui  được,  đầu  óc  suy nghĩ  lăng  xăng,  tâm  khởi đi bác sĩ này, đi bác sĩ khác, uống thuốc này, uống  thuốc  khác.  Thì  người  ấy  bệnh  đau còn mãi mãi khó mà hết được.
Dùng pháp hướng mà tâm dao động như vậy thì pháp hướng không kết quả. Người dùng pháp hướng là người phải có ý chí, phải có nghị lực mạnh mẽ. Khi hướng tâm thì giống như lấy đinh   đóng  cột,  nhất  định  là  tâm  không  dao
 động, quyết chiến quyết thắng, có như vậy mới đẩy lui được bệnh khổ. Có như vậy, mới thấy pháp như lý tác ý của đức Phật rất mầu nhiệm mà  trên  đời  này  không  có  một  pháp  môn  nào hơn  được,  một   phương  thuốc  hay  hơn  được. Pháp  như  lý  tác  ý  của  đức  Phật  là  một  thần dược, nếu ai biết cách sử dụng.

NGỒI THIỀN NHẬP ĐỊNH
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi: Kính thưa Thầy! Con được theo Thầy tu học nhiều năm, chỉ thấy Thầy làm việc nhiều để chúng rảnh rang tu học, Thầy thì chẳng thấy ngồi thiền nhập định ngày nào hết.
Vậy  sao mà  Thầy  nhập  định  tháng  này qua tháng khác được?
Đáp: Từ khi làm Phật sự giúp đỡ người tu, Thầy không có  thời  gian ngồi  thiền nhập  định một  vài  tháng,  chỉ  ngồi  nhập  định  1,  2  giờ khuya để dưỡng sức lo cho chúng.
Tháng 8 cuối năm 1991 Thầy vào thất với chúng tu tập, lúc bấy giờ Thầy mới có dịp nhập
 định được 7 ngày và đến 15 ngày để làm gương cho chúng  và  cũng  không  còn  có  thì giờ  nhập định lâu  hơn,  vì  phải  ở  ngoài  để  lo  sự  tu  tập của chúng. Lỡ chúng tu sai, điên khùng Thầy chịu trách nhiệm nên không dám lơi lỏng.
Nhưng  đó là nhập định chơi cho quý Thầy biết  mà  thôi,  chứ  nhập  định  không  phải  tập ngồi  nhiều  mà  chỉ  tập  pháp  hướng cho có hiệu quả  để  truyền lệnh nhập  định, chứ  không phải ngồi  lim dim  như  con cóc  từ  giờ  này  đến  giờ khác.
Người tu thiền định, muốn nhập định mà không tập  luyện pháp  hướng tâm, chỉ  tập ngồi thiền  cho nhiều  thì sẽ  nhập  định con cóc,  chứ không có nhập định nào được cả. Vì thiền định của Phật từ giới sinh ra định chứ không phải từ định sinh ra định.
Người muốn nhập các định thì tu tập pháp như lý  tác  ý  (hướng tâm)  mới  điều  khiển nhập được  các  định.  Bởi  vì,  các  loại  định đều  có  sự tịnh  chỉ  các  hành  trong  thân  khác  nhau  như
sau:

1-        Sơ Thiền, tịnh chỉ ngôn ngữ.

2-        Nhị Thiền, tịnh chỉ tầm tứ.

3-        Tam Thiền, tịnh chỉ tưởng (hỷ).
 4-       Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở.

Người tu tập pháp hướng tâm chỉ cần ra lệnh tịnh chỉ trạng thái nào hoặc hành tướng nào ở định đó, thì trạng thái hay hành tuớng ở định  đó  liền  tịnh  chỉ  (ngưng),  nhập  vào  định
đó.

Đừng hiểu  lầm  là  phải  tập  ngồi  thiền cho nhiều,  ngồi  nhiều  từ  từ  sẽ  nhập  định  này  rồi đến định khác, đó là người không hiểu thiền định. Thiền định không thể tu tập nhập theo kiểu đó được, tu tập theo kiểu đó chỉ rơi vào các loại  tà  định  (tưởng  định).  Tu  như  vậy,  chẳng ích  lợi  gì,  không  bao giờ  làm  chủ  sanh,  già, bệnh, chết được, mà ngược lại chỉ nuôi thiền miệng, thiền lưỡi, chỉ nhập thiền tuởng.
Điều  quan trọng  của  sự  tu  tập  thiền  định là phải tu tập ‚xả  tâm  diệt ngã,  ly dục  ly ác pháp‛,   nhờ  đó  tâm  thanh  tịnh.  Tâm  thanh tịnh mới chỉ tịnh chỉ được các hành thì mới nhập các định, nhất là nhập Tứ Thiền hơi thở phải  tịnh  chỉ.  Do  đó,  an  trú  trong  định  1,  2 ngày rất dễ dàng mà không thấy đau nhức, mỏi mệt gì cả.
Khi tập luyện pháp hướng có đạo lực thì hành giả muốn nhập định lúc nào cũng dễ dàng và nhập bao lâu cũng được tùy theo loại định.
 Vì  thế,  đức  Phật  mới  gọi  đó  là:  ‚Định Như Ý Túc‛. Cho nên khi tâm ly dục, ly ác pháp  xong thì mới  tu  tập  thiền  định, còn  tâm chưa ly dục, ly ác pháp mà tu thiền định thì đó thiền cóc, thiền ngồi, thiền tưởng.
Cho nên, muốn tu tập nhập định cho đúng thiền của Phật giáo như trên đã nói thì phải tu tập giới luật và giữ gìn giới hạnh cho nghiêm chỉnh không hề  vi phạm  một lỗi  nhỏ  nhặt  nào thì mới  nhập  định được. Rất  mong quý  vị  hiểu cho.


TIẾNG  KÊU CỨU GIỮA BIỂN KHƠI

Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Thầy  dạy  không có  thế  giới  siêu  hình.  Sao có  người  vượt  biển, chỉ còn thấy trời nước mênh mông không biết đường nào đi cả. Quá sợ hãi trước cái chết giữa biển  khơi  nên  mọi  người  đều  niệm  Quan  Thế Âm  Bồ  Tát,  nhờ  Ngài  cứu  khổ  và  dẫn  đường thế mà đã vượt qua tai nạn.
 Những người  này  họ  thuật lại  khi  ra giữa biển lúc ban đêm nhiều tiếng kêu cứu cho lên tàu, đợi đi với! Có người bệnh đi bệnh viện, bác sĩ  cho uống  thuốc  không  hết  lại  chỉ  nghe  lời dạy  của  mấy  ông  thầy  cúng,  địa  lý  dời  mả  đi chỗ khác thì hết bệnh.
Theo những điều trên đây con tự nghĩ, không có thế giới siêu hình  đối với người đã tu chứng  vì  đã  vượt  qua  cảnh  giới  tưởng,  còn những  người  phàm  phu  còn  sống  trong tưởng thì  phải  có  thế  giới  siêu  hình,  cho nên  không thể  trả  lời  đúng  hay  không  thưa  Thầy?  Xin Thầy chỉ dạy cho con rõ.
Đáp: Tiếng kêu  cứu  giữa biển khơi  không phải là những linh hồn người vượt biên chết giữa biển mà  tiếng kêu  thanh tưởng trong  tâm của  mọi  người  đang  quá  sợ  hãi,  đang  gặp  tai nạn  trên  biển  thì tưởng  của  họ  phát  ra tiếng kêu  cứu,  khiến  cho  sự  khiếp  đảm  của  họ  lại càng khiếp đảm hơn.
Lúc bấy giờ, mọi người trước cái chết quá khiếp đảm, không còn biết nương tựa vào đâu, chơi  vơi.  Vì  thế,  mọi  người  trên  tàu  đặt  hết trọng  tâm  nương  tựa  và  an  ủi  tinh thần  của mình,  nhất là từ lâu đã  được nghe về đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
 Do đó, chẳng ai bảo ai mọi người đều tự động  dồn hết lòng tin bám vào  chiếc phao đức Quan Thế  Âm,  nên  nó  trở  thành  một  sức  lực rất mạnh to lớn (gọi là tín lực). Nhờ tín lực của mọi người  dẫn  đường  thoát  nạn,  hoặc  ghe tàu hư hỏng mà nước không tràn vào. Chúng ta không hiểu điều  đó, nên cho rằng: có đức Quan Âm Bồ Tát gia hộ cứu nạn. Sự thật không phải vậy,  mà  là  nhân  quả  của  chúng  ta  chưa hết nên khiến trước cảnh quá khiếp đảm lòng tin của  chúng  ta  tập  họp  trỗi  dậy  thành  một  tín lực dẫn dắt chúng ta thoát nạn mà thôi.
Chúng  ta  có  biết  bao  nhiêu  người  vượt biên  đã chết  giữa biển khơi? Họ phần  đông là Phật  tử  chắc  làm  sao họ  cũng  biết được  Quan Âm  Bồ  Tát  là  một  vị  Bồ  Tát  cứu  khổ  cứu  nạn do các  kinh sách  phát  triển  dựng lên  và  gieo rắc vào tư tưởng của họ. Trước những giờ phút sắp chết chắc họ sợ lắm, nên niệm Quan Thế Âm  không  dứt.  Thế  sao họ  lại  chết,  tại  sao Quan Thế Âm không cứu khổ họ mà lại cứu những người khác?
Kẻ sống  thì nhờ  niệm  Quan Thế  Âm  cứu khổ, còn kẻ  chết cũng niệm Quan Thế Âm sao lại không cứu khổ.
 Người vượt biên mà thoát nạn là nhờ nghiệp  thiện,  chứ  không  phải  nhờ  ai  cứu  khổ. Vì  cứu  khổ  như  vậy  là  một  việc  làm  phi  đạo đức. Tạo  nhân ác  phải  gặt lấy quả khổ tai nạn đi đến tử vong. Tạo nhân ác mà cố trốn tránh quả khổ là một việc làm vô đạo đức.
Ngoài biển khơi, tiếng kêu của loài cá heo, cá  ông  rền  rĩ.  Nếu  người  quá  sợ  hãi  thì tiếng kêu ấy trở thành tiếng ma kêu quỷ khóc, chứ không phải linh hồn người chết oan kêu gọi.
Dời  mồ  mả  mà  hết  bệnh, tức là  nhân quả thiện của cả hai người:
1-  Là người bệnh.

2-  Của ông thầy.

Nhân duyên của nhân quả, do duyên dời mả   hết   bệnh   thường   trong   Đông   y  có   nói:
‚Phước  chủ  may thầy‛,  hay  sách  đông  y có câu:   “Vận   bĩ   hoài   sơn  năng   sát   chúng‛,
‚Thời lai bạch thủy cứu nhân gian‛.

Ở   đây,  chúng  ta  phải  hiểu  không  phải  vì dời mả mà hết bệnh, mà do phước của người bệnh  sắp  hết  nên  gặp  cái  may  của  ông  thầy cúng chỉ  vạch mê  tín mà  hết  bệnh. Ấy cũng là duyên nhân quả giữa ông thầy và người bệnh ở tiền kiếp.
 Người tu theo đạo Phật phải tin sâu nhân quả.  Vì  con người  sanh  ra từ  nhân  quả,  sống trong  nhân  quả  và  chết  trở  về  nhân  quả,  thì mỗi  sự  việc  xảy ra trong  cuộc  sống  này  đều  do nhân quả. Nếu ta biết cứu mình thoát tai nạn bệnh tật, thì luôn sống trong mọi hành động thiện ‚không  làm  khổ  mình, khổ  người‛  thì không có bệnh tật tai nạn nào mà không qua được.
Tin  nhân quả thì thế giới siêu hình  không có, thế giới siêu hình  không có thì không có sự mê  tín dị  đoan  và  không  ai  lường  gạt  mình được.
Tin  nhân quả, tai  nạn,  bệnh tật  đến, tâm bất  động không hề sợ hãi. Nhờ  đó mà tai nạn, bệnh tật đều qua
Tin  nhân  quả,  sẽ  mang  cho ta  một  tâm hồn  giải  thoát  an  lạc,  thanh  thản,  yên  vui, hạnh phúc của cuộc sống.
Tin  nhân  quả,  sẽ  không  làm  khổ  mình, khổ người, mang lại hạnh phúc cho mình cho người,  tạo  thế  gian  này  là  cảnh  Thiên  đàng, Cực  lạc.  Ngược  lại,  người  không  tin nhân  quả thì thiếu  đạo  lý  công  bằng,  thường  sống  trong cảnh  thế  giới  siêu  hình,  cúng  bái,  cầu  khẩn, van xin,  mê  tín dị  đoan, lạc  hậu,  phi  đạo  đức,



thường  làm  khổ  mình,   khổ  người,  tạo  cảnh sống thế gian thành cảnh địa ngục.
Tóm lại, tất cả những chuyện ma quái xảy ra, đều do năng lực tưởng tạo ra, chứ không có ma quái thật sự bên ngoài, mà chỉ có ma quái bên  trong  của  mọi người  do tưởng  ấm  của  họ tạo ra. Vì thế, đức Phật gọi là: ‚ngũ  ấm  ma‛. Trong ngũ ấm gồm có 5 lọai ma:
1-        Sắc ấm ma.

2-        Thọ ấm ma.

3-        Tưởng ấm ma.

4-        Hành ấm ma.

5-        Thức ấm ma.

•  Sắc ấm ma gồm có: Tất cả các bệnh nơi thân, tất cả các dục nơi tâm.
•  Thọ ấm ma gồm có các cảm thọ nơi sắc uẩn, nơi tưởng uẩn, nơi tâm uẩn.
•  Tưởng ấm  ma gồm  có  18 loại  hỷ  tưởng

ma.

•  Hành ấm ma gồm có các hành nơi thân,

nơi tưởng và nơi tâm.

•  Thức ấm ma gồm các ma của thức ấm. Cho nên,  trong  năm  loại  ma này  thường
tác  động  và  tạo  nhiều  điều  đau khổ  những  ai



tìm đường  tu  hành  cầu  giải  thoát.  Đó  là  5 loại ma ngũ  ấm  trong thân tâm  của mỗi con người, chứ không có thế giới ma bên ngoài. Xin quý vị lưu ý.
Muốn biết thế giới linh hồn của con người có  hay  không,  thì nên  đọc  Đường  Về  Xứ  Phật tập 3 bộ mới thì sẽ rõ.





THỜI KHĨA TU

Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Hiện  nay, chỉ  có buổi khuya con ngồi tu Định Niệm Hơi Thở 30' gom sáu  thức  và  hơi  thở  vào  tụ điểm,  không thấy  nặng  đầu  và  mệt  nữa.  Nếu  bỏ  qua  lâu ngày  không  tu  gom  tâm  sẽ  mất  tụ điểm  xin Thầy chỉ dạy cho con rõ.
Mỗi ngày buổi sáng và chiều ngồi 30' tu Định Niệm  Hơi  Thở  câu  hữu  pháp  hướng  tâm để xả tham, sân, si, mạn, nghi.
Pháp Tứ Chánh Cần con nhớ luôn luôn ngăn  pháp  ác  diệt  pháp  ác  trong tâm  và  kiểm



soát  tâm  mình  rất  kỹ  để  xả  và  diệt  ác  pháp liền, con tu như vậy có được không?
Hiện  giờ  con muốn  tu  xả  tâm  cho rốt  ráo như lời Thầy dạy, nhưng  thời khóa phải tu như thế nào?
Đáp: Theo lời khuyên của Thầy tuổi con cũng già yếu, nay đau, mai ốm không chừng, từ trước  con  đã   tu  pháp  ức  chế   tâm  nên  tâm không  có  xả  tham,  sân,  si  vì  thế  tới  nay  vẫn chưa viên mãn giải thoát.
Trải  qua một  thời  gian  dài  tu  tập  pháp môn ức chế tâm, là một bài học kinh nghiệm sống, pháp nào tu có giải thoát, pháp nào tu không giải  thoát, con đã  biết tất cả  mùi  vị  cay đắng ngọt bùi của các pháp môn của kinh sách phát triển và kinh sách các Tổ sư Thiền.
Bây giờ là lúc con trở về với pháp môn của Phật.  Ngày  đêm  con chia  làm  bốn  thời,  mỗi thời tu tùy theo sức khỏe, thời gian còn lại của con thì phải tu tập cho hợp với đặc tướng. Thời công phu nào, con cũng câu hữu với pháp hướng xả  tâm  ly tham,  đoạn  diệt  ác  pháp.  Luôn luôn phải giữ tâm sống một mình, không lý luận thuyết pháp cho ai hết mà phải lo cứu mình trước  đã,  sống  luôn  luôn  để  tâm  hồn  thanh thản,  an lạc,  trầm  lặng  độc  cư. Tới  giờ  đi  xin



cơm để  ăn, hết  giờ  ngồi chơi  và tu tập  xả tâm. Cứ  tu  như vậy, thời  gian ngắn con sẽ  thấy kết quả tâm sẽ không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm giải thoát hoàn toàn thanh tịnh, tức là tâm ly dục, ly ác pháp. Đến giờ phút lâm chung, con sẽ  nhẹ  nhàng  và  tự  tại  không  còn đau khổ nữa.
Nếu  pháp  hướng  có  đạo  lực, con chủ  động điều  khiển  theo  ý  muốn  của  mình  đi  tái  sanh, chứ  không  bị  nghiệp  lực  dẫn  đi.  Nói  như  vậy, chứ  tâm  không  phóng  dật  là  không  còn  tái sanh, tâm không phóng dật là Niết Bàn, chứ không còn Niết Bàn nào khác nữa.
Điều quan trọng nhất là con nên xả tâm, còn tụ điểm gom tâm không có mất đâu mà con sợ.  Chỉ  cần  con cố  gắng  tu  tập,  để  có  đạo  lực của pháp hướng tâm, thì mọi sự làm chủ đời sống của con hoàn toàn chủ động. Tụ điểm không quan trọng đâu, có hay không có cũng không  sao. Tụ  điểm  gom tâm  chỉ  là  giai  đoạn mới tu mà thôi, còn hiện giờ chỉ có xả tâm cho thật sạch là quan trọng. Vì chính xả sạch sẽ chứng đạt chân lí.





ĐỀ TÀI THIỀN QUÁN

Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nay con tu  Định Niệm  Hơi  Thở  không  được,  xin  Thầy  cho con một đề tài thiền quán để tâm chuyên nhất cảnh mới mong thanh  tịnh.
Đáp: Muốn xin đề tài thiền quán để tâm chuyên  nhất  cảnh,  thì phải  sống  độc  cư trọn vẹn, mới thực hiện được đề tài thiền quán này. Phải giữ gìn tâm không được phóng dật, sống đúng  giới  hạnh,  đời  sống  thiểu  dục  tri túc,  ít muốn, biết  đủ  thì mới  tu tập  đề tài thiền quán này. Từng phút, từng giây, hàng ngày ngăn ác, diệt  ác, thì kết  quả  sẽ  nhập  được  bốn thiền và thực hiện được Tam Minh không có khó khăn không có mệt nhọc, không có phí sức.
Muốn được vậy con nên tu tập xả tâm vô lượng  có  nghĩa  là  tất  cả  các  niệm  sinh  khởi trong  tâm  cũng  như  các  cảm  thọ  nơi  thân  thì con nên dùng tri kiến hiểu biết Chánh kiến và Định  Niệm  Hơi  Thở  xả  sạch  và  đẩy  lui  các bệnh khổ. Đó là xả tâm rốt ráo. Khi xả tâm rốt ráo  thì tâm  sẽ  được  định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


sử  dụng,  dễ  sai  khiến  thì lúc  bây  giờ,  con sẽ thực  hiện  được  Tứ  Như  Ý  Túc  và  như  vậy  con làm  chủ  sự  sống  chết  và  chấm  dứt  luân hồi  dễ như trở bàn tay.





ĐỪNG MẤT HY VỌNG

Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Theo  lời  Thầy dạy,  thân  định trên  tâm,  tâm  định trên  thân tức  là  nhập  Tứ  Thiền. Như  vậy  cơ thể  con bây giờ không làm được điều đó. Xem như đời sống của mình  vô dụng.
Bây giờ con về thất, phát nguyện giữ gìn sống đúng giới luật, thà chết trên giới luật, không hề vi phạm và bẻ vụn giới luật.
Thỉnh thoảng con về thăm Thầy, và chúng huynh   đệ.  Nhờ  Thầy  ban  bố  cho  những  lời pháp bảo sách tấn để thời gian còn lại con cố gắng tu hành cho đến hơi thở cuối cùng.
Đáp: Giới luật nghiêm túc thà chết không vi phạm, đó là con đã  thân định trên tâm, tâm

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VII
định trên  thân,  tức  là  con đã  nhập  Tứ  Thiền rồi.  Sợ  e giới  luật  không  nghiêm  chỉnh  thì dù con có đủ sức ức chế  tâm  con cũng chẳng nhập được.
Con đừng bi quan, mà phải cố gắng tu xả tâm, chỉ một thời gian tâm con như cục đất thì Tứ  Thiền  nhập  như  trở  bàn  tay.  Sợ  e con xả tâm không được mà thôi. Phải bền chí cố gắng xả tâm, đó là chánh pháp thiền định của Phật. Con  nên  nhớ  kỹ  mà  tu  cho đúng.  Không  trễ đâu, đừng mất hy vọng, hằng ngày cố nhớ xả tâm!  Chỉ  có  bền  chí  là  thành  công,  chấm  dứt một đời người đau khổ không còn tái sanh luân hồi nữa.
Xả  tâm  rất  dễ con ạ! Chỉ ngồi chơi  không làm  gì hết,  có  niệm  thì dùng  câu  tác  ý  mà  xả; có  thọ  thì dùng  định niệm  hơi  thở  mà  đẩy  lui các  cảm  thọ.  Như  vậy,  ngày  nào  cũng  tu  tập như  vậy  thì tâm  con sẽ  thanh  thản,  an lạc  và vô sự tức là tâm con không phóng dật.
TỰ TẠI RA ĐI
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Sau này  Thầy  tự tại  ra  đi,   cô  Út  Diệu  Quang  có  tự  tại  hay không, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con rõ?

Đáp: Thầy luôn nhắc nhở cô Diệu Quang cố  gắng  tu  tập  để  xả  tâm,  bởi  vì cô  cũng đang trên đường tu tập như các con. Theo Thầy thiết nghĩ: Trên đường tu tập muốn xả tâm cho thật rốt  ráo  thì các  con phải  thường  dùng  Định Vô Lậu, quán xét duyên nhân quả của mình.  Ai nói xấu các con, các con không thù hận họ và ghét bỏ  họ,  ai  làm  các  con đau khổ,  các  con xả  bỏ tâm  đau khổ  để  cứu  mình  không  còn  khổ  đau. Dù  họ  đối  xử  với  các  con tàn  nhẫn,  nhưng  các con vẫn đối xử tốt và thương yêu họ khi họ gặp tai nạn. Mặc họ đối xử với các con như thế nào cũng  được,  chê  cũng  được,  khen  cũng  được,  các con  chẳng  vui,  cũng  chẳng  mừng  chỉ  lo  tâm mình  thanh thản và thương yêu mọi người. Các con làm việc và sống cho mọi người, nhưng các con cố giữ tâm mình luôn thanh thản, an lạc, không  để  bị  đối  cảnh  chi  phối  khiến  tâm  các con đau khổ thế là đủ lắm rồi. Theo Thầy nghĩ,

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VII


tâm Phật toàn thiện (sơ thiện, trung thiện, hậu thiện)  thì tâm  các  con cố  gắng  tu  tập  như vậy mà  thôi. Phật  dạy thân tứ  đại  này giả  hợp, do duyên đất, nước, gió, lửa mà thành không có gì của  các  con cả.  Cho nên,  sự  tu  tập  làm  chủ  nó để tâm thấy được Phật giáo không dối người. Phải không con?
Theo Thầy nghĩ, mọi việc khổ đau của con người trên đời này, đều do hành động ác của họ là làm khổ mình,  khổ người.
Vì thế, tu theo đạo Phật là tu tập hành động thân, miệng, ý thiện là tạo quả giải thoát cho kiếp  người  hiện  tại  và  mai  sau không  còn khổ đau.
Tu tập gọi là làm chủ nhân quả, tức là làm chủ  hành  động  thân,  khẩu,  ý  của  mình,  đừng làm khổ mình, khổ người và làm khổ tất cả chúng sanh. Là làm chủ sanh, già, bệnh, chết của mình  và cũng chấm dứt luân hồi.
Dục không có, ác pháp cũng không có thì cuộc sống là toàn thiện, là Thánh nhân.
Tâm  sống như Thánh, thì xác  thân tứ đại bất tịnh sống chết mặc nó, có lo gì mà ta chẳng có thân Thánh nhân sao? Tâm Thánh thì phải

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
được  sống  trong  thân  Thánh.  Vậy  thân  Thánh nhân đâu phải là thân tứ đại.
Hết duyên nhân quả, bỏ thân tứ đại này chắc  chắn  là  sẽ  có  thân  Thánh  nhân.  Vậy  các con tu  tập  làm  chủ  thân  tứ  đại  để  làm  gì khi các  con còn  phải  xả  nhiều  nữa  để  trở  thành tâm Thánh nhân thực sự.
Thân  tứ  đại  có  làm  chủ  nó  rồi  cũng  phải bỏ, vì nó là thân duyên hợp, giòn bở không bền chắc.
Theo Thầy hiểu đạo Phật mục đích là phải làm  chủ  được  tâm,  đừng  để  cho nó  sai  khiến mình chạy theo dục lạc mà sanh tâm ác. Cho nên, giáo pháp của Phật dạy sơ thiện, trung thiện  và  hậu  thiện  là  để  điều  khiển  tâm  quay về   hành   động   thiện,   tạo   nhân   thiện,   sống thiện,  hưởng  quả  thiện.  Mà  thiện  thì không làm  khổ  mình,  khổ  người,  thì đó  là  giải  thoát khổ, đó là Niết Bàn.
Nếu  các  con muốn  làm  chủ  điều  này  cũng không phải dễ, phải sống cho đúng giới luật, phải biết xả tâm, diệt ngã, phải biết xa lìa lòng ham muốn của mình, phải nhận cho được các pháp   ác.   Được   như   vậy,   không   muốn   làm Thánh cũng phải  làm  Thánh, không muốn giải thoát  cũng  phải  giải  thoát.  Bây  giờ  cô  Diệu

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VII
Quang cũng đang trên đường tu  tập xả  tâm, cô cũng rất cố gắng để xả các chướng ngại nơi tâm của mình  và cố giữ gìn tâm bất động.
Mục  đích  giải  thoát  của  đạo  Phật  là  tâm bất  động  trước  các  pháp  và  các  cảm  thọ, đó  là tâm Thánh thì cần tu cái gì nữa?
Giải thoát được tâm  là  giải thoát được tất cả, cần gì phải tu tập ngồi thiền nhập định cho
mệt.

Làm chủ được tâm là làm chủ được tất cả, cho nên muốn nhập định nào thì nhập định rất dễ dàng, thì có gì phải tập thiền định cho uổng công.
Tóm  lại,  chỉ  có  ly dục,  ly ác  pháp  là  làm chủ tất cả, tức là tâm không phóng dật. Chúng ta  nên  nhớ  lời  Phật  đã  căn dặn  chúng  ta:  ‚Ta thành   Chánh   Giác   là   nhờ   tâm   không phóng  dật,  muôn  pháp  lành  đều  nhờ  đó mà ra‛.




PHÁP  HƯỚNG TÂM
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Pháp  hướng  tâm do tưởng thức hay do ý thức hay do tâm  thanh tịnh mà có lực mạnh như vậy?
Như  con vừa  tác  ý,  sáu  thức  gom vào  hơi thở  là  có  một  cái  lực  vô  hình   gom  vào  rất mạnh. Con tác ý nhĩ thức nghe vào trong, nghe sự yên lặng của tâm là ngay đó có một sức hút mạnh làm  cho thân con rối loạn, các  cơ ép  cho tim mệt, chuyển động não đầu. Như vậy là do tưởng lực hay do cái gì mà nguy hiểm như thế, xin  Thầy chỉ dạy cho con rõ để con dùng pháp hướng cho đúng cách, nếu không rõ mà tu pháp hướng thì rất là nguy hiểm cho tánh mạng.
Đáp: Đến giờ này con mới rõ được lực của pháp  hướng  siêu  việt  như  vậy,  nhưng  con nên lưu ý:
1/ Dùng ý  thức  tu tập  pháp  hướng tâm  để xả tâm ly dục, ly ác pháp thì không nguy hiểm cho  người  mới  tu.  Và  người  mới  tu  chỉ  được dùng  pháp  hướng  tâm  ly dục,  ly ác  pháp  mà thôi,  chứ  không  được  dùng  tịnh  chỉ,  vì  dùng

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VII


tịnh chỉ sẽ rơi vào các trạng thái tưởng thì rất nguy hiểm.
2/  Ức  chế  tâm  như  các  con tu  tập  dừng vọng  tưởng  mà   dùng  pháp  hướng  thì  đó  là tưởng lực của pháp hướng, chứ không phải ý lực của  pháp  hướng.  Tưởng  lực  này  rất  nguy hiểm cho người  tu  tập,  nó  sẽ  làm  rối  loạn cơ thể,  có khi bị  bệnh  rối  loạn  chức  năng  của  cơ thể,  có khi rối loạn chức năng thần kinh sanh ra điên khùng. Rất nguy hiểm, cần nên đề phòng cảnh giác, người tu thiền định ức chế tâm như: Lục Diệu Pháp Môn, Sổ Tức Quan, Tùy tức, Chỉ tức, nhiếp tâm niệm Phật, Tri vọng, Tham công án, Tham thoại đầu v.v.. không được dùng pháp hướng tâm.
3/ Tâm thanh tịnh, tức là tâm hết tham, sân,  si  thì mới  được  dùng  pháp  hướng  tâm nhập định vì lúc này tâm rất định tỉnh, nhu nhuyễn,  dễ  sử  dụng.  Cho  nên,  lúc  này  dùng pháp  hướng  để  tu  tập  Bốn  Định Hữu  Sắc  và Tam Minh, vì lúc này tâm có đủ Tứ Như Ý Túc thì sự tu tập không còn khó khăn, mệt nhọc.
Khi tâm  chưa ly dục,  ly ác  pháp  mà  sử dụng pháp hướng để gom tâm, để tịnh chỉ các hành  trong  thân  là  một  sự  việc  rất  nguy hiểm như trên Thầy đã nói.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Khi tâm  chưa ly dục,  ly ác  pháp,  thì chỉ được  quyền sử  dụng pháp  hướng tâm ly dục, ly ác  pháp  mà  thôi.  Chừng  nào  tâm  ly dục,  ly ác pháp xong, thì mới được sử dụng pháp hướng tâm   tịnh   chỉ   các   hành   trong   thân   thì  mới không nguy hiểm.
Người   tu   tà   thiền,   tà   định   dùng   pháp hướng  tâm  là  nguy  hiểm  tính mạng,  tốt  hơn hết là dùng pháp hướng xả dục và ác pháp.
Dùng pháp hướng, thư giãn thân tâm, để trở về trạng thái bình  thường, an lạc, vô sự và thanh thản thì tốt.
Chỉ khi nào tâm thanh tịnh hoàn toàn, không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa, thì dùng  pháp  hướng  tâm  tịnh  chỉ  tầm  tứ,  gom tâm,  tịnh  chỉ  tưởng  thức,  tịnh  chỉ  hơi  thở  và tịnh chỉ âm thanh, tịnh chỉ thọ v.v..
Lưu  ý:  Khi tâm  chưa hết  tham,  sân,  si, mạn,  nghi  mà  dùng  pháp  hướng  tịnh  chỉ  là nguy  hiểm   cho  tánh   mạng,   cần   nên   tránh. Pháp  hướng  tâm  là  một  pháp  rất  mầu  nhiệm, có một năng lực rất mạnh, như một sức hút của đá nam châm.


TRỌNG NAM KHINH  NỮ
Câu hỏi của Liễu Tâm
Hỏi: Kính thưa Thầy! Có người nói theo kinh   phát  triển,  người  nam  có  bảy  báu  kể  từ khi mới sanh ra đời, còn người nữ thì  không có báu  nào?  Do  vậy  mà  người  nam  giới  lúc  nào cũng hơn hẳn phụ nữ trong bất kể lĩnh vực nào và trong bất kỳ người nam giới nào cũng có bảy báu đó. Thưa Thầy chỉ dạy cho con việc trên có đúng không?
Đáp: Không đúng, kinh sách phát triển là kinh sách  tưởng  triển  khai  pháp  tưởng  trong bối  cảnh  phong kiến  ‚trọng  nam khinh nữ‛, mới  cho  người  nam  có  bảy  báu  và  người  nữ không  có  báu  nào,  đây  là  sự  bịa  đặt  của  vua quan phong kiến.
Con người, nam cũng như nữ  từ  nhân quả sanh  ra thì luật  nhân  quả  công  bằng,  không thể nam ưu tiên hơn nữ được.
Người ta đã khôn khéo gieo vào đầu óc người nữ một sự thấp kém, từ đó người nữ cũng tự thấy mình  thấp kém. Nhưng xét cho cùng, người nữ cũng thông minh đâu kém người nam.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Người nữ cũng năng nổ làm việc cũng đâu thua kém người nam chỗ nào.
Về  tu  tập  thì người  nữ  cũng  tu  tập  chứng quả  A La Hán, giải  thoát  hoàn toàn như người nam, có thua kém chỗ nào đâu?
Đạo Phật là đạo bình đẳng, dựa trên nền tảng đạo đức công bằng và công lý của đạo đức nhân  quả,  của  xã  hội  loài  người  thì người  nam và  người  nữ  phải  được  hưởng  quyền  bình  đẳng như nhau.
Từ những chế độ bộ lạc đến những chế độ phong  kiến,  đế  quốc  v.v..  phân  chia  bốn  giai cấp,  cho đến  việc  trọng  nam khinh  nữ  của  đất nước  Ấn  Độ  bây  giờ,  đạo  Phật  ra đời  xóa sạch bốn  giai  cấp  trong  xã  hội  đó  và  nâng  cao sự bình đẳng nam, nữ. Vì thế, đức Phật chấp nhận cho giới nữ xuất gia và thành lập Giáo đoàn nữ do bà Di Ái làm trưởng đoàn.
Đọc  trong  Trưởng  Lão  Ni Kệ,  chúng  ta thấy  những  bậc  Thánh  Ni đâu  có  thua  kém  gì những  bậc  Thánh  Tăng.  Họ  đều  chứng  quả  A La Hán rất nhiều.
Cho nên, nam cũng như nữ, không thua kém  nhau  (nam  nữ  tu  hành  đều  thành  Phật như nhau cả).

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VII
Trong  khi giới  luật  của  kinh sách  phát triển có bịa ra câu chuyện trọng nam khinh nữ rõ ràng như sau:
Khi bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cùng với 500 người  nữ  dòng họ  Xá  Di  đến xin Đức  Phật  cho xuất gia. Đức Phật không chấp nhận phải đợi ông A Nan đến xin mới cho và còn đặt ra ‚Bát Kỉnh  Pháp‛.   Đó  là  một  điều  phỉ  báng  đạo Phật  trọng  nam, khinh  nữ  của  kinh sách  phát triển  lồng  vào  để  biến  Phật  giáo  cũng  giống như  giáo  pháp  của  Bà  La  Môn  ‚trọng  nam khinh nữ‛.
Trong lúc hàng đệ tử của Phật xuất gia: Thánh  Tăng  và  Thánh  Ni  không  thua  kém nhau,  bên  nào  cũng  có  nhiều  người  tu  hành xuất sắc và đều chứng quả A La Hán giải thoát như nhau.
Và  cũng  trong  kinh giới  phát  triển,  khi đức  Phật  cho người  nữ  xuất  gia  thì tuyên  bố:
‚Nếu  cho người  nữ  xuất  gia thì Đạo  Phật chỉ  trụ  thế  có  500  năm,  thay vì 1000  năm‛. Đó  là  những  điều  do  các  Tổ  bịa  đặt  nói  sai không  đúng  sự  thật,  làm  cho  Phật  giáo  mất niềm  tin và  sự  công  bằng,  bình  đẳng  đối  với con người trên hành tinh này. Chúng tôi không tin lời  này  là  Phật  dạy.  Vì  chúng  tôi  biết  đạo




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!