Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 7 -5



Lâm chung cứu độ‛
(trang 9)
Đúng  là  một  loại  kinh  tà  giáo,  chỉ  cần cuốn kinh, chứ không phải cần tấm lòng giải thoát.  Trong  khi   ấy  đức  Phật  dạy:  “phải  ly dục  ly  ác  pháp  thì tâm  thanh tịnh,  tâm thanh  tịnh,  tức  là   Tịnh  Độ  hay  là  Cực
Lạc‛.
‚Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh  kỳ ý‛

(Kinh Pháp Cú)

Tự tịnh kỳ ý, tức là tâm ly dục ly ác pháp, tức là Tịnh Độ, hay Cực Lạc hiện tiền. Làm ác thì phải chịu tội, thọ khổ, thọ tai ương chứù không  có  ai  cứu  mình  được.  Phải  dứt  trừ  làm các  điều  ác,  thường  làm  các  điều  thiện  thì vạn tội  tiêu  trừ,  chứ  đâu  phải  tụng  kinh mà  được vạn tội tiêu trừ. Kinh này còn nói láo:

‚Tụng kinh Kỳ Cầu

Vạn tội tiêu trừ‛ø

(trang 4)

Kinh này  còn  dạy:  “Cần  mang theo trong
người  đi đường  đều  có  thần  nhân  ủng  hộ,  lúc



sống  cũng  như  khi  chết  (bỏ  kinh  vào  ngực  áo
người chết)”.

‚Kinh bỏ túi áo Để mà hộ thân Đi  xa về gần
Tiên thần ủng hộ‛

(trang 15)

‚Đến ngày lâm chung

Con cháu có lòng Bỏ vào trong ngực Thiên trừ tống thực Phật độ về Tây‛
(trang 15)

Đấy  là   những  lời   nói   lừa  đảo,   dối   gạt người,  khiến  cho những  người  không  hiểu  mới tin tưởng.
Tóm lại, từ điệp phái biến thành bùa hộ mạng trị bệnh trẻ con, đến kinh Kỳ Cầu thành “giấy thông hành” đi đường, là một sự lừa đảo của giáo pháp phát triển, mà các chùa đang hướng dẫn Phật tử đi vào con đường mê tín lạc hậu. Đây là đường lối giáo dục tín đồ mê tín lạc hậu, để dễ bề móc tiền một cách công khai, mà
 pháp  luật nhà  nước không bắt  tội cướp  giựt tài sản  công  dân.  Làm  điều  ác,  tâm  còn  đầy  đủ tham,  sân,  si  nếu  được  về  Tây  Phương thì Tây Phương không còn là Cực lạc mà là địa ngục, vì những người này sẽ về đó trộm cắp lung tung.
Kinh này viết ra chỉ gạt người vô minh, người  còn  lạc   hậu   mê   tín  chứ  làm   sao  gạt những người tu sĩ chân chánh đệ tử của Phật được. Tại sao vậy?
Vì toàn bộ đệ tử của Phật được dạy về đạo đức nhân quả, nên không có một giáo pháp mê tín nào  lường  gạt  được.  Chỉ  có  những  người chưa học  đạo  đức  nhân  quả  thì dễ  bị  kẻ  khác lừa đảo. Là một tín đồ Phật giáo, chúng tôi rất đau lòng  khi gặp  những  cuốn  kinh này,  mạo danh  Phật  giáo  dạy dân  gian  làm  những  điều dối trá phi đạo đức.
Cuối cùng, các con hãy cảnh giác, tờ điệp phái  là  một  giấy  chứng  thật  các  con đã  quy y theo Phật, chứ không phải là bùa hộ mệnh và cũng  không  phải  là  giấy  thông  hành.  Đó  là cách thức lừa đảo của kinh sách phát triển.
Các  con nên  nhớ,  tự  quy y Phật,  tự  quy y Pháp,  tự  quy  y  Tăng,  tức  là  không  cần  phải giấy tờ chứng điệp gì hết. Nếu lòng của các con hướng về Phật, Pháp, Tăng để tìm đường thoát
 khổ  cho cuộc  đời  của  mình,  thì khi thực  hành, với tất cả tâm thành, các con sẽ thấy sự giải thoát  thật  sự.  Đó  là  các  con đã   quy  y  Phật, Pháp,  Tăng  rồi.  Đời  sau, người  ta  muốn  kiểm tra xem số  tín đồ  Phật  giáo  đã  quy y được  bao nhiêu  người  nên  mới  bày  ra điệp  phái  để  biết số lượng tín đồ.



TUẦN THẤT

Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong nhà có người  chết, trong chùa quý  Thầy  dạy  làm tuần thất,  cho đến  7  thất,  tức  là  49  ngày,  thường tụng kinh  Địa Tạng Vương. Vậy  thưa  Thầy, có lợi ích gì cho người chết và những người còn sống trong gia đình  không thưa Thầy?
Đáp: Xưa, đức Phật đã không chấp nhận thế giới siêu hình  thì làm gì có linh hồn người chết mà cầu siêu, làm tuần thất, tụng kinh Địa Tạng.
Kinh Địa Tạng Vương là một loại kinh mê tín của  giáo  pháp  Bà  La  Môn,  do các  Tổ  biên
 soạn  ra, dựa  theo  sự  mê  tín của  những  người dân  còn  lạc  hậu,  tin rằng  người  chết  có  linh hồn, nên kinh này đặt ra Bồ Tát Địa Tạng xuống địa ngục giải cứu những linh hồn tội lỗi.
Họ  bảo  rằng,  nếu  ai  tụng  kinh  này  và cúng bái, tế lễ, sẽ được ngài Bồ Tát Địa Tạng cứu khổ, thoát khỏi vòng lao lý ở địa ngục. Khi người mới chết, linh hồn được quỷ sứ bắt về hành tội, do lúc ông bà ở trên dương thế làm điều  ác  đức,  nên  chết  xuống  địa  ngục  bị  hành xử đủ mọi cực hình.  Nếu khi trong nhà có người chết, phải đến nhờ quý thầy trong các chùa đến tụng kinh cầu siêu (thường là đem kinh Địa Tạng Vương ra tụng) để cầu ngài Địa Tạng cứu hộ thoát cảnh địa ngục. Mỗi thất, đều có cúng dâng lên hương hoa trà quả, cùng những thực phẩm  bánh  trái  cơm canh,  cúng  chư Phật,  và cầu  ngài  Địa Tạng  xuống  địa  ngục  giải  cứu. Suốt trong 49 ngày, được cúng bái như vậy thì vong  linh người  chết  sẽ  khỏi  tội,  được  đi  tái sanh.
Cúng bái, tung niệm như vậy, tức là kinh sách phát  triển dạy làm  một  điều  phi  đạo đức. Có chắc làm tuần và tụng kinh Địa Tạng trong
49  ngày  mà  tiêu  tội  được  ư?  Điều  này  lấy  gì
 làm  bằng  chứng?  Đây  là  một  kiểu  cách  hối  lộ và ăn lo. Có đúng như vậy không quý vị?
Trong  kinh Địa Tạng Bồ  Tát  Bổn Nguyện dạy: ‚Như có người nào sắp mạng chung, hàng thân quyến trong nhà nếu có một người  vì người  bệnh  sắp  chết  đó  mà  niệm lớn  tiếng  danh   hiệu  của  một  đức  Phật, thời người chết đó trừ được năm tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch‛ (Kinh  Địa Tạng,  trang 133).  Lời  trong  kinh này là một lời dạy phi đạo đức, lừa đảo những người không hiểu, mê tín, lạc hậu.
Luật nhân quả là một đạo luật công bằng và công lý, làm sao lại có Bồ Tát hoặc đức Phật nào  dám  giải  cứu  cho kẻ  làm  ác?  Kẻ  làm  điều cực  ác  nên  mới  đọa  vào  địa  ngục  vô  gián,  thế mà chỉ cần có một người niệm giúp thì cũng thoát  ra khỏi  địa ngục  vô  gián,  thì đó  có  phải là lời lừa đảo người khác không? Thảo nào, có nhiều  người  đem công  đức  tụng  kinh này  hoặc làm  đàn  tràng thỉnh  mời  các  sư về  tụng niệm, để cầu cho người thân thương của mình thoát cảnh  địa  ngục  và  tất  cả  các  nghiệp  báo  khác đều tiêu sạch.
Kinh sách phát triển dối gạt người bằng nhiều  hình  thức  mê  tín, khiến  cho con người



hao tài  tốn  của  rất  nhiều  về  vấn  đề  cúng  bái, tụng niệm, cầu an, cầu siêu mà chẳng có ích lợi gì thiết thực  cho người còn sống và người chết, (tiền mất tật mang).
Đây là một đoạn kinh lừa đảo dối gạt làm hao tốn tiền của con người rất nhiều:

‚Có   thể   vẽ   cho  đến  dùng  vàng  bạc, đồng sắt đúc nắn hình tượng Địa Tạng Bồ Tát đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen,  thì chỗ người đó ở có 10 điều lợi ích.
Những gì là mười?

Một là đất cát tốt mầu.

Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi.

Ba  là  người  chết  được  sanh  lên  cõi

trời.
 Bốn  là  những  người  còn  sống  hưởng

sự lợi ích.
Năm là cầu chi cũng được toại ý cả. Sáu  là  không  có  tai họa  về  nước  và

lửa.
 Bảy là trừ sạch việc hư hao. Tám là dứt hẳn các ác mộng.
Chín là khi ra lúc vào có thần hộ vệ.
 Mười là thường gặp bậc thánh nhân‛
(Kinh Địa Tạng, trang 155).

Trên đây là những lời nói xảo trá, dối người. Làm gì có chuyện vẽ hình,  đúc tượng Bồ Tát  Địa Tạng,  thờ  cúng  mà  đất  ở  đó  lại  tốt mầu.  Đất  xấu  là  đất  xấu,  chỉ  có  bón  phân,  đổ rác mục thì đất mới có mầu mỡ trở lại. Còn đất tốt là đất tốt, đất phù sa nên mới tốt chứ đâu phải thờ hình tượng Bồ Tát Địa Tạng mà tốt được. Thật là kinh sách  gạt người, chỉ có người không hiểu mới tin kinh Địa Tạng mà thôi.
Từ  cuốn  kinh  Địa Tạng,  chúng  ta  suy ra tất  cả  những  cuốn  kinh khác  của  kinh sách phát  triển,  cũng  đều  là  loại  kinh  xảo  trá  lừa đảo gây mê tín cho mọi người.
Đây là một đoạn kinh nói láo nhất, chúng tôi  xin  trích  ra để  quý  vị  nghiên  cứu:  ‚Chiêm lễ hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát và đọc tụng  kinh bổn  nguyện  này  tự  nhiên  được rốt  ráo  xa  lìa biển  khổ,  chứng  đạo  Niết Bàn an vui, vì thế nên được ủng hộ một cách lớn lao như thế‛. (trang 154, kinh Địa Tạng).
Muốn lìa biển khổ của cuộc đời để chứng đạo  Niết  Bàn,  đâu  phải  là  một  việc  dễ  làm. Biết bao nhiêu người tu hành bỏ cả công sức vô
 cùng,  vô  tận  mà  chưa chắc  đã  đạt  được.  Xưa, đức Phật Thích  Ca sáu năm khổ hạnh gần như muốn chết, sau đó nhờ 49 ngày tu tập Tứ Niệm Xứ miên mật, tâm không phóng dật mới chứng được  Niết  Bàn.  Vậy  mà  trong  kinh này  dạy:
‚Chỉ  cần  chiêm  lễ  và  tụng  niệm  kinh bổn nguyện  thì tự  nhiên  giải  thoát  biển  khổ thế  gian chứng  đạo Niết  Bàn‛.  Thật là kinh đại vọng ngữ. Nếu được như trong kinh này dạy thì Bồ Tát Địa Tạng Vương là hiện thân cho sự phi  công bằng và công lý, là hiện thân của Ma vương, ác quỷ, của ác pháp.
Tóm  lại,  Phật  giáo  chủ  trương  không  có linh hồn,  nên  làm  tuần  thất  là  mê  tín. Kinh Địa Tạng  là  kinh  Bà  La  Môn,  ngoại  đạo  dạy những  điều  phi  đạo  đức  và  lừa  đảo.  Nhìn  vào cuốn kinh có hình  Địa Tạng Vương cưỡi con sư tử  lông  xanh,  hình  ảnh  một  vị  Phật  mà  cưỡi một  con thú,  hình  ảnh  ấy  phản  lại  đạo  đức  từ bi, bình đẳng của đạo Phật. Một vị tu sĩ mà bắt con vật chở mình  đi thì còn nghĩa lý gì là tu sĩ đạo  Phật.  Hình  ảnh  đó  là  bắt  loài  thú  làm  nô lệ, đó là hình  ảnh giai cấp vua chúa.
Không có linh hồn thì cầu siêu cho ai, cầu như vậy có ích lợi gì?




Xin quý Phật tử cứ đọc kinh sách của Phật giáo Nguyên Thủy rồi suy ngẫm, đừng để mắc lừa kinh sách phát triển, những tà sư ngoại đạo hiện giờ nhiều lắm.





XÓC THẺ

Câu hỏi của Liễu Nghĩa
 Hỏi: Kính thưa Thầy! Đầu năm, nhất là
trong những ngày Tết Nguyên Đán, chùa nào cũng  có  làm  một  bàn  thờ  phục vụ  cho những người  đến xóc  thẻ. Trong một mâm  đầy  những tờ  giấy  đã  được  in  và  giải  thích  trong thẻ  quẻ đó  sẵn,  theo số  thứ  tự  ai  xóc  được  thẻ  số  mấy thì đến nhận tờ giải số đó.
Ai  xóc được thẻ nói tốt thì  vui mừng phấn khởi, còn ai được thẻ nói xấu thì  buồn phiền lo âu. Kính  thưa Thầy, như vậy trong tờ xem số mệnh có lợi ích gì mà đầu năm người nào cũng xóc  thẻ  nhất là  phụ nữ  chúng con. Mong Thầy vì lợi ích giải thích  cho chúng con được hiểu.
Đáp: Thường thường theo các chùa cổ ở miền Nam  thì có  hai  nơi  xóc  thẻ. Một  bên xóc
 thẻ  gọi  là  xóc  thẻ  xăm  Ông  và  một  bên  khác gọi là xóc thẻ xăm Bà.
Ông ở đây thường chỉ cho một danh tướng người  Trung  Hoa, đó  là  Quan Thánh  Đế  Quân tức   Quan  Công   hay   còn   gọi   là   Quan  Vân Trường,  (một  danh  tướng  thời  Tam  quốc  bên Trung   Quốc),   người   Việt   Nam   như   Lê   Văn Duyệt, Thủ Khoa Huân, Trần Hưng Đạo v.v.. (những danh tướng Việt Nam).
Các Bà thường là những người Việt, Hoa, Chiêm  Thành như: Bà  Đen (Việt  Nam)  hay Lê Sơn Thánh Mẫu, Diêu  Trì Kim  Mẫu, Quan Âm (Trung   Hoa),  Bà  Chúa  Xứ,  Chúa  Tiên,  Chúa Ngọc, (Chiêm Thành), Bà Mẹ Sanh, Mẹ Độ, Bà Chúa Kho (Việt Nam) v.v..
Thường những nơi bàn thờ của các vị đó đều có ống xóc thẻ. Hằng năm đồng bào mê tín đến cúng bái nhang đèn, hoa quả, gà, vịt, heo quay, v.v.. với một số tiền rất lớn.
Chùa  Phật  Quang ở  Bến  Tre  thu  lợi  rất lớn là nhờ thờ Quan Thánh Đế Quân. Chúng Tăng  ở  đó  không  có  lo  gì cả,  ăn  ở  không  chỉ cần giữ mấy ống xóc thẻ là dư sống.
Xóc thẻ là một hình  thức bói toán qua tư tưởng  mê  tín, lạc  hậu.  Người  ta  cho rằng  con
 người  có  số  mệnh.  Ai  có  số  giàu  là  giàu,  số nghèo  là  nghèo;  số  nghèo  thì không  làm  sao làm giàu nổi. Do tin tưởng vào số mệnh nên có một số người tiêu cực, sanh ra lười biếng bê tha rượu chè bài bạc, cho số mình  là vậy.
Cũng từ thuyết định mệnh, đã khiến cho một số người tiêu cực không làm việc, mà đã không  làm  việc  thì nghèo  lại  càng  nghèo  hơn. Vì  không  làm  việc  nên  thì giờ  rảnh  rỗi  nhiều sanh ra bài bạc, đĩ thõa, điếm đàng, trộm cướp khiến cho gia đình  tan nát, xã hội rối ren, mất trật  tự  an ninh.  Bởi  thuyết  định mệnh  ra đời, cũng là một tai hại rất lớn cho loài người.
Từ  thuyết  định  mệnh  mới  sanh  ra  bói toán,  chiêm  tinh dịch  số  âm  dương, xin  xăm, xóc thẻ, xem ngày tốt xấu, v.v.. tạo biết bao nhiêu  sự  mê  tín, dị  đoan khiến  cho mọi  người tốn hao tiền bạc rất nhiều.
Nếu  xóc  thẻ  tốt,  chúng  ta  đi  ăn  trộm  ăn cắp   của  người   khác  thì  thử   hỏi   có   bị  ở   tù không?  Một  việc  làm  ác  là  tự  mình  làm  khổ cho mình,  chứ thẻ nào nói là tốt?
Luật  nhân  quả  vốn  công  bằng  và  công  lý, ai  làm  ác  thì phải  thọ  khổ,  ai  làm  thiện  thì được hưởng phước, không thể ở chỗ tốt xấu của thẻ  mà  được.  Nếu  thẻ  bảo  xấu  mà  chúng  ta
 sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  thì làm sao có  xấu  được.  Người  ta  chửi  mình  mà  mình không giận hờn, không chửi mắng lại họ thì có xấu đâu.
Trong  các  chùa  quý  thầy  đều  biết  xóc  thẻ đó là mê tín, nhưng quý Thầy cứ duy trì, vì duy trì có lợi rất lớn. Nếu một ngôi chùa, duy trì sự xóc  thẻ  xin xăm thì hằng năm kiếm cũng được
5,10 triệu đồng dễ dàng, nhất là những ngôi chùa  ở  nơi  thắng cảnh  hằng  năm  Phật  tử  trẩy hội  3  tháng  mùa  Xuân,  nhà  chùa  kiếm  hằng bao nhiêu tỷ bạc như Chùa Hương, Yên Tử.
Sự mê tín rất tai hại cho đồng bào và làm hao tốn  tiền  bạc  của  dân,  của  nước  rất  nhiều mà không có ích lợi gì.


TƯỢNG PHẬT QUÁ NHIỀU
Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi: Kính thưa Thầy! Chùa nào cũng có rất  nhiều  tượng  Phật,  phía  trước  là  thờ  Tam Thế  chư  Phật,  Di  Đà,  Quan  Âm,  Thế  Chí,  kế Ngọc  Hoàng,  Nam  Tào,  Bắc  Đẩu,  cho đến  đức
 Phật Thích  Ca đản sanh, hai  bên là  ông  thiện và ông ác.
Đối diện trước chánh điện là tượng hộ pháp, phía trước chánh điện là bàn thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cô hồn, các đảng và bộ xương đầu ông cọp.
Bên tả chùa thờ Quan Thánh Đế Quân, năm vị vua Diêm Vương, Quan Âm Thị Kính, bên hữu thờ Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, hay Bà Chúa  Tiên,  Chúa  Xứ,  kế  đó  là  năm  vị  Vua Diêm Vương, tức là Thập Điện Diêm Vương, Phật Mẫu Chuẩn Đề 18 tay.
Thường bàn thờ Quan Thánh Đế Quân nhân dân thường mang gà luộc, hoặc thịt heo quay vào cúng.
Thờ  cúng  như  vậy  có  đúng  không  thưa
Thầy? Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Đáp: Một ngôi chùa đúng đắn của Phật giáo  thì chỉ  có  thờ  một  đức  Phật  duy nhất.  Đó là  đức  Bổn  Sư Thích  Ca  Mâu  Ni,  vì  Ngài  là người đứng đầu tôn giáo Phật giáo, còn tất cả những vị Phật khác đang được thờ cúng trong chùa là do các Tổ tưởng tượng ra truyền bá đạo Phật.  Nói  cho đúng  hơn Trên  đường  truyền  bá các  Tổ  đã  bị  ảnh  hưởng  của  ngoại  đạo  và  đã
 lượm những đức Phật, thần thánh này của dân gian, lôi lên bàn thờ để làm vui lòng những người dân địa phương, nhờ thế mà họ mới cúng dường.
Các  Tổ  truyền đạo vì danh, vì lợi  nên các Ngài  tiếp  nhận  tất  cả  mọi  sự  mê  tín dân gian và các tôn giáo khác. Thế là Phật giáo chân chánh trở thành Phật giáo hỗn tạp đa thần, đa pháp môn, bỏ mất nguồn gốc Phật giáo chân chánh.  Còn  Phật  giáo  chân  chánh  thì xả  bỏ danh và lợi và bỏ tất cả, chỉ còn ba y một bát, đời sống xin ăn, bữa đói bữa no thật là vất vả. Các Tổ theo Phật giáo chân chánh không chịu nổi, cho nên các  Ngài  bẻ  vụn giới  để  mà sống, phạm giới để hòa hợp với dân gian, với mọi sự mê  tín, cúng  bái,  tế  lễ,  cầu  siêu,  cầu  an  v.v.. (giết chúng sanh tế lễ) và các tôn giáo khác để dễ bề lừa đảo mọi người và lường gạt tín đồ.
Cho nên, sau khi đức Phật tịch, những người  đệ  tử  tu  chứng thì vào  núi  rừng ẩn bóng rồi  tịch mất, còn lại  những đệ tử tu hành chưa chứng  thì tâm  danh  lợi  tham  đắm  còn  nhiều, nên  phân  làm  nhiều  bộ  phái  như chúng  tôi  đã nói ở trên. Chiếm lãnh một giáo đoàn rồi tự do phát triển mọi thủ thuật điêu ngoa, xảo trá, lừa đảo bằng lối lý luận theo kiểu 62 luận chấp của

ngoại đạo để tạo danh, tạo lợi. Từ đó, kinh sách phát triển viết ra rất nhiều cuốn sách, cuốn sách  nào  cũng  lý  luận  trên  mây  xanh  mà  tu hành chẳng ra gì; chỉ có xây dựng chùa to Phật lớn, những ngôi tháp vĩ đại. Tu sĩ ăn uống, ngủ nghỉ,  sống  như  một  ông  quan to,  đi  ra thì có tiền hô, hậu ủng xe cộ rầm rộ.
Tu  sĩ  hiện  giờ  thì giàu  có  hàng  tỷ  bạc, trong lúc dân chúng tín đồ quá nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc; dành dụm đồng nào  thì đem cúng  chùa  để  được  phước,  để  được siêu  thoát, chỉ  nuôi  hy vọng  như vậy  mà  bị  kẻ khác lừa đảo một cách rất đáng thương.
‚Cúng  dường  xây  chùa,  đúc  chuông, tạc  tượng  Phật,  xây  tháp  và  cúng  dường chư  Tăng   sẽ   được   phước   báo   vô   lượng‛. Nhờ lời phỉnh gạt này mà chùa nào chùa nấy đều xây dựng hàng tỷ bạc, biến cảnh tu hành thành nơi thắng cảnh du ngoạn của mọi người.
Trong  chùa  thờ  Phật  càng  nhiều  thì thu lợi  càng to, mỗi  tượng Phật  cúng một  đồng, 10 tượng cúng 10 đồng,  100 tượng cúng 100 đồng. Vì tư lợi  như vậy, nên chùa nào  cũng thờ Phật rất nhiều, đó là hình  thức làm tiền. Người dân mê  tín cứ  nghĩ  rằng,  mình  cúng  và  lạy  nhiều tượng  Phật  là  nhờ  nhiều  ông  Phật  phò  hộ  thì



tai qua nạn khỏi dễ dàng hơn, cho nên thấy tượng nào cũng thắp hương, lễ bái. Còn cúng và lạy có  một  ông thì được sự  phù  hộ  ít và  có  thể tai nạn đến. Lợi dụng sự mê tín mà các chùa để thật nhiều hình  tượng, nhất là chùa có ống thẻ xin xăm xóc quẻ, cúng sao, giải hạn thì Phật tử lại cúng càng nhiều.
Nói một cách khác, chùa thờ nhiều tượng Phật  là  có  mục  đích tạo  sự  mê  tín để  lừa  đảo, lường  gạt  tín đồ  cúng  bái  nhiều.  Nhưng  chính sự thờ phượng này, quý Thầy trong các chùa cũng không hiểu đó là sự mê tín, sự lừa đảo mà chỉ biết xưa thầy Tổ bày, nay quý thầy chỉ biết làm theo ‚Tổ Tổ tương truyền‛, chứ quý Thầy không ý thức rằng việc làm của mình  là mê tín, là  lừa đảo  tín đồ. Các  Thầy cũng tin tưởng mê tín như các Phật tử khác; tin rằng có chư Phật, Bồ  Tát  gia  hộ;  tin rằng  có  linh hồn,  có  Phật tánh, có thế giới siêu hình,  có thần Thánh Tiên Phật,  chư Bồ  Tát,  ma, quỷ;  tin rằng  có  cõi  địa ngục, Thiên đàng, Cực lạc, Niết Bàn và các cõi Phật, có 10 phương chư Phật, có chư Bồ Tát vô lượng  vô  biên,  v.v..  Tất  cả  mọi  người  không riêng gì tín đồ Phật giáo đang sống trong tưởng thức,  còn  quý  Thầy  là  những  người  tu  sĩ  phải giữ  gìn  giới  luật,  nhưng  lại  không  giữ  gìn giới
 luật,  vì  thế  nên  sống  trong  tưởng  thức  như những người khác. Cho nên, hiện giờ họ chẳng biết giới luật là gì. Cứ dựa theo lời dạy của các Tổ  rồi  quý  thầy  truyền  dạy  lại  sự  mê  tín cho nhau, cho tín đồ. Vì thế, quý Thầy không bị tội lừa  đảo,  lường  gạt  người  khác,  vì  thầy  Tổ  dạy sao, thì cứ  dạy  lại  cho  người  khác  như  vậy không dám thêm bớt một lời nào.
Thật đáng thương một người mù, dẫn đám người mù cùng đi, rồi mỗi người mù, trong đám người  mù  đó,  lại  dẫn  đám  người  mù  khác  cùng đi,  cứ  như  thế  mà  nhân  lên  mãi  từ  đời  này sang đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác đều đi sai đường lạc nẻo. Cuối cùng, không có một người nào sáng mắt, toàn là mù, vì mù nên phải xóc thẻ làm thầy mù.


 NẾU CON NGƯỜI KHÔNG ĂN
THỊT CHÚNG SANH THÌ  CHÚNG SANH SẼ TRÀN NGẬP TRÁI ĐẤT
Câu hỏi của Liễu Nghĩa


Hỏi: Kính thưa Thầy, nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì  trên trái đất này gà,  vịt, bò,  chó,  ngựa,  cá  tôm,  và  tất  cả  loài động  vật  khác,  sẽ  sinh  sôi  nẩy  nở  chật  đất, nhất  là  gà,  vịt, heo, dê,  bò,  ngựa  thì  nhà  cửa đất đai ở đâu chứa cho hết?
Đáp: Theo định luật nhân quả, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Khi  người   ta  càng  ăn  thịt   chúng  sanh,  thì chúng  sanh  lại  càng  sanh  ra nhiều  hơn  nữa. Nếu người ta không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh lại không sanh ra. Tại sao vậy?
Vì  chúng  sanh  có  sanh  ra tức  là  có  diệt mất.  Cho  nên,  có  sự  tàn  nhẫn  sát  hại  và  ăn thịt  chúng  sanh thì chúng  sanh phải  chịu  mọi sự khổ đau sinh ra. Đó là nhân ác, là những hành  động  ác   của  mọi   người.   Chính   những hành  động  ác  đó  tạo  ra nghiệp  quả  khổ,  và
 nghiệp quả khổ này chiêu cảm, tương ưng liền sanh ra tất  cả  loài  chúng  sanh để  trả  quả  giết hại  do  mọi  nguời  tạo  tác  bằng  cách  để  cho chúng sanh khác giết chúng ta ăn thịt trở lại.
Nếu chúng ta không giết  hại  và không ăn thịt  chúng  sanh,  thì chúng  sanh  không  sanh ra, đó  là  nhân  quả  thiện.  Do nhân  quả  thiện nên  không  có  chúng  sanh  sinh  ra để  ăn  thịt lẫn  nhau trở  lại.  Nếu  con người  không  ăn  thịt chúng sanh thì trên quả đất sẽ không có chúng sanh hung dữ, độc  hại, chỉ  có  chúng sanh hiền lành và số lượng sanh ra rất ít. Tại sao vậy?
Khi con người  không  giết  hại  và  ăn  thịt chúng  thì tâm  của  họ  ít dục  hơn;  tâm  dục  ít hơn  thì sự  sanh  sản  ít hơn.  Do  đó,  nếu  con người  không  ăn  thịt  chúng  sanh  thì trái  đất này, không bao giờ có tràn ngập chúng sanh. Bằng   chứng,   con  người   hiện   giờ   vì  ăn  thịt chúng  sanh  nên  tâm  ác  nhiều  và  tâm  dục  thì dẫy đầy, nên con người cũng sanh nhiều để thọ lấy quả khổ cùng nhau.
Con người  ít dục  thì sự  sanh sản  cũng  ít, sanh  sản  ít thì việc  làm  ác  cũng  ít, và  chúng sanh  sinh  ra cũng  ít. Với  đôi  mắt  phàm  phu của  con người,  chúng  ta  không  nhìn  thấu  hết qua lốt nghiệp của mỗi chúng sanh. Ví dụ, một
 người đang cắt cổ một con gà, tiếng con gà kêu là do người ấy nhẫn tâm vặn tréo hai cánh con gà,  đạp  dưới  chân  rồi  tiếp  tục  cắt  cổ,  con gà giãy giụa với toàn sức lực của nó, nhưng không làm sao thoát khỏi bàn tay hung ác của con người.
Người  giết  con gà  ấy  đâu  có  biết  rằng,  có thể  mình  đang cắt  cổ  mẹ  mình.  Khi còn  sống bà thường giết gà cách này để làm thực phẩm ngon cho các con ăn, bây giờ trả  quả  thì chính các  con của bà  đã  cắt cổ  bà  để làm thịt  bà  cho con chúng nó ăn, tức là cháu bà.
Luật nhân quả vay một mạng con gà chết, phải trả 10 mạng con gà ở kiếp hiện tại và còn tiếp  tục  mang  kiếp  con gà  ở  kiếp  sau nữa  và còn  nhiều  kiếp  sau hơn  nữa,  tức  là  phải  chịu cắt cổ nhổ lông và nhúng nước sôi 10 lần, 100 lần,  1000  lần.  Ở   trên  đời  này,  chúng  ta  làm một  điều  ác  thì phải  trả  quả  10 lần,  100 lần,
1000 lần, cho nên chúng sanh càng ăn thịt  thì
loài vật cũng sanh ra nhiều để trả quả. Phần nhiều  những  người  ăn  thịt  chúng  sanh  là  họ đang ăn thịt ông bà, cha mẹ, những người thân quyến thuộc của họ đang tái sanh làm kiếp súc sanh trả quả ăn thịt chúng sanh ngày xưa.
 Đức Phật dạy: “được làm thân người là đã vay một món nợ rất nặng. Một món nợ phải  trả  mười,  trả  trăm‛.  Ví  dụ,  ta  ăn  một con cá  mà  phải  tái  sanh làm  một  trăm con cá, một trăm lần chết trên chảo dầu sôi nước bỏng, và bị cắt cổ nhổ lông vô số vô lượng lần, chừng nào  trả  hết  quả  của  kiếp  làm  người  đã  giết  và ăn  thịt   chúng  sanh  thì  mới   được   sinh  làm người. Như vậy, thử hỏi trong một đời người, chúng  ta  đã   giết  và  ăn  thịt  bao nhiêu  chúng sanh?  Số  lượng  cũng  khó  mà  lường  được,  phải nói  là  quá  nhiều,  nhiều  không  thể  đếm  được. Như  vậy,  muốn  làm  người  rất  là  khó,  phải  trả hết nợ máu xương này, rồi mới được đi tái sanh làm người trở lại.


SÁT NHÂN THÌ  NHÂN ỐN, SÁT VẬT THÌ HĨA KIẾP  LÀM CHÚNG SANH CÛA CHÚNG

Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Người ta bảo, sát nhân thì  nhân oán, sát vật thì  hóa kiếp nó làm
 chúng sanh. Vậy  có  đúng không, xin  Thầy  dạy cho chúng con biết.
Đáp: Sát  nhân thì nhân oán, câu  này chỉ đúng có một phần ba.
Giết người có 3 quả:

1- Thân nhân của người chết sẽ thù oán.

2- Giết người bị tù tội có khi bị tử hình.

3- Đời  sau sẽ  bị  người  khác  giết  hại,  hoặc ngay trong kiếp này cũng phải bị trả quả bị người khác giết.

‚Sát  vật  là  để  hóa  kiếp  loài  vật‛.  Câu nói  này  không  đúng,  đó  chỉ  là  cách  lý  luận  để che đậy tội ác của mình.
Là con người cũng như các loài động vật khác, khi sanh ra đều do nghiệp lực  nhân quả, đều  có  một  sự  sống như nhau, đều  có  cảm giác đau khổ, vui  sướng như nhau, và  không có  loài vật nào mà không sợ chết. Thế sao lại bảo giết chúng  chết  để  hóa  kiếp  cho chúng?  Chúng  hóa kiếp làm loài vật gì?
Theo như sự tưởng hiểu của quý vị, giết chúng sanh chết  để chúng được hóa kiếp đi tái sanh  luân  hồi,  để  được  sanh  ra làm  người,  có phải vậy không? Vậy có người giết chúng ta, để chúng  ta  được  hóa  kiếp  đi  tái  sanh  làm  chư
 Thiên, có  phải  sung sướng hơn không?  Vậy tại sao ‚giết  nhân  lại  nhân  oán‛  như  vậy  câu này có đúng không?
Khi chết chúng ta cũng mong hóa kiếp  để được  làm  chư Thiên.  Muốn  hóa  kiếp  sanh  vào cõi thiện thì phải làm điều lành, cớ sao lại giết hại sanh mạng chúng sinh? Sát sanh hại mạng là kết thêm thù oán mà thôi.
Trên đây là những lý luận giết hại chúng sanh để ăn thịt, bằng cách dùng những danh từ lừa đảo chính họ và người khác, để thấy mình không có làm ác giết hại chúng sanh.
Tại  sao cướp  mạng  sống  của  chúng  sanh gọi  là  hóa kiếp, mà  cướp  mạng  sống  con người thì thành  thù  oán?  Đó  là  sự  vô  minh  của  loài người có  trí khôn biện luận làm  những điều  ác đức.  Con người  sanh  ra hơn  các  loài  cầm  thú khác  là  nhờ  ở  trí tuệ.  Trí  tuệ  đó  nếu  sử  dụng trong ác pháp, thì nó trở thành một vũ khí  giết tất cả chúng sanh và có thể hủy diệt cả loài người.  Trí tuệ  này  dùng lý  luận  để  che đậy  tội ác,  nếu  không  được  học  tập  và  rèn  luyện  đạo đức thì nó là một vũ khí  độc hại và quả đất này sẽ bị nó hủy diệt.
Trong  thế kỷ 21 này, nếu không xây dựng cho con người  một  nền  đạo  đức  nhân  bản  kịp
 thời,  để  chặn  đứng  trí tuệ  hung  ác  của  loài người,  thì hành  tinh này  sẽ  bị  hủy  diệt,  như các nhà tiên tri đã báo động ‚tận thế ‛. Những trận  thủy  tai,  động  đất,  không  phải  con người làm ra sao?
Tóm  lại,  câu  ‚sát  nhân  thì nhân  oán, sát vật thì để hóa kiếp chúng sanh của nó‛ là  lối  lý  luận  để  che đậy  tội  ác  của  con người, để tự do tàn sát chúng sanh mà chẳng sợ tội lỗi gì cả.



LÀM KIẾP CON MÈO
LÀ SẮP ĐẾN KIẾP  CON NGƯỜI
Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi: Kính thưa Thầy! Người chết đi sau khi được hành tội dưới địa ngục rồi mới đi đầu thai,   lần  lượt  sanh  thành  12  loài  động  vật: Chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà,  chó,  heo. Khi  sanh  làm  kiếp  mèo  là  kiếp cuối cùng của loài động vật thì mới sanh làm người. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Đời  người  sanh ra với  trí hữu  hạn, thường   sống   trong   tưởng   thức   nên   sanh  ra nhiều chuyện mê tín dị đoan:
1- Chưa bao giờ  có  ai  biết  địa  ngục  ở  đâu, thế mà mọi người vẫn cho là có địa ngục.
2- Chưa  bao giờ  có  ai  biết  linh hồn  như thế  nào,  mà  cho rằng  chết  linh hồn  đi  xuống địa ngục và đi đầu thai.
3- Chưa bao giờ  có  ai  biết  chính  xác:  Con người  chết  sanh  làm  thú  vật  và  thú  vật  sanh làm người.
4- Có  bao giờ  ai  biết  chính  xác:  Con mèo chết  sanh  làm  người  chưa?  Chỉ  ước  đoán  loài vật  nào  được  ăn trong chén, dĩa nên cho nó  sẽ chết làm người.
Ví  dụ:  Có  người  nào  sanh  ra  mà  tự  ăn trong bát đĩa chưa?  Hay là ăn bốc hốt bằng tay bằng chân, bằng miệng? Muốn ăn trong bát đĩa cũng  phải  có  sự  tập  luyện  từng  chút  rồi  mới cầm đĩa, muỗng được.
Bảo rằng, làm kiếp con mèo là kiếp cuối cùng của loài cầm  thú thì không đúng. Đây chỉ là sự tưởng tượng của những người sống trong tưởng,  dựa  theo  cách  thức  ăn  uống  của  con người  rồi  tưởng  ra, chứ  mèo  rừng  có  chén  đĩa

đâu  mà  ăn?  Không  phải  chúng  ăn  dưới  đất, dưới cát sao?
Chính con người tự đặt ra năm, tháng, ngày,  giờ  rồi  dùng  tên  của  những  con thú  vật mà  gọi  tên  năm,  tháng,  ngày,  giờ  như:  “năm Tý, tháng Tý, giờ Tý; năm Sửu, tháng Sửu, giờ Sửu rồi Dần, Mẹo, Thìn,  Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,  Tuất,  Hợi”.  Ai sanh  năm  nào  đúng  tên con vật đó liền gọi là tuổi đó.
Ví  dụ:  Năm  nay  là  năm  Tân  Tỵ,  cháu  bé sanh vào năm này thì gọi cháu bé đó có tuổi Tỵ (tuổi Tỵ có nghĩa là tuổi con rắn).
Con  người  là  con người,  chứ  không  phải con người sanh ra để có tuổi  con trâu, con chó, con  ngựa,  con  heo,  con  mèo,  con  chuột  v.v.. Trâu,  chó,  ngựa,  heo, mèo,  chuột  là  những  loài động vật chứ đâu phải con người, thế mà con người sanh ra lại có tuổi con thú vật như vậy.
Con người là một loài động vật hơn muôn thú vật khác, cớ sao làm người mà còn lấy tuổi của  con thú  vật?  Đó  là  một  điều  ngu  si,  mê muội  của  những  người  còn  lạc  hậu,  trình độ khoa  học  chưa có,  nên  sống  trong  vô  minh  u tối,  giàu  tưởng  tượng  sống  thụt  lùi.  Sáu  mươi hai lập luận của ngoại đạo ngày xưa đã bị đức Phật  bài  bác  thẳng  tay  khiến  cho toàn  bộ  thế
 giới rung chuyển. Những học thuyết trừu tượng, mơ  hồ,  mê  tín, lạc  hậu  này,  đã   làm  cho con người  điêu  đứng  khổ  sở.  Từ  cất  nhà  cửa,  đến cưới  hỏi, ma chay, thậm  chí đào  giếng, đào  ao, sửa bếp cũng xem tuổi tác, ngày giờ tốt xấu.
Ảnh  hưởng  những  truyền  thống  mơ  hồ, trừu  tượng, lạc  hậu,  mê  tín từ  ngàn xưa truyền lại cho tới ngày nay, đã khiến cho bao nhiêu người  khổ  đau  và  bất  hạnh.  Người  ta  không biết  rằng:  mọi  tai  nạn  và  mọi  sự  khổ  đau trên đời này đều do hành động nhân quả thiện hoặc ác  mà  ra, chứ  đâu  phải  do tuổi  tác  tốt  xấu  mà thành tai nạn khổ ách. Cho nên, nếu một người cứ làm ác mà mỗi lần cất nhà xây cửa, hay làm tất cả mọi thứ, rồi đi coi tuổi tác, ngày giờ tốt xấu, liệu người ấy có qua khỏi tai nạn không?
Nếu một người đi ăn trộm, xem năm nay hợp  với  tuổi,  được  tuổi  tốt  và  ngày  xuất  hành (đi  ăn trộm)  cũng tốt.  Nếu  tuổi  ngày, tháng và năm  đều  tốt  mà  đi  ăn trộm  (làm  điều  ác)  được trót  lọt  thì xã  hội  loài  người  chịu  sao cho nổi bọn  đầu  trộm,  đuôi  cướp  này.  Phải  không  quý
vị?

Nếu ngày giờ và tuổi tác, tốt xấu như kinh sách con (bói  quẻ)  nói thì con người  sẽ  làm  ác, và  thế  gian  này  mấy  ai  sống  lương  thiện?  Bởi
 vậy, kinh sách xem ngày giờ, tuổi tác tốt xấu là những loại kinh sách phi  đạo đức cần phải diệt sạch đốt  sạch. Chính  những kinh sách  phi  đạo đức  này  đã  đưa con người  vào  đường  tội  ác  và lạc hậu, mê tín, sống trong ảo tưởng.
Lấy  12 con thú  vật  làm  12  con giáp  rồi tính ra năm, tháng, ngày, giờ để chia thời gian làm ra lịch. Lúc đầu lịch sách rất có ích lợi này cho  loài  người.  Những  người  làm  ra âm  lịch chia  thời  gian  để  biết  mưa nắng,  gió,  bão  giúp cho nhà  nông  biết  thời  vụ  làm  mùa.  Đó  là  sự ích lợi phục vụ rất lớn cho loài người, lấy nông nghiệp làm nghề chánh cho sự sống.
Từ lịch sách có lợi ích, những kẻ xấu bụng dựa  vào  sách  lịch  này  triển  khai  biến  thành khoa  bói  toán,  xem  ngày  tốt  xấu  để  lừa  đảo người khác, làm tiền một cách vô lương tâm, biến thành sự siêu hình  vô đạo đức.
Đến giờ này, người ta còn tưởng tượng ra kiếp  con mèo  là  kiếp  cuối  cùng  của  loài  động vật,  hết  kiếp  con mèo  sẽ  tái  sanh  làm  người. Đó  là  một  lý  luận  mơ hồ  trừu  tượng  không  có sự  chứng  minh  cụ  thể,  vậy  mà  mọi  người  vẫn tin theo và có người thì bán tin bán nghi, chưa biết  chắc  đúng  sai.  Nếu  chúng  ta  muốn  trở thành  những  người  có  đạo  đức,  thì phải  ăn  ở



như thế  nào  mà  mọi  người  chấp  nhận là người có đạo đức. Nếu chúng ta ăn ở đối xử với mọi người  đầy  tánh  hung ác,  đụng  cái  gì cũng chửi mắng  người,  rồi  say  sưa,  rượu  chè,  đĩ  thõa, điếm  đàng,  trộm  cướp  thì làm  sao chúng  ta chấp nhận là người có đạo đức?
Cũng như chúng ta muốn làm một bậc Thánh nhân thì đâu phải chỉ có ăn hiền ở lành, mà còn phải có những Thánh hạnh cao thượng, chứ ăn ở như thú vật  thì làm sao gọi là Thánh nhân được.
Không có con mèo  nào  ăn hiền ở  lành cả. Bộ  dáng  thì dễ  thương,  nhưng  bản  chất  hung ác, gặp chuột thì chụp ngay xé xác liền, gặp cá thịt thì ăn quên thôi, tâm còn hung ác thì sanh ra làm  người  sao được?  Thế  mà  người  ta tưởng tượng ra kiếp làm con mèo là sắp làm kiếp người!

Đức Phật dạy: “được thân người khó, khó  như   con  rùa  mù  tìm bọng  cây  giữa biển‛. Như vậy, được thân người không phải dễ đâu.   Thân  người   chỉ   sống  có  thời  gian  quá ngắn, 100 tuổi là cùng, thế mà người ta tiêu phí thời gian một cách vô ích. Đức Phật dạy:
‚Tấc bóng thời gian một tấc vàng



Tấc vàng tìm được không gì khó, Tấc bóng thời gian khó hỏi han‛.
Theo  luật  nhân  quả,  bất  cứ  con thú  vật
nào  muốn sanh làm  người  đều  phải  sống trong thiện pháp, hoặc người nuôi chúng tạo môi trường cho chúng sống trong thiện pháp thì chúng  sẽ  sanh làm  người  sớm.  Ví dụ: chúng  ta nuôi  một  con  mèo  mà  cứ  cho  ăn  thịt  cá  thì đương  nhiên  hiện  tại  chúng  ta  được  xem  là thương chúng, nhưng chúng mãi mãi trôi lăn trong kiếp làm con mèo và những loài vật khác không  bao giờ  sanh  làm  người  được.  Đó  là  ta hại chúng, chứ không phải ta thương chúng. Ta cho chúng ăn cơm, nước tương, đậu, dưa, chúng không thích ăn nhưng hết kiếp làm con mèo, chúng sanh làm người. Đó là thương chúng, khiến  cho  chúng  sanh  làm  người  hạnh  phúc hơn làm loài chúng sanh. Luật nhân quả rất công bằng, đối xử với tất cả mọi người, mọi vật trên hành tinh này.


 CHẾT GIỜ TỐT, GIỜ XẤU

Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong gia đình nào  có  người  chết,  rất  quan  trọng  là  giờ  phút lúc tắt thở. Họ đến nhờ ông Thầy cúng xem người chết lúc đó giờ tốt hay xấu, giờ trùng hay không  trùng.  Nếu  ông  Thầy  nói  chết  được  giờ tốt,  không  có  trùng  thì  gia  đình  yên  tâm,  nếu ông Thầy bảo giờ xấu có trùng thì  ông Thầy ấy cho bùa yểm  để  trong gia đình  không có người chết nữa. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Không đúng đâu con ạ! Đó là những kinh sách  mê  tín, lạc  hậu  của  người  xưa, khi đời  sống  con người  còn  lạc  hậu,  dân  trí chưa cao, kiến thức  khoa học  chưa có, tầm  hiểu biết không nhìn  rộng, thấy xa được. Con người thời ấy  bản  chất  còn  mang  tính thú  vật,  chưa biết đạo  đức  là  gì,  chỉ  còn  đi  lượm  trái  cây  rừng hoặc đào rễ cây mà ăn.
Cho nên, những hiện tượng thiên nhiên, thời tiết họ không thể nào hiểu được, nên đành dùng tưởng tri để hiểu. Do tưởng tri để hiểu thì những cái không hiểu được, nên đã  biến thành



một ảo tưởng, một thế giới siêu hình.  Từ tưởng tri thế  giới  siêu  hình,  họ  mới  tìm cách  đo đạc thời gian phân chia ngày, tháng, năm  để hoàn thành lịch và dịch số chiêm tinh. Do chỗ không thấu rõ hiện tượng thiên nhiên vũ trụ, nên các nhà  tôn  giáo  và  triết  gia  sản  xuất  ra biết  bao nhiêu loại kinh sách tưởng, để thuyết minh các hiện  tượng  siêu   hình   bằng  hình   thức  thiên khải. Thiên khải tức là hiện tượng tưởng thức họat  động.  Cho  nên,  những  hiện  tượng  siêu hình  ngày  nay  đã  biến  thành  một  tai  họa  rất lớn  cho con người  trên  thế  giới;  muốn  phá  bỏ nó, thật là điều nan giải. Nó đã in sâu vào tâm khảm và truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những cái không đúng sự thật chỉ là tưởng mà thôi, những cái tai hại cho con người vô cùng to lớn  từ  đời  trước  đến  đời  sau; từ  đời  trước  đến đời  sau,  những  cái  phi  đạo  đức  đã  đưa  con người đến chỗ hung ác, gian xảo hơn loài cầm thú,  dùng  mọi  cách  lừa  đảo,  lường  gạt.   Báo Công  An  đã  tường  thuật  không  biết  bao nhiêu là  mánh khóe, cưỡng đoạt tài sản của kẻ khác, chỉ  cần  100  ngàn  hay  1  triệu  đồng  là  xem mạng sống con người không ra gì.
Những  kẻ  đầu  trộm,  đuôi  cướp  này  chỉ mua một  cuốn  sách  tử  vi xem ngày  tốt  xấu  đi
 trộm  cướp  giết  người  lấy  của,  mà  không  bị  ai bắt  được  thì cần  gì phải  đi  lao  động  khó  nhọc mà  chưa chắc  đã  có  tiền  như  đi  ăn  trộm,  ăn cướp. ‚Con ơi học lấy nghề cha, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm‛, đó là tục ngữ ca dao dân gian đã dạy như vậy.
Trên  cuộc  đời  này,  thứ  nhất  là  danh;  thứ hai là lợi. Các nhà triết học đua nhau dựng lên những  triết  thuyết  này  triết  thuyết  khác  đủ mọi  thứ  mọi  loại, phần nhiều  đều  nằm  ở trong tưởng thức mà luận ra, không thực tế, mơ hồ, trừu   tượng.   Khi  áp   dụng   vào   đời   sống   con người,  vốn  đã  khổ  đau lại  càng  khổ  đau hơn. Như thuyết hiện sinh, thuyết vô ngã của kinh sách phát triển, thuyết hữu ngã ảo tưởng của Thiền Đông Độ, thuyết hữu thần của các tôn giáo khác, thuyết âm dương của Trung Quốc, thuyết  luân  hồi  tái  sanh mê  tín của  kinh sách phát  triển  và  các  tôn  giáo  khác,  v.v..  đều  đưa con người  quay cuồng trong các  học  thuyết  đảo điên và điên đảo.
Thuyết  âm  dương của  Trung  Quốc  mới  có xem  ngày  giờ  tốt  xấu,  coi  cung  mạng  xung khắc,   trong  bát  quái   có  các  cung  như:  càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Họ lý luận rằng  con người  khi chết,  cũng  như lúc  sanh ra
 phải  ở  trong một  cung nhất  định. Các  nhà  học giả thời nay đua nhau nghiên cứu triết thuyết trừu  tượng  này  và  đã  tốn  biết  bao nhiêu  tâm lực và giấy mực. Nhưng nó có đem lại lợi ích cụ thể  thiết  thực  cho đời  sống của loài  người đâu, chỉ  toàn là luận thuyết để mà  cầu  danh và  lợi. Và  chính   nó  càng  làm  thêm  rắc  rối  cho  tư tưởng  con  người,  mất  hết  một  cuộc  sống  an nhiên tự nhiên.
Những loại triết thuyết này đưa ra biến thành một cuộc nội chiến trong tâm của mọi người. Đó là những cuộc chiến tranh tư tưởng của  con người  giữa  đời  và  đạo;  giữa  triết  học này  và  triết  học  khác.  Có  những  người  cuồng tín tin một  cách  mù  quáng,  biến  mình  thành những  công  cụ  cho những  tôn  giáo  và  những triết thuyết này, triết thuyết khác. Đó là những tín đồ  hăng say, điên khùng xông vào  cái  chết và  giết  người  như  cỏ  rác  mà  chẳng  chút  xót thương ai cả.
Năm  tháng,  ngày  giờ  tốt  xấu  đó  là  một triết  thuyết  về  luật  âm  dương, đưa con người đến  chỗ  mê  tín nhảm  nhí  tận  cùng,  mỗi  khi làm  việc  gì cũng  xem ngày  giờ  tốt  xấu  và  tuổi tác  có  hợp  hay  không  hợp.  Hiện  giờ,  ai  cũng biết đó là việc mê tín, lạc hậu, phi đạo đức, vậy



mà người ta không thể bỏ được tập quán, thói quen này,  ngay cả  những người  có  học  thức, có kiến  thức  về  khoa  học  mà  vẫn  còn  bỏ  không được.
Đạo đức nhân bản - nhân quả đã xác định: kẻ làm ác dù có xem ngày giờ tuổi tác, tốt xấu, cất  nhà,  dựng  vợ  gả,  chồng  cho con cái:  hoặc xem giờ an táng hoặc xem tuổi tác người chết tránh  cung  trùng  tang,  liên  táng;  bằng  mọi cách  như  mua  bùa  về  yếm,  cho  tai  qua  nạn khỏi,  bệnh  tật  được  tiêu  trừ  và  hưởng  được phước báo đầy nhà, thì chẳng bao giờ được. Nếu được  thì đó là một  điều vô đạo đức không công bằng và công lý.
Người  ta  sanh  ra ở  đời,  phải  chấp  nhận luật  nhân quả.  Nếu  ta làm  điều  thiện thì ngay đó tâm ta được an vui thanh thản. Đó là phước báo của mình  làm ra, còn nếu mình  làm ác mà cầu phước báo thì chẳng bao giờ có được, dù cho những   bậc   xem  ngày   giờ   tốt   xấu   giỏi   như Trương  Lương, Tiêu Hà, Khổng Minh, Quỷ Cốc, cũng không tránh khỏi luật nhân quả. Cho nên, Trương Lương phải ẩn bóng, Tiêu Hà bị chết, Khổng Minh thất bại trong việc chấn hưng nhà Hán.
 Xét  cho cùng,  từ  xưa cho đến  nay có  mấy ai xem ngày giờ tốt xấu mà làm nên sự nghiệp đâu. Làm nên sự nghiệp đều do nhân quả thiện của mình.  Người  xưa nói:  ‚Tích ác  phùng  ác, tích thiện phùng thiện‛, làm ác gặp khổ, làm lành gặp phước an vui thanh thản.


GIỜ HÄ HUYỆT

Câu hỏi của Liễu Nghĩa
Hỏi:  Kính thưa  Thầy,  khi  linh cửu  đưa ra khỏi  nhà,  vào  lúc  hạ  huyệt có  phải  xem giờ không  thưa  Thầy?  Người  mới  chết  có  cần phải cúng cơm 49 ngày mới thôi không thưa Thầy?
Đáp: Theo sự mê tín lạc hậu của những người xưa thường sống trong tưởng thức, nên dễ bị  ảnh  hưởng  của  sách  vở  mê  tín phi  đạo  đức của nền văn minh Trung Quốc. Cho nên, xem ngày  giờ  tốt  xấu  rồi  mới  được  chôn  cất  để không ảnh hưởng xấu đến con cháu sau này.
Phật  giáo  truyền  sang  qua  Trung   Quốc, thấy  dân  chúng  ở  xứ  này  đang  tin tưởng  vào ngày   giờ,   năm,   tháng,   tuổi   tác   tốt   xấu  của
 những người giàu tưởng tượng, nên cũng chế ra những  loại  sách  vở  mê  tín để  bói  toán  xem số mạng, vận nước tốt xấu. Những nhà thiên văn, địa lý dựa vào luật âm dương, tạo ra sách vở chiêm  tinh bói  toán  dịch  số  như  Châu  Văn Vương  sống  trong  tù  bảy  năm  ở  Vạn  Lý  Gia, soạn bộ dịch số, Quỷ Cốc Tử, Tôn Tử, Trương Lương, Khổng Minh, đều là những tay bói toán thần tình, biết trước những sự việc xảy ra. Thế mà  Châu  Văn  Vương không  tránh  khỏi  7 năm tù mà còn ăn thịt con, Trương  Lương vào núi ở ẩn, Khổng Minh tan mộng phục hưng nhà Hán.
Tất cả những sự thành bại trong đời người đều do nhân quả. Không có nhà chiêm tinh bói toán nào giải quyết được luật nhân quả. Không thể  nào  xem giờ  tốt xấu, cất nhà, hạ  huyệt, an táng mà tránh khỏi luật nhân quả.
Nếu  là  chiêm  tinh gia,  tiên  tri mọi  việc, sao quý vị không xem giờ tốt xấu để cải lại luật nhân quả số phận của mình,  để mình  giàu sang và  quyền  cao quan  tước  trọng.  Cớ  sao lại  đi ngồi ngoài hè đường phố hoặc mở phòng xem bói, chiêm tinh, tử vi. Hoặc ẩn náu trong chùa, mang hình thức tu sĩ Phật giáo làm những chuyện  phi  Phật,  phi  pháp,  phi  đạo  đức,  lừa đảo  tín đồ  Phật  giáo  bằng  cách  xem ngày  giờ
 tốt  xấu  như  các  nhà  Nho  lỗi  thời.  Đúng  là không biết nghề nào làm ăn, mượn ba thứ sách mê tín, dị đoan để lừa gạt người nhẹ dạ.
Phần nhiều, những hạng người có học Nho như các thầy đồ nho, học hành, thi cử thất bại, và  các  ông  thầy  chùa,  tu  chẳng  ra tu,  mượn chiếc  áo tỳ  kheo làm những điều mê  tín, lường gạt  người  bằng  những  trò  bịp  bợm  xem ngày giờ tốt xấu, cung mạng, sao hạn để khiến người khác sợ hãi, bỏ tiền ra cúng bái tế lễ và còn nhận tiền tổ, tiền sư, đủ mọi thứ, để rồi những người mê tín ‚tiền mất  tật  mang‛. Luật nhân quả  rất  công  bằng  và  rất  cụ  thể.  Nếu  ai  làm điều ác, dù xem ngày giờ tốt xấu cũng không tránh  khỏi  tai  họa;  nếu  ai  làm  một  việc  lành, dù chẳng xem ngày giờ tốt xấu, chẳng cúng sao hạn mà phước báo vẫn cứ đến.
Xưa, đức  Phật dạy: ‚Nếu  một  người  làm ác, như  cục đá ném xuống hồ, dù cho tụng kinh niệm  chú,  cầu  khẩn  cho  cục  đá  nổi lên  thì  nó  chẳng  bao  giờ  nổi.  Nếu  một người   làm   thiện,   giống  như   những  giọt dầu nổi trên mặt nước, dù không cần tụng kinh, niệm  chú  và  cầu  khẩn,  giọt  dầu vẫn nổi, không ai làm nó chìm được‛.



Theo đạo Phật, chết là nên đem xác thiêu đốt,  và  chôn  cất  không  cần  phải  xem ngày  giờ tốt  xấu,  vì  thây  người  chết  bất  tịnh,  uế  trược, hôi thối để lâu sình ra, truyền nhiễm những bệnh tật khổ đau cho người còn sống.
Không có giờ ngày nào là tốt hay xấu. Tốt xấu là do hành động thiện ác của con người tạo ra để  rồi  thọ  lấy  tai  nạn,  bệnh  tật,  khổ  đau, chứ không phải người chết nhằm giờ ngày xấu, hoặc hạ huyệt vào giờ ngày xấu mà con cháu những người thân trong gia đình xảy ra tai nạn bệnh tật. Đạo Phật không hề chủ trương sự mê tín như vậy. Đạo Phật xây dựng tôn giáo mình trên một nền đạo đức nhân bản – nhân quả rất khoa học  và  bình  đẳng, phá  vỡ  những điều  mê tín, mù  mờ,  dị  đoan,  tưởng  tượng  của  những loại kinh sách phi khoa học, phi đạo đức v.v..
Đạo  Phật  chủ  trương,  ai  làm  ác  thì phải gặt  lấy  quả  khổ,  chịu  quả  đau đớn,  chứ  không có kẻ này làm mà người khác chịu. Đạo Phật không có dạy rằng: cha giết người mà con bị tù tội,  cha ăn trộm  mà  con bị  chặt  tay.  Quý  phật tử  hãy  tin nhân  quả,  và  sống  cho đúng  nhân quả,  đừng  làm  khổ  mình,  khổ  người,  thì cuộc đời sẽ được an vui và hạnh phúc, không bao giờ có tai nạn, bệnh tật nan y xảy đến. Chết muốn



chôn  giờ  nào,  ngày  nào  cũng  đều  tốt,  vì  ngày giờ là thời gian tự nhiên của vũ trụ, không bao giờ  có  tốt,  có  xấu.  Nếu  lúc  nào  chúng  ta  cũng làm  điều  thiện,  làm  điều  lành,  thì hà  tất  phải sợ  những  tai  nạn  bệnh  tật  khổ  đau. Bệnh  tật khổ đau là hành động thân, miệng, ý làm ác.
Xem  ngày   giờ   tốt   xấu   để   chôn   cất   là những người lạc hậu, mê tín bị kẻ khác lừa đảo, tiền mất chẳng ích lợi gì. Hãy mạnh dạn, đừng sợ  hãi,  bất  chấp  mọi  thử  thách,  mọi  dư luận, lúc  nào  cũng  làm  lành,  không  làm  khổ  mình, khổ người, rồi mọi sự tốt đẹp sẽ đến với mình.





KHƠNG THẮP HƯƠNG KHI CÚNG GIỖ

Câu hỏi của Liễu Nghĩa


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Khi  nhà  có  đám giỗ kỵ, hoặc ngày tư, ngày Tết, cúng bái không thắp hương có được không thưa Thầy?

Đáp:  Được,  xưa  đức  Phật  dạy  nên  thắp năm thứ tâm hương cúng Phật, năm thứ hương đó là:
 1- Giới  hương tức  là  đức  hạnh  làm  người, không làm khổ mình,  khổ người.
2- Định hương tức là đức hạnh làm Thánh nhân.
3- Tuệ  hương tức  là  sự  hiểu  biết  siêu  việt phi thường của Tam Minh, khiến cho nguyên nhân tái sanh của con người không còn.
4- Giải thoát hương là về trí tuệ đức hạnh làm người, làm Thánh.
5- Giải thoát tri kiến hương là trí tuệ giải thoát mọi kiến chấp, mọi tà pháp, mọi ác pháp.
Người tu theo đạo Phật, không nên thắp những thứ  hương vỏ  cây. Trong  ngày giỗ, ngày Tết  nên  thắp  năm  loại  hương  này  cúng  dâng lên chư Phật, ông bà, cha mẹ nhiều đời. Không những người thắp lên nén tâm hương này được nhiều phước báo, mà những người quá cố như ông  bà,  tổ  tiên, cha mẹ  đều  được  phước  báo  vô lượng ở kiếp sau.
Bởi  thắp  hương  vỏ  cây,  chỉ  tượng  trưng lòng  thành  kính,  có  tánh  cách  mê  tín lạc  hậu. Ngầm trong hành động thắp hương này đã bị người khác  lừa đảo, tiền mất  mà  ô  nhiễm khói hương khó  thở,  chẳng  đem lại  sự  ích lợi  thiết thực  cho mình,  cho người  khác  mà  còn  dại  dột

đem tiền cho kẻ  kinh doanh hương vỏ cây làm
giàu.

Càng suy ngẫm, chúng ta càng thấy con người  dễ   bị  kẻ  khác  lừa  đảo  bằng  mọi  hình thức mê tín. Họ kinh doanh, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác, như nhóm xe ôm, xe lôi, xe buýt  đô  thị,  đồn  đại Đức  Mẹ hiện  hình trên  đỉnh  núi  xã  Phú  Lâm,  huyện  Tân  Phú, tỉnh Đồng Nai là hàng ngàn người đổ về xem Đức Mẹ hiện hình.  Rồi Phật sống ở  An Giang, Thầy nước lạnh, uống vào bệnh gì cũng hết. Thấy rờ lá cây trị bệnh như thần, người không thấy đường năm mười năm, uống vào mắt sáng liền, v.v.. Biết bao nhiêu điều  lừa đảo như vậy, để lường  gạt  hàng trăm, hàng vạn người bỏ công,  bỏ  của  để  làm  giàu  cho bọn xe thồ,  xe ôm, xe lôi v.v..
Tại  núi  tỉnh  Tây  Ninh, có  Bà  Đen  được vua  Gia  Long  sắc  phong  là  Linh Sơn  Thánh Mẫu. Hằng năm người ta trẩy hội Bà Đen rất đông, số tiền cúng nơi đây có thể hằng tỷ bạc. Trong  chiến  tranh người  ta  bảo  rằng  Bà  Đen nay  bà  về  chỗ  này,  mai  bà  về  chỗ  kia,  để lôi cuốn những người mê tín về cúng bái. Đó cũng là hình  thức kinh doanh thần thánh.
 Ngày xưa, người ta không biết thắp hương, nhưng những người trong các tôn giáo có sáng kiến  mới,  chế  ra cây  hương làm  bằng  vỏ  cây, dạy  cho mọi  người  thắp  hương  cúng  bái.  Mỗi lần có thắp hương là linh hồn ông bà, thánh thần  nghe  mùi  hương  mà  trở  về  chứng  giám lòng  thành  của  con cháu.  Đó  là  cách  thức  dạy mê  tín của  các  nhà  tưởng  tri,  của  các  nhà  sư kinh phát triển.
Sau này, các nhà kinh doanh lợi dụng lòng mê  tín này  biến  thành  một  nghề  nghiệp  sống. Do đó,  hàng  năm  người  ta  phải  bỏ  ra một  số tiền hằng tỷ tỷ bạc, tiêu phí mua hương vỏ cây trong việc cúng bái tế lễ. Họ bảo,  nếu chúng ta cúng bái mà không thắp hương, thì sự cúng bái lạnh lẽo không trang nghiêm bằng thắp những cây  hương,  khói  hương quyện  vào  nhau,  trông rất ấm cúng và đẹp đẽ, tưởng chừng như những linh hồn người chết nương theo khói hương, mà trở về vui vầy sum họp với con cháu.
Đó là sự tưởng của người giàu tưởng tượng. Ngày nay, cây hương bằng vỏ cây đã  trở thành một truyền thống, một thói quen rất khó bỏ. Nếu  ngày  giỗ,  ngày  Tết  mà  không  thắp  hương thì phải  thật  là  người  có  óc  khoa  học,  có  trí hiểu biết thấu suốt thế giới siêu hình  không có,



thì mới  có  can đảm  vượt  qua sự  mê  tín cố  hữu ấy.

Đức Phật dạy:  ‚Đứng  lại  thì chìm xuống‛, nghĩa là mình  cứ theo  phong tục thắp hương trong những ngày giỗ, ngày tư, ngày Tết và  những  lễ  cúng  bái  là  mình  đang  đứng  mà đang đứng lại là đang chìm xuống, đang chìm xuống, tức là ngu si, mê muội, dại dột, tiền mất mà  chẳng  có  ý  nghĩa  gì  và  lợi  ích  gì  về  cuộc
sống.

Còn  ‚Tiến  tới  thì trôi  dạt‛  có  nghĩa  là chống  hẳn  lại  sự  mê  tín, không  chấp  nhận  nó thì chúng ta sẽ bị chống đối nguyền rủa của người khác. Họ nói rằng, chúng ta ngang tàng, vô thần, v.v.. không có ân nghĩa, không biết có tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, v.v.. là những người ở dưới đất nẻ chui lên.
Chỉ có vượt qua. Vượt qua cái gì? Nghĩa là không  chấp  nhận  mê  tín, không  làm  theo  mê tín, nhưng không chống mê tín, mà chuyển mê tín thành chánh tín.
Cho nên,  ai  mê  tín mặc  họ,  chúng  ta  chỉ biết giải quyết cho chúng ta mà thôi, giải quyết tâm  mình  đừng  sống  trong  mê  tín, giải  quyết tâm mình  đừng chướng ngại với người mê tín.

Cho  nên,   thắp   hương  hay   không   thắp hương trong  ngày  giỗ  là  do ở  tâm  con. Ví  dụ: nhà  có  giỗ  kỵ, mọi  người  thắp  hương cúng bái, con không nên cấm họ, nhưng đến khi con cúng bái, con không thắp  hương, chỉ đứng trước  bàn thờ,  con thầm  tưởng  nhớ  đến  công  ơn của  tổ tiên, ông bà và đem sự sống của con không làm khổ  mình,  khổ  người  dâng  lên.  Nhớ  lại  ngày nào  ông  bà,  cha  mẹ  lìa  khỏi  cuộc  đời,  để  lại trong  tâm  con  một  ký  ức,  một  niềm  thương nhớ.  Hôm  nay  con còn  chỉ  biết  dâng  lên  nén tâm  hương với  lòng đầy đạo  đức làm  người  của con,  không  làm  ô  nhục  tổ  tông,  không  làm mang tiếng tai cho dòng họ. Những hành động sống  hằng  ngày  đó,  đến  ngày  giỗ  ông  bà,  tổ tiên  và  cha mẹ  con thắp  trước  bàn  thờ.  Đó  là con  thắp  cây  hương  đạo  đức  làm  người  cúng dâng tổ tiên, ông bà, cha mẹ chứ không thắp những  cây  hương  bột  vỏ  cây,  mà  thắp  hương lòng của con đối với tổ tông, không có gì xấu hổ cả  con ạ!  Nếu  con làm  đúng  như  vậy  (không thắp  hương vỏ  cây)  vào  ngày  giỗ  vẫn  ấm  cúng và trang nghiêm vô cùng. Con thắp cây hương lòng không phải mất tiền, tiền ấy để dành dụm để làm việc từ thiện, giúp người bất hạnh trong xã hội còn tốt hơn.

SÁU NẺO LUÂN HỒI

Câu hỏi của Từ Tuệ
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Xin  Thầy  giảng cho  con  hiểu  đúng  nghĩa   của  “Sáu  nẻo  luân hồi:  Trời,  Người,  Atula,  ngạ  quỷ,  súc  sanh  và địa ngục”.
Đáp: Sáu nẻo luân hồi theo kiến giải của các  nhà  học  giả  thì có  sáu  cõi,  để  linh hồn người chết tiếp tục tái sanh, tùy theo việc làm thiện ác của người đó.
Ví dụ: Ở  cõi Trời, nếu chư Thiên sanh lòng dục, tạo ác pháp, chờ hết duyên chư Thiên sanh xuống làm người. Nếu ở cõi làm người mà làm thiện,  ít ham  muốn  dục,  thì sanh  trở  lại  cõi
Trời.

Nếu ở cõi làm người, sanh tâm làm ác, thường giận dữ, thích đánh đá, thì khi lìa bỏ thân  người,  linh hồn  tái  sanh  vào  cõi  Atula. Loài  Atula  ở  đó  hung dữ  vô  cùng,  chuyên  môn đi  đánh  lộn,  hoặc  đi  đánh  cướp  nước  người khác.
Nếu  sanh vào  cõi  Atula  làm  thiện  ít giận hờn, không đánh đá  ai hết, đến khi chết thì sẽ
 sanh  làm  người  trở  lại.  Nếu  Atula  này  làm thiện,  ít dục,  không  giận  dữ,  không  đánh  đập, không  làm  khổ  mình,  khổ  người,  thì đến  khi chết  sẽ  sanh  vào  cõi  trời.  Nếu  đã  sanh  ở  cõi Atula  mà  giận  dữ,  ích kỷ,  bỏn  xẻn  không  dám bố  thí thì khi bỏ  thân  Atula  sẽ  sanh  vào  ngạ
quỷ.

Con người sanh vào cảnh giới ngạ quỷ thường  đói  khổ,  muốn  ăn  mà  không  có  ăn, muốn  uống  mà  không  có  uống,  quần  áo  rách rưới,  lang  thang,  nghèo  khổ.  Nếu  cõi  ngạ  quỷ mà biết bố thí, san sẻ thì được sanh trở lại cõi Atula. Nếu ở cõi ngạ quỷ mà biết bố thí, san sẻ, không  giận  dữ,  làm  thiện,  ít làm  khổ  mình, khổ người khác thì sanh làm con người.
Nếu ở cõi ngạ quỷ, làm toàn thiện không làm  khổ  mình,  khổ  người  thì được  sanh  ngay lên  cõi  Trời.  Nếu  ở  cõi  ngạ  quỷ  mà  tâm  ác không  trừ,  lòng  ích kỷ,  bỏn  xẻn,  không  bố  thí thì đọa  xuống  địa  ngục,  chịu  đủ  thứ  cực  hành khổ sở.
Cõi địa ngục là nơi con người sanh vào đó chịu  đủ  thứ  mọi  cực  hình.  Nói  chung  cõi  địa ngục  là  cõi  tiếng  kêu  khóc  không  hề  dứt.  Sau khi sanh  ở  cõi  địa  ngục,  con người  ở  đó  mới tiếp  tục  sanh  làm  loài  vật.  Như  chúng  ta  đã



thấy các loài vật đang sống quanh ta, đó là cõi súc sanh.
Trên đây là cái hiểu của các nhà học giả của kinh sách phát triển, có sáu cảnh giới rõ ràng  trời,  người,  Atula,  ngạ  quỷ,  địa  ngục  và súc sanh, con người phải tiếp tục trôi lăn mãi mãi ở đó.
Thật  ra, sáu  nẻo  luân  hồi  là  cảnh  ở  trần gian của chúng ta trên hành tinh này, không có ở nơi nào khác nữa. Tùy theo đặc tính, cách sống, cuộc sống của mọi con người và loài vật trên hành tinh này mà  phân chia làm  sáu  nẻo luân hồi.
Thứ nhất là cõi Trời, là chỉ cho những người  đang  sống  đúng  trong  mười  điều  lành, tâm  hồn  của  họ  thường  thanh  thản,  an lạc  và vô sự, không làm khổ mình, khổ người, không làm điều ác, toàn làm điều thiện, muốn chi có nấy. Đó là những bậc chân tu, thạc đức đang sống trầm lặng, sống với trí tuệ nhân quả, sống với tâm hồn tha thứ và thương yêu mọi loài chúng sanh.
Thứ   hai   là   cõi   Người,   Người   là   những người đang sống đúng năm điều lành không hề phạm  phải,  còn  những  người  sống  không  đúng



năm  điều lành này là cõi  khác  chứ  không phải cõi người.
Thứ  ba là  cõi  Atula, Atula là  những người hay sân hận, giận dữ, chuyên môn đi đánh lộn, không  biết  nhường  nhịn  và  nhẫn  nhục  ai  cả, chỉ biết la hét đánh đập với nhau.
Thứ tư là cõi Ngạ quỷ, Ngạ quỷ là những người  nghèo  đói,  khổ  sở  không  có  cơm ăn,  áo
mặc.

Thứ năm là cõi Súc sanh, Súc sanh gồm có con người và các loài thú vật. Vì những người này hình  người  mà  bản chất  sống như loài  thú vật, họ chẳng hề sống có một chút đạo đức làm người  nào  cả.  Cho  nên,  dưới  đôi  mắt  của  đức Phật  những  người  này  họ  là  súc  sanh  (động
vật).

Thứ   sáu   là   cõi   Địa   ngục,   Địa   ngục   là những  người  đang bệnh  đau, đang khổ  sở  rên la trên giường bệnh, chúng ta hãy đến nơi các bệnh viện nơi đó là Địa ngục.
Tóm lại, sáu cõi luân hồi không phải ở đâu xa mà chính  cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này, hiện ra đầy đủ sáu cõi.
Sáu cõi này, được xác định thực tế và cụ thể,  rất  khoa học,  không  có  mơ hồ  trừu  tượng,



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!