Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 7 -6



mà  ai  cũng  có  thể  hiểu  một  cách  dễ  dàng.  Chỉ có những người tu theo kinh sách phát triển sống trong tưởng tri, trong mơ mộng, mới xây dựng  sáu  nẻo  luân  hồi  ảo  tưởng,  ngoài  cuộc sống của con người.



ĐỨC PHẬT DI LẶC

Câu hỏi của Từ Tuệ

Hỏi: Kính thưa  Thầy! Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ, đức Phật Di Lặc có thật hay không?
Đáp: Đức Phật Di Lặc không có, đó chỉ là một  đức  Phật  tưởng  tượng  của  các  kinh  sách phát  triển Bà  La Môn. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn lật tẩy bộ mặt thâm độc của Bà La Môn Giáo để cho Phật tử hiểu rõ. Nếu bảo rằng quá khứ  đã  có  bảy  vị  Phật  thì khi đức  Phật  Thích Ca đi tu phải có đạo Phật, tại sao lại chỉ  có lục sư ngoại đạo mà không có cái tên là Phật giáo? Thật  ra, mãi  đến  khi đức  Phật  Thích  Ca Mâu Ni tu hành chứng quả. Nhờ mọi người hiểu biết cung kính  và  tôn  trọng  đức  Phật  nên  dựng  ra
  
tôn giáo Phật giáo, bấy giờ chúng ta mới có tôn giáo mang tên là Phật giáo. Thế mà kinh sách phát triển dám bảo quá khứ có bảy vị Phật, rồi gán cho đức Phật Thích  Ca Mâu Ni nói, thì rất oan cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh Tương  Ưng  đức  Phật  nói:  ‚Nếu  Ta nói  một điều  gì mà  chúng  sanh  hiểu  bằng  tưởng thì Ta có nói láo trong Ta‛.
Rồi về vị lai các kinh sách phát  triển sản xuất  ra một  người  có  tên là  Từ  Thị, hiệu là  Di Lặc  muốn  tranh chức  giáo  chủ  với  đức  Phật Thích Ca Mâu Ni, giống như các nhà vua phong kiến ở thế  gian  tranh ngai  vàng. Thật  là danh lợi ghê quá.
Theo như  kinh sách  phát  triển,  đạo  Phật có chín vị giáo chủ:
Bảy vị Phật làm giáo chủ ở quá khứ như:

1-        Tỳ Bà Thi (Vipassĩ.)

2-        Thi Khí  (Sikhĩ).

3-        Tỳ Xá Bà (Vessabhũ)

4-        Câu Lâu Tôn (Kakusandha)

5-        Câu Na Hàm (Konãgamana)

6-        Ca Diếp (Kassapa)

7-        Cổ Phật Nhiên Đăng.
  
Một vị Phật, giáo chủ ở hiện tại tức là đức
Phật Thích Ca Mâu Ni.

Một  vị  Phật,  giáo  chủ  ở  vị  lai  tức  là  đức
Phật Di Lặc).

Đức  Phật  Di  Lặc  đã  được  kinh sách  phát triển  nói  đến  rất  nhiều.  Đó  là  một  thâm  ý nham hiểm của các kinh sách phát triển, thành lập  đức  Phật  Di  Lặc  để  làm  một  cuộc  cách mạng Phật giáo, lật đổ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thay thế bằng vị giáo chủ mới là Phật Di Lặc.
Hội Long Hoa tức là cuộc cách mạng Phật giáo  do  các  nhà  thuộc  kinh sách  phát  triển lãnh  đạo. Khi đức  Phật  Di  Lặc  lên  nắm  quyền giáo chủ Phật giáo, thì toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy sẽ bị triệt tiêu, tức là đường lối giáo  lý  của  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni sẽ  bị  đốt sạch.
Kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ  có nói  đến  đức  Phật  Di  Lặc  và  các  bậc  Thánh Tăng đệ tử  của đức  Phật  không có  ai tên là  Di Lặc. Đối với kinh sách Nguyên Thủy, tên Di lặc là  một  tên  xa lạ,  vậy  mà  bây  giờ  sắp  lên nắm quyền  giáo  chủ  Phật  giáo!  Xin  quý  vị  Phật  tử suy ngẫm để khỏi lầm lạc.
  
Hội  Long  Hoa  được  xem  như  một  cuộc trưng  cầu  dân  ý  bầu  cử  đức  giáo  chủ  mới  cho Phật giáo. Các tôn giáo khác không hiểu, dựa vào  gốc  kinh sách  phát  triển  và  tưởng  ấm  của con người thể  hiện qua ‚cơ bút‛  cho biết ngày tận thế và Hội Long Hoa sắp mở bày.
Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận điều  này.  Đức  Phật  dạy:  ‚Quá   khứ   không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có hiện tại‛. Quá khứ và vị lai không cần biết đến, chỉ làm  một  việc  lành  ngay trong  hiện  tại  thì quá khứ và tương lai là hạnh phúc.
Hội Long Hoa là một sự bịa đặt của những kinh sách  phát  triển,  chờ  cơ hội  thuận  tiện nhất  để  mở  một  cuộc  họp  Phật  giáo  toàn  thế giới,  lật  đổ  Phật  giáo  Nguyên  Thủy.  Nhưng  vì thế  lực  Phật  giáo  Nguyên  Thủy  còn mạnh,  cho nên  họ  không  thể  làm  gì  được.  Hiện  nay,  cả Phật  giáo  thế  giới  đều  chấp  nhận  kinh sách phát  triển  là  giáo  pháp  của  Phật  giáo.  Đó  là một bước thắng lợi thứ nhất của kinh sách này. Đến  khi các  sư Nam  Tông,  tức  là  các  sư Phật giáo  Nguyên  Thủy,  dần  dần  chịu  ảnh  hưởng giáo pháp của kinh sách phát triển và lần lượt các  sư Nam  Tông sẽ  tu  tập  theo  giáo  pháp  của
  
kinh sách phát triển2 thì giáo pháp Nguyên Thủy  sẽ  bị  đốn  tận  gốc.  Lúc  bấy  giờ,  người  ta bảo  rằng  Hội  Long  Hoa ra đời  thành lập  Phật giáo mới và đức giáo chủ là đức Phật Di Lặc.
Đó  là  một  thâm  ý  sâu  sắc  của  kinh sách phát  triển  dựng  lên  đức  Phật  Di  Lặc  là  có  ý diệt trừ Phật giáo tận gốc, mà hầu hết các tu sĩ Phật  giáo  hiện  giờ,  Nam  Tông  lẫn  Bắc  Tông đều  vô  tình không  thấy  ý  đồ  thâm  độc  của  Bà La Môn Giáo ngày xưa.
Kinh sách nói về Phật Di Lặc và Hội Long Hoa là  do các  giáo  sĩ  Bà  La Môn  viết  soạn  ra, rồi  đưa  vào  kinh sách  Phật  giáo,  mạo  nhận Phật  thuyết.  Lợi  dụng  lúc  Phật  giáo  kết  tập kinh sách nhiều lần chưa thành văn bản, người ta đã tùy tiện, thêm bớt thật dễ dàng. Cho nên, người nghiên cứu kinh sách Phật giáo hiện nay gặp phải khó khăn là có nhiều bài kinh mâu thuẫn  nhau,  khiến  chẳng  biết  đâu  là  lời  Phật dạy chân chánh, đâu là lời giả không phải Phật
thuyết.



2 Ngày nay các sư miến Điện bắt đầu dạïy thiền (Nguyên Thủy)  giống  như  thiền  Đông  độ.  Sau một  thời  gian  dạy (Tứ  Niệm  Xứ)  quán  thân,  thọ,  bây  giờ  các  sư dạy  quán tâm giống như thiền sư Trung  Hoa.
  
TU HÀNH  TRÁNH  PHÁP  ỨC CHẾ TÂM

Câu hỏi của Từ Tuệ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong đời sống của  người  cư sĩ  con nhận  thấy  mình  phải  tập bớt  ăn  bớt  ngủ.  Về  ăn,  con nên  giảm  bữa  ăn sáng trước hay bỏ bữa ăn tối trước, như thế nào tốt hơn? Khi đã quen hai bữa mà không yếu sức khỏe,  thì  có  thể  giảm  xuống  một  bữa  ngay tại đời  sống  cư sĩ  không?  Con đang  chuẩn  bị  để tăng dần “hành trang” thuận lợi cho giai đoạn sống ở tu viện. Kính  xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Muốn sống một đời sống phạm hạnh thì hãy sống đúng lời dạy của đức Phật, nhưng muốn  sống  đúng  lời  dạy của  đức  Phật  thì phải hết  sức  tránh  sự  ức  chế  thân  tâm.  Giáo  pháp của đức Phật là giáo pháp xả tâm, nếu không khéo  tu  sai  lệch  sẽ  bị  ức  chế  tâm.  Phần  đông, tu  sĩ  hiện  giờ  tu  sai  lệch  rơi  vào  pháp  ức  chế tâm mà không biết. Sự giảm thiểu bớt ăn, bớt ngủ, tức là phải thay thế bằng một việc
làm khác!
Ví dụ:  hàng  ngày  lúc  9 giờ  ta  đi  ngủ,  bây giờ ta chỉ cần thức thêm 5 phút, 10 phút. Trong
  
khi thức  thêm  thì ta  nên  tập  tỉnh  thức  và  xả tâm,  trong  khi đi  kinh hành,  vừa  đi  vừa  nhắc xả tâm ‚Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành‛. Mới đầu chỉ tập thức thêm 5 phút, rồi tăng dần lên 15 phút, cho tới 30 phút. Đó là cách thức tập bớt ngủ.
Ăn cũng vậy, mỗi sáng, mọi người đều có điểm tâm. Ta có thể bớt bữa sáng, ăn buổi trưa và chiều. Bữa ăn trưa hoặc chiều cả gia đình  có thể  ăn  cùng  một  lúc.  Muốn  cho gia  đình  đầm ấm  yên  vui  và  hạnh  phúc,  thì buổi  ăn  là  buổi tập họp gia đình,  cố gắng sắp xếp để mọi người đều  hiện  diện  trong  bữa  cơm, ta  không  nên  vì sự tu tập mà làm mất sự sum họp gia đình. Vậy trong 3 bữa ăn, con nên khéo léo để tạo hoàn cảnh sum họp gia đình yên vui và hạnh phúc. Chỉ một hành động nhỏ như vậy mà không cân nhắc kỹ, khiến bữa ăn trong gia đình buồn tẻ.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, không làm khổ mình,  khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình  mà luôn luôn làm cho mọi người vui, tức là tu thiền định xả tâm.


  
LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM

Câu hỏi của Mỹ Linh (Tú)

Hỏi: Kính bạch Thầy,

Kính  thưa cô Út Diệu Quang!

Lâu nay, con thấy rõ tâm mình  hay dính mắc,  giận  hờn,  hay tranh luận,  hay nghĩ  đúng sai,  phải  trái,  hay  tham   dự,  tham  kiến,  còn ham  ăn,  ham  ngủ  và  bản  chất  ngang  bướng. Nên tâm con rất bất an, thường làm khổ mình. Khi chưa giải quyết được tâm mình,  thì con hay phản ứng ra làm khổ người, vì vậy con ráng luyện cho  tâm “bằng lòng” hơn  để vượt qua  mọi
sự.

Thời  gian  qua,  con  có  cố  gắng  nghe  lời Thầy tu tập Định niệm hơi thở kết hợp Định vô lậu.  Lúc  kinh   hành  và  trong sinh  hoạt  hàng ngày,  con tập  tỉnh  giác  kết  hợp  Định vô  lậu. Con thấy  thích  đi kinh  hành, không lười biếng như   trước   (con  chỉ   đi  thời   khuya   và   tối). Thường suy tư các pháp không thật.
Như  lời  Thầy  dạy,  câu  ám  thị  của  con cũng có ba nội dung: hơi thở + tỉnh giác + xả tâm.  Lúc  rảnh  con  suy  tư  để  tìm  cách  khắc
  
phục mình  và theo lời cô Út dạy là “tìm câu ám thị  phù  hợp  với  trạng  thái  tâm  mới  có  kết  quả và tu tập phải gắn liền ý thức + trí tuệ + buông
xả”.

Nhờ  có cô  Út bên cạnh, theo dõi  kèm  cặp, con thấy  rõ  tâm  mình  hơn. Nhờ  có  oai  lực  của cô  Út  con nghiêm  chỉnh,  ít nói  hơn.  Mỗi  thái độ, ánh mắt, nét mặt của cô Út lúc nào cũng mang  tính  cách  giáo  dục;  nhắc  con tỉnh  giác hơn trong lời  nói, hành động; lúc  nào  nên nói, nên làm hay không. Con cũng xin thành tâm sám  hối với  Thầy, với  cô  Út là  con còn lén nói chuyện, con phải cố gắng nỗ lực tự giác tu đúng hạnh độc cư hơn nữa.
Mục  tiêu  của  con  là:  “Giữ  tâm  bất  động trước  các  pháp”,  “Giữ  tâm  bình thản  an  vui, bằng  lòng  mọi  nhân   quả”,   “Đồ   bất   tịnh   đổ nhiều  chừng  nào,  đất  càng  tươi  tốt,  và  trái thiện pháp sẽ nhiều chừng nấy”.
Giờ tu, con thường tập trung diệt sạch tâm tham,   sân,  si  như  Thầy  đã  dặn.  Trong  tâm tham  con thấy  từng  bệnh  tham  ăn,  tham  ngủ, tham  nói, tham  ái (dù nó chưa khởi); trong tâm sân  có  khi  nó  khởi  sự  phiền  chướng,  bực  tức, bất toại nguyện. Con ám thị câu đầu “Quán ly tham”   sau   đó   con   trị   tiếp   “Ly   tham  ăn   tôi
  
biết...”  tương  tự  con  trị  các  tâm  kia như   vậy được  không  thưa  Thầy?  Đặc  biệt  tâm  si,  con cũng  nhắc  bình   thường,  nhưng   ngày  nào  bị buồn  ngủ  thì   con  tập  trung  trị  nó  suốt  giờ “Thân  phải  thẳng  và  tỉnh  thức!”,  rồi  vừa  kết hợp hơi thở cộng với diệt tâm si:
“Với  tâm  tỉnh  thức  tôi  hít vô...  tôi  thở  ra” “Từ bỏ ham ngủ tôi hít vô. Từ bỏ ham ngủ...”.
Buồn  ngủ  nhiều  con nói  liên  tục từng  hơi thở  suốt  30'.  Lúc  cần  nói  mạnh  con nói  mạnh, con không  bị  thua  cuộc,  không  tê  chân,  xả  ra tâm phấn chấn hết buồn ngủ luôn.
Buồn  ngủ  nhiều  nữa  con đi suốt  giờ  với hơi  thở và niệm  diệt tâm si  (lý do buồn ngủ  là vì  mấy  ngày  bị  lạnh  run, thức  giấc  thiếu  giờ ngủ, nên đến giờ tu con không tỉnh).
Thời gian qua tu tập, con tập  “bằng  lòng”, tập  “nhìn  bằng  nhân  quả”.  Con   chỉ  quay   lại tâm  con tháo  gỡ  những  sợ  sệt,  phiền  toái  bất toại nguyện. Con vẫn biết là con chưa nhạy bén tạo nhân tốt làm vui lòng người. Do đó con vẫn an vui bằng lòng mọi nhân quả, mà con không bị thối chuyển như những lúc trước; tâm con không  giận  hờn,  không  có  ý  bỏ  cuộc;  không miên man trong những suy tư của ác pháp như lúc  trước  nữa.  Con  thấy  “cái  ta”  trước  lằn  roi,
  
trước  sự  rầy  la, nhục  mạ  được  vơi  đi rất nhiều (nhờ  thấm  dần  lời  Thầy  dạy  con:  thân  này không phải của ta, thân này do duyên hợp ngũ uẩn),  con chỉ  nhắm  vào  những  lỗi  còn  tồn  tại, để cố gắng và cố gắng hơn. Đến giờ tu con thấy tâm con không bị rạo rực như trước nữa, không bị buồn chán nữa.
Ba, bốn năm trôi qua con chưa làm gì cho Thầy và cô Út vui lòng cả. Con càng thấm thía với tâm từ bi vô lượng của Thầy và cô Út, con càng thấm thía với sự khó nhọc nuôi cơm cho chúng  con mà  không  biết  mỏi  mệt  (dù  Út  nói Út  bỏ,  nhưng  thật  ra Út  quan  tâm,  để  ý  hơn bao giờ  hết, vì nếu  con vô  tình  tái  phạm  là  Út đã  lên  tiếng  liền).  Con xin  thành  tâm  sám  hối với Thầy và cô Út, những mong Thầy và  cô Út tha thứ cho con. Khi tâm con tạm ổn định, bên cạnh mục tiêu “giữ tâm bình thản trước các pháp”,  con  cố gắng  nhắc  tâm  con  “nhất  cử nhất động  đều  vì  mục  đích  vui  lòng  Thầy  và  vui lòng  cô  Út”,  con  sẽ  cố  gắng  suốt  ngày  trong pháp hành không còn kẽ hở. Vì đúng như lời Thầy  đã  dạy:  lúc  nào  có  chánh  niệm  là  như được miễn dịch vậy, các pháp không xâm nhập vào  tâm (cả  lúc  làm cỏ,  chẻ  củi  con  nói:  “Hít  vô tôi  biết  tôi  chẻ  củi  –  tôi  nhắc  cái  tâm  luôn  an



vui  mạnh  khỏe  không  đau  lưng”  nó  cũng  nghe và kết quả như vậy). Tương tự trường hợp khác cũng  thế;  nhờ  có  chánh  niệm,  tâm  con  như quay vào  trung tâm  điểm  của  vòng  tròn  là  hơi thở, các pháp xoay vòng vòng trên vòng tròn ấy mà không dính vào tâm. Có khi sự việc diễn biến,  con thấy  rõ  tâm  bình  thản,  tự  nhiên  và thấy các pháp vô thường sanh diệt. Nếu lúc nào cũng được như vậy thì  chắc con mừng lắm. Hồi đó, chuyện lớn chuyện nhỏ dù của con hay của ai  con cũng  động  tâm  cả.  Khi  thấy  được  cái hạnh phúc an lạc trong tâm, thấy được tâm nhẹ nhàng  không  dày  vò  đau khổ,  thấy  rõ  được  lợi ích của sự xả tâm, con càng thấy rõ công ơn Thầy,  công  ơn cô  Út  càng  cao. Nhưng  đây  chỉ là  bước  đầu  con mới  cảm  nhận được, con sẽ  cố gắng và  cố  gắng hơn nữa, để  từ  cái  triền miên đau khổ - đến cái đau khổ ngắn ngày dần dần - đến cái 5', 10' mới hết đau khổ - đến cái không dính sự đau khổ. Con ráng phấn đấu để được thấm nhuần mà không còn phải dụng công.
Qua đặc  tướng  của  con, con cúi  xin  Thầy và cô Út chỉ dạy thêm cho con, để con nỗ lực “mãi mãi không làm khổ mình, khổ người”.
Kính  bạch Thầy, qua cách thực hành pháp hướng – như lý tác ý mà cô Út dạy, con cũng có



tập và áp dụng phá những cái thọ nhỏ nhỏ của thân như đau chân, đau bụng, tưởng phải uống thuốc, mà không phải uống. Con có kể con ra lệnh đuổi  nó  ít đau. Con hy vọng mọi  cảm  thọ của tâm con cũng dần dần quét sạch.
Kính  bạch Thầy cho con thưa hỏi...

Nhưng  lúc  này  Thầy  đang bệnh, con kính xin Thầy bớt làm việc, tạm ngưng giảng dạy chúng  con, để  Thầy  điều  trị  liên  tục  cho hết hẳn. Cô Út cũng yếu nhiều hơn trước, con kính xin  Út cho con được  tiếp  Út một vài  công việc, con cố  gắng  thực  hành  theo ý  Út  chỉ  dạy.  Qua đó con được thực hành diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.
Vài  dòng  con kính  trình Thầy  và  cô  Út. Con xin dừng bút.
Nam Mô Bổn Sư Thích  Ca Mâu Ni Phật.

Đáp: Hơn sáu trang giấy, con trình bày sự tu tập của con, không sai sót lời dạy nào của Thầy, chỉ còn có bền chí tu tập và cố gắng khắc phục  tâm  con thì sự  giải  thoát  đến với  con rất cụ  thể  và  rõ  ràng  từng  giờ,  từng  phút,  từng giây.  Nếu  lời  nói  của  con đi  đôi  với  sự  tu  tập hàng  ngày,  siêng  năng  không  biếng  trễ,  lập hạnh ăn, ngủ, độc cư và lập đức nhẫn nhục, tùy



thuận,  bằng  lòng  “tâm  như  đất”  thì chẳng  bao lâu nữa con sẽ hạnh phúc nhất vì đã làm chủ thân tâm của mình,  tâm hồn lúc nào cũng sống thanh  thản,  an  lạc  trước  mọi  hoàn  cảnh.  Vì vậy,  lời  nói  thì phải  đi  đôi  với  việc  làm,  đó cũng chính  là  hành động sống, không làm  khổ mình,  khổ người, khổ cả hai.



TÂM THANH TÐNH

Câu hỏi của Mỹ Linh


Hỏi: Kính thưa Thầy, hôm trước Thầy dạy: trạng thái tâm “định tỉnh, thuần tịnh,  nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu  uế,  vững  chắc  và  bình  thản  là  trạng  thái của Tứ Thiền?”. Trạng thái này con thấy một phần chỉ  về  Định niệm  hơi  thở  và  Định chánh niệm tỉnh giác (tâm định tỉnh), còn phần lớn là nặng về phần đức hạnh, tức là Định vô lậu, có phải  vậy  không  thưa  Thầy?  Nếu  như  vậy  là ngay từ  bây  giờ  chúng  con phải  luyện  rèn  đức hạnh  vô  lậu  cho nhuần  nhuyễn  theo  hơi  thở



chứ không phải tu hơi thở tới Tứ Thiền mới có trạng thái này? Phải không thưa Thầy?
Đáp: Đến bây giờ con mới hiểu được ý này là phải chịu mất bốn năm trời, nếu không hiểu được  ý  này,  chắc  chắn  con còn  phải  mất  thời gian nhiều hơn nữa, mà còn lạc vào thiền của ngoại  đạo. Đã  không  giải  thoát  mà  còn  có  thể đưa đến  ‚khẩu  đầu  thiền‛  tức  là  thiền  tưởng như Diệu Thiện.
Người tu thiền tâm đạt được định tỉnh, thuần tịnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu uế, vững chắc và bình thản,  thì người  ấy  luôn  sống  trầm  lặng,  ít nói và  không  nói  cho ai  biết  mình  tu  tập  như  thế
nào.

Tâm người ấy thường quay vào trong nên không tham dự chuyện thiên hạ bên ngoài, nên thường  sống  một  mình,  nhưng  lại  hòa  hợp  với mọi người, ai làm sao cũng được, biết tùy thuận và bằng lòng. Đó là tâm không phóng dật.
Bốn Thánh Định đều do Định vô lậu mà nhập  được,  ngoài  Định vô  lậu  không  có  định nào nhập được. Định niệm hơi thở và Định chánh niệm tỉnh giác chỉ là tu tập tỉnh thức để tâm  thường  ở  trong  chánh  niệm  để  ngăn  chặn
  
và diệt tà niệm và ác pháp, tức là ly dục, ly ác pháp.
Câu  hỏi  một  đến  nay  con mới  hiểu  đúng, từ lâu hiểu sai tu tập sai thành mất thì giờ rất nhiều.




ĐÃ HỌC GIỚI LUẬT MÀ  CÒN PHẠM

Câu hỏi của Mỹ Linh

Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Con  nghe  nói người học giới luật mà còn phạm là có tội? Còn người đã được về đây tu học với Thầy, gặp được minh  sư và chánh pháp mà còn ra đi;  có người tiếp  tục tu  pháp  Giới,  Định, Tuệ  có  người  kèm theo vô vi, có  người kèm  thêm Yoga. Vậy họ  có tội  gì không?  Và  nhân  ấy  dẫn  họ  đến  quả  báo gì trong hiện tại và tương lai? Con kính  mong Thầy từ bi giảng giải cho chúng con được rõ.
Đáp: Người học giới luật mà phạm giới luật,  hiện  tại  họ  là  trùng  trong  lông  sư tử  sẽ diệt Phật giáo chết. Tuy họ cố gắng che đậy, nhưng  cuối  cùng  họ  cũng  để  lộ  tẩy  làm  cho người  khác  rõ  và  không  còn  tin tưởng.  Phạm
  
giới luật tùy theo tội chủng của giới luật, người này  phải  đọa  vào  cảnh  khổ,  nhiều  kiếp  phải làm thân chúng sanh.
Tu theo  Giới,  Định, Tuệ  của  Phật  mà  còn kèm theo các pháp môn của ngoại đạo:
1-   Sự tu hành của họ sẽ chẳng tới đâu, họ đã   làm  mất  chủng  tử  giải  thoát,  dù  tu  ngàn kiếp cũng thành ma thiền.
2-   Tu  Giới,  Định, Tuệ  của  Phật  mà  còn kèm theo pháp môn của ngoại đạo là tu hành không chân chính,  khiến Phật giáo mang tiếng xấu. Người tu như vậy là phỉ báng Phật pháp, làm cho người khác mất niềm tin, tội ấy sẽ đọa địa ngục (luôn sanh trong cảnh đói khổ). Muôn kiếp khó làm người thiện (mất chánh pháp).
3-   Tu  như  vậy,  trong  hiện  kiếp  đều  gặt lấy quả bất trí, người khác khinh chê.
4-   Tu  như  vậy,  tu  mãi  không  kết  quả khiến  cho người  khác  thấy  rõ  khinh  chê  trong hiện tại, và  kiếp  sau sanh làm  người  u tối, mê muội.
5-  Tu như vậy, con người ương ương gàn gàn,  sống  bất  an  và  hoàn  cảnh  bất  an  trong hiện tại và muôn kiếp.


  
ĂN CÛA ĐÀN NA THÍ  CHÛ MÀ KHÔNG TU

Câu hỏi của Mỹ Linh (Tú)

Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Con  nghe  nói trong đời  tu  mà  cứ  thọ  nhận  ngày  càng  nhiều của  thầy  Tổ, của đàn  na thí  chủ, mà  không  tu được, kiếp sau làm thân trâu, ngựa trả nợ. Vì vậy, trong quá trình tu tập, hễ tâm bất an là nó hay luận theo như vậy rồi bỏ cuộc, về tự làm tự tu,  rồi  kết  quả  sự  tu  sẽ  đi đến  đâu?  Làm  sao thắng được tư tưởng này? Con kính  xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Đáp:  Câu  nói  “ăn  của  đàn  na  thí chủ  mà tu không giải thoát thì  phải mắc nợ người. Sau này  phải  làm  thân  trâu,  ngựa  hoặc  tôi  tớ, lính gác, v.v.. để trả nợ” nhằm mục đích khiến cho chúng  ta  sợ  mà  ráng  tu  hành,  chứ  không  phải có thật như vậy.
Nếu chúng ta không gieo nhân cúng dường cho những bậc tu hành, thì ngày nay làm gì chúng ta có người cúng dường ăn để sống tu hành.  Nhân  thì phải  có  quả.  Thấy  quả  biết được nhân. Quả của chúng ta đang được ăn ngồi không  tu  hành,  thì biết  nhân  đời  trước  chúng
  
ta  đã  có  cúng  dường  cho người  tu.  Chúng ta  tu có kết quả hay không kết quả là do chúng ta có duyên với chánh pháp hay không, chứ không phải ở chỗ thọ của đàn na thí chủ hay thầy Tổ. Hai  nhân quả này khác nhau.
Đứng  trên  góc  độ  nhân  quả  mà  nói,  ngày nay ta ngồi không, thọ dụng của đàn na thí chủ và thầy Tổ để tu hành, thì trước kia ta đã từng cúng dường thầy Tổ và các bậc tu hành. Cũng trên góc độ nhân quả ta tu chứng hay không tu chứng, là  do duyên tiền kiếp có gieo  với chánh pháp  hay  tà  pháp  mà  thôi.  Trong  lịch  sử  tu hành của Phật và các vị tỳ kheo thánh tăng không  có  ai  tự  làm,  tự  tu  mà  có  kết  quả  giải thoát  được,  chỉ  là  một  thứ  đạo  yểm  ly cuộc sống.  Tự  làm,  tự  tu  kết  quả  sẽ  chẳng  đi  đến đâu. Muốn thắng tư tưởng này cần phải hiểu rõ nhân quả.
Đạo Phật là đạo xả tâm, vì xả tâm nên đời sống  chỉ  còn  có  ba y một  bát,  sống  đời  thiểu dục  tri túc,  đi  xin  cơm  ăn  từng  ngày  để  tạo duyên  dạy người  tu  học  sau này.  Cho nên  đức Phật  dạy:  ‚Hóa  độ  hữu  duyên‛.  Có  nghĩa  là tạo duyên mới để dạy người tu tập như các con đang tu tập vậy. Như  bây giờ các con đang xin cơm đàn  thí chủ  ăn  để  tu  tập,  đó  là  đang gieo



duyên  với  đàn  na thí chủ,  chứ  không  phải  nợ đàn na thí chủ.

Bây  giờ  con đã  hiểu  như thế  nào  là:  ‚thọ nhận  ngày  càng  nhiều  của  thầy  tổ,  của đàn  na  thí chủ,  mà  không  tu  được,  kiếp sau  làm   thân   trâu,   ngựa   trả   nợ‛,  không phải  vậy  con ạ!  Nỗ  lực  tu  tập  hằng  ngày để  ly dục  ly ác  pháp  là  một  việc  làm  đầy  đủ  những công  đức  vô  lượng  vô  biên  thì làm  sao nợ  đàn na thí chủ được. Công đức hằng ngày các con tu tập để xả tâm tham, sân, si là công đức không thể  lấy  vật  gì  so sánh  được.  Và  như  vậy  làm sao mang  nợ  đàn  na  thí chủ.  Phải  không  các con?


THÂN KIẾN LÀ GÌ?

Câu hỏi của Mỹ Linh

Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Thân  kiến  là  gì? Có phải là những kiến chấp về thân, coi trọng cái thân không? Có phải nó làm cho mình  giảm nghị  lực  để  chiến  thắng  mọi  khó  khăn,  mọi hoàn cảnh về  thời  tiết bệnh hoạn? Rồi  nó luận
  
tu pháp  này dễ hơn, khỏe  hơn (Vô vi,  Yoga) để mình xa dần pháp môn chân chánh của đạo Phật?  Nếu  con muốn  phá  được  thân  kiến  phải tu tập những gì để có sức tự chủ? Con cúi xin Thầy   giúp   con  thoát   khỏi   hoặc   ngăn   ngừa những sai lầm!
Đáp:  Con  hiểu  về  thân  kiến  rất  đúng. Trên đời, người ta khổ vì chấp thân là của ta, gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp việc khó khăn, gặp  khí  hậu  thời  tiết, bệnh tật  khó  khăn là  ta đi tìm cách tránh né cho khỏe thân hơn, tức là chấp ngã.
Tu hành  là  phải  xả  tâm;  diệt  ngã,  ly dục, ly ác  pháp  quá  khó  khăn,  khiến  cho thân  tâm phải mệt nhọc từng phút, từng giây, để chiến đấu làm chủ đời sống của mình.  Vì tu hành quá vất  vả,  nhiều  người  nản  chí  và  thối  tâm  chạy theo  tu  các  pháp  môn  Tịnh  Độ,  Mật  Tông, Thiền  Tông,  Vô  vi,  Yoga v.v..  Đó  là  do bệnh chấp  ngã, xem ngã  trọng, sợ  ngã  mệt  nhọc, để tu các pháp khác an ổn, hỷ lạc hơn, ngồi thiền nhiều khỏe hơn.
Tất cả những lý luận này là lý luận chấp ngã, nuôi ngã, dưỡng ngã. Người chấp ngã, nuôi ngã  là  đi  ngược  lại  đường  lối  tu  tập  của  đạo Phật,  thì dù  có  tu  muôn  kiếp  cũng  khó  giải
  
thoát được. Tu như vậy thì tu để làm gì, tốt hơn sống ngoài đời có đạo đức nhân bản - nhân quả còn khỏe hơn là chạy đi tìm dục lạc trong thiền định. Nếu  nói  để  trị  bệnh,  thì làm  sao thiền định  trị  bệnh  được.  Bệnh  gốc  do  nhân  quả, muốn trị thì phải trị bằng nhân quả, sao lại trị bệnh  bằng  thiền  tưởng?  Thiền  tưởng  chỉ  làm cho chúng  ta  cảm  thấy  nhẹ  nhàng,  thoải  mái và  phục  hồi  những  rối  loạn  chức  năng  của  cơ thể, chứ không thể chữa hết nghiệp nhân quả bệnh khổ.
Muốn phá được thân kiến thì chỉ có các pháp thiền định của đạo Phật:
1- Định Niệm Hơi Thở.

2- Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

3- Định Vô Lậu.

4- Định Sáng Suốt.

Hàng ngày phải chuyên cần tu tập pháp hướng tâm, ‚tâm như cục  đất lìa tham, sân, si hết‛ thì thân kiến mới dứt.


  
XEM NGÀY TỐT XẤU

Câu hỏi của Liễu Hương


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Các  cư sĩ  tại  gia khi làm nhà, đào móng, xây tường hoặc làm chuồng heo, chuồng bò, làm cổng, ngõ, đào giếng, v.v.. đều  phải  xem ngày tốt xấu. Khi  cất nhà xong thì  gia chủ phải lập đàn Đại Bi  năm ngày  đêm trì chú cầu  nguyện cho gia chủ được may  mắn  phát  tài  phát  lộc,  thưa  Thầy  xem ngày giờ tốt xấu như vậy có đúng không? Xin Thầy chỉ dạy.
Trong  kinh   Bát   Dương  dạy:   Ngày   nào cũng tốt, tháng nào, năm nào, giờ nào cũng tốt, nếu  ai  nói  ngày,  tháng,  năm,  giờ  tốt  xấu  là phản lại thiên thần địa lý. Tuy  trong kinh  dạy như vậy nhưng  nếu khi làm nhà, cưới hỏi, chết, bốc   mộ,   làm   chuồng  nuôi   gia  súc,   v.v..  tùy trường hợp xem ngày tốt xấu lại mang kinh  Bát Dương ra tụng. Thưa  Thầy  như  thế  là  như  thế
nào?

Đáp:  Xem ngày  tốt  xấu  là  sự  mê  tín của Trung  Quốc nên có những bộ sách mà trong các chùa dùng để xem ngày tháng tốt xấu như Ngọc
  
Hạp, Thông Thư, Trần Tử, Văn Công, Thọ Mai v.v.. Những loại sách lịch này không phải của Phật  giáo  mà  của  nền  văn  minh  Trung  Quốc sản  xuất  ra dưới  các  triều  đại  phong  kiến.  Từ âm dương bát quái, dịch số, đến tứ thời, ngũ hành,  thập  nhị  bát  tú  v.v..  Do đó  các  nhà  tri thức lập thành theo vận khí  âm dương, để xem ngày giờ tốt xấu đoán vận mạng cho con người.
Đối với đạo Phật thì kinh sách này không đúng với  tinh thần của Phật  giáo. Đôi mắt  của Phật  giáo  nhìn  các  pháp  thế  gian  đều  là  do duyên hợp tạo thành, diễn biến theo luật nhân quả  nên  không  thể  nào  đoán  vận  mạng  được. Vì đạo Phật cho rằng: vận mạng của con người di động theo diễn biến hành động thiện ác của con người. Nên làm sao biết chắc được đúng mà tiên đoán.
Ví dụ: có người muốn cất nhà đến xem tuổi năm nay có cất nhà được không? Ông thầy xem tuổi  bảo:  năm  nay  tuổi  tốt,  cất  nhà  khỏi  kim lâu, địa sát, thọ tử, được tứ tấn tài, đại kiết; kế đó  xem tháng  tốt,  ngày  tốt.  Đến  ngày  giờ  làm lễ  khởi  công.  Cất  xong nhà,  thỉnh  quý  sư thầy đến tụng kinh cầu an. Nhưng người gia chủ này làm nghề buôn bán đồ lậu thuế, nhà nước phát
  
giác ra bắt bỏ tù và niêm phong tất cả nhà  cửa của cải, tài sản v.v..
Như  vậy  cất  nhà  coi  tuổi  tốt,  ngày,  tháng tốt được tấn tài tấn lộc, đại kiết, mà sao lại không tấn tài tấn lộc, đại kiết mà phải đi ở tù của cải bị Nhà nước tịch thu? Xét như vậy xem ngày tốt xấu có đúng không? Hay do hành động làm điều ác? Nếu người này không buôn bán đồ lậu  thuế  thì làm  sao có  sự  việc  ở  tù, của cải  bị tịch  thu.  Gieo nhân  nào  thì phải  gặt  quả  nấy, chứ  không  phải  do cất  nhà,  tuổi  tác,  ngày  giờ tốt xấu mà tốt được. Tốt xấu là do hành động thiện   ác   của   mình.   Vì  vậy   trong   kinh  Bát Dương dạy: ‚Ngày tháng năm nào cũng tốt, tốt   xấu   là   do  hành   động   thiện   ác   của mình‛. Kinh Bát  Dương là  một loại  kinh phát triển thuộc Bà La Môn Giáo, đập phá sự mê tín xem ngày tốt xấu của văn minh Trung Quốc, nhưng  lại  bày  vẽ  cúng  bái  tụng  niệm  theo  sự mê  tín của  tôn  giáo  này.  Cất  nhà,  cưới  hỏi, chết, bốc mộ, làm chuồng nuôi gia súc đều đem kinh Bát  Dương ra tụng để cầu  tài, cầu lợi, thì sự  mê  tín lại  còn  dị  đoan  lạc  hậu  hơn  cũng không thua gì xem ngày giờ tốt xấu.
Xem  ngày  tốt  xấu  người  ta  dựa  theo  luật âm dương, tính toán ra ngày tốt xấu  thì còn có
  
chút  ít khoa  học  thực  tế  hơn,  còn  kinh  Bát Dương thì không  có  khoa học  chút  nào  cả,  chỉ dựa  vào  chư Phật  cứu  độ,  gia  hộ  tai  qua nạn khỏi  thì  thật  là  lạc   hậu  dị   đoan.  Nếu  giết người, cướp của, đi buôn đồ lậu thuế bị bắt ở tù, đem kinh  Bát  Dương ra tụng,  thì dù  cho tụng ngàn biến cũng chẳng tiêu tai giải nạn nổi. Đó là sự lừa đảo của các loại kinh sách phát triển, với những người chưa có trình độ  kiến thức sâu rộng mới tin và nghe theo.
Từ sự mê tín xem ngày tốt xấu, đến sự mê tín cúng  bái  của  kinh sách  phát  triển,  tất  cả đều  là  lừa  đảo  người,  để  làm  tiền  một  cách trắng trợn mà không ai bắt tội được.  Quý Phật tử cần nên sáng suốt, đừng để bị lừa gạt bởi những  kẻ  vô  lương  tâm  làm  nghề  bất  chính. Phải mạnh dạn thực hiện đạo đức nhân bản - nhân   quả,   sống   không   làm   khổ   mình,   khổ người, tức là  sống thiện, làm  thiện, ăn ở  thiện thì mọi  phước  báo  và  sự  an vui  sẽ  đến  với  quý vị.



ĐỘ SIÊU THÓAT

Câu hỏi của Liễu Hương

Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Có  một  số  tu  sĩ ăn mặn, cứ mỗi tuần ăn khoảng 2, 3 con gà do Phật tử mang đến cúng dường. Thấy chuyện lạ như  vậy,  con hỏi  người  Phật  tử,  người  ấy  nói: “Vị tu  sĩ ăn thịt gà như vậy sẽ trì chú và độ cho con vật ấy được siêu thoát. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Theo  như  trong  các  chùa  Tịnh Độ dạy, mỗi khi muốn giết con vật gì thì gọi là quy y cho con vật ấy, trong nhà có đám tiệc giết gà vịt  thì người cầm  dao cắt  cổ  gà vịt đều  đọc  bài chú  Vãng  Sanh  ba lần  rồi  mới  cắt  cổ  con gà. Với  ý  nghĩa  khi con gà  bị  chết  sẽ  được  siêu thoát về cõi Cực Lạc sung sướng hơn là làm con gà,  con vịt.  Trong  câu  hỏi  của  con cũng  có  ý như  vậy.  Ăn  thịt  gà  chỉ  cần  trì chú  là  con gà được siêu thoát. Đó là một lối lừa đảo lường gạt người  bằng  những  hành  động  cực  ác.  Ăn  thịt loài vật mà trì chú để nó được siêu thoát! Đó là một việc làm mơ hồ không bao giờ có thật.
  
Chú vãng sanh trong kinh phát triển dạy: “Nam  Mô  a  rị  đa  bà  dạ,  đa  tha đà  đa  dạ,  đa điệt dạ  tha,  a di rị  đô  bà  tỳ...”.  Người chết  đọc chú  này  linh hồn  sẽ  được  vãng  sanh  về  Cực Lạc.  Khi giết  gà,  vịt,  heo,  dê,  bò,  ngựa  v.v.. cũng đều  đọc  thần chú  này, thì mọi  vật  bị giết đều được sanh về Cực Lạc hết.
Trong   bài  kinh  Ước  Nguyện,  Phật  dạy:
‚Nếu  muốn  ước  nguyện  một  điều  gì có  lợi ích   cho  người   và   chúng  sanh   thì  mình phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, không gián  đoạn  thiền  định,  phải  có  đạo  hạnh đầy  đủ,  thích sống  trầm  lặng  tại  các  trụ xứ  không tịch thì sự ước nguyện  mới được viên mãn‛.
Ngay  cả  giới  luật  đầu  tiên  trong  bộ  giới luật thuộc loại giới đứt đầu (Ba la di). Có nghĩa người  phạm  giới  này,  không  còn  duyên  tu  tập để được giải thoát. Đó là giới sát sanh. Trong giới sát sanh Phật dạy: ‚Không được giết hại chúng sanh, xui bảo người giết hại, thấy người giết hại vui theo‛. Vị sư này ăn thịt chúng sanh, tức là gián tiếp sát sanh, có nghĩa là  xui  bảo  người  khác  giết  hại  cho  mình   ăn thịt. Người Phật tử đem thực phẩm động vật cúng  dường  cho tu  sĩ,  là  có  năm  điều  phi  công

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đức,  không  có  phước  báo  mà  còn  mang tội  đọa địa ngục (khổ). Còn vị Sư ăn thịt chúng sanh phạm vào tội sát sanh thì trở thành ác quỷ, ma vương không phải là đệ tử của Phật. Vị này dù có  tu  một  ngàn  kiếp  vẫn  thành  ác  quỷ.  Người đệ tử của Phật, trong mỗi miếng ăn phải trải tâm  từ  bi  khắp  cùng,  ăn  không  thấy,  không nghe, không nghi.
Thấy  thịt  chúng  sanh  mà  ăn  được  đó  là loài quỷ dữ, chứ không phải là người tu sĩ đạo Phật. Loài ác quỷ thường đội lốt tu sĩ đạo Phật lừa đảo tín đồ, ăn thịt chúng sanh như loài cọp dữ. Thế mà gọi là độ siêu thoát chúng sanh, thì thật  là  lừa đảo  những Phật  tử  chưa thông suốt đường lối của đạo Phật.
Trong   suốt  cuộc  đời  tu  hành  của  Thầy, Thầy  chỉ  thấy  có  một  mình  Hòa  Thượng Minh Châu  dám  nói  thẳng:  ‚kinh sách  phát  triển là giáo pháp của Bà La  Môn đang  tìm mọi cách  diệt  Phật  giáo‛,  còn  khắp  trong  nước chưa thấy có một vị Thầy nào dám nói thẳng, hầu như toàn bộ đều tiếp tay với Bà La Môn để diệt Phật giáo cho sạch. Bởi vậy, thấy đời sống của  tu  sĩ  hiện  giờ  là  biết  Phật  giáo  còn  hay mất. Phật giáo mất thì không còn người tu chứng, chỉ còn chứng miệng và lưỡi mà thôi.



Quý  Phật  tử  muốn  biết  một  vị  tỳ  kheo đệ tử của Phật  thì hãy xem giới luật  của Phật, kẻ nào vi phạm giới luật, bẻ vụn giới luật kẻ đó là ma vương đội lốt tỳ kheo đệ tử của Phật để lừa gạt  quý  Phật  tử.  Hãy  đề  cao cảnh  giác,  tránh xa những kẻ phạm giới, phá giới. Cúng dường những ma vương này chẳng được phước mà còn làm suy đồi Phật giáo. Đừng nghĩ rằng cúng dường cho 100 người ác bằng cúng dường cho một  người  thiện,  điều  này  quý  vị  đã   bị  kinh sách phát  triển lừa đảo. Làm  sao 100 người  ác bằng  một  người  thiện  được,  ác  và  thiện  là  hai con đường  song song làm  sao gặp  nhau  được, mà đã không gặp nhau thì không thể nào so sánh được.
Ăn thịt chúng sanh mà còn gọi là chú nguyện  cho chúng  sanh  siêu  độ,  cũng  như  lời của  các  tổ  Thiền  Tông  nói:  ‚Phóng  sanh sa địa ngục,  sát  sanh  được  lên  Thiên  Đàng”. Đây  là  lời  nói  của  ác  quỷ  chứ  không  phải  lời nói  của  người  tu  sĩ  đạo  từ  bi.  Trong  kinh sách phát  triển  lại  dạy:  ‚Nói  như vậy  chứ  đừng hiểu  nghĩa như vậy‛. Đó là lý luận trườn uốn như con lươn. Có đúng như vậy không quý vị?



û          õ                   Ï


ĂN MẶN NĨI NGAY, ĂN CHAY NĨI DỐI

Câu hỏi của Liễu Hương


Hỏi:  Kính thưa  Thầy,  có  tu  sĩ  đã  thụ giới  đến  hàng  Thanh  Văn  mà  còn  đứng  trước Tam Bảo  tuyên  bố  với  Phật  tử:  “Ăn  mặn  nói ngay,  ăn chay  nói dối”. Thưa Thầy, như thế các Phật  tử  biết  được  người  ăn  chay đều  đả  phá, nhất là  những người  ăn một bữa, thì  họ nói  là xưa  kia,  đức  Phật  Thích   Ca  Mâu  Ni tu  khổ hạnh đã  thành  Phật đâu, nhờ  có  tiên nữ  dâng sữa  tươi  Ngài  mới  tỉnh  ra. Rồi  sau đó  phải  ăn đầy đủ ngày một bữa, rồi mới tu hành đạt được chân  lí.  Ngài  uống  sữa  vẫn  là  ăn  mặn.  Xin Thầy giảng và nói rõ cho con hiểu?
Đáp: Người xưa đã chẳng nói: ‚Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, miệng không vành nó méo tứ tung‛. Câu nói: ‚Ăn mặn  nói  ngay, ăn  chay nói  dối‛  đó  là lối  lý luận của những người đội lốt tu sĩ Phật giáo phạm vào giới luật, dùng miệng lưỡi chống chế lỗi lầm để đánh lạc hướng Phật tử và tự tại ăn thịt  chúng  sanh  mà  chẳng  chút  lòng  thương yêu.  Đó  là  những  Ma  vương đội  lốt  tu  sĩ  Phật
  
giáo  để  phá  hoại  đạo  Phật,  những  hạng  người này là trùng trong lông sư tử.
Không  biết  người  ta  hiểu  như  thế  nào  là ăn mặn và như thế nào là ăn chay. Ăn mặn có nghĩa là ăn thịt chúng sanh, không có lòng thương  xót  chúng  sanh,  coi  mạng  sống  chúng sanh rất rẻ. Chà đạp, đánh đập, giết hại mà chẳng thấy sự đau khổ của chúng sanh.
Dù  kẻ  đó  ăn  rau  cải,  tương  dưa nói  chung là  thực phẩm thực  vật, nhưng  không có  tâm  từ bi  thương  xót  chúng  sanh,  thì kẻ  đó  đối  với Phật giáo là kẻ ăn mặn, kẻ đó đang sống trong ác  pháp  (tạo  nhân  ác,  quả  khổ  cho chính  họ), kẻ ăn chay đó là con bò ăn cỏ.
Còn kẻ nào ăn uống thực phẩm gì cũng được, miễn là  trong thực  phẩm  đó  không có  sự giết  hại,  không  có  sự  đau khổ  của  chúng  sanh thì đó là ăn chay. Mục đích của đạo Phật là từ bi,  cho nên  trong  sự  sống  phải  luôn  luôn  thị hiện lòng từ bi, thương xót tất cả muôn loài chúng sanh. Nếu có sự chết và khổ đau của chúng  sanh  thì không  bao giờ  ăn.  Do đó  mới gọi đạo Phật, đạo Phật chính là đạo ‚Từ Bi‛.
Sữa  là  một  thực  phẩm  trong  thân  động vật, do từ cây cỏ, rau cải, đậu đi vào thân động vật  và  chế  biến  thành,  trong  đó  không  có  sự



chết  của  chúng  sanh.  Vì  thế  người  tu  sĩ  Phật giáo  được  dùng,  như đức  Phật  ngày  xưa đã  thọ dụng  sữa  dê.  Như  vậy,  đâu  có  lỗi  gì  với  đạo Phật. Vì đức Phật đâu có dạy chúng ta ăn chay như  Bà  La  Môn.  Bà  La  Môn  dạy chúng  ta  ăn chay như con bò  ăn cỏ. Đức  Phật  dạy chúng ta ăn  không  thấy,  không  nghe,  không  nghi  có nghĩa là  ăn không thấy, không nghe và  không nghi trong thực phẩm có sự chết chóc và sự đau khổ của chúng sanh. Trong  ‚Bát Chánh Đạo‛, Chánh Mạng là  một  điều  quan trọng thứ nhất, vì nuôi Chánh Mạng bằng sự đau khổ và chết chóc của chúng sanh thì Chánh Mạng thành tà mạng.   Và   người   nuôi   tà   mạng  thì  tu  hành không thành Phật mà thành quỷ dữ. Vì thế, đừng  lấy  việc  uống  sữa  dê  của  đức  Phật  ngày xưa mà cho đó là thực phẩm mặn, để rồi lấy cớ ăn thịt chúng sanh cho thỏa thích, thỏa mãn.
Còn ngược lại ăn chay, ăn toàn rau cải mà tâm không có từ bi thương xót muôn loài chúng sanh thì giống  như  con bò  ăn  cỏ.  Còn  cho sữa là  thực  phẩm  mặn là  người  đó  không  hiểu  đạo Phật  và  cũng  không  hiểu  mục  đích  của  đạo Phật thì tu hành dễ sai lạc vào tà pháp.
Như  ở  trên  chúng  tôi  đã   nói,  trong  Bát
Chánh  Đạo  có  ‚Chánh  Mạng‛,  Chánh  Mạng
  
tức  là  nuôi  mạng  sống  chân  chánh.  Muốn nuôi mạng  sống  chân  chánh  thì không  nên  nuôi  nó bằng sự đau khổ của chúng sanh (như ăn thịt chúng sanh gọi là ăn mặn).
Đối với Chánh Mạng, nếu giết hại chúng sanh  làm  thực  phẩm  để  nuôi  sống  thân  mạng thì đó là nuôi tà mạng, nếu tham lam trộm cắp, lấy của không cho về nuôi thân mạng, dù là ăn chay  (thực  phẩm  thực  vật  rau  cải)  thì vẫn  là nuôi  tà  mạng;  nếu  làm  nghề  cúng  bái,  tụng niệm, xem xăm, bói quẻ, coi ngày giờ tốt xấu, làm  thầy  địa  lý,  thầy  pháp,  thầy  bùa,  thầy thuốc  châm  cứu,  v.v.. để  trao  đổi  cuộc  sống,  đó là nuôi tà mạng; nếu đi khất thực tiền bạc, của báu để nuôi mạng sống đó là nuôi tà mạng; nếu buôn bán, làm ruộng rẫy, trồng cây trái vườn tược để nuôi sống đều là nuôi tà mạng.
Tất cả mọi nghề nghiệp trên đây để nuôi mạng  sống,  đều  không  đúng  đường  lối  tu  tập của  đạo  Phật.  Cho  nên,  nuôi  mạng  sống  như vậy, thì dù tu ngàn kiếp cũng không thành tựu đạo giải thoát.
Xưa, đức Phật vào rừng tọa thiền, loài khỉ vượn hái trái cây dâng cúng dường. Phật không thọ  dụng khi thấy trong chùm  trái  cây chín có nhiều  kiến,  vì  thọ  dụng  loài  kiến  sẽ  bị  động



làm  chúng  đau khổ,  nên  đức  Phật  dù  đang đói nhưng không ăn.
Loài  vượn  thấy  đức  Phật  không  ăn  nên đến   quan  sát   lại   chùm   trái   cây   thấy  kiến. Chúng đã hiểu ý Phật, nên đi hái trái cây khác không  có  kiến  bu,  lúc  bấy  giờ  dâng  lên  đức Phật nhận và thọ dụng. Qua chùm trái cây như vậy ta thấy rõ, khi thọ dụng thực phẩm (tức là nuôi mạng sống) đức Phật hết sức cẩn thận. Chùm trái cây là thực phẩm chay hay mặn? Tại sao Đức  Phật  lại  không  ăn?  Và  tại  sao lại  ăn? Chắc quý vị ai cũng đều rõ, đức Phật không ăn dù  đó  là  món  ăn  chay,  nhưng  trong  đó  có  sự đau khổ  của  chúng  sanh.  Đức  Phật  thọ  dụng thực phẩm, trong đó không có sự đau khổ của chúng sanh. Sữa lấy ra từ  loài  động vật  nhưng trong đó không có sự đau khổ của chúng sanh nên Phật thọ dụng. Trái cây lấy ra từ loài thực vật, nhưng có sự đau khổ của chúng sanh nên Ngài không ăn.
Câu nói ‚ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối‛ đó là những tà sư ngoại đạo mang lốt tu sĩ Phật  giáo,  quyết tâm  diệt  Phật  giáo trên hành tinh này,  nên  họ  mới  dùng  lời  nói  này,  họ  là trùng trong lông sư tử, quý Phật tử là đệ tử của Phật  phải  cảnh  giác  những  tà  sư  ngoại  đạo
  
này, đừng để họ diệt  Phật  giáo. Nếu  Phật  giáo bị  diệt  thì loài  người  sẽ  bị  thiệt  thòi,  mất  đi nền đạo đức nhân bản - nhân quả. Một nền đạo đức tự sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sinh.



ĐI DÉP DA, MẶC ÁO LÔNG THÚ

Câu hỏi của Liễu Hương

Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Tu  sĩ  đi dép  da hoặc  mặc  áo  lông  thú  và  áo  da  thú  nữa.  Có Phật   tử   hỏi:   “Sao   Thầy   lại  mặc   áo   da   thú? Thầy  không  thương chúng  sanh à!”.  Vị  tu  sĩ  ấy trả  lời:  “Cái  áo  da  này  là  cái  áo  da  đã  thuộc rồi,  còn  đâu  linh hồn  con  thú  nữa  mà  phải thương xót,  áo  này  là  áo  “xịn”  của  tôi  khoảng sáu   “vé”   đấy”.  Thưa   Thầy,  đây  là  áo  ngoại nhập.
Đáp: Giới luật Phật đã cấm không cho các vị  tỳ  kheo  mang  giày  dép  hoặc  mặc  áo  quần bằng da thú vật. Vị sư này không học giới luật, nên phạm giới mà không biết, lại có ý còn khoe mình  ăn mặc đồ đẹp tốt.
  
Một  chùm  trái  cây  có  kiến  mà  đức  Phật còn  không  ăn,  sợ  làm  động  chúng  sanh  đau khổ,  huống  là  mang  dép  da, mặc  áo  lông  thú thì còn ý nghĩa gì là đạo từ bi nữa. Bởi vậy thời đại chúng ta, những ma vương, quỷ quái mang hình lốt Phật, ăn nói càn bướng, xem thường người Phật tử (tín  đồ) không biết giáo pháp và giới luật là gì, nên lý luận che đậy những hành động ác pháp. Mang dép da dưới chân là không thương xót loài chúng sanh đã  bị  kẻ  ác  đức lột da làm  giày  dép.  Nếu  giả  sử  vị  tu  sĩ  ấy  bị  kẻ khác lột da đem thuộc, làm giầy làm dép thì vị tu  sĩ  có  đau khổ  không?  Nhìn  thấy  da chúng sanh  làm  giày  dép,  áo  mặc,  người  tu  sĩ  Phật giáo  phải  đau lòng  xót  dạ  như  chính  mảnh  da của mình  đang bị làm giày dép, áo vậy.
Thực  hiện  lòng  thương  yêu  chúng  ta  đối với  chúng   sanh  để  làm   gì?   Thực   hiện  lòng thương yêu của chúng sanh là để đối trị lòng tham,  sân,  si  và  các  ác  pháp  để  cứu  mình  ra biển  khổ  của  cuộc  đời.  Mục  đích  là  như  vậy, nên đời sống người tu sĩ phải thực hiện lòng từ bi  để  không  làm  khổ  mình,  khổ  chúng  sanh, biến  cảnh  thế  gian  thành  Niết  Bàn.  Có  đâu như  loài  quỷ  dữ,  đi  dép  da, mặc  áo  da thú,  ăn thịt  chúng  sanh  như  cọp,  beo, ác  thú.  Thì  thử
  
hỏi còn gì là Phật pháp? Xưa, đức Phật thấy đống  xương  người  còn  nhớ  công  ơn  cha  mẹ mình  nhiều đời, nhiều kiếp. Còn bây giờ chúng ta  thấy  da  chúng  sanh  làm  dép,  làm  áo  mà không nghĩ đến sự đau khổ của chúng sanh, trước  khi chết  đã  bị  người  lột  da xẻ  thịt.  Thì thử  hỏi  cái  đau khổ  nào  hơn  là  cái  đau này? Vậy mà trả lời  “Còn  đâu  linh hồn  con  thú  nữa mà  phải  thương xót”  thì đúng  là  tà  sư ngoại đạo, chẳng có lòng thương xót. Chính  những tu sĩ này đã giết Phật giáo. Nếu tín đồ Phật giáo, muốn  duy  trì và  bảo  vệ  Phật  giáo  thì phải tránh xa những tà  sư ngoại  đạo này. Họ  là  ma vương, quỷ dữ trong nhà Phật, sẽ lừa đảo quý Phật tử bằng cách buôn Phật bán pháp đấy.




SINH NHẬT THỈY TRỤ TRÌ

Câu hỏi của Liễu Hương

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có Thầy trụ trì của một ngôi chùa nào  đó, vị ấy cao tuổi nhất, năm nào cũng làm sinh  nhật thật to, 100 mâm cỗ  hoặc  200  mâm  cỗ.  Làm  như  vậy  có  đúng
  
không thưa  Thầy? Có những chùa khác lại bày ra giỗ  Tổ,  lạy  Tổ  và  còn  bày  ra cách  lễ  bái khác,  nói  là:  Phật  tử  cứ  tụng kinh  niệm  Phật mãi họ cũng chán nên phải thay đổi các nghi thức lễ để Phật tử đỡ chán, thưa  Thầy có đúng không?
Đáp: Đạo Phật chủ trương đi xin ăn (khất thực) để xả bỏ tất cả mọi thứ danh, lợi, sắc đẹp, ăn  và  ngủ  và  còn  xả  tất  cả  mọi  thứ  phong tục tập quán. Đọc suốt một tạng kinh Nikaya chưa từng  có  bài  kinh nào  nói  về  làm  lễ  sinh  nhật Phật  và  kỵ giỗ  mẹ  Phật,  ta  cũng  chưa từng nghe  Phật  dạy  cúng  bái,  tế  lễ  bao giờ.  Người khất  sĩ  đi  xin  ăn,  ngày  nào  ăn  trọn  ngày nấy, không có để dành tích trữ một vật gì cả, thì lấy gì làm sinh nhật 100 mâm cỗ? Thời mạt pháp, những tu sĩ mạo danh đệ tử Phật để lừa đảo tín đồ, giống như hàng vua chúa phong kiến sinh nhật làm 100, 200 mâm cỗ thật là phí của đàn na thí chủ.
Tu hành theo Phật giáo mà làm như cuộc sống  thế  gian,  ăn  mãi  thành  chán  phải  thay đổi thức ăn; niệm Phật, tụng kinh mãi chán, phải  thay  đổi  cách  thức  nghi  lễ  để  đỡ  chán. Thật là những lý luận phàm phu tục tử, Phật pháp mà như vậy thì còn thể thống gì. Đối với
  
những tu sĩ trùng trong lông sư tử này, Phật tử hãy  đề  cao cảnh  giác,  đừng  tiếp  tay  với  ma vương  mà  phá  Phật  pháp.  Đừng  nối  giáo  cho giặc vào cướp nước ta.
Phật  pháp  thịnh  hay  suy  là  do  tín đồ, càng  nuôi  dưỡng  (cúng  dường)  tà  sư ngoại  đạo thì Phật  pháp  sẽ  bị  chúng  diệt  mất.  Không cúng  dường  cho  chúng  để  chúng  không  sống được  thì Phật  pháp  mới  hưng  thịnh,  bậc  chân tu  mới  xuất  hiện.  Tín  đồ  Phật  giáo  hãy  cảnh giác và cảnh giác hơn nữa thì mới mong cứu lấy đạo Phật.





CÚNG DƯỜNG BỐ THÍ  ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Câu hỏi của Liễu Hương


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nhân  dân  trong nước ở các vùng bị thiên tai,  dịch họa, Đảng và Nhà nước kêu gọi nhân dân ủng hộ, cứu trợ thì rất  là  khó  khăn  ít người  hưởng  ứng,  còn  nói đến  cúng  dường  trai  Tăng  thì  họ  giành  nhau để cúng. Thưa Thầy như vậy có đúng không?
  
Đáp:  Hầu   hết  tín đồ  Phật  tử  bị  tà  sư ngoại đạo lừa đảo, lường gạt bằng cách kêu gọi tín đồ nên cúng dường trai Tăng sẽ được nhiều phước  báo, để  cha mẹ  được  siêu  sanh Tịnh Độ. Trên đời mọi người ai cũng mong được phước báo, hạnh phúc an vui, nên khi nghe quý Thầy dạy: ‚Cúng  dường  trai Tăng  sẽ  được  phước báo lớn, cha mẹ chết được vãng sanh Cực Lạc,  thì ai mà  không  cúng  dường,  không trai tăng‛.  Nhưng  Phật tử đã  lầm lạc, vì đụng ông  Thầy  nào  cũng  đầu  tròn  áo  vuông,  đắp  áo cà sa, tay lần chuỗi là cúng dường trai Tăng tứ sự.  Thật  sự  Phật  tử  đã  cúng  dường  cho những ma vương, vì  những  người  này  không  phải  là kẻ tu hành, mà là những người kinh doanh tôn giáo buôn thần, bán Thánh.
Khi vua Ba Tư Nặc  hỏi:  ‚Kính bạch  Thế Tôn,  chúng  con là  hàng  cư sĩ  cúng  dường bố  thí như  thế  nào  đúng  chánh  pháp  để được phước báo lớn?‛.
Đức  Phật  đáp:  “Cúng  dường  bố  thí cho cá  nhân  hay  tập  thể  phải  thanh tịnh thì mới   có   lợi   ích  phước   báo   lớn‛.   Cá  nhân thanh tịnh, tức là cá nhân phải có đạo đức, là một tu sĩ Phật giáo thì giới luật phải được nghiêm  chỉnh,  không  vi phạm,  không  bẻ  vụn
  
giới luật. Tập thể thanh tịnh, tức là phải sống hòa hợp, phải giới luật nghiêm chỉnh. Cúng dường trai Tăng như thế mới có phước báo lớn, còn  cá  nhân  (tu  sĩ)  và  tập  thể  (Tăng  đoàn) không thanh tịnh, không đoàn kết, không đạo đức, sống phá giới và phạm giới thì cúng dường trai Tăng không được phước báo mà còn tạo thêm  tội  là  vì tiếp  tay  cho ma vương phá  hoại Phật  giáo.  Cho  nên  quý  Phật  tử  cảnh  giác, đừng  nghe  nói   cúng  dường  trai   Tăng  là   có phước  báo, là  được  vãng  sanh, mà  không  lưu  ý đến đạo đức của các vị Thầy đó.
Cúng dường trai Tăng không đúng đối tượng, đã không được phước mà còn mang thêm tội  lỗi.  Chi  bằng  làm  việc  nghĩa,  từ  thiện giúp người bất hạnh khi gặp thủy tai, hỏa hoạn, còn được  phước  báo  hơn  nhiều  và  còn  thực  hiện được  tình người,  tình yêu  nhân  loại,  tình yêu Tổ  quốc  quê  hương.  Làm  những  việc  nghĩa, công tác từ thiện còn được phước báo gấp trăm ngàn lần đem cúng dường trai Tăng cho các Thầy  tà  giáo  ngoại  đạo,  tu  hành  bằng  hình thức, buôn Phật bán pháp, tạo danh, tạo lợi để sống  một  đời  “Đế  vương”.  Trong khi   quý  Phật tử  làm  ra  đồng  bạc  rất  khó  để  nuôi   những người ngồi trong mát ăn bát vàng.



Quý  Phật  tử  nên  đề  cao cảnh  giác!  Cúng dường  là  nên  cúng  dường  cho những  bậc  chân tu giới đức, còn không thì quý vị dành ra một ít tiền và thực phẩm giúp những người bất hạnh trong xã  hội  thì còn được phước  báo lớn. Đó  là hành động thiện của nhân quả, nó sẽ chuyển quả khổ bất hạnh của quý vị và từ đó cuộc sống của quý vị sẽ được an vui hạnh phúc, làm ăn càng ngày càng hưng thịnh, cơm ăn, áo mặc không thiếu, không có gặp thủy tai hỏa hoạn hoặc tai nạn hiểm nghèo.
Ở  đời, người ta rất khôn khéo, mượn chiếc áo  tu  sĩ  để  được  học  hành tới  nơi  tới  chốn, tạo danh  tạo  lợi  dễ  dàng  hơn  ở  người  đời  nhiều. Khi đỗ  bằng  tiến  sĩ,  được  tấn  phong  Thượng Tọa, Hòa Thượng trong hàng giáo phẩm thì quý Phật tử tưởng họ là bậc chân tu ư! Họ chỉ cần viết, soạn 5, 10 cuốn kinh sách bằng tưởng giải, là nổi danh lớn và có thể lường gạt Phật tử dễ dàng bằng mọi cách. Cho nên, cúng dường trai Tăng cho các vị ấy thì quý Phật tử tranh nhau mà cúng, còn đi làm việc từ thiện do Nhà nước kêu  gọi  hết  sức  thì quý  vị  làm  ngơ không đếm xỉa đến cảnh màn trời chiếu  đất của bao nhiêu người bất hạnh.
  
Những việc làm này quý vị có thấy sai không, quý vị đừng lầm tưởng Hòa Thượng, Thượng  Tọa là  Phật.  Phật  dạy cúng  dường  cho người  thanh  tịnh  chứ  không  phải  cúng  dường cho người  có  chức  tước.  Một  chú  Sa Di  mới  8 tuổi  mà  đã   là  bậc  Trưởng  Lão,  vì  đã   tu  tập thanh tịnh. Còn một vị tỳ kheo 80 tuổi mà giới luật không thanh tịnh, dù thông suốt Tam tạng kinh điển vẫn không được gọi là Trưởng Lão. Còn thời chúng ta, tu sĩ giới luật tu hành chẳng ra  gì,  chỉ  có  cấp  bằng  tiến  sĩ  Phật  học,  là Thượng  Tọa,  Hòa  Thượng,  chùa  to  tháp  lớn, Phật tử cúng dường tiền bạc cả khối, giàu hơn triệu  phú,  tỷ  phú.  Phật  tử  thì ganh  nhau cúng dường.  Thật  là  thời  đại  khoa  học  nhưng  đạo đức đang xuống dốc.



LÊN ĐỒNG NHẬP CỐT

Câu hỏi của Liễu Hương

Hỏi:  Kính thưa   Thầy!  Có  một  vị  Tỳ Kheo đã thọ giới cụ túc, vị này là đại diện Phật giáo, là bậc Thầy của tín  đồ. Thế mà ra làm lễ
  
trình đồng (tức  là  lên đồng nhập  cốt) và bà  vợ của  ông  ta là  quan  thầy  sai  đồng.  Thưa  Thầy như vậy có đúng không?
Đáp: Một vị tỳ kheo đã thọ cụ túc giới mà còn làm rất nhiều điều sai trái, thọ giới tỳ kheo và  đại  diện  cho Giáo  Hội  Phật  Giáo,  mà có  bà vợ  tại  gia  là  một  điều  sai  rất  lớn.  Đạo  Phật dạy:  ‚Cắt  ái  ly gia‛ thế  mà  đi  tu,  thọ  cụ  túc giới mà còn có vợ con là điều không thể chấp nhận được.
Ở miền Nam, tại tỉnh Thầy ở có nhiều vị làm đến chức vụ Chánh trị sự Tỉnh Hội Phật giáo,   Trưởng   Ban   Đại   Diện   Phật   giáo   của huyện và trong hàng giáo phẩm tấn phong Thượng Tọa, Hòa Thượng có vợ con hẳn hòi, sống trong chùa như một gia đình thế tục.
Tín đồ ở đó gọi: bà Thượng Tọa, bà Hòa Thượng  v.v..  Thật  là  đau lòng  cho Phật  giáo hiện  tại.  Những  ma  vương  đội  lốt  tu  sĩ  Phật giáo làm điều  sai  trái, diệt sạch Phật giáo  làm cho Phật giáo không còn uy tín, không còn lòng tin với ai hết. Còn tu sĩ hiện giờ lên đồng nhập cốt là thường, họ làm tất cả  mọi  nghề, nhất  là nghề  trị  bệnh  (gọi  là  Tuệ  Tĩnh Đường).  Họ  trị bệnh bằng Nhân điện, Khí công, Hương công, Dưỡng  sinh,  gạo  lứt  muối  mè,  tiết  thực,  tuyệt



thực,  uống  nước  tiểu, châm  cứu,  bùa  chú, thuốc thang,   bói   quẻ,   xem  ngày  giờ   tốt   xấu,  xem thiên  văn,  địa  lý.  Tất  cả  những  nghề  nghiệp này  đều  không  đúng  tính cách  của  người  tu  sĩ Phật giáo.
Trong kinh Phật dạy không được hành các nghề ngoại trừ nghề đi khất thực mà thôi. Vậy mà  tu  sĩ  bây giờ  làm  mọi  nghề, nhất  là  những nghề mê tín lại càng không chấp nhận được. Đây,  các  con  hãy  đọc  một  đoạn  kinh Phạm Võng để rõ thấu một vị tỳ kheo đệ tử Phật phải sống  và  làm  như thế  nào  cho đúng,  còn  những vị tỳ kheo làm không đúng, tức là những ma vương, quỷ quái đội lốt đệ tử Phật để diệt Phật giáo  và  lường  gạt  tín đồ.  Các  con hãy  đọc  bài kinh này, để thấu rõ mà cảnh giác bọn tà sư ngoại đạo đang đầy rẫy trong Phật giáo:
1-   ‚Sa Môn Gotama (tức là đức Phật) dùng  mỗi  ngày  một  bữa,  không  ăn  ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn phi thời (ăn uống lặt vặt)‛.
2-   ‚Sa Môn  Gotama, từ  bỏ  không  đi xem múa hát nhạc, diễn kịch‛.



3-   ‚Sa  Môn    Gotama   từ   bỏ   không trang sức  bằng  vòng  hoa  hương  liệu,  dầu thoa và các thời trang‛.
4-   ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không dùng giường   cao  rộng   lớn   (tủ   bàn   ghế   sang đẹp)‛.
5-   ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận vàng  bạc  của  báu  (tiền  bạc,  vàng,  ngọc ngà, những vật quý báu và vô giá)‛.
6-   ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận hạt   giống   (không   trồng   trọt   vườn   tược ruộng rẫy)‛.
7-   ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận thịt sống hoặc thịt chín (thực phẩm động vật)‛.
8-   ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận đàn bà, con gái (không nhận giới phụ nữ trong khu vực tu hành)‛.
9-   ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận nô  tỳ  gái  và  trai (không  nhận  người  công quả nam hoặc nữ)‛.
10- ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận cừu  và  dê  (chăn  nuôi  dê  cừu  lấy  sữa  và da)‛.



11- ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận gia cầm và heo (không nuôi gia súc)‛.
12- ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận voi bò, ngựa và ngựa cái (phương tiện giao thông đi lại ngày xưa)‛.
13- ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận
ruộng vườn, đất đai (bất động sản)‛.

14- ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận phái người làm môi giới hoặc tự mình làm môi giới (giao dịch móc nối)‛.
15- ‚Sa Môn Gotama từ bỏ không nhận
buôn bán (nghề thương mại)‛.

16- ‚Sa Môn  Gotama từ bỏ các sự gian
lận bằng cân, tiền bạc, đo  lường‛.

17- ‚Sa Môn  Gotama từ bỏ hối lộ, gian
lận, gian trá, lừa đảo‛.

18- ‚Sa Môn  Gotama từ  bỏ  không  làm thương   tổn,  sát  hại,  câu  thúc,  bức  đoạt, trộm cắp, cướp phá‛.
19- ‘‘Sa  Môn  Gotama từ  bỏ  không  cất chứa  các  vật  món  ăn,  đồ  uống,  vải,  xe cộ, đồ nằm, hương liệu, mỹ vị‛.
20- ‚Sa Môn  Gotama từ  bỏ  các loại  du hý thế gian như  múa hát, nhạc kịch, ngâm



vịnh, nhịp tay,  tụng chú,  đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, múa võ, đấu voi, đua ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đá gà, đá chim cút, đấu gậy, đấu quyền,  đô  vật,  đánh  giặc  giã,  dàn  trận, thao dượt, diễu binh‛.
21- ‘‘Sa  Môn  Gotama từ  bỏ  đánh  bài, các loại giải trí như  cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi găng thẻ rồi chụp nhưng không  sụp  đống  thẻ,   chơi   súc  sắc,  chơi khăn, lấy tay làm viết, chơi banh,  chơi thổi kèn bằng lá cây, chơi xem con, chơi đoán chữ  viết  trên  không,  trên  lưng,  chơi  đoán tư tưởng, chơi bắt chước điệu bộ làm hề‛.
22- ‚Sa Môn  Gotama từ  bỏ  không  nói
những câu chuyện vô ích tầm thường‛.

23- ‚Sa Môn  Gotama từ bỏ những cuộc
biện luận tranh chấp‛.

24- ‚Sa Môn  Gotama từ  bỏ  không  lừa đảo và xiểm nịnh‛.
25- ‚Sa Môn  Gotama từ  bỏ  tránh  xem những tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm   tướng,   hiện   tướng,   mộng   tướng,



thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, dùng miệng phun  hột cải vào lửa, tế vỏ lúa, tấm gạo, thục tô, dầm, tế máu, khoa  xem tướng chi  tiết,  khoa  xem địa lý,  khoa  xem mộng, khoa  cầu tài ban  phước, khoa  cầu ma quỷ, khoa  dùng bùa chú,  khoa  bắt  rắn,  bò  cạp, thuốc độc, khoa  đoán  số mạng, khoa  ngừa tên   bắn,   khoa   biết   tiếng   thú   cầm   nói chuyện‛.
26- ‚Sa Môn  Gotama  từ  bỏ  tránh  xa các tà nghiệp nuôi sống tà mạng, bằng những nghề xem ngày tốt xấu để rước dâu quy rể, lựa ngày giờ tốt xấu để hòa giải, để chia rẽ,  đòi  nợ,  mượn  tiền,  tiêu  tiền,  dùng bùa chú để giúp người may mắn, dùng bùa chú khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú phá thai, làm cúng liễm, khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người bỏ  tay  xuống,  lỗ  tai điếc,  hỏi  gương,  hỏi đồng cốt, hỏi thiên thần, địa thần...‛.
27- ‚Sa Môn   Gotama  từ  bỏ  tránh  xa những nghề nghiệp  trị bệnh tai, mắt, mũi, miệng, trị cho xổ, làm thầy thuốc mổ xẻ, chữa  bệnh  con  nít, cho  uống  thuốc  bằng các loại rễ cây‛.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!