Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -2



Giới luật Phật là  chỗ  quy tụ  những bậc  tu hành chân chánh, còn mất giới luật là chỗ  quy tụ  những  bậc  tu  danh,  tu  lợi,  tu  chùa  to,  Phật lớn, tu ăn, tu ngủ v.v..
Tóm  lại,  muốn  tìm cầu  sự  giải  thoát  chân thật  trong Phật giáo  thì phải  tin theo lời Phật dạy: ‚KHÔNG KẾT BÈ BẠN‛
--o0o--

5- KHÔNG TỰ KHOE KHOANG

Người tu sĩ đệ tử của đức Phật sống không thích khoe khoang, không cầu danh, cầu lợi thì Phật pháp mới hưng thịnh, bằng ngược lại thì Phật pháp suy đồi, thường là những tu sĩ tu hành chưa tới nơi tới chốn nên muốn làm danh, làm lợi, thường nhai lại những ‚Bã mía‛ của người  xưa  để  thực  hiện  ‚Bồ  Tát  Đạo‛  hành
‚Bồ   Tát  hạnh‛, đó  là  để  lừa  bịp  thiên  hạ, những vị Bồ Tát này cũng ví như một người mù dẫn một bầy mù đi và sẽ bị sa hầm, lọt hố chết chìm nhau cả  đám. Khoe khoang  chính  là  mục đích cầu danh, cầu lợi, người tu sĩ đệ tử của đức Phật  mà  còn  khoe  khoang  thì tu  hành  chẳng bao  giờ   giải   thoát.   Xưa  đức   Phật   dạy:  ‚Có danh có  lợi  thì nên  ẩn  bóng‛.  Thế  mà  thời nay trên bước đường tu hành theo đạo Phật người  tu  sĩ  chưa có  danh  thì muốn  tạo  danh



như: học tập có cấp bằng này cấp bằng kia như cử  nhân,  tiến  sĩ,  thạc  sĩ,  giảng  sư, chưa có  lợi thì tìm làm quen cho có nhiều Phật tử để có sự cúng dường hoặc soạn viết những kinh sách lý luận  sai  lệch  giáo  pháp  của đức  Phật  vì không có  kinh nghiệm  tu  hành  nên  chỉ  có  tưởng  giải theo   kiểu   vay  muợn.   Những   loại   kinh   sách danh lợi này đã hằng giết chết hằng bao thế hệ con người từ xưa đến ngày nay.
Tóm lại TỰ KHOE KHOANG là một tai hại trên  đường  tu  tập  để  tìm cầu  sự  giải  thoát.  Vì khoe khoang là nuôi dưỡng tính ngã mạn, càng khoe khoang  ngã  mạn  càng  to.  Ngã  mạn  càng to  thì càng chịu  nhiều  khổ  đau. Ngã  mạn càng to thì không bao giờ sống có đạo đức, luôn làm khổ mình  khổ người.
Cho  nên  người  tu  hành  theo  Phật  giáo, cần  phải  tránh  xa  tính tự  khoe  khoang.  Nếu một  người  hay khoe khoang  chúng ta hãy lắng nghe  họ  nói  chuyện  chỉ  một  vài  câu  chuyện ngắn gọn mà  họ  tự đề  cao họ  như thế  nầy như thế  khác  hoặc  khoe khoang  về  sự  học.  Đấy  là một con người mang đầy tính ngã mạn. Những hạng  người  đó  chúng  ta  không  nên  chơi  thân với họ, phải tránh xa.
--o0o--



6- KHÔNG KẾT BẠN VỚI NGƯỜI XẤU

Người tu sĩ và người cư sĩ đệ tử của đức Phật,  muốn  tu  hành  giải  thoát  và  Phật  pháp hưng thịnh thì như trên đã dạy, không nên kết bạn bè dù là bạn tốt còn không kết bạn, huống là bạn xấu, nhưng chỉ vì muốn dựng lại con đường của đạo Phật, làm cho nó hưng thịnh thì phải sống ‚Độc bộ, độc hành, độc cư‛, nếu không  sống  như vậy,  thì chẳng  bao giờ  tu  đến
đích.

Ở   đây  đức  Phật  dạy,  không  nên  kết  bạn bè  xấu, kết  bạn bè  xấu là một  tai  hại cho bước đường tu  tập của mình.  Người  tu  sĩ và  cư sĩ  đệ tử của đức Phật nếu kết bạn bè xấu, sẽ làm cho Phật pháp suy thoái. Vì bạn bè xấu, sẽ lôi cuốn vào chỗ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới và đi đến chỗ phi  oai  nghi tế  hạnh, thường sống phi đạo hạnh và đạo đức của bậc thánh tăng. Đó là những điều sẽ xảy đến, khiến cho Phật pháp không hưng thịnh.
Những người bạn xấu như thế nào?

Những bạn xấu  là  những người  phạm  giới như trên đã nói, thích vui chơi, thích ngủ nghỉ, thích  nói  chuyện,  thích  tranh luận,  thích nghe ca hát  và  ca hát,  thích  trang  điểm  làm  dáng làm  đẹp,  thích  vật  chất  quần  áo,  giày  dép,  xe



cộ,  máy  móc,  chùa  cao, Phật  lớn,  phong  cảnh đẹp v.v..
Người  tu  sĩ  chân  chánh  thì nên  tránh  xa những  người  bạn xấu  ấy,  vì kết  bạn  với  những người ấy, thì Phật pháp không hưng thịnh. Những  người  bạn  ấy,  sẽ  lôi  cuốn  chúng  ta  vào
đường danh, nẻo lợi.

--o0o--

7- THÍCH SỐNG MỘT MÌNH

Người tu sĩ và cư sĩ đệ tử của đức Phật, muốn  tu  hành  giải  thoát  và  Phật  pháp  hưng thịnh thì phải sống một mình.  Vả lại, sống một mình là pháp môn phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng,  thân,  ý  tốt  nhất;  nó  là  pháp  lắng nghe lại thân tâm mình  để biết thân tâm mình  đang nói gì và đang làm  gì, nhờ  đó chúng ta mới xả tâm  ly dục  ly ác  pháp  rốt  ráo;  nó  là  bí quyết nhập  các  loại  định, nếu  không  sống  một  mình thì dù  có  tu  nghìn  kiếp  cũng  chẳng  nhập  định được. Người tu sĩ sống độc cư một mình  là  làm hưng thịnh cho Phật pháp. Tại sao vậy?
Tại  vì  người  ấy  sống  một  mình,  tâm  mới ly dục, ly ác pháp trọn vẹn, tâm có ly dục, ly ác pháp trọn vẹn thì tâm mới không phóng dật, tâm  không  phóng  dật  là  tâm  định  trên  thân,



tâm  định trên  thân  là  tâm  ly dục,  ly ác  pháp nhập Bất Động Tâm, nhờ có nhập Bất Động Tâm thì mới có đủ Tứ Thần Túc, nhờ Định Như Ý Túc mới nhập Sơ Thiền, Sơ Thiền là một thứ thiền giải thoát của đạo Phật rất rõ ràng và cụ thể. Người tu hành nhập được Sơ Thiền thì giới luật  phải  sống  nghiêm  túc,  không  hề  vi phạm, dù một giới luật nhỏ nhặt nào. Giới luật không hề vi phạm thì đức hạnh của người này đã đầy đủ.  Nhờ  sống  đức  hạnh  đầy  đủ  làm  người, làm thánh thì làm sao Phật giáo không hưng thịnh. Vì thế, đức  Phật dạy: ‚Thích sống  một  mình là  Phật  giáo  hưng thịnh‛, lời nói này không dối người, lời nói này là lời nói chân thật.
Người   an  vui   thích   sống   một   mình   là người  đã   giải  thoát  rồi,  người  giải  thoát  là người sống một mình.  Sống một mình  khó lắm quý vị ạ! Có sống một mình mới biết khó, chứ không phải  như lời  nói  suông đâu. Có  sống rồi mới biết, quý vị ạ!





CĨ BÂY  PHÁP  GIÚP
TA LY DỤC, LY ÁC PHÁP


LỜ I PHẬT DÄY

1- Có lòng tin.

2- Biết xấu hổ với những điều sơ suất.
3- Tự thẹn với những việc làm ác.

4- Học rộng hiểu nhiều.

5- Nỗ lực dứt ác, tu thiện.

6- Những điều đã học, phải ghi nhớ mãi không quên.
7- Tu về trí tuệ.


CHÚ GIẢ I:

1- CÓ LÒNG TIN

Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì trước tiên, chúng ta phải  đặt  trọn lòng tin sâu  xa nơi  đức Phật  và  giáo  pháp  của  Ngài.  Ngài  đã  dạy như



thế  nào  giải  thoát  là  thật  sự  có  giải  thoát,  có làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
Lòng tin ấy sẽ giúp chúng ta tiến bước mà không  bao giờ  chùng  bước,  dù  trên  bước  đường tu tập, có nhiều gian nan thử thách chúng ta cũng  không  nản  lòng  và  thối  chuyển.  Đó  là pháp  môn  thứ  nhất  để  chúng  ta  ly dục,  ly ác pháp.
Nếu thiếu lòng tin thì con đường đạo Phật, chúng ta không thể  đi  đến nơi, đến chốn được, vì nó là con đường tự lực chứ không tha lực, cho nên  lòng  tin được  đứng  hàng  đầu  trong  các pháp tu tập, nhưng muốn có lòng tin bền bỉ thì sự  tu  tập  phải  có  kết  quả,  nếu  không  kết  quả thì tu  sĩ  và  cư sĩ  Phật  giáo  sẽ  biến  thái  giống như các tu sĩ Bà La Môn giáo (cúng bái, tụng niệm, ngồi thiền, niệm chú, bắt ấn v.v..) và làm những việc mê tín khác.
Người  tu  sĩ  và  cư sĩ  tu  không  kết  quả,  sẽ mất  lòng tin, nên dễ  bị thế  tục  hóa, khiến cho Phật  pháp  càng  ngày,  càng  suy thoái  và  Phật
giáo mất gốc.

--o0o--


2-  BIẾT  XẤU  HỔ  VỚI  NHỮNG  ĐIỀU  SƠ SUẤT
  
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp  để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền thì phải biết  xấu  hổ  với  những  điều  làm  sơ suất  tạo  ra cảnh khổ mình,  khổ người.
Làm người ai mà không có những việc làm sơ suất, nhưng có những kẻ làm sơ suất lại không  biết  xấu  hổ  sửa  sai  những  lỗi  lầm  của mình,  mà còn vỗ ngực xưng tên.
Ví dụ: Như các vị tỳ kheo phạm giới, phá giới,  ăn  uống  phi  thời,  sống  trong  nhung  lụa sang giàu, chùa to, Phật lớn, tu hành chưa tới đâu, thuyết giảng lung tung, lừa đảo lường gạt nhiều người, bằng cách cầu siêu, cầu an làm những điều mê tín, v.v.. Thậm chí, có những vị tỳ kheo có cả vợ con, thế mà không biết xấu hổ, không  chừa  bỏ,  sửa  sai  thì thử  hỏi,  Phật  pháp còn gì và  tu  hành như vậy, thì làm  sao ly dục, ly ác  pháp  được.  Đây  là  phương  pháp  thứ  hai mà đức Phật đã dạy chúng ta ly dục, ly ác pháp để   nhập   Bất   Động   Tâm   Định   và   nhập   Sơ
Thiền.

--o0o--

3- TỰ THẸN VỚI NHỮNG VIỆC LÀM ÁC
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền thì phải tự thẹn với những việc làm ác.
Ví dụ:  Có  người  bị  người  khác  chửi  mắng, mạ  nhục  tâm  sanh tức  giận,  lúc  bấy  giờ  người ấy  rất  khổ  đau, trạng  thái  khổ  đau đó  là  ác pháp, tức là vì pháp ác bên ngoài tác động, chúng ta không đủ sức kham  nhẫn nên pháp ác trong tâm  ta phát  khởi, nếu  một  người  tu theo đạo Phật  thì phải  tự  thẹn với lòng mình  và  tự trách  mình.  Tại  sao mình  lại  ngu si  để  những pháp  ác  sanh  khởi  làm  khổ  mình?  Tại  sao mình  lại  điên  đảo  quá  độ  để  cho tâm  duyên theo nhân quả ác của người khác dẫn mình  vào bước đường khổ đau?
Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm Định và Sơ Thiền mà bị pháp ác tác động, không  ly ác  pháp  trong  tâm  thì làm  sao nhập Bất  Động  và  Sơ Thiền  được,  do đó  đức  Phật dạy: ‚Phải tự thẹn với lòng mình‛ vì mình quá  yếu  hèn  không  ngăn  được  ác  pháp  trong tâm, để chịu khổ đau, đó là dại dột của một con người quá ngu si, không sáng suốt.
Người biết tự thẹn là người biết cố gắng khắc  phục  mình,  biết  sửa  lỗi  mình,  biết  chiến đấu lại tâm mình  v.v..
  
Người không biết tự thẹn là người không biết xấu hổ với mình,  không biết cố gắng khắc phục  tâm  mình,   không  biết  sửa  lỗi  mình   và cũng không biết chiến đấu lại tâm ác của mình, để  rồi  phải  chịu  suốt  một  đời  khổ  đau và  tiếp tục  trong  muôn  đời  khổ  đau.  Đây  là  phương pháp thứ ba đức Phật dạy chúng ta biết tự thẹn khi làm việc ác để tâm ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền.
--o0o--

4- HỌC RNG HIỂU NHIỀU

Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập  Bất  Động  Tâm  Định và  nhập  Sơ Thiền thì phải học rộng hiểu nhiều. Học rộng hiểu nhiều  nghĩa  là  gì?  Học  rộng  hiểu  nhiều  nghĩa là phải hiểu rõ đường lối tu hành chân thật của đạo  Phật,  nếu  không  học  rộng  hiểu  nhiều  về đạo Phật thì dễ bị người khác lừa đảo bằng những giáo pháp của ngoại đạo như hiện giờ, tu sĩ và cư sĩ đệ tử của Phật mà lại tu tập theo những pháp môn mê tín, ảo tưởng, hư cấu ảo giác,  không  chịu  học  rộng,   không  chịu  hiểu nhiều  về  kinh sách  Nguyên  Thủy,  nên  nghe theo  kinh  sách  phát  triển  và  Thiền  Đông  Độ. Họ  lầm  tưởng  đó  là  kinh  sách  của  Phật  giáo chơn  thật,  nhưng  không  ngờ  đó  là  kinh sách
  
giả mạo. Chỉ vì trước khi tu hành, quý vị không chịu  học  rộng,  hiểu  nhiều  về  kinh  sách  chơn thật của đạo Phật.
Ở    đây  đức  Phật  dạy  muốn  ly dục,  ly ác pháp  nhập  Bất  Động  Tâm  và  nhập  Sơ Thiền mà  không  học  rộng,  hiểu  nhiều  về  giáo  pháp của Ngài  thì sẽ  tu  sai  lạc, mà  đã  tu  sai  lạc  thì không  làm  sao ly dục,  ly ác  pháp  được,  không ly  dục,  ly  ác  pháp  thì  không  bao  giờ  nhập chánh  định  được,  chỉ  có  nhập  vào  những  tà định  mà  thôi.  Đây  là  pháp  thứ  tư,  học  rộng, hiểu  nhiều  về  giáo  pháp  của  Ngài  để  không  bị ai  lừa đảo  và lường gạt  được  mình  rơi  vào giáo pháp ngoại đạo, của thiền tưởng.
--o0o--

5- NỖ LỰC DỨT ÁC TU THIỆN

Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập  Bất  Động  Tâm  Định và  nhập  Sơ Thiền thì phải nỗ lực dứt ác, tu thiện. Trong  kinh Tứ Chánh  Cần  dạy:   ‚Ngăn   ác   diệt   ác   pháp, sanh thiện  tăng  trưởng  thiện  pháp‛.  Đó  là một phương pháp nỗ lực dứt ác tu thiện.
Hầu hết mọi người tu theo đạo Phật đều không nhận ra ác pháp  và  thiện pháp  như thế nào,  nên  dễ  tu  lầm  lạc,  do lầm  lạc  nên  tu  mãi
  
không có kết quả. Trong đạo Phật, pháp nào có lậu  hoặc  là  pháp  ác,  vì  có  lậu  hoặc  là  có  đau khổ, có đau khổ là ác pháp.
Ví dụ: Tu tập tọa thiền hai chân ngồi kiết già bị tê, đau nhức, khổ sở, nóng rát, v.v.. đó là pháp  ác.  Nhớ  thương  những  người  thân  làm cho  tâm  hồn  đau  khổ,  đó  cũng  là  pháp  ác. Người có  phước  hữu lậu  sanh ra trong gia đình giàu  sang,  quyền  cao chức  lớn,  có  danh  giá trong  xã  hội,  nhưng  đó  là  phước  hữu  lậu,  cho nên  trong  sự  giàu  sang,  quyền  cao, chức  lớn vẫn có những sự khổ đau, có những sự khổ đau, tức là có ác pháp.
Đối với đạo Phật thì không cầu phước hữu lậu,  phước  hữu  lậu  là  phước  danh  và  lợi  mà danh  lợi  là  ác  pháp,  vì  thế  người  tu  theo  đạo Phật  phải  xa lìa danh lợi, xa lìa danh lợi là ly dục, ly ác  pháp, ly dục, ly ác  pháp  là  phước  vô lậu, phước vô lậu là giải thoát. Vì thế, người tu sĩ đạo Phật chọn lấy phước vô lậu, từ khước hữu lậu, từ khước phước hữu lậu là từ khước chùa to, Phật  lớn,  tiền  bạc  danh  lợi.  Xin  nhắc  lại  một lần  nữa,  đức  Phật  dạy:  ‚có  danh có  lợi  thì nên ẩn bóng‛, đó mới chính là đệ tử của đức Phật.
  
Người có phước hữu lậu, giàu sang quyền tước mà không từ bỏ, xa lìa, tức là không ngăn ác, diệt ác pháp thì không thể nào ly dục, ly ác pháp được. Người ta phải hiểu rằng, phước hữu lậu là phước báo còn trong đau khổ, cho nên người có phước báo này thì lại càng đau khổ nhiều,  quý  vị  không  tin lời  chúng  tôi  nói  thì quý vị hãy đọc báo chí sẽ thấy các vị Tổng Thống,  nhất  là  Tổng  Thống  nước  Mõỹ “Kennedy”   và   gần   đây   những   người   giàu   có hằng  tỷ  tỷ  bạc  như:  Minh  Phụng,  Trần  Đàm, v.v.. họ đang khổ hơn chúng ta nhiều.
Thưa quý vị, đấy là phước hữu lậu, Hòa Thượng Thanh  Từ, Thầy của chúng tôi, đã thực hiện Bồ Tát Đạo, hành Bồ Tát Hạnh, Ngài có đầy đủ phước báo hữu lậu, không có một vị Hòa Thượng nào sánh kịp, nhưng cơ thể Ngài không lúc nào mà không uống thuốc và không giờ nào mà Ngài được nghỉ ngơi. Ngài đã tuyên bố với Tăng, Ni và Phật tử, Ngài nợ Tăng, Ni và Phật tử. Đó là phước hữu lậu, trong cái danh, cái lợi thì phải có cái không giải thoát, cái không giải thoát tức là ác pháp.
Đức  Phật  dạy:  ‚lậu  là  khổ  đau, vô  lậu là hết khổ đau‛. Do đó, chúng ta suy ra lậu là ác  pháp.  Vậy  người  tu  sĩ  đệ  tử  của  đức  Phật,
  
phải  ngăn  ác  diệt  ác,  thì còn  có  cầu  mong tạo phước  báo  hữu  lậu  nữa  hay  không?  Tu  hành theo  đạo  Phật,  mà  cố  tạo  phước  báo  cho nhiều thì con đường tu  để  đi đến giải  thoát  được  hay không?  Đó  là  một  câu  hỏi  để  mọi  người  dễ nhận ra sư thật của kiếp làm người.
Người có phước báo hữu lậu thì không bao giờ  tu  giải  thoát  được.  Tại  sao  vậy?  Tại  vì phước báo hữu lậu là ác pháp  mà đạo Phật chủ trương ngăn ác, diệt ác pháp thì mới có ly dục, ly ác pháp, có ly dục, ly ác pháp thì mới có giải thoát,  có  giải  thoát  thì mới  gọi  là  vô  lậu,  cho nên  phước  báo  của  đạo  Phật  gọi  là  phước  vô lậu,  phước  báo  vô  lậu  là  phước  báo  không  còn đau khổ.  Phước  báo  hữu  lậu  là  phước  báo  còn đau khổ là phước báo của kinh sách phát triển của các tôn giáo khác.
Phước  báo  hữu  lậu  và  phước  báo  vô  lậu  là hai phước báo không thể đi chung nhau một đường. Người chấp nhận phước hữu lậu thì không  thể  có  phước  vô  lậu  được,  người  chấp nhận  phước  báo  vô  lậu  thì  không  thể  chấp nhận phước hữu lậu được, vì chấp nhận phước hữu lậu thì vô lậu không có.
Phước hữu lậu và phước vô lậu chúng ta ví nó  như  mặt  trời  và  mặt  trăng,  cái  này  có  thì
  
cái  kia  không,  cái  này  không  thì cái  kia  có cũng  như đêm  và  ngày,  ngày  có  thì không  thể là đêm được, mà đêm có thì không thể là ngày được. Phước hữu lậu và phước vô lậu cũng vậy.
Cho nên, các nhà học giả do chỗ nghiên cứu,  chứ  không  phải  chỗ  tu  hành  đã  hiểu  sai lệch về Phật giáo, vì vậy các Ngài hướng dẫn người tu làm những điều lành như: Trai tăng, cúng dường, cất chùa, xây tháp, đúc chuông và làm  những  việc  từ  thiện  khác  nữa,  v.v..  đó  là tạo  phước  hữu  lậu,  vì  thế  cuộc  sống  của  họ không  giải   thoát,   chỉ   sống  trong  cảnh  giàu sang, danh lợi như người giàu sang thế gian.
Bởi người ta không hiểu được phước vô lậu và  phước  hữu  lậu  như thế  nào, nên đã  đưa con người  vào  con  đường  khổ  chỉ  được  lời  khen suông của thiên hạ mà thôi, nhưng lại biến những người làm từ thiện trở thành những chủ nợ của những người khác mà cho vay, “vay  một trả mười”. Ngược lại, Phật giáo không làm từ thiện, mà chỉ sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả, tự không làm khổ mình, khổ người, nên  khi thấy  ai  khổ  là  thấy  nhân  quả  của  họ, chứ không phải ta làm khổ họ, mà chính họ đã tự làm khổ họ, chúng ta có duyên gặp họ trong cảnh  khổ,  đó  là  duyên  nhân  quả  của  chúng  ta
  
và  với  họ,  nên  mới  có  sự  gặp  gỡ  như  thế  này thì chúng  ta  giúp  đỡ  và  an ủi  họ,  tùy  ở  nhân quả  của  họ,  chứ  chúng  ta  không  làm  từ  thiện như  kinh  sách  phát   triển  dạy,  vì  chúng  ta không làm  sao cho họ  hết khổ được, tại  họ  tạo ra nhân ác thì họ phải gánh chịu lấy quả khổ.
Chúng  ta  không  làm  từ  thiện  theo  kiểu kinh sách phát triển dạy “làm thiện để mong cầu được lên Thiên đàng, Cực lạc và để được giàu sang phú quý, làm vua, làm quan v.v..”. Chúng ta chỉ biết làm theo đạo đức nhân bản – nhân quả làm người mà đức Phật đã dạy: “Không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai‛.
Người  không  hiểu  Phật  pháp  tuyên  dương
‚phước  huệ  song tu‛, đó là một sự sai lạc rất lớn  trong  đạo  Phật.  Có  phước  hữu  lậu  thì làm sao tu  huệ  được,  huệ  là  giới  luật,  là  đức  hạnh của  con người  và  của  những  bậc  thánh  tăng. Nói đến giới luật đức hạnh những bậc thánh tăng,  thì chỉ  còn  ba y một  bát  đi  xin  ăn  hằng ngày  thì làm  sao gọi  là  phước  hữu  lậu  được. Trong  kinh Nguyên Thủy đức Phật đã xác định rõ  ràng:  ‚Trí tuệ  ở   đâu  thì giới  luật  ở   đó, giới luật ở  đâu thì trí tuệ ở  đó; trí tuệ làm
  
thanh tịnh giới  luật,  giới  luật  làm  thanh
tịnh  trí tuệ‛.

Người  có  phước  hữu  lậu  thì không bao giờ có trí tuệ; người có phước hữu lậu thì không bao giờ giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh; người có phước hữu lậu thì không bao giờ được gọi là thánh tăng, thánh ni, thánh cư sĩ, nghĩa là không  chứng  quả  giải  thoát,  vì  chẳng  bao giờ họ ly dục, ly ác pháp, chẳng ly dục, ly ác pháp thì chẳng  bao giờ  ngăn ác, diệt  ác  pháp, do đó họ  tu  hành  chỉ  uổng  phí  một  đời  mà  thôi.  Họ đã  bị phước hữu lậu xỏ mũi dắt đi. Đây là pháp thứ năm, giúp chúng ta ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền như đức Phật đã nhắc nhở ‚Phải  hết sức mình nỗ lực,  dứt  ác tu thiện‛,  chứ  không  thể  tu  lơ  là  được,  mà phải  nhiệt  tâm,  năng  nổ  từng  giây,  từng  phút thì mới  có  thể  ly dục,  ly ác  pháp.  Quý  vị  nên nhớ kỹ những lời dạy này, những lời dạy này là những lời tâm huyết của đức Phật vì thương tưởng  chúng  sanh,  vì  sự  khổ  đau  của  chúng sanh mà Ngài nhắc nhở. Đừng dựa vào phước hữu lậu của kinh sách phát triển mà trở thành những chủ nợ của kẻ khác, để rồi đời đời phải trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi vĩnh cửu.
--o0o--



6- NHỮNG ĐIỀU ĐÃ HỌC CẦN GHI NHỚ MÃI KHÔNG QUÊN
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập  Bất  Động  Tâm  và  Sơ Thiền  thì những điều đã học phải ghi nhớ mãi không quên. Vậy, ghi nhớ mãi không quên những pháp môn gì?
Những pháp môn phải ghi nhớ mãi trong tâm không quên đó là:
1-        Có năm pháp tu tập ly dục, ly ác pháp.

2-   Có   bảy   pháp   khiến   cho  Phật   pháp hưng thịnh.
3-        Có bảy pháp giúp ta ly dục, ly ác pháp.

4-        Có bảy pháp hằng ngày cần tu.

5-        Có sáu pháp cần phải giữ gìn.

6-        Oai nghi của người tu sĩ.

7-        Người mới vào đạo cần nên tu tập.

8-   Người  mới  tu  có  năm  pháp  cần  nên tránh.
9-   Người  mới  tu  có  ba  đức  chánh  hạnh cần phải thực hiện 11.

11  Chín  pháp  trên  đây,  trong  tập  tám  không  ghi  đủ  xin
đọc lại những tập sách “Những Lời Gốc Phật Dạy”.
  
Trên  đây  là  những  pháp  môn đã  học,  cần phải ghi nhớ mãi không quên để thực hiện con đường giải thoát của đạo Phật.
--o0o--

7- TU  VỀ TRÍ TUỆ

Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm và Sơ Thiền thì phải tu về trí tuệ. Vậy tu về trí tuệ là tu như thế nào?
Trong kinh SONADANDA đã dạy: ‚Tôn giả Gotama, không thể được.  Tôn  giả  Gotama, trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ  nào  có  giới  hạnh,  chỗ  ấy  có  trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người  có  giới  hạnh,  nhất  định có  trí tuệ, người  có  trí tuệ,  nhất  định có  giới  hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là  tối thắng ở  trên đời. Tôn giả Gotama, cũng như lấy bàn tay rửa bàn tay, lấy bàn chân rửa bàn chân cũng vậy‛.  Ở  đoạn kinh này đã xác định cho chúng ta thấy tu về trí tuệ tức là phải tu về giới  luật.  Giới  luật  là  đức  hạnh của tu  sĩ  và  cư sĩ, nếu ta không tu về giới luật thì chúng ta không  có  trí tuệ.  Cho nên,  lời  dạy  ‚Tu về  trí tuệ‛,  tức  là  tu  tập  về  giới  luật,  tu  về  giới  luật



tức  là  sống  đúng  đời  sống  phạm  hạnh  của  một vị  thánh tăng, sống đúng đời  sống phạm hạnh của một  vị  thánh tăng là  trí tuệ  giải thoát  của đạo Phật. Như vậy, đức Phật mới nhắùc nhở chúng ta nhớ đừng quên phải chăm lo tu về trí
tuệ.

Tu về  trí tuệ  không phải  là  ở  chỗ  học  hỏi cho  thông  suốt  tam  tạng  thánh  điển  hay  có nhiều  cấp  bằng  Tiến  sĩ  mà  chỉ  là  người  biết sống  và  giữ  gìn  giới  luật  nghiêm  chỉnh  không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt, luôn luôn lúc nào cũng thấy sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt. Chính người   tu   sĩ   và   cư  sĩ   biết   giữ   gìn  giới   luật nghiêm chỉnh, đó là người trí tuệ, người trí tuệ là  người  biết  sống  đời  sống  ly dục, ly ác  pháp, sống đời sống ly dục, ly ác pháp tức là đã nhập Bất  Động  Tâm.  Ngược  lại,  người  có  cấp  bằng cao và  thông  suốt  tam  tạng  thánh  điển  mà sống phạm giới, phá giới thì người ấy không được  gọi  là  người có  trí tuệ, theo  Phật  giáo  thì người  ấy  là  người  vô  minh,  người  không  hiểu biết chánh kiến.
Người nhập Sơ Thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử của đức Phật,  người  ấy  không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ nhặt  nào  trong  giới  luật,  người  ấy  sống  ba y



một  bát,  ngày  một  bữa  đi  xin  ăn,  cuộc  sống trầm  lặng  độc  cư một  mình  như  nước  hồ  mùa thu, người  ấy là  người  phạm  hạnh, bậc  Trưởng Lão, Thánh Tăng; người ấy là người đức hạnh thánh  thiện  vì  đã  ly dục  ly ác  pháp,  người  ấy xứng đáng là thầy của chúng ta, vì đức Phật đã xác định: ‚Giới luật là thầy của các vị tỳ kheo‛.  Vì thế, người nào sống đúng giới luật là thầy của chúng ta dù người đó chỉ là một vị  Sa Di,  một  cư sĩ,  còn  ngược  lại  dù  vị  đó  là  một  vị tỳ  kheo  Thượng  Tọa,  Hòa  Thượng  có  hạ  lạp cao, có học thức rộng, thông suốt tam tạng kinh điển   mà   giới   luật   không   nghiêm   chỉnh   thì không phải là thầy của chúng ta.
Như  trên đã  nói  tu  về  trí tuệ, tức là tu về giới luật, tu về giới luật tức là tu về thiền định, như  vậy  tu  về  thiền  định  tức  là  tu  về  trí tuệ, chứ   không  phải   thiền  định  chăn  trâu,  kiến tánh thành Phật, đốn ngộ tiệm tu, hay là tham công án, tham thoại đầu, phình  xẹp Minh Sát hoặc luyện bùa, niệm chú, tụng  kinh, niệm Lục Tự Di Đà v.v.. mà có thiền định.
Từ  giới  hạnh  là  trí tuệ,  từ  trí tuệ  là  giới hạnh, đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ nhất về giới  luật  của  đạo  Phật  mà  tất  cả  các  vị  tu  sĩ Phật giáo, không phân biệt tỳ kheo tăng, ni và
  
cư sĩ, tất cả đều phải lấy giới luật làm thầy, vì giới luật là trí tuệ của người tu sĩ Phật giáo.
Khi tu  tập  ở  giai  đoạn  thứ  hai  trí tuệ  là thiền  định,  thiền  định  là  trí tuệ,  từ  trí tuệ  là thiền định, thiền định là trí tuệ đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ hai về giới, định, tuệ của đạo Phật.   Trong   kinh  SONADANDA đức   Phật   đã dạy:   ‚...Vị   ấy   chứng   và   trú   Sơ    Thiền… chứng   và   trú   đệ   Nhị   Thiền…   đệ   Tam Thiền… chứng  và  trú  đệ  Tứ  Thiền… Này  Bà La Môn  như vậy  là  trí tuệ‛.  (Trường  Bộ  kinh tập I trang 223).
Ở  đây chúng ta thấy đức Phật đã xác định rõ ràng:  ‚giới  luật  là  trí tuệ,  là  thiền  định; thiền định là giới luật, là trí tuệ; người có trí tuệ  nhất  định  có  giới  luật,  có  thiền định; người có giới luật nhất định có trí tuệ,  có  thiền  định;  người  có  thiền  định nhất  định có  giới  luật  và  có  trí tuệ”.  Đạo Phật  tu  tập  như  vậy,  nên  đức  Phật  mới  nhắùc nhở chúng ta nhớ đừng quên, phải lo tu về trí tuệ. Người nhập Sơ thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử của đức Phật,  người  ấy  không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ nhặt nào trong giới luật.
  
Từ  đó,  chúng  ta  suy ra, lời  dạy  trên  đây của  đức  Phật,  chúng  ta  biết  mình  phải  tu  trí tuệ, tức là tu giới luật và Tứ Thánh Định. Tứ Thánh Định là trí tuệ của đạo Phật, nếu người không nhập được Tứ Thánh Định thì không thể gọi là trí tuệ về thiền định.
Chúng  ta  học  được  những  điều  rất  hay về trí tuệ của đạo Phật. Mới vào đạo, chúng ta học trí tuệ  về  giới  luật. Sau khi trí tuệ  về  giới luật thành tựu, ta làm chủ được tâm ta, tức là ta đã ly dục,  ly ác  pháp,  ta  đã  ly dục,  ly ác  pháp  là tâm ta bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Khi tâm ta ly dục, ly ác pháp là tâm ta đã thanh tịnh, từ đây, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về thiền định. Sau khi trí tuệ về thiền định thành tựu, ta làm chủ được thân ta, tức là ta làm chủ được  già,  bịnh,  chết  do ta  tịnh  chỉ  các  hành trong thân.
Khi ta  thành  tựu  trí tuệ  thiền  định xong, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về Tam Minh. Sau khi trí tuệ  Tam  Minh  thành  tựu,  chúng  ta  chấm dứt  nguyên  nhân  tái  sanh  luân  hồi,  tức  là  ta chỉ còn có một đời sống này mà thôi.
Trong  kinh Sonadanda dạy: ‚Tâm  hướng đến  tri kiến...  Này  Bà  La  Môn  như  vậy  là trí tuệ‛  (Trường  Bộ  kinh  tập  I trang 223). Đoạn



kinh này đức Phật dạy: “Tam  Minh là trí tuệ, trí tuệ  là  Tam  Minh, người  có  trí tuệ,  tức là  có  Tam  Minh, người  có  Tam  Minh, tức là  có  trí tuệ‛.  Đây  là  trí tuệ  vô  lậu,  người  có trí tuệ này, là người đã đi suốt quảng đường của đạo Phật ‚Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành,  việc  cần  làm  đã  làm,  sau  đời  hiện tại   không   có   đời   sống   nào   khác   nữa‛ (Trường  Bộ  kinh   tập  I,  trong  kinh  Sa  Môn  Quả trang 155).
Đây là  ba giai  đoạn tu tập trí tuệ của đạo Phật bằng lộ trình ‚Giới, Định, Tuệ‛, ngoài lộ trình này,  không  bao giờ  còn  có  một  lộ  trình nào khác nữa, để tìm tu có trí tuệ giải thoát.


  
QUAN ÂM THỊ KÍNH

Câu hỏi của một cư sĩ miền Bắc


Hỏi: Kính thưa Thầy! Câu chuyện Quan Âm Thị Kính,  tuy rằng câu chuyện dân gian, nhưng  làm  ảnh  hưởng  đến  đạo  Phật  ít nhiều không tốt. Xin  Thầy cho biết sự nhẫn nhục của Quan Âm Thị Kính  có phải là đạo Phật đã dạy như vậy hay không?
Tu  hạnh nhẫn nhục như  vậy để thành Bồ Tát, rồi thành Phật. Một Bồ Tát, một đức Phật tu  như  vậy  có  trí tuệ,  có  đạo  đức  hay  không? Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Câu  chuyện  Quan Âm  Thị  Kính  tuy là  câu  chuyện  dân  gian  nhưng  ảnh  hưởng  rất lớn đối với Phật giáo. Từ lâu, những tu sĩ và tín đồ Phật giáo rất hãnh diện với sự nhẫn nhục của  vị  tu  sĩ  này,  qua lăng  kính  của  kinh sách phát  triển.  Khi hoàn  tất  đức  hạnh  nhẫn  nhục này,  cho đến  lúc  bỏ  thân  xác,  Thị  Kính  thành Bồ Tát Quan Âm.
Thị  Kính  là  một  người  phụ  nữ  Việt  Nam, có  chồng  và  chồng  ly  dị  vì  sự  hiểu  lầm  “sát phu”.  Ngài  buồn  cho  duyên  nghiệp  thân  phận



của mình  và nhân tình thế thái, nên giả trai đi tu.

Khi vào  chùa  xuống  tóc  xuất  gia  tu  hành, Ngài  được  lòng  với  một  tín nữ  Thị  Mầu.  Thị Mầu gian dâm với người khác có thai, khai đổ trút cho Ngài là tác giả, Ngài nhẫn nhục làm thinh trước sự đánh đập chửi rủa, phỉ báng, mạ nhục của làng xã và mọi người. Vị trụ trì không cho Ngài ở trong chùa, Ngài phải ra cất một cái chòi  nhỏ  ở  ngoài  cửa  Tam  quan chùa.  Khi Thị Mầu  sanh và  đem con đến giao  cho Ngài  nuôi, Ngài  phải  nhẫn  nhục  ôm  con  Thị  Mầu  nuôi nấng từ sơ sinh cho đến lớn khôn, chịu biết bao nhiêu cay đắng nhọc nhằn và sự chửi rủa của những người khác, nhưng Ngài vẫn kiên gan, nhẫn nhục, chẳng hề than thở  cùng ai  với một lời nào cả, là một phụ nữ, Ngài chăm nom cháu bé rất là chu đáo.
Đến khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, người ta  mới  phát  giác  ra. Ngài  là  nữ  nhi  cải  nam trang.
Qua sự  nhẫn  nhục  vĩ  đại  này,  mọi  người tôn xưng Ngài là Bồ Tát Quan Âm hay là Phật Bà Quan Âm.
Câu  chuyện dân gian này, cũng giống như một  câu  chuyện trong  kinh  sách phát  triển,  có
  
nêu  ra câu  chuyện  nhẫn  nhục  ba la  mật  như sau: “Có  một  ông  lão  đến  xin  vị  Hòa  Thượng trụ  trì đang  cai  quản  trong một  ngôi  chùa  có khoảng  trên  năm  trăm  (500)  Tăng  chúng  tu
học.

Vị Hòa Thượng này được xem là một vị đã chứng quả A La Hán, Ngài chấp nhận cho ông lão vào ở tu học. Sau một thời gian tu tập, Ngài muốn  thử  chúng  Tăng  và  ông  lão,  ai  là  người tu  hành  đã  đạt  được  hạnh  nhẫn  nhục  ba  la
mật.

Nửa đêm, chúng Tăng đều  yên giấc, Ngài lén lấy  một cái  chén ngọc  quý  nhất trong chùa và đập bể.
Sáng hôm sau, Ngài họp chúng Tăng lại, hỏi  từng  người  một  và  cố  ý  hỏi  ông  lão  người mới vào tu sau cùng. Tất cả năm trăm chúng Tăng được hỏi đều bảo rằng: “Chúng con không có đập bể”.
Hòa Thượng quay lại  hỏi  ông lão mới  vào xin   tu   tập:  “Ông  có   đập  bể  chén  ngọc  trong chùa không?”
Ông    lão      làm     thinh không            đáp,   Hòa
Thượng  lại  bảo:  “Chắc  Ông  đập  bể  chén  ngọc
  
quý  của chùa phải  không?”. Ông vẫn làm thinh không đáp.
Mọi người đều nhìn  ông nghi ngờ, ông lão vẫn một mực làm thinh và mặt nhìn  xuống.
Hôm  đó,  có  tất  cả  năm  trăm  Tăng  chúng và  các  cư sĩ  ở  quanh  vùng  đến  dự  họp,  mọi người đều cho rằng chính ông lão đã đập bể.
Trước bao nhiêu đôi mắt nhìn  ông và lộ vẻ khi dễ, ngụ ý trách ông đập bể mà không can đảm  dám  nhận chịu, thật là  hèn nhát, ông lão đã  nhận  ra và  biết  rất  rõ  sự  khinh bỉ  này, nhưng ông vẫn một mực điềm tĩnh làm thinh.
Vị Hoà Thượng tức giận la hét và chỉ tay điểm mặt ông: “Ông đã đập bể chén ngọc quý của chùa mà không dám thú tội là một người hèn  hạ,  một  người  đáng  khinh bỉ,  ông  có  biết hay không?”.
Ông lão vẫn làm thinh như không có chuyện gì xảy ra cả. Hòa Thượng càng tức giận hơn,   Ngài  bảo:  “Từ  đây  tôi  phạt  ông  phải  lên rừng đốn củi và xay lúa nấu cơm cho năm trăm Tăng chúng ăn”.
Ông  lão  vẫn  an nhiên,  vui  vẻ  chấp  nhận và  thui  thủi  một  mình,  chấp  hành  công  việc nặng  nhọc  này,  mà  không  hề  có  một  tiếng  kêu
  
ca than oán. Suốt mười mấy năm trời lao tác nặng nhọc, ông  chẳng hề mở miệng than  trách một  điều  gì cả.  Cuối  cùng,  ngày  viên  tịch sắp đến,  ông  báo  trước  chúng  Tăng  biết:  “Đức  Phật Di Đà sẽ đem tòa sen đến rước linh hồn ông về Cực lạc”.
Sau  khi   ông   lão   tịch,  bây   giờ   vị   Hòa Thượng trụ trì mới báo cho chúng Tăng biết chính Hòa Thượng là người đã đập chén ngọc quý đó để thử thách chúng Tăng, xem ai là người đã tu hạnh nhẫn nhục ba la mật có kết quả”.
Câu  chuyện hàm  oan này, cũng giống như câu chuyện Quan Âm Thị Kính.  Ông lão chịu hàm  oan đã  thành  Phật  trong  kinh sách  phát triển. Thì  câu chuyện Quan Âm Thị  Kính  cũng từ  hạnh  nhẫn  nhục  trong  kinh sách  đó  được triển khai ra, để nhằm dựng lên một đức hạnh nhẫn  nhục  cao quý  tuyệt  vời  mà  khó  có  người thực hiện được, chứ trong dân gian làm gì có người  bịa  chuyện  ra như  vậy  được,  chỉ  có  các nhà  sư  của  kinh  sách  phát  triển  bịa  chuyện nhẫn nhục  ba la mật  này, nói lên sự  tuyệt  vời, cao cả của Phật giáo phát triển mà thôi.
Xét qua hai câu chuyện nhẫn nhục ba la mật  trên  của  kinh sách  phát  triển  (nhẫn  nhục
  
ba la  mật)  thì không  đúng  đường  lối  tu  hành đạo đức của đạo Phật.
Như quý vị đã biết, đạo Phật xây dựng tôn giáo của mình  trên một nền tảng đạo đức nhân bản  - nhân  quả.  Đạo  đức  nhân  quả  là  một  thứ đạo đức nhân bản, tự không làm khổ mình,  khổ người. Thế mà hai câu chuyện trên, lại sử dụng một  thứ  đạo  đức  anh  hùng  phi  đạo  đức,  anh hùng  làm  khổ  mình,   khổ  người.  Đối  với  đạo Phật không chấp nhận đạo đức quân tử này, quân  tử  một  cá  nhân  mà  làm  khổ  biết  bao nhiêu người, đạo đức này xem thì thiện, nhưng toàn là ác pháp, khiến cho bao nhiêu người tạo tội lỗi.
Trong Luận Bảo Vương Tam muội, các nhà kinh sách  phát  triển  rất  ưng ý  câu  này:  ‚Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch nhân quả chưa xả”. Các nhà kinh sách phát triển không  hiểu  luật  nhân  quả,  họ  hiểu  luật  nhân quả như luật định mệnh (số mệnh, định mệnh), vì thế,  nên  khi bị  oan ức  một  điều  gì, họ  nghĩ ngay kiếp  trước  họ  đã  tạo  nhân  oan ức  cho ai, nên hiện giờ  phải trả quả oan ức đó, nếu minh oan, nói  rõ ra cho mọi  người  biết thì nhân quả kiếp trước không trả được ‚vì biện bạch nhân quả chưa xả‛.
  
Luật nhân quả không phải là định luật số mệnh, luật nhân quả di chuyển liên tục, luôn luôn  thay  đổi  theo  hành  động  nhân  quả  thiện ác của nó, quả của luật nhân quả trong quá khứ không cố định, nó cũng luôn luôn chuyển biến theo hành động nhân quả trong hiện tại.
Ví dụ: Ta đi đường thấy một gói bạc của ai làm  rớt,  ta lượm  đem đến  trụ  sở  Công  An nhờ họ  tìm  người  chủ  trả  lại,  nhưng  giữa  đường chưa  đến  trụ  sở  Công  An,  người  ta  đã   thấy mình  mang  gói  bạc,  họ  xúm  lại  bắt  trói  mình và  dẫn  đến  Công  An.  Nếu  các  nhà  kinh  sách phát triển thì làm thinh để xả nhân quả, xả nhân quả  kiểu  đó  tức là  tạo  nhân quả  ác thêm cho những người khác, nghĩa là làm khổ mình, khổ người, rõ ràng ở trong ác pháp mà không biết.  Người  tu  theo  pháp  môn  của  kinh sách phát  triển  không  có  trí tuệ  giải  thoát,  hay gọi là  tri kiến  giải  thoát,  còn  gọi  là  trí tuệ  nhân quả,  do không  biết  nên  tu  hạnh  nhẫn  nhục  ba la mật như vậy, đã không giải thoát mà còn mở cửa  địa  ngục  cho  mình,   cho  người  bước  vào. Thay vì quý vị tu theo đạo giải thoát, nhưng lại tu  theo  đạo  anh  hùng  phi  đạo  đức.  Đó  là  một câu  trong  kinh  sách  luận  phát  triển,  chứng



minh rất cụ thể, một loại kinh phi đạo đức, phi nhân quả.
Hai  câu  chuyện  trên,  Quan Âm  Thị  Kính và  Ông  lão  tu  hạnh  nhẫn  nhục  ba la  mật,  lại làm  khổ  mình,  khổ  người,  tu  như vậy,  có đúng là hạnh nhẫn nhục của đạo Phật hay không?
Không, tu  như vậy  hoàn toàn không đúng đường lối tu hành của đạo Phật. Đạo Phật dạy:
‚Ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng  thiện  pháp‛.  Tu nhẫn nhục ba la mật là đi ngược lại giáo pháp của đạo Phật ‚Ngăn thiện,   diệt   thiện   pháp,   sanh   ác,   tăng trưởng  ác  pháp‛.  Lời  chúng  tôi  nói  quý  vị đừng  vội  tin mà  hãy  suy ngẫm  tư  duy, rồi  quý vị sẽ thấy rõ lời nói của chúng tôi không sai.
Đạo  Phật còn gọi là  đạo trí tuệ, vậy hành động  nhẫn  nhục  ba la  mật  đó,  có  trí tuệ  hay không?
Thưa quý vị: Không! Hạnh nhẫn nhục của đạo Phật  là  nhẫn nhục trong trí tuệ  nhân quả, chứ không phải nhẫn nhục vô nhân quả, vô đạo đức như nhẫn nhục của kinh sách phát triển, nhẫn nhục một cách tiêu cực, yếm thế, nhẫn nhục để tự làm khổ mình,  khổ người thì có ích lợi  gì cho mình,  cho người  đâu?  Chỉ  được tiếng
  
khen  suông  ‚quân  tử‛  hay  là  ‚anh hùng  cá nhân‛.
Đối với đạo Phật không chấp nhận những hạng người quân tử và anh hùng cá nhân như vậy. Vì những người quân tử và anh hùng cá nhân này đã  tự làm khổ mình,  khổ người khác và  còn  tạo  duyên  nhân  ác  cho kẻ  khác.  Người đời không hiểu, ca ngợi, khen tặng, tưởng đó là những  hành  động  cao thượng,  chứ  không  ngờ, đó là những hành động vô đạo đức, phi đạo đức nhân bản làm người.
Nhẫn nhục để được thành Bồ Tát, thành Phật  mà  tạo  duyên cho kẻ  khác làm  ác, tạo  sự đau khổ  cho người  khác,  cho mình,  thế  gọi  là tâm  từ  bi,  nhẫn  nhục  ba la  mật,  như  vậy  có đúng không?
Không! Không! Một ngàn lần không, đạo Phật  không  có  dạy  những  hành  động  phi  đạo đức như vậy.
Làng, xã  vì không  biết  trắng đen như thế nào  nên mới  mắng chửi, mạ  nhục  và đánh đập Thị Kính,  Thị Kính  ngậm miệng chẳng hề than oán một lời, mặc cho kẻ khác mắng chửi mạ nhục, mặc cho họ đánh đập lằn ngang lằn dọc, Ngài  vẫn  một  mực  làm  thinh một  cách  gan dạ và  anh hùng, sự  nhẫn nhục  đó  đã  làm  cho bao
  
nhiêu  người  tức  giận,  tạo  ra vô  số  hành  động ác.  Sự  nhẫn  nhục  như  vậy,  theo  đạo  Phật  có đúng không? Như chúng tôi đã trả lời ở trên, không bao giờ đúng được.
Để  xác  quyết  một  lần  nữa,  chúng  tôi  đã nói,  đạo  Phật  không  chấp  nhận  những  điều nhẫn  nhục  này,  vì  nhẫn  nhục  như  vậy  là  tiêu cực, yếm thế, vô trí tuệ đã hại mình,  hại người.
Khi giặc  Hầu  Nhân Bảo bao vây vào công thành, vua Lương Võ Đế nghĩ mình  đã  từng có công với đạo Phật, ông đã cho xây bảy mươi hai cảnh chùa và  độ  biết  bao nhiêu  Tăng chúng tu hành,  do tin ở  những  công  đức  này  mà  kinh sách  phát  triển  đã  dạy  ai  làm  những  công  đức như vậy, sẽ được phước báo vô lượng và người nào  tu  hạnh  nhẫn  nhục  ba la  mật  sẽ  có  công đức  rất  lớn,  có  chư Phật,  chư Bồ  Tát  gia  hộ, nên vua và các quan tụng kinh, niệm Phật cúng bái,  cầu  khẩn,  thì chắc  chắn  chư Phật  và  chư Bồ Tát cùng với những công đức tu hành của chúng Tăng hợp lại thành một sức mạnh vô lượng và sẽ đẩy lùi giặc.
Lòng  tin mê  muội,  mờ  ám  của  vua quan nhà  Lương  đã  bị  kinh sách  phát  triển  lừa  đảo mà  không  biết,  cứ  tin theo  lời  dạy trong  kinh sách  phát  triển,  chư  Phật  và  chư  Bồ  Tát  sẽ



đuổi giặc, nên không lo chiến đấu. Vua và các quan cứ  lo  gõ  mõ,  tụng  kinh cầu  chư Phật  gia hộ, cho giặc lui quân. Không ngờ thành vỡ giặc bắt vua quan nhà Lương giết sạch.
Vua quan nhà Lương đã  bị Phật giáo phát triển lường gạt dạy: ‚nếu  ai cúng  dường trai Tăng,  cất  chùa,  xây  tháp  độ  chúng  Tăng tu học thì công đức ấy vô lượng, không thể nghĩ bàn, nhờ công đức đó, có thể chuyển nghiệp giải thoát khỏi cảnh khổ đau và luôn luôn sẽ được Tam  Bảo gia hộ, tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, giặc giã bệnh khổ đều chấm dứt‛.
Lúc  bị  vây  thành,  sao chư Phật  và  công đức của chúng Tăng không hợp lại để cứu vua Lương Võ Đế thoát cảnh giặc bắt giết (như đã cứu bà Thanh  Đề trong địa ngục A Tỳ vậy)?
Thời đức Phật còn tại thế, vua Bình Sa Vương là một vị vua cư sĩ rất sùng tín đạo Phật nhất, ông đã  cất tịnh xá Trúc Lâm cúng dường cho đức  Phật  và  chư Thánh  Tăng.  Hằng  năm, ba tháng an cư kiết hạ ông đã  cúng dường trai phạn đầy đủ Phật và một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ kheo. Công đức cúng đường ấy đâu phải  nhỏ,  thế  sao ông  bị  A- Xà  Thế  cướp  ngôi, cầm  tù  và  bỏ  đói  cho đến  chết.  Phật  và  chư
  
Thánh Tăng lúc bấy giờ là những bậc tu chứng đạo  mà  còn  cứu  không  được,  huống  là  bây  giờ đức  Phật  và  chư  Thánh  Tăng  đều  nhập  diệt
hết.

Bởi  vì  luật  nhân  quả  rất  công  bằng  và công lý, nếu ai làm ác thì phải thọ tội không có một đức Phật, một đức thánh tăng nào giải cứu họ được, trừ ra, chỉ có chính kẻ làm ác đó, phải tự cứu mình, bằng những hành động thiện thì mới thoát khổ.
Vua Bình  Sa Vương  đã  tạo  nhân  quả  ác trong  quá  khứ  thì hiện  giờ  ông  phải  thọ  quả khổ  bị  giặc  cướp  nước  và  giết  chết,  không  thể lấy sự cúng dường (hối lộ) của ông mà đức Phật và chư thánh tăng cứu ông được.
Đạo  Phật  xây  dựng  giáo  lý  của mình  trên nền tảng của luật  nhận quả, nên không cứu  độ ai hết. Cho nên, đức Phật chỉ có dạy cho mọi người  phải  nhìn  thấu  suốt  lý  và  luật  của nhân quả, để tránh làm những điều ác, thường làm những điều thiện, chính là để không làm khổ mình,   khổ  người;  không  làm  khổ  mình,   khổ người là để vượt thoát ra cảnh khổ của chính mình;  vượt  thoát  ra cảnh  khổ  của  chính  mình là đã thông suốt lý duyên hợp của nhân quả; thông  suốt  lý  duyên  hợp  của  nhân  quả,  tức  là



quét  sạch  màn  vô  minh,  quét  sạch  màn  vô minh,  tức  là  tri kiến  giải  thoát.  Người  có  tri kiến giải thoát là người thoát khổ trong kiếp sống làm người, tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Muốn được vậy, hành giả phải tu tập giới, định, tuệ. Tu tập giới, định, tuệ thì phải  tự lực mình,  chứ không nhờ tha lực ai được cả.
Xét  lại  trường  hợp  vua Bình  Sa Vương và vua Lương  Võ  Đế,  ta  thấy  rõ  đạo  Phật  là  một tôn giáo rất công bằng và công lý, không vì người  khác  cúng  dường  mình,  dù  cúng  dường của cải, chất như núi như non mà cứu khổ họ hoặc  giải  nguy  cho  họ.  Họ  làm  ác,  làm  khổ người khác thì họ phải chịu thọ tội khổ bằng những hành vi của chính họ đã làm.
Xưa,  dòng  họ  Thích  Ca  đã   làm  điều  ác phải  thọ  lấy  sự  tru  di  của  vua Lưu  Ly  Vương, đức Phật và chư thánh tăng đều biết và thấu suốt lý nhân quả, nhưng đức Phật và thánh chúng  không  giải  cứu,  chỉ  có  ông  Mục  Kiền Liên, ông không thể làm ngơ được, nên dùng thần thông cứu dòng họ Thích Ca, nhưng hoài công vô ích, chỉ còn một bát máu mà thôi.
Đấy  là  luật  nhân  quả  rất  công  bằng  và công lý dù là dòng họ của đức Phật, đức Phật cũng  không  cứu  được.  Bởi  thế,  kẻ  nào  tin theo



giáo lý phát triển là đã tự giết mình như vua Lương Võ Đế, là phi đạo đức như Quan Âm Thị Kính   và  Mục  Liên  Thanh   Đề.  Đó  là  những hành  động  đi  ngược  lại  đạo  đức  nhân  bản  và giáo lý của đạo Phật.
Cho nên,  câu  chuyện  Quan Âm  Thị  Kính và  Mục  Liên  Thanh  Đề  là  những  câu  chuyện bịa  đặt  của  các  nhà  phát  triển  để  lừa  đảo  tín đồ, tạo cảnh mê tín báo hiếu và anh hùng nhẫn nhục ba la mật phi đạo đức, để họ thọ dụng của mồ hôi, nước mắt của đàn na thí chủ mà không ai biết.
Vì  thế,  ngày  lễ  Vu  Lan  là  ngày  Phật  tử phải hao tốn tiền của rất nhiều, chỉ vì lòng báo hiếu,  nhớ  công  ơn sanh  thành  dưỡng  dục  của mẹ  cha,  nhưng  báo  hiếu  theo  kiểu  của  kinh sách  phát  triển  đã  dạy thì việc  làm  đó  là  một sự thiếu hiểu biết, mê tín, dị đoan, lạc hậu, phi đạo đức, nên không ích lợi thiết thực cụ thể cho mình  và cho những người thân quá vãng. Hiện giờ tục lệ này, đã trở thành một truyền thống của dân tộc Việt Nam rất là khó bỏ.
Chuyện vua Lương Võ  Đế  và các quan đặt trọn niềm tin ở sự cứu độ của Phật và chư Hiền Thánh Tăng trong kinh sách phát triển, nên chết một cách oan uổng, thật là đáng thương và



cũng đáng chê trách, thật là tin tưởng một cách mù quáng, thiếu hiểu biết. Trên đời này không có  sự  gia hộ  và  cứu  độ  của  ai  cả,  nếu  những  ai tin rằng có sự cứu độ và gia hộ đó là bị lừa đảo.
Người  tu  theo  đạo  Phật  mà  không  hiểu đạo  Phật,  không  rõ  đạo  đức  của  đạo  Phật,  thì làm sao tu hành theo đạo Phật cho đúng được? Nếu  hiểu  không  đúng  đạo  Phật  thì đi  tu  uổng cả cuộc đời mà chẳng ích lợi cho mình và cho người khác.
Hầu hết các nhà nghiên cứu Phật giáo, chỉ dựa theo ngôn thuyết kinh điển phát triển mà giảng thuyết ra, thường dùng những từ lý luận, mơ hồ, trừu tượng, viễn vông mà không chịu nghiên cứu  đạo đức  của đạo Phật. Một  đạo đức rất thực tế và cụ thể, giúp cho loài người thoát
khổ.

Thế mà hiện giờ, có người nào thử hỏi các nhà  Phật  học  phát  triển:  “Đạo   đức  của  đạo Phật là gì?”. Thì họ đều ngớ ngẩn, ngẩn ngơ chẳng  biết  đâu  mà  trả  lời.  Chỉ  vì  Đại  Thừa Giáo đã  dạy cho họ những điều mê tín, phi đạo đức, vì thế  không bao giờ  giáo  lý  phát  triển có đạo đức để dạy.
Giáo lý này chỉ  còn biết hù dọa mọi người
bằng  sự  mê  tín cảnh  giới  “Địa ngục”.  Khi  một



người làm ác, chết đọa xuống địa ngục bị hành hạ  mọi  thứ  cực  hình,  giống  như  trong  những câu chuyện Hồi Dương Nhân Quả của văn học Trung  Quốc đã từng ghi chép thành sách do các nhà  văn  giàu  tưởng  tượng.  Trong  kinh sách phát triển, có những loại kinh mê tín như: Hồi Dương Nhân Quả, Kinh Nhân Quả Luân Hồi, Những Gương Nhân Quả Luân Hồi v.v..
Thường, người ta chỉ nghĩ tưởng và hiểu biết đạo Phật là một tôn giáo có những pháp môn cao siêu huyền diệu hơn các tôn giáo khác trên  hành  tinh này.  Ngay  cả  thiền  sư  Vạn Hạnh một vị Cao Tăng Việt Nam mà còn chẳng biết  đạo  đức  của  đạo  Phật  như  thế  nào,  nên Ngài phải lấy ba tôn giáo lớn hiện có mặt tại Trung  Quốc  và  Việt  Nam  như:  Nho  giáo,  Lão giáo,  Phật  giáo  hợp  lại:  “Vạn  Hạnh  dung tam
tế”.

1-   Nói  về  đạo  đức  làm  người,  Ngài  lấy đạo đức Khổng giáo (Nho Giáo) làm chuẩn, mốc thứ nhất.
2-   Nói về sự thoát ly, yếm thế trần gian, thế tục, để được sống tự tại  thung dung, ích kỷ cá nhân, Ngài lấy Lão giáo (Tiên Đạo) làm chuẩn, mốc thứ hai.



3-   Nói  về  cảnh  giới  Niết  Bàn,  cảnh  giới siêu thoát huyền diệu, Phật Tánh, Chơn Như, Ngài  lấy Phật  giáo làm  chuẩn, mốc  thứ  ba. Đó là  lối  dung hợp,  lấy  đạo  đức  của  các  tôn  giáo khác làm đạo đức cho tôn giáo của mình.  Chính vì giáo  lý  phát  triển đã  che khuất  và  làm  mất đạo đức của đạo Phật, nên chính  Thiền Sư Vạn Hạnh Ngài  cũng không biết  đạo đức làm người của đạo Phật là gì?
Trong cuốn Thiền Lâm Bảo Huấn của các Thiền Sư Trung  Hoa, thường khuyên dạy chúng Tăng đạo đức làm người  bằng đạo đức của Nho giáo. Kinh sách Thiền Tông và  kinh sách phát triển không thấy có dạy đạo đức làm người.
Người ta đâu biết rằng, Phật giáo có một nền  đạo  đức  nhân  bản  -  nhân  quả  cho  con người tuyệt vời. Phật giáo ra đời vì kiếp sống của  con  người  quá  khổ  đau,  sanh,  già,  bệnh, chết. Sanh là một nỗi khổ đau nhất của con người, nếu không có một đạo đức giúp cho con người thì con người sẽ tự làm khổ cho nhau, muôn đời muôn kiếp, không bao giờ dứt.
Vì  giải  quyết  sự  khổ  đau của  con người, nên Phật giáo phải xây dựng tôn giáo của mình trên  một  nền  tảng  đạo  đức  nhân  bản  –  nhân quả  tự  không  làm  khổ  mình,  khổ  người.  Giúp



cho mọi  người  đến  với  đạo  Phật  là  đến  với  sự giải tỏa khổ đau của kiếp làm người, ngay khi không làm khổ mình, khổ người là có sự giải thoát liền, không phải có  thời  gian. Vì thế  đức Phật  dạy: “Pháp Ta  không có thời  gian đến để mà thấy‛.
Đứng trên nền tảng đạo đức nhân bản – nhân  quả  vô  giai  cấp  này,  nên  việc  xử  lý  rất bình đẳng và công bằng, dù cho một nhà vua có quyền  uy thế  lực,  nhưng  khi làm  tội  ác,  tức  là làm  khổ  người  thì phải  trả  quả  khổ  đó,  không thể dùng quyền uy thế lực mà tránh khỏi được, cũng  như  một  nhà  giàu  có  nhất  trần  gian  này mà  đã  làm  tội  ác,  tức  là  làm  khổ  người  khác, khổ tất cả chúng sanh thì chẳng chạy trốn đâu khỏi,  đều  phải  thọ  lấy  quả  khổ,  dù  tiền  của  có đem hối lộ, lo lót bao nhiêu cho các bậc Vạn Năng,  Thần,  Thánh,  Tiên,  chư  Phật,  chư  Bồ Tát cũng chẳng giải cứu được ai.
Đó là một nền đạo đức công bằng và công lý nhất trên thế gian này, người cầm cán cân công  lý  này,  không  sợ  sai  sót  một  ly hào  nào cả. Ai làm ác thì phải chịu khổ thọ tai ương, bệnh  tật   v.v..,  ai   làm   lành  thì  hưởng  được phước báo, phiền não tật bệnh tiêu trừ, tai qua,
  
nạn khỏi  v.v..  mà  chẳng  cần  cầu  khẩn  ai  cứu giúp cả.
Chuyện nhẫn nhục của Quan Âm Thị Kính và  ông  lão  tu  hành  đều  là  sự  nhẫn  nhục  thiếu trí tuệ  nhân  quả,  tự  làm  khổ  mình  và  còn  tạo nhân  duyên  bất  thiện  cho những  người  khác làm  ác,  đó  là  phản  lại  giáo  lý  và  đạo  đức  của đạo Phật.
Kẻ làm ác như Thị Mầu thì lại phây phây không  có  khổ  đau chút  nào.  Như  vậy  trái  với luật  nhân quả  quá  rõ  ràng. Luật  nhân quả  bao giờ  cũng đi đôi  với  trí tuệ  (tri kiến giải  thoát), kinh sách  phát  triển  dạy  người  tu  nhẫn  nhục như vậy, tức là dạy người tu như cây đá, chẳng có tri kiến giải thoát chút nào.
Nếu Thị Kính  là người tu theo đạo Phật có đầy đủ đạo đức nhân bản – nhân quả tự không làm  khổ  mình,  khổ  người,  thì sự  kiện  không xảy  ra, Ngài  dùng  trí tuệ  nhân  quả  giải  quyết để  không làm khổ mình,  khổ người  khác, Ngài không khổ và mọi người cũng không khổ, chỉ có kẻ  làm  ác  như  Thị  Mầu  là  phải  thọ  lãnh  quả khổ. Có như vậy, mới đúng nghĩa đạo đức nhân bản - nhân quả.
Ông  lão  tu  hành  kia cũng  vậy,  không  có trí tuệ nhân quả, nên dùng hạnh nhẫn nhục ba



la mật làm thinh, không thốt ra lời nói để vạch trần tội ác của kẻ ác tâm vu khống người khác.
Thị Kính  và ông lão vẫn giữ một mực làm thinh, có nghĩa là không chấp nhận mà chấp nhận hành động như vậy, đã khiến cho mọi người  tức  giận  (ác  pháp)  chửi  mắng,  mạ  nhục, xỉ  vả,  đánh  đập  (ác  pháp)  và  mình  đang chịu đựng  sự  mạ  nhục  và  sự  hành  hạ  đau khổ  cả thân và tâm (ác pháp).
Mặc  dù  chúng  ta cho rằng  nhân  đời  trước thì đời nay ta phải trả và chịu đựng sự trả quảû đó. Nếu ta lý luận và tư duy nhân quả như vậy là  không  đúng,  luật  nhân  quả  không  phải  là luật định mệnh, luật nhân quả được chuyển hoá bằng   trí  tuệ   để   không   làm   khổ   mình,   khổ người. Vì thế đạo Phật lấy tiêu chuẩn thiện của luật nhân quả để giải thoát đời sống con người, bằng  trí tuệ,  do đó  đạo  Phật  còn  gọi  là  đạo
‚TRÍ TUỆ‛.

Muốn thoát ra cảnh khổ của cuộc đời thì hành giả phải nhìn  đời bằng đôi mắt nhân quả và giải quyết bằng trí tuệ nhân quả thì cuộc đời này mới trở thành Thiên đàng, Cực lạc.
Nếu chúng ta sống đúng đạo đức nhân bản
- nhân quả, không làm khổ mình,  khổ người thì
Thiên  đàng  và  Cực  lạc  đâu  cần  phải  tìm nơi



đâu xa và có cần gì phải tu tập cho phí sức. Vì Cực  lạc,  Thiên  đàng  không  có  thật,  mà  cỡ  có thật thì cũng chẳng có ích lợi gì cho con người? Cõi Cực lạc, Thiên đàng chỉ là một cõi ảo mộng tưởng  tượng  mà  thôi.  Cực  lạc,  Thiên  đàng  chỉ có  với  những người  có  trí tuệ  nhân bản  - nhân quả,  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất cả chúng sanh.
Người nhìn  đời bằng đôi mắt nhân quả và giải  quyết  mọi  sự  việc  với  trí tuệ  nhân quả  thì chỉ  dùng  một  lời  nói  rất  tầm  thường  không quân tử, không anh hùng gì cả, chỉ cần biết không làm khổ mình,  khổ người là đủ, như Thị Kính  chỉ  cần  nói:  ‚Tôi  là  phụ  nữ‛,  thì ngay đó  đã  chuyển  được  nhân  quả  khổ  cho mình  và không tạo duyên nhân quả ác cho người. Ngài muốn  làm  người  quân  tử,  người  anh  hùng  nên tu  hạnh  nhẫn  nhục  ba  la  mật.  Vì  thế,  Ngài phải chịu khổ suốt mười mấy năm trời và cũng tạo duyên cho mọi người làm ác. Đối với đạo Phật,  những  hạnh  nhẫn  nhục  này  là  phi  đạo đức nhân quả.
Ông lão tu hành kia cũng vậy, chỉ một lời nói  tầm  thường  mà  đã  chuyển  được  nhân  quả khổ  của  mình   và  không  tạo  duyên  cho  mọi người  làm  ác:  ‚Bạch  Hòa  Thượng,  xin Hoà



Thượng  xét   kỹ,   đừng  để   oan  ức  cho  kẻ khác  và  đừng tạo  nhân  ác  cho mình‛. Câu nói  tuy  đơn  giản,  nhưng  lại  nhắc  khéo  nhân quả cho Hòa Thượng. Nếu là một người sống có đạo đức   nhân  quả   thì  Hòa   Thượng  sẽ   giật mình  trước lời nói của ông lão.
Luật nhân quả sẽ không tha một kẻ nào, dù  người đó  tu đã  thành Phật  và  chứng  quả  A La Hán như vị  Hòa  Thượng đó  mà  dùng  pháp ác  để  thử  thách  đệ  tử  thì vẫn  phải  thọ  quả. Làm  những  điều  ác  bằng  cách  gọi  là  ‚thõng tay vào chợ, tự tại vô ngại‛ như Thiền Đông Độ, rượu thịt bê bối như Tế Điên Hoà Thượng cũng vẫn phải bị trừng trị do luật nhân quả. Đừng nghĩ rằng, tôi đã tu xong thì làm gì cũng không có tội, hiểu như vậy là không hiểu đạo đức nhân quả; hiểu như vậy là không hiểu đạo Phật, vì những người tu sĩ đạo Phật đều có oai nghi tế hạnh, tức là Sa Môn hạnh của người tu sĩ hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn, đó là kết quả  giải  thoát  của  những  người  quyết  tâm  đi tìm chân lí mà Phật dạy những hành động sống đúng  phạm  hạnh  gọi là  Sa Môn Quả  tức là kết quả của những người tu theo Phật giáo.
Người tu xong luôn luôn sống bằng trí tuệ nhân  quả,  thể  hiện  một  gương hạnh  đạo  đức,



không làm khổ mình,  khổ người, khổ cả hai, do đó  đức  Phật  gọi  trí tuệ.  Trí  tuệ  đó  được  gọi  là tri kiến giải thoát.
Xét qua câu chuyện Quan Âm Thị Kính  và ông  lão  tu  hành  là  những  người  thiếu  trí tuệ đạo  đức  nhân  quả,  tức  là  không  có  trí tuệ  tri kiến giải thoát cho mình cho người, như vậy, hạnh nhẫn nhục ba la mật đó là phi đạo đức, là không  phải  của  đạo  Phật  dạy,  chỉ  là  một  đạo đức  quân  tử  Nho  giáo,  một  anh  hùng  cá  nhân mà  thôi.  Những  đạo  đức  đó  thường  làm  khổ mình, khổ người, nhưng lại được những người thiếu hiểu biết ca ngợi tán thán.
Đạo Phật là một tôn giáo không nêu cao gương anh  hùng  cá  nhân,  mà  chỉ  biết  giữ  gìn đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  tự  không  làm khổ  mình,  khổ  người.  Quan  Âm  Thị  Kính  và ông lão tu hành đã  chứng tỏ mình  là anh hùng nhẫn  nhục  ba la  mật,  anh  hùng  cá  nhân  làm khổ mình, khổ người. Đã làm khổ mình, khổ người thì làm sao gọi là giải thoát được.
Đạo Phật chỉ biết dùng trí tuệ nhân bản  - nhân  quả  tự  không  làm  khổ  mình,  khổ  người và  khổ  cả  hai  để  được  giải  thoát  khổ  đau của kiếp sống làm người. Như vậy, chúng ta đã biết luật  nhân quả  là  có  sự  chuyển hoá  và  thay đổi
  
rõ ràng, từ nhân thiện  chuyển hóa được quả ác ngay  liền  chứ  không  phải  đợi  có  thời  gian. Người có  trí tuệ  nhân quả  thì chuyển hoá được luật  nhân  quả,  hay  nói  một  cách  khác  là  làm chủ  nhân  quả  hoặc  nói  một  cách  khác  nữa  là làm chủ sanh, già, bệnh, chết, tức là giải thoát mọi sự đau khổ của kiếp người.
Ví dụ: Chúng ta bệnh nhức đầu là do thiếu trí tuệ, tạo ra nguyên nhân bệnh nhức đầu như: đi  mưa, đi  nắng  không  đội  nón,  mũ,  dù,  v.v.. hoặc tắm khi mồ hôi đang ra. Đó là những nguyên nhân đểâ sanh ra bệnh cảm nhức đầu.
Nếu   chúng   ta   có   trí  tuệ,   khi  đi   ngoài đường gặp mưa thì che dù, mặc áo mưa hoặc đi nắng thì che ô, đội nón, mồ hôi đang ra thì không nên tắm, biết phòng ngừa và ngăn chặn như vậy thì làm  sao bị  bệnh cảm nhức  đầu, đó là  trí tuệ  biết  phòng  ngừa  không  gieo  nhân bệnh  tật  đau khổ  thì làm  sao có  quả  bệnh  tật khổ đau.
Ví dụ: Ta bị bệnh ruột thừa đau như sắp chết mà cứ bảo rằng: “đó là nhân quả đời  trước ta  đã  gieo,  thôi  đành  nhẫn  chịu đau  để  trả quả”.  Nếu  thiếu  hiểu  biết  nhân  quả  mà  luận theo  lý  nhân quả  của của kinh sách phát  triển là  để  trả  quả  như  thế  này,  thì chúng  ta  sẽ  là



người vô trí tuệ, dại dột, vô minh thì phải đành chịu đau khổ và mạng vong. Nếu ta là người có trí tuệ, ta biết nhân quả là chuyển hóa được, do đó  ta  đi  đến  bệnh  viện  mổ  ruột  thừa  là  chúng ta sẽ hết đau nhức và bệnh lành, không bị tử vong oan uổng.  Đó  là  trí tuệ  chuyển  hoá  nhân quả,  do biết  như  vậy,  nên  chúng  ta  không  có khổ đau tức là giải thoát.
Bởi sự giải thoát của đạo Phật, rất đơn giản,  chứ  không  như  người  ta  dựa  theo  kinh sách phát triển và thiền Đông Độ, nghĩ rằng sự giải  thoát  của  đạo  Phật  rất  là  cao siêu,  huyền bí, cần phải  có  một  sức thiền định sâu mầu  và một trí tuệ siêu việt.
Nếu  Thị  Kính  chỉ  cần  biết  sự  giải  thoát của đạo Phật trong đời sống hằng ngày, không có gì cao siêu, huyền bí, rất gần gũi sự sống của con người, đơn giản, cụ thể, thiết thực v.v.. Như lời  chúng  tôi  thường  nhắc  nhở:  “Sống  là  tu,  tu là  sống”. Ai hiểu biết đạo Phật được như vậy là giải thoát ngay liền.
Thị  Kính   hiểu  đạo  Phật  qua  lăng  kính giáo  pháp  của  kinh  sách  phát  triển,  nên  tu hạnh  nhẫn  nhục  ba  la  mật,  để  rồi  chịu  một hàm oan cho đến ngày cuối cùng của đời mình.



Ngài  được  mọi  người  tán  thán  ca ngợi  và tôn xưng Ngài là Phật Bà Quan Âm, tức là tán thán  một  anh  hùng  cá  nhân,  chứ  không  phải tán  thán  ca ngợi  một  người  có  đạo  đức  nhân bản  -  nhân  quả,  không  làm  khổ  mình,   khổ người.
Khi Ngài  chết  rồi  thì sự  ca ngợi  tán thán đó, đối với Ngài không còn có nghĩa lý gì cả. Cũng ví như một người đã chết, khen họ cũng không mừng, chê  họ  cũng không buồn, chửi  họ cũng không giận, dù tôn xưng họ là gì, họ cũng chẳng  ham  và  cũng  chẳng  biết.  Thị  Kính   có thành Phật  hay không thành Phật  là  do ở  chỗ tu hành giải thoát hay không giải thoát, nhưng Thị Kính  đã tự làm khổ mình và còn làm khổ người khác, đối với đạo Phật Thị Kính  là người chưa giải thoát, tu hạnh nhẫn nhục đó chưa xứng  đáng  làm  Phật,  đi  sai  con đường  đạo  đức của đạo Phật.
Đạo Phật giải thoát trong đạo đức, chứ không phải  giải  thoát  ngoài  đạo  đức, Thị Kính tu  hành  nhẫn  nhục  ba la  mật  là  phi  đạo  đức làm   khổ   mình,   khổ  người,   đó  là   giải  thoát ngoài đạo đức. Giải thoát ngoài đạo đức là phi đạo đức.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!