Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -4

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Từ  4:00 –  4:30 (Định Vô  Lậu  tu  tập  như lúc 9:00 – 9:30).
Từ  4:30 –  5:00 (Định Niệm  Hơi  Thở  câu hữu  pháp  hướng  Vô  Lậu,  tu  tập  như  thời  gian lúc 9:30 – 10:00).
Từ 5:00 – 6:00 (lao tác quét dọn). Từ 6:00 – 7:00 nghỉ ngơi.
--o0o--

BUỔI TỐI:

Từ 7:00 – 7:30

Từ 7:30 – 8:00

Từ 8:00 – 8:30

Từ 8:30 – 9:00

Từ 9:00 – 9:30

Từ 9:30 – 10:00

Tu tập như buổi sáng.

Từ 10:00 – 2:00 ( tịnh chỉ).

--o0o--

BUỔI KHUYA:

Từ 2:00 - 2:30

Từ 2:30 – 3:00

Từ 3:00 – 3:30

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Từ 3:30 – 4:00

Từ 4:00 – 4:30

Từ 4:30 – 5:00

Tu tập như buổi chiều. Từ 5:00 – 7:00 (lao tác).
Tuy thời khoá tu tập đã thành lập xong, nhưng  giờ  giấc  còn  phải  tùy  ở  mọi  hoàn  cảnh và  đặc  tướng  của  mọi  người,  cần  phải  thay  đổi cho phù  hợp  với  hoàn  cảnh  và  cơ thể  để  sự  tu hành có kết quả tốt, đến đây thời gian tu tập trong hai  mươi  bốn tiếng đồng hồ  được  chia ra là hết.
Xin quý vị lưu ý: về Định Niệm Hơi Thở, nếu  quý  vị  đã  từng  tu  tập  về  hơi  thở  do  sự hướng dẫn sai, bị gom tâm ức chế  quá nhiều để ngăn vọng tưởng, gây căng thẳng thần kinh, nặng  mặt,  nhức  đầu,  thì không  nên  tu  tập  về hơi  thở  nữa,  chỉ  nên  tu  tập  thân  hành  niệm ngoại và cố gắng xả tâm “ly dục, ly ác pháp”.



Ø         À         Ù         Ä         Ä

THẤT  NIỆM
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Ngoài thời tu tập
ra, con còn bị thất niệm nhiều, vậy con phải tu như thế nào? Và cách thức nhiếp tâm như thế nào, để vọng tưởng không xen vào được? Và muốn  kéo  thời  gian  dài  ra từ  một  giờ,  đến  hai ba giờ,  con phải  tu  tập  như  thế  nào,  xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ?
Đáp: Con nên tu tập làm chủ trong thời khóa tu tập mà thôi, đừng để thất niệm trong giờ tu, còn ngoài giờ tu, con hãy trả tâm con về trạng thái bình thường của nó đừng bắt ép nó nhiều quá, mất tự nhiên.
Trong  thời khóa tu tập mà còn thất niệm, như vậy do con tu không đúng cách, theo các điều kiện như sau:
1-        Tu tập quá sức của mình.

2-   Ham tu nhiều, mà tu không đúng cách, ví dụ: người mới tu nên đi kinh hành nhiều mà lại ngồi nhiều thì không đúng.
3-        Lười biếng không đi kinh hành.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


4-        Chưa tập  luyện  ổn  định hơi  thở  bình thường.
5-        Chưa tập hơi thở gom tâm.

6-        Thay vì tu 5 hơi thở lại tu 10 hơi thở.

7-        Không  phòng  hộ  sáu  căn,  thường  để tâm phóng dật.
8-        Sống không đúng giới luật của Phật.

9-        Không sống độc cư trọn vẹn, còn thích

vui.



10- Nên  trực  tiếp  với  thiện  hữu  tri thức

hướng dẫn.

Mười  điều  trên  đây  cần  phải  lưu  ý  trong khi tu tập Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác là phải hết sức nhiệt tâm, nếu thiếu nhiệt tâm thì tu tập vẫn bị thất niệm. Bị thất niệm, tức là thiếu nhiệt tâm và tu tập quá sức của mình.



Ø         À         Ù         Ä         Ä


HỒI HƯỚNG
  
Câu hỏi của Từ Hạnh
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Hết  mỗi  giờ  tu
con hồi hướng cầu siêu, cầu an và phát nguyện như vậy có đúng không thưa Thầy? Trong kinh sách Đại Thừa dạy, mỗi khi  ăn cơm xong cũng như  ngồi  tu  thiền  hoặc  niệm  Phật,  tụng kinh v.v.. đến khi xả ra đều hồi hướng cho tất cả chúng  sanh được  sanh về  Tịnh Độ,  chúng  con đã   từng   quen  hồi   hướng   như   vậy   có   đúng không xin Thầy chỉ bảo cho chúng con được rõ?
Đáp:  Tâm  con còn  phàm  phu, tham,  sân, si, mạn, nghi, còn ngăn che, thương, ghét, giận, hờn, phiền não, v.v.. còn rất nhiều sự đau khổ, gặp duyên còn chướng ngại, chính hiện giờ, con đang chung sống với chị em, thế mà con còn không tùy thuận được để mọi người vui vẻ với nhau.  Tâm  con  chưa  thanh  tịnh,  chưa  trong sạch,   còn   ô   nhiễm   quá   nhiều,   vậy   con  hồi hướng cầu siêu, cầu an cho người khác, với tâm như  vậy  thì phỏng  có  ích  lợi  gì  được  cho ai? Hay  chỉ  là  một  hình  thức  suông.  Sự  hồi  hướng như  vậy  chẳng  ích  lợi  gì  cho  con  mà  cũng

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


chẳng  ích lợi  gì cho người  khác,  chỉ  nói  lên  sự không thành thật, sự dối trá của con mà thôi.
Con đang tu tập, tâm con chưa thanh tịnh mà con muốn hồi hướng cho người khác thì hồi hướng tâm  nào?  Tâm xấu  hay tâm tốt, tâm  tốt thì con chưa có,  còn  đang tu  tập,  còn  tâm  xấu thì không lẽ hồi hướng cho họ sao?
Tâm con chưa thanh tịnh, còn quá nhiều khổ đau mà hồi hướng cho người thì hóa ra con hồi  hướng  sự  bất  tịnh,  uế  nhiễm,  sự  khổ  đau cho người khác, như vậy có đúng không?
Người  tu  sĩ  đạo  Phật  làm  thật,  nói  thật, nghĩ thật, cớ đâu lại làm giả, nói giả, nghĩ giả. Con  đừng   nghe  theo   kinh  sách   phát   triển, những  gì kinh sách  phát  triển  đều  dạy  chúng ta làm những hình  thức từ bi, bác ái bên ngoài, đó  là  làm  giả,  nghĩ  giả,  nói  giả  để  lừa  đảo, lường gạt  người thiếu  hiểu  biết, nên lầm  tưởng làm như vậy là trải tâm từ bi vô lượng, vô biên thương  xót  khắp  cùng  chúng  sanh,  để  tỏ  ra
mình  là  Bồ  Tát  thừa12độ13   nhiều  người,  đó  là




12 - Bồ Tát thừa là xe lớn có nghĩa là chở nhiều người, hướng dẫn mọi người tu tập.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


một điều đi ngược lại và phỉ nhổ vào Phật giáo Nguyên Thủy. Ý đồ của kinh sách phát triển là dìm Phật giáo Nguyên Thủy xuống cho là ngoại đạo Tiểu Thừa (xe nhỏ) ích kỉ, nhỏ hẹp chỉ chở một   mình,   không   độ   ai   hết,   không   làm   từ thiện, không thương xót ai cả, không dạy người tu hành chỉ lo tu cho mình.
Chủ trương của Phật giáo Nguyên Thủy là khi tu xong mới độ người, còn chưa tu xong thì không dám độ ai. Vì độ như vậy là tự giết mình mà còn giết người khác, bằng chứng hiển nhiên hiện  giờ, các  nhà  kinh sách  phát  triển  đã  giết mình  mà còn giết nhiều người khác nữa, không những giết một đời người mà còn giết nhiều thế hệ con người.
Bởi sự lừa đảo của kinh sách phát triển tự dối  mình,  dối  người  bằng  những  ngôn  ngữ  lặp đi  lặp  lại  của  lời  người  xưa,  để  rồi  chịu  chết trong sự đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác, không có làm chủ được sanh, già, bệnh, chết.
Sự hồi hướng của kinh sách phát triển dạy là  sự  dối  trá,  để  kết  thúc  câu  trả  lời  này,  con
hãy  đọc  lại  bài  kinh Ước  Nguyện  của  Phật  đã

13 - Độ là chở, là dạy cho biết cách tu hành, là giúp đỡ mọi mặt (từ thiện).

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


dạy trong  kinh Trung  Bộ:  ‚Khi nào  chúng  ta giữ  gìn  giới  luật  nghiêm  chỉnh  thì sẽ  hồi hướng cho mình, cũng như  cho người khác sẽ có kết quả tốt đẹp‛. Đó chính là hồi hướng tâm thanh tịnh tốt của chúng ta đến mọi người, còn  giới  luật  chưa nghiêm  chỉnh  thì xin  đừng hồi hướng cho ai hết.
Mười bảy điều ước nguyện trong kinh Sa Môn Quả thuộc Trường Bộ kinh nên sống đúng giới  luật  đừng  vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào thì ước nguyện cho mình  cho người đều có hiệu quả.


TIÊU CỰC
Câu hỏi của Từ Hạnh



Hỏi:   Kính  thưa   Thầy,   con  muốn  giữ
hạnh  đi khất  thực  ngày  một  bữa,  nhưng  thân con bệnh  thấp  khớp,  tâm  con còn  yếu  chưa xả ly  ghét  bỏ  được  thân  này,  vì vậy  con cần  phải có  thời  gian  nhàn rỗi  thư  giãn, tu tập  sức  tỉnh thức, gạn lọc lậu hoặc, diệt ngã, xả tâm cho tốt và  pháp  hướng  phải  có  hiệu  quả,  ngược  lại  ra

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


ngoài lao động nhiều, mệt mỏi tu tập rất khó, sức  tỉnh thức  mất dần, pháp  hướng tâm  không được hiệu quả.
Con thích  tu hơn, dù miếng ăn có cực đơn điệu mà tâm thanh  thản hơn là ăn ngon, mà bị bất an, khó tu.
Kính  thưa  Thầy, những ý kiến trên đây là của  con có  đúng  không?  Xin  Thầy  mở  lòng  từ bi  chỉ  dạy  chỗ  sai  quấy  để  con sớm  diệt  trừ, phát  huy  cái  tốt,  cái  cần  cho sự  tu  tập  ở  ngày nay cũng như ngày mai, con xin  thành kính  tri
ân.

Đáp: Hạnh đi xin ăn là đức hạnh cao quý và  giải  thoát  nhất  của  vị  tu  sĩ  đạo  Phật,  là Chánh Nghiệp của bậc thánh tăng, chứ không phải  những  loại  người  đi  xin  ăn  thường  tình (xin tiền), nó có nhiều ý nghĩa trong đường tu tập  giải  thoát  của  đạo  Phật.  Nhờ  đức  hạnh  đi xin  này  mà  kết  quả  xả  tâm  ly dục,  ly ác  pháp rất  dễ  dàng, cụ  thể  và  rõ  ràng, đi xin ăn ngày một bữa, không xin tiền xin bạc, chỉ xin thực phẩm  vừa  đủ  ăn  trong  một  bữa,  đó  là  thánh hạnh của bậc chơn tu Phật giáo, chứ người thường  tình thế  gian  không  thể  sống  như  vậy được. Hạnh đi xin ăn có nhiều ý nghĩa của cuộc sống giải thoát như:

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


1-  Giải thoát được thân, tâm không bận tâm lo đời sống ăn uống hằng ngày như: nấu, nướng, trồng, trỉa, gặt, hái v.v..
2-   Gieo duyên  lành  với  chúng  sanh,  hay nói cách khác là tạo mối liên hệ để dẫn dắt chúng  sanh tu  hành  giải  thoát  sau này,  gọi  là hóa duyên độ chúng sanh.
3-        Diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.

4-        Lập hạnh nhẫn nhục.

5-        Lập hạnh tùy thuận.

6-        Lập hạnh xả vật chất.

7- Lập  hạnh  giải  thoát  tâm  phóng khoáng như hư không.
8-        Lập hạnh phòng hộ sáu căn.

9-        Lập hạnh thiểu dục tri túc.

10- Cuộc sống trầm lặng và  đơn giản giữa mọi người.
Đó là 10 điều lợi ích của đức hạnh đi khất thực,  nó  vừa  trực  tiếp  với  các  đối  tượng  nhưng lại ngầm bên trong tâm gián tiếp lập đức hạnh thánh  tăng  của  một  người  tu  sĩ  đạo  Phật,  có một  đời  sống,  bằng  những  hành  động  sống, thật sự đạo hạnh của người tu sĩ chân chánh.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Theo  như  mọi  người  tu  thiền  định  hiện giờ, họ tự nghĩ: phải sống nhập thất suốt ngày này qua ngày khác, không làm việc gì cả, chỉ có chuyên ròng tu tập mà thôi. Với ý nghĩ này, không đúng với tinh thần buông xả của đạo Phật.  Tại  sao vậy?  Tại  vì  ở  trong  thất  tu  tập như vậy, tức là ức chế tâm, trái ngược lại đạo Phật  là  đạo  xả  tâm  (ly  dục,  ly ác  pháp),  nên hạnh  đi  khất  thực  là  một  hành  động  tu  trực tiếp đối với các pháp để xả tâm của mình, trừ trường hợp lúc nhập định mà thôi.
Thời đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo phải đi khất thực vào buổi sáng trước giờ ngọ, ngay cả  những  người  già  yếu  cũng  phải  đi  xin ăn,  chính  như  đức  Phật  đã  già  tám  mươi  tuổi mà vẫn còn đi xin ăn hằng ngày như những vị tỳ theo khác.
Đi  khất thực  vào buổi sáng có tu tập được gì không? Có mất thời gian tu tập không?
Lấy  thời  gian  buổi  sáng  đi  khất  thực  là phải  nói  rằng:  chính  buổi  sáng  là  thời  gian  tu tập  nhiều nhất, nhất là  giao  tiếp  với các pháp, người  tu  sĩ  nhờ  có  các  đối  tượng  để  tu  tập  xả tâm như:
1-   Đi  khất  thực,  khi ra khỏi  tu  viện  các thầy  tỳ  kheo cần  phải  phòng  hộ  sáu  căn,  mắt

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


nhìn  xuống,  tai  nghe sự  hoạt  động  trong thân, ý  phải  giữõ  gìn  chánh  niệm  trong  hành  động bước  đi,  đó  là  ngăn  ác  pháp  (Tứ  Chánh  Cần), khi tâm  có  khởi  niệm  gì, đều  phải  quán vô  lậu quét sạch, tức là diệt ác pháp.
2-  Giữ tâm trong chánh niệm tỉnh giác, (thân hành niệm  nội  ngoại), hơi  thở  hoặc bước đi.

3-        Trải  tâm  từ  trên  bước  đi,  tránh  giậm đạp chúng  sanh (Tứ  Vô  Lượng  Tâm  từ,  bi,  hỷ,
xả).

Trong  một  ngày,  một  đêm  tu  tập  có  ba thời tu trong cảnh tịnh (chiều, tối, khuya) còn thời  gian  buổi  sáng  tu  trong  cảnh  động  phòng hộ và xả tâm trong các đối tượng. Chiều, tối, khuya tu rất dễ, chỉ có buổi sáng tu rất khó. Ba thời tu “tỉnh thức”, một thời tu “chánh niệm”. Nhờ có chánh niệm mới diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.
Bởi  vậy, cố tránh ngoại  cảnh để tu, tức là trốn  tâm  mình,  trốn  tâm  mình  khó  mà  thực hiện được chánh niệm, chánh niệm không thực hiện được thì tâm không bao giờ xả, mà tâm không  xả  được  thì làm  sao ly dục,  ly ác  pháp được, mà không ly dục, ly ác pháp được thì làm sao nhập được Bất Động Tâm và nhập được Sơ

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Thiền, nhập Bất Động Tâm chẳng được thì làm sao nhập  Sơ Thiền  được.  Nhập  Bất  Động  Tâm chẳng  được  thì dù  có  tu  ngàn  kiếp  cũng  chẳng làm chủ được sanh tử luân hồi.
Hiện giờ, trong đất nước chúng ta không thể thực hiện hạnh đi khất thực được, vì những bậc  thầy  tổ  đã  chịu  nhiều  ảnh  hưởng  giáo  lý kinh sách  phát  triển  Bà  La  Môn,  nên  đã   bỏ hạnh đi khất thực từ lâu. Tu như các thầy theo kinh sách phát triển, giới luật không nghiêm chỉnh,  đức  hạnh  không  có,  ai  mà  cúng  dường. Do đó, chỉ còn cách đi tụng niệm, cúng bái làm ma chay, làm  những  điều  mê  tín để  mà  sống. Vì thế,  trong  chùa  phải  tự  tổ  chức  nấu  ăn như người thế tục và ăn ngày ba bữa, do ăn uống nhiều quá, nên phải tổ chức lao động cày cấy, trồng trọt như tổ Bách Trượng đã dạy: ‚nhất nhựt bất tác, nhất nhựt bất thực, có nghĩa là một ngày không làm là một ngày không ăn‛, đó là những chùa ở nông thôn, còn những chùa ở thành thị không có cày cấy trồng trọt được,  nên  phải  tổ  chức  lễ  lộc  cúng  bái  làm những  điều  mê  tín dị  đoan để  lừa  đảo  tín đồ nhẹ  dạ,  lạc  hậu,  phần  nhiều  là  phái  nữ,  lấy nghề  cúng bái, tụng niệm hoặc đi thuyết giảng lung tung mà  mình  tu  hành chẳng được  những

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


gì, chỉ toàn vọng ngữ hoặc đi hành hương chùa này,  chùa  khác  để  kiếm  lời  trong  mỗi  chuyến đi, để làm sự sống. Sự sống của tu sĩ Phật giáo hiện  giờ  là  một  sự  trao  đổi,  bằng  cách  buôn Phật,  bán  pháp  và  khéo  lừa  đảo,  bằng  sự  mê tín không chơn chánh, phi đạo đức.
Thời đại hiện giờ, nếu muốn giữ được Chánh Nghiệp  của Phật giáo  thì phải khéo  léo tổ  chức,  nhờ  các  cư sĩ  có  nhiệt  tâm  với  Phật giáo để trợ duyên trong giai đoạn đầu cúng dường  sớt  bát,  giải  quyết  về  đời  sống  của tu  sĩ để họ còn giữ gìn hạnh đi xin ăn, chính nhờ đó, mới thực hiện được đời sống giải thoát, có thực hiện được như vậy thì tâm họ mới ly dục, ly ác pháp,  còn  ngược  lại,  không  giữ  được  hạnh  đi xin thì lần lượt sẽ phạm và phá các giới luật, vì vậy, phạm hạnh của người tu sĩ không còn nữa.
Đồng thời vừa đi xin ăn, cũng vừa phải tổ chức  cho tu  sĩ  mỗi  ngày  có  năm  mười  phút  lao tác nhẹ như quét dọn vệ sinh chung quanh thất hoặc  giảng  đường,  để  họ  vừa  tu  trong  hành động lao tác và cũng để cho chung đụng với các đối tượng bên ngoài, đó là thực hiện các pháp phòng hộ tâm, tức là cách thức sống trầm lặng độc cư, nhẫn nhục, tùy thuận và  buông xả v.v.. Nhờ  có  những  buổi  lao  tác  này,  tu  sĩ  mới  thực

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


hiện  chánh  niệm,  xả  tâm  ly dục,  ly ác  pháp, chính  vì những lối  tu  như vậy, người  tu  sĩ  mới thấy được sự giải thoát của đạo Phật trong cuộc sống  rất   cụ   thể   và  rõ   ràng.   Nếu   không  có những buổi lao tác vệ sinh chung như vậy và không  có  các  đối  tượng  để  tu  tập  chánh  niệm xả  tâm,  mà  cứ  an  nhiên  ở  trong  thất  tu  tập thiền  định  thì bị  ức  chế  tâm.  Và  vì vậy,  dù  có tu  tập  suốt  ngàn  đời  muôn  kiếp  cũng  chẳng nhập được thiền định gì cả. Nếu cứ ở trong thất mà  tu  tập  thiền  định,  để  được  nhất  tâm  bất loạn, thì đó là những loại thiền ức chế tâm, chứ không  phải  thiền  xả  tâm  và  tu  như  vậy  thì chẳng bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, chỉ đó là hình  thức tu thiền để  lừa  đảo  người  khác  mà  thôi,  chứ  chẳng  có ích lợi gì, phải nói rõ hơn, đó là một trò lừa bịp bằng thần thông tưởng.
Mục đích và đường lối tu tập của đạo Phật là  diệt  ngã  xả  tâm, ly dục  ly ác  pháp, cho nên những pháp  tu  tập  đều  nhắm  vào  ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp khiến cho tâm được an vui và thanh thản hoàn toàn, đó là tâm thanh tịnh, tâm giải thoát, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi che mờ nữa và   không  còn  có  thất  kiết  sử  trói  buộc,  nó  là

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


tâm  bất  động của đạo giải  thoát, chính  đó  mới là thiền định của đạo Phật.
Nếu  con  không  hiểu  được  vậy,  mà  cứ  ở trong thất tu tập tỉnh thức trong cảnh tịnh, thì tỉnh  thức  kia chỉ  là  tỉnh  thức  tưởng  sẽ  rơi  vào trạng  thái  tĩnh  lặng  tưởng,  thì không  thể  nào giải thoát tâm con được, mà còn có thể đưa con đến con đường tà thiền tà định, như các thầy tổ của  chúng  ta  đã  bị  lạc  đường  theo  giáo  pháp kinh sách phát triển từ xưa đến nay.
Con  phải  tỉnh  thức  ngay  trong  các  đối tượng, thường sống chánh niệm, để  tâm  con ly xả, từ bỏ và viễn ly các ác pháp. Có như vậy, sự tu tập của con mới thực tế và cụ thể giải thoát, đừng lầm lạc  vào  giáo  pháp  phát  triển, vì giáo pháp  của  kinh sách  phát  triển  chỉ  dạy  cách thức tu tập không có pháp hành, thường lý luận suông  bằng  những  danh  từ,  có  khi  rất  trừu tượng, mơ hồ, viễn vông thiếu  thực  tế, phi  đạo đức,  khiến  cho  người  tu  tưởng  mình   đã   giải thoát theo ngôn ngữ, nhưng nào ngờ  giải thoát đâu  không  thấy,  chỉ  thấy  bỏ  công  lao  tu  tập đến  khi gặp  việc  gì thì tâm  nào  cũng  còn  tật nấy.  Rốt  cuộc  chỉ  bị  kinh sách  phát  triển  lừa đảo bằng miệng lưỡi với những danh từ triết lý suông.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Lao tác của người tu hành là lao tác trong tu  tập,  chứ  không  phải  lao  tác  làm  ra của  cải (kinh tế),  cho  nên  lao  tác  mà  không  có  mệt nhọc và không có lo lắng, còn lao tác mệt nhọc và lao tác lo lắng là lao tác làm ra cơm gạo để sống (lao tác kinh tế), nên sự lao tác đó phải có sự tư duy, suy nghĩ kỹ lưỡng, do sự lao tác như vậy,  nên  tâm  hồn  không  được  thanh  thản,  an lạc và vô sự.
Lao tác  để  tu  tập  chính  là  nhờ  vào  sự  lao tác hoạt động của thân thể, để nương vào hành động đó mà tâm được tỉnh thức nên thường nhớ hướng tâm  như lý  tác  ý, ly dục  ly ác  pháp, lao tác như vậy gọi là lao tác tu tập để xả tâm; lao tác  như  vậy  là  để  thư  giãn  tinh thần;  lao  tác như  vậy  là  để  sống  độc  cư, trầm  lặng;  lao  tác như  vậy  là  để  phòng  hộ  sáu  căn;  lao  tác  như vậy là để tu tập Tứ Vô Lượng Tâm; lao tác như vậy là để tu tập tịnh chỉ ngôn ngữ; lao tác như vậy  là  để  rèn  luyện  đức  nhẫn  nhục,  tùy  thuận và bằng lòng.
Người tu hành theo đạo Phật  phải hiểu lý của đạo cho rõ ràng, biết mục đích của đạo phải cụ  thể,  không  được  mơ  hồ  trừu  tượng  và  còn phải biết cách tu tập cho đúng, phải nương theo mọi  cảnh,  mọi  đối  tượng,  mọi  sự  việc  xảy  ra,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


phải biết giữ gìn tâm, phòng hộ tâm, mà còn phải biết tu đức hạnh tùy thuận, nhẫn nhục, bằng  lòng  trước  các  đối  tượng,  mọi  hoàn  cảnh và mọi sự việc đều phòng giữ tâm, xả tâm, diệt tâm, viễn ly và từ khước các ác pháp v.v..
Tu mà còn thích cảnh này, cảnh  kia, sống phải  như  thế  này,  sống  phải  như  thế  kia, ăn như  thế  này,  ăn  như  thế  kia v.v..  Thích  cảnh tịnh, sợ cảnh động, thích nhập thất ở không, thích ngồi nhiều, thích khổ hạnh, thích giản dị, thích tự do và tự tại theo ý muốn của mình  v.v.. Đó là cách tu theo lòng ham muốn của mình,  tu như  vậy  là  tu  tránh  né  cảnh  và  các   pháp, không bao giờ có sự giải thoát.
Tu  là  buông  xả  sự  ưa thích,  ham  muốn trước  cảnh,  trước  pháp,  trước  mọi  cảnh  mọi pháp nào tâm chúng ta phải đều buông xả cho được,  đó  chính  là  tu  tập  thiền  định  của  đạo Phật,  còn  không  tu  hành  đúng  như  vậy  là  tu tập tà thiền ngoại đạo.
Con phải nhớ lấy cảnh động vàø dùng pháp hướng tâm như lý tác ý, để  giúp tâm con xa lìa ác  pháp  và  lòng  ham  muốn,  nhờ  đó  tâm  được tịnh,  đó  là  giải  thoát  ngay liền;  đó  cũng chính là thiền định chơn chánh của đạo Phật, đừng nên  tránh  né  trốn  cảnh  mà  tu,  đừng  nên  lý

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


luận  ‚tâm  còn  yếu‛,  để  rồi  tránh  cảnh  thì tu ngàn kiếp cũng chẳng ra gì!
Đừng nghĩ rằng, tâm con còn yếu không dám đương đầu với nghịch cảnh, tu như vậy không đúng cách của đạo Phật là hèn nhát con ạ! Tu là  phải  nhiệt  tâm, gan dạ, kiên trì, phải đầy đủ  nghị lực  quyết  chiến, quyết  thắng, phải đem hết sức lực của mình  ra chiến đấu đến tận cùng, để  tâm  hồn mới  được  thanh thản, an lạc và vô sự, chỉ những người có nhiệt tâm, nhiệt huyết muốn ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ thì việc tu tập này không còn khó khăn nữa.
Con nên nhớ, người  tu  sĩ  đạo Phật là  một dũng tướng như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương  Trường   Bản,   có   như   vậy   mới   chiến thắng được nội tâm.


NHÂN DUYÊN




Câu hỏi của Từ Hạnh



Hỏi:  Kính  thưa Thầy!  Con là  người  có
đầy  đủ  nhân  duyên  để  thọ  hưởng  pháp  mầu của  chư  Phật  mà  Thầy  đã  triển  khai  và  ban

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


cho chúng con, nhưng  con cũng chưa đủ phước để được ở gần bên Thầy trực tiếp chỉ dạy, con chỉ ước mơ một ngày nào đó được nhập chúng ở tu viện.
Đáp: Hãy cố gắng nỗ lực tu tập con ạ! Dù ở  đâu  có  nhiệt  tâm  tu hành, quyết  xả cho được tâm  ham muốn của mình  và  các  ác  pháp  thì ở đó  cũng  có  sự  giải  thoát  liền,  đến  khi tâm  xả được  thì cũng  có  ngày  đủ  duyên  sẽ  được  tu  tập thiền định dưới sự hướng của Thầy để tiến sâu vào định, còn nếu chưa xả tâm mà tu hành bên Thầy  thì kỷ  luật  quá  khắt  khe,  e  rằng  con không thể vượt qua được, rồi đây con sẽ lỡ dở đường tu hành, bỏ cuộc giữa đường thì rất uổng phí một đời.
Giai đoạn đầu là giai đoạn tu tập ly dục ly ác   pháp,   giai   đoạn   này  tu   tập   không  nguy hiểm, chỉ cần có các đối tượng để xả tâm, tức là tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, cũng như bây giờ chưa có duyên được ở gần bên Thầy  thì hãy  tập  sống  đúng  giới  luật,  tức  là sống đức hạnh làm người và làm Thánh, kế đó hằng   ngày   con  hãy   chuyên   cần   tu   tập   Tứ Chánh  Cần  thì sẽ  ly dục,  ly ác  pháp  được,  khi ly được  dục  và  ác  pháp  thì chừng  đó  sẽ  được gần Thầy.

Ø         À         Ù         Ä         Ä


TÁNH GIÁC

Câu hỏi của Từ Hạnh
  
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Kinh   Thủ  Lăng
Nghiêm   dạy:   mỗi   chúng   sanh  đều   có   Phật Tánh, Phật Tánh tức là tánh giác, tánh giác ấy ban đầu diệu dụng sáng suốt, không có vật gì sánh  bằng,  như  do niệm  minh,  tánh  sáng suốt đó, trở thành điên đảo vô minh  mà theo nghiệp báo  luân  hồi.  Vậy  con không  hiểu  lý  do gì mà sự sáng suốt đó không còn hạn chế mà lại trở thành vô minh,  xin  Thầy dạy rõ cho chúng con hiểu ý sâu mầu này?
Đáp:   Kinh  Thủ   Lăng   Nghiêm   là   kinh sách phát triển, do người sau viết ra mạo nhận là Phật thuyết, nên lối lý luận thiếu chân thật, không logic, thường mâu thuẫn v.v..
Kinh này  chỉ  dạy cho chúng  ta thấy  Phật tánh. Phật tánh là tánh biết thường hằng sáng suốt từ vô thủy cho đến nay. Tất cả chúng sanh từ loài côn trùng, cầm thú cho đến loài người đều  có  Phật  tánh,  nhưng  Phật  tánh  là  tánh biết  sáng  suốt  sao thường  chịu  nhiều  khổ  từ kiếp  này  sang  kiếp  khác,  Phật  tánh  là  tánh

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


biết  sáng  suốt  mà  còn chịu  nhiều  khổ  đau như vậy,  thà  là  chịu  tối  tăm  không  sáng  suốt  như loài cầm thú thì còn hơn có tánh Giác mà lại si mê  để  chịu  mọi  sự  khổ  đau,  thì mới  thật  là buồn cười cho loại kinh sách dùng xảo ngôn lừa đảo  người,  nhưng  xét  lại  kinh sách  phát  triển này cho cùng chúng ta thấy có rất nhiều cái sai trong kinh này chứ không riêng về Phật tánh.
1- Tánh nghe, tánh thấy, tánh biết, những tánh này thường hằng bất biến, thường nghe, thường  thấy,  thường  biết,  đó  là  cái  sai  thứ nhất. Khi một người đang ngủ, cũng như một bệnh nhân đang gây  mê  để  giải  phẫu  thì tánh nghe, tánh thấy, tánh biết có còn nghe, thấy, biết  nữa  hay  không?  Hay  nó  đã   ngủ,  đã  mê không còn biết như thân tứ đại của nó vậy?
2- Phật  Tánh  này  đã  có  từ  vô  thủy  diệu dụng sáng suốt không gì bằng, đó là cái sai thứ hai.  Tại  sao sáng  suốt  (tánh  giác)  mà  bây  giờ lại  mê  lầm  để  đến  nỗi  sanh  làm  chúng  sanh, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu biết bao nhiêu trong sự khổ đau sanh, già, bệnh, chết từ kiếp này đến kiếp khác. Đã nói là tánh giác thì có  cần  gì  đến  đức  Phật  Thích  Ca  giảng  dạy kinh Thủ  Lăng Nghiêm  này, nó cũng vẫn phải biết tánh thấy, tánh nghe, tánh biết của nó, vì

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


nó  là  tánh  giác.  Cớ  sao phải  đợi  đến  đức  Phật Thích   Ca   Mâu   Ni  thuyết   kinh   Thủ   Lăng Nghiêm  thì chúng  sanh mới  biết,  thì như vậy, làm  sao gọi là  tánh giác  có  từ  vô  thủy cho đến nay. Vả lại, tất cả chúng sanh đều có tánh giác nhưng  sao tánh  giác  lại  ngu  si  quá  vậy,  luôn luôn  làm  khổ  mình,   khổ  người,  tạo  biết  bao nhiêu  nhân  ác,  để  rồi  thọ  biết  bao nhiêu  quả khổ  từ đời  này, sang đời  khác, thế mà  các nhà kinh sách  phát  triển  gọi  là  tánh  giác  có  từ muôn đời ngàn kiếp, như vậy cái tánh giác này (Phật Tánh) có còn giác tánh hay không?
Kinh  Thủ  Lăng  Nghiệm  dạy:  ‚Cái   thể bản lai thanh tịnh bồ đề Niết Bàn thì như hiện nay,  cái tính bản minh thức tỉnh của ông (A Nan) sinh ra cái duyên mà lại bị bỏ rơi.  Do  các  chúng  sanh   bỏ   rơi  cái  bản minh ấy,  nên  tuy  cả  ngày  sống  trong tính bản minh mà không tự giác, oan uổng vào trong lục đạo‛.
Đọc  đoạn  kinh  này,  ta  thấy  hết  sức  vô  lý và mâu thuẫn, dù cho lời này là Phật Thích  Ca Mâu  Ni nói,  chúng  ta  cũng  không  chấp  nhận mà tin được, huống là Tổ nói. Người ta cứ nghĩ rằng cái gì của Phật, Tổ, Tiên, Thánh nói ra là đúng cả.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Đâu  phải  vậy, đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni đã  dạy chúng  ta:  ‚Cái  gì Ta nói  cũng  đừng nên tin mà hãy suy ngẫm cho kỹ, cái đó có mang  đến  sự  an  vui  chân  thật  cho  mình cho  người   hay  không   rồi   mới   tin’’.   Đó không phải đức Phật đã  xác quyết lòng tin của chúng ta, phải được ở  nơi  trí tuệ  sáng suốt  của mình,  khi hành động của chúng ta tiếp xúc với các  pháp  mà  kết  quả  đúng  với  đạo  đức  không làm  khổ  mình,  khổ  người  thì mới  chấp  nhận, còn ngược lại thì không chấp nhận.
Người  tu  sĩ  đạo  Phật  nhờ  tri kiến  giải thoát, tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác chứ không phải  tri kiến giải  thoát  là  tánh giác  như trong kinh sách phát triển đã dạy.
Tri kiến  cái  gì ở  đây  để  được  giải  thoát? Và  giải  thoát  cái  gì?  Tri kiến  giải thoát  có  hai
cách:

1-  Thứ  nhất  là  ‚Tri kiến‛  duyên “sanh”, sanh  tức  là  các  pháp,  tri kiến  tức là biết rõ, nghĩa là biết rõ các pháp “Vô thường,  khổ,  không,  vô  ngã”,  biết  rõ  các  pháp như   vậy,   đồng   thời   dùng   sức   tỉnh   thức   để không  bị  lôi  cuốn,  chìm  đắm,  dính  mắc  trong các  pháp.  Do đó  mới  gọi  là  vô  lậu,  giải  thoát,

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


mới  gọi  là  làm  chủ  được  sanh,  già,  bệnh,  chết và chấm dứt luân hồi.

2-  Thứ  hai  là  tri kiến  ‚luật  nhân  quả thiện ác‛ để ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, do ngăn ác, diệt ác pháp, khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, nên tâm  ly dục,  ly ác  pháp  nhập  Sơ Thiền;  tâm  ly dục,  ly  ác  pháp,  nhập  Sơ  Thiền  là  tâm  đã thanh tịnh, tức là tâm không phóng dật; tâm không  phóng  dật,  tức  là  tâm  nhập  bất  động tâm định; tâm nhập bất động tâm định là tâm vô lậu, người mà tâm vô lậu là người có tri kiến giải thoát hoàn toàn.
Cho nên,  tri kiến  giải  thoát  của  đạo  Phật là chánh niệm tỉnh thức trong bất động tâm định, do sự  tu  tập  tỉnh  thức  và  huân tập  pháp như lý tác ý, để khắc phục tâm tham ưu mà có, chứ  không  phải  là  tánh  giác  như  trong  kinh sách phát triển dạy.
Trong  kinh sách phát triển dạy Tánh giác đã  có sẵn từ vô thủy mà bây giờ lại mê lầm vô minh,  u mê  tạo  nhiều  nhân  ác,  thọ  nhiều  sự khổ  đau, chịu tái sanh luân hồi muôn kiếp, thì có  vô  lý  hay  không?  Quý  vị  hãy  suy ngẫm  về kinh này  có  đáng  tin thì quý  vị  tin, còn  bằng



không thì quý vị đem đốt sạch, đừng để những loại kinh này chẳng ích lợi gì.
Ví  dụ:  Có  một  người  đã  thi đỗ  tiến  sĩ  và ông  cũng  không  bị  một  loại  bệnh  thần  kinh nào,  nhưng  bỗng  dưng bây  giờ  ông  ta  lại  quên hết giống như một người chưa từng đi học, việc này  như  vậy  có  thể  xảy  ra hay  không?  Chắc hẳn không bao giờ có, phải không quý vị?
Như chúng tôi đã từng tu tập và học hỏi giáo  pháp  của  đức  Phật.  Ngài  đã   dạy:  từ  vô minh  sanh  hành,  hành  sanh  thức  và  tiếp  tục sanh  khởi  các  duyên,  do các  duyên  hành  thức tạo ra các pháp, từ các pháp sanh, diệt, vô thường đưa đến những sự đau khổ, ưu bi, phiền não, sanh, già, bệnh, chết và tiếp tục tái sanh luân hồi.
Muốn chấm dứt sự khổ đau của kiếp làm người  thì phải  đoạn  diệt  vô  minh  mà  vô  minh được  đoạn  diệt,  tức  là  phải  có  “minh”,  minh ở đây tức là trí tuệ tri kiến giải thoát, trí tuệ tri kiến  giải  thoát  là  một  sự  tu  tập  mà  có,  chứ không phải tánh giác có sẵn.
Ngược  lại,  trong  kinh sách  phát  triển  cho tánh giác là có sẵn, tánh giác đã có sẵn mà còn lại đi tìm tánh giác thì có vô lý hay không?
Một nhà bác học đã học và thông suốt mọi điều,  bây  giờ  ông  ta  còn   cắp  sách  đến  học những điều ông đã thông suốt  đó, thì đó có phải là một việc làm vô ích và vô lý hay không? Xin quý vị vui lòng suy ngẫm, đừng vội nghe chúng tôi nói mà tin.
Kinh Thập  Nhị  Nhân  Duyên  dạy rất  rõ ràng:  ‚con người  sinh ra từ  vô  minh, nên lầm  chấp  dính mắc các  pháp,  tạo  ra  một thế  giới  đau  khổ (mười hai   nhân  duyên hợp  lại   thành  thế   giới   đau  khổ)‛,   chứ không có một Phật Tánh, một Tánh Giác, một Bản  Lai  Diện Mục  nào  ngu  si  đến   mức  độ không tưởng tượng được, nhằm chỗ bất tịnh, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi mà lại chui vào để  tái sanh  luân  hồi.  Như  vậy,  kinh sách  phát  triển gọi tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, Tánh Giác   từ   vô   thủy   thì  chúng   ta   có   tin  được không?
Đạo  Phật  rất  thực  tế  không  xây  dựng thế giới  siêu hình,  con người chết là mất hết không có  Linh Hồn, Thần  Thức;  không  có  Bản  Lai Diện Mục, Phật Tánh nào cả, chỉ còn lại những hành  động  nhân  quả  thiện  ác  đã   huân  tập nhiều  năm,  tháng,  nên  đã   trở  thành  nghiệp lực, nghiệp  lực ấy  là  vô  minh  hoàn  toàn,  cho



nên mọi  người sanh ra trên trái  đất  này, ngay cả đức Phật cũng đều là vô minh.
Xưa,  đức   Phật   đã   làm   khổ   mình,   khổ những người thân của mình, một bằng chứng hiển nhiên, khi Ngài bỏ ngai vàng, cha già, vợ trẻ, con thơ đã  khiến cho những người này khổ đau vô  cùng,  sáu  năm  khổ  hạnh không phải  là Ngài đã tự làm khổ mình  sao?
Từ vô minh sanh khởi các hành, các hành mới sanh ra thức, chứ không phải có cái thức này  từ  đâu  mà  đến  đây  được, cũng  không  phải nó có sẵn. Trong kinh A Hàm đức Phật đã dạy:
‚Nếu  còn  một  chút  xíu thức  như đất  trong móng   tay   Ta   thì  con  người   không   giải thoát và đạo Ta không ra đời‛.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã lừa đảo mọi người, Tánh Biết, Tánh Thấy, Tánh Nghe, những tánh này là thường, lạc, ngã, tịnh, nó luôn luôn có  trí tuệ  diệu  dụng, hằng giác, sáng suốt  vô  hạn,  thế  mà  lại  chui  vào  cái  bao hôi thúi. Thiền Sư Triệu Châu trả lời cho một thiền tăng hỏi đạo: ‚Biết mà cố phạm‛. Xưa, đức Phật  cho những  luận  thuyết  này  là  những  loại luận thuyết trườn uốn như con lươn.



Kinh Thủ  Lăng  Nghiêm  dạy  câu  này  thật là vô lý: ‚do các  chúng  sanh bỏ  rơi cái  bản minh ấy,  nên  tuy  cả  ngày  sống trong tánh bản minh mà không tự giác’’. Xin hỏi cái tánh bản minh của chúng sanh với chúng sanh là  một  hay  là  hai?  Nếu  bảo  rằng  một  thì làm sao gọi là bỏ rơi? Nếu bảo rằng là hai, tức là có cái minh và cái vô minh, nhưng cái minh đã  có từ  vô thủy thì làm  sao cái  vô minh lại  xen vào được.  Đó  là  một  điều  hết  sức  vô  lý  của  kinh sách phát triển.
Theo đạo  Phật,  cái  vô  minh  đã  có  sẵn  từ vô thủy vì nó là nghiệp lực, do sự tu tập của chúng  ta  đúng  chánh  pháp  mới  lần  lần  vén sạch màn vô minh, tức là đập phá và diệt sạch nghiệp lực, nên gọi là minh.
Trong Thập Nhị Nhân Duyên, chúng ta không  thấy  đức  Phật  dạy  có  duyên  minh  bao giờ.  Minh  mà  có  được  là  do sự  tu  tập,  vì  vậy Tánh giác không thể có từ vô thủy được.
Vô  minh  và  minh  như  đêm  và  ngày,  cái này có thì cái kia không, cái này không thì cái kia có.  Do đó  nói  có  sẵn  là  không  đúng,  cũng như  người  có  học  thì mới  biết  chữ,  không  học thì không biết.
Trong   câu  kinh  Thủ  Lăng  Nghiêm  này cũng cho chúng ta thấy chúng sanh và Phật Tánh  là  hai,  chứ  không  phải  một,  do  Phật Tánh mê nên mới thành chúng sanh, nhưng Phật  Tánh sao lại  mê  được?  Đó là  một sự mâu thuẫn  rõ  ràng.  Kinh này  dạy Phật  Tánh  hằng giác, hằng sáng suốt từ vô thủy, lẽ đâu lại mê muội mà thành chúng sanh?
Kinh sách phát triển còn dạy: ‚mê là chúng  sanh, giác  là  Phật‛,  câu  này  đã  xác định rất rõ  ràng  ‚chúng  sanh tánh  có  trước Phật  Tánh‛, vì chúng sanh mê muội nên phải tu  tập  lần  lần  giác  ngộ  thành  Phật,  cho nên Phật  có  sau chúng  sanh.  Câu  kinh này  đúng theo lời dạy của đức Phật đã dạy, còn kinh sách phát  triển  lập  luận  không  nhất  quán.  Vì  vậy, xét  ra chúng  ta  không  thể  hoàn  toàn  tin vào kinh sách phát triển là Phật thuyết.
Vả lại, chúng ta chưa từng chứng kiến một vị  Tổ  tu  theo  kinh sách  phát  triển  mà  thành tựu sự giải thoát sanh, già, bệnh, chết chỉ có những  câu  chuyện  huyền  thoại  tự  tại  sanh  tử trong kinh sách phát triển mà thôi.
Đức Phật đã từng dạy: ‚Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành‛. Từ chúng sanh tu tập thành Phật, chứ  không phải



Phật  đã  có  sẵn trong chúng sanh, nếu  Phật  đã có  sẵn  trong  chúng  sanh  thì chúng  sanh  đâu cần gì phải  tu; nếu  vị  Phật  đó  đã  có  sẵn trong chúng sanh thì vị Phật đó quá vô minh, sao gọi là  tánh  giác  được?  Nếu  vị  Phật  đó  đã  có  sẵn trong chúng sanh thì Thầy Tổ và chúng ta hôm nay đâu cần gì ngồi thiền, niệm chú, bắt ấn, niệm  Phật,  tụng  kinh,  bái  sám  v.v..  Nếu  vị Phật  đó  đã  có  sẵn  trong  chúng  sanh,  thì chắc thế gian này không có con người sanh ra đời, vì kinh Phật đã  dạy: ‚cảnh  giới  Ta Bà  khổ!  Ta Bà khổ!
Tánh   giác   này   hay   là   Phật   Tánh   thì không bao giờ có trong đạo Phật, đó chỉ là một sự  tưởng  tượng  của  các  nhà  kinh sách  phát triển, khi họ tu tập lạc vào tưởng định, phát triển tưởng tuệ, nên tưởng giải ra Phật Tánh Tánh Giác, Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Biết
v.v..

Từ đó mới có những loại kinh sách tưởng, trước  đức  Phật  ra đời  cũng  đã   có  những  loại kinh sách  này,  nhưng  không  giúp  ích  gì  cho loài người và còn làm cho người ta khổ thêm, đức  Phật  ra  đời,  bài  bác  sáu  mươi  hai  luận thuyết  của  ngoại  đạo  và  đập  phá  tan  tành  thế
  
giới  siêu  hình,  để  giúp  cho con người  thoát  ra khỏi tà đạo bàng môn lừa đảo này.





HÔN TRẦM
  
Câu hỏi của Từ Hạnh
  
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Con bị  hôn  trầm
nặng phải dùng pháp gì đối trị?

Đáp:  Bị  hôn  trầm  có  nhiều  nguyên  nhân xảy ra:
1-        Lao động  nhiều  mệt  mỏi,  sanh ra hôn trầm (thân mệt).
2-        Tu  tập  quá  nhiều  (tâm  mệt)  sanh  ra hôn trầm.
3-        Tu tập  quá  ít, sanh ra lười  biếng  nên bị hôn trầm.
4-        Sống độc cư cô đơn, sanh ra hôn trầm.

5-        Uống  thuốc  chỉ  thống,  sanh  ra  hôn trầm.
6-        Khi thân bị bệnh sanh ra hôn trầm.

7-        Bị ma chướng hôn trầm.



Muốn   phá   hôn   trầm   tùy   theo   mỗi   thứ bệnh mà phá:
1- Lao động  nhiều,  thân mệt  mỏi  sanh ra hôn  trầm,  do đó  người  tu  tập  không  nên  lao động  quá  sức,  lao  động  quá  nhiều.  Phải  lao động  vừa  với  sức  của  mình,  chúng  ta  nên  biết, sự  tu  tập  là  một  sự  lao  động  rất  lớn  bằng  trí mà  còn  phải  lao  động  cơ thể  quá  nhiều  thì không thể nào không bị hôn trầm, nên nhớ, lao động  để  tu,  chứ  không  phải  để  lao  động  hết công việc.
2- Tu tập là một sự lao động về tinh thần nên  tu  tập  nhiều,  tinh thần  sanh  ra mỏi  mệt, do đó  mới  có  hôn  trầm.  Hôn  trầm  do tu  tập sanh ra thì nên  dựng  lại  thời  khóa  tu  tập  cho hợp với sức của mình  thì sẽ hết hôn trầm và càng tu càng thấy thích thú hơn.
3- Tu  ít sinh  ra lười  biếng,  nên  tu  đúng theo thời khóa thì hết hôn trầm. Vì tu ít, dư nhiều thì giờ rảnh rỗi, ở không sanh ra lười biếng, nên bị hôn trầm tấn công.
4- Người  mới  sống  độc  cư, cô  đơn  không nên ngồi nhiều, đừng nên ở không, phải lao động vừa sức, nhẹ nhàng, thì hết hôn trầm.



5- Uống thuốc chỉ thống sanh buồn ngủ, nên đi ngủ và thuốc tan hết là hết hôn trầm.
6- Thân bệnh sanh ra hôn trầm, nên tịnh dưỡng trị bệnh, tu ít lại, xả nghỉ, thì hôn trầm sẽ hết.
7-  Bị  ma  chướng  hôn  trầm  thì đi  kinh hành, dùng pháp hướng và đem hết nghị lực chiến đấu, bằng cách liên tục động thân, hoặc rửa mặt, đi tắm hoặc làm tất cả những hành động khác, mục đích là giữ đúng giờ không đi ngủ  trước.  Còn  một  cách  nữa  là  trèo  lên  bồ đoàn ngồi kiết già lưng thẳng, mắt nhìn  xuống chóp  mũi,  tập  trung  tâm  tại  nhân  trung,  biết hơi thở ra, vô tại đó, đồng thời hít vô chậm chậm cho hết sức hít vô, rồi lại thở ra, cũng chậm chậm cho hết sức thở ra, tiếp tục thở như vậy,  cho đúng  10 hơi  thở  thì sẽ  hết  hôn  trầm, nếu không hết, còn có một phương cách cuối cùng là thở hơi thở phát ra tiếng kêu, nghĩa là thở mạnh có âm thanh, thở đến khi nào không còn bị hôn trầm thì mới thôi.


  
NHÀ  TU HÀNH  CÓ LÀM LỢI ÍCH GÌ CHO XÃ HỘI
Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Có  một  nhà  giáo hỏi:  “Các  bác  sĩ, kỹ  sư,  nhà  giáo,  thợ  may, thợ mộc,  thợ  dệt,  thợ  hồ,  v.v.. họ  đang  làm  lợi  ích cho xã  hội,  còn  các  nhà  tu  hành  ở  chùa,  tụng kinh,  gõ  mõ,  thân  thể  ngày  một  mập  béo.  Vậy họ làm lợi ích gì cho xã hội?”. Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Đừng nhìn ở góc độ hạn hẹp của những tu sĩ Phật giáo phát triển hiện giờ mà đánh giá trị đạo Phật, thì rất là oan uổng.
Những  tu  sĩ  hiện  giờ  đang sống trong  các chùa  là  những  tu  sĩ  bị  thế  tục  hóa  hoặc  bị  Bà La  Môn  hóa,  họ  dùng  những  danh  từ  rất  kêu
‚Phật   Giáo   phát   triển‛,   chuyên  sống  làm nghề cúng bái, tụng niệm thuyết giảng và làm những  việc  mê  tín, kêu  gọi  Phật  tử  đóng  góp xây  cất  chùa  tháp  hằng  tỷ  tỷ  bạc  và  còn  kêu gọi Phật tử đóng góp tiền của thực phẩm để tạo danh làm việc từ thiện cứu trợ xã hội, nhưng chính  bản  thân của những tu  sĩ  này  cũng chưa



bỏ ra một xu cứu trợ ai hết, làm từ thiện miệng nhưng  họ  cũng  sống  và  tiêu  phí  tiền  từ  thiện của người khác.
Nếu theo đúng nghĩa của một tu sĩ Phật giáo  thì không  nên  làm  những  việc  này,  vì chính bản thân của họ là kẻ đi ăn xin của Phật tử,  thì tiền  đâu  mà  cất  chùa  to,  xây  tháp,  đúc chuông,  tượng  Phật  lớn  và  tiền  đâu  cứu  trợ đồng bào bất  hạnh. Nếu  quý thầy có cơ sở làm kinh tế  thì quý  Thầy  cứu  trợ  là  phải,  nhưng nếu quý Thầy có cơ sở làm kinh tế thì quý thầy không phải là tu sĩ đạo Phật, vì Chánh Nghiệp của đạo Phật là hạnh đi xin ăn để ly dục, ly ác pháp, tức là từ bỏ  và  xa lìa danh, lợi và các  ác pháp  thế   gian.  Người  tu  sĩ  Phật  giáo  chân chánh luôn luôn chỉ biết lấy một cuộc sống đạo đức  Hiền  Thánh  làm  gương hạnh  đạo  đức  để cho mọi người noi theo, nhờ thế mọi người mới có đạo đức, nhờ sống có đạo đức, họ mới thấy được tâm hồn thanh thản, an vui và mới xứng đáng   làm   người   không   làm   khổ   mình,   khổ người.
Nhờ  có  noi  gương theo  Thánh  hạnh  đạo đức  của  những  bậc  chân  tu,  con người  không còn  làm  khổ  cho nhau,  họ  luôn  luôn  xây  dựng tạo nên một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, có một
  
đời  sống  tâm  hồn  cao thượng,  biết  thương  yêu và đùm bọc lẫn nhau.
Đạo đức của đạo Phật không phải là một thứ đạo đức miệng, cũng không phải là một thứ đạo đức anh hùng cá  nhân  gọi là  đạo đức quân tử, mà từ xưa đến giờ quý vị đã từng gặp những loại  đạo  đức  này  trong  kinh sách  Khổng  giáo. Đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người,  đó  mới  thật  sự  đạo  đức  của  Phật  giáo, đạo đức của mọi người. Hầu hết quý vị chưa bao giờ  biết  đến thứ  đạo  đức  này,  nhưng  quý  vị  đã từng  sống  với  nó  chút  ít vì  lương  tâm  của  con người. Tại vì quý vị chưa biết rõ nó, nên chưa sống trọn vẹn mà thôi.
Đạo  Phật  hiện giờ  là  đạo  Phật  của Bà  La Môn Giáo,  đạo  Phật  bị  thế  tục  hóa, chứ  không phải  là  đạo  Phật  chơn  chánh  Nguyên  Thủy, nên  nó  chuyên  làm  việc  mê  tín, cúng  bái,  tán tụng,  ngồi  thiền,  niệm  Phật,  niệm  chú,  yếm bùa, trừ tà ma, tạo thần thông trị bệnh, lừa đảo người, bằng nhiều hình thức khác nhau, nên thỉnh thoảng công an phát giác ra được truy tố tội ác của những vị sư thầy này.
Họ chỉ biết lừa đảo, gợi lòng tham của người  Phật  tử  bằng  những  danh  từ  phước  báo như: tụng  kinh, niệm  Phật,  trì chú  được  phước
  
báo  thông minh; bố  thí cúng dường được phước báo  giàu  sang,  hạnh  phúc  v.v..  Đó  là  những danh  từ  lừa  đảo  lường  gạt  của  giáo  pháp  này, để gợi lòng tham được thông minh, tham được bệnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi và được giàu sang. Do gợi  đúng  lòng  tham  này,  người  Phật tử  mới  cúng  dường  nhiều  tiền  của  vàng  bạc châu báu để xây chùa to Phật lớn, nhờ đó quý Thầy mới làm danh, làm giàu với thiên hạ, ai trông thấy cũng phải kính  nể.
Sự   thật   trong   kinh  Đức   Phật   đã   dạy:
‚Người cư sĩ bố thí, cúng dường sẽ được phước   báo,   nhưng   không   bằng   giữ   giới luật  phước  báo  sẽ  nhiều  hơn‛. Lại  có  một bài kinh khác  đức Phật dạy: ‚Cúng  dường  bố thí phải đúng chánh pháp, không đúng chánh  pháp,  như  đem  hạt  giống  tốt  gieo trên  đất  cằn  cỗi  khô  xấu‛.  Rõ  ràng, ở đây ý của  đức  Phật  muốn  dạy  chúng  ta  nên  giữ  gìn đạo  đức  giới  luật  sẽ  được  phước  báo  nhiều  hơn là bố thí cúng dường đúng pháp. Bố thí cúng dường đúng pháp chỉ có phước báo nhỏ, phước báo nhỏ đó là phước báo hữu lậu, tức là trong phước báo vẫn có sự đau khổ, chứ không phải là phước báo lớn, phước báo vô lậu. Phước báo vô lậu  là  do biết  giữ  gìn  đạo  đức  giới  luật,  tức  là



không  làm  khổ  mình,   khổ  người;  không  làm khổ  mình,  khổ  người là  một  đạo đức  nhân bản của  con  người  chung  sống  trong  một  xã  hội, đem lại cho đời sống của mỗi con người, một sự an vui, hạnh phúc, hòa hợp, đoàn kết, không còn  người  này  chà  đạp  lên  người  kia, xâu  xé nhau  vì  miếng  cơm manh  áo.  Đó  là  phước  vô lậu như chúng tôi đã nói ở trên, phước vô lậu là phước báo không có sự khổ đau. Người tu sĩ đạo Phật chỉ cần làm gương đạo đức như vậy, tức là thực  hiện phước  vô lậu, thực  hiện phước  vô lậu là làm lợi ích cho xã hội rất lớn, thì thử hỏi bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, v.v.. có làm lợi ích bằng những tu sĩ này hay không?
Còn cúng dường, bố thí không đúng chánh pháp như: cúng đường xây chùa to đức Phật lớn hoặc đúc chuông thì chẳng có phước báo nào cả, mà  còn  phi  công  đức  là  khác  nữa.  Lần  lượt chúng tôi sẽ lật ngược lại những trang sử thời Nhà  Lý  và  Nhà  Trần  ở  nước  Việt  Nam  của chúng ta. Thời Nhà Lý và Nhà Trần, Phật giáo rất  hưng  thịnh,  vua quan  là  tu  sĩ  Phật  giáo, nên xây dựng rất nhiều chùa to Phật lớn và đúc chuông đồng vĩ đại làm hao tốn tiền của dân chúng biết bao, thế mà Nhà Lý và Nhà Trần được  những  phước  báo  gì?  Hay  là  một  sự  khổ



đau tranh quyền tranh lợi, giết hại lẫn nhau và cuối cùng, cũng chỉ làm vua mấy triều đại mà thôi  và  những  dòng  họ  này  cũng  bị  diệt  mất. Vậy  mà  bảo  rằng  cúng  dường,  bố  thí xây  chùa to   Phật  lớn,   đúc  chuông,   tạc   tượng  là  được phước  báo  vô  lượng,  thì đây  không  phải  là  sự lừa đảo hay sao?
Bây  giờ  chúng  ta  hãy  nhìn   xem  những trang sử Phật giáo Trung  Quốc, trong thời nhà Đường Phật giáo rất hưng thịnh, Đường Huyền Trang  đi thỉnh kinh Đông Độ, chùa to Phật lớn được nhà vua xây cất rất nhiều và độ biết bao nhiêu  Tăng  chúng  tu  hành,  nhưng  phước  báo của  nhà  Đường  đâu  không  thấy,  chỉ  thấy  Võ Tắc  Thiên  diệt  nhà  Đường  lập  nhà  Châu  và cuối cùng Đường Minh Hoàng thấy Phật giáo không có lợi ích mà hại dân hại nước, làm ô uế cửa  Phật,  những  người  trốn  sưu lậu  thuế,  làm những  điều  mê  tín, dị  đoan, lừa  đảo  dân  gian, bằng đủ mọi hình  thức và các thủ đoạn gian ác, nên Đường Minh Hoàng bắt chư Tăng hoàn tục, các  chùa  to  đều  xung  vào  công  quỷ  làm  kho
đụn.

Bởi người tu sĩ của Phật giáo  lấy giới luật đức hạnh không làm khổ mình, khổ người mà làm  gương sống  cho mọi  người  soi.  Muốn  giữ



gìn đức hạnh được như vậy, phải xả bỏ hết vật chất thế gian, chỉ còn ba y một bát, sống không gia  đình,  không  nhà  cửa,  chứ  có  đâu  như tu  sĩ bây giờ, lại xây cất chùa to, Phật lớn như cung vàng điện ngọc của vua chúa, của chánh phủ. Biến chỗ tu hành thành chỗ du lịch tham quan của mọi người. Đó chỉ có những tu sĩ của Bà La Môn sống và làm như vậy, họ luôn làm hại dân hại nước, bằng cách buôn Phật bán Pháp. Nhìn những  tu  sĩ  này,  quý  vị  mới  đặt  ra những  câu hỏi  trên:  ‚Một  kỹ sư, một  nhà  bác  học,  một bác sĩ, một nhà giáo, một bác nông phu, một chị thợ may, một anh  thợ hồ v.v..‛.  Với những  việc  làm  của  họ,  đều  có  lợi  ích  cho xã hội  về  vật  chất,  nhưng  cái  lợi  ích  đó  không bằng  một  vị  tu  sĩ  có  đạo  đức,  sống  không  làm khổ  mình,  khổ  người, luôn luôn làm  gương đạo đức cho mọi người, thì sự lợi ích rất lớn cho xã hội  về  tinh thần.  Và  nhờ  đó,  con  người  sẽ không còn chà đạp và dày xéo lên nhau nữa  vì miếng  cơm  manh  áo.  Họ  luôn  luôn  thể  hiện lòng thương yêu, san sẻ và tha thứ cho nhau. Nhờ  đó,  gia  đình  có  hạnh  phúc,  xã  hội  có  trật tự,  đất  nước  phồn  vinh  thịnh  trị,  thế  giới  hòa bình không còn chiến tranh, cuộc sống người người no ấm, an vui, thanh thản.
  
Quý vị đừng nghĩ rằng kỹ sư, bác sĩ nhà giáo,  v.v.. đều  đang làm  lợi  ích cho xã  hội.  Sự thật không phải vậy, như quý vị đã  nghĩ, phần nhiều  họ  đang  làm  lợi  ích  cho  cá  nhân  bản thân và gia đình  của họ, nhưng vì nghề nghiệp của họ có tương quan và tương liên tốt trong cuộc sống chung của xã hội, chứ thực ra, họ chẳng  có  tâm  làm  lợi  ích cho xã  hội. Nếu  thực ra, một bác sĩ làm lợi ích cho xã hội thì không bao giờ  nhận  tiền  và  quà  biếu  của  bệnh  nhân, chỉ nhận tiền lương hằng tháng của mình mà thôi,  còn  nếu  bệnh  nhân  không  quà  biếu  và tiền bạc  thì sự chăm  sóc  bệnh nhân của bác  sĩ đối với họ chẳng ra gì. Cho nên hiện giờ, bệnh nhân  rất  than  phiền  về  các  ông,  bà  bác  sĩ. Người nghèo thật là bất hạnh khi đi bệnh viện. Ngày   xưa,  người   ta   gọi   bệnh   viện   là   nhà thương, còn bây giờ không gọi nhà thương nữa, vì nơi đó người ta thương tiền thương quà biếu, chứ không thương bệnh nhân nghèo.
Đối  với  lương  tâm  nghề  nghiệp  của  một bác  sĩ  không  cho phép  làm  ngơ, mặc  kệ  trước sự chết, sống hoặc đau đớn nhức nhối của bệnh nhân, như vậy mới làm lợi ích cho xã hội.
Một nhà giáo cũng vậy, không quà biếu thì học  sinh  giỏi  cũng  thành  dở;  có  quà  biếu  thì



học sinh dở cũng thành giỏi. Hiện giờ, đất nước chúng ta đang xây dựng kinh tế  nên mọi nghề nghiệp đều nhắm vào cá nhân, chứ không phải nhắm vào xã hội.
Nhìn  vào cuộc sống của con người đều phải có sự tương quan, tương liên với nhau để mà sống.  Nếu  bảo  rằng  bác  sĩ,  kỹ  sư, thầy  giáo, v.v..  làm  lợi  ích  cho xã  hội  thì không  đúng. Người  làm  nghề  này,  kẻ  làm  nghề  kia để  trao đổi  cùng  nhau  trong  cuộc  sống,  chứ  chẳng  ai làm lợi ích cho ai cả. Họ làm ra được những gì là  đem  đến  danh  lợi  cho họ,  chứ  chẳng  đem đến danh lợi cho ai hết. Nhiều khi chúng ta lợi dụng nghề nghiệp bắt chẹt hoặc cắt cổ thiên hạ để làm giàu trên xương máu của người khác.
Nghề bác sĩ và nghề thầy giáo là hai cái nghề  được  mọi  người  trong  xã  hội  xem là  cao quý  nhất  mà  họ  còn  làm  như  vậy  thì thử  hỏi, các  nghề  khác  họ  phải  làm  còn  hơn nữa,  nhất là  nghề  thương  mại,  thì làm  sao gọi  các  nghề làm ích lợi cho xã hội được? Cho nên, các tu sĩ Phật giáo phát triển hiện giờ họ cũng lấy cái nghề  làm  ‚tôn  giáo‛  để  làm  ích  lợi  cho bản thân cá nhân của họ, cũng như các nghề khác trong  xã  hội  vậy.  Chính  vì những  sự  việc  này, mà  chúng  ta  biết  đạo  đức  trong  xã  hội  đang
  
xuống  dốc  tận  cùng.  Bởi  vậy,  đạo  đức  là  trên hết,  nếu  có  đạo  đức  thì xã  hội  mới  có  ích  lợi thật sự, chứ không phải kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, thợ  mộc,  thợ  hồ,  v.v..  làm  lợi  ích  cho xã  hội được.
Các tôn giáo cũng vậy, chỉ là một cái nghề làm tôn giáo để sống như mọi nghề khác, nếu người  làm  tôn  giáo  không  có  đạo  đức  thì cũng chẳng  lợi  ích  gì  cho xã  hội  mà  còn  thêm  lừa đảo  lường  gạt  người  khác.  Người  làm  tôn  giáo có  đạo đức  là  làm  gương tốt  cho mọi  người  soi, có  đạo  đức  thì không  có  lừa  đảo,  đó  là  người làm lợi ích cho xã hội, các nghề khác cũng vậy, nếu người hành nghề nào mà có đạo đức là làm lợi ích cho xã hội.
Nếu nói về nghề nghiệp trong cuộc sống của  loài  người,  thì mỗi  người  đều  có  một  nghề riêng,  làm  ra vật  chất  và  để  trao  đổi  với  nhau để sống, chứ không phải làm lợi ích cho xã hội, người  hiểu  các  nghề  nghiệp  sản  xuất  ra  vật chất  là  làm  lợi  ích cho xã  hội  thì không đúng. Cho nên,  hiện  giờ  nghề  làm  tôn  giáo  cũng  chỉ là  một  nghề  như  bao nhiêu  nghề  nghiệp  khác mà thôi.
Người có nghề nghiệp làm ra vật chất là người  không  ăn  bám  xã  hội,  người  không  ăn



bám  xã  hội  mà  cho rằng họ  làm  lợi ích cho xã hội thì cũng không đúng. Chỉ có những người sống  có  đạo   đức  không  làm  khổ  mình,   khổ người  là  những  người  làm  lợi  ích  cho xã  hội, còn hoàn toàn ngoài ra mọi người dù có nghề nghiệp  lương  thiện,  họ  còn  chẳng  làm  lợi  ích cho họ huống là làm lợi ích cho ai.
Tại  sao vậy?  Tại  vì họ  còn làm khổ  họ  và khổ người khác. Lời nói của chúng tôi ở đây xin quý vị suy ngẫm, đừng vội tin.
Trong thiên niên kỷ thứ nhất và thứ hai, đạo  đức  phong  kiến  của  Nho  giáo  và  đạo  đức của các tôn giáo khác, đã đem lại sự lợi ích cho con người, nhưng nó chỉ giải quyết cho những người trong giai cấp thượng lưu, quan, vua (giai cấp  sĩ  phu)  và  Bà  La  Môn  giáo,  còn  giai  cấp bình  dân  thì những  đạo  đức  này  không  phổ cập,  chỉ  có  thứ  đạo  đức  mê  tín của  các  tà  giáo ngoại đạo mà hiện giờ chúng ta vẫn còn thấy những tập tục truyền thống lâu đời trong dân gian. Hiện giờ, biết những loại đạo đức này sai, không lợi ích nhưng rất khó bỏ.
Đạo  đức  Nho  giáo  là  một  thứ  đạo  đức  của giai  cấp  lãnh  đạo,  ‚tề   gia,  trị   nước,   bình thiên hạ‛; đạo đức Nho giáo còn gọi là đạo đức quân tử (đạo đức anh hùng cá nhân).



Trên  hành  tinh này,  đã   có  thật  sự  một nền đạo đức nhân bản, không làm khổ mình, khổ người, nhưng đã bị dìm mất, cho nên tất cả mọi người đều đứng trong góc độ của các tôn giáo, cũng như trong các góc độ nghề nghiệp cuộc  sống  ở  đời,  phần  nhiều  người  ta  chỉ  có hình  thức  đạo  đức  miệng,  đạo  đức  danh,  đạo đức lợi (vì danh lợi mà làm đạo đức).
Ai  là  người  làm lợi  ích thật  sự  cho xã  hội và  ai  là  người  làm  lợi  ích thật  sự  cho cá  nhân của mình?
Thưa quý vị, theo chúng tôi hiểu, hiện giờ trên  trái  đất  này,  chỉ  có  một  ít người  làm  lợi ích cho xã  hội, còn hầu  hết  chưa có  ai  và cũng chưa có  ai  làm  lợi  ích  cho cá  nhân  của  mình. Tại  sao vậy?  Tại  vì  mọi  người  còn  đang  làm khổ  mình,  khổ  người. Và  đã  còn đang làm  khổ mình,  khổ người thì thử hỏi những việc làm đó, có  lợi  ích gì cho ai,  chỉ  là  đua nhau  theo  một trò danh lợi hão mà thôi. Chúng tôi nói, quý vị đừng  vội  tin mà  hãy  suy ngẫm  kỹ  có  thật  như vậy không, rồi mới tin.
Một kỹ sư nếu không vì cuộc sống của ông ta thì chắc gì chiếc cầu ông làm, ông ta làm không phải vì sự đi lại của mọi người quá khó khăn  nhọc  nhằn  khi qua sông.  Khi lãnh  làm



một  chiếc  cầu,  ông  kỹ  sư cầu  cống  vẫn  đòi  hỏi giá  cả  sòng  phẳng  và  đôi  khi còn  đòi  hỏi  giá cao hơn  nữa,  thì như  vậy,  có  phải  ông  làm  lợi ích cho xã hội không?
Một người nông dân không phải vì cuộc sống  của  người  khác  mà  ông  ta  lo  cấy  cày,  gặt hái quanh năm suốt tháng, vất vả chân lấm tay bùn mà chính vì cuộc sống của ông ta.
Một bác sĩ, khi con bệnh sắp chết đến nơi vì thiếu  máu, nhưng  nếu  không có  tiền thì bác sĩ  cũng  vẫn  làm  ngơ  trước  cái  chết  như  chỉ mành treo chuông.
Một bệnh nhân trước khi đi mổ mà không biếu  cho  người  làm  công  đẩy  xe  năm  ngàn, mười  ngàn  đồng  thì chiếc  xe  không  bao  giờ được  đẩy đi nhẹ  nhàng, êm  ái  và  người  đẩy xe lại còn làm xe động mạnh hơn. Cho nên, một người bệnh nhân vào nằm  trong bệnh viện mà không có tiền bạc, gặp bệnh ngặt nghèo thì chỉ có chờ chết mà thôi. Đó có phải bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, nhà  nông, lao công,  v.v.. làm  lợi  ích cho xã hội hay lợi ích cho họ? Xin quý vị suy ngẫm.
Nếu không có quà cáp cho bác sĩ, lao công thì bệnh  nhân  phải  chịu  thiệt  thòi  nhiều  mặt,



tức là  không được  chăm  sóc  kỹ  lưỡng, đó là  họ làm lợi ích cho xã hội phải chăng?
Một nhà giáo khi một học sinh nghèo học giỏi siêng năng nhưng cũng đành bỏ học, nhà giáo cũng không thể giải quyết được, đó là làm lợi ích xã hội ư?
Đừng lấy những danh từ nghề nghiệp cao quý  và  cao thượng như: bác  sĩ, kỹ  sư, nhà  giáo mà cho rằng họ làm lợi ích cho xã hội, thật sự mọi  vật,  mọi  thứ  trên  đời  này  chỉ  có  ‚tiền‛  là duy nhất, đó là thứ đạo đức nhất của con người hiện giờ và cũng phi đạo đức.
Đứng về  mặt  Phật  giáo, quý  Thầy làm  lợi ích  xã  hội  cũng  phải  có  tiền,  nhưng  tiền  móc túi  kẻ  khác,  chứ  quý  Thầy  chẳng  bỏ  ra một đồng xu, một giọt mồ hôi, nước mắt nào cả. Chỉ có  những  kẻ  mơ ước  phước  báo  hão  huyền  của kinh sách phát triển nên bị người khác lừa đảo bằng những danh từ rất kêu, cúng dường bố thí, làm từ thiện v.v..
Phước báo không phải từ chỗ cầu khẩn, cúng  bái, tế  lễ, cúng  dườøng  xây chùa tháp,  đúc chuông, đúc tượng Phật v.v.. Phước báo cũng không  phải  từ  chỗ  bố  thí,  tụng  kinh,  niệm Phật,  trì chú,  ngồi  thiền  v.v..  Phước  báo  chỉ đến với con người, khi con người sống đúng giới
  
luật đức  hạnh làm  người  không làm  khổ  mình, khổ  người.  Điều  này,  đức  Phật  đã   xác  định trong bài kinh Ước Nguyện rõ ràng cụ thể, phước  báo  từ  đạo  đức  mà  đến  với  mọi  người; đạo   đức  thì  không  tham   lam  trộm  cắp  của người, không lường gạt kẻ khác bằng mọi thủ đoạn, không làm giàu sang trên xương máu, mồ hôi,  nước  mắt  của  người  khác,  không  lừa  đảo làm tiền bằng sự mê tín bói khoa, xem ngày tốt xấu,  cúng  sao, giải  hạn,  xin  xăm, cầu  siêu,  cầu an, v.v.. làm  tiền bạc  một  cách  phi  đạo  đức  và vô nhân đạo.
Bố  thí là  đem lòng  thương  yêu  của  mình đến với những người bất hạnh, an ủi và xoa dịu vết  thương  đau của  họ,  đó  cũng  chỉ  là  một  góc độ làm người mà  thôi, việc làm  bố  thí như vậy thì phước  báo  sẽ  đến  với  mình,  mình  sẽ  được lòng thương của mọi người, gặp lúc nạn tai, mọi người sẽ an ủi và giúp đỡ lại mình, chứ không phải bố thí đem tiền bạc cho người là sẽ có phước  báo lớn giàu sang, muốn gì được  nấy thì như vậy Minh Phụng không có ở tù và mang án tử  hình.  Minh  Phụng  đã  làm  việc  từ  thiện  bố thí biết bao nhiêu là tiền của cho những kẻ bất hạnh  trong  xã  hội,  thế  mà  phước  đâu  không



thấy,  vẫn  phải  chịu  khổ  tù  tội  và  còn  mất mạng.
Xả  trừ  tâm  ác  và  lìa  cả  sự  ăn  thịt  chúng sanh thì tuổi thọ được kéo dài, đó là đạo đức không  làm  khổ  mình,   khổ  chúng  sanh,  chứ không phải phóng sanh để được phước báo tuổi thọ lâu dài và ít bệnh tật khổ đau.
Xả trừ tâm sân hận hoặc sợ hãi và tánh hung  dữ  chửi  mắng  người,  thì ít tai  nạn  khổ đau, chứ không phải ăn chay, niệm Phật, bố thí thuốc thang cho kẻ khác là ít tai nạn hiểm nghèo.
Con  người  sống  trong  xã  hội  này,  dù  có tôn giáo hay không tôn giáo, nếu thiếu đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người thì không  có  ai  làm  lợi  ích cho xã  hội  cả,  còn  bảo họ làm lợi ích xã hội đó chỉ là những danh từ suông, ngoài đầu môi chót lưỡi mà thôi.
Làm lợi ích cho xã hội chỉ khi nào con người có đạo đức. Đừng đứng ở góc độ nghề nghiệp  này  chỉ  trích  góc  độ  nghề  nghiệp  khác là sai, tu sĩ của các tôn giáo cũng là làm một nghề  sống  như  các  nghề  khác,  nói  đến  nghề, thì nghề  nào  mà  xã  hội  còn  cần  thì nó  còn  có người  hành nghề  đó, chỉ  khi nào  xã  hội  không cần nó nữa thì người ta không hành nghề đó.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!