Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -5



Ví dụ: Người ta còn mê tín thì có người hành  nghề  mê  tín, người  ta  không  còn  mê  tín thì người ta dẹp nghề mê tín; người ta cần xây nhà  tốt  đẹp,  thì có  người  làm  nghề  thợ  mộc, thợ  hồ;  người  ta  không  cần  làm  nhà,  xây  nhà tốt đẹp thì thợ mộc, thợ hồ không có.
Tôn giáo cũng vậy, người ta còn cần tôn giáo  thì có  người  làm  nghề  tôn  giáo.  Nghề  tốt hay xấu đều do con người có đạo đức hay không có đạo đức; nghề làm lợi ích cho xã hội hay không lợi ích cho xã hội cũng đều  do con người có đạo đức hay không có đạo đức mà thôi.
Đạo  Phật không phải là một  tôn giáo, mà là  một  nền  đạo  đức  nhân  bản  của  loài  người trên  hành  tinh này,  để  quân  bình  vật  chất  và tinh thần đời sống của con người. Người ta không  hiểu,  nên  xây  dựng  nó  trở  thành  một tôn  giáo,  nhưng  tại  sao trên  đầu  Phật  giáo  lại không có một đấng giáo chủ toàn năng như các tôn giáo khác?
Chính   đức  Phật  ngày  xưa  khi tu  chứng đạo, Ngài quỳ xuống đảnh lễ giáo pháp chân chánh  mà  Ngài  đã  tìm ra được,  Ngài  tôn xưng nó là Thầy của mình  và sau này di chúc lại cho các đệ tử: ‚Hãy lấy giới luật của Ta làm Thầy,  làm  chỗ  nương   tựa  vững  chắc  tu



hành,  giới  luật  còn  là  đạo  Ta  còn,  giới
luật mất là đạo Ta mất‛.

Thưa  quý  vị!  Giới  luật  là  gì?  Giới  luật  là đạo đức không làm khổ mình,  khổ người; không làm  khổ  mình,  khổ  người  là  giải  thoát  không còn  khổ  đau nữa.  Xét  như  vậy,  chúng  ta  thấy đạo  Phật  không  phải  là  một  tôn  giáo,  mà  là một nền đạo đức của con người.
Do không hiểu đạo Phật, nên người ta đã biến nó trở thành một tôn giáo, rồi từ đó, biến tôn giáo trở thành nghề nghiệp sống như: nghề tụng niệm, cúng bái, nghề thuyết giảng, nghề viết  kinh sách,  nghề  ảo  thuật  (thần  thông), nghề  làm  bùa  yểm  tà  ma,  trị  bệnh,  nghề  bói khoa, nghề thầy thuốc, nghề dưỡng sinh, nghề ngồi thiền ngừa bệnh và trị bệnh v.v..
Tại sao chúng tôi dám nói như vậy? Chúng tôi  dám  nói  như  vậy,  là  vì  chúng  tôi  đã  từng sống trong tôn giáo, cho nên biết tôn giáo cũng chỉ là một cái nghề, tốt hay xấu là do người sử dụng cái nghề đó.
Ví dụ: Một ông bác sĩ đứng trước các con bệnh, ông đều tận tâm chữa trị dù người nghèo cũng  như  người  giàu  thì đó  là  một  ông  bác  sĩ tốt, biết thương người  (lương y như từ mẫu), có đạo  đức,  đó  là  người  làm  lợi  ích  xã  hội,  còn



ngược lại, người giàu có quyền thế thì ông chăm sóc  tận  tụy,  còn  người  nghèo  thì ông  trị  bệnh sơ sài qua loa, sống chết ông chẳng cần thì bác sĩ  đó  không  thể  nào  gọi  là  người  tốt,  có  đạo đức, làm lợi ích cho xã hội, cái nghề của  ông ta tốt và cao quý nhưng việc làm của ông ta không tốt, tức là không lợi ích cho xã hội.
Một  vị  tu  sĩ  Phật  giáo  cũng  vậy,  nếu  ông ta giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống đầy đủ đức hạnh, không làm khổ mình, khổ người, tức là sống đời sống ly dục, ly ác pháp, ông là một vị chân  tu  thật  sự,  làm  gương hạnh  đạo  đức  cho mọi người noi theo, không hề lừa đảo, dối trá, xảo quyệt lường gạt mọi người bằng nhiều hình thức mê tín, dị đoan hay thuyết giảng những điều mình  chưa làm được, v.v.. thì ông là người tốt, làm lợi ích cho xã hội, khiến cho mọi người không vì miếng cơm, manh áo mà chà đạp giày xéo  lên  nhau  và  cũng   khiến  cho  mọi  người không còn hao tốn tiền bạc,  của cải, tài  sản vì cái thế giới siêu hình  mê tín, lạc hậu và những luận thuyết suông v.v..
Ngược lại, một vị tu sĩ Phật giáo mà sống không đúng giới luật đức hạnh, không ly dục, ly ác pháp, bày đặt vẽ ra thế giới siêu hình,  dùng tưởng  thức  tạo  ra nhiều  hình  thức  linh thiêng,



huyền bí kỳ lạ, khiến trí hữu hạn của con người không  thể  hiểu  và  suy luận,  chứng  minh được, nên tin rằng  có  thế  giới  siêu  hình  thật  sự.  Lợi dụng  lòng  tin này,  bày  ra nhiều  thứ  mê  tín dị đoan để lừa đảo, lường gạt người khác, bằng cách dùng bùa chú, nước lã, tàn hương trị bệnh, tụng  kinh cầu  siêu,  cầu  an,  xin  xăm,  bói  quẻ, lên đồng nhập xác, cầu cơ, xem ngày tốt xấu, cúng sao giải hạn, cúng dường xây chùa, đúc tượng, đúc chuông để cầu được phước báo giàu sang phú  quý,  bệnh  tật  tiêu  trừ,  tai  qua nạn khỏi  hoặc  tạo  ra nhiều  phương cách  tập  luyện gọi  là  thiền  này,  định  kia,  cũng  như  tưởng tượng ra, trạng thái  này, trạng thái  kia, gọi là Bản Thể  Vạn Hữu, Phật  Tánh, Chơn Như,  Đại Ngã, Tiểu Ngã, Thiên Đàng, Địa Ngục, Cực Lạc Tây   Phương,  Ngọc   Hoàng   Thượng   Đế,   v.v.. khiến  cho  con  người  càng  điên  đảo  lại  càng điên  đảo  hơn  với  những  hình  ảnh  trừu  tượng, siêu  hình  này  và  cũng  từ  đó,  con người  bỏ  phí biết  bao nhiêu công lực  và  tiền bạc, nhưng  khi hiểu  lại,  mình  chỉ  là  một  người  ngu bị  lừa  đảo mà không biết.
Chúng tôi nói đến đây, quý vị đừng tin chúng  tôi  mà  hãy  suy  ngẫm  và  để  ý  những người đang theo các tôn giáo tu hành, họ sẽ đạt




được những gì và đạo đức của họ có hơn quý vị hay không?
Mình  chưa có  đạo  đức  thì không  nên  nói đạo đức với ai cả, vì nói  đạo đức tức là đạo đức miệng,  nếu  người  có  đạo  đức,  dù  có  kẻ  khác chửi  mắng  mình  thì mình  đâu  có  giận  hờn,  vì có giận hờn như vậy là người không có đạo đức, không có đạo đức với mình  tức là mình  làm khổ mình.  Cho nên Đức Phật dạy: ‚làm khổ mình, khổ  người  là  người  không  có  đạo  đức‛.  Đó là  chưa nói  đến  khi chúng  ta  không  ngăn  một điều làm ác của mình,  như tức giận mắng chửi, nói  nặng  nhẹ  người  khác,  khi mình  có  quyền thế và tiền của; mắng chửi nói nặng nhẹ người khác  là  không  có  đạo  đức.  Có  đạo  đức  sao lại mắng chửi nói nặng nhẹ người khác được?
Làm  lợi  ích  cho xã  hội,  không  phải  đem tiền của cho họ, mà chính  đừng làm khổ mình, khổ người thì mới đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Dù chúng ta có mang đến cho họ sự giàu sang đầy đủ mà cứ làm khổ họ thì sự giàu sang đó cũng chẳng có lợi ích gì cho họ.
Bác  sĩ,  kỹ  sư, nhà  giáo,  v.v..  làm  lợi  ích cho xã  hội  mà  la,  hét,  mắng,  rủa,  chửi  vợ  con, kẻ ăn người ở trong nhà, sân hận với kẻ khác trong  xóm  làng,  tức  tối  với  tâm  mình,  ăn  ngủ



không  yên,  còn  có  những  hành  động  như  vậy thì làm sao gọi là làm lợi ích cho xã hội.
Người  làm  những  nghề  bác  sĩ,  kỹ  sư, nhà giáo  là  làm  những  nghề  cao quý  nhưng  không giận hờn và không làm đau khổ cho ai thì mới thật sự là làm lợi ích cho xã hội, còn ngược lại, mà   còn  giận   hờn,   tham   tiền  bạc,   làm   việc không hết lương tâm, làm đau khổ người khác, thì đó  không làm  lợi  ích cho xã  hội,  mà  chỉ  vì làm lợi ích cho mình,  nô lệ cho tiền bạc và vật chất v.v..
Cho nên trong tôn giáo cũng vậy, các nhà tu ở chùa tụng kinh, gõ mõ làm điều mê tín lường  gạt  tín đồ,  ngồi  mát  ăn  bát  vàng,  thân thể  ngày  càng  mập  béo,  đó  là  chỉ  gạt  được những người vô minh, tham đắm ảo huyền, cầu phước báo một cách phi đạo đức v.v..





ĐÄO PHẬT YẾM THẾ

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi: Kính thưa  Thầy!  Người  ta cho đạo Phật là yếm thế, an phận, thủ thường, thấy ai làm việc ác thì làm ngơ, vậy xin Thầy chỉ dạy?
Đáp:  Người  ta  bảo  Phật  giáo  yếm  thế  là sai, hiện giờ và xưa kia Phật giáo Nam Tông và Bắc  Tông  đã   và  đang  xây  dựng  những  ngôi chùa  đẹp  đẽ,  nó  trở  thành  những  kỳ  quan của thế  giới  như  chùa  Đế  Thiên  Đế  Thích.  Phật giáo  phát  triển  luôn  luôn  đã  và  đang tiếp  tục làm việc từ thiện cứu trợ đồng bào bất hạnh, thiên tai hỏa hoạn, bão lụt  v.v.. như vậy gọi là yếm thế hay sao?
Không có người tu sĩ Phật giáo nào bỏ đời trốn  trong  núi  rừng,  sống  tiêu  dao một  mình thì mới gọi là yếm thế?
Không lẽ, thấy những người mới học Phật mới vào chùa tu hành chưa xong, còn đang ẩn bóng tu hành mà cho Phật giáo là yếm thế thì lại còn sai quá.
Muốn  làm  một  bác  sĩ  để  đem  lại  lợi  ích cho đời thì phải học, trong lúc đang học có làm



bác sĩ được hay không? Trong  lúc  đang học mà ra trị  bệnh  thì chỉ  giết  bệnh  nhân  hơn  là  cứu người.
Người tu  sĩ  Phật  giáo  cũng vậy, khi đang tu  chưa  xong  mà  ra giảng  đạo  dạy  người  tu hành, ‚làm  Bồ  Tát  Đạo,  hành  Bồ  Tát Hạnh theo  kiểu   Đại   Thừa‛   là  giết  người,  không phải giết một người mà giết nhiều người; không phải   giết   một   đời   người   mà   giết   nhiều   đời người;  không  phải  giết  một  thế  hệ  mà  giết nhiều thế hệ của con người v.v..
Hiện giờ, người ta đang giết người bằng gươm lưỡi, miệng đao đó là giới tu sĩ Phật giáo phát triển, tu hành chưa đến nơi, đến chốn chỉ nhai lại đờm dãi của người xưa chẳng biết đúng sai,  thuyết  giảng  lung  tung,  giới  luật  đạo  đức thì sống  chẳng  ra gì, chỉ  dùng  ba tấc  lưỡi  lừa đảo những người khác, bằng cách lý luận hoặc bằng   mọi   hình   thức   mê   tín,  dị   đoan,  v.v.. nhưng luôn luôn tự vỗ ngực xưng tên mình là người  tu  hạnh Bồ  Tát  vừa tu  vừa độ  người  như chiếc xe lớn (Đại Thừa), chỉ có Bồ Tát Đạo mới có  đại  hùng,  đại  lực,  đại  từ  bi,  mới  có  tâm nguyện  độ  chúng  sanh  rộng  lớn  như  vậy.  Cứ như  kinh sách  phát  triển  dạy thì họ  đâu  phải là  kẻ  yếm  thế mà là đang nhập  thế  chứ. Đó là



những  tu  sĩ  Phật  giáo  phát  triển  đang  nhập thế, nhập thế để chạy theo danh lợi, vì vậy họ phải mập béo, cường tráng để vào đời độ chúng sanh.
Hiện giờ  quý  vị  chưa biết rõ  mặt  thật của những tu sĩ Phật giáo như thế nào, thì làm sao dám bảo là Phật giáo yếm thế? Khi đức Phật nhập diệt, độ khoảng trăm năm sau, các bậc Thánh   Tăng   đều   nhập   diệt   cả,   chỉ   còn   lại những  tu  sĩ  danh  lợi  chia  phe  nhóm  (20  bộ phái)  để  tạo  quyền  thế,  chiếm  giữ  danh  lợi riêng tư, nên soạn viết kinh sách theo kiến giải riêng  của  mình,  thường  chạy  theo  dục  lạc  thế gian, nên phải đẻ ra Bồ Tát Đạo, hành  Bồ Tát Hạnh, làm tấm bình phong để che mắt mọi người, khiến không ai biết mình  chạy theo dục lạc,  những  tu  sĩ  này  thường  dạy:  “Phật  pháp bất   ly   thế   gian   pháp”,   nghĩa  là   pháp   Phật không lìa pháp thế gian, như vậy đâu thể gọi rằng đạo Phật yếm thế.
Phật giáo ra đời vì sự khổ đau của con người, ra đời để dẫn dắt mọi người thoát ra mọi sự khổ đau của kiếp làm người thì sao gọi là bỏ đời  yếm thế?  Phật giáo  ra đời đem lại cho loài người  một  nền  đạo  đức  nhân  bản  không  làm



khổ  mình,  khổ  người  thì sao gọi  là  Phật  giáo yếm thế?
Những bậc chơn tu của Phật giáo đang âm thầm  triển  khai  đạo  đức  nhân  bản  - nhân  quả để  loài  người  không  còn  tự  làm  khổ  đau cho nhau  nữa,  để  biến  cảnh  thế  gian  này  thành cảnh Thiên Đàng, Cực Lạc và Niết Bàn trong cuộc  sống này, như vậy sao lại  gọi là  đạo Phật yếm thế được?
Xin quý vị đừng nhìn  vào một số tu sĩ tiêu cực của Phật giáo phát triển, dùng những thủ đoạn  mê  tín, gian  xảo,  lừa  đảo  người,  để  ngồi mát ăn bát vàng, mà cho Phật giáo là yếm thế thì rất tội cho Phật giáo.
Một tôn giáo như Phật giáo luôn luôn lúc nào cũng chỉ dùng sức tự lực để không làm khổ mình,  khổ  người  thì không  thể  nào  yếm  thế cho được.
Chỉ  có  những  tu  sĩ  Phật  giáo  phát  triển thì cầu tha lực, luôn luôn dựa vào Tam Bảo, chư Phật, chư Bồ Tát, gia hộ cứu khổ, cứu nạn, v.v.. thì đó gọi là yếm thế thì chúng tôi cũng còn miễn cưỡng chấp  nhận, chứ  nói  Phật  giáo yếm thế thì chúng tôi không đồng ý.



Xưa, đức Phật đã dạy: ‚Thắng trăm trận không bằng thắng tâm mình, thắng tâm mình mới là chiến công oanh liệt‛. Người chiến thắng tâm mình đâu phải là người yếm thế, phải từng chung sống với mọi người mà không  làm  khổ  mình,   khổ  người  thì mới  là người chiến thắng tâm mình,  đạo Phật như vậy có giống như nhà thơ yếm thế Nguyễn Bỉnh Khiêm chăng?
“Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dù ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn xôn xao”.

Tinh  thần đạo Phật thì không phải là tinh thần  yếm  thế  như  vậy,  nên  thường  xông  pha vào  thế  tục,  lấy  các  đối  tượng  của  thế  gian  mà tu tập  tâm  mình “ly dục,  ly  ác  pháp”.  Nếu  bảo rằng, Phật giáo yếm thế vào nơi thanh vắng để cho yên  thân  của  mình,  tức  là  tránh  cảnh  thì làm sao gọi là ly dục, ly ác pháp.
Vả  lại, giới luật của đức Phật  dạy đạo đức làm người rất rõ ràng và cụ thể. Những hành động đạo đức gần gũi và thiết thực cho đời sống của con người thì làm sao yếm thế mà dạy đạo đức  này  cho con người  như  vậy  được?  Một  đạo



đức từng dạy mọi người sống  ‚không  làm  khổ mình,  khổ   người‛,   thì làm  sao gọi  là  yếm
thế?

Xin quý vị cứ suy ngẫm, đừng vội vàng cho đạo  Phật  là  yếm  thế  thì đó  là  một  sự  suy tư chưa chín chắn còn nông cạn. Chúng tôi xác quyết  đạo  Phật  không  bao giờ  yếm  thế.  Người nào  tu  theo  đạo  Phật  không  đi  khất  thực,  cứ ngồi  ỳ  trong  thất  (nhập  thất),  hoặc  ở  trong rừng sâu núi thẳm không theo hạnh Phật ngày xưa là người tu sai đạo Phật, là người yếm thế, chứ không phải đạo Phật yếm thế.





LỤC CĂN




Câu hỏi của Chơn Thành



Hỏi:  Kính thưa   Thầy!  Những  nguyên
nhân  gì làm  cho lục  căn  dễ  bị  hư  hoại,  muốn lục căn không hư hoại thì  người tu sĩ đạo Phật phải tu như thế nào?
Đáp: Lục căn là những phần tiếp xúc với sáu  trần  của  thân  tứ  đại,  thân  tứ  đại  do đất nước gió lửa hợp thành, thì lục căn cũng do đất



nước  gió  lửa  hợp  thành;  thân  tứ  đại  hoại  diệt thì lục  căn  cũng  hoại  diệt,  lục  căn  hoại  diệt trước là vì nó mỏng manh, yếu mềm v.v..
Người nhập  Diệt  Thọ  Tưởng Định thân tứ đại  không  bị  hoại  diệt  thì lục  căn  cũng  không hoại diệt. Muốn lục căn không hoại diệt thì người tu sĩ phải nhập Diệt Thọ Tưởng Định, vì chỉ  có  loại  định này  mới  có  một  từ  trường  bảo vệ  thân  tứ  đại  cứng  chắc  như  đồng  sắt  nên không bị hư hoại.
Muốn   nhập   Diệt   Thọ   Tưởng   Định  thì người  tu  sĩ  phải  có  đạo  lực  điều  khiển  ý  hành tịnh chỉ, tức là ý căn14  ngưng hoạt động.
Muốn ý  hành tịnh chỉ, người  tu sĩ  phải ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm. Muốn ly dục ly ác pháp, diệt ngã xã tâm người tu sĩ phải sống đầy đủ  giới  hạnh, đầy đủ  giới  bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai  nghi chánh hạnh, thấy sự  nguy hiểm trong các  lỗi  nhỏ  nhặt,  chơn chánh  lãnh  thọ  và  học tập các giới học.
Muốn  sống  đầy đủ  giới  hạnh,  giới  bổn  thì người tu  sĩ  phải  dùng pháp  như lý  tác  ý, muốn




14-ý căn là bộ óc của con người



pháp  như  lý  tác  ý  có  hiệu  quả  thì người  tu  sĩ phải sống thân tâm không phóng dật. Muốn thân tâm không phóng dật thì người tu sĩ phải sống  độc  cư, sống  độc  cư thì tâm  phải  thích sống trầm lặng; tâm ưa thích sống trầm lặng, đó là bước đầu khởi sự tâm vào thiền. Nếu tâm chưa ưa thích sống trầm lặng thì phải tập sống trầm  lặng,  bằng  cách  thọ  Bát  Quan Trai  Giới, như đức Phật đã dạy trong các bộ kinh, bắt đầu chỉ  giữ  gìn  một  ngày  đêm  sống  độc  cư trầm lặng, ăn ngày một bữa giống như đời sống của đức Phật ngày xưa, nếu một ngày ăn một bữa, sống thấy ưa thích độc cư thì tăng lên hai ngày rồi ba ngày, bốn ngày, năm ngày,  v.v.. cho đến khi tâm không phóng dật, tức là tâm định trên thân.
Khi tâm  đã  định được  trên thân thì hành giả  chỉ  còn  ra lệnh,  tịnh  chỉ  các  hành  trong thân thì nhập các loại định, một cách dễ dàng, dù là Diệt Thọ Tưởng Định cũng không còn khó khăn nữa.





HỶ LÄC DO LY DỤC SANH  CĨ PHÂI LÀ HỶ LÄC DO 18 LỘI TƯỞNG KHƠNG?

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Kính thưa  Thầy! Khi  tu  ly  dục  ly ác pháp   thì  hỷ  lạc sanh,  vậy  hỷ  lạc này  có  ở trong 18 loại hỷ  tưởng  không?  Nếu  nó  ở   trong
18 loại hỷ tưởng thì  tại sao không cho nó sanh mà  để  nó  sanh  rồi  khi  tu  đến  Tam  thiền  lại phải diệt nó?  Xin Thầy chỉ  dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Loại  hỷ  lạc  do ly  dục sanh  không phải  loại  hỷ  lạc  trong  18 loại  hỷ  tưởng.  Vì 18 loại  hỷ  tưởng  này  là  do dục tưởng,  còn  hỷ  lạc do ly  dục, ly  ác  pháp  sanh thì không  còn  dục. Vì thế mà gọi là hỷ lạc do ly dục sanh, còn 18 loại hỷ tưởng này sanh ra được là do sự tu tập theo  giáo  pháp  phát  triển  nên  ức  chế  tâm,  ý thức dục bị ngưng hoạt động, ý thức dục không hoạt động được nên tưởngthức dục sanh hỷ lạc. Cho nên,  trạng  thái  an lạc  mà  còn  dục tưởng thì không  có  giải  thoát  được. Ở   đây,  chúng  ta phải  lưu ý, dù  là  hỷ  lạc của  ý  thức dục, hỷ  lạc của tưởng  thức  dục đều phải  xả  hết  (xả  hỷ,  xả



lạc), duy chỉ  có hỷ lạc của ly dục thì không xả, vì  đó  là  tâm  thanh  tịnh  của  chúng  ta  (không còn  dục),  nó  là  một  trạng  thái  Niết  Bàn,  nên khi nhập sâu vào định thì nó cũng không mất.
Khi bước qua giai đoạn tu Tứ Thánh Định, đức Phật đã tự gạn lọc chỗ này rất nhiều lần:
1- Hỷ lạc do dục sanh

2- Hỷ lạc do tưởng sanh

3- Hỷ lạc do ly dục sanh

Khi có hỷ lạc thì đức Phật rất sợ vì còn hỷ lạc  là  còn  đau khổ  nên đức  Phật  lặp  đi  lặp  lại chỗ  này  nhiều  lần  để  xác  định: ‚hỷ  lạc  do ly dục,  chứ  không  phải  do dục‛,  vì thế  hỷ  lạc này  phải  là  nguồn  giải  thoát  của  người  tu  sĩ hay  nói  một  cách  khác  là  kết  quả  trạng  thái giải thoát do sự tu tập đúng pháp.
Cho  nên,  nhập  Tam  Thiền  là  ly hỷ,  hỷ này thuộc về hỷ dục tưởng thức, do tưởng dục sanh. Chúng ta cũng nên nhớ, khi nhập Nhị Thiền tầm  tứ  bị  diệt  nên  định  sanh hỷ  lạc,  do tầm tứ diệt nên ý thức dục ngưng, vì thế, trạng thái hỷ lạc của Nhị Thiền là do tưởng dục sanh, không phải do ly dục sanh nên đến Tam Thiền thì Đức  Phật  dạy xả  hỷ  tưởng  này,  cho nên  ly hỷ, trú xả, tức là lìa 18 loại hỷ tưởng, còn trạng



thái Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ lạc nên không có  dục  và  dục  tưởng,  vì  thế  hỷ  lạc  trong  Sơ Thiền không có xả mà chỉ xả hỷ lạc của Nhị Thiền mà thôi. Trạng thái hỷ lạc của Sơ Thiền là một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự của tâm ly dục, ly ác pháp.
Vì thế, hỷ  lạc  của Sơ Thiền là  loại  hỷ  lạc của  người  giải  thoát  dục  lậu,  hữu  lậu  và  vô minh  lậu,  ba lậu  hoặc  này  không còn  tác dụng được tâm của người nhập Sơ Thiền, còn Nhị Thiền  do  ức  chế  ý  thức,  ý  thức  ngưng  hoạt động, tưởng thức  thay thế  hoạt  động  nên sanh ra hỷ  lạc,  cũng  giống  như  người  ngủ  mới  có chiêm bao.
Tóm  lại,  hỷ  lạc  do  ly  dục  sanh  không giống  mười  tám  loại  hỷ  tưởng  này,  hành  giả nên lưu ý, đây là những thứ thiền định của đạo Phật rất đặc biệt mà không có một pháp môn nào của ngoại đạo mà có được.
Bởi thế đức Phật dạy: ‚Được  thân  người là  khó  mà  gặp  được  Phật  pháp  còn  khó hơn‛, thế mà có người gặp được pháp chân chánh của đức  Phật  lại  còn thờ  ơ thì quá  uổng cho kiếp  đời  của họ. Một  mai  mất  thân rồi  thì trăm muôn ngàn kiếp còn có gặp được chánh pháp hay không?



CÁC PHÁP  KHƠNG PHÂI CỦA TA

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Theo  như  trong kinh  dạy, chúng con biết: thân, thọ, tâm,  pháp cũng   không   phải   của   chúng   ta,  sắc,   thinh, hương,  vị,  xúc,  pháp  và  nhãn,  nhĩ,  tỷ,  thiệt, thân,  ý  cũng  không  phải  của  chúng  ta.  Như vậy, thân này còn có ý nghĩa gì?
Đáp: Trong  kinh đức  Phật  dạy: Thân này không phải của ta, thọ, tưởng, hành, thức cũng không phải của ta, lục căn, lục trần cũng không phải  của ta, cho nên nghiệp  ác  hay thiện cũng không  phải  của  ta.  Chỉ  vì  không  hiểu  rõ  (vô minh)  ta  mới  lầm  chấp  là  của  ta,  do sự  lầm chấp này, chúng ta mới bảo vệ nó tạo ra nhiều điều  ác,  khiến  cho chúng  ta  phải  thọ  chịu  khổ từ  kiếp  này  đến  kiếp  khác  không  hề  dứt,  trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
Nhờ giáo pháp của đức Phật dạy, chúng ta mới hiểu rõ các pháp trong thế gian là do các duyên hợp mà thành, chứ không có một vật gì thường hằng vĩnh cửu, đức Phật nói:  ‚Nếu  còn có  một  vật  gì thường  hằng  như  một  chút



xíu đất trong móng tay Ta thì con người không  thoát  khổ  và  đạo  Ta  cũng  không xuất hiện ở đời‛.
Hiện giờ, chúng ta đã ngộ được lý duyên khởi ấy, nhưng tu cho thân, thọ, tâm, pháp, lục căn, lục trần, lục thức thật sự không phải là ta, của ta, thì phải tu hết sức và còn phải siêng năng,  chuyên  cần,  tinh cần,  tinh tấn  và  với một  nhiệt  tâm  tha  thiết  tìm cầu  sự  giải  thoát. Nếu không nỗ lực tu hành thì tất cả  những thứ này chúng ta đều cho là thật có, là ta và của ta.
Khi muốn phá thân kiết sử này, ta phải sống  một  đời  sống  giới  hạnh  đầy  đủ,  phải  độc cư trọn vẹn suốt  3 năm  đến 5 năm, chứ  không phải nói suông được với các pháp này. Hằng ngày phải tu cho đúng pháp, đúng cách, đúng căn  cơ  đặc   tướng,  nếu  tu  không  đúng  pháp, đúng cách, đúng đặc tướng căn cơ thì sẽ hoài công  vô  ích.  Tất  cả  các  pháp  ấy  vẫn  bị  dính mắc  đều là  của ta, là ta. Nói thì rất  dễ, nhưng bỏ cái ta và của ta rất là khó.
Tu cho đúng pháp của đức Phật dạy thì nghiệp  quả  của  thân  không  còn  ý  nghĩa  gì cả, vì chuyển nghiệp quả khổ thành nghiẹâp quả phước báo, nên thảnh thơi, an lạc và vô sự, còn tu  sai  thì muôn đời  nghìn  kiếp  nghiệp  thân cứ



tiếp tục mãi tái sanh luân hồi và phải chịu thọ khổ vô lượng kiếp.
Nói  các  pháp  không  phải  là  ta,  của ta  thì dễ,  nhưng  tu  tập  để  đến  chỗ  không  còn  là  ta, của ta thì không phải  dễ  như trên đã  nói. Chỗ này cái ta, của ta cần nên lưu ý: đây chỉ là một triết thuyết lý luận chơi, chứ không thể thực hiện  được  cái  không  ta  của  ta  được.  Người  ta gán  nhận  cho đạo  Phật  là  đạo  vô  ngã,  nhưng thực ra chúng ta nghiên cứu kỹ lại đạo Phật thì đạo  Phật  là  đạo  “hữu  ngã  thiện  pháp”  và “vô  ngã  ác  pháp”.  Do  vậy  đức  Phật  đã  xác định có  hai  lộ  trình: ‚Có  hai đường  đi, một là đường ác, hai là đường thiện, người làm ác  từ  đường  ác  đến  chỗ  khổ,  người  làm lành dạo chơi đường lành đến chỗ vui‛. (Tăng  Nhất  A Hàm  tập  3 trang 498). Đã  đi  trên con đường thiện thì làm sao gọi là vô ngã được? Thì   làm  sao  gọi  là  không  ta,  không  của  ta được?
Do những điều  trên đây, mà  chúng ta suy ngẫm  và  tư  duy biết  rất  rõ  các  pháp  của  đức Phật  thực  hiện  được,  còn  tất  cả  các  pháp  của kinh sách  phát  triển  và  Thiền  Đông  Độ  chỉ  là những  lý  thuyết  suông  như:  “Phật  Tánh,  vô



ngã, vô sở đắc, ngã pháp  đều  không‛, đó là những điều không thể thực hiện được.





QUÂ BÁO  CĨ HAY  KHƠNG?

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Kẻ  tham  nhũng làm  điều  phi  đạo  lý  trong xã  hội  ngày một béo tốt  nhiều  tiền  lắm  của,  kẻ  ăn  cắp  ngày  một giàu  lên.  Vậy  họ  đang  tạo  nghiệp  ác,  đến  bao giờ  họ  phải  trả  nghiệp  ác  này,  ít ra thì  cũng phải  trả  trong đời  hiện  tại  này  để  mọi  người thấy  được.  Còn  họ  trả  nghiệp  ác  này  trong tương lai thì  trừu tượng quá vậy? Xin  Thầy dạy cho chúng con rõ.
Đáp: Phước đời trước họ khéo tạo nên đời nay  họ  mới  sanh  vào  chỗ  làm  dễ  ra tiền.  Thế mà,  vì  lòng  tham  không  đáy  nên  họ  đã   làm tiền phi đạo lý như: tham nhũng, trộm cắp, hối lộ  v.v..  Tuy  hiện  tại,  chúng  ta  chưa thấy  quả báo của họ, là vì phước báo của họ còn dư thừa chưa hết,  nhưng  khi phước  báo  ấy  đã  cạn  hết thì thiên tai  hỏa hoạn đến thì họ chỉ còn sống



trong màn trời  chiếu  đất, thậm  chí cơm không đủ  ăn,  áo  không  có  mặc.  Các  con đừng  nghĩ rằng  nhân  quả  trừu  tượng,  nhân  quả  là  một định  luật  đạo  đức  công  bằng  và  công  lý  mà trong thế gian này không có một định luật nào công bằng và công lý hơn nó được.
Nếu họ biết dừng ngay những điều làm ra tiền phi  đạo lý của họ thì bây giờ họ cũng phải trả  quả  trong  hiện tại,  huống là  họ  chẳng biết dừng  những  việc  làm  ác  đó  thì họ  sẽ  phải  trả quả ngay trong kiếp này, để cho mọi người chứng  kiến  biết  rõ  luật  nhân  quả  công  minh khi phước họ đã  cạn hết chứ không phải ở kiếp sau. Bằng chứng các con có đọc báo Công An thành phố Hồ Chí Minh nhiều kẻ làm giàu phi đạo lý  sẽ  bị  tù  tội, tử  hình,  tài sản và  nhà  cửa đều  bị  tịch  thu  như:  Minh  Phụng,  Trần  Đàm
v.v..

Nhân  quả  không  trừu  tượng  như  các  con đã  hiểu, những phước  báo  của kẻ  tạo  ra những điều  phi  đạo  lý  chưa hết,  nên  họ  còn  hưởng thêm một  vài  ngày, nếu  phước  báo  kia vừa hết thì quả báo khổ đau sẽ đến với họ liền.

‚Phước  bất  trùng  lai họa  vô  đơn chí‛, người xưa đã  nói như vậy, tức là họ đã  có kinh nghiệm  trong  cuộc  sống  nên  đã  nhận  ra được



luật nhân quả  rõ ràng và  cụ  thể  ‚vay một  trả mười‛.
Nhân  quả  không  những  phải  trả  ở  tương lai trong kiếp khác mà còn phải trả ngay trong kiếp  hiện tại. Chỉ  khi nào  người  tạo  quả ác  đã hết  phước  thì họ  phải  trả  ngay liền, còn quả  ở vị  lai  thì nó  đã  trở  thành  nghiệp  lực,  để  tiếp tục tương ưng với nhân quả của người khác mà tái sanh vào môi trường sống xấu hơn, nếu họ làm ác nhiều hoặc tốt hơn nếu họ làm thiện nhiều.
Trước  mặt  chúng ta  đã  thấy  bao nhiêu  kẻ làm ác mà chẳng thấy quả khổ của họ, nên mọi người  đâm  ra nghi  ngờ  luật  nhân  quả.  Họ  đâu biết rằng, luật nhân quả rất công bằng và công lý, ai làm thiện thì hưởng phước, còn ai làm ác thì thọ chịu quả khổ, không có một ai tránh khỏi, chỉ có phước thừa của họ chưa hết, nên họ làm  ác  vẫn  còn thấy  được  an vui,  nhưng  sự  an vui  chưa thật  sự  là  an vui.  Nếu  chúng  ta  nhìn kỹ cái vui của họ là tiếng khóc, cái hãnh diện của  họ  là  những  ưu tư  da diết  trong  lòng,  chứ chưa phải là hạnh phúc đâu.
Trong  thế  gian  này,  duy nhất  chỉ  có  một đạo luật  nhân  quả  là  công  bằng  và  công lý,  đó là  một  đạo  luật  do từ  những  hành  động  thiện



ác của con người tạo ra để phân xử lấy họ, chứ không có ai hoặc một đấng sáng tạo nào đặt ra cả.  Từ  hành  động  thiện  ác  của  loài  người,  mà con người  phải  chịu  quả  khổ  vui  chính  hành động của họ, chứ không phải quả khổ vui tự nhiên  mà  có  hay  có  ai  xét  xử  phạt  tội  ban phước cho chúng ta.
Phật  dạy: ‚Các  pháp  trong thế  gian là do duyên hợp mà thành, nhưng  sự thành hoại đều do hành động nhân quả mà có”. Nhân quả có lúc hiện rất rõ, lại có lúc thấy như không có nhân quả, nhưng chúng ta phải biết nhân quả lúc nào cũng đang chi phối loài người theo  mỗi  hành  động  của  con người.  Và  vì vậy, con người mới thấy có khổ, có vui, có giận hờn, thương ghét, có buồn phiền đau khổ, có oan ức, có hận thù v.v..
Có lúc thấy như không có nhân quả, do đó người  ta  đã   lầm  và  mất  lòng  tin nhân  quả, nhưng  nhân quả  lúc  nào  cũng có  mặt  trong tất cả mọi con người, nên không có người nào trốn tránh  khỏi  luật  này  được,  dù  kẻ  đó,  có  nhiều tiền,  nhiều  bạc,  có  quyền  cao, chức  trọng  cũng không  thoát  khỏi  luật  này  phân  xử,  do đó  nó rất công bằng và công lý, mặc dù chúng ta thấy có  kẻ  kia  làm  ác  mà  vẫn  không  thấy  quả  khổ



đến với họ, đó là vì phước của kẻ kia chưa hết, như  chúng  tôi  đã  nói  ở  trên,  nên  quả  khổ  đau của họ chưa đến mà thôi.





TỐT  ĐÄO ĐẸP ĐỜI

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Ở    một  cơ quan xuất  nhập  khẩu,  đã  nhập  về  những  chất  độc hại  chung  ngoài  kế  hoạch  bán  lấy  tiền  chia nhau.  Có  một cư sĩ  cũng làm  trong cơ quan đó được chia tiền và đã từ chối không nhận, nhận thì  phạm  pháp  luật,  không  nhận  thì  bị  mọi người  ghen ghét thù  oán rất khổ  tâm. Vậy  nên giải quyết như thế nào, để tốt đạo đẹp đời và cuộc  sống  của  mình  cũng  được  an  vui,  thanh thản.
Đáp:  Đồng  tiền  làm  ra bằng  sự  gian  trá, xảo quyệt, lừa đảo  người khác, bằng những thủ đoạn  gian  lận,  nếu  đồng  tiền  đó  đem  cúng dường  chư  Phật,  chư  Thánh  Tăng  đã   không được phước báo mà còn lại thêm nhiều tội và những  tội  đó  rất  nặng,  vì  đồng  tiền  làm  ra

TTrưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


bằng  ác  hạnh.  Nếu  chư  Phật  và  chư  Thánh Tăng thọ dụng xây chùa, xây tháp hoặc đúc tượng,  đúc  chuông  và  làm  những  Phật  sự  khác thì những Phật sự đó sẽ là tà sự. Đồng tiền ấy sẽ biến tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thành đảng phái tà giáo hơn là tôn giáo chân chánh,  vì  tôn  giáo  phải  lấy  đạo  đức  làm  đầu. Nếu tôn giáo nào dùng đồng tiền thiếu đạo đức để  sử  dụng làm  lợi  ích cho đạo thì tôn giáo  đó sẽ  sắp  sửa  đến  ngày tận  diệt  và  những  di tích làm ra bằng đồng tiền đó  để lại cho đời  sau là một sự nguyền rủa, khinh bỉ.
Đồng tiền thiếu  đạo đức  mà đem làm việc từ thiện xã hội thì việc từ thiện kia chỉ là một tấâm  bình  phong che đậy  cho những  người  làm ác, khiến cho họ càng làm ác hơn nữa. Họ làm từ thiện với đồng tiền đó thì chẳng có từ thiện chút  nào  cả,  những  kẻ  nào  thọ  dùng  đồng tiền ác hại này cũng sẽ gặp tai nạn khổ ách, như những kẻ làm ra đồng tiền ác đức kia.
Cùng làm trong một cơ quan xuất nhập khẩu  mà  đã  có  sự  gian  xảo  như  vậy,  dù  chúng ta  không  nhận  đồng  tiền  ác   đức   đó   nhưng chúng ta vẫn chịu  ảnh hưởng xấu  đối  với pháp luật tuy ta không có tội.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Điều trước mắt là trong cơ quan đó, có nhiều  người  họ  đã  nhận  lấy  số  tiền  chia  nhau bất chánh đó và sẽ tiếp tục làm những điều không  tốt,  nhưng  chúng  ta  lại  ở  trong  tập  thể đó, không nhận tức là tạo đối lập với họ thì họ không thể nào  để cho chúng ta yên được, bằng mọi cách họ sẽ loại trừ. Đó là một điều nguy hiểm và tác hại rất lớn, nếu chúng ta không sáng suốt chắc chắn tai hoạ sẽ đến.
Cho nên, khi nhận tiền bất chánh đó là một  sự  dại  dột,  sẽ  tự  giết  mình  và  sẽ  tự  mang hoạ đến cho mình. Điều giải quyết tốt nhất, muốn an thân thì nên nhận tiền chứ đừng làm người anh hùng rơm, nhận tiền nhưng đem làm việc từ thiện xã hội giúp kẻ bất hạnh. Nếu cơ quan  này  làm  những  điều  phạm  pháp  có  hại cho dân cho nước thì ta nên khéo léo tố cáo để chặn đứng bọn ác quỷ đội lốt người, làm giàu bằng sự đau khổ của kẻ khác.
Muốn cho tốt đạo đẹp đời thì không nên làm chung với những người ác đó. Gần mực thì đen, gần  đèn  thì sáng.  Ta hãy  chọn  bạn  lành, việc lành, người lành cùng làm và cùng sống chung nhau thì sẽ  tốt  đạo đẹp  đời, tâm  hồn sẽ được thanh thản, an lạc.



û          õ                   Ï


TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO KHƠNG GIẬM CHÂN TÄI CHỖ?

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Người  tu  thiền như  thế  nào  là  có  tiến  bộ,  không  tiến  bộ  và giậm  chân tại  chỗ?  Phải  khắc  phục tu như  thế nào để có tiến bộ không bị giậm chân tại chỗ?
Đáp:   Người   tu   thiền,   ngồi   nhiều   hoặc dùng pháp ức chế tâm để dừng vọng tưởng (tâm không  niệm  thiện,  niệm  ác)  thì sẽ  giậm  chân tại chỗ, không có lối tiến tới được nữa. Người tu thiền xả  tâm, tâm  như đất, xả  ít tiến bộ ít, xả nhiều  tiến  bộ  nhiều,  xả  hết  tức  là  ly dục  ly ác pháp, tâm như đất trời thì tu xong việc.
Tu xong việc tâm thường quay vào trong thân,  không  chạy  theo  các  pháp  trần,  không dính  mắc các pháp ác, tức là tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài, như vậy là tâm đã định vào thân, tâm định vào thân là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ; tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm giải thoát hay là tâm Diệt Đế, tâm Diệt Đế, tức là tâm  Niết  Bàn,  tâm  Niết  Bàn  là  tâm  đoạn  dứt

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


lòng ham muốn và các  ác  pháp, như vậy tức là tâm nhập vô tướng tâm định.
Muốn xả tâm cho được rốt ráo thì phải sống  độc  cư, không  nên  tiếp  duyên  bên  ngoài với  ai  hết,  không  làm  một  việc  gì  cả,  thường quan  sát  thấy  tâm  niệm  khởi  phá  độc  cư thì phải   mau  mau  xả   liền  không  được   duy  trì, không  được  nghe theo  các  niệm  phá  hạnh  độc cư. Trong  lúc  độc  cư, nếu  có  tất  cả  mọi  niệm khởi  lên  dù  đúng,  sai,  phải,  trái,  những  niệm đó  đều  làm  mất  hạnh  độc  cư thì phải  mau xả xuống,  không  nên khởi  niệm,  khởi  niệm  tức  là phóng tâm, phóng tâm tức là theo niệm, theo niệm  tức là  phóng dật  cho nên phá  độc  cư, tức là tâm phóng dật.
Quý  vị  nên  lưu  ý,  độc  cư không  được  đọc kinh  sách,   không   được   làm   mọi   công   việc, không được nói chuyện dù chuyện đạo chuyện đời, không được nghe băng nhạc, băng thuyết giảng, v.v.. mà duy nhất chỉ có một việc làm là quán  xét  thân  tâm  mình  để  xả  các  niệm,  tâm ham  muốn  và  các  ác  pháp,  do đó  thì mới  giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn. Có giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn như vậy thì sự tu hành mới có tiến bộ, bằng ngược lại thì giậm chân tại chỗ. Người tu thiền xả tâm mà giữ được hạnh độc cư thì xả

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


tâm  rất  dễ  dàng,  còn  giữ  hạnh  độc  cư không được thì xả tâm không được nên tu thiền không tiến bộ, nói  đúng hơn là  không có  kết  quả  giải thoát.
Tóm lại, người tu thiền ức chế tâm là thường giậm chân tại chỗ, không tiến bộ, giống như  các  vị  tổ  sư Thiền  Tông  tu  mãi  chỉ  có  lý luận nói nhiều, ngược lại tu thiền xả tâm thì có tiến  bộ  rất  cụ  thể,  tiến  bộ  trong  từng  phút, từng giây, từng giờ, từng ngày, chúng ta nhận thấy  tâm  thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự  rất  rõ ràng.
Muốn  tu  hành  không  giậm  chân  tại  chỗ thì phải giữ gìn hạnh độc cư, nếu giữ gìn hạnh độc cư chẳng được thì tu hành chỉ uổng phí một đời tu mà chẳng ích lợi gì cho mình  cho người.



Ø         À         Ù         Ä         Ä


VỌNG TƯỞNG

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi: Kính thưa  Thầy! Ý  thức có phải là tâm không? Vọng tưởng có phải tâm tán loạn vọng động không? Xin  Thầy dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Ý  thức  là  một  thức  trong  sáu  thức của thân tứ đại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nếu gọi ý thức là   tâm   thì  không   đúng.   Chúng   ta   nên   đặt thành  vấn  đề,  nếu  gọi  ý  thức  là  tâm  thì nhãn thức cũng có thể gọi là tâm, như vậy nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức  cũng gọi  là  tâm. Nếu  sáu thức đều  là  tâm  thì tâm  là  sáu  thức  và  như  vậy  có cần  gì phải  gọi  sáu  thức  này  để  làm  chi. Cũng như tưởng thức, tự nó nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm  xúc  và  phân  biệt  mà  không  cần  sáu  căn, còn  sắc  thức  của  thân  tứ  đại  thì cần  đến  sáu căn,  muốn  nghe  thì phải  có  nhĩ  căn  và  nhĩ thức,  muốn  thấy  phải  có  nhãn  căn  và  nhãn thức, chứ không như tưởng thức được. Do đó ý thức  không  phải  là  tâm  thức,  tâm  thức  là  cái biết  để  thực  hiện  Tam  Minh,  chứ  không  phải như  tưởng  thức  và  sắc  thức.  Bởi  khi đức  Phật

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


sắp  chứng  đạo  hoàn  toàn  Ngài  dẫn  tâm  đến Tam Minh, đó là Ngài dẫn tâm thức, chứ không có dẫn sắc thức và tưởng thức. Như vậy, lúc bấy giờ đức Phật đã dùng tâm thức, chứ không phải dùng ý thức và tưởng thức.
Nếu nói tâm thức là vọng tưởng thì không đúng,  còn  nếu  bảo  sắc  thức  và  tưởng  thức  là vọng tưởng thì cũng không đúng. Người ta đã lầm,  khi thấy  niệm  lăng  xăng  trong  đầu  (loạn tưởng)  cho đó  là  tâm  thức,  ý  thức,  tưởng  thức thì sai tất cả.
Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả, do chúng ta huân tập lâu ngày đã  thành thói quen (tạp khí),  nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta, chỗ này có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng,   ngồi  thiền  nhiếp  tâm  trong  hơi  thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi v.v.. Vì hiểu sai nên tu sai, muốn  tâm  không  phóng  dật,  tức  là  không  có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu  mà  có  nó, nó có  từ  nhân quả  thiện ác,  cho nên  đức  Phật  dạy:  ‚Ngăn  ác  diệt  ác  pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp‛, ngăn ác  diệt  ác  pháp,  sanh thiện  tăng  trưởng  thiện

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng, tức là tâm không phóng dật.
Muốn   khắc   phục   được   vọng   tưởng   thì không  nên  ức  chế  tướng  vọng  tưởng  trong  tâm ta,  mà  phải  dùng  pháp  Tứ  Chánh  Cần  xả  ly tâm  tham,  sân,  si,  mạn,  nghi  và  thất  kiết  sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm  không phóng dật;  tâm  không  phóng  dật  là  tâm  định  trên thân hay nói cách khác là tâm đã  ly dục, ly ác pháp  nhập  Bất  Động  Định. Sau khi Bất  Động Tâm thì tâm có đủ Tứ Thần Túc, nhờ Tứ Thần Túc mới nhập Sơ Thiền. Từ đó về sau chúng ta nhập  các  định như:  Nhị  Thiền,  Tam  Thiền  và Tứ  Thiền  như  trở  bàn  tay,  không  mấy  khó khăn và mệt nhọc.



û          õ                   Ï


TÂM  THỨC CỊN HAY  HỘI DIỆT KHI NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi xác thân hoại diệt thì  tâm thức  thường hằng bất biến hay đã hoại diệt hoàn toàn theo thân xác của nó?
Đáp:  Đức  Phật  đã   dạy:  ‚nếu  thức  còn một  chút  xíu  như  đất  trong móng  tay  Ta thì con  người  trong  thế  gian  này  không thể  thoát  khổ  và  Đạo  Ta  cũng  không xuất hiện ra đời‛.
Đây  là  lời  dạy  chân  thật,  nếu  còn  một chút  xíu thức  tức  là  còn  một  vật  thường  hằng, mà  đã  còn  một  vật  thường  hằng  thì con người không thể thoát khổ. Do quán xét  thấu  suốt lý các pháp duyên hợp, nên đức Phật xác định, không  có  một  vật  gì thường  hằng  bất  biến,  dù là  vật  có  hình  sắc  hay vô  hình  trong  thế  gian này. Và vì vậy, đạo Phật không chấp nhận thế giới siêu hình,  thế giới siêu hình  chỉ là một thế giới  tưởng  của  con người  còn  sống,  nhưng  đến khi chết  thì thế  giới  này  cũng  tan  biến  theo mây khói mà thôi.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Kinh sách  phát  triển  xây  dựng  thế  giới siêu  hình  có  một  vật  vĩnh  hằng  (Chơn  Tâm, Phật  Tánh,  Bản  Lai  Diện  Mục  v.v..)  là  giáo phái xây dựng thế giới ảo tưởng. Hiện giờ, khoa học cũng đã xác định mọi vật đều do nhiều nguyên tố kết hợp lại, chứ không có một vật gì độc lập riêng rẽ, cho nên thế giới thường hằng không  có  thật,  đó  chỉ  là  sự  lừa  đảo,  lường  gạt đối với những người còn lạc hậu, chưa có kiến thức  về  khoa  học,  những  người  đang  tu  theo Phật  giáo  phát  triển  và  Thiền  Đông  Độ  mà
thôi.

Ngày  nào  khoa học  tiến  triển  sâu  xa hơn và  trình độ  kiến thức  của con người  được nâng cao sự hiểu biết thì ngày đó tất cả các giáo phái trên  hành  tinh này  đã,  đang  và  sẽ  xây  dựng thế giới siêu hình  thường hằng, bất biến thì sẽ bị  loại  trừ  ra khỏi  đời  sống của loài  người. Chỉ vì  hiện  giờ  khoa  học  chưa đủ  sức  chứng  minh thế giới vĩnh hằng có hay là không, vì do tưởng uẩn  tạo  nhiều  trò  ảo  thuật  (siêu  hình)  khiến cho khoa học không thể chứng minh được, đành bó tay, nhưng đối với những người tu theo Phật giáo  Nguyên  Thủy  không  rơi  vào  thiền  tưởng và những người đã  nhập được Sơ Thiền đến Tứ Thiền  và  Tam  Minh  thì không  thể  lừa  đảo  họ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


được,  vì  chính  bản  thân  họ  đã  thấy  được  thế giới siêu hình  đó từ đâu sanh ra.





CÚNG DƯỜNG TIỀN
CĨ PHƯỚC BÁO KHƠNG?

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi: Kính thưa Thầy! Có một sĩ quan quân  đội  hỏi  con, vào  chùa  lễ  Phật,  một người cúng  dường  1000đ  và  một  người  cúng  dường
100.000đ thì  người nào có phước đức hơn?

Đáp: Trong giới luật Phật, cấm các tu sĩ không được cất giữ tiền bạc. Người cất giữ tiền bạc thì bị tội xả đọa (Ni tát kỳ ba dật đề).
Phật  tử  vào  chùa  lạy  Phật,  cúng  tiền  bạc dù một đồng cho đến hằng tỷ đồng đã không có phước báo mà còn phi công đức như:
1-   Khiến  cho chư tăng  ham  mê  tiền  bạc mà  quên  giữ  gìn  Thánh  hạnh  của  mình,  đó  là phi công đức thứ nhất.
2-   Có  tiền  khiến  cho  chư  tăng  sa  ngã chạy  theo  dục  lạc  thế  gian,  sống  hưởng  thụ,

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


không  giữ  gìn  giới  luật,  khiến  cho người  đời khinh chê Phật pháp và cũng vì vậy, khiến cho Phật pháp suy đồi, đó là phi công đức thứ hai.
3-   Có   tiền,   khiến   chư  tăng   chạy   theo danh lợi, quên hạnh thiểu dục tri túc, phòng hộ sáu căn, đó là phi công đức thứ ba.
4-   Có  tiền, khiến cho chư Tăng xây dựng chùa  to  Phật  lớn,  làm  cho dính  mắc  vật  chất, tâm không xả ly dục và ác pháp, đó là điều phi công đức thứ tư.
5-   Có  tiền  cúng  dường  của  đàn  na,  thí chủ  đem về  nuôi  giòng họ  anh em con cháu  và xây  mồ  mả  tổ  tiên,  cất  nhà  cao cửa  rộng  cho cha mẹ ở, đó là điều phi công đức thứ năm.
6-   Cúng dường tiền bạc cho bọn đầu trộm đuôi  cướp  gian  xảo  lợi  dụng  chiếc  áo  cà  sa đi xin  (khất  thực)  tiền  bạc  bất  chánh,  đó  là  điều phi công đức thứ sáu.
Do sáu điều phi công đức trên đây, người Phật tử cúng dường tiền bạc đã không được phước báo mà lại còn thêm sáu tội rất nặng, đó là tội diệt Phật pháp.
Xưa, đức Phật và chư Thánh Tăng đi khất thực tứ sự vừa đủ cho cuộc sống tu hành và thực phẩm,  ngày  ăn  một  bữa,  không  để  dành  và

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


cũng không có xin tiền bạc. Ngày nay, gặp tu sĩ đi  xin  tiền  bạc  thì đó  là  những  tu  sĩ  giả  mạo, chứ không phải là người tu chơn chánh.
Người  Phật  tử  nào  cúng dường tiền bạc là người Phật tử đã bị kinh sách phát triển và Thiền Tông lừa đảo lường gạt  “phước  báo”  để lấy  tiền  làm  giàu  riêng  cho cá  nhân,  ngồi  mát hưởng bát vàng.
Do  sự  cúng  dường  tiền  bạc  của  Phật  tử thiếu trách nhiệm và bổn phận đối với Phật giáo,  nên  có  một  số  người  lợi  dụng  kẽ  hở  đó chui  vào  Phật  giáo, kinh doanh buôn Phật  bán Pháp  lẫn  trong  chiếc  áo  cà  sa làm  việc  tồi  tệ, khiến  cho  người  đời  không  kính   trọng  Phật
giáo.

Tóm   lại,   cúng   dường   chư  Phật   và   chư thánh tăng, dù một đồng hay một tỷ đồng thì cũng  không  được  phước  báo  một  chút  gì cả  mà lại còn thêm tội. Phải nói người cúng một đồng ít tội  hơn  người  cúng  một  tỷ  đồng,  vì  cúng dường  nhiều,  khiến  cho  chư  Tăng  dễ  sa ngã chạy  theo  vật  chất,  quên  đường  tu  hành  nên phải tội nhiều hơn. Khi cúng dường tiền bạc thì nên  giao  cho một  người  cư sĩ  nguyện  trọn  đời mình  lo cho đời sống chư Tăng thì được phước, vì đó là cúng dường đúng chánh pháp.

Ø         À         Ù         Ä         Ä


ĐÄI HỘI LONG HOA

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:  Hiện  nay  ở  miền  Bắc  nước  ta,  có một  số  người  nghe theo tuyên  truyền  Đại  Hội Long  Hoa. Họ  cho rằng  thời  kỳ  của  đức  Phật Thích  Ca Mâu  Ni đã  hết  hạn  ở  thế  gian.  Đến năm  hai  ngàn  là  thời  kỳ  của  đức  Phật  Di  Lặc ra đời thay thế cho đức Phật Thích  Ca Mâu Ni. Kính thưa Thầy như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì  hiểu như  thế  nào  để  không lạc vào  con đường  tà  giáo,  ngoại  đạo  và  giúp  cho mọi người ra khỏi con đường mê mờ này?
Có một số người tu theo đạo Phật nhiều năm mà đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời vì phải đi chùa này chùa nọ, làm công quả để tạo công đức này, công đức kia,  bỏ  cả việc  làm  ăn. Kính  thưa Thầy, những người tu như vậy sẽ có lợi ích gì cho đời sống của họ và xã hội?
Đáp: Phần đông, các tu  sĩ  Phật  giáo  hiện giờ đều là đệ tử của đức Phật Di Lặc, họ tu theo giáo pháp phát triển, tức là giáo pháp của đức Phật  Di  Lặc, chứ đâu còn là  giáo pháp  của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giáo pháp của đức Phật

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Thích  Ca  Mâu  Ni,  những  tu  sĩ  này  gọi  giáo pháp đó là giáo pháp Thanh Văn, Nhị Thừa, Duyên Giác, ngoại đạo. Họ đã bỏ giáo pháp này từ  lâu,  chứ  đâu  có  đợi  đến  ngày  Đại  Hội  Long Hoa,  đức  Phật  Di  Lặc  ra đời  rồi  mới  truyền giáo pháp này.
Họ tu theo giáo pháp phát triển của đức Phật  Di  Lặc  từ  khi chúng  tỳ  kheo chia  ra làm hai  bộ  phái: Thượng Tọa  Bộ  và  Đại  Chúng Bộ. Trước  khi chia  ra bộ  phái,  họ  đã   triển  khai kinh sách  phát  triển  vạch  ra một  đường  lối  tu mới,  vì  thế  người  ta  không  còn  tu  theo  giáo pháp  của  đức  Phật  Thích  Ca, chứ  đâu  phải  đợi tới năm hai ngàn.
Chính  lúc  mới  tám  tuổi,  khi xuất  gia  học đạo, chúng tôi cũng đều tu học theo giáo pháp của  đức  Phật  Di  Lặc,  nỗ  lực  tu  hành  hơn  30 năm  trời,  đời  chẳng  ra đời,  đạo  chẳng  ra đạo, nên đành phải bỏ pháp môn đó, trở lại tu pháp môn  Duyên  Giác,  Thanh   Văn,  Nhị  Thừa  của đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni chúng tôi mới thấy pháp  xả  tâm  và  giới  luật  của  Thanh  Văn  thật là  hữu  hiệu,  nhờ  đó,  trước  tiên  chúng  tôi nhận được mình  là một tu sĩ có đời sống đạo hạnh và thân tâm  thường thanh thản, an lạc, vô  sự  tức là chúng tôi đã nếm được mùi vị giải thoát thật

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


sự  của đạo Phật, chừng ấy chúng tôi  mới nhận thấy  rõ  đạo  là  đạo,  đời  là  đời,  không  thể  đạo đời lẫn lộn như pháp môn phát triển của đức Phật Di  Lặc. Cách thức sống của các tu sĩ hiện giờ, đạo đời lẫn lộn khiến cho mọi người không biết  đâu  là  đời  sống  đạo  đúng  và  đâu  là  đời sống  đạo  không  đúng.  Cách  thức  sống  của  các tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  giờ  cũng  chạy  theo  vật chất  thế  gian,  như  người  đời  nên  khó  phân biệt, chỉ có phân biệt được là chiếc áo tu sĩ mà
thôi.

Nếu muốn không lầm lạc vào tà giáo ngoại đạo  thì quý  vị  nên  lấy  giới  luật  Phật  quán  xét giới  tu  sĩ,  người  tu  sĩ  nào  sống  đúng  giới  luật, có đầy đủ phạm hạnh là người sống và tu đúng pháp chơn chánh của đạo Phật, còn người tu sĩ nào phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống chạy theo vật chất dục lạc thế gian là tu theo pháp phát triển và Thiền Đông Độ.
Người  tu  sĩ  Phật  giáo  lấy  giới  luật  làm Thầy như đức  Phật  Thích  Ca đã  di chúc:  ‚Sau khi Ta nhập diệt, các Thầy tỳ kheo hãy lấy giới  luật  của  Ta  mà  làm  Thầy,  làm  chỗ nương tựa tu hành vững chắc. Giới luật Ta còn là đạo Ta  còn, giới luật Ta  mất là đạo Ta mất‛.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Dựa  theo  lời  di  chúc  này,  các  vị  tỳ  kheo nào  phạm  giới,  phá  giới,  bẻ  vụn  giới  là  đệ  tử của ngoại đạo, tà  giáo. Quý  Phật tử  không nên tu hành theo những vị tu sĩ này, vì có tu hành theo  họ  thì cũng  chẳng  tu  đến  đâu,  đời  chẳng ra đời  và  đạo  cũng  chẳng  ra đạo.  Nếu  có  tu cũng  chỉ  trở  thành  là  một  ông  thầy  danh,  lợi mà thôi.
Nhờ  cân  nhắc  về  đức  hạnh  giới  luật  mà quý Phật tử tìm được một bậc Thầy chơn chánh và thoát khỏi những sự lừa đảo của những tà sư ngoại  đạo, tu  lầm  lạc  vào  con đường  mê  mờ,  u tối, loanh quanh trong các định tưởng.
Tóm lại, đạo Phật do đức Giáo Chủ Di Lặc hướng dẫn phần nhiều tu sĩ xem thường giới luật, nên đều phạm giới. Chính hình ảnh đức Phật Di  Lặc là hình  ảnh mất oai nghi tế hạnh của một tu sĩ chân chánh, mặc áo hở bụng ngực một cách thô lỗ không đúng đức hạnh của bậc thánh tăng.
Người tu sĩ phạm giới là người không có đức hạnh làm một vị thánh tăng, nên chúng ta dễ  nhận  xét  con  đường  nào  là  con đường  tu hành của Bà La Môn giáo và con đường nào là con đường tu hành theo Phật giáo.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Trong  thời  đức  Phật  còn  tại  thế,  vấn  đề làm  công  quả  thì gần  như không  có.  Vì là  một Du Tăng Khất Sĩ sống rày đây mai đó, không ở chỗ  nào  quá  lâu,  nên  vấn  đề  công  quả  không cần  thiết.  Mỗi  tu  sĩ  đến  giờ  đi  khất  thực  để sống  ngày  một  bữa,  nên  dồn  tất  cả  các  thời gian rảnh rang vào tu tập và rèn luyện pháp hướng tâm.
Cho nên, một số người hiện giờ làm công quả  từ  chùa  này  đến  chùa  khác  để  tìm cầu  sự giải thoát thì chắc chắn không bao giờ có được, chỉ uổng cho một đời tu hành bị người khác lừa đảo,  làm  công  không  cho họ  mà  họ  không  tốn
tiền.

Làm công quả để được phước báo, điều này chúng ta dễ bị lừa. Bởi phước báo của đạo Phật là do chính mình  ngăn ác, diệt ác pháp, hoặc ly dục, ly ác  pháp  thì phước  báo  sẽ  đến với mình ngay liền  tức  khắc,  còn  làm  công  quả  thì thân thể  mệt  nhọc,  tâm  sanh  ra buồn  ngủ;  cơ thể mệt nhọc, tâm sanh buồn ngủ là trạng thái mất tỉnh thức, mất  tỉnh thức  tức  là  vô  minh mà  vô minh thì làm sao có phước báo được.
Người  làm  công  quả  thì không  bao giờ  tu hành được, nếu suốt đời làm công quả thì chỉ là

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


một người làm công cho kẻ  khác, chẳng ích lợi gì cho mình,  chỉ là một người ngu mà thôi.
Khi bước vào đạo Phật còn chiếc áo của người  cư sĩ,  nghĩa là  chưa thọ  Giới  luật  thì lúc bây giờ chúng ta làm được những gì để giúp cho chư Tăng yên tâm  tu  hành, đó  là  gieo  nhân tu hành cho chúng ta ở ngày mai, chứ không phải làm công quả để cầu phước báo đó là sai.





THÅN THƯỜNG BỊ BỆNH

Câu hỏi của một Phật tử ở Mỹ


Hỏi: Kính thưa Thầy! Thân thường bị bệnh là nghiệp gì? Phải làm sao thân không bệnh?

Đáp:  Đã  sinh  làm  người,  làm  loài  động vật  là  đã  mang thân  nghiệp.  Thân  nghiệp  tức là  thân  nhân  quả.  Thân  nhân  quả  tùy  theo nhân quả thiện ác mà thọ chịu quả khổ đau phiền não, giận hờn thương ghét v.v.. nặng nhẹ hoặc thọ hưởng sự phước  báo yên vui, an ổn, ít bệnh  tật,  ít tai  nạn  v.v..  chứ  không  ai  mang

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


thân  nhân  quả  nghiệp  báo  mà  không  đau khổ, mà không có an vui bao giờ.
Thân  thường  bị  bệnh  là  do  nghiệp  sát sanh tức là nguyên nhân giết hại và ăn thịt chúng sanh. Người có thân thường hay bị bệnh từ lúc mới sinh ra cho đến già sắp bỏ thân này là do kiếp trước giết hại và ăn thịt chúng sanh quá nhiều nên phải chịu trả quả báo thọ thân bệnh khổ đau liên miên như vậy.
Muốn thoát ra thân bệnh tật khổ đau và những tai nạn thì phải thọ Tam Quy Ngũ Giới. Thọ Tam Quy Ngũ Giới là phải giữ gìn đúng những lời Phật dạy thì mới có kết quả thân không  còn  bệnh  tật  và  tai  nạn  nữa.  Vậy  Thọ Tam Quy Ngũ giới là gì? Và thọ bằng cách nào?
Thọ  Tam  Quy  tức  là  nương  theo  Phật, Pháp, Tăng. Nương theo Phật là phải sống như Phật; nương theo  Pháp là  phải  sống đúng theo lời dạy của Phật; nương theo Tăng là phải thân cận thiện hữu tri thức thường thưa hỏi và sống theo gương hạnh hòa hợp của những vị Tăng để hằng ngày sống trọn vẹn đạo đức nhân bản – nhân  quả  tự  không  làm  khổ  mình,  khổ  người và  khổ  tất  cả  chúng  sinh.  Đó  là  Quy Y  Tam Bảo, con nên ghi nhớ.
Thọ ngũ giới là gì?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Thọ ngũ giới là chấp nhận sốngï năm đức hạnh nhân bản - nhân quả tự không làm khổ mình,   khổ  người  và  khổ  tất  cả  chúng  sanh. Năm giới đức hạnh đó là:
1-   Giới  thứ  nhất  không  giết  hại  và  ăn thịt chúng sanh, đó là đức hiếu sinh tức là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này vậy.
2-   Giới  thứ  hai  không  tham  lam  trộâm cắp,  cướp  giựt,  không  lấy  của  không  cho, từ  bỏ lấy  của  không  cho,  đó  là  đức  buông  xả,  đức thiểu  dục  tri túc  tức  là  xả  ly lòng  không  tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, từ bỏ lấy của không cho.
3-   Giới  thứ  ba không  tà  dâm  tức  là  đức chung thủy. Đức chung thủy là lòng thương yêu một vợ một chồng, không lang chạ với người khác.  Đức  chung  thủy  tạo  nên  một  gia  đình đầm   ấm,   hạnh   phúc   chồng   thương   vợ,   vợ thương  chồng  với  một  lòng  thương  yêu  chân thật,  một  tình  nghĩa  keo  sơn  gắn  bó.  Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách.  Đây  là  một  đạo  đức  gia  đình  mà  mọi người  trên  thế  gian  này  cần  phải  học  và  sống cho đúng  để  không  làm  khổ  những  người  thân thương đầu áp tay gối của mình.
4-  Giới thứ tư không nói dối tức là đức thành  thật.  Đức  thành  thật  là  một  đức  hạnh

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


tạo cho mình  có đầy đủ lòng tin đối với mọi người. Vì thế chuyện thấy nói thấy, chuyện không thấy nói không thấy; chuyện có nghe nói có  nghe, chuyện không nghe nói chuyện không nghe, chứ thấy nói không thấy, chứ nghe nói không  nghe  là  nói  dối.  Người  không  có  đức hạnh thành thật thường đem chuyện của người này nói  cho người  khác  nghe hoặc  đem chuyện người  khác  nói  cho người  này  nghe  hoặc  nói thêu dệt, nói lật lọng đều là những người thiếu đức  thành  thật  và   đức  tôn  trọng  mình   tôn trọng người.
5-   Giới  thứ  năm  không  uống  rượu,  uống cà  phê,  không  hút  thuốc  lá  thuốc  lào,  thuốc phiện v.v.. đó là đức minh mẫn. Đức minh mẫn là  một  đức  hạnh  sáng  suốt.  Đức  minh  mẫn sáng suốt  là  tự  biết  mình,  làm  chủ  mình  mình không  để  mình   nghiện  ngập  rượu,  thuốc  lá, thuốc  lào,  cà  phê,  thuốc  phiện  v.v..  Vì  những loại  xa xỉ  này đem tai  hại  và  khổ  đau cho bản thân  mình  và  gia  đình  mình  như  cha, mẹ,  vợ,
con.

Trong  năm  đức  này  người  có  thân  bệnh cần  phải  giữ  gìn  cho trọn  vẹn  đừng  vi phạm một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào  trong  năm  giới  này  thì ước  nguyện  thân  bệnh  tật  sẽ  được  chuyển  hóa

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


và  tiêu  trừ.  Khi giữ  gìn  năm  giới  trọn  vẹn  thì phải tu tập các pháp Thân Hành Niệm, Định Niệm Hơi Thở bằng cách dùng cánh tay đưa ra đưa vào và tác ý câu: ‚An tịnh  thân  hành  tôi biết  tôi  đưa  tay  ra, an  tịnh thân  hành  tôi biết tôi đưa tay vô‛ tác ý xong liền đưa tay ra vô  năm  lần rồi  tiếp  tục  tác  ý  như câu  trên. Tu tập  như  vậy  đúng  30’  xả  nghỉ  30’  rồi  lại  tiếp  tu tập lại nữa chừng nào hết bệnh mới thôi.
Nếu người có duyên với hơi thở thì nên tu tập theo hơi thở và tác ý câu: ‚An tịnh  thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi  biết  tôi  thở  ra‛.   Nương theo  hơi  thở  mà tu  tập  như vậy một  thời  gian thì bệnh sẽ được đẩy  lui.  Trước  khi tu  tập  hơi  thở  như  vậy  thì nên tác ý câu: “Thọ là vô thường cái bệnh nhức đầu (bệnh gì thì nên nói rõ tên bệnh ấy) này phải chấm dứt, phải rời khỏi thân
ta‛.

Đó là một phương pháp chuyển nghiệp nhân  quả  tuyệt  vời,  nếu  con tin tưởng  thì hãy tu tập theo đúng lời dạy trên đây thì kết quả sẽ được như ước nguyện.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Đạo Phật tu tập không những làm chủ bệnh tật mà còn làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người, đó là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.





TUỔI GIÀ  HAY  CAU CĨ LA RỈY

Câu hỏi của một phật tử ở Mỹ


Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Cho  phép   con được  hỏi: Mẹ  con từ  nhỏ  cho đến lớn tính  tình hiền hòa không có  tính  cau có  khó  chịu nhưng đến  nay tuổi  đã  già  yếu  người  sinh  tật  cau có bực  dọc  thường  la  hét  chửi  mắng  con  cháu, nhất là  hay quên. Như  vậy,  mẹ  con tạo  nghiệp gì mà phải thọ khổ như vậy. Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con hiểu. Chúng con thành kính  biết ơn Thầy.
Đáp: Cứ theo nhân quả hiện tại mà suy ra nhân  quả  quá  khứ  và  vị  lai.  Đó  là  nhìn  quả hiện  tại  mà  biết  nhân  quá  khứ.  Ví  dụ:  Một người có thân thường bị bệnh đau uống thuốc mãi không hết, đó là nhân quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sanh. Còn nhìn  nhân hiện tại mà biết  quả  vi lai.  Ví  dụ:  Một  người  tham  lam  ăn

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


trộm cắp của người khác là vị lai sẽ bị bắt, bị đánh và bị  tù tội giam cầm. Còn ở đây câu hỏi của  con chỉ  hỏi  về  nhân  quả  hiện  tại  của  mẹ con, lấy cuộc sống hiện tại của mẹ con ăn lành ở  hiền trong tuổi trẻ mà  nay sao trở  về  già  lại sinh ra ác pháp, sống trong ác pháp thay vì nhân quả trong tuổi trẻ ăn hiền ở lành thì quả về  già  phải  ăn  hiền  ở  lành  hơn,  cớ  sao nhân quả đi ngược lại, chỉ trong một kiếp người nhân ăn hiền ở lành trong thời tuổi trẻ mà quả mang đến cho tuổi già thì không được an vui hạnh phúc.
Con đứng ở nhân quả hiện tại mà suy luận về nhân quả hiện tại thì phải suy luận như thế này:  “Nhân  quả  trong thời  tuổi  trẻ  của  mẹ  con ăn hiền ở lành nên hạnh phúc gia đình rất rõ ràng.  Ba của  con và  anh  chị  em của  con đều được sống trong vòng tay người mẹ ăn hiền ở lành.  Đó  là  nhân  và  quả  của  thời  tuổi  trẻ  mẹ của con. Nhân lành quả lành trong tuổi trẻ mà các con đều nhận thấy rõ ở người mẹ. Có đúng như vậy không các con?
Đến khi mẹ con tuổi già sức yếu không còn làm  việc  bảo  bọc  gia đình  như  xưa nữa,  vì các con đều lớn hết đứa nào cũng có công ăn việc làm,  bà  chỉ  còn  có  công  việc  ngồi  không  trông




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!