Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -9



Vậy  ta  hãy  cố  gắng  đạt  được  như  vậy  để  đem lại hạnh phúc cho mình  và cho người.





ĐÄO ĐỨC BIẾT ĐỦ

Là đạo đức biết đủ với y áo, đồ dùng cá nhân,  nơi  ở  và  những  phương  tiện  thuận  lợi cho cuộc sống.
Luôn chấp nhận những đồ dùng tối thiểu nhất, không đòi hỏi những cái mới, không chạy theo sự cám dỗ của vật chất thế gian ngày nay. Khi đồ  cũ  chưa hư thì không  cần  đổi  cái  mới làm  gì. Ví  dụ  như  có  cái  quần  mặc  đã  5 năm mà  chưa rách  thì ta  cứ  mặc  tiếp,  chứ  không phải thấy phai màu thì đi mua sắm cái khác là
sai.

Người  không  có  đạo  đức  biết  đủ  thì luôn đòi hỏi thêm, thích xài lãng phí, chạy theo những  nhu  cầu  của  thời  đại,  sắm  sửa  hết  cái này  đến  cái  khác,  thấy  người  khác  có  thì cũng muốn mua cho mình.  Ví dụ  thấy người  khác  có chiếc  xe dream,  mà  mình  đã  có  xe Honda  50 thì cũng muốn đổi xe.



Sống trong xã hội con người không tránh được bị cám dỗ bởi các vật chất, cho nên rất dễ bị  dính  mắc  và  chạy  theo.  Có  càng  nhiều  vật chất  thì người  đó  càng  phải  lo  lắng  nghĩ  ngợi về nó và làm nô lệ cho nó, lúc nó hư thì phải lo tìm cách  sửa,  có  ai  nói  xấu  chê  bai  thì buồn giận,  tức  lên  nói  qua nói  lại  đả  kích  nhau. Bởi vậy  càng  nhiều  vật  chất  thì tâm  càng  bị  dính mắc vào.
Người  có  đạo  đức  biết  đủ  thì không  sợ người  đời  chê  bai  rằng  mình  bảo  thủ,  cố  chấp hay quê mùa. Và  họ còn biết thương mọi người khác  vì  họ  đang  làm  nô  lệ  cho vật  chất  mà không  biết.  Do đó,  họ  luôn  luôn  vui  vẻ,  tự  tại, ung  dung,  không  bị  cuốn  hút  vào  dòng  nam châm dục lạc thế gian.
Đối  với  người  tu  hành thì đạo đức  biết  đủ là  đạo đức  thiểu  dục tri túc  ba y một  bát, sống không nhà cửa, nay đây mai đó, tâm hồn trắng bạch  như  vỏ  ốc,  không  còn  bận  tâm  về  cái  gì cả. Khi đi đâu họ chỉ quảy  một túi vải gọn nhỏ bên trong đã có đầy đủ y áo và tứ sự.
Ngoài  ra trong  vấn  đề  ăn  uống  cũng  vậy, người  có  đạo  đức  biết  đủ  không  chạy  theo  dục ăn,  không  ăn  uống  phi  thời.  Vì  ăn  uống  phi thời là đem bệnh hoạn đến cho mình.



Vì vạn pháp thế gian là vô thường, là hoại diệt  thì đâu  có  gì của  ta  đâu  mà  mua sắm  chi cho nhiều, để rồi phải khổ cực làm lụng kiếm tiền chi  trả cho nó, có  nó  rồi  thì lại  phải  nhức đầu  bảo  vệ  nó,  sợ  nó  bị  người  khác  đánh  cắp mất, v.v.. khác gì là tự mình  làm khổ mình.
Đời  sống  của  người  biết  đủ  rất  là  giản  dị, khi cần đi đâu thì xếp gọn vào một túi là xong, Khi đi xa không cần phải lo cho những thứ còn lại trong nhà, vì có mất thì cũng không ảnh hưởng  gì. Và  khi đi xa thì đi  đâu  cũng  được, ở bao lâu cũng được.
Người  có   đạo   đức   biết  đủ  là   người  rất phóng  khoáng,  không  tham  lam  mà  ngược  lại ai xin gì, muốn gì mà mình  có dư thì mình  cho luôn, không cần cất giữ nhiều làm gì.
Khi có  ai  cho tặng  bất  cứ  vật  gì  thì chỉ cảm thấy đó là gánh nặng và muốn đem cho người khác thôi. Ví dụ khi có người cho con trái cam, lon nước ngọt ngoài giờ ăn thì con chỉ muốn đem cho ai đó, chứ  không muốn để dành đến bữa ăn cho ngày hôm sau gì cả.
Tóm lại, người sống có đạo đức biết đủ là người biết tôn trọng mình, làm cho thân tâm luôn luôn thanh thản và không lo lắng gì cả. Còn  người  không  biết  đủ  thì chỉ  tự  mình  làm



khổ mình,  bị dính mắc, bị vật chất nó trói buộc vào, đi đâu cũng nghĩ và lo lắng về nó, tâm không thể thanh thản, an lạc và vô sự được.





ĐÄO ĐỨC TỪ TÂM

Là  đạo  đức  biết  thương  yêu  mình  và mọi  người.  Vì cuộc  sống  của  con người  hay bất kỳ loài nào trên hành tinh này đều khổ, vậy ta hãy làm được bất cứ việc gì để giúp cho mọi người bớt khổ.
Ví  dụ  khi thấy  người  khác  đẩy  một  chiếc xe nặng  chậm  chạp  thì ta  hãy  giúp  một  tay. Khi thấy ai đang làm gì thì ta cứ hỏi cho phép ta giúp một  tay dù  cho người  đó là  ai đi chăng nữa không phân biệt người giàu nghèo, ai cũng cần sự giúp đỡ.
Một lời khuyên cũng là sự giúp đỡ cho người  khác  biết  mà  tránh  những  điều  xấu  xảy
ra.

Ta hãy thông cảm cho cuộc sống khổ cực của mọi người trên hành tinh này, do đó nếu ta có dư cái gì thì ta hãy san sẻ với mọi người.



Không chỉ con người không mà với con vật cũng  vậy.  Khi biết  hằng  ngày  mọi  con vật  đều đi kiếm ăn, nếu ta có rảnh thời gian một chút, mua thức ăn và cho chúng thì vui biết mấy.
Thấy ai cần việc làm mà ta có việc làm thì ta hãy thuê họ, đó là thương người.
Thấy ai đi xin ăn thì ta hãy cho thức ăn.

Thấy  ai  không  có  quần  áo  mặc  thì ta hãy

cho.



Thấy ai không có nhà ở thì ta hãy xây cho

họ nhà ở (nhà tình thương).

Thấy ai cần thuốc thang thì ta hãy mua thuốc cho họ.
Biết trước được những công việc nào nặng nhọc  thì ta  hãy  giúp  đỡ  một  phần  nào  để  cho công việc của họ nhẹ hơn.
Nếu  ta  biết  được  điều  gì có  lợi  cho mình, cho người  thì ta hãy chia sẽ  với  mọi  người  khi biết người khác đang cần.
Hãy làm nhẹ những gánh nặng của mọi người trong xã hội, trong bất cứ công việc gì, hoàn cảnh nào.
Giúp mọi người thích nghi với các hoàn cảnh mới.



Thông cảm những sai sót của mọi người.

Thông cảm những éo le của gia đình ảnh hưởng đến công việc, v.v..
Tóm  lại, thương  yêu  người  và  các  loài  vật là  biết  đặt  mình  vào  hoàn  cảnh  của  người  và của vật để thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ, khuyên nhủ và động viên vượt qua mọi khó khăn. Giúp cho mọi  người nhẹ  bớt  những gánh nặng trong cuộc sống.
Người có đạo đức tâm từ sẽ không bao giờ có  ý  nghĩ  hại  ai,  không  muốn  làm  cho ai  khổ cả, không nói lời nói làm phật lòng trái ý ai cả và không muốn mang gánh nặng đến cho ai cả.
Người  sống  trọn  vẹn  với  giàu  lòng  từ  thì đã  tạo  cho mình  nền  đạo  đức  không  biết  sân giận ai bao giờ.
Dù  cho ai  đối  xử  với  mình  như thế  nào  đi chăng nữa thì ta nghĩ rằng họ đáng thương, muốn  tốt,  muốn  đem lại  điều  tốt  cho ta,  do đó làm sao mà mình  có thể giận họ được kia chứ.
Còn ngược lại, đứng trước mọi hoàn cảnh mà tâm ta trơ trơ ra không hiểu được tâm tư lo lắng bồn chồn của mọi người thì ta chưa có đạo đức tâm từ. Như khi đạp một con giun dưới đất



mà tâm không dao động thì tâm ta chưa có đạo đức tâm từ.
Người không có ý giúp đỡ, chia sẻ thông cảm, hay động viên người khác vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thì những người này cần phải học thêm về đạo đức tâm từ. Có khi vì họ  chưa  biết  khổ  là  gì,  chưa  có  sự  va  chạm trong  cuộc  sống  hoặc  vì  quá  ích  kỷ  cho nên không  để  ý  tới  người  khác,  không  cần  biết người khác đang nghĩ gì.
Tình  thương yêu thật sự của người có đạo đức  tâm  từ  là  bỏ  qua cái  nhìn  nhận  xét  con người qua hình  dáng bên ngoài, đặc tướng, thái độ  và  oai  nghi.  Ngày  xưa  khi con  nhìn   một người ăn mặc lôi thôi, quần áo dơ dáy, con suy tư  là  người  này  có  thể  là  người  nghèo,  có  thể làm nghề ăn trộm, vậy ta hãy nhớ mặt người này  để  phòng  ngừa.  Nhưng  sau này  khi con thấy  một  người  như  vậy  con nghĩ  lại  thương cho những  người  như  vậy,  nếu  mình  nghĩ  xấu về  họ  thì thật  tội  nghiệp  oan ức  cho họ, vì  họ nghèo  không có tiền mua quần áo mới, hoặc  vì họ bị sanh ra trong một gia đình không có giáo dục, cho nên họ phải chịu nhiều sóng gió trong cuộc  đời, hoặc  là  ta phải  thương người  đó vì bị người  đời  hắt  hủi  chê  bai  và  tránh  xa. Do đó,




con nghĩ dù cho người đó có ăn trộm nhà mình, hay làm điều gì ác với mình  thì con vẫn thương họ, và sẵn sàng cho họ  những gì họ muốn, chứ không sân giận, thù  hận hoặc  báo  cảnh sát  để làm  cho cuộc  đời  của  họ  đã  khổ  lại  càng  khổ
hơn.

Con thấy  con chỉ  cần  thay  đổi  cách  nhìn, cách  nghĩ  một  chút  về  mọi  người  là  tâm  con tràn đầy tình thương, biết yêu  thương mọi  loài trên thế gian này. Dẹp bỏ được mọi ác ý, thành kiến và tưởng kiến sai lầm nhận định về người khác  và  trong  khoảng  giây  phút  thay  đổi  cách suy nghĩ  như vậy biến con từ một  người  không có  đạo đức  tâm  từ  thành một  người  có  đạo đức tâm từ.





ĐÄO ĐỨC BI TÂM

Là đạo đức biết thương xót mọi người đang sống trong đau khổ và các ác pháp. Đó là lòng thương xót chân thật muốn làm giảm hoặc cứu vớt những người bất hạnh trong cuộc đời này.



Đạo  đức  tâm  bi  còn  dạy  cho ta  lòng  tha thứ  cho  mọi  người,  không  vì  bất  cứ  nguyên nhân gì mà giận mọi người. Tha thứ và thương xót  phải  luôn  đi  đôi  với  nhau thì đạo  đức  tâm bi sẽ trọn vẹn.
Ví dụ như lòng thương xót của ta phủ trùm muôn việc và muôn vật như sau:
-           Khi thấy  người  nghèo  đói  thì ta  giúp.


-  Khi thấy người bệnh thì ta cho thuốc uống, dẫn đi bác sĩ, v.v..
-   Khi  thấy  người  đang  đau  buồn,  than khóc thì ta nói chuyện khuyên răn.
-           Khi thấy ai  đó bị  tai nạn thì ta đến an

ủi.



-           Khi thấy trẻ em khóc thì ta đến dỗ.

-           Khi thấy ai đó bị mất tiền, bị cướp của,

bị  ăn  trộm  và  những  người  đang làm  nghề  ăn trộm, ăn cướp ta cũng thương xót họ.
Khi thấy:

-           Chúng  sanh  và  ai  đó  bị  giết  hại  hay biết ai đó làm nghề sát sanh, giết người.
-           Ai  đó  làm  nghề  tà  hạnh  và  biết  những ai đang sống tà hạnh.



-           Ai nói dối hoặc bị người khác lừa gạt

-   Ai  nói  lời  nói  thêu  dệt  hoặc  đang  bị người khác dùng lời nói thêu dệt.
-   Ai  nói  lời  nói  2  chiều,  hoặc  bị  ai  đó dùng lời nói 2 chiều đối xử.
-   Ai  đang  nghiện  ngập  trong  rượu  chè, hoặc  làm  nghề  buôn bán rượu  và các  chất kích thích.
-   Ai  đang hành các nghề  thuộc tà nghiệp và  những  nghề  cung cấp,  trung  gian  các  thiết bị, hay nguyên vật liệu phục vụ cho tà nghiệp.
-   Ai   đó   đang  sân   giận,   bị   người   khác giận, đang ghen tuông hay bị  người  khác  ghen tuông,  đang cống  cao ngã  mạn,  đang nghi  ngờ hay bị người khác nghi ngờ.
-   Ai đó đang bị thất kiết sử, ngũ triền cái chi phối.
-   Ai  đó  đang sống  bị  cám  dỗ  bởi  các  dục trong đời như ăn, uống, sắc, danh và lợi.
-   Những người  bất  hạnh trên thế  gian bị tai họa do thiên tai lũ lụt, động đất, sóng thần hay núi lửa, chìm tàu, v.v..
Nhiều lắm con không kể hết được vì con càng  biết  nhiều  về  ác  pháp  thì khi con biết  ai



đang bị ác pháp chinh phục thì con đều nói câu “Thật là tội nghiệp cho họ đang sống trong ác pháp mà không biết”.
Người  không  có  đạo  đức  tâm  bi  thì khi thấy ai đó đang khổ hay sống trong ác pháp thì không  biết  thương,  không  động  tâm  mà  còn làm cho người ta khổ thêm hoặc mang ác pháp đó vào cho mình.
Cái lòng thương xót thì có nhưng con nghĩ phải  tùy  duyên  mình  với  chúng  sanh  mà  giúp đỡ,  chứ  không  phải  vì  muốn  có  cái  phước  hữu lậu này mà cố gắng làm ra tiền để rồi đi tìm người bất hạnh giúp đỡ thì sai. Nếu như vậy thì khác nào bị nhân quả xỏ mũi dắt đi.
Qua cái định nghĩa của đạo đức tâm bi này thì con nghĩ mọi loài vật (động hay thực vật) trên thế gian này đều khổ. Do đó, đúng như lời đức  Phật  dạy trong  Tứ  diệu  đế  về  khổ  đế.  Và con nghĩ  chỉ  khi nào  con tu  hành xong thì con mới  dùng  đạo  đức  nhân  bản  nhân  quả  để  giúp họ thoát khổ thôi, còn vật chất thế gian thì không giúp cho những người khổ trên mà ngược lại còn hại họ. Đó là dùng đạo đế của đạo Phật cứu người ra khỏi biển  khổ này, chứ không còn con đường nào khác nữa.



Người không có đạo đức tâm bi là những người  đang  sống  trong  ác  pháp,  lấy  ác  pháp làm niềm vui và vui mừng khi người khác đang đau khổ.
Con nhớ  lúc  con còn  thanh  niên  thì tâm con là  như vậy,  nghĩa  là  con không  bao giờ  có khái niệm về đạo đức tâm bi. Con tìm niềm vui qua sự đau khổ của người khác thôi, chọc ghẹo, mỉa  mai,  nói  xấu  người  khác  đến  khi họ  khóc thì con  mới  thôi  và  con  vui  sướng  khi thấy người  khác  đang buồn  rầu  hay  khóc.  Nghĩ  lại thì đó  là  những hành động, lời  nói  vô  đạo đức, không có một chút gì tình người trong đó, thật là xấu hổ. Nhân quả thì quá công bằng cho nên sau  này  con  gặp  lại  những  người  thích  chỉ trích, chọc ghẹo, nói mỉa mai và nói oan ức làm cho con tức  lại.  Nhưng  lúc  này  thì con đã  hiểu biết nhân quả trong đạo Phật cho nên tâm con bất động, thản nhiên và cười thôi, cho nên tâm con không bị bận tâm vì những lời nói đó.
Bởi  vậy,  người  có  đạo đức  tâm  bi  thì đem hạnh phúc đến cho mình và mọi người. Còn người không có đạo đức tâm bi thì tự mình  làm khổ mình,  làm khổ người, bị người đời xa lánh và nếu có thì chỉ toàn bạn ác thôi.





ĐÄO ĐỨC VUI VẺ


Đạo đức vui vẻ thể hiện qua cái cười của miệng, của ánh mắt, của khuôn mặt, lời nói và hành động.
Là đạo đức biết vui mừng trước sự vui mừng, sự thành công, sự đạt được, sự toại nguyện của mình  và của người trước bất kỳ việc lớn  nhỏ  nào.  Ví  dụ,  khi thấy  các  em bé  được cho kẹo vui vẻ thì ta cũng vui theo, khi thấy đồng nghiệp  được  thăng tiến thì ta cũng mừng và  chúc  mừng  với  họ.  Khi nghe tin bạn  bè  thi đậu  thì ta hãy vui  vẻ  cùng bạn đó, khi thấy ai nghèo  mà  có  việc  làm  thì ta  vui  mừng  cho họ, v.v.. Trong  tu viện khi ta thấy ai đó tu được, có oai nghi tế hạnh, sống luôn luôn giữ giới phòng hộ  các  căn  thì ta  phải  vui  mừng  khi có  bạn đồng tu như vậy.
Đạo đức vui vẻ là đạo đức biết vui mừng trước sự an bình của vạn vật. Nhìn  thấy cây cối xanh  tươi  có  sự  sống  thì ta  cũng  vui  mừng. Nhìn  thấy nhà nhà có đủ cơm ăn, trong xóm không có trộm cướp thì ta cũng vui mừng.
Là  đạo đức  biết  vui  vẻ  trước mọi thất  bại. Khi biết vạn pháp đều bị chi phối bởi nhân quả



thì dù có thất bại thì ta cũng vui vẻ chấp nhận, lấy  mọi  thất  bại  làm  bài  học  cho mình,  không than  vãn  hay  trách  cứ  ai  hết.  Chỉ  nhận  lỗi mình   là  chưa  đủ  khả  năng,  chưa  thấu  suốt, chưa  quan  sát  đầy  đủ,  chưa  nghiên  cứu  sâu,
v.v..

Là đạo đức biết vui vẻ trước những chướng ngại  trong tâm, trước  những ác  pháp  đang tấn công. Khi có người chửi mình  thì phải vui vẻ quán nhân quả để thấy rằng mình  và người đó có  nhân  quả  với  nhau,  hôm  nay  họ  trách  cứ mình  là có nguyên nhân, ta hãy yên lặng chiều theo  ý  họ  để  làm  cho họ  vui  vẻ  không  giận  ta nữa, v.v..
Khuôn  mặt  của  người  có  đạo  đức  vui  vẻ luôn  luôn  nở  những  nụ  cười  với  mọi  người, không oán hận ai cả. Không than vãn trước các việc khó khăn hay không muốn xảy ra.
Người có đạo đức vui vẻ luôn hòa đồng với mọi người, không bao giờ có ý nghĩ ai là kẻ thù cả. Nếu ai đó xích mích bất hoà nhau thì người này sẽ dùng lời nói khuyên can để giúp cho họ trở nên hòa thuận nhau.
Người có đạo đức vui vẻ biết vui vẻ trước những việc làm thiện của người khác, dùng lời nói  hay  hành  động  sách  tấn  người  khác  làm



thiện  và  ủng  hộ  họ,  chứ  không  phải  ganh  tỵ, hẹp hòi, ganh đua hay nói xấu v.v..
Người không có đạo đức vui vẻ thì dễ giận hờn, tính tình ích kỷ chỉ biết có mình,  dễ ghen tuông với sự thành công, cái tốt của người khác. Từ đó, họ có những suy tính hại người, rồi dẫn đến  hại  mình   mà  không  biết.  Thật  là  đáng thương cho những người đó.
Tóm  lại,  người  có  đạo  đức  vui  vẻ  thì chỉ mang  lại  hạnh  phúc  cho mình   và  mọi  người xung quanh. Luôn nhìn  đời  dưới  con mắt nhân quả, sống ly dục ly ác pháp mang lại sự an vui cho thân tâm.





ĐÄO ĐỨC CỦA ÁNH MẮT


Cái nhìn  của ánh mắt cũng thể hiện một phần nào tâm trạng của con người, do đó đạo đức của ánh mắt đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày. Có người nhìn thẳng, có người  nhìn  nghiêng,  có  người  liếc  ngang,  liếc dọc,  có  người  nhìn  với  một  con mắt,  có  người nhìn  với mắt hi hí, có người thì nhắm mắt lại,



có  khi mắt  mở  to,  có  khi ánh  mắt  chăm  chăm nhìn,  có khi con mắt đỏ ngầu v.v..

Cái  nhìn   của  ánh  mắt  thể  hiện  đủ  mọi tình cảm và tâm trạng. Có ánh mắt đầy lòng yêu  thương  trìu  mến,  có  ánh  mắt  tức  giận,  có ánh mắt buồn, có ánh mắt vui vẻ, có ánh mắt đầy nhiệt huyết, can đảm, có ánh mắt thiếu sự cương  quyết  và  nhục  chí,  có  ánh  mắt  ngay thẳng, cương trực, có ánh mắt gian dối, có ánh mắt  sắc  như mũi  kiếm,  có  ánh  mắt  tham  lam, có ánh mắt dâm dục, có ánh mắt láu cá, có ánh mắt sáng thông minh, có ánh mắt ngu si đần độn,  có  ánh  mắt  kiêu  ngạo,  có  ánh  mắt  nghi ngờ người khác, có ánh mắt của người bệnh, có ánh  mắt  của  người  hoảng  hốt  sợ  hãi,  có  ánh mắt không có thần như người chết, v.v..

Vậy người như thế nào gọi là người có đạo đức  qua ánh  mắt?  Người  ta  có  câu  con mắt  là cửa  sổ  tâm  hồn.  Vậy  khi tâm  như  thế  nào  thì được thể hiện qua con mắt hết. Nhưng  người có đạo  đức  là  người  không  làm  khổ  mình,   khổ người  và  khổ  chúng  sanh thì tâm  tư  của người đó thanh thản, an lạc và vô sự. Tự trong bản thân  người  đó  luôn  tràn  đầy  giàu  lòng  yêu thương  tất  cả  mọi  loài  chúng  sanh  và  không bao giờ  oán  hận  ai  cả,  không  còn  có  chấp  vào



bản  ngã  nữa  thì làm  gì  còn  tham  muốn,  sân giận mà chỉ có thanh thản, an vui, nhìn  đời với con mắt nhân quả. Ai làm gì, nói gì thì cũng nhẫn  nhục,  tùy  thuận  và  bằng  lòng.  Ai đang đau khổ thì tâm tư họ tràn đầy lòng yêu thương và  thương  xót  người  đó,  ai  đạt  được  gì thì tâm họ cũng vui mừng không một chút ghen tị. Bản thân họ  đã  thản nhiên xả  bỏ  mọi  thứ  trên thế gian  này,  không  dính  mắc  vào  một  vật  gì cả. Cái tâm có như vậy thì ánh mắt của họ cũng sẽ thanh  thản,  thản  nhiên  như  vậy  không  một chút  lo  lắng,  sợ  hãi,  gian  tham,  hối  tiếc, trách cứ, giận hờn và ngu muội.

Còn   ngược   lại   thì  ánh   mắt   của   người không có đạo đức sẽ hoang mang, lo sợ, tính toán, gian tham, gian dối, không thành thật, giận  hờn  và  u tối.  Chính  vì  vậy  mà  làm  cho cuộc  sống  của  con người  lúc  lên  lúc  xuống,  vì tâm họ luôn dao động trước mọi cảnh và bị các cảnh ngoài cuốn hút.

Ví  dụ:  Khi có  ai  đó  nói  xấu  chê  bai  công việc của mình  thì mình  trừng trừng nhìn  người đó  như  muốn  nuốt  trôi,  rồi  từ  từ  mắt  đỏ  ngầu lên, giận hờn phát ra tiếng qua tiếng lại.

Do đó,  khi tiếp  duyên  với  môi  trường  đối với người không có đạo đức nhân bản nhân quả



thì tâm của họ luôn luôn động làm cho thần sắc và ánh mắt thay đổi theo từng tâm trạng.

Chính  vì vậy mà chỉ cần qua ánh mắt thôi mà người ta có thể suy đoán một phần tâm tư của mình,  dẫn đến bao nhiêu chuyện xảy ra không hay ảnh hưởng đến người xung quanh.

Như  khi có  ánh  mắt  nghi  ngờ  cũng  làm cho người  ta  dễ  sân  giận  hay tủi  thân.  Khi có ánh mắt kiêu ngạo làm cho người khác ghen tị và tức tối, khi có ánh mắt gian tham thì người ta càng dè dặt, tránh tiếp giao với mình,  khi có ánh  mắt  dâm  dục  thì làm  cho người  ta  sợ  hãi và  phòng hộ  xa lánh. Khi có  ánh mắt  gian dối thì người ta không tin tưởng, v.v..

Đạo  đức  qua  ánh  mắt  này  con  chỉ  mới phát  hiện  ra ngày  hôm  qua khi con thấy  mẹ con nhìn  một  người  da đen đi  ngang qua nhà. Cô gái đó ăn mặc không được tươm tất lắm. Vì đại  đa số  người  da  đen  không  được  giáo  dục trọn vẹn cho nên đa số  sống bằng nghề  không lương thiện như trộm cướp, bán ma túy, giết người, hiếp dâm. Do đó, mẹ con luôn luôn sợ những  người  da  đen  gần  nhà.  Khi mẹ  nhìn thấy cô da đen đó con để ý con mắt của mẹ liếc nhìn  chằm  chằm  nghi  ngờ  như  muốn  nhớ  kỹ



khuôn  mặt  này,  và  coi  rõ  hành  động  của cô  ta có gì nghi ngờ không?

Thật là tội nghiệp cho những người da đen đó,  chỉ  vì  cái  bề  ngoài  da đen, quần  áo  không tươm tất mà bị nghi ngờ như vậy. Thật là tội nghiệp cho những người bị nghi ngờ oan ức như vậy. Đối  với con, con biết  như vậy và  con thấy thương  cho họ  vì phải  chịu  cái  quả  hiện  tại  bị xã hội hắt hủi.

Con tự  nhủ  thầm  dù  cho họ  có  muốn  lấy cái gì ở nhà hay của con thì con cũng sẽ cho họ chứ  không có  ghét  đâu. Khi thấy người  da đen bất  cứ  nơi  nào  con vẫn  chào  nói  đối  xử  như người bình thường, tôn trọng họ, và sẵn sàng giúp  đỡ  gì khi họ  cần.  Và  con cũng  thương  Mẹ vì đang sống với cái tâm nghi ngờ như vậy làm cho lúc nào cũng sợ hãi.

Con thấy rằng trong mọi hoàn cảnh xấu nếu ta biết dùng tình thương thì sẽ xoá đi  mọi chướng ngại trong tâm, thì qua đó ánh mắt của ta cũng sẽ thể hiện một cái nhìn  trìu mến biết thương yêu hay thương xót mọi người.

Biết  rõ  được  đạo  đức  qua ánh  mắt  chúng ta  hãy  tập  sống  theo  đúng  các  đạo  đức  phía trên đã  trình bày thì tâm ta sẽ thanh thản, an



lạc và vô sự thì lúc  đó ánh mắt của chúng ta sẽ thể hiện đầy  đủ là  một người có đạo  đức nhân bản nhân quả trọn vẹn.





ĐÄO ĐỨC CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ


Là  cách  đối   xử   của  con  cái   qua  hành động, lời nói, và ý nghĩ đối với cha mẹ.

1- VỀ Ý  NGHĨ:

-   Con  cái  phải  luôn  biết  ơn  công   sinh thành  dưỡng dạy của cha mẹ  cho mình  từ nhỏ tới lớn.
-  Phải biết rõ là những hành động hay những  lời  nói  của  cha  mẹ  là  những  lời  dạy muốn con cái được tốt đẹp hơn, chứ không phải vì bị đánh đập la mắng là ghét bỏ.
-   Phải biết lo lắng, chăm sóc cho cha mẹ khi bị bệnh hoạn, tai nạn.
-   Phải  biết phụng  dưỡng  cho cha mẹ  khi họ về già.
-   Phải biết tôn trọng những việc làm, lời nói và suy nghĩ của cha mẹ.



-   Không  được  chống  đối  lại  những  gì cha mẹ  đang làm  và  cảm  thấy  hạnh  phúc  khi làm những việc đó kể cả tín ngưỡng của cha mẹ.
-           Không  được  sân  giận,  hằn  học  với  cha

mẹ.




mẹ.



-           Không được có ý nghi ngờ cha mẹ.

-           Không  được  có  những  ý  nghĩ  ác  về  cha


2- VỀ HÀNH ĐỘNG:

-           Không  bao giờ  được  dùng  gậy,  cây,  tay

chân hay bất cứ vật gì đả thương cha mẹ.

-           Không được ăn cắp tiền hay của cải của cha mẹ.
-           Dìu dắt chăm sóc cho cha mẹ khi họ đi, đứng, nằm, ngồi khó khăn.
-           Cố  gắng  học  hành  để  không  phụ  lòng nuôi dưỡng của cha mẹ.
-           Phải  biết  làm  những  việc  nặng  nhọc trong gia đình thay thế cho cha mẹ.
-           Tránh  làm  những  việc  gì  mà  làm  cho cha mẹ thêm lo lắng.

3- VỀ LỜI NÓI:

-           Không được nói dối cha mẹ.






mẹ.

-           Không  được  nói  lời  nói  thêu  dệt  về  cha


-           Không được nói 2 lưỡi về cha mẹ.

-           Không  được  cãi  cọ,  la  mắng,  nói  những

lời nói hung dữ, nạt nộ, chê bai, hỗn láo và chỉ trích cha mẹ.
-   Luôn nói những lời nói trìu mến lo lắng cho cha mẹ.
-   Biết  khuyên  răn  cha mẹ  tránh  xa điều ác và làm những điều thiện.
-   Chỉ nên nói những điều tốt lành, không nói  những  chuyện  làm  cho  cha  mẹ  thêm  lo lắng, mất ăn và mất ngủ.





ĐÄO ĐỨC CHA MẸ  ĐỐI VỚI CON CÁI

1- Luôn làm gương tốt cho con cái, không cho con cái  thấy những điều  xấu, vì con cái rất dễ bắt chước:
-   Nếu  cha  mẹ  muốn  con  cái  không  sát sanh, sống có  tình thương đồng loại, không ăn cắp,  không  tà  hạnh,  không  nói  dối  thì cha mẹ



phải  làm  gương trước.  Khi cha mẹ  ăn  chay và giải thích ý nghĩa của hạnh ăn chay cho con cái thì con cái sẽ làm theo. Cha mẹ không nên dạy bảo  con cái  bằng  những  lời  nói  dụ  dỗ  không thật như hứa lèo “Con ăn cơm  đi  rồi một lát  mẹ chở  đi  chơi”. Đứa  bé  cả  tin ăn  cơm, nhưng  sau khi ăn  cơm  xong  thì không  thấy  mẹ  chở  đi chơi.  Chính  vì  cha  mẹ  không  giữ  lời  hứa  với con cái  thì con cái  sau này  sẽ  bắt  chước  tính nói dối đó.
-   Cha mẹ  nên dạy dỗ  cho con cái  về  tính thật thà, không tham trong cuộc sống, như khi đi  mua đồ,  người  bán  hàng  trả  tiền  dư lại  thì phải  nói  cho con biết  là  phải  trả  lại  cho người bán hàng, vì họ phải bán buôn cực khổ cả ngày kiếm  từng  đồng  mua  gạo  ăn.  Hay  là  khi đi ngoài  đường  thấy  bất  cứ  vật  nào  rơi  thì không nên lượm, mà hãy để đó cho người mất quay lại tìm.  Hoặc  khi đi  đường  thấy  ai  rớt  đồ  thì kêu chủ  nhân  lại  để  lấy.  Khi con cái  cần  cây  bút hay vật  gì đi học  thì cha mẹ  không nên nói là để cha hay mẹ lấy trong sở làm về cho con cái dùng, vì như vậy con cái sẽ học tính ăn cắp.
-   Cha mẹ  nên  dạy  con tính chia  sẻ  ngọt bùi  trong cuộc  sống. Khi thấy bạn của con đến nhà  chơi  thì cha mẹ  nói  với  con lấy  kẹo  bánh



trong  tủ  lạnh  ra cho bạn  ăn,  hoặc  lấy  đồ  chơi của  mình  ra cho bạn  chơi.  Khi thấy  người  xin ăn  thì nói  với  con cầm  chiếc  bánh,  ly nước  ra cho người xin ăn hay là cầm tiền ra cho.
-   Khi cha mẹ  giận  dữ,  nóng  nảy,  cãi  cọ nhau sẽ  làm  ảnh  hưởng  đến  tính tình con cái, làm  mất  đi tính thuận  hòa  của con cái.  Do đó, cha mẹ nên không cho con cái thấy những cảnh không hay đó.
-   Tập   cho  con  cái   ăn   uống   đúng   giờ, không  ăn  uống  linh tinh, chậm  rãi,  không  ăn hàng ngoài đường phố mà phải mua về nhà. Để tập  cho em bé  những  oai  nghi  trong  ăn  uống,
v.v..

-   Cha mẹ đôi khi làm sai việc gì thì cũng nên biết xin lỗi con cái.
2- Phải hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái.
-   Theo  dõi  việc  học  hành  và  những  trò chơi  mà  con  cái  thích.  Giải  thích  những  trò chơi nào nên chơi, trò nào không. Ví dụ: những trò chơi bắn nhau sẽ làm nhiễm tính hung bạo của con cái. Xem ti vi nhiều cũng hại, giải thích cho con cái  biết  chương trình nào  tốt  chương



trình nào  xấu.  Và  phải  biết  phân  bố  thời  gian hợp lý giữa học và chơi.
-   Nên  nói  chuyện  thường  xuyên  với  con cái về mọi chuyện giúp cho con cái ý thức được đạo đức trong gia đình, ngoài xã hội, giữa người và người, người và vật, người và cỏ cây thiên nhiên môi trường.
-   Nên  dành  thời  gian  lắng  nghe  ý  kiến con cái để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của con, chứ đừng ép buộc theo ý của mình.  Như con cái thích học kỹ sư mà phải bắt buộc học bác sĩ thì sẽ  làm  đổ  vỡ  sự  mong  muốn  của  con cái.  Rồi sau này con cái không thi đậu vào trường y thì con cái đổ lỗi cho cha mẹ.
-   Chú  ý  cách  ăn  mặc  của  con cái.  Tránh con cái  bắt  chước  những  phần  tử,  bạn  bè  xấu mà ăn mặc, chải chuốt như con két đủ màu sắc. Giải  thích  những  tai  hại  khi con cái  tiếp  xúc với bạn bè xấu.
-   Luôn  kích  thích  con cái  tham  gia  vào các  hoạt  động  trường,  các  việc  làm  từ  thiện, giúp  đỡ  để  tạo  cho các  con môi  trường  tự  lập, học hỏi thêm ngoài đời.
3- Cha mẹ luôn biết tôn trọng những suy nghĩ của con cái.

T

-   Cùng  con  cái   bàn  luận  về   những  sở thích,  cái  thấy,  cái  hiểu  của  con cái  và  lèo  lái con cái vào con đường đúng.
-   Cha mẹ  không  nên  có  kiểu  dạy con cái bằng   hình   phạt   hay  áp   đặt   mọi   điều   theo phong kiến như con cái phải nghe lời cha mẹ.
-   Đối  xử  với  con cái  như  người  bạn,  để giúp con cái cởi mở trong quan hệ gia đình, thẳng thắn, trung trực, cùng nhau góp ý, xây dựng  gia  đình  thêm  đoàn  kết  và  yêu  thương
hơn.

-   Cha   mẹ   phải   luôn   biết   chấp   nhận những   lỗi   lầm   của   con  cái   và   tha   thứ   cho chúng,  khuyên  dạy  những  điều  tốt  sau những lần  sai  phạm  đó  bằng  lời  nói  ái  ngữ  dịu  dàng của người cha, người mẹ.
-   Cha mẹ  nên  xem con cái  và  đối  xử  với con cái như một nhân vật quan trọng.





ĐÄO ĐỨC VỢ CHỒNG

Là  sự  đối  xử  nhau  giữa  chồng  và  vợ qua các hành động, lời nói và ý nghĩa:



-   Chồng   và   vợ   phải   bình   đẳng   nhau, không ai có quyền ra lệnh cho ai cả. Sống trên quan điểm biết lắng tai nghe nhau và tôn trọng ý kiến của mỗi người.
-  Ngoài gia đình ra, trong công việc hay ngoài  xã  hội,  chồng  hay  vợ  phải  tôn  trọng  ý kiến riêng tư của mỗi người, không can thiệp vào việc riêng.
-   Tài  sản  trong  nhà  là  của  chung,  khi mua sắm  là  có  sự  đồng  ý  của  2 người  cho nên không  nên nghĩ  cái  này chồng  mua, cái  kia  vợ
mua.

-   Tiền  bạc  cũng  là  của  chung, không  nên suy nghĩ  chồng  làm  nhiều  hơn  vợ  hay  ngược lại. Mọi vấn đề chi tiêu đều phải có sự đồng ý trước của chồng và vợ.
-   Vợ  chồng  phải  biết  thay  phiên  nhau chăm  sóc  con cái,  như  đưa đón  con đi  học  khi có ai rảnh.
-   Công  việc  tại  nhà  chồng  vợ  nên  bình đẳng phụ nhau làm, đừng nghĩ việc nội trợ là của  phụ  nữ,  không  phải  của  chồng,  do đó  khi cần  thiết  ví  dụ  như  vợ  bệnh  hay  bận  người chồng cũng phải ý thức xuống bếp nấu ăn, rửa chén và giặt đồ.



-   Không  nên  phân  biệt  gia  đình  bên  vợ, gia  đình  bên  chồng.  Khi cần  thiết  giúp  đỡ  cho gia đình nào thì vợ chồng bàn bạc trước, không lén  lút  âm  thầm  giúp  đỡ  gia  đình  mình  bằng tiền  bạc  chung  của  vợ  chồng  để  tránh  xích mích nghi ngờ rồi đâm ra nói xấu nhau, từ việc nhỏ rồi xé ra to.
-   Vợ  và  chồng đều  phải  tôn trọng bạn bè của nhau.
-   Vợ hay chồng không nên có các tà hạnh bên  ngoài  với  người  khác  phái  để  tránh  đổ  vỡ gia  đình,  đem lại  sự  đau khổ  cho con cái  khi mất cha hoặc mẹ.
-  Chồng hay vợ không nên ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt với bạn bè thường xuyên bên ngoài  mà  quên  đi trách  nhiệm  của  mình  trong gia đình.
-   Chồng  hay  vợ  thường  xuyên  kiểm  tra dạy  dỗ  con cái,  theo  dõi  việc  học  và  chơi  của con cái.  Dành  thời  gian  ra nói  chuyện  và  dẫn con cái ra ngoài chơi.
-   Chồng hay vợ không nên vì bất kỳ một lý  do nào  mà  nói  dối  nhau,  không  thật  thà, giấu giếm chuyện gì đó riêng tư. Dù chuyện lớn hay nhỏ nên cùng nhau bàn bạc.



-   Vợ  chồng  phải  biết  nhường  nhịn  nhau, tùy thuận ý kiến nhau và tôn trọng quyết  định của  nhau.  Không  vì  một  cái  sai  nhỏ  nào  mà mất  đi  các  đạo  đức  nhẫn  nhục,  tùy  thuận  và bằng lòng. Ví dụ có lúc chồng hay vợ muốn ra ngoài  đi  chơi  một  mình  với  bạn  bè  thì vợ  hay chồng   phải   biết   tôn   trọng   ý   kiến   này   chứ không phải  khi ra đường là  phải  luôn có vợ  có chồng.
-   Không  nên  nghi  kỵ nhau mà  phải  thưa hỏi  nhau để  cùng  làm  sáng  tỏ  mọi  việc,  tránh để  lại  trong  tâm  mọi  nghi  hoặc,  mà  làm  khổ mình  và làm khổ người.
-   Có  những  lúc  chồng  hay  vợ  cần  sống cho bản  thân  thì chồng  hay vợ  phải  hiểu  điều đó,  do đó  nếu  có  khả  năng  thì trong  nhà  mỗi người nên có một phòng riêng.
-   Đạo làm vợ từ xưa tới nay người vợ bao giờ cũng thức dậy sớm trong gia đình,  cho nên người vợ nên giữ gìn hạnh này.
-   Nếu vợ hay chồng giữ tiền thì phải biết có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận để tránh trộm cướp,  hoặc  tránh  mọi  ý  nghĩ  tham  lam  tài  sản khi mình  đứng tên hoặc đang cất giữ tiền.



-   Dù  cho có  chuyện  gì bực  bội,  ấm  ức  thì cũng  nên  nói  nhỏ  nhẹ,  ôn  tồn,  dịu  dàng  với nhau để tránh cãi cọ, xô xát, lớn tiếng làm ảnh hưởng đến con cái và gia đình, hàng xóm.
-           Tôn trọng tín ngưỡng của nhau.

-   Mọi  ý  nghĩa  hành  động  hay lời  nói  của vợ chồng đều dựa trên đạo đức bình đẳng, tùy thuận  và  tôn  trọng  nhau,  để  tránh  sự  áp  đặt, ép buộc, ức chế, chịu đựng trong gia đình nhằm đem lại  hạnh  phúc  cho nhau.  Bằng  không  thì với  cái  tính ngã  mạn  cao của  con người  mà  vợ hay chồng  khinh  chê  người  kia cái  này  cái  nọ làm  cho sứt  mẻ  tình cảm,  mới  sống  với  nhau một  tháng  mà  đã  muốn  ly dị,  hoặc  có  con rồi mà  vẫn  muốn  ly dị  chạy  theo  những  cái  thích của  riêng  mình,   không  còn  có  bổn  phận  với việc mình  làm nữa.





ĐÄO ĐỨC HỌC TRỊ


Dù là người học trò ở bất cứ nơi nào ở trường,  ở  nhà  hay  ở  ngoài  xã  hội  đạo  đức  học trò luôn luôn tồn tại  để  giúp  cho người  học  trò



sống đúng đạo đức của một  con người. Đạo  đức học trò rất quan trọng vì nó góp phần xây dựng những  nền  tảng  đạo  đức  của  xã  hội.  Có  ý  thức dạy  dỗ  đạo  đức  cho học  trò  từ  khi bắt  đầu  đi học thì xã hội đó sẽ có một cuộc sống bình yên, người  và  người  sống  có  đạo  đức  với  nhau,  thì con số  tội  phạm  trong  xã  hội  sẽ  giảm.  Vậy  ta hãy  xem xét  các  khía  cạnh  trên  qua từng  đạo đức của người học trò.
1- TÔN TRỌNG TRƯỜNG HỌC

-   Đó   là   tôn   trọng   mọi   nội   qui   trong trường học và trong lớp.
-   Phải  biết  giữ  gìn  tài  sản  bàn  ghế  và mọi vật trong khuôn viên trường, không chạy nhảy trên bàn ghế, hoặc ném bàn ghế ra cửa sổ xuống lầu.
-  Có ý thức giữ gìn vệ sinh làm sạch sẽ trường và lớp. Vứt rác vào thùng rác, khạc nhổ vào những nơi qui định trong nhà vệ sinh, quét sạch sân trường hay lớp, lau chùi bảng sạch, không tự ý đốt rác, xả rác bừa bãi, v.v..
-   Tham   gia   vào   các   đoàn   thể   tu   sửa trường như sơn, quét vôi, lót gạch, trồng cây.
2- TÔN TRỌNG THẦY CÔ



-  Mỗi thầy cô giáo sẽ có những qui định riêng thêm, cho nên học trò phải biết tôn trọng và lắng nghe lời dạy của các thầy cô.
-           Làm  tốt  các  bài  học  trong  lớp  và  về

nhà. lớp.



-           Lau  bảng  sạch  trước  khi thầy  cô  đến


-           Chào thầy cô khi gặp bất cứ nơi nào.

-           Lắng  nghe  lời  thầy  cô  dạy,  không  nói

chuyện trong lúc thầy cô đang giảng bài.

-   Không tự  ý  ra ngoài lớp  khi chưa có  sự đồng ý của thầy hay cô.
-           Không tự ý đổi chỗ ngồi.

-   Cùng   giúp   thầy   cô   hoàn   thành   tốt những gì nhà trường giao.
3- TÔN TRỌNG BẠN BÈ

-   Không  đánh,  ăn  hiếp  nhau  trong  lớp học cũng như ngoài trường.
-   Không  ghen  tỵ bất  cứ  điều  gì  đối  với bạn mình. Ví dụ như thành tích học tập, hình dáng  bên  ngoài,  cách  ăn  mặc,  nhiều  bạn  hơn,
v.v..

-           Không  tham  lam  ăn  cắp  đồ  đạc   của nhau.



-   Không  lừa  dối  nhau, nói  xấu  nhau, chê bai  nhau,  chỉ  trích  nhau,  nạt  nộ,  quát  mắng, chửi thề, v.v..
-           Không nghi ngờ nhau.

-   Không khinh thường nhau mà phải giúp đỡ  nhau.  Khi mình  học  giỏi  thì phải  biết  chỉ dạy cho các  bạn  kém  hơn, chứ  đừng  vì thế  mà khinh chê bạn mình.
-   Biết giúp đỡ giải thích những thắc mắc, những điều khó hiểu.
-   Biết  dùng lời  nói ôn hoà, nhã  nhặn dịu dàng  với  nhau  để  làm  cho tình bạn  thêm  gắn bó  hơn  và  đừng  dùng  những  lời  nói  chia  rẽ nhau.
-   Nên  biết  cách  xưng  hô  tên  với  nhau, chứ đừng gọi nhau là tao với mày thì không giống học trò mà giống các người ngoài đường.
-   Tùy  thuận  vào  nhau  trong  mọi  ý  kiến việc  làm  và lời  nói  khi làm  việc  hay sinh hoạt chung.





THỈY CƠ GIÁO ĐỐI XỬ VỚI HỌC TRỊ


-           Không  dùng  bất  cứ  vật  gì  hay  hình thức gì xử phạt và đánh học trò.
-           Không được chửi mắng học trò là đồ hư, mất nết, con hoang, v.v..
-           Không được đến lớp trễ và ra về sớm.

-           Không nên có  tình ý  với  bất  cứ  học  trò

nào.



-           Phải biết xin lỗi học trò khi làm điều gì

sai  như  đến  lớp  trễ,  không  trả  bài  đúng  hẹn, v.v..

-   Dù  cho học  trò  phạm  lỗi  gì cũng  không được giận dữ quát mắng học trò, mà ngược lại nên  dùng  lời  nói  ái  ngữ  hỏi  thăm  tại  sao học trò không chịu làm bài hay học bài.
-   Biết  khen  thưởng  đúng  để  động  viên, sách tấn các em học tiến bộ hơn.





ĐÄO ĐỨC CỦA NGƯỜI HỌC
TRỊ NÓI RIÊNG VÀ CỦA CON NGƯỜI NÓI CHUNG NGỒI XÃ HỘI

-   Cũng  là  một  con người  sống  trong  xã hội  thì học  trò  cần phải  biết  nghĩa vụ  của một công  dân.  Dù  cho làm  việc  gì  thì phải  thông hiểu luật về vấn đề hay lãnh vực đó. Ví dụ khi đi bộ qua đường hay lái xe thì phải biết rõ luật giao  thông.  Khi chơi  tại  các  khu  vui  chơi  thì phải  biết  những  qui  định của  các  khu  đó  như cấm giẫm đạp lên cỏ, nên bỏ rác vào thùng rác, không  xả  rác  bừa  bãi.  Ngoài  phố  thì cấm  tiểu tiện bừa bãi, v.v..
-   Tại các nơi công cộng phải biết kính  lão đắc  thọ,  tôn  trọng  người  lớn  tuổi,  nhường  cho phụ  nữ  có  thai  và  em nhỏ.  Khi lên  xuống  xe buýt  thì nhường hay đưa tay giúp  đỡ  người  lớn tuổi và trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật.
-   Trong  bất cứ nơi nào cần sắp hàng theo thứ  tự  đến  trước  sau thì ta  phải  từ  tốn  xếp hàng không chen vô đứng trước người khác, không  xô  lấn.  Ví  dụ  khi đi  mua hàng  tại  siêu



thị đến khi tính tiền, dù mình  mua 1 vật, mình cũng phải xếp hàng theo thứ tự.
-   Tránh   ngồi   ăn   uống   ngoài   phố   gây chiếm mất lòng lề đường dành cho người đi bộ, vì  khi vậy  người  đi  bộ  phải  đi  ra ngoài  đường dành cho xe chạy rất nguy hiểm đến tính mạng của họ.
-   Tránh  xả  rác  ngoài  đường  phố,  nên  bỏ rác vào túi rồi khi gặp thùng rác thì bỏ hoặc không  có  thì đem  về  nhà  bỏ  thùng  rác  nhà mình.
-   Khi lái  xe  gặp  bất  cứ  trường  hợp  nào mình  sai hay người khác sai thì không nên cãi vã giữa đường, nói xin lỗi nhau ngay để tránh những phiền phức, nếu  có tai  nạn nặng thì gọi điện thoại cho cảnh sát giao thông đến xử lý.
-   Khi  gặp   ai   xin   băng   qua  đường   thì nhường họ trước, vì thà mất 5 giây nhường đường còn hơn mất 10 phút nếu chiếc xe đó cắn ngang đường  đi. Trước  khi đi ta  hãy  nhắc  tâm “Đi chậm cũng tới, đi nhanh cũng tới, ta hãy nhường đường cho tất cả mọi người”.
-   Không  được  chửi  mắng  khi thấy  ai  sai hay  vi phạm  luật  giao  thông.  Mà  nên  thương họ  vì  biết  đâu  họ  bị  trễ  việc  làm  nên  họ  bất



cẩn,  vội  vã,  hãy  thông  hiểu  cho họ  vì  cũng  có lúc ta cũng như vậy.
-   Khi thấy đinh  ốc giữa đường, nếu đường vắng có thể ngừng xe xuống lượm được thì ta nên ngừng, tránh gây tai nạn cho các xe khác.
-  Hãy biết thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ những người làm việc nặng nhọc.
-   Nếu  có  ai  cần  đi  nhờ  thì ta hãy  cho họ quá giang một đoạn cùng đường đi.
-   Tránh chơi các trò chơi đá banh, đá cầu, đánh cầu dọc đường phố.
-   Không  tham  gia  vào  các  nhóm  ăn  cắp trái cây vườn ăn trái nhà người khác.
-   Tránh đi săn bắn các loài thú như dùng ná bắn chim, đặt bẫy chim, sóc, chuột, câu cá, mò ốc, bắt rắn, bắt các loại côn trùng như giun, dế,  v.v.. Ta hãy trau  dồi lòng thương của mình đến muôn vật, vì loài  vật  nào  cũng có  sự sống, cớ  sao ta  lại  tạo  niềm  vui  cho mình  bằng  sự khổ  đau của  loài  vật  khác,  đó  là  đạo  đức  hiếu
sinh.

-  Không tham lam đồ đạc đánh rơi của người  khác,  hãy  để  lại  chỗ  cũ  hay  đem đồ  đó đến giao lại cho phường xã nơi mình  ở.



Tóm lại, người học trò có đạo đức thì phải luôn quán xét mọi hành động, lời nói hay suy nghĩ   của  mình   xem  có  làm   khổ  mình,   khổ người hay khổ chúng sanh hay không? Hay là mình  có  làm  vui  mình,  vui  người  hay  vui  các loài  chúng  sanh hay không?  Có  như vậy, hàng ngày nhắc tâm những điều trên thì dần dần sẽ tập thành một thói quen tốt xứng đáng là người học trò có đạo đức.





ĐÄO ĐỨC CON NGƯỜI NƠI LÀM VIỆC

Là phải biết tuân theo, chấp hành theo những  quy  định  của  nơi  làøm  việc,  phải  biết hoàn thành trách nhiệm của xếp giao, biết cách đối xử với đồng nghiệp.
1- ĐỐI VỚI NƠI LÀM VIỆC

-   Phải  biết  tìm hiểu  những  qui  định của nơi làm việc công ty, phân xưởng, nhà máy sản xuất,  phòng  làm  việc,  kho,  bãi,  cảng,  bến  tàu, v.v.. Có như vậy thì ta sẽ tránh phạm phải những sai lầm dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng trong lao động.



-   Phải  biết  vệ  sinh  xung  quanh  nơi  làm việc, trên bàn ngăn nắp mọi giấy tờ.
-   Không  gian  tham  lấy  cắp  bất  cứ  vật  gì của  công  ty hoặc  nơi  làm  việc  kể  cả  cây  kẹp giấy hoặc tờ giấy.
-   Không   được   ăn   cắp   giờ   là   việc   đến muộn  về  sớm. Không tụm  3 tụm  5 lại  ngồi  nói chuyện trong giờ làm việc.
-   Không  được  ăn  cắp  sức  lao  động  của người khác, cướp công, ăn cắp ý kiến hay làm ý kiến của mình.
-   Phải có ý thức chung bảo vệ tài sản của công  ty,  không  được  nghĩ  rằng  đồ  chung  thì dùng xong vứt lung tung, không dẹp gọn lại chỗ cũ. Ra vào  phải  khoá cửa và  giao chìa khóa lại cho bảo vệ khi cần thiết.
-   Trong  khi làm việc không nên làm việc riêng  như  không  được  dùng  điện  thoại,  máy copy, máy  fax,  máy  tính tại  nơi  làm  việc  cho mục đích cá nhân.
-   Không  nên  tự  ý  đi  ra ngoài  mà  không nói lại cho cấp trên biết mình  đi đâu.

2- ĐỐI VỚI CẤP TRÊN

-   Tìm  hiểu  rõ  và  cụ  thể  những  gì  cần phải  làm  để  hoàn  thành  tốt  công  việc  được



giao, không hấp tấp, không tìm hiểu mọi việc trước  khi làm  là  một  điều  cấm  kỵ dẫn  đến những sai lầm nghiêm trọng và mất thời gian quý  báu  của  mình,  của  người  khác  và  của  nơi làm việc.
-  Không nên nhận nhiều việc quá sức và khả  năng  của  mình,  rồi  mang  cả  về  nhà  làm luôn,  không  có  thời  gian  chăm  sóc  cho người trong gia đình.
-   Luôn  luôn  báo  cáo  mọi  việc  được  giao cho cấp trên biết để họ theo dõi được tiến triển công  việc,  không  phải  lo  lắng  nhiều  và  đóng góp  ý  kiến  kịp thời  nhằm  giúp  chúng  ta  vượt qua những trở ngại mà ta chưa biết.
-   Không  nên  phân  bì  việc  của  mình  và việc  của  cấp  trên  như mình  thì làm  nhiều  còn cấp  trên thì ngồi  không xơi  nước. Ta phải  biết từ từ làm từng việc cho tốt, không chạy theo số lượng mà chất lượng không có.

3- ĐỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP

-  Học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp.
-   Biết lắng tai nghe những lời góp ý vì ai cũng  muốn  mình  làm  tốt,  cho nên  họ  mới  cho lời khuyên.



-   Tôn  trọng  những  việc  làm,  ý  kiến,  lời nói của đồng sự.
-   Khi cần  giúp  đỡ  hãy  giúp  đỡ  tận  tình xem đó là việc của mình.
-   Không  vì  chức  quyền  danh  vọng,  tiền bạc  mà  chà  đạp,  nói  xấu  nhau  trong  nơi  làm việc hay trước mặt cấp trên hay người khác.
-   Mọi  vấn  đề  xảy  ra giữa  nhân  viên  với nhau  thì nên  dùng  lời  nói  ái  ngữ  giải  quyết, nếu không được thì thoả thuận cùng nhau hỏi ý kiến của người  thứ  ba và  người  tốt  nhất là  cấp trên của mình.
Người có đạo đức trong nơi làm việc là những người không gian tham tài sản không thuộc  mình,  tránh  nói  xấu,  chê  bai,  chỉ  trích bất kỳ ai, tránh than vãn về bất cứ việc gì, không mưu mô tính toán tranh giành danh lợi. Biết vừa đủ trong công việc, sức khỏe, tiền bạc để không làm khổ mình.  Biết tôn trọng nơi làm việc và tôn trọng tất cả mọi người.
Người  không  có  đạo  đức  nghề  nghiệp  thì sẽ không tồn tại lâu tại nơi làm việc, trước sau gì  thì cũng  bị  đuổi  việc  hay  là  tự  mình   xin nghỉ.  Đồng  nghiệp  chê  trách,  cấp  trên  thì kỷ



luật. Lúc  đó còn mặt mũi  nào mà ở lại  công ty cơ chứ.
Mỗi người nhân viên phải tự rèn luyện những đạo đức đối xử với chính  mình  và đối xử với người cho được trọn vẹn thì trong công việc sẽ làm tốt mọi việc, trên dưới được thuận hoà.





ĐÄO ĐỨC CON NGƯỜI VỚI LOÀI THẢO MỘC

Với  sự  tư  duy  rằng  môi  trường  sống đầu tiên có cây cỏ trước, sau đó từng thế hệ kế tiếp nhau được hình  thành qua đủ dạng của các loài  cây,  rồi  đến  các  loài  vật,  và  cuối  cùng  khi có  đủ  mọi  duyên  thì con người  xuất  hiện.  Con thấy  rằng  các  loài  thảo  mộc  là  anh  chị  của chúng  ta.  Hiện  nay  con người  đều  phải  sống
dựa  vào  các  loài  rau,  trái  cây,  khí  oxy và  các
chất  khoáng  thiên  nhiên.  Nếu  không  có  các anh chị  đi trước  thì làm  sao có  con người hiện nay được.
Với  suy tư  như  vậy  con biết  quý  trọng  sự có  mặt  của  thảo  mộc  trên  hành  tinh này.  Vì vậy,  để  sống  đúng  là  con người  có  đạo  đức  với



thảo  mộc  thì chúng  ta  phải  biết  bảo  vệ  chúng bằng cách:
-           Không chặt phá bừa bãi.

-           Tránh để xảy ra các nạn cháy rừng.

-           Tránh giẫm đạp trên cây cỏ.

-   Không  nhổ  lá  cây,  ta  cứ  nghĩ  rằng  lá cây  cũng  giống  như  lông  tay  của  ta,  khi nhổ lông tay thì ta biết đau, vậy thì khi nhổ lá cây thì cây cũng  biết  đau vậy,  nhưng  vì cây  không nói  được  cho nên  ta  không  hiểu  cảm  giác  đau đó của cây.
-   Nếu  biết có  cây nào  khô  héo  thì ta nên tưới cho chúng miếng nước, hoặc  bón phân cho chúng.
-   Đừng vì cái thích của mình  mà khi nhổ cây này, trồng cây khác. Chỉ  vì cây  này không có hoa hay cho ra hoa nhỏ, xấu, mà ta không có một chút tình thương nào nhổ cây đó lên, bỏ thùng rác và trồng cây mới vào.
-   Như  Thầy  dạy hành  động  của  người  tu sĩ trong tu viện khi cần phải nhổ cỏ làm đường đi thì dùng cây nạy cỏ lên chứ đừng nhổ lên mà làm  cho cỏ  bị  đứt  rễ  đau lắm,  và  khi nhổ  chỗ này  thì nên  đem đến  chỗ  khác  trồng  lại. Thật



đúng  là  một  tình thương cao cả.  Cám  ơn Thầy đã dạy cho con những bài học đáng quí này.
Hành động đạo đức với các loài cây là những  hành  động  không  làm  cho cỏ  cây  đau khổ như đối với con người biết nâng niu, chăm sóc, bảo vệ khỏi các bệnh hoạn và tai nạn. Con luôn nhớ những bài học này và cảm thấy rất hạnh  phúc  khi làm  được  những  điều  kỳ  diệu này.  Con nghĩ  đạo  đức  này  cũng  là  một  phần nhỏ  thuộc  đạo   đức  hiếu  sinh  mà  con  người không nên bỏ qua, nhằm làm tăng trưởng thiện pháp   trong   tâm   mình,   không   còn   bị   một chướng ngại nào và biết rằng mình không bao giờ  có  ý  hại  ai  vì kể  cả  các  loài  cỏ  cây mà  con không có ý hại thì làm sao con dám hại ai bao giờ.





ĐÄO ĐỨC ĐỐI VỚI MƠI TRƯỜNG SỐNG

Môi trường đây được hiểu là nước, đất, không khí. Hiện nay con người chúng ta đang sống trong môi trường ô nhiễm nước uống và không  khí.  Nguyên  nhân  do  là  con  người  vì



chạy theo vật chất nhiều quá mà các nhà máy sản xuất xuất hiện hàng loạt khắp nơi trên thế giới,  các  nhà  máy  này  là  nguồn  gốc  thải  các chất độc vào đất, vào sông, vào không khí,  làm cho nhiệt  độ  của  hành  tinh của  trái  đất  thay đổi,  dẫn  đến  bao nhiêu  thứ  khác  ảnh  hưởng theo sau.
1- Do đó,  mỗi  đất  nước  cần  phải  xem xét lại và đưa ra những tiêu chuẩn cho phép đối với các chất thải, hoặc phải xử lý các chất đó và tái sử dụng cho mục đích khác.
-   Mỗi đất nước trên hành tinh này phải ý thức thấy được tác hại của các chất độc làm ô nhiễm môi trường và thẳng tay áp dụng các hệ tiêu chuẩn môi trường vào việc kiểm soát các nhà  máy,  các  nơi  sản  xuất,  các  trại  chăn nuôi, các lò đốt, v.v..
-           Trồng  nhiều  cây  xanh  hơn trong  thành

phố.



-           Có công viên cây xanh trong thành phố

để giúp cho môi trường bớt ô nhiễm.

-   Nghiên  cứu  và  áp  dụng  các  chất  nhiên liệu  mới  không  thải  độc  tố  cho tất  cả  các  loại xe hay  các  phương  tiện  khác.  Ví  dụ  như  hiện nay khoa học  đang nghiên  cứu  và  đưa vào  thử



nghiệm  xe  chạy  bằng  khí   hydro   và  ethanol được chiết xuất ra từ cỏ.
-   Lọc và xử lý các chất thải ra tại các cửa cống  của  thành  phố  trước  khi đổ  vào  kênh, sông, hồ hay biển.
-   Phải có nhà máy đủ công suất xử lý rác bẩn và nơi chưa rác tránh xa khu dân ở.
-           Phải  tổ  chức  có  xe hút  bụi  trong  thành

phố.



2- Người  dân  phải  ý  thức  vào  việc  bảo  vệ

môi trường như:

-   Các cơ sở sản xuất nhỏ phải áp dụng kỹ thuật mới  xử lý chất  thải trong sản xuất, đừng vì đồng tiền mà làm mất đạo đức đối với môi trường.
-  Tránh bỏ rác vào kênh, sông, hồ làm ứ đọng gây ô nhiễm nguồn nước.
-   Có  ý  thức  và  cẩn  thận  khi dùng  những vật dễ cháy để tránh cháy nhà, cháy rừng, v.v..
-   Khắp  nơi  mỗi  nhà  nên  trang  bị  bình chữa cháy.
Biết   tôn   trọng   môi   trường   là   biết   tôn trọng mình và tôn sự sống của mọi loài trên hành  tinh này.  Rất  mừng  là  trên  thế  giới  tại



các nước tiên tiến có nhiều trung tâm nghiên cứu tìm ra phương pháp và các hóa chất mới để xử lý môi trường.
Nhưng điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải có ý thức đạo đức môi trường, thì hành tinh này sẽ tồn tại mãi mãi.
KẾT LUẬN

Để sống có đạo đức thì con người chúng ta phải  trang  bị  những  đạo  đức  này cho chúng  ta từ  nhà  trường.  Biết  cách  áp  dụng  chúng  vào thực tế để đem lại lợi ích cho mình,  cho người, cho các loài động vật, cho các loài  thảo mộc và cho môi trường mà chúng ta đang sống.
Khi nghiên cứu qua các đạo đức này chúng ta thấy chúng ta đang sống trong một khối thống nhất, không thể tách rời ra được. Mỗi người, mỗi  vật  đều  tương tác  và  ảnh  hưởng  tới nhau. Vậy chúng ta hãy vì lợi ích chung của sự sống hạnh phúc trên hành tinh này. Học tập rõ đạo đức nhân bản - nhân quả và biết cách áp dụng  chúng  vào  thực  tế,  mang  lại  hiệu  quả ngay  để  có  ích  cho  mình,   cho  người  và  cho muôn loài có sự sống trên hành tinh này.
Đây  là  những  nền  đạo  đức  thực  tế  không mơ hồ mà ai cũng có thể học được.



Cái  nhìn,  cái  hiểu  của  con qua những  lời dạy của Phật và của Thầy về đạo đức chỉ thu ngắn  được  bấy  nhiêu,  con hy vọng  sẽ  còn  được học  hỏi  nhiều  hơn từ  các  bạn  đồng  tu  khác  để rút  ra những  bài  học  quí báu  giúp  cho con trở nên  con người  toàn  vẹn  hơn, biết  áp  dụng  đạo đức nhân bản nhân quả vào cuộc sống hằng ngày,  xả  tâm  ly dục  ly ác  pháp  đem lại  hạnh phúc  cho  mình,   cho  người  và  cho  muôn  loài khác trên hành tinh này.
Nhờ  có  làm  bài  viết  này  mà  con nhìn  kỹ lại thân tâm con, tự kiểm điểm lại mình còn thiếu sót điều gì chưa làm, và cần làm. Thật là ích lợi khi viết những bài này.





GIỚI LUẬT


Ai sống trong giới luật An trú không phóng dật Đoạn tận cùng sống chết Sẽ chấm dứt khổ đau
--o0o--

Giới như người mắt sáng Tránh khỏi lối hiểm nghèo Bậc có trí trong đời
Dùng giới xa ác pháp

(Lời Phật Dạy)

--------




HẾT TẬP VIII



MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................ 5

Người mới tu có năm pháp cần nên tránh .............. 44

Người mới tu có 6 đức chánh hạnh cần tu tập ........ 51

Có 5 pháp tu tập ly dục, ly bất thiện pháp .............. 63

Có 7 pháp khiến cho Phật pháp hưng thịnh ............ 71

Có 7 pháp giúp ta ly dục, ly ác pháp...................... 81

Quan âm thị kính ............................................... 100

Đời sống phạm hạnh .......................................... 128

Tùy thuận, bằng lòng.......................................... 131

Quả báo gì khi tâm và lời nói không đi đôi? ........ 138

Sống hòa hợp ..................................................... 149

Thời khóa tu tập ................................................. 158

Thất niệm .......................................................... 178

Hồi hướng ......................................................... 180

Tiêu cực ............................................................ 183

Nhân duyên ....................................................... 194

Tánh giác........................................................... 196

Hôn trầm ........................................................... 207

Nhà tu hành có làm lợi ích gì cho xã hội.............. 210

T
Đạo Phật yếm thế .............................................. 232

Lục căn ............................................................. 237
Hỷ lạc do dục sanh có phải là hỷ lạc do 18 loại hỷ tưởng không? .................................................... 240
Các pháp không phải của ta ................................ 243

Quả báo có hay không? ...................................... 246

Tốt đạo đẹp đời ................................................. 250

Tu thiền như thế nào để không dậm chân tại chỗ . 253

Vọng tưởng ....................................................... 256

Tâm thức còn hay hoại diệt khi người ta đã chết .. 259

Cúng dường tiền có phước báo hay không?......... 261

Đại hội Long Hoa .............................................. 264

Thân thường bị bệnh .......................................... 269

Tuổi già hay cau có la rầy .................................. 274

Nhân quả có trùng hợp hay không?..................... 277

Boriska – Cậu bé sao hỏa ................................... 280

Người sao Hỏa có tương ưng với thế gian không . 298

Sao Hỏa có sự sống không?................................ 298

Tên các hành tinh .............................................. 299

Chớ nên tin........................................................ 299

Tha tâm thông ................................................... 300

Hào quang ......................................................... 301

û          õ                   Ï


Luân hồi ............................................................ 302

Cái gì chịu hậu quả nếu không có linh hồn .......... 306

Nhiếp tâm không vọng tưởng ............................. 309

Nghiệp .............................................................. 312

Nghiệp lành của Phật ......................................... 313

Nghiệp làm sao chui vào bào thai........................ 314

Sáu tháng ngồi kiết già không ăn uống ................ 316
Phụ bản I – Lời cảm nghĩ của tu sinh lớp chánh kiến –
Lời giới thiệu ..................................................... 327

Lời cảm nghĩ của tu sinh lớp chánh kiến ............. 332

Phụ bản II – Đạo đức nhân bản – nhân quả .......... 349

Đạo đức đối với mình, với người ........................ 356

Đạo đức môi trường sống ................................... 357

Đạo đức vệ sinh ................................................. 358

Đạo đức cần kiệm .............................................. 360

Đạo đức nhẫn nhục ............................................ 363

Đạo đức tôn trọng .............................................. 365

Đạo đức tùy thuận .............................................. 368

Đạo đức ôn tồn, từ tốn ........................................ 372

Đạo đức biết ơn ................................................. 376

Đạo đức hiếu sinh .............................................. 379

Đạo đức buông xả, ly tham ................................. 389


Đạo đức thanh tịnh ............................................ 398

Đạo đức chân thật .............................................. 406

Đạo đức minh mẫn, sáng suốt............................. 411

Đạo đức tự nhiên ............................................... 417

Đạo đức trầm lặng ............................................. 422

Đạo đức biết đủ ................................................. 426

Đạo đức từ tâm .................................................. 429

Đạo đức bi tâm .................................................. 433

Đạo đức vui vẻ .................................................. 438

Đạo đức của ánh mắt ......................................... 440

Đạo đức con cái đối với cha mẹ .......................... 445

Đạo đức cha mẹ đối với con cái .......................... 447

Đạo đức vợ chồng.............................................. 451

Đạo đức học trò ................................................. 455

Thầy cô giáo đối xử với học trò .......................... 459
Đạo đức của người học trò nói riêng và của con người
nói chung ngoài xã hội ....................................... 460

Đạo đức con người nơi làm việc ......................... 463

Đạo đức con người với loài thảo mộc ................. 467

Đạo đức đối với môi trường sống ....................... 469



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!