Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT- TẬP 9 -4



sao biết  thiền  biết  định như  thế  nào,  cho nên những điều lừa đảo lường gạt vô tình hay hữu ý của  các  Tổ,  thì làm  sao chúng  ta  biết  được,  vì thế chúng ta phải tin theo và rất quý trọng thường  có  dịp  bỏ  tiền  ra đi  chiêm  bái  xá  lợi một cách mù quáng.
Đối với thiền định của đạo Phật như nhập Diệt Thọ Tưởng Định, nhập Diệt Thọ Tưởng Định là  tất  cả  các  hành  trong  thân  đều  ngưng nghỉ  toàn  bộ  như  khẩu  hành,  thân  hành,  ý hành, cho nên thân và tâm bất động toàn bộ vì sức định này diệt các hành uẩn không còn rung động một chút xíu nào cả, nên từ trong định lực của  thiền  định  này  lưu  xuất  ra một  từ  trường để  bảo  vệ  nhục  thân  không  bị  ảnh  hưởng  thời tiết  nắng,  mưa, gió,  bão,  nóng,  lạnh  xâm  thực và còn giữ gìn nhục thân tươi nhuận như người còn sống, chứ không phải khô đét như khỉ khô, từ  trường  đó  nó  còn  bảo  vệ  không  cho loài  thú vật xâm chiếm và phá hoại nhục thân. Một từ trường bảo  vệ  nhục  thân như vậy mà đức Phật còn  cho là  huyễn  hóa  lừa  đảo  người,  nên  khi đức  Phật  tịch  thì thiêu  đốt  bỏ,  nhưng  vì  lòng kính  trọng của mọi người đối  với đức Phật nên những mảnh xương vụn ấy được đệ tử của Ngài chia  cho tám  nước  về  xây  tháp  để  tưởng  nhớ
công ơn của Người đã  có công giáo hóa đạo đức giải  thoát  cho loài  người,  còn  dân  chúng trong tám nước này đều xin tro thiêu nhục thân Phật đem về  xây  tháp  để  tưởng  nhớ  công  ơn, kinh Du Hành trong Trường A Hàm tập I trang 233: “Bấy  giờ  ông  Hương Tánh  lấy  một  cái  bình và dùng  bát  đá,  chia  đều  xá  lợi  làm  tám  phần bằng nhau. Lúc đó người trong thôn Tất Bát cũng đến xin mọi người một phần tro còn lại để dựng tháp cúng đường”.
Các  Tổ  khéo léo  dùng thuốc ướp  xác  trước khi chết bằng cách uống vào người rồi ngồi kiết già lúc bây giờ thuốc ngấm dần  vào cơ thể diệt sự  sống  của  cơ thể  và  cơ thể  nhờ  đó  không  bị hôi thối, từ từ khô dần giống như khỉ khô. Bên Tây  Tạng  người  ta  ướp  xác  bằng  cách  mổ  bỏ ruột  gan, còn  Việt  Nam  và  Trung  Hoa thì ướp xác đặc biệt hơn.
Trong Thời Nam Bắc Triều Phân Ranh, Chúa  Trịnh  Giang  có  một  người  cung nữ  chết rồi ướp xác chôn. Gần đây các nhà khảo cổ Việt Nam  đã   khai  quật  những  ngôi  mộ  cổ  và  xác nàng cung nữ  vẫn còn nguyên vẹn tươi tốt  như người ngủ.
Giả  thiết  Trung  Hoa và  Việt  Nam  có  một loại  thiền  tu  tập  để  ướp  xác  thật  sự  như  bộ



xương  khô  của  Lục  Tổ  Huệ  Năng,  Vũ  Khắc Minh và  Vũ  Khắc  Trường thì loại  thiền này có ích lợi gì cho loài người, khi pháp môn của các vị  này  dạy chúng  tôi  chẳng  thấy có  đạo đức  gì cả, như vậy có lợi ích gì cho đời sống của loài người  đâu.  Nếu  so sánh  Pháp  môn  thiền  định của  Lục  Tổ  Huệ  Năng  và  đạo  đức  của  Khổng Phu Tử  thì đạo  đức  của  Khổng  Phu Tử  làm  lợi ích cho loài người hơn nhiều.
Đạo đức của đạo Phật dạy cho chúng ta ngăn ác  diệt  ác  pháp  để  đem lại  sự ích lợi  cho cuộc sống của mình và của mọi người. Vì thế người tín đồ của đạo Phật, phải sống thường áp dụng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng và Chánh Tinh Tấn, nhờ biết áp dụng đúng cách nên đệ tử của đức Phật sống không làm khổ mình,  khổ người đem lại  một  trạng  thái  thanh  thản,  an lạc,  vô sự  cho cuộc  sống  chung  nhau  trên  hành  tinh này,  biến  cuộc  sống  trở  thành  Niết  bàn,  Cực lạc, còn đến khi chết thì cũng giống như bao nhiêu thân xác của người khác, vì thân xác của người  nào  cũng đều  là  bất  tịnh, cũng do tứ  đại hòa hợp tạo thành, còn có cái gì quý giá ở  đây, sống  mà  không  thiện,  chết  thì còn  có  cái  gì quý? Để lại làm gì những mảnh xương ô nhiễm



môi  trường,  khi chết  đem thiêu  xác  đem chôn vào  lòng  đất  cho  kín  để  giữ  gìn  môi  trường trong  sạch  là  điều  tốt  nhất  cho những  người còn sống.
Chúng  ta  hãy  dẹp  cái  trò  lừa  đảo  để  lại nhục thân và xá lợi là tu chứng Thiền, chứng Thánh, đó là vọng ngữ, là nói láo. Đạo Phật không  chấp  nhận  những  điều  mê  tín, lừa  đảo
này.

Tóm  lại, chúng ta nên đọc  một  đoạn kinh Du Hành trong Trường A Hàm tập 1 trang 240 để biết rõ trong lúc trà tỳ đức Phật có nhiều xá lợi như vậy là nhờ dập tắt lửa để lấy những mảnh  xương  vụn  cháy  chưa hết  để  chia  nhau xây tháp, chứ không phải do kết tinh tu thiền: “Dân chúng Mạt La bảo nhau: “Ngọn lửa cháy mạnh quá khó dập tắt e cháy tiêu hết xá lợi! Chúng  ta phải  lấy  nước  ở  đâu  để  tưới?  Lúc  đó có một vị Thần Ta La đang hầu một bên, dùng thần lực làm tắt ngọn lửa”.  Đoạn kinh trên xác minh  xá  lợi  của  đức  Phật  không  phải  do kết tinh của thiền định.
Đến đây chúng tôi xin nhường lại những ý kiến  chân  chánh  của  quý  Phật  tử  và  quý  vị  tư duy  như  thế  nào,  đừng  để  kẻ  khác  lừa  đảo chúng ta nữa.
CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Thạch, Kim, Tú thưa hỏi


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Từ  khi  đọc  bài của Thầy dạy rằng: “cúng dường một đồng cho các  thầy  tu  phạm  giới,  phá  giới,  bẻ  vụn  giới, dùng miệng lưỡi  lý  luận mơ hồ  trừu  tượng gây mê  tín  và  thần  thông,  bùa  chú  lừa  đảo  người còn  nhẹ  tội  hơn là  một  người  cúng  dường  một tỷ  đồng”.  Nhất  là  nhớ  đến  đạo  đức  nhân  quả thì chị Nghiêm không dám cúng dường hàng tháng cho các tu viện nữa. Trước đó anh chị có hứa  hằng  tháng  bảo  trợ  cho các  tăng  ni Tây Tạng  tu  học.  Bây  giờ  chị  ấy  ngưng  vì  sợ  tạo thêm tội. Anh em chúng con có người cho rằng: “các  tu  sĩ  Tây  Tạng  đâu  có  lỗi  gì.  Họ  chẳng may tu phải một pháp môn không phải của đức Phật. HT Thanh  Từ bảo rằng cúng dường cho người tu là gieo duyên, cho họ mắc nợ mình  để kiếp sau còn gặp nhau  để họ dạy dỗ, nhắc nhở mình   tu  hành.  Xin  Thầy  chỉ  dạy  cho  chúng
con.

Đáp: Những người dùng tôn giáo và tà pháp  dạy những  điều  mê  tín, phi  đạo  đức,  tạo ra những điều kỳ lạ quyến rũ những người nhẹ
dạ để đem tiền bạc hoặc thực phẩm cúng dường cho  những  người   đó   ăn  không  ngồi   rồi   mà chẳng làm ích lợi gì cho ai cả. Khi đã  học xong họ lại còn đem những sở học tà giáo ngoại đạo ra  phổ   biến  rộng  khắp   dạy  mọi   người  làm những   điều   mơ  hồ,   trừu   tượng   không   chân chánh  “Tiền  mất tật  mang”,  không có  nghĩa lý và đạo đức gì cho cuộc sống làm người.
Chúng ta đã biết pháp của họ là những pháp mê tín, trừu tượng, ảo giác, lừa đảo lường gạt  thiên  hạ  mà  cứ  đem tiền  bạc  cúng  dường cho những  người  đó  ăn  thì chúng  ta  tự  xét  lại mình   có  phải  mình  là  người  khờ  dại  hay  là người  thông  minh?  Cúng  dường  như  vậy  có được  phước  báo  gì?  Đức  Phật dạy: “cúng  dường không đúng chánh pháp như đem hạt giống tốt gieo trên đất chai  xấu,  chẳng có  phước  báo  mà còn  tổn  phước”.  Tại sao vậy? Vì giúp người làm
ác.

Cúng dường gieo duyên như Hòa Thượng Thanh  Từ bảo là cúng dường đúng chánh pháp, nhờ cúng dường đúng chánh pháp mà chúng ta gặp được chánh pháp, còn cúng dường cho tà pháp  thì đời  đời  sẽ  gặp  tà  pháp,  mà  gặp  tà pháp thì làm sao chúng ta sống có đạo đức làm người làm Thánh và làm sao tu hành được giải
thoát sanh tử luân hồi thì kiếp kiếp đời đời chúng  ta  sẽ  thọ  khổ  vô  lượng  vô  biên  biết chừng nào cho chấm dứt.
Vả  lại,  cúng  dường  cho  những  người  tu theo  tà  pháp  mê  tín phi  đạo  đức,  là  nối  giáo cho kẻ khác diệt nền đạo đức của Phật giáo. Bằng chứng là quý phật tử từ xưa đến giờ đã  bị kinh sách phát  triển  dẫn dắt  mà quý  vị  không biết  nên  cúng  dường,  do đó  chúng  duy  trì và phát triển, nên diệt sạch Phật giáo, khiến cho loài người 25 thế kỷ nay đã  đánh mất nền đạo đức nhân bản - nhân quả làm người tuyệt vời. Bây  giờ  khắp  trên  thế  giới  con người  sống  bất an  thường  xâu  xé  chà  đạp  lên  nhau  vì  cuộc sống, cho nên chiến tranh thế giới không lúc nào yên, lần lượt con người sẽ thoái hóa trở thành những loài thú dữ và còn tệ hơn là trở thành ác quỷ. Bởi vậy, cúng dường không đúng chánh  pháp  tức  là  cúng  dường  cho  tà  pháp, cúng dường tà pháp là quý vị có tội, tội là vì xã hội  con người  không  có  đạo  đức  nên  cuộc  sống bất  an, cuộc  sống  bất  an thì quý  vị  cũng  đang sống trong cảnh bất an đó.
Quý vị cứ suy ngẫm lại xem, từ lâu con người  không theo  tôn giáo  này thì lại theo  tôn giáo  khác,  không  theo  triết  học  này  thì cũng theo triết lý khác, các tôn giáo dạy người cầu khẩn cúng tế cầu cho quốc thái dân an, thế giới hoà bình bằng cách này hoặc bằng cách khác, nhưng  chúng  ta  có  thấy  quốc  thái  dân  an bao giờ  chưa?  Có  thấy  thế  giới  hòa  bình   không chiến  tranh chưa?  Hay  phải  muốn  quốc  thái dân  an thì phải  bằng  sức  lực  của  con người  và thế  giới  muốn  có  hòa  bình  thì cũng  phải  bằng sức lực của con người chứ không có một đấng siêu  hình  nào  của  các  tôn  giáo  mà  đem lại  sự hòa  bình   cho  loài   người   được.   Do  đó,  bằng những hình  thức cầu khẩn, cúng tế lạy cầu hoặc tam bộ nhất bái để cầu quốc thái dân an và hòa bình  thế  giới  thì đó  là  một  kiểu  lừa  đảo  lường gạt thiên hạ. Vậy mà chúng ta đem tiền của cúng dường cho những hạng người này là làm một việc làm phi đạo đức, nghĩa là không có phước báo mà còn có tội đối với loài người, nhờ chúng ta cúng dường mà những người lừa đảo mới tiếp tục sống lừa đảo, còn nếu chúng ta không  cúng  dường  thì chúng  không  thể  sống



lừa đảo  được  buộc chúng phải  sống lương thiện làm bằng mồ hôi nước mắt của mình  làm ra để mà sống như chúng ta vậy.
Ví  dụ:  Mọi  người  đều  biết  pháp  môn  của kinh sách  phát  triển  là  pháp  môn  lừa  đảo  thì không ai còn cúng dường thì mấy ông thầy của kinh sách  phát  triển  không  còn  nói  láo  được nữa  và  nhờ  đó  các  ông  sống  trở  lại  đời  sống lương thiện đời sống không làm khổ mình,  khổ người.

Đức  Phật  dạy:  “Cúng  dường  đúng chánh pháp, là cúng dường cho cá nhân thanh tịnh  và tập thể thanh tịnh”.  Cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh như thế nào?
Cá nhân thanh tịnh và tập thể thanh tịnh là cá nhân và tập thể phải sống đúng giới luật. Người  sống  đúng  giới  luật  có  nói  láo  không? Quý  phật  tử  hãy  nhìn  lại  quý  thầy  của  kinh sách  phát  triển  và  các  Thiền  Sư Trung  Hoa có sống  đúng  giới  luật  chưa?  Có  nhập  định  làm chủ  sự  sống  chết  được  chưa? Có  hết  tham  sân, si  chưa?  Nếu  chưa  sống  đúng  giới  luật,  chưa làm  chủ  sự  sống  chết,  chưa hết  tham,  sân,  si
thì quý Thầy đó thuyết giảng dạy người khác tu là  nói  sai,  có  đúng  không?  Mình  tu  chưa được mà dạy người khác tu là những người đó có xạo không?  Mà  người  xạo, người  nói láo  thì có  nên cúng dường không?
Vì   thế   cúng   dường   cho  người   lừa   đảo, người  nói  láo  là  mình  có  tội  thêm  và  tội  rất lớn,  do  thế  cúng  dường  một  đồng  ít tội  hơn người cúng một tỷ đồng là vậy.
Hòa Thượng Thanh Từ bảo rằng: “Cúng dường cho những người tu chân chánh là gieo duyên,  cho họ  mắc  nợ  mình  để  kiếp  sau còn gặp  nhau  để  họ  dạy  dỗ,  nhắc  nhở  mình   tu hành”. Lời dạy này của Hòa Thượng rất đúng, đúng là đúng với chánh Pháp của đức Phật, vì pháp của đức Phật là đạo đức làm người không làm khổ mình,  khổ người, còn như chúng ta đã biết Thiền, Mật, Tịnh là tà pháp ngoại đạo thường dạy người mê tín, phi đạo đức, phi nhân quả và có những điều dạy rất mơ hồ, trừu tượng chỉ  hiểu  bằng  tưởng  tri.  Nếu  chúng  ta  thường đem tứ  sự  cúng dường cho những bậc  thầy này để  họ  mắc  nợ  chúng  ta,  để  kiếp  sau còn  gặp nhau  để  họ  dạy  dỗ  nhắc  nhở  mình   tu  hành những điều mê tín, phi đạo đức, thì chúng ta có nên  cúng  dường  gieo  duyên  với  những  người



này hay không?  Gieo duyên với  họ  đã  tốn tiền của  và  công  sức,  nhưng  cuối  cùng  được  những gì?  Hãy nhìn  các bậc  Thầy Tổ của chúng ta họ giải thoát được những gì hay chỉ lừa đảo chúng ta mà thôi.
Tóm lại, quý phật tử phải sáng suốt trong lúc  cúng dường hay bố thí, phải  chọn cho đúng đối  tượng,  bậc  tu  hành  giới  luật  phải  nghiêm túc  và  người  được  bố  thí thật  sự  phải  trong cảnh khổ.


MUỐN NHẬP ĐỊNH THÌ PHÂI SIÊNG NĂNG LỄ PHẬT
Thạch, Kim, Tú thưa hỏi
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Thầy  Chơn Quang bảo  rằng ngồi  thiền mà  còn nhiều vọng tưởng  là  còn  thiếu  phước,  phải  chịu khó  siêng năng  lễ  Phật,  một  thời  gian  sau sẽ  nhập  định dễ  dàng  hơn.  Chúng  con  nhớ  lời  Thầy  dạy:  “ly dục  ly  bất  thiện  pháp,  diệt  ngã  xả  tâm  quét sạch  ngũ  triền  cái  và  dứt  bỏ  thất  kiết  sử  thì
tâm  được  thanh  tịnh và  tâm  nhập  Vô  Tướng
Tâm Định (Bất động Tâm Định)”.

Chúng con tu tập  Chánh Niệm  Tỉnh Giác và  Định Vô Lậu  thì  thấy vọng tưởng thưa  dần. Như vậy có đúng không? Xin  Thầy chỉ dạy.
Đáp: Có người bảo rằng: “Ngồi thiền mà còn nhiều vọng tưởng là còn thiếu phước, nên phải  chịu khó  siêng  năng  lễ  Phật,  một  thời gian  sau  sẽ  nhập  định  dễ  dàng  hơn”.  Lời  dạy này  chúng  ta  thấy  rất  mơ  hồ,  chỉ  tưởng  giải theo  chữ  nghĩa  của  câu  kinh:  “Năng  lễ  sở  lễ tánh  không  tịch”, đây là một câu kinh của kinh sách phát  triển do tưởng tri của các  Tổ  viết  ra để lừa đảo con người, để dựng lên tánh không mà Thiền Tông đã  lấy đó làm Phật tánh. Kinh sách  phát  triển  đã   là  sai,  mà  người  lấy  câu kinh này  tưởng  ra thì lại  còn  sai  hơn  là  chỗ vọng tưởng và phước báo.
Chữ   phước   ở   đây  là   phước   vô   lậu   hay phước  hữu  lậu,  không  xác  định  rõ.  Nếu  bảo rằng  có  phước  hữu  lậu  thì nhập  định dễ  dàng, nếu  vậy thì những  nhà  giàu  có,  vua, quan v.v.. đều là những người nhập định dễ dàng. Vậy họ có hết vọng tưởng không và có nhập định dễ dàng  không?  Lý  này  không  thể  có  được.  Còn



nếu  bảo  rằng  phước  vô  lậu  do siêng  năng  lễ Phật mà có thì điều này là vọng ngữ sống trong tưởng tri mà nói ra. Đức Phật dạy phước vô lậu là do “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện” sanh thiện tăng trưởng thiện không  phải  là  phước  vô  lậu  sao? Đức  Phật  đâu có dạy lễ Phật mà có phước vô lậu, cho nên đức Phật  dạy  rõ  ràng  không  có  mơ hồ,  trừu  tượng như nhà học giả này. Còn bảo rằng lễ Phật sau một thời gian nhập định dễ dàng thì các người tu  theo  Tịnh  Độ  Tông  là  những  nguời  siêng năng lễ Phật nhất thế gian mà họ có hết vọng tưởng và nhập định được đâu.
Ở đây chúng ta nên phân biệt phước hữu lậu  và  phước  vô  lậu  tu  như thế  nào  để  có  được hai loại phước này?
Người  biết  cúng  dường  bố  thí đúng  chánh pháp,  tức  là  đem  của  cải  tài  sản  bố  thí cho người  bất   hạnh  trong  xã   hội,   nhưng   những người này không có tham lam, trôïm cắp, cướp của, giết người thì mới có phước hữu lậu, còn ngược lại thì chẳng được phước gì cả, nhiều khi còn  phải  thọ  khổ,  cho nên  có  nhiều  người  làm từ thiện mà trong nhà không thiện chút nào.
Đem cơm, thực phẩm, y áo, giường nằm và thuốc  thang  dâng  lên  cúng  dường  cho những bậc  chân  tu  giới  luật  đức  hạnh  thanh  tịnh, thiền  định  sâu  mầu  thì được  phước  hữu  lậu bằng  ngược  lại  phi   công  đức  nghĩa  là  cúng dường cho những  người  phá  giới  phạm  giới  thì không được phước mà còn có tội thêm.
Chúng tôi chưa từng thấy trong Kinh Nguyên Thủy đức Phật dạy siêng năng lễ Phật sẽ  nhập  định dễ  dàng  bao giờ.  Bởi  vậy  người sau thường hay dựng lên những sự tưởng tượng trong khi mình  chưa thực hiện được những điều mình  dựng  lên  mà  dám  dạy người,  may mà  sự lễ  Phật  không  có  tai  hại  chứ  còn  nhiều  thứ khác  rất  tai  hại  như  thiền  Đông  Độ  và  thiền Minh  Sát  Tuệ  ức  chế  tâm  nhất  là  tham  công án,  khiến  cho hành  giả  tu  căng  mặt,  tức  ngực, căng thần kinh, đau đầu, v.v..
Người dạy nhập thiền định kiểu này là người  chưa  bao  giờ  biết  thiền  định,  chỉ  dựa theo  kinh  sách phát  triển  dạy ức  chế  tâm,  khi nào tâm hết vọng tưởng là nhập định, dạy kiểu này là dạy thiền điên, đức Phật dạy: “Tịnh  chỉ ngôn ngữ nhập Sơ Thiền, tịnh chỉ tầm tứ nhập



Nhị Thiền, ly hỷ tưởng nhập Tam Thiền, tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, hoặc ly dục ly ác pháp   hoặc   tâm   không   phóng   dật   nhập   Sơ Thiền”,   chứ   đức   Phật   đâu   có   dạy  hết  vọng tưởng là nhập định.
Đây là một loại thiền định mới của những nhà học giả đẻ ra trong thế kỷ thứ 21.
Lễ  Phật  để  chư Phật  gia  hộ  cho hết  vọng tưởng, nhập định dễ dàng mà đời sống ăn uống phi  thời  chạy  theo  danh  lợi  tham  tiền,  tham bạc, tham xe cộ chùa to Phật lớn, v.v.. thì dù có lễ mòn đầu gối cũng chẳng hết vọng tưởng. Còn các con tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và Định Vô  Lậu  để  ly dục  ly ác  pháp  diệt  ngã  xả tâm... Thấy vọng tưởng thưa dần là tu đúng cách.
Mục  đích ở  đây  tu  hành  là  để  tâm  thanh tịnh (không tham, sân, si) chứ không phải diệt vọng tưởng mà vọng tưởng thưa dần là triệu chứng tâm ít phóng dật.


RÈN LUYỆN NGHỊ LỰC, BỀN CHÍ, KIÊN NHẪN

Thạch, Kim, Tú thưa hỏi


Hỏi:  Chúng  con  theo  thời  khóa  tu  tập mà  Thầy  chỉ  dạy  trong ĐVXP  VIII,  nhưng  thay vì thức  dậy  từ  2 giờ  sáng,  chúng  con thức  dậy lúc ba giờ, có khi làm biếng dậy lúc 3h30, hoặc
4 giờ (thật xấu hổ, ham ngủ mà đòi tu thiền và mong  được  giải  thoát!).  Thay  vì  ngồi  kiết  già thở 5 hơi thở rồi đứng dậy đi kinh  hành, chúng con làm  biếng  (trong  lòng  thì  nghĩ  rằng  5 hơi thở quá dễ, đứng lên ngồi xuống hoài mỏi giò quá)  tụi  con ngồi  thở  vài  chục  hơi  mới  đứng dậy  kinh  hành.  Chúng  con tu  tập  như  thế  có được không?
Đáp:  Hành  giả  tu  hành  phải  theo  đặc tướng  của  mình,  cho nên  thời  khóa  của  người này  thì không  nên  áp  dụng  cho người  kia. Vì thế  đức  Phật  dạy khi tu  hành  phải  thiện  xảo, phải khéo léo trong sự tu tập cũng giống như người  lên  dây  đàn,  căng  dây  quá  thì không đúng  âm,  chùng  quá  thì không  thành  âm,  chỉ có  căng  dây  vừa  thì phát  âm  đúng.  Người  mới
tu tập thì phải tu tập thọ Bát Quan Trai tức là tập sống như Phật để ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp là để tập tâm không phóng dật, tập tâm không phóng dật có nhiều cách:
1/  Tập sống đúng tám giới (Thầy có gửi băng cho các con tu tập thọ Bát Quan Trai Giới hãy nghe theo đó mà tu cho đúng).
2/        Sống đơn giản.

3/        Sống một mình.

4/        Tập tỉnh thức đi hoặc ngồi.

5/        Tập xả chướng ngại pháp.

6/        Tập phá hôn trầm.

Dựa  theo  thời  khóa  tu  tập  trong  tập  8
Đường Về Xứ Phật con nên sửa lại cho phù hợp với đặc tướng của mình.
Con không hiểu  mục  đích tu  5 hơi  thở  rồi đứng dậy đi kinh hành một  vòng, đó là  sự  rèn luyện nghị lực, bền chí, kiên cường và sự tinh cần. Nếu người tu mà không có nghị lực, không có  bền  chí,  không  có  kiên  cường  và  không  có tinh cần  thì khó  mà  thành  tựu  con đường  giải thoát  của đạo  Phật. Nó không phải  dùng để ức chế vọng tưởng mà để phá tâm lười biếng. Nếu không  tu  tập  5 hơi  thở  cho quen như  vậy  thì sau này  gặp  hôn  trầm  thùy  miên  rất  khó  phá,
còn tu tập 5 hơi thở  đi kinh hành một vòng đã thành  thói  quen thì hôn  trầm  thùy  miên  đến dẹp rất dễ dàng. Đây là pháp hành để phá tâm si mê của các con, giúp các con tỉnh thức.
Đối với tâm tham, sân người  ta không sợ, mà  chỉ  sợ tâm si, trạng thái  của tâm si là  hôn trầm, thùy miên.
Ăn, ngủ, độc cư, ăn ngày một bữa người ta có  thể  ăn được, nhưng  ngủ  không phải  dễ, mọi người đều bỏ cuộc tu hành do không phá được hôn  trầm  thùy  miên,  còn  nói  đến  độc  cư thì chưa có ai làm được. Phá được tâm si để có tâm tỉnh  thức  đâu  phải  dễ,  có  tâm  tỉnh  thức  mới sống  độc  cư được,  còn  tâm  chưa tỉnh  thức  mà nói sống độc cư là người nói không thật.
Tỉnh thức  trên hành động thân hoặc  trên hành động hơi thở thì không khó chứ tỉnh thức trên các chướng ngại pháp thì khó khăn vô cùng, nếu không tập 5 hơi thở rồi đi kinh hành thì khó  có  tỉnh  thức,  cho nên  phương pháp  tu năm  hơi  thở  đi  kinh hành  một  vòng  là  một pháp môn rèn luyện nghị lực, bền chí, kiên cường và sự tinh cần đệ nhất.
Nghị lực giúp chúng ta vượt qua và diệt ác pháp  trong  tâm;  tinh cần  giúp  chúng  ta  ngăn



các ác pháp; bền chí, kiên cường giúp chúng ta gặp khó không lui.
Ví dụ: Khi một cơn sân nổi lên dữ dội, nếu không có  nghị  lực  chúng ta không thể  nào  dập tắt cơn sân được tức là diệt ác pháp, còn nếu không có chịu khó tinh cần thì ác pháp sẽ xâm chiếm  tâm  ta  và  như  vậy  chúng  ta  phải  chịu khổ  đau,  cho  nên  tinh cần  là  pháp  ngăn  ác pháp và nghị lực là pháp diệt ác pháp đệ nhất như trên Thầy đã dạy.
Tóm lại 5 hơi  thở  đi  kinh hành 1 vòng là một  pháp  môn  căn  bản  sơ khởi  cho người  mới tu để rèn luyện thân tâm có một sức lực bền bỉ dẻo dai để tiến tu trên đường đạo mà không sợ chùng  bước  trước  mọi  sự  khó  khăn,  gian  khổ, v.v..


TƯỞNG TỨC

Thạch, Kim, Tú thưa hỏi
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Có  lúc  hơi  thở sao quá nhẹ, tưởng chừng như nó không có tựa vào  đâu  cả,  có  lúc  con lại  cảm  thấy  làm  biếng
không muốn thở nữa, mặc dù biết ngưng thở là mình  sẽ chết. Nhưng  không biết tại sao con lại thích  muốn ngưng thở. Xin  Thầy chỉ dạy cho.
Đáp: “Hơi thở quá nhẹ tưởng chừng như không  tựa  vào  đâu  cả”,  đó  là  con đã  rơi  vào trạng  thái  “tưởng  tức”,  hãy  xả  bỏ  ngay  liền, đứng  dậy  đi kinh hành  vì tu  như vậy  là  tu  lạc đường. Hằng ngày cố gắng mà xem xét bốn chỗ “thân,  thọ,  tâm,  pháp”  (Tứ  Niệm  Xứ) có  chướng ngại  pháp  hay không?  Nếu  không  thì tâm  con sẽ thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm con nó rất tự nhiên định vào thân con mà không bị ức chế tập trung, nó định như thế nào?
Khi nó  không  phóng  dật  theo  các  pháp trần  bên  ngoài.  Vậy  nó  đang  biết  cái  gì?  Nó đang biết hơi thở bình thường và hơi thở đó rất bình  thường  không  có  một  chút  gì thay  đổi,  vì nó  không bị ức chế. Nếu  hơi thở có thay đổi  là do con gom tâm  tập  trung  trong  hơi  thở,  do gom tâm tập trung vào hơi thở nên con rơi vào tưởng  tức,  thành  ra tu  sai,  các  con tu  tập  nên lưu ý điều này.
Khi nào tâm không phóng dật là lúc bấy giờ tâm định trên hơi thở. Tâm định trên hơi thở  tức  là  tâm  không  những  chỉ  biết  hơi  thở mà còn cảm nhận được toàn thân giống như đề
mục Định Niệm Hơi Thở dạy: “Cảm giác toàn thân  tôi  biết  tôi  hít vô,  cảm  giác  toàn  thân  tôi biết  tôi  thở  ra”. Đó là tâm định trên thân. Tâm định trên thân tức là tâm đang quán thân như trong kinh  Tứ   Niệm  Xứ   đã   dạy:  “Trên  thân quán  thân  để  nhiếp  phục  tham ưu”.  Khi tâm đang quán thân thì tâm không phóng dật. Tâm không  phóng  dật  là  chứng  đạt  chân  lý.  Vì  thế đức  Phật  đã  tuyên  bố:  “Ta thành chánh giác là nhờ  tâm  không  phóng  dật”.  Người tu hành đến đây là xong mong quý vị lưu ý.


CHƯA ĐỦ DUYÊN XUẤT GIA

Thạch, Kim, Tú thưa hỏi
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Hoàn  cảnh  của con (Thạch) thật khó khăn, con muốn về VN tu tập,  nhưng  ai  cũng  can  gián,  cho  rằng  chưa chắc người ta để yên cho con tu. Bây giờ thì con hết mơ xuất gia ở TV Trúc Lâm, mặc dù con đã được HT  Thanh  Từ hứa khả. Con muốn tu theo pháp môn của Thầy, nhưng thức dậy lúc 2 giờ sáng  thì  con làm  chưa  được.  Với  lại,  như  lời



Thầy dạy, chưa xả tâm, chưa ly dục ly ác pháp mà đòi giải thoát luân hồi sanh tử là điều khó thực hiện. Con hiện không có bị gia duyên ràng buộc, liệu con tu theo Thầy và cô Út có được không? Hay là như một số người khuyên con, “ráng  gieo  duyên  để  kiếp  sau  tu  sớm  hơn   thì được,  bây  giờ  tu  rốt  ráo  chưa   được  đâu”.  Xin Thầy từ bi chỉ dạy. Từ khi trở qua Mỹ, 3 tháng nay con tu tập theo pháp môn của Thầy. Nhưng không  có  ai  nuôi  cơm,  không  có  chùa  để  ở. Chùa  còn  phải  tìm  cách  thu  hút  Phật  tử  đến cúng   dường,   và   tu   hành   không   đúng   pháp Phật.  Cuối  cùng  con đành  phải  đi dạy  học  lại mà trong lòng rất tiếc những ngày tháng được thong dong, an lạc tu tập xả tâm, ly dục ly bất thiện  pháp.  Con đã  nhận  lời  dạy  ban đêm  (kể từ   ngày   19/6/2000),  nên  ban  ngày   và  buổi công  phu  khuya  con còn  giữ  được.  Con nhớ  lời Thầy  dạy  là:  “người  cư  sĩ  cũng  có  thể  tu  hành như người  tu  sĩ  xuất  gia”.  Xin   Thầy  từ  bi  chỉ dạy cho con. Con định hè năm 2001 thì  con về tu  viện  Chơn  Như  tu  học  một  tháng.  Từ  nay đến đó con sẽ cố gắng chuẩn bị thân tâm để có theo kịp các huynh  đệ bên nhà.
Đáp:  Về  vấn  đề  tu  hành  của  con, con là người  Việt  Nam  nên  trở  về  quê  cha, đất  tổ  để



tu hành, làm sáng tỏ lại Phật Giáo Việt Nam, làm  rạng  rỡ  Tổ  Tiên  nòi  giống  dân  tộc  Việt Nam, như những bậc chân tu Việt Nam dám ăn dám nói thẳng sự thật mà các con đã biết.
Ở   đây  con nên  tự  xét  lòng  con có  quyết tìm tu  giải  thoát  hay không?  Nếu  có  thật  lòng quyết tìm tu giải thoát và quyết tâm dựng lại một  nền  đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  làm người của Phật giáo có lợi ích rất lớn cho loài người trên hành tinh này mà nó đã  bị dìm mất từ lâu. Khi có quyết tâm như vậy thì ngăn sông cách núi không phải là một việc khó mà khó là ở  chỗ  lòng  con  chưa  quyết  tâm.  Thầy  chấp nhận những người quyết tìm tu giải thoát cho mình  và  làm  lợi  ích cho người,  cho Phật  giáo thì dù  cho hoàn  cảnh có  khó  khăn nào, có  đến đâu  Thầy cũng tìm mọi cách giúp cho người đó tu hành đến nơi đến chốn.
Đức Phật đã dạy: “Được thân người là khó, khó  như  con rùa  mù  tìm  bọng  cây  giữa  biển, nhưng  gặp  được  chánh pháp còn  khó  hơn”.  Lời dạy này con cứ suy ngẫm sẽ thấy rất đúng. Mất thân rồi khó tìm được thân con ạ! Gặp pháp tu hành giải thoát cũng không phải dễ, nhưng con nên nhớ đạo đức nhân bản của đạo Phật không cho phép  chúng  ta  làm  khổ  mình,  khổ  người
nhất  là  những  người  thân  thương  của  mình  vì đó là duyên nghiệp nhân quả phải trả mà phải trả trong thiện pháp, trong đạo đức làm người, chứ không được làm khổ nhau trong ác pháp, làm khổ nhau trong ác pháp thì trả vay không bao giờ  hết.  Cho nên,  chúng  ta  đi  tu  không  có quyền  làm   khổ  người,   nhất   là   những  người thân thương của mình  trong gia đình.
Từ khi có đạo Phật xuất hiện trên đời này, đạo đức nhân bản làm người có  mặt, thì sự cắt ái  ly gia  là  một  điều  quan trọng,  nhưng  cắt  ái ly gia  như  thế  nào  mà  không  làm  khổ  mình, khổ  người  thì mới  được  đức  Phật  chấp  nhận. Nó thuộc về ái kiết sử.
Trong  thất  kiết sử, ái  kiết sử là khó đoạn dứt   nhất,   dứt   ngang   thì  nghiệp   nhân   quả không  tròn.  Khi vào  chùa  tu  sống  độc  cư một mình  thì mới  thấy  nghiệp  nhân  quả  ái  kiết  sử là  khó  dứt,  trốn  nó  thì dễ,  dứt  nó  thì khó,  chỉ có  làm  hết  bổn  phận  đạo  đức  nhân  quả  thì  ái kiết sử đoạn lìa. Nhưng không phải vì cớ đó mà chúng  ta  không  có  đường  tu,  chính  vì lý  do đó mà đức Phật dạy chúng ta thọ Bát Quan Trai Giới  và  hằng  ngày trong chiếc  áo  của  người  cư sĩ áp dụng đạo đức không làm khổ mình, khổ người,  nếu  chúng  ta  thành  tựu  đạo  đức  không



làm khổ mình,  khổ người thì chúng ta đã ly dục ly ác  pháp  và  vì vậy  mà  ái  kiết  sử  đã  bị  đoạn
dứt.

Người  ly dục,  ly ác  pháp  là  người  có  đầy đủ  phước  vô  lậu  nên  khi tâm  họ  khởi  muốn xuất  gia  tu  hành  thì mọi  người  thân  thương trong gia đình đều hoan hỷ và tán thán ca ngợi hạnh  xuất  gia  của  họ,  họ  ra đi  với  lòng  hân hoan của mọi người tiễn đưa một bậc Thánh nhân  mà  người  trong  gia  đình  ai  cũng  nhận thấy  qua hành  động  đạo  đức  của  người  này  đã từng sống với mọi người.
Với  chiếc  áo  người  cư sĩ, tu  xả  tâm  không có gì khó đâu. Các đối tượng là chướng ngại pháp, nó đến với chúng ta đó là điều kiện để chúng  ta  diệt  ngã  xả  tâm  đẩy  lui  các  chướng ngại pháp, như đức Phật đã dạy tu tập Định Vô Lậu, còn bình thường tâm không có ác pháp thì chúng ta nên nhớ rèn luyện pháp hướng tâm để cho  tâm  có  một  đạo  lực,  đạo  lực  ấy  sẽ  giúp chúng ta nhập các định sau này còn hiện giờ nó là pháp dẫn tâm chúng ta thường sống thanh thản, an lạc và vô sự.
Hiện giờ con đang sống bên Mỹ, đừng đến các chùa tu  hành không đúng pháp đâu sẽ làm con mất thì giờ vô ích. Mỗi tháng con nên chọn


một  hoặc  hai  ngày  thọ  Bát  Quan Trai  tức  là tập   sống   như  đức   Phật,   ăn   ngày   một   bữa, không  nghe  ca  hát,  không  nằm  giường  cao rộng  lớn, không  trang  điểm,  sống độc cư trầm lặng một mình, những hành động sống này là tập hạnh giải thoát.
Thời  gian  tu  tập  con thấy  thích  sống như vậy tức là trong một đời này con sẽ tu tập làm chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt  luân hồi,  còn  con không  thấy  thích  thì kiếp này  tu chưa xong.
Trong   những   ngày   thọ   Bát   Quan  Trai sống   trầm  lặng  độc   cư  mà   tâm   con  không phóng dật, tâm thường tự nhiên định trên hơi thở  thì con hãy  trở  về  Việt  Nam  lập  tức  gặp Thầy  để  Thầy  trực  tiếp  hướng  dẫn  nhập  các định và Tam Minh.
Trong  hoàn cảnh nào mà người quyết tâm tu hành tìm sự giải thoát thì hoàn cảnh nào tu hành  cũng   tốt,  có  thì giờ  rảnh  lúc   nào  thì chúng ta tu ngay lúc ấy dù là một phút cũng đừng phí bỏ rất uổng.
“Tấc bóng thời gian  một tấc vàng, Tấc vàng tìm được không gì khó Tấc bóng thời gian khó hỏi han”.
Các  con  đều   đã   lớn  tuổi  hết  rồi,  năm
tháng còn lại quá ít, phải tinh cần ly dục, ly ác pháp,  thường  đẩy  lui  các  chướng  ngại  pháp


trong tâm  và  đừng quên rèn luyện  “pháp  như lý  tác  ý”. Một lần nữa Thầy xin nhắc lại: “các con  đừng   quên,   thường   nhắc   tâm:   “Tâm như  cục đất phải lìa tham, sân, si cho thật sạch”. Đó là những điều cần thiết mà các con phải  hằng  tu  tập  rèn  luyện  từng  phút  từng giây, tự thắp đuốc lên mà đi thì ngay đó là Niết bàn của các con, các con đừng tìm đâu xa, đừng nghe lời lừa đảo của kẻ khác mà hãy tin tưởng, xưa kia đức  Phật  đã  thành  tựu  cũng  do pháp này,   ngày   nay   trong   sáu   tháng   Thầy   cũng thành tựu nơi pháp ấy.

Từ  lâu  các con đã  tu  theo  thiền theo  kinh sách phát  triển nó  đã  trở thành thói  quen hãy cố  mà  bỏ  xuống,  tu  tập  lại  5 hơi  thở  đi  kinh hành một vòng, nếu sức các con khỏe thì nên tu nhiều một chút, còn sức khỏe các con kém thì nên tu ít lại  một chút, tu  như thế  nào  mà cảm giác toàn thân tâm được thanh thản, an lạc chứ không phải tu mà làm  khổ  thân tâm của mình quá  mệt  nhọc  thì đó  là  tu  sai,  tu  mà  còn  làm khổ mình  thì không đúng. Ví dụ: ngồi thiền hai chân đau quá mà cứ ráng ngồi chịu đau đó là tu
sai.

Các con nên nhớ pháp của đức Phật không tu  thì thôi  mà  đã   chấp  nhận  tu  là  có  thanh thản, an lạc, vô  sự, nhẹ  nhàng giải  thoát ngay



liền trong đời sống hiện tại, đó là một sự xác chứng  cụ  thể  của  đạo   Phật   “Pháp   của   Ta thiết thực không có thời gian đến để mà thấy…”.
Sau cùng Thầy có lời  thăm  và  chúc  cả  gia đình  của các  con được  an vui  mạnh  khoẻ, chúc các con tu tập xả tâm tốt.
Kính  thư





TẬP II (BỘ MỚI)

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Con vừa nhận được tập 2 Đường Về Xứ Phật của Thầy nhuận lại và có bổ sung, con thắc mắc tại sao tập 2 này lại khác tập hai cũ. Như vậy học giả sẽ nghĩ gì về bộ sách này?
Đáp: Tập 2 Đường Về Xứ Phật vừa nhuận xong là nhuận lại trong tập 1 cũ, vì tập 1 cũ nhuận lại cho rõ ràng, dễ hiểu và có bổ sung thêm được đầy đủ hơn thì gần 1000 trang giấy, do đó Thầy chia ra làm ba tập, thay vì tập 2 đã
được nhuận xong là tập A2 và kế nữa là tập A3 rồi mới đến tập 2 cũ.
Tập  2 và  3  cũ  phần  nhiều  thuộc  về  giới luật, sau này tập 2 và 3 cũ sẽ được nhuận lại và đưa qua hệ thống giới luật thuộc về bộ Giới Đức Làm Thánh và bộ Giới Đức Làm Người.
Những tập Đường Về Xứ Phật cũ tập 1, 2,
3 được ra đời là dựa theo băng giảng giáo án đường lối  tu  tập  của  Phật  giáo,  nên  khi nhuận lại Thầy phải chỉnh đốn bộ sách cho được hoàn chỉnh rõ ràng và cụ thể để đời sau khi có người nghiên  cứu  không  còn  gặp  những  khó  khăn nữa.  Cho nên,  tập  2 này  không  giống  tập  2 cũ là  vì  lý  do trên.  Nhờ  con khéo  nhắc,  Thầy  đã cáo lỗi trong tập 2 mới.





CÕI TRỜI
  
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Trong  tập  2 mới  này  ở  trang 294,
khi đức Phật chứng đạo Ngài quan sát thấy nghiệp lực của mẹ sanh lên cõi Trời và đến  cõi Trời đó để dạy mẹ tu hành. Như vậy học giả sẽ
nghĩ  có  sự  mâu  thuẫn  ở  đoạn  sau Thầy  giải thích  không có cõi Trời và chư Thiên. Xin  Thầy hoan hỷ giải cho con những thắc mắc này.
Đáp: Một lần nữa Thầy xác định và quả quyết  thế  giới  siêu  hình  không  có,  mà  chỉ  có thế giới siêu hình  tưởng. Đức Phật thể hiện vào thế giới tưởng để độ mẹ. Thế giới tưởng của đức Phật  chứ  không  phải  thế  giới  tưởng  của  mẹ Ngài. Bởi vì đức Phật đã xác định 33 cõi trời là
33 cõi tưởng, mà cõi tưởng thì không ngoài con người  còn  sống  mà  có.  Và  như  vậy  cõi  Trời tưởng của đức Phật chứ không có cõi Trời tưởng của mẹ Ngài vì mẹ Ngài đã chết thì thế giới tưởng  của  mẹ  Ngài  cũng  không  còn,  mẹ  Ngài chỉ còn là một trạng thái nghiệp thiện, trạng thái nghiệp thiện đó không tái sanh làm người được,  chờ  khi nào  trạng  thái  nghiệp  thiện  đó hết  duyên  thì mới  tái  sanh  làm  người,  trạng thái nghiệp thiện đó là một từ trường, nói một cách  khác  dễ  hiểu  hơn  là  một  luồng  khí,  đây cũng chỉ là những ví dụ cho dễ hiểu chứ kỳ thật trí hữu  hạn  của  chúng  ta  mà  hiểu  trạng  thái
của nghiệp thì chỉ có tưởng tri4  chứ không phải liễu tri5.
Một người còn sống thì có ba thế giới: dục giới,  sắc  giới  và  vô  sắc  giới.  Sắc  giới  là  cảnh hiện hữu của chúng ta đang sống, vô sắc giới là cảnh mộng trong giấc  chiêm  bao của chúng ta. Trong  cõi  sắc  giới  có  dục  giới,  cũng  như trong cõi vô sắc giới thì cũng có dục giới. Khi một người chết cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới đều đoạn diệt, chỉ còn nghiệp lực tương ưng nơi đâu thì tái sanh về đó. Vì thế, mà bảo rằng không có thế giới siêu hình  khách quan mà chỉ có thế giới siêu hình  chủ quan.
Đọc kinh sách Phật, phần nhiều người ta cảm  thấy như đức  Phật  mâu  thuẫn, lúc  thì đức Phật  nói  có  cõi  Trời, lúc  thì nói  cõi  Trời  là  cõi tưởng.
Đức  Phật  không  mâu  thuẫn,  khi nói  đến cõi  Trời  là  Ngài  nói  đến  cõi  tưởng  tức  là  cõi



4   Tưởng  tri là  sự  hiểu  biết  không  cụ  thể,  phần  nhiều tưởng tượng ra bằng những hình  ảnh trừu tượng nên nó không thật có.
5 Liễu tri là sự hiểu biết một sự vật cụ thể có thật, không có tưởng tượng. Phần nhiều người trên thế gian này sống trong tưởng tri ít ai sống trong liễu tri, vì thế mọi người lầm chấp thế giới hữu hình  và thế giới vô hình  là có thật nên đời đời chịu nhiều khổ đau.
tưởng  của  Ngài,  chứ  chúng  ta  đừng  hiểu  có  cõi tưởng bên ngoài Ngài.
Trong  bài kinh Giáo Giới Nandaka  dạy: “- Thưa  không  vậy,  Tôn  giả.  Vì  sao vậy?  Trước đây thưa  Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn   với  chánh  trí   tuệ  rằng:  “Sáu  thức  thân này là vô thường”.
“-   Lành   thay,   lành   thay,  chư  hiền   tỷ! Chính  phải  là  như  vậy,  là  cái  nhìn  như  chơn, với  chánh  trí tuệ  của  vị  Thánh  đệ  tử.  Ví  như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu  được  đốt cháy: dầu  là  vô  thường,  chịu sự  biến  hoại;  ngọn  lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường  chịu sự  biến  hoại.  Chư Hiền  tỷ,  nếu  có ai nói rằng: “Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu  là  vô  thường,  chịu sự  biến  hoại;  bấc  là  vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại nhưng ánh sáng ấy là thường  còn,  thường  trú,  thường  hằng,  không chịu sự  biến  hoại”;  chư  Hiền  tỷ  nói  như vậy  là có nói chơn chánh hay không?
-  Thưa  không  vậy,  Tôn  giả.  Vì  sao vậy? Thưa  Tôn giả ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu  là  vô  thường,  chịu sự  biến  hoại;  bấc  cũng là  vô  thường  chịu sự  biến  hoại;  ngọn  lửa  cũng vô  thường  chịu sự  biến  hoại.  Còn  nói  gì  đến ánh sáng cũng là vô thường chịu sự biến hoại!”.
Cũng  trong  bài  kinh này  còn  cho  thêm một ví dụ khác nữa: “Lành  thay, lành  thay, các


Hiền  tỷ!  Chính  phải  là  như  vậy,  là  cái  nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có một cây to lớn đứng thẳng,  có  lõi  cây  cây  vô  thường  chịu sự  biến hoại,  có  rễ  vô  thường  chịu sự  biến  hoại,  với thân cây vô thường chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường chịu sự biến hoại. Nếu có người nói như sau:  “Có cây lớn đứng thẳng, có lõi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường  chịu sự  biến  hoại,  với  cành  cây  lá  vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng  bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không   chịu  sự   biến   hoại”,   này   các   Hiền  tỷ, người ấy có nói một cách chơn chánh không?
- Thưa  không,  thưa  Tôn  giả.  Vì  sao vậy? Thưa  Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây  vô  thường chịu sự  biến hoại,  có  cành lá  vô thường chịu sự  biến hoại. Còn nói  gì đến bóng mát, cũng là vô thường chịu sự biến hoại!”.
Cho nên, thế giới siêu hình là thế giới tưởng, thế giới tưởng là thế giới bóng dáng của thế  giới  hiện  hữu  mà  chúng  ta  đang  sống.  Vì thế khi chúng ta còn sống là thế giới ấy còn, chúng ta mất là thế giới ấy mất.

Hai  đoạn  kinh  trên  đức  Phật  đã  xác  định rõ ràng thế giới siêu hình  không có, nhưng khi
nghe Thầy nói  đức  Phật  lên cõi  Trời  Đâu Xuất để  dạy mẹ  tu  hành  thì các  con tưởng  là  có  cõi Trời thật.
Không  đâu,  trong  không  gian  chúng  ta  có
33  từ  trường  thiện  (33  cõi  Trời)  muốn  tương ưng với từ trường nào đó thì đức Phật nhập vào trạng thái từ trường đó ở tâm mình  thì bắt gặp ngay liền  từ  trường  thiện  đó.  Từ  trường  thiện đó không phải linh hồn của người chết. Xin đừng hiểu sai lệch, vì không có ngôn ngữ nên chúng  tôi  không  thể  giải  thích  mà  chỉ  tạm dùng danh từ “TỪ TRƯỜNG”  chứ chưa được đúng
lắm.

Thêm  một  lần  nữa  để  chúng  ta  hiểu  cho rõ,  trong  khoảng  không  gian  trên  hành  tinh của chúng ta là  một  môi  trường sống, có nhiều từ trường thiện và ác. Những từ trường ác theo nghiệp ác hợp thành thế giới khổ đau (sắc giới, dục  giới  và  vô  sắc  giới),  còn  từ  trường  thiện theo  nghiệp  thiện  nên  không  hợp  thành  thế giới được vì là một từ trường đơn điệu.
Muốn  thành  một  cõi  giới  thì phải  có  một sự hợp thành, không có một sự hợp thành thì không có cõi giới.
Ví dụ: Một cái nhà không thể lấy một cây cột  hoặc  một  tấm  tôn  mà  cho là  cái  nhà  được,



cũng  như  một  cái  xe  không  thể  lấy  một  cây căm  hay  một  cái  đùm  xe  mà  bảo  rằng  là  xe được.
Thế giới chúng ta đang sống mà đức Phật đã  xác  định là  thế  giới  duyên hợp, do 12 nhân duyên  hợp  lại  mà  tạo  thành  thế  giới  này.  Vì thế,  một  từ  trường  đơn  điệu  không  thể  tạo thành một thế giới được.
Sau này  con có  dịp đọc  đạo  đức  nhân  quả thì con sẽ rõ thế giới siêu hình  cụ thể hơn.


HỒI VỌNG
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:   Kính  bạch   Thầy!   Việc   này   con
cũng   như   Thầy   hoài   vọng   vào   Thầy   Minh Tông,  Mật  Hạnh  và  Thiện  Thuận  vì  đã  vào được Tam  Thiền, nhưng  nay nghe ra quý Thầy đã là số không, vậy chờ ai nữa cho mau hỡi Thầy?  Con  lo  quá!  Không  lẽ  Thầy  dạy  cách hành rõ như vậy mà thời này không còn ai tu chứng để cùng Thầy tạo chỗ đứng cho chánh pháp càng sâu rộng ra sao?
  
Mỗi lần nhìn  thấy một bậc gọi là Tỳ Kheo, Hòa Thượng mà cung cách sống không hạnh không đức con cảm thấy xót xa. Vì nghĩ rằng những người và vô số người theo họ, kính  phục họ  phải  bất  hạnh  biết  dường  nào!  Cũng  như con từ  khi  quy  Y Tam  Bảo,  trải  qua 20 năm, con cũng  đã  lầm  đường  lạc  nẻo,  lang  thang  từ vị Thầy này đến vị Thầy kia những tưởng là chánh   pháp   đây   rồi,   dừng   chân   được   rồi. Nhưng  sau đó học, đọc những bài pháp, những kinh, không phải cái “gì” sâu thẳm, nhiệm mầu mà con tìm.  Con luôn nghĩ còn có cái pháp nào đó sẽ chỉ cho con thấu suốt và làm chủ được cái tâm, chứ không phải nói chung chung và lập luận,  triết  lý  nghe nhức  cả  đầu  mà  không  có mùi  vị  giải  thoát gì cả  của những và  vô  số  bài thuyết pháp mà con đã nghe.
Đáp: Từ ngày mở tu viện để tiếp độ người tu  hành,  cho đến  nay  nhìn  lại  chưa có  người nào làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi, đó là một nỗi tư duy khắc khoải trong lòng của Thầy. Phật giáo ra đời chỉ sống có 100 năm và sau đó chúng tỳ kheo chạy theo dục lạc danh lợi, sanh ra kiến chấp rồi phân hóa giáo đoàn thành nhiều  bộ  phái,  lợi  dụng  điều  này  Bà  La  Môn



giáo  biến  Phật  giáo  chân  chánh  thành  tà  giáo ngoại đạo.
Thầy là người chịu khổ đau nhất trong cuộc đời tu hành của mình,  là nạn nhân của các tà giáo ngoại đạo này, nỗi lòng khắc khoải của Thầy từ khi tu hành xong cố hết mình  tìm mọi cách để đào tạo những người tu hành được như Thầy,  ngõ  hầu  thắp  sáng  lại  Phật  giáo  khiến cho  người  người  đều  được  lợi  ích  trong  cuộc sống  trên  hành  tinh này.  Khi đọc  bức  thư  của con, Thầy cảm thông được nỗi lo lắng ưu tư của con như chia sẻ nỗi lòng của Thầy. Nếu Phật giáo không được chấn hưng trở lại thì những người buôn Phật bán pháp có cơ hội phát triển và  nhiều  thủ  đoạn  lừa  đảo  lường  gạt  tín đồ Phật  giáo,  trong  khi tín đồ  Phật  giáo  làm  sao biết được đâu là chánh pháp và đâu là tà pháp.
Nếu  Phật  giáo  chấn  hưng  được  thì người ta  phân  biệt  Phật  giáo  và  ngoại  đạo  rất  dễ dàng:
1-        Phật giáo đời sống ly dục ly ác pháp.

2-   Ngoại đạo đời sống không ly dục ly ác pháp.
Cho nên,  kinh sách  phát  triển  triển  khai phi  giới  luật  nên  dễ  phát  triển  theo  sự  sống trong   dục   lạc,   nên   tu   sĩ   ưa  thích   hơn  còn Nguyên   Thủy   sống   khó   phát   triển   vì   theo hướng giới luật ly dục ly ác pháp.
Minh Tông, Mật  Hạnh, Thiện Thuận v.v.. tuy có công tu tập, nhưng đời chưa bỏ hẳn được, chưa đoạn  dứt  lòng  ham  muốn,  chưa ly dục  ly ác pháp trọn vẹn, vì thế làm sao nhập sâu vào thiền định và  thực  hiện Tam Minh được, Thầy rất tiếc cho họ, số phận của họ chỉ là những người còn nặng nghiệp nhân quả chưa chuyển được, dù muốn cho họ cao hơn nhưng họ phải tự lực xả bỏ đời thường tình thế gian thì mới tiếp nhận  một  cuộc  sống  cao  thượng  được.  Thầy cũng đành chịu thôi, nhìn số phận nghiệp báo của  những  người  đệ  tử  của  mình  mà  lòng  bồi hồi  thương  tiếc  cho  những  tâm  hồn  lạc  lõng đang hướng  về  ngõ  cụt  của  cuộc  đời  và  xót  xa cho loài người trên hành tinh này còn kém phước nên Phật giáo không có người đủ tài đức đảm  đương việc  lợi  ích lớn,  nhưng  dù  sao, tuy có   chậm,   Thầy  là   người   đã   thực   hiện  được chánh  pháp  của  đức  Phật  thì những  lời  Thầy



dạy  sẽ  có  những  bậc  vĩ  đại  tiếp  nối,  nhưng tuyên bố  trước là  đem tai  hại  cho những người này, vì tà giáo quá lớn nó sẽ diệt mất những mầm non của Phật giáo.
Các  con  mỗi  người  khi  nhận  ra  chánh pháp của đức Phật thì các con hãy ráng mà cứu mình,  hãy tự  thắp  đuốc  lên mà  đi, không ai  đi thế con đường ấy cho các con được.
Chánh pháp là như thế, hãy tin vào mình mà đừng tin vào người khác, hãy thắp đuốc lên mà đi cho mình  và chính  mình  làm sáng tỏ lại Phật  giáo,  đừng  hy  vọng  vào  người  khác  mà hãy hy vọng vào chính mình  các con ạ!


NGUYN ƯỚC

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nhiều  khi  con cảm  thấy  tại  sao con ít nói,  tại  sao con thích ngồi một mình  trầm lặng, tại sao con thích  chỗ vắng   lặng   của   cảnh   thiên   nhiên   mà   không thích  chỗ ồn náo, có kiến trúc cực kỳ văn minh,
sang  trọng.   Và   tại   sao  con  thích   đơn  giản, không  cầu  kỳ  hình   thức  ngày  nào  cũng  như ngày này, không ngày nào mà không thấy buồn khổ của mình và của tất cả chúng sanh, kể cả ngày Xuân (Tết).
Thưa  Thầy  hiện  giờ  tâm  con là  như  thế, con thấy  biết  Tứ  Diệu  Đế  rất  rõ,  nhưng  con chưa đủ duyên để thực hành thành công Đạo, Diệt.  Thầy  bảo  rằng  con yếu  đuối  không  thể thực hiện đạo giải thoát bằng giai đoạn 2. Theo con nghĩ tại con chưa đủ duyên hay duyên chưa tới. Vì nếu tới thì rất dễ như trở bàn tay.
Con xin  Thầy  quán  xét,  con kiếp  nào  mới thực hiện được nguyện ước xuất gia tu hành chấm  dứt sanh tử luân hồi  ưu bi  khổ não. Con cũng   xin   Thầy   quán  xét   Nhựt   có   bước   vào Chánh pháp của Phật được không?
Đáp: Đạo Phật tu không khó, ai có thân người đều có thể tu chứng được, chứ không như lý luận của kinh sách phát triển:  “Tu  phải  trải qua nhiều kiếp”, nhưng người tu phải có quyết tâm  xả  bỏ  cuộc  sống  tầm  thường,  ích  kỉ,  hèn hạ,  nhỏ  mọn  v.v.. thì mới  tiếp  nhận  được  cuộc sống thanh khiết và cao thượng.
Con đủ duyên vì gặp được chánh pháp của
Phật, nhưng duyên chưa tới là vì Thầy chưa có



một Cấp Cô Độc cúng dường cơ sở cho chúng tỳ kheo tu tập để sống đúng Thánh hạnh.
Ví dụ: Chương trình học và học sinh đã  có sẵn, nhưng trường ốc chưa có, đó là duyên chưa tới,  nhiều  người  hiểu  sự  tu  quá  đơn  giản  họ luận: “Tu  thì ở  đâu  lại  tu  không  được,  tu  ở  tâm chứ đâu phải là chỗ ở”. Đạo Phật không chủ trương như vậy, mà chủ trương sống thành thói quen, cho nên  có  môi  trường  tốt  thì con người sẽ  sống  thành  thói  quen tốt,  môi  trường  xấu con người  sẽ  sống  thành  thói  quen xấu,  đó  là một bằng chứng cụ thể hiển nhiên, cho nên đức Phật lấy giới đức làm đầu của sự sống  “sống  là tu,  tu  là  sống  chứ  không  phải  sống  khác,  tu khác”.
Chỗ Thầy đang ở là cơ sở của Đại Thừa và Thiền Đông Độ, không phải là cơ sở chúng Thánh tăng ở, trong cơ sở này Thầy đã  chuyển hóa rất nhiều, loại trừ những cúng bái tụng niệm, mê tín chỉ còn chưa tổ chức cách thức về ăn uống cho trọn vẹn, ăn uống ở đây còn giống Đại Thừa (nấu ăn) mà hạnh về ăn uống của đạo Phật  rất  là  quan  trọng  vì  nó  là  nuôi  chánh mạng  cho các  tu  sĩ,  nếu  không  tổ  chức  khâu này  thì đương nhiên  sống  theo  kiểu  Đại  Thừa
là nuôi tà mạng, mà nuôi tà mạng thì tu sĩ không  bao  giờ  ly dục  ly ác  pháp  được,  nếu không ly dục ly ác pháp thì tu sĩ không bao giờ nhập chánh định được.
Vì thế, con có duyên với Chánh Pháp mà duyên tu chưa tới, nếu có cơ sở sống đúng phạm hạnh  Thầy  hướng  dẫn  tu  tập,  đừng  tu  sai  lời dạy của Thầy thì quyết định trong một đời này con sẽ thực hiện được nguyện ước xuất gia tu hành, chấm dứt sanh tử luân hồi. Cháu Nhựt cũng  vậy,  chỉ  trong  một  đời  này  mà  thôi.  Con và  cháu  Nhựt  đều  có  đủ  duyên với  chánh pháp nên đã  gặp Thầy và có lòng tin những gì Thầy dạy,  nhưng  duyên  chưa tới  nên  cháu  Nhựt  và con vẫn còn trôi lăn trong việc kinh doanh.
Tám năm trời Thầy giao cho Chơn Tâm lo liệu  cơ sở  tu  hành  ở  Phước  Hải,  nhưng  gặp nhiều  trắc  trở  khó  khăn  cho  đến  nay  chưa xong.  Âu   đó   cũng  là   duyên  chưa  đủ,  phước chúng  sanh  còn  mỏng,  nên  Thầy  bảo  con còn yếu  chưa tu  được ở  giai  đoạn 2 là  lý  do này  để con yên tâm tu tập xả tâm trong các đối tượng giao tiếp của gia đình và xã hội.



Vài hàng con rõ, Thầy có lời thăm chúc cả gia đình  con được mạnh khoẻ an vui sống đúng đạo  đức  nhân  quả  không  làm  khổ  mình,  khổ
người

Kính  thư


XIN THỈNH KINH

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin  Thầy cho con
Đường Về Xứ Phật tập 4, 5, 7, 9, 10.

Đáp:  Tập  4,  5,  7,  9,  10  khi nào  nhuận xong Thầy sẽ gửi đến con. Hiện giờ Thầy đang nhuận lại tập 3, tập 7 và sắp cho in tập 9.
Muốn cho bộ sách có một giá trị về các pháp  hành  của  Phật  giáo  cụ  thể  và  thiết  thực thì sự nhuận lại là một điều hết sức quan trọng không  thể  thiếu  được.  Trước  kia  Thầy  nghĩ rằng chỉ cần giảng dạy sao cho người nghe hiểu và  tu  tập  được  mà  thôi,  nhưng  sau khi đã  viết thành sách, nếu không cẩn thận chỉ dùng sai “từ”  là  đã  giết  người  không  những  một  thế  hệ



mà nhiều thế hệ. Tuy tuổi già sức yếu Thầy làm việc  22 trên 24 giờ, trừ ra lúc  nào  quá mệt  thì phải nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe để rồi tiếp tục làm việc nữa vì Thầy cảm thấy bổn phận và trách  nhiệm  của  mình   quá  lớn  đối  với  mọi người và tiền đồ của Phật giáo.
Sách chưa thể cho ra đời mà lại muốn cho ra đời thì phải làm hết bổn phận và sức lực của mình.  Không  thể  xem đời  sống  của  con người như  cỏ  rác  được,  khi cầm  cây  bút  viết  nhất  là viết sách về đạo đức thì phải thấy trách nhiệm, những gì mình  đã tu được thì mới dám nói, còn tu chưa được mà nói ra là giết người.
Viết một cuốn sách là trải lòng thương yêu chân  thật  của mình  trên  đó  đối  với  mọi  người. Nếu  một  người  viết  sách  vì  mọi  nhu  cầu  khác thì ở  đây  Thầy  xin  không  dám  bàn.  Đối  với Thầy viết sách là đem lòng yêu thương đến với mọi   người,   muốn   cho  mọi   người   đều   cũng thương yêu nhau, đừng làm khổ cho nhau.


TU SAO LÂU QUÁ

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi:  Cô Út tu thời còn đức Phật, đến nay vẫn chưa xong, sao lâu thưa Thầy?
Đáp:  Không  những  riêng  cô  Út  mà  còn biết  bao nhiêu  người  khác  chưa xong. Số  đệ  tử của  đức  Phật  rất  đông  kể  cả  cư sĩ  và  tu  sĩ,  chỉ riêng tu sĩ là 1250 vị tỳ kheo còn cư sĩ thì vô số kể mà thành tựu thì chẳng có là bao nhiêu.
Thời  gian  2544 năm  mà  được  thân  người trở lại là một sự may mắn nhất và còn nhớ lại chánh pháp của đức Phật là một điều hy hữu.
Biết  bao  nhiêu  người  trước  kia  đã   từng theo tu học với đức Phật mà hiện giờ là hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng, ni và vô số cư sĩ học giả từng biên soạn viết kinh sách thế mà chẳng nhớ đúng được chánh pháp của đức Phật trong  khi kinh  sách  Nguyên  Thủy  họ  nghiên cứu  rất  kỹ,  còn  cô  Út  thì không  học  kinh  sách một  chữ  nào  mà  tu  tập  và  thực  hành  đúng chánh pháp, còn Thầy thì phải lặn hụp trong giáo  pháp  của  kinh  sách  phát  triển  trên  30 năm rồi mới trở về đúng chánh pháp của Phật.
Nếu đời nay cô chỉ biết giúp người tu mà không  lo  cứu  mình  thì cũng  còn  trôi  lăn  biết bao nhiêu đời nữa mới xong.


CHẤN HƯNG PHẬT  PHÁP

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Xưa đức Phật thường  quan  sát  chúng  sanh nào  đủ  duyên  để độ,  nay sao Thầy  không  làm  thế  để  cho chánh pháp  của  Phật  được  chấn  hưng  nhanh?  Còn như  quý  vị  đệ  tử  của  Thầy  như  thầy  Minh Tông từng sống gần bên Thầy 3 năm, đáng lẽ phải  biết  Thầy  nhiều  và  tin Thầy  hơn. Sao lại còn cho Thầy bịa lý “tịnh chỉ hơi  thở”.
Đáp:   Khi  tu   xong,  Thầy   đã    quan  sát chúng sanh thấy không có  duyên, nên xin Hòa Thượng nhập diệt, Hòa Thượng không chấp nhận yêu cầu Thầy ở lại giúp Hoà Thượng, cho nên Thầy ở lại chỉ có trợ giúp cho Hoà Thượng để  lôi  họ  về  với  chánh  pháp  của  đức  Phật, nhưng  duyên  chúng  sanh  quá  mỏng  đối  với chánh  pháp  nên  khó  tạo  cho họ  có  niềm  tin,
còn  bây  giờ  là  Thầy  tạo  duyên  mới  để  chúng sanh biết được chánh pháp của đức Phật.
Từ  8, 9 năm  nay Thầy  nhận  người  vào  tu là  nhận  theo  cách  miễn  cưỡng,  chứ  Thầy  đã biết rằng họ không tu được vì họ mang đầy những kiến chấp và những thói quen tu tập sai nhiều đời, chỉ riêng có Mật Hạnh kiến chấp và tu sai pháp thì không có nhưng nghiệp đời còn nặng.   Mật   Hạnh  giống   như  Tỳ   Kheo  Citta trong  thời  đức  Phật  ba  lần  hoàn  tục  và  cuối cùng chứng quả A La Hán.
May  mà  Thầy  dạy  những  gì  trong  kinh sách của Phật đều có dạy, chứ nếu Thầy dạy ngoài kinh sách theo kinh nghiệm bản thân tu tập  của  mình  thì chắc  chắn  không  bao giờ  ai tin Thầy,  dạy  đúng  trong  kinh  như  vậy  mà Minh Tông còn nói Thầy bịa. Khi tu hành có được chút ít kiến giải, có những thần thông tưởng rồi tự cho mình là hơn Thầy, con người thời nay là vậy. Họ tu hành không lấy sự giải thoát thân tâm, mà lấy thần thông và kiến giải cho là  cứu  cánh.  Đó  là  cách  thức  đi  ngược  lại với  Phật  giáo, đi ngược lại  với  Thầy để  rồi  sau này sẽ có những sự hối tiếc.
Minh  Tông  có  trình độ  học  thức  trên  đại học, ham tu, tu  theo  Mật  Tông, Tịnh Độ Tông,
  
có  nghiên  cứu  kinh sách  Phật  nhưng  không nắm được yếu chỉ của đạo Phật vì bị ảnh hưởng kinh sách phát triển.
Khi gần  Thầy  còn  mang  bản  ngã  rất  lớn cho mình  có  học  cao nên  không  nghe lời  Thầy dạy  xả  tâm  cứ  tu  ức  chế  tâm  cho  hết  vọng tưởng  nghe nói  tịnh  chỉ  âm  thanh  và  tịnh  chỉ hơi thở thì cứ dùng pháp hướng tâm để tịnh chỉ âm thanh và hơi thở cho đạt được. Do tu sai ức chế  tâm  nên  rơi  vào  tưởng  pháp,  đưa ra nhiều tưởng giải, Thầy dùng lý chánh pháp của đức Phật  bác  sạch  những  tư  tưởng  của Minh Tông, không   ngờ   Minh   Tông   quá   cố   chấp   những tưởng  giải  của mình  nên  mới  nói  Thầy  bịa  đặt “tịnh chỉ hơi  thở và không chấp nhận hạnh độc cư”, thách thức với Thầy trong thời gian ngắn Minh  Tông  sẽ  chứng  đạo  bằng  một  lộ  trình khác và thực hiện thần thông cho Thầy xem, nào  ngờ  con đường  khác  của  Minh  Tông  dẫn Minh Tông đi đến thổ huyết một cách kinh khủng.
Khi bị ra huyết như vậy phải đi bác sĩ trị bệnh một thời gian khá lâu. Do không tin Phật pháp có lời phỉ báng chánh pháp của Phật, nên phải  trả  một  quả  nữa,  sau khi được  con bảo
lãnh ra nước ngoài thì lại té thang lầu gần như muốn chết. Thật đáng thương!
Bởi Phật pháp là một chân lý của loài người,  khi tu  hành  chưa chứng  đạo,  thì đừng nên  ăn  nói  một  cách  bừa  bãi  làm  lệnh  lạc nghĩa  lý  của  Phật  thì phải  chịu  quả  báo  trong hiện kiếp, không thể nào tránh khỏi. Trên đây là  một  cụ  thể  rõ  ràng  qua gương nói  sai  nghĩa lý Phật pháp mà thọ quả báo như vậy. Xin quý vị lưu ý cảnh giác, khi tu hành chưa tới nơi, tới chốn thì nên im lặng như Thánh.


DÙNG THẦN THÔNG Đ CHÚNG SANH

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Thầy không dùng thần thông để độ Minh Tông và Mật Hạnh, để uổng phí công lao tu hành mà không đến đích, để giúp Thầy chấn hưng Phật pháp.
Đáp:   Có   chứ,   Thầy   đã    thể   hiện   thần thông  giáo  hóa  vào  mùa  hạ  năm  1995,  ngồi suốt  15 ngày  đêm  không  ăn  uống,  tịnh chỉ  hơi thở  hoàn  toàn  và  cuối  năm  1999, sau khi làm
việc  quá  sức bệnh phổi  Thầy tái phát, vi trùng phổi đề kháng thuốc nên uống và chích thuốc không thuyên giảm, bác sĩ và phật tử khuyên Thầy  nên  đi  nằm  bệnh  viện,  mỗi  lần  ho  đều khạc  ra máu.  Thầy  xác  định  với  phật  tử:  “Đã là một người tu thì không chấp nhận nằm bệnh viện phải làm chủ bệnh tật như thế nào  để  mọi  người  trực  tiếp  nhìn thấy  sự làm chủ đó qua Phật pháp mầu nhiệm”. Thầy vào thất và xin cô Út mỗi bữa ăn ngọ cho Thầy thêm một ly nước cam tươi, nếu không có thì cho Thầy một ly sữa, suốt 15 ngày Thầy dùng tâm  lực  của mình  để  hồi  phục  cơ thể, lúc bây  giờ  Minh  Tông  cũng  đã   chứng  kiến  điều
này.

Về thần thông có ba loại:

1-        Thần thông giáo hóa

2-        Thần thông ký thuyết.

3-        Thần thông biến hóa.

Những  thần  thông  mà  Thầy  vừa  thể  hiện ở  trên  là  thần  thông  giáo  hóa,  vì  thần  thông này có lợi ích rất lớn cho người tu tập như con đã thấy:
1-  Để chứng minh Thầy nhập mười lăm ngày thử không ăn uống hơi thở hoàn toàn tịnh



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!