Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 9 -7



ngày  để  dòng  họ  biết  nhau, gần  nhau, giúp  đỡ nhau.
Tóm lại, ngày ấy nếu biết tổ chức đúng ý nghĩa theo đạo đức nhân bản làm người thì mới xứng  đáng  với  câu:  “Uống  nước  nhớ  nguồn  ăn quả nhớ người trồng cây”.





CĨ BA HẠNG  NGƯỜI
TU TẬP GIỚI, ĐỊNH, TUỆ

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi: Kính bạch Thầy! Có ba hạng người tu hành giới, định, tuệ:
1-   Hạng  người  thứ  nhất  ưa  thích   bóng tối, sống trong bóng tối, tu tập trong bóng tối.
2-   Hạng người thứ hai ưa thích  ánh sáng, sống trong ánh sáng, tu tập trong ánh sáng.
3-   Hạng người  thứ  ba tùy  thuận bóng tối tự nhiên, tùy thuận theo ánh sáng tự nhiên. Sống trong bóng tối tự nhiên, sống trong ánh sáng  tự  nhiên.  Tu  tập  theo bóng  tối  tự  nhiên, tu tập theo ánh sáng tự nhiên.



Trong ba hạng  người  này,  loại  người  nào tu  đúng,  sống  đúng  theo giáo  lý  của  đức  Phật và  có  thể  tiến  tới  chánh  trí, chứng  ngộ  Niết
Bàn?

Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ và theo đó hành trì.
Đáp: Trong ba hạng người này:

1/ Hạng người thứ nhất ưa thích bóng tối, sống  trong  bóng  tối,  tu  tập  trong  bóng  tối.  Đó là những hạng người làm việc mờ ám, gian lận, lừa   đảo,   lường   gạt   người   khác,   không  xứng đáng là người tu sĩ Phật giáo.
Người  ưa thích  bóng  tối,  sống  trong  bóng tối, tu tập trong bóng tối là những người trộm cắp, cướp giựt, là những loài thú vật đi ăn đêm, là những người gian xảo lừa đảo, v.v..
Người tu sĩ đạo Phật không chấp nhận những  điều  này,  phải  ăn  thật,  nói  thật,  làm
thật.

Vả lại tu hành là giải thoát cho mình  chứ đâu  phải  giải  thoát  cho ai,  tu  hành  đâu  có  cầu danh,  cầu  lợi,  cầu  khen  ngợi,  ca tụng  v.v..  mà chỉ vì sự sống chết bệnh khổ và tái sanh luân hồi.



Tại  sao chúng  ta  đã  bỏ  cuộc  đời  đi  tu  mà lại tu giả, tu dối, tu không thật?
Tại  sao chúng  ta  đã  bỏ  cuộc  đời  đi  tu  mà còn  ham  vui  thích  nói  chuyện,  nói  chuyện  có ích lợi gì? Vừa làm cho mình  tu không được mà cũng vừa làm hại người khác chẳng an tu hành.
Tại  sao chúng đã  bỏ  cuộc  đời  đi tu, không tu đúng lời dạy của Thầy, nỡ tâm phá hạnh độc cư của  mình  bằng  mọi  cách,  để  rồi  cuộc  đời  tu hành  của  mình  chẳng  ra gì?  Đời  chẳng  ra đời, đạo  chẳng  ra đạo, lại  hằng  ngày  thọ  dụng  của đàn na thí chủ mà chẳng biết xấu hổ.
Những người tu hành trong bóng tối là những người lười biếng, dụng bóng tối để thỏa thích lòng tham ngủ, còn tham ăn, tham ngủ là người còn mang bản năng thú vật, sống chỉ biết tranh đấu cho cái ăn, cái ngủ thì không còn nghĩa lý gì cho cuộc sống, nhất là cuộc sống của người tu sĩ Phật giáo.
Đừng luận rằng đức Phật ngày xưa đâu có dầu đèn thắp, nên bây giờ mình  tập sống trong bóng  tối.  Luận  như  vậy  là  sai,  xưa đức  Phật, đến chỗ nào sống không đèn đuốc thì vẫn sống tu không đèn đuốc như bình thường, nhưng đến nơi có đèn đuốc thì đức Phật cũng sống tu trong ánh sáng đèn đuốc, chứ  không có  đèn đuốc  đòi
cho có  đèn  đuốc  hoặc  có  đèn  đuốc  lại  tắt  tối thui để tránh sự dòm ngó của người khác trong khi mình  lén ngủ.
Trong tu viện sự tu tập có thời khóa rõ ràng, giờ tu, giờ nghỉ, người sử dụng bóng tối tu tập là có gian ý lười biếng để đánh lừa người khác.
2/ Hạng người  thứ  hai  ưa thích  ánh  sáng, sống trong áng sáng, tu tập trong áng sáng. Đó là những người dùng ánh sáng làm bình  phong che mắt mọi người, dùng ánh sáng để chứng tỏ mình   là  người  tốt,  người  siêng  năng  tu  tập, người  làm  thiện  chứ  thật  ra cũng  là  cách  thức lừa đảo  lường  gạt  người  khác.  Đối  với  người  tu sĩ đạo Phật còn một chút xíu tâm lừa đảo, gian lận  thì tâm  niệm  đó  còn  mang  đầy  ác  pháp, làm sao tu hành cầu giải thoát được. Phật dạy: “Các pháp ác chớ làm, nên làm các pháp thiện”.  Tâm  còn  gian  xảo  dùng  ánh  sáng  để che đậy sự xấu, sự lười biếng, để lường gạt kẻ khác.
Ví dụ: Một nhà giàu có muốn làm giàu hơn trong  sự  bất  chánh  họ  dùng  mánh  khóe  từ thiện để  qua mắt  Nhà  nước  và  mọi  người. Một ông thầy thuốc Nam  bốc thuốc từ thiện, nhưng lại  muốn  làm  tiền  bằng  cách  khôn  khéo  lợi
dụng lòng tin Phật của bệnh nhân nên đặt một tượng  Bồ   Tát   Quan  Thế   Âm   và  một   thùng phước  sương  trong  phòng  mạch.  Nhờ  đó  ông thầy lang tuy không nhận tiền thuốc mà vẫn làm giàu còn được tiếng làm phước thiện. Thường  trong  các  chùa  trước  điện  Phật,  đặt một cái tủ nhỏ, gọi là thùng phước sương, thùng phước  sương là  một  hình  thức  lừa  đảo  tín đồ mê tín, đó cũng là một nguồn lợi đáng kể trong nhà chùa. Đó là lấy ánh sáng che mắt thiên hạ để  lừa  đảo  dễ  dàng.  Người  tu  hành  gian  xảo dùng  ánh  sáng  che mắt  mọi  người,  cứ  cho đèn cháy  sáng  rồi  mặc  tình mà  ngủ.  Họ  đâu  biết rằng tu  hành là  tu  cho họ  chứ  đâu  phải  tu  cho người khác, thế mà họ cũng lừa đảo người khác. Người  tu  theo  đạo  Phật  tu  như vậy  để  làm  gì? Có  ích  lợi  gì?  Nên  trở  về  sống  đời  sống  cư sĩ với đạo đức nhân bản - nhân quả làm người còn tốt hơn.
Những năm tháng trong tu viện chúng tôi đã  chứng kiến mọi sự lừa đảo của tu sĩ giả dối, người dùng bóng tối ngủ thẳng chân, kẻ dùng ánh sáng ngáy khò khò. Những điều này đã khiến cho chúng tôi  rất  thương tâm cho những người còn tham đắm, si mê trong ăn ngủ mà muốn tu theo đạo Phật thì làm sao được.



3/ Hạng người  thứ  ba tùy  thuận  bóng  tối tự  nhiên,  tùy  thuận  ánh  sáng  tự  nhiên,  sống trong bóng tối tự nhiên, sống trong ánh sáng tự nhiên,  tu  tập  theo  bóng  tối  tự  nhiên,  tu  tập theo ánh sáng tự nhiên. Đây là những hạng người biết sống đúng nghĩa bóng tối và ánh sáng,  biết  tùy  thuận  đúng  nghĩa  bóng  tối  và ánh  sáng,  biết  tu  tập  đúng  nghĩa  bóng  tối  và ánh sáng.
Tùy thuận bóng tối tự nhiên như thế nào? Khi bóng  đêm  đến,  trời  tối  chúng  ta  nên
sống  trong  tự  nhiên  với  bóng  đêm  mà  không
đòi  hỏi  phải  có  đèn  đuốc  ánh  sáng.  Nếu  chúng ta đòi hỏi hoặc chuẩn bị đèn đuốc hoặc đèn sáp, đèn cầy, đó là sự không tùy thuận trong bóng đêm,  khiến  cho tâm  bất  an phải  lo  lắng,  nên tâm  hồn  không  được  thanh  thản,  an lạc  và  vô
sự.

Tâm hồn không được thanh thản, an lạc và vô sự đó là chướng ngại pháp trong tâm, chướng  ngại  pháp  trong  tâm  tức  là  ác  pháp, nếu  tâm  gặp  ác  pháp  phải  mau mau quán  xét đẩy lui hoặc diệt cho thật sạch và luôn lúc nào cũng  giữ  gìn  tâm  bất  động  trước  các  chướng ngại  pháp,  đó  mới  chính  biết  tùy  thuận  bóng tối tự nhiên.
Thời nay người tu hành chẳng biết tùy thuận bóng tối  tự  nhiên nên chẳng làm chủ  sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
Sống,  tùy  thuận  và  tu  tập  theo  ánh  sáng tự nhiên như thế nào?
Trong  khi chúng  ta  sống  trong  ánh  sáng ban ngày mà  ước  muốn có  ánh sáng trăng ban đêm, cũng như chúng ta đang sống trong ánh sáng đèn dầu mà đòi hỏi phải có ánh sáng đèn điện,  v.v..  Những  sự  ước  muốn  này  là  sống không  tùy  thuận,  không  bằng  lòng,  không  tu tập ánh sáng tự nhiên.
Ví dụ: chúng ta đang ngồi dưới ánh sáng đèn điện bỗng nhiên bị cúp điện, tất cả mọi vật đều trở thành bóng đen, do đó tâm ta rất khó chịu, phải đi tìm đèn đuốc thắp lên, đó là sự sống không tùy thuận, không bằng lòng, không tu tập ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng có như thế nào  thì chúng  ta  sống  tùy  thuận,  sống  tu  tập theo ánh sáng đó đã  có, ánh sáng không có thì chúng  ta  sống  tùy  thuận  và  tu  tập  theo  ánh sáng không có. Người biết tùy thuận sống và tu tập như vậy là người biết ngăn ác diệt ác pháp, còn ngược lại sống không biết tùy thuận và tu tập như vậy thì dù có nói ngăn ác diệt ác pháp một  triệu  lần  thì cũng  chỉ  là  lời  nói  suông  mà



thôi chẳng có ích lợi  gì cho mình  cho người  và tu hành như vậy chỉ hoài công vô ích, uổng một cuộc đời bỏ công tu tập.
Sống, tùy thuận và tu tập theo bóng tối tự nhiên như thế nào?
Sống, tùy thuận và tu tập theo bóng tối tự nhiên là sống theo bóng tối như thế nào thì chúng   ta   sống   theo   bóng   tối   như   thế   nấy, không than trách, không phiền toái là hôm nay trời tối quá hoặc trời sáng quá. Tối hay sáng không có nghĩa làm bận tâm cho người tu sĩ. Người tu sĩ sống theo bóng tối tự nhiên là luôn luôn giữ gìn tâm, cảnh giác tâm trong mọi thời gian để phòng hộ bảo vệ tâm lúc nào tâm cũng thanh thản, an lạc và vô sự thì đó là sống theo bóng tối tự nhiên.
Sống, tùy thuận và tu tập theo bóng tối tự nhiên là người biết ngăn ác diệt ác pháp không cho tâm  bị  chướng  ngại  pháp,  vì  thế  bóng  tối như  thế  nào  họ  sống  như  thế  nấy,  sống  một cách an vui nhẹ nhàng thanh thản an lạc của một tâm hồn vô sự.
Sống,  tùy  thuận  và  tu  tập  theo  ánh  sáng tự nhiên như thế nào?
Sống,  tùy  thuận  và  tu  tập  theo  ánh  sáng tự nhiên tức là không lưu ý đến thời gian và không gian, có nghĩa là không để ý đến trời sáng,  chiều,  tối,  khuya  luôn  luôn  ôm  pháp  tu tập  không  để  kẽ  hở  khoảng  trống  nào  cả,  lúc nào cũng phòng hộ sáu căn, luôn giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Sống,  tùy  thuận  và  tu  tập  theo  ánh  sáng tự nhiên là sống dưới mọi ánh sáng như: tối không ánh sáng, sáng mờ mờ, sáng tỏ, sáng trắng, sáng nhạt, v.v.. đều tự nhiên sống dưới ánh  sáng  đó,  không  bất  toại  nguyện,  không than thở, không buồn phiền, không trách cứ, không lo  ngại, tâm luôn thanh thản, an lạc  và vô sự trước mọi thứ ánh sáng.
Sống tùy thuận và tu tập theo ánh sáng tự nhiên tức là sống không làm khổ mình, khổ người, sống không dối trá, lừa đảo, lường gạt người khác, trước mặt cũng như sau lưng không bao giờ nói xấu, nói lén ai cả.
Sống,  tùy  thuận  và  tu  tập  theo  ánh  sáng tự  nhiên tức  là  sống  không  giết  hại  sanh linh, sống  không  làm  khổ  chúng  sanh,  sống  không ăn  thịt  chúng sanh, sống  với  tâm  từ  bi  thương yêu  muôn loài  vạn vật, thậm  chí đến ngàn cây




nội  cỏ  tâm  hồn  vẫn  luôn  biết  thương  yêu  như con của mình.


SỰ TU TẬP KHỔ ĐẾ,
DIỆT  ĐẾ TRONG TỨ NIỆM  XỨ

Câu hỏi của Chơn Thành
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Thế  nào  là  Khổ, Tập,  Diệt,  Đạo  Thánh  Đế,  tu  tập  trong  Tứ Niệm Xứ, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ từ sanh khởi, xả ly, diệt trừ và an trú.
Đáp: Muốn tu tập Khổ, Tập, Diệt, Đạo Thánh  Đế  trên  Tứ  Niệm  Xứ  thì bắt  đầu  sanh khởi,  xả  ly,  diệt  trừ  và  an  trú  tại  bốn  chỗ: “Thân, thọ, tâm, pháp”:
1/ Thứ  nhất chúng ta bắt  đầu  quan sát  và xem xét nơi “Thân” Tứ Niệm Xứ coi có các chướng ngại pháp trên đó hay không? Nếu có (sanh  khởi)  tức  là  “Khổ,  Tập  Thánh  Đế”  đang tạo tác trên thân khiến cho thân bất an, thì chúng  ta  nên  dùng  Định Vô  Lậu  quét  sạch  (xả ly)  “khổ,  tập”  trên  đó  xong  rồi  thì chúng  ta
dùng  câu  pháp  hướng  tâm  để  tạo  cho tâm  có một nội lực sung mãn để Tập Đế không còn tập họp  (diệt  trừ)  trên  thân  Tứ  Niệm  Xứ  được  và cuối  cùng  thân  Tứ  Niệm  Xứ  của  chúng  ta  được an lạc và vô sự “Diệt  Đế”  (an trú). Đây là sự tu tập  Khổ, Tập, Diệt  Thánh Đế  từ  sanh khởi, xả ly, diệt trừ và an trú trên thân Tứ Niệm Xứ.
2/ Thứ hai kế tiếp chúng ta cũng quan sát và xem xét (sanh khởi) “Thọ” Tứ Niệm Xứ của chúng ta và  cũng tu  tập  như thân Tứ  Niệm  Xứ vậy. Đây là sự tu tập Khổ, Tập, Diệt Thánh Đế từ sanh khởi, xả ly, diệt trừ và an trú.
3/  Thứ  ba, sau khi tu  tập  Thọ  Niệm  Xứ xong chúng ta tiếp tục quan sát xem xét  “Tâm” Tứ Niệm Xứ và cũng tu tập như Thân Niệm Xứ ở  trên  vậy.  Đây  là  sự  tu  tập  Khổ  Tập,  Diệt Thánh Đế từ sanh khởi xả ly diệt trừ và an trú.
4/ Thứ  tư,  sau khi tu  tập  “Tâm”  Niệm  Xứ xong chúng ta tiếp tục tu tập  “Pháp”  Niệm  Xứ. Pháp Niệm Xứ chia ra làm hai loại:
1-        Pháp Niệm Xứ ngoại.

2-        Pháp Niệm Xứ nội.

Pháp Niệm Xứ ngoại gồm có hai phần:

a- Pháp Niệm Xứ ngoại thế gian.

b- Pháp Niệm Xứ ngoại xuất thế gian.



Pháp Niệm Xứ nội gồm có hai phần:

a- Pháp Niệm Xứ nội Thế gian.

b- Pháp Niệm Xứ nội xuất thế gian.

Dù chia chẻ các pháp ra như vậy, nhưng chúng  ta  phải  hiểu  các  pháp  thế  gian  dù  nội hay  ngoại  đều  là  ác  pháp  cả,  còn  ngược  lại pháp  xuất  thế  gian  dù  nội  hay  ngoại  đều  là thiện  pháp  cả.  Vì  thế  đức  Phật  dạy:  “Ngăn  ác diệt ác pháp” đó là pháp thế gian, “sanh thiện tăng  trưởng  thiện  pháp”  đó  là  pháp  xuất  thế
gian.

Sau khi chia  ra và  phân  biệt  rõ  pháp  nội và  ngoại,  thế  gian  và  xuất  thế  gian,  từ  trên pháp  chúng  ta  tu  tập  như  thân  Tứ  Niệm  Xứ vậy. Đây là sự tu tập Khổ, Tập, Diệt Thánh Đế từ sanh khởi, xả ly, diệt trừ và an trú.





TỪ TRƯỜNG

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi:   Kính  bạch   Thầy!   Do   nhân   gì, duyên  gì  mà  các  loài  động  vật  nhất  là  loài
động vật sống hoang dã rất thích  sống gần các nhà  tu  hành  theo đạo  Phật?  Xin  Thầy  chỉ  dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Các loài động vật hoang dã rất thích sống gần những người tu hành như:
1-        Thứ  nhất  họ  không  giết  hại  các  loài vật, dù là con vật hung dữ và nguy hiểm.
2-        Thứ hai hằng ngày họ thường ăn và để dành  những  thực  phẩm  đều  mang  cho chúng
ăn.

3-   Thứ  ba  người  tu  hành  thường  không giết hại và ăn thịt chúng sanh, nên xung quanh họ  tỏa  ra một  từ  trường  hiền  lành  khiến  cho các  loài  vật  không  sợ  hãi,  nhất  là  những  loài vật có khứu giác tinh vi bén nhậy, khi bắt gặp từ  trường  đó, chúng  an tâm  và  khi tiến  gần  vị tu  sĩ  thì cảm  giác  chúng  lại  còn  an  tâm  hơn nữa, do đó nên các loài thú hoang dã đến gần những  người  tu  sĩ  chân  chánh,  không  còn  sợ hãi,   hầu   như  chúng   cảm   thấy   gần   gũi   bên những  người  tu  sĩ  này  như  có  một  sự  che chở bảo vệ cho chúng.
Nói  đến  từ  trường  tức  là  nói  đến  nghiệp lực  nhân quả  thiện ác  do con người  hành động theo  ba chỗ  thân,  miệng,  ý  của  họ  tạo  ra một



khoảng không gian rộng hẹp nhất định theo sự huân tập nhiều ít của họ.
Từ tâm lực thiện của người ấy phóng từ trường ra trong khoảng không gian đó, khi loài thú vật hoang dã đến gần hoặc đi vào khoảng không   gian   đó,   khứu   giác   và   trực   giác   của chúng giao cảm được từ trường thiện đó, nên chúng  không  cảm  thấy  sợ  hãi,  rất  an tâm,  vì thế  chúng  thường  quấn  quýt  bên  những  người tu sĩ, có khi chúng bò lên hoặc đậu lên tay chân của những người tu hành ấy.
Chúng tôi  xin nói  thêm  các loại  từ  trường để   quý  vị   suy  ngẫm.   Lúc   Hòa  Thượng  Huệ Hưng  còn  sống,  ông  nói  với  chúng  tôi  rằng: “Khi  đến  thăm  Thượng  Tọa  Pháp  Tri, nơi  chỗ Thượng  Tọa  ở  sao mà  sát  khí  đằng  đằng,  cảm giác ớn lạnh người”.
Tại  sao nơi  chỗ  Thượng  Tọa  ở  lại  sát  khí đằng đằng?
Đó là một từ trường bất thiện mà Hòa Thượng  Huệ  Hưng  cảm  nhận  được  khi bước chân  vào  đó.  Lúc  bấy  giờ  chúng tôi  không biết Thượng   Tọa   Pháp   Tri  là   ai,   nên   hỏi   Hòa Thượng,  Hòa  Thượng  bảo:  “Đó  là  một  nhà  sư Phật giáo thuộc hệ phái Nam Tông”.
Nơi đâu có giết hại và ăn thịt chúng sanh là nơi đó có từ trường ác.
Nơi đâu không giết hại và không ăn thịt chúng, nhưng nơi đó không có lòng từ bi thương xót chúng sanh thì nơi đó cũng không có từ trường  thiện  vì  tâm  người  còn  ác,  không  có lòng hiếu sinh, nên phóng xuất từ trường ác, chính  vì tâm con người ở  đó còn tham, sân, si, mạn, nghi ngút ngàn.
Nơi đâu có lòng từ bi thương xót muôn loài chúng sanh thì nơi đó có từ trường thiện.
Nơi đâu có đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì nơi đó có từ trường thiện.
Nơi  đâu  ly dục  ly ác  pháp  là  nơi  đó  có  từ trường thiện.
Ngược  lại  nơi  đâu  còn  có  tâm  tham,  sân, si,  mạn,  nghi  là  nơi  đó  có  từ  trường  ác  như chúng tôi đã nói ở trên.
Nơi  đâu  tu  sĩ  Phật  giáo  đời  sống  phạm hạnh không có, thường phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thì nơi đó có từ trường ác.
Trên  đây  là   những   từ   trường   thiện   ác trong cuộc sống hằng ngày của con người phóng ra theo  hành  động  đạo  đức  nhân  bản  - nhân quả và không đạo đức.



Từ  đó, chúng ta suy ra mới thấy được môi trường sống trong không gian trên hành tinh này tốt hay xấu, ô nhiễm hay trong sạch đều do hành động thiện hay ác của loài người và loài động vật cùng ngàn cây nội cỏ. Từ những hành động thiện ác của loài người phóng ra thường mang  đến  cho loài  người  hạnh  phúc  hay  khổ
đau.

Nếu con người trên hành tinh này sống có đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình,  khổ người và  khổ  tất  cả  chúng sanh, thì từ  trường  trong  không  gian  này  toàn  thiện  và như  vậy  môi  trường  sống  của  con  người  sẽ không bị ô nhiễm. Môi trường sống không ô nhiễm  thì con người  không  có  bệnh  đau, thiên tai, hỏa hoạn, động đất, hồng thủy, v.v.. không bén mãng. Thiên tai, hỏa hoạn, động đất, hồng thủy  và  bệnh  tật  đều  do con người  sống  trong ác pháp, với tâm tham, sân, si ngút ngàn.
Còn  có  những  từ  trường  khác  hơn  những từ trường trên đây, đó là từ trường của các loại định,  mỗi  loại  định  đều  có  những  từ  trường khác nhau như:
1/  Định Nhị  Thiền  khi khẩu  hành  tịnh chỉ  thì ý  thức  ngưng hoạt  động,  ý  thức  ngưng hoạt  động  có  nghĩa  là  sáu  thức  ngưng  hoạt



động,  sáu  thức  như:  nhãn  thức,  nhĩ  thức,  tỷ thức,  thiệt  thức,  thân  thức  và  ý  thức.  Người nhập  định này  mắt  không  còn  thấy  sắc  tướng, tai không còn nghe âm thanh dù âm thanh to lớn như tiếng trời sét cũng không nghe, v.v..
Khi khẩu hành tịnh chỉ, sáu thức ngưng hoạt  động  tức  là  khẩu  hành  định,  sáu  thức định, thì từ  trong  các  định này  phóng  ra một loạt từ trường để bảo vệ khẩu hành và sáu thức của  nó,  đây  là  từ  trường  của  định  Nhị  Thiền, mắt thường không thể thấy được, chỉ có khứu giác tinh vi hoặc trực giác mới nhận ra được.
Định  Tam  Thiền  do  ly  18  loại  hỷ  dục tưởng,  lìa  18 loại  hỷ  dục  tưởng  này  thì có  một từ trường phóng ra để bảo vệ giấc ngủ an lành không có mộng mị.
Định Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở các hành trong thân ngưng hoạt động, để bảo vệ sự sống của  thân  tứ  đại,  từ  trong  thân  hành  tịnh  chỉ này  phóng  ra một  từ  trường,  từ  trường  ấy làm cho các  cơ quan nội  ngoại  của  cơ thể  không  bị hư hoại trong một khoảng thời gian dài, nhờ có từ trường đó mà cơ thể có thể phục hồi sự sống lại một cách dễ dàng.
Các  từ  trường  trên  đây  chỉ  là  một  luồng khí  vô  hình,  nhưng  nội  lực  mạnh  yếu  đều  do



hành động thiện ác nhiều ít của con người hoặc sức tịnh chỉ các hành trong thân tùy theo khẩu hành, thân hành và ý hành tạo ra định lực sâu cạn nhiều ít mà phân ra các loại định. Mỗi loại định đều có từ trường phóng ra để bảo vệ người đang nhập định.
Định Diệt Thọ Tưởng là một loại định diệt thọ  ấm  và  tưởng  ấm,  muốn  diệt  thọ  ấm  và tưởng ấm thì phải tịnh chỉ ý hành, ý hành tịnh chỉ  thì ý  căn  phải  ngưng  hoạt  động,  ý  căn10 ngưng  hoạt  động  thì cơ thể  hoàn  toàn  giống như  người  chết.  Vì  muốn  bảo  vệ  cơ thể  không bị hoại diệt nên Định Diệt Thọ Tưởng phải phóng ra một từ trường rất  kinh khủng, lớp  từ
trường  như  một  kính   pha  lê  che  phủ  cơ thể người  nhập  định,  ở  xa  thì trông  thấy,  nhưng đến  gần  thì không  được,  dù  cho thời  tiết  mưa nắng cũng không xâm thực được, lửa không cháy,  nước  không làm  ướt  được,  tất  cả  loài  vật và  người  không  bao giờ  xâm  chiếm  đến  gần
được. Từ trường ấy tuy vô hình,  trong suốt như
3- Ý  căn là  bộ  óc của con người, ý  căn ngưng  hoạt động là bộ óc con người ngưng làm việc. Tứ Thiền hơi thở tịnh chỉ tức là hơi thở dừng, nhưng  bộ óc còn hoạt động, còn nhập  Diệt  Thọ  Tưởng  Định  thì bộ  óc  hoàn  toàn  ngưng nghỉ.
pha lê,  nhưng  vững chắc  hơn thành  đồng vách sắt, không có một vật gì trên thế gian này làm hại được thân người nhập định này.


CÚNG DƯỜNG VÀ NHẬN ĐỒ CÚNG
DƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG PHÁP?

Câu hỏi của Chơn Thành


Hỏi: Kính bạch Thầy! Quý vị cư sĩ phật tử  cúng  dường  cho chư  Tăng  như  thế  nào  là đúng  pháp   và   như   thế   nào   là   không   đúng pháp?
Chư  Tăng  khi  nhận  đồ  cúng  dường  như thế  nào  đúng  pháp  và  như  thế  nào  là  không đúng pháp?  Phải  làm  gì khi  thọ  nhận sự  cúng dường?  Xin  Thầy  chỉ  dạy  cho chúng  con được
rõ.

Đáp: Người cư sĩ Phật tử cúng dường đúng chánh pháp là phải chọn một vị tăng giới đức nghiêm chỉnh, phải đầy đủ oai nghi tế hạnh, phải  có  một  đời  sống  phạm  hạnh,  phải  thiểu dục  tri túc  giống  như  Phật  và  chúng  Thánh
Tăng  ngày  xưa thì sự  cúng dường  ấy mới đúng là chánh pháp.
Chọn  được  một  vị  tu  sĩ  như  vậy  thì phải thành tâm dâng lên cúng dường với một tấm lòng cung kính  ngưỡng mộ, mặc  dù  của ít lòng nhiều, không phải đòi hỏi ở những món ăn cao lương  mỹ   vị  mới  có  lòng  thành,  mà  chỉ  là những  món  ăn  đơn  giản  như  cơm  muối,  củ khoai và tương chao rau đậu luộc, v.v..
Người  cư  sĩ  phật  tử  cúng  dường  không đúng chánh pháp là cúng dường cho những vị tăng phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống không đúng oai nghi tế hạnh.
Cúng dường  cho những vị  tăng này là  nối giáo cho ngoại đạo diệt Phật giáo. Bởi đức Phật dạy: “Giới  luật  Ta còn  là  Đạo  Ta còn,  giới luật  Ta mất  là  Đạo  Ta mất”, câu  nói này có nghĩa  là  tu  sĩ  còn  giữ  gìn  giới  hạnh  nghiêm chỉnh thì đạo Phật còn, tu sĩ không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì đạo Phật mất.
Lời dạy năm xưa của đức Phật đến giờ này nó còn nguyên giá trị rất lớn, giúp cho chúng ta quan sát đạo Phật còn hay mất.
Theo  lời  dạy  này,  đạo  Phật  không  còn nữa. Từ khi đức Phật và chúng Thánh Tăng đã
viên tịch hết thì không còn ai giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nữa, nên đạo Phật đã mai một từ
đó.

Hiện giờ, quý  vị cư sĩ  phật  tử  muốn cúng dường đúng chánh pháp thì phải chọn những vị tăng xứng đáng, giới luật  nghiêm  trì không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì mới cúng dường, còn ngược lại thì quý vị không nên cúng dường  cho những  vị  tăng  phạm  giới,  phá  giới, vì cúng dường như vậy là  gián tiếp  quý  vị diệt Phật giáo, “Phật giáo còn là giới luật còn, Phật giáo mất là giới luật mất”. Các vị tăng phạm giới, phá giới là những vị Tăng đang diệt Phật  giáo,  đang giết  chết  Phật  giáo.  Quý  vị  cư sĩ  hãy  cảnh  giác  những  vị  tăng  này,   họ  là những Ma Vương đội lốt tu sĩ Phật giáo để diệt Phật giáo.
Còn quý vị tăng tu hành chân chánh khi nhận   sự   cúng   dường   đúng   chánh   pháp   thì không  được  nhận  tiền,  bạc,  vàng,  châu  báu,  y áo vải hàng tốt đẹp mà phải bằng vải hàng thô xấu, cách thức ăn mặc của một vị tăng chân chánh  thì không  được  ăn  mặc  sang đẹp,  vì  ăn mặc  sang  đẹp  là  chưa  nhàm  chán  thế  gian, chưa nhàm chán thế gian là lòng tham muốn còn  đầy  đủ  tham  muốn.  Tâm  tham  muốn  còn



đầy  đủ  là  người  thế  gian  chứ  không  phải  là người  tu,  tâm  chưa phải  là  người  tu  thì không nên  nhận  sự  cúng  dường,  nhận  sự  cúng  dường như vậy thì không đúng chánh pháp.
Cho nên,  những  tu  sĩ  ăn  mặc  sang đẹp, ở trong  chùa  to  Phật  lớn,  xe cộ  đủ  loại,  tiền  bạc cất  giữ  mà  nhận  của  cúng  dường  thì không đúng chánh pháp.
Một  vị  tăng phải  giữ  gìn giới  luật  nghiêm túc,  đời  sống  phải  ba y một  bát,  thiểu  dục  tri túc,  luôn  luôn  sợ  hãi  trong  các  lỗi  nhỏ  nhặt, mới  xứng  đang nhận  của cúng  dường.  Nhận  sự cúng dường như vậy mới đúng chánh pháp.
Một vị tăng chân chánh khi xứng đáng nhận đồ cúng dường là phải tu tập những pháp môn rất nghiêm chỉnh như sau:
1/   Thứ   nhất   phải   sống   một   đời   sống phạm hạnh thì mới xứng đáng thọ nhận của cúng dường bằng ngược lại thì mang nợ đàn na thí chủ.
2/   Thứ hai là phải sống một đời sống giới luật  nghiêm  chỉnh,  thấy  các  lỗi  nhỏ  nhặt  sợ hãi, mới xứng đáng thọ nhận của cúng dường bằng ngược lại thì mang nợ đàn na thí chủ.
3/   Thứ   ba  là  phải  nhập   cho  được   Bất Động Tâm Định. Bất Động Tâm Định tương đương với Sơ Thiền. Người nhập được Bất Động Tâm  là  người  ly dục  ly ác  pháp,  người  ấy  mới xứng đáng nhận của cúng dường, nếu tâm chưa ly dục ly ác pháp thì chưa xứng đáng nhận của cúng dường.
4/   Thứ  tư  là  phải  siêng  năng chuyên cần tu tập Tứ Chánh Cần tức là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, nếu một vị tăng mà không tu pháp môn này thì không xứng đáng nhận của cúng dường.
5/   Thứ năm là phải siêng năng tu tập Tứ Niệm Xứ để đẩy lui các chướng ngại pháp tức là khắc phục tâm tham ưu của mình  thì mới xứng đáng thọ nhận sự cúng dường.
6/   Thứ  sáu  là  phải  siêng  năng  tu  tập  Tứ Bất Hoại Tịnh, tức là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới thì mới xứng đáng thọ nhận sự cúng dường.
7/   Thứ  bảy  là  phải  siêng  năng  phòng  hộ giữ  gìn  các  căn  không  cho dính  mắc  các  trần tức  là  tu  tập  ngũ  căn  thì mới  xứng  đáng  thọ nhận sự cúng dường.


NỖI ĐAU VỀ THỂ XÁC

Câu hỏi của Thiện Đức
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Con có  bà  ngoại năm  nay ngoài  70 tuổi  đang  bị  bệnh  ung  thư, sự sống không còn bao lâu nữa, tuy ở xa nhưng con có cảm tưởng hiện giờ  ngoại đang chịu nỗi đau  về  thể  xác  (sự  hoành  hành  của  bệnh)  và nỗi  đau  về  tinh   thần  (lo  sợ  cái  chết).  Con là trong  những   đứa   cháu   được   ngoại  yêu   quí. Trong tình  cảm này con rất muốn làm một việc gì đó thiết thực giúp cho ngoại. Thầy có thể chỉ dạy cho con được không?
Đáp:  Trước  tiên  con nên  về  gặp  bà  ngoại con và an ủi người, để cho người đừng dao động tâm khi cơn bệnh hoành hành và khuyên ngoại con: “Đây  là  nhân  quả  của  bà  ngoại  do  tiền kiếp ngoại có biết không?”.
“Nhân là hạt, quả là trái. Khi vô tình  hay hữu  ý  mình  đã  gieo hạt  giống  xấu  (hành động ác)  thì  ngay trong hiện  tại  mình  phải  gặt  lấy tai  họa hay bệnh tật  khổ  đau. Ngoại  bệnh đau cũng   vậy,   đời   trước   hay  trong  kiếp   này   vì thương chồng, thương con vô tình  ngoại đã gieo



một hạt giống xấu bây giờ ngoại phải chịu bệnh một mình  như vậy. Ngoại đừng buồn khổ  nghe ngoại? Ngoại không buồn khổ là ngoại sẽ hết bệnh mau”.
Ví  dụ  1:  Ngay  trong  đời  sống  hiện  tại mình  lái  xe  không  cẩn  thận,  lạng  lách,  vượt qua mặt,  chạy  ẩu  sang lề  khác,  phạm  vào  luật lệ giao thông, đó là nhân. Nên tai nạn xảy ra làm  cụt  tay  gãy  chân,  có  khi mất  mạng,  đó  là
quả.

Ví  dụ  2:  Ngay  trong  đời  sống  hiện  tại mình không giữ vệ sinh chung, quăng rác bẩn thừa  thải  khắp  nơi;  hoặc  ăn  uống  không  vệ sinh, đụng đâu ăn đó, không biết dơ sạch, đó là nhân. Khi bị  bệnh đau phải  tốn tiền đi bác  sĩ, đến bệnh viện có khi bị chết, đó là quả.
Ví  dụ  3: Ăn  thịt  chúng  sanh, đụng  con gì ăn  con vật  nấy,  không  biết  trong  thịt  chúng sanh có nhiều chất độc tố, đó là nhân. Đến khi bị  bệnh  đau, gặp  những  bệnh  nan  y  khó  trị, phải chịu khổ sở đau nhức, lăn lộn trên giường bệnh, đó là quả.
Ví dụ 4: Ỷ quyền thế, la lối chửi mắng người, xem mọi người dưới quyền như tôi tớ người làm công không ra gì, đó là nhân. Khi bị


bệnh  đau hoặc  tai  nạn  xảy  ra cho mình  hay những người thân trong gia đình, đó là quả.
Cho  nên,  nhân  quả  thường  đi  song song với  nhau, hễ có  nhân là  có  quả. Vừa mở miệng nói  xấu  người  khác, đó  là  nhân, thì ngay đó  bị người   khác   xem  thường  mình,   cho  mình   là người xấu ác, đó là quả.
Nhưng  muốn chuyển nhân quả ấy thì phải làm sao?
Nhân  quả  muốn  chuyển  được  thì phải  vui vẻ chấp nhận để trả nợ nhân quả. Khi đứng trước  hoàn  cảnh  tai  nạn  bệnh  tật  thì không nên  buồn  rầu,  lo  sợ,  không  nên  than  thân, trách  phận,  không  nên  đổ  thừa  cho ai  cả  mà hãy  vui  vẻ  nhận  chịu  một  cách  tự  nhiên  đầy can đảm và dũng cảm.
Khi nhân quả đến muốn chuyển hóa nhân quả  thì phải  sống  đúng  tám  giới  luật  của Phật tức  là  Thọ  Bát  Quan  Trai.  Tám  giới  luật  của Phật  là  chín  đức  hạnh  làm  người.  Chín  đức hạnh làm người là chín pháp thiện. Nhờ sống đúng chánh pháp thiện mà chuyển tất cả quả khổ. Vậy, con hãy lắng nghe Đức Phật  dạy mà hướng  dẫn  cho  ngoại  con:  “Này   các   tỳ  kheo muốn  ước  nguyện  một  điều  gì,  điều  đó  được viên mãn thì giới luật phải nghiêm chỉnh”.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Tám giới luật Phật tức là chín đức hạnh. Chín đức hạnh gồm có:
1/   Đức  hiếu   sinh  (Lòng  thương  yêu  sự sống của muôn loài).
2/  Đức buông xả (Không gian tham trộm cắp cướp giựt, móc túi, lấy của không cho).
3/   Đức  chung thủy  (Không tà  dâm  lấy vợ người, chồng người khác).
4/        Đức thành thật (Không nói dối).

5/        Đức sáng suốt (Không uống rượu).

6/  Đức tự nhiên (Không trang điểm, đeo vòng vàng chuỗi ngọc và thoa dầu thơm).
7/  Đức trầm lặng độc cư (Không ca hát, không nghe ca hát, không gõ mõ tụng kinh, niệm Phật, niệm chú).
8/   Đức thanh bần (Không nằm giường cao rộng lớn).
9/  Đức ly dục (Không ăn uống phi thời, không ăn uống lặt vặt, chỉ ăn ngày một bữa).
Sau khi sống đúng 9 giới luật (Bát Quan Trai)  tức  là  những đức  hạnh làm  người  thì con hướng dẫn Ngoại con dùng hai cánh tay đưa ra, đưa vào và tác ý.
Trước  khi đưa tay  ra thì bảo:  “An   tịnh thân  hành  tôi  biết  tôi  đưa  tay  ra”. Khi đưa tay  ra  xong  thì tác  ý  tiếp:  “An   tịnh   thân hành tôi  biết tôi  đưa tay vô”. Khi đưa tay ra thì dùng  tưởng  nghĩ  như  bệnh  theo  tay  mà  đi ra. Cứ nhiếp tâm an trú vào cánh tay đẩy lui bệnh  tật  như  vậy  thì bệnh  sẽ  hết,  nhưng  khi đưa tay vô  thì dùng tưởng thân không bệnh đi
vô.

Đây không phải là phương pháp trị bệnh mà đây là phương pháp chuyển nghiệp. Do chuyển nghiệp nên phải sống đúng giới luật.
Phương pháp chuyển bệnh này mà trong kinh Tứ  Niệm  Xứ  gọi  là  “Trên   thân   quán thân để khắc phục tham ưu”.
Nếu Ngoại con tin tưởng nơi Phật pháp là pháp mầu nhiệm cứu Ngoại con thoát bệnh khổ thì Ngoại con nên yên tâm ôm pháp chuyển bệnh thì không bao lâu  Ngoại  con sẽ  hết bệnh
khổ.

Không biết con có  nhận được  một  bức  thư của  Thầy  gởi  cho ngoại  con không?  Nếu  được bức thư ấy mà  ngoại con nương vào đó giữ tâm thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự  cho đến  khi bỏ thân tứ đại thì chấm dứt tái sanh luân hồi.


NHÂN QUÂ
Câu hỏi của Thiện Đức
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Khuya  2 giờ  con
thức dậy ra sau hè tu tập thì  con chó (ban quản lý  nuôi  canh  giữ  ký  túc  xá)  thường  chạy  theo con. Trong suốt thời gian con tu tập nó nằm im một xó vừa bị run, vừa lạnh, vừa bị muỗi đốt trông rất tội nghiệp. Con đuổi nó đi,  nhưng  nó vẫn  nằm  ì, ngày  thường  con đâu  có  cho nó  ăn gì, chẳng  hiểu  sao nó  lại  mến  con. Có  khi  nào con và nó có nhân duyên tiền kiếp với nhau? Nghe người ta nói loài chó mèo rất có linh tính. Điều đó có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Tất cả những loài vật và mọi người đang sống  chung quanh ta,  đều  có  duyên nhân quả thuận hay nghịch với nhau.
Những loài vật nhỏ như kiến, trùng, muỗi, mồng, rắn, rết đang sống chung quanh con đều có duyên nhân quả với con cả, chứ không riêng con  chó  này.  Nếu  con  giết  chúng  là  con  tạo nhân ác. Một con muỗi đến thăm con là đòi nợ máu  của  con, vô  tình con chẳng  biết  đập  chết



nó là con đã không trả nợ máu cho nó xong mà lại còn mang thêm nghiệp sát sanh giết muỗi.
Khi một  con kiến cắn, một  con muỗi, một con mồng, một con rết hoặc con rắn cắn đều có nợ  nhân  quả  với  nhau cả.  Ta hãy  vui  vẻ  đừng giết chúng, vì có giết chúng thì quả đau khổ của chúng ta cũng không hết liền được mà lại tạo thêm  nhân  ác  là  giết  chúng.  Vì  thế,  khi bị chúng cắn đau đớn thì con nên nghĩ ngay rằng con đang trả  nợ  nhân  quả.  Do hiểu  biết  đang trả  nợ  nhân  quả  thì con liền  dừng  tay  không làm thêm một tội ác (giết chúng sanh).
Bố thí một ít máu cho con muỗi, con có chết gì đâu mà lại giết chúng để mãi mãi nợ nhân  quả  ác  từ  kiếp  này  đến  kiếp  khác  không bao giờ dứt.
Một con chó theo quấn quít bên con đều có nhân quả. Đời trước nó là một người thân của con, hiện  giờ  ở  lớp  nghiệp  chó,  con không  biết nó  là  ai,  nhưng  khi con có  đôi  mắt  Tam Minh vượt  qua nghiệp  thì con biết  nó  là  ai  ở  kiếp trước  của  con. Nó  có  thể  là  cha, là  mẹ,  là  anh chị  em,  là  cô  bác,  là  những  người  thân  chứ không có ai xa lạ đâu con ạ!
Vì hiểu  biết  nhân quả  cho nên mọi  người, mọi  vật  chung  quanh  ta  đều  là  những  người
thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ đừng giết hại chúng, đừng làm  chúng  đau khổ  mà  hãy  thương  xót  chúng như thương thân ta vậy con ạ!
Vì nghiệp nhân quả mà con muỗi đốt ta để hút máu nuôi sống thân, chúng có biết gì đâu, chỉ  theo  qui  luật  nhân  quả  đói  là  phải  ăn,  mà ăn  thì phải  làm  ác  cũng  giống  như  chúng  ta vậy. Phải không con?
Ở   đời  mọi  người  sống  cũng  vậy,  vì  không rõ  nhân  quả  nên  mọi  người  vì  cuộc  sống  của mình  mà chà đạp lên sự sống của loài vật khác, người khác.
Vì  cuộc  sống  của  ta  nên  ta  trở  thành  kẻ ác, gian tham, giết hại lẫn nhau.
Vì cuộc sống mà con người mất bản tính thiện  chỉ  còn  tính ác  hay  hung  dữ  của  loài  ác
thú.

Vì  cuộc  sống  của  mỗi  dân  tộc,  của  mỗi nước  mà  thế  giới  chẳng  hòa  bình,   nước  lớn mạnh ăn hiếp nước nhỏ yếu.
Vì cuộc  sống của ta mà ta hãy thương yêu mọi cuộc sống của người khác và loài vật khác. Có như vậy mới chính vì cuộc sống của ta.
Con chó  vì  nhân  quả  ái  kiết  sử  đời  trước chưa tan, nên nó vẫn theo sát và nằm gần bên con, dù  cho trời  lạnh,  muỗi  đốt  mà  không  hề rời con. Lòng yêu thương nó, con đuổi nó vào nhưng nó vẫn không nỡ rời lìa bỏ con vào nhà. Xem thế đủ biết luật nhân quả ái kiết sử quả là ghê gớm thật. Có đúng như vậy không con?
Thương  thì  ai   cũng  thương,   nhưng   bản chất hung dữ và giận hờn, oán ghét thì ai cũng còn,  chứ  không  bao giờ  bỏ  được,  phải  không
con?

Chúng  ta  được  sanh  làm   người   đều   do nhân quả nên lúc nào cũng bị chi phối bởi luật nhân quả. Buồn rầu, đau khổ, bệnh tật tai nạn, thương yêu, giận hờn, v.v.. đều do nhân quả cả.
Chúng  ta  sống  trong  vòng  tay  nhân  quả mà  không biết  chuyển đổi  nhân quả  thì không thể nào thoát khỏi vòng tay nhân quả.
Không gian và thời gian là những mảnh lưới   thiên   la,   địa   võng   của   nhân   quả,   nên không có một vật nào thoát ra khỏi sự chi phối của nó.
Muốn thoát ra khỏi qui luật của nhân quả thì chỉ có sống thiện. Sống thiện có 10 điều, chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.
1-        Không giết hại và ăn thịt chúng sanh.

2- Không gian tham trộm cắp, lấy của không cho.
3-   Không nên tà dâm với người khác làm hại gia đình người, gia đình mình.
Chưa lập gia đình phải giữ gìn cho trong sạch đừng nên trao thân gởi phận cho người khác, khi chưa thành hôn. Chúng ta là con người,  chứ  không  phải  là  con  thú  vật.  Hành dâm dục là phải có đạo lý, chứ đâu phải đụng đâu hành dâm đó. Nếu không lấy đạo lý mà giữ gìn đức hạnh thì khổ đau và hối hận không thể tránh khỏi trong cuộc đời đầy dẫy những ác pháp.
4-   Không  nên  nói  lời  hung  dữ,  nạt  nộ, chửi mắng người.
5-        Không nên nói xấu người.

6-        Không nên nói vu khống người.

7-        Không nên nói dối, nói không đúng sự
thật.
8-        Không tham lam, ham muốn.

9-        Không sân giận.

10- Không si mê.

Trên đây là 10 điều thiện để chuyển hóa nhân quả, khiến cho nhân quả xấu trở thành nhân quả tốt. Con hãy đọc sách Hành Thập Thiện và Tứ Vô Lượng Tâm mà Thầy đã cho ấn tống thì rõ.


PHÓNG SANH

Câu hỏi của Thiện Đức
Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Ở     Châu   Đốc người  ta thường  lợi  dụng  dịp vía bà  Chúa  Xứ, vía Quán  Âm  rằm  lớn  bắt  chim  nhốt  vào  lồng bán cho khách hành hương phóng sanh đó có ý nghĩa gì không? Thế nào là phóng sanh đúng chánh pháp?
Đáp: Phóng sanh đúng chánh pháp là phóng sanh theo luật  nhân quả, là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng. Đúng thời, đúng đối tượng như thế nào?
Đúng  thời  và  đúng  đối  tượng  là  thời  gian vô  tình chúng ta gặp một  con vật đang bị lưới, bị câu thì ngay đó chúng ta xin mua con vật  đó để  phóng  sanh.  Đó  là  đúng  giờ  giấc  và  đối tượng  nhân  quả  ta  và  con vật.  Nếu  xem  xét trong  nhân  quả  thì  ta  và  con  vật  có  nhân duyên  với  nhau  đã  khéo  gieo  nhân  quả  trong tiền  kiếp,  nên  kiếp  này  gặp  nhau  trong  hoạn
nạn.

Ta  phóng  sanh  như  vậy  là  phóng  sanh đúng thời, đúng đối tượng, còn ra chợ mua chim cá  phóng  sanh là  khiến  cho người  bắt  chim  cá giam nhốt lại trong chậu trong lồng để chờ chúng   ta   đến   mua  phóng   sanh  cho  có   giá. Phóng sanh như vậy là chúng ta mang tội đồng lõa  với  kẻ  bắt  chim  cá.  Có  nghĩa  chúng  ta phóng sanh là trở lại thành tội sát sanh. (Vì đi bắt chim cá nhốt là đã vô tình giẫm đạp một số con vật  chết;  và  khi nhốt  thì có  thể  chúng  bị thương,   bị   đói,   bị   xa   đàn,   lẻ   bầy…,  lòng  dạ chúng   cũng   thương  nhớ,   âu   sầu,   sợ   hãi…   và chết; hoặc có khi người khác thích ăn loại chim cá ấy đến mua thì chúng bị giết hết).
Kinh  sách   phát   triển   dạy   phóng   sanh nhưng không giải thích rõ ràng, vì thế người phóng  sanh  không  được  phước  báo,  ngược  lại



trong nhà có nhiều tai nạn, bệnh tật cho người này  hoặc  người  khác.  Làm  phước  mà  không thấy phước, mà chỉ thấy tai họa, thật là tội nghiệp.
Nếu   từ   đây   có   ai   phóng   sanh  thì  con khuyên  họ  phóng  sanh  cho đúng  chánh  pháp, cho đúng luật nhân quả, chứ không khéo phóng sanh mà cuối cùng lại mang họa vào thân.
Loài chim cá bị lưới rập chài câu đều là do nhân quả  đời  trước, mà  đời  nay phải  làm thân chim cá để bị người đời chài câu lưới rập lại.
Cho nên, người làm nghề chài lưới cá tôm sau này thành thân cá tôm cho người khác chài lưới lại, đó là nhân quả.
Người  săn bắn lưới  rập  chim  thú, sau này trở thành chim thú cho người khác săn bắn và lưới rập trở lại.
Qui  luật  nhân  quả  xoay vần  không  ai  có thể thoát lưới rập của nó được.
Loài người và loài vật được sanh ra đều do qui  luật  của  nó.  Cho nên,  không  ai  trốn  khỏi luật  nhân  quả.  Nhân  nào  thì quả  nấy,  có  vay thì  phải  có  trả.  Đối  với  luật  nhân  quả  mà không đủ trí tuệ thì làm một điều thiện nhưng trở  lại  là  làm  một  điều  ác  như  đi  ra chợ  mua
chim cá phóng sanh. Mới nghe thì rất thiện, nhưng  lại là  ác  pháp  vì không trí tuệ, thiếu sự hiểu biết vô tình khiến người làm ác lại làm thêm,  nên  làm  thiện  mà  lại  làm  tội  ác  đồng
lõa.

Cũng như bố thí cho người ăn mày nghèo, không ngờ chúng ta lại bị người không nghèo lừa  đảo.  Họ  không  nghèo  giả  vờ  nghèo,  họ không tàn tật giả vờ tàn tật ngửa tay xin tiền. Ta vô tình bị lừa đảo tiền mất mà không phước lại còn bị kẻ lừa đảo cười chê cho mình  là ngu. Cho nên, có một hôm Vua Ba Tư Nặc hỏi Đức Phật:
- Chúng con là người cư sĩ bố thí, cúng dường, phóng sanh đúng chánh pháp như thế nào xin Thế Tôn chỉ dạy.
Đức Phật bảo:

-  Này  Đại  Vương  muốn  cúng  dường,  bố thí,   phóng  sanh  cho  đúng   chánh  pháp.  Khi cúng  dường  phải  chọn  những  người  tu  sĩ  giới luật nghiêm chỉnh mà cúng dường thì mới được phước báo. Còn cúng dường cho những tu sĩ phạm giới, phá giới thì không được phước mà còn  thêm  tội  nối  giáo  cho các  tu  sĩ  phạm  giới diệt Phật giáo.



Tội ấy muôn đời sẽ không còn gặp chánh pháp của Đức Phật và đời sau sanh làm người, làm  vật đều  gặp  nhiều  tai  nạn, bệnh tật nan y khổ đau vô cùng, vô tận.
-  Này  Đại  Vương  muốn  bố  thí  thì phải chọn một người nghèo mà ăn ở hiền lành, hiếu hạnh đối với cha mẹ, không tham lam, trộm cướp,   không   giựt   của   người,   không   lấy   của không cho. Bố thí  cho những người ấy thì được phước báo vô lượng, bản thân ít bệnh tật, ít tai nạn,  gia  đình  luôn  luôn  mọi  người  đều  được bình an, yên vui và hạnh phúc tràn trề. Còn bố thí   cho  những  người   ác   tham   lam,   lấy   của không  cho, trộm  cắp,  cướp  giựt thì  không được phước báo mà còn tai họa sẽ đến, hay gặp bệnh tật khó trị.
Sư cô Trí  Hải chuyển dịch Anh ngữ sang Việt ngữ những kinh sách có giá trị được mọi người biết đến, nhưng khi đi làm từ thiện, đem tài vật đi bố thí cho những người nghèo, bất hạnh, nhưng bị tai nạn giao thông làm Sư cô chết một cách đột ngột thê thảm và đau xót. Bố thí mà  không  được  phước  mà  mang  họa  vào thân.
Nhân quả do những người tham lam giết người,  cướp  của,  hại  mạng  chúng  sanh  hay  ăn
thịt   chúng  sanh  hoặc   bắt   chim   cá  bán  cho người  phóng  sanh.  Vì  thế  mới  lâm  vào  cảnh màn trời chiếu đất nghèo khổ, bất hạnh. Họ là những  người  không  thiện,  thế  mà  mình  không trí tuệ  mang  của  cải  tài  sản  đến  cho họ,  nên mình  phải  lãnh  nhân  quả  của  họ.  Vì  thế,  tai nạn mới về mình.
Cho nên,  đức  Phật  dạy  bố  thí phải  chọn lấy  những  người  hiền  lành  mà  bố  thí thì mới được phước báo.
Muốn   phóng   sanh   thì  phải   chọn   đúng nhân  quả  mà  phóng  sanh,  chứ  không  phải  đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ  nhân  quả  mà  phóng  sanh  thì sai,  không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân  quả  của  chúng.  Cho  nên,  người  phóng sanh không được  phước  mà  lại  gặp  tai  nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.
Kinh sách phát triển dạy phóng sanh hay bố  thí thì người phóng sanh, bố  thí không biết mình  phóng sanh, bố  thí và  người  nhận bố  thí và  vật  được  phóng sanh cũng không biết. Theo kinh sách phát triển phóng sanh và bố thí như vậy mới là bố thí và phóng sanh đúng chánh pháp. Lời dạy này là lời dạy phóng sanh bố thí không trí tuệ, dạy như vậy đi phóng sanh và bố



thí để  trở  thành cây đá. Bố  thí mà  không biết mình  bố  thí, phóng  sanh mà  không  biết  mình phóng sanh thật là vô lý, người được  bố thí mà không biết  mình  được  bố  thí. Thật  là  ngu ngơ. Bố  thí, phóng  sanh  như  vậy,  là  kẻ  ngu dại  si
mê.

Đối với Đạo Phật phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả. Soi sáng tận gốc của nhân  quả  mới  bố  thí, cúng  dường  và  phóng sanh.


NHÂN QUÂ PHÂI TRÂ

Câu hỏi của Thiện Đức


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Ở   kế  nhà  con có bà  lão  tuổi  cao, sức  yếu  thế  mà  ngày  nào cũng phải đi bán vé số lo cho hai cháu đi học. Thằng con trai  cầu  tự  của  bà  cũng  chính  là  cha của hai đứa bé, suốt ngày ăn chơi, rượu chè, cờ bạc về  nhà  kiếm  chuyện  đập  phá  đồ  đạc.  Đòi  tiền bà  như  là  món  nợ  tiền  kiếp.  Lúc  ở  nhà  con thường qua lại nói chuyện với bà. Bà mến con lắm. Nhìn  tình cảnh  của bà  mà  con động  lòng



thương. Con muốn nói lời nào đó an ủi bà, giúp bà vui vẻ trả nghiệp, vượt qua đau khổ mà suy nghĩ   mãi   không   ra.  Thầy   có   thể   giúp   con không?
Đáp:  Bà  lão  này  nợ  đứa  con trai  và  hai đứa cháu trong đời trước, đời này chúng sinh ra để  đòi  nợ,  cho nên  bà  không  bỏ  được  mà  phải vất vả bán vé số nuôi hai cháu, nhưng còn phải đưa tiền cho cậu con trai đi nhậu, nếu không có tiền đưa nó thì đập nhà phá cửa. Thật là tội nghiệp cho bà, nhưng luật nhân quả ai gieo thì phải  gánh chịu, dù  chúng ta có  thương giúp  đỡ nhưng nghiệp nhân quả bà đâu trốn khỏi.
Con thương bà nên khuyên bà đừng buồn rầu,  đừng  than  thân  trách  phận  mà  hãy  vui lòng trả món nợ tiền kiếp.
Vui  vẻ  chấp nhận khi con trai  về  xin tiền bà  hãy  vui  lòng  mà  vét  sạch  tiền  cho nó  với tâm không buồn rầu, không trách mắng.
Đối  với  luật  nhân  quả  muốn  chuyển  hóa thì phải  vui  vẻ  và  giữ  gìn  tâm  bất  động,  xem như không có việc gì xảy ra. Khi nhân quả đến, đến với sự khắc nghiệt cay đắng đến mức độ nào,  dù  cho có  chết  ta  cũng  giữ  gìn  tâm  bất động, chẳng sợ  hãi, chẳng khiếp  đảm  thì ngay lúc  ấy  ta  đã  chuyển  hóa  nhân  quả.  Nếu  chỉ  có



một chút xíu sự buồn phiền, than trách trong lòng, là ta bị nhân quả chuyển hóa tức khắc; là ta đang tạo thêm nhân quả.
Con muốn  giúp  bà  thì nên  khuyên  bà  vui vẻ   sẵn  sàng  tha  thứ   cậu   con  trai,   thì  mới chuyển đổi cậu con trai sẽ  trở  thành người  tốt, lo làm ăn nuôi dưỡng hai cháu và phụng dưỡng
bà.

Nhân quả chỉ có sống thiện, làm thiện thì mới chuyển đổi được, còn sống ác làm ác thì không  bao giờ  chuyển  đổi  được  nhân  quả  mà còn gia tăng thêm.


CẦU CƠ
Câu hỏi của Thiện Đức
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Hằng  năm  sắp
đến  kỳ  thi thì  có  những  học  sinh,  sinh  viên không  lo học  bài  mà  chỉ  rủ  nhau  đi cầu  cơ để hỏi  vong hồn  xem đề  ra câu  gì rồi  học  tủ  câu đó.  Chẳng  may,  ma,  quỷ,  Thần,  Thánh  yếu năng lực chỉ sai câu, làm hại nhiều HS, SV thi



rớt  chán  nản,  có  người  còn  rơi  vào  tình  trạng tuyệt vọng đến bất cần sống.
Thưa  Thầy,  cầu  cơ là  như  thế  nào?  Có thực  vong hồn về  không?  Tại  sao nó  nói nhiều chuyện đúng thực  tế  làm cho nhiều  người phải khâm phục mà tin  theo?
Đáp: Trong  thân con người gồm có 5 uẩn:
sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Sắc uẩn là phần hữu hình  của bốn uẩn kia thường hoạt động trên thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Trong thân tứ đại gồm có sáu căn, sáu thức và thường tiếp xúc với sáu trần bên ngoài.
- Sáu căn gồm có:

1-        Nhãn căn

2-        Nhĩ căn

3-        Tỷ căn

4-        Thiệt căn

5-        Thân căn

6-        Ý căn

- Sáu thức gồm có:

1-        Nhãn thức

2-        Nhĩ thức

3-        Tỷ thức



4-        Thiệt thức

5-        Thân thức

6-        Ý Thức

- Sáu trần gồm có:

1-        Sắc trần

2-        Thinh trần

3-        Hương trần

4-        Vị trần

5-        Xúc trần

6-        Pháp trần

Sáu căn tiếp xúc sáu trần sinh ra sáu thức, tạo thành một sự sống của muôn loài muôn vật; một thế  giới  quan của Phật  giáo hiện bày; một thế  giới  khổ  đau  đến  với  cuộc  sống  của  con người và cả loài vật; một thế giới duyên hợp tưởng  tri khiến  cho con người  sống  điên  đảo lầm  chấp  là  có  thật, nên tạo  ra biết  bao nhiêu điều ác làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Thế  mà, còn chưa đủ  lại  tưởng tri thế  giới  siêu  hình  có  linh hồn  người  chết,  ma, quỉ,  Thần,  Thánh,  v.v.. chính  những  hình  ảnh ấy mà tưởng uẩn mới dựa vào đó mà hoạt động thành  ra mới  có  người  lên  đồng,  kẻ  nhập  cốt;
mới  có  kẻ  cầu  cơ; mới  có  người  cúng  bái  cầu siêu, cầu an, coi sao, bói quẻ, v.v..
Tưởng uẩn là phần vô hình của thân ngũ uẩn, nhưng nó hoạt động theo sự tiếp nhận của các  từ  trường  sắc  uẩn  còn  lưu  lại  trong  không
gian.

Tưởng  uẩn  cũng  có  những  năng  lực  như sắc  uẩn  và  còn  hơn  nữa.  Cho  nên,  có  những điều sắc uẩn không làm được mà tưởng uẩn làm được.  Vì  những  năng  lực  hoạt  động  kỳ  lạ  phi thời gian và không gian ngắn hạn của tưởng uẩn,   nên  tri kiến,   kiến  thức   của  con  người không thể  nào  hiểu  được. Do đó,  họ cho những năng lực ấy là thế giới siêu hình,  là có sự sống sau khi con người chết. Do không hiểu nên người ta mới tin tưởng cầu siêu, cầu an, cầu cơ, v.v..  Do cầu  siêu,  cầu  an, cầu  cơ, v.v..  mà  gần đây  người  ta  thành  lập  ra một  tôn  giáo  siêu hình   tưởng.   Nói   chung  tất   cả   các   tôn   giáo không  chứng  minh  giáo  lý  được  như  khoa  học là tôn giáo tưởng, tôn giáo mê tín.
Cầu  cơ  là  một  hình   thức  cầu  linh  hồn người  chết  giáng  cơ bút  cho biết  những  điều mình  ước muốn trong tương lai.
Cầu  cơ là  một  loại  mê  tín tri thức,  chứ không phải loại mê tín bình dân. Cầu cơ là một
phương pháp tập hợp tín lực vào một đối tượng ảo  tưởng  để  nội  lực  tín lực  của  những  người  có mặt trong lễ cầu cơ thực hiện những ước muốn. Nhất là những người trực tiếp cầu nguyện. Nếu những người đặt trọn lòng tin vào cơ bút thì tưởng  uẩn sẽ  hoạt  động mạnh  và  rõ  ràng.  Còn không  đủ  tín lực  thì tưởng  uẩn  không  hoạt động, cơ bút không về hay nói cách khác là cầu cơ không được.
Cầu cơ chẳng qua là một việc làm đánh thức  năng  lực  của  tưởng  uẩn  hoạt  động.  Năng lực  tưởng uẩn  hoạt  động  đúng  thì người  cầu  cơ phải thân tâm thanh tịnh, nếu thân tâm không thanh  tịnh  thì cầu  cơ không  linh tức  là  không đúng,  vì  thế  những  học  sinh  cầu  cơ thi rớt  là vậy.  Cho nên,  trước  khi cầu  cơ thì thân  phải tắm  rửa  sạch  sẽ,  còn  tâm  thì phải  giữ  gìn trai giới  nghiêm  chỉnh,  nhờ  có  sự  thanh  tịnh  như vậy nên tưởng uẩn giao cảm nhận ra từ trường đúng như thật. Còn thân tâm không thanh tịnh thì tưởng uẩn không nhận ra đúng, nên tín lực tạo  thành ảo  tưởng, vì thế mọi  việc  cơ báo  đều
sai.

Cầu cơ cũng giống như lên đồng, nhập cốt qua một hình  thức khác nhưng cũng chỉ có một tưởng uẩn hoạt động mường tưởng như linh hồn
  
người chết về nhập vào, thay vì nhập vào người thì gọi là lên đồng, lên cốt, nhập vào cơ thì gọi là cơ bút.
Cho nên,  cơ bút  chỉ  là  tưởng  uẩn  của  con người  hoạt  động,  chứ  không  có  linh hồn  người chết   hay  Tiên,   Phật,   Thần  Thánh,   quỉ,   ma nhập vào.
Những điều kỳ lạ  xảy ra chung quanh thế giới của con người cũng chỉ nơi thân tâm con người lưu xuất, ngoài thế giới con người đang sống thì không bao giờ có thế giới vô hình  nào khác.
Bởi  mỗi  con  người  đều  có  năm  uẩn  mà phần sắc uẩn chỉ có một, còn phần không hình sắc tới bốn uẩn như:
1-        Tưởng uẩn (vô hình)

2-        Thức uẩn (vô hình)

3-        Thọ uẩn (vô hình)

4-        Hành uẩn (vô hình)

Cho nên,  kẻ  nào  tin có  Thiên  Đàng,  Cực Lạc,  có  linh hồn  người  chết,  có  Phật  tánh,  có thần  thức,  có  ma,  quỷ  là  mê  tín, là  thiếu  óc khoa  học,  là  thiếu  đạo  đức  nhân  bản  -  nhân quả, là những người còn lạc hậu.
  
Cầu  cơ là  một  loại  mê  tín tri thức  như trên  đã   nói,  do  những  nhà  tri thức  mê  tín, trong đó có học sinh, sinh viên và một số người có  trình độ  học  thức  cao, nhưng  vẫn  không thoát  ra khỏi  sự  mê  tín này,  ngay  cả  những nhà  khoa học  vẫn sống trong mê tín, vì những trạng  thái  mê  tín khoa  học  chưa  giải  thích được. Gần đây, có một số nhà khoa học dựa vào đạo học  Đông phương giải  thích theo  khoa học vật lý.
Cuốn sách  “Đạo  Của  Khoa  Học”  được  dịch từ sách “The Tao of Physies” của tác giả Frityof Capra do nhà  khoa học, giáo sư Nguyễn Tường Bách  biên  dịch.  Tập  sách  dựa  trên  ngôn  ngữ khoa Đạo Học Đông Phương, nhất là tư tưởng của  Lão,  Trang  và  Thiền  Tông  Trung  Hoa  để minh chứng một số vật lý siêu hình.
Dù cho các nhà khoa học có cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề trừu tượng, nhưng vì vấn đề tri kiến  của  các  nhà  khoa học  vẫn  còn  bị  hạn cuộc trong không gian và thời gian. Vì thế, không  thể  vượt  qua hàng  rào  không  gian  và thời gian mà minh chứng được rõ ràng.
Cầu  cơ là  một  sự  đánh  thức  tưởng  uẩn hoạt  động để  nó  giao  cảm  với  những từ  trường
mọi  sự  việc  đã,  sẽ  xảy  ra bằng  tín lực  của  con người.
Còn đúng sai là do thân tâm của những người  cầu  cơ có  thanh  tịnh  hay  không  thanh tịnh như trên đã nói.
Linh hồn con người không bao giờ có. Người chết chỉ còn lưu lại những âm thinh, sắc tướng khi còn sống trong không gian bằng những từ trường.


MA ĐÈ
Câu hỏi của Thiện Đức
Hỏi: Kính thưa Thầy! Cách đây khá lâu
con bị tình  trạng ma đè hay bóng đè (theo cách gọi dân gian). Toàn thân con bị tê cứng, con không điều phục được gì, ngoại trừ hơi thở, lúc đó  vô  tình  con nhớ  đến  pháp  môn  Định Niệm Hơi  Thở  của  Thầy  bèn  tác  ý  “hít  vô  tôi  biết  tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.
Chỉ  trong  hai  hơi  thở  con  đã  phục hồi trạng thái thân thể bình  thường không cần xoa
bóp  chỗ  tê  như  những  người  khác  đã  từng  bị ma đè.
Điều  này  được  lý  giải  như  thế  nào?  Xin
Thầy chỉ dạy.

Đáp: Ma đè là một trạng thái tưởng, khi ngủ nửa tỉnh nửa mê, tình trạng này sắc uẩn chưa ngưng nghĩ thần kinh trọn vẹn, còn tưởng uẩn mới bắt đầu hoạt động nên cũng chưa hoạt động trọn vẹn, khiến thân con bị cứng không động đậy được, miệng chỉ úù ớ, chứ không kêu la được  như  người  ngủ  mớ.  Người  bị  ma  đè  cố gắng  vùng  vẫy  cho đến  khi tỉnh  hẳn  thì trạng thái ma đè biến mất.
Một  người  ngủ  say  thì không  bị  ma  đè; một  người  ngủ  trong  chiêm  bao cũng  không  bị ma đè, chỉ có người ngủ nửa tỉnh nửa mê, trạng thái ấy trong thiền định của Phật Giáo gọi là hôn  tịch.  Nhóm  hôn  tịch  gồm  có:  hôn  trầm, thùy   miên,   vô   ký,   hôn   tịch,   ngoan  không, chiêm bao, v.v.. đó là một nhóm trạng thái si mê, do tưởng uẩn hoạt động. Tưởng uẩn hoạt động  điều  khiển thần  kinh chưa trọn  vẹn,  nên lúc bấy giờ có một số thần kinh không hoạt động.  Một  số  thần  kinh không  hoạt  động,  nên người  ngủ  nửa  tỉnh  nửa  mê  mới  có  cảm  giác thân bị đè nặng và không động đậy được.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!