Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 9 -8



Ở  đây, không có ma đè mà có một số thần kinh nghỉ ngơi chưa hoạt động trở lại bình thường trong khi còn đang ngủ nên cảm thấy thân cứng đơ.


QUY Y TAM BÂO
Câu hỏi của Thiện Đức
Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Đối   với   người chưa từng biết Phật pháp là gì, nhưng  đời sống của  họ  rất  thiện.  Vậy,  họ  có  cần  phải  quy  y Tam Bảo gieo duyên chủng tử Phật pháp hay không thưa Thầy?
Đáp: Tuy rằng sống trong thiện Pháp, nhưng đó là những thói quen thiện pháp theo truyền  thống  hay  gen  thiện  của  ông  bà,  cha mẹ. Những truyền thống và những gen thiện pháp  ấy  chưa đủ  để  hiểu  biết  về  thiện  pháp nhân bản - nhân quả của đạo đức làm người. Vì thế, dù có sống trong thiện pháp của truyền thống  ông  cha,  nhưng  chưa trọn  vẹn  nên  vô tình  chúng  ta  vẫn  còn  làm   khổ   mình,   khổ
người,  khổ  chúng  sanh, cho nên  chúng  ta phải quy y Tam Bảo.
Quy y Tam Bảo  có  nghĩa  là  nương tựa  và học  hỏi  những  thiện  pháp  mà  chúng  ta  chưa hiểu  biết.  Những  thiện  pháp  của  Tam  Bảo  là đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình,  khổâ người và khổ tất cả chúng sanh.
- Thứ  nhất  là  học  hỏi  về  Phật  Bảo.  Học hỏi  về  Phật  Bảo là  học  đạo đức  làm  Phật. Đạo đức không tham, sân, si.
- Thứ hai là học hỏi về Pháp Bảo. Học hỏi về Pháp Bảo là học đạo đức ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp.
- Thứ ba là học hỏi về giới luật của một vị Tăng (Tăng Bảo). Học  hỏi  về  giới  luật  của một vị  Tăng là  đạo  đức làm  Thánh vô lậu. Vậy đạo đức làm Thánh vô lậu như thế nào?
Đạo đức làm Thánh vô lậu là những hành động sống hằng ngày của một vị Tăng. Vậy, các con  muốn   hiểu   rõ   nghĩa  này   thì  phải   hiểu nghĩa của các cụm từ như: vô lậu, Tăng. Vậy vô lậu và Tăng nghĩa là gì?
Vô  lậu  nghĩa  là  không  còn  tham,  sân,  si;
không còn phiền não, tức giận; không còn tham



danh, chức  tước, quyền cao; không còn đắm  lợi chùa to, Phật lớn, tiền bạc nhiều v.v..
Tăng  là  một  người  tu  sĩ  cạo  bỏ  râu  tóc, mặc y áo thô xấu, sống chỉ có một bộ đồ: y thượng,  y  trung  và  y  hạ.  Một  chiếc  bát  bằng đất nung, để xin cơm, ăn uống cũng trong chiếc bát  ấy.  Sống  không  gia  đình,  không  nhà  cửa, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, đó là hạnh tri túc thiểu dục, không có chùa to Phật lớn.
Tăng  là  một  người  tu  sĩ  sống  đúng  10
Thánh hạnh:

1-   Thánh đức  hiếu  sinh, sống thương yêu chúng  sanh  như  con.  Không  làm  chúng  đau khổ,   không   giết   hại   chúng,   không   ăn   thịt chúng,   luôn   luôn   an  ủi,   xoa  dịu   những   vết thương đau của chúng.
2-   Thánh  đức  buông  xả,  sống  không  lấy của  người  khi họ  chưa cho, tức  là  không  tham lam, trộm cắp, cướp giựt, móc túi lấy của người khác.
3-   Thánh   đức   thanh   tịnh,   sống   không dâm  dục,  xa lìa  dâm  dục,  từ  bỏ  dâm  dục, đoạn diệt dâm dục, vì dâm dục là con đường sanh tử luân hồi, đầy dẫy mọi sự đau khổ.
4-  Thánh đức chân thật, sống không nói dối, xa lìa nói  dối, từ  bỏ  nói  dối, đoạn diệt  nói dối.  Vì  người  nói  dối  không  có  việc  ác  nào  mà họ  không  làm.  Người  nói  dối  sẽ  làm  mất  lòng tin đối với mọi người khác.
5-   Thánh   đức   minh   mẫn,   sống   không uống rượu, dù bất cứ loại rượu nào cũng không uống, vì uống rượu đầu óc u tối không sáng suốt minh  mẫn,  không  biết  xấu  hổ, nằm  đường  ngủ bụi  không  biết  vệ  sinh  dơ  sạch.  Người  uống rượu  càng  lúc  càng  ngu si,  cơ thể  thường  sinh bệnh tật, lời  nói của người uống rượu không có giá trị, ít ai tin cậy.
6-   Thánh đức tự nhiên, sống không trang điểm, làm đẹp, làm sang, không đeo vòng vàng, chuỗi  ngọc,  tràng  hoa,  không  thoa  dầu  thơm,

v.v..

7-   Thánh  đức  trầm  lặng  độc  cư, không tụng  niệm  cúng  tế,  không  ca hát,  không  nghe ca hát, không hội họp nói chuyện, sống độc cư, độc bộ, độc hành.
8-   Thánh đức thanh bần, lấy gốc cây làm giường nằm, từ bỏ nằm giường cao rộng lớn, lấy chòi  tranh vách lá  làm  nhà  ở, từ  bỏ  ở  chùa to, Phật lớn, v.v..
  
9-   Thánh  đức  ly dục,  sống  từ  bỏ  ăn uống phi  thời,  không  ăn  uống  phi  thời  là  ly dục  ăn. Ly dục ăn mà không khắc phục được, thì không xứng đáng là một vị Thánh Tăng trong Đạo Phật. Một vị Thánh Tăng còn ăn phi thời, ngày hai ba bữa là chưa ly dục ăn. Chưa ly dục ăn là chưa phải một vị Thánh Tăng đệ tử của Đức Phật. Xin quý  phật tử  hãy cảnh giác, họ chỉ  là Ma  Ba  Tuần  trong  Phật  giáo,   họ  là   những người diệt Phật giáo.
10- Thánh đức ly tham, sống từ bỏ cất giữ tiền bạc, xa lìa cất giữ tiền bạc, còn cất giữ tiền bạc  không phải  là một  vị  Thánh Tăng. Vì tiền bạc sẽ sai khiến con người. Một vị Thánh Tăng không còn nô lệ cho tiền bạc của cải tài sản, sống thiểu dục tri túc ba y một bát ngày đi xin ăn, tối ngồi thiền xả tâm.
Trên đây là những Thánh hạnh tiêu chuẩn của một  vị  Thánh Tăng, khi các  con muốn quy y Tăng Bảo thì hãy chọn những vị nào sống đúng 10 Thánh hạnh này thì mới xứng đáng là Thầy của các con. Còn nếu vị Thầy nào sống không đúng 10 tiêu chuẩn này thì các con đừng chọn họ quy y Tam Bảo. Họ không xứng đáng làm Thầy của các con đâu.
  
Nếu  không  quy y Tam Bảo  thì không  bao giờ  thông  hiểu  và  biết  cách  tu  sửa  những  lỗi lầm sống không đúng đạo đức nhân bản – nhân quả thì cuộc đời rất là đau khổ. Phải không các con?


TRI KIẾN VÀ BÂN LĨNH CỦA NGƯỜI TU THEO CHÁNH PHÁP NGUYÊN THỦY

Bài viết của Nguyên Thanh


Khi  chúng   ta   đến   với   chánh   pháp Nguyên  Thủy,  chúng  ta  có  những  ước  nguyện, có  những  tâm  nguyện  tu  tập  để  chấm  dứt  mọi sự khổ đau của kiếp người, để gieo duyên với chánh pháp Nguyên Thủy. Chúng ta có hữu duyên từ nhiều tiền kiếp xa xưa nên ngày hôm nay mới được gặp gỡ hội tựu về đây cùng chung sống bên nhau tu tập. Chúng ta sống một ngày làm Phật; một ngày làm Thánh A La Hán; một ngày được sống trong thiện pháp; sống trong những từ trường thương yêu của chư Phật, của Thầy, của Út. Tâm của chúng ta luôn hân hoan, khinh an, thanh thản, an lạc và vô sự trong những  ngày  tháng  đó.  Vì vậy,  ta  cố  gắng khắc phục  những  nhược  điểm  của  chính   mình;   cố gắng tu tập để có được những kết quả tốt; cố gắng tu  tập  để  có  những giây phút  thanh thản và  vô  sự;  những  giây  phút  một  mình  ở  trong thất,  đối  diện  với  chính   mình;   đối  diện  với những  tư  tưởng  của  chính  ta.  Đó  là  những  giờ
phút chiến đấu oanh liệt nhất. Khi chúng ta bước chân vào tu viện tu tập, khi chúng ta đến với chánh pháp Nguyên Thủy.
Đến  với  tu  viện  chúng  ta  tập  sống  một mình,  sống  cho mình,  tu  cho mình.  Chúng  ta tập sống một ngày làm Phật, một ngày làm Thánh  A  La  Hán.  Nên  mọi  cái  khó  khăn  của chính  ta  được  khắc  phục,  chế  ngự,  từ  cái  ăn uống,   đến  cái   ngủ   nghỉ,   cái   chỗ   ở,   cái   nói chuyện,  đều  được  ta  khắc  phục  một  cách  dễ dàng   không   khó   khăn   chi.   Bởi   vì   ta   đang hướng đến làm Phật, làm Thánh A La Hán, để giải thoát làm chủ sanh tử. Cho nên ta không muốn đòi hỏi một cái gì hết. Ta tập sống, đời sống  thiểu  dục  tri túc,  như thời  Đức  Phật  thuở xưa. Mỗi ngày ta ôm bình bát đi xin cơm về ăn, cho gì  ăn  nấy,  không  đòi  hỏi  cầu  kỳ,  ta  ngủ cũng   vậy,   đúng   thời   khóa   tu   tập   giờ   giấc nghiêm  chỉnh, ta không nói  chuyện nhiều. Chỉ nói  những điều  cần thiết  và  thưa hỏi  pháp  khi gặp  khó khăn. Tại sao chúng ta phải  sống như vậy?  Thưa  các  bạn!  Vì  ta  đang  tập  sống,  ta đang  hướng  đến  như  Phật,  như  Thánh  A  La Hán.   Chúng   ta   đang  tập   sống   theo   truyền thống quá khứ của chư Phật để lại.
Đức Phật dạy rằng: “Này các tỳ kheo, nghề sinh sống hèn hạ nhất là nghề khất thực  (đi  xin).   Đây  là  một  lời  nguyền  rủa trong đời,  này  các  tỳ  kheo  khi nói  ông  là kẻ  khất  thực (xin  ăn)  với  cái  bát  trên bàn tay, ông đi chỗ này, chỗ kia và đấy là nghề sinh sống. Này các tỳ kheo, điều mà các thiện  gia nam  tử  chấp  nhận  là  những  vị nào  sống  vì lý  tưởng,  mục  đích.  Duyên  với lý   tưởng   mục   đích,   không   phải   vì  ma cưỡng  ép,  không  phải  vì trộâm  cướp  cưỡng ép,  không  phải  vì thiếu  nợ,  không  phải  vì sợ hãi, không phải vì không có nguồn sinh sống mà với ý nghĩ, ta bị chìm đắm trong sanh,  già,  bệnh,  chết,  sầu,  bi khổ,  ưu não, bị  chìm  đắm  trong đau  khổ,  bị  quanh  vây bởi  đau  khổ.  Rất  có  thể  sự  chấm  dứt  toàn
bộ khổ uẩn này được tìm ra11”.

Như  vậy,  Đức  Phật  đã  dạy  cho chúng  ta thấy rằng: Khi ta ôm bình bát đi xin cơm về ăn là  để  xả  tâm  ly dục,  ly ác  pháp. Khi ta đi  đến
một  trú  xứ  nào  đó  hoặc  ta đi đến khu  nhà  bếp



11  Người  khất  thực  đại  tạng  kinh  Việt  Nam  Tương  Ưng
Kinh tập III trang 171, 172, 173
để thọ nhận thức ăn là để xả tâm; xả những cái ham  muốn  ăn  ngon;  xả  cái  ham  muốn  ăn  cầu kỳ;  xả  cái  ham muốn  ăn  đòi  hỏi,  cũng  như đòi hỏi  “cho  tôi  một  tuần  thêm  đĩa  rau  hoặc  một tuần đĩa khoai; cho tôi cơm mềm; cho tôi cơm trắng; cho tôi thêm cái này; cho tôi thêm cái khác, v.v…”.
Chúng ta ăn uống là để ly dục, chứ không phải ăn uống để đắm nhiễm, cho nên đi khất thực,  cho gì ăn  nấy,  không  nên  đòi  hỏi,  thêm cái  này,  thêm  cái  khác;  chê  cái  này,  chê  cái khác. Nếu như vậy, chúng ta chưa xả được cái tâm của mình,  ta chưa khắc phục được nội tâm của  mình,  vì  ở  khu  vực  nhà  bếp  cô  Út  Diệu Quang đã  sắp  xếp soạn sẵn cho mỗi  người một khẩu  phần  khất  thực  quá  đầy  đủ,  chỉ  còn  đem về  thất  thọ  nhận  mà  thôi.  Nếu  ở  nhà,  hay  ở chùa  hoặc  ở  một  trú  xứ  nào  đó,  ta có  thể  sống đòi  hỏi,  chạy  theo  tâm  dục  của  chính  mình, muốn ăn uống thêm cái này, thêm cái khác bao nhiêu  cũng  được.  Nhưng  khi ta  bước  chân  vào tu viện tu tập, chúng ta hãy tập sống một ngày làm  Phật,  làm  Thánh  A  La  Hán  thì chúng  ta phải cố gắng khắc phục, chế ngự tâm của mình, để được sống trọn vẹn trong một ngày đó, trong những tháng đó. Vì ta đang hướng tâm đến quả
thánh giải thoát, nên ta phải sống đúng thiện pháp. Thực hành mục đích Sa Môn hạnh trong ngày  đó,   trong  những  tháng  đó.   Vì  thế,   ta không  đòi  hỏi  một  điều  gì  hết.  Út  cho gì  ăn nấy,  ta  không  khen,  chê  một  điều  gì.  Bởi  vì, mục đích ta đến tu viện Chơn Như tu tập là để làm  Phật,  làm  Thánh  ALaHán,  làm  chủ  sanh tử chấm dứt luân hồi. Cho nên, ta phải khắc phục, chế ngự tâm dục của mình. Để buông xả xuống  hết,  không  đòi  hỏi  mong  cầu  một  điều chi.  Vì  ăn  uống  là  để  được  khỏe  mạnh  tu  tập, để được no bụng mà tu, chứ có phải ta đến tu viện để du lịch hay nghỉ mát? Ta đến tu viện là để giải thoát, không còn bị trói buộc trong ăn uống, ngủ nghỉ, chứ không phải đi bổ dưỡng.
Ngày xưa Đức Phật, A La Hán Thích Ca Mâu  Ni đang  trên  đường  tu  tập,  có  bao  giờ Ngài  gọi  điện  về  xin  vua Sudd- Hodana  (vua Tịnh Phạn)  hoặc  xin  bà  con, bạn  bè  cho thêm cái này, thêm cái khác? Có bao giờ Ngài đi xin ăn  mà  xin  thêm  của  đàn  na  tín thí cho  tôi thêm  đĩa  rau,  cho tôi  thêm  đĩa  khoai,  cho tôi cơm  mềm,  cơm  trắng,  cơm  gạo  lứt,  v.v..?  Và Ngài đi xin ăn, thí chủ cho gì Ngài đều hoan hỷ nhận  đem về  dùng,  Ngài  không  có  đòi  hỏi  và



tất cả chúng tỳ kheo thời đức Phật đều như thế cả.

Chúng ta hãy  noi  gương hạnh của Trưởng Lão  Thông  Lạc  đi  khất  thực,  cho  gì  ăn  nấy không đòi hỏi, mặc dù Trưởng Lão tuổi tác khá cao, 78 tuổi rồi, Trưởng Lão làm việc suốt ngày trên   computer,   dạy   chúng   tu   tập,   làm   việc không ngừng nghỉ, viết sách, đóng sách, dán sách, quét lá mỗi buổi sáng, v.v… Trưởng Lão có bao giờ  đòi  hỏi  Út  cho Thầy  thêm  cái  này,  cái khác,  đi  xin  cơm về  ăn,  có  gì ăn  nấy,  ăn  xong rửa  khay  bát  như  mọi  người.  Không  có  một  vị thị giả nào. Có hôm ăn rau luộc không có nước tương,  Người  bỏ  một  chút  muối  và  lấy  nước canh hoà tan để chấm rau ăn. Trưởng Lão sống rất tùy thuận, Người là ngọn đuốc soi sáng của tu viện Chơn Như. Chúng ta đến tu viện tu tập là  để  giải  thoát  trong  cái  ăn  uống,  ngủ  nghỉ, nói chuyện, chứ  không phải để  trói  buộc; trong cái  thèm  ăn  uống;  trong  cái  thèm  ngủ  nghỉ; trong cái thèm nói chuyện.
Nhớ thuở xưa, đức Phật và chúng tỳ kheo thường ngủ nghỉ trong những ngôi điện thờ Capala, Gotamaka, điện thờ Sattambaka, Baluputta, Sarandada, những gốc cây, những ngôi nhà trống. Còn chúng ta bây giờ quá sung
sướng và  đầy đủ  tiện nghi  được  Thầy và  cô  Út cho mỗi  người  một  cái  thất, điện nước  quá  đầy đủ. Cái thất bằng liếp tre tầm vông của mỗi chúng ta là cái cội bồ đề. Vậy mà đôi khi ta còn bỏ  cái  cội  bồ  đề  này  để  tìm cầu  một  cái  cội  bồ đề  khác,  đầy  đủ  tiện  nghi  hơn.  Ta  chạy  theo tâm  dục  đòi  hỏi  của  chính  ta,  chứ  ta  không  ly dục. Nếu  ta muốn ly dục  thì ta đâu  chối  bỏ  cái cội  bồ  đề  (cái  thất  bằng liếp  tre  tầm  vông)  mà tìm cầu cái cội bồ đề khác (ngôi nhà gạch). Những diễn biến xảy ra chung quanh ta là môi trường tốt  để  cho ta xả  tâm, khắc  phục  và  chế ngự  tâm  mình,  khi có  ác pháp  xảy đến. Chúng ta  sống  chết  dưới  cội  bồ  đề  này.  Nếu  nó  mục nát và hư hỏng Thầy và Út sẽ cho ta cái cội bồ đề khác. Chúng ta hãy tập sống để buông xả, chứ không phải bị trói buộc.
Chúng ta hãy noi gương hạnh của Đức Trưởng Lão Thông Lạc, cội bồ đề của Trưởng Lão  là  cái  thất  bằng  liếp  tre  tầm  vông  đã  cũ kỹ, bên trong có một tảng đá, mà hằng ngày, hằng đêm  Trưởng Lão  tọa Thiền nghỉ  ngơi, để phục  hồi  sức  khỏe.  Không  chiếu,  gối,  mền,  chỉ có  3 y một  bát,  đơn sơ đi  đâu  cũng  gọn  gàng. Còn  cô  Út  Diệu  Quang thì chỗ  nào  cũng  là  cội bồ  đề,  Út  ngủ  nghỉ  khi ở  nhà  bếp,  khi ở  nhà



kho,  v.v… miễn là ngủ nghỉ qua  đêm, khuya dậy sớm vừa tu tập, vừa nấu cơm, cô Út rất nhọc nhằn. Trên đôi vai gầy yếu đó, đã chu toàn mọi việc  cho chúng  ta  yên  tâm  tu  tập  mỗi  ngày. Thế mà chúng ta có ai nghĩ đến điều này chưa?
Đôi  khi chúng ta phải  tư  duy rằng: Cô Út Diệu  Quang phải  thức  dậy từ lúc 2 giờ  sáng  để lo  cơm nước,  tuổi  tác  của  Út  cũng  khá  cao rồi (68 tuổi) thân gầy ốm, buổi khuya thức dậy nấu cơm, hộ  thất  nuôi  chúng tu  tập. Cái  khó khăn, cái vất vả khổ cực của Út chúng ta cần phải tư duy thật sâu sắc để xả cái tâm đòi hỏi ăn ngon dở, đòi hỏi  các  món này, các món khác. Chỉ  có cái ăn uống ngủ nghỉ, cái nói chuyện chúng ta chưa làm  chủ  được, chưa thực  hành thuần thục thì cái  quả  A  La  Hán  kia làm  sao tu  chứng được? Phải không các bạn? Chúng ta chỉ tu chứng  những  trạng  thái  tưởng  điên  đảo  mà
thôi.

Nếu bạn đến tu viện Chơn Như tu tập  mà chưa sống trọn vẹn những thiện pháp này như: Ba hạnh ăn, ngủ, độc cư; ba đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng thì dù  bạn có  ở  nơi  đâu, có  ở một trú xứ nào đó, thì cũng rất khó mà tu tập. Vì  ở  nơi  đây  là  môi  trường  rất  thuận  lợi  cho việc tu nhập thất miên mật và giữ hạnh độc cư



trọn  vẹn,  mà  bạn  chưa tu  tập  nổi  thì làm  sao đến một trú xứ nào đó mà tu tập được. Rất khó khăn  vô  cùng,  bạn  cứ  suy nghĩ  và  nghiệm  lại xem  có  đúng  không:  Xét  về  hạnh  ăn  vừa  ra khỏi  cổng  chùa  là  đã  bắt  đầu  ăn  theo  ý  thích của  mình  rồi.  Nào  là  gạo  lứt,  nào  là  phải  đủ chất  này,  chất  kia,  nào  là  uống  thuốc  này, thuốc nọ, v.v.. Cứ chạy theo cái ý của mình  mãi thì làm sao rèn luyện nội lực được?  Còn xét về ba đức thì ra đi khỏi chùa là giải quyết sự việc nhiều hơn giải quyết cái tâm. Hơn nữa đã xa thiện tri thức thì ai là người thử thách và kiểm chứng tâm bạn? Do đó, có rất nhiều hành động sai lầm mà cứ chấp chặt, cứ thực hành mãi, rồi giậm chân tại chỗ cũng không hay biết.
Ở  tu viện Chơn Như còn có Thầy và cô Út, có nội quy kỷ luật mà bạn còn vi phạm nội quy thì làm  sao đến  một  trú  xứ  nào  đó  mà  tu  tập nổi.  Bao nhiêu  ác  pháp  quanh  vây  đánh  vào, làm  sao chống  trả  nổi.  Rất  dễ  đầu  hàng, sự  tu tập chỉ còn giậm chân tại chỗ không tiến lên được.  Cho nên  hơn  bao giờ  hết,  chúng  ta  phải cố  gắng  nỗ  lực  trau  dồi  rèn  luyện  mỗi  ngày. Sống  và  giữ  đúng  phạm  hạnh,  chấp  hành  nội quy kỷ luật của Tu viện, thực hành thiện pháp, hạnh  ăn,  hạnh  ngủ,  hạnh  độc  cư, ba đức  nhẫn



nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng  thì mới  hy  vọng được   giải   thoát   sẽ   làm   chủ   sanh  tử,   chứng Thánh quả A La Hán.
Chúng tôi xin ghi lại những lời dạy của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) về BỐN THÁNH CHÚNG trong kinh Trường Bộ tập II trang 588,
590.

Ngài Sariputta là bậc đại trí tuệ, trưởng tử của Như Lai, đã tu chứng Thánh quả A La Hán. Ngài dạy:
1. Này các hiền giả, ở đây vị tỳ kheo tự bằng  lòng  với  bất  cứ  loại  y  nào,  tán  thán  sự bằng lòng với bất cứ loại y nào, không cố gắng tìm  cầu y một cách không xứng đáng, không có phiền  não  (tham,  sân,  si)  nếu  không  được  y. Nhưng khi được y, vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội, vị này dùng y thấy các nguy hiểm và biết rõ sự giải thoát, vì tự bằng lòng với bất cứ loại y nào, vị  ấy không khen  mình,  chê  người.  Ở   đây  vị  này  khéo  léo, tinh  cần, tỉnh giác, chánh niệm. Này các hiền giả, vị tỳ kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chúng, theo truyền thống quá
khứ.

2. Này  các  hiền  giả,  ở  đây  vị  tỳ  kheo tự bằng  lòng  với  bất  cứ  món  ăn  khất  thực  nào,
không cố gắng tìm cầu món ăn khất thực một cách  không  xứng  đáng,  không  có  phiền  não (tham,  sân,  si)  nếu  không  được  món  ăn  khất thực. Nhưng  khi được món ăn khất thực vị này không nhiễm trước, không say mê, không có phạm tội, vị này dùng các món ăn khất thực, thấy  các nguy hiểm và  biết rõ sự  giải thoát. Vì tự  bằng lòng với  bất cứ  món ăn khất thực nào, vị  này  không  khen  mình,  chê  người.  Ở   đây  vị này, khéo  léo, tinh  cần, tỉnh giác, chánh  niệm. Này các hiền giả, vị tỳ kheo ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chúng theo truyền thống quá khứ.
3. Này các hiền giả, ở đây vị tỳ kheo tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, tán thán sự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào không cố gắng tìm cầu phòng xá một cách không xứng đáng không có phiền não (tham, sân, si) nếu không được phòng xá hoặc trú xứ. Nhưng khi được   phòng   xá   vị   này   không   nhiễm   trước, không say mê, không có phạm tội. Vị ấy dùng các  phòng xá  thấy  các  nguy hiểm và  biết  rõ  sự giải thoát vì tự bằng lòng với bất cứ phòng xá nào, vị này không khen mình,  chê người. Ở  đây vị  này  khéo  léo,  tinh   cần,  tỉnh  giác,  chánh niệm.  Này  các  hiền  giả,  vị  tỳ  kheo ấy  được  gọi



là một vị đã trung thành với Thánh chúng theo truyền thống quá khứ.
4. Này  các  hiền  giả,  vị  tỳ  kheo ưa thích đoạn  trừ,  hoan  hỷ  đoạn  trừ,  ưa thích  tu  tập, hoan  hỷ  tu  tập.  Nên  không  khen  mình,   chê người. Ở  đây  vị  tỳ  kheo này  khéo  léo  tinh  cần, tỉnh  giác,  chánh  niệm.  Này  các  hiền  giả, vị  ấy được gọi là một vị đã trung thành với Thánh chúng theo truyền thống quá khứ”.
Qua những lời dạy chúng tỳ kheo trên đây của Ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) chúng ta thấy thấm  thía  vô  cùng.  Những  lời  dạy  này,  chính như Người đang nhắc nhở chúng ta. Vì hiện giờ chúng  ta  xét  lại  thấy  mình   quá  lỗi  lầm  với Thầy và cô Út Diệu Quang, không xứng đáng là những  người  tu  sĩ,  cư sĩ  tu  tập  theo  Phật  giáo Nguyên Thủy, nếu căn cứ theo lời giáo giới của Ngài Sariputta.
Thưa  các  bạn!  Những  lời  chúng  tôi  nói trên đây,  có  những  điều  chi  không  hợp  thì xin quý bạn vui lòng tha thứ cho. Chúng tôi nói ra đây  để  chúng  ta  biết  những  sự  sai  lầm  của mình;  để cố gắng khắc phục những sai lầm ấy; để trở thành những Thánh tu sĩ và Thánh cư sĩ xứng đáng là đệ tử của Phật, đệ tử của Thầy; để
không  hổ  thẹn  với  lòng  mình;  để  không  mang nợ của đàn na thí chủ. Phải không các bạn?
Thân  mến  kính   chào  các  bạn.  Chúc  các bạn thành công trên đường tu tập.

Tu viện Chơn Như

Ngày 20- 8- 2003





3 NĂM VÀ 5 NĂM, NĂM
NÀO ĐỨC PHẬT CHẾ GIỚI LUẬT

Một số câu hỏi của Nguyên Thanh
Sau khi  đọc  “Giới  Bổn  Khất  Sĩ  Tân  Tu” (The Revised Pratimoksha) (Tác giả là một vị Thiền  Sư nổi  tiếng  của  Làng  Hồng  ở  bên  kia đại  dương)  con có  vài  nghi  vấn  và  thắc  mắc. Con thành kính  xin được thưa hỏi lên Thầy.

Hỏi:  Kính  thưa  Thầy!  Theo giới  bổn  của các Tổ biên soạn Ba La Mộc Xoa Đề thì  sau 13 năm từ khi chứng đạo Đức Phật mới chế giới. Còn  bộ  Giới  Luật Khất  Sĩ Tân  Tu  thì  cho biết sau năm  năm  từ  ngày  thành  đạo  thì  Đức  Phật mới chế giới. Vậy ở đây thời gian chế giới của Đức  Phật  có  sai  khác,  chúng  con  không  biết thời gian nào đúng, thời gian nào sai. Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được hiểu.
Đáp:  Khi biên  soạn  giới  bổn  Ba La  Mộc Xoa Đề  các  Tổ  dựa  vào  những  truyền  thuyết, chứ không có căn cứ vào lịch sử, vì trong thời Đức  Phật  lịch  sử  không  có  ghi  lại  rõ  ràng  cụ thể, nên mạnh ai cứ dựa vào chỗ nào theo kiến tưởng  giải  của  mình   cho  là  đúng,  rồi  cứ  thế
biên  soạn.  Các  Tổ  cho rằng  13  năm  sau khi Đức  Phật thành đạo, còn bộ  Giới  Luật  Khất  Sĩ Tân  Tu  cho rằng  5  năm  sau khi Phật  thành đạo  mới  chế  giới.  Bộ  giới  luật  này  không  biết căn  cứ  vào  truyền  thuyết  nào,  bộ  sử  nào  mà dám xác định thời gian như vậy. Chúng tôi xin nhường lại cho những nhà sử học xác định.
Theo chúng  tôi  nghĩ  khi muốn  biên  soạn nói một điều gì về lịch sử của một bậc vĩ nhân thế  giới  như  Đức  Phật  thì không  nên  ghi  một cách bừa bãi như vậy cần phải căn cứ vào kinh sách nào, lịch sử nào?
Cho  nên,  thời  gian  13 năm  chế  giới  của các  Tổ  và  thời  gian  5  năm  của  bộ  Giới  Luật Khất  Sĩ  Tân  Tu còn  là  một  nghi  vấn  chưa xác định  thời  gian  cụ  thể  về  chính  sử  và  chính kinh. Vì  vậy,  thời  gian  13 năm  và  5 năm  chế giới  luật  là  một  giả  thuyết  chúng  ta  chớ  nên
tin.

Theo kinh sách Nguyên Thủy thì hai giả thuyết thời gian chế giới của các Tổ và bộ Giới Luật Khất Sĩ Tân Tu là sai sự thật.
Chúng   tôi   thiết   nghĩ,   mặc   dù   lịch   sử không có  ghi  thời  gian Phật  chế  giới  luật năm nào,  ngày  nào,  nhưng  chúng  tôi  căn  cứ  vào những kinh sách Nguyên Thủy do Phật Thuyết
thì Đức  Phật  không  có  chế  giới  luật  mà  giới luật  đã  có  sẵn  trước  khi Đức  Phật  thành  đạo, xin  các  bạn  đọc  lại  kinh Trường  Bộ  tập  1 bài kinh Sonadanda thuộc Tạng Kinh Việt Nam.
Trong  bài  kinh ấy Bà  La Môn Sonadanda có nêu ra 5 điều kiện của một Bà La Môn:
1-        Đẹp trai, tướng tốt (32 tướng tốt 80 vẻ

đẹp).
2-        Bảy đời liên tục là Bà La Môn.

3-        Chú thuật, tụng niệm và thông suốt ba

bộ kinh Vệ Đà.

4-        Tri kiến.

5-        Giới luật.

Trong năm điều kiện này Đức Phật chỉ chấp nhận giới luật và tri kiến còn ba điều kia Đức Phật không chấp nhận bằng một lý luận sắc bén bẻ gãy những luận thuyết khiến cho Bà La Môn Sonadanda phải chấp  nhận. Trong  bài kinh ấy  Đức  Phật  kết  luận  một  câu  rất  tuyệt vời:  “Giới  luật  ở   đâu  là  tri kiến  ở   đó,  tri kiến ở  đâu thì giới luật ở  đó. Giới luật làm thanh  tịnh  tri kiến,  tri kiến  làm  thanh tịnh  giới luật”.
Bài  kinh  này  đã   xác  định  giới  luật  có trước Đức Phật vì đạo Bà La Môn có trước Đạo Phật.
Đọc  bài  kinh  này  chúng  ta  nhận  xét  các Tổ và những người sau này không lo tu tập, không  chịu  khó  nghiên  cứu  kinh sách  Nguyên Thủy  mà  cứ  dựa  theo  kinh sách  và  giới  luật phát triển của Đại Thừa, đó là những kinh sách chịu  ảnh hưởng của tà  giáo  ngoại  đạo, cho nên thời  gian  chế  giới  của  đức  Phật  trong  các  bộ sách này là sai sự thật.
Trong  kinh sách Nguyên Thủy thường hay nhắc   đến  Phạm  hạnh.   Như   đoạn  kinh  dạy: “Sanh đã tận Phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm xong, không còn trở lại trạng thái này nữa”.
Phạm  hạnh  là  giới  luật,  xin  các  bạn  hãy đọc lại đoạn kinh Kandaraka trong tập II kinh Trung Bộ, tạng kinh Việt Nam: “Ở đây này Pussa lại có người vừa không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ mình, vừa không hành  khổ  người,  không chuyên tâm   hành   khổ   người.   Người   ấy   không hành khổ mình, không chuyên tâm hành khổ   mình,   không  làm   khổ   người   không
chuyên tâm làm khổ người, hay trong hiện tại  không  tham   dục,  tịch  tịnh  cảm  thấy mát  lạnh, cảm giác lạc thọ  tự ngã  trú vào Phạm thể. Này Pessa, bốn hạng người này, hạng  người  nào được  tâm  ông  thích nhất?”.
Như trong đoạn kinh này dạy: “Người không làm khổ mình, khổ người là người trú  vào  Phạm   thể”.  Vậy  Phạm  thể  là  gì? Phạm  thể  là  đức  hạnh  của  Phạm  Thiên.  Cho nên đức hạnh của Phạm thiên là sống không làm  khổ  mình,   khổ  người,  khổ  cả  hai.  Đức hạnh  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ cả  hai  là  giới  luật.  Do  căn  cứ  vào  những  bài kinh Sonandanda và  kinh Kandaraka chúng ta quyết  chắc  giới  luật  đã  có  trước  Đức  Phật. Đức Phật không có chế giới mà chỉ loại trừ những giới  luật  phi  đức  hạnh  của  Bà  La Môn.  Vì giới luật là đạo đức của con người, là hành động không  làm  khổ  mình,  khổ  người,  khổ  cả  hai như  trên  đã   nói.  Người  nào  có  những  hành động làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai là người phạm giới, phá giới. Vả lại giới luật là thiện pháp. Người sống trong thiện pháp là người không phạm giới, người sống trong ác pháp là người phạm giới.
Hạnh Phạm  Thiên  dạy sống  ly dục  ly ác pháp mà chúng ta sống không ly dục ly ác pháp là  sống  phạm  giới,  phá  giới,  bẻ  vụn  giới  làm cho Phật Giáo suy đồi, dìm mất đạo đức nhân bản - nhân quả, tội ấy rất nặng.
Ví  dụ:  Lấy  của  không  cho, nói  láo,  dâm dục,  giết  hại  và  ăn  thịt  chúng  sanh,  ăn  uống phi  thời,  ở  trong  chùa  to  Phật  lớn,  đó  là  sống trong  ác  pháp.  Mà  đã  sống  trong  ác  pháp  là phạm giới.
Ăn uống phi thời ngày ăn hai ba bữa, là phạm  giới,  vì không  làm  ra của  cải  tài  sản  ăn nhiều  quá  phí  phạm  mồ  hôi  nước  mắt  của  đàn na thí chủ. Đó là phạm giới không ly dục.
Ở   chùa  to  Phật  lớn  là  phạm  giới  không thanh   bần,   không   xứng   hạnh   tu   hành   giải thoát  của  người  tu sĩ  Phật  Giáo  “xả  phú  cầu bần, xả thân cầu đạo”.
Cho nên, giới luật là Phạm hạnh, người nào sống không đúng Phạm hạnh là phạm giới.
Giới luật là đạo đức, người nào sống không đúng đạo đức là phạm giới.
Giới  luật  đâu  cần  phải  chế.  Chế  giới  luật là  bắt  buộc  người  đó  là  những  tổ  chức  của  các phe  đảng  phái  và  các  tôn  giáo  khác  chứ  đạo
Phật đâu có bắt buộc ai phải tu theo đạo mình. Vì đạo Phật là đạo đức của loài người. Ai muốn sống  có  đạo  đức  thì theo  nó.  Theo nó  thì cuộc đời  sẽ  không  còn  khổ  đau và  được  tiếng  thơm là  người  có  đạo  đức;  còn  ai  không  theo  đạo Phật, không muốn sống đạo đức làm người thì phải  chịu  khổ  mãi  mãi  và  trở  thành  người  vô đạo đức.
Vì  sự  giải  thoát  mọi  sự  khổ  đau của  cuộc đời,  người  ta  mới  chấp  nhận  sống  đời  sống Phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của đức Phật.
Cho nên, một vị ngoại đạo đến xin Phật tu hành  thì Phật  chấp  nhận,  nhưng  phải  sống biệt trú 4 tháng đúng Phạm hạnh thì đức Phật mới cho xuất gia làm Tăng theo Phật, còn sống không  đúng  giới  luật  thì xin  về,  chứ  đức  Phật không  có  bắt  buộc  người  nào  sống  đúng  giới luật  như  Phật.  Nhờ  đó  chúng  ta  quyết  chắc Phật không có chế giới luật cấm các tu sĩ mà chính  các  tu  sĩ  phải  tự  nguyện  sống  đời  sống giới luật.
Còn bây giờ Tổ chế ra giới luật cấm ngăn, thế mà tu sĩ phạm giới, phá giới tan nát. Hình thức một ngôi chùa xây cất đồ sộ vĩ đại tốn hao hằng  tỷ  bạc.  Đó  là  sự  tu  tập  trái  ngược  của Phật  giáo,  chứng  tỏ  tu  sĩ  Phật  giáo  đang sống
  
theo  dục  lạc  thế  gian,  phạm  giới, phá  giới  làm cho Phật giáo suy đồi và nền đạo đức của Phật giáo cũng không còn.
Tóm lại, 5 năm và  13 năm bảo rằng Phật chế giới luật là sai. Phật không có chế giới, vì giới luật đã  có sẵn trong đời sống Phạm Thiên và Bà La Môn.



BỎ NHỮNG GIỚI NHỎ NHẶT

Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong tập sách “Giới Bổn Khất Sĩ Tân Tu” (The Revised Pratimoksha),  có  đoạn  nói  là  trước  khi  nhập diệt  Đức  Phật  dạy:  “Này  A  Nan, khi ta  nhập Niết  Bàn  thì  những  giới  nhỏ  nhặt  nào  không cần thiết và không quan trọng mấy có thể được bỏ  bớt  đi,  để  sự  hành  trì giới  luật  luôn  luôn mang  tính  thích  ứng,  nhưng  đến  nay  đã  hơn
2500 năm mà lời dạy của Đức Bổn Sư vẫn chưa
thực hiện”.
Thưa Thầy những giới nào là giới nhỏ nhặt? Những giới nào là giới không thích  ứng? Xin  Thầy dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Giới luật là đức hạnh, là thiện pháp thì có giới luật nào là nhỏ nhặt; thì có giới luật nào  là không thích ứng với  thời  đại. Dù  bất  cứ thời đại nào cũng phải cần đến đạo đức; có đạo đức  thì cuộc  sống  của  con người  mới  có  an vui hạnh phúc; có đạo đức thì xã hội mới có trật tự, đất  nước  mới  phồn  vinh  thịnh  trị;  có  đạo  đức thì thế  giới  mới  có  hòa  bình  thật  sự.  Có  thời đại nào con người không cần đạo đức đâu? Đạo đức  như  cơm  ăn  áo  mặc  hằng  ngày  của  con người, sống không đạo đức như con người thiếu thực phẩm, vậy con người có sống được không các  bạn?  Con người  sống không đạo đức là  con thú  vật  các  bạn  ạ!  Chỉ  có  những  người  không biết giới luật là đạo đức, là thiện pháp thì mới dám cho nó là những giới nhỏ nhặt và không thích ứng với thời đại nên bỏ nó.
Thưa các bạn! Các bạn có thấy đạo đức nhân bản – nhân quả nào mà không thích hợp với thời đại không? Nhưng đã bảo là đạo đức nhân  bản  - nhân  quả  thì làm  sao không  thích hợp với mọi thời đại được? Các bạn có hiểu không?  Đạo  đức  nhân  bản  -  nhân  quả,  chứ
không phải những đạo đức phục vụ phong kiến phi  nhân  bản  như  đạo  đức  Khổng  Mạnh,  như các  giáo  điều  phi  nhân  bản  của  ngoại  đạo  tà giáo nên mới không thích ứng với thời đại đang đi lên.
Phạm  hạnh là  đức hạnh sống ly dục ly ác pháp, là đức hạnh nhân bản - nhân quả, là giới luật của Phật giáo. Tất cả những hành động sống  Phạm  hạnh  là  giới  luât.  Vậy  bỏ  những giới  luật  nhỏ  nhặt  cho thích  ứng  với  thời  đại thì chúng tôi xin hỏi các bạn và các bạn hãy thành thật trả lời:
- Ăn uống phi thời là giới nhỏ nhặt phải không?
- Ngủ trên giường cao rộng lớn, sống trong chùa to Phật lớn là giới nhỏ nhặt phải không?
- Không  ca hát  không  nghe ca hát  tức  là tụng kinh niệm Phật là giới nhỏ nhặt phải không?
- Cất giữ tiền bạc là giới nhỏ nhặt phải không?
- Ăn mặc  chải  chuốt, y áo  đắt  tiền là  giới nhỏ nhặt phải không?



Tất  cả  những  giới  nhỏ  nhặt  này  quý  thầy muốn  bỏ  giới  nào  để  được  thích  nghi  với  thời
đại?

Bỏ những giới nhỏ nhặt này để ăn uống ngày  ba  bữa,  để  ăn  uống  phi  thời  mà  không Phật tử nào dám nói. Có đúng như vậy không?
Bỏ những giới nhỏ nhặt này để ở trong chùa  to  Phật  lớn;  để  tụng  niệm  ca hát  ê  a, để xem tivi, xem phim  ảnh cho thích ứng với thời đại mà phật tử không ai dám nói. Có đúng như vậy không?
Những giới nhỏ nhặt này là Phạm hạnh của  người  tu  sĩ  Phật  giáo.  Tu sĩ  không  còn  giữ gìn những giới luật này là tu sĩ sa đọa.
Người  tu  sĩ  Phật  giáo  còn  ăn  phi  thời  ba bữa hay ăn uống lặt vặt thì có ly dục ly ác pháp không các bạn? Các bạn cứ trả lời đi!
Người tu sĩ Phật giáo nằm giường cao rộng lớn, sống trong chùa to Phật lớn có ly tham không các bạn?
Người tu sĩ Phật giáo còn tụng niệm ê a là còn ca hát, còn xem ti vi thì có sống trầm lặng độc  cư không  các  bạn?  Những  người  tu  sĩ  như vậy có ly tham ly dục không các bạn?
Xét  như trên  đây  thì giới  nào  là  giới  nhỏ nhặt, giới  nào là  giới  không thích ứng với thời
đại?

Thưa  các  bạn!  Nếu  các  bạn  muốn  thích ứng với thời đại thì các bạn hãy trả chiếc áo cà sa lại  cho chùa,  rồi  về  đời  mà  sống  thích  ứng với  mọi  người  thì có  ai  nói  các  bạn  đâu?  Các bạn  đừng  mượn  chiếc  áo  đạo  làm  cuộc  đời  thì tội  nghiệp  cho Phật  giáo  lắm  các  bạn?  Tội  cho những người tu hành nghiêm chỉnh giới luật “Một con sâu làm rầu nồi canh”.
Các  bạn  có  bao giờ  nghe  những  danh  từ trong nhà Phật dạy không?
Người  muốn  tu  theo  đạo  Phật  thì  “phải sống  ly  dục  ly  ác  pháp”. Vậy các bạn muốn cho thích  ứng  với  thời  đại  thì sự  tu  hành  của  các bạn có ly dục ly ác pháp được không?
Thưa  các  bạn!  Nếu  các  bạn  không  hiểu giới  luật  thì các  bạn  hãy  làm  thinh,  chú  ý  mà nghe đừng có bắt chước các Tổ chế giới luật, rồi nay thêm  giới  này,  mai  bớt  giới  kia.  Việc  làm sai không dám chịu rồi gán cho Phật, và bảo rằng Phật chế giới luật năm này, năm khác, rồi bỏ  những giới  luật  nhỏ  nhặt, giới  này giới  kia, rất  tội  cho đức Phật, vốn Người không làm  mà phải   chịu.   Nếu   không   có   những   kinh  sách
Nguyên Thủy còn lại thì lấy đâu  minh oan cho
Đức Phật?

Phật  giáo là  một  chân lý  đạo đức  của loài người  thì không  bao giờ  còn  có  ai  dám  thêm bớt  vào  được.  Vì  chân  lý  của  con  người  thì muôn đời không còn sai một li hào nào, dù thời đại khoa học có tiến bộ đến đâu thì chân lý của con người vẫn là chân lý của con người thì làm sao là lỗi thời, là không thích ứng. Vậy mà, các bạn cả gan dám thêm bớt. Xưa kia các Tổ dám thêm  vào  kinh Niết  Bàn  một  đoạn  như  sau: “Này  A  Nan, khi ta  nhập  Niết  Bàn  thì những giới  nhỏ  nhặt  nào  không  cần  thiết  và  không quan  trọng thì có thể được bỏ bớt đi”. Ngày nay các  bạn  lại  dám  thêm  vào  một  đoạn  nữa:  “Để sự hành trì giới luật luôn luôn mang tính  thích ứng,  nhưng  nay đã  hơn  2500 năm  mà  lời  dạy của  đức  Bổn  Sư  vẫn  chưa  thực  hiện  được”. Thêm  vào  kinh  Niết  Bàn  câu  này  nữa  thì có chỗ  dựa để  chế  ra bộ  giới  luật  mới,  đó  là dùng băng keo dán miệng thiên hạ để không còn ai bắt bẻ các bạn được. Đó là lời dạy của đức Phật, các bạn chỉ làm theo, chứ đâu phải của các bạn tự  làm.  Thầy  Tổ  khéo  lắm,  nhưng  không  bịt mắt người tu chứng được.
Thích  ứng với mọi thời đại Phật giáo hiện giờ  lại  có  thêm  một  bộ  luật  mới,  “Giới  Bổn Khất Sĩ Tân Tu” (The Revised Pratimoksha).
Nếu một người làm được thì các hệ phái khác cũng sẽ làm được. Do đó, giới luật sẽ phát triển đồng hướng kinh sách phát triển.
Thưa các  pháp  hữu!  Các  bạn  hãy  xem xét lại  trình độ  tu  tập  của  những  người  biên  soạn chế  ra bộ  giới  luật  tân  tu  này.  Họ  đã  làm  chủ được những gì nơi thân và tâm của họ chưa?!
Thứ nhất, đời sống giới luật của họ có nghiêm chỉnh không? Nếu giới luật của họ nghiêm  chỉnh  thì họ  chế  giới  ra thì chúng  ta chấp nhận. Nếu giới luật của họ sống không nghiêm chỉnh thì bộ giới luật biên soạn của họ sẽ không đủ cho chúng ta có niềm tin.
Về  thiền định họ  có  nhập  được  Tứ  Thánh Định chưa? Nếu họ chưa nhập được Tứ Thánh Định mà  biên  soạn  bộ  giới  luật  này  thì chúng ta biết chắc chắn rằng họ chưa đủ khả năng và kinh nghiệm  để  biên  soạn  bộ  giới  luật  Phật
giáo.

Về sự tu tập của họ, họ đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết được chưa? Nếu chưa làm chủ được  mà  biên  sọan  bộ  giới  luật  thì chúng  ta
biết  chắc  rằng  họ  biên  soạn  giới  luật  là  để phạm giới luật mà không ai dám phê bình.
Họ có thực hiện được Tam Minh chưa? Họ có sống đúng đạo đức không làm khổ mình,  khổ người chưa? Nếu họ chưa thực hiện được Tam Minh, chưa sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình,  khổ người thì bộ giới luật của họ không đủ cho chúng ta tin tưởng.
Kính   thưa  các  bạn!  Các  bạn  chưa  sống đúng  giới  luật,  chưa  làm  chủ  sanh  già  bệnh chết, chưa nhập Bốn Thánh Định, chưa thực hiện Tam Minh. Mà các bạn muốn bỏ giới luật cũ,  để  chế  giới  luật  mới  thì chúng  tôi  e rằng việc làm của các bạn quá nông nổi.
Ví  dụ:  Bạn  đang sống  phạm  giới  mà  chế giới  là  bạn  sẽ  phá  giới,  diệt  giới  chớ  đâu  phải bạn chế giới. Có đúng như vậy không các bạn?
Các  bạn  chưa sống  được  như Phật  mà  các bạn chế giới là các bạn đã đi xa đạo Phật và có thể  các  bạn  đang  diệt  Phật  giáo,  các  bạn  có biết không?
Các  bạn  có  thấy  gương của thầy  Tổ  chưa? Do tưởng  giải  mà  viết  kinh sách  phát  triển  là các Tổ đã diệt Phật giáo ngay từ lúc viết rồi. Vì thế  mà  từ  đó  đến  nay  các  bạn  có  thấy  ai  tu
chứng  quả  A  La  Hán  chưa?  Nếu  các  bạn  bảo rằng có người tu chứng thì chúng tôi xin hỏi các bạn trả lời cho:
Tu chứng  quả  A La Hán  sao kết  tập  kinh sách còn sô bồ, sô bộn như thế này?
Đạo  đế  là  chân  lý,  là  chương  trình giáo dục đào tạo của những bậc thánh A La Hán thế mà  chứng  quả  A  La  Hán  lại  không  phân  ra được các cấp, các lớp tu học và không biên soạn ra được  giáo  trình tu  học  thì chứng  quả  A  La Hán chỗ nào? Xin các bạn chỉ cho!
Tuy  các  Tổ  kiến  giải  dựa  vào  kinh  Phật viết  ra  giới  luật,  nhưng  chưa  có  ai  dám  bỏ những giới luật nhỏ nhặt nào, vì các Tổ cũng tự xét  mình   tu  hành  chưa  tới  đâu,  chứng  chưa bằng  Phật  nên  không  dám  bỏ.  Chỉ  nêu  ra như vậy  để  khi lỡ  có  phạm  giới  thì không  ai  chê cười vì đó là giới nhỏ nhặt.
Hiện giờ chúng ta được đọc bộ giới mới, nhưng nếu bộ giới này đừng bỏ giới nào hết thì rất hay, những giới mới thêm vào, nhưng nó không  mới  vì  những  giới  cũ  đã  có  đủ.  Nếu  các bạn  là  người  tu  chứng  bằng  Phật  thì bộ  giới luật này có giá trị rất lớn cho tăng ni và cư sĩ. Còn nếu các bạn chưa chứng như Phật  mà biên soạn bộ giới luật này thì chưa đủ khiến cho mọi
người  tin tưởng  và  vì  vậy  bộ  giới  luật  này không có giá trị.
Giới  luật  là  đức  hạnh  thì không  có  giới luật  nào  nhỏ  nhặt. Có giới luật  nhỏ nhặt là  do các bạn không hiểu giới luật. Các bạn hiểu giới luật  của  Phật  như  là  pháp  luật  của  quốc  gia, hiểu  như  vậy  là  các  bạn  đã  hiểu  sai;  hiểu  như vậy thì giới luật Phật không phải là pháp môn vô lậu.
Ví dụ: Giới sát sanh và giới không nằm giường  cao rộng  lớn,  nếu  hiểu  về  đức  hạnh  thì hai  giới  này  bằng  nhau.  Sát  sanh  là  đức  hiếu sinh,  không  nằm  giường  cao rộng  lớn  là  đức thanh  bần.  Đức  thanh  bần  và  đức  hiếu  sinh bằng  nhau. Còn  hiểu  hai  giới  này là  pháp  luật thì giới sát sanh là giới trọng, còn giới nằm giường cao rộng lớn là giới khinh.
Ví  dụ:  Giới  vọng  ngữ  là  đức  thành  thật, giới ăn uống phi thời là đức ly tham. Vậy đức ly tham và đức thành thật bằng nhau cho nên đức hạnh  thì bằng  nhau  không  có  đức  hạnh  này cao, đức  hạnh  kia thấp.  Mà  cả  hai  đều  bằng nhau vì là đức hạnh. Chỉ có giới cấm là có giới trọng giới khinh, giới vọng ngữ là giới trọng, còn giới ăn uống phi thời là giới khinh.
Đối với Đạo Phật không có giới nhỏ nhặt mà  là  nền  đạo  đức  nhân  quả  - nhân  bản.  Các Tổ không hiểu giới luật của Phật chính là đạo đức,  nên  mới  phân  loại  theo  pháp  luật  mà  kê tội,   nên   mới   có   những   giới   nhỏ   nhặt   (giới khinh).
Như trên đã  nói giới luật là đức hạnh nên không  có  giới  nào  là  không  thích  ứng  với  thời đại, dù thời đại khoa học kỹ nghệ tiến bộ đến đâu  thì đức  hạnh  nhân  bản  - nhân  quả  không bao giờ lỗi thời. Chỉ có những người không hiểu giới luật nên cho nó không thích ứng.


ĐỪNG LỢI DỤNG LINH ĐỘNG, SỐNG ĐỘNG ĐỂ SỬA ĐỔI GIÁO PHÁP VÀ GIỚI LUẬT PHẬT

Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi: Kính thưa Thầy! Bức thư ngỏ trong tập   sách   Giới   Bổn   Khất   Sĩ   Tân   Tu   (The Revised  Pratimoksha)  có   câu   dạy.   “Đạo   Bụt phải  được  duy trì như  một thực  tại  sống  động. Như  một  thân  cây  các  cành  khô  phải  được  cắt đi để cho những nụ mới được xuất hiện. Những nụ  mới này  là những giáo  lý và những phương pháp  thực  tập  có  thể  đáp  ứng được  những nhu yếu của thời đại và văn hóa mới. Những phát triển kỹ thuật, tin  tức báo chí và tốc độ của đời sống,   nó   đã   ảnh   hưởng   nhiều   tới   đời   sống những người xuất gia”.
Kính  thưa  Thầy!  Những  lời  dạy  trên  đây có  đúng  với  giới  luật  và  giáo  pháp  của  Đức Phật không thưa Thầy?
Đáp: Giáo lý của Đạo Phật là một chân lý của  loài  người:  khổ,  tập,  diệt,  đạo. Đã  là  chân lý  của con người  thì không  còn  có  chỗ  nào  sai.
Nếu  còn  có  chỗ  sai  thì không  gọi  là  chân  lý. Giáo  lý  của  các  tôn  giáo  khác  còn  có  chỗ  sai nên  không  được  gọi  là  chân  lý  mà  chỉ  gọi  là triết lý, giáo điều. Triết lý, giáo điều còn nhiều chỗ sai nên các tông đồ của các tôn giáo khác thường hay chỉnh sửa giáo lý cho thích hợp với thời  đại.  Còn  giáo  lý  của  đạo  Phật  là  chân  lý của con người nên nó không còn sai. Nhất là chân  lý  ấy  do con người  ở  trên  hành  tinh này tu  chứng  nói  ra, chứ  không  phải  chân  lý  ấy  từ cõi nào. Cho nên, không ai được quyền sửa, nếu người  nào  muốn sửa thì người  ấy hãy tu  chứng như Phật, còn tu chưa chứng thì đừng có sửa chân lý. Các bạn có biết không? Chỉ có những người điên mới dám cầm bút sửa chân lý, chứ người  không  loạn  thần  kinh thì chẳng  bao giờ dám sửa.
Những người không hiểu giáo lý của Phật giáo là chân lý nên mới cho giáo lý ấy như một thân cây, các cành khô phải được cắt đi để cho những  nụ  mới  xuất  hiện.  Người  nào  hiểu  như vậy là hiểu Phật giáo là một triết lý, chứ không phải hiểu là chân lý.
Những nụ  mới  xuất  hiện đó là  giáo lý của các hệ phái phát triển. Các bạn có biết không?
Nó  có  thể  đáp  ứng  được  nhu  yếu  của  thời đại và văn hóa mới, nên tăng ni sống phi phạm hạnh,  phạm  giới,  phá  giới,  bẻ  vụn  giới,  sống trong  chùa  to  Phật  lớn  như  cung  đình   điện ngọc. Do đó, tăng ni lo xây chùa to Phật lớn, và chùa to Phật lớn hiện giờ mọc khắp nơi. Đời sống  của  các  tăng  ni vật  chất  dục  lạc  đầy  đủ, ăn  ngủ  phi   thời.  Một  người  tu  sĩ  sống  như người thế tục thì Phật giáo còn gì là Thánh đức thưa các bạn? Do tu hành như vậy nên bây giờ khó tìm cho ra một người chân tu, một người tu hành làm chủ sanh, già, bệnh, chết hoặc nói cách khác là bao giờ mới tìm thấy một người chứng quả A La Hán.
Do cắt tỉa mãi Phật giáo chân chánh bây giờ thành Phật giáo phát triển  và Thiền Tông. Giới luật hiện giờ tu sĩ không còn biết đến, nếu ai  hỏi  đến  giới  đức,  giới  hạnh,  giới  hành  thì ngơ ngẩn chẳng biết đâu mà trả lời.
Cắt   tỉa   mãi   Phật   giáo   hiện   giờ   thành Thần  giáo,  một  tôn  giáo  mê  tín, một  tôn  giáo tha lực, mất hết tự lực.
Cắt tỉa mãi Phật giáo thành một tôn giáo dục  lạc,  chứ  đâu  còn  là  một  tôn  giáo  ly dục  ly ác pháp nữa. Có đúng như vậy không các bạn?


KHẾ LÝ, KHẾ CƠ

Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong lời ngỏ của Tập   sách   Giới   Bổn   Khất   Sĩ   Tân   Tu   (The Revised Pratimoksha) vừa có tính  cách khế lý, khế  cơ, vừa có  tính  cách thực  tiễn.  Như  vậy  có đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Muốn  đưa một  giáo  pháp  mới  vào Đạo Phật thì các Tổ hay dùng những từ khế lý, khế cơ để che đậy mắt mọi người.
Các Thầy Tổ bao giờ cũng muốn mình  hơn Phật,  nên  dùng  những  danh  từ  rất  kêu  để  sửa kinh sách Phật: khế lý khế cơ, thích ứng, thích nghi với thời đại, duy trì như một thực tại sống động,  đáp  ứng  những  nhu  yếu  của  thời  đại  và văn hóa mới, vv..
Các Thầy Tổ dùng những lời này chứng tỏ các Thầy tổ không hiểu Phật giáo.
Xin  thưa  cùng  các  bạn!  Giáo  lý  Phật  giáo là  đạo  đức  nhân  bản  - nhân  quả  sống  không làm  khổ  mình,  khổ  người  nên  khi mọi  người mới bắt đầu vào tu thì đức Phật dạy: “Các pháp ác  không  nên  làm,  nên  làm  các  pháp  thiện”
(“Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” hoặc  “ngăn   ác   diệt   ác   pháp  sinh  thiện  tăng trưởng thiện pháp”). Tu tập như vậy có cái gì không  khế  lý  khế  cơ với  thời  đại?  Tu tập  như vậy  có  cái  gì không  thích  ứng,  thích  nghi  với thời đại? Tu như vậy có cái gì không đáp ứng những  nhu  yếu  của  thời  đại  và  văn  hóa  mới? Các  bạn  cứ  tự  hỏi  lại  xem giáo  pháp  của  Phật dạy  như  vậy  có  cái  gì  không  khế  lý  khế  cơ, không đáp ứng những nhu yếu của thời đại và văn hóa mới chỗ nào?
Dạy  niệm   Phật,  ngồi   thiền,  tụng  kinh, niệm chú, bắt ấn, niệm hồng danh chư Phật lạy sám  hối,  tụng  kinh cầu  siêu,  cầu  an,  v.v..  như vậy  là  khế  lý  khế  cơ đáp  ứng  những  nhu  yếu của thời  đại  và  văn hóa mới  hay sao? Dạy đạo như vậy là dạy mê tín, phi đạo đức nhân bản – nhân quả, phi Phạm hạnh. Các bạn có biết không?
Các  bạn  muốn  sửa  giáo  lý  của  đức  Phật, thì nhìn  lại  các  bạn  có  tu  tập  được  như  Phật chưa? Giới luật còn sống chưa đúng, chưa thanh tịnh, ăn uống ngủ nghỉ còn phi thời, sống còn ở trong chùa to Phật lớn. Phạm hạnh của mọât người  tu  sĩ  và  cư sĩ  như  vậy  sao?  Phạm  hạnh sống chẳng ra gì mà muốn chỉnh lại kinh sách



Phật  là  một  việc  làm  chẳng  biết  lượng  sức mình.
Kính  thưa các bạn! Chừng nào các bạn tu theo Phật Giáo sống như Phật, làm như Phật, chứng đạo như Phật  thì lúc  bấy giờ  các  bạn sẽ không  còn  có  ý  nghĩ  sửa  kinh, sửa  giới  luật Phật nữa.
Các  bạn  như  con cóc,  mà  muốn  làm  ông Trời  thì làm  sao được  các  bạn?  Các  bạn  như con nhái mà muốn làm bằng con bò thì làm sao được. Phải không các bạn?
Xin  thưa  cùng  các  bạn,  các  bạn  chưa hiểu Phật  giáo  thì các  bạn  đừng  đụng  đến  nó,  mà hãy lo tu tập đi để cứu mình  ra khỏi sự khổ đau của kiếp người, đừng mơ mộng sửa kinh sách Phật là các bạn đã tự giết mình,  giết Phật giáo, giết hằng bao thế hệ, các bạn có biết không?


  
NHỮNG GIỚI KHÔNG THÍCH HỢP
ĐƯỢC THAY BẰNG NHỮNG GIỚI KHÁC

Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong Giới Bổn Khất Sĩ Tân Tu  (The Revised Pratimoksha), có những giới cũ không còn thích  hợp với hiện tại được  thay  thế  bằng  những  giới  có  công  năng bảo hộ cho sự thực tập và giá trị đích thực của người  xuất  gia trong thời  đại  mới.  Như  những giới  có  liên  hệ  tới  sự  sử  dụng  xe hơi,  máy  vi tính,  máy  truyền  hình,  điện  thọai  cầm  tay, trò chơi  điện  tử,  điện  thư,  và  mạng  lưới  internet
v.v..

Kính   thưa  Thầy!  Giới  Bổn  Khất  Sĩ  Tân Tu  (The  Revised  Pratimoksha)  đặt  ra những giới  này  có  mới  không  hay chỉ  là  những  danh từ  mới?  Xin  Thầy  chỉ  dạy  cho chúng  con được
rõ.

Đáp: Thực ra, Giới Bổn Khất Sĩ Tân Tu là bộ  sách  pháp  luật,  chứ  chưa phải  là  giới  luật của Phật. Những giới luật trong Giới Bổn Khất Sĩ  Tân  Tu được  đặt  ra gọi  là  mới,  chứ  thực  ra trong  giới  luật  của  Phật  đã  có  đầy  đủ,  nhưng



các  bạn  biên  soạn  ra bộ  giới  luật  này  không chịu khó nghiên cứu giới luật Phật nên không hiểu giới đức, giới hạnh, giới hành trong giáo lý Phật.  Vì  thế,  tưởng  nó  mới  chứ  thực  ra những giới luật này không mới. Có lẽ các bạn tưởng rằng  thời  đại  khoa  học  phát  minh  ra  nhiều máy  móc  tối  tân mà  trong  thời  Đức  Phật  chưa có, nên Đức Phật không có chế giới luật đó chớ gì?  Không  đâu  các  bạn  ạ!  Các  bạn  đã   lầm! Những giới luật và giáo pháp của Phật chính là nền  đạo  đức,  nên  nó  đã   vượt  không  gian  và thời  gian.  Vì  thế,  thời  đại  khoa  học  có  phát triển  đến  đâu  thì vẫn  đi  sau giới  luật  và  giáo pháp  của  Phật.  Bởi  vì  thời  đại  khoa  học  luôn luôn đi sau giới luật và giáo pháp của Phật, đó là  một  bằng  chứng  rõ  ràng,  nên  giới  luật  và giáo pháp của Phật luôn thích ứng với mọi thời đại, không bao giờ lỗi thời.
Ví  dụ:  Giới  không  nằm  giường  cao rộng lớn là  các  bạn  phải  hiểu  nó  là  giới  cấm  không cho tu sĩ ở  chùa to, cốc lớn, sang đẹp. Có đúng như vậy không các bạn? Chúng ta nên suy ra giường cao rộng lớn là phải được đặt trong ngôi nhà  to  lớn,  nếu  giường  to  rộng  lớn  mà  đặt trong   nhà   nhỏ   thì  làm   sao  đặt   được.   Phải không các bạn?
Sau này các bạn hãy đọc bộ sách Văn Hóa Truyền  Thống  Thánh  Hạnh thì giới  luật  Phật không thiếu một giới nào trong thời hiện đại này. Cho nên, sự chế giới mới của các bạn là thừa,  vì trong  giới  cũ  đã  có  đầy  đủ,  nhưng  các bạn không hiểu nên tưởng là không có. Còn bỏ những  giới  nhỏ  nhặt  là  vì  các  bạn  chưa hiểu đức giới, hạnh giới, hành giới. Bỏ những giới nhỏ nhặt là bỏ những hành động đạo đức nhân bản   -  nhân  quả   không  làm   khổ   mình,   khổ người và khổ tất cả chúng sanh là một việc làm sai lầm các bạn ạ!
Đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo, tỳ kheo phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới   bổn,  đầy  đủ   oai   nghi   chánh  hạnh, thấy sự  nguy hiểm  trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới”.  Ở    đây,  đức  Phật  nhắc  nhở  chúng  ta: “Thấy   sự   nguy  hiểm   trong  các   lỗi   nhỏ nhặt”. Vậy theo lời dạy này thì chúng ta bỏ những giới nhỏ nhặt nào? Có những giới nhỏ nhặt nào bỏ được. Phải không các bạn?
Khi tu hành chưa chứng đạo thì các bạn đừng  làm  một  việc  ngoài  sự  hiểu  biết  của  các bạn.  Ngoài  sự  hiểu  biết  của  các  bạn  thì việc
làm ấy không bao giờ đúng chánh pháp, nó làm hại bạn, làm hại Phật Giáo, làm hại mọi người, nó có tính cách giết Phật Giáo. Chứ không phải chấn hưng Phật Giáo đâu các bạn.


TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỚI BỔN TÂN TU

Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Các  bạn  đồng  tu cho  rằng:  “Sự  công  bố  Giới  Bổn  Khất  Sĩ  Tân Tu (The Revised Pratimoksha) sẽ ảnh hưởng không những đối với Phật giáo mà cũng sẽ ảnh hướng tới các tôn giáo khác và đây không phải chỉ  là  một  sự  kiện  thuộc  giới  tâm  linh và  tôn giáo, nó còn là một sự kiện văn hóa”.
Vậy  bộ  giới  luật  này  có  tầm  quan  trọng đến như thế nào?
Xin  Thầy dạy rõ cho chúng con được hiểu.

Đáp:  Các  bạn  chỉ  ca ngợi  bộ  Giới  Bổn Khất  Sĩ  Tân Tu của mình  như vậy chứ  sự thật ra nó cũng giống như những bộ giới cấm Ba La Đề Mộc Xoa của các Tổ. Với bộ giới luật này nó
chỉ là pháp luật của một quốc gia như trên đã nói, chứ chẳng có gì đặc biệt trong giới luật cả. Nó không nói lên được giới đức, giới hạnh, giới hành mà nó chỉ là những giới cấm. Giới cấm là những  giới  luật  không  đúng  tinh thần  tự  lực của  Phật  giáo.  Giới  cấm  (bị  bắt  buộc)  làm  mất sự tự nguyện, tự giác của người tu sĩ Phật giáo.
Xưa Đức Phật trước khi nhận một người mới  vào  tu  học  thì cho  họ  sống  biệt  trú  4 tháng,  nếu  trong  bốn  tháng  biệt  trú  mà  người ấy  thấy  khả  năng  của  mình  sống  đầy  đủ  giới luật thì mới xin làm đệ tử của Phật bằng không sống nổi thì xin về, chứ không ép buộc người nào cả.
Do điều kiện này mà chúng tôi xác định giới  luật  Phật  không  có  giới  cấm,  chỉ  có  giới đức, giới hạnh, giới hành. Vì thế giới cấm là do các tổ làm ra. Bây giờ các bạn không hiểu nên lại  chế  ra giới  cấm  tân  tu  một  lần  nữa,  đó  là một  việc  làm  giẫm  lại  lối  mòn  của  các  Tổ, khiến  cho tu  sĩ  Phật  giáo  đã  phá  giới,  phạm giới lại còn phá giới và phạm giới hơn nữa.
Cho nên, bộ giới luật này không có giá trị, nó  cũng  giống  như  những  bộ  giới  Ba  La  Mộc Xoa Đề của các Tổ mà thôi.


NHỮNG THẦY PHẠM GIỚI LÀM SAO
THAY ĐỔI VÀ SỬA ĐỔI GIỚI LUẬT  ĐƯỢC

Câu hỏi của Nguyên Thanh
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Khi  viết  bộ  Giới Luật  Khát  Sĩ   Tân  Tu   (The  Revised Pratimoksha), sợ  có  người  hỏi  nên  các  bạn  đã rào đón câu này: “Có người hỏi: Quý vị là ai mà dám  tu  chỉnh  giới  của  Bụt?  Câu  trả  lời:  chúng ta đều  là  con của Đức  Thế  Tôn và  chúng ta là sự tiếp nối của Người”.
Thưa  Thầy  câu  trả  lời  này  đúng  hay sai? Xin  Thầy giảng rõ cho chúng con được hiểu.
Đáp: Phần đông những tu sĩ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thường hay có ý chỉnh giới luật để sự vi phạm giới luật không ai phát giác ra được,  cho nên  câu  trả  lời  này  cũng  nhằm  ý ấy  để  che đậy  những  sự  phạm  giới,  phá  giới. Câu  nói:  “chúng  ta  là  con của Đức  Thế  Tôn và là sự tiếp   nối của Người”  là chúng ta có quyền sửa những gì của Phật. Phải không các bạn?
Ta là  con của đức  Phật, là  sự  tiếp  nối của
Người,  nhưng  ta  có  làm  được  như  Người  chưa?
Chưa làm  được  như  Người  mà  dám  sửa  những lời  dạy của  Người  thì có  ai  tin các  bạn  không? Các bạn có sống đầy đủ giới hạnh như Người chưa? Tu hành có chứng đạo được như Người chưa? Chưa được như Người thì chưa đủ khả năng chỉnh lại những gì mà Người đã dạy. Các bạn có biết không?


GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA CÒN LÀ ĐẠO BỤT CÒN
Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi:  Kính thưa   Thầy!  Có  người  bảo: “Đạo Bụt sở dĩ còn có mặt, đó là nhờ giáo đoàn xuất  gia  chưa bao giờ  từng  dứt  đoạn”.  Lời  nói này có đúng không thưa Thầy?
Đáp: “Giáo đoàn xuất gia còn là Đạo Bụt còn”, lời nói này là nhắm vào lực lượng đông người, chứ  đông  người  mà  phạm  giới,  phá  giới, còn tu hành là tu danh, tu lợi thì đông người có ích gì cho mình,  cho Đạo Phật. Đông người như vậy  là  làm  hại  Phật  giáo  thêm.  Dù  tu  sĩ  có
  

hàng  vạn  người  theo  tu  mà  giới  luật  vi phạm thì Phật  giáo  được  xem  là  đã  mất.  Xưa  đức Phật sắp nhập Niết Bàn Ngài đã di chúc: “Nếu giới  luật  còn  là  đạo  Ta  còn,  giới  luật  mất là đạo Ta mất”.
Lời phát biểu trên đây là lời của một đảng phái  chứ  không  phải  là  lời  của  Phật  giáo  nữa, cho nên  các  bạn  phát  biểu  mà  không  suy nghĩ chín  chắn:  “Đạo  Phật  sở  dĩ  còn  có  mặt,  đó  là nhờ  giáo  đoàn  xuất  gia chưa từng  bao giờ  dứt đoạn”.
Đúng vậy, lời nói này là các bạn xem Phật giáo  giống  như  một  đoàn  thể,  một  đảng  phái, chứ không phải là tôn giáo Phật giáo nữa. Phật giáo  lấy  giới  luật  làm  nền  tảng  tu  học  cho mình,  cho người, nên đức Phật dạy: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo  mất”.  Vì  thế,  Phật  giáo  không  phải  là đảng  phái  mà  cũng  không  phải  là  tôn  giáo,  vì nó  là  đạo  đức  của  con người  nên  gọi  nó  là  đạo đức  nhân bản. Các  Tổ  sau này không hiểu  giới luật và giáo pháp của Phật là đạo đức nhân bản
- nhân quả  nên mới  suy tôn nó  thành tôn giáo
Phật giáo.

Những  người  tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  giờ  có cái  nhìn  giới  luật  và  giáo  pháp  của  Phật  như
luật đảng luật đoàn của một nhà chánh trị hơn là một nhà đạo đức, một nhà chơn tu.


CỨ 25 NĂM GIỚI LUẬT PHÂI ĐƯỢC SỬA ĐỔI

Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong tập sách “Giới Bổn Khất Sĩ Tân Tu” (The Revised Pratimoksha) Tác giả cho rằng: Cứ  25 năm thì giới luật lại được tu chỉnh một lần.
Lời  dạy  này  có  đúng  không  thưa  Thầy? Xin  thầy dạy rõ cho chúng con được hiểu.
Đáp: Giới luật là một đạo đức nhân bản  - nhân   quả   sống   không   làm   khổ   mình,   khổ người,  khổ  chúng  sanh,  vậy  mà  phải  25  năm thay đổi một lần, như vậy giới luật của Phật là pháp luật chứ đâu còn là giới luật nữa. Phải không các bạn? Có lẽ các bạn hiểu giới luật là pháp luật của nhà nước, nên phải 25 năm Quốc Hội họp lại để sửa đổi.
Giới luật Phật là một pháp môn tu học để tâm  được  vô lậu  nên  gọi là  “giới  vô  lậu”.  Vậy  là các bạn biến giới luật Phật thành pháp luật, để bắt  buộc  tu  sĩ  phải  thi hành  theo  pháp  luật, nếu tu sĩ nào vi phạm pháp luật thì bỏ tù hoặc tử  hình  hoặc  phạt  tiền,  v.v..  Giới  luật  khi vi phạm  bị  phạt  tội  như  quỳ  hương phát  lồ  sám hối hoặc tẩn xuất như vậy sao gọi là giới vô lậu được. Như vậy Đức Phật đề ra Tam Vô Lậu học để làm gì? Các bạn trả lời đi?
Phật  giáo  là  trường  huấn  luyện  đạo  đức con người, chứ Phật giáo không phải đảng phái nên bắt ép người khác phải thi hành luật đảng.
Nếu  Giới  Luật Khất  Sĩ  Tân Tu này ra đời thì hàng đệ tử của Phật không bao giờ tu chứng quả vô lậu và Phật giáo sẽ trở thành một đảng phái  Phật  giáo  chứ  không còn là  đạo Phật  đạo đức nữa. Và từ đó về sau có nhiều đảng phái ra đời  tranh quyền  cố  vị  danh  lợi,  chứ  không  còn là  một  tôn  giáo  để  tu  tập  đi  đến  chỗ  rốt  ráo giải thoát hoàn toàn.
Hiện  giờ  có  rất  nhiều  sách  Phật  giáo  ra đời. Nhưng chúng tôi xin cảnh giác các bạn:
- Khi tập  sách  nào  được  xuất  bản  ra đời thì hãy  nhìn  tác  giả  tu  hành  tới  đâu,  giới  luật sống có nghiêm chỉnh chưa?
  
- Thiền định có nhập được Tứ Thánh Định chưa?
- Có thực hiện được Tam Minh chưa?

- Có làm chủ được bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết chưa?
Nếu  biết  rõ  tác  giả  đã   hội  đủ  bốn  điều kiện trên thì cuốn sách ấy có giá trị rất lớn cho con đường  tu  tập  của  các  bạn  sau này.  Còn  về phía  tác  giả  nếu  trả  lời  chưa được  những  câu hỏi  trên  đây  mà  đã   viết  kinh sách  thì kinh sách  ấy  không  có  giá  trị,  chỉ  là  những  kinh sách kiến giải, tưởng giải lừa đảo mọi người mà
thôi.

Vậy, các bạn hãy cảnh giác đừng để những nhà  học  giả lừa đảo  làm  phí  sức, phí công, phí của  tiền  mà  tu  hành  chẳng  tới  đâu,  chỉ  uổng một đời.


THAY ĐỔI GIỚI LUẬT  CÓ LÀM
ÂNH HƯỞNG TỚI PHẬT GIÁO KHÔNG?

Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nếu  giới  luật  đã tu  theo  thời  gian,  theo  mỗi  truyền  thống  của thời đại, của mỗi nền văn hóa thế giới thì  hiện có còn bảo  đảm chất lượng cho hàng đệ  tử  của Phật hay  không? Tại sao giới luật lại “tân tu”? Điều này có đi ngược lại luật nhân quả hay không?
Con  xin  Thầy  giảng  dạy  cho  chúng  con được thấu hiểu.
Đáp:  Đạo  Phật  là  đạo tự  giác,  tự  nguyện, tự  lực,  nên  bộ  giới  cấm  là  sai.  Đạo  Phật  lấy thiện pháp làm vũ khí  tiến thẳng vào cứu cánh, nên  cuộc  sống  lấy  giới  luật  làm  căn  cứ  địa. Vì và  toàn  bộ  giáo  lý  của  Phật  là  giới  đức,  giới hạnh, giới hành.
Bộ  giới  bổn  Ba  La  Mộc  Xoa  Đề  các  Tổ cũng dựa vào kinh Phật biên soạn ra thành bộ giới cấm. Các Tổ không hiểu biết giới luật Phật là  pháp  môn  tu  tập  tâm  vô  lậu  nên  biến  nó
thành pháp luật. Cho nên, chỗ sai của các Tổ là chỗ “cấm” làm mất hết ý nghĩa của đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện. Đạo không khuyến dụ, không bắt buộc người khác, tự mọi người ý thức đời  là  khổ  đau nên  tự  nguyện  sống  theo  Đạo Phật để thoát mọi sự đau khổ.
Bộ giới luật Ba La Mộc Xoa Đề của các Tổ do cấm  mà  lỗi  thời  không  thích  ứng  với  thời đại  là  vậy,  bộ  Giới  Luật  Khất  Sĩ  Tân  Tu cũng là  một  bộ  giới  cấm,  nhưng  chỉ  có  thay  đổi những  danh  từ  theo  thời  đại  cho  thích  ứng người nghe, chứ chẳng có gì mới mẻ cả.
Như trên đã  nói: nó chỉ sai là đi ngược lại với tông chỉ của đạo Phật là tự giác, tự nguyện, chứ  không  phải  cấm,  bắt  buộc.  Bộ  Giới  Luật Khất  Sĩ  Tân Tu cũng vậy, nó  cũng giẫm  lại  lối mòn của các Tổ. Giới luật không có gì đi ngược lại  với  qui  luật  nhân  quả.  Giới  cấm  có   đó, nhưng  người  tuân  thủ  giới  cấm  thì không  có, cho nên tu sĩ Phật giáo hiện giờ sống phá giới, phạm  giới  không  còn  xem  giới  luật  ra gì.  Bộ Giới Luật Khất Sĩ Tân Tu bỏ những giới mà tu sĩ  thường  vi phạm  để  được  thích  ứng  với  thời đại  mà  không bị  phạm  giới. Đó là cái khéo  léo của  bộ  giới  luật  này  để  tu  sĩ  chạy  theo  dục  lạc dễ dàng hơn.
Nhìn  những bộ giới cấm của các Thầy Tổ mà đau lòng cho Phật Giáo, nó đã làm mất hết ý nghĩa tự giác, tự nguyện sống đời đạo đức không làm khổ mình,  khổ người, khổ cả hai.


PHẠM  HẠNH  CÓ CHẤP  NHẬN CHÙA TO, PHẬT LỚN KHÔNG?

Câu hỏi của Nguyên Thanh


Hỏi:  Kính  thưa  Thầy!  Sau  khi  con được đọc  tập  sách  mỏng  “LỜI  DẠY  CỦA  THẦY”  (tác giả  là  một vị  Thiền Sư nổi  tiếng). Trong đó  có một đoạn nói rằng: “Tôi tu hành chỉ lo hướng dẫn tăng, ni biết rõ đường lối tu, chớ không đặt nặng  chùa  to Phật  lớn,  song bây  giờ  tôi  lại  có chùa to Phật lớn. Đây dường như là điều mâu thuẫn.  Vì  tôi  lo  cho tăng  ni mà  tăng  ni ngày càng đông nên chùa phải to, chùa nhỏ làm sao dung chứa hết? Chùa to thì Phật cũng phải to theo. Đó  là  điều  tự  nhiên.  Không  gượng  ép  gì
hết”.

Đọc  đến  đoạn  này.  Con  xin  Thầy  giảng
cho  con  được  hiểu  hơn   về  điều  này  “Chùa  to
Phật lớn”. Vì  con  thấy ở tu viện Chơn Như tăng ni cũng rất đông mà  đâu có thấy  chùa to Phật lớn, con chỉ thấy mái nhà tranh, vách liếp thoáng mát, mỗi người  được  nhận một cái thất riêng  biệt  để  lo  tu  tập.  Vì  thế,  con kính  xin Thầy giảng dạy cho con thấu hiểu để mỗi ngày tri kiến  của  con được  sắc  bén,  và  sâu  sắc  hơn
nữa.

Đáp:  Đối  với  câu  hỏi  này,  Thầy  không  có ý kiến gì cả, vì câu hỏi của con đã có câu trả lời
rồi.

Thầy  chỉ  mong  sao các  bậc  Tôn  Túc  khi tịch được tự tại trong sanh tử, đừng nằm liệt giường liệt  chiếu. Một  hình  ảnh của một người tu  hành  theo  Phật  Giáo  không  bao giờ  mong
gặp.

Khi các bậc Tôn Túc tịch mong sao các huynh đệ đều đoàn kết là đẹp nhất.
Chùa  to  Phật  lớn  là  hình  ảnh  danh  lợi. Cho nên, khiến lòng người dễ sa ngã bị phân hóa nội bộ.
Chùa to Phật lớn là hình ảnh danh lợi. Người  tu  sĩ  giới  luật  nghiêm  chỉnh  thì không thể  nào  chấp  nhận,  không  thể  nào  sống  trong đó được.
 Trong giới luật Sa Di có giới luật tu sĩ
không được nằm giường cao rộng lớn, tức là đức
Phật dạy tu sĩ không nên ở trong chùa to Phật
lớn. Tại sao có nghĩa này?
Chúng ta lấy giới này suy ra thì biết ngay
liền. Giường cao rộng lớn là phải được đặt
trong trong chùa to, cốc lớn, nếu am tranh, cốc
nhỏ làm sao đặt giường cao rộng lớn được. Phải
không các bạn? Cho nên, giới không nằm
giường cao rộng lớn là giới không được ở trong
chùa to Phật lớn. Như vậy, các bạn ở trong
chùa to Phật lớn là các bạn vượt quá giới luật
Phật. Giới luật là đức hạnh của người tu sĩ.
Người tu sĩ phải sống có đức hạnh thanh bần
mới đúng là Thánh Tăng, còn sống trong chùa
to Phật lớn thì Thánh hạnh thanh bần đâu còn
nữa. Phải không các bạn?
Giới luật và giáo pháp của Phật không cho
phép người tu sĩ sống trong đó. Vì giới luật và
giáo pháp của Phật dạy ly dục ly ác pháp, mà
sống trong đó là làm sao ly dục ly ác pháp
được.
Không ly dục ly ác pháp thì tu pháp nào
cũng là tu theo ngoại đạo. Tu mà không ly dục
ly ác pháp là tu tập có ích lợi gì. Tu mà khôngsống đời Phạm hạnh là không xứng đáng người
tu sĩ Phật giáo.
--------
HẾT TẬP IXMỤC LỤC
Lời nĩi đầu ............................................................ 5
Kinh viên giác ..................................................... 31
Đức Phật tu tập pháp mơn nào trong 49 ngày chứng
đạo ...................................................................... 34
Các pháp đều khơng ............................................. 43
Thế giới siêu hình ................................................ 47
Khơng cĩ cảnh giới Niết bàn, tu rồi về đâu ............ 49
Người tu hành chưa giải thốt hồn tồn cĩ bị vơ
minh che mờ và cịn tiếp tục tái sanh khơng? ......... 53
Người điếc khơng sợ súng .................................... 55
Cĩ thân người mới đủ điều kiện tu hành thốt khổ . 63
Được thân người khĩ ........................................... 68
Con người ngày một đơng hơn .............................. 72
Khỉ vượn cĩ phải là thủy tổ của lồi người khơng .. 83
Nguồn gốc vũ trụ ................................................. 88
Người hồn hảo ................................................... 93
Nẻo về đạo đức .................................................... 97
Quy y tam bảo ................................................... 101
Trung tâm an dưỡng Chơn Lạc ........................... 102
Đường đi nhân quả ............................................. 104Người cư sĩ ăn phi thời....................................... 112
Đức Phật khơng cĩ dạy pháp mơn đập phá .......... 114
Ngày sinh nhật................................................... 129
Thọ bát quan trai là gieo duyên Phật pháp ........... 130
Hãy tiết kiệm ..................................................... 134
Nhĩm tu học nguyên thủy Hoa Kỳ...................... 136
Thỉnh kinh ......................................................... 137
Xá lợi cĩ phải do tu thiền khơng? ....................... 141
Cúng dường đúng chánh pháp ............................ 155
Muốn nhập định thì phải siêng năng lễ Phật ........ 161
Rèn luyện nghị lực, bền chí, kiên nhẫn................ 166
Tưởng tức ......................................................... 169
Chưa đủ duyên xuất gia...................................... 171
Tập II (bộ mới) .................................................. 178
Cỡi Trời ............................................................ 179
Hồi vọng ......................................................... 185
Nguyện ước ....................................................... 189
Xin thỉnh kinh ................................................... 193
Tu sao lâu quá ................................................... 195
Chấn hưng Phật pháp ......................................... 196
Dùng thần thơng độ chúng sanh .......................... 199Thiền Yoga cũng tịnh chỉ được ........................... 203
Tâm lực pháp hướng .......................................... 205
Cách tu định niệm hơi thở và định chánh niệm tỉnh
giác ................................................................... 206
Quán và biết ...................................................... 211
Ly các loại hỷ tưởng .......................................... 214
Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh nào? .............. 215
Ly hỷ trú xả cĩ phải là pháp hướng tâm khơng?... 220
Nghiệp tái sanh .................................................. 222
Thức trong 12 nhân duyên, thức nào là linh hồn .. 224
Minh ................................................................. 227
Phương cách nhập nhị thiền ................................ 231
Hành các pháp thiện cĩ phải là tu tập chánh niệm tỉnh
giác và định niệm hơi thở khơng? ....................... 235
Pháp hướng tâm ngắn gọn cĩ kết quả nhanh hơn . 239
Khi nào mới bắt đầu hướng tâm .......................... 240
Tu định vơ lậu trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp như
thế nào? ............................................................. 243
Vén màn ngũ triền cái, bứt sạch thất kiết sử......... 248
Cách thức tu hành thất giác chi ........................... 250
Dùng một hay nhiều câu hướng tâm trong một thời tu
......................................................................... 267
Hướng tâm như thế nào cĩ hiệu quả? .................. 273Thùy miên hay tùy miên .................................... 274
Hạnh độc cư ...................................................... 275
Sống thơ thẩn một mình ..................................... 278
Thường bất khinh bồ tát ..................................... 280
Thời khĩa tu tập cho người cư sĩ ........................ 282
Bốn loại thức ăn ................................................ 285
Một truyền thống đẹp “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả
nhớ kẻ trồng cây” .............................................. 288
Cĩ ba hạng người tu tập Giới, Định, Tuệ............. 301
Sự tu tập Khổ đế, Diệt đế trong Tứ niệm xứ ........ 310
Từ trường .......................................................... 312
Cúng dường và nhận đồ cúng dường như thế nào cho
đúng pháp ......................................................... 319
Nỗi đau về thể xác ............................................. 324
Nhân quả ........................................................... 329
Phĩng sanh ........................................................ 334
Nhân quả phải trả .............................................. 340
Cầu cơ .............................................................. 342
Ma đè ................................................................ 349
Quy y tam bảo ................................................... 351
Tri kiến và bản lĩnh của người tu theo chánh pháp
nguyên thủy....................................................... 3573 năm và 5 năm, năm nào đức Phật chế giới luật.. 370
Bỏ những giới nhỏ nhặt ...................................... 377
Đừng lợi dụng linh động, sống động để sửa đổi giáo
pháp và giới luật Phật ......................................... 388
Khế lý, khế cơ.................................................... 391
Những giới khơng thích hợp được thay bằng những
giới khác ........................................................... 394
Tầm quan trọng của giới bổn tân tu ..................... 397
Những thầy phạm giới làm sao thay đổi và sửa đổi
giới luật được .................................................... 399
Giáo đồn xuất gia cịn là đạo Bụt cịn ................ 400
Cức 25 năm giới luật phải được sửa đổi .............. 402
Thay đổi giới luật cĩ làm ảnh hưởng tới Phật giáo
khơng ................................................................ 405
Phạm hạnh cĩ chấp nhận chùa to, Phật lớn khơng?
......................................................................... 407




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!