Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

ba mươi bảy phẩm trợ đạo 6


lưu ý chú tâm vào chỗ tâm  BẤT ĐỘNG. Khi tâm hoàn  toàn ly dục  ly bất  thiện  pháp  thì tâm BẤT ĐỘNG. Trong  tâm BẤT ĐỘNG có một sự an lạc, nhờ   tâm BẤT ĐỘNG an lạc đó mà các niệm tham, sân, si, mạn, nghi không khởi ra được. Vậy chúng ta hãy lắng nghe  đức  Phật  dạy  tiếp:  “Này  các  Vương Tử nhóm Anuruddha, khi  ly dục ly bất thiện  pháp.  Nếu  không  chứng  được  hỷ lạc  hay  một  trạng  thái  khác  an  tịnh hơn,  thời  dục  tham  xâm  chiếm  tâm  và an  trú,  sân  xâm  chiếm  tâm  và  an  trú, hôn  trầm  thùy  miên...  trạo  cử,  hối  quá.
..  nghi   hoặc...  bất  lạc...  giải  đãi xâm
chiếm tâm và an trú”.

Quý  vị  có  nghe lời  dạy  của  đức  Phật tu tập BA MƯƠI BẢY PHÁP VÀO ĐẠO không?  Khi  chúng  ta  TÁC   Ý,  đó  là  một pháp   trong   BA   MƯƠI   BẢY   PHÁP   VÀO ĐẠO  để   giữ  tâm  BẤT  ĐỘNG,  khi  giữ  gìn tâm BẤT ĐỘNG thì  chúng ta có một   sự cảm nhận  an  lạc  trong  TÂM  BẤT  ĐỘNG,  nếu chưa có sự an lạc là do chúng ta vận dụng công phu tu tập  để không niệm khởi vọng tưởng.  Để  không  niệm  khởi  vọng tưởng  đó là một sự tu tập sai, chịu ảnh hưởng  những


giáo  pháp  của  ngoại  đạo  như  Thiền  Tông, Tịnh Độ  Tông và  Mật  Tông Tây  Tạng v.v... Tu  tập  phải  để  tâm  BẤT  ĐỘNG  tự  nhiên thì  mới  có   an  lạc,  chính  nhờ  sự  an  lạc  đó mà niệm  vọng tham,  sân,  si, mạn, nghi không khởi lên được, cho nên tâm BẤT ĐỘNG mới kéo dài từ giờ này đến giờ khác; từ  ngày  này  sang  ngày  khác  một  cách  dễ
dàng.

Do  tâm  BẤT  ĐỘNG  từ  giờ  này  đến giờ khác, từ ngày này sang ngày khác nên đức Phật mới hỏi các Vương Tử  để  phá tâm nghi  về  tâm  BẤT  ĐỘNG  của  Phật:  “Này các   Vương   Tử   nhóm   Anuruddha,  các ông có nghĩ về Ta  như  thế nào? Các lậu hoặc nào liên hệ đến phiền não sanh khởi  hậu  hữu,  đáng  sợ   hãi,  đưa   đến quả  khổ  dị thục, hướng  đến  sanh,  già, bệnh, chết trong tương  lai, các lậu hoặc ấy chưa  được Như  Lai đoạn trừ. Do vậy Như  Lai sau  khi  suy tư  phân  tích,  thọ dụng  một  pháp;  sau  khi   suy  tư  phân tích  nhẫn thọ một  pháp; sau khi  suy tư phân tích  từ  bỏ  một  pháp; sau khi suy tư  phân  tích,   đoạn  trừ  một  pháp,  có đúng như vậy không?”.


Khi  đức  Phật  nêu  ra những  nghi  ngờ của các Vương Tử nhóm Anuruddha đối với các lậu hoặc Phật chưa diệt sạch.

Chúng ta hãy lắng nghe các Vương Tử nhóm Anuruddha trả lời: “Bạch Thế Tôn, chúng con  không  có  nghĩ  như  vậy   về Thế  Tôn:  “các  lậu  hoặc nào liên  hệ  đến phiền não, sanh  khởi hậu hữu, đáng  sợ hãi,  đưa   đến  quá  khổ  dị thục  hướng đến  sanh,  già,  bệnh,  chết  trong tương lai các  lậu  hoặc  ấy  chưa  được  Như  Lai đoạn trừ.  Do  vậy  Như  Lai sau  khi  suy tư  phân  tích   thọ dụng một  pháp,  sau khi   suy  tư   phân   tích   nhẫn thọ  một pháp,  sau  khi   suy  tư  phân  tích   từ  bỏ một   pháp,   sau  khi   suy  tư   phân   tích đoạn   trừ   một   pháp”.   Bạch   thế   tôn chúng con nghĩ  về thế tôn như sau: “các lậu  hoặc  nào  liên  hệ  đến   phiền  não, sanh  khởi  hậu  hữu,  đáng sợ  hãi,  đưa đến  quả  khổ  dị thục, hướng  đến  sanh già  chết  trong tương  lai, các  lậu  hoặc ấy  đã  được  Như  Lai đoạn  trừ.  Do  vậy Như  Lai sau khi  suy tư phân tích  nhẫn thọ một  pháp, sau khi  suy tư  phân tích


từ  bỏ   một  pháp,  sau  khi   suy  tư  phân tích  đoạn  trừ một pháp” ”.

Khi   nghe  các  Vương  Tử   nhóm Anuruddha   không  còn  nghi  ngờ  lậu  hoặc của  đức  Phật,  nên  đức  Phật  biết  chắc  đó lòng tin không gì lay  chuyển, nên đức Phật ca  ngợi   lòng   tin ấy   và  vạch   rõ   cho  các Vương  Tử  nhóm Anuruddha   hiểu  sâu  hơn con  đường   tu   tập   của   Phật   giáo:   “Lành thay!  Lành thay!  này  các Vương  Tử nhóm Anuruddha! Các lậu hoặc liên hệ đến   phiền   não,   sanh   khởi   hậu   hữu, đáng   sợ hãi  đưa  đến  quả  khổ  dị thục, hướng đến sanh, già, bệnh, chết trong tương  lai đã  được  Như   Lai đoạn  trừ, cắt  tận  gốc  rễ,  làm  cho  như  thân  cây Ta-la không  thể  sanh    lại,  không  thể sanh  khởi  trong tương  lai.  Ví  như  này các   Vương   Tử   nhóm   Anuruddha,  cây Ta-la đầu đã bị chặt đứt, không thể lớn lên nữa, cũng vậy này các Vương Tử nhóm Anuruddha, các lậu hoặc liên hệ đến phiền não ..( như trêân).. không thể sanh  khởi  trong tương  lai.  Do vậy  Như Lai sau  khi  suy tư  phân  tích  thọ dụng


một  pháp,  sau  khi suy tư  phân tích  từ bỏ  một  pháp  sau  khi  suy tư  phân  tích đoạn  trừ   một   pháp”.   Khi  tu   tập   sống trong tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC thì  tâm tham,  sân, si, mạn, nghi  đã bị diệt  trừ  như  cây   Ta-la  bị   chặt  đứt  ngọn không  thể  sống  lại  được.  Một  sự  xác  định rất  rõ ràng   mà  chính  kim  khẩu  đức  Phật nói ra.

Khi  tu tập đạt được tâm BẤT ĐỘNG THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ thì  có  một trí tuệ  hiểu  biết  rất  đặc  biệt  mà  người  thế gian không thể nào ngờ được. Cho nên trước khi   nói  ra  điều  này  đức  Phật  dè   dặt  sợ người  thế  gian  không  hiểu  cho mình  lường gạt  họ: “Này  các  Vương  Tử  nhóm Anuruddha, các ông nghĩ thế nào? Do thấy  mục đích   đặc  biệt  nào,  Như   Lai giải  thích  sự tái  sanh  của các  đệ  tử  đã từ trần, đã mệnh  chung  nói rằng: “Vị này tái sanh  ở chỗ này, vị này tái sanh ở  chỗ  kia”.   Các  Vương  Tử  nhóm Anuruddha có lòng tin không?”.

Khi   nghe  đức  Phật  hỏi  như  vậy  các
Vương Tử nhóm   Anuruddha  khẳng  định trả


lời:  “Bạch  Thế  Tôn  đối với  chúng  con, các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng   đến  Thế   Tôn  làm   lãnh  đạo, nương  tựa  Thế  Tôn  làm  y cứ.  Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn thuyết giảng  cho  ý  nghĩa  này.  Sau  khi   được nghe Thế Tôn, các tỳ kheo sẽ  y giáo thọ
trì”.

Sau khi  nghe các  Vương Tử nhóm Anuruddha  tin tưởng vào đức Phật không có chút lòng nghi ngờ gì cả nên  đức Phật dạy tiếp:  “Này  các  Vương  Tử  nhóm Anuruddha, Như  Lai không vì mục đích lường  gạt quần chúng, không  vì  mục đích   nịnh  hót   quần   chúng, không   vì mục đích  lợi lộc trọng vọng, danh  xưng, quyền   lợi   vật   chất,   không   vì   với   ý nghĩa: “Như vậy quần chúng sẽ biết ta”, mà  Như  Lai  giải  thích  sự  tái  sanh  các vị  đệ tử  đã  từ  trần  đã mệnh  chung  nói rằng:  “Vị  này tái  sanh ở  chỗ  này hoặc vị này tái sanh ở chỗ kia”.  Và này các Vương Tử nhóm Anuruddha, có những thiện  gia  nam  tử  có  tin   tưởng  với  tín thọ   cao   thượng,    với    hoan    hỷ    cao


thượng, sau khi  được nghe như vậy, sẽ chú  tâm  nghe  như  thật.  Như   vậy  này các   Vương   Tử   nhóm   Anuruddha,  là hạnh phúc, là an  lạc lâu đời cho các vị
ấy” .

Khi  tu  tập  tâm  BẤT  ĐỘNG  đó  là  sự giải  thoát cho riêng  mình  nhưng  trong  tâm BẤT ĐỘNG nó có một sự hiểu biết ngoài tri kiến   của   mình.   Ở   đây   đức   Phật   nói   ra những điều này không phải vì khoe khoang, không  phải  làm   cho  người  ta  kính   phục mình,  không  phải nói ra để  được  mọi người cúng  dường  nhiều  vật  chất,  không  phải  nói ra để mọi người biết đến mình.  Ở đây nói ra để  mọi người hiểu trong tâm BẤT ĐỘNG có nhiều  điều  siêu  việt  mà  không  thể  lấy  trí thế gian nghĩ bàn.

Chúng   ta  hãy   lắng   nghe  đức   Phật dạy: “Ở đây này các Vương Tử nhóm Anuruddha,  các   ngươi  có   nghe:  “Tỳ kheo   với   tên   như   thế   này   đã   mệnh chung.  Thế  Tôn  có  tuyên  bố  về  vị  này: “Vị  ấy  an trú  chánh  trí. Vị tôn  giả ấy đã  được  thấy  hay  được  nghe.  Tôn  giả này  có  giới  hạnh  như  vậy,  tôn  giả  này


có trí tuệ như  vậy, tôn giả này có an trú như vậy, tôn giả này có giải thoát như vậy.  Tỳ kheo khi  nhớ đến lòng tin,  giới hạnh,  đa  văn, bố  thí  và  trí tuệ  của  vị kia,  an trú tâm trên như thật”.

Khi  chúng  ta  tu  tập  chỉ  cần  diệt  trừ được  năm  hạ  phần  kiết  sử.  Năm  hạ  phần kiết sử gồm có:

1- Tham kiết sử

2- Sân kiết sử

3- Thân kiến kiết sử (Mạn kiết sử)

4- Giới thủ kiến kiết sử

5- Nghi  kiến kiết sử
 
Đúng  như  lời  đức  Phật  dạy  diệt  năm hạ phần kiết sử, lúc chết liền được hóa sinh vào niết bàn không còn tái sinh làm người nữa:  “Như  vậy này  các  Anuruddha,  tỳ kheo có  nghe: “Tỳ  kheo với  tên  như thế này đã mệnh  chung.  Thế  tôn  có  tuyên bố về vị  này:  “sau khi đoạn  trừ  năm hạ phần kiết sử vị  ấy được hoá sanh,  nhập niết bàn tại chỗ ấy, không còn phải trở lui ở đời này nữa”.


Khi  còn sống giữ gìn được tâm BẤT ĐỘNG,  THANH THẢN,  AN  LẠC,  VÔ  SỰ tức là tâm ly dục ly bất thiện pháp. Tâm ly dục  ly bất  thiện  pháp  là  niết  bàn.  Cho nên sống với tâm BẤT  ĐỘNG, THANH, THẢN, AN  LẠC, VÔ  SỰ  là  đã  diệt  trừ  năm  hạ phần   kiết   sử   thì   chết   cũng   ở     chỗ   BẤT ĐỘNG  đó,  nên  gọi  là  nhập  niết  bàn.  Như lời đức Phật đã dạy ở  trên.









































Đối  với  đạo  Phật  một  người  tu
tập  làm  chủ  sinh  già,  bệnh, chết  mới  có


quyền làm thầy dạy người khác tu tập. Còn khi  tu  tập  chưa chứng  đạo  thì  không  được phép dạy ai tu tập cả, vì dạy như vậy sẽ nói sai không đúng pháp. Bởi vậy hiện giờ kinh sách  Phật  giáo  đều  do những người  tu chưa chứng đạo viết, nên viết sai không đúng lời Phật dạy khiến cho người sau không biết đường lối tu tập.

Đức Phật đưa ra một ví dụ như một người  chưa từng  biết  lõi  cây  mà  không  chịu thưa hỏi, tự mình  đi vào rừng tìm lõi cây rồi chặt  mang  về  một  số  cành  lá  nhưng  trong trí cứ  đinh  ninh  rằng  mình  đem lõi  cây  về nhà. Có một người hiểu biết lõi cây mới bảo rằng đây không phải lõi cây mà đây chỉ là cành lá của cây nó không dùng được: “Này Bà-la-môn,   ví   như    một   người   muốn được lõi cây, tìm  cầu lõi cây. Trong  khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng,  có  lõi  cây,  người  bỏ  qua  lõi  cây, bỏ   qua  giác  cây,  bỏ   qua  vỏ   trong,  bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang  đi  và  tưởng  rằng  đó   là  lõi  cây. Một   người   có   mắt   thấy   vậy   bèn   nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không   biết   giác   cây,   không   biết   vỏ


trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành  lá.  Người  này  muốn được  lõi  cây, tìm   cầu  lõi  cây.  Trong   khi đi  tìm   lõi cây,  trước  một  cây  lớn,  đứng  thẳng  có lõi  cây,  người  này   bỏ qua  lõi  cây,  bỏ qua  giác  cây,  bỏ  qua  vỏ  trong, bỏ  qua vỏ  ngoài,  chặt  cành  lá  lấy  chúng mang đi,  tưởng  rằng  đó  là  lõi  cây.  Và  người này  không  đạt  mục đích  mà  lõi  cây  có thể thành tựu”.

Đạo Phật tu hành không phải khó nhưng  khó  ở   chỗ  người  dạy  tu  chưa chứng đạo  vì  tu  chưa  chứng  đạo  nên  dạy  tu  sai pháp. Người tu chưa chứng đạo cũng giống người chưa biết lõi cây mà đi tìm lõi cây thì làm sao tìm được. Những ví dụ trên đây của đức Phật dạy quá thực tế, rõ ràng  và cụ thể, không còn chỗ nào nghi ngờ.

Một  người  mới  nghe  được  pháp  xả tâm ly dục ly ác pháp bằng pháp như lý tác ý giữ tâm BẤT  ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và  VÔ  SỰ  là  tuyệt vời  về  nhà  tập thử thấy có kết quả xả được tâm dục và các ác pháp chút ít liền gặp ai cũng đem pháp này ra dạy đạo làm như mình  đã chứng đạo. Đó


là  một điều  sai  hết sức.  Mình  tu chưa xong mà đi dạy đạo là một việc làm cấm kỵ nhất trong Phật giáo.

Đạo Phật là đạo vô ngã thế mà đi dạy đạo  lúc  tu  hành  chưa xong  thì  chỉ   có  nuôi ngã làm cho ngã lớn hơn thì  đó  là đi ngược lại  đạo  Phật.  Cũng  giống  như  các  sư thầy Đại Thừa dạy người cúng  dường tam  bảo sẽ được phước báu lớn. Đây cũng giống như người chặt lấy cành lá mà tưởng là lõi cây. Thật là vô minh  mà không biết.

Lần thứ hai đức Phật lại nhắc nhở muốn tu hành chứng đạo thì  chỉ có người tu chứng  đạo  mới  dẫn  đắt  đi  đến  chứng  đạo, còn  những  người  chưa chứng đạo  mà  hướng dẫn  tu chứng đạo  thì cũng  giống  như người không biết lõi cây mà vào rừng chặt một miếng vỏ cây ngoài mang về và bảo đó là lõi cây. Người hiểu biết lõi cây  bảo rằng   đó chỉ là  vỏ  ngoài  cây   chớ   không  phải  lõi  cây. Chúng   ta   hãy   lắng   nghe  đức   Phật   dạy: “Này  Bà-la-môn,  ví  như  một người muốn được   lõi   cây,   tìm   cầu   lõi   cây. Trong  khi  đi  tìm  lõi  cây,  trước  một  cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua  lõi  cây,  bỏ  qua  giác  cây,  bỏ  qua  vỏ


trong, chặt  vỏ   ngoài,  lấy  chúng  mang đi,  tưởng  rằng  đó  là  lõi  cây.  Một  người có mắt thấy vậy bèn nói: “Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không  biết  cành  lá.  Người  này muốn được   lõi   cây,   tìm   cầu   lõi   cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây,  người  này  bỏ   qua  lõi  cây,  bỏ   qua giác   cây,   bỏ    qua   vỏ    trong,  chặt   võ ngoài, lấy  chúng  mang  đi,  tưởng  rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích  mà lõi cây có thể thành tựu”.

Qua lời dạy trên đây của đức Phật chúng  ta  có thể   nhậân  xét  và  biết  rõ  các  sư thầy dạy người tu tập để  làm chủ sinh, già, bệnh, chết  mà  chính  các  sư thầy  cũng  chưa làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Vì vậy các sư thầy biết pháp gì làm chủ sinh, già, bệnh, chết mà dạy người tu.

Nhìn  những  tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  giờ chỉ lấy cái học bằng tiến sĩ này bằng tiến sĩ khác rồi dạy tín đồ  tu tập.  Các ông sư thầy tiến  sĩ  này  cũng  giống  như  những  người  đi


tìm lõi  cây  mà  chẳng  biết  lõi  cây,  chặt  lấy vỏ cây trong mà cho đó là lõi cây.

Trong  kinh  sách  Phật  dạy  mọi người phải cân nhắc khi muốn làm thầy dạy người tu thì  phải tu chứng đạo có  nghĩa là làm chủ được  bốn  sự  khổ  đau của  kiếp  người  sinh, già, bệnh, chết.

Người không hiểu biết lõi cây chặt lấy vỏ  trong  cây  tưởng  là  lõi  cây  mang  về  bảo với  mọi người  là  lõi  cây.  Việc  làm  đó  cũng giống  như  các   sư thầy  Đại  Thừa  tu  hành chưa chứng đạo lên tòa thuyết pháp dạy tín đồ  lạy sám hối hồng  danh chư Phật để  tiêu tai  giải nạn và được nhiều công đức nhờ chư Phật  gia  hộ  hoặc  dạy   niệm Phật  cầu  vãng sinh  để   khi  chết  được  sinh  về  cõi  cực  lạc Tây   Phương.  Dạy   đạo   như   vậy   làm   sao người tu hành làm chủ được sinh, già, bệnh,
chết.
Một  người  không  biết  lõi  cây,  bỏ  lõi, bỏ cành  lá, bỏ  vỏ ngoài, bỏ  vỏ trong của cây mà  chỉ  lấy  giác  cây  cho đó  là  lõi  cây,  hành động  vậy  làm  sao làm  chủ  sinh,  già,  bệnh, chết được.


Chúng   ta  hãy   lắng   nghe  đức   Phật dạy: “Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được   lõi   cây,   tìm   cầu   lõi   cây. Trong  khi  đi  tìm  lõi  cây,  trước  một  cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt   lấy giác cây, mang  đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích  mà lõi cây có thể thành tựu”.

Một lần nữa đức Phật dạy: Người không biết lõi cây mà đi tìm lõi cây cũng giống như người chưa biết pháp tu mà nghe người ta dạy tu thì  liền tu không cần tư duy suy nghĩ cho chín chắn nên đã  tu sai pháp, vì thế mà tu không chứng đạo uổng công sức và phí một đời tu tập.

Muốn  tu chứng đạo  thì  nên tìm người tu  chứng  đạo.  Người  tu  chứng  đạo  sẽ  dạy như thế nào thì  tu như thế nấy thì  sẽ chứng
đạo.

Cho nên  trong  cuộc  đời  tu hành phải tìm  một  người  tu  chứng,  nhưng  tìm  một người tu chứng đạo là khó vô cùng.

Người tu không chứng đạo cũng giống như  người  không  biết  lõi  cây.  Các  sư thầy


Đại Thừa và các Thiền sư Đông Độ không biết phương pháp tu tập làm chủ sinh, già bệnh  chết  mà  dạy  tín đồ  kiến  tánh thành Phật  hay  dạy  chẳng  niệm  thiện  niệm  ác bản  lai  diện  mục  hiện  tiền.  Biết  vọng liền buông Thiền Tông  cũng giống như người lấy giác  cây  mà  cho đó  là  lõi  cây.  Cho nên  đức Phật  dạy  rất  cụ  thể:  Một  người  không  biết lõi cây, bỏ lõi, bỏ cành lá, bỏ vỏ ngoài, bỏ vỏ trong, chỉ lấy giác cây mà cho đó là lõi cây.

Do biết  đời  là  đau khổ  nên  mới  xuất gia tu hành từ bỏ  gia đình,  sống không nhà cửa chỉ ngày ngày đi xin ăn mà thôi, nhờ đó đời sống không bị ràng buộc bởi bất cứ  một điều gì, nên mới gọi  đó  là giải thoát Chúng ta hãy lắng nghe lời Phật dạy:  “Cũng vậy, này Bà-la-môn,  ở  đây, có  người  do lòng tin  xuất  gia  từ  bỏ  gia  đình sống  không gia  đình: “Do  ta   bị   trong  sanh,   già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm  đắm trong đau  khổ, bị chi  phối bởi đau  khổ, rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt”.

Nhưng  khi  đã  xuất  gia  làm  một tu sĩ thọ giới cụ túc đầy đủ thì  được phật tử cung


kính  cúng  dường,  do cung kính  cúng  dường nên  lợi  dưỡng  nhiều, vì  vậy  vị  tu  sĩ  này chìm  đắm  trong  danh  vọng. Do chìm  đắm trong  danh  vọng vị  này  không  còn  lo  tu hành  gì  cả  nên    cuộc  đời  vẫn  bị  trôi  lăn trong vòng sáu nẻo luân hồi khổ đau. Đức Phật  biết  rõ  điều  này  nên cảnh  giác  các  vị tu  sĩ  đã  xuất  gia  thọ  cụ  túc  giới:  “Vị  ấy xuất  gia  như  vậy,  được  lợi  dưỡng,  tôn kính,  danh   vọng.   Do   lợi   dưỡng,   tôn kính, danh  vọng  này,  vị ấy  hoan  hỷ,  tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh  vọng này,  vị  ấy  khen  mình,  chê  người:  “Ta được   lợi   dưỡng   như   vậy,   được   danh vọng như  vậy,  còn  các  tỳ-kheo  khác  ít được  biết  đến, ít có  uy quyền”.  Và vị  ấy không  phát  khởi  lòng  ao ước  và không cố  gắng  tinh  tấn  để   chứng  được  các pháp  khác  cao  thượng  hơn,  thù  thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như  một người muốn được   lõi   cây,   tìm   cầu   lõi   cây. Trong  khi  đi  tìm  lõi  cây,  trước  một  cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua  lõi  cây,  bỏ  qua  giác  cây,  bỏ  qua  vỏ


trong,  bỏ   qua  vỏ   ngoài, chặt  cành  lá, lấy  chúng mang   đi,  tưởng  rằng  đó  là lõi  cây.  Và người  ấy  sẽ  không  đạt được mục đích  mà  lõi  cây  có  thể  thành  tựu. Này Bà-la-môn, Ta  nói rằng: Người này giống như ví dụ ấy”.

Người  xuất  gia  chỉ  mới  được  sự  cung kính   cúng  dường  mà  đã  tự  mãn  thì   cũng giống như người tìm lõi cây mới chặt được cành lá  mà  hân  hoan cho mình  đã  được  lõi cây thì  đó là tự giết mình  trên đường tu tập, vì  con đường  tu  còn  dài,  chừng  nào  tu  tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết xong thì mới không còn tu tập nữa.

“Rồi  vị ấy  xuất  gia như vậy, được lợi  dưỡng,  tôn  kính, danh   vọng. Vị  ấy không   vì   lợi   dưỡng,   tôn   kính,  danh vọng này, hoan  hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì  lợi  dưỡng, tôn  kính, danh  vọng này, khen   mình,  chê  người.  Và  vị   ấy  phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn,  thù  thắng  hơn  những  lợi  dưỡng, tôn kính, danh  vọng. Vị ấy không trở thành  biếng  nhác  và   thụ động. Vị ấy


thành  tựu  giới  đức.  Vì  thành  tựu  giới đức   này,   vị   ấy   hoan   hỷ,   tự   mãn.   Vì thành   tựu   giới   đức   này,   vị   ấy   khen mình, chê người: “Ta trì giới, theo thiện pháp.  Các tỳ-kheo  khác  phá  giới,  theo ác   pháp”.  Và  vị   ấy  không  phát  khởi lòng  ao ước  và  không  cố  gắng tinh tấn để  chứng  được các pháp  khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới  đức. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như  một người muốn được lõi cây, tìm  cầu lõi cây. Trong  khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng,  có  lõi  cây,  người  ấy  bỏ  qua  lõi cây,  bỏ  qua  giác  cây,  bỏ  qua  vỏ  trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng  rằng  đó  là  lõi  cây.  Và  người  này sẽ  không đạt được  mục đích  mà lõi  cây có  thể  thành  tựu.  Này  Bà-la-môn,  Ta nói  rằng,  người   này  giống   như   ví  dụ
ấy”.

Người tu sĩ mới giữ được giới luật nghiêm chỉnh mà đã tự mãn thì  cũng giống như người đi tìm lõi cây chỉ lấy vỏ ngoài cây


mà  cho là  lõi  cây  thì thật  là  vô  minh.  Giữ giới nghiêm túc đâu phải là cứu cánh ở đây.

Mỗi chặng đường tu tập đức Phật thường  cảnh  giác  để   chúng  ta  lưu  ý  mà không bị dính  mắc. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy tiếp:

“Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng  không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này, khen mình,  chê  người.  Và  vị   ấy  phát  khởi lòng  ao  ước  và   cố  gắng  tinh  tấn   để chứng được các pháp khác cao thượng hơn,   thù   thắng   hơn   giới   đức.   Vị  ấy không   trở   thành   biếng   nhác và   thụ động.  Vị ấy  thành  tựu  Thiền  định.  Do thành  tựu  Thiền  định này,  vị  ấy  hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy  khen mình, chê  người:  “Ta  có Thiền định, nhất tâm. Các tỳ-kheo khác không có Thiền định, tâm bị phân tán”. Và  vị  ấy  không  phát  khởi  lòng  ao  ước và   không  cố  gắng  tinh tấn  để   chứng được  các  pháp  khác  cao  thượng  hơn, thù   thắng   hơn   sự   thành   tựu   Thiền định. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ


động. Này Bà-la-môn, ví như  một người muốn được   lõi   cây,   tìm   cầu   lõi   cây. Trong  khi  đi  tìm  lõi  cây,  trước  một  cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua  lõi  cây,  bỏ  qua  giác  cây,  chặt  vỏ trong cây, lấy vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó  là lõi cây. Và người  này sẽ không đạt được mục đích  mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy”.

Người tu sĩ mới đạt được nhiếp tâm BẤT ĐỘNG một hai giờ mà đã tự mãn cho mình  hơn người,  không  ai  bằng  mình  đi  ra khoe khoang  nói  với  người  này  người  khác ta đã BẤT  ĐỘNG TÂM,  người tu hành như vậy thì  cũng  giống  như người đi  tìm lõi  cây chỉ  lấy  vỏ  trong  cây  mà  đã  hân  hoan la  lối cho là lõi cây. Thật là ngu si, mê  mờ không sáng suốt. Thấy được điều này đức Phật đã cảnh giác như lời dạy trên đây.

“Vị  ấy  thành  tựu  Thiền  định. Vì thành  tựu  Thiền  định này,  vị  ấy  hoan hỷ  nhưng   không  tự  mãn.  Vị ấy  không do   thành   tựu   Thiền   định  này   khen mình, chê  người.  Vị ấy  phát  khởi  lòng


ao  ước  và  cố  gắng  tinh tấn  để  chứng được  các  pháp  khác  cao  thượng  hơn, thù   thắng   hơn   sự   thành   tựu   Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và  thụ động.  Vị ấy  thành  tựu  tri kiến. Vị ấy,  do tri kiến  này,  hoan  hỷ  tự mãn. Vị ấy,  do tri kiến  này,  khen  mình, chê người:  “Ta  sống,  thấy  và   biết.  Các  tỳ- kheo khác sống không thấy và không biết”. Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước   và    không   cố   gắng   tinh  tấn   để chứng được các pháp khác cao thượng hơn,  thù  thắng  hơn  tri kiến.  Vị ấy  trở thành biếng nhác và  thụ động. Này Bà- la-môn,  ví  như   một  người  muốn  được lõi  cây,  tìm  cầu  lõi  cây.  Trong   khi   đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng,  có  lõi  cây,  người  ấy  bỏ  qua  lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó   là  lõi  cây.  Và  người  này  sẽ   không đạt được mục đích  mà  lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống ví dụ ấy”.

Người  tu  sĩ  mới  thành  tựu  tri kiến giải  thoát mà  đã  tự  mãn  cho  mình   hơn


người,  không  ai  bằng  mình,   nhưng  không ngờ   tri kiến   giải  thoát của   mình   chỉ   là tưởng giải nếu không cân nhắc kỹ lưỡng thì cũng  giống  như người  đi  tìm lõi  cây  chỉ  lấy giác  cây  mà  đã  hân  hoan  cho  là  lõi  cây. Thật  là  ngu  si,  mê   mờ   không  sáng  suốt. Thấy  được  điều  này  đức  Phật  đã  cảnh  giác như lời dạy trên đây.

“Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy do tri kiến này hoan  hỷ nhưng  không tự mãn. Vị ấy không do tri kiến này, khen mình, chê  người.  Vị ấy  phát  khởi  lòng ao ước, cố gắng tinh tấn để chứng được các   pháp   khác   cao  thượng  hơn,   thù thắng hơn  tri kiến. Vị ấy không trở thành biếng nhác  và thụ động.

Và này Bà-la-môn, những pháp gì cao   thượng   hơn,   thù   thắng   hơn   tri kiến? Ở đây, này Bà-la-môn, tỳ kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền  thứ  nhất, một  trạng  thái  hỷ  lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la- môn,   pháp   này   cao  thượng  hơn,   thù thắng  hơn  tri kiến.  Lại  nữa,  này  Bà-la- môn,  tỳ  kheo  diệt  tầm  và  tứ,  chứng  và


trú  Thiền  thứ  hai,   một  trạng  thái  hỷ lạc do định sanh,  không tầm, không tứ, nội  tĩnh,   nhất   tâm.   Này   Bà-la-môn, pháp  này  cao  thượng  hơn,  thù  thắng hơn tri kiến. Lại nữa, này Bà-la-môn, tỳ kheo   ly   hỷ   trú   xả,   chánh   niệm   tỉnh giác,  thân  cảm  sự  lạc  thọ mà  các  bậc Thánh gọi là xả  niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.  Lại  nữa,  này  Bà-la-môn,  tỳ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ,   không   lạc,   xả   niệm   thanh  tịnh. Này  Bà-la-môn,  pháp  này  cao  thượng hơn,  thù  thắng  hơn  tri kiến.  Lại  nữa, này Bà-la-môn, tỳ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, tỳ-kheo   nghĩ    rằng:   “Hư   không   là   vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Này  Bà-la-môn,  pháp   này  cao  thượng hơn,  thù  thắng  hơn  tri kiến.  Lại  nữa, này Bà-la-môn, tỳ-kheo vượt lên mọi Không vô  biên  xứ,  nghĩ   rằng:  “Thức  là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Này  Bà-la-môn,  pháp  này  cao  thượng


hơn,  thù  thắng  hơn  tri kiến.  Lại  nữa, này Bà-la-môn, tỳ-kheo vượt lên mọi Thức  vô  biên  xứ,  nghĩ  rằng:  “Không  có vật gì”,  chứng và trú Vô  sở hữu xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù  thắng  hơn  tri kiến.  Lại  nữa,  này Bà-la-môn, Tỳ-kheo vượt mọi Vô sở hữu xứ,   chứng  và   trú   Phi   tưởng Phi   phi tưởng xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Lại nữa,   này   Bà-la-môn,   tỳ-kheo   vượt   lên mọi  Phi  tưởng  phi phi  tưởng  xứ,  chứng và  trú  Diệt  thọ tưởng  (định),  sau  khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ.  Này  Bà-la-môn,  pháp  này  cao thượng  hơn,   thù   thắng   hơn   tri kiến. Này  Bà-la-môn,  các  pháp  này  cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được   lõi   cây,   tìm   cầu   lõi   cây. Trong  khi  đi  tìm  lõi  cây,  trước  một  cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt  lõi  cây,  lấy  và  mang  đi  và  tự  biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích  mà  lõi  cây  có  thể  thành  tựu.  Này


Bà-la-môn,   Ta        nói      rằng,  người này
giống như ví dụ ấy”.

Chừng nào người tu sĩ nhập bốn thiền thực   hiện   tam   minh   làm   chủ   sinh,   già, bệnh, chết  thì  đó  mới  là  lõi cây.  Vì thế đức Phật   kết   luận   để   chúng   ta  thấy   rõ   con đường tu tập phải qua nhiều chặng đường nhưng  mục đích  cuối  cùng   là  TÂM BẤT ĐỘNG,  chỉ   có  TÂM  BẤT  ĐỘNG  mới  làm chủ  sinh,  già,  bệnh,  chết.  Đó  mới  chính  là lõi cây.

“Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng,   tôn   kính,  danh    vọng,  không phải   vì   lợi   ích   thành   tựu   giới   đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không  phải  vì lợi ích  tri kiến.  Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính  là mục đích  của phạm hạnh này, là  lõi  cây  của  phạm  hạnh, là  mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh”.

Bài thuyết pháp của đức Phật đến đây chấm dứt, nhưng nó xác định cho chúng ta biết các pháp tu tập không ngoài BA BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO. Khi  ấy các vị Bà La Môn


được nghe bài pháp này và đại diện cho tất cả các Bà La Môn khác, Bà La Môn Pingalakoccha tán thán ca ngợi Phật:

“Khi    nghe   nói      vậy,    Bà-la-môn
Pingalakoccha bạch Thế Tôn:

Thật  vi  diệu  thay,  Tôn  giả Gotama!  Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!  Tôn giả Gotama, như người dựng  đứng lại   những   gì   quăng   ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng  vào trong bóng tối để  những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh Pháp đã  được  Thế  Tôn  dùng  nhiều phương  tiện  trình bày.  Và  nay  con xin quy y Tôn  giả Gotama, quy y Pháp,  quy y tỳ kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm  đệ  tử,  từ  nay  trở  đi  cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!”.

Đúng vậy chỉ  có con đường của Phật giáo  mới  đưa loài  người  qua biển  khổ  luân hồi  sinh  tử.  Chúng  ta  may  mắn  thay  được sinh lên làm người và gặp được chánh pháp của Phật. Thật là phước báu nhiều đời đã có


gieo  trồng.  Nếu  không  gieo  trồng  làm  sao đời này có  duyên gặp lại.

Nhân nào quả nấy, trước không gieo trồng với chánh pháp thì kiếp này khó gặp chánh pháp. Phải không quý vị?

































Rừng  Núi  là  nơi  yên  tịnh  cho

người  tu  tập  xả  tâm  ly dục  ly bất  thiện pháp.  Vậy  ai  là  người  tu sĩ  thì  tìm nơi  này ngồi kiết già lưng thẳng giữ tâm Bất Động, thanh  thản, an lạc và vô sự.

Độc cư là một đức hạnh phòng   hộ sáu căn mà người tu sĩ Phật giáo trong thời nào


cũng phải giữ gìn cho tròn đủ. Chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện của ba vị tôn giả cùng nhập thất tu tập trong khu rừng  SỪNG BÒ đã giữ gìn hạnh độc cư như thế nào?

Một hôm đức Phật đến thăm ba vị đệ tử của mình đang tu tập trong khu rừng SỪNG BÒ. Khi  đức Phật bước vào khu rừng SỪNG  BÒ  thì  người  giữ  rừng  ra  ngăn  cản thấy  Thế  Tôn  từ  xa đi  đến,  liền  bạch  Thế
Tôn:

“- Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có  ba thiện nam  tử đang  trú tại  đây,  họ giữ  hạnh  độc  cư miên  mật tu hành. Ngài chớ có phiền nhiễu các vị
ấy”.

Lúc   bấy  giờ  ngài  A  Na  Luật  nghe thấy thế mới bảo người giữ rừng rằng: đức Phật là thầy của chúng tôi: “Tôn giả Anuruddha nghe người giữ rừng nói chuyện với Thế Tôn như  vậy liền nói với người giữ rừng:

- Này người giữ rừng, chớ có ngăn chặn Thế Tôn. Thế Tôn là bậc Đạo Sư của chúng  tôi đã đến thăm”.


Ngài A Na Luật mới đi gọi các bạn đồng  tu  của  mình  đến  đón  đức  Phật:  “Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya Tôn giả Kimbila và nói:

- Chư  Tôn  giả  hãy  đến!  Chư  Tôn giả  hãy  đến!  Thế  Tôn,  bậc  đạo sư của chúng ta đã đến thăm.

Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn  nước  rửa  chân.  Thế  Tôn  ngồi trên   chỗ   ngồi   đã   soạn  sẵn,   sau   khi ngồi, các  Tôn  giả  ấy  đảnh lễ  Thế  Tôn và  ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với  Tôn giả Anuruddha đang  ngồi xuống một bên”:

Khi  ngồi xong vào chỗ ngồi đức Phật liền  hỏi  A Na  Luật  sự  công  phu tu  tập  của ba vị như thế nào?

“- Này các Anuruddha, các Ông có được  an  lành  không?  Có  được  sống yên vui  không?  Đi khất  thực có  khỏi  mệt nhọc không?”.


Câu trên đây đức Phật hỏi này A Na Luật các ông  nhiếp tâm   có an trú được không?  Khi  xả  ra  có  thấy  yên  vui  không? Và đi xin ăn  có mệt nhọc không?

Khi  được  hỏi  như vậy  ông  A Na Luật thay các bạn trả lời:

“- Bạch Thế  Tôn,  chúng  con được an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên  vui;  bạch Thế  Tôn,  chúng con  đi khất thực khỏi có mệt nhọc”.

Nghe để tử của mình trả lời như vậy đức Phật hỏi tiếp:

“- Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan  hỷ với nhau,  không có  cãi  nhau,   như   nước  với  sữa,  sống nhìn  nhau    với   cặp   mắt   thiện   cảm không?”

Ông  A Na Luật  thay  hai  bạn đồng  tu trả lời tiếp:

“-  Bạch  Thế  Tôn,  thật  sự  chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau,  như nước với sữa, sống   nhìn  nhau    với   cặp   mắt   thiện cảm”.


Khi  nghe ông A Na Luật trả lời chung chung như vậy đức Phật mới hỏi cặn kẽ để người  sau  khi   đọc   đoạn kinh  phải  thông suốt chớ không phải đức Phật không hiểu ý các đệ tử của mình.

“-  Này   các   Anuruddha,  như   thế nào các ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau,    như   nước   với   sữa,   sống   nhìn nhau  với cặp mắt thiện cảm?”.

Ông  A  Na  Luật  trả  lời  Phật  nhưng chính  là  giải  thích  cho người  đời  sau nghe để hiểu biết thế nào là sống ĐỘC CƯ.

“- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: “Thật lợi ích thay cho ta! Thật  khéo  lợi  ích  thay  cho  ta!  Khi   ta được  sống  với  các  vị  đồng  phạm hạnh như vậy”.

Rất hạnh phúc khi  cùng tu tập với những người quyết tâm tu tập thì  luôn  luôn giữ  gìn giới  hạnh tinh nghiêm và  hạnh độc cư  trọn   vẹn   nên   không   làm   động   người khác,   nên   không   nói  chuyện,   không   ngó nhìn   người  khác,  chờ   người  khác  đi  khất thực  rồi  mình  mới  đi  chớ  không  đồng  thời đi một lượt. Ông A Na Luật trả lời tiếp:


“- Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các  vị  đồng  phạm  hạnh  này,  con  khởi lên  từ  thân  nghiệp  trước  mặt  và   sau lưng,   con   khởi   lên   từ   khẩu   nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng”.

Chúng con sống hòa hợp  như nước với sữa  vì  chúng  con trước  mặt  cũng  như  sau lưng đều khởi LÒNG YÊU THƯƠNG  bạn đồng tu của mình  vì thế chúng  con không có gì tranh cãi gây trở ngại trong sự tu tập của mình   và  các bạn.    Đó  là  chúng  con  sống ĐỘC CƯ. Sống  cùng ba người ở  chung nhau trong một khu rừng nhưng tưởng chừng như mình sống một mình, vì sống ba người mà không ai nói chuyện  với ai.  Ông A Na Luật trả lời tiếp theo:

“-  Bạch  Thế  Tôn,  do  vậy,  chúng con nghĩ   như  sau: “Ta   hãy từ  bỏ  tâm của   ta   và   sống    thuận  theo   tâm   của những  Tôn giả này”.

Bạch Thế  Tôn,  con từ  bỏ  tâm  của con, và sống  thuận theo tâm của những Tôn giả ấy.


Bạch   Thế     Tôn,    chúng            con     tuy khác  thân,  nhưng  giống  như  đồng  một
tâm.

Bạch Thế Tôn, như  vậy chúng  con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau,  như nước  với  sữa,  sống  nhìn nhau   với  cặp mắt thiện cảm”.

Đúng vậy, sống ĐỘC CƯ là sống biết TÙY  THUẬN,  sống  theo  ý  của  người  khác thì  đó  là  sống  hòa  hợp như  nước  với  sữa. Sống  hòa hợp như nước  với  sữa  là  sống  với LÒNG   YÊU   THƯƠNG,   chỉ    có   lòng   yêu thương  mới  sống  trọn  vẹn với  bạn đồng  tu. Bởi vậy muốn sống với lòng yêu thương trọn vẹn thì  không có  cách nào khác hơn phải từ bỏ sống  theo  tâm  mình  mà  sống  theo  tâm các bạn.   Ý   kiến thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNG  bằng cách bỏ tâm  mình  sống theo tâm bạn  tức  là  tùy  thuận  tâm bạn  mà  sống thì  làm  sao có  xung đột  tranh cãi,  thì  làm sao có  chướng ngại pháp và như vậy mới gọi là SỐNG ĐỘC CƯ.

Rồi tôn giả Nandiya  cũng nói như tôn giả A Na Luật, kế Tôn giả Kimbila cũng nói như tôn giả A Na Luật.


Tôn giả Nan Đà và tôn giả Kimbila cùng nói như tôn  giả A Na Luật, vì thế đức Phật  rất  tán  thán  ca ngợi  hạnh ĐỘC  CƯ của ba vị tôn giả này và hỏi:

“- Lành thay! Lành thay! này Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông   có  sống   không  phóng  dật, nhiệt tâm, tinh cần không?”.

Được   đức   Phật   hỏi   vậy,   ông   A  Na
Luật thay các bạn trả lời:

“-  Bạch  Thế  Tôn,  thật  sự  chúng con  sống  không  phóng  dật, nhiệt  tâm, tinh cần”.
Đức Phật bảo ông hãy giải thích như thế nào không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần?

“- Này các Anuruddha, như thế nào,   các  Ông   sống  không  phóng  dật, nhiệt tâm, tinh cần?”.

Ông  A  Na  Luật  giải  thích   lối  sống ĐỘC CƯ của ba người cho đức Phật nghe để có  sai  chỗ  nào  thì  đức  Phật  dạy  sửa  lại  cho đúng hạnh độc cư của người tu.


“-  Ở    đây, bạch   Thế   Tôn,   chúng con, ai  đi  vào  làng  khất  thực về  trước, thì  người ấy sắp đặt các chỗ ngồi,  soạn sẵn   nước  uống, nước  rửa  chân,   soạn sẵn một bát để  bỏ đồ  dư. Ai đi  vào làng khất  thực về  sau,  thì  người  ấy,  còn  đồ ăn thừa nếu muốn  ăn thì ăn, nếu không muốn ăn  thì   bỏ vào  chỗ  không  có  cỏ xanh   hay  đổ  vào   nước  không  có  loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các chỗ  ngồi, cất  đi  nước  uống, nước  rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ  dư và quét sạch nhà ăn.  Ai  thấy  ghè  nước  uống, ghè nước rửa chân, hay  ghè nước trong nhà cầu   hết   nước,   trống   không   thì người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người  ấy  dùng  tay  ra hiệu  gọi người thứ hai: “Chúng ta hãy lo liệu (nước)”. Dầu  vậy,  bạch  Thế  Tôn,  chúng con không  vì  vậy  mà  gây  ra tiếng  động.  Và đến ngày  thứ  năm,  bạch Thế  Tôn,  suốt cả  đêm, chúng con  ngồi đàm  luận về đạo pháp  bằng  cách  im  lặng.  Như  vậy, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần”.


Sống  Độc  Cư như  ba vị  tôn  giả  này thật là tuyệt vời. Trong cuộc đời tu hành chúng ta khó thấy ai tu hành sống ĐỘC CƯ được như ba vị tôn giả này. Đời nay tu hành kỳ lạ, tu sĩ hay cư sĩ vào thất tu tập cứ sống ít hôm  thì  viết  thư  hỏi  thầy  điều  này  thế kia hoặc hỏi xin cái này cái khác. Tâm họ luôn luôn phóng dật phá hạnh độc cư mà không biết.

Đức Phật hỏi tiếp các ông sống  độc cư trọn  vẹn như  vậy  các  ông   có làm  chủ  sinh, già, bệnh, chết chưa?

“- Lành thay, lành thay, này các Anuruddha!Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần  như   vậy,  các  Ông   có  chứng được  pháp  thượng  nhân, tri kiến  thù thắng,   xứng   đáng bậc    Thánh,   sống thoải mái, an lạc không?”.

Ông  A Na Luật  trình bày  kết  quả  sự tu  tập  của  mình   trong  khi   sống  trọn  vẹn hạnh ĐỘC CƯ như vậy:

“- Bạch Thế Tôn, sao có thể không được.  Ở  đây, bạch Thế  Tôn,  đãõ  lâu  lắm rồi cho đến khi  chúng con muốn, chúng


con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú  Thiền  thứ  nhất,  một  trạng  thái  hỷ lạc do ly dục sanh,  có tầm có tứ,  có hỷ, có  lạc,  có  nhất tâm.  Như  vậy, bạch Thế Tôn, đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến  thù  thắng,  xứng  đáng bậc  Thánh;  chúng con  chứng  được  và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng con sống  không  phóng  dật, nhiệt  tâm,  tinh
cần”.

Đức  Phật  khen  ngợi  các  ông   tu  tập vậy là đúng pháp, các ông  có chứng được các pháp khác cao hơn chăng?

“- Lành thay! Lành thay! Này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông  có  vượt  qua  sự  an  trú  kia,  có  làm cho  khinh an  sự  an  trú  kia,   và  chứng được  một  pháp thượng nhân khác,  một tri  kiến   thù   thắng   xứng   đáng  bậc Thánh  và  sống   thoải  mái,  an  lạc không?”.

Ông  A  Na  Luật  trả  lời  thay  cho hai bạn đồng tu:



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!