Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

ba mươi bảy phẩm trợ đạo 8








































Đến  tri kiến  giải  thoát thứ  sáu,

chúng ta hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy: “Tri


kiến giải thoát thứ sáu: Và này, các tỳ- kheo, như  thế nào là tỳ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở  đây,  này các tỳ-kheo,   tỳ-kheo   thỉnh thoảng   có   đến gặp  những  tỳ-kheo  đa  văn  được  trao cho truyền  thống  giáo  điển,  những bậc trì Pháp, trì Luật,  trì matika (các  bản tóm  tắt)  nhưng   không  hỏi,  không  trả lời  các  vị  ấy:  “Thưa  Tôn  giả,  điểm  này là thế nào? ý nghĩa này là gì?”. Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều  chưa  hiển  lộ,  không  làm cho  rõ  ràng  những điều  chưa  được  rõ ràng,   và   đối   với   những nghi   vấn   về Chánh pháp,  các  vị  ấy  không  đoạn trừ nghi  vấn.  Như  vậy,  tỳ-kheo  không  biết chỗ nước có thể lội qua”.

Tri  kiến giải thoát thứ sáu là tri kiến giải trừ mọi tâm nghi ngờ nó giúp cho mọi người  không  còn  nghi  ngờ  Chánh pháp  của
Phật.

Đạo  Phật  dạy  tu  tập  sẽ  làm  chủ  bốn sự   đau  khổ:   SINH,   GIÀ,   BỆNH,   CHẾT, nhưng  có  người  không  tin cho rằng lời  dạy


này  là  lường  gạt  người  chớ  làm  gì mà  làm chủ được sự sống chết.

Khi  gặp trường hợp như vậy chúng ta giải  thích  cho họ  hiểu  biết  cách  thức  làm chủ như thế nào.

Làm chủ SINH  tức là làm chủ cuộc sống,  làm  chủ  cuộc  cuộc  sống  là  làm  chủ tâm mình. Ví dụ có người chửi mắng mình, mình  không  chửi  mắng  lại  mà  tâm  vẫn  an vui   không   giận   hờn   oán   ghét   người   đó. Muốn được tâm như vậy thì chúng ta phải hiểu: Trong  cuộc sống hằng ngày của chúng ta đều do nhân quả tác thành, vì thế những ác pháp đến với chúng ta là do trước kia chúng  ta  đã  mang  nhân  quả   ác  đến  với những người khác, bây giờ phải trả quả do nhân đời trước đã làm. Hiểu nhân quả được như vậy là tâm chúng an vui mà không tức giận phiền não. Hiểu được như vậy tức là tri kiến giải thoát chúng ta đã có.

Trên đời  người  ta  hay  tự  làm  khổ mình  bằng  cách  NGHI NGỜ,  người  ta  nói xấu  mình,   người  ta  hại  mình  v.v...  Do  sự nghi  ngờ  này  mà làm  chúng ta rất đau khổ tâm không được an vui.


NGHI NGỜ là một ác pháp chúng ta hãy cố gắng khắc phục và diệt trừ cho hết tâm NGHI NGỜ. Hết tâm NGHI NGỜ là được giải thoát.

Tri  kiến giải thoát thứ sáu là tri kiến dẹp trừ tâm NGHI NGỜ, phá vỡ tâm NGHI NGỜ.  Nếu  chúng  ta  có   tri kiến  giải  thoát thứ sáu là chúng ta không còn tâm NGHI NGỜ.  Vì  vậy  chúng  ta  luôn  luôn  hãy  sống với  tri kiến  giải  thoát  thứ  sáu  để  cứu  mình ra khỏi tâm NGHI NGỜ.










































Tri  kiến  giải  thoát  thứ  bảy  là  tri
kiến  thông suốt  pháp  và  luật  của  đức  Phật.


Vậy chúng  ta  hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy: “Tri kiến giải thoát thứ  bảy: Và chư tỳ- kheo, thế nào là tỳ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo, trong khi  Pháp  và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín  thọ, pháp tín  thọ, không  chứng  đạt sự  hân  hoan  liên  hệ đến Pháp. Như vậy, này các tỳ-kheo, là tỳ-kheo không biết chỗ nước uống”.

Tri  kiến giải thoát thứ bảy là tri kiến pháp tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết và giới  luật  đức  hạnh của  Phật.  Đó  là  tri kiến rất  cần  thiết  cho một  người  tu  theo  Phật giáo. Vì không hiểu giới luật và pháp tu tập làm chủ sinh già, bệnh, chết của  Phật  giáo, cho nên  tri kiến  giải  thoát thứ  bảy  này  đã xác định được ai là đệ tử Phật và ai là đệ tử của ngoại đạo.

Khi   chúng  ta  có   tri kiến  giải  thoát thứ   bảy   thì   ngoại   đạo   không   lường   gạt chúng ta được. Bởi vậy kinh sách phát triển và  Thiền  Tông  chỉ  gạt  những  người  không có  tri kiến thứ bảy. Khi  chúng ta đã học đến


tri kiến  thứ  bảy  đã  làm  chúng ta sáng suốt về Phật giáo hơn nữa.
































 









Tri kiến giải thoát thứ tám là một
tri kiến  giúp  chúng  ta  hiểu  rõ đường  lối  tu


tập  của  Phật  giáo.  Vậy  chúng  ta  hãy  nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ tám: Và này các tỳ-kheo, thế nào là tỳ- kheo  không  biết  về  con  đường.  Ở   đây, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo không như  thật biết  con đường  Thánh  đạo Tám  ngành. Như   vậy,   này   các   tỳ-kheo,   là   tỳ-kheo không biết đến con đường”.

Đến   với   đạo   Phật   là   đến   với   con đường BÁT CHÁNH ĐẠO, chỉ  có đạo Phật mới có con đường này. Cho nên tri kiến giải thoát thứ  tám  xác  định cho chúng  ta  biết. Người đến với đạo Phật mà không hiểu BÁT CHÁNH   ĐẠO   là   không   có    tri kiến   giải thoát thứ tám. Khi  có tri kiến giải thoát thứ tám thì  tà  giáo ngoại đạo không thể lừa đảo được. Tà giáo ngoại đạo không thể  có con đường  BÁT  CHÁNH  ĐẠO.  Khi  có   tri kiến giải  thoát thứ  tám  thì  Đại  Thừa  và  Thiền Tông không  thể  lừa  gạt  chúng ta được  mặc dù   chúng   mạo   nhận   BÁT   CHÁNH   ĐẠO nhưng chúng  chẳng  rõ phương pháp và cách tu tập.

Ví dụ:


1- Lớp CHÁNH KIẾN là phải học tri kiến  giải  thoát thứ  nhất  thấy  SẮC  là  bốn duyên hòa hợp  mà thành.

2-  CHÁNH   TƯ  DUY   là   sự   suy  tư không  làm  khổ  mình  khổ  người  và  khổ  tất cả chúng sinh.

3-  CHÁNH  NGỮ  là  lời  nói  phải  ôn tồn nhã nhặn nhẹ nhàng êm ái khiến người nghe được an vui, không buồn rầu tức giận.

4- CHÁNH NGHIỆP là tất  cả hành động   thân   miệng   ý   đều   phải   thực   hiện những điều lành và luôn luôn ngăn những hành động làm những điều ác.

5- CHÁNH MẠNG là nuôi mạng sống bằng những thực phẩm không có giết hại chúng sinh,  không  có  sự  đau khổ,  không  có kêu la thảm thiết.

Trong năm lớp này toàn là học tập GIỚI  LUẬT  ĐỨC  HẠNH  mà  đức  Phật  đã dạy trong kinh Phạm Võng.

6- Lớp CHÁNH TINH TẤN thì  chúng ta tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN hằng ngày ngăn ác và diệt ác pháp.


7- Lớp CHÁNH NIỆM thì  chúng ta tu tập pháp môn TỨ NIỆM XỨ.

8- Lớp CHÁNH ĐỊNH thì chúng ta nhập các loại định như: SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN và thực hiện  TAM  MINH đến  đây  là  con đường  tu tập của Phật giáo là xong.

Tri  kiến giải thoát thứ tám là tri kiến hiểu biết về BÁT CHÁNH ĐẠO.

Tri   kiến  giải  thoát  thứ  chín  là  tri kiến  TỨ  NIỆM  XỨ,  nếu  cuộc  đời  tu  hành của  chúng  ta  mà  không  có  tri kiến  này  thì không  bao giờ  chúng  ta  tập  làm  chủ  sinh, già,  bệnh,  chết  được.  Bởi  vậy  tri kiến  TỨ NIỆM XỨ rất  quan trọng cho cuộc đời tu hành của chúng ta.









































Ngoài  pháp  môn  TỨ  NIỆM  XỨ
đạo  Phật  không  còn  có một   pháp  môn  nào


tu chứng  đạo  cả.  Cho nên  ngoại  đạo  không bao giờ tu chứng đạo vì không có pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Chúng hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Tri kiến giải thoát thứ chín: Và này các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo không  khéo  léo  với  các  chỗ  đàn   bò có thể  ăn  cỏ?  Ở   đây,  này  các  tỳ-kheo,  tỳ- kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các tỳ-kheo, là tỳ-kheo không  khéo  léo  với  các  chỗ  đàn   bò có thể ăn cỏ”.

Như vậy pháp môn TỨ NIỆM XỨ  rất quan trọng  cho con đường  tu tập  của  chúng ta  đi  đến  giải  thoát thì  tri kiến  giải  thoát thứ  chín  là  điều  chúng ta cần  phải  học  tập cho nhuần nhuyễn.

Khi  tu  tập  pháp  môn  TỨ  NIỆM  XỨ thì  phải tu tập cho đúng cách của pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Trong kinh TỨ NIỆM XỨ Phật   dạy   TRÊN    THÂN  QUÁN   THÂN nhưng nếu ai chưa tu tập TỨ CHÁNH CẦN mà  vội tu tập  TỨ  NIỆM  XỨ  thì  ngay đó  bị ức  chế tâm  mà  trở  thành  bị  tẩu  hỏa  nhập ma.  Cho nên  tu  tập  TỨ  NIỆM  XỨ  là  tâm phải hết hôn trầm thùy miên và loạn tưởng,


nếu còn hôn trầm loạn tưởng thì  không nên tu tập TỨ NIỆM XỨ.

Cho nên  trong  tri kiến  giải  thoát  nó đứng vào hành thứ chín như vậy người sơ cơ mới tu tập thì  không nên tu tập mà chỉ biết trong học tập.










































Tri kiến giải thoát thứ mười là tri
kiến biết đủ tức là tri kiến thiểu dục tri túc.


Vậy chúng  ta  hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy: “Tri kiến giải thoát thứ mười: Và này các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo vắt sữa cho  đến  khô  kiệt?  Ở   đây, này  các  tỳ- kheo, khi  các vị tại gia  vì lòng tin  cúng dường  các  vật  dụng,  như  y  áo,  đồ  ăn khất   thực,  sàng   tọa,   dược   phẩm   trị bệnh, tỳ-kheo không biết nhận lãnh cho được  vừa  đủ.  Như  vậy,  này các  tỳ-kheo, là Tỳ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt”.

Người tu sĩ Phật giáo mà không biết đủ, không thiểu dục tri túc là không phải là người tu sĩ Phật giáo mà là người tu sĩ của ngoại đạo. Người tu sĩ ngoại đạo tham  danh tham  lợi  ham  mê  của  cúng  dường  của  đàn na thí  chủ.

Tri  kiến giải thoát thứ mười xác định cho chúng  ta  biết  làm  tu  sĩ  Phật  giáo  thì phải buông xả tất  cả vật chất xuống hết, đời sống  chỉ còn ba y một bát, lúc nào cũng xin ăn  ai  cho gì  ăn  nấy  không  nên  khen  chê. Ăn mặc bằng vải thô xấu, vá víu mới đúng hạnh người tu sĩ ra khỏi cuộc đời.

Được  nghĩ và  sống  như  vậy  là  người đã  thực  hiện  tri kiến  giải  thoát thứ  mười,


tri kiến  buông  xả,  tri kiến  thiểu  dục  tri túc mà  người  tu  sĩ  cần  phải  thực  hiện  không thể việân cớ này hay cớ khác.

Tri   kiến  giải  thoát thứ  mười  một  là tri kiến  tôn  kính   tôn  trọng  những  bậc  tu hành chân chánh giới luật tinh nghiêm. Không được khinh khi  những bậc trưởng lão trong hàng tu sĩ mặc dù họ không lãnh chức vụ  gì  trong  giáo  hội,  nhưng  họ  là  những người đã tu tập lâu năm chúng ta là những người hậu học nên phải cung kính  tôn trọng họ. Khi  gặp  họ  phải  biết  nhường  chỗ  ngồi chỗ  tốt  cho họ  hoặc  giúp  đỡ  họ   khi  họ  đi đứng không vững vàng.










































Hành  động  biết     kính    trên
nhường dưới là  tri kiến  giải  thoát thứ  mười


một  mà  một  người  tu  sĩ  như  chúng  ta  rất cần   học hỏi  để   trở  thành  một  thói  quen cung  kính   và   tôn   trọng   mọi  người.   Vậy chúng ta hãy  lắng  nghe đức  Phật  dayï:  “Tri kiến  giải  thoát  thứ  mười  một:  Và  này các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã   lâu  ngày, bậc  tôn  túc  trong  Tăng giới, bậc  lãnh đạo trong Tăng giới, không  có  sự tôn  kính, sự tôn  trọng  đặc biệt? Ở  đây, này các tỳ-kheo, đối với Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia  đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh   đạo  trong  Tăng   giới,   không   có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy,  trước  mặt  và  sau  lưng,   không  có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng,  không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước  mặt  và   sau  lưng.   Như   vậy,  này các tỳ-kheo, là tỳ-kheo đối với những Thượng  tọa,  Trưởng  lão,  xuất  gia   đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn  kính, sự  tôn  trọng  đặc biệt.  Này các  tỳ-kheo,  tỳ-kheo  nào  không  đầy  đủ


mười  một  pháp  này,  thì không  thể  lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp, Luật này”.

Mười  một  tri kiến  giải  thoát này  nếu ai biết áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình  cũng đã thấy tâm BẤT ĐỘNG chớ đâu cần  phải  tu  tập  nhiều  pháp  đâu.  Mười  một tri kiến này tu  tập cũng  đủ  cho chúng ta ly dục ly bất thiện pháp. Bởi vậy đạo Phật đâu có  ngồi thiền nhiều để  ức chế ý thức mà chỉ có  xả  tâm  thành  tựu  đạo  giải  thoát. Thiền của  Phật  giáo  là  TÂM  BẤT  ĐỘNG  trong việc xả tâm ly dục ly bất thiện pháp chứ không  phải  tâm  BẤT  ĐỘNg  bằng  cách  ức chế ý thức không cho niệm khởi như kiểu Thiền Tông Trung Quốc.

Đọc qua bài kinh này chúng ta phải nhớ lấy  mười  một  tri kiến  này  để  chúng  ta tu  tập   không   sai   đường   lạc   lối   và   cũng không pháp môn nào của ngoại đạo lừa gạt mình  được.










































Một người tu theo đạo Phật mà
không  biết  các  quả  tu  trong  Phật  giáo  thì


cũng  giống  như  người  đi  đường  mà  không biết những chặng đường đến đâu.

Ví  dụ:  Đường  từ  Trảng Bàng  về  TP Hồ Chí Minh phải đi qua bao nhiêu chặng đường:

1-  Chặng đường  thứ  nhất  từ  Trảng
Bàng đến Suối Sâu.

2- Chặng đường thứ hai từ Suối Sâu đến Suối Cụt.

3-  Chặng  đường  thứ  ba  từ  Suối  Cụt đến Củ Chi.

4- Chặng đường thứ  tư từ Củ  Chi  đến
Tân Phú Trung.

5- Chặng đường thứ năm   từ Tân Phú
Trung đến Hóc Môn.

6- Chặng đường thứ sáu từ Hóc Môn đến Trung Chánh.

7-  Chặng đường  thứ  bảy  Từ   Trung
Chánh đến Bà Quẹo.

8- Chặng đường thứ tám từ Bà Quẹo đến Tham Lương.

9-  Chặng đường  thứ  chín  từ  Tham
Lương đến ngả tư Bảy Hiền.


10-  Chặng đường   thứ   mười   từ   Bảy
Hiền đến chợ Bến Thành.

Con đường tu tập theo Phật giáo cũng vậy mỗi chặng  đường tu tập đều có  kết quả. Cho nên  người  tu  sĩ  tu  tập  phải  nhận  biết điều  này  để   khi   tu  tập  tới  đâu  mình   đều biết, nếu không biết   giống như người mù rờ voi.  Vậy  chúng   ta  hãy  lắng  nghe  lời  đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, tại Magadha có người chăn bò  vô  trí, vào cuối tháng mùa mưa,   trong  mùa gặt  hái,  không quan  sát  bờ bên  này  sông Hằng,  không quan   sát  bờ  bên  kia   sông  Hằng,  đuổi đàn  bò qua bờ bên kia  tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua  được. Này các tỳ-kheo,  những  con  bò   xô   nhau   tụ  lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai  nạn tại nơi đây”.

Một ví dụ đức Phật đã giúp chúng ta thấy rất  rõ ràng  vì vô trí của người chăn bò mà   bầy   bò    gặp   tai  nạn   giữa   dòng   sông Hằng. Cho nên người tu hành để  tìm cầu sự làm  chủ  sinh,  già,  bệnh, chết  thì  phải  biết tất  cả các quả chứng trên đường tu tập.


Vậy chúng  ta hãy lắng nghe đức Phật dạy tiếp: “Cũng vậy, này các tỳ-kheo, có những Sa-môn  hay  Bà-la-môn  không khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới, không khéo  biết  phi  ma  giới,  không  khéo  biết tử  thần  giới,  không  khéo  biết  phi  tử thần giới, những ai  nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin  những  vị này, thì  họ sẽ gặp bất hạnh  đau khổ lâu dài”.

Trên đường tu tập tìm cầu sự làm chủ sinh,  già,  bệnh,  chết  thì  phải  rõ  đời  sống hiện tại, đời sống về tương lai có  nhiều điều làm  đau khổ  và  có  nhiều điều  không  làm đau  khổ,  có   nhiều  điều  xảy  ra  chết  chóc, nhưng   có    nhiều điều   không   xảy   ra  chết chóc.  Do những điều  đó  khiến  cho chúng  ta quá   sợ  hãi  nên   dễ  tin theo  những  người ngoại  Ba  La  Môn  họ  nói  ma,  nói  quỷ,  nói linh hồn  người  chết  hiện  ra  chỗ  này  chỗ khác. Cho nên chúng ta đừng nghe theo và cũng đừng tin ai cả. Vì tin và nghe theo thì cũng  giống  như  người  chăn  bò   vô  trí nên bầy  bò   gặp  tai  nạn  giữa  dòng  sông  Hằng. Còn   ngược   lại   người   chăn   bò    có    trí cho những con bò  già đi trước thăm dò  đường và


những  con bò   con đi  sau cùng  nhờ  đó mà bầy bò được an toàn qua sông.

Muốn  cho con đường  tu tập  được  đến nơi  đến  chốn  thì  chúng  ta  hãy  lắng  nghe đức   Phật   dạy:  “Ngày  xưa,  này   các   tỳ- kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí,  vào   cuối   tháng   mùa mưa,   trong mùa  gặt  hái,  sau  khi  quán   sát bờ  bên này sông Hằng, sau khi  quán sát bờ bên kia  sông Hằng,  đuổi đàn bò qua  bờ bên kia  tại Suvideha, tại chỗ có thể lội  qua được.   Người   đó    đuổi   bò    cho  đi   đầu những con bò  đực già,  những con đầu đàn. Những   con  này   sau  khi  lội   cắt ngang  dòng sông Hằng,  qua  bờ  bên  kia một  cách  an  toàn.  Rồi  người  đó   đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò  đực có  được  huấn luyện.  Những con  này   sau  khi  lội   cắt   ngang   dòng sông Hằng,  qua bờ  bên kia một cách an toàn. Rồi người đó  đuổi qua  những con bò  đực con, lớn,  những  con bò  cái  con, lớn.   Những   con  này   sau  khi   lội   cắt ngang  dòng sông Hằng,  qua  bờ  bên  kia một  cách  an  toàn.  Rồi  người  đó  đuổi


qua  những  con bò  con nhỏ,  những  con bò  con còn  bú.  Những  con này  sau khi lội  cắt  ngang  dòng  sông  Hằng,  qua  bờ bên  kia  một  cách  an  toàn.  Này  các  tỳ- kheo thời xưa ấy có con bò  còn nhỏ mới sanh,  con bò  này  nhờ  chạy theo  con bò mẹ,  vừa  chạy, vừa  kêu,  sau  khi  lội  cắt ngang   dòng  sông  Hằng,   cũng  qua  bờ bên kia một cách an toàn”.

So sánh  bầy  bò  do người  chăn  bò   có trí mà  bầy  bò  qua sông Hằng  được  an toàn cũng  như  các  con đã  tu chứng  đạo  nên  chỗ nào  tu  bị  ức  chế  tâm  chỗ  nào  bị  tưởng  họ đều biết rất rõ cho nên họ sẽ hướng dẫn những   người   tu  hành   đến   đến   chốn   mà không còn sợ sai lạc.

Những điều tu hành ở  đây không phải dẹp vọng tưởng  mà  hãy  xem tâm mình  còn bị ác pháp tác động hay không?

Nếu tâm không bị ác pháp tác động được thì đó là chứng đạo chứ không phải chứng đạo là tâm không còn vọng niệm. Đức Phật  đã  dạy:  “Ngăn  ác  diệt  ác  pháp  sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Như  vậy rõ ràng  là  tâm   còn  vọng niệm  nhưng  vọng


niệm  thiện  chớ  không  còn  vọng niệm  ác. Cho  nên  kẻ  nào  tu  tập  ức  chế  ý  thức  hết vọng niệm là sai. Phật không có  dạy tu tập như   vậy.   Muốn   biết   rõ    những   điều   này chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các  tỳ-kheo,  ví  như  những con  bò  đực già,  đầu đàn, chúng  đã  lội  cắt  ngang dòng sông Hằng  và qua  bờ  bên kia  một cách   an   toàn.   Cũng vậy,   này   các   tỳ- kheo,  các  tỳ-kheo  là  những bậc  A-la- hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành  mãn,  các  việc  nên  làm  đã  làm, đã  đặt gánh  nặng  xuống,  đã đạt được mục đích,  các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi  lội cắt ngang  dòng  sông của Ma  vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn”.

Những người tu hành đoạn trừ các lậu hoặc,   các   kiết   sử   đã   đoạn diệt   cho  nên không  có  ác  pháp  nào  tác  động  đến  tâm họ được, họ là người giải thoát hoàn toàn cũng giống như các  con bò đực lớn mạnh và được điều  khiển  chúng đã  lội  qua dòng  sông  đến bờ bên  kia được bình an.


Trên đây là những vị tu hành đã đoạn trừ các lậu hoặc và các hữu kiết sử đã chứng quả A La Hán họ đã đạt được mục đích tâm bất động thanh  thản an lạc và vô sự. Đạo Phật tu tập đến đây đã hoàn thành không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả.

Đây  là  chặng  đường  thứ  nhất  được vào  Niết  Bàn  nếu  ai  quyết  tâm tu  tập  diệt trừ các lậu hoặc và các kiết sử.

Chặng đường thứ hai cũng được vào Niết Bàn. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật   dạy:   “Này   các   tỳ-kheo,   ví   như những con bò đực lớn mạnh, những con bò  đực có  huấn  luyện,  sau  khi lội  cắt ngang  dòng sông Hằng,  qua  bờ  bên  kia một cách an toàn. Cũng  vậy, này các tỳ- kheo, những tỳ-kheo sau khi  đoạn trừ năm hạ phần  kiết  sử,  được  hóa  sanh,  ở tại  đấy nhập Niết-bàn,  không  còn  phải trở  lại  thế  giới  này  nữa.  Những  vị  ấy, sau  khi   lội  cắt  ngang   dòng sông  Ma vương sẽ qua bờ bên kia  một cách an toàn”.

Tu theo Phật giáo nhập vào Niết Bàn không  phải  khó.  Cho  nên  những   bậc  đã


chứng  quả A La Hán vào  Niết  bàn  được  thì như  lời  Phật  dạy  ở  trên  chỉ  cần  diệt  trừ được năm hạ phần kiết sử thì khi chết vẫn nhập  vào  Niết  Bàn   rất   dễ dàng.  Năm  hạ phần kiết sử gồm có:

1- Thân kiến kiết sử.

2- Nghi  kiết sử.

3- Giới cấm thủ kiết sử.

4- Tham kiết sử.

5- Sân kiết sử.

Chỉ cần diệt trừ năm hạ phần kiết sử này thì  chết cũng vào Niết Bàn một cách dễ dàng  không  thua  gì  một  bậc  đã  tu  chứng quả A La Hán.

Trên đây  là  quả  thứ  hai  của  những người được vào Niết Bàn.

Dưới đây là quả thứ ba của những người tu theo Phật giáo chỉ cần diệt trừ ba kiết  sử  và  làm  muội  lược  tâm  tham,  sân,  si thì   cũng   nhập  vào  Niết  Bàn   cũng   không phải  khó  khăn.  Vậy  ba kiết  sử  gồm  có  như
sau:

1- Thân kiến kiết sử.


2- Nghi  kiết sử.

3- Giới cấm thủ kiết sử.

Đây là chặng đường vào Niết Bàn thứ ba. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy chặng đường vào Niết Bàn thứ ba: “Ví như, này các  tỳ-kheo, những con bò đực con, lớn,  những  con bò  cái  con, lớn,  những con bò này sau khi  lội cắt ngang dòng sông Hằng,  đã qua bờ  bên kia một cách an   toàn.   Cũng vậy,   này   các   tỳ-kheo, những Tỳ-kheo  đã  diệt  trừ  ba  kiết  sử, làm  giảm   thiểu   tham,   sân,  si,  chứng quả  Nhất  lai,   sau  khi   trở  lại  đời  này một   lần   nữa,  sẽ     diệt  tận  khổ   đau. Những   vị   ấy,   sau  khi   lội   cắt   ngang dòng  sông Ma  vương  sẽ  qua  bờ  bên  kia một cách an toàn”.

Đúng  vậy  chỉ  cần  diệt  trừ  ba kiết  sử và  làm  giảm  thiểu  tâm  tham,  sân,  si  thì cũng vào Niết Bàn dễ dàng.

Chặng đường vào Niết Bàn thứ tư chỉ cần diệt trừ ba kiết sử:

1- Thân kiến kiết sử.

2- Nghi  kiết sử.


3- Giới cấm thủ kiết sử.

Chúng   ta  hãy   lắng   nghe  đức   Phật dạy:  “Ví   như,   này   các  tỳ-kheo,  những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú,    những con   này   sau   khi    lội   cắt ngang  dòng sông Hằng,   đã qua  bờ  bên kia   một  cách  an  toàn.  Cũng vậy,  này các  tỳ-kheo,  những tỳ-kheo  diệt  trừ  ba kiết  sử,  chứng  quả  Dự  lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng  sông  Ma  vương  và   sẽ  qua  bờ  bên kia một cách an toàn”.
Chặng  đường  thứ  tư  chỉ  cần  diệt  trừ ba kiết sử  thì  chúng ta cũng  nhập  vào  Niết bàn  một  cách  dễ dàng  sau khi  bỏ  xác  thân này.

Dưới  đây  là  chặng  đường  thứ  năm, nếu chúng  ta hành đúng pháp là chúng ta cũng vào Niết bàn không có khó khăn. Vậy chúng  ta  hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy:  “Ví như,   này  các  tỳ-kheo,   con  bò   con  còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ  chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt  ngang  dòng  sông  Hằng,  đã  qua  bờ


bên  kia   một  cách  an  toàn.  Cũng  vậy, này các tỳ-kheo,  những  tỳ-kheo  tùy pháp hành,  tùy  tín   hành,  những  vị  nầy  sau khi lội  cắt  ngang   dòng  sông  của  Ma Vương sẽ qua bờ bên kia  một cách an toàn”.

Chặng đường thứ năm này tùy theo pháp  thiện  hay  ác  mà  giữ  gìn  tâm  thanh thản an lạc thì  cũng vào Niết Bàn một cách dễ  dàng  không  có  khó  khăn.  Chặng  đường thứ năm đức Phật dạy chúng ta không diệt trừ tâm tham,  sân, si, mạn, nghi  và kiết sử nhưng chỉ  có giữ gìn tâm thanh  thản, an lạc thì  cũng vào Niết Bàn.

Như  vậy  Phật  giáo  tu  tập  vào  Niết Bàn đâu có  khó khăn mệt nhọc   chỉ cần biết sống thanh  thản, an lạc là vào Niết bàn rồi. Đến đây quý vị có thấy điều dễ dàng này không?

Chặng  đường  thứ  sáu  đức  Phật  dạy chỉ  có lòng tin nơi đức Phật mà khéo đối xử với  mọi  người  mọi  hoàn  cảnh,  không  làm mình   khổ  người  khác  khổ  và  khổ  tất    cả chúng  sinh  thì   mình   cũng   vào  Niết  Bàn không   có    khó   khăn.   Chúng   ta  hãy   lắng


nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối  với  đời  sau,  khéo  biết  đối  với  ma giới, khéo biết đối với phi  ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với   phi   tử  thần   giới.   Những   ai   nghĩ rằng,  cần  phải  nghe,  cần  phải  tin  nơi Ta,  thì   họ sẽ   được  hạnh  phúc,  an  lạc lâu dài”.

Chỉ  cần tin nơi  lời  Phật  dạy, biết  đối xử  với  mọi người không  làm  khổ  mình  khổ người  và  tất   cả chúng  sinh  thì  khi  bỏ  thân này cũng vào Niết Bàn một cách dễ dàng không có khó khăn.

Bởi đạo  Phật  có  sáu chặng đường  vào Niết Bàn chúng  ta muốn đi chặng nào  cũng được chỉ tùy vào sức lực, vào khả năng của mình  mà chọn lấy nẻo vào Niết Bàn.

Xét qua sáu chặng đường tu tập này chúng  ta  mới  thấy  đạo  Phật  tu  hành  tùy theo  căn   cơ  và   trình  độ   của   mỗi   người, nhưng người nào cũng được vào Niết Bàn.




MỤC LỤC

Lời nói đầu..............................................................................................................5

Bảng tóm lược sơ đồ 37 cửa vào đạo......................17

Bài pháp thứ nhất  - Ngũ căn...........................................21

Bài pháp thứ  hai - Ngũ lực..................................................26

Bài pháp thứ ba - Tứ Vô Lượng Tâm...................42

Bài  pháp  thứ  tư  -  Niệm  Phật  tứ  bất  hoại tịnh...................................................................................................................................47

Bài pháp thứ năm - Tứ Chánh Cần........................51

Bài pháp thứ sáu - Tứ Niệm Xứ ...................................56

Bài pháp thứ bảy - Thất Giác Chi............................60

Bài pháp thứ tám - Tứ Như Ý  Túc...........................63

Bài pháp thứ chín - Căn cứ vào đâu mà biết
37 phẩm trợ đạo là của Phật giáo.............................67

Thất giác chi...................................................................................................71

Tứ niệm xứ.........................................................................................................76

Ba thiện hạnh..............................................................................................79

Pháp thân hành........................................................................................84

Pháp như lý tác ý...................................................................................87

Lòng tin...................................................................................................................91


Tâm bất động, thanh  thản, an lạc............................95

Pháp môn  tác ý.......................................................................................103

Thân cận thiện hữu tri thức.............................................106

Tu tập chín giai đoạn...................................................................109

Ông   A  Na  Luật   thực   hiện   37  phẩm   trợ đạo..................................................................................................................................113

Chứng đạo mới được dạy người tu tập………………130

Sống độc cư, sống một mình............................................150

Mục đích tu chứng đạo là tâm vô lậu...............169

Mười một tri kiến giải thoát............................................185

Các quả tu chứng trong Phật giáo.........................221



HẾT


GIỚI THIỆU  SÁCH


1.  Đường về xứ Phật (Mười tập, bộ mới).
2.  Những lời gốc Phật dạy (Bốn tập, bộ mới).
3.  Văn hóa Phật giáo truyền thống (Hai
tập).
4.  Đạo đức làm người (Tập I, II...).
5.  Giới đức làm người (Hai  tập).
6.  Cẩm nang tu Phật (Hai tập).
7.  Thiền căn bản.
8.  Hành thập thiện & Tứ vô lượng tâm.
9.  Những chặng đường tu học của người cư sĩ.
10. Thời khóa tu tập trong thời Đức Phật.
11. Diễn đàn Chơn Như (tức Giáo án tu
tập cho người cư sĩ vì chánh Phật pháp) (Tập I - VII).
12. Giáo án rèn nhân cách lớp Ngũ Giới:
Đức Hiếu Sinh (Tập I, II, III).
13. Giáo án rèn nhân cách lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham (Tập I...).
14. Giáo án rèn nhân cách lớp Ngũ Giới:
Đạo  Đức Gia Đình  (Tập I...).
15. Mười Đức Thánh Sa Di (Tập I, II).
16. Giới đức Thánh Tăng, Thánh Ni.
17. Định niệm hơi thở.


18. Phật giáo có đường lối riêng biệt.
19. Pháp môn niệm Phật tứ bất hoại tịnh
20. Nghi thức thọ trai.
21. Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào (mới).
22. Những lời tâm huyết...
23. Mười hai cửa vào đạo.
24. Tạo duyên giáo hóa chúng sinh  (mới).
25. Lòng yêu thương (mới).
26. Linh hồn không có.
27. Lịch sử chùa Am.
28. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (mới).





Trang  mạng toàn cầu của các phật tử có đăng  tải  sách  của  Trưởng  Lão  Thích  Thông
Lạc:
http://www.chonnhu.net http://www.chonlac.org



Ước mong mọi người sẽ cùng nhau sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ chúng sinh.




PHẬT TỬ XIN  ẤN TỐNG KINH
“BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO”

















Sách do Phật tử Thích Thanh  Đức, công ty cổ phần An Phước - Hà nội, thành tâm ấn tống cúng dường.

















BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
.....................................................


NHÀ XUẤT BẢO TÔN GIÁO

53 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 37822845 - Fax: (04) 37822841


Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Công Oánh Biên tập: Trần Xuân Lý
Bìa & Trình bày: Nguyễn Thị Thái

Sửa bản in: Nguyễn Thị Thái


Đối tác liên kết: TU  VIỆN CHƠN NHƯ

Điệnthoại: 0979-520-554
Email: chonnhu.info@gmail.com





Số lượng in: 3.000 bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại Cty TNHH 1 thành viên in Phương Nam
(160/12 Đội cung P.9, Q.11, TP.HCM) Số xuất bản: 310-2010/CXB/48-34/TG
In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2010



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!