Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

mười hai cửa vào đạo 5


nêu  ra.  Xét  cho  cùng  tìm  một  người  sống đúng   7  hạnh   này   đâu   phải   dễ   tìm.   Phải không quý vị?

Giới hạnh chưa xong mà hô hào tu tập  TỨ NIỆM  XỨ  là để khoe khoang,  “háo danh”  chớ tu tập ra gì.

Ai  cũng  trình bày  sự  tu  tập  của  mình  là tâm  BẤT  ĐỘNG  từ  một  giờ,  hai,  ba giờ  trên tứ niệm xứ, mà xem lại 7 hạnh ở trên không được một hạnh nào cả thì quý vị nghĩ sao? Có phải   do  tâm   háo   danh   mà   người   ta  sống trong tưởng không?

Tứ niệm xứ đâu phải là pháp môn để cho người  có  gia  đình,  chồng  con hay vợ  con còn ra vào mà tu tập được sao?

Muốn vào tu tập TỨ NIỆM XỨ thì lấy 7 hạnh  làm  tiêu  chuẩn mà  xét  người  tu, chớ quý vị muốn nói sao thì nói thật là vô trách nhiệm. Đâu phải quý vị muốn nói như thế   là   chúng   tôi   nghe  theo   như  vậy   sao. Chúng tôi có đủ cách để trắc nghiệm quý vị. Chúng  tôi  chỉ  cần  xem cách  sống  của  quý  vị là chúng tôi biết ngay liền tu tập tứ niệm xứ được hay không.







OAI NGHI
TẾ HẠNH




Một  tu  sĩ  Phật  giáo  phải  biết  giữ  gìn oai nghi tế hạnh, nếu không giữ gìn oai nghi tế  hạnh  thì không  phải  là  đệ  tử  của  Phật. Oai nghi tế hạnh của Phật giáo rất là quan trọng. Vậy oai nghi tế hạnh như thế nào?

Chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật  dạy: “Thế nào là các Tỳ kheo giữ gìn  oai nghi tế hạnh đầy đủ? Ấy là các Tỳ kheo khi ĐI thì biết mình ĐI, khi ĐỨNG thì biết mình ĐỨNG, cho đến như LIẾC NGÓ hai bên hoặc   CO,   DUỖI,   CÚI,   NGƯỚC,   ĐẮP   Y, MANG  BÁT và những việc ĂN UỐNG, THUỐC  MEN đều  phù  hợp với  oai  nghi. Phải khéo từ bỏ năm ấm cái, cho đến đi, đứng,  nằm,  ngồi,  thức,   ngủ,   nói  năng hay  im lặng  đều  phải  nhiếp  tâm  không cho tán loạn. Ấy là oai nghi  mà các thầy


Tỳ  kheo  phải  giữ  gìn  đầy  đủ”.  (Trường  A Hàm tập 1 trang 111)

Oai nghi  tế hạnh của đức Phật dạy không ngoài pháp tỉnh thức trong các hành động thân, khẩu, ý. Người tu sĩ Phật giáo là tu tập tỉnh  thức  trên  thân  hành,  nên đạo  Phật  mới có   bài   pháp   THÂN   HÀNH   NIỆM.   Một   bài pháp  mà  ai  chuyên  cần  tu  tập  thì sẽ  chứng đạo.

Trong kinh sách Phật giáo thường ca ngợi pháp môn THÂN HÀNH NIỆM, một pháp môn mà chúng tôi biên soạn thành một cuốn sách gối đầu nằm cho các tu sĩ  lấy tên là:  “Muốn Chứng  Đạo  Phải  Tu   Pháp  Môn  Nào?” Như  vậy  quý  vị  biết  rằng  pháp  môn  thân hành niệm quan trọng đến bậc nào trong việc tu tập để được làm chủ sinh, già, bệnh, chết.










CÓ NĂM THỨ BÁU KHÓ ĐƯỢC






1-  GẶP PHẬT RA ĐỜI LÀ KHÓ

Được  sinh  ra  đồng  thời  với  đức  Phật thật  là  một  việc  khó,  cũng  như sinh  ra đồng thời  với  một  người  tu  chứng  làm  chủ  sinh, già, bệnh, chết là một việc khó.

Cách  đây  hơn  2500 năm  đức  Phật  ra đời, mãi cho đến nay giáo pháp của Người đã bị phủ  dày  một  lớp,  giáo  lý  của  ngoại  đạo  đã làm  mất  dấu  chánh  pháp  của  Phật.  Vì  thế hiện giờ không còn ai biết đâu là chánh pháp của Phật để tu hành giải thoát.

Sinh  ra đồng  thời  với  một  người  tu  chứng là một việc khó, thế mà mọi người không biết tích  cực  siêng  năng  tu  hành  thì thật  là  quá uổng.  Chúng  ta  hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy:


“Đức  Như  Lai chí  chơn  xuất  hiện  ở   thế gian, thật là khó gặp”.

Đúng vậy, lời dạy này rất đúng, hiện giờ chúng ta  có  mơ ước  gặp  Phật  thì cũng  chẳng bao giờ  gặp  được.  Đó  là  việc  khó  thứ  nhất, phải không quý vị?


2- NGƯỜI DIỄN GIẢNG ĐÚNG PHÁP NHƯ LAI THẬT LÀ KHÓ GẶP

Chúng ta là những người tu theo Phật giáo,   mà   được   một   người   giảng   dạy   đúng chánh  pháp  của  Phật  thì đâu  phải  dễ  dàng. Tất cả giảng sư hiện giờ đang thuyết giảng là thuyết giảng kinh sách phát triển theo kiến giải của các sư thầy, chứ không giảng đúng nghĩa  lý  tu  hành  làm  chủ   sinh  già,  bệnh, chết.  Vì  họ  có  tu  hành  làm  chủ  sinh,  già, bệnh, chết đâu?

Chỉ có học chữ nghĩa kiến giải không đúng nghĩa lý chân thật của Phật dạy. Vì thế sự giảng  dạy  của  các  sư thầy  không  ai  tu  tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Cho nên hiện giờ không có một vị giảng sư nào dạy đúng nghĩa những lời dạy của đức Phật trong kinh điển.  Chúng ta  hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy:


“Hạng người diễn giảng chánh pháp của
Như  Lai thật là khó gặp”.

Đúng  vậy,  hiện  giờ  gặp  một  người  giảng dạy đúng chánh pháp của Phật thì khó vô cùng, vì người giảng đúng nghĩa lý những lời của Phật dạy phải là người tu chứng làm chủ sinh,  già,  bệnh,  chết.  Còn  những  người  tu chưa  chứng   giảng   thuyết   là   nói   sai   Phật pháp.  Đó  là  một  việc  khó  thứ  hai  mà  đức Phật đã dạy.



3-  HIỂU   ĐƯỢC   CHÁNH   PHÁP   CỦA NHƯ LAI LÀ KHÓ

Khi  một  người  tu  chứng  đạo  làm  chủ thân tâm giảng nói chánh pháp của Phật đâu phải  ai  nghe  cũng  hiểu  hết,  trăm  vạn  người chỉ  mới  được  một  hai  người  hiểu  và  tu  tập đến  nơi  đến  chốn,  còn  tất  cả  mọi  người  chỉ hiểu một cách cạn cợt nên không tích cực tu tập, chỉ tu chơi, tu cho có hình  thức. Cho nên được  nghe  và  hiểu  chánh  pháp  của  Phật  là khó. Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Hạng người đã hiểu được chánh pháp của Như  Lai thật là khó gặp”.


Đúng vậy, người hiểu được chánh pháp của Phật  thật  là  ít. Trăm  vạn  người  nghe chánh pháp của Phật mà tu chứng thì chỉ có một hai người   là   nhiều   rồi,   đôi   khi  còn   không   có người nào nữa. Đó là cái khó thứ ba mà đức Phật đã dạy. Theo kinh nghiệm dạy người tu tập  xả  tâm,  ly dục  ly ác  pháp  để  làm  chủ sinh,  già,  bệnh,  chết  thì mọi  người  không hiểu, nên tu tập ức chế tâm, khiến ý thức tê liệt  không  làm  chủ  sinh,  già,  bệnh,  chết  mà lại rơi vào không tưởng, một trạng thái thiền bệnh mà hầu hết các sư thầy đều bị kẹt trong trạng thái này cho là mình  đã tu chứng.

Tu chứng đạo  sao quý  sư, thầy  không  làm chủ sinh, già, bệnh, chết, nên quý sư, thầy chết  trong  bệnh  tật  khổ  đau  tận  cùng  của kiếp làm người, thật đáng thương.

Bởi vậy, hiểu được chánh pháp của Phật thật  là  khó,  nhưng  quý  vị  rất  ỷ  lại  vào  sự hiểu  biết  của  mình.   Quý  vị  đều  là  những người tu hành chưa chứng, vì vậy sự hiểu biết còn  rất  nông  cạn.  Quý  vị  nên  lắng  nghe  lại lời Phật dạy lần nữa: “Hạng người đã hiểu được  chánh  pháp  của  Như   Lai thật  là khó gặp”.

Quý  vị  đừng  xem  thường  Phật  pháp  dễ


hiểu. Ba mươi bốn năm2 chúng tôi dựng lại chánh  pháp  của  Phật,  đã  giảng  nói  hết  lời thế mà quý vị có hiểu được những gì đâu.

Quý vị đã tu sai hết, giảng nói một đàng mà quý vị hiểu một nẻo, nên khi  kiểm tra lại quý vị đã tu sai cả. Bởi vậy, hiểu được Chánh pháp  của  Phật  không  phải  dễ  đâu  quý  vị  ạ! Đó là lời dạy thứ ba của đức Phật. Phật pháp khó  hiểu  nên  quý  vị  hãy  lưu  ý,  đừng  ỷ  mình và  cho mình  là  hạng  người  có  trí tuệ,  quý  vị đã lầm.


4- THỰC HÀNH PHÁP NHƯ LAI LÀ KHÓ

Phật   pháp   hiểu   đúng   thì  mới   tu   tập đúng, còn hiểu sai thì làm sao tu tập đúng được. Hiểu đúng mà thực hành còn khó thay, huống chi là hiểu sai. Phải không quý vị?

Cho nên pháp thực hành là khó chớ không phải dễ, nếu dễ thì mọi người đã tu chứng từ lâu. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Hạng người thực hành thành tựu được chánh pháp của Như  Lai thật là khó gặp”.

2-  LBT:   Tính   từ  năm  1975  đến  năm  2009  (năm đức Trưởng Lão viết cuốn sách này) là 34 năm.


Đúng vậy, lời dạy của đức Phật nghiệm lại ba  mươi  bốn  năm  hướng  dẫn  người  tu  tập, đến  giờ  này  chỉ  có  năm  ba  người  làm  chủ thân  tâm  được  ba phần,  còn  phần  sau cùng rốt  ráo  thì chưa thấy  ai  làm  chủ  tự  tại  sống chết. Bởi vậy Phật pháp tu hành đâu phải dễ dàng, cho nên đức Phật nói khó là phải.

Bỏ  hết  cuộc  đời  tu  hành  mà  không  làm chủ  sinh,  già,  bệnh,  chết  là  quá  dở.  Vậy  quý vị hãy xét lại mình về bốn điều khó mà đức Phật đã dạy, mình  có duyên gặp và hiểu biết đầy  đủ  giáo  pháp  này  chưa?  Nếu  chưa hiểu thì hãy tìm bậc tu hành chứng đạo.

Tìm  những  bậc  thiện  hữu  tri thức  chứng đạo để thưa hỏi cho rõ ràng, chớ đừng tự một mình  nghiên  cứu  thì chúng tôi  e rằng  quý  vị sẽ đi tìm tà pháp giống như kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ.

Một lần nữa, muốn tu hành làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT thì quý vị hãy thưa hỏi với những người đã tu chứng, rồi nghiên cứu cho kỹ chớ đừng cho mình  là người có trí tuệ, trí tuệ  của  quý  vị  chỉ  là  trí tuệ  của  người  phàm phu.  Đem  trí tuệ  phàm  phu  mà  hiểu  Phật pháp thì tôi e rằng quý vị chỉ là những người mù rờ voi.

Nếu  có  duyên  và  hiểu  biết  đầy  đủ  chánh


Phật  pháp,  thì quý  vị  tu  hành  chứng  đắc  sẽ không còn xa nữa. Đó là một điều khó thứ tư quý vị cần lưu ý để thưa hỏi, thì con đường tu tập của quý vị không còn sai lầm nữa.


5- CỨU ĐỘ CHÚNG SANH LÀ MỘT ĐIỀU KHÓ

Chúng sanh thiếu phước, nên khi một người tu chứng đạo xong, đem những kinh nghiệm  tu  chứng  của  mình   ra  dạy  để  mọi người cùng được giải thoát, nhưng khi đem ra dạy  thì gặp  biết  bao nhiêu  là  gian  nan  khổ ải.  Bởi  vậy  tu  viện  Chơn  Như  phải  trải  qua biết bao sóng gió, nếu không phải là người ly dục  ly ác  pháp  thì sẽ  nhập  vào  Niết  Bàn  từ lâu.  Thầy  thấy  rõ  nhân  quả  của  chúng  sanh rất  mỏng,  nên  lại  càng  cố  gắng  để  dựng  lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho bằng được,  đó  là  để  giúp  cho  chúng  sanh  sống không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  tất cả chúng sanh.

Chỉ  cần  dựng  lại  nền  đạo  đức  của  Phật giáo  là  giúp  cho chúng sanh sống  thiện,  làm mọi việc thiện. Nhờ đó mới đủ phước báu tu tập,   kế   tiếp   mới   làm   chủ   được   sinh,   già,


bệnh,  chết.  Muốn  độ  thoát  chúng  sanh  thật là  cam go, muôn  vàn  sự  thử  thách.  Cho nên đức Phật dạy: “Hạng người có tài xoay sở vào  nguy  khốn  để  cứu  độ  chúng  sanh thật  là  khó  gặp”.  (Trường  A  Hàm  tập  1 trang 113)

Đúng vậy, độ chúng sanh rất khó, nên một người  không  đủ  khả  năng  khó  xoay trở  vào nguy ra khốn để cứu độ chúng sanh.

Ba  mươi   bốn   năm   chúng   tôi   dựng   lại chánh   pháp   của   Phật,   mong   có   người   tu chứng để  làm  sống  lại  Phật  giáo,  nhưng  khó vô  cùng.  Trí tuệ  của  mỗi  người  sao mà  hiểu Phật pháp một cách sai lầm quá lớn, dạy tu tập một đàng mà mọi người hiểu một nẻo, khiến chúng tôi nhiều khi  muốn vào Niết bàn cho xong, nhưng  bỏ  đi  thì rất  tội  nghiệp.  Bỏ đi  thì làm  sao chúng sanh biết  đường  tu  tập. Phải kiên gan bền chí chờ người đủ nhân duyên  phước  báu,  nhất  là  các  cháu  tuổi  còn trẻ, chúng mới có đủ duyên tu tập chứng quả. Chớ  những  người  lớn  tuổi  bị  nhiễm  ô  giáo pháp ngoại đạo sâu nặng nên hiểu sai chánh pháp  của  Phật,  vì  thế  họ  tu  tập  sai  lời  chỉ dạy nên biết chừng nào chứng đạo.







ĐỊNH KHÔNG TƯỞNG




Người  tu  theo  Phật  giáo  khi thân  già yếu  dễ  bị  đau nhức  chỗ  này  hay  chỗ  khác, hoặc bệnh này, bệnh khác. Ngay cả đức Phật còn   nói:   “Ta   nay   già   rồi,   tuổi   đã  tám mươi,   ví  như   chiếc  xe  cũ,  nhờ  phương tiện  sữa  chữa,  mà  đi đến  nơi,  đến  chốn. Nay  thân  Ta  cũng  vậy,  nhờ  sức  phương tiện  mà  kéo  dài  mạng  sống  đến  ngày nay”.
Nhờ  sức  phương  tiện  mà  kéo  dài  mạng sống  đến  ngày  nay.  Vậy  sức  phương  tiện  là gì?

Sức phương tiện là  ĐỊNH  KHÔNG  TƯỞNG. Nếu ai nhập được định không tưởng thì thân được an ổn không đau nhức và tuổi thọ được kéo dài thêm, như đức Phật đã dạy: “Ta nhờ sự cố gắng mà đè nén được cơn đau.  Hơn


nữa, Ta nhập Định Không Tưởng thì không  còn  nghĩ  đến  một  điều  gì,  nên thân Ta  an ổn không có đau  nhức”. (Trường A Hàm tập 1 trang 120)

Định không tưởng là một loại thiền định của ngoại đạo, đó là KHÔNG VÔ BIÊN XỨ TƯỞNG. Ngoại đạo có bốn loại định tưởng:

1- Không Vô Biên Xứ Tưởng.

2- Thức Vô Biên Xứ Tưởng.

3- Vô Sở Hữu Xứ Tưởng.

4- Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Tưởng.

Chỉ cần nhập được không vô biên xứ tưởng là  làm  chủ  được  thân  bệnh,  nhưng  khi xả  ra thì thân  bệnh  đau nhức  trở  lại  bình  thường. Ngược   lại,   chúng   ta  nhập   vào   CHÁNH NIỆM  TỈNH  GIÁC  ĐỊNH  trên  TỨ  NIỆM  XỨ thì thân có bệnh sẽ hết bệnh, và thân không bệnh sẽ không bệnh.

Chánh niệm tỉnh giác định là một phương pháp gọt rửa tâm, làm cho tâm quét sách ngũ triền cái và thất kiết sử. Do ngũ triền cái và thất kiết sử bị quét sạch nên tâm BẤT ĐỘNG, không  một  ác  pháp  nào  xen  vào  được.  Nhờ thế tâm mới chứng đạo hoàn toàn, không còn trở lui trạng thái tâm thế gian nữa.


Định  không  tưởng  chỉ  là  một  pháp  môn trốn tránh bệnh, chớ không phải là một pháp môn  đuổi  bệnh  như  BẤT  ĐỘNG  TÂM  ĐỊNH, quý vị nên lưu ý.


















NGƯỜI ĐỆ TỬ CHÂN CHÁNH





Chúng  ta  sinh  ra cách  đức  Phật  2553 năm kể từ năm 2009 dương lịch, mà chúng ta tu  hành  làm  chủ  được  sinh,  già,  bệnh,  chết tức là chúng ta là đệ tử xuất sắc nhất của đức Phật theo như lời Ngài đã dạy: “Sau khi  Ta diệt độ, người nào có thể hành đúng như thế, tức là đệ tử chân chánh của Ta, là người học đạo xuất sắc nhất”. (Trường A Hàm tập 1 trang 121)

Đúng vậy, con đường tu tập của đạo Phật tưởng  chừng  như  bị  mất,  vì  một  lớp  giáo  lý của ngoại đạo đã phủ dầy lên che mất những lời dạy chân chánh của đức Phật. May thay, trong   thời   đại   chúng   ta   còn   có   người   tu chứng, thật là hạnh phúc thay cho loài người còn đủ duyên với chánh pháp của Phật. Vậy chúng  ta  sinh  ra  trong  thời  này  gặp  được


chánh pháp của Phật là một phước báu vô lượng. Do đó chúng ta hãy nỗ lực tu tập, đừng biếng trễ bỏ qua một dịp may ít có.

Gặp được chánh pháp là khó, thế mà đã gặp  được  thì nên  buông  bỏ  hết  các  pháp  thế gian,  để  thực  hiện  con đường  giải  thoát,  ngõ hầu  cứu  mình  ra biển  khổ  và  cũng  là  làm gương sáng cho mọi người soi, để cùng nhau tiến  bước  trên  đường  về  xứ  Phật,  để  xứng đáng là người đệ tử xuất sắc nhất của Phật.










MỌI VẬT
ĐỀU VÔ THƯỜNG





Bước chân vào đạo Phật, chúng ta được học  các  pháp  đều  vô  thường.  Khi  thấu  hiểu CÁC  PHÁP  ĐỀU  VÔ  THƯỜNG  đó  là  chúng ta đã có một PHÁP TRÍ. Pháp trí này giúp chúng ta  thấu  hiểu  trên  thế  gian  không  có  một  vật gì thường hằng, nhờ đó chúng ta không còn chấp  ngã,  không  còn  dính  mắc,  không  còn tham đắm dù bất cứ một vật gì nên chúng ta giải thoát hoàn toàn. Chúng ta hãy nghe đức Phật  dạy:  “Các  ông  hãy  dừng  cơn bi lụy, chớ ôm lòng buồn tủi, vì từ trời, đất cho đến  người  và  vật,  không  một  ai sanh  ra mà không chết, nếu các ông muốn cho pháp  hữu  vi  không  biến  dịch,  thì không thể  có  được”.  (Trường  A  Hàm  tập  1 trang
132)

Đúng vậy, quý vị hãy nhớ lời dạy này của


đức  Phật.  Ngài  dạy  tất  cả  mọi  người  khổ  là do không  biết  các  pháp  VÔ  THƯỜNG, nên ưu bi, sầu khổ, buồn tủi. Nhưng  từ khi  đức Phật dạy các pháp đều vô thường, sao mọi người nghe đều hiểu biết như vậy mà mọi người vẫn khổ.

Đó là hiểu biết là hiểu biết, nhưng xả bỏ các  pháp  thế  gian  thì họ  rất  tiếc.  Tại  sao vậy?  Vì  họ  không  gan  dạ,  chí  kiên  cường không có nên không mạnh mẽ dứt khoát. Vì thế biết các pháp vô thường nhưng vẫn còn thấy thường hằng, còn dính mắc chấp ngã.

Muốn   ra  khỏi   sự   đau  khổ   thì  ai   cũng muốn, nhưng lìa bỏ các pháp thế gian thì không ai lìa được. Đức Phật biết chúng sanh khó  dạy,  nghe hiểu biết  rồi  để  đó  chớ  không bao giờ làm theo lời dạy.

Từ  ngày  đức  Phật  ra đời  đến  nay là  2553 năm,   tính  vào   năm   2009  dương  lịch,   mọi người đến với đạo Phật ai cũng biết các pháp vô thường, nhưng lại không buông bỏ. Có một bài kệ dạy buông bỏ rất hay:

“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi! Chớ giữ làm chi, có ích gì.
Thở ra  chẳng lại còn chi nữa,

Vạn sự vô thường buông xuống đi!”


Theo  như  lời  Phật  dạy,  dù  chúng  ta  có muốn các pháp hữu vi không vô thường thì cũng không thể được, vì nó là các pháp VÔ THƯỜNG  nên  nó  phải  vô  thường,  không  ai làm  nó thay  đổi  được.  Cho nên  có  những  tôn giáo luyện thuốc trường sinh bất tử, mong muốn  sống  lâu,  đấy  là  ảo  tưởng  của  một  số tôn giáo giàu tưởng tượng, sống trong tưởng. Tiên đạo của Trung Hoa có một vị nào trường sinh bất tử chưa? Hay chỉ  lừa đảo mọi người, người tu theo Tiên Đạo thành ra hồn và xác? Thân  ngũ  uẩn  này  là  pháp  VÔ  THƯỜNG,  cái gì trong  thân  ngũ  uẩn  này  là  cái  hồn,  cái  gì là cái xác. Khi chết đi thân ngũ uẩn tiêu hoại không còn một vật gì cả, vì nó là các pháp vô thường.

Do một số tôn giáo không thấu hiểu cho trong  thân  con người  có  linh hồn.  Các  nhà khoa học cũng đã tốn biết bao nhiêu công sức để  khám  phá  linh hồn  có  hay không.  Nhưng cuối cùng cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi. Người nào thấy thật các pháp VÔ THƯỜNG là người  chứng  đạo  bằng  PHÁP  TRÍ   và  TÙY TRÍ... Bởi, chỗ tâm BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ là chỗ sống của người chứng đạo.  Chứng  đạo  của  Phật  giáo  thật  là  đơn giản,  người  chưa tu  tập  cũng  vẫn  biết  được tâm bất động.


Các  tôn  giáo  tin có  linh hồn  là  các  tôn giáo  giàu  tưởng  tượng,  sống  trong  TƯỞNG, trong VÔ MINH không biết các pháp vô thường,  đó  là  tự  ôm  vào  lòng  những sự  khổ đau mà không biết.















CHẲNG NÊN TIN VÀO TÀ GIÁO





Chúng  tôi  dựa  vào  kinh  sách  Nguyên Thủy do Hòa Thượng Minh Châu dịch ra Việt ngữ, mà xem lại kinh sách phát triển và kinh sách   thiền  tông,   thì  những  loại  kinh  này không  phải  là  Phật  thuyết  mà  do kiến  giải của các tổ viết ra, biết rõ được như vậy nên chúng tôi nói thẳng để giúp cho mọi người đừng lầm lạc.

Đó là một loại kinh sách giả hiệu Phật giáo. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Những điều tôi đích thân nghe từ Phật nói  như  thế  thì các  ông  chớ  nên  không tin, chớ  nên  hủy  báng.  Nếu  họ  nói  như thế  thì các  ông  phải  y cứ  vào  các  kinh Nguyên   Thủy   để   suy  nghiệm   điểm   hư thật, hãy y cứ theo luật, theo pháp gốc Nguyên  Thủy  mà  nghiên  cứu  tường  tận


ngọn nguồn lời nói ấy, nếu nhận thấy không  đúng  với  kinh, với  luật,  với  pháp thì hãy  nói  với  họ,  đức  Phật  không  có dạy  những  điều  gì mà  ông  đã  lãnh  thọ. Ông đã lãnh thọ sai lầm đấy! Tại vì sao?

Vì tôi đã y cứ vào kinh, luật, pháp mà so nghiệm, thì nhận thấy lời ông trình bày không phù hợp với chánh pháp. Vậy này  hiền  sĩ,  không  nên  thọ  trì,  không nên giảng dạy cho người khác và hãy từ bỏ”. (Trường A Hàm tập 1 trang 139)

Lời  dạy  trên  đây  không  đủ  minh  chứng cho kinh  sách  phát  triển  và  kinh sách  thiền tông  là  không  phải  của  Phật  giáo  sao?  Vậy quý vị hãy từ bỏ nó, dù quý vị có tu tập ngàn đời cũng chẳng có lợi ích gì cả.











TỨ QUẢ SA MÔN





Lần  đầu  tiên  đức  Phật  thuyết  giảng  và dạy  cho  năm  anh  em  Kiều  Trần  Như   TỨ DIỆU  ĐẾ,  bài  pháp  ấy  đã  làm  cho giáo  pháp của ngoại đạo rơi rụng như lá vàng mùa Thu, làm   cho  tất   cả   giáo   pháp   của   ngoại   đạo không còn ai tin tưởng nữa. Bởi Phật pháp là chân lý của loài người, dạy đâu có đó.

Chân lý thứ nhất: “Đức Phật nói con người   trên   thế   gian   này   không   ai  là không KHỔ”. Vì thế, khổ là một chân lý không ai dám phủ nhận.

Chân lý thứ hai: “Đức Phật nói con người   trên   thế   gian   này   không   ai  là không DỤC”. Vì thế, dục là một chân lý không ai dám phủ nhận.

Chân   lý   thứ   ba:  “Đức   Phật   nói   con người   trên   thế   gian   này   không   ai  là


không có TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN”. Vì  thế,  tâm  bất  động,  thanh  thản  là  một chân lý mà không ai dám phủ nhận.

Chân   lý   thứ   tư:   “Đức   Phật   nói   con người  trên thế gian này muốn thoát  mọi khổ đau  thì phải theo chương  trình giáo dục  đào  tạo  của  TÁM  LỚP  TU  HỌC,  thì mới chấm dứt khổ đau”.

Nếu theo chương trình tu học này thì có bốn  cấp  chứng  đạo  rõ  ràng.  Chúng  ta  hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Nếu trong giáo pháp nào không có pháp Bát Chánh Đạo thì không  có  quả  Sa  môn  thứ  thất,  thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Này Tu  Bạt, vì trong giáo  pháp  có  Bát  Chánh  Đạo  nên  có  4 quả  Sa  môn  thứ  nhất,  thứ  nhì, thứ  ba, thứ tư. Này Tu  Bạt, nay trong giáo pháp Ta  có  Bát  Chánh  Đạo,  có  Sa  môn  quả thứ  nhất,  thứ  nhì,   thứ  ba,  thứ  tư. Trái lại,   trong  giáo   pháp   của   ngoại   đạo không có quả vị Sa môn”.  (Trường A Hàm tập 1 trang 197)

Đúng vậy, chỉ  có giáo pháp bát chánh đạo của đạo Phật mới mới có bốn quả Sa Môn, ngoài  giáo  pháp  của  đức  Phật  không  bao giờ có quả Sa Môn.


Nhờ có BÁT CHÁNH ĐẠO mà chúng ta so sánh với giáo pháp của của kinh sách phát triển  và  thiền  tông  Trung  Hoa, thì chúng  ta biết ngay chính những giáo pháp này không phải của Phật giáo.


















CHỚ NÊN PHÓNG DẬT





Phòng hộ sáu căn là một pháp môn rất cần thiết trên đường tu tập, cho nên đức Phật dạy: “Ta  chính nhờ tâm không bung lung phóng   dật   mà   thành   chánh   quả,   vô lượng   điều   lành   đều   nhờ   tâm   không phóng  dật  mà  có  được.  Tất  cả  vạn  vật điều vô thường, đó là lời dạy cuối cùng của  đức  Như  Lai”.  (Trường  A  Hàm  tập  1 trang 200)

Phòng hộ sáu căn là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Vậy giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý bằng cách nào?

Pháp  NHƯ  LÝ  TÁC  Ý  là  pháp  phòng  hộ sáu  căn  tuyệt  vời,  mỗi  lần  mắt  đang  nhìn thấy một cái gì thì nên tác ý bảo nó nên quay vào  nhìn  TÂM  BẤT  ĐỘNG,  tai,  mũi,  miệng,


thân,  ý cũng  như vậy,  đều tác  ý kêu nó quay vào trong thân. Cứ bền chí tu tập hằng ngày tác ý như vậy thì sáu căn sẽ không phóng dật chạy theo sáu trần. Sáu căn sẽ không phóng dật chạy theo sáu trần là chúng ta đã chứng đạo   như   đức   Phật   đã   dạy:   “TA   THÀNH CHÁNH  GIÁC  LÀ  NHỜ  TÂM  KHÔNG PHÓNG DẬT”.









KHÔNG CÓ PHẬT QUÁ KHỨ





Trong quá  khứ,  trước  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni không  có  một  vị  Phật  nào  cả,  nhưng trong  kinh sách  dù  kinh Nguyên  Thủy  hay kinh sách Đại Thừa vẫn nói đến bảy vị Phật ở quá khứ. Sự thật này ra sao?

Nếu không có lời dạy của đức Phật thì chúng ta  không  bao giờ  dám  nói  rằng  không có  bảy  đức  Phật  trong  quá  khứ:  “Này  chư hiền giả, đức Như  Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, đầy đủ 10 hiệu, ta không thấy ai trong quá khứ,  vị lai và hiện tại có đầy đủ 10 danh  hiệu như  Phật.

Pháp Phật vi diệu, giảng giải rõ ràng, được người trí hành theo. Ta  không thấy ai trong quá  khứ,  vị  lai và  hiện  tại  có giáo pháp vi diệu như  Phật.


Phật  do  pháp  ấy  tự  giác  ngộ  thông đạt vô ngại để tự vui thú. Ta  không thấy ai trong quá  khứ,  vị  lai và  hiện  tại  đối với pháp này mà tự giác ngộ, thông đạt vô ngại để tự vui thú như  Phật”.  (Trường A Hàm tập 1 trang 240)

Đúng  vậy,  theo  lời  dạy  này,  kinh  sách phát  triển  và  thiền  tông  chỉ   là  do  những người  sau thêm  vào  có  bảy  vị  Phật  quá  khứ, với mục đích làm giảm uy tín đức Phật  thích Ca Mâu Ni. Đó là ý đồ của ngoại đạo.

Theo lời  dạy  của  đức  Phật  Thích  Ca Mâu Ni thì trong  quá  khứ  không  có  vị  Phật  nào cả.  Cho nên,  bảy  vị  Phật  chỉ  là  một  huyền thoại của ngoại đạo mà thôi.










HÃY TỰ THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI





Con đường tu hành thành chánh quả thì không  có  một  người  nào  tu  hành  thay  cho mình  được.  Bởi  con đường  đó  ai  có  tu  thì có được,  ai  không  tu  thì không  được.  Đó  là  con đường tự nguyện tự giác. Không ai cứu khổ ai được. Biết rõ điều này, nên đức Phật đã dạy: “Này  các  thầy  Tỳ  kheo,  thế  nào  là  tự mình  thắp   đuốc   mà   đi,  hãy   thắp   lên chánh  pháp,  đừng  thắp  lên  một  pháp nào  khác,  và  hãy  nương  tựa  với  chính mình,  hãy  nương   tựa  với  chánh  pháp, đừng  nương  tựa  một  pháp  nào  khác.  Ấy là Tỳ kheo quán thân trên thân, siêng năng không biếng nhác, nhớ mãi đừng quên để trừ tâm tham ưu, sân giận và si mê.  Cho  đến  quán  ngoại  thân  và  quán nội  thân  và  quán  nội  ngoại  thân.  Siêng


năng không biếng nhác, nhớ mãi không quên  để  trừ  tâm  tham  ưu  ở  thế  gian. Quán  sát  về  thể,  về  ý  và  về  pháp  cũng như  thế”. (Trường A Hàm tập 1 trang 806)

Lời dạy trên đây là dạy cách thức tu tập trên tứ niệm xứ. Trên TỨ NIỆM XỨ có một pháp tu tập hay nhất, đó là pháp DẪN TÂM VÀO ĐẠO.

Muốn  quán  thân  trên  thân  hay  là  quán trên  thân  nội,  ngoại  thì nên  tác  ý:  “TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC”, rồi im lặng  ngồi,  hay  đi,  hoặc  nằm,  hay  đứng  đều nhìn  vào  tâm,  sẽ  thấy  sự  bất  động  của  nó hiện  ra rất  rõ.  Ngày  ngày  cứ  tu  tập  như vậy thì sẽ cảm nhận chứng đạo từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và cuối cùng từng tháng, từng năm rồi chứng đạo mãi mãi.

Vì  sự  tu  hành  chứng  đạo  không  có  khó khăn, không có mệt nhọc, nên đức Phật căn dặn rất  kỹ càng, không nên tu tập pháp nào khác mà hãy tu tập chánh pháp của Phật.

Phải  tự  mình  thắp  đuốc  lên  mà  đi,  tức  là tự  mình   hãy  tác  ý  tâm  BẤT  ĐỘNG   thì sẽ chứng đạo. Chứng đạo không có khó khăn, không có mệt nhọc, phải cố gắng lên quý vị.







THƯA HỎI CHÁNH PHÁP





Trong cuộc đời tu hành theo chánh pháp của Phật, thì nên chọn lựa một bậc thiện hữu tri thức.  Đó  không  phải  là  một  việc  dễ,  vì chọn  lựa  bậc  thiện  hữu  tri thức  là  bậc  tu chứng đạo thì họ mới đủ khả năng hướng dẫn mình  tu hành đúng chánh pháp của Phật.

Đây là một việc khó, mà trong kinh sách Phật  thường  nhắc  nhở.  Chúng  ta  hãy  nghe đức Phật dạy: “Trong  lãnh thổ của ngươi, nếu  có  Sa  môn,  Bà  la môn  nào  tu hành chân   chánh,   đầy   đủ   công   đức   siêng năng,  không  lười  biếng,  xa  lìa tâm  kiêu mạn,   phải   nhẫn   nhục,   nhân   từ,   một mình ở  nơi  thanh vắng tu tập, một mình đạt được Niết bàn,  họ không những diệt trừ tham, sân, si, hơn nữa họ ở  chỗ ô nhiễm  mà  họ  không  bị  ô  nhiễm,  ở   chỗ


ngu  si  mà  họ  không  bị  ngu  si  ám  ảnh nào, ở  chỗ đắm nhiễm mà không bị đắm nhiễm, ở chỗ đáng trụ không trụ, ở chỗ đáng ở  mà không ở.

Thân  hành  động  ngay  thẳng,  miệng nói lời chân thật, ý nghĩa chân chánh, thân  làm  việc  thanh tịnh,  có  lòng  nhân từ vô hạn, biết đủ trong sự ăn mặc, và mang  bát đi khất thực để gây phúc lành cho  chúng  sanh.  Có  những  hạng  người như   thế.  Ngươi   phải  thỉnh  thoảng  tìm đến,  tùy  thời  hỏi  han  về   việc  tu hành, thế  nào  là  thiện,  thế  nào  là  ác,  thế  nào là phạm, thế nào là không phạm, người nào đáng gần, người nào không đáng gần, việc gì đáng làm và việc gì không đáng làm, và pháp gì tu tập suốt ngày đêm được thanh thản, an lạc và vô sự.

Sau   khi  hỏi   xong,  ngươi   hãy   lấy   ý mình  quan   sát,  thấy  việc  nên  làm  thì làm, thấy việc đáng bỏ thì nên bỏ. Trong nước  có  những  trẻ  mồ  côi,  người  già  cả thì  hãy   chuẩn   cấp,   hoặc   người   nghèo nào  khốn  khổ  đến  xin thì cẩn  thận  chớ trái ý họ”. (Trường A Hàm tập 1 trang 310)

Khi được  thân  cận  với  bậc  thiện  hữu  tri


thức, thì chúng ta thưa hỏi cặn kẻ và thực hành đúng lời dạy của Người, thì kết quả giải thoát đâu phải khó khăn.

Bởi  gặp  được bậc  thiện  hữu  tri thức là  con đường  tu tập  chúng ta đã  đi qua được một nửa. Thế mà có người gặp được thiện hữu tri thức mà chỉ xem thường lời dạy của  Người  thì thật  uổng  cho một  kiếp  người. Lời  dạy  của  thiện  hữu  tri thức  là  những  lời vàng, lời bạc, những lời dạy này giúp cho chúng ta ra khỏi mọi sự khổ đau của cuộc đời này.

Khi được  thiện  hữu  tri thức  dạy  bảo  thì làm ngay liền không nên bỏ qua và biếng trễ, phải siêng năng tinh tấn không hề buông pháp, cứ luôn luôn ôm chặt pháp để giúp cho thân tâm bất động và không còn một ác pháp nào tác động vào tâm.

Người   thiện   hữu   tri  thức   sẽ   dạy chúng  ta  tu  tập   pháp   DẪN   TÂM   VÀO ĐẠO,  thì chúng  ta  lại  càng  nên  siêng  năng cần mẫn tu tập hơn nhiều. Nhờ siêng năng tu tập  nên  sự  chứng  đạo  không  còn  xa, chỉ  nỗ lực tu tập một thời gian ngắn là chúng ta làm chủ thân tâm.








SỐNG ĐỘC CƯ





Sống   một   mình   tức   là   một   bí  quyết thành công trong sự tu tập làm chủ sinh, già, bệnh,  chết.  Nhờ  sống  độc  cư mà  tâm  mới  lộ diện   phóng   niệm,   khi  niệm   phóng   ra  là chúng  ta  tác  ý  tâm  bất  động  thì niệm  liền dừng lại, niệm này dừng lại thì sẽ có niệm khác  khởi  lên,  và  chúng  ta  cứ  tiếp  tục  tác  ý cho đến  khi  không  còn  niệm  nào  khởi  ra thì con đường tu tập đã thành công. Cho nên, người xưa tu hành thường tìm chỗ thanh tịnh vắng  vẻ  như  ở  núi  rừng.  Chúng  ta  hãy  nghe đức  Phật  dạy:  “Ngươi  há  không  nghe  các bậc  tiền  bối  Phạm  Chí   đều  ở    nơi   núi rừng thanh vắng, cũng như  Ta  ngày nay, ưa ở  chỗ vắng, chớ không phải như  pháp của  các  ông,  chỉ  thích ở  chỗ ồn náo, nói chuyện vô ích mất nhiều ngày tháng”. (Trường A Hàm tập 1 trang 381)


Đúng vậy, tu hành mà ở nơi ồn náo thì rất khó  gọt  rửa  tâm  mình,  vì  nơi  đó  rất  nhiều pháp  tác  động  vào  sáu  căn,  khiến  sáu  căn luôn luôn phóng dật theo sáu trần. Cho nên, người  tu  hành  cần  phải  tìm nơi  vắng  vẻ  để gạn  lọc  tâm  thì mới  mong  tâm  mình  thanh tịnh.


















LỜI KHUYÊN RĂN





Con đường tu tập không phải khó khăn, nhưng khó khăn là vì nơi đâu mọi người cũng tạo  ra cảnh  ồn  náo,  nhất  là  tụm  năm  tụ  ba nói chuyện. Bởi hạnh độc cư rất cần thiết nhưng mọi  người  cứ  xem  thường,  vì  thế mà tu mãi không thành tựu.

Tu hành  là  bỏ  hết  một  kiếp  người  mà  lại tu  chơi,  tu  lấy  có  hình  thức  thì phí  cả  một cuộc đời. Cho nên tu hành thì phải cố gắng tu tập như một người xông trận, một là tiêu diệt giặc  sạch;  hai  là  phải  hy  sinh  vì  tổ  quốc  để đem lại sự bình an cho nhân dân.

Đứng   trước   giặc   sinh   tử,   nếu   chúng   ta không nỗ lực tu tập thì làm sao dẹp giặc sinh tử cho xong. Hôm nay sống biết ngày mai còn sống  được  hay  không?  Tất  cả  các  pháp  đều VÔ  THƯỜNG.  Cho  nên  tu  tập  thì phải  đem hết  sức  mình  ra tu  tập,  nếu  không  tận  dụng


toàn tâm toàn lực thì khó mà thắng được giặc sinh tử. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo! Phải ở  chỗ thanh vắng hoặc  dưới  gốc  cây  hay  nơi  trống  trải, siêng năng tọa thiền chớ tự buông lung. Nếu nay không nỗ lực cố gắng, về sau có ăn  năn  cũng  đã  muộn.  Đây  là  lời  dạy của  Ta,   các  ngươi  hãy  siêng  năng  hộ trì”. (Trường A Hàm tập 1 trang 462)

Lời  dạy  này mang đầy  đủ ý nghĩa khuyên dạy chúng ta với một lòng yêu thương của đức Phật. Vì thế chúng ta không nên phụ công ơn của  Người,  hãy  cố  gắng  lên,  tu  tập  cho đến nơi đến chốn mới không phụ công ơn của Người.


HẾT

Ï








MỤC LỤC

Lời nói đầu .......................................................5

Thập nhị nhân duyên ...................................13

Thường kiến và đoạn kiến ...........................16

Duyên vô minh sinh ......................................19

Duyên vô minh diệt ......................................23

Diệt duyên vô minh ......................................27

Diệt duyên lục nhập ......................................30

Diệt duyên cảm thọ .......................................35

Diệt duyên ái .................................................37

Diệt duyên sinh .............................................45

Duyên sinh pháp ...........................................47

Bốn cửa vào đạo ............................................51

Sống trong hạ liệt
không thể chứng đạt cái cao thượng ......56

Sống trong cao thượng
mới chứng đạt cái cao thượng .................59

Những căn bản của trí ..................................86

Năm sợ hãi và hận thù .................................88

Bốn dự lưu chi ..............................................100

Các hành lấy vô minh làm nhân ...............105

Không có dự tính .........................................108


Cảm giác lạc thọ .........................................114

Các pháp cần phải liễu tri ..........................118

Tùy pháp ......................................................121

So sánh Phật và A La Hán ........................123

Thấy Ta là thấy pháp,
thấy pháp là thấy Ta .............................127

Sống một mình  ............................................131

Ăn uống theo Phật giáo ..............................134

Chú tâm tỉnh giác .......................................138

Sa môn .........................................................142

Nguyên do nào có sanh tử ..........................145

Nguyên do nào không có lão tử ..................148

Pháp chân chánh ........................................150

Có bảy pháp làm cho chánh pháp được
tăng trưởng và không bị tổn hoại .........154

Thế nào tà Tỳ kheo
tự thu nhiếp tâm mình  ..........................158

Oai nghi  tế hạnh .........................................162

Có năm thứ báu khó được ...........................164

Định không tưởng .......................................172

Người đệ tử chân chánh .............................175

Mọi vật đều vô thường ................................177

Chẳng nên tin vào tà giáo ..........................181


Tứ quả sa môn .............................................183

Chớ nên phóng dật .....................................186

Không có Phật quá khứ ..............................188

Hãy tự thắp đuốc lên mà đi .......................190

Thưa hỏi chánh pháp ..................................192

Sống độc cư ..................................................195

Lời khuyên răn ............................................198

Mục lục .........................................................201


GIỚI THIỆU SÁCH


Sách   của   Trưởng   lão   Thích   Thông   Lạc   chỉ tặng, không bán. Xin các bạn tìm đọc:


1- Đạo Đức Làm Người (tập I, II - 2011)

2- Sống Mười Điều Lành (2011 - Quý IV)

3- Những Lời Gốc Phật Dạy (4 tập - 2011)

4- Đường Về Xứ Phật (10 tập - 2011)

5- Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống
(2 tập - 2011)

6- Lòng Yêu Thương - tập II (2011)

7- Lòng Yêu Thương (2009, 2011)

8- Linh Hồn Không Có (2010 - Quý IV)

9- Người Phật Tử Cần Biết (2 tập - 2011)

10- Những Chặng Đường Tu Học
Của Người Cư Sĩ (2011)

11- Giới Đức Làm Người (2 tập - 2010)

12- Thanh  Quy Tu Viện Chơn Như (2010)

13- Mười Hai Cửa Vào Đạo (2012)

14- Sống Một Mình  Như Con Tê Ngưu (2010)

15- Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (2010)

16- Muốn Chứng Đạo Phải Tu
Pháp Môn Nào (2010)

17- Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh (2011)

18- Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sinh (2011)

19- Lịch Sử Chùa Am (2010)


20- Thiền Căn Bản - tập I

21- Thời Khóa Tu Tập Trong Thời Đức Phật

22- Giáo Án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh (tập I, II, II)
23- Giáo Án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Ly Tham (tập I)
24- Giáo Án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình  (tập I)
25- Mười Giới Thánh Đức Sa Di (tập I, II)

26- Giới Đức Thánh Tăng, Thánh Ni

27- Phật Giáo Có Đường Lối Riêng Biệt

28- Định Niệm Hơi Thở

29- Những Lời Tâm Huyết (tập I, II)

30- Pháp Môn Niệm phật tứ Bất Hoại Tịnh

31- Nghi Thức Thọ Trai

.............................................














Phật tử đã đưa hầu hết kinh sách của Tu Viện
Chơn Như lên mạng ở địa chỉ:

http://chonnhu.net http://chonlac.org





Sách  này  do phật  tử  nhiều  nơi,  cả  trong  nước và nước ngoài phát tâm ấn tống.

Ước mong mọi người sẽ cùng nhau sống không làm  khổ  mình,  khổ  người  và   khổ  tất  cả   chúng sinh.

















MƯỜI HAI CỬA VÀO ĐẠO

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
----------------------------------------


NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

Phường Yên Hòa - Q. Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: (04) 37822845 - Fax: (04) 37822841

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN CÔNG OÁNH

Biên tập: Lê Hồng Sơn

Bìa: Thiện Thành Trình bày: Thiện Thành Sửa bản in: Ngọc Phúc

Đối tác liên kết: TU  VIỆN CHƠN NHƯ
Điện thoại: (066) 389.2911 - 098.809.4445
Email: chonnhu2@gmail.com





Số lượng in: 4.000 bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại CÔNG TY CP IN KHUYẾN HỌC PHÍA NAM
TP.HCM  - ĐT: (08) 38164415
Số xuất bản: 144-2012/CXB/59-08/TG
In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2012



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!