Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY - TẬP 1 -3



chánh  định  được, chỉ  nhập  vào  định  tưởng, định điên khùng rối loạn thần kinh.
Tóm  lại,  hơi  thở  ra, vô  chỉ  là  một  thân hành trong nhiều thân hành. Vì trong thân có rất nhiều hành động mà Đạo Phật lấy đó làm niệm  để   tu  tập  tỉnh  thức  gọi  là  Thân  Hành Niệm. Người tu nương vào thân hành niệm là mục  đích  để   tu  tập  tỉnh  giác  mà  thôi.  Đừng nghĩ   rằng:  quán  niệm  hơi  thở   theo  Sổ  Tức Quán  của  Đại  Thừa  hay  Lục Diệu  Pháp  môn của Ngài Trí Khải Đại Sư (sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh), tu tập như vậy là để nhập định. Đó là  quan niệm  sai  lầm,  không  đúng  pháp  môn của Phật dạy.
Sao các  Tổ  tự  đặt  ra nhiều  pháp  môn  quá vậy  để  làm  gì trong  khi mọi  người  tu  tập  chỉ tìm cầu  sự  thoát  khổ:  sinh,  già,  bệnh,  chết  và chấm dứt luân hồi, chứ không cầu thần thông, không cầu vãng sanh Cực lạc, không cầu Phật tánh, bản thể chân như vô phân biệt? Chính  vì các Tổ sản sinh thần quyền và thêu dệt thần thông  huyễn  hoặc  quá  nhiều.  Các  Tổ dựa  vào hơi  thở  Yoga  sinh  ra lắm  thiền  định, khiến người tu hành điên đảo chẳng biết tu pháp nào, họ như lọt vào rừng hơi thở.



6- Tầm,  tứ  là  khẩu  hành. Có  nghĩa  là gì? Câu  này  đức   Phật  xác  định để   chúng  ta nhận  xét  khi nhập  Nhị  Thiền  để  thấy  và  hiểu biết cho rõ ràng.
Khi nhập  Nhị  Thiền  tầm  tứ  diệt. Tầm  tứ là ý thức, thuộc trong nhóm sáu thức: mắt, tai, mũi,  miệng,  thân,  ý.  Khi tầm  tứ  diệt  thì mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đều diệt. Sao ở  đây đức Phật  dạy:  “Tầm  tứ   là   khẩu   hành”?  Khẩu hành là sự hoạt động của miệng. Sự hoạt động của miệng có hai phần:
a) Ăn b) Nói
Khi nhập Nhị Thiền thì miệng không còn ăn và nói chuyện. Nếu còn ăn và nói chuyện là không  nhập  Nhị  Thiền.  Hiển nhiên  đúng  như vậy các bạn ạ!
Cho  nên   câu   nói:   “Tầm,  tứ   là   khẩu hành”  là  để   chúng  ta  biết  rõ  khi nhập  Nhị Thiền  là  không  nói  chuyện,  không  ăn  uống được, có  nghĩa  là  miệng  không  còn  hoạt  động. Do từ chỗ Tầm tứ diệt là khẩu hành diệt ta suy ra và biết ngay tầm tứ diệt là sáu thức diệt, có nghĩa  là  khi nhập  Nhị  Thiền  thì người  nhập định không  phải  giống  như  cây  đá  vô  tri, vô



giác, không phải giống như thây ma người chết. Khi nhập  Nhị  Thiền đức  Phật  còn  xác  định rõ ràng: “Định  sinh hỷ  lạc”. Vậy, cái gì còn biết hỷ  lạc  khi sáu  thức  bị  ngưng  hoạt  động.  Cái biết trong Nhị Thiền là cái biết của tưởng thức. Tưởng thức biết là nhờ thức uẩn hoạt động.
Thưa  các  bạn!  Khi các  bạn  ngủ  thì sáu thức  không  hoạt  động  nên  bạn  mới  có  chiêm bao. Trong  chiêm bao cái gì biết, nghe, thấy và cảm nhận, các bạn có biết không? Đó là tưởng thức các bạn ạ!
Nhập  Nhị  Thiền,  nói  cho dễ  hiểu  là  nhập vào  thế  giới  chiêm  bao. Thế  giới  chiêm  bao là thế  giới  tưởng.  Cho  nên,  nhập  Nhị  Thiền  là nhập  vào  trạng  thái  của  tưởng  căn  (nhóm  tế bào tưởng) do tưởng uẩn hoạt động.
Tóm lại “Tầm, tứ  là  khẩu  hành”, là chỉ cho trạng thái Nhị Thiền cần phải diệt.
7- Tưởng,  thọ là  tâm  hành. Vậy  tưởng, thọ là tâm hành, là gì? Tưởng là tưởng uẩn; thọ là thọ uẩn. Khi tưởng uẩn và thọ uẩn còn hoạt động  thì không  bao giờ  nhập  diệt  thọ  tưởng định được. Ở   đây  đức  Phật  nêu:  “Tưởng,  thọ là  tâm  hành” để  nhắc khéo cho chúng ta biết khi nhập  Tam  Thiền thì phải  ly  tưởng  dục (ly



hỷ  trú  xả  nhập  Tam Thiền), nếu  còn  một  chút xíu tưởng  hỷ  dục  thì không  bao giờ  nhập  Tam Thiền được. Khi nhập Tứ Thiền thì phải xả hết cảm  thọ,  còn  một  chút  cảm  thọ  nơi  thân  tâm thì không nhập được  Tứ Thiền.
Ở  đây, chúng tôi xin  nhắc lại các bạn cần lưu ý: Khi muốn nhập Sơ Thiền thì các bạn cần ly  dục, ly  ác  pháp.  Muốn  ly  dục ly  ác  pháp  thì các  bạn  cần  phải  tịnh chỉ ngôn ngữ  (lời  nói) tức là sống độc cư trầm lặng một mình  mà tâm không  phóng  dật  thì mới  có  thể  nhập  được Sơ Thiền. Khi tâm không phóng dật là tâm bất động. Tâm bất động là tâm có đầy đủ bảy năng lực Giác Chi, do đó mới nhập được Sơ Thiền.
Khi muốn  nhập  Nhị  Thiền  thì các  bạn phải diệt tầm tứ. Muốn diệt tầm tứ thì các bạn phải tịnh chỉ khẩu hành. Muốn tịnh chỉ khẩu hành thì phải có đủ bảy năng lực Giác Chi, nếu không  có  đủ  bảy  năng  lực  Giác  Chi  thì không bao giờ  tịnh  chỉ  khẩu  hành  được.  Và  như  vậy, các bạn cũng không bao giờ nhập Nhị Thiền được.
Khi muốn  nhập  Tam  Thiền  thì các  bạn phải  ly  các  trạng  thái  hỷ  tưởng.  Ly  các  trạng thái hỷ tưởng tức là tịnh chỉ mộng tưởng, có nghĩa  là  người  nhập  Tam  Thiền  thì thoát  ra



khỏi  thế  giới  mộng  tưởng.  Muốn  thoát  ra khỏi thế giới mộng tưởng thì phải dùng bảy năng lực của  Giác  Chi,  nếu  không  có  bảy  năng  lực Giác Chi thì không bao giờ ly hỷ được.
Khi muốn  nhập  Tứ  Thiền thì phải  xả  lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh tức là xả thọ. Muốn xả thọ thì phải tịnh chỉ hơi thở ra, hơi thở vô. Muốn tịnh chỉ hơi thở ra, hơi thở vô thì phải có đủ  bảy năng lực của Giác Chi,  nếu không có đủ bảy  năng  lực  Giác  Chi  thì khó  mà  nhập  được Tứ Thiền.
Khi muốn  nhập  Diệt  Thọ  Tưởng  Định thì phải  có  đủ   bảy  năng  lực  Giác  Chi  mới  nhập Diệt  Thọ  Tưởng,  nếu  không  có  bảy  năng  lực Giác Chi thì không bao giờ nhập Diệt Thọ Tưởng được.
Tóm lại, bảy lời dạy trên đây của đức Phật là chỉ thẳng mục đích tu tập từ con người phàm phu để  trở thành những bậc Thánh nhân A La Hán vô lậu, làm chủ sự sống chết hoàn toàn và chấm dứt luân hồi, không còn trở lui trạng thái này nữa.



 

KỆ LÚC THÀNH ĐẠO


LỜI PHẬT DẠY

“Thiên thượng, thiên hạ
Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sanh,  lão, bệnh, tử”


CHÚ GIẢI:
Bốn câu kệ  trên để chứng minh và xác định Đạo Phật ra đời vốn giải quyết bốn sự đau khổ lớn nhất của loài người: “sanh, già,  bệnh, chết”.  Vì thế,  mục  đích tu  hành  của  Đạo  Phật là  “tâm  bất  động  trước  các  pháp  và  các cảm  thọ”, chứ  không  phải  vì Thiên đàng,  Cực lạc, Niết bàn, Phật tánh, v.v..
Trong  tất  cả  các  pháp  môn  của  đức  Phật đều  dạy chúng  ta  tu  tập  để  thực  hiện  đạo  đức làm Người, làm Thánh. Muốn làm người có đạo đức không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả  chúng  sanh  thì duy chỉ  có  thiện  pháp  mới



giải quyết mọi sự đau khổ của chúng ta, tức là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa.
Muốn  được  thân  tâm  thanh  thản,  an  lạc và vô sự đều phải sống đúng thiện pháp, hằng ngày thường ngăn và diệt ác pháp; muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh đều phải   sống   đúng   thiện   pháp.   Nếu   không   do thiện  pháp  mà  tu  tập  thì không  bao giờ  làm chủ  và  chấm  dứt được  nó,  vì  thế,  đời  đời  phải chịu trôi lăn trong sáu đường luân hồi khổ đau.
Thiền  định  có  nhập  được cũng  phải  do thiện pháp, ngoài thiện pháp đi tìm thiền định thì không bao giờ  có,  chỉ  có tà  thiền của ngoại đạo mà thôi. Do đó, chúng ta thấy ai tu thiền định mà  không  giữ  gìn giới luật  nghiêm chỉnh thì biết ngay họ  tu  tà  thiền,  tà  định, dù  họ  có tu muôn đời, muôn kiếp cũng chẳng có kết quả giải thoát gì, chỉ uổng phí một đời tu hành mà
thôi.

Đối với Đạo Phật, thiện pháp có một tầm rất là quan trọng trên bước đường tu hành giải thoát, nếu không tu thiện pháp mà dù  có tu tất cả các pháp môn nào khác cũng đều tu hành không đúng pháp môn của Đạo Phật. Vì thế, tu theo Phật giáo mà không tu tập thiện pháp tức

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


là  không  giữ  gìn giới  luật  nghiêm túc  thì đừng mong làm chủ sanh, già, bệnh, chết, như trong bài kệ đức Phật đã tự tán thán mình:
“Thiên thượng, thiên hạ

Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sanh,  lão, bệnh, tử”.
Sau khi tu  chứng  đạo,   đức Phật  dùng  trí
tuệ  Tam  Minh quan  sát  thấy  rằng  khắp  trên thế  gian  này  từ  vô  thủy  cho  đến  ngày  nay (ngày đức Phật tu chứng) không thấy có một người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết như Ngài,  nên  Ngài  nói  lên  bài  kệ  này  là  để  xác định vị  trí và  thế  đứng  độc  lập  của  Đạo  Phật. Cho nên, Đạo Phật không vay mượn giáo lý của bất cứ một tôn giáo khác. Một bằng chứng hiển nhiên  là  tất  cả  các  tôn  giáo  khác  trên  hành tinh này  đều  tin tưởng  có  thế  giới  siêu  hình, còn  Phật  giáo  thì không  chấp  nhận  thế  giới siêu  hình.  Cũng  như  tất  cả  các  tôn  giáo  nào khác không có nền tảng đạo đức vững chắc như Đạo Phật. Đạo đức tự lực không dựa vào thần quyền. Vì thế, đạo  đức của Phật giáo là đạo  đức nhân bản –  nhân quả, một đạo đức  cao thượng sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ



tất  cả  chúng  sanh;  một  đạo  đức cao quý  tuyệt vời làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt  tái  sanh  luân  hồi;  một  đạo  đức  biến  cuộc sống  loài  người  trên  thế  gian  này  thành  cõi Thiên đàng, Cực lạc.
Nói đến đạo  đức nhân bản – nhân quả là phải dẹp bỏ tha lực, nếu còn cầu cúng, tế lễ, cầu phước, cầu tự, cầu an, cầu siêu, v.v.. là đi ngược lại đạo  đức nhân bản – nhân quả của Đạo Phật và  con người sẽ sống trong ảo tưởng, mê tín và lạc hậu. Đạo Phật là đạo tự lực, nên đức Phật khuyên  các  đệ   tử  của  mình:   “Hãy tự   mình thắp đuốc lên   mà   đi,   Ta   chỉ   là   người hướng đạo, không thể đi thay cho các con được”.
Vì tự mình  phải thắp đuốc lên mà đi, nên Phật giáo phải xây dựng một nền tảng đạo  đức nhân bản – nhân quả vững chắc cho ngôi nhà thiền  định. Cho nên,  thiền  định của  Phật  giáo mới được gọi là  chánh định, bởi chánh định có một  nội  lực  giúp  cho chúng  ta  làm  chủ  thân tâm,  tự  tại  trong  sự sống  chết  như bài  kệ  trên đã nói.





TỨ CHÁNH CẦN


LỜI PHẬT DẠY

1- Ngăn ác

2- Diệt ác pháp

3- Sanh  thiện

4- Tăng trưởng thiện pháp


CHÚ GIẢI:

Đó  là  lời dạy  tu  tập  thiền  định của  Đạo Phật,  một  thứ  thiền  định ly  dục ly  ác  pháp  để khắc phục tâm tham ưu của hành giả, để đi đến cứu  cánh  giải  thoát  hoàn  toàn,  làm  chủ  sanh già bệnh chết, và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Ngăn  ác  diệt ác  pháp,  sanh  thiện  tăng trưởng  thiện  pháp  là  pháp  môn  “Tứ Chánh Cần.  Tứ  Chánh Cần  tức  là  Tấn  Lực,  là Định  Tư Cụ, là giới hành của Đạo Phật”.
Đây là pháp môn vô lậu đệ nhất của Đạo Phật.  Khi một  hành  giả  bước  chân  vào  Đạo Phật  mà  được   sự  hướng  dẫn  tu  tập  ngay  liền pháp môn này, thì chắc chắn phải thấy kết quả



giải  thoát  không  có  thời  gian  chờ  đợi. Người được hướng  dẫn  pháp  môn  này  là  người  có duyên phước đầy đủ với đạo giải thoát sâu xa nhiều đời.
Chúng tôi không đủ nhân duyên, nên khi bước  chân  vào  chùa  lúc  tám  tuổi  đời,  không được dạy tu hành theo pháp này, mà chỉ được Thầy  Tổ  dạy  cho hai  thời  công  phu  chiều  và khuya rồi học thêm ứng phú đạo tràng, đánh đẩu,  trống,  mõ  để  tụng  kinh, niệm  Phật,  tụng niệm đám ma chay, cầu siêu, cầu an, làm tuần làm tự, cúng vong tiễn linh, cúng sao giải hạn, xem  ngày  giờ  tốt  xấu  cất  nhà,  dựng  vợ,  gả chồng, xây mồ mả và những lúc rảnh rang thì lần  chuỗi  niệm  Phật  lục  tự  Di  Đà,  v.v..  Làm được những  việc  này  các  Thầy  Tổ   cho  đó   là những công phu tu tập.
Đến  bây  giờ,  chúng  tôi  mới  hiểu  ra Thầy Tổ  của chúng tôi chỉ  dạy cho chúng tôi một cái nghề  để sống  như  bao nhiêu  nghề  khác  trong xã   hội.   Nhưng   những   nghề   khác   thì  lương thiện,  còn  nghề  của  chúng  tôi  thì không  lương thiện  chút   nào   cả,   nó   là   một   nghề   mê   tín chuyên  lừa  đảo,  dối  gạt  người  để  ngồi  mát  ăn bát  vàng.  Chúng  tôi  ở    trong  chùa  hằng  ngày mang  mõ,  chuông,  đẩu  đi  tụng  niệm  đám  ma



này  hết,  đến  đám  ma  khác,  không  tụng  đám ma thì lại tụng kinh cầu an, cầu siêu, làm tuần, làm tự, v.v..
Quanh năm suốt tháng chúng tôi hành nghề này, thấy sao mà giả dối... Chúng tôi suy tư  nghĩ  lại  rất  buồn  khổ  trong  lòng  nhưng không dám nói với ai, mà nếu hỏi đến các Thầy Tổ  thì bị la rầy mắng và còn bảo rằng nói bậy sẽ bị đọa địa ngục.
Mãi  đến khi chúng  tôi  được về  thành  phố vì chiến cuộc ở  nông thôn bất an và được học thêm giáo lý của Đạo  Phật, chừng đó  chúng tôi nghiên cứu về Thiền Tông thì thấy Thiền Tông hay quá, không dạy làm những điều mê tín, lừa đảo, mà chỉ dạy tu tập ức chế tâm cho hết vọng tưởng để  thành Phật hoặc giữ tâm không niệm thiện niệm ác thì kiến tánh thành Phật.  Càng nghiên  cứu  sách  kinh Thiền  Tông  thì lại  càng thích thú. Những lời  nói và  hành động  của các Tổ   sao mà  hay  quá,  nhất  là  những  công  án Thiền Tông lại tạo cho chúng tôi có một sức tò mò  ghê  gớm,  cứ  nghĩ  rằng  Thiền Tông có  một cái gì bí ẩn ghê lắm không thể dùng tri kiến, ý thức  mà  hiểu  được.  Khi thấu  hiểu  Thiền Tông như  thế,  chúng  tôi  đặt  trọn  lòng  tin ở    pháp môn  này. Từ  đó,  chúng tôi bỏ hết  toàn bộ cuộc



đời, quyết  tâm  theo  tu  tập  thiền  do HT  Thanh Từ hướng dẫn. Suốt chín năm trời tu tập, đem hết sức tu tập để ức chế tâm không cho vọng tưởng. Trong đầu, niệm thiện niệm ác vắng bặt từ giờ này đến giờ khác. Lúc bấy giờ có 18 loại hỷ tưởng hiện ra (có thể gọi  đó là thần thông), nhưng nhìn  lại cũng không tìm thấy sự làm chủ sanh,  già,  bệnh,  chết,  tâm  tham,  sân,  si  vẫn còn. Cái đặc biệt nhất là loại thiền này khi hết vọng  tưởng  thì tuệ  tưởng  xuất  hiện.  Khi nó xuất hiện thì tất cả các công án đều thông suốt, thấy tánh  thì rất  rõ  ràng  vì mỗi khi động tay, động  chân  đều  là  Phật  Tánh  nơi  đó,  nhưng  lại có  tật  thường  dùng  ngôn  ngữ  công  án,  vì  thế nên  thường  xảy  ra những  cuộc  tranh luận  hơn thua,  dù  ai  nói  một  điều  gì thì chúng  tôi  cũng đều dùng  công án đối đáp và vấn nạn họ. Thấy những  hiện  tượng  lạ  lùng  như  vậy,  nên  chúng tôi đành  bỏ, dù  khi ấy  chúng  tôi  đã  nhập  được Thức Vô Biên Xứ Định.
Khi tu  tập  không  tìm được sự  giải  thoát nơi  kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền Tông,  chúng tôi  phải  tìm pháp  môn  khác.  Sau này  nhờ  giới luật, chúng tôi học tập và rèn luyện sống đúng giới  đức làm Người, làm Thánh của Phật giáo Nguyên  Thủy.  Trong  khi sống  đúng  giới  luật



như vậy,  chúng tôi tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần  và  dùng  pháp  hướng  tâm  Như  Lý  Tác  Ý: “Ly  dục,  ly ác  pháp,  tâm  như cục  đất,  ly tham,   sân,  si  cho  thật sạch”.  Chính   nhờ sống đúng giới luật và tu tập như vậy chúng tôi cảm  thấy  tâm  mình  thanh  thản,  an lạc  và  vô sự, ít phóng dật, thường thích sống  độc cư một mình. Và cũng chính nhờ tu tập như vậy tâm chúng tôi hết tham, sân, si và thường ở  trong một trạng thái tâm bất động, an lạc vô cùng, không  thể  diễn  tả  cho các  bạn hiểu  được vì đó là trạng thái ly dục ly bất thiện pháp.
Sau khi tu xong chúng tôi mới hiểu Giới Hành của Đạo Phật không phải là pháp môn nào  khác  hơn là  “Tứ Chánh  Cần”.  Tứ  Chánh Cần là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chỉ có pháp môn này tu tập  trên Tứ  Niệm Xứ mà  chúng tôi làm chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết.  Do  thế,  đức   Phật
dạy:

“Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo”.





LÒNG TIN CHÂN CHÁNH


LỜI PHẬT DẠY

“Này   các   Kàlàmà!   Chớ  có   tin  vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói  đồn, chớ  có  tin  vì được  kinh tạng truyền  tụng, chớ  có  tin vì nhân  lý  luận siêu  hình, chớ  có  tin vì đúng  theo  một lập  trường, chớ  có  tin vì đánh  giá  hời hợt  những  dự  kiện,  chớ  có  tin  vì phù hợp với  định kiến  của  mình, chớ  có  tin nơi  phát  xuất  có  uy quyền,  chớ  có  tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình v.v..
Nhưng này các  Kàlàmà!  Khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các  pháp  này  là  có  tội  lỗi,  các pháp  này  bị  người  có  trí hiểu biết  chỉ trích,  các  pháp  này  nếu  thực  hiện và chấp nhận  đưa đến  bất  hạnh  khổ đau”. Thời   này,   Kàlàmà   hãy   từ   bỏ   chúng không nên tin theo”.



CHÚ GIẢI:

Đức  Phật  đã  xác  định  có  10  điều  không nên vội tin:
1/ Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.

2/ Chớ có tin vì nghe truyền thống.

3/ Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.

4/  Chớ  có  tin vì  được  kinh tạng  truyền tụng.
5/ Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.

6/ Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.

7/ Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ

kiện.



8/ Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của

mình.

9/ Chớ có tin nơi phát xuất có  uy quyền.

10/ Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình,  v.v..

   Lời dạy thứ  nhất: “Chớ có  tin vì nghe truyền thuyết”. Đức Phật khuyên chúng ta không  nên  tin theo  truyền  thuyết.  Vậy  truyền thuyết nghĩa là gì?



Truyền thuyết là truyền miệng có nghĩa là kể   chuyện,  thuật  chuyện  như  kể   truyện  dân gian  về  các  nhân  vật,  kì  tích  lịch sử,  chuyện thần tiên, chuyện ma quỷ, chuyện địa ngục, chuyện Thiên đàng, Cực lạc, v.v.. những câu chuyện  thường  mang  nhiều  yếu  tố  thần  kì.  Đó là những câu chuyện truyền miệng từ người này đến   người  kia   nối  tiếp  nhau  trong  một  quá trình thời gian dài vô cùng vô tận. Những chuyện  ấy  là  những  chuyện  không  có  thật.  Từ xưa đến giờ có nhiều truyền thuyết về đức Phật Thích  Ca Mâu Ni như sinh  ở   hông và khi sinh ra đi bảy bước có bảy hoa sen đỡ  chân. Tay chỉ trời chỉ đất, miệng tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ, duy  ngã  độc  tôn”; sau khi Bồ  Đề Đạt Ma chết, người ta còn gặp ông quảy một chiếc giày đi về phương Tây; gia đình ông Bàng Long Uẩn chết tự tại trong thiền định. Đó là những  truyền  thuyết  không  có  thật,  do người sau ghi  chép  lại  trong  sách.  Do đó,  đức  Phật bảo chúng ta đừng có tin.
Chính  kinh tạng của đức Phật cũng do kết tập  theo  kiểu  truyền  miệng,  vì  thế  chúng  ta cũng  không  nên  tin theo  trọn  vẹn, nếu  những lời dạy ấy không phải là thiện pháp  thì không nên tin.



    Lời dạy  thứ  hai:  “Chớ có  tin vì theo truyền thống”. Đức Phật khuyên chúng ta không  nên  tin theo  truyền  thống.  Vậy  truyền thống nghĩa là gì?
Truyền thống là nền nếp thói quen tốt đẹp hay  thói  quen mê  tín, lạc  hậu  được  lưu giữ  từ đời   này,   qua  đời   khác.   Cho  nên,   những   gì truyền thống lâu đời chúng ta cũng không nên đặt  trọn  lòng  tin ở  đó,     vì  không  phải  tất  cả những truyền thống đều tốt đẹp  cả.

    Lời dạy  thứ  ba: “Chớ có  tin vì nghe người ta nói đồn”. Đức Phật khuyên chúng ta không  nên  tin vì  nghe  người  ta  đồn.  Vậy  tin đồn nghĩa là gì?
Tin  đồn  là  tin tức  truyền  miệng  từ  người này  đến  người  khác.  Tin  đồn  thường  là  những tin tức thất thiệt không đúng sự thật. Ví dụ: Ở núi Bà Tây Ninh có Bà Đen, ở  Miền Bắc có Bà Chúa Kho, ở  Châu Đốc An Giang có Bà Chúa Xứ,... rất thiêng thường ban tài lộc cho người đến  cầu  xin.  Hay  ở   Bến  Củi  có  ông  thầy  nước lạnh,  ai  đau  bệnh  gì  ông  cho  một  chai  nước lạnh về uống là hết bệnh. Đó là những tin đồn, chúng ta không nên tin.



    Lời dạy  thứ  tư:  “Chớ có  tin vì được kinh tạng truyền tụng”. Đức Phật khuyên chúng  ta   không   nên  tin  vì  được kinh  tạng truyền  tụng.  Vậy  kinh tạng  truyền  tụng  nghĩa là gì?
Kinh tạng  truyền  tụng  là  những  lời  dạy của  các  bậc  Thánh  và  chư Phật  được ghi  chép lại  thành  sách.  Kinh tạng  ở    đây  gồm  có  cả những  lời dạy của  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni. Nhưng  tại  sao đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni lại dạy chúng ta đừng tin lời Ngài dạy?
Ngài  biết  rất  rõ  ba lần  chép  lại  một  bản kinh là  đã  chép  sai  lời dạy của Ngài, chứ  chưa nói  chi  là  kiến  giải,  tưởng  giải  viết  ra;  nên người xưa nói: tam sao thất bổn.

Như  thế,  qua lời  dạy  này  ngay  cả  kinh tạng  Nguyên  Thủy  còn  không  tin trọn  vẹn thì làm sao chúng ta tin kinh sách Đại Thừa  được. Phải không các bạn?

   Lời dạy thứ năm: “Chớ có  tin vì nhân lý luận siêu hình”. Đức Phật khuyên chúng ta không  nên  tin vì  nhân  lý  luận  siêu  hình.  Vậy lý luận siêu hình  nghĩa là gì?
Không có cõi Cực lạc, Thiên đàng mà lý luận bằng cách này, cách khác để cho có các cõi



ấy;  sau khi chết  không  có  sự sống  nhưng  khéo lý luận bằng cách này, cách khác để cho mọi người  tin rằng  người  chết  còn  có  linh  hồn; không có Phật tánh mà lý luận bằng cách này, cách  khác  để  cho mọi  người  tin rằng  có  Phật tánh, v.v.. Đó là những lối lý luận siêu hình  để lừa đảo mọi người, cho nên đức Phật khuyên chúng  ta  chớ  có  tin, vì nó  không  ích lợi gì cho chúng ta cả.

   Lời dạy  thứ  sáu:  “Chớ có  tin vì đúng theo  một  lập   trường”.   Đức   Phật   khuyên chúng  ta  không  nên  tin một  điều  gì  dù   đúng theo một lập trường của mình. Vậy, đúng theo một lập trường nghĩa là gì?
Trước tiên, chúng ta nên hiểu hai chữ lập trường. Lập trường là thái độ, chỗ đứng nhìn nhận và xử lý. Ví dụ: anh có lập trường đối với kinh sách  Đại Thừa  và  Thiền Tông  nên  không ai có thể lay chuyển hay bảo anh bỏ nó được. Ở đây đức Phật dạy: “Chớ có tin  vì  đúng theo một lập trường”, có nghĩa là kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông có lối lý luận giống như lập trường của anh.
Ví  dụ: anh  có  lập  trường  rất  vững  về  thế giới  siêu  hình,  có  nghĩa  là  thái  độ,  chỗ  đứng, nhìn  nhận và xét lý rõ ràng, vì vậy dù ai nói gì



anh  cũng  không  bỏ  lập  trường  đó.  Khi anh  có lập trường như vậy thì có những loại kinh sách nói về thế giới siêu hình giống như lập trường của  anh thì anh tin ngay. Nhưng  điều này  đức Phật  khuyên  anh:  “Chớ có  tin vì đúng  theo một lập trường”. Tin  như vậy vẫn không đem đến  sự  lợi ích  cho anh,  tin như  vậy  là  tà  tín, quá chủ quan ở  lập trường của mình.

   Lời dạy thứ  bảy:  “Chớ có  tin vì đánh giá   hời   hợt   những   dự   kiện”.   Đức   Phật khuyên chúng ta không nên tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện. Vậy dự kiện nghĩa là gì?
Dự  kiện  có  nghĩa  là  những  cơ sở  để  tìm tòi,  là  những  điều  coi  như  biết  trước,  đã   dự phòng trước. Nhưng ở  đây, đức Phật khuyên chúng ta đừng tin một cách hời hợt đối với những dự kiện. Tại vì những dự kiện chưa hẳn đã mang lại lợi ích thiết thực cho mình.
Ví dụ: Thiền Tông lấy Phật tánh làm tiền đề  (dự kiện)  cho sự  kiến   tánh  thành  Phật  của pháp môn. Ở  đây, đức Phật khuyên chúng ta đừng  vội  tin mà  hãy  tư  duy kỹ  lưỡng,  xem lại dự kiện  Phật  tánh  có  đúng không?  Trong  kinh Đại Thừa dạy: Phật tánh là tánh giác, thường biết, thường nghe, thường thấy. Như vậy, khi ngủ  say,  ngủ  quên  thì tánh  thấy,  tánh  nghe,



tánh  biết  ở  đâu?  Hay  nó  cũng  ngủ  theo...  Như vậy những dự kiện có đáng tin không?

    Lời dạy  thứ  tám:  “Chớ có  tin vì phù hợp với định  kiến của mình”. Đức Phật khuyên chúng ta không nên tin vì phù hợp với định kiến của mình.  Vậy định kiến nghĩa là gì?
Định kiến là ý kiến riêng có sẵn từ trước, khó  thay  đổi.   Từ  lâu  ta  có  định kiến về  con người  “Có  sự  sống  sau  khi chết”,  nên  khi đọc kinh sách  Đại  Thừa  thấy  nói  nhiều  về  cảnh giới  siêu hình  như: cảnh giới Thiên đàng, cảnh giới  Cực  lạc,  cảnh  giới  Niết  bàn  và  cảnh  giới địa ngục,  v.v.. trong  các  cảnh  giới  đó  có  Thần, Thánh,  Tiên, Phật,  Ngọc  Hoàng  Thượng  Đế, linh hồn, thần thức, Phật tánh, đại ngã, tiểu ngã, ma quỷ, yêu quái, v.v.. Do định kiến ta tin ngay  liền không  cần  phải  suy tư  xem xét  cho kỹ lại.
Ở  đây, đức  Phật khuyên chúng ta đừng có tin, vì  tin như  vậy  sẽ  trở  thành  những  người mê  tín, lạc  hậu.  Sự  mê  tín, lạc  hậu  mang  đến nhiều  điều  bất  hạnh,  nhất  là  bị  kẻ  khác  lừa đảo, tốn hao tiền của và công sức nhảm nhí không  ích lợi cho mình,  cho người  mà  còn làm hại mình.



   Lời dạy thứ chín: “Chớ có tin nơi phát xuất có uy  quyền”. Đức Phật khuyên chúng ta không  nên  tin nơi  phát  xuất  có  uy quyền.  Vậy nơi phát xuất có  uy quyền nghĩa là gì?
Uy quyền là quyền thế của vua, của quan, của những người có thế lực đông người.
Ngày xưa, trong thời phong kiến nước ta cũng như nước Trung  Hoa, nếu nhà vua nào lấy tôn  giáo  làm  quốc  giáo  thì bắt  buộc  dân  chúng nước đó phải theo tin tôn giáo đó.

Thời nhà Lý ở  nước ta, nhân dân sùng tin Phật  giáo  Đại  Thừa  là  vì vua, quan, đều  là  tín đồ  Phật  giáo.  Cho nên,  thời  đó  người  ta  theo Phật  giáo  vì uy quyền của nhà  vua. Ở  đây, đức Phật  khuyên  chúng  ta  “Chớ có  tin nơi phát xuất có uy quyền”. Lời khuyên của đức Phật muốn  chúng  ta  tin một  điều  gì thì không  phải vì thế lực, vì uy quyền, vì sợ mà tin hay vì thấy linh thiêng mà tin.
Ví dụ: Đình,  miếu, chùa, Thần Thánh, quỷ ma, bà Chúa Kho, bà Chúa Xứ, cây đa, gốc cây, cục đá, gò mối,  v.v.. linh thiêng. Đó  là  thấy uy quyền  linh thiêng  rồi  mọi  người  tin theo  đến cúng bái lạy lễ cầu xin.



Tin  như vậy, đối với Đạo Phật không chấp nhận  vì  đó  là  tin mù  quáng.  Tin  mù  quáng  là đem lại  sự  tai  hại  cho chúng  ta  chứ  không  ích lợi gì, biến chúng  ta  trở  thành  kẻ  ngu si  dễ  bị uy quyền và sự linh thiêng sai khiến.

   Lời dạy  thứ  mười:  “Chớ có  tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình”. Đức Phật khuyên chúng ta không nên tin vì bậc Sa Môn là  Đạo  Sư của  mình.  Tại  sao ở    đây  đức  Phật dạy chúng  ta  không  nên  tin những  Sa Môn  là Đạo  Sư  của  mình?  Vậy  Sa  Môn  và  Đạo  Sư nghĩa là gì? Sa Môn có nghĩa là một nhà tu hành,  một  vị  tu  sĩ;  Đạo  sư là  một  vị  thầy  dạy phương pháp tu hành.
Trong cuộc đời của chúng ta gặp biết bao nhiêu là bậc Sa Môn đều là những tu sĩ Phật giáo,  nhưng  đừng  tin họ  là  Đạo  Sư của  chúng ta, vì có nhiều loại Sa Môn: Sa Môn phạm giới, Sa Môn phá  giới, Sa Môn bẻ  vụn  giới, Sa Môn chỉ biết dựa vào kinh thuyết giảng nói láo, chứ chưa có  một  ngày  tu  tập  hoặc  tu  tập  chưa đến nơi đến chốn, tâm tham, sân, si còn ngút ngàn, họ còn tham danh, đắm lợi như người thế gian. Có những Sa Môn dám lấy  Phật giáo biến làm nghề mê tín, chuyên cúng bái tụng niệm, bói khoa, xem ngày giờ tốt xấu, v.v.. Đối với những



Sa Môn  này  đức  Phật  khuyên  chúng  ta  chớ  có tin họ là bậc Đạo Sư của mình.
Phần  đông  tín đồ   Phật  giáo,  hễ  thấy  ai cạo  bỏ  râu  tóc  đắp  áo  cà  sa thì cúng  dường  và lạy lễ  mà không chịu xem họ  có phải là những người tu thật hay những người tu giả.
Trên  đây  là  10  điều dạy  của  đức  Phật, Ngài  khuyên  chúng  ta  không  nên  tin từ  các pháp  môn,  đến  những  bậc  Sa Môn  và  ngay cả những  lời  dạy  của  Ngài  cũng  chẳng  nên  tin. Chỉ  tin là  khi nào  chúng  ta  thực  hành  thấy  có kết quả, bằng không kết quả thì không tin. Có kết  quả  tức  là  có  giải  thoát  nơi  thân  tâm.  Có giải thoát tức là phải sống đúng  đạo  đức làm Người, làm Thánh; có sống đúng đạo đức làm Người,   làm   Thánh   thì  mới   không   làm   khổ mình,   khổ  người;  không  làm  khổ  mình,   khổ người là người đã ly dục ly ác pháp. Nếu có kết quả ly dục ly ác pháp như vậy thì chúng ta mới
tin.

Chỉ  vì  các  bạn  không  nghe  lời dạy  của Phật, gặp pháp môn nào cũng tin, hay nghe người nào thuyết giảng hợp lý với mình là tin ngay, nhất là nghe nói bài kinh đó của Phật thuyết  là   tin liền.   Tin   một   cách  mù   quáng không  cần  tìm hiểu  cho  rõ  ràng,  có  đúng  là



Phật  thuyết  hay  không.  Do tin mù  quáng  nên dễ  bị  kinh sách  Đại  Thừa  lừa  đảo,  vì thế  cuộc đời tu hành của chúng ta đến nay vẫn là số không, chỉ sống trong ảo tưởng tôn giáo.





THIỀN XÂ TÂM


LỜI PHẬT DẠY

“Giữ thân được nhẹ nhàng Giữ tâm khéo giải thoát Không còn các sở  hành
Chánh niệm không tham  trước Biết rõ được chánh pháp Không tầm tu thiền định Không phẫn nộ vọng niệm Không thuỳ miên giải đãi
Như  vậy vị tu sĩ

Sống giữa nhiều chướng ngại

Đã vượt năm bộc lưu

Lại gắng vượt thứ sáu

Như  vậy tu thiền tư (xả)”



CHÚ GIẢI:



Trong   thời   đại   chúng   ta   nói   đến   tu

thiền thì ai cũng đều  hiểu là phải ngồi bán già hay kiết già rồi tập trung gom tâm, giữ tâm không  vọng  tưởng.  Như  Tịnh  Độ  Tông   trong kinh Di  Đà  dạy:  “Thất  nhật  nhất  tâm  bất loạn  chuyên  trì danh hiệu A  Di  Đà  Phật”, tức là bảy ngày đêm niệm Phật A Di Đà không có niệm vọng tưởng xen vào câu niệm Phật thì khi lâm  chung được  đức Phật  A Di  Đà  rước  về cõi  Cực  Lạc  Tây  phương.  Thiền  Tông trong kinh Pháp  Bảo  Đàn  dạy:  “chẳng  niệm  thiện niệm ác  bản  lai diện  mục  hiện tiền”  tức  là kiến tánh  thành  Phật.  Trong  kinh sách  Đại Thừa  Kim   Cang  dạy:  “Ưng  vô   sở   trụ   nhi sanh kỳ tâm”,  có  nghĩa  là  đừng  nên  trụ  tâm vào  bất  cứ  một  chỗ  nào  thì tâm  kia  là  Phật. Pháp  An  Ban  Thủ  Ý,  Lục Diệu  Pháp  Môn  của các Tổ dạy đều đếm hơi thở hoặc tùy hơi thở ra vô  để   ức  chế  tâm  không  cho vọng  tưởng  xen vào.  Từ  xưa cho đến  ngày  nay,  người  ta  đã  tu tập thiền ức chế tâm như vậy, nhưng kết quả không thấy ai giải thoát cả, chỉ huyền thoại những  câu  chuyện  lừa  đảo  chúng  ta  mà  thôi, cho nên  một  Thiền sư Việt  Nam,  Ngài  Thường Chiếu  nói  về  Thiền  Đông  Độ,  Ngài  cho đó  là



bọn đại  bịp, một  con chó  sủa  một  bầy  chó  sủa theo.  Biết  tu  không  kết  quả  nhưng  chẳng  có Thầy Tổ nào dám nói thật cho chúng ta biết.
Đến ngày nay, chúng  ta vẫn còn chịu ảnh hưởng quá sâu đậm, nên ngồi lại tu thiền người nào  cũng  gom  tâm  tập  trung,  chỉ  mong  diệt sạch  vọng  tưởng.  Đó  là  một  tập  khí  thói  quen, mọi  người  không  thể  bỏ  được. Ngược  lại,  Đạo Phật  dạy  thiền  xả   tâm   “Ngăn   ác   diệt   ác pháp,  sanh thiện  tăng  trưởng  thiện  pháp”, chứ  không  phải  ngồi  bán  già,  kiết già  ức  chế tâm như vậy.
Qua bài kệ  trên đây chúng tôi xin  hỏi quý vị, quý vị cứ thành thật mà trả lời.
Khi ngồi bán già, hoặc kiết già mà cố chịu đựng khi hai chân bị đau hoặc tê hoặc nóng, đó là ác pháp hay là thiện pháp? Đây có phải là tự mình  làm khổ mình  chăng?
Khi tập trung gom tâm đầu nặng hay nhức đầu mà cố kéo dài chịu trận, đây là thiện pháp hay là  ác  pháp?  Đây  có  phải  tự  mình  làm  khổ mình  chăng?
Đức Phật dạy ngăn ác diệt ác pháp mà tự làm  khổ  mình   thì có  ngăn  ác  diệt ác  pháp không? Xin quý vị trả lời.



Trong  bài  kệ  đức   Phật  dạy:  “giữ   thân được nhẹ  nhàng”, tức là thân khinh an, thân khinh an  ở    đây  thân  có  đau, tê,  nóng  không quý vị?
Câu   kệ   thứ   hai:   “giữ   tâm   khéo  giải thoát”. Ở đây tâm hữu sự hay vô sự? Nếu bảo rằng  vô  sự  thì sao tâm  Thiền  Tông, Đại  Thừa lại làm việc quá nhiều (gom tâm tập trung vào hơi  thở,  dùng  câu  niệm  Phật,  đi  kinh hành, khởi  nghi  tình đến  nỗi  nặêng  đầu,  v.v..).  Khéo giữ tâm giải thoát có nghĩa là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Câu   kệ    thứ   ba:   “Không   còn   các   sở hành”. Ở  đây, chúng ta cần phải hiểu nghĩa sở hành. Vậy sở hành nghĩa là gì? Sở hành nghĩa là bản tính thói quen của một con người.
Khi tu tập khéo giữ gìn tâm bằng cách dùng ý thức tri kiến ly dục, ly ác pháp thì tâm sẽ  được thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự.  Do tâm được  thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự,  nên  không còn  các  sở  hành  tức  là  thói  quen không  còn, hay nói cách khác là tập khí không còn.
Thiền  Tông  hay  Đại  Thừa  khi tu  hành kiến tánh  thành  Phật  rồi  mà  tâm  tham,  sân, si, mạn, nghi  vẫn còn thì họ bảo rằng  “Bồ  Tát



vẫn còn  tập khí”.  Đó  cũng  là  lời  nói  lừa  mình, lừa người của kinh sách Đại Thừa. Còn Phật giáo   Nguyên   Thủy   thì  đức    Phật   xác   định “Không  còn  các  sở  hành”, tức  là  không  còn tập khí (thói quen).
Câu   kệ    thứ   tư:   “Chánh   niệm   không tham  trước”.  Vậy   tham  trước  nghĩa  là   gì? Tham  trước  có  nghĩa  là  do  tâm  tham  muốn dính  mắc các pháp. Toàn câu kệ “Chánh niệm không   tham  trước”  có  nghĩa  là  tu  tập  Tứ Niệm  Xứ  nên  tâm  đã   khắc  phục  được  những tham ưu trên thân, thọ, tâm, và pháp. Nhờ đó, mà tâm không còn phóng dật.
Câu kệ thứ năm: “Biết rõ được chánh pháp”.  Biết  rõ  được chánh  pháp  tức  là  biết cách tu tập của pháp Tứ Niệm Xứ.
Câu kệ thứ sáu: “Không tầm tu thiền định”.  Ở   đây  đức  Phật  dạy:  Biết  cách  tu  tập của  pháp  Tứ  Niệm  Xứ  thì không  cần  phải  đi tìm pháp tu tập thiền định nào khác nữa.
Câu kệ thứ bảy: “Không phẫn nộ vọng niệm”. Người tu tập theo thiền xả tâm của Tứ Niệm Xứ thì vọng niệm đến càng tốt, vì có đối tượng dùng pháp tác ý trong chánh tư duy. Nhờ có  tu  tập  như  vậy  tri kiến giải  thoát  sẽ  hiện



bày.  Do  tri kiến giải  thoát  hiện  bày  thì sở hành  và  tham  trước  không  còn.  Sở  hành  và tham  trước  không  còn  thì tâm  không  phóng dật;  tâm  không  phóng  dật  thì thành  chánh giác.  “Nhờ  Tâm  không  phóng dật  mà  Ta thành   Chánh  Giác”,  đây  là  lời  di  chúc  của đức Phật đã xác định lúc sắp nhập Niết bàn.
Người tu hành hiện nay ngồi hoặc đi kinh hành thấy không vọng niệm là cho mình  tu tập có kết quả tốt, còn có vọng niệm xen vào là cho tu tập xấu, không tốt. Đó là một quan niệm hết sức  sai  lầm  trong  vấn  đề   tu  tập  để   làm  chủ sanh,  già,  bệnh,  chết.  Đối  với  Phật  giáo  thì vọng niệm là  một đối tượng để  tu tập Định Vô Lậu. Có tu tập Định Vô Lậu thì mới chứng quả A La Hán vô lậu. Phải không các bạn?
Bởi  vậy  câu  kệ   dạy:  “Không  phẫn   nộ vọng niệm”  xác  định được pháp  tu  không  ức chế tâm. Xin  các bạn lưu ý câu kệ  này, nó giúp các bạn tu tập đúng pháp.
Câu kệ thứ tám: “Không thuỳ  miên giải đãi”. Vậy thuỳ miên, giải đãi nghĩa là gì? Thùy miên  là  buồn  ngủ;  giải  đãi  là  lười  biếng.  Khi biết cách tu tập Tứ Niệm Xứ thì phải thiện xảo phá cho sạch buồn ngủ và lười biếng, vì trạng thái  buồn  ngủ  và  lười  biếng  thuộc  về  tâm  si



nên rất khó dẹp, phải kiên trì, bền chí đi kinh hành Chánh Niệm tỉnh giác hoặc tu tập pháp môn Thân Hành Niệm thì mới có  hy vọng dẹp bỏ được.
Câu kệ  thứ chín: “Như vậy  vị  tu sĩ”. Câu này đức  Phật  xác định nếu vị tu sĩ tu tập được như trên,  thì dù  bất  cứ  ở   nơi  đâu  chẳng  còn  lo sợ các ác pháp, vì tu tập  như vậy thì không có ác pháp nào tác động vào tâm được, tâm luôn luôn bất động.
Câu kệ thứ mười: “Sống giữa nhiều chướng  ngại”. Câu này lại chỉ rõ hơn, không còn sợ chướng ngại nào tác động vào tâm tư họ được, có  nghĩa  là  người  tu  sĩ  tu  tập  được  như vậy dù sống giữa nhiều chướng ngại pháp mà tâm vẫn thanh thản,  an lạc  và  vô sự  một  cách tự nhiên.
Câu kệ  thứ mười một: “Đã  vượt năm bộc lưu”. Khi người  tu  sĩ  tu  tập  như  vậy,  dù  sống giữa  nhiều  chướng  ngại  mà  tâm  vẫn  bất  động, đó là đã vượt những bộc lưu. Chúng ta cần phải hiểu nghĩa bộc lưu trong câu kệ thứ mười. Vậy bộc  lưu là  gì?  Bộc  lưu là  dòng  thác.  Ở   đây  có năm bộc lưu, tức là năm dòng thác:
1-        Dục bộc lưu



2-        Hữu bộc lưu

3-        Kiến bộc lưu

4-        Vô minh bộc lưu

5-        Ái bộc lưu.

Bộc lưu là dòng thác; dòng thác là chỉ cho sức mạnh của nước từ trên cao đổ  xuống khó có ai vượt qua. Như vậy, người tu sĩ Đạo Phật phải vượt qua năm dòng thác này mới tìm thấy sự chân thật giải thoát. Vậy nghĩa của năm dòng thác này là gì?
•  Dục bộc  lưu:  là  dòng  thác  dục  tức  là sức mạnh của lòng tham muốn.
•  Hữu  bộc  lưu:  là  dòng thác  của  các  vật sở hữu tức là sức mạnh dính mắc của các vật sở hữu.

•  Kiến bộc  lưu:  là  dòng  thác  kiến  chấp tức là sức mạnh của kiến chấp.
•  Vô  minh bộc  lưu:  là  dòng  thác  ngu si không thấy như thật các pháp tức là sức mạnh của ngu si khiến cho chúng ta thấy các pháp không như thật.
•  Ái  bộc lưu: là dòng thác thất tình: hỷ, nộ,  ái,  ố,  ai,  lạc,  dục  tức  là  sức  mạnh  của  bảy



thứ tình, người tầm thường không thể vượt qua được.
Khi vượt qua năm bộc lưu này còn chưa đủ giải thoát rốt ráo, nên đức Phật dạy câu kệ thứ mười hai: “Lại gắng vượt thứ sáu”.
Câu kệ  này xác định người tu sĩ phải vượt qua sáu bộc lưu. Vậy bộc lưu thứ sáu là gì?
Bộc lưu thứ sáu là tưởng bộc lưu, tưởng bộc lưu  là  dòng  thác  tưởng  tức  là  sức  mạnh  của tưởng dục (tưởng lực). Tưởng dục gồm có 18 loại hỷ  tưởng  và  bốn  định vô  sắc,  bốn  định vô  sắc gồm  có:  Không  Vô  Biên  Xứ  Tưởng,  Thức  Vô Biên  Xứ   Tưởng,   Vô   Sở   Hữu   Xứ  Tưởng,   Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Người vượt qua được sáu bộc lưu này là do tu thiền quán tức là Định Vô Lậu, chứ không phải thiền ức chế tâm cho hết vọng tưởng. Vì thế,  đến  câu  kệ  thứ  mười  ba đức  Phật  đã  xác định cho chúng  ta  thấy:  “Như vậy  tu  thiền tư”. Tu như vậy tức là tu thiền tư. Vậy thiền tư
là gì?

Thiền tư là thiền quán, quán bằng ý thức tri kiến. Thiền  tư  còn  gọi  là  Định Vô  Lậu,  là thiền xả tâm, tu tập bằng sự tư duy quán xét.



Thiền tư phải tu tập bằng ý thức để ly dục ly ác pháp. Muốn tu tập Thiền tư thì phải dùng Định  Vô  Lậu,  Định  sáng  suốt,  Định  Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi  Thở, Tứ Niệm Xứ, Thân Hành Niệm và pháp Như Lý Tác Ý.
Tóm lại, thiền xả tâm là một thứ thiền tu hành  bất  cứ  trong  oai  nghi  nào  cũng  đều  giữ gìn  thân  được  khinh an,  an  lạc  và  tâm  được thanh thản và vô sự.
Thiền xả tâm là một thứ thiền, tu hành có giải  thoát  ngay  liền,  càng  tu  càng  thấy  thân tâm nhẹ nhàng, an ổn, sống một đời sống trọn đầy đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ  người  và  cũng  không  làm  những  điều  mê tín, lừa đảo người khác.
Xin  quý vị đọc lại bài kệ thiền xả tâm của đức Phật trên đây rồi suy tư từng câu đã giảng thì quý vị sẽ rõ và không còn nghi ngờ gì nữa.





PHÁP HƯỚNG TÂM


LỜI PHẬT DẠY

“Này  các  Thầy  Tỳ  Kheo!  Do  không như  lý tác ý các lậu hoặc chưa  sanh được sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng”.
“Này  các  Thầy  Tỳ  Kheo!  Do   như lý tác   ý,   các   lậu   hoặc   chưa   sanh   không sanh  khởi, các  lậu  hoặc  đã  sanh  được
đoạn  trừ”.


CHÚ GIẢI:
Người   phàm   phu   tục   tử   và   những người tu hành theo pháp môn của Đại Thừa, do không biết pháp Như Lý Tác Ý nên hằng ngày sống   trong  các  lậu  hoặc  mà  không  biết  lậu hoặc,  vì  thế  lậu  hoặc  chưa sinh  lại  sinh  khởi,
lậu  hoặc  đã   sinh  lại  tăng  trưởng,  do đó   cuộc
sống khổ đau lại càng khổ đau hơn. Cho nên, đoạn kinh này  dạy: “Này  các  Thầy Tỳ  Kheo! Do không như  lý  tác  ý,  các  lậu  hoặc  chưa



sanh  được  sanh  khởi và  các  lậu  hoặc  đã
sanh  được tăng trưởng”.

Đời  người  sinh  ra không  gặp  chánh  pháp của Phật, nên phải chịu nhiều sự khổ đau của kiếp làm người trong qui luật nhân quả. Ngược lại,  được sinh  làm  người, được  gặp  chánh  pháp của Phật, thì người ấy là người có diễm phúc nhất  trần  gian,  vì  gặp  được chánh  pháp  nên được nghe  lời dạy  này:  “Này   các   Thầy   Tỳ Kheo!  Do  như  lý  tác  ý,  các  lậu  hoặc  chưa sanh  không sanh  khởi, các  lậu  hoặc  đã sanh  được đoạn  trừ”.
Nói  đến  lậu  hoặc  là  nói  đến  sự  đau khổ của con người; nhưng muốn cho kiếp làm người không còn khổ đau để được  sống yên vui, thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự  thì nên  y  theo  lời  đức Phật  nhắc  nhở  các  vị  Tỳ  Kheo phải  luôn  luôn tu tập pháp hướng tâm “Như lý tác ý”. Nếu không dùng pháp hướng tâm như lý tác ý thì sự đau khổ sẽ đến với quý vị và sẽ làm cho quý vị khổ đau hơn nhiều.  Nếu quý  vị  biết  dùng pháp như lý tác ý hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng  ngày,  hằng  tháng,  hằng  năm  thì sự  khổ đau sẽ  không  đến  với  quý  vị  và  sẽ  chấm  dứt vĩnh viễn.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


Qua  đoạn kinh  ngắn  gọn  như  trên  đức Phật đã  xác  định  pháp  “Như  Lý  Tác  Ý”  rất là nhiệm mầu, nó giúp  cho chúng ta thoát  mọi sự khổ  đau trong  kiếp sống  làm  người,  làm  chủ được nhân quả và cả sự tái sanh luân hồi.

Như  thế,  pháp  “Như  Lý  Tác  Ý”  có  một công năng rất lớn trên đường tu tập theo Đạo Phật  để   đạt  được kết  quả  như  ý  muốn  “làm chủ sanh già, bệnh, chết”.
Lúc   còn  đang  nhập  thất,  chúng  tôi  ngộ được pháp “Như  Lý Tác Ý” nên suốt trong sáu tháng  tinh cần  tu  tập  pháp  này  với  câu  trạch pháp: “tâm như cục đất phải ly dục ly ác pháp nhập sơ  thiền”.  Chỉ có câu gắn gọn như vậy,  mà  chúng  tôi  đã  nhập  được Sơ Thiền  một cách dễ dàng không có khó khăn.
Chín năm trời nhập thất, tu không đúng pháp  rất  là  vất  vả  gian  nan,  nhưng  đến  khi dùng pháp “Như Lý Tác Ý” chỉ có thời gian ngắn mà chúng tôi làm chủ được thân tâm, kết quả giải thoát hoàn toàn.




1 nhận xét:

  1. Nội dung thì khỏi phải bàn, nhưng phần trình bày văn bảh chưa nghiêm chỉnh có thể làm ảnh hưởng Tâm Lý người đọc!

    Trả lờiXóa

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!