Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY - TẬP 1 -6


BÂY DIỆU PHÁP


LỜI PHẬT DẠY

I -  Vị  Thánh đệ  tử  có  lòng  tin, có lòng tin ở sự giác ngộ của Như  Lai: Ngài là bậc 1- A La Hán; 2- Chánh Đẳng Giác;
3- Minh Hạnh  Túc;  4- Thiện  Thệ;  5- Thế
gian Giải;  6- Vô  Thượng  sĩ;  7- Điều  Ngự
Trượng  Phu;  8- Thiên  Nhân Sư; 9- Phật;
10- Thế Tôn.

II – Vị này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự  xấu  hổ  vì  thành  tựu  ác,  bất  thiện pháp.
III – Vị này có lòng quý, tự sợ hãi vì thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, tự   sợ   hãi vì  thành   tựu   ác,   bất   thiện pháp.
IV- Vị này là vị đa  văn, nhớ nghĩ những điều đã nghe,  tích tụ những điều đã   nghe.   Những   pháp   nào   sơ  thiện, trung thiện, hậu thiện, có văn nói lên phạm   hạnh   hoàn   toàn   đầy   đủ   thanh tịnh, những pháp như  vậy, vị ấy nghe



nhiều, thọ trì đọc tụng bằng lời được trí suy tư, được chánh kiến thể nhập.
V- Vị ấy  sống  tinh cần  tinh tấn,  trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện  pháp.
VI- Vị ấy  có  niệm, thành tựu  niệm tuệ tối thắng, nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu.
VII-  Vị ấy  có  trí tuệ,  thành tựu  trí tuệ  về  sanh  diệt,  thành tựu  Thánh thể nhập đưa đến đoạn tận khổ đau.
Này Mahanama, như vậy vị Thánh đệ tử thành tựu bảy vi diệu pháp.
(Trung  Bộ Kinh, tập 2, trang 44)


CHÚ GIẢI:
Bước  vào  Đạo  Phật  lòng  tin là  pháp môn  đầu  tiên  để   chúng  ta  dùng  nó  mà  xung trận đánh dẹp giặc sinh  tử luân hồi. Nếu thiếu lòng  tin tức  là  các  bạn  không  có  tinh thần chiến đấu.
Trong  đoạn kinh này  chúng  ta  còn  thấy thiếu  hai  danh  hiệu  của  Phật  nữa  là:  Như  Lai

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


và  Ứng  cúng.  Như  vậy,  đức  Phật  có  12  danh hiệu,  mỗi  danh  hiệu  nói  lên  được  đức hạnh  và trí hạnh của Phật. Vì thế, lòng tin của chúng ta là tin nơi đức  hạnh và trí hạnh của một bậc tu chứng, chứ không phải tin nơi thần thông pháp thuật hay ngồi thiền nhập định giỏi.
Chúng ta nên đọc trở lại 12 danh hiệu đức hạnh  và  trí hạnh  của  Ngài  để  hiểu  rõ  ý  nghĩa đạo   đức  của  Phật  giáo  thật  là  cao thượng  và tuyệt vời, nhưng vẫn ở  trong tầm tay của mọi người,  ai  cũng  có  thể  sống  được  đức hạnh  này, chỉ cần có sự quyết tâm: “Vị Thánh đệ tử có lòng  tin ở   sự  giác  ngộ  của  Như  Lai, Ngài là  bậc:  1- Như  Lai;  2- Ứng  cúng;  3-  A  La Hán;  4- Chánh Đẳng  Giác;  5- Minh Hạnh Túc;  6- Thiện Thệ;  7- Thế  gian Giải;  8- Vô Thượng sĩ; 9- Điều Ngự Trượng Phu; 10- Thiên Nhân Sư; 11- Phật; 12- Thế Tôn”.
Đạo  Phật  dạy chúng  ta  tin vào  một  sự  có thật, đó là đức hạnh. Đức hạnh là hành động sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất   cả   chúng   sanh  hằng   ngày   của   mỗi   con người.
Chúng tôi đã giải thích nghĩa lý đức hạnh của  mỗi  danh  hiệu  trong  12 danh  hiệu  này  để

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


các  bạn  thông  suốt  mà  đặt  trọn  vẹn  lòng  tin với nền đạo đức nhân quả - nhân bản của Đạo Phật  một  cách sâu  xa và  không bị  thối  chuyển lòng tin ấy.
Sau khi có  được lòng  tin thì chúng  ta  tập tu pháp thứ hai. Pháp thứ hai đó  là phải tu tập tính xấu  hổ.  Một  con người  không  biết  xấu  hổ là  một  con thú  vật  các  bạn ạ!  Các  bạn có  thấy điều này không? Bởi vì làm người mà không tu tập  xấu  hổ  thì sẽ  lùi  lại  làm  con thú  vật.  Nhờ có  tính xấu  hổ  mà  con người  càng  ngày  càng tiến  hóa,  tiến  hoá  trên  mọi  mặt.  Xấu  hổ  có nhiều cách:
1/ Nghèo thua kém người khác là xấu hổ.

2/ Làm ăn thua người khác là xấu hổ.
3/ Học hành không bằng bè bạn là xấu hổ. Những  người  biết  xấu  hổ  là  những  con
người  biết vươn lên,  biết làm  cho tốt  hơn, biết cố gắng học tập cho giỏi hơn, biết tự sửa  mình làm  cho có  đạo  đức  hơn. Cho nên,  tính xấu  hổ là  một  đạo đức  cao đẹp giúp  con người  vượt ra khỏi loài thú vật. Ở  đây, đức Phật lấy pháp xấu hổ làm pháp tu tập sửa mình  để  thăng hoa đạo đức  làm người. Cho nên, Ngài dạy: “Vị  này có lòng tàm, tự xấu hổ vì thân ác hạnh, khẩu

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


ác hạnh, ý ác hạnh, tự xấu hổ vì thành tựu
ác, bất thiện pháp”.

Bài pháp thứ hai này, đức Phật dạy chúng ta  nên  tự  xấu  hổ  với  những  hành  động  ác,  tức là  hành  động   của  thân  làm  khổ  mình,   khổ người và khổ chúng sanh.
Ví  dụ  1: khi chúng  ta  lấy  tay,  chân  hay gậy, đá đánh người hoặc chó, gà, heo, dê, lừa, ngựa, bò, trâu, v.v.. làm cho chúng đau khổ hay đến  chết  thì chúng  ta  nên  tự  xấu  hổ  vì những hành  động  độc ác  đó.  Hành  động  ác  đó  không phải  là   hành  động  của  một  con  người  thật người,  hành  động  như  vậy  là  hành  động  của một  con thú  vật.  Ta  là  con người  thì ta  phải xấu  hổ với  những  hành động không xứng  đáng là con người. Con người là con người thì còn không làm khổ thú vật, huống là làm khổ con người. Phải không các bạn? Cho nên đức Phật dạy: “Tự xấu hổ vì thân ác hạnh”.  Xấu hổ vì hạnh ác của thân.
Người  biết  xấu  hổ  với  hành  động  ác  là người   biết   chừa  bỏ,  không  hề  tái   phạm  lại những hành động ác đó nữa. Người ấy sẽ trở thành  người  tốt,  người  ra khỏi  ác  pháp.  Người ra khỏi  ác  pháp  là  người  giải  thoát  mọi  khổ đau. Người giải thoát mọi khổ đau là người làm

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


chủ nhân quả hay nói cách khác là người không làm khổ mình,  khổ người và tất cả chúng sanh.
Cho  nên,  pháp  môn  tu  tập  xấu  hổ  trong mọi  hành  động  thân  ác  hạnh  là  để   ngăn  và diệt ác  pháp  một  cách  tuyệt  vời.  Khi chúng  ta biết  xấu  hổ  với  thân  ác  hạnh  của  mình   thì chúng ta cũng biết xấu hổ với khẩu ác hạnh của mình.  Vậy khẩu ác hạnh là gì?
Khẩu  ác  hạnh  là  lời  nói  ác,  lời  nói  hung dữ; khẩu ác hạnh còn có nghĩa là ăn, uống, hút, chích  vào  thân  những  thực  phẩm  độc  ác  như tiết  canh,  óc  khỉ,  rượu,  thuốc  lá,  thuốc  lào, thuốc phiện, xì ke, ma túy, v.v.. Cho nên, khẩu ác hạnh có hai phần:

-           Phần I: “Khẩu ác hạnh về lời nói”.

-           Phần II: “Khẩu ác  hạnh  về  ăn,  uống,
hút, chích”.

I- Khẩu ác hạnh về lời nói có tám:

1.        Lời nói dối

2.        Lời nói hung dữ

3.        Lời nói xấu người

4.        Lời nói vu khống người

5.        Lời nói thêm bớt, lời nói thêu dệt

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


6.        Lời nói lật lọng

7.        Lời nói mỉa mai

8.        Lời nói móc họng

II- Khẩu ác hạnh về ăn uống có bốn:

1- Ăn thịt chúng sanh

2- Ăn những chất độc vào thân

3- Uống rượu, uống máu tươi

4- Hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện

Ví dụ 2: Hằng ngày các bạn đều ăn thịt chúng  sanh  thì các  bạn  phải  khởi  tâm  tự  xấu hổ  và  tư  duy  rằng:  Mình   là  con  người;  con người  là  một  con vật  thông  minh  nhất  trong các  loài  vật.  Vậy  cớ  sao ta  lại  hung ác  nỡ  tâm ăn  thịt  chúng  sanh khi mọi loài  vật  đều  muốn sống, sợ chết, sợ đau khổ như nhau. Thế sao ta lại  ỷ  mạnh,  thông  minh  lại  bắt  giết  chúng  ăn thịt.  Thật  là  vô  đạo  đức.  Trên  đời   này  một người vô đạo  đức là một con thú vật, chứ không phải là con người nữa.
Người   biết   xấu   hổ   là   người   biết   dừng những hành động ác. Phải không hỡi các bạn? Người không biết xấu hổ với khẩu ác hạnh của mình  là  người  càng  làm  ác  hơn.  Càng  làm  ác thì tội khổ càng nhiều hơn. Cho nên, xấu hổ là

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


pháp  môn  ngăn  ác  và  diệt  ác  pháp  tuyệt  vời. Vậy  các  bạn  hãy  nên  tu  tập  tính biết  xấu  hổ từng  hành  động,  việc  làm  của  các  bạn thì các bạn sẽ tìm  thấy được chân hạnh phúc.
Ăn  những  chất  độc  vào  thân,  uống  rượu, hút   thuốc   lá,   thuốc   lào,   thuốc   phiện,   v.v.. Những hành động ăn, uống, hút này tự làm khổ thân  mình  mà  không  biết.  Nhưng  khi đã  biết đó là khẩu ác hạnh thì phải tự biết xấu hổ, nếu không biết xấu hổ là không phải con người. Người  biết xấu  hổ  mới  chính  là  con người  như trên đã nói. Có phải vậy không các bạn?

Pháp  môn  thứ  ba là  phải  tu  tập  tính sợ hãi tội lỗi do thân ác hạnh, khẩu ác hạnh và ý ác hạnh của mình.  Chính  ba hành động ác này mang  đến  cho chúng  ta  một  đời sống  khổ  đau và đầy phiền não. Vì có sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt do thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh thì chúng  ta  mới  ngăn  chặn  và  diệt chúng.  Vì thế,  chúng  ta  sẽ  không  phạm  vào  những  lỗi lầm  lớn.  Xét  thấy  tính sợ  hãi  các  lỗi  lầm  nhỏ nhặt  là  một  điều  lợi ích rất  lớn  cho cuộc  sống của mỗi người. Nó có tầm quan trọng như vậy, nên đức  Phật  dạy pháp  thứ ba cần phải  tu tập đức  sợ  hãi  những  tính xấu  của  mình:  “Vị này có  lòng  quý,  tự  sợ  hãi vì thân ác  hạnh,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


khẩu  ác  hạnh,  ý  ác  hạnh,  tự  sợ   hãi  vì
thành  tựu ác, bất thiện pháp”.

Thưa các bạn! Tính  sợ hãi các lỗi lầm của mình  không  phải  là  tính nhút  nhát  sợ  ma, sợ bóng tối, sợ rắn, sợ chuột, sợ sâu, bọ, đỉa, sợ cô đơn,  sợ  sống  nơi  thanh  vắng  một  mình,  sống nơi  nhà  mồ, nghĩa địa, v.v.. Tính  nhút  nhát  là một  tính xấu  cần  phải  được khắc  phục  bằng tính gan dạ,  can đảm,  dũng  cảm,  không  hề  sợ hãi trước cảnh vắng vẻ cô đơn nơi rừng sâu núi thẳm, trước mọi loài vật, mọi người hung ác, trước  mọi  gian  nan  thử  thách.  Nhưng  tính sợ hãi  các  lỗi  lầm  của  mình  là  một  đức  hạnh  tốt. Một  đức  hạnh  cần  phải  được  rèn  luyện  và  tu tập để ngày ngày được phát triển đức sợ hãi những  lỗi  lầm  của  mình  càng  to  lớn  hơn.  Nhờ học  tập  và  tu  dưỡng   đức sợ  hãi  những  lỗi  lầm của  mình  mà  mình  sẽõ  trở  thành  những  người thật  là  con người. Những con người sau này sẽ trở thành những bậc Thánh nhân, bởi vì ngoài con người mà đi tìm Thánh nhân thì không bao giờ  có.  Con người  có  đạo   đức  không  làm  khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh là Thánh  nhân  các  bạn  ạ!  Các  bạn  có  nhận  ra điều này không?

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


Từ  khi đặt  trọn  lòng  tin nơi  Thánh  Đức Minh Hạnh của đức  Phật, chúng ta tận lực rèn luyện  mình  trong  hai  đức  hạnh  đầu  tiên  như trên  Phật  đã  nói:  “Đức  biết  xấu  hổ  và  Đức biết   sợ   hãi những   lỗi   lầm   của   mình”. Nhưng  trong  cuộc  sống,  phần  nhiều  chúng  ta còn đang sống trong vô minh,  trí tuệ của chúng ta  còn  u tối,  mê  mờ,  vì thế  làm  sao thấy  được những lỗi lầm của mình  từ trong thân ác hạnh, khẩu ác hạnh và ý ác hạnh. Cho nên, bài pháp thứ tư đức Phật dạy: chúng ta phải học nhiều, nghe  nhiều,  phải  tích  tụ  những  điều  thiện  đã học  và  đã  nghe được  như  đoạn kinh dưới  đây: “Vị  này là  vị  đa văn,  nhớ  nghĩ  những  điều đã   nghe,   tích  tụ  những   điều   đã   nghe. Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có  văn  nói   lên  Phạm  hạnh  hoàn toàn  đầy  đủ  thanh tịnh, những  pháp  như vậy, vị ấy nghe  nhiều, thọ trì đọc tụng bằng  lời  được trí suy tư,  được chánh kiến thể nhập”.
Đọc đoạn kinh trên  đây, chúng ta thấy rõ ràng  những  gì cần  phải  học  là  chúng  ta  phải học  cho thấu suốt. Vậy  muốn cho thấu suốt  thì chúng  ta  phải  hiểu  nghĩa  của  đoạn kinh này một  cách  tường  tận.  Ngay  như  câu  đầu  đức

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Phật  dạy:  “Vị  này là  vị  đa văn”.  Thưa  các bạn, đa văn nghĩa là gì?

Đa  văn  có  nghĩa  là  trình độ   hiểu  biết (kiến thức).  Trình độ  hiểu  biết  ở    đây  không phải  là  trình độ   học  thức  thế  gian,  học  thức kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông, mà  là  trí thông minh,  nghe, hiểu và tiếp nhận nghĩa lý thiện pháp cụ thể rõ ràng. Người có trí tuệ hiểu biết  thiện  pháp  như  vậy  mới  được gọi  là  Đa
Văn.

Khi đã   có  trí tuệ  như  vậy  thì luôn  luôn phải nhớ nghĩ những điều thiện đã được nghe; thường lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong đầu những  điều   nghe,  thấy,  hiểu  về  thiện  pháp. Nhờ  đó,  chúng  ta  mới  tích  tụ  được những  điều đã   học  mà  không  bao  giờ  quên.  Vì  thế,  đức Phật dạy chúng ta: “nhớ nghĩ  những điều đã nghe, tích tụ những  điều  đã  nghe”. Có  học hỏi có tích tụ được như vậy thì chúng ta mới thông suốt “Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện”. Pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện là như thế nào? Xin  các bạn hãy đọc bộ sách Đạo Đức Làm Người, Mười Giới Đức Thánh  Sa Di,  Một  Trăm  Giới  Đức  Làm  Người và  bộ  Giới  Đức  Thánh  Tăng,  Ni do  tu  viện Chơn Như biên soạn thì lúc bấy giờ các bạn sẽ

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


rõ Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện. Có hiểu biết những thiện pháp như vậy thì chúng ta sẽ biết  rõ  thân  ác  hạnh,  khẩu  ác  hạnh  và  ý  ác hạnh. Nhờ biết rõ ba hành động ác của thân, khẩu, ý thì chúng ta ngăn và diệt chúng mới dễ dàng nên Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Phạm  hạnh  hoàn  toàn  thanh  tịnh  thì đó   là hạnh  phúc  nhất  trần  gian,  cho nên  câu  kinh dạy: “Có văn nói lên Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh”.
Có  sự  hiểu  biết,  thấu  suốt  tất  cả  thiện pháp  như  vậy  và  biết  xấu  hổ,  sợ  hãi  trước những  lỗi  lầm  do những  ác  hạnh  của  mình  thì bảo đảm chúng ta sẽ sống một đời sống  an vui và  hạnh  phúc  tuyệt  vời.  Cho  nên,  ở  đây  đức Phật khuyên chúng ta nên: “Những pháp như vậy, vị ấy nghe  nhiều, thọ trì đọc tụng bằng  lời  được trí suy tư,  được chánh kiến thể nhập”.

Các bạn nên lưu ý cụm từ này: “Những pháp   như  vậy”.   Những   pháp   như   vậy   là những pháp gì? Đó là pháp Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện. Khi rõ những pháp Sơ thiện, Trung thiện, Hậu thiện rồi thì phải làm gì nữa? Ở   đây  đức  Phật  dạy:  “vị  ấy  nghe nhiều,  thọ trì đọc tụng bằng lời, được trí suy tư, được

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


chánh  kiến  thể  nhập”.  Lời dạy  bảo  của  đức Phật:   “Phải  nghe  cho  thật   nhiều   những pháp  thiện  này”. Khi nghe rồi thì “phải  thọ trì đọc tụng”  có nghĩa là hằng ngày phải luôn luôn đọc đi đọc lại nhiều lần những pháp thiện này  như  các  thầy  Đại  Thừa  tụng  kinh, niệm Phật  vậy.  Mỗi  câu  mỗi  lời  dạy  đều  phải  được “Trí suy tư”  nhiều  lần  cho thâm  nhập  được đầy  đủ  ý  nghĩa  thiện  pháp  này,  cho đến  khi nào  gặp  các  ác  pháp  đều  được “chánh  kiến thể  nhập”,  thì lúc  bấy  giờ  tâm  chúng  ta  mới bất động trước các ác pháp, bất thiện pháp.
Khi đã  chánh tri kiến thể nhập vào thiện pháp thì chúng ta phải siêng năng tinh cần hằng ngày trừ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các  thiện  pháp.  Khi thành  tựu  các  thiện  pháp cũng giống như chúng ta đuổi giặc ra khỏi biên cương. Nhưng  muốn  giữ  gìn  đất  nước  thì phải xây dựng và phát triển nền kinh tế cho giàu mạnh  thì đất  nước  mới  thịnh  vượng  và  nhân dân  mới  an cư lạc  nghiệp. Cũng  vậy,  người  tu theo  pháp  thiện  của  Phật  thì phải  siêng  năng tinh cần  loại  trừ  các  pháp  bất  thiện.  Khi loại trừ các pháp bất thiện thì phải giữ gìn thiện pháp. Muốn giữ  gìn thiện pháp  thì phải  nỗ lực kiên trì không  từ  bỏ  gánh  nặng  đối  với  các

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


thiện  pháp.  Vì  thế,  câu  này  đức  Phật  dạy  rất hay:  “Không  từ  bỏ  gánh  nặng  đối với  các thiện  pháp”.  Chúng  tôi  xin  nêu  ra một  vài  ví dụ để  các bạn dễ  hiểu nghĩa không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp.
Ví dụ 1: Ăn uống ngày một bữa mà từ năm này  đến  năm  khác  không  bao giờ  ăn  uống  phi thời.  Đó   là  không  từ  bỏ  gánh  nặng  đối   với thiện pháp.

Ví dụ 2: Không  ăn  thịt  chúng  sanh tức  là ăn trường chay, dù  có bệnh đau đến chết, dù  có sự bắt buộc nào, dù có hoàn cảnh như thế nào nhất  định không  bao giờ  ăn  thịt  chúng  sanh, thì đó  là  không  từ  bỏ  gánh  nặng  đối  với  thiện pháp.

Ví dụ 3: Người không ngủ nghỉ phi thời dù cho hoàn  cảnh  nào  cũng  nhất  định không  ngủ nghỉ  phi  thời;  bằng  mọi  cách  cố  gắng  nỗ  lực kiên trì phá vỡ hôn trầm, thùy miên vô ký. Đó là người không từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
Ví dụ 4: Một người nghiện ngập thuốc lá, rượu, thuốc lào, thuốc phiện, v.v.., họ cố gắng kiên trì nỗ  lực   để cai  nghiện  những  loại  độc dược này và suốt đời  không còn uống rượu, hút

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thuốc  lá,  thuốc  lào,  thuốc  phiện  nữa.  Đó   là những  người  không  từ  bỏ  gánh  nặng  đối  với thiện pháp.
Cho nên, lời dạy này có một giá trị rất lớn đối với những người tu theo Phật giáo, chúng ta phải  nhớ  lời dạy  này  mãi  mãi:  “Vị  ấy  sống tinh cần,  tinh tấn,  trừ bỏ  các  pháp  bất thiện, thành tựu  các  thiện pháp,  nỗ  lực, kiên  trì, không từ  bỏ  gánh  nặng đối  với các  thiện  pháp”.  Chúng  ta  khẳng  định  câu này  có  một  giá  trị  rất  lớn  đối với  những  ai  đi tìm con đường  thoát  khổ.  Xét  qua lời dạy này, chúng  ta  nhìn   lại  chúng  trong  tu  viện  Chơn Như  thì thấy  rất  rõ  ràng.  Trong  những  ngày đầu,  mới tới  ở   trong  tu viện  Chơn Như thì còn giữ được thiện pháp,  nhưng  dần  dần  về  sau họ đã   từ  bỏ  gánh  nặng  thiện  pháp  ăn  ngủ  phi thời, lại thêm phá hạnh độc cư, làm những việc thầm  lén  tội  lỗi  mà  không  thấy.  Bởi  vậy,  tu như  họ  làm  sao đạt  được cứu  cánh  rốt  ráo.  Tu để  mà  có  tu,  chứ  gánh  nặng  thiện  pháp  họ  đã từ bỏ rồi.
Thưa các bạn! Gánh nặng thiện pháp mà đức Phật dùng ở  đây có ý nghĩa rất là tuyệt vời. Phải không hỡi  các bạn? Chỉ  có bốn từ  “Gánh Nặng  Thiện Pháp”, vậy mà không có ai gánh

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


nổi thật là đau lòng cho thời đại mạt pháp này, tâm đời  thì không  muốn bỏ mà  lại  muốn  thêm tâm  đạo,  thật  là  tham  lam  vô  độ.   Như  vậy, muốn chấn chỉnh lại Phật Pháp chúng tôi còn biết trông cậy vào ai!!!

Trong thời đại của chúng ta, ai là người không bỏ gánh nặng thiện pháp? Thật khó mà tìm những  bậc  này.  Nói  thiện  pháp  thì dễ,  bỏ gánh thiện pháp thì dễ,  nhưng  làm được, gánh được thiện  pháp  thì không  phải  là  chuyện  dễ. Cho  nên,  ai  làm  được,  gánh  được thiện  pháp đều là những bậc Thánh nhân, dù bất cứ ở  thời gian nào quá khứ, vị lai và hiện tại.
Thưa các bạn! Pháp  của  Phật  chỉ  là  thiện pháp,  không  có  pháp  gì huyền  bí  cao siêu  cả, không  có  thần  thông  phép  thuật  gì cả,  chỉ  có đạo  đức không làm khổ mình,  khổ người và khổ chúng sanh mà thôi. Không làm khổ mình,  khổ người  và  khổ  chúng  sanh là  giải  thoát  các  bạn ạ! Chứng đạo là ngay ở  chỗ đó, chứ đâu cần tìm ở     đâu   xa.  Cực  Lạc,   Thiên  Đàng,   Niết   Bàn, Phạm  thể  cũng  từ  nơi  đó.   Đây  các  bạn  hãy nghe  lời   nói  này  của  đức   Phật  dạy:  “Vị   ấy không tự hành  khổ mình, không hành khổ người,   ngay   trong   hiện tại   không tham

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


dục, tịch  tịnh,  cảm  thấy mát lạnh,  cảm thấy lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể”.
Khi chúng ta không bỏ gánh nặng thiện pháp  thì lúc  bây  giờ  tâm  chúng  ta  có  niệm không phóng dật, bởi vì niệm không phóng dật là  niệm  toàn  thiện.  Vì  thế,  đức  Phật  dạy:  “Vị ấy có niệm”. Chữ niệm ở  đây cô đọng quá, nếu không  phải  là  hành  giả  tu  xong thì không  bao giờ hiểu được chữ niệm này. Niệm tức là niệm không  phóng  dật  như  trên  chúng  tôi  đã  nói. Khi tâm có niệm không phóng dật, thì ngay lúc bấy giờ chúng ta thành tựu niệm tuệ tối thắng tức là trí nhớ vô cùng tận, không có một điều gì ở  quá khứ mà không nhớ, nên đức Phật dạy: “Thành  tựu  niệm  tuệ  tối thắng,   nhớ  lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu”.
Khi tu  tập  đến  đây  niệm  tuệ  tối  thắng xuất hiện thì mới bắt đầu có trí tuệ. Ở  đây xin các bạn lưu ý: Niệm tuệ tối thắng chưa phải là trí tuệ,  khi chúng  ta  tu  tập  nó  sẽ  tiếp  tục  nhớ lại nhiều lần những gì đã  làm từ lâu, đã nói từ lâu.  Từ sự  tu  tập  đó  ta  mới  có  trí tuệ,  nên  đức Phật dạy: “Vị  ấy  có  trí tuệ”.  Khi có trí tuệ ta tiếp tục tu tập rèn luyện để thành tựu trí tuệ về sanh  diệt, trí tuệ  thành  tựu  nhập  Thánh  thể

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


tức  là  Niết  Bàn,  đưa đến đoạn  tận  khổ  đau. Ở đoạn kinh  này   khiến   cho  các   nhà   học   giả không  thể  hiểu  được và  cũng  không  thế  nào kiến giải  và  tưởng  giải  được. Khi giảng  đến đoạn kinh này họ chỉ lý luận loanh  quanh. Xin các  bạn  vui  lòng  đọc  lại  đoạn kinh này,  rồi chúng  tôi  sẽ  hướng  dẫn  các  bạn  tu  tập  thì các bạn  sẽ  hiểu  rõ  hơn:  “Thành  tựu  trí tuệ  về sanh  diệt,  thành tựu  Thánh thể  nhập đưa đến đoạn  tận khổ đau”.
Thành  tựu  trí tuệ  về  sanh  diệt, câu  này nghĩa  là  gì? Câu  này  chỉ  là  một  lời  nói  nhắc nhở  chúng  ta  tu  tập  có  trí tuệ  thì phải  thành tựu  trí tuệ  về  sống  chết  tức  là  trí tuệ  Lậu  Tận Minh, chứ  không  phải  có  trí tuệ  nhớ  lại  nhiều đời nhiều kiếp mà thôi. Muốn thành tựu trí tuệ về  sự  sống  chết  thì phải  dùng  năng  lực  Trạch Pháp  Giác  Chi  mà  dẫn  trí tuệ  về  sanh  tử,  về Bát Thánh Đạo, về nhân quả. Khi thành tựu trí tuệ  về  sanh  tử  xong  thì tiếp  tục  dùng  Trạch Pháp Giác Chi dẫn trí tuệ nhập vào Thánh thể (Niết Bàn) để hoàn toàn đoạn tận khổ đau.
Trên đây là phương pháp tu tập để thực hiện trí tuệ Tam Minh. Và đây là phương pháp cuối  cùng  trong  bảy  pháp  tu  tập  trong  Đạo Phật. Cho nên đức  Phật kết luận bài pháp này

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


bằng   câu:   “Này   Mahanama,  như  vậy,   vị
Thánh đệ tử thành tựu bảy diệu pháp”.

Tóm lại, bảy pháp  trên đây, nếu  chúng ta biết cách tu tập cho đúng, thì con đường giải thoát của Phật giáo không còn bí ẩn và không còn khó khăn nữa. Phải không hỡi các bạn?





HẠNH ĐỨC VÀ TRÍ  ĐỨC


LỜI PHẬT DẠY

HẠNH ĐỨC

“Này Mahanama!

1-  Vị Thánh đệ   tử  nào  thành tựu giới hạnh, như vậy thuộc về Hạnh Đức của vị ấy.
2-  Vị Thánh đệ   tử  nào   hộ  trì các căn, như vậy thuộc về Hạnh Đức của vị ấy.

3-  Vị Thánh đệ   tử  nào  có  tiết  độ trong  ăn  uống,  như  vậy  thuộc  về  Hạnh Đức của vị ấy.
4- Vị Thánh đệ tử nào chú tâm cảnh giác,  như  vậy thuộc về Hạnh Đức của  vị
ấy.

5-  Vị Thánh đệ  tử  nào  đầy  đủ  bảy diệu pháp, như vậy thuộc về Hạnh Dức của vị ấy.

6- Vị Thánh đệ  tử  nào  hiện tại  lạc trú  bốn  thiền, thuộc  tăng  thượng  tâm, chứng  đắc  không khó  khăn,  chứng  đắc không mệt  nhọc,  chứng đắc  không phí



sức,  như  vậy  thuộc  về  Hạnh  Đức  của  vị
ấy.

TRÍ ĐỨC

7- Vị Thánh đệ  tử  nào  nhớ  đến  các đời  sống  quá  khứ  sai  biệt,  như  một đời, hai  đời... cùng với các nét đại cương và các  chi  tiết,  như  vậy  thuộc  về  Trí Đức của vị ấy.
8-  Vị  Thánh  đệ   tử   nào   với   thiên nhãn  thuần  tịnh,  siêu  nhân,  thấy sự sống  chết  của  chúng  sanh.  Vị ấy  biết  rõ rằng chúng  sanh  người  hạ liệt  kẻ   cao sang,  người  đẹp đẽ   kẻ   thô  xấu,  người may  mắn kẻ   bất  hạnh...  đều  do  hạnh nghiệp của  chúng,  như  vậy  thuộc  về  Trí Đức của vị ấy.
9- Vị Thánh đệ  tử  nào  với  sự  đoạn tận  các  lậu  hoặc,  tự  mình ngay  trong hiện tại  với  thắng trí chứng ngộ,  chứng đạt và an trú ngay  trong  hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy thuộc về Trí Đức của vị ấy.  Như  vậy này Mahanama, vị  Thánh đệ  tử  được gọi là Minh cụ  túc,  Hạnh  cụ  túc,  Minh Hạnh
Cụ Túc”.

(Kinh Trung  Bộ, tập 2, trang 47, 48)



CHÚ GIẢI:
Lúc  bấy  giờ  đức  Phật  chia  pháp  môn của mình  ra làm hai phần:
- Phần thứ nhất là Hạnh Đức.

- Phần thứ hai  là Trí Đức.

Vậy Hạnh Đức nghĩa là gì? Hạnh Đức là những hành động thân, miệng không làm khổ mình,  khổ người, gồm có những pháp sau đây:

HẠNH ĐỨC

1-  Giới  hạnh: Người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ nào tìm về tu viện Chơn Như tu tập và giữ gìn giới  hạnh  nghiêm  chỉnh,  không  hề  vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Đó là vị ấy đã thể hiện Hạnh Đức  của  mình,  như lời  đức  Phật  đã  dạy: “Vị  Thánh  đệ  tử  nào  thành  tựu  giới  hạnh, như vậy  thuộc  về  Hạnh   Đức  của  vị  ấy”. Như vậy giới luật là  “Hạnh  Đức”  của người tu sĩ  và  người  cư sĩ.  Xin  các  bạn  nên  ghi  nhớ: Người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ  nào  phạm  giới,  phá giới là những người không có Hạnh Đức.
2-  Hộ trì các căn: Người tu sĩ và người cư sĩ  nào  tìm về  tu  viện  Chơn Như  tu  tập  và  biết hộ  trì các  căn:  mắt,  tai, mũi,  miệng,  thân,  ý,



làm  cho  nó  không  dính   mắc  sáu  trần:  sắc, thanh,  hương, vị,  xúc,  pháp  tức  là  sống  độc  cư trọn  vẹn, không  hề  phá  hạnh  độc  cư thì người ấy  đang thể  hiện  Hạnh Đức  của  mình  như  đức Phật đã dạy: “Vị Thánh đệ tử nào hộ trì các căn,  như  vậy  thuộc  về  Hạnh  Đức  của  vị ấy”.  Ở   đây,  phần  đông  tu  sĩ  và  cư sĩ  về  Chơn Như  tu  tập,  đều  phá  hạnh  độc  cư, thích  đi  nói chuyện.  Cho  nên,  những  người  tu  sĩ  và  cư sĩ này  không  có  hạnh  đức,  vì  thế  họ  tu  hành chẳng tới đâu, chỉ tu hành cho có hình  thức.
3- Tiết độ trong  ăn uống: Người tu sĩ và nguời cư sĩ nào đã tìm về tu viện Chơn Như tu tập mà biết tiết độ trong ăn uống, có nghĩa là không  ăn  uống  phi  thời,  chỉ  ăn  ngày  một  bữa. Đó là người đang thể hiện Hạnh Đức của mình như đức Phật đã dạy: “Vị Thánh đệ tử nào có tiết  độ  trong   ăn  uống,  như  vậy  thuộc  về Hạnh  Đức  của  vị  ấy”.  Ăn  ngày  một  bữa  tuy vậy cũng không phải dễ các bạn ạ! Cho nên, họ vừa  ra khỏi  cổng  chùa  là  đã  ăn  uống  phi  thời. Cho nên, Hạnh Đức về ăn uống không phải dễ, đối   với  những  người  còn  mang  đầy  ắp  thân kiến, sợ thân bệnh, sợ thân chết, v.v.. Xin các bạn  lưu  ý:  Muốn  tìm sự  tu  tập  để   được giải thoát  thì ăn  uống  là  Hạnh Đức  rất  cần  thiết



cho các bạn. Các bạn ăn uống phi  thời thì công phu tu tập của các bạn chỉ hoài công vô ích.
4- Chú tâm cảnh giác: Người tu sĩ và cư sĩ nào biết chú tâm cảnh giác từng tâm niệm, từng  đối  tượng  của  mình  để  ngăn  và  diệt  các pháp ác, đó là người đang thể hiện Hạnh Đức của mình  như đức  Phật đã  dạy: “Vị  Thánh  đệ tử  nào  chú  tâm  cảnh  giác,  như  vậy  thuộc về Hạnh Đức của vị ấy”.
Thưa các bạn! Chú tâm cảnh giác là một pháp  môn  tuyệt  vời,  nhưng  các  bạn có  biết  nó là pháp môn gì không? Đó là Định Vô Lậu trên Tứ Niệm Xứ. Định Vô Lậu trên Tứ Niệm Xứ là Hạnh Đức của vị tu sĩ và của vị cư sĩ, vì vậy nó là  một  Hạnh Đức  rất  quan  trọng  trong  sự  tu tập đi đến cứu cánh hoàn toàn.
5-  Đầy đủ bảy diệu pháp: Người tu sĩ và cư sĩ  nào  đã  tu  tập  đầy  đủ  bảy  diệu pháp,  như bảy diệu pháp mà chúng tôi đã  giảng ở  một bài trước, trong tập sách này  (xin  các bạn vui lòng đọc lại),  thì người  ấy  đang thể  hiện  Hạnh Đức của mình  như đức  Phật đã  dạy: “Vị  Thánh  đệ tử  nào   đầy  đủ   bảy  diệu  pháp,  như   vậy thuộc   về   Hạnh   Đức  của   vị   ấy”.   Bảy  diệu pháp là bảy phương pháp tu tập để thực hiện Hạnh Đức của  một  tu sĩ  và  của  một  cư sĩ  Phật



giáo  xứng  đáng  là  đệ  tử  của  đức  Phật.  Xin  các lưu ý cho.
6-  Hiện  tại  lạc  trú  Bốn thiền: Người  tu sĩ  và  người  cư sĩ  nào  đã  tu  tập  đầy  đủ  thiện pháp thì nhập Hiện Tại Lạc Trú Bốn Thiền không  có  khó  khăn  và  mệt  nhọc,  là  người  ấy đang thể hiện “Hạnh  Đức”  của mình,  như đức Phật  đã  dạy: “Vị  Thánh  đệ  tử  nào hiện  tại lạc  trú  bốn  thiền, thuộc  tăng  thượng tâm, chứng đắc  không khó   khăn,   chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí  sức, như vậy  thuộc  về  Hạnh   Đức  của  vị  ấy”. Hiện tại  lạc  trú  Bốn  Thiền là  phương pháp  tu tập để thực hiện Hạnh Đức của người tu sĩ và của người cư sĩ Phật giáo. Nhờ có hạnh đức này mới  xứng  đáng  là  đệ  tử  của  đức  Phật.  Xin  các lưu ý cho.

TRÍ ĐỨC

Vậy Trí  Đức nghĩa là gì? Trí  Đức là những hành  động  tâm  ý  thức  không  làm  khổ  mình, khổ người, gồm có những pháp sau đây:
7- Nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như một đời, hai  đời và nhiều đời... Người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ  nào  thể  hiện  được tâm  thức  (thức  uẩn)  nhớ  đến  nhiều  đời,  nhiều



kiếp của mình  trong quá khứ, là người ấy đang thể  hiện  “Trí  Hạnh2”   Túc   Mạng  Minh  của mình,  như đức  Phật  đã  dạy: “Vị  Thánh  đệ  tử nào nhớ đến các đời sống quá khứ sai biệt, như  một  đời,  hai đời  ...  cùng  với  các  nét đại cương và các chi tiết, như  vậy thuộc về Trí Đức  của  vị  ấy”. Ở  đây, chúng ta cần phải phân biệt cho rõ ràng. Trong  thân chúng  ta có ba thức để hiểu biết, suy tư và ghi nhớ nghĩ:
1.    Ý   thức  thuộc  về  sắc  uẩn,  có  sự  ghi nhớ, nhớ lại, suy tư và hiểu biết, nhưng bị hạn cuộc trong không gian và thời gian.
2.    Tưởng thức thuộc về tưởng uẩn có sự tưởng  nghĩ,  ghi  nhớ,  nhớ  lại  không  bị  không gian  và  thời  gian  hạn  cuộc,  nhưng  không  được vô tận.
3.    Tâm thức thuộc về thức uẩn có sự ghi nhớ,  nhớ  lại  vô  cùng  tận  không  bị  không  gian
và thời gian hạn cuộc. Trí  Đức thứ nhất là Túc



2  -Trí Hạnh là  hành  động  của  Trí Đức,  nên ở   đây là  chỉ cho hành  động  Túc  Mạng Minh, chứ  không  phải là  Tam Minh,  nhưng  phải  hiểu  Trí Hạnh  là  một  hành  động trong Trí Đức, không thể gọi Trí Đức là Túc Mạng Minh được, mà  phải  gọi  Trí Đức  là  Tam  minh  thì  mới  đúng nghĩa.



Mạng  Minh do tâm  thức  ghi  nhớ  lại  nhiều  đời nhiều kiếp của mình.
Người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ  nào  thể  hiện thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người  hạ  liệt,  kẻ  cao sang, người  đẹp  đẽ, kẻ  thô xấu, người may mắn, kẻ  bất hạnh... đều do hạnh  nghiệp  của  chúng,  là  người  ấy  đang thể hiện “Trí Hạnh” Thiên Nhãn Minh của mình.  Như đức Phật đã  dạy: “Vị  Thánh  đệ tử nào với  thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự  sống  chết  của  chúng  sanh.  Vị ấy biết  rõ  rằng chúng  sanh  người  hạ liệt  kẻ cao sang,  người  đẹp đẽ  kẻ  thô   xấu,  người may   mắn kẻ    bất   hạnh...   đều   do   hạnh nghiệp của  chúng,  như  vậy  thuộc  về  Trí Đức của vị ấy”.
Người tu sĩ và người cư sĩ nào thể hiện với sự  đoạn tận  các  lậu  hoặc,  tự  mình  ngay  trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ,  chứng đạt  và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát là người ấy đang thể hiện “Trí Hạnh” Lậu Tận Minh của  mình.  Như  Đức  đã  dạy:  “Vị  Thánh đệ tử nào với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình  ngay   trong  hiện tại  với  thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm



giải thoát, tuệ giải thoát như  vậy thuộc về
Trí Đức của vị ấy”.

Tóm  lại,  đoạn  kinh này  đức  Phật  đã  xác định cho chúng  ta  thấy  rằng  Phật  giáo  chỉ  là một con đường  đạo  đức dạy làm Người, làm Thánh chứ không có gì là thiền định huyền bí, cao siêu,  vi diệu,  thần  thông,  pháp  thuật  siêu việt như mọi người nghĩ tưởng. Đạo Phật cũng không chấp nhận và cũng không nương tựa vào Thần, Thánh, Tiên, Phật hoặc Bồ Tát, tà ma, quỷ  quái  để  cầu  cạnh,  van xin,  cúng  bái,  tế  lễ, v.v..  mà  chỉ  là  những  Đức  Hạnh,  Trí  Hạnh sống  hằng  ngày  của  mỗi  con người,  ai  cũng  có thể  tu  tập  được,  rất  thực  tế  và  cụ  thể.  Những Đức  Hạnh,  Trí  Hạnh  ấy  giúp  cho loài  người  có một đời sống an vui và  hạnh phúc. Những Đức Hạnh  và  Trí   Hạnh  đó   được gọi  bằng  những danh  từ  rất  tuyệt  hảo:  “Minh Cụ Túc,  Hạnh Cụ Túc, Minh Hạnh Cụ Túc”.
Để  kết  thúc  đoạn kinh này,  đức  Phật  đã chỉ thẳng giáo pháp của Ngài là nền đạo đức bằng trí tuệ của loài người: “Như vậy này Mahanama,  vị  Thánh đệ   tử  được  gọi là Minh Cụ  Túc,  Hạnh  Cụ  Túc,  Minh Hạnh
Cụ Túc”.




KINH BÁT THÀNH


LỜI PHẬT DẠY

“Bạch Tôn Giả Ananda, có pháp độc nhất gì do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả,  bậc  A  La  Hán,  Chánh Đẳng  Giác tuyên bố, nếu có Tỳ Kheo  nào không phóng dật,   nhiệt   tâm   tinh  cần   sống hành trì pháp  ấy,  thời  tâm  chưa   giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu  hoặc  chưa   được  đoạn  trừ,  đi   đến đoạn  trừ, hay  pháp  an  ổn khỏi   các  ách phược, chưa  được chứng đạt được chứng
đạt?”.



CHÚ GIẢI:

Đoạn  kinh trên  đây  do gia chủ  Dasama hỏi  Tôn  Giả  Ananda  có  một  pháp  gì độc  nhất của đức Phật được tu tập để  đi đến kết quả giải thoát hoàn toàn chấm dứt tái sinh luân hồi không?



Như các bạn đã  biết, pháp của Phật có rất nhiều, có  đến ba mươi bảy pháp  môn tu  tập  từ thấp  đến  cao. Thế  mà,  gia  chủ  Dasama lại  hỏi có một  pháp  độc  nhất  nào chỉ  tu tập  pháp  này sẽ đi đến cứu cánh, thì biết trả lời làm sao các bạn nhỉ? Nhưng  ông  Ananda  đã  thay  đức  Phật trả  lời  câu  hỏi  này:  “Không  phải  chỉ có  một pháp độc nhất mà có đến cả tám pháp độc nhất, pháp nào cũng tu tập đi  đến kết quả giải  thoát  rốt ráo”.  Cho  nên,  bài  kinh này được lấy  tên  là  Kinh Bát  Thành  trong  Trung Bộ Kinh, tập II, trang 30.
Nhưng  kinh Bát  Thành  này  đã  bị  người sau thêm  vào  Bốn  Định Vô  Sắc.  Bốn  Định Vô Sắc là bốn loại định tưởng. Bốn loại định tưởng thì không thể nào tu tập đi đến rốt ráo được, vì chính  đức  Phật  đã   nhập  các  loại  định tưởng này  còn  phải  bỏ  mà  trở  về  tu  tập  Bốn  Định Hữu Sắc mới thấy được sự giải thoát làm chủ sanh, tử chấm dứt luân hồi.
Bốn loại định vô sắc này được cộng chung lại với tám pháp đầu tiên là 12 pháp, như vậy bài  kinh này  đúng  ra phải  có  tên  là  “Thập Nhị   Thành”   chứ   đâu   gọi   là   “Bát   Thành” được. Đó là cái sai thứ nhất trong bài kinh này, do các vị Tổ Sư kết tập kinh.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Cái sai thứ hai là đoạn kết của bài kinh này: “Bạch Tôn Giả Ananda, như người tìm một  kho  tàng  cất  dấu,  trong  lúc  tìm được
11 kho tàng cất dấu. Cũng vậy bạch Tôn Giả, như  ngôi nhà người ta  có đến 11 cửa, khi  ngôi nhà bị cháy, thì  chỉ do một cửa người ta  cũng có thể thoát ra  một cách an toàn. Cũng vậy, bạch Tôn Giả, chỉ với một cửa bất tử trong  11 cửa bất tử này,  con có thể đạt được sự an toàn cho con”.
Tựa kinh đề  là  “Bát  Thành”  mà  kết luận là “Thập  Nhất  Thành”,  còn trong bài kinh này thì nêu ra 12 pháp tu tập. Kinh viết như vậy có nhất  quán  không?  Các  bạn  nghĩ  sao về  những việc  làm  của  các  bậc  tôn  túc  ngày  xưa? Họ có thấy  khi kết  tập  kinh sách  Phật  là  một  trách nhiệm với Đạo Phật và con người đời  sau không?
Trong  một  bài  kinh Nguyên  Thủy  mà  còn thêm bớt, làm sai lệch như thế này thì cả tạng kinh Nguyên  Thủy  hiện  có  hẳn  phải  còn  sai biết bao nhiêu lần trong ấy. Như thế, kinh sách Đại  Thừa  là  kinh phát  triển  làm  sao chúng  ta tin được. Phải không hỡi các bạn? Cho nên, đức Phật bảo: “Đừng có tin kinh tạng...”. Vậy mà các bạn cứ gặp bài kinh nào nói Phật thuyết là



các  bạn  tin ngay,  tin một  cách  mù  quáng,  mê mờ,   bị   lừa   đảo   mà   không   biết.   Thật   đáng thương cho các bạn.
Qua kinh nghiệm tu hành, chúng tôi xét thấy  trong  bài  kinh này  có  nêu  ra tám  pháp môn độc nhất tu tập đi đến cứu cánh hoàn toàn là  đúng lời dạy  của  đức  Phật.  Tám  pháp  này gồm có:





THỨ NHẤT: SƠ THIỀN LÀ PHÁP
ĐỘC NHẤT TRONG KINH  BÁT THÀNH


 S Ơ  THI Ề N

“Sơ   Thiền  này là  pháp  hữu  vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi,  do suy tư  tác  thành, thời  sự  vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững  trú  ở    đây  đoạn  trừ được  các  lậu hoặc.  Và  nếu  các  lậu  hoặc  chưa   được đoạn  trừ, do  tham   luyến  pháp  này,  do hoan  hỷ  pháp  này,  vị  ấy  đoạn  trừ được năm hạ phần  kiết  sử,  được   hóa sanh, nhập  Niết  Bàn  tại  cảnh  giới  ấy,  khỏi phải  trở  lui đời  này.  Này  Gia chủ  như vậy  là  pháp  độc  nhất, do Thế  Tôn,  bậc Trí Giả, Kiến Giả, bậc A La  Hán, Chánh
Đẳng Giác tuyên bố ...”.


CHÚ GIẢI:



Đây  là  pháp  độc   nhất  thứ  nhất  trong
tám  pháp,  các  bạn  nên  lưu  ý  đó  là  Sơ Thiền. Cho nên, chỉ cần nhắm vào Thiền thứ nhất mà tu tập để  tâm bạn hoàn toàn ly dục ly ác pháp. Các  bạn  không  cần  phải  thay  đổi  pháp  môn nào  khác,  vì  nó  là  pháp  độc  nhất  đi  đến  cứu cánh. Nhớ lại năm xưa, chúng tôi cũng từ pháp môn  này  mà  đi  đến  rốt  ráo.  Vì  lúc  bấy  giờ, chúng  tôi  không  được  ai  hướng  dẫn,  nên  chỉ biết như lý tác ý ly dục ly ác pháp và cuối cùng, chúng tôi viên mãn  công đức  tu hành với pháp độc nhất Sơ Thiền này.




THỨ HAI: NHỊ THIỀN LÀ PHÁP
ĐỘC NHẤT TRONG KINH  BÁT THÀNH


NHỊ  THIỀ N

“Thiền  thứ hai này là  pháp  hữu vi, do suy tư  tác  thành. Phàm  sự  vật  gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật  ấy  là  vô  thường chịu sự  đoạn  diệt”. Vị ấy  vững  trú  ở  đây  đoạn  trừ được  các lậu   hoặc.   Và   nếu   các   lậu   hoặc   chưa được đoạn trừ, do tham  luyến pháp này, do  hoan   hỷ  pháp  này,  vị  ấy  đoạn  trừ được  năm hạ  phần  kiết  sử,  được   hóa sanh, nhập Niết Bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui  đời này.
Này Gia chủ như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, Bậc  A La  Hán,  Chánh  Đẳng  Giác  tuyên
bố ...”.


CHÚ GIẢI:



Khi  Sơ Thiền  đã  nhập  được  thì Nhị

Thiền  không  còn  có  khó  khăn  nữa.  Ở   đây, chúng  ta  phải  hiểu  pháp  môn  Nhị  Thiền  mà đức Phật gọi là pháp môn độc nhất. Độc nhất ở đây  không  có  nghĩa  là  duy nhất  có  một  pháp này tu từ đầu đến cuối mà thành tựu đạo giải thoát. Nếu giới luật  chưa nghiêm chỉnh thì các bạn phải biết mình  còn phải tu bao nhiêu pháp nữa  thì giới  luật  mới  được  nghiêm  chỉnh.  Khi giới  luật  được nghiêm  chỉnh,  lúc  bấy  giờ  các bạn mới ôm một pháp độc nhất này. Cho nên, độc   nhất  ở    đây  là  một  trạng  thái  thân  tâm thanh  tịnh  trong  giới  luật.  Các  bạn  có  hiểu chưa? Vì  tâm  có  nghiêm  chỉnh  trong  giới  luật thì pháp Như Lý Tác Ý mới có hiệu quả.




THỨ BA: TAM THIỀN LÀ PHÁP
ĐỘC NHẤT TRONG KINH  BÁT THÀNH


TAM THIỀ  N

“Tam Thiền  này là  pháp  hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi,  do suy tư  tác  thành, thời  sự  vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững  trú  ở    đây  đoạn  trừ được  các  lậu hoặc.  Và  nếu  các  lậu  hoặc  chưa   được đoạn  trừ, do  tham   luyến  pháp  này,  do hoan  hỷ  pháp  này,  vị  ấy  đoạn  trừ được năm hạ phần  kiết  sử,  được   hóa sanh, nhập  Niết  Bàn  tại  cảnh  giới  ấy,  khỏi phải trở lui  đời này.
Này Gia chủ như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, Bậc  A La  Hán,  Chánh  Đẳng  Giác  tuyên
bố ...”.


CHÚ GIẢI:



Ở đây, các bạn nên lưu ý đoạn kinh này:
“Vị  ấy  vững  trú  ở   đây  đoạn  trừ được  các lậu  hoặc”. Vững trú có nghĩa là giữ gìn tâm ở trong trạng thái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền,  v.v..  Bất  cứ  các  bạn  ở    một  trong  tám trạng  thái  này,  tiếp  tục  đoạn trừ  các  lậu  hoặc, nếu đoạn trừ xong thì các bạn liền chứng quả A La Hán, chứ không phải còn tu tập pháp môn nào nữa.




THỨ TƯ: TỨ THIỀN LÀ PHÁP
ĐỘC NHẤT TRONG KINH  BÁT THÀNH


TỨ   THIỀ N

“Tứ Thiền này  là  pháp  hữu  vi,  do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi,  do suy tư  tác  thành, thời  sự  vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững  trú  ở    đây  đoạn  trừ được  các  lậu hoặc.  Và  nếu  các  lậu  hoặc  chưa   được đoạn  trừ, do  tham   luyến  pháp  này,  do hoan  hỷ  pháp  này,  vị  ấy  đoạn  trừ được năm hạ phần  kiết  sử,  được   hóa sanh, nhập  Niết  Bàn  tại  cảnh  giới  ấy,  khỏi phải trở lui  đời này.
Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, Bậc  A La  Hán,  Chánh  Đẳng  Giác  tuyên
bố ...”.


CHÚ GIẢI:



Ở  đây,  các  bạn  nên  lưu  ý  ở    đoạn kinh
này: “Và  nếu  các  lậu  hoặc  chưa được đoạn trừ, do tham  luyến  pháp  này,  do hoan  hỷ pháp  này”. Do tham  luyến  và  hoan hỷ  trạng thái pháp này nên lậu hoặc chưa đoạn trừ được. Trong trạng thái Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, v.v.. đều có trạng thái hỷ lạc, khinh an  khiến  cho hành  giả  thích  thú  quên ăn,  quên  ngủ,  quên  tất  cả.  Do  tâm  còn  ham thích  nên  lậu  hoặc  diệt không  sạch  mặc  dù trạng  thái  khinh  an,  hỷ  lạc  đó   do ly  dục  và định sanh. Pháp ly dục và định là pháp hữu vi nên  các  pháp  đó  đều   vô  thường  chịu  sự  đoạn diệt. Các bạn hãy đọc lại đoạn kinh này thì rõ: “Tứ Thiền  này là  pháp  hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do  suy tư  tác  thành, thời  sự  vật  ấy  là  vô thường chịu  sự đoạn  diệt”.
Cho  nên,  các  bạn  còn  ham  thích  trạng thái của pháp  ấy nên lậu hoặc không thể đoạn trừ được. Chính thích thú trạng thái ấy là lậu hoặc.  Khi gặp  bất  cứ  một  trạng  thái  nào  dù đúng  hay  sai  các  bạn  cũng  nên  xả  bỏ  thì lậu hoặc mới đoạn trừ tận gốc.





THỨ NĂM: TỪ TÂM LÀ PHÁP
ĐỘC NHẤT TRONG KINH  BÁT THÀNH


TỪ   TÂM

“Từ tâm  này là  pháp  hữu vi, do suy tư  tác  thành. Phàm  sự  vật  gì là  pháp hữu vi,  do suy tư  tác  thành, thời  sự  vật ấy là vô thường chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy vững  trú  ở    đây  đoạn  trừ được  các  lậu hoặc.  Và  nếu  các  lậu  hoặc  chưa   được đoạn  trừ, do  tham   luyến  pháp  này,  do hoan  hỷ  pháp  này,  vị  ấy  đoạn  trừ được năm hạ phần  kiết  sử,  được   hóa sanh, nhập  Niết  Bàn  tại  cảnh  giới  ấy,  khỏi phải trở lui  đời này.
Này Gia chủ như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Trí Giả, Kiến Giả, bậc  A La  Hán,  Chánh  Đẳng  Giác  tuyên
bố ...”.


CHÚ GIẢI:



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!